Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 8-10-2016

Saturday, October 8, 2016 7:06:00 PM // , ,

Tòa Kỳ Anh trả đơn kiện Formosa

 REUTERS
Image captionLinh mục Anton Đặng Hữu Nam, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa, trước cổng tòa Kỳ Anh

Linh mục được người dân ủy quyền xác nhận với BBC việc Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả 506 đơn kiện Formosa liên quan đến yêu cầu bồi thường vụ cá chết.
Truyền thông Việt Nam cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả đơn “đúng theo quy định của pháp luật”.
“Hiện tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 8/10 dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
“Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”, báo này viết.
Hôm 8/10, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa xác nhận với BBC rằng ông đang ký nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả qua bưu điện từ hôm 7/10.
“Hôm qua tôi ký nhận 120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại.”
“Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”
“Việc này cũng cho thấy người dân, ngư dân miền Trung đang là nạn nhân của thảm họa kép – vụ cá chết và việc họ bị chính quyền đẩy ra ngoài lề,” linh mục chỉ trích.
Hôm 8/10, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Duy Bình (Văn phòng Luật sư Duy Trinh), người từng tham gia liên danh trợ giúp ngư dân khởi kiện Formosa thời gian qua, nhận định: “Việc Tòa Kỳ Anh trả lại đơn căn cứ vào khoản 5 điều 189 và khoản 1, điều 192 – Bộ luật Tố tụng dân sự là trái pháp luật.”
Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?
“Tôi nhận thấy Tòa không nên áp dụng quy định một cách máy móc. Trong vụ việc này, chỉ cần những hộ dân đó thuộc đối tượng đánh bắt, nuôi trồng, làm muối, kinh doanh thủy hải sản tại địa bàn các tỉnh chịu thảm họa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là đủ điều kiện khởi kiện.”
“Hơn nữa, chính bên bị kiện là Formosa cũng đã thừa nhận họ gây ra thảm hoạ môi trường và chính phủ đã có kết luận công ty này là thủ phạm”.

Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionCuộc biểu tình có quy mô hàng ngàn người trước cổng nhà máy Formosa hôm 2/10

Luật sư cho biết thêm: “Có thể người dân Nghệ An ít bị ảnh hưởng hơn các tỉnh còn lại nhưng không vì thế mà cho rằng họ không thuộc đối tượng chịu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Formosa”.
“Cũng cần nói thêm là chính phủ chỉ có quyền thay mặt nhà nước thương lượng với Formosa, nhận tiền bồi thường phần thiệt hại của phía nhà nước còn người dân bị thiệt hại do thảm họa có quyền thương lượng với phía gây thiệt hại hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết”.
Theo ông Bình, những hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An không thuộc đối tượng được bồi thường, trợ giúp theo Quyết định 1880 của Thủ tướng nên không thể cho rằng vụ việc đã được giải quyết”.

‘Vấn đề cốt lõi’

Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người theo sát diễn biến vụ cá chết nói với BBC: “Thật sự là tôi thất vọng về quyết định của tòa nhưng điều này đã được dự báo trước khi tôi quan sát những động thái ứng phó có phần thiếu minh bạch của chính quyền trong vụ cá chết”.
“Cả hai lý do mà Tòa Kỳ Anh đưa ra đều không hợp lý và cho thấy tòa không cân nhắc tình hình thực tế là người gặp khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại mà phải có hóa đơn, chứng từ.”
“Người dân, ngư dân không đồng tình với mức bồi thường mà chính phủ áp đặt thì họ mới đi kiện tìm công lý.”
“Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?”
“Nhìn sâu xa hơn, với việc trả lại đơn kiện của người dân, chính quyền có vẻ như chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi là khôi phục sinh kế, trả lại vùng biển sạch chp miền Trung”.
Theo ông Tuấn, “mong muốn lớn nhất của người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết cho đến bây giờ là đóng cửa Formosa.”

Image copyrightAFP
Image captionFormosa nói vụ kiện của người dân “sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý”

“Còn nếu như chính quyền tính đến việc dựng hàng rào kẽm gai hay ứng phó mạnh tay với những cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra tới đây thì sẽ chẳng thế nào giải quyết ổn thỏa vụ việc”.
Trước đó, hàng ngàn người dân hôm Chủ nhật 2/10 biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh.
Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.- BBC

Vụ Formosa thách thức chính quyền Việt Nam và các tập đoàn ngoại quốc

 mediaCầu cảng nhà máy luyện thép Formosa, Đài Loan, Hà Tĩnh, ngày 04/12/2015.HOANG DINH NAM / AFP
Vụ nhà máy Formosa gây ô nhiễm nặng vùng bờ biển miền Trung Việt Nam và cách xử lý bị cho là không thỏa đáng của chính quyền phải chăng sẽ có nhiều ảnh hưởng về kinh tế. Trong bài phân tích ra ngày 06/10/2016, nhật báo kinh tế Anh Financial Times đã xem vụ tai tiếng liên quan đến một đại công ty ngoại quốc là một thách thức đối với cao vọng của chính quyền Việt Nam, muốn biến đất nước thành một trung tâm gia công cho toàn vùng Đông Nam Á.
 Vụ ô nhiễm này được cho là liên quan đến rất nhiều vấn đề lớn đang tồn tại ở Việt Nam trong đó có tâm lý chống Trung Quốc rất nặng nề trong dư luận, thiếu sót trong các quy định về quản lý, và sự thiếu minh bạch trong đời sống công cộng.
Nhật báo Anh trước hết ghi nhận một mẫu số chung giữa vụ tập đoàn Đài Loan Formosa gây ô nhiễm nghiêm trọng với các vụ cưỡng bức và bóc lột lao động đã gay chấn động trong ngành khai thác hải sản tại Đông Nam Á gần đây : Đó là xu hướng các đại tập đoàn ngày càng tập trung vào việc thiết lập cơ sở trong vùng Đông Nam Á, vừa để thủ lợi từ các chính sách thu hút đầu tư của các quốc gia sở tại, vừa chen chân được vào các thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Riêng về vụ Formosa, sau khi đã chấp nhận bồi thường 500 triệu đô la thiệt hại, tập đoàn này sẽ phải đối phó với hàng loạt đơn kiện của ngư dân miền Trung Việt Nam, và nhất là một phong trào phản đối rầm rộ của người dân, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình huy động được hàng ngàn người tham gia hôm đã biểu tình hôm 02/10/2016 trước nhà máy của tập đoàn này ở Hà Tĩnh.
Trước đó, từ khi vụ ô nhiễm bị phát giác vào tháng Tư, làm cá chết hàng loạt dọc theo 200 km bờ biển miền Trung, biểu tình đã diễn ra tại các thành phố lớn của Việt Nam phản đối Formosa, một trong những công ty lớn nhất trong số 2000 công ty Đài loan ở Việt Nam. Hàng trăm ngư dân đã đệ đơn kiện tập đoàn này trước tòa án Hà Tĩnh.
Vấn đề đáng nói, theo Financial Times, là chính quyền Việt Nam thoạt đầu đã bênh vực Tập đoàn Đài Loan, giảm nhẹ khả năng Formosa có trách nhiệm trong sự cố và cho rằng các cuộc biểu tình đã bị các thành phần « phản động » tổ chức.
Tuy nhiên, áp lực của quần chúng không giảm, và đến tháng Sáu vừa qua, Formosa đã phải chính thức lên tiếng xin lỗi và thông báo 500 triệu đô la tiền bồi thường thiệt hại, ngay sau khi chính phủ Việt Nam công nhận là theo kết quả điều tra Formosa có trách nhiệm trong sự cố ô nhiễm khí thải chất độc hại ra biển làm cá chết.
Cho dù vậy, chính quyền Việt Nam đã tỏ ý muốn trấn an tập đoàn Formosa, khi hàm ý cho rằng sẽ không đi xa hơn những gì đã quyết vì Việt Nam « đang xây dựng môi trường đầu tư (và) hình ảnh hội nhập cũng như đang tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế ».
Đây cũng là thông điệp mà Hà Nội muốn gởi đến giới đầu tư quốc tế, đang có xu hướng chọn Việt Nam làm cơ sở gia công để tranh thủ nguồn nhân công giá rẻ.
Giáo sư Pavida Pananond về kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh Doanh Thammasat (Bangkok) tuy nhiên đã lưu ý rằng vụ Formosa « là một bài học quan trọng cho các tập đoàn đa quốc gia : Họ không còn có thể thoái thác trách nhiệm một cách dễ dàng tại những quốc gia mà tiêu chí về môi trường còn lỏng lẻo ».
Đối với vị giáo sư này, vụ Formosa còn cho thấy là chính quyền các nước tiếp nhận đầu tư không còn có thể chạy theo đầu tư mà không màng đến đời sống, sự an toàn người dân tại chỗ.- RFI

Thủ tướng ăn phở, uống cà phê đá Sài Gòn


Thủ tướng Phúc ăn phở
Thủ tướng Phúc ăn phở
Screen capture from Tuoi Tre Online
Tổng thống Obama khi sang thăm Việt Nam ghé vào ăn bún chả tại một quán ăn Hà Nội trở thành tâm điểm của Facebook nước Việt. Mỗi lần nhắc tới Obama là người ta lại nhớ tới quán bún chả Hương Liên.
Sáng hôm nay, 8 tháng 10 quán phở Phú Cường trên đường Nguyễn Hậu quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh cũng được một lãnh đạo cao nhất Việt Nam là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm.
Tuy nhiên khác với ông Obama, trước khi ăn phở và uống cà phê đá, Thủ tướng Phúc đã kiểm tra nồi nước lèo của quán này cũng như cầm tô lên xem có hợp vệ sinh không.
Báo Tuổi trẻ online đã đăng một clip về cuộc công du kiểm tra an toàn thực phẩm chớp nhoáng này khiến người chơi Facebook một phen thoải mái với phong cách rất bình dân của Thủ tướng Phúc.
Tổng thống Obama khi sang thăm Việt Nam ghé vào ăn bún chả tại một quán ăn Hà Nội trở thành tâm điểm của Facebook nước Việt. Mỗi lần nhắc tới Obama là người ta lại nhớ tới quán bún chả Hương Liên.
Sáng hôm nay, 8 tháng 10 quán phở Phú Cường trên đường Nguyễn Hậu quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh cũng được một lãnh đạo cao nhất Việt Nam là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm.
Tuy nhiên khác với ông Obama, trước khi ăn phở và uống cà phê đá, Thủ tướng Phúc đã kiểm tra nồi nước lèo của quán này cũng như cầm tô lên xem có hợp vệ sinh không.
Báo Tuổi trẻ online đã đăng một clip về cuộc công du kiểm tra an toàn thực phẩm chớp nhoáng này khiến người chơi Facebook một phen thoải mái với phong cách rất bình dân của Thủ tướng Phúc.Tổng thống Obama khi sang thăm Việt Nam ghé vào ăn bún chả tại một quán ăn Hà Nội trở thành tâm điểm của Facebook nước Việt. Mỗi lần nhắc tới Obama là người ta lại nhớ tới quán bún chả Hương Liên.
Sáng hôm nay, 8 tháng 10 quán phở Phú Cường trên đường Nguyễn Hậu quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh cũng được một lãnh đạo cao nhất Việt Nam là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm.
Tuy nhiên khác với ông Obama, trước khi ăn phở và uống cà phê đá, Thủ tướng Phúc đã kiểm tra nồi nước lèo của quán này cũng như cầm tô lên xem có hợp vệ sinh không.
Báo Tuổi trẻ online đã đăng một clip về cuộc công du kiểm tra an toàn thực phẩm chớp nhoáng này khiến người chơi Facebook một phen thoải mái với phong cách rất bình dân của Thủ tướng Phúc. – RFA

Người dân chống đối, nhà máy thép phải “chạy” lên núi


Một nhà máy théo điển hình
Một nhà máy théo điển hình RFA
 Đó là tựa bài do báo Tuổi trẻ Online đặt cho bài viết về người dân Quảng Nam đã tranh đấu tới cùng với nhà máy thép Việt Pháp đang có mặt tại phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn gây ô nhiễm và tiếng ồn khiến người dân tại đây không thể chịu đựng nỗi
Trước búc xúc của người dân Điện Bàn ngày một mạnh mẽ hơn nhà máy thép Việt Pháp đã chọn xây dựng một nơi khác tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện miền núi Nam Giang.
Tuy nhiên ngay cả khi đã di dời lên miền núi, nhà máy này cũng không được dân chúng hoan nghênh mặc dù họ là người dân tộc thiều số.
Ông Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, A Lăng Mai cho biết đã có kiến nghị với tỉnh về nhà máy này nhưng đang chờ tỉnh chỉ đạo. Chỉ có Sở Kế hoạch – đầu tư đưa ra cảnh báo địa điểm dự án có quy mô 17,3 hecta ở thôn Hoa là khu vực đầu nguồn lưu vực sông, cần xem xét kỹ việc ảnh hưởng về môi trường đối với khu dân cư.
Người dân nơi dây tuy chưa phản ứng mạnh như tại Điện Bàn nhưng trong những ngày sắp tới khi nhà máy đi vào hoạt động chắc chắn họ sẽ có phản ứng.
Sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại nhà máy Formosa người dân sống gần những nhà máy thép đã được đánh thức về mối nguy ô nhiễm môi trường trong đó có dự án nhà máy thép Cà Ná do tập đoàn Tôn Hoa sen làm chủ đầu tư cũng đang gặp chống đối của người dân địa phương Cà Ná.

Vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi tập trung trộm quốc tế


Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu
Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu
 Đó là kết luận của Tổ chức an ninh hàng hải quốc tế có trụ sở đặt tại Malaysia sau khi tình trạng mất cắp trên các tàu quốc tế neo đậu tại cảng Bà Rịa – Vũng Tàu xảy ra ngày một nhiều hơn khiến các chủ tàu đã báo động cho cơ quan này vào cuộc.
Đại tá Phạm Văn Phong Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thừa nhận quan ngại của Tổ chức an ninh hàng hải quốc tế là đúng sự thật và cho biết từ năm 2015 đến nay xảy ra khoảng 30 vụ đột nhập lên tàu nước ngoài trộm cắp tài sản.
Các vụ trộm trên tàu HAYDN, tàu Pacific Jasmine, tàu Atlantica, Apollo Rikuyo . . .tuy đã bắt được đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp nhưng không biết vì lý do gì mà các cơ quan tố tụng đã thả họ ra hết mà không truy tố.

Xót xa nhiều ngư dân mất tích chỉ vì đi… vệ sinh

Cập nhật lúc: 19:47 07/10/2016
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
Chỉ tính riêng trong tháng 9/2016, tỉnh Bình Định có 2 ngư dân mất tích trên biển.
Ngư dân “biến mất”
Tàu cá BĐ 97003 do ngư dân Đỗ Văn Đông làm thuyền trưởng cập bến Tam Quan huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Tàu xuất hành đi biển 14 người, nhưng trở về chỉ có 13. Các ngư dân vào Trạm kiểm soát của Đồn Biên phòng Tam Quan Nam để báo cáo, tường thuật lại sự việc ngư dân mất tích.
Ngư dân Lê Văn Phương cho biết, tàu đánh lưới ở vùng biển Trường Sa. Thời tiết trên biển rất tốt, biển êm. Ban đêm anh em đánh lưới, sáng ngày thì tranh thủ ăn sáng rồi ngủ bù đến khoảng 14 giờ mới dậy. Lúc khoảng 10 giờ trưa 28/8, ngư dân Mai Xuân Tường choàng tỉnh dậy và thấy thiếu một người. Đó là ngư dân Phạm Minh Hải, sinh năm 1978. Anh Tường hô hoán các ngư dân đi tìm và cho tàu chạy tìm kiếm, nhưng không thấy dấu vết gì trên mặt biển.
Xot xa nhieu ngu dan mat tich chi vi di… ve sinh
Các ngư dân thường phải đánh đu sau be tàu để đi vệ sinh nên thường bị rơi xuống biển mất tích.
Ngư dân Hải, quê ở thôn Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ biến mất tại khu vực tọa độ 11 độ 49 vĩ độ bắc – 113 độ 15 độ kinh đông. Quen với cảnh sống trên tàu, các ngư dân đều nhận định, trong lúc anh em ngủ thì mọi người lần lượt ra ngồi phía sau đuôi tàu để đi vệ sinh. Ngồi trong tư thế chới với, vắt vẻo, không có điểm tựa, tay chỉ nắm một sợi dây nhỏ, trong khi lại buồn ngủ nên rơi xuống biển.
Cũng trong tháng 8, các Đài duyên hải ven biển đã nhận được rất nhiều tin ngư dân mất tích do rơi xuống biển. Ngày 17/8, ngư dân Lê Văn Trường, 30 tuổi, quê ở An Biên tỉnh Kiên Giang rơi xuống vùng biển Cà Mau mất tích. Anh Trường đi trên tàu cá CM 91411 do ngư dân Tô Quốc Danh ở thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau làm thuyền trưởng.
Ngày 10/8, ngư dân Võ Văn Dũng, sinh năm 2001, trú tại xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bị rơi xuống biển mất tích. Anh Dũng đi trên tàu cá BTH 97597 TS, do ngư dân Phạm Văn Anh làm thuyền trưởng. Cách đó 1 tháng cũng có 1 ngư dân Trần Tuấn Đạt, quê ở tỉnh Bình Thuận bị rơi xuống biển mất tích
Làm xiếc với toa lét
Những lần đi tác nghiệp trên tàu cá, tôi không thể quên hình ảnh những ngư dân làm xiếc và đánh đu sinh mạng của mình, mỗi khi đi vệ sinh. Tàu cá không thiết kế toa lét nên ngư dân phải ngồi trên thành tàu. Thông thường, một số ngư dân tranh thủ lúc các ngư dân đã ngủ trưa để lần lượt ra thành tàu và ngồi vắt vẻo đi vệ sinh. Bên cạnh đó, một số ngư dân khác đi vệ sinh vào ban đêm, giữa 2 phiên đánh lưới. Ngồi trong tư thế không có điểm tựa, ngư dân có thể bị rơi xuống nước bất cứ lúc nào.
Theo các ngư dân, đến nay, với nhiều tàu cá công suất lớn dù gió cấp 6-7 ngư dân vẫn đi làm bình thường. Vì vậy, số ngư dân đi vệ sinh và trượt chân rơi xuống biển tăng lên rất nhiều so với trước đây. Ngư dân Nguyễn Văn Phương ở tỉnh Bình Định cho biết, mỗi khi đi biển thì bà vợ lại dặn con trai là đi vệ sinh thì phải gọi thêm một người nữa ra đứng coi chừng. Còn anh Phương mỗi khi đi biển thì vợ đều nhắc “anh coi chừng đi vệ sinh là dễ rớt nước lắm đó”.
Ngư dân Nguyễn Long ở huyện Bình Sơn thành phố Quảng Ngãi cho biết, khi vào tỉnh Bà Rịa thành phố Vũng Tàu đi biển, mỗi lần đi vệ sinh là sợ nổi da gà. Vì chiếc tàu đã cũ kỹ, be tàu thủng nhiều lỗ. Có hôm ngồi nắm tay vào thành tàu để đi vệ sinh thì miếng gỗ mục kéo cả đinh rơi ra. Rất may là anh Long đã gượng lại và dùng một chân đạp mạnh vô một miếng gỗ chắn ngang để lấy lại thăng bằng.
Xot xa nhieu ngu dan mat tich chi vi di… ve sinh-Hinh-2
Chính quyền xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định và Bộ đội Biên phòng đến thăm gia đình nạn nhân bị rơi xuống biển.
Anh Long cho biết, mỗi chuyến đi biển kéo dài cả tháng trời, tính ra thì ngư dân nào cũng có lúc gặp nguy hiểm khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, ngư dân rớt xuống biển là do một số tàu làm lưới có lối đi bên rất hẹp ở 2 bên cạnh ca bin. Thiết kế tàu thì cũng không bố trí mấu bám nên ngư dân rất dễ chới với mất đà. Tuy nhiên, rơi ở khu vực này thì dễ được phát hiện và cứu hơn.
Các ngư dân cho biết, cứ thỉnh thoảng lên Icom lại nghe chuyện buồn, vì các tàu cá khác thông báo tìm giúp ngư dân mất tích. Nhưng cả trăm vụ ngư dân rơi xuống nước thì chỉ có 1-2 ngư dân may mắn được cứu sống. Còn thì đa phần ngư dân đều bị nước biển cuốn trôi.
Có toa lét là… xui
Trước đây, ngư dân thường đóng tàu cá có chiều dài 17 m. Hiện nay, tàu cá ngư dân đóng có chiều dài lên đến 19m, 25-27 m. Anh Nguyễn Tấn Trung, thợ đóng tàu ở xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi cho biết, với kích thước hiện nay, ngư dân hoàn toàn có thể thiết kế nhà vệ sinh. Hiện nay, có rất ít tàu thêm hạng mục này. Tàu cá QNg 98723 của ngư dân Nguyễn Sáu ở Sa Huỳnh – Quảng Ngãi đóng theo Nghị định 67 đều có nhà vệ sinh nên rất thuận lợi cho ngư dân trong sinh hoạt. Vậy nhưng một số chủ tàu vẫn chưa chịu đóng toa lét.
Ngư dân Nguyễn Hồ ở xã Tam Quan Bắc cho biết, có một nghịch lý là: “Có toa lét thì an toàn, nhưng khi tàu vô bến, ngư dân ở tàu không có toa lét cứ chạy qua… đi nhờ! Rồi có thuyền trưởng nói có toa lét là xui. Một số tàu ngư dân mua từ các tỉnh phía Nam về có trang bị toa lét. Nhưng rồi xài được vài tháng, chủ tàu quyết định đập bỏ”.
Sau mỗi vụ tai nạn, các ngư dân lại ngồi xâu chuỗi các vụ việc và nhẩm tính, số vụ ngư dân rơi xuống biển mất tích ngày càng tăng. Đồn Biên phòng Phước Tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu) thống kê, năm 2015 có 27 vụ. Một số đồn biên phòng tuyến biển khác thống kê tháng nào cũng có 1-2 ngư dân mất tích.
Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh, hạng mục toa lét không nằm trong phần thiết kế bắt buộc của tàu cá. Tuy nhiên, trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng quản lý tàu thuyền nên quy định bắt buộc tàu cá khi đóng mới phải lắp thêm toa lét, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con ngư dân khi ra đánh bắt trên biển.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.