Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Việt Nam ‘đi trước’ trong khống chế dịch nhưng ‘về sau’ trong tiêm vắc xin

Thursday, June 3, 2021 1:41:00 PM // ,

Việt Nam ‘đi trước’ trong khống chế dịch nhưng ‘về sau’ trong tiêm vắc xinHình minh hoạ. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đứng bên ngoài một toà nhà bị phong toả do có người nhiễm COVID-19 ở Hà Nội hôm 29/1/2021
 Reuters

Thông tin về biến thể virus lai Anh và Ấn Độ được Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo từ thứ bảy tuần trước, tạo thêm lo ngại vào khi Việt Nam đang ra sức dập dịch COVID-19 lần thứ tư.

Tuy nhiên đến thứ tư, ngày 2/6, đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tại Việt Nam bác bỏ thông báo về chủng lai mà Việt Nam đưa ra. Ông Kidong Park nói đó là một đột biến bổ sung của  biến thể chủng corona virus phát hiện tại Ấn Độ, còn gọi là chủng Delta.

Đây là biến thể thứ cấp  mang mã số B.1.617.2 có khả năng lây lanh nhanh chóng, dễ gây tử vong hơn, và nguy nhất là có thể vô hiệu hóa vắc xin. 

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, cũng giải thích biến thể lai Anh  và Ấn Độ mà Bộ Y tế Việt Nam loan báo phát hiện được trong nước từ thứ bảy tuần trước, dường như là một loại biến thể thứ cấp từ chủng Delta Ấn Độ..

WHO còn nhấn mạnh, hiện tại chỉ biến thể thứ cấp B.1.617.2, nằm trong các biến thể của chủng Delta, là được liệt vào nhóm đáng lo ngại.

Trong khi đó, biến thể B.1.617.1, được gọi tên là Kappa, được xếp vào dòng thứ cấp đáng quan tâm nhưng ít nguy hiểm hơn. Tính đến lúc này, Bộ Y tế Việt Nam chưa có thông báo gì thêm.

Việt Nam đang ra sức đối phó với đợt dịch thứ tư , lần này lây lan có phần nhanh chóng hơn ba lần trước với biến thể Ấn Độ bị coi là thủ phạm chính.

Việt Nam nhanh chóng dập dịch, phát hiện sớm những ca nhiễm, quyết liệt và kịp thời giãn cách để tránh trước sự lây lan của COVID là điều dư luận trong ngoài không thể phủ nhận.

2021-05-25T103247Z_403226620_RC2YMN9NNRLQ_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.JPG
Hình minh hoạ. Nhân viên y tế cầm mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội. Reuters

Người theo dõi sát từ đầu về tin tức cũng như công tác phòng chống đại dịch ở Việt Nam, nhà báo Phạm Bắc, làm việc cho Thông Tấn Xã Đức ở Hà Nội, chia sẻ với RFA:

Sau khi Bộ Y tế  đưa ra là có chủng vi rút mới kết hợp giữa Ấn Độ và Anh thì dư luận rất lo lắng nhưng không đến mức hoảng loạn. Dù sao, dù  có xuất hiện chủng nào đi nữa thì cho đến thời điểm này cái thành tựu của công tác chống dịch của Việt Nam đang tạo được niềm tin. Đại đa số, không dám khẳng định 100% nhưng phải nói trên 90%. Là một người làm trong lãnh vực truyền thông, tổng hợp dư luận xã hội thì tôi thấy người dân rất đồng lòng về chiến lược chống dịch của Chính phủ Việt Nam”.

Thế nhưng lúc này lúc khác, theo nhà báo Phạm Bắc, cũng đã  có lời ong tiếng ve, có những thắc mắc đáng lẽ Nhà nước nên làm thế này mà không nên làm thế kia, nhất là khi SARS- CoV-2 có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào. Nhà báo kể lại:

Cũng không tránh khỏi câu chuyện hoài nghi, là ngay khi dịch bùng lên rất mạnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, ở TP.HCM, thì dư luận cũng đặt câu hỏi là tại sao chính phủ không tạm dừng việc di chuyển, du lịch trong ngày thống nhất đất nước”  

Cũng có luồng dư luận cho rằng sở dĩ chính phủ không ngăn chặn, không hạn chế đi lại vì nó liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân ngày 23/5, nếu phong tỏa bầu cử thì thực ra cũng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ cử tri đi bầu, chẳng hạn là như vậy. Thế nhưng tại thời điểm tôi đang nói thì Việt Nam đúng là chống dịch như chống giặc, chống rất thật  chứ không phải chuyện hô hào, khẩu hiệu”.

Khống chế dịch COVID-19 thì Việt Nam đi đầu, nhưng tạo miễn dịch cộng đồng thì Việt Nam có vẻ đi sau, là nhận định của tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, tại cuộc tọa đàm phòng chống COVID-19 trên cổng Thông tin Chính phủ ngày 26/5 vừa qua.

Đây là lời phát biểu được cho là thẳng thắn, phản ảnh những suy nghĩ của cộng đồng mạng, một mặt ghi nhận nỗ lực và thành tựu chống dịch của Việt Nam, mặt khác chỉ ra sự chậm trễ trong chiến lược vắc-xin cho Việt Nam.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói rằng xét  cho cùng vắc-xin mới là quan trọng nhất để giải quyết vấn đề dịch bệnh, rằng  Việt Nam đã thành công trong ba đợt dịch trước nhưng đã chậm chân trong vấn đề vắc-xin:

“Có thể nói đây là khiếm khuyết của Việt Nam. Lẽ ra chúng ta phải chú trọng tới vắc xin ngay từ đầu. Mặc dù mình có nghiên cứu, mình cũng tự đang sản xuất và thử lâm sàng rồi tìm mua bên ngoài qua các kênh khác nhau nhưng rõ ràng là chậm”.

Trước đó, ngày 17/5, Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu, đưa một status lên trang Facebook cá nhân rằng:

“Những biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa chỉ đưa đến lời giải cục bộ, không giải được bài toán toàn cục. Muốn giải bài toán toàn cục - giải quyết gốc rễ tai hoạ dịch bệnh COVID-19 – chỉ có thể là miễn dịch cộng đồng”

Tại cuộc họp đầu tuần, tuần lễ cuối tháng 5/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan chính phủ quyết liệt hơn, nỗ lực hơn trong chiến lược vắc-xin.

Ông nói triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để bảo đảm ngân sách tối đa cho việc mua vắc xin, đồng thời đề xuất cơ chế để huy động mọi nguồn lực và đóng góp của người dân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước.

2021-05-31T113933Z_1004465971_RC2ZQN96D68C_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.JPG
Hình minh hoạ. Người xếp hàng để được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters

Chiều ngày 2/6, nhà báo Phạm Bắc chia sẻ một tin mới nhất:

“Nguồn rất thân cận, đặc trách mảng Y tế của nhà báo Vũ Mạnh Cường, loan tin Bộ Y Tế Việt Nam đã thành công trong việc đàm phán với một đơn vị đầu tư, nghiên cứu và sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga”

“Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam năm 2021 này 20 triệu liều vắc xin Sputnik V, đồng thời chuyển giao, nhượng quyền sản xuất cho Việt Nam với công suất 5 triệu liều/tháng”.

Đây là thỏa thuận đạt được chiều ngày 2/6  giữa bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long và đại diện Quỹ Đầu tư trực tiếp, tức đơn vị đầu tư, nghiên cứu, sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga:

Với hai tuần thực hiện Chỉ thị 15 và 16 trong thành phố Hồ Chí Minh thì đây là cơ hội để Việt Nam có thể chặt đứt nguồn lây”

“Hôm nay thì Bộ Y tế cũng công bố một loạt hơn 3doanh nghiệp được quyền nhập khẩu vắc xin, tức là tạo sân chơi cạnh tranh và bình đẳng. Cái sợ nhất là khi Bộ Y tế Việt Nam độc quyền nhập vắc xin, nhưng  lần này thì họ mở cho doanh nghiệp làm, bất kể doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân, ai cũng được miễn là tìm được nguồn”.

Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính Việt Nam,  người đầu tiên ủng hộ đề xuất cho doanh nghiệp tự mua vắc xin ngừa COVID-19, cho biết:

Chúng ta biết hiện nay việc mua vác xin trên thế giới không hề dễ dàng. Một số chủ doanh nghiệp lại có điều kiện và những mối quan hệ tương đối tốt với các khách hàng trên thế giới”.

“Tất nhiên nếu các doanh nghiệp có thể đóng góp vào Quĩ Vaccine mà chính phủ Việt Nam đưa ra thì đó là điều tốt nhất. Nhưng nếu họ có thể mua vắc xin và ưu tiên tiêm vắc xin cho cán bộ, công nhân viên và người thân thì tôi cho là cũng tốt và tôi ủng hộ”.

Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh không quên cảnh báo rằng một khi Bộ Y Tế đã cho phép thì phải có cơ chế và điều kiện cụ thể, đảm bảo tiêu chuẩn cũng như độ an toàn vì nó liên quan đến tính mạng con người.

Thế còn vắc xin chống COVID-19, mà từ năm ngoái Việt Nam  loan báo đã khởi sự nghiên cứu để sản xuất, hiện tiến triển tới đâu. Câu hỏi được tiến sĩ, bác sĩ Đinh Đức Long trả lời:

“Quan trọng trước sau là phải có vắc xin, không có vắc xin thì khó mà dập dịch lắm. Tình hình hiện nay là có ba đơn vị độc lập đang nghiên cứu sản xuất. Tôi tin chắc là vắc xin Việt Nam đang trên quá trình nghiên cứu sản xuất. Ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người đứng đầu Ủy Ban Chống COVID, đã tiêm 2 mũi rồi để kiểm tra và thấy rằng kết ủa là tốt. Bao giờ được Hội Đồng Đạo Đức của Bộ Y Tế thông qua, chấp nhận và cho phép lưu hành thì không biết, hy vọng cuối năm nay hoặc sang năm”.

Theo trang tin Our World in Data, Việt Nam là nước có tỷ  lệ tiêm vắc-xin chống COVID-19 thấp nhất trong khối ASEAN. Việt Nam cũng nằm trong nhóm 30 quốc gia mà tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin thấp nhất thế giới với chỉ khoảng 1% dân số được tiêm vaccine. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.