Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Covid-19: VN ‘không chủ quan’ trước đợt dịch mới nhất ở các khu công nghiệp

Thursday, June 3, 2021 1:20:00 PM // ,

 BBC

Tổng số ca của đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay cao gấp 3,4 lần so với tổng số ca của đợt dịch từ ngày 28/1.

NGUỒN HÌNH ẢNH,HCDC

Chụp lại hình ảnh,

Tổng số ca của đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay cao gấp 3,4 lần so với tổng số ca của đợt dịch từ ngày 28/1.

David Hutt, cây bút bình luận cho nhiều báo về Đông Nam Á mới đây có bài bàn về hệ lụy biến thể Covid-19 mới phát hiện tại Việt Nam với các công ty điện tử khổng lồ như Samsung, Foxconn…đang có các nhà máy tại phía Bắc Việt Nam sau khi có dịch bùng phát tại khu vực này.

Trong phỏng vấn với BBC ngày 02/06/2021, tác giả bài viết, người đã sống tại Campuchia nhiều năm, cũng so sánh về cách phòng chống dịch giữa hai nước.

Covid-19: Có thực Việt Nam đã 'chậm trễ' trong tiêm phòng?

BBCChính phủ Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên chống dịch đi kèm với phát triển kinh tế. Trong năm nay nhà chức trách dường như không áp dụng các biện pháp giãn cách nhanh và mạnh như năm ngoái. Ông có nhận xét gì?

Xét về cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, tôi nghĩ là Việt Nam kể từ khi bắt đầu đại dịch thực hiện rất tốt trong phần lớn năm 2020. Chính phủ tiền nhiệm đã đặt ưu tiên an toàn lên trên kinh tế. Đây là một trong những chính phủ tại Đông Nam Á chủ động nhất và thành công. Những biện pháp giãn cách được đưa ra rất sớm và rất nghiêm ngặt. Nhưng rõ ràng, do tính chất đặc biệt của Việt Nam, so với các nước khác và khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam có thể có những hạn chế nghiêm ngặt như vậy vào năm 2020. Nền kinh tế của Việt Nam vẫn có tăng trưởng và là một trong số ít nước ở châu Á có tăng trưởng.

Với đợt bùng phát dịch lần này, tôi nghĩ rõ ràng là có nhiều ca hơn và lan rộng hơn nhưng tôi nghĩ dưới thời chính phủ mới và thủ tướng mới, tôi cho rằng chính phủ đã quyết liệt hơn, họ nói rằng họ sẽ bảo vệ nền kinh tế nhiều hơn, và đó là điều mà tôi nghĩ là dễ hiểu trong bối cảnh bắt đầu có vaccine và họ đã có kinh nghiệm áp dụng giãn cách trong 18 tháng qua.

Ngay cả với đợt bùng phát dịch mới nhất, rõ ràng là với dân số gần 96 triệu người thì số ca nhiễm ở Việt Nam ít hơn nhiều so với Campuchia nơi có dân số ít hơn, tức là Việt Nam phòng chống dịch tốt hơn.

Ở một số tỉnh phía Bắc, nơi có khu vực công nghiệp sản xuất công nghệ cao. Nhà chức trách đã khoanh vùng dịch nhanh gọn tại địa phương và gửi vaccine đến hai tỉnh để tiêm chủng. Vì vậy, tất cả các nước đều phải cân nhắc giữa chống dịch và phát triển kinh tế nhưng tôi nghĩ cho đến ngày nay Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt việc này.

Người dân chấp hành lệnh gia hạn đóng tạm thời các cửa hàng ăn uống và một số dịch vụ khác tại Hà Nội vừa được giới chức thành phố ban hành vào cuối tháng Năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân chấp hành lệnh gia hạn đóng tạm thời các cửa hàng ăn uống và một số dịch vụ khác tại Hà Nội vừa được giới chức thành phố ban hành vào cuối tháng Năm 2021

BBCThủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đầu tháng 5/2021 nhận định có sự “mất cảnh giác, chủ quan” là một trong những nguyên nhân khiến Covid-19 xâm nhập một số bệnh viện. Việc lây nhiễm trong các khu công nghiệp có vẻ cũng chưa có “kịch bản” đối phó và nhà chức trách khá bất ngờ. Có thể dùng có sự chủ quan nào đó không thưa ông?

Xét về việc chủ quan trong đợt bùng phát mới nhất, tôi nghĩ rằng mọi chính phủ, tất cả giới chức trên toàn thế giới ở một mức độ nào đó đều chủ quan. Và rõ ràng, điều đó rất đúng ở Đông Nam Á, nơi mà trong phần lớn năm 2020, có tương đối ít ca nhiễm. Và sau đó, kể từ tháng 3 tháng 4 năm nay, số ca tăng vọt ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Tôi không chắc đây là sự chủ quan. Nếu thực sự là có biến thể mới lai giữa biến thể Ấn Độ và biến thể Anh được phát hiện ở Việt Nam như đã nói thì rất khó cho nhà chức trách dự đoán được các diễn biến.

Tóm lại là tôi vẫn cho rằng Việt Nam, bao gồm cả chính phủ tiền nhiệm và chính phủ mới đã làm rất tốt và phản ứng rất nhanh. Khi số ca tăng lên, họ đã rất chủ động trong các phản ứng của mình và hành động đồng bộ bằng nhiều biện pháp.

Việt Nam không chỉ áp dụng giãn cách, ngưng nhập cảnh, truy vết mà chúng ta đã thấy các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được yêu cầu nhanh chóng thay đổi cách bố trí lao động. Điều này có nghĩa là nền kinh tế vẫn có thể hoạt động tốt nhất có thể. Và mặc dù có số lượng hạn chế, nhà chức trách đang nhanh chóng phân phối vaccine tới các khu có tầm quan trọng kinh tế cao.

Vì vậy, tôi không nghĩ có sự chủ quan mà thực tế là tất cả các chính phủ đều đi sau một bước trong việc ứng phó đại dịch của mình. Nhưng Việt Nam dường như đi sau ít hơn các chính phủ khác.

Việt Nam cần tăng tỷ lệ tiêm chủng chống Covid-19 từ 1% hiện nay lên 70-75% các đối tượng cần chủng ngừa trong cộng đồng và dân số, theo giới quan sát

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam cần tăng tỷ lệ tiêm chủng chống Covid-19 từ 1% hiện nay lên 70-75% các đối tượng cần chủng ngừa trong cộng đồng và dân số, theo giới quan sát

BBC:Đợt bùng phát dịch mới nhất đã và đang diễn ra có ảnh hưởng ra sao tới chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó Việt Nam đóng vai trò đáng kể với một số hàng điện tử. Thậm chí có ý kiến nói về khả năng lại đưa sản xuất hàng điện tử trở lại Trung Quốc nếu dịch diễn biến phức tạp tại Việt Nam?

Liên quan tới ảnh hưởng về chuỗi cung ứng thì có một số nhận định và báo chí có nêu trong hai tuần qua. Cá nhân tôi không thấy vấn đề gì lớn ngay vào lúc này, những hãng như Samsung và Foxconn cho biết hiện tại không có sự gián đoạn lớn nào. Chính quyền địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc đã cố gắng áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm duy trì lực lượng lao động và tiếp tục vận hành nhà máy. Vì vậy, trừ khi số ca nhiễm tăng cao hơn nhiều so với hiện tại và cả khu vực bị phong tỏa lâu hơn nữa, thì đó có thể là một vấn đề.

Nhưng hiện tại, tôi không thấy bất kỳ tác động lớn nào đối với chuỗi cung ứng, tuy nhiên rõ ràng điều đó sẽ thay đổi theo ngày và theo tuần. Do đó, có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vào tháng tới nếu họ không thể giữ được số ca nhiễm mà đang tăng vọt vào lúc này.

Còn việc có bình luận rằng liệu nó có khả năng vì dịch bệnh mà các nhà máy quyết định quay trở lại Trung Quốc hay không, tôi không nghĩ điều đó xảy ra về ngắn hạn. Ý tôi là dịch bệnh với số ca tăng đột biến tiếp tục ở Việt Nam trong một hoặc hai tháng sẽ không buộc chuỗi cung ứng quay trở lại Trung Quốc.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Foxconn là công ty Đài Loan - ảnh chỉ có tính minh họa

Xét nghiệm nhanh ở Bắc Giang

NGUỒN HÌNH ẢNH,BAC GIANG FB

Chụp lại hình ảnh,

Xét nghiệm Covid nhanh ở Bắc Giang

Chuyển nhà máy đến Việt Nam là một quá trình mất vài ba năm và do đó khó có khả năng các công ty sẽ quay trở lại Trung Quốc vì sự gián đoạn trong vài tháng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là một kịch bản hơi khó xảy ra mà một số người có nói tới.

David Hutt là nhà báo người Anh, thường viết cho các trang Foreign Policy, Asia Times, The Diplomat... Sau một thời gian làm việc ở Đông Nam Á, hiện ông sống tại CH Czech.

Xem thêm:

Covid: Nghề nails ở Anh gặp nhiều thách thức sau đại dịch 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.