Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đấu tranh vì quyền tự do tôn giáo

Saturday, September 3, 2016 // , ,
Theo SBTN 
Ngày 11/8, một đoàn khoảng 40 người từ miền Tây và Sài Gòn cùng đến trại giam An Phước tại tỉnh Bình Dương để đón ông Nguyễn Văn Minh ra tù, sau 2 năm 6 tháng tù giam trong vụ án kỳ lạ là ba người đi trên hai xe gắn máy, và nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Đồng Tháp đã bắt giam với lý do hai xe máy này đã chạy giăng… hàng ba trên đường khiến trật tự đường sá bị gây rối. Vụ án khởi phát từ chuyện ông Nguyễn Bắc Truyển bị hàng trăm công an tỉnh Đồng Tháp xông vào nhà bắt và áp giải ông về Sài Gòn để cản trở tiệc cưới của ông với bà Bùi Thị Kim Phượng. Nhận được tin, vào ngày 11-2-2014, có 21 người bao gồm tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cùng một số nhà hoạt động nhân quyền tổ chức đến thăm gia đình ông Truyển tại Đồng Tháp. Trên đường đi thì bị nhà cầm quyền dàn dựng vụ án hai xe chạy ba hàng để bắt 3 người trong nhóm với lý do gây rối trật tự nơi công cộng…

Việc đề cử giải nhân quyền cho TS Nguyễn Quang A là chính xác

Theo SBTN Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người hoạt động dân chủ, nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam vừa được đề cử giải thưởng nhân quyền hoa Tulip của chính phủ Hà Lan, cùng với 3 tổ chức, và 6 cá nhân của các nước khác. Các trang blog thân chính phủ cũng được dịp chỉ trích, gọi TS Nguyễn Quang A là kẻ chống đối chính quyền, và giải thưởng của Hà Lan là một hình thức tạo dựng lực lượng chống đối để tiến hành cách mạng màu.

Tập Cận Bình: Cần gì phải đánh chúng nó!

Vũ Đông Hà
Theo DLB



Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng. 
 
Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mã đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.

Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.

Vũ khí nào nguy hiểm và hiệu quả bằng hàng ngàn tấn thải hóa chất độc hại của chúng ta đang ngự trị trên đất liền, đang chực sẵn ngoài biển Đông mà chúng bỏ trống, đã đang và sẽ giết dần giết mòn hệ sinh thái và nhân dân của chúng.
Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nỗ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ, một "sự cố cúp điện" là biển Đông, sông hồ của chúng sẽ cá chết hàng loạt bởi cyanide, phenol, mercury và nhiều thứ hóa chất pha trộn thêm bởi các nhà khoa học chuyên môn về vũ khí hóa học giết người hàng loạt của chúng ta.

Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam. 

Tại sao chúng ta phải đánh!?

Cần gì phải đánh khi cả vùng biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng hôm qua đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm và hôm nay đã phải neo thuyền, bỏ biển vì chiến công Formosa của chúng ta; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước. 

Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta thì chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường, vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung. 

Đó là đối với chúng ta. 

Còn đối với dân của chúng:

Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!

Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta? 

Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta. 

Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta. 

Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.

Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.

Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một vùng tự trị trong Đại hán vĩ đại của chúng ta. 

Tôi vừa có một giấc mơ lành

Bùi Tín
Theo VOA

Thủ đô Hà Nội (Ảnh năm 2010).
Thủ đô Hà Nội (Ảnh năm 2010).
Những ngày mùa thu tháng Tám, tôi hay băn khoăn suy nghĩ đến đất nước ta sao mà gian nan, lắm vấn nạn đến thế. Rất lo buồn là chưa thấy rõ lối ra cho các cuộc khủng hoảng đan chồng lên nhau. Khủng hoảng kinh tế tài chính – nợ khủng, ngân sách mờ ám, khủng hoảng Biển Đông, khủng hoảng bô-xít, khủng hoảng Formosa-Plastics Hà Tĩnh, khủng hoảng tàn sát Yên Bái, khủng hoảng giáo dục lạc hậu, khủng hoảng y tế (bốn bệnh nhân nằm chung một giường…), khủng hoảng đạo đức (ẩu đả, cướp bóc, bắn giết nhau hằng ngày…).

Khủng hoảng bao trùm, cao nhất, then chốt nhất, là nguyên nhân của mọi khủng hoảng, là vấn đề mô hình chính trị, mô hình chế độ, là chế độ độc đảng lạc lõng tệ hại với luật rừng giữa thế giới dân chủ văn minh. Tháo gỡ thế nào, tháo gỡ ra sao đang là vấn đề đặt ra cho mọi người VN yêu nước thương dân, có ý thức trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, lo lắng đến tiền đồ các thế hệ mai sau. Từ niềm lo lắng ấy, băn khoăn khó ngủ, đêm qua bỗng hiện lên một giấc mơ lành. Tỉnh dậy tôi không thể ngủ thêm vì thấy giấc mơ đẹp quá, như “giấc mộng kê vàng” được nghe kể từ thuở nhỏ. Và tôi vội tỉnh dậy gõ phím để sớm chia sẻ với bè bạn bốn phương.

Tôi mơ thấy điều này.

Có tiếng thôi thúc bên tai. Rằng: "Vấn đề then chốt lúc này của phong trào dân chủ cứu nước cứu dân là tổ chức, tổ chức và tổ chức." Không có vấn đề nào quan trọng cấp bách hơn. Tình hình đã chín muồi cho việc hình thành, xây dựng một tổ chức chính trị, một đảng chính trị, hay một tập hợp chính trị bao gồm những công dân thức tỉnh, dấn thân, phấn đấu hết mình cho một mô hình chính trị dân chủ - đa nguyên, công khai, minh bạch, trong sạch, một tổ chức hợp hiến pháp và luật pháp, làm thế lực chính trị tranh đua, thi đua ôn hòa bình đẳng với đảng Cộng sản đang cầm quyền sau một cuộc cướp quyền dài 71 năm, không thông qua một cuộc tổng tuyển cử đúng nghĩa, không qua một cuộc tranh cử công bằng qua lá phiếu hoàn toàn tự do của toàn thể công dân trong cả nước.

Tôi mơ thấy tên gọi của tổ chức ấy là "Đảng Công dân VN", hay "Tập hợp Công dân VN", sẽ được dựng lên từ nay đến cuối năm là thời gian chuẩn bị, vận động để chính thức hình thành tổ chức vào đầu năm tới. Trong thời gian vận động sẽ xây dựng dự thảo cương lĩnh của tổ chức, dự thảo điều lệ của tổ chức, có thể hình thành ban lãnh đạo lâm thời, cơ quan báo chí chính thức, cơ quan truyền thông chính thức, mạng thông tin của tổ chức, và có thể một ban cố vấn và một ban hỗ trợ nữa nếu cần.

Trong giấc mơ tôi sung sướng nhận thấy sự có mặt, hưởng ứng tham gia của đông đảo công dân lương thiện, đông đảo trí thức dấn thân, đông đảo giáo sư, nhà báo, văn nghệ sỹ có tâm huyết và có tầm trí tuệ tư duy trong sáng, các nhà kỹ thuật, kinh doanh có lòng với dân với nước, vô vàn dân oan trong cả nước, hàng trăm nhà luật học và luật sư có công tâm yêu công lý, các linh mục, giáo sỹ thuộc mọi tôn giáo có thiện tâm, đông đảo phụ nữ và tuổi trẻ đầy nhiệt huyết.

Tôi đã nghĩ và nhớ ngay đến hàng trăm tên tuổi của các vị trên, mà tôi đã ghi nhớ trong tiềm thức, những người lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự như Văn đoàn Độc lập, Hội các nhà Báo Độc lập, Hội bầu bí tương thân, Hội các tù nhân lương tâm, Hội các bloggers Dân chủ, các mạng thông tin Bô-xít, Dân làm báo, Dân luận, Ba Sàm, Tễu, các nhà lãnh đạo đánh kính của các tôn giáo... Kể tên ra phải kín vài trang báo.

Ưu ái đặc biệt đối với các phụ nữ ưu tú dấn thân, tôi nhớ ngay đến các tên tuổi thân quen như những Phạm Thanh Nghiên, Hoàng Thụy My, Trịnh Kim Tiến, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Công Nhân, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thúy Hường, Trang Hạ, Nancy Nguyên, Đặng Bích Phượng, Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Kim Chi, Nguyễn Nguyên Bình... và còn bao nhiêu phụ nữ dấn thân khác nữa.

Tôi nhận ra nét rất đẹp là trong tổ chức chính trị trẻ trung về tư duy ấy, bên cạnh các anh chị em ngoài đảng CS là các đảng viên Cộng sản - cả những người hiện còn là đảng viên hay đã tự nguyện ra đảng, có cả các đảng viên cấp cao là tướng lĩnh, từng là ủy viên Trung ương, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng… cùng nô nức tham gia như thời còn trẻ, chung một tư duy chính trị mới.

Tôi thiết tha mong có một nhóm trí thức nhân sỹ trong nước tự nguyện đứng ra làm thành hạt nhân trung tâm của tổ chức mới này. Tôi được lương tâm mách bảo đây là việc cần làm nhất, không thể chậm trễ, là hành động đẹp nhất, cũng là mơ ước mong mỏi của hàng triệu con người yêu quý đất nước, dân tộc, nhân dân.

Các bạn già trẻ gái trai yêu quý, các bạn có chung một giấc mơ lành với tôi không? Xin các bạn lên tiếng.

Đứng riêng một mình mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát đơn độc để bị người ta dẫm lên. Vào tổ chức, sức ta được nhân lên vô tận, như một đòn bẩy khổng lồ có thể kích được quả đất lên và tất cả sẽ tạo nên vầng sao sáng rực dân chủ và tự do trên bầu trời xanh trong của nước VN mới thân yêu.

Các bạn thấy không, Ba Lan Cộng sản đã đổi đời nhờ có tổ chức Công đoàn Đoàn kết; Tiệp Khắc Cộng sản đổi đời nhờ có tổ chức Hiến chương 77; Miến Điện đổi đời nhờ có Liên minh Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi; Đài Loan chuyển biến nhờ có Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà Thái Anh Văn.

Rất mong bài báo về giấc mơ lành của tôi này sẽ là viên đá nhỏ góp chút sức tàn của một nhà báo tự do đã hơn 91 tuổi vào lộ trình giành tự do dân chủ cho Quê hương VN yêu quý vô cùng.

Sự phát triển của ẩm thực Mỹ gốc Á

Theo VOA

Trong phần lớn thế kỷ 20, đối với một số người Mỹ, món ăn châu Á đồng nghĩa với các món xào thập cẩm, món mỳ xào hoặc các món kiểu Trung Quốc. Nhưng giờ, người Mỹ có thể chọn lựa các món ăn trong các nhà hàng chuyên phục vụ món của Nhật, Thái, Hàn Quốc, Ấn Độ, Myanmar, và các nước châu Á khác. Trong bộ phim tài liệu Off the Menu, nhà làm phim Grace Lee đã ra khỏi lối mòn để khám phá xem món ăn phản ánh sự chuyển đổi của cộng đồng Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương như thế nào.

Off the Menu ghi lại vai trò của các món ăn đối với cuộc sống, kết nối gia đình, văn hóa và cộng đồng.

Cô Grace Lee cho biết: “Ví dụ, tôi lớn lên vào thập niên 80 tại Columbia, Missouri, nơi có rất ít người châu Á. Và chúng tôi giấu món kim chi trong tủ lạnh dưới tầng hầm, không cho ai thấy.”

Bạn có thể thấy kimchi trong bánh kẹp, trên bánh burger, và trên các giá hàng ở Costco.

Kim chi được nhiều người biết tới khiến tôi suy nghĩ về việc món ăn tô đậm mình ra sao.

Nhà làm phim Grace Lee cho biết, trong 2 thập kỷ qua, người Mỹ đã biết nhiều hơn về ẩm thực châu Á do ảnh hưởng của cộng đồng người Mỹ gốc Á và những người nhập cư từ châu Á ngày càng đông.
Ở Texas, ông Gary Chiu, con trai của một người Đài Loan nhập cư, điều hành Banyan Foods, nhà máy sản xuất đậu phụ lâu đời nhất ở tiểu bang này.

Ông Chiu nói: “Chúng tôi biến đổi từ một doanh nghiệp Mỹ gốc Á sang doanh nghiệp Mỹ gốc Á và Latin không chỉ bởi các sản phẩm của chúng tôi mà còn bởi nhân viên của chúng tôi đều là người Mỹ Latin. Năm 2000, chúng tôi bắt đầu sản xuất món chả giò đậu phụ. Năm 2005, chúng tôi bắt đầu làm bánh tamale đậu phụ kết hợp hương vị châu Á, Texas và Mexico”.

Bằng cách giới thiệu lịch sử và các câu chuyện phía sau món ăn, nhà làm phim Grace Lee hy vọng bộ phim Off the Menu mang đến cho mọi người sự hiểu biết tốt hơn về trải nghiệm của người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.

Bộ phim Off the Menu kết thúc hành trình ở Hawaii, nơi hiện nay hầu hết thực phẩm đều được nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng như thế. Ngày nay, một số người Hawaii bản địa tiếp tục thu hoạch thức ăn giống như tổ tiên của họ. Cô Hi'ilei Kawelo học điều này từ cha cô, ông Gabby Kawelo.

Hi'ilei nói giữ gìn truyền thống văn hóa là một phần quan trọng trong bản sắc của cô, và duy trì cách sống trên đảo có ý nghĩa rất lớn với gia đình cô.

Ông Gabby chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời mình, chúng tôi đánh bắt trên biển tất cả những gì có thể để tồn tại”.

Cô Hi'ilei bộc bạch: “Nhưng món chính của gia đình chúng tôi là bạch tuộc. Đây là món cơ bản đã giúp gia đình chúng tôi tồn tại nơi này qua 8 thế hệ. Điểm chính của bữa tiệc theo kiểu Hawaii là mọi người tới và mang theo những thứ họ tự trồng hoặc thu hoạch được. Và vì vậy, khi bạn ăn, bạn đang thưởng thức sự tinh túy của các kỹ năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bạn cắn một miếng, bạn có thể cảm nhận được điều đó”.

Ông Obama sẽ kêu gọi Trung Quốc “có trách nhiệm” ở Biển Đông

Theo VOA

Tư liệu- Các thành viên thuộc đội danh dự tại Bộ tư lệnh Hải quân nhân dân, bên ngoài Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15 tháng 07 năm 2014.
Các thành viên thuộc đội danh dự tại Bộ tư lệnh Hải quân nhân dân, bên ngoài Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15 tháng 07 năm 2014.
Tổng thống Mỹ Obama hôm thứ Bảy, 3/9, đã đến Trung Quốc để tham gia hội nghị thượng đỉnh G-20. Ông Obama có kế hoạch nói với Bắc Kinh rằng "sẽ có hậu quả" đối với những động thái của Trung Quốc về lãnh thổ ở khu vực tranh chấp. Ông đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN sẽ được phát sóng vào Chủ nhật (4/9).

Ông nói: "Nếu quý vị ký một hiệp ước kêu gọi phân xử trọng tài quốc tế về các vấn đề trên biển, với thực tế là quý vị lớn hơn Philippines hay Việt Nam hay các nước khác ... đó không phải là một lý do để quý vị đi nơi này nơi kia và khoe khoang sức mạnh. Quý vị phải tuân theo luật pháp quốc tế".

Ông Obama nói rằng Trung Quốc cần phải có trách nhiệm, và rằng ông dự định nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng ông ấy nên coi Hoa Kỳ như một ví dụ về một quốc gia duy trì được quyền lực của mình một phần là nhờ tự kiềm chế.

Ông nói: "Khi chúng tôi ràng buộc mình vào một loạt các chuẩn mực và luật lệ quốc tế, đó không phải vì chúng tôi buộc phải như vậy, đó là vì chúng tôi nhận thấy rằng về dài hạn, xây dựng một trật tự quốc tế vững mạnh là vì lợi ích của chúng tôi".

Ông Obama cũng đề cập rằng thương mại công bằng và tự do và các chính sách kinh tế là những lĩnh vực mà Trung Quốc phải cải thiện.

Bắc Kinh đã tức giận về phán quyết mới đây của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ấn Độ cấp cho Việt Nam 500 triệu đôla tín dụng quốc phòng

Theo VOA

Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam trong lễ tiếp đón ở Hà Nội hôm 3/9.

Thủ tướng Ấn Độ hôm nay, 3/9, thông báo cấp cho Việt Nam khoản tín dụng mới trị giá nửa tỉ đôla để “tăng cường hợp tác quốc phòng”.

Thông tin này được ông Narendra Modi thông báo trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội.

Thủ tướng Ấn Độ nói thêm rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ “đóng góp vào ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực”.

Các nhà quan sát cho rằng khoản tín dụng này sẽ giúp Việt Nam tăng cường quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biển Đông.

Gói tín dụng 500 triệu đôla là một trong nhiều thỏa thuận mà nhà lãnh đạo Ấn Độ ký trong chuyến thăm ngắn ngày tới Việt Nam.

Ông Modi cũng cho biết thêm rằng đôi bên đã ký thỏa thuận về đóng tàu tuần tra cho Cảnh sát biển và chuyển giao công nghệ đóng mới cho Việt Nam.

Tuy nhiên, đôi bên không đề cập công khai tới loại tên lửa BrahMos mà các nhà quan sát nhận định rằng New Delhi muốn bán cho Việt Nam, trong lúc Việt Nam đang phải đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông.

"Đối tác Chiến lược Toàn diện"

Tuyên bố chung giữa hai nước, đăng tải trên trang web của chính phủ Việt Nam, có đoạn: " Phía Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ nhất quán đối với Ấn Độ trong việc triển khai chính sách “Hành động hướng Đông” và đóng vai trò lớn hơn ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Modi khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ".

Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ "nhất trí nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược hiện nay lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện".

Ngoài việc gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp của nước chủ nhà, người đứng đầu nội các Ấn Độ còn tới thăm một số địa danh ở Hà Nội, trong chuyến công đầu tiên của một vị thủ tướng Ấn Độ trong hơn một thập kỷ.

Trên trang Twitter của ông Modi có các đoạn tweet bằng tiếng Việt: " Xin cám ơn Nhân dân và Chính phủ Việt Nam về sự đón tiếp trọng thị trong chuyến thăm của tôi. Tôi sẽ luôn nhớ tới chuyến thăm đáng nhớ và hiệu quả này, chuyến thăm​ đặt nền tảng cho mối quan hệ Ấn Độ Việt Nam ngày càng tốt hơn".

Sau Việt Nam, ông Modi tới Trung Quốc ngày 3/9 để dự hội nghị thượng đỉnh G20, rồi tới Lào tham gia các hội nghị của ASEAN.

Chợ Bến Thành


Powered by Blogger.