Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/09/2020

Tuesday, September 22, 2020 4:00:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 22/09/2020

Tối Cao Pháp Viện Mỹ : TT Trump muốn chỉ định

thẩm phán mới ngay cuối tuần này

Trọng Thành

Bổ nhiệm thẩm phán mới hay không vào Tối Cao Pháp Viện ngay trước bầu cử tổng thống, để thay thế nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsberg vừa qua đời ngày 18/09/2020, là chủ đề nổi bật trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ những ngày gần đây.

Hôm qua 21/09, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump cho biết sẽ công bố danh tính vị thẩm phán mà ông lựa chọn, ngay trong ngày thứ Sáu 25 hoặc thứ Bảy 26/09. Lãnh đạo đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện khẳng định sẽ tổ chức bỏ phiếu về đề nghị bổ nhiệm của tổng thống trong thời gian sớm nhất.

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

“Thượng nghị sĩ Mitch McConnell vinh danh nữ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện theo quan điểm cấp tiến, vừa qua đời, với nhận định : « Giới thẩm phán vừa mất đi một con người vĩ đại ». Tuy nhiên, ngay sau đó, lãnh đạo phe đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện trở lại với thời sự chính trị. Ông Mitch McConnell nói : « Năm 2018, cử tri đã dồn phiếu cho đa số chúng ta căn cứ trên cam kết của chúng ta sẽ tiếp tục cộng tác với tổng thống Trump, đặc biệt trong việc bổ nhiệm thẩm phán bất thường. Chúng ta sẽ tôn trọng cam kết, chúng ta sẽ bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm này ».  

Về mặt pháp lý, phe Dân Chủ không có phương tiện nào để chống lại tiến trình này. Lãnh đạo thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện chỉ có cách nhấn mạnh đến khía cạnh đạo lý, để tác động đến quan điểm của phe Cộng Hòa tại Thượng Viện. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer khẳng định : « Thẩm phán Ginsberg đã nói với gia đình là nguyện vọng tha thiết nhất của bà là vị trí của bà sẽ không có ai thay thế trước khi tân tổng thống nhậm chức. Chỉ có một cách để cho Thượng Viện bảo đảm được phẩm cách của mình trong giai đoạn khó khăn này, đó là cần có bốn thượng nghị sĩ chính trực đảng Cộng Hòa cam kết không thông qua bất cứ yêu cầu bổ nhiệm thẩm phán mới nào, trước khi tân tổng thống nhậm chức ». 

Hiện tại đã có hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa cho biết ý định phản đối việc bổ nhiệm thẩm phán mới vào Tối Cao Pháp Viện trước bầu cử.

Sự ra đi của nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, được coi là một biểu tượng của cuộc tranh đấu cho nữ quyền và người đại diện cho các giá trị của cánh tả tại Mỹ, ít tuần trước cuộc bầu cử, gây chấn động chính giới Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia, một vấn đề chủ yếu hiện nay là, nếu tổng thống Donald Trump thành công trong việc bổ nhiệm một thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện, thì cán cân của cơ quan tư pháp tối cao này sẽ nghiêng hẳn về phía phe bảo thủ « trong nhiều thập niên ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-t%E1%BB%91i-cao-ph%C3%A1p-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-tt-trump-mu%E1%BB%91n-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BB%8Bnh-th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-m%E1%BB%9Bi-ngay-cu%E1%BB%91i-tu%E1%BA%A7n-n%C3%A0y

 

Bầu cử 2020: Cử tri lớn tuổi của Trump

có còn gắn bó với ông?

Dhruti Shah

Tổng số tuổi của họ là 151 nhưng với các ứng cử viên tổng thống Donald Trump, 74 tuổi và Joe Biden, 77 tuổi, trong cuộc chiến trở thành nhân vật hàng đầu trong chính trường Mỹ, việc nghỉ hưu là điều xa vời.

Sự ủng hộ của những cử tri trên 65 tuổi là yếu tố không thể thiếu trong chiến thắng của Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa, trước đối thủ Hillary Clinton của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016.

Dù trời mưa hay nắng họ là những cử tri đáng tin cậy, và họ đã ủng hộ ông Trump nhiều hơn bà Clinton đến 9%.

Nhưng 4 năm sau và giữa cuộc tranh luận gay gắt về khả năng lãnh đạo của Trump trong đại dịch virus corona, liệu những người ủng hộ ông lúc đó có còn đứng về phía người họ từng ủng hộ?

‘Tôi chưa bao giờ thấy nước Mỹ bị chia rẽ như vậy’

Luật sư về hưu Elizabeth Hall, 65 tuổi, ở Mount Kisco, New York, mãi hối hận về việc bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016, gọi quyết định của mình là “sai lầm lớn nhất trong đời tôi”.

Lá phiếu của bà cho Tổng thống Trump là phiếu chống lại Hillary Clinton, người mà bà không ưa, nhưng ngay bây giờ Hall, một bà ngoại có 5 cháu, nói: “Tôi chưa bao giờ thấy nước Mỹ bị chia rẽ như vậy”.

Hall nói việc chính quyền được thấy là thiếu hành động với virus corona là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu cho ông Biden lần này của bà. Bà cũng tin rằng Biden có nhiều sự đồng cảm hơn.

“Ngày nào Trump cũng có một cuộc họp về Covid và ngày nào ông ấy cũng phớt lờ sự thật và đẩy thực tế đi,” bà nói.

Khi nhận thấy điều này, Hall, một cựu y tá, bắt đầu may khẩu trang để tặng cho những người khác. Vì bà thuộc nhóm có nguy cơ cao nên đã tự cô lập sớm.

Nhưng bà nằm trong số hàng nghìn cử tri lớn tuổi dự kiến sẽ vẫn đến các điểm bỏ phiếu để bầu, vì lo ngại về sự gián đoạn của dịch vụ bưu chính.

Luật sư Elizabeth Hall nói: ”Tôi không thích ý tưởng này vì Covid, và tôi là người có nguy cơ cao. Nhưng tôi sẽ không để mất lá phiếu.”

‘Ông ấy là một kẻ ngốc nhưng tôi thích’

Neil Van Steemburg, 68 tuổi, ở Illinois, Chicago, sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Trump lần thứ hai.

Người điều hành máy tính đã nghỉ hưu đã không thể gặp mặt một trong hai người chị – người chị mắc bệnh virus corona – kể từ tháng Hai, và ông nói mặc dù thích sống đơn độc, ông mong được đến trung tâm thành phố vài lần một tuần để gặp bạn bè và giao tiếp xã hội.

Ông mô tả ông Trump là một “kẻ ngốc” mà ông ưa thích, nhưng khả năng lãnh đạo và phản ứng của Trump với đại dịch có lẽ hơi bối rối.

Một yếu tố khiến Trump có được lá phiếu của ông, bất kể điều gì xảy ra trong cuộc bầu cử này. Yếu tố đó là lựa chọn bảo thủ của tổng thống cho thẩm phán của Tối cao Pháp viện.

“Tổng thống phục vụ bốn năm và do đó ảnh hưởng ít hơn nhiều, nhưng người mà ông bổ nhiệm làm thẩm phán sẽ ở đó suốt đời tôi. Và điều đó sẽ giúp nước Mỹ an toàn, không đi quá xa theo hướng này hay hướng khác.”

‘Biden là một ứng cử viên yếu’

Bác sĩ Ebun Ekunwe, 72 tuổi, ở Carrollton, Texas, cũng bỏ phiếu cho Tổng thống Trump năm 2016, khi bà không ủng hộ ứng cử viên của Đảng Dân chủ là bà Clinton.

Bác sĩ đã nghỉ hưu bắt đầu tự cô lập sớm khi bà mắc bệnh Hemoglobin SC.

Chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm bầu cử lớn nhất của bà, và bà nói: “Kinh nghiệm của chúng ta với virus corona là một thí dụ rất thuyết phục cho sự tồn tại của hệ thống y tế công cộng.”

Trong khi sẽ bỏ phiếu cho Biden, Ebun Ekunwe nghĩ rằng ông là một ứng cử viên yếu và một trong những lý do khiến bà bỏ phiếu cho ông Trump bốn năm trước là vì ông ”là kẻ chiến đấu”.

Ekunwe, người cũng là một mục phụ tá trong nhà thờ địa phương của bà, nói thêm bà vẫn rất kinh ngạc trước cách “người da đen bị đối xử ở đất nước này”.

Ebun Ekunwe nói thêm: “Đời sống của người da đen, giống như tất cả những đời sống khác, đều quan trọng. Và ngay sau khi chúng ta vượt qua được vết sưng đó với tư cách là một quốc gia, chúng ta sẽ đạt được hòa bình và tiến bộ thực sự – cho cả những kẻ áp bức.”

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’

Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

‘Trump không kỳ thị, ông là người của thời đó’

Nhưng Maria, 74 tuổi, ở Berkley, California, tin rằng phong trào Black Lives Matter đã bị chính trị hóa trước cuộc bầu cử và bị “những người da trắng có trình độ đại học” tiếp quản, nhằm mục đích gây rắc rối, và điều đó khiến tiếng nói của người Mỹ gốc Phi châu không được lắng nghe.

Người trước đây theo chủ nghĩa Marxist, không muốn cho biết tên đầy đủ, sẽ bỏ phiếu cho ông Trump một lần nữa vào tháng 11 này.

Maria tin rằng ông Trump thường bị chỉ trích không công bằng, nói thêm: “Thật là vớ vẩn khi nói rằng Trump là một người phân biệt chủng tộc. Ông ấy giống như những người khác trong thời đại của mình – thời đại của tôi.”

Maria, da trắng, nói các cuộc tấn công của Đảng Dân chủ vào Tổng thống “gây tổn hại đến sự thống nhất và an ninh quốc gia của chúng ta” nhưng “cái tôi và sự bướng bỉnh” của Trump có nghĩa là ông quá “da dày” nên điều đó có lợi cho ông.

Và khi nói đến virus corona, trong khi cẩn thận để không bị nhiễm, Maria tin rằng chăm sóc cư dân là trách nhiệm của các tiểu bang.

‘Chúng tôi thích Kamala Harris’

Paul Wilkinson, 68 tuổi và vợ Diana, ở Sarasota, Florida, có một cuộc sống khá năng động cho đến khi virus corona tạm dừng các cuộc tụ tập đông người với bạn bè của họ.

Hai vợ chồng nằm trong số những người mà lá phiếu năm 2016 đã giúp Trump vượt qua đối thủ, và dẫn đầu 17% trong giới cử tri lớn tuổi tại tiểu bang nắng ấm.

Lúc đó, hai vợ chồng tin rằng doanh gia Trump sẽ mang sự lãnh đạo mạnh mẽ vào Nhà Trắng, và trong khi ủng hộ một số quyết định của ông – chẳng hạn như để quân đội liên bang bảo vệ các tòa nhà liên bang – họ nghĩ giờ đã đến lúc phải thay đổi.

Họ tin rằng những dòng tweet đôi khi gây sốc của Trump là “cửa sổ mở vào nhân cách ông ấy”.

Họ lo lắng về tuổi tác và sức khỏe của Biden nhưng Wilkinson nói: “Chúng tôi thích [ứng cử viên phó tổng thống Kamala] Harris, và trừ khi có thảm họa trong các cuộc tranh luận, hoặc Covid hạ gục người này hay người kia, tôi sẽ lần đầu tiên bỏ phiếu cho đảng Dân chủ “

‘Chính trị Mỹ giống chiến tranh băng đảng’

Jim Hurson, 73 tuổi, sống ở vùng Vịnh San Francisco ở California, bỏ phiếu cho Trump vào năm 2016, vừa là phiếu chống lại bà Clinton mà cũng vì ông tin rằng ông Trump có những chính sách mạnh mẽ hơn.

Cựu phi công không quân và phi công dân sự cho biết ông và vợ làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus corona, nhưng hiện giờ trọng tâm chính của họ là xây dựng lại ngôi nhà sau khi nó bị cháy rừng tàn phá.

Vẫn chưa quyết định bầu cho ai trong năm nay, nhưng mối quan tâm lớn nhất của Jim Hurson gồm di cư bất hợp pháp, quyền riêng tư và sự vắng mặt của các diễn đàn chính trị.

Hurson cho rằng bối cảnh chính trị của Mỹ giống như “chiến tranh băng đảng”, nói thêm: “Không có những diễn đàn thông minh. Những gì chúng ta có là một hệ thống các giáo điều đã được thiết lập và không bên nào sẽ thừa nhận, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, rằng bên kia có thể có ý tưởng tốt . “

‘Tôi đã bỏ phiếu chống Clinton, giờ tôi bỏ phiếu chống Trump’

Bác sĩ gây mê đã nghỉ hưu, William B McIlvaine, 68 tuổi, ở Mesilla, New Mexico, bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016 như một lá phiếu chống lại bà Clinton.

Hiện mối quan tâm hàng đầu của ông gồm virus corona; Phản ứng của Mỹ trước cái chết của George Floyd, người Mỹ gốc Phi châu bị cảnh sát giết chết ở Minneapolis; và tình trạng kinh tế.

McIlvaine nói ông Trump không truyền cảm hứng cho mọi người và phớt lờ các nhà khoa học:

“Đây là một người đàn ông thực sự có thể tận dụng cơ hội với George Floyd, với Covid, với những thảm họa kinh tế của chúng ta, để hoạt động tích cực và phục vụ dân như một nhà lãnh đạo và truyền cảm hứng cho người Mỹ làm được những điều tốt đẹp.”

“Người dân có thể chấp nhận những hạn chế trong thời gian ngắn – đeo mặt nạ, cách ly với xã hội và tất cả những điều đó. Nhưng Trump đã hoàn toàn chọn không làm điều đó.”

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ lá phiếu của tôi có thể sẽ lại theo nguyên tắc tương tự – trước là vì muốn chống Trump; và sau đó mới là bầu cho Biden và Harris.”

‘Trump nói với người châu Âu là họ được đi xe mà không phải trả tiền’

Carl, sống sót sau thảm họa Holocaust, 86 tuổi, sống ở thành phố New York, bỏ phiếu cho Donald Trump vào năm 2016 như một phiếu chống lại bà Clinton.

Người cha có ba con đã hết sức chăm sóc để bảo vệ người vợ 85 tuổi, người bị tổn hại sức khỏe trong trận đại dịch.

Carl, người không muốn tiết lộ tên đầy đủ, cho biết sau khi sống ở Đức và Ukraine, Mỹ vẫn là quốc gia tốt nhất trên thế giới và là “vùng đất của cơ hội”.

Carl tin rằng Biden quá già để xử lý các vấn đề trong nước và tranh chấp nước ngoài, vì vậy ông nói rằng sẽ miễn cưỡng bỏ phiếu cho Trump một lần nữa trong năm nay, vì ông cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác.

Kỹ sư đã nghỉ hưu ủng hộ thái độ của Trump đối với chính sách đối ngoại, nói; “Cuối cùng thì ông ấy cũng nói với người châu Âu rằng chúng tôi đang chi một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách cho quốc phòng. Bạn thì được đi xe mà không phải trả tiền.”

“Ông ấy đang mở rộng tầm mắt các đồng minh của chúng tôi – họ nên làm điều gì đó và không chỉ phụ thuộc vào Mỹ.”

Chuyên gia nói gì…

Carroll Doherty của Trung tâm Nghiên cứu Pew nói lá phiếu và ý kiến của những người từ 65 tuổi trở lên chắc chắn sẽ được hai chiến dịch tranh cử tổng thống quan tâm. Những cử tri lớn tuổi có xu hướng bỏ đi bầu cao hơn so với người trẻ tuổi và thường hướng về khuynh hướng đảng Cộng hòa nhưng năm nay, một phần vì đại dịch, mọi thứ khó dự đoán hơn rất nhiều.

Doherty nói nghiên cứu của Pew cho đến nay cho thấy 41% cử tri từ 65 tuổi trở lên nói họ dự định đi bầu tại các phòng phiếu vào ngày bầu cử; 18% khác nói sẽ bỏ phiếu sớm trong khi 40% nói sẽ bỏ phiếu qua bưu điện.

Nhưng ông không ngạc nhiên khi nghe một số cử tri lớn tuổi giải thích lý do tại sao họ đã bầu cho Donald Trump năm 2016 như một cuộc bỏ phiếu chống lại bà Clinton, hoặc tại sao một số hiện giờ chọn ông Biden làm lá phiếu chống người đương nhiệm. Doherty mô tả đây là quan hệ đảng phái tiêu cực. Đó là bởi vì họ muốn cho ứng cử viên kia bị loại bỏ, bất kể điều gì.

Doherty nói: “Chúng tôi đã hỏi mọi người lý do lớn nhất khiến bạn ủng hộ ứng viên của mình là gì, và luôn có rất nhiều người trả lời là ‘vì người tôi bầu không phải là người kia’”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54236169

 

Một cảnh sát Mỹ bị buộc tội

làm gián điệp cho Trung Quốc

Baimadajie Angwang, sinh ra ở Tây Tạng, bị cáo buộc đã báo cáo về các hoạt động của công dân Trung Quốc ở New York và đánh giá các nguồn tình báo tiềm năng trong cộng đồng Tây Tạng.

Công dân Hoa Kỳ nhập tịch Baimadajie Angwang, làm việc cho đơn vị phụ trách các vấn đề cộng đồng của sở cảnh sát, bị bắt hôm thứ Hai 21/9.

Nếu bị kết tội, ông ta phải đối mặt với mức án tối đa là 55 năm tù.

Theo các công tố viên, Angwang cũng làm việc cho Lục quân Hoa Kỳ, như một chuyên gia về các vấn đề dân sự.

Ông ta bị cáo buộc có quan hệ với hai quan chức tại lãnh sự quán Trung Quốc.

Một người Singapore thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ

Mỹ bắt giữ ba công dân Trung Quốc vì gian lận visa

Tân Cương: Lời kêu gọi ngưng sử dụng ‘lao động cưỡng bức’

Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật trừng phạt quan chức TQ vụ người Uighur

Ngoài việc báo cáo về những người Tây Tạng trong thành phố, ông này còn cho phép lãnh sự quán tiếp cận với các quan chức cấp cao của Sở Cảnh sát New York thông qua lời mời tham dự các sự kiện chính thức.

Angwang nói với quản lý chính thức người Trung Quốc rằng ông ta muốn được thăng chức trong Sở cảnh sát New York để có thể hỗ trợ Trung Quốc và mang lại “vinh quang” cho đất nước, tài liệu của tòa án cho biết.

Angwang cũng bị cáo buộc phạm tội lừa đảo trực tuyến, khai gian, và cản trở tố tụng.

Các tài liệu của tòa án cho biết ông ta đã nhận được “nhiều chuyển khoản điện tử đáng kể từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Theo các tài liệu, cha ông này là một quân nhân đã nghỉ hưu và là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mẹ ông ta cũng là một đảng viên và một cựu quan chức chính phủ.

“Như cáo buộc trong đơn khiếu nại liên bang này, Baimadajie Angwang đã vi phạm mọi lời thề mà ông ta đã tuyên bố ở đất nước này. Một đối với Hoa Kỳ, một đối với Quân đội Hoa Kỳ, và một đối với Sở Cảnh sát”, Ủy viên Sở Cảnh sát New York, ông Dermot F Shea, cho biết trong một tuyên bố.

Tây Tạng, một vùng đất xa xôi nơi tôn giáo chính là Phật giáo, được quản lý như một khu vực tự trị của Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng khu vực này đã phát triển đáng kể dưới sự cai trị của họ.

Nhưng các nhóm nhân quyền cho rằng Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền, cáo buộc Bắc Kinh đàn áp chính trị và tôn giáo – điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54245015

 

Miltary Review:

Hoa Kỳ nên thiết lập căn cứ quân sự tại Đài Loan

Lục Du

Một bài viết trên tạp chí Miltary Review, trực thuộc Quân đội Hoa Kỳ, đã đưa ra đề xuất rằng Mỹ nên thiết lập một căn cứ quân sự ở Đài Loan.

Trong ấn bản tháng 9-10 của Miltary Review, tác giả Walker D. Mills thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đề nghị rằng Hoa Kỳ nên xem xét việc bố trí các đơn vị quân đội ở Đài Loan để ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào quốc đảo này.

Ông Walker cho rằng điều này là cần thiết để làm rõ lập trường của chính phủ Mỹ và cũng là để tránh các sai lầm với Trung Quốc.

Đại úy Walker nói rằng Bắc Kinh rất khó đoán định và Hoa Kỳ đã từng sai lầm trong Chiến tranh Triều Tiên khi dự đoán quân đội Trung Quốc sẽ không trực tiếp tham dự.

Tác giả của bài viết trên Miltary Review lập luận rằng vì Mỹ-Đài cắt đứt quan hệ chính thức từ năm 1979 nên mối liên kết giữa hai bên ở thời điểm hiện tại không rõ ràng, do vậy cam kết bảo vệ hòn đảo của Hoa Kỳ đã bị hạ thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho quân đội Trung Quốc mở một cuộc tấn công Đài Loan.

Vì thế ông Walker đề nghị: Mỹ nên thiết lập lại các căn cứ quân sự ở Đài Loan để chấm dứt tình trạng mơ hồ và đặt ra ranh giới đỏ rõ ràng cho chính quyền Trung Quốc.

Ông Walker nhận định, nếu quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Đài Loan, Bắc Kinh sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc tấn công hòn đảo, vì nếu chính quyền Trung Quốc liều lĩnh có thể sẽ khiến họ vướng vào một cuộc chiến kéo dài.

Đại úy Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đưa thêm đánh giá rằng, việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc đảo cũng cho thấy một điều rõ ràng: Hoa Kỳ “sẽ bảo vệ Đài Loan theo những điều kiện cụ thể nhất”.

Theo Taiwan News

https://www.dkn.tv/the-gioi/miltary-review-hoa-ky-nen-thiet-lap-can-cu-quan-su-tai-dai-loan.html

 

Ông Trump và Trung Quốc tranh cãi

về ‘quyền kiểm soát’ trong thương vụ TikTok

Thanh Hải

Ông Trump đe dọa sẽ chặn thỏa thuận trừ khi Oracle và Walmart nắm quyền kiểm soát toàn bộ TikTok.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai (21/9) cho biết ông sẽ không chấp thuận một thỏa thuận giữa Oracle và TikTok trừ khi các chủ sở hữu Mỹ giành được quyền kiểm soát đa số trong ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc này.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ không ủng hộ thỏa thuận này nếu chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance vẫn giữ quyền kiểm soát TikTok.

ByteDance “sẽ không được kiểm soát ứng dụng này, và nếu họ làm vậy, chúng tôi sẽ không thực hiện thỏa thuận”, ông Trump cho hay.

“Họ sẽ mua nó,” ông Trump nói khi nhắc đến Oracle và Walmart. “Họ sẽ có toàn quyền kiểm soát nó. Họ sẽ có quyền kiểm soát đa số. Và nếu chúng tôi nhận thấy họ không có toàn quyền kiểm soát, thì chúng tôi sẽ không thông qua thỏa thuận ”.

Ông Trump cũng cho biết ông dự kiến ​​ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ bị thu nhỏ khi TikTok Global – một doanh nghiệp mới thành lập tại Mỹ sẽ kiểm soát phần lớn hoạt động kinh doanh của ứng dụng này trên toàn cầu – chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Quá trình chào bán đã bắt đầu.

Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi Bytedance Oracle và Walmart gần đây đã có các tuyên bố trái ngược đối với quyền kiểm soát TikTok Global.

ByteDance cho biết hôm thứ Hai rằng họ sẽ sở hữu 80% TikTok Global và TikToK GLobal sẽ trở thành công ty con của Tập đoàn Trung Quốc này. Đây là một thách thức rõ ràng đối với quan điểm cho rằng doanh nghiệp mới thành lập này sẽ thuộc quyền kiểm soát của phía Mỹ, theo Reuters.

Nhà điều hành TikTok hiện tại đã công khai một tuyên bố nhấn mạnh quyền quản lý của phía Trung Quốc đối với TikTok Global, lưu ý rằng hội đồng quản trị công ty mới sẽ bao gồm người sáng lập ByteDance Trương Nhất Minh và các giám đốc hiện tại của ByteDance, bên cạnh sự gia nhập của Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon.

Về phía Mỹ, Oracle và Walmart đã đồng ý nắm giữ cổ phần lần lượt là 12,5% và 7,5% tại TikTok Global, hôm thứ Bảy (19/9) cho biết phần lớn quyền sở hữu TikTok sẽ nằm trong tay người Mỹ. Hôm thứ Hai, Oracle cho biết quyền sở hữu TikTok của ByteDance sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư của ByteDance và rằng công ty có trụ sở tại Bắc Kinh sẽ không có cổ phần trong TikTok Global.

Một tuyên bố hôm thứ Bảy của Oracle và Walmart cho biết bốn trong số năm thành viên hội đồng quản trị của TikTok Global sẽ là người Mỹ. Hãng tin tài chính Trung Quốc Caixin đưa tin đơn vị này sẽ được kiểm soát bởi “một hội đồng quản trị người Mỹ từ Sequoia Capital và Walmart”, trích dẫn một nguồn tin trong cuộc.

Ngay sau bình luận hôm thứ Hai của Tổng thống Trump, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu (Global Times) trực thuộc nhà nước Trung Quốc, đã đăng trên Twitter cá nhân rằng Bắc Kinh có thể sẽ từ chối thỏa thuận “vì thỏa thuận sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, lợi ích và phẩm giá của Trung Quốc”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-de-doa-huy-thoa-thuan-voi-tiktok-neu-phia-my-khong-nam-quyen-kiem-soat-toan-bo.html

 

Mỹ đang nỗ lực kéo Bangladesh

ra khỏi vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh

Lục Du

Trong những tuần gần đây Hoa Kỳ đang nỗ lực thuyết phục Bangladesh mua thêm khí tài quân sự của mình nhằm không để quốc gia Nam Á này rơi vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi đầu tháng đã gọi điện cho Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đề xuất rằng Hoa Kỳ sẽ giúp quân đội nước này đạt được tiêu chuẩn hiện đại hóa vào năm 2030.

Vào năm ngoái, Bangladesh đã có các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ để hỏi mua các loại vũ khí quân sự tiên tiến như trực thăng Apache và tên lửa.

“Chúng tôi đang tìm cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác an ninh với Bangladesh, hai bên cùng có lợi, với sự tôn trọng đầy đủ đối với chủ quyền và sự độc lập trong hành động của Bangladesh”, bà Laura Stone, quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, viết trong một email trả lời các câu hỏi của Nikkei. “Chúng tôi sẵn sàng trở thành đối tác được lựa chọn của Bangladesh trong việc cung cấp các mặt hàng quốc phòng”.

Bangladesh đã mua của Mỹ nhiều vũ khí hơn kể từ những năm 1990. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới 2019 nước này đã chi 110 triệu USD để mua vũ khí Hoa Kỳ. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với 2,59 tỷ USD tiền vũ khí mà nước này mua của Trung Quốc kể từ năm 2010, theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm.

Giáo sư chuyên ngành khoa học chính tri tại Đại học Bang Illinois, Ali Riaz, nói rằng việc Bộ trưởng Esper gọi điện cho Thủ tướng Bangladesh vào một thời điểm “rất quan trọng” vì mối quan hệ giữa Dhaka và Bắc Kinh đang ấm lên.

Bắc Kinh đang lấy lòng Bangladesh bằng nhiều cách, nhất là trong đại dịch Covid, chính quyền Trung Quốc đã gửi đồ bảo hộ và cử chuyên gia tới trợ giúp quốc gia Nam Á chống dịch.

Lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc gần đây cũng đã dỡ bỏ thuế quan đối với 97% hàng hóa nhập khẩu của Bangladesh sau khi hưa hẹn xây dựng nhà ga sân bay trị giá 250 triệu USD cho nước này ở thành phố Sylhet, giáp với Ấn Độ.

Ngoại giao quốc phòng là một phần trong chiến lược xây dựng một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do cởi mở. Vào tháng 6/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố báo cáo đầu tiên về chiến lược này, trong đó công nhận Bangladesh là “đối tác mới nổi”, cùng với những quốc gia ở Nam Á khác như Sri Lanka, Nepal và Maldives.

“Tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương của chúng tôi bắt nguồn từ thực tế rằng Hoa Kỳ, giống như Bangladesh, là một quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Bà Stone nói với Nikkei. “An ninh hàng hải và khu vực Nam Á đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở, hòa bình và thịnh vượng vì lợi ích của tất cả các quốc gia, đó là lý do tại sao chúng tôi ưu tiên các nỗ lực thúc đẩy an ninh”.

Mỹ và Bangladesh đã hợp tác về an ninh trong nhiều lĩnh vực, từ chống khủng bố đến gìn giữ hòa bình, theo một kế hoạch được thực hiện từ năm 2005. Washington cũng đã hỗ trợ thêm 60 triệu USD để giúp Bangladesh bảo vệ an ninh hàng hải và giải quyết các vấn đề khác.

Theo Nikkei

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-dang-no-luc-keo-bangladesh-ra-khoi-vung-anh-huong-cua-bac-kinh.html

 

TT Trump: Yêu cầu điều chỉnh

giá trị đồng đôla Mỹ của ông bị cấp dưới bác

Tổng Thống Mỹ Donald Trump hôm 21/9 nói rằng các giới chức thuộc quyền ông đã khước từ đề nghị của ông muốn điều chỉnh tỷ giá đồng đôla để đáp trả các hành vi thao túng tiền tệ liên tục của Trung Quốc với đồng nguyên.

Phát biểu trước hàng ngàn ủng hộ viên tại cuộc tập họp chính trị ở Dayton, bang Ohio, ông Trump nói các chính sách của ông bảo vệ công ăn việc làm tại các bang chiến trường sau nhiều năm các chính phủ tiền nhiệm bất động, không thách thức các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên các thị trường quốc tế.

Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng Thống Trump nói:

“Tôi nói với người của tôi ‘Tại sao chúng ta không tác động tới đồng đô la một chút?” Nhưng họ bác đề nghị đó, họ nói “thưa Tổng thống, chúng ta không làm như vậy được, đồng đôla Mỹ phải được thả nổi một cách tự nhiên.”

Đang vận động để giành thêm một nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2, ông Trump lặp lại lời cáo buộc mà Trung Quốc gạt bỏ, nói rằng Bắc Kinh “cố ý thay đổi giá trị đồng nhân dân tệ để hưởng lợi thế cạnh tranh” một cách bất công trên các thị trường quốc tế.

Tổng Thống Trump không cho biết thêm chi tiết về cuộc trao đổi khi ông đề nghị can thiệp vào giá trị đồng đôla Mỹ, và Bộ Tài chính không đưa ra bình luận nào trong thời gian dẫn tới việc công bố phúc trình bán niên về tiền tệ trong mấy tuần tới.

Như đa số các nền kinh tế trên thế giới, Hoa Kỳ thả nổi đơn vị tiền tệ của mình, cho phép giá trị đồng đôla được định đoạt bởi cung cầu trên các thị trường ngoại hối.

Vào tháng 5 năm nay, ông Trump lên tiếng ủng hộ một ‘đồng đôla mạnh hơn’ sau nhiều năm chỉ trích sức mạnh tương đối của đồng đôla Mỹ như một yếu tố phương hại tới tính cạnh tranh của Hoa Kỳ trên thương trường quốc tế.

Tháng 1 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ ngưng định danh Trung Quốc là ‘nước thao túng tiền tệ’, vài ngày sau khi các quan chức hai nước ký Giai đoạn 1 của một thỏa thuận thương mại, viện lẽ Bắc Kinh đã đồng ý tự chế trong việc phá giá đồng nguyên.

Hồi tháng 8/2019, Washington bất ngờ dán nhãn cho Bắc Kinh là ‘nước thao túng tiền tệ’ trong bối cảnh căng thẳng đang tăng cao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-yeu-cau-dieu-chinh-gia-tri-dong-dola-my-cua-trump-bi-cap-duoi-bac/5593215.html

 

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh Anh, Pháp, Đức

phản đối yêu sách của TQ ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào chiều thứ Hai 21/9 bày tỏ rằng ông hoan nghênh việc ba cường quốc chủ chốt ở châu Âu bác bỏ các tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trên một tài khoản Twitter của chính phủ Mỹ và mang tên ông, Ngoại trưởng Pompeo viết: “Chúng tôi hoan nghênh việc Anh, Đức và Pháp bác bỏ tại Liên Hiệp Quốc các yêu sách hàng hải trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc quốc tế. Chúng tôi đứng cùng với các đồng minh trong việc bác bỏ lối suy nghĩ cho rằng ‘có sức mạnh thì có lẽ phải’”.

Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi 3 cường quốc châu Âu gửi một công hàm chung tới Liên Hiệp Quốc hôm 16/9, trong đó nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Công hàm chung của Anh, Đức và Pháp nhấn mạnh rằng quan điểm của họ cũng đã được khẳng định trong phán quyết hồi năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye, trong đó tuyên rằng Philippines thắng kiện và bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc.

Ba nước châu Âu lưu ý đến tầm quan trọng của các quyền tự do không bị cản trở trên biển khơi, nhất là tự do hàng hải và tự do bay bên trên vùng biển, cũng như quyền được qua lại vô hại, được quy định trong UNCLOS, bao hàm cả Biển Đông.

Vẫn công hàm của Anh, Đức và Pháp khẳng định quan điểm rằng mọi tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc, quy định, quy trình và biện pháp được đề ra trong UNCLOS.

Cho đến thời điểm bản tin này được đăng, Việt Nam chưa đưa ra phản ứng nào về cả công hàm của 3 nước châu Âu lẫn ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo trên Twitter.

Trung Quốc lâu nay tuyên bố chủ quyền về hầu hết diện tích Biển Đông, nói rằng họ “có quyền theo lịch sử”, và thường đưa ra cái gọi là “đường 9 đoạn” trên bản đồ Biển Đông, mà nhiều người Việt Nam xem là “đường lưỡi bò” xâm phạm vào chủ quyền biển của Việt Nam.

Ngoài Trung Quốc và Việt Nam là hai bên tranh chấp chính, Biển Đông với những tuyến đường thủy trọng yếu đi qua còn có những bên tranh chấp khác là Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Như VOA đã đưa tin, hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Việt Nam hôm 9/9 cùng nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á.

Tại sự kiện trực tuyến do Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhắc lại rằng “Hoa Kỳ, cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, coi tuyên bố [chủ quyền] lãnh hải rộng khắp của Bắc Kinh ở Biển Đông là phi pháp”.

Trong khi đó, ông Phạm Bình Minh đề nghị các bên “đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình” ở Biển Đông.

Về phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói rằng Hoa Kỳ “trực tiếp can thiệp vào tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] vì các mục đích chính trị riêng”, đồng thời cho rằng Mỹ là “động lực lớn nhất cho quân sự hóa ở khu vực”.

Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc “gia tăng việc bắt nạt các nước láng giềng” mà ông nói là “thể hiện rõ ở Biển Đông”.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-hoan-nghenh-anh-phap-duc-phan-doi-yeu-sach-cua-tq-o-bien-dong/5592975.html

 

Tối cao Pháp viện Mỹ:

Ông Trump sắp nêu tên ứng viên thẩm phán

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ nêu tên ứng viên của mình cho ghế thẩm phán Tòa án Tối cao vào cuối tuần, đồng thời kêu gọi Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát xác nhận lựa chọn của ông trước khi có cuộc bầu cử tổng thống.

Kế hoạch này đã khởi động một cuộc chiến gay cấn trước cuộc bỏ phiếu ngày 3 tháng 11.

Ông Trump muốn thay bà Ruth Bader Ginsburg, một người theo đường lối cấp tiến, đã qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 87, bằng một người bảo thủ.

Ông dường như đã nhận được đủ sự ủng hộ tại Thượng viện.

Điều này sẽ củng cố đa số nghiêng về cánh hữu trong tòa án cao nhất của Hoa Kỳ, nơi các thẩm phán phục vụ suốt đời hoặc cho đến khi họ tự quyết định nghỉ hưu.

Sự cân bằng tư tưởng của tòa án 9 thành viên là rất quan trọng đối với các phán quyết của tòa án về các vấn đề quan trọng nhất trong luật pháp Hoa Kỳ, với các quyết định được đưa ra trong những năm gần đây về nhập cư, phát thải carbon và hôn nhân đồng tính.

Phe Dân chủ đã chỉ trích kế hoạch của ông Trump, trong đó ứng viên tổng thống Joe Biden coi đây là một “sự lạm quyền”.

Trong khi đó, bà Ginsburg sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử có nghi thức Quốc tang vào thứ Sáu tuần này.

Sau khi bà qua đời vì bệnh ung thư, người dân cả nước đã bày tỏ lòng kính trọng đối với bà, nhà nữ quyền nổi tiếng, người đã phục vụ trong tòa này trong suốt 27 năm.

Bước tiếp theo việc đề cử là gì?

Hôm thứ Hai, ông Trump nói rằng ông “có nghĩa vụ theo hiến pháp” để đề cử ai đó vào Tòa án Tối cao.

“Chúng tôi đang xem xét năm luật gia tài giỏi … những người phụ nữ phi thường về mọi mặt. Ý tôi là, thành thật mà nói, đó có thể là bất kỳ ai trong số họ, và chúng tôi sẽ công bố điều đó vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy,” ông nói với những ủng hộ viên ở Ohio.

Tổng thống trước đó đã có cuộc gặp riêng tại Nhà Trắng với ứng cử viên tiềm năng Amy Coney Barrett, một thẩm phán tòa phúc thẩm, người được những người bảo thủ chống phá thai hậu thuẫn.

Một khi tổng thống chỉ định một ứng viên, nhiệm vụ của Thượng viện là bỏ phiếu xem có xác nhận họ hay không. Ủy ban Tư pháp sẽ xem xét sự lựa chọn trước tiên, và sau đó bỏ phiếu để đưa người được đề cử ra để bỏ phiếu đầy đủ.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu xác nhận trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cáo buộc ông là đạo đức giả.

Sau cái chết của thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia vào năm 2016, ông McConnell đã từ chối tổ chức một cuộc bỏ phiếu để xác nhận một ứng cử viên được Tổng thống Barack Obama, một đảng viên Dân chủ, đề cử.

Ông Obama đã đề cử Merrick Garland vào tháng Hai năm đó – chín tháng trước cuộc bầu cử – nhưng ông McConnell lập luận rằng các thẩm phán của Tòa án Tối cao không nên được thông qua trong năm có bầu cử.

Tuy nhiên, lần này, với một tổng thống cùng đảng, lãnh đạo Thượng viện cho biết vì Thượng viện và Nhà Trắng đều do đảng Cộng hòa nắm giữ, không giống như năm 2016, nên việc đề cử sẽ được tiến hành.

Biden: Kế hoạch của Trump về Tối cao pháp viện là ‘lạm quyền’

Các ứng cử viên của Tòa án Tối cao vốn cần 60 phiếu bầu tại Thượng viện để được chấp thuận. Nhưng vào năm 2017, ông McConnell đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu để thay đổi các quy tắc, do đó những người được đề cử sẽ cần đa số phiếu bầu là 51 trong Thượng viện 100 ghế. Điều này cho phép các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đẩy mạnh việc xác nhận ứng viên của ông Trump là Neil Gorsuch.

Đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số 53-47 trong thượng viện.

Kế hoạch bổ nhiệm thẩm phán của tổng thống đã có đà vào thứ Hai sau khi hai thượng nghị sĩ của đảng của ông vốn được theo dõi sát sao, là Cory Gardner ở Colorado và Charles Grassley ở Iowa, tỏ ý rằng họ ủng hộ việc xác nhận này.

Sự ủng hộ của họ có thể mang lại cho đảng Cộng hòa 50 phiếu bầu mà họ cần để xác nhận một thẩm phán, do Phó Tổng thống Mike Pence nếu cần thì có thể bỏ phiếu nếu hai bên ngang nhau.

Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện đầy quyền lực của đảng Cộng hòa, cho biết hôm thứ Hai rằng ông sẽ “chủ động trong việc đảm bảo rằng ứng cử viên được đề cử của Tổng thống Trump có một phiên điều trần, [và] được đưa ra Thượng viện Hoa Kỳ để bỏ phiếu”.

Mitt Romney, ở Utah, vẫn chưa quyết định. Susan Collins ở Maine và Lisa Murkowski ở Alaska đã ủng hộ việc hoãn bỏ phiếu.

‘Ứng viên Tối cao Pháp viện thay bà Ginsburg sẽ là nữ’

Bà Collins cho biết bà “không phản đối” quá trình xem xét một ứng cử viên bắt đầu từ bây giờ, nhưng bà không tin rằng Thượng viện nên bỏ phiếu về ứng cử viên trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Bà Collins đang phải đối mặt với một cuộc tái tranh cử khó khăn trong năm nay.

Bà Murkowski cho biết bà “không ủng hộ việc đề cử 8 tháng trước cuộc bầu cử năm 2016″ và tin rằng “tiêu chuẩn tương tự phải được áp dụng” ngay lúc này.

Ngay cả khi đảng Cộng hòa mất đa số tại Thượng viện vào ngày 3 tháng 11, Quốc hội mới sẽ không nhậm chức cho đến ngày 3 tháng 1, điều này sẽ cho các thượng nghị sĩ hiện tại có thời gian xác nhận lựa chọn của ông Trump.

Nếu người được đề cử không được xác nhận vào ngày 20 tháng 1, là Ngày Nhậm chức, thì ai là tổng thống sẽ đề cử lại ứng viên.

Mất bao lâu để xác nhận một thẩm phán Tòa án Tối cao?

Thông thường, quá trình dài hàng tháng để đi từ lựa chọn đến xác nhận – nhưng không có quy tắc nào liên quan đến khung thời gian này.

Kể từ năm 1975, trung bình mất khoảng 70 ngày. Lần này, cuộc bầu chọn chỉ còn vài tuần nữa.

Lần cuối cùng các nhà lập pháp hoàn tất việc xác nhận nhanh chóng này là cho sự lựa chọn của chính Ginsburg vào năm 1993. Bà khi ấy đã được chấp thuận sau 42 ngày.

Giới ủng hộ thẩm phán Ginsburg đẩy quỹ tranh cử Biden vượt mặt Trump

Rủi ro nào?

Tòa án cấp cao nhất ở Hoa Kỳ thường là tòa án có phán quyết cuối cùng về các luật có tính tranh chấp cao, các tranh chấp giữa các bang và chính phủ liên bang.

Trong những năm gần đây, tòa án đã cho phép mở rộng hôn nhân đồng tính đến tất cả 50 tiểu bang, duy trì lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump đối với một số quốc gia đông người Hồi giáo và trì hoãn kế hoạch cắt giảm khí thải carbon của Mỹ.

Tòa này cũng xử lý các vấn đề về quyền sinh sản như phá thai – một vấn đề bầu cử gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là đối với một trong những khu vực bầu cử quan trọng của Đảng Cộng hòa của ông Trump. Những người phản đối việc phá thai đã kêu gọi đảo ngược các biện pháp bảo vệ phá thai, và việc bổ nhiệm các thẩm phán đồng cảm với quan điểm này là một trong những nỗ lực để tái đắc cử của ông Trump.

Clara Spera, cháu gái của bà Ginsburg, tiết lộ rằng mong muốn của thẩm phán quá cố khi hấp hối là sẽ không được thay thế cho đến sau cuộc bầu cử. Bà Spera nói với BBC World Service: “Bà ấy lo lắng về đất nước này và về tòa án mà bà ấy đã phục vụ không biết mệt mỏi trong hơn 27 năm.

“Tôi nghĩ rằng bà sẽ rất vui mừng khi biết rằng có rất nhiều người tin rằng chúng tôi cần phải trở lại trật tự và chuẩn mực, đồng ý và muốn thực hiện mong muốn nhiệt thành nhất của bà,” cô Spera nói.

Lễ Quốc tang cho bà Ginsburg sẽ được tổ chức vào thứ Sáu.

Thế kỷ của những phụ nữ mở đường trong chính trị Hoa Kỳ

Phản ứng là gì?

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đảng viên Dân chủ quyền lực nhất ở Washington, đề nghị bà có thể cố gắng tác động đến những gì xảy ra tiếp theo đối với việc xác nhận ứng viên này.

Bà Pelosi nói với New York Times rằng bà có “mũi tên trong bao của [bà], trong Hạ viện” nhưng sẽ không nói thêm chi tiết.

Hôm Chủ nhật, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cho biết ông Trump đã “nói rõ đây là quyền lực, thuần túy và đơn giản là vậy”.

Ông kêu gọi các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện “hãy làm theo lương tâm của mình, hãy để người dân nói, [và] làm nguội ngọn lửa đang nhấn chìm đất nước chúng ta”.

Trong buổi cầu nguyện cho thẩm phán Ginsburg vào tối Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã thu hút sự cổ vũ từ đám đông vì đã chỉ trích đảng Cộng hòa về việc đề cử ứng viên này.

Bà nói: “Mitch McConnell và tay sai của ông tin rằng họ có thể thông qua Tòa án Tối cao chỉ 45 ngày kể từ Ngày bầu cử. “Điều mà Mitch McConnell không hiểu là cuộc chiến này mới bắt đầu mà thôi.”

Các ứng cử viên hàng đầu là ai?

Barbara Lagoa: Một người Mỹ gốc Cuba của Tòa phúc thẩm Khu vực 11 có trụ sở tại Atlanta, bà là thẩm phán gốc Tây Ban Nha đầu tiên tại Tòa án tối cao Florida. Bà cũng là cựu công tố viên liên bang.

Amy Coney Barrett: Thành viên của Tòa phúc thẩm Khu vực 7 có trụ sở tại Chicago, bà được những người bảo thủ theo tôn giáo ủng hộ và được biết đến với quan điểm chống phá thai. Bà là một học giả pháp lý tại Trường Luật Notre Dame ở Indiana.

Kate Comerford Todd: Phó Cố vấn Nhà Trắng, được nhiều hỗ trợ bên trong Nhà Trắng. Từng là Phó chủ tịch cấp cao và Luật sư trưởng, Trung tâm Tranh tụng Phòng Thương mại Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54252473

 

Ai sẽ lên thay cố thẩm phán Ginsburg

tại Tối cao Pháp viện?

Tổng thống Donald Trump ngày 21/9 tuyên bố sẽ loan báo nhân vật ông chọn vào Tối cao Pháp viện vào cuối tuần này, nhanh chóng điền khuyết chiếc ghế trống sau khi thẩm phán cấp tiến Ruth Bader Ginsburg qua đời và củng cố thế đa số 6-3 thẩm phán bảo thủ trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11.

Ông Trump nói ông sẽ đề cử ứng viên vào ngày 25 hay 26/9 và kêu gọi Thượng viện hiện do Đảng Cộng hòa kiểm soát bỏ phiếu chuẩn thuận trước ngày bầu cử.

Ông Trump từng nhắc đến một số ứng viên khả dĩ như Thẩm phán Amy Coney Brett tại tòa phúc thẩm liên bang khu vực 7 ở Chicago và thẩm phán Barbara Lagoa của tòa phúc thẩm liên bang khu vực 11 ở Atlanta. Ông là người bổ nhiệm hai vị này vào chức vụ hiện nay.

Tổng thống nói ông đang cứu xét “rất nghiêm chỉnh” 5 ứng viên.

Thẩm phán Ginsburg qua đời hôm 18/9 vì biến chứng ung thư tụy tạng, thọ 87 tuổi.

Tới nay, Tổng thống Trump từng đề cử hai thẩm phán bảo thủ vào Tòa tối cao là ông Neil Gorsuch và ông Brett Kavanaugh.

https://www.voatiengviet.com/a/ai-s%E1%BA%BD-l%C3%AAn-thay-c%E1%BB%91-th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-ginsburg-t%E1%BA%A1i-t%E1%BB%91i-cao-ph%C3%A1p-vi%E1%BB%87n-/5592737.html

 

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Thanh Hà

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Vậy Nvidia có lợi gì khi mua lại ARM ?

Đang dẫn đầu thị trường họa đồ GPU cho máy tính điện tử, không có Nvidia không thể có hình ảnh trên máy tính, điện thoại và cũng không thể có các trò chơi điện tử. Công ty Mỹ có trụ sở tại Santa Clara bang California này đang kiểm soát đến 80 % thị phần trên thế giới nhờ là một trong những tên tuổi hiếm hoi có thể xử lý cùng lúc “hàng tỷ dữ liệu”.

Nhưng Nvidia nhìn xa hơn nữa và trông thấy những lợi thế một khi làm chủ được ARM : thứ nhất, củng cố thêm thế thượng phong trong hai lĩnh vực khác đó là trí thông minh nhân tạo (AI) và các data center tức là những trung tâm lưu trữ và xử ký các dữ liệu cho khách hàng, thứ hai, hãng Anh sẽ là một loại “vũ khí” giúp Nvidia qua mặt luôn cả một số đối thủ Mỹ như Intel hay AMD.

ARM vũ khí hay cánh tay nối dài của Mỹ

Lý do thứ nhì để chú ý đến vụ tập đoàn thiết kế bọ điện tử Anh một lần nữa đổi chủ là nhà đầu tư Nhật Bản Softbank không can thiệp vào các hoạt động vào chiến lược phát triển hay chính sách thương mại của ARM. Với Nvidia thì khác. Trả lời RFI Việt Ngữ chuyên gia về công nghệ mới Julien Nocetti, cộng tác viên Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, giảng dậy tại trường quân sự Saint-Cyr Coëtquidan giải thích về khác biệt giữa Softbank và Nvidia khi cùng muốn làm chủ ARM :

Julien Nocetti : “ARM là một trong những tập đoàn có giá trị cuối cùng của Anh Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ mới. Tới nay công ty này vẫn trụ lại được trên vương quốc Anh cho dù đã bị tập đoàn Softbank của Nhật mua lại 100 % vốn từ năm 2016. Trong bốn năm qua tập đoàn Anh này vẫn làm chủ công nghệ của mình, vẫn giữ được công việc làm cho người Anh. Việc hãng của Mỹ Nvidia mua lại là một bước ngoặt quan trọng. Công nghệ ARM đang có trong nay mai sẽ bị dời sang Hoa Kỳ hay sang một quốc gia thứ ba nào đó, theo tôi là điều khó tránh khỏi. Ít nhất là một phần các hoạt động của ARM sẽ bị ảnh hưởng. Từ các nguồn nhân lực của ARM đến kỹ thuật rất cá biệt của công ty này đều do Mỹ kiểm soát. Đây thực sự là một mối đe dọa đến sự tự chủ về công nghệ của Vương Quốc Anh nói riêng, của châu Âu nói chung. Điều mâu thuẫn ở đây là chính phủ Anh đã phản ứng rất muộn màng. Luân Đôn gần như thờ ơ khi Nvidia bắt đầu thông báo kế hoạch mua lại ARM từ hồi tháng 7 vừa qua. Phải đợi đến khi ván gần như đã đóng thuyền thì chính giới và báo chí mới quan tâm đến hồ sơ nhậy cảm này. Điều đó thể hiện sự thờ ơ và chậm trễ của toàn châu Âu trong lĩnh vực công nghệ cao”.

Thất bại ê chề của châu Âu

Lý do thứ ba vụ ARM – Nvidia gây chú ý liên quan đến tính độc lập của châu Âu với Hoa Kỳ. Tập đoàn Mỹ trong tay chủ tịch tổng giám đốc Jen Hsun Huang tuy cam kết duy trì mô hình phát triển của ARM, và nhất là sẽ “tiếp tục đối xử một cách bình đẳng để phục vụ tất cả các khách hàng”, “duy trì các cơ sở và trung tâm nghiên cứu của ARM tại Cambridge”. Nhưng không có gì bảo đảm rằng Nvidia sẽ không giữ một số công nghệ của ARM cho riêng mình để thống lĩnh công nghệ AI hay quản lý dữ liệu. Đó là chưa kể kinh nghiệm cho thấy những hứa hẹn ban đầu từ phía các công ty muốn thâu tóm đối phương thường xuyên thường là “lời nói gió bay”.

Chính đồng sáng lập viên ARM, Hermann Hauser đã lên tuyến đầu chống lại kế hoạch bán tập đoàn công nghệ bán dẫn uy tín nhất của vương quốc Anh cho Nvidia. Ông báo trước một “thảm họa” đối với nhân viên ARM và nhất là với ảnh hưởng của vương quốc Anh trong thế giới công nghệ mới. Chuyên gia Julien Nocetti xem thương vụ này là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy cả Luân Đôn lẫn Bruxelles đều đang đầu hàng trên mặt trận công nghệ cao, tự đặt mình vào thế “chư hầu” của Mỹ :

Julien Nocetti : “Chủ quyền về mặt công nghệ của châu Âu thực ra đã gặp trở ngại ngay từ đầu. Vố này chỉ là một đòn mới tấn thêm vào tham vọng đó của châu Âu mà thôi. Chúng ta biết rằng giới lãnh đạo châu Âu, Ủy Ban Châu Âu, liên tục nói tới một chiến lược tự chủ về mặt kỹ thuật số, về công nghệ cao … Nhưng rõ ràng lời nói không đi đôi với việc làm. Về mặt công nghiệp, kinh tế, chính trị và chiến lược, đây thực sự là một thất bại. Ngay cả về mặt biểu tượng, đây cũng là một thất bại ê chề. ARM là một con chim đầu đàn trong một lĩnh vực rất đặc biệt nhậy cảm liên quan đến chip điện tử, đến công nghệ bán dẫn. Với cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi nhẽ ra đó phải là một bài học thức tỉnh châu Âu. Chúng ta thấy công nghệ bán dẫn mang tính chất chiến lược cao độ và tương lai mạng 5G tùy thuộc vào những sản phẩm này tới mức độ nào. Vậy mà châu Âu vẫn để ARM lọt vào tay Mỹ. Nvidia mua lại tập đoàn của Anh sẽ cho phép Hoa Kỳ cầm dao đằng chuôi về mặt địa chính trị, địa chiến lược và giờ đây là cả về địa-kinh tế nữa. Washington chận trước các nước cờ của các tập đoàn Trung Quốc, đồng thời thách thức luôn cả châu Âu”.

Đồng sáng lập viên ARM Hermann Hauser, một tiếng nói có uy tín tại vương quốc Anh, trong một bản kiến nghị kêu gọi chính quyền của thủ tướng Boris Johnson can thiệp bởi viễn cảnh Nvidia dời cơ sở của ARM sang Hoa Kỳ là điều “không tránh khỏi”. Luân Đôn “sẽ tính sao nếu như mỗi khi ARM ký hợp đồng với khách hàng đều phải hỏi ý Washington trước đã ?”

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, về công nghệ Mỹ-Trung hiện nay, “thế trung lập” của ARM có còn được bảo đảm khi đã thuộc về Mỹ ? Đó là chưa kể  một khi thủ tục hoàn tất, Hoa Kỳ sẽ độc quyền kiểm soát ba hãng lớn nhất trên thế giới trong ngành công nghệ bán dẫn : Nvidia, AMD và Intel.

Chuyên gia Julien Nocetti trông thấy trước hậu quả tương lai từ việc ARM đổi chủ :

Julien Nocettti : ”Hậu quả về ngắn và trung hạn theo tôi sẽ hết sức lớn. Thương vụ này cộng thêm với những tuyên bố đột ngột và thô bạo của tổng thống Trump là một đòn đau tấn vào dây chuyền cung ứng toàn cầu. Mỹ ngày càng khẳng định logic đối đầu giữa một bên là công nghệ của Hoa Kỳ và bên kia là công nghệ của Trung Quốc. Rõ ràng là Mỹ đi theo chủ trương bảo hộ và khái niệm « địa – kinh tế » đang hình thành. Nhà Trắng có một tầm nhìn về lâu về dài, không chỉ để nhắm vào Trung Quốc mà để triệt hạ luôn cả các đối thủ tiềm tàng khác của Hoa Kỳ, cho dù là tổng thống Trump thường có những tuyên bố đôi khi trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Lập luận bảo vệ công việc làm cho 6.700 nhân viên ARM trên lãnh thổ Anh hay lá bài “chủ quyền quốc gia về mặt công nghệ cao” không có sức thuyết phục bằng 40 tỷ đô la Nvidia chịu xuất hầu bao để mua lại công ty bán dẫn số 1 này của Anh Quốc.

Thêm vào đó Julien Nocetti lưu ý ngay cả chính phủ Anh cũng khó có thể ngăn chận thương vụ giữa ARM- Nvidia và Softbank bỏi vì ARM là một công ty tư nhân, vốn lại thuộc về một ông chủ Nhật Bản và bên mua vào là Mỹ.

Rõ ràng là Mỹ đã có chính sách rất bài bản về giữ thế thượng phong trên tất cả mọi phương diện, mà ở đây là về mặt công nghệ cao. Trong khi đó thì châu Âu tuy nói rất nhiều về tham vọng “tự chủ về kỹ thuật số” nhưng cả Luân Đôn lẫn Bruxelles đều đã để một trong những công ty hàng đầu của mình lọt về tay Hoa Kỳ.

Đành rằng Anh Quốc và châu Âu đang bị dịch Covid-19 chi phối và số tiền 40 tỷ đô la là rất lớn, hiếm một công ty hay một quỹ đầu tư nào tại Lục Địa Già dễ dàng bỏ ra. Thế nhưng vào lúc Liên Âu bơm thêm hàng ngàn tỷ euro để kích cầu khắc phục hậu quả virus corona gây nên, khó có thể tin rằng, châu Âu không có phương tiện tài chính để giữ ARM trong tầm kiểm soát của mình. Giải thích duy nhất về chiến lược của Liên Âu trong lĩnh vực công nghệ mới được giới trong ngành đưa ra là các nhà lãnh đạo châu Âu “bị cận thị” và đã không rút tỉa được bài học nào từ các đòn Washignton đang tấn vào Hoa Vi hay ZTE, từ thế áp đảo tuyệt đối của các đại tập đoàn Mỹ GAFAM.

https://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200922-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-cao-arm-v%C5%A9-kh%C3%AD-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-hoa-k%E1%BB%B3

 

CDC cho biết họ đăng sai hướng dẫn

nói rằng coronavirus lây lan trong không khí

và di chuyển xa hơn 6 feet

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC hôm thứ Hai cho biết họ đã đăng sai hướng dẫn nói rằng coronavirus lây lan qua không khí và di chuyển xa hơn 6 feet.

Trong khi đó thì hôm thứ sáu (18 tháng 9), CDC lại cập nhật hướng dẫn trên trang web của họ, cho biết coronavirus có thể lây lan “qua các giọt bắn hoặc các vi hạt thông qua đường hô hấp” ngay chỉ khi người bệnh chỉ hít thở.

CDC vẫn cho biết cách thức Covid-19 lây lan phổ biến nhất vẫn là thông qua những người tiếp xúc gần gũi với nhau. CDC cũng bổ sung các biện pháp mới để bảo vệ cá nhân và những người khác. Họ vẫn khuyến khích mọi người giữ khoảng cách ít nhất 6 feet bất cứ khi nào có thể, tiếp tục hướng dẫn mọi người đeo khẩu trang và thường xuyên vệ sinh khử trùng. Tuy nhiên, hiện tại CDC đang khuyến khích mọi người nên ở nhà và cách ly khi bị bệnh.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã công bố báo cáo nêu chi tiết cách thức coronavirus có thể truyền từ người này sang người khác, bao gồm cả qua không khí trong một số tiến trình y tế nhất định và có thể qua không khí trong không gian đông người trong nhà. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cdc-cho-biet-ho-dang-sai-huong-dan-noi-rang-coronavirus-lay-lan-trong-khong-khi-va-di-chuyen-xa-hon-6-feet/

 

Covid-19: Số người chết vì dịch bệnh tại Mỹ

vượt mốc 200.000 ca

Trọng Nghĩa

Hoa Kỳ vào hôm nay 22/09/2020 lại phá thêm một kỷ lục thảm khốc: Số người chết vì dịch Covid-19 vượt qua mốc 200.000 ca.

Thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins tính đến hết ngày hôm qua còn ở mức mấp mé ngưỡng này, chính xác là 199.815 vào lúc 3 giờ GMT sáng nay, nhưng với tốc độ bình quân gần 1.000 trường hợp tử vong mỗi ngày trong thời gian gần đây, ngưỡng biểu tượng 200 ngàn người chết chắc chắn sẽ bị vượt vào hôm nay.

Theo hãng AFP, trên bảng tổng kết số tử vong vì Covid-19 trên thế giới, Mỹ vẫn đứng đầu, theo sau là Brazil (137.272 ca), Ấn Độ (87.882 ca), Mêhicô (73.493 ca) và Anh Quốc (41.759 ca).

Với gần 1.000 ca tử vong mỗi ngày, so với dân số, con số tử vong tại Mỹ cao gấp bốn lần tỷ lệ tử vong của châu Âu. Trong số hàng nghìn ca đó, người da đen và gốc Tây Ban Nha chiếm số đông (hơn một nửa số ca tử vong dưới 65 tuổi).

Pháp: Dịch Covid-19 tiếp tục đà lây lan

Còn tại Pháp, theo số liệu của bộ Y Tế, vào hôm qua, 21/09, trên toàn quốc đã có thêm 5.298 ca nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ. Con số này thấp hơn nhiều so với mức cao chót vót 13.500 ca hôm thứ Bảy 19/09 và 10.500 ca ngày 20/09.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus đã tăng lên 5,9%, cho thấy dịch Covid-19 tiếp tục đà tăng tốc tại Pháp. Phần đông các tỉnh tại Pháp đã lọt vào danh sách vùng đỏ do tình hình dịch bệnh xấu đi nhanh chóng, hàng loạt địa phương phải siết chặt quy định, với hy vọng kiềm chế được tốc độ lây lan của virus.

Trong bối cảnh đó, Ý vào hôm qua cho biết sẽ bắt buộc người đến từ Paris và nhiều vùng của Pháp cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona 72 tiếng đồng hồ trước khi vào Ý.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-covid-19-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-m%E1%BB%91c-200-000-ca

 

100.000 người Canada xuống đường giương cờ Mỹ

 ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử

Bình luậnNgọc Trân

Hôm 12/9, gần 100 nghìn người tham gia biểu tình ‘Đấu tranh vì tự do’ tại Montreal, Canada để phản đối những điều kiện hạn chế trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, trong đó có rất nhiều người giương cờ ủng hộ Tổng thống Trump và hô to: “Hoa Kỳ, Hoa Kỳ…”.

Trong thời gian diễu hành, có một lượng lớn cờ mang dòng chữ “TRUMP 2020 – NO MORE BULLSHIT” (tạm dịch: Đừng nhảm nhí nữa), còn có những biểu ngữ như: “Thà chết vì tự do còn hơn là sống mà không có tự do”.

Một phóng viên ảnh bình luận nói: “Thật không thể tin được khi có nhiều lá cờ nước Mỹ và Tổng thống Trump 2020 lại được giương lên trong cuộc biểu tình ở Canada như vậy”.

“Người Canada yêu Trump”

Một trong những khẩu hiệu được hoan nghênh nhất trong cuộc diễu hành này là “NO MORE BULLSHIT”, điều này bao gồm những lời nói nhảm nhí của chính quyền; những tuyên truyền nhảm nhí; những lời nhảm nhí của những chính trị gia tham nhũng v.v.

Một người tham gia biểu tình nói: “Chúng tôi không muốn những lời vô ích, chúng tôi là người lớn. Chúng tôi có thể đối diện với sự thật. Nếu tôi là một người Mỹ, tôi nguyện ý bò lết hàng nghìn dặm đến giúp Tổng thống Trump. Ông ấy thực hiện [chính sách] tự do, cũng muốn giành lấy tự do cho người dân…”.

Một người trong cuộc biểu tình nói rằng, cô nghĩ Tổng thống Trump sẽ đắc cử nếu ông ấy tranh cử tại Canada. Ông Trump đã khen ngợi cuộc cách mạng chống lại toàn cầu hoá. Chúng ta phải tự quản lý công việc của mình, chứ không phải là các chính trị gia. Nếu nước Mỹ cảm thấy thất vọng đối với chủ nghĩa toàn cầu, vậy thì thế giới sẽ càng dễ dàng bắt nhịp hơn.

Mặc dù các kênh truyền thông Canada ngạc nhiên về số lượng cờ TRUMP, nhưng những người biểu tình lại không thấy ngạc nhiên chút nào. Truyền thông Canada gọi cuộc biểu tình ở Montreal lần này là để phản đối việc đeo khẩu trang. Nhưng nếu hỏi bất kỳ người biểu tình nào, thì đều nhận được câu trả lời rằng lý do họ tham gia diễu hành không chỉ đơn giản là phản đối cưỡng chế đeo khẩu trang. Đối với họ mà nói, đây là một cuộc biểu tình vì tự do.

Họ lấy Tổng thống Trump là người đại diện cho chủ quyền quốc gia và tự do dân chủ. Họ rất yêu Canada. Theo quan điểm của họ, ông Trump đại diện cho ý tưởng ‘người Canada nên tự quyết định vận mệnh của mình’. Những người biểu tình này muốn có các chính sách chính trị có ý nghĩa cho người dân Canada.

Một người tham gia biểu tình giải thích vì sao bà lại ủng hộ Tổng thống Trump: “Ông Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu. Mọi người phải tự quản lý công việc của mình, mà không phải là các chính trị gia. Nếu Mỹ mà phản đối chủ nghĩa toàn cầu hoá, thì các nơi khác trên toàn thế giới sẽ càng dễ đi theo”.

Đây là một cuộc kháng nghị hoà bình. Một nhà quan sát bình luận nói: “Hôm nay tại Montreal đã tổ chức một cuộc biểu bình đẹp, một chuyến đi bộ mang đầy năng lượng ôn hoà, lạc quan. Người tổ chức và người diễn hành làm được rất tốt.

Một người biểu tình nói: “Theo như chúng tôi quan sát được, có rất nhiều người đang chiến đấu vì tự do của chúng tôi”.

Theo ước tính, đã có khoảng 100 nghìn người Canada tham gia diễu hành hôm 12/9. Nhưng đến cuối ngày, những người đứng ngoài theo dõi cũng hòa vào dòng người biểu tình khiến lượng người tham gia tăng vọt.

Ngọc Trân

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/the-gioi/100000-nguoi-canada-xuong-duong-giuong-co-my-ung-ho-tong-thong-trump-tai-dac-cu-73814.html

 

Liên Hiệp Quốc : Đại Hội Đồng khai mạc

trong bầu không khí căng thẳng Mỹ – Trung

Minh Anh

Hôm nay, 22/09/2020, Liên Hiệp Quốc khai mạc phiên họp Đại Hội Đồng lần thứ 75. Đây là một kỳ họp đặc biệt : nguyên thủ, lãnh đạo các nước không đăng đàn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, mà đọc diễn văn qua video.

Buổi họp sáng đầu tiên (theo giờ New York) được dự báo là khá căng thẳng với những bài phát biểu của các nguyên thủ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Iran.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten, nhận định :

« Trình tự đọc diễn văn theo bốc thăm đã mang đến chút không khí hừng hực cho chương trình trực tuyến của phiên họp Đại Hội Đồng lần thứ 75. Trước đó, người ta lo là phiên họp sẽ kém sinh động, thế nhưng cuối cùng, diễn đàn sáng thứ Ba này sẽ giống như một sàn đấm bốc hơn là một cuộc đua việt dã.

Theo thông lệ, Brazil sẽ là nước đầu tiên phát biểu, tiếp đến là Hoa Kỳ, cho đến lúc này mọi việc có vẻ bình thường. Đương nhiên là người ta sẽ đặc biệt chú ý đến bài diễn văn của tổng thống Mỹ. Thế nhưng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phát biểu ở lượt thứ 4, điều này giống như một phép ẩn dụ gợi nhắc đến những bước tiến của Trung Quốc thâm nhập hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Không những đây sẽ là thời điểm được phần đông người xem theo dõi vì còn chưa chán ngấy các bài diễn văn, mà nhất là điều đó được xem như là một cuộc đọ sức tay đôi bất ngờ với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump. Hơn nữa, trong năm 2020, cả hai nước đối đầu nhau nhiều lần tại Liên Hiệp Quốc, và cả hai đều bắt Hội Đồng Bảo An làm con tin khi ngăn chận định chế này hoạt động trong vòng hơn 100 ngày.

Các bài phát biểu của Vladimir Putin và Emmanuel Macron, cả hai đều nắm quyền phủ quyết tại Hội Đồng, cũng sẽ được theo dõi rộng rãi. Nhưng nhất là bài diễn văn của tổng thống Iran Hassan Rohani, sẽ được phát trước cuối buổi sáng, và ông ấy chắc chắn sẽ tìm cách đáp trả những khiêu khích của Mỹ những ngày gần đây.

Hoa Kỳ, sau khi thất bại trong việc ép buộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tái lập các lệnh trừng phạt chống Iran, đã quyết định đơn phương thực hiện, đồng thời đe dọa trừng phạt bất kỳ ai vi phạm lệnh cấm. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-khai-m%E1%BA%A1c-trong-b%E1%BA%A7u-kh%C3%B4ng-kh%C3%AD-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-m%E1%BB%B9-trung

 

Liên Hiệp Quốc : 75 tuổi và những tham vọng dang dở

Minh Anh

Cách nay 75 năm, ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, với sự chứng kiến của 50 nước thành viên, tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời. Hôm nay, 22/09/2020, khoảng 180 trong tổng số 193 nước tụ họp mừng sinh nhật thứ 75 « trực tuyến » vì đại dịch Covid-19, trong bầu không khí căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

75 năm tuổi, có thể nói Liên Hiệp Quốc (UN/ONU) đã đi qua một đoạn đường khá dài với thiện chí không muốn nhìn thấy những cuộc xung đột có quy mô lớn như các cuộc chiến 1914-1918 và 1940-1945 tái hiện. Sau 75 năm tồn tại, việc thành lập Liên Hiệp Quốc là một thành công hay là thất bại ? Một câu hỏi tế nhị, đang gây nhiều tranh luận.

Trên đài RTBF của Bỉ, ông Olivier Corten, giáo sư ngành luật quốc tế trường Đại học Bruxelles (ULB) lưu ý rằng thành công hay thất bại còn là một vấn đề quan điểm. Nếu người ta có cái nhìn lý tưởng hóa, ví sự ra đời của UN/ONU như là một sự hóa thân của cộng đồng quốc tế, có thể giải quyết tất cả những gì diễn ra trên thế giới và buộc phải tôn trọng luật lệ và công lý, thì sẽ cảm thấy thất vọng, cho đấy là những thất bại, không đạt được những gì như mong đợi.

Còn nếu người ta chỉ đơn giản xem định chế này như là một nơi tập hợp các nước có những lợi ích của riêng mình, và căn cứ vào bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, chí ít thế giới không thể phủ nhận một điều tổ chức này đã đạt được mục tiêu tối thiểu của mình nhờ vào các chương trình hành động có điều phối. Từ duy trì hòa bình, tránh cho nhân loại một cuộc đại chiến thứ ba dù rằng vẫn còn có nhiều cuộc xung đột quy mô nhỏ xảy ra ở khắp nơi ; Xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm triệu người dân trên khắp hành tinh ; Tăng tuổi thọ trung bình hay như Cải thiện các quyền cơ bản của con người …

Từ những góc nhìn này, một câu hỏi khác được đặt ra : Sau 75 năm hiện hữu, liệu rằng Liên Hiệp Quốc có còn những phương cách để duy trì các tham vọng của mình hay không ? Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay đại dịch Covid-19 đang hoành hành và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước thành viên trong Hội Đồng Bảo An, không ngừng gia tăng ?

Ông Scott Weber, chủ tịch tổ chức phi chính phủ Interpeace, từng là nhân viên tại Liên Hiệp Quốc, trên đài RTS của Thụy Sĩ lấy làm tiếc rằng Liên Hiệp Quốc giờ chẳng khác gì một « sàn đấu cạnh tranh » giữa các nước lớn và « chính các nước thành viên đó cản trở Liên Hiệp Quốc hoạt động một cách đúng đắn ».

Một điều chắc chắn việc Hoa Kỳ lần lượt thoái lui ra khỏi nhiều định chế quốc tế lớn như Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS, các chương trình lương thực thế giới, khí hậu hay các hồ sơ quốc tế như Iran…  đã làm cho tầm hoạt động và ảnh hưởng của định chế này bị suy giảm mạnh.

Hệ quả là những nước nghèo nhất sẽ là những quốc gia chịu nhiều thiệt thòi nhất. Bởi vì « chính những nước nghèo nhất, những quốc gia yếu nhất mới cần rất nhiều đến Liên Hiệp Quốc, các định chế của tổ chức này », theo như lời cảnh báo của chuyên gia Michel Liegeois, trường đại học Công giao Louvain, Bỉ, trên đài RTBF.

Trong bối cảnh này, Antonio Guterres, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, trong bài diễn văn khai mạc phiên họp trực tuyến ngày hôm qua, không ngần ngại khẳng định rằng thế giới đang đối mặt với « quá nhiều thách thức đa phương và thiếu các giải pháp đa phương ».

75 tuổi, Liên Hiệp Quốc giờ bị ví như một « bà đầm già » thiếu sinh khí. Bị xơ cứng, tổ chức này hứng chịu những chia rẽ và cạnh tranh đang gậm mòn dần đại gia đình quốc tế. Hoa Kỳ, nước thắng trận và hiện vẫn luôn là cường quốc hàng đầu đang có xu hướng co cụm ; châu Á tiến lên trước một châu Âu mất đoàn kết ; trong khi Trung Đông như thùng thuốc súng chực chờ bùng nổ.

Tình trạng của Liên Hiệp Quốc hiện nay khiến người ta chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của ông Dag Hammarskjöld, tổng thư ký thứ hai của Liên Hiệp Quốc, thiệt mạng trong một tai nạn máy bay đáng ngờ năm 1961 tại châu Phi : Liên Hiệp Quốc « không tạo ra thiên đàng, mà để giúp tránh địa ngục ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200922-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-75-tu%E1%BB%95i-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-tham-v%E1%BB%8Dng-dang-d%E1%BB%9F

 

Bầu chọn tổng giám đốc, thách thức mới của WTO

Thùy Dương

Trong khi thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có do đại dịch Covid-19, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới phải đương đầu với nhiều khó khăn thì tổng giám đốc người Brazil Roberto Azevedo chính thức ra đi vào ngày 31/08/2020, một năm trước khi ông hết nhiệm kỳ lãnh đạo WTO lần thứ 2.

Quyết định từ chức được tổng giám đốc người Brazil Roberto Azevedo thông báo hôm 14/5 với « lý do gia đình ». Sau đó, ông gia nhập hàng ngũ lãnh đạo của tập đoàn Mỹ PepsiCo, trở thành phó chủ tịch công ty. Quyết định của ông Azevedo khiến WTO phải đẩy nhanh tiến trình chọn lựa lãnh đạo mới. Thông thường, tiến trình này thường kéo dài nhiều tháng, với các vòng tham vấn để rút gọn dần danh sách ứng cử viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp hiện nay và cũng là để chuẩn bị cho Hội nghị bộ trưởng lần thứ 12, dự kiến diễn ra vào năm 2021, mọi việc cần tiến triển nhanh chóng.

Tiến trình tham vấn chọn người chèo lái

Kể từ khi được thành lập vào năm 1995 (tiền thân của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới là GATT – Tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại – ra đời sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đã có tổng cộng 6 tổng giám đốc đến từ châu Âu (3 người), châu Đại Dương (1 người), châu Á (1 người) và Nam Mỹ (1 người). Mỗi nhiệm kỳ tổng giám đốc kéo dài 4 năm. Để được lựa chọn vào vị trí lãnh đạo, qua mỗi lần bình chọn, ứng viên phải nhận được sự ủng hộ đa số của 164 nước thành viên của tổ chức.

Năm nay, giai đoạn đề cử các ứng viên đã hoàn thành vào ngày 08/07 với danh sách 8 ứng viên đến từ các nước Anh Quốc, Hàn Quốc, Mêhicô, Ai Cập, Moldovia, Nigeria, Kenya và Ả Rập Xê Út, trong đó có 5 nữ ứng viên. Tiếp theo là giai đoạn 8 ứng cử viên tự giới thiệu mình với các thành viên WTO.

Họ đều là những nhân vật có nhiều kinh nghiệm về thương mại, quản lý hoặc từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong các định chế quốc tế lớn, chẳng hạn ông Liam Fox, cựu bộ trưởng Ngoại Thương Anh dưới thời thủ tướng Theresa May ; bà Amina Mohamed, bộ trưởng Thể Thao Kenya, cựu đại sứ Kenya

tại WTO, từng lãnh đạo 3 cơ quan quan trọng nhất của tổ chức Thương Mại Thế Giới và cũng là ứng viên đối thủ của cựu tổng giám đốc Roberto Azevedo hồi năm 2013.

Ứng viên Ngozi Okonzo-Iweala của Nigeria là nữ bộ trưởng Tài Chính và cũng là nữ Ngoại trưởng đầu tiên của nước này, bà từng là giám đốc nhiều chương trình của Ngân Hàng Thế Giới, chủ tịch Gavi – Liên Minh toàn cầu về vac-xin và tiêm chủng … Còn bà Yoo Myung Hee là nữ bộ trưởng Thương Mại đầu tiên của Hàn Quốc, từng là quan chức đặc trách hồ sơ WTO ở bộ Thương Mại Hàn Quốc hồi năm 1995 và là người chỉ đạo các cuộc thương thuyết về các thỏa thuận tự do mậu dịch, nhất là với Trung Quốc. Bà là đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc giai đoạn 2007-2010.

Bước tiếp theo, từ ngày 07 đến ngày 16/09, chủ tịch Đại Hội Đồng, chủ tịch Cơ quan giải quyết tranh chấp và chủ tịch Cơ quan rà soát chính sách thương mại của WTO tham vấn tất cả các thành viên của tổ chức về danh sách ứng viên. Kết quả của vòng tham vấn đầu tiên đã được công bố tại cuộc họp của các trưởng đoàn tham vấn vào ngày 18/09 theo đó dánh sách ứng viên được thu gọn còn 5 người, trong đó có 3 nữ, 2 nam : Ngozi Okonjo-Iweala (Nigeria), Yoo Myung Hee (Hàn Quốc), Amina Mohamed (Kenya), Mohammad Maziad Al-Tuwaijri (Ả Rập Xê Út) và Liam Fox (Anh Quốc).

Phát ngôn viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới thông báo vòng tham vấn thứ hai sẽ bắt đầu vào ngày 24/09 và kết thúc vào ngày 06/10 để lựa chọn 2 ứng viên vào « vòng chung kết ». Hai nữ ứng viên sáng giá nhất hiện nay là đại diện của 2 nước châu Phi – Nigeria và Kenya. Nếu một trong hai nhân vật này được chọn làm lãnh đạo WTO thì đây sẽ là lần đầu tiên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới có nữ tổng giám đốc và cũng là lần đầu tiên tổng giám đốc WTO đến từ « lục địa đen ». Theo giới quan sát, trong cuộc đua năm nay, các đại diện của châu Phi có nhiều cơ hội chiến thắng cho dù trên nguyên tắc, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới không áp dụng nguyên tắc lựa chọn lãnh đạo luân phiên theo khu vực địa lý.

Cho đến nay, theo WTO, vòng 1 tham vấn đã diễn ra suôn sẻ, không có mâu thuẫn giữa các thành viên. Nhưng có lẽ mọi chuyện sẽ không đơn giản, bởi ngay từ đầu, nội bộ WTO đã có bất đồng đến mức không thể bổ nhiệm 1 tổng giám đốc tạm thời thay thế ông Azevedo trong khi chờ đợi tiến trình bầu chọn tổng giám đốc mới theo như thông lệ. Chính vì sự bất đồng này mà cho đến nay thay vì có 1 tổng giám đốc tạm quyền chỉ đạo hoạt động của định chế thương mại lớn nhất thế giới, WTO tạm thời do cả 4 phó tổng giám đốc điều hành.

Sức ép từ Mỹ

Còn một vướng mắc khác đến từ sức ép của chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump, vốn không còn tin tưởng vào định chế quốc tế đa phương này.thông qua việc cản trở bổ nhiệm các thẩm phán thay thế vào cơ quan xét xử cao nhất có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại. Washington cũng dọa rời khỏi tổ chức nếu WTO không công bằng với nước Mỹ. Để « giữ chân » Mỹ và hóa giải bất đồng, kết quả cuộc bầu chọn tổng giám đốc lần này chắc chắn cũng sẽ phần nào phải « lựa » theo ý Washington.

Theo phân tích của ông Manfred Elsig, giáo sư quan hệ quốc tế của Viện Thương Mại Thế Giới tại Berne, Thụy Sĩ, Washington muốn tân tổng giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới phải chia sẻ những mối lo ngại của Mỹ, trong đó có nhiều hồ sơ liên quan đến Trung Quốc. Vì việc chọn tổng giám đốc là dựa trên cơ sở đồng thuận, nên quan điểm cứng rắn của Mỹ sẽ khiến việc lựa chọn của định chế trở nên phức tạp hơn.

Tất cả những lý do đó khiến kết quả bầu chọn tân tổng giám đốc WTO sẽ rất khó đoán định, nhất là khi ngày hoàn thành vòng tham vấn chung kết không được ấn định trước. Để tránh lặp lại tình trạng hồi năm 1999, khi các nước thành viên không đạt được đồng thuận và tính đến khả năng bầu chọn hai tổng giám đốc, mỗi người nắm giữ một nhiệm kỳ 3 năm, lần này nhiều người không loại trừ khả năng sẽ có bầu tổng giám đốc thông qua phương thức bỏ phiếu – lần đầu tiên trong lịch sử WTO.

Nhưng cho dù được bầu chọn bằng cách nào, người được lựa chọn « cầm cương » WTO trong nhiệm kỳ 4 năm tới là ai đi chăng nữa, thì nhiệm vụ chắc chắn cũng sẽ rất nặng nề, không chỉ là giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, cuộc khủng hoảng niềm tin vào các định chế đa phương mà còn phải khắc phục những bất đồng sâu sắc với chính quyền Washington, nhất là nếu ông Donald Trump, người có quan điểm rất ứng rắn với WTO, tái đắc cử tổng thống Mỹ;

(Theo Les Echos, La Croix, Le Monde, Le Figaro)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-b%E1%BA%A7u-ch%E1%BB%8Dn-t%E1%BB%95ng-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-wto

 

Vac-xin Covid cho dân nghèo: Hơn 150 nước

tham gia kế hoạch của Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Trọng Thành

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) chủ trương đưa vac-xin chống Covid-19 đến với tất cả các quốc gia nghèo. Hôm qua, 21/09/2020, WHO công bố danh sách hơn 150 nước tham gia kế hoạch này. Trong danh sách nói trên không có Mỹ và Trung Quốc.

Theo AFP, sáng kiến của WHO đưa vac-xin Covid-19 đến với dân chúng các nước nghèo được 64 quốc gia thu nhập cao, và hơn 90 nước có thu nhập thấp và trung bình, tham gia. Kế hoạch mang tên gọi tắt là COVAX (Covid-19 Vaccine Global Access). Trả lời báo giới, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông báo mục tiêu của WHO là huy động được 2 tỉ liều vac-xin từ nay đến cuối năm 2021.

WHO ra thông cáo cho biết định chế quốc tế này và các đối tác sẽ ký kết thỏa thuận chính thức với nhà chế tạo vac-xin, để có đủ số lượng liều vac-xin cần thiết ngăn chặn đại dịch Covid-19 trước cuối năm 2021. Tổng giám đốc WHO tỏ ra vui mừng trước việc đã có nhiều nước tham gia sáng kiến COVAX.

Sáng kiến COVAX là một phần trong cơ chế quốc tế do Liên Hiệp Quốc xây dựng, để tăng cường khả năng tiếp cận bình đẳng với vac-xin chống Covid-19. Vấn đề lớn hiện nay là nguồn tài chính rất hạn chế. Cho đến nay, Liên Hiệp Quốc mới chỉ nhận được 3 tỉ đô la, trong tổng số 38 tỉ đề nghị.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-vac-xin-covid-cho-d%C3%A2n-ngh%C3%A8o-h%C6%A1n-150-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tham-gia-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

 

Amnesty International lên án châu Âu

bán công nghệ giám sát cho Trung Quốc

Minh Anh

Nhiều hãng công nghệ châu Âu, trong đó có cả Pháp, đã cung cấp các trang thiết bị giám sát như nhận dạng khuôn mặt cho Trung Quốc. Đây là nội dung bản báo cáo được tổ chức phi chính phủ Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) công bố ngày 21/09/2020.

Amnesty International đặc biệt nêu đích danh hãng công nghệ Idemia của Pháp, một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sinh trắc học, đã cung cấp một hệ thống phát hiện và nhận dạng khuôn mặt trên các dải băng hình cho cơ quan an ninh Thượng Hải. Hợp đồng cung cấp được thực hiện trong năm 2015 với Morpho, một chi nhánh cũ của hãng Safran, và đã bị sáp nhập với Oberthur vào năm 2017 để thành lập công ty Idemia hiện nay.

Hai hãng công nghệ khác cũng bị Amnesty International điểm mặt là Axis Communications, có trụ sở tại Thụy Điển và Noldus Information Technology của Hà Lan. Hãng thứ nhất trúng thầu nhiều hợp đồng cung cấp camera giám sát kỹ thuật số từ năm 2012. Hãng thứ hai bán cho nhiều tổ chức có quan hệ mật thiết với bộ máy an ninh các thiết bị quay hình cho phép đo lường cảm xúc, phân tích hành vi và trong một chừng mực nào đó là phân biệt giới tính, tuổi tác và sắc tộc của những người bị ghi hình.

Theo Ân Xá Quốc Tế, việc cung cấp các trang thiết bị cho một đất nước « lạm dụng hệ thống chống tội phạm » và thiết lập « hệ thống giám sát dầy đặc và vô tội vạ » làm gia tăng « nguy cơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ». Vẫn theo tổ chức phi chính phủ này, Noldus Information Technology và Axis Communications đã bán các sản phẩm của mình cho một số thực thể tại Tân Cương.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-amnesty-international-l%C3%AAn-%C3%A1n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%C3%A1n-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-cho-trung-qu%E1%BB%91c

 

Các ngoại trưởng châu Âu

không đạt đồng thuận trừng phạt Belarus

Trọng Thành

Bất đồng trong hồ sơ Thổ Nhĩ Kỳ khiến ngoại trưởng khối 27 nước châu Âu không đạt được đồng thuận về các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức của chính quyền Belarus, do đàn áp phong trào đòi dân chủ.

Phát biểu hôm qua, 21/09/2020, sau cuộc họp với các ngoại trưởng châu Âu, lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu Josep Borrell cho biết : Khối 27 nước không thể ban hành các trừng phạt chính quyền Loukachenko, vì quyết định như vậy đòi hỏi sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên Liên Âu. Theo ông Josep Borrell, các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ 27 nước châu Âu sẽ phải thảo luận về vấn đề này trong thượng đỉnh hai ngày 24 và 25/09 tới.

Lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc ban bố các trừng phạt, « do đàn áp tại Belarus đã ở mức độ tàn bạo chưa từng thấy, và đang tiếp tục gia tăng ». Ông Josep Borrell cảnh báo « nếu chúng ta không làm được việc này, thì uy tín của Liên Âu sẽ bị tổn hại ».

Trừng phạt không thể áp dụng, do sự phản đối của Chypre, đảo quốc Địa Trung Hải. Chypre đặt điều kiện, chỉ đồng ý với các trừng phạt quan chức Belarus, nếu Liên Âu cũng ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này.

Hiện tại Đức không chấp nhận trừng phạt Ankara, vì cho rằng đây không phải là thời điểm thích hợp. Berlin cố gắng làm môi giới hòa giải tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều quốc gia Liên Âu ở Địa Trung Hải, trong đó có Chypre. Về phía Pháp, theo quốc vụ khanh, phụ trách các sự vụ châu Âu, ông Clément Beaune, thì không nên gắn liền việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ với việc trừng phạt các quan chức Belarus xâm phạm nhân quyền, bởi tình hình tại đông Địa Trung Hải còn « phụ thuộc vào thiện chí đối thoại của Ankara ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-c%C3%A1c-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%93ng-thu%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-belarus

 

Covid-19: Anh có thể

phải thắt chặt kiểm soát ‘trong sáu tháng’

Thủ tướng Anh nói các biện pháp hạn chế giao tiếp mới nhằm chống Covid-19 ‘có thể kéo dài sáu tháng’.

Châu Âu: Cổ phiếu giảm vì Covid-19 và bê bối ngân hàng

VN 20 ngày không có ca nhiễm, mở thêm đường bay đến Thái Lan

Phát biểu trong Hạ viện Anh ở London hôm thứ Ba 22/09, thủ tướng Boris Johnson công bố thêm một loạt biện pháp hạn chế giao tiếp ở xứ Anh (England) để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Hôm 21/09, giới chức y tế Anh đã đánh giá tình trạng bệnh dịch lên tới mức số 4, chỉ dấu của việc lây lan “đang tăng rất mạnh”.

Số lây nhiễm hàng ngày ở Anh lên tới 4368 ca hôm đầu tuần.

Tính từ đầu dịch, gần 400 nghìn người ở Anh đã nhiễm virus corona, với 40 nghìn ca tử vong.

Theo bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng của virus corona, cấp số 5 là cao nhất, dẫn tơới việc tái phong tỏa các khu vực dân cư, mà Anh hiện đã ở cấp số 4.

Trên thực tế, một số đô thị lớn ở vùng Bắc England như Leicester, Manchester, và thành phố Luton ở phía Đông Nam đã áp dụng phong tỏa cấp địa phương (local lockdown).

Các biện pháp mới nhất mà ông Johnson công bố gồm có:

Từ thứ Năm tuần nay, các quán bar, nhà hàng sẽ phải đóng cửa sau 22 giờ.

Số người được phép dự đám cưới nay hạn chế xuống còn 15, từ con số 30 những tháng qua.

Cảnh sát sẽ có quyền phạt người vi phạm 200 bảng Anh.

Người đi taxi và xe hơi thuê cũng sẽ phải đeo khẩu trang, giống như mọi nhân viên bán lẻ.

Khách hàng mua đồ̀ ăn thức uống bên trong nhà hàng sẽ phải đeo khẩu trang, trừ khi họ ngồi ở bàn riêng. Lý do là các pub bán bia ở Anh thường có thói quen phục vụ khách đứng uống, chứ không phải ai cũng có chỗ ngồi.

Các sự kiện thể thao trong sân vận động và điểm thi đấu sẽ chưa đón khán giả từ 01/10

Thủ tướng Anh cũng yêu cầu các công ty cho nhân viên tiếp tục làm việc tại nhà nếu được để tránh dùng giao thông công cộng.

Tuy thế, trường đại học, các doanh nghiệp vẫn mở cửa và duy trì lệnh giãn cách.

Phát biểu của ông Johnson có tính chất cảnh báo để công chúng chấp hành các lệnh giãn cách đã có, cộng thêm một số biện pháp mang tính thắt chặt ở trên.

Tình trạng này ‘có thể sẽ kéo dài tới sáu tháng”, ông Johnson nói.

Thủ tướng Anh tuy vậy không nói rõ là biện pháp nào sẽ kéo dài bao lâu, mà chỉ cho rằng Anh Quốc “đang đứng trước bước ngoặt”.

Hôm đầu tuần, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nêu ra thông điệp tương tự và nói rằng Anh Quốc không hề muốn quay lại phong tỏa toàn bộ như hồi tháng 3 năm nay.

Tuy thế, chính phủ Anh xác định rằng nếu không thắt chặt biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội thì bệnh dịch sẽ bùng trở lại.

Trên thế giới hiện đã có trên 31 triệu ca nhiễm Covid-19 và con số đang tăng lên đều hàng ngày tại Anh và các nước châu Âu như Pháp, Đức, CH Czech, Hungary.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54253016

 

Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương

và lên tiếng về Biển Đông?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016

Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ việc đòi ‘chủ quyền lịch sử’ ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA.

Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.

Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý?

Học giả TQ: ‘VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh’

Biển Đông: ‘Không có chuyện VN chịu để TQ gây áp lực’

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là ‘lố bịch’

Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này.

Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng 12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á.

Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền ‘đường chín đoạn’ mà Trung Quốc nêu ra dựa vào ‘quyền có từ lịch sử hàng nghìn năm’ của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển Đông.

Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ – Thái Bình Dương?

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông

Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu Á và Trung Quốc.

Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển xa.

Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.

Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin:

“Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

“Vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự quan trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến lược chung của châu Âu về Ấn Độ – Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị của mình nếu chúng ta đoàn kết.”

Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán thành.

Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và vì thua trận ở châu Âu.

Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài.

Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập EU.

Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân.

Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.

Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua.

Theo Markus Kaim viết trên trang The Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á.

Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc.

Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54239107

 

Nhà đối lập Nga Navalny cho biết

 trên người ông có vết tích chất độc Novitchok

Trọng Nghĩa

Nhà đối lập Nga Alexandre Navalny, vào hôm qua, 21/09/2020, khẳng định là chất Novitchok dùng để đầu độc ông đã được tìm thấy cả ở bên trong lẫn bên ngoài cơ thể của ông. Ông đòi chính quyền trả lại bộ quần áo mà ông mặc ngày bị đầu độc vì đó là một “bằng chứng thiết yếu”.

Trên trang blog của mình, nhà ly khai đang dưỡng bệnh tại một bệnh viện ở Berlin, Đức, đã viết như sau: “Trước khi cho phép đưa tôi qua Đức, họ đã lấy tất cả quần áo của tôi và gởi tôi đến đây trong tình trạng hoàn toàn trần trụi. Do việc chất Novitchok đã được tìm thấy trên cơ thể của tôi, rất có khả năng tôi đã bị đầu độc bằng cách cho tiếp xúc ngoài da. Quần áo của tôi là một bằng chứng cụ thể rất quan trọng … Tôi yêu cầu quần áo của tôi được bọc kỹ trong bao nhựa và gởi trả lại cho tôi”.

Bị lâm vào tình trạng hôn mê trên một chuyến bay nội địa ở Nga ngày 20/08, ông Navalny được chở đến một bệnh viện ở Siberia trước khi được đưa sang Đức, và kết luận tại đây là ông bị đầu độc bằng chất Novitchok mà các chuyên gia thời Liên Xô cũ đã chế tạo ra với mục tiêu quân sự. Theo những người ủng hộ ông Navalny, vết tích chất Novitchok đã được tìm trên một chai nước được nhặt trong phòng khách sạn của ông ở Siberia.

Matxcơva đã bác bỏ kết luận về việc ông Navalny bị đầu độc cho dù các phòng thí nghiệm Đức, Pháp, và Thụy Điển đều có kết luận tương tự. Cảnh sát Nga khẳng định trong một thông cáo cuộc điều tra vẫn tiếp diễn và họ đã thẩm vấn “khoảng 200 người” có tiếp xúc với ông Navalny hay đã thấy ông ở Siberia. Cảnh sát còn nói đã gởi yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Đức, Pháp, Thụy Điển nhưng không được trả lời.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200922-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-nga-navalny-cho-bi%E1%BA%BFt-tr%C3%AAn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C3%B4ng-c%C3%B3-v%E1%BA%BFt-t%C3%ADch-ch%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%99c-novitchok

 

Hành động xâm phạm vùng đệm của Trung Cộng

làm gia tăng nguy cơ đụng độ với Đài Loan

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Trung Cộng hiện đang khiến nguy cơ đối đầu quân sự ở khu vực eo biển Đài Loan gia tăng, khi tìm cách ngăn cản Đài Bắc tiếp tục thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và các nền dân chủ cùng chí hướng khác.

Vào tuần trước, phi cơ của quân đội Trung Cộng liên tục xâm phạm đường phân cách giữa Đài Loan và lục địa Trung Cộng. Sự kiện gần đây nhất là một loạt các cuộc tập trận tại khu vực này. Hôm thứ sáu (18/9), tờ China Times dẫn lời các viên chức quân sự giấu tên rằng, sau khi lực lượng phía Đài Loan lên tiếng khuyến cáo, các phi công Trung Cộng vẫn tiếp tục cuộc tập trận và cho biết không có đường phân cách nào tại khu vực trên.

Bên cạnh đó, hôm thứ bảy (19/9), lực lượng không quân Trung Cộng đã công bố một đoạn video cho thấy oanh tạc cơ H-6 đã thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng trên một phi đạo trông giống như tại Căn cứ Không quân Anderson ở đảo Guam, đây là một khu vực quan trọng cho quá trình hỗ trợ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

Theo tờ Bloomberg đưa tin, ông Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc cho rằng, rủi ro chiến tranh đang gia tăng đáng kể và việc vẽ lại bản đồ qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan là một bước đi rất rõ ràng của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực và biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những hành động thăm dò trên có lẽ được thiết kế để kích động lực lượng không quân Đài Loan hành động trước, và sau đó Bắc Kinh sẽ có tất cả những lời biện minh mà họ cần để bắt đầu một cuộc chiến. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hanh-dong-xam-pham-vung-dem-cua-trung-cong-lam-gia-tang-nguy-co-dung-do-voi-dai-loan/

 

Quân Đội Trung Quốc tung video

 ngầm đe Mỹ và công khai dọa Đài Loan

Trọng Nghĩa

Chiến tranh ngôn từ và chiến tranh hình ảnh. Sau tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo chuyến thăm Đài Bắc của một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ, đến lượt quân đội lao vào cuộc chiến “hình ảnh”: Từ hôm thứ Bảy 19/09/2020, Không Quân Trung Quốc đã tung lên mạng Vi Bác một video rất dữ dội mang tựa đề: “Nếu chiến tranh nổ ra, đây là hành động đáp trả của chúng ta”.

Thông tín viên RFI trong khu vực Stéphane Lagarde, tường trình:

Nào là cảnh bắn tên lửa, khói lửa ngùn ngụt, nào là cảnh lính Trung Quốc chạy, nhảy, vượt qua các chướng ngại vật, trên nền những bài ca ái quốc… Video mới của quân đội Trung Quốc khẳng định:  “Nếu chiến tranh nổ ra, chúng ta đã sẵn sàng”. Đây là một câu trả lời rõ ràng về những điều mà Bắc Kinh cho là hành động “khiêu khích”.

Trước chuyến viếng thăm Đài Bắc của một viên chức cao cấp Mỹ, Trung Quốc đã phô trương cơ bắp qua cuộc tập trận Hải Quân và Không Quân ở vùng eo biển Đài Loan, rồi sau đó bắn ra loạt đạn từ ngữ: “Đài Loan là một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Trung Quốc”. Đây là lời gằn giọng của một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc.

Cuối tuần qua, ngành ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định việc không công nhận đường trung tuyến, từng được xem là đường ranh giới giữa Đài Loan và Hoa lục trên eo biển Đài Loan.Hành vi leo thang ngôn từ của Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại nổ ra xung đột võ trang trong bối cảnh sự cố xẩy ra ngày càng nhiều ở các vùng ven biển Trung Quốc.

Những đoạn video tuyên truyền cho thấy Quân Đội Trung Quốc hoạt động lần thì ở vùng cao nguyên Tây Tạng, khi thì ở sa mạc Tân Cương, thậm chí cả ở Thái Bình Dương với hình ảnh oanh tạc cơ H-6 giả vờ tấn công căn cứ Guam của Mỹ trên nền cảnh phim Hollywood.

Vào hôm nay, chính quyền Đài Bắc yêu cầu Bắc Kinh lùi bước, sau khi một quan chức cao cấp Trung Quốc bác bỏ sự tồn tại của một đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan từng được mặc nhiên công nhận là ranh giới trên biển giữa hai bên.

Trong thời gian gần đây, Không Quân Trung Quốc liên tiếp vượt qua đường trung tuyến đó và một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc mới đây phủ nhận sự tồn tại của ranh giới giữa Hoa lục và Đài Loan, nói rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc, do đó không hề có biên giới giữa hai bên.

Về phần tổng thống Đài Loan, nhân chuyến thị sát một căn cứ không quân vào hôm nay, bà Thái Anh Văn  ca ngợi các phi công Đài Loan, trong những ngày qua, đã liên tục xuất kích để ngăn chặn các phi cơ Trung Quốc áp sát hải đảo.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200922-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c-tung-video-ng%E1%BA%A7m-%C4%91e-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-c%C3%B4ng-khai-d%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A0i-loan

 

Bắc Kinh chi hàng tỷ USD mỗi năm

 để ‘bịt miệng dư luận’ trên toàn cầu

Hải Lam

Báo cáo ngày 16/9 của Viện nghiên cứu Jamestown Foundation cho biết Bắc Kinh chi hàng tỷ USD mỗi năm để mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, trong đó có việc bịt miệng những người bất đồng chính kiến, trấn áp các nhóm thiểu số và mua lại công nghệ nước ngoài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, các tổ chức trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất hoặc các cơ quan khác thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin ở nước ngoài dựa trên “sự cởi mở, minh bạch, bình đẳng”. Đây là những tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm truyền bá chương trình nghị sự của Bắc Kinh ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, quy mô tài trợ cho các hoạt động này dường như trái ngược với tuyên bố của chính quyền Trung Quốc.

Một phân tích về 160 báo cáo ngân sách nhà nước gần đây cho thấy, chính quyền trung ương Trung Quốc chi ít nhất 1,4 tỷ USD hàng năm cho các công việc liên quan đến mặt trận thống nhất, trong khi chi tiêu hàng năm từ 31 tỉnh và khu vực của Trung Quốc chỉ hơn 1,3 tỷ USD, theo báo cáo của Jamestown Foundation ngày 16/9.

Tổng chi của 2 khoản trên nhiều hơn ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với khoảng 2,07 tỷ USD vào năm 2019.

Các báo cáo không bao gồm khoản tiền cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương. Nhóm nghiên cứu cho biết, tuy không có dữ liệu về khoản chi này nhưng có khả năng là khoảng 400 triệu USD hoặc nhiều hơn.

Nhà phân tích Ryan Fedasiuk viết trong báo cáo của Jamestown Foundation rằng: “Có một sự thật phổ biến đối với các quan chức chính phủ ở mọi quốc gia: ngân sách thực tế lớn hơn những gì họ nói”.

Các nỗ lực gây ảnh hưởng của ĐCSTQ tập trung mạnh vào việc đàn áp các nhóm sắc tộc và tôn giáo. Theo các báo cáo ngân sách, Bắc Kinh chi hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động này. Mục tiêu chính tiếp theo trong danh sách của chính quyền này là người nước ngoài và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, với khoản chi 585 triệu USD.

Một trong những cơ quan thuộc mặt trận thống nhất của Trung Quốc là Văn phòng Đối ngoại và Hoa kiều (FOCAO). Cơ quan này chịu trách nhiệm tuyên truyền ở nước ngoài, truyền bá “ý tưởng thống nhất” cho người dân Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, thu hút nhân tài nước ngoài và kiểm duyệt thông tin mà họ cho là liên quan đến “sự can thiệp của nước ngoài”. Những văn phòng này có các chi nhánh ở cả trung ương và địa phương.

Báo cáo của Jamestown Foundation trích dẫn thông tin về ngân sách năm 2019 của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, cho biết, một số tài liệu về chi tiêu của FOCAO cũng chỉ ra, việc hợp tác với các cơ quan tình báo và an ninh quốc gia Trung Quốc nhằm “giám sát và kiểm tra việc thực hiện kỷ luật đối ngoại và các hệ thống bảo mật liên quan đến đối ngoại”.

“Dựa trên thực tế, tôi muốn đặt câu hỏi sau: Nếu thực sự không có gì bất chính với hoạt động của mặt trận thống nhất, tại sao một số tỉnh lại buộc phải phân loại thông tin về [hoạt động của mặt trận thống nhất] là ‘thông tin mật’? Và tại sao một ‘tổ chức hành chính’ lại cần quá nhiều tài nguyên của [chính phủ Trung Quốc] như vậy?”, ông Fedasiuk viết trên Twitter vào ngày 16/9.

Ông nhận thấy ngân sách khu vực dành cho công tác mặt trận thống nhất “gần bằng” ngân sách tuyên truyền của họ, điều này cho thấy “đảng coi trọng mặt trận thống nhất như một công cụ để tạo ảnh hưởng cả trong và ngoài nước”.

Một báo cáo của Jamestown Foundation cho biết, tại Mỹ, một tổ chức bình phong quan trọng của Bắc Kinh là Quỹ giao lưu Trung Quốc – Hoa Kỳ (China-U.S. Exchange Foundation), một trong những thực thể nổi bật nhất tài trợ cho các nỗ lực vận động hành lang trong thập niên qua.

Tổ chức này đã nhiều lần phủ nhận mối quan hệ với Bắc Kinh, mặc dù chủ tịch của tổ chức này hiện đang là Phó chủ tịch của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan tham vấn chính trị cho ĐCSTQ.

Tại Cộng hòa Séc, các nhóm mặt trận thống nhất đã đẩy mạnh nỗ lực tuyên truyền liên quan đến việc tích trữ và vận chuyển thiết bị y tế về Trung Quốc. Sau đó, Bắc Kinh lấy những sản phẩm này đi viện trợ các nước để đánh bóng hình ảnh của chính quyền như một “vị cứu tinh” của thế giới. Được biết đến với cái tên “coronaprop” ở châu Âu, nỗ lực này “đã chứng minh tính hiệu quả của các chiến thuật mặt trận thống nhất”, theo nhà nghiên cứu ở Séc Filip Jirouš.

Tại Thụy Điển, mặt trận thống nhất của chính quyền Trung Quốc đã phải vật lộn để thu được kết quả, vì mối quan hệ giữa hai nước xấu đi kể từ khi Bắc Kinh bắt giam công dân Thụy Điển, người bán sách Quế Dân Hải (Gui Minhai).

Một trong những lãnh đạo của Viện Vành đai và Con đường ở Thụy Điển, cơ quan thúc đẩy quốc gia Bắc Âu tham gia kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới của Bắc Kinh, đã bị trục xuất khỏi đảng Dân chủ Cơ đốc giáo địa phương, sau khi truyền thông tiết lộ mối quan hệ của người này với các quan chức Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất.

Theo The Epoch Times

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-chi-hang-ty-usd-moi-nam-de-phun-doc-tren-toan-cau.html

 

TQ: Nhà tài phiệt Nhậm Chí Cường

‘chống ĐCS’ bị tù 18 năm

Ông Nhậm bị mất tích hồi tháng Ba, ngay sau khi ra bài viết được cho là có nội dung chỉ trích cách TQ chống dịch Covid-19

Một cựu tài phiệt bất động sản, người thường lớn tiếng chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vừa bị án tù 18 năm với cáo buộc tham nhũng.

Tòa án tại Bắc Kinh nói rằng ông Nhậm Chí Cường “phạm tội tham nhũng, hối lộ và biển thủ công quỹ”, Hoàn Cầu Thời báo tường thuật.

TQ: ‘Mất tích’ sau khi chỉ trích cách chính quyền xử lý dịch corona

Trung Quốc: Khi Covid-19 không nghe lời Đảng Cộng sản

Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’

Ông cũng sẽ phải trả khoản tiền phạt 4,2 triệu nhân dân tệ (620 ngàn đô la Mỹ).

Ông Nhậm bị mất tích hồi tháng Ba, ngay sau khi ra bài viết được cho là có nội dung chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuy không nêu đích danh, nhưng bài viết được nhiều người tin rằng nhằm nói tới nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tòa án Nhân dân Trung cấp số 2 Bắc Kinh nói rằng ông Nhậm đã nhận hối lộ trị giá 1,25 triệu và biển thủ gần 50 triệu nhân dân tệ.

Ông được cho là đã tự nguyện nhận tội đối với toàn bộ các cáo buộc, và sẽ không kháng cáo.

Cựu Chủ tịch công ty bất động sản Hua Yuan Property Company không chỉ là một nhà tài phiệt.

Là con trai của một quan chức cấp bộ, ông được biết là có những mối quan hệ gần gũi với các lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản và ở vị thế khiến những chỉ trích của ông đối với Đảng Cộng sản rất có sức thuyết phục.

Các nhóm hoạt động vì nhân quyền luôn cho rằng Trung Quốc dùng cáo buộc tham nhũng để ra hành động đối với những người bất đồng chính kiến.

Tư tưởng ‘chống Đảng Cộng sản’

Bài viết của ông Nhậm, có nội dung chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh xử lý đại dịch virus corona, được đưa ra sau bài phát biểu trên truyền hình của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Không trực tiếp nhắc tới ông Tập trong bài viết, nhưng theo tường thuật đăng trên China Digital Times thì ông viết: ” Tôi cũng rất hiếu kỳ và rất nghiêm túc nghiên cứu bài phát biểu… điều tôi thấy… [đó là] không phải là vị hoàng đế đứng đó với ‘bộ quần áo mới’, mà là một tên hề cởi bỏ quần áo, trần truồng rồi khăng khăng nói hắn là hoàng đế.”

Ngay sau khi bài viết được đăng, có tin ông Nhậm đã bị điều tra vì “nghi là có những vi phạm nguyên tắc nghiêm trọng”.

Bắc Kinh sau đó tuyên bố ông đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nhậm gặp chuyện với giới chức.

Hồi năm 2016, Trung Quốc đã đóng các tài khoản tiểu blog của ông sau khi ông chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông khi đó viết trên Weibo rằng truyền thông nhà nước dùng tiền thuế dân, và do đó cần phải phục vụ nhân dân thay vì phục vụ Đảng Cộng sản.

Nội dung bài viết này sau đó đã bị truyền thông nhà nước chỉ trích mạnh mẽ, và có báo gọi ông là có tư tưởng “chống Đảng Cộng sản”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54249165

 

Bắc Kinh ‘đuổi cổ’ người biểu tình

trước kỳ nghỉ lễ quốc khánh

Bình luậnDu Miên

Những người khiếu nại ở Bắc Kinh đang bị cảnh báo rằng văn phòng xử lý khiếu nại của công chúng và các văn phòng chính phủ tương tự khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn “tống cổ” họ ra khỏi thủ đô trước ngày 1/10 – ngày kỷ niệm thành lập chính quyền này.

Những công dân có điều bất mãn thường đến Bắc Kinh với hy vọng khiếu nại vụ việc của họ lên chính quyền.

Vào khoảng thời gian diễn ra các cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ hoặc các ngày kỷ niệm chính trị, chính quyền này thường đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Một số người khiếu kiện gần đây đã nói trên mạng xã hội rằng, họ sẽ không được phép ở lại thủ đô trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần.

Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18/9, cô Huang Ling đã đi từ thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, đến thăm văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) ở Bắc Kinh và nộp đơn khiếu nại. CCDI là cơ quan giám sát chống tham nhũng của ĐCSTQ.

Khi đến nơi, cô thất vọng khi nhìn thấy một hàng dài chờ đợi. Cô nghĩ rằng cô sẽ không thể đăng ký được trong ngày.

Cô Huang nghe nói rằng chính quyền sẽ loại bỏ tất cả những người khiếu nại trước ngày 1/10. Ngày hôm trước, một số người xếp hàng chờ đã bị nhồi nhét vào 3 chiếc xe buýt chật cứng người và đưa đi, cô cho biết. “Ngay khi một người phụ nữ khiếu nại ra khỏi tòa nhà, cô ấy bị ép vào một chiếc xe từ tỉnh Cát Lâm. Tất cả cảnh sát và nhân viên an ninh đã cùng hiệp lực để ấn cô ấy vào [xe] – không có cách nào để trốn thoát. Đó là lệnh từ [trung ương]”, cô Huang nói.

Cô còn đăng lời cảnh báo trên mạng xã hội cho những người khiếu nại: “Đừng đến đây, các bạn của tôi. Sẽ rất tệ nếu bạn bị bắt trên đường tới đây. Hãy đến ít nhất là sau ngày 1/10. Cảnh sát Bắc Kinh có thể tìm thấy bạn bất cứ lúc nào, vì mã sức khỏe của bạn đã được quét”. Cô đề cập đến ứng dụng theo dõi sức khỏe đã thiết lập cho mỗi người dân một mã xác định nguy cơ mắc phải COVID-19. Các mã này thường được quét tại các điểm kiểm tra an ninh và tại các đầu mối giao thông chính.

Cô Huang đã có thâm niên khiếu nại ở Bắc Kinh trong 10 năm qua. Cô tố cáo rằng cô đã bị sa thải khỏi vị trí nhân viên quản giáo tại một nhà tù ở Vũ Hán một cách bất công.

Vào ngày 20/9, công dân Zheng Meicui đến từ quận Bảo Sơn, Thượng Hải, đã bị các quan chức ngăn chặn việc nộp đơn khiếu nại của cô. Cô bị đưa trở lại Thượng Hải và bị giam giữ với cáo buộc “gây gổ và gây rắc rối”.

Cô Zheng kiếu kiện rằng công ty của cô đã bị chiếm giữ trái phép để tái phát triển, khiến cô thiệt hại hơn 10 triệu nhân dân tệ (hơn 34,19 tỷ VNĐ).

Vào ngày 23/5, trong kỳ Lưỡng Hội, vì tuyệt vọng, cô Zheng đã lấy thuốc trừ sâu ra khỏi túi và định tự tử gần Trung Nam Hải, trụ sở của ĐCSTQ ở Bắc Kinh. Nhưng cô đã bị cảnh sát địa phương chặn lại khi tiếp cận địa điểm này. Sau đó, cô bị giam giữ trong 30 ngày và cuối cùng được tại ngoại. Lưỡng Hội là cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp thuộc ĐCSTQ và cơ quan cố vấn nhằm ban hành các chính sách và chương trình nghị sự của chính quyền Bắc Kinh.

Trao đổi với The Epoch Times, công dân Sun Hongqin cũng đến từ Thượng Hải, nói: “Cô Zheng không làm gì sai. Cô ấy chỉ nộp đơn khiếu nại của mình bằng cách thông thường. Chính phủ giam giữ những người dân oan hoặc ném họ vào tù vì [ĐCSTQ] chỉ muốn đàn áp và trả thù họ”.

Nguồn gốc của hệ thống tiếp nhận khiếu nại của chính quyền Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ năm 1949, ngay sau khi ĐCSTQ giành chiến thắng trong một cuộc nội chiến và nắm quyền kiểm soát Trung Quốc. Nhưng nó chỉ chính thức hình thành vào năm 1980, khi Bắc Kinh thành lập Cục Thư tín và Cuộc gọi để lắng nghe những lời than phiền từ những cá nhân bị bức hại. Văn phòng này sau đó đổi tên thành Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Đề xuất Cộng đồng Quốc gia.

Trao đổi với The Epoch Times, bà Ma Yanhong – một người đã từng đi khiếu kiện đến từ Liêu Ninh và đã trốn chạy khỏi Trung Quốc – nói rằng bà hy vọng “[ĐCSTQ] sẽ không còn nắm quyền… để tất cả những đau khổ mà thế hệ chúng ta đã trải qua sẽ không được truyền lại cho con cháu”. Bà Ma tố cáo chính quyền đã chiếm đoạt trang trại gà của bà một cách bất hợp pháp.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bac-kinh-duoi-co-nguoi-bieu-tinh-truoc-ky-nghi-le-quoc-khanh-73880.html

 

Chính quyền Trung Quốc phái người Hán

tới sống cùng để giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Bình luậnĐông Phương

Gần đây, việc chính quyền Trung Quốc theo dõi mọi hành tung của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã bị phanh phui, thậm chí họ còn giám sát cả trong nhà của người dân, khiến người Duy Ngô Nhĩ phải sống trong cảnh hoang mang và lo sợ. Những người này còn được gọi là “anh họ” giả người Hán.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không những giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương trong các trại lao động, mà còn giám sát trong chính ngôi nhà của họ, khiến họ sống không yên. Vào ngày 17/9, tờ Le Monde của Pháp đã đăng bài ở một vị trí nổi bật trên trang nhất rằng, chính quyền ĐCSTQ đã có một bước nhảy vọt mới trong việc kiểm soát một cách có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ và khiến họ phải tuân theo. Đó là cử cán bộ đến ở cùng nhà với người Duy Ngô Nhĩ để theo dõi nhất cử nhất động của họ.

Bài báo nói rằng, những cán bộ này sẽ sống trong nhà của tộc người thiểu số Hồi giáo mỗi tháng một tuần để giám sát họ.

Những người được phái đến sống trong nhà của người Duy Ngô Nhĩ chẳng khác gì gián điệp. Họ thậm chí ngủ trong phòng ngủ của các cặp vợ chồng người Duy Ngô Nhĩ. Điều này khiến những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ sống trong hoảng loạn và sợ hãi, họ lo lắng sẽ bị quấy rối hoặc hãm hiếp bởi những người ‘anh họ’ đó.

Bài báo viết về tình hình của gia đình nhà cô Zumret Dawut, mỗi tháng những cán bộ do chính quyền ĐCSTQ cử đến sẽ sống ở nhà cô một tuần. Họ ăn tại nhà cô để đảm bảo rằng Dawut có thể nấu đồ ăn Trung Quốc cho họ, họ cũng giả vờ giúp rửa bát trong khi kiểm tra mọi ngóc ngách trong nhà. Khi cô Dawut quay đi, họ hỏi bọn trẻ một số điều. Tuy nhiên, cô Dawut đã dạy ba đứa con của mình (hai bé gái và một bé trai) phải trả lời phủ định hoặc né tránh trả lời tất cả các câu hỏi mà những người lạ này đưa ra.

Bài báo viết rằng, những người “anh họ” này vẫn ở nhà cô Dawut vào ban đêm, họ đặt một tấm nệm trên sàn phòng ngủ của cô Dawut và chồng, và ngủ ở đó. Vào buổi sáng, họ sử dụng phòng tắm của vợ chồng cô Dawut, sau đó thưởng thức bữa sáng mà cô Dawut đã chuẩn bị cho họ.

Hiện tại, cô Dawut (38 tuổi) đã cùng gia đình chạy trốn đến bang Virginia của nước Mỹ. Cô cho biết có ba người đàn ông và một người phụ nữ đã đến nhà cô. Nói cách khác, gia đình cô đã bị giám sát 1:1 (4 cán bộ giám sát 4 mẹ con). Chồng cô không được tính vì chồng cô là người nước ngoài (người Pakistan).

Cô Dawut nói: “Đối với những người này, theo dõi chúng tôi dường như là một trò chơi của họ”.

Bài báo chỉ ra rằng, việc cử cán bộ đến sống tại nhà của người Duy Ngô Nhĩ đã làm cho hệ thống đàn áp và giám sát toàn diện của ĐCSTQ đối với nhóm thiểu số này trở nên hoàn thiện hơn.

Bài báo của Le Monde cũng cho biết, chính sách này bắt đầu được thực hiện từ năm 2016. Khi đó, có hơn 100.000 cán bộ và công chức đã đến các gia đình chống đối nhất ở miền nam Tân Cương để Hán hóa họ. Năm 2017 – năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19, thí điểm này đã được tăng cường. Vào năm 2018, cách làm này đã trở nên phổ biến. Trong hai năm qua, hơn 1 triệu cán bộ người Hán đã làm công việc này. Các cán bộ người Hán được lựa chọn không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo mệnh lệnh.

Bài báo cũng cho biết, trừ những gia đình người Duy Ngô Nhĩ nghèo nhất hoặc những gia đình đã bị đưa đi “cải tạo”, thì rất nhiều nhà của các quan chức người Duy Ngô Nhĩ cũng có cán bộ người Hán sinh sống cùng. Do những quan chức này bị chính quyền nghi ngờ có hai mặt; tỏ ra trung thành trước mặt ĐCSTQ, nhưng đằng sau thì không phải vậy.

Vào ngày 2/1/2019, tài khoản WeChat chính thức của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cũng đăng một bài viết dài công khai tuyên dương các thành viên ĐCSTQ đến Tân Cương để “nhận người thân”. Các đảng viên này đã tự mang theo hành lý đến Tân Cương để “cùng ăn, cùng ở, cũng làm việc, cùng học tập” với các gia đình người Duy Ngô Nhĩ. Bài viết cho biết, đã có hơn 1,12 triệu cán bộ và công chức người Hán đã đi “nhận người thân” với hơn 1,69 triệu hộ dân ở cơ sở, tổng cộng đã đến thăm hơn 57 triệu hộ gia đình.

Vào ngày 29/11/2018, một bài báo của Associated Press đã gọi các cán bộ được ĐCSTQ cử đến Tân Cương để ăn ở và sống với người Duy Ngô Nhĩ là “gián điệp”.

Học giả Joanne Smith Finley của Đại học Newcastle nói với Associated Press: “ĐCSTQ đang cố gắng phá hủy nơi lánh nạn duy nhất của người Duy Ngô Nhĩ, nơi mà họ có thể giữ danh tính thực sự của mình”.

Một người Duy Ngô Nhĩ cho biết, mỗi khi nhớ đến việc phải chụp ảnh chung với “người thân” đó, anh luôn cảm thấy kinh tởm và buồn nôn. Hãy nghĩ xem bạn sẽ thấy thế nào nếu kẻ thù của bạn trở thành mẹ của bạn và theo dõi nhất cử nhất động của bạn?

Ngoài cách giám sát trên, ĐCSTQ còn có nhiều loại hệ thống giám sát khác trên khắp Tân Cương, từ các trạm kiểm soát với súng lên đạn thật ở các góc phố cho đến các camera theo dõi có khả năng nhận dạng khuôn mặt. Ở các nhà thờ Hồi giáo và trường học còn có những người chuyên theo dõi và cung cấp thông tin. Ngoài ra, ít nhất 1 triệu trong số 11,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã từng phải đến các trại tập trung.

Đông Phương

Theo SOH

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chinh-quyen-trung-quoc-phai-nguoi-han-toi-song-cung-de-giam-sat-nha-cua-nguoi-duy-ngo-nhi-73920.html

 

Chỉ đáp ứng được 1/2 hạn ngạch dự trữ ngũ cốc,

địa phương Trung Quốc quan ngại

về thiếu hụt lương thực

Bình luậnDu Miên

Chính quyền một huyện ở Trung Quốc gần đây thừa nhận rằng họ không thể đáp ứng hạn ngạch để thiết lập một kho dự trữ ngũ cốc 5 triệu kg (khoảng 5.511 tấn), làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.

Theo trang web của chính quyền huyện Hồ Quan (Huguan) của thành phố Trường Trị (Changzhi), tỉnh Sơn Tây, năm 2014 thành phố này đã giao cho huyện Hồ Quan thành lập khu dự trữ ngũ cốc. Tỉnh Sơn Tây là vùng sản xuất lúa mì lớn của Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây, trung tâm dự trữ ngũ cốc của huyện đã tiến hành một cuộc khảo sát và báo cáo rằng, họ chỉ có 2,5 triệu kg dự trữ ngũ cốc, bao gồm 1 triệu kg lúa mì và 1,5 triệu kg ngô.

Huyện Hồ Quan thuộc quyền quản lý của thành phố Trường Trị, có tổng dân số gần 300.000 người. Để đáp ứng mục tiêu chính sách quốc gia của Bắc Kinh là “xây dựng một xã hội thịnh vượng vừa phải về mọi mặt vào năm 2020″, chính quyền tỉnh Sơn Tây đã tuyên bố vào tháng Hai rằng, huyện Hồ Quan không còn là một “huyện nghèo cấp quốc gia”.

Tuy nhiên, theo tin tức từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, chính quyền Hồ Quan giải thích rằng họ không thể đáp ứng hạn ngạch dự trữ ngũ cốc vì quận này vẫn trong tình trạng nghèo đói. “Nguồn tài chính tương đối thiếu và lãnh đạo cấp trên không quan tâm đúng mức [đến vấn đề]”, các bản tin cho biết.

Từ tháng Sáu đến đầu tháng Chín, lượng mưa kỷ lục ở các khu vực rộng lớn ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt, bao gồm cả khu vực thành phố Trường Trị.

Vào đầu tháng 8/2019, toàn bộ tỉnh Sơn Tây còn phải hứng chịu lũ lụt lớn và mùa màng bị tàn phá.

Thông báo của chính quyền huyện được đưa ra trong bối cảnh có rất nhiều tin tức bi quan về an ninh lương thực của Trung Quốc.

Vào ngày 27/7, trong một cuộc họp về an ninh lương thực ở Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã đốc thúc các địa phương trong một bài phát biểu rằng, tất cả các khu vực “chỉ tăng sản lượng ngũ cốc, không được phép giảm”.

Cuối tháng Bảy, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng, trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc Trung Quốc, chính quyền trung ương kêu gọi nông dân trồng thêm ngũ cốc, chuyển đổi vườn cây ăn quả và ao cá sang đất nông nghiệp để gia tăng trồng trọt.

Trích dẫn dự báo của các nhà phân tích và thương nhân trong tháng này, Reuters dự đoán rằng bắt đầu từ tháng 10, Trung Quốc sẽ đối mặt với đợt thiếu hụt ngô đầu tiên trong năm tài chính từ 2020 đến 2021. Nước này có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt nguồn cung lên tới 30 triệu tấn – khoảng 10% tổng sản lượng ngô của Trung Quốc. Con số này cũng vượt xa hạn ngạch nhập khẩu hiện tại của Trung Quốc là 7 triệu tấn.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chi-dap-ung-duoc-1phan2-han-ngach-du-tru-ngu-coc-dia-phuong-trung-quoc-quan-ngai-ve-thieu-hut-luong-thuc-73857.html

 

Cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc

tồi tệ đến mức nào?

Bình luậnĐức Duy

Bắc Kinh bưng bít toàn cảnh hệ thống ngân hàng Trung Quốc phá sản, sáp nhập, các vụ vỡ nợ ngày càng tăng tại các công ty ủy thác; mối đe dọa rút tiền gửi ồ ạt dẫn đến một làn sóng phá sản mới; mức nợ tiêu dùng tăng cao; còn các quỹ tài chính địa phương là tảng băng chìm khổng lồ; từ trung ương và địa phương giằng co, đùn đẩy không có giải pháp…

Thất bại của ngân hàng Baoshang vào tháng 8/2020 đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của một ngân hàng Trung Quốc sau 22 năm. Các công ty ủy thác và nhiều ngân hàng cho vay sẽ bị sáp nhập, các chuyên gia đang đặt câu hỏi: cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc sẽ còn tồi tệ đến mức độ nào?

Sự sụp đổ của Baoshang là ‘bất thường’

Người ta chú ý đến sự thất bại của ngân hàng Baoshang. Quyết định của Bắc Kinh để cho ngân hàng thương mại khu vực Nội Mông này nộp đơn phá sản vào đầu tháng 8/2020 đã đánh dấu vụ vỡ nợ đầu tiên của ngân hàng Trung Quốc kể từ năm 1998.

Sự sụp đổ của Baoshang là “bất thường” ở nhiều cấp độ. Nó thuộc sở hữu của một tập đoàn tư nhân có tên là Tomorrow Group – sở hữu 89% – bản thân điều này là “không bình thường”, vì hầu hết mọi ngân hàng Trung Quốc đều do nhà nước điều hành. Người sáng lập của Tomorrow, Xiao Jianhua đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông “biến mất” khỏi khách sạn Four Seasons sang trọng ở Hong Kong vào năm 2017, ngay sau đêm giao thừa Tết Nguyên đán.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bác bỏ tuyên bố rằng chính quyền này đã bắt cóc Xiao, một công dân Canada từng được cho là trị giá 6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó Xiao đã phải trình diện tại một tòa án đại lục, bị buộc tội sử dụng Baoshang như một quỹ rửa tiền để thu lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

Các cơ quan quản lý phát hiện ra rằng từ năm 2005 đến 2019, Baoshang đã cho Tomorrow vay tới 156 tỷ Rmb (22,5 tỷ USD), dưới dạng 347 khoản vay không khai báo, và sử dụng 209 công ty thành viên.

Không dừng lại ở đó, các nhà quản lý đã tìm thấy một lỗ đen tài chính trị giá 90 tỷ Rmb và bằng chứng cho thấy các quản lý cũ của Baoshang đã biển thủ 50 tỷ Rmb khác. Quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp tại ngân hàng đã sụp đổ. Vào tháng 12/2019, Xiao bị kết án tù chung thân.

Rất nhiều vụ sáp nhập đang diễn ra nhưng không được đưa tin

Đây là lần thứ hai trong vòng 12 tháng, một ngân hàng liên kết với Xiao bị ĐCSTQ tịch thu. Vào tháng 8 năm 2019, Central Huijin, một bộ phận của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, một quỹ đầu tư quốc gia, đã rót tiền vào Ngân hàng HengFeng có trụ sở tại Sơn Đông để tăng tỷ lệ an toàn vốn của mình. Vào tháng 12, HengFeng đã huy động được 14 tỷ USD vốn mới, bán 60 tỷ cổ phiếu mới cho Huijin và 1,86 tỷ cho United Overseas Bank.

Vào ngày 13/8, truyền thông Trung Quốc thông báo về “câu chuyện hợp nhất” các ngân hàng nhà nước khác: Jincheng Bank, Changzhi Bank, Yangchuan City Commercial Bank và Jinzhong Bank. Những khó khăn tài chính tại 5 ngân hàng dường như có liên quan đến vụ bê bối tham nhũng tại một công đoàn tín dụng nông thôn ở Sơn Tây và các hoạt động của Tian Wenjun, tỷ phú chủ sở hữu của một tập đoàn tư nhân khác có tên Longyue Industry Group.

Longyue được tái cơ cấu sau khi các khoản nợ 36 tỷ Rmb được tìm thấy trên sổ sách và cả 5 ngân hàng được cho là nằm trong số các chủ nợ của nó. Vào tháng 9/2019, ngân hàng Yangquan cho biết tỷ lệ nợ xấu (NPL) của họ là 25%, so với mức trung bình của các ngân hàng thương mại thành phố là 4,22% vào cuối tháng 3/2020.

Những ngân hàng Trung Quốc tồn tại chỉ để phục vụ ĐCSTQ

Cả hai vụ gian lận khổng lồ này đều không thể đổ lỗi cho dịch viêm phổi Vũ Hán. Cả hai đều diễn ra trước đại dịch và xuất phát từ các quyết định được thực hiện trong một khoảng thời gian nhiều năm. Nhưng cũng không ngạc nhiên khi hiện nay chúng đang nổi lên với số lượng lớn hơn bao giờ hết.

Covid-19 đã tấn công tất cả mọi người, nhưng các vấn đề của Trung Quốc có đặc thù của riêng nó.

Minxin Pei, giáo sư chính phủ tại Đại học Claremont McKenna College ở California và là chuyên gia về quản trị Trung Quốc, cho biết vấn đề lâu năm đối với những tổ chức tín dụng của Trung Quốc nằm ở chỗ họ “không phải là ngân hàng theo nghĩa truyền thống. Họ tồn tại để phục vụ giới cầm quyền – các quan chức địa phương và ĐCSTQ”.

Các ngân hàng này cho vay nhiều đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có khả năng trả nợ thấp hơn nhiều so với khu vực tư nhân, trong cả thời điểm tốt và xấu.

Con số các ngân hàng thất bại đang tăng lên

Vào tháng 11 năm 2019, trong Báo cáo ổn định tài chính hàng năm của Trung Quốc, ngân hàng trung ương cho biết họ xem 586 trong số 4.379 tổ chức cho vay chính thức của nước này (hay hơn 13% trong tổng số) là “rủi ro cao”.

Đáng lo ngại nhất là về cuộc kiểm tra rủi ro mà ngân hàng trung ương thực hiện trên 30 ngân hàng quy mô vừa và lớn. Khi giả định tăng trưởng kinh tế là 5,3% vào năm 2020 (giảm nhẹ từ 6,1% vào năm 2019), thì 9 trong số 30 ngân hàng đã thất bại. Khi kiểm tra tình huống xấu nhất là tăng trưởng 4,15%; con số thất bại của ngân hàng đã tăng lên 17.

Năm nay, IMF gợi ý nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 1%, tốc độ chậm nhất kể từ năm 1976.

Vậy thực hư vấn đề ở Trung Quốc như thế nào? Liệu sẽ có những báo động thực sự – hay các cơ quan quản lý sẽ tìm cách lách qua, loại bỏ các khoản nợ xấu bằng cách phân loại lại, hoặc chuyển chúng vào các công ty quản lý tài sản?

Trong một báo cáo được công bố vào tháng 6 năm 2020, Rhodium Group, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại New York, đã cảnh báo về “những dấu hiệu căng thẳng mới và quan trọng” đang hình thành trong hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Điều này chỉ ra sự đổ vỡ trên diện rộng trong niềm tin của công chúng đối với các sản phẩm đầu tư, và thậm chí là mất tín nhiệm vào nhà nước (với tư cách là hậu thuẫn cuối cùng). Khi điều đó bị xói mòn, và các điều kiện đã “chín muồi”, thì “một cuộc khủng hoảng ngân hàng Trung Quốc sẽ nhanh chóng diễn ra”, ông Rhodium nói.

Các báo cáo truyền thông khác xác định có bốn ngân hàng bị rút tiền ồ ạt ở đại lục kể từ đầu năm. Các công ty tín thác – các tổ chức phi ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn – đang phải đối mặt với thời điểm khủng hoảng của chính họ.

Vào cuối tháng 3 năm 2020, Trung Quốc có 68 công ty ủy thác với tổng tài sản là 21,3 nghìn tỷ Rmb. Trong nửa đầu năm, đã xuất hiện dấu hiệu chắc chắn cho thấy các khoản lỗ gia tăng, rủi ro vỡ nợ lan rộng, ông Rhodium cho biết.

Vào tháng 4, các văn phòng tại Thượng Hải của Anxin Trust, từng được coi là công ty ủy thác sinh lời cao nhất Trung Quốc, đã khiến các nhà đầu tư tức giận vì quỹ này tìm cách trì hoãn ngày trả nợ cho một sản phẩm quản lý tài sản trong một năm liên tiếp.

ĐCSTQ đối mặt với ‘rủi ro hệ thống’ không thể kiểm soát

Sự lo lắng bắt đầu lan tỏa kể từ khi công ty Anxin niêm yết tại Thượng Hải thừa nhận vào tháng 9/2019 rằng tỷ lệ nợ xấu của họ đã tăng từ 9% lên 83% trong một năm. Nó thuộc sở hữu của một công ty đầu tư có tên là Shanghai Gorgeous, người sáng lập là doanh nhân Gao Tianguo đã bị giam giữ vào tháng 5/2020 trong một cuộc điều tra về tội cho vay bất hợp pháp.

Những người biểu tình cũng đã tụ tập bên ngoài trụ sở của công ty Tín thác Sichuan Trust, phía tây nam Thành Đô vào tháng 6/2020 để đòi lại tiền của họ. Công ty nợ các nhà đầu tư 20 tỷ Rmb, và đang cố gắng huy động vốn bằng cách bán văn phòng và cổ phần của nó trong CTCK Hongxin Securities.

Truyền thông địa phương cho biết các nhà đầu tư đã viết thư ngỏ cho Guo Shuqing, chủ tịch CBIRC, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc. Bức thư viết rằng: “Đừng buộc hàng ngàn người trong chúng tôi phải kiến ​​nghị ở Bắc Kinh, điều đó sẽ gây thêm rắc rối cho ban lãnh đạo trung ương và tác động tiêu cực đến lòng tin và sự biến động trong thị trường tài chính của đất nước”.

Cơn ác mộng tồi tệ nhất của ĐCSTQ

Những người dân thường bị lừa hết tiền và đổ xuống thủ đô để biểu tình là cơn ác mộng tồi tệ nhất của ĐCSTQ.

Vậy liệu sự đan xen giữa căng thẳng tài chính mới và những rủi ro tích lũy từ lâu nay, trong bối cảnh nền kinh tế yếu kém, có thể hiện một rủi ro hệ thống mà nhà nước không thể quản lý?

Logan Wright, Giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Rhodium, cho biết điều đó sẽ xảy ra nếu mọi người thực sự tin rằng sự đảm bảo của nhà nước đang suy yếu.

Bắc Kinh đã khởi động một chương trình kích thích 500 tỷ USD vào tháng 5/2020. Các điều kiện tiền tệ và tín dụng đang được nới lỏng. Các cơ quan quản lý đã yêu cầu ngân hàng gia hạn các khoản nợ xấu mới và cho phép người vay quá hạn, cho đến khi điều tồi tệ nhất của đại dịch qua đi.

Andrew Collier, nhà phân tích Trung Quốc tại công ty nghiên cứu Global Source Partners và một chuyên gia về ngân hàng cho biết: “Các ngân hàng lớn sẽ vẫn được bảo vệ, nhưng sẽ có nhiều ngân hàng nhỏ hơn thất bại”.

Xiang Songzuo, cựu nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và là cựu phó giám đốc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết: “Chúng ta sẽ thấy nhiều trường hợp ngân hàng được tái cơ cấu, sáp nhập, kiểm soát lại bởi ngân hàng trung ương. Các ngân hàng nhỏ hơn, các hợp tác xã nông thôn, sẽ ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ vỡ nợ hơn”.

Vấn đề là cần tăng vốn, nhưng tiền sẽ đến từ đâu?

“Tôi nghĩ đó là một cuộc khủng hoảng. Hãy nhìn áp lực nợ xấu mà các ngân hàng nhỏ, ngân hàng khu vực phải đối mặt. Họ đang chịu rất nhiều áp lực để tăng cơ sở vốn, nhưng tiền sẽ đến từ đâu?”, Andrew Collier thuộc Global Source cho biết.

Hệ thống kinh tế của Trung Quốc được thiết lập để chuyển tiền mặt từ các ngân hàng nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân. Khi các khoản vay trở nên khó khăn, nhiều khoản được bán cho các công ty quản lý tài sản (AMC).

Vào tháng 3 năm 2020, Bắc Kinh đã thành lập AMC cấp quốc gia thứ năm, cùng với bốn AMC được thành lập vào năm 1999 để cứu trợ các ngân hàng nhà nước lớn của mình. 60 AMC địa phương khác đã được mở từ năm 2015 đến năm 2017 để xử lý nợ xấu cấp tỉnh.

Các công ty nước ngoài thậm chí đã được mời trở lại, một dấu hiệu cho thấy sự khát vốn của Trung Quốc. Vào tháng 2/2020, Oaktree Capital Management có trụ sở tại Los Angeles đã mua khoản nợ địa phương trị giá 6,5 tỷ USD.

Theo tính toán, bộ tứ AMC, bao gồm Cinda và Huarong, đã mua 100 tỷ USD các khoản nợ xấu mới mỗi năm. Bên bán bao gồm các tổ chức cho vay lớn như ICBC, cũng như 10 công ty cho vay cổ phần và 130 ngân hàng thương mại thành phố.

Nhưng mỗi năm lượng nợ xấu lại tăng, và trong một năm khủng hoảng như thế này, áp lực tài chính càng tăng lên, buộc “cỗ máy mua nợ khó đòi” phải hoạt động quá mức.

May Yan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vốn chủ sở hữu tài chính lớn của Trung Quốc tại UBS, cho rằng hệ thống ngân hàng sẽ “bị ảnh hưởng bởi một cú sốc lớn lên tới 6 nghìn tỷ Rmb đối với các khoản nợ xấu mới do hậu quả trực tiếp của đại dịch. Hầu hết sẽ không được công nhận trong một vài năm do chính sách xử lý nợ dẫn cách”.

Vào tháng 8/2020, giám đốc CBIRC Guo cho biết lượng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ tăng 3,4 nghìn tỷ Rmb trong năm nay; tăng từ 3,3 nghìn tỷ Rmb vào năm 2019. Ông cảnh báo rằng con số này sẽ còn tăng nhanh hơn vào năm 2021.

Vào tháng 2/2020, S&P Global Ratings cho biết tỷ lệ các khoản cho vay mà họ cho là “có vấn đề” sẽ tăng từ 6,5% vào đầu năm lên tới 11,5% sau đại dịch.

Ngay cả khi muốn, Bắc Kinh không thể “hút” tất cả các khoản nợ xấu hiện có ra khỏi hệ thống và gửi chúng vào các AMC mới hoặc hiện có. Khối lượng các khoản nợ xấu quá lớn và ĐCSTQ đơn giản là không có khả năng chi trả.

Chuyên gia kinh tế Garcia-Herrero nói: “Ngày nay, nền kinh tế Trung Quốc không có tiền của chính phủ. Có một lựa chọn rẻ hơn là xoay vòng nợ xấu từ địa điểm này sang địa điểm khác. Họ hy vọng bằng cách pha loãng chúng, chúng sẽ biến mất. Nhưng chúng sẽ không”.

Kết quả là một bãi rác thải tài chính khổng lồ bỗng xuất hiện, và dù ĐCSTQ vội vã đưa ra các quyết định nhanh chóng với mong muốn khắc phục, mọi thứ dường như chỉ đơn giản là… vô vọng.

Không có giải pháp cho vấn đề, chỉ có nợ ‘đảo qua đảo lại’

Một trong những mục tiêu lớn của ông Tập trong năm 2020 là khẳng định quyền kiểm soát đối với tất cả các tổ chức cho vay chính thức, bao gồm cả các ngân hàng thành phố.

Ông Tập nói: “Không ngại các khoản nợ xấu được tạo ra – điều đó không sao miễn là không có bất ngờ lớn nào”.

Hai chuyên gia về Trung Quốc bày tỏ điều khiến họ lo lắng nhất về nền kinh tế lớn nhất châu Á lúc này,  theo cách hoàn toàn khác nhau.

Đối với Yi Xiong, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Deutsche Bank, đó là chính quyền địa phương (LGFV). “LGFV là phần tôi lo lắng. Các chính quyền địa phương đã vay nặng lãi trong một thập kỷ hoặc lâu hơn. Để giải quyết vấn đề, cần phải cải cách cơ bản vai trò của chính quyền địa phương trong nền kinh tế Trung Quốc”.

Ông nói: “Các LGFV đã được tái cấu trúc và cứu trợ. Các LGFV nhỏ hơn đang hợp nhất với các LGFV lớn hơn. Câu hỏi đặt ra là – điều gì sẽ xảy ra nếu những cái lớn hơn gặp rắc rối? Bạn có thể sẽ thấy nhiều LGFV hơn được cứu trợ hoặc được tái cấu trúc trong 5 năm tới”.

Chuyên gia Wright của Rhodium Group chỉ ra ba mối quan tâm: các vụ vỡ nợ ngày càng tăng tại các công ty ủy thác; mối đe dọa từ việc người dân rút tiền khỏi ngân hàng sẽ dẫn đến một làn sóng phá sản mới; và mức nợ tiêu dùng tăng cao.

Dữ liệu do Trường Quản lý Quảng Hoa ở Bắc Kinh tổng hợp cho thấy tất cả các khoản vay tiêu dùng vào cuối năm 2019 là 8 nghìn tỷ Rmb, tăng gấp 400 lần chỉ trong 5 năm.

UBS cho biết rất nhiều khoản nợ mới là khoản vay tiêu dùng từ người có thu nhập thấp và công việc không ổn định, họ “vay với lãi suất cao hơn, thông thường từ 24% đến 36%, để cải thiện lối sống của họ”.

Nhưng tất cả những điều này đều nhạt nhòa so với căng thẳng mà các ngân hàng của Trung Quốc phải đối mặt, chắc chắn sẽ có nhiều sự cố xảy ra. Một chu kỳ hình thành nợ xấu khác mới chỉ bắt đầu.

Sẽ có nhiều công ty ủy thác thất bại hơn và nhiều hơn – có thể nhiều hơn nữa – các vụ sáp nhập ngân hàng. “Không có giải pháp nào cho vấn đề này. Chỉ có đảo qua đảo lại”, chuyên gia Xiang nói.

Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã kêu gọi người dân chi tiêu nhiều hơn để tạo ra một nền kinh tế khép kín và hướng tới tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, hãy cẩn thận về những gì mà ĐCSTQ mong muốn.

Tác giả: Elliot Wilson là Biên tập viên Greater China và là chuyên gia về Ngân hàng Tư nhân và Quản lý Tài sản

Đức Duy

https://www.ntdvn.com/bai-chon-loc/cuoc-khung-hoang-tai-chinh-cua-trung-quoc-toi-te-den-muc-nao-73481.html

 

Cưỡng chế nhập ngũ! Sau ngày 1/10

Trung Quốc bước vào ‘huy động thời chiến’?

Tâm Thanh

Dư luận Trung Quốc càng xôn xao sau khi thông tin này bị xóa, có người cho rằng sắp có chiến tranh, thậm chí là nội chiến.

Tài khoản công khai WeChat “Truyền thông chính trực Bắc Kinh” hôm 19/9 thông báo: “Cưỡng chế chấp hành! Sau ngày Quốc khánh, tổ quốc huy động binh lính trong thời chiến, những người sau đây phải phục vụ! Người nào làm trái bị coi là phạm pháp”. Ngày 1/10 là ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ngày Quốc khánh) dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bài đăng cho biết, chính phủ sắp cưỡng chế công dân nhập ngũ, nhưng điều kỳ lạ là, sau khi tin tức được tiết lộ, phía chính phủ đã xóa những nội dung liên quan, càng thêm thu hút sự chú ý của ngoại giới.

Tài khoản WeChat công khai “Truyền thông chính trực Bắc Kinh” cho biết, hiến pháp Trung Quốc quy định: “Nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là bảo vệ Tổ quốc và chống xâm lược”.

Nếu chính phủ ra lệnh huy động thì “chính quyền các cấp từ trung ương đến tỉnh, thành phố, huyện và thị xã, cũng như các cơ quan quân sự các cấp, cần phải nhanh chóng huy động”.

Theo thông báo, để điều động binh lính trong thời chiến, yêu cầu những nhân viên sau đây phải có mặt ngay lập tức:

Quân nhân tại ngũ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự không được xuất ngũ, quân nhân nghỉ phép, đi thăm thân cần lập tức trở lại đội ngũ.

Quân nhân dự bị, sinh viên quốc phòng sẵn sàng nhập ngũ bất cứ lúc nào được gọi, sau khi nhận được thông báo, cần phải báo cáo có mặt đúng thời gian quy định.

Theo một số yêu cầu trong thời chiến, Hội đồng Nhà nước, Quân ủy Trung ương có thể quyết định tuyển chọn nam từ 36 tuổi đến 45 tuổi vào phục vụ nghĩa vụ quân sự. Thời gian tại ngũ do Hội đồng Nhà nước và Quân ủy Trung ương quyết định.

Bài đăng cũng nhấn mạnh rằng những người với tư cách là quân nhân dự bị và công dân bình thường, nếu từ chối sự tuyển dụng, trốn tránh việc tuyển dụng hoặc huấn luyện quân sự của nhà nước trong thời chiến, thì rất có khả năng cấu thành tội phạm hình sự và phải đối mặt với án tù.

Sau khi tin tức được tung ra đã thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài, nhưng điều kỳ lạ là tài khoản “Truyền thông chính trực Bắc Kinh” đăng tải bài báo từ ngày 19/9 đã bị nhà chức trách xóa và đánh dấu là “phát tán thông tin sai lệch”.

Các tài khoản công khai WeChat khác đã đăng lại các bài báo liên quan, và vụ việc cũng đã gây ra các cuộc thảo luận nhưng vẫn chưa thấy lời giải thích chính thức nào từ phía chính phủ.

Nhiều cư dân mạng đồn đoán rằng, nguyên nhân khiến “Truyền thông chính trực Bắc Kinh” biến mất có thể là do đã tiết lộ bí mật.

“Nếu là tin đồn, phía chính phủ nhất định sẽ ra mặt nói vài câu”.

“Liệu sẽ có chiến tranh không?”

“Có lẽ không phải là ngoại chiến, mà là nội chiến”.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng Trung Quốc chỉ ra rằng, trên Baidu cũng có bài viết tương tự vào tháng trước, điểm khác biệt là bài viết đó không nói rằng “sau ngày 1/10” thực hiện huy động thời chiến.

Theo Thiên Bình, Vision Times

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuong-che-ngap-ngu-sau-ngay-1-10-trung-quoc-buoc-vao-huy-dong-thoi-chien.html

 

Ngoại trưởng Philippines nói sẽ không loại Mỹ

khỏi Biển Đông theo yêu cầu của Trung Quốc

Thanh Hải

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết nước này sẽ không chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc về việc loại bỏ các cường quốc phương Tây – trong đó có Hoa Kỳ – ra khỏi Biển Đông.

Báo Inquirer của Philippines trích tuyên bố của ông Locsin tại một phiên điều trần về ngân sách ở Hạ viện Philippines hôm thứ Hai (21/9): “Trung Quốc yêu cầu loại bỏ các cường quốc phương Tây ra khỏi Biển Đông – tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”.

Vị ngoại trưởng nói với các nhà lập pháp: “Các cường quốc phương Tây phải hiện diện ở Biển Đông với tư cách là bên cân bằng” quyền lực với Trung Quốc.Ông Locsin nói thêm: “Tôi có thể cam kết với các vị, các cường quốc phương Tây sẽ hiện diện ở Biển Đông. Chúng tôi tin vào việc cân bằng quyền lực, tin rằng tự do của người dân Philippines phụ thuộc vào việc cần bằng quyền lực ở Biển Đông”.

Trung Quốc nhận chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông thông qua yêu sách đường lưỡi bò mà Tòa trọng tài thường trực ở La Hay, Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ vào năm 2016. Vào tháng 7/2020, Mỹ ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, kéo theo các động thái tương tự từ các nước đồng minh như Úc, Anh, Pháp, Đức.

Theo Inquirer.net

Thanh Hải biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-philippines-noi-se-khong-loai-my-khoi-bien-dong-theo-yeu-cau-cua-trung-quoc.html

 

Ấn Độ muốn Trung Cộng phải rút lui trước

trong tranh chấp ở biên giới

Tin New Delhi, Ấn Độ – Các chỉ huy quân sự của Trung Cộng và Ấn Độ đã gặp mặt vào thứ Hai, 21 tháng 9, tại vùng Moldo, thuộc phía Trung Cộng ở biên giới giữa hai quốc gia tại Himalaya, trong nỗ lực giảm tình trạng đối đầu đã kéo dài nhiều tháng. Trong đó, New Delhi khẳng định rằng vì Bắc Kinh đã khởi đầu vụ xung đột, do đó, quốc gia này phải là quốc gia đầu tiên thực hiện các bước giảm căng thẳng.

Vào hơn 1 tuần trước, các ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Cộng đã gặp nhau tại Moscow, và đồng ý về một thỏa thuận gồm 5 điều khoản, để hai bên rút quân dọc theo đường biên giới tranh chấp dài 3,488 cây số giữa hai quốc gia. Thời gian không còn nhiều để hai bên giải quyết mâu thuẫn.

Vào cuối tháng này, mùa đông sẽ đến tại vùng Ladakh thuộc miền núi Himalaya, và nhiệt độ có thể xuống đến âm 60 độ C tại nơi các binh sĩ hai bên đang đối đầu. Nếu giới lãnh đạo không thể giải quyết bất đồng, điều này nghĩa là hàng ngàn binh sĩ hai quốc gia sẽ phải tiếp tục ở lại các tiền đồn trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt.

Phái đoàn Ấn Độ tham dự cuộc họp vào thứ Hai được dẫn đầu bởi Trung Tướng Harinder Singh, chỉ huy quân đoàn 14 đóng quân tại Leh, thị trấn lớn nhất ở Ladakh. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ sáng giờ Ấn Độ và kéo dài suối 8 tiếng sau đó.

Theo các viên chức Ấn Độ, lập trường của quốc gia này là quay lại tình trạng trước đây, tức lực lượng Trung Cộng phải quay về vị trí của họ như hồi tháng 4, trước khi vụ tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, New Delhi cũng muốn rằng Bắc Kinh phải rút quân trước, vì chính quốc gia này là bên đầu tiên kích động mâu thuẫn. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/an-do-muon-trung-cong-phai-rut-lui-truoc-trong-tranh-chap-o-bien-gioi/

 

Biên giới Ấn – Trung: New Delhi điều

chiến đấu cơ Rafale đến vùng Ladakh

Trọng Thành

Cuối tháng 07/2020, Ấn Độ đã tiếp nhận 5 trong số 36 máy bay tiêm kích Rafale mua của Pháp. Hôm qua, 21/09/2020, nhiều chiến đấu cơ mới nhập khẩu đã « có mặt » tại vùng Ladakh, « để làm quen » với địa hình vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.

Thông tin nói trên do một giới chức trong Không Quân Ấn Độ cho biết. AFP dẫn phát biểu của một chỉ huy Không Quân Ấn Độ xin ẩn danh, khẳng định « các chiến đấu cơ Rafale làm thay đổi tương quan lực lượng », giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì hòa bình tại khu vực. Một nhiếp ảnh gia của AFP xác nhận đã nhìn thấy một phi cơ Rafale trên bầu trời Leh, thủ phủ vùng Ladakh.

Chiến đấu cơ Rafale, do tập đoàn Dassault Aviation sản xuất, được coi là biểu tượng của ngành công nghệ hàng không quân sự Pháp. Tiêm kích Rafale là máy bay đa năng, có khả năng tiến hành trinh sát, chiến đấu trên không và oanh tạc yểm trợ các chiến dịch trên bộ, trên biển. Phi cơ chiến đấu Rafale đã được thử thách qua tác chiến. Lễ bàn giao chính thức 5 chiếc Rafale đầu tiên này, trong tổng số 36 chiếc trị giá 9,4 tỉ đô la, đã được tổ chức ngày 10/09, tại căn cứ quân sự Ambala, phía bắc Ấn Độ, với sự hiện diện của bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly.

Thông báo về các chuyến bay diễn tập Rafale nói trên diễn ra đúng vào lúc quân đội Ấn Độ và Trung Quốc có cuộc đàm phán tại vùng biên giới Ladakh, nhằm tìm cách giảm nhẹ căng thẳng. Theo báo Ấn Độ Times of India, hôm qua 21/09/2020, phái đoàn Ấn Độ đã yêu cầu các đơn vị Trung Quốc « triệt thoái » hoàn toàn khỏi « các điểm tranh chấp » hiện nay ở Pangong Tso, Chushul và Gogra-Hotsprings và hoàn tất thỏa thuận về lộ trình giảm căng thẳng trên toàn bộ tuyến Đường Kiểm Soát Thực Tế (Lign of Actual Control – LAC). Cuộc đàm phán hôm qua kéo dài 14 giờ.

Giới quan sát Ấn Độ tỏ ra rất lo ngại trước chiến thuật tấn công bất ngờ của Trung Quốc. Báo Hindustan Times hôm 20/09 nhắc lại kinh nghiệm đau đớn của cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Trung năm 1962. Bắc Kinh lợi dụng toàn thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng « tên lửa Cuba » để đánh úp Ấn Độ. Mối lo ngại của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc mở nhiều cuộc tập trận tại các vùng Biển Đông, biển Hoa Đông, khiến thế giới sao nhãng các căng thẳng tại vùng biên giới Ladakh.

Ladakh, vùng lãnh thổ ở chân núi Himalaya, khu vực các phi cơ Rafale được điều động đến, là nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu từ nhiều tháng nay. Giữa tháng 6/2020, đụng độ đẫm máu bằng vũ khí thô sơ xảy ra, khiến 20 binh sĩ Ấn thiệt mạng, phía Trung Quốc cũng chịu nhiều tổn thất. Đây là cuộc đụng độ đẫm máu đầu tiên tại vùng biên giới tranh chấp Ấn – Trung từ 45 năm nay. Đầu tháng 9, hai bên tố cáo lẫn nhau về các vụ nổ súng lần đầu tiên từ 45 năm nay.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200922-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-%E1%BA%A5n-%E2%80%93-trung-new-delhi-%C4%91i%E1%BB%81u-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-c%C6%A1-rafale-%C4%91%E1%BA%BFn-v%C3%B9ng-ladakh

 

Cựu phóng viên Thời báo Hoàn cầu người Ấn

bị bắt vì bán bí mật quân sự của Ấn Độ

Bình luậnĐông Phương

Cảnh sát Ấn Độ cho biết hôm 19/9 rằng, một người từng là phóng viên cho tờ Thời Báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị bắt vì nghi ngờ bán thông tin tình báo quân sự của Ấn Độ cho ĐCSTQ.

Cảnh sát cũng tiết lộ chi tiết về người đàn ông tên là Rajeev Sharma bị quan chức tình báo ĐCSTQ mua chuộc. Sau đó, ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) – Tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu (Global Times) đã đăng lên mạng xã hội cáo buộc cảnh sát Ấn Độ đang “giở trò”.

Vào ngày 19/9 theo giờ địa phương, cảnh sát ở New Delhi, Ấn Độ xác nhận với ngoại giới rằng, ông Rajeev Shamar, một phóng viên từng viết bài cho Thời báo Hoàn cầu, đã bị bắt vì gửi thông tin nhạy cảm cho cơ quan tình báo Trung Quốc. Những người bị bắt cùng với Shamar còn có một nữ nghi phạm

người Trung Quốc tên là Thạch Thanh (Shi Qing) và Sher Singh – một người đàn ông Nepal. Hai người này là những người đã cung cấp thù lao cho Shamar vì những thông tin tình báo mà ông này cung cấp cho phía Trung Quốc.

Theo Hindustan Times, ông Sanjeev Yadav – Phó giám đốc Sở Cảnh sát New Delhi tiết lộ rằng, cảnh sát đã phát hiện thấy Shamar có liên hệ với một sĩ quan tình báo Trung Quốc và đã chuyển thông tin mật có liên quan đến việc triển khai lực lượng quân đội của Ấn Độ với quân đồng minh cho quan chức tình báo này. Ngoài ra, Shamar cũng cung cấp cho quan chức này thông tin chi tiết về việc triển khai quân đội ở biên giới Trung – Ấn.

Ngày 14/9, Shamar bị bắt vì bị phát hiện có mang theo tài liệu mật, hiện ông này đã nộp hồ sơ xin tại ngoại và tòa sẽ thụ lý vào ngày 22/9.

Theo phía cảnh sát, ông Shamar đã viết bài cho Thời báo Hoàn cầu từ năm 2010 đến năm 2014 và sĩ quan tình báo ĐCSTQ có bí danh là Michael. Ngay sau khi đọc chuyên mục của Shamar trên Thời báo Hoàn cầu, quan chức tình báo này đã bắt đầu liên hệ với ông ta qua phần mềm xã hội LinkedIn rồi mua chuộc Shamar bằng cách mời ông ta đi du lịch Côn Minh và đài thọ cho toàn bộ chuyến đi. Trong cuộc gặp, Michael yêu cầu Shamar hỗ trợ trên mọi phương diện của mối quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ.

Từ năm 2016 đến năm 2018, Shamar giữ liên lạc với Michael và một người đàn ông khác họ Từ, sau đó gặp 2 người này ở Lào, Maldives… để báo cáo với họ.

Vào tháng 1/2019, Shamar đã gặp gỡ người đứng đầu một công ty truyền thông Trung Quốc có bí danh là George tại Côn Minh. George yêu cầu Shamar viết bài về Đức Đạt Lai Lạt Ma với chi phí 500 USD cho mỗi bài báo.

Ông Sanjeev Yadav – Phó giám đốc Sở Cảnh sát New Delhi cũng tiết lộ thêm rằng, cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy Shamar đã nhận được thù lao từ ĐCSTQ thông qua một công ty vỏ bọc do người Trung Quốc có bí danh là Jhang Chang và vợ ông ta Chang-li-lia đứng ra kinh doanh. Hai người bị bắt giữ cùng nghi phạm Shamar gồm Thạch Thanh và Sher Singh là những người phụ trách bộ phận kinh doanh của công ty này.

Thu nhập của Shamar từ việc bán thông tin tình báo trong những năm đầu chưa được xác định rõ ràng, nhưng được biết rằng ông ta đã nhận được hơn 3 triệu rupee (khoảng 946 triệu VND) tiền thù lao từ cơ quan tình báo của ĐCSTQ kể từ năm 2019.

Ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu đã đăng bài khiếu nại trên Weibo vào ngày 20/9, nói rằng cảnh sát Ấn Độ đang “giở trò” khi công bố tin tức trên và cố tình nhấn mạnh rằng Shamar từng làm việc cho Thời báo Hoàn cầu, và rằng tuyên bố như vậy sẽ “làm cho mọi người có liên tưởng tiêu cực về Thời báo Hoàn cầu”, điều này khiến ông ta cảm thấy “rất nhàm chán”.

Ông Hồ cáo buộc cảnh sát Ấn Độ cố ý đề cập đến Thời báo Hoàn cầu để gia tăng kịch tính nhằm quảng cáo vụ án, và nói rằng làm như vậy thật “mất thể diện”. Để ‘chạy tội’ cho Thời báo Hoàn cầu, ông Hồ thậm chí còn vô cớ ám thị rằng phía Ấn Độ có thể đã tạo ra “vụ án oan” vì mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cuu-phong-vien-thoi-bao-hoan-cau-nguoi-an-bi-bat-vi-ban-bi-mat-quan-su-cua-an-do-73806.html

 

Trung Quốc mất quyền truy cập

vào trạm theo dõi vũ trụ ở Úc

Bình luậnNguyễn Minh

Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào một trạm theo dõi không gian chiến lược ở Tây Úc khi hợp đồng của họ hết hạn. Điều này sẽ làm giảm khả năng khám phá không gian và điều hướng đang mở rộng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương.

Tập đoàn Vũ trụ Thụy Điển (SSC) đã có hợp đồng cho phép Bắc Kinh truy cập vào ăng-ten vệ tinh tại trạm mặt đất ít nhất là từ năm 2011. Ăng-ten này nằm cạnh một trạm vệ tinh của SSC vốn chủ yếu được Hoa Kỳ và các cơ quan của nước này sử dụng, bao gồm cả NASA.

Theo Reuters, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Thụy Điển cho biết, họ sẽ không ký bất kỳ hợp đồng mới nào tại trạm ở Tây Úc để hỗ trợ khách hàng Trung Quốc sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn. Tuy nhiên, công ty này không tiết lộ thời điểm hết hạn của hợp đồng thuê hiện tại.

Công ty Thụy Điển cũng cho biết, họ sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với Trung Quốc hoặc chấp nhận hoạt động kinh doanh mới của Trung Quốc.

SSC tuyên bố: “Do sự phức tạp của thị trường Trung Quốc từ tình hình địa chính trị tổng thể mang lại, SSC đã quyết định tập trung chủ yếu vào các thị trường khác trong những năm tới”.

Trạm này thuộc sở hữu của một công ty con của SSC có tên là SSC Space Australia.

Chính phủ Úc, Thụy Điển và Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận về thông tin này.

Việc mở rộng các khả năng không gian của Trung Quốc, bao gồm sự phức tạp ngày càng tăng của mạng lưới định vị Bắc Đẩu, là một trong những giới hạn mới trong căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai quốc gia này đang đối đầu trên mọi lĩnh vực, từ công nghệ và thương mại đến các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Hiện Úc đang liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ, bao gồm hợp tác về các chương trình và nghiên cứu không gian; còn quan hệ ngoại giao và thương mại của Canberra với Bắc Kinh lại đang rạn nứt.

Trong tháng 6/2013, Trung Quốc đã sử dụng trạm vệ tinh Yatharagga, cách thành phố Perth của Úc khoảng 402km về phía Bắc, để hỗ trợ cho nhiệm vụ của chuyến bay có người lái Thần Châu 10 vào không gian, SSC cho biết.

SSC cũng cho biết rằng, hợp đồng hiện tại hỗ trợ các sứ mệnh khoa học không gian của Trung Quốc thuộc chương trình các chuyến bay không gian có người lái của Trung Quốc cho các dịch vụ theo dõi và chỉ huy.

Mở rộng ra nước ngoài

Các trạm mặt đất là một phần quan trọng của các chương trình không gian vì chúng tạo ra một liên kết viễn thông với tàu vũ trụ. Tuy các trạm có các khả năng khác nhau, nhưng chúng có thể được trang bị để điều phối các vệ tinh cho Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS) dân sự và quân sự, ví dụ như hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc, GLONASS của Nga, hệ thống Galileo của Liên minh Châu Âu và GPS của Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, chương trình không gian của Trung Quốc đã tăng cường khả năng tiếp cận các trạm mặt đất ở nước ngoài, cùng với việc mở rộng các chương trình điều hướng và thám hiểm không gian của nước này.

Joon Wayn Cheong, một cộng sự nghiên cứu cấp cao tại Trường Kỹ thuật Điện của Đại học New South Wales cho biết: “Nói chung, nếu bạn đặt một trạm mặt đất giám sát GNSS ở bất kỳ đâu thì sẽ cải thiện độ chính xác của định vị cho khu vực đó”.

Christopher Newman, giáo sư về Luật và Chính sách Không gian tại Đại học Northumbria ở Newcastle, Anh, cho biết, Trung Quốc muốn loại bỏ sự phụ thuộc vào GPS của Hoa Kỳ như một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Ông nói với Reuters: “GPS có thể không được cung cấp cho họ trong một cuộc xung đột quân sự. Một hệ thống bảo mật độc lập là rất quan trọng đối với khả năng của Quân đội Trung Quốc trong việc nhắm mục tiêu, vũ khí, điều hướng”.

Năm 2019, Bắc Kinh đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc đảo Kiribati nhỏ bé ở Thái Bình Dương, nơi có đặt một trạm kết nối vệ tinh trên mặt đất.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, Trung Quốc và Nga đã đưa vũ khí vào không gian, bao gồm cả vệ tinh sát thủ, theo Epoch Times tiếng Anh đưa tin ngày 18/9.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói: “Trên không gian, Moscow và Bắc Kinh đã biến một nơi hòa bình một thời thành một chiến trường gây chiến”.

“Họ đã vũ khí hóa không gian thông qua các vệ tinh sát thủ, vũ khí năng lượng điều hướng, và hơn thế nữa, nỗ lực khai thác các hệ thống của chúng ta và tận dụng lợi thế quân sự của chúng ta”.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-mat-quyen-truy-cap-vao-tram-theo-doi-vu-tru-o-uc-73424.html

 

Chuyên gia Úc: Trung Quốc muốn

không quân Đài Loan bắn trước

Minh Nam

Máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc liên tục xâm phạm đường trung tuyến giữa Đài Loan và Trung Quốc hồi tuần trước trong một loạt cuộc tập trận tại khu vực gần đây, theo Bloomberg.

Truyền thông Đài Loan hôm 18/9 dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên cho biết các phi công Trung Quốc phát đi tín hiệu cho thấy họ sẵn sàng tiếp tục hành vi trên, đồng thời nói với lực lượng Đài Loan rằng “không có đường trung tuyến nào” như thế.

Lực lượng không quân Trung Quốc hôm 19/9 đã công bố một đoạn video về một kịch bản mô phỏng, theo đó máy bay ném bom H-6 đã tấn công một đường băng tương tự đường băng tại Căn cứ Không

quân Andersen trên đảo Guam, một khu vực quan trọng đối với bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ dành cho Đài Loan.

Ông Malcolm Davis, cựu cố vấn quốc phòng của chính phủ Úc và hiện là nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nhận định: “Nguy cơ chiến tranh đang gia tăng đáng kể và việc vẽ lại bản đồ về đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan là một bước đi rất rõ ràng của Bắc Kinh, không chỉ gia tăng áp lực mà còn biện minh cho việc sử dụng vũ lực”.

“Lực lượng thăm dò hung hăng của Trung Quốc có lẽ được lập ra nhằm kích động lực lượng không quân Đài Loan “bắn trước” và Bắc Kinh có đủ biện minh cần thiết”, ông Davis nhận định.

Hành động của Bắc Kinh bị cho là xâm nhập qua đường trung tuyến mà Washington thiết lập vào năm 1954 để ngăn chặn xung đột, qua đó cho thấy sự không hài lòng của chính quyền Trung Quốc về chuyến thăm Đài Loan mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-uc-trung-quoc-muon-khong-quan-dai-loan-ban-truoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.