Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

ĐIỂM BLOG

Monday, September 5, 2016 1:09:00 PM // , ,

DIỄN ĐÀN THẾ KỶ

Inrasara: Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng?

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016


Giải thưởng cho Ngô Thế Vinh với tác phẩm Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng(1), cơ quan hay tổ chức nào sẽ trao cho nó? – Không đâu cả!
Tôi đã thử đề nghị với Giải Sách Hay của IRED, tiếc là tác phẩm nằm ngoài quy chế Giải (phải là tác phẩm in trong nước qua nhà xuất bản của Nhà nước). Vậy là không đâu vinh danh nó, dù mươi năm qua chắc chắn nó là tác phẩm xứng đáng nhất. Trong nước: không; hải ngoại: cũng không. Chúng ta ưa nói đến giải thưởng từ sự đón nhận của độc giả; rồi ngay cả ở đây càng không nốt. Bởi Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng không in, không bán trong nước, thế nên tuyệt đại đa số người đọc quốc nội không biết đến nó. Hỏi có tội không?

Nhã Ca: Nhớ Anh Như Phong

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016

Nhã Ca Trần Thị Thu Vân
Tên thật Trần thị Thu Vân, sinh năm 1939 tại Huế. Đã viết trên 40 tác phẩm. Trong đó có cuốn ""Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" được dịch giả Trương Thị Liễu dịch ra tiếng Pháp do Philippe Picquier ấn hành xuất bản và " Giải Khăn Sô Cho Huế" do tiến sĩ Olga Dro dịch ra Anh ngữ "Mourning Headband for Huế", nhà xuất bản Đại Học Indiana xuất bản. Sách đã được nhận giải Indief Book of the Year Awards Winner 2015 và trở thành đề tài thảo luận tại một số đại học lớn ở Hoa Kỳ.
Mặt bàn và cả ngôi nhà đều nám bụi. Không sao. Thân thong thả lôi trong túi đồ nghề thầy thuốc ra từng món. Sau ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, là một chai cognac.
"Để lau bụi đi đã. Các cô, các chú."
"Đừng lau, chị cứ để nguyên vậy. Chị kệ bọn em. Để bác Sĩ Thân coi mạch anh lại cho chắc ăn cái đã rồi chị em mình nhậu."

Ðàm Trung Pháp: Đọc Lại Truyện Kiều, Yêu Thêm Tiếng Việt

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016



Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Bút giả thường tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng? Như Johann Wolfgang Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước chúng ta, Francois-René Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và William Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc.
 
Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Những nỗi ưu sầu của chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng làm cho một vài giai nhân đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện nhảy xuống hồ tự tử mà trong tay còn nắm chặt cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết Atala,một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Ballads, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong nền văn học quốc gia ấy. 

Xuân Vũ: VŨ ANH KHANH, Quê Hương Mày Ly Loạn

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016


(Viết tặng Nhuệ Hồng trong lúc tên trùm đỏ Honecker đang ra tòa nhận tội giết dân Đông Đức vượt tường Bá Linh).   XV
 
Tôi quen với Vũ Anh Khanh một cách bất ngờ. Hồi 1950 -1951 chi đó, trong một buổi họp của Phòng Chính trị Phân Liên Khu miền Tây (tức khu 9), người ta giới thiệu hai cán bộ mới từ trường Lục quân Trần Quốc về công tác ở đây. Một tên là Nguyn văn Trị, em ruột của tưng Thanh Sơn, Tư lệnh Chí nguyện quân Việt Nam ở Cao Miên và Vũ Anh Khanh, nhà văn Saigon. Tôi ngạc nhiên không hiểu sao nhà văn Saigon lại ra kháng chiến và đã trải qua khóa Lục quân đầu tiên cũng là khóa cuối cùng ở Nam Bộ.
Vũ Anh Khanh chắc tuổi cỡ Sơn Nam hay Huy Hà lúc bấy giờ cũng đang công tác ở đây. Cả ba vị đều nổi tiếng ở Saigon hoặc trong chiến khu, còn tôi mới tập tành viết phóng sự chiến trường, khi nộp bài bị sửa lên sửa xuống và rất mừng khi được ký tên Xuân Vũ đầu tiên trên báo.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.