Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/06/2020

Wednesday, June 17, 2020 6:22:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 17/06/2020

Tổng thống Trump ký lệnh cải tổ ngành cảnh sát

Tổng thống Donald Trump, đối mặt với những chỉ trích rằng chính sách và luận điệu gây ‘bão’ của ông đã làm trầm trọng thêm nạn chia rẽ chủng tộc tại Mỹ, hôm 16/6 ký sắc lệnh nhằm cải thiện lối hành xử của cảnh sát với tuyên bố “Người Mỹ muốn luật pháp và trật tự.”
Sau nhiều tuần nổ ra biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và nạn bạo hành của cảnh sát khởi phát từ cái chết của một người đàn ông da đen tên George Floyd trong lúc ông này bị cảnh sát Minneapolis khống chế hôm 25/5, Tổng thống Trump đưa ra một chính sách đáp ứng với những quan tâm ngày càng tăng về tình trạng bất công sắc tộc.
“Người Mỹ muốn luật pháp và trật tự, họ đòi hỏi luật pháp và trật tự,” ông Trump nói trrong một buổi lễ tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc trước khi ký sắc lệnh.
Tổng thống cũng chia buồn với gia đình các nạn nhân và thề quyết sẽ theo đuổi công lý.
Sắc lệnh khuyến khích các sở cảnh sát sử dụng những tiêu chuẩn mới nhất trong việc dùng vũ lực, cải tiến việc chia sẻ thông tin để các nhân viên cảnh sát có thành tích kém không thể được tuyển dụng, và thêm nhân viên xã hội vào công tác đáp ứng chấp pháp đối với những trường hợp phi bạo động liên hệ đến nghiện ma túy và vô gia cư, các giới chức nói.
Ngày 16/6, ông Trump nhắc lại là ông phản đối những lời kêu gọi ngưng tài trợ cho cảnh sát hoặc giải tán các sở cảnh sát.
Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu vào khoảng cuối tháng này một dự luật nhằm kìm chế những hành động sai trái của cảnh sát.
Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát cũng sẽ đưa ra dự luật riêng của họ vào ngày 17/6, đặt trọng tâm nhiều vào việc thu thập dữ liệu hơn là thay đổi chính sách trong những lĩnh vực liên hệ đến vũ lực sát thương.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-k%C3%BD-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-ng%C3%A0nh-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-/5465469.html

Mỹ áp lệnh trừng phạt cứng rắn nhất chống lại Syria

Quý Khải
Mỹ vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất nhắm vào chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhằm chặn đứng nguồn vốn tài trợ cho chính phủ độc tài này. Đây là một động thái nhằm buộc chính quyền Assad quay trở lại các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh dai dẳng hàng thập kỷ tại khu vực bất ổn vùng Trung Đông.
Các lệnh trừng phạt mới đối với Syria nhắm vào 39 công ty và cá nhân, bao gồm Tổng thống Assad và vợ ông Asma cùng gia đình, những đối tượng được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mô tả là một trong những kẻ trục lợi chiến tranh khét tiếng nhất Syria, theo Reuters.
“Trong hơn chín năm, chế độ Assad đã tiến hành một cuộc chiến đẫm máu với người dân Syria và gây ra vô số tội ác tàn bạo, một số trong đó đã đến mức tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, bao gồm giết chóc, tra tấn, bắt cóc và sử dụng vũ khí hóa học. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hơn nửa triệu người Syria đã chết và 11 triệu người khác – một nửa dân số trước thời chiến tranh ở Syria – đã phải di tản. Bashar al-Assad và chế độ của ông ta đã lãng phí hàng chục triệu USD mỗi tháng để tài trợ cho cuộc chiến vô nghĩa của họ. Họ phá hủy nhà cửa, trường học, cửa hàng và các khu chợ công. Cuộc chiến tàn khốc của họ đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo, ngăn cản sự trợ giúp đến với những người khốn khổ và mang lại tai ương cho người dân Syria”, theo thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Mỹ về Đạo luật Caesar Syria phát hành hôm 17/6.
Trong một tuyên bố công bố các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật bảo vệ công dân Syria Caesar – được ký phát bởi Tổng thống Trump vào tháng 12 năm ngoái – ông Pompeo cho biết động thái mới là những bước khởi đầu trong một chiến dịch gây áp lực kinh tế và chính trị trường kỳ chống lại Assad. Ông cho biết, sẽ có các lệnh trừng phạt bổ sung được công bố trong những tuần kế tiếp.
“Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt và chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi Assad và chế độ của ông ta chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và vô ích nhắm vào người dân Syria, đồng thời chính phủ Syria đồng ý tiến đến một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột”, ông nói.
Trước đó, Syria đã hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu, theo đó đóng băng tài sản của nhà nước và hàng trăm công ty và cá nhân của nước này. Washington đã cấm doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu và đầu tư vào Syria, cũng như các giao dịch liên quan đến các sản phẩm hóa dầu và hydrocarbon.
Nhưng với các lệnh trừng phạt mới, Mỹ sẽ đóng băng tài sản của bất kỳ đối tác giao dịch nào của Syria, không phân quốc tịch, và bao gồm thêm nhiều lĩnh vực. Lệnh trừng phạt cũng sẽ nhắm trực tiếp vào những ai giao dịch với các thực thể từ Nga và Iran, những đối tác chính ủng hộ và hỗ trợ chính quyền Assad.
Ông Pompeo cho biết những mục tiêu của lệnh trừng phạt, bao gồm chị gái và anh trai của Assad, một số tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội và dân quân Iran, đều đóng vai trò chính trong việc cản trở một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc xung đột. Nhưng tổng thống Syria Asma al-Assad vẫn là hạch tâm chính của lệnh trừng phạt này.
“Đây là lần đầu tiên tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Asma al-Assad, vợ của ông ta Bashar al-Assad, người mà với sự hỗ trợ của chồng và các thành viên trong gia đình Akhras của bà ta đã trở thành một trong những kẻ trục lợi chiến tranh khét tiếng nhất tại Syria”, ông Pompeo nói.
Bàn luận về nỗ lực lâu bền của Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo Syria, Ngoại trưởng Pompeo viết:
“Mỹ duy trì cam kết hợp tác với Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế để mang lại sự hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria, những người vẫn đang phải chịu đựng dưới bàn tay của chế độ Assad. Chúng tôi là nhà tài trợ nhân đạo lớn nhất cho người dân Syria kể từ khi khởi phát cuộc xung đột, khi cung cấp hơn 10,6 tỷ USD tiền hỗ trợ nhân đạo và hơn 1,6 tỷ USD tiền hỗ trợ phi nhân đạo và thiết lập ổn định trên khắp Syria, ngay cả trong các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Assad”.
“Đã đến lúc cuộc chiến tàn khốc, vô nghĩa của Assad chấm dứt. Ngày nay, chế độ Assad và những người ủng hộ nó đối mặt với một lựa chọn đơn giản: thực hiện các bước tiến chắc chắn hướng tới một giải pháp chính trị lâu dài cho cuộc xung đột Syria phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt mới”, ông Pompeo nhấn mạnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-ap-lenh-trung-phat-khac-nghiet-moi-chong-syria.html

Hoa Kỳ bảo trợ cho hai tù nhân tôn giáo Việt Nam

Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) vừa công bố bản báo cáo đặc biệt về tù nhân lương tâm tôn giáo ở Việt Nam, trong đó nêu hai trường hợp tiêu biểu là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Tin Lành Tây Nguyên A Đảo. Đây là hai tù nhân tôn giáo của Việt Nam trong danh sách 14 tù nhân lương tâm tôn giáo trên thế giới vừa được các Uỷ viên của USCIRF bảo trợ.
Báo cáo ngày 9/6/2020 của USCIRF cho biết trong số hơn 250 tù nhân lương tâm tại Việt Nam, ước tính có một phần ba bị bỏ tù vì có liên quan đến hoạt động cho tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo, gồm cả Công Giáo, Tin Lành và Hòa Hảo.
Trong danh sách của USCIRF hiện có tất cả 28 nạn nhân tôn giáo Việt Nam đang bị giam cầm, trong đó phần lớn theo Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo và Hòa Hảo.
“Các tù nhân tôn giáo không được trại giam cho tiếp cận kinh sách hoặc được chăm sóc y tế đầy đủ,” báo cáo viết.
“Một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt chỉ vì họ ủng hộ cho tự do tôn giáo nói chung hay cho một số cộng đồng tôn giáo cụ thể,” báo cáo nhận định.
XEM THÊM:
Hoa Kỳ: Việt Nam tiếp tục sách nhiễu các nhóm tôn giáo chưa được công nhận
Báo cáo đơn cử trường hợp Mục sư Tin lành A Đảo thuộc Giáo hội Tin Lành Montagnard không được Nhà nước Việt Nam công nhận và nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Hòa Hảo, đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm.
Vào tháng 8/2016, mục sư A Đảo tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo – Tín ngưỡng Đông Nam Á tại Đông Timor. Khi trở về, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ông và tuyên án 5 năm tù vào ngày 28/4/2017 với cáo buộc “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài,” theo điều 275 của Bộ Luật Hình sự.
29/5/2020 USCIRF ra tuyên bố bảo trợ cho Mục sư A Đảo trong khuôn khổ Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo của USCIRF.
Từ làng Gia Xiêng – xã Rờ Kơi – huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bà Y Puôi, mẹ của ông A Đảo, nói với VOA qua lời của người phiên dịch.
“Trong mấy năm qua tôi chỉ đi thăm A Đảo có ba lần thôi vì không có phương tiện và đường đến nhà giam xa. Khi đến đó nói chuyện cũng ít, vì quá cảm động, khóc là nhiều.
“Trong khi A Đảo ở trong trại giam thì công an đã lợi dụng vợ ông, xúi giục vợ ông bán hết đất đai và đem hai đứa con trở về quê ở ngoài Bắc, nói rằng cô ở với A Đảo không có tương lai.”
USCIRF dẫn lời bà Nguyễn Thị Tươi, vợ của Mục sư A Đảo, cho biết chồng bà liên tục bị ngược đãi, đánh đập gây thương tích, sức khỏe kém ở trại gia Gia Trung tỉnh Gia Lai. Được biết vào cuối năm 2019, ông bị “tra trấn,” và vào tháng 8/2018, “giám thị đã cho tù nhân khác đánh đập ông.”
Báo Công an Kon Tum dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết vào đầu tháng 3/2016, ông A Đảo “liên lạc, móc nối” với ông A Ga ở Thái Lan để “bàn bạc, thống nhất thời gian, địa điểm, tiền bạc để tổ chức cho một số trường hợp người dân tộc thiểu số trốn sang Thái Lan.
USCIRF cho biết thêm rằng nhà chức trách cũng đã thẩm vấn các thành viên trong hội thánh của ông A Đảo và yêu cầu họ ngừng mọi liên lạc với “những đối tượng phản động ở nước ngoài.”
Ủy viên USCIRF James W. Carr hôm 29/5 ra tuyên bố bảo trợ cho Mục sư A Đảo, nói rằng không một ai phải bị bắt giữ chỉ vì họ lãnh đạo một hội thánh không được công nhận hoặc tham dự một hội nghị quốc tế. USCIRF kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Mục sư A Đảo sớm như một hành động thể hiện sự khoan dung.
Trước đó, vào tháng 11/2019, USCIRF ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo hiện đang thụ án tù 11 năm tại Việt Nam và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo.
“Những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những người đồng bào của ông, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công. Ông ấy phải được trả tự do ngay nếu Việt Nam thực thi đúng đắn nghĩa vụ theo luật quốc tế,” bà Anurima Bhargava, Uỷ viên của USCIRF, người bảo trợ cho ông Truyển phát biểu trong một tuyên bố.
Ông Nguyễn Bắc Truyển là Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ tháng 7/2017 và bị tuyên án 11 năm tù vào tháng 4/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Hiện ông đang bị giam giữ tại trại gian An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
“Những gì mà nhà nước Việt Nam cáo buộc anh Truyển là hoàn toàn vô căn cứ” Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của ông Truyển, từ thành phố Hồ Chí Minh, nói với VOA.
Bà Kim Phượng chia sẻ thêm:
“Anh Truyển là người bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Anh giúp đỡ cho đồng bào tôn giáo yếu thế, nhỏ lẻ, ít ai để ý tới.
“Vào năm 2014, sau khi vợ chồng tôi bị trục xuất từ Đồng Tháp lên Sài Gòn, chúng tôi có làm thiện nguyện cho Văn phòng Công lý và Hòa bình để giúp các linh mục làm chương trình Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, bên cạnh việc hỗ trợ cho Phật giáo Hòa Hảo, mà anh Truyển là một tín đồ.”
Trong một tuyên cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển vào tháng 4/2020, bà Bhargava phát biểu: “Ông ấy nên được ở bên gia đình, nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng phát đang làm tăng nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các tù nhân và các vấn đề sức khỏe của ông ấy ngày càng trầm trọng thêm kể từ khi bị giam cầm.”
Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Harley Rouda và Zoe Lofgren cũng bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển thông qua Dự án Bảo vệ Tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS, một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ vận động cho tự do tôn giáo Việt Nam, nêu định với VOA về ý nghĩa của việc USCIRF bảo trợ hai tù nhân tôn giáo Việt Nam trong tổng số 14 tù nhân được bảo trợ trên toàn thế giới.
“Đây là lần đầu tiên có hai người Việt là nạn nhân của đàn áp tôn giáo Việt Nam cùng một lúc được USCIRF bảo trợ. Tôi biết rằng con số thật sự trên toàn cầu được bảo trợ không nhiều mà Việt Nam có đến hai người.
“Đây là hai người đến từ hai tôn giáo nhỏ so với các tôn giáo khác ở Việt Nam: Phật giáo Hòa Hảo và Tin lành Tây Nguyên. Điều này cho thấy rằng USCIRF đã bắt đầu chú ý sâu hơn đến tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.”
XEM THÊM:
Thư chung kêu gọi TT Trump yêu cầu Việt Nam chấm dứt đàn áp người Tin lành thiểu số
Các nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam từng được USCIRF bảo trợ trước đây là cố Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất; và Mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính và vợ là bà Trần Thị Hồng, hiện gia đình đang định cư tại Hoa Kỳ.
Khi nhận bảo trợ cho một tù nhân lương tâm tôn giáo, Ủy viên của USCIRF sẽ nỗ lực bằng mọi cách để yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho người được bảo trợ, cũng như theo dõi tình trạng an nguy của người ấy khi còn đang ở trong tù.
Trong phúc trình thường niên năm 2020, USCIRF kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
XEM THÊM:
Kỷ niệm trực tuyến Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05
Chính quyền Việt Nam luôn nói rằng không có tù nhân lương tâm ở nước này và không có nạn nhân bị đàn áp vì thực hành tôn giáo hay niềm tin, mà chỉ có những người bị bắt giam vì “vi phạm pháp luật.”
Ông Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm rằng con số tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam mà USCIRF nêu chưa dừng lại ở con số 28 vì sắp tới đây BPSOS sẽ hỗ trợ gia đình nạn nhân lập danh sách cho thêm khoảng 100 tù nhân tôn giáo khác để bổ sung vào danh sách hiện tại của USCIRF.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-bao-tro-cho-hai-tu-nhan-ton-giao-vietnam/5466207.html

Hoa Kỳ đăng tải quy tắc mới

cho phép các công ty Hoa Kỳ

làm việc với Huawei về kỹ thuật 5G

Vào hôm thứ ba (16/6), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đăng tải một quy tắc mới cho phép các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Huawei của Trung Cộng để phát triển các tiêu chuẩn cho 5G và các kỹ thuật tân tiến khác, bất chấp các hạn chế về việc kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị viễn thông này.
Vào hôm thứ Hai (15/6), Reuters cho biết quy tắc này được phê duyệt và gửi đến Federal Register, ấn phẩm chính thức của Hoa Kỳ cho các quy tắt. Quy tắc này được đăng công khai trên trang web của Federal Register vào hôm thứ ba và dự kiến sẽ được công bố chính thức vào hôm thứ năm (18/6).
Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách này vào tháng 5 năm 2019, với lý do lo sợ về an ninh quốc gia.
Quy tắc mới cho biết Huawei và 114 chi nhánh nước ngoài của họ trong Danh sách sẽ “tiếp tục tham gia vào nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quan trọng mà các công ty Hoa Kỳ cũng có tham gia”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-dang-tai-quy-tac-moi-cho-phep-cac-cong-ty-hoa-ky-lam-viec-voi-huawei-ve-ky-thuat-5g/

Công dân Trung Quốc bị kết án 3 năm tù

vì buôn lậu thiết bị liên lạc quân sự Mỹ

An Hòa
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm 12/6 thông báo, ông Lý Thanh Sơn (Li Qingshan), một công dân Trung Quốc 34 tuổi, đã bị kết án 3 năm tù vì “âm mưu xuất khẩu trái phép hàng hóa quốc phòng” của Mỹ sang Trung Quốc.
Theo thông báo, ông Lý Thanh Sơn đã liên lạc với một người đàn ông được đề cập với bí danh là “AB”, và đề nghị mua các thiết bị quân sự đặc biệt của Hoa Kỳ, trong đó bao gồm bộ vô tuyến điện Harris Falcon III AN / PRC 152A. Bộ vô tuyến điện này là sản phẩm quốc phòng được Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) chỉ định, và phải tuân theo “Quy định buôn bán vũ khí quốc tế”. Nếu nó không được Hội đồng Nhà nước cấp phép thì không được phép xuất khẩu. Trước đó, Lý Thanh Sơn cũng đã mua thiết bị quân sự nhiều lần từ AB.
Ngày 28/6/2019, Lý Thanh Sơn đã bay từ Trung Quốc đến San Diego bằng visa du lịch, sau đó mua vé khứ hồi vào ngày 7/7. Ngày thứ hai khi đến Hoa Kỳ, Lý Thanh Sơn đã lái một chiếc xe thuê đến kho của AB, ở San Diego, để mua bộ vô tuyến điện nói trên, cùng các thiết bị quân sự khác và bản đồ căn cứ Không quân Biển Bắc.
Lý Thanh Sơn nói với AB rằng ông ta có kế hoạch đưa bộ vô tuyến điện đến Tijuana, Mexico, sau đó chuyển nó từ Tijuana sang Trung Quốc. Lý Thanh Sơn đã đồng ý trả 50.000 nhân dân tệ (khoảng 7.200 đô la Mỹ) để mua bộ vô tuyến điện và chuyển cho AB 600 đô la Mỹ, đồng thời hứa hẹn sẽ trả sau 6,600 đô la Mỹ còn lại.
Sau khi Lý Thanh Sơn mua được vô tuyến điện và các thiết bị quân sự khác, các nhân viên chấp pháp đã bắt giữ ông ta ngay lập tức. Trong cuộc thẩm vấn, Lý Thanh Sơn khai nhận rằng ông ta biết bộ vô tuyến điện là sản phẩm được quản lý và việc vận chuyển nó đến Trung Quốc là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
Lý Thanh Sơn bị kết án 36 tháng tù, bị hủy visa, và sẽ bị trục xuất sau khi thụ án tại Hoa Kỳ.
Cục điều tra Tội phạm Hải quân Hoa Kỳ (NCIS) cũng hỗ trợ cuộc điều tra về Lý Thanh Sơn.
Ông Garrett Waugh, người phụ trách khu vực Tây Nam NCIS, nói: “Việc Lý Thanh Sơn cố gắng có được công nghệ truyền thông quân sự nhạy cảm và cung cấp cho Trung Quốc đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với năng lực chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ”.
Ông cho biết: “Bản án này là một lời cảnh cáo rằng NCIS và các cơ quan thực thi pháp luật khác của chúng tôi sẽ luôn điều tra đầy đủ và đem ra trước công lý những kẻ bất chính như ông Lý” Thanh Sơn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-dan-trung-quoc-bi-ket-an-3-nam-tu-vi-buon-lau-thiet-bi-lien-lac-quan-su-my.html

Mỹ theo dõi chặt chẽ

tình hình biên giới Trung Quốc – Ấn Độ

Triệu Hằng
Mỹ hôm 16/6 cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình chiến sự biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi giữa quân đội hai nước giao tranh dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) khiến phía Ấn Độ có 20 binh sĩ tử trận, phía Trung Quốc cũng chịu thương vong.
Đây là vụ đụng độ gây chết người đầu tiên ở khu vực biên giới Trung – Ấn kể từ năm 1975 tới nay. Vụ việc nổ ra vào tối khuya hôm 15/6, tại thung lũng Galway, phía đông Ladakh, nơi binh lính hai bên đã ở trong tình thế căng thẳng kéo dài 40 ngày.
Theo Hindustan Times, 20 người lính Ấn Độ tử trận bao gồm sĩ quan chỉ huy của một tiểu đoàn bộ binh.
“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình giữa các lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế. Cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc đã đều bày tỏ mong muốn giảm leo thang, và chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình cho tình hình hiện tại”, phát ngôn viên của Hoa Kỳ cho biết.
Người phát ngôn nói thêm: “Chúng tôi lưu ý rằng quân đội Ấn Độ đã thông báo rằng 20 binh sĩ đã hy sinh và chúng tôi xin chia buồn với các thành viên trong gia đình của họ. Trong cuộc điện thoại ngày 2 tháng Sáu năm 2020, Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi đã thảo luận về tình hình ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc”
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-theo-doi-chat-che-tinh-hinh-bien-gioi-trung-quoc-an-do.html

Facebook xóa hàng trăm tài khoản

liên quan đến các nhóm cực hữu

Tin từ San Francisco — Vào thứ ba (ngày 16 tháng 6), Facebook đã xóa gần 900 tài khoản liên quan đến hai nhóm cực hữu là Proud Boys và American Guard.
Theo Facebook, ban đầu họ đã xóa một số tài khoản từ hai tổ chức trên vào ngày 30 tháng 5 khi các thành viên bắt đầu đăng tải bài viết có liên quan đến những cuộc biểu tình George Floyd. Trước đó, Facebook đã cấm hai nhóm này sử dụng mạng xã hội của công ty, cáo buộc họ quảng bá tư tưởng kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên, các thành viên vẫn tiếp tục đăng tải hình ảnh vũ khí và kêu gọi người khác tham dự các cuộc biểu tình sau cái chết của ông Floyd.
Trước tình hình các cuộc biểu tình diễn ra sôi nổi trên toàn quốc, nhiều người lo ngại rằng những phần tử cực đoan sẽ sử dụng Facebook để phối hợp và chiêu mộ thành viên mới. Phản ứng trước tình trạng này, Facebook đã thực hiện nhiều thay đổi khiến việc tìm kiếm những nhóm thuộc phong trào cực hữu cực đoan Boogaloo trở nên khó khăn hơn.
Các thành viên của phong trào Boogaloo tin rằng một cuộc nội chiến mới sắp xảy ra. Những người theo phong trào này thường có mối liên kết với các nhóm quân sự cánh hữu và đã tận dụng các cuộc biểu tình để kích động bạo lực, với hy vọng sẽ leo thang thành một cuộc xung đột toàn quốc.
Vào thứ ba, hai thành viên của phong trào Boogaloo đã bị buộc tội giết hại một nhân viên an ninh ở Oakland. Theo một bản khai nghi can của vụ giết người nói trên, Steven Carrillo và Robert Alvin Justus Jr., là thành viên của một nhóm Facebook không xác định và hai người này đã thảo luận về âm mưu tấn công chính quyền liên bang vào ngày 28 tháng 5. Trước khi bị bắt giữ, Carrillo đã viết dòng chữ “Boog” bằng máu của mình bên trong chiếc xe anh ta dùng để chạy trốn cảnh sát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/facebook-xoa-hang-tram-tai-khoan-lien-quan-den-cac-nhom-cuc-huu/

Công ty điện lực PG&E chịu trách nhiệm

vì cái chết của 84 người

trong vụ cháy rừng tàn khốc nhất lịch sử Hoa Kỳ

Christina Taft, the daughter of Camp Fire victim Victoria Taft, displays a collage of photos of her mother, at the burned out ruins of the Paradise, Calif., home where she died in 2018. Pacific Gas & Electric plead guilty for the deadly wildfire that nearly wiped out the Northern California town of Paradise in 2018. Rich Pedroncelli/Associated Press file
Vào thứ ba (ngày 16 tháng 6), trong một phiên điều trần căng thẳng, công ty Pacific Gas & Electric (PG&E) đã thừa nhận trách nhiệm vì cái chết của 84 người trong vụ cháy rừng tàn khốc nhất lịch sử Hoa Kỳ.
Sau một hành trình dài 170 dặm từ San Francisco đến tòa án ở Quận Butte, Giám đốc điều hành của PG&E, Bill Johnson đã nhận tội với 84 tội ngộ sát liên bang liên quan đến một vụ cháy rừng vào tháng 11 năm 2018. Đám cháy, mang tên Camp Fire, bùng phát sau khi hệ thống dây điện cũ kỹ của công ty thiêu rụi thảm thực vật, sau đó lan rộng và gần như đã quét sạch toàn bộ thị trấn Paradise cũng như khiến PG&E phá sản vào đầu năm ngoái. Ngoài các tội danh trên, PG&E còn nhận một tội liên bang vì phóng hỏa bất hợp pháp như một phần của thỏa thuận với Biện lý quận Mike Ramsey.
Khi Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Quận Butte Michael Deems đọc tên của từng nạn nhân, ông Johnson thừa nhận những hậu quả nghiêm trọng mà công ty đã gây ra trong khi nhìn vào những bức ảnh của các nạn nhân. Ông cũng cam đoan với thẩm phán rằng PG&E chịu trách nhiệm đối với sự tàn phá mà công ty đã gây ra, đồng thời cam kết sẽ không để những chuyện tương tự xảy ra trong tương lai.
Ông Johnson nhận chức vụ CEO 6 tháng sau sự kiện Camp Fire, và dự định từ chức vào ngày 30 tháng 6 khi PG&E nhận được sự chấp thuận của tòa án để thoát khỏi đơn phá sản thứ hai trong vòng 16 năm. PG&E đã thỏa thuận cùng California để thành lập một ban giám đốc mới.
Phiên tòa xét xử ông Johnson được tổ chức nhằm công khai những hành vi của PG&E trong quá khứ, bao gồm việc tập trung việc tăng lợi nhuận để giữ cho các nhà đầu tư hài lòng thay vì nâng cấp và duy trì những thiết bị lỗi thời để bảo vệ 16 triệu khách hàng của họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-dien-luc-pge-chiu-trach-nhiem-vi-cai-chet-cua-84-nguoi-trong-vu-chay-rung-tan-khoc-nhat-lich-su-hoa-ky/

6 cựu nhân viên Ebay

đối mặt với các tội danh quấy rối trực tuyến

Vào thứ hai (ngày 15 tháng 6), Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ Quận Massachusetts tuyên bố, 6 cựu nhân viên của eBay hiện phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến một âm mưu quấy rối trực tuyến nhằm vào cặp vợ chồng ở Massachusetts.
Theo Văn phòng Biện Lý, 2 vợ chồng này, hiện đang sinh sống tại Natick, Massachusetts, trở thành đối tượng của các nghi can do thường đăng những bài báo mạng chỉ trích eBay. Tuyên bố cho biết các nghi can đã gửi những tin nhắn hăm dọa và những bựu kiện chứa gián sống, vòng hoa tang lễ và mặt nạ lợn đẫm máu, đồng thời bí mật giám sát cặp vợ chồng này.
Vào tháng 8 năm 2019, các nạn nhân, một người là biên tập viên và người còn lại là nhà xuất bản cho một trang tin mạng, đã đăng một bài báo về “kiện tụng liên quan đến eBay”, và không lâu sau đó,  các giám đốc điều hành của eBay đã gửi thông tin đến cho 6 cựu nhân viên nói trên yêu cầu họ “hạ bệ biên tập viên này.”  6 người này sau đó tung ra một “chiến dịch quấy rối 3 giai đoạn” hướng đến cặp vợ chồng. Ngoài những bưu kiện ghê rợn, những nhân viên này còn sử dụng Twitter để chỉ trích báo của cặp vợ chồng và dọa sẽ trực tiếp đến thăm họ.
Trong số 6 cựu nhân viên eBay bị buộc tội có cựu giám đốc an toàn và an ninh của Ebay và cựu giám đốc về khả năng phục hồi toàn cầu của eBay. Tất cả 6 người này phải đối mặt với tội danh âm mưu quấy rối trực tuyến và âm mưu uy hiếp nhân chứng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/6-cuu-nhan-vien-ebay-doi-mat-voi-cac-toi-danh-quay-roi-truc-tuyen/

Cảnh sát thành phố New York giải tán

đơn vị phòng chống tội phạm đường phố

giữa những áp lực kêu gọi cải cách

Sở cảnh sát New York (NYPD) đang giải tán đơn vị chống tội phạm bạo lực, để biến cư dân trở thành đồng minh ngăn chặn tội phạm trong nỗ lực thúc đẩy chính sách cải cách toàn quốc sau vụ giết George Floyd.
Hôm thứ Hai (15/06/2020), ủy viên Dermot Shea cho biết NYPD sẽ tái bố trí khoảng 600 cảnh sát từ đơn vị chống tội phạm cho các nhiệm vụ khác và có hiệu lực ngay lập tức. Sau khi thống đốc tiểu bang New York, Andrew Cuomo thông qua một số dự luật đại tu chính sách hồi tuần trước, ông Shea cho biết việc tái bố trí được thiết kế để tân tiến hóa NYPD với nhóm nhân viên hơn 36,000 người, tạo dựng niềm tin trong bối cảnh căng thẳng chủng tộc tăng cao.
Bằng cách giải tán đơn vị chuyên truy lùng tội phạm đường phố, ông Shea hy vọng sẽ lấy lại sự ủng hộ trong các khu phố có ác cảm với các nghiệp vụ thô bạo dẫn đến nhiều khiếu nại cho đơn vị này. Theo ông Shea, quyết định này sẽ chấm dứt hành động kiểm tra ngẫu nhiên bất công, nhắm vào những người không phải da trắng.
Hôm thứ Sáu (12/06/2020), thống đốc Cuomo đã ký một số dự luật cải cách cảnh sát, trong đó có một lệnh cấm cảnh sát sử dụng xiết cổ. Các dự luật cũng bao gồm việc công khai hồ sơ kỷ luật của cảnh sát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-thanh-pho-new-york-giai-tan-don-vi-phong-chong-toi-pham-duong-pho-giua-nhung-ap-luc-keu-goi-cai-cach/

Hạ viện Mỹ: Đại dịch Covid-19 đã có thể được ngăn chặn

nếu Trung Quốc không che giấu

Quý Khải
Đại dịch Covid-19 toàn cầu “đã có thể bị ngăn chặn” nếu Trung Quốc không che giấu quy mô dịch bệnh vào giai đoạn đầu, theo một báo cáo mới của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.
Báo cáo, công bố hồi đầu tuần, cũng đã lên án Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khi kết luận rằng WHO đã “bật đèn xanh” cho việc giấu dịch của Trung Quốc. Báo cáo cũng kêu gọi Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từ chức, theo Daily Caller.
Báo cáo cho hay, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán đã chặn đứng việc tìm kiếm bằng chứng xác thực xem liệu ổ dịch COVID-19 có bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không.
“Trung Quốc lừa dối khiến người dân [thế giới] tử vong. Số liệu đang thoát ra ngoài”, Dân biểu Lee Zeldin viết khi công bố bản báo cáo mới trên Twitter cá nhân (ảnh chụp màn hình Twitter).
“Cho đến khi ĐCSTQ đồng ý hợp tác với WHO, các quốc gia khác và cộng đồng khoa học quốc tế, sẽ không có cách nào thu thập bằng chứng cụ thể cần thiết để xác thực hoặc loại bỏ” giả thuyết virus rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán hay không, báo cáo cho hay.
Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, WHO đã không ngừng lặp lại tuyên truyền của Trung Quốc về cách thức xử lý dịch Covid-19 tại đại lục. Người đứng đầu WHO “đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong cách thức xử lý đại dịch COVID-19”, báo cáo nêu, đồng thời lưu ý rằng ông Tedros trước đây đã từng bị cáo buộc che đậy dịch tả tại Châu Phi.
Ông Tedros “nên chịu trách nhiệm cho khả năng phản ứng tồi tệ của ông ta trước đại dịch Covid-19 và từ chức”, báo cáo khuyến nghị. “Với sự thiếu năng lực và khả năng quản lý yếu kém, sẽ không thể đảm đương nổi sứ mệnh chăm sóc sức khỏe toàn cầu”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 28/1. Sau buổi gặp, ông Tedros đã không ngừng khen ngợi công tác chống dịch và tuyên truyền thay cho Bắc Kinh, một động thái được tổng thống Trump cho là “quá quỵ lụy trước Trung Quốc” (ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).
“Sau nhiều tháng điều tra, mọi thứ đã trở nên rõ ràng, việc che đậy quy mô dịch bệnh của ĐCSTQ, đặc biệt trong những ngày đầu bùng phát dịch, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc biến dịch bệnh địa phương thành đại dịch toàn cầu”, Dân biểu bang Texas, ông Michael McCaul, nói trong một tuyên bố.
Dưới sự chỉ đạo của ông Tedros, WHO “chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề bằng cách liên tục phớt lờ những cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, bao gồm từ chính các chuyên gia y tế của họ, cùng lúc nhại lại tuyên truyền của ĐCSTQ mà không hề xác thực những tuyên bố đó”, ông Mitch McCaul nói thêm.
Chính quyền tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh che giấu quy mô dịch bệnh, bịt miệng những tiếng nói cảnh báo sớm tại đại lục khiến dịch bệnh lan ra toàn thế giới.
Trong một cuộc họp báo hồi cuối tháng 5, ông Trump đã lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” COVID-19 bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới, gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”. Tính đến hôm nay, nCoV đã lây nhiễm cho hơn 8 triệu người, cướp đi sinh mạng của gần 450.000 người.
Chính quyền Trump hôm 20/5 đã công bố một bản chiến lược mới dài 16 trang nhằm đối phó với các mối nguy hại từ ĐCSTQ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ha-vien-my-dai-dich-covid-19-da-co-the-duoc-ngan-chan-neu-trung-quoc-khong-che-giau.html

Một khi có vaccine ngừa COVID,

dân Mỹ dự kiến sẽ được tiêm miễn phí

Trong số 14 ứng viên vaccine thử nghiệm ngừa COVID mà chính quyền Mỹ tập trung làm việc cho tới nay, chính phủ nhắm hỗ trợ tài chính cho khoảng 7 loại, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh loan báo ngày 16/6.
Các giới chức chính phủ cũng cho biết họ kỳ vọng nhiều người Mỹ sẽ được chích vaccine ngừa COVID-19 miễn phí một khi vaccine bắt đầu được phân phối, có thể vào tháng 1 sang năm.
“Đối với nhiều người Mỹ dễ bị tổn thương nhưng không có tiền chích ngừa và muốn được tiêm vaccine, chúng tôi sẽ cung cấp miễn phí,” một giới chức nói trong một cuộc điện đàm với các phóng viên, nhưng yêu cầu không nêu tên.
Giới chức này cũng cho biết căn cứ vào những cuộc nói chuyện với các công ty bảo hiểm sức khỏe, thì hy vọng là vaccine được bảo hiểm trả tiền và người được bảo hiểm không phải bỏ tiền túi chi trả, tương tự như chính sách hiện có của các công ty bảo hiểm trả tiền cho các dịch vụ y tế liên quan đến COVID-19.
“Chúng tôi sẽ làm việc với các công ty bảo hiểm.” viên chức nói.
Chính quyền ông Trump trước đây loan báo đã bỏ ra hơn 2 tỉ đô la cho ba vaccine đang được phát triển, một đang được thử nghiệm bởi công ty AstraZeneca Plc cùng với Trường đại học Oxford, một do công ty Moderna Inc và một do công ty Johnson & Johnson tiến hành. Chính phủ Mỹ cũng cấp 30 triệu đô la cho công ty Merck & Co và 30 triệu đô la cho công ty Sanofi SA về nỗ lực tìm kiếm vaccine riêng rẽ của hai công ty này.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%99t-khi-c%C3%B3-vaccine-ng%E1%BB%ABa-covid-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-d%E1%BB%B1-ki%E1%BA%BFn-s%E1%BA%BD-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ti%C3%AAm-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-/5465452.html

Nhà Trắng nhắm siết visa lao động

và chương trình OPT

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp đặt thêm những hạn chế hoặc đình chỉ các visa làm việc cấp cho người lao động nước ngoài, bao gồm những sinh viên quốc tế mong muốn có được kinh nghiệm làm việc tại Mỹ.
Những thay đổi khả dĩ này có phần chắc sẽ làm hài lòng những người ủng hộ chủ trương thắt chặt di trú trong khi khơi lên sự lo ngại và phản đối từ các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục lớn nhỏ vì cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị gián đoạn hơn nữa vì không thu dụng nguồn nhân tài nước ngoài.
Ông Trump đã nhân cuộc khủng hoảng virus corona để thúc đẩy những nỗ lực bị đình trệ của ông nhằm hạn chế di trú hợp pháp và bất hợp pháp, theo AP. Ông đã ra lệnh tạm đình chỉ 60 ngày đối với visa cho người nước ngoài xin trở thành thường trú nhân hôm 22 tháng 4, nhưng sắc lệnh này bao gồm một danh sách dài những trường hợp miễn trừ và không đề cập tới hàng trăm ngàn visa làm việc tạm thời và visa sinh viên được cấp mỗi năm.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, bao gồm Tom Cotton của bang Arkansas và Ted Cruz của bang Texas, cho rằng tất cả visa lao động tạm thời nên bị đình chỉ ít nhất 60 ngày hoặc cho đến khi tỉ lệ thất nghiệp trở lại mức bình thường.
“Trong khi công ăn việc làm cực kì thiếu thốn, việc nhận thêm người lao động tạm thời nước ngoài để cạnh tranh giành số việc làm ít ỏi đó là điều không thể hiểu nổi,” hai thượng nghị sĩ viết trong một lá thư gửi ông Trump vào tháng trước.
AP cho biết các quan chức chính quyền Trump vẫn đang tranh luận sắc lệnh sắp tới sẽ được áp dụng trong bao lâu và ngành nào nên được miễn, bao gồm cả những người làm việc trong lĩnh vực y tế và sản xuất thực phẩm.
Nhưng Nhà Trắng đã nêu rõ rằng họ đang cân nhắc đình chỉ visa H-1B dành cho người lao động trình độ cao; visa H-2B cho người lao động thời vụ và visa L-1 cho nhân viên thuyên chuyển trong nội bộ công ty sang Mỹ làm việc.
Trong những tuần gần đây, các doanh nghiệp và các tổ chức học thuật cũng đã bày tỏ lo ngại về những thay đổi khả dĩ đối với chương trình Đào tạo Thực tiễn Tùy chọn, một chương trình mà sinh viên quốc tế có thể tham gia để có được cơ hội làm việc trong môi trường thực tiễn tại Mỹ.
OPT bị nhắm mục tiêu
Được lập ra vào những năm 1940, chương trình Đào tạo Thực tiễn Tùy chọn (OPT) cho phép du học sinh làm việc tới một năm trong khi đang học đại học hoặc sau khi tốt nghiệp. Trong thập niên qua, chương trình này đã kéo dài thời gian làm việc lên tới ba năm cho những người theo học ngành khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, được gọi chung là STEM.
Báo The Wall Street Journal gần đây loan tin rằng chính quyền Trump đang xem xét áp đặt các hạn chế tạm thời đối với OPT. Chưa rõ những hạn chế này cụ thể là gì nhưng các quan chức chính quyền cho biết chúng được thiết kế để giúp sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp tìm được việc làm trong lúc kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.
Các quan chức chính quyền dẫn ra tỉ lệ thất nghiệp 26% trong số những người từ 18 đến 24 tuổi, những người được cho là sẽ cạnh tranh việc làm với sinh viên quốc tế, như một lí do cho việc áp đặt những hạn chế tạm thời đối với chương trình, theo tờ Journal.
Tờ The New York Times, dẫn lời hai quan chức di trú hiện nhiệm và tiền nhiệm của chính phủ, cho biết vào tuần trước rằng các biện pháp mới đang được xem xét sẽ bãi bỏ chương trình này.
Dù các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc loại bỏ chương trình này, 21 nhà lập pháp của đảng này ở Hạ viện lập luận trong một lá thư gửi đến chính quyền Trump trong tháng này rằng cần duy trì OPT để thu hút sinh viên quốc tế. Họ nói rằng các sinh viên nước ngoài và gia đình của họ đã bơm hơn 40 tỉ đô la hàng năm vào nền kinh tế mặc dù các sinh viên chỉ chiếm 5,5 % số lượng sinh viên đại học ở Mỹ.
Các công ty và tổ chức học thuật cũng cảnh báo về việc “chảy máu chất xám ngược” mà theo đó sinh viên nước ngoài đem những kiến thức mà họ học được ở Mỹ sang những nước khác để làm lợi cho nền kinh tế của nước đó.
Một số người chỉ trích nói rằng OPT làm lợi về mặt tài chính cho các công ty vì thuê người nước ngoài thì họ không phải trả một số thuế biên chế liên bang.
Chương trình này cũng thiếu sự giám sát và đã trở thành một con đường phổ biến cho người nước ngoài muốn có được tư cách thường trú nhân, theo bà Jessica Vaughan, giám đốc chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Di trú, một tổ chức ở Washington ủng hộ các giới hạn nhập cư nghiêm ngặt.
“Chính phủ không bắt buộc phải có đào tạo thật sự và không ai kiểm tra chủ lao động hoặc điều khoản tuyển dụng,” bà nói. “Một số người tham gia là ‘sinh viên’ lâu năm, họ cứ xoay tua đi học ngắn hạn rồi đi làm cốt để họ có thể ở lại đây.”
Nếu như chương trình OPT bị giới hạn hoặc bị bãi bỏ thì sẽ là một “tổn thất quá lớn” cho nhiều sinh viên quốc tế như anh Nguyễn Trần Trí, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành robot tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở Washington.
“Nó có thể ảnh hưởng tới việc nhiều người ở Việt Nam nói riêng hay nước ngoài nói chung nghĩ về việc đi Mỹ du học,” anh nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây.
Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bởi Viện Quốc gia Chính sách Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu chuyên về thương mại và di trú, nhận thấy “không có bằng chứng nào cho thấy sinh viên nước ngoài tham gia chương trình OPT làm giảm cơ hội việc làm cho người lao động ở Mỹ. Thay vào đó, có bằng chứng cho thấy chủ lao động ở Mỹ có nhiều phần chắc quay sang sinh viên nước ngoài khi người lao động Mỹ khan hiếm đi.
Ước tính 223.085 sinh viên quốc tế tham gia OPT trong năm học 2018-2019, và số lượng người tham gia đã tăng vọt trong những năm gần đây, theo trang tin giáo dục Inside Higher Ed.
https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-nham-siet-visa-lao-dong-va-chuong-trinh-opt/5465445.html

WHO sắp cập nhật

hướng dẫn chữa trị bệnh nhân COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sắp cập nhật hướng dẫn chữa trị bệnh nhân COVID-19 sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy một loại thuốc kháng viêm steroid giá rẻ và khá thông dụng có thể giúp cứu mạng nhiều bệnh nhân lâm bệnh nặng.
Kết quả công bố hôm 16/6 cho thấy dexamethasone, vốn được sử dụng từ những năm 60 để giảm viêm đối với các bệnh như viêm khớp, đã giảm 1/3 tỷ lệ tử vong đối với các bệnh nhân phải nhập viện do trở bệnh nặng vì COVID-19.
Hướng dẫn mới về việc chữa trị bệnh nhân nhiễm virus Corona của WHO dành cho các bác sĩ và nhân viên y tế.
Tài liệu này sử dụng các dữ liệu mới nhất nhằm hướng dẫn cho họ cách thức chữa trị COVID-19 trong các giai đoạn từ lúc phát hiện bệnh cho tới khi ra viện.
Dù kết quả nghiên cứu về dexamethasone chỉ mang tính sơ bộ, các nhà nghiên cứu đứng sau dự án này đề xuất rằng loại thuốc này nên ngay lập tức được coi là loại thuốc cơ bản để chữa trị các bệnh nhân lâm bệnh nặng vì Corona.
Đối với các bệnh nhân phải sử dụng máy trợ thở, việc dùng loại thuốc trên giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 1/3.
Còn đối với người bệnh chỉ cần dùng thêm oxy, tỷ lệ tử vong giảm 1/5, theo kết quả ban đầu được WHO chia sẻ.
https://www.voatiengviet.com/a/who-s%E1%BA%AFp-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-ch%E1%BB%AFa-tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-covid-19-/5466143.html

Số người Mỹ chết vì virus corona đã cao hơn

số lính tử trận trong Đệ nhất Thế chiến

Thụy My
Số người chết vì virus corona tại Hoa Kỳ đến tối hôm qua 16/06/2020 là 116.850, đã cao hơn số lính Mỹ tử trận trong Đệ nhất Thế chiến (116.500 người). Còn tại châu Mỹ la-tinh, đã có trên 80.000 trường hợp tử vong vì Covid-19.
Với trên 700 người chết trong 24 giờ qua, nước Mỹ đã vượt ngưỡng đáng buồn này, sau khi số tử vong vì virus corona hồi cuối tháng Tư đã vượt quá số lính Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về số người chết và số bị nhiễm Covid-19, với 2,13 triệu ca dương tính.
Châu Mỹ la-tinh và vùng vịnh Caribê cũng đã vượt ngưỡng 80.000 người chết vì con virus từ Vũ Hán, trong số đó Brazil chiếm phân nửa. Về số ca dương tính, Brazil có 888.271 trường hợp, cao hơn cả toàn châu Á gộp lại.
Riêng tại Honduras, tổng thống Juan Orlando Hernandez và phu nhân Ana Garcia đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Ông cho biết vì có những « triệu chứng nhẹ » nên tiếp tục làm việc từ xa.
Còn tại Pháp, trong 24 giờ qua có thêm 111 người chết vì Covid-19, nâng tổng số nạn nhân lên 29.547 người. Tuy nhiên số trường hợp bệnh nặng phải thở máy tiếp tục giảm xuống, còn 820 bệnh nhân. Toàn bộ nước Pháp đã được chuyển sang « màu xanh », nhưng số ca nhiễm mới tăng lên tại lãnh thổ hải ngoại Guyane.
Cũng tại châu Âu, Quốc Hội Hungary hôm qua 16/06 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cho phép thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo bằng sắc lệnh trong hơn hai tháng qua. Từ ngày 30/03, với tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, vị thủ tướng gây tranh cãi của quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu được trao trọn quyền hành trong thời gian vô hạn định, khiến đối lập và cộng đồng quốc tế chỉ trích ông Orban hủy hoại nền dân chủ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200617-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-virus-corona-%C4%91%C3%A3-cao-h%C6%A1n-s%E1%BB%91-l%C3%ADnh-t%E1%BB%AD-tr%E1%BA%ADn-trong-%C4%91%E1%BB%87-nh%E1%BB%8B-th%E1%BA%BF-chi%E1%BA%BFn

Biểu tình Mỹ, biểu tình Hong Kong -

và những bế tắc chưa lối thoát

Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt
Việc ban Hong Kong BBC chuẩn bị loạt bài kỷ niệm một năm biểu tình phản đối luật dẫn độ của người dân Hong Kong khiến tôi nhớ lại chuyến công tác ngắn ở đây lúc biểu tình lên cao độ, và không khỏi so sánh biểu tình ở đây với biểu tình ở Mỹ.
Trong khoảnh khắc, trong tôi cơn gió Hong Kong thổi bay đi cái nóng thiêu đốt của hình ảnh George Floyd, bảng hiệu Black Lives Matter được dơ cao khắp trên nước Mỹ, và khúc phim ám ảnh với cảnh người đàn ông da đen tuyệt vọng van nài ‘tôi không thở được’ khi bị đầu gối của một cảnh sát da trắng chẹn vào cổ cho đến khi không còn thở được.
Hong Kong. Thành phố của hàng triệu trái tim thôi thúc với quyết tâm bảo vệ sự tự chủ họ thấy đang sắp mất đi.
Hong Kong. Nơi trong suốt hơn một năm qua, người khát khao dân chủ khắp nơi trên thế giới hướng về.
Ký ức cuộc tuần hành 2 triệu người hôm 16/6/2019, khi gần 30% dân số Hong Kong xuống đường đấu tranh cho tương lai của thành phố như liều thuốc an thần xoa dịu bớt cảm giác xốn xang vì các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd đang hừng hực ở Mỹ.
Dòng người khổng lồ nối chân nhau qua đường phố đông đúc. Những khẩu hiệu được hô vang nhịp nhàng và mạnh mẽ. Đoàn người lúc bước nhanh, khi phải khựng lại cả 15 phút trước các ngã tư. Các thanh niên đứng trên bục cao vẫy cờ ra hiệu điều khiển dòng chuyển động của biển người.
Giữa rừng cờ và băng rôn phất phới, nam nữ học sinh sinh viên tay cầm khẩu hiệu đi cạnh những gia đình, cha mẹ dẫn theo con nhỏ năm ba tuổi, có người đeo con chưa biết đi trên lưng.
Những em bé ngây thơ tay cầm biểu ngữ nhỏ xíu, tung tăng bước theo cha mẹ hồn nhiên như rong chơi trong công viên.
Người đẩy xe chở nước, thức ăn, tã cho con đi cạnh những bác lớn tuổi ngồi trên xe lăn, hai tay tự đẩy mình đi, mặt nhễ nhại mồ hôi, niềm tin trong mắt sáng ngời.
Hòa mình vào dòng người trong phút giây lịch sử ấy, tôi thỉnh thoảng nhờ một người đi bên cạnh dịch hộ những câu khẩu hiệu đang được hô vang trời.
“Bad for Hong Kong, bad for Hong Kong…”, người đàn ông đứng tuổi đi bên trái giải thích bằng thứ tiếng Anh không sõi khi đoàn người vừa hô to “hủy bỏ, huỷ bỏ” (dự luật), theo sau với ”từ chức, từ chức”.
Họ đang đòi chính quyền Hong Kong hủy bỏ dự luật dẫn độ và đòi bà Carrie Lam từ chức.
“Bao nhiêu người xuống đường thế này, có ai bạo động đâu, đường phố có rác rưởi gì đâu, thấy không?” Một người khác cạnh tôi phân bua sau khi dịch câu đám đông la lớn “học sinh không bạo động.”
Trước đó ít lâu cảnh sát Hong Kong đã cáo buộc học sinh đi biểu tình dùng bạo lực.
Người Hong Kong sau này cũng nhiều lúc đã sử dụng bạo lực khi tuần hành ôn hòa mãi không giúp họ đạt kết quả mong muốn. Nhưng cuộc tuần hành 2 triệu người hôm ấy mãi sẽ được nhắc đến như một biểu tượng đẹp của đấu tranh bất bạo động.
Khác với biểu tình để giữ quyền tự trị của Hong Kong, biểu tình đòi công l‎‎ý cho George Floyd tại Mỹ biến thành bạo động gần như ngay lập tức.
Bùng nổ tại Minneapolis trưa 26/5 sau cái chết của George Floyd tối 25/5, chiều hôm đó đồn cảnh sát ở Minneapolis đã bị đốt cháy.
Đến 27/5, biểu tình chống sự tàn bạo của cảnh sát lan sang các thành phố khác của Mỹ, gồm Memphis, Tennessee, Los Angeles, California và Louisville, Kentucky, nơi phụ nữ da đen Breonna Taylor 26 tuổi bị cảnh sát da trắng giết chết nhiều tháng trước đó.
Cướp bóc và hỏa hoạn xảy ra ở một số khu vực của thành phố Minneapolis và nhiều thành phố khác khi phong trào biểu tình lan rộng, dù có nhiều nơi biểu tình rất ôn hòa.
Còn nhớ sáng sớm hôm đó ngủ dậy, đọc tin và xem phim về sự tàn phá của những cuộc biểu tình đầy hành động quá khích mà tôi ngỡ ngàng, không còn nhận ra đất nước mình từ lâu đã nhận là quê hương.
Ở Mỹ thỉnh thoảng tôi cũng đi biểu tình, dù chưa bao giờ tham dự một tuần hành 2 triệu người như ở Hong Kong.
Mỹ lâu lâu cũng có những cuộc bạo động, nhưng thường chỉ xảy ra ở một vài địa phương. Tuy thế, hình ảnh những cuộc xuống đường ôn hòa tiêu biểu với hàng trăm ngàn người tham dự như Woman March 2017, March for Our Lives 2018, luôn nhắc nhớ tôi rằng mình đang sống ở một đất nước tự do, dân chủ, an bình, trật tự và quyền tự do phát biểu được tôn trọng.
Điều gì đang xảy ra ở Mỹ? Tôi ngơ ngác tự hỏi.
Đàn áp báo chí
Ở Hong Kong khi biểu tình kéo dài, thỉnh thoảng cũng có tin một số nhà báo bị hành hung, nhưng tình trạng đàn áp báo giới tại Mỹ xảy ra ngay lập tức và với cường độ mạnh hơn.
Những khúc phim quay bằng điện thoại di động được truyền tải rộng rãi cho thấy nhiều nhà báo tường trình biểu tình Black Lives Matter trong mấy tuần qua đã bị cảnh sát ngang nhiên đối xử tàn bạo ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Phóng viên Ed Ou của NBC bị đánh khiến mặt bê bết máu, phóng viên Carolyn Cole của Los Angeles Times bị thương ở mắt, và tệ hơn nữa, như phóng viên ảnh tự do Linda Tirado bị đánh vào mặt, khiến một mắt bà bị hỏng không thể chữa được, và còn nhiều người nữa.
Chưa thấy thống kê về số nhà báo đã bị tấn công trực tiếp khi tường trình biểu tình Hong Kong.
Một người bạn làm báo của tôi tại Mỹ cả quyết là số nhà báo Mỹ bị hành hung trong thời gian ba tuần nhiều hơn nhà báo tường trình biểu tình Hong Kong trong suốt một năm qua.
Anh lý giải là với một tổng thống công khai bày tỏ sự thù ghét giới làm báo, thì khó trách những cảnh sát có khuynh hướng như vậy.
”Ông Trump không chỉ gọi báo giới là ”kẻ thù của nhân dân” mà còn liên tục gửi Tweets cáo buộc biểu tình bùng nổ tại Mỹ hiện giờ là lỗi của báo giới mà ông gọi là ‘Lamestream Media’. Chưa bao giờ làm báo ở Mỹ mà nguy hiểm như bây giờ.” Anh nói.
Không có thống kê nên tôi không thể phản bác anh.
Chỉ biết Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết kể từ khi họ bắt đầu theo dõi ngày 26/5, đã có báo cáo về hơn 280 vụ vi phạm tự do báo chí trên khắp Hoa Kỳ. Tính đến ngày 13/6, nhóm Theo dõi Tự do Báo chí Hoa Kỳ cho biết đã đếm được hơn 380 vi phạm, nhiều hơn chỉ trong một tuần so với tổng số 150 cho cả năm 2019.
Cảnh sát ngang nhiên tấn công báo giới ở nơi quyền tự do báo chí là là quyền hiến định, ở quốc gia từ trước đến này vẫn được mệnh danh là nơi soi sáng ngọn đèn dân chủ thế giới? Thật không thể tưởng tượng nổi!
Chới với với với tin người cùng nghề với mình bị hành hung vô cớ, tôi bỗng thấm thía cụm từ ”tai nạn nghề nghiệp,” rồi chợt nhận ra là thương tích thể chất không phải là tai nạn nghề nghiệp duy nhất.
Trầm cảm vì tuyệt vọng với những gì đang xảy ra xung quanh cũng là một loại tai nạn.
Để trấn an, tôi thử tìm hiểu xem biểu tình ở hai nơi giống và khác nhau điểm gì?
Phản ứng thế giới
Cả hai biểu tình cùng được thế giới nhiệt liệt ủng hộ.
Lãnh đạo khắp nơi ủng hộ người biểu tình Hong Kong bằng cách yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chính sách ”một quốc gia, hai hệ thống” như đã cam kết. Nhưng cuộc chiến bảo vệ sự tự trị là của riêng người Hong Kong, người dân các nước khác trừ Đài Loan không thể tham dự.
Mặt khác, rất ít lãnh đạo thế giới lên tiếng ủng hộ biểu tình Hoa Kỳ, nhưng phong trào Black Lives Matter lại được người dân nhiều nước hậu thuẫn.
Biểu tình lan nhanh ra hơn 700 tỉnh và thành phố trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ, và cả thế giới: Pháp, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Nam Hàn, Úc, Liberia và Switzerland…
Thay vì lên tiếng, người dân các nước ủng hộ biểu tình Hoa Kỳ bằng cách xuống đường tại nơi họ sống, vì bản thân họ cũng là nạn nhân của nạn kỳ thị chủng tộc kéo dài hàng trăm năm, tạo bất bình đẳng sức khỏe, xã hội và kinh tế, giữa lúc họ còn đang điêu đứng vì đại dịch.
Phản ứng nội địa
Người dân hai nơi cùng ủng hộ biểu tình.
Một cuộc khảo sát do South China Morning Post thực hiện sáu tháng sau khi biểu tình Hong Kong nổ ra cho thấy gần 80% (trong số gần 1.000 người được hỏi) ủng hộ biểu tình và bi quan về tương lai của thành phố tự trị. Tỷ lệ gần 30% dân Hong Kong tham dự cuộc tuần hành hôm 16/6/2019 ủng hộ kết quả khảo sát này.
Biểu tình đòi công lý cho người da đen và phản đối sự tàn bạo của cảnh sát được rất nhiều người da trắng tham dự để bày tỏ sự đồng cảm. Theo cuộc thăm dò của 1.004 người Mỹ do Reuters công bố hôm 2/6, hầu hết người Mỹ thông cảm với sự phất uẫn của người da đen cũng như không tán thành phản ứng của Donald Trump trước tình trạng bất ổn.
Thái độ chính quyền hai nơi cũng khá giống nhau.
Nếu Donald Trump gọi những người biểu tình là “côn đồ”, cáo buộc “các nhóm có tổ chức” đứng đằng sau bạo lực, và tuyên bố rằng những kẻ đứng sau tình trạng bất ổn là “khủng bố trong nước” thì Bắc Kinh cũng làm gần như vậy.
Khác nhau ở chỗ Bắc Kinh cáo buộc (thế lực bên ngoài) Hoa Kỳ sách động biểu tình Hong Kong.
Quan trọng hơn, Tập Cận Bình chỉ mới đưa quân đến đóng ở Thâm Quyến để hù dọa, còn Donald Trump thì mang quân đội vào tận Washington DC và đàn áp người biểu tình ngay gần Nhà Trắng, một hành động bị dư luận cho là đổ dầu vào lửa, khiến biểu tình bùng nổ nhanh hơn.
Kỳ thị chủng tộc và người Việt
Điều đáng chú ‎ý là đa số người Việt, cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại, không mấy ủng hộ biểu tình của Black Lives Matter. Nhiều người lên tiếng dè bỉu dân da đen, cho họ là thành phần cùng đinh, bất hảo trong xã hội, và nếu có bị chèn cổ chết như George Floyd ”thì cũng đáng thôi.”
Phản ứng này làm tôi cảm thấy vô cùng bất an.
Hồi còn là sinh viên nghèo, cách đây mấy chục năm, tôi và người thân phải đi thuê nhà ở một khu chung cư gần trường. Nơi đây giá tương đối rẻ, vì khu này cả quản lý lẫn người ở thuê toàn là người da đen.
Thú thật, lúc mới dọn vào nhìn họ tôi cũng hơi ”sợ,” nhưng ít tiền thì phải chịu vậy. Vả lại tôi nghĩ mình là học sinh nghèo, chắc chẳng có gì để cho ai cướp.
Một lần đi học về tối, đi bộ từ bến xe bus về nhà, tôi bị một người đàn ông giật bóp và xô ngã. Đang đau chưa đứng dậy được thì một cậu bé từ đâu đó chạy lại ân cần đỡ tôi lên và hỏi có cần giúp đỡ gì không.
Người đàn ông xô tôi ngã da trắng, và cậu bé đỡ tôi lên da đen.
Trước đó, hồi còn phải làm việc trong xưởng may toàn người da đen ở Richmond, Virginia, tôi cũng từng ngồi cạnh những người phụ nữ làm việc cần cù, và hết lòng giúp đỡ tôi, nhân viên mới lơ ngơ bước vào.
Một người thân của tôi, trong khi đó, tình cờ lái xe lạc vào một khu da đen với chiếc xe mui trần mới mua đã bị một thanh niên da đen dí dao cổ vào cướp tiền.
Giống dân nào cũng có kẻ xấu người tốt, nhưng tội ác thường cao hơn ở những khu nghèo, nhiều thống kê cho thấy như vậy.
Rất may cũng có một số người Việt thế hệ trẻ cảm thấy bất nhẫn và thương cảm khi nhìn cảnh George Floyd bị xiết cổ đến ngộp thở. Có em tham dự biểu tình, rồi bị người da trắng đánh và xô ngã. Có em chia sẻ tâm tư trên những bài viết tỏ sự ủng hộ phong trào Black Lives Matter trên Facebook. Em khác vẽ logo của phong trào này lên mũ đội ngày ra trường.
Tôi không rõ điều gì khiến một người biết thương cảm cho hoàn cảnh của người kém may mắn hơn mình, và điều gì khiến người khác lạnh lùng lên án họ. Có thể là kiến thức lịch sử?
Nhưng kỳ thị chủng tộc và người Việt là một đề tài lớn, vượt quá khuôn khổ bài viết này.
Lý do biểu tình và bạo động
Động cơ biểu tình của hai nơi hoàn toàn khác nhau, và đây là lý do then chốt tại sao bạo động bùng phát rất nhanh tại Mỹ.
Người Hong Kong biểu tình để chủ động ngăn ngừa một nguy cơ sắp xảy ra. Họ muốn bảo vệ thể chế dân chủ đang có bằng cách đòi chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh tôn trọng chính sách ”một quốc gia, hai hệ thống” mong duy trì sự tự trị.
Biểu tình Hong Kong bắt đầu xảy ra từ đầu tháng Ba 2019, khi dự luật dẫn độ ra đời trong tháng Hai, và cho đến đầu tháng Bảy, sau bốn tháng biểu tình ròng rã không mang lại kết quả, người biểu tình mới bắt đầu sử dụng bạo lực.
Ngược lại, biểu tình của phong trào Black Lives Matter ở Mỹ là phản ứng để bảo vệ sự sống còn của người da đen, nạn nhân nhiều đời của sự kỳ thị đã hiện hữu hàng trăm năm, và sự tàn bạo có hệ thống của cảnh sát, cũng đã kéo dài tại Mỹ với lịch sử cảnh sát ở nước này được thành lập với mục đích chính để kiềm chế người nô lệ.
Cái chết của George Floyd dưới tay cảnh sát chỉ là thùng dầu đổ vào những ngọn lửa phẫn uất dữ dội đã âm ỉ nhiều năm trong cộng đồng người da đen khắp nơi trên Hoa Kỳ, và cả trên thế giới, như chúng ta đã thấy.
Một cuộc thăm dò cho thấy 55% người Mỹ tin rằng bạo lực của cảnh sát là một vấn đề lớn, trong khi 58% cho rằng phân biệt chủng tộc là một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay. Một cuộc thăm dò khác cho thấy hai phần ba người Mỹ tin rằng đất nước của họ đang đi sai hướng.
Viễn ảnh tương lai
Phong trào biểu tình Black Lives Matter tại Hoa Kỳ những ngày gần đây có vẻ đang ôn hòa hơn, vì nhiều chính quyền địa phương đã và đang tìm cách đưa ra những biện pháp cải cách cảnh sát, nhưng nạn kỳ thị chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát là những vấn nạn khó có thể giải quyết ở cấp địa phương, mà cần có sự quan tâm của chính quyền liên bang.
Bạo động và cướp bóc là điều không ai ủng hộ.
Nhưng nếu chỉ tập trung vào các hành vi bạo lực này thì e rằng chúng ta đang phê phán hiện tượng mà quên không nhìn vào cội rễ của vấn đề.
Tại Hoa Kỳ, sự bần cùng hóa và yếu tố kinh tế xã hội trong một xã hội đầy bất công chủng tộc, cộng với lịch sử lạm dụng bạo lực lâu dài của các cơ quan hành pháp, nhất là với dân da màu, nếu không được giải quyết rốt ráo, sẽ nuôi mãi ngọn lửa bất mãn trong lòng nạn nhân.
Khi con người phải trải qua hay chứng kiến quá nhiều đau đớn và đau khổ, thất vọng và chấn thương – sự công bằng bị từ chối và nhân tính bị tước đoạt, cảm giác bất lực và vô vọng xâm chiếm, thì khi có dịp họ sẽ vùng lên để tự giải quyết vấn đề, lấy lại quyền kiểm soát, dù chỉ trong khoảnh khắc, qua việc sử dụng bạo lực.
Còn tại Hong Kong? Khi luật an ninh Trung Quốc hoàn toàn được áp dụng tại đây, Hong Kong sẽ biến thành một phần của Trung Quốc đại lục, sẽ rất khó hình dung những cuộc biểu tình lớn hàng trăm ngàn người như chúng ta đã từng thấy và thán phục.
Có ánh sáng nào cuối đường hầm không cho Hong Kong và Hoa Kỳ?
Bầu trời lúc này dường như còn rất âm u. Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng. Tôi đành phải tin như vậy.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53060724

EU lên án TT Trump cho phép cấm vận

 các nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế

Liên minh châu Âu hôm thứ Ba 16/6 bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 11/6, cho phép tiến hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế – gọi tắt là ICC, nói rằng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào nhắm vào nhân viên của tòa án hình sự quốc tế cũng như những người có liên hệ với tòa án hình sự là ‘không thể chấp nhận được’ và ‘chưa từng có tiền lệ’.
Khối EU (Liên hiệp Châu Âu) gồm 27 nước thành viên vốn có quan hệ thương mại và an ninh đan xen với Hoa Kỳ, nói động thái này cho thấy cách mà ‘trật tự quốc tế dựa trên luật pháp’ phải đối mặt với áp lực gia tăng – ám chỉ việc ông Trump rút ra khỏi các hiệp ước và hiệp định quốc tế khác.
Ông Trump cho phép tiến hành các biện pháp chế tài kinh tế và du hành đối với nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì tòa án này tham gia một cuộc điều tra xem liệu các binh sĩ Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Liên minh châu Âu bày tỏ quan ngại sâu sắc về các biện pháp được công bố và tái khẳng định sự hậu thuẫn trước sau như một của khối đối với Tòa án Hình sự Quốc tế, một tuyên bố của Khối EU cho biết. EU kêu gọi Hoa Kỳ hãy lật ngược lập trường của mình.
Các biện pháp chế tài đối với những người làm việc cho ICC và gia đình của họ cũng như những cá nhân có liên kết với ICC đều là ‘không thể chấp nhận được’ và ‘chưa từng có tiền lệ về phạm vi cũng như về nội dung’.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-len-an-tt-trump-cho-phep-cam-van-nhan-vien-icc/5465440.html

Anh Quốc muốn gia nhập CPTPP

của vùng châu Á – Thái Bình Dương

Chính phủ Anh vừa công bố tài liệu nói họ có ý định ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP.
Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng
Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2016-2020: Góc nhìn chuyên gia Nhật Bản
Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?
Việt Nam nên làm gì để đón Apple đưa nhà máy tới?
Trong lúc đàm phán với EU về thỏa thuận chung cuộc cho Brexit sắp tăng tốc, chính phủ Anh hôm 17/06/2020 công bố văn bản chính thức nói họ có ba lý do để tham gia đàm phán về CPTPP.
Lý do đầu tiên là nhằm đảm bảo có các cơ hội thương mại và đầu tư gia tăng, giúp kinh tế Anh “khắc phục thách thức chưa từng có do virus corona gây ra.
Lý do thứ nhì là nhằm giúp Anh “đa dạng hóa các quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng, tăng an ninh kinh tế trong thời kỳ bất an trên thế giới”.
Và lý do thứ ba là để Anh, qua việc gia nhập CPTPP, “có chỗ đứng trung tâm trong mạng lưới thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế năng động”.
Chính phủ Anh cũng muốn gửi ra thông điệp về tiến trình trở thành thành viên của CPTPP trong tương lai tới đây.
Theo đó, Anh Quốc muốn trở thành ‘quán quân’ (champion) về tự do mậu dịch ở mọi nơi mọi lúc.
Chính phủ Anh cũng nói từ tháng 7/2018, Anh Quốc đã bắt đầu trao đổi với 11 nước thành viên CPTPP ở cấp bộ và dưới bộ nhằm tìm hiểu quy chế thành viên.
Anh Quốc nói tất cả các nước thành viên hiện nay của CPTPP “đều hoan nghênh Anh gia nhập”.
Cũng liên quan đến ngoại giao của Anh, đầu tuần này, Thủ tướng Boris Johnson công bố kế hoạch đã có từ một thời gian qua, xóa Bộ Phát triển Hải ngoại (Dfid) và nhập nó vào Bộ Ngoại giao (Foreign and Commonwealth Office).
Bộ mới sẽ có tên là ;Bộ Ngoại giao, Khối Thịnh vượng và Phát triển’ (Foreign, Commonwealth and Development Office-FCDO), do ông Dominic Raab làm Bộ trưởng.
Ngân khoản cũ của Dfid gồm 14 tỷ bảng Anh một năm sẽ được chuyển sang bộ mới này.
Chính phủ của ông Johnson từng nói việc cấp viện trợ phát triển của Anh cho các nước trên thế giới thông quan hoạt động của Dfid “không hiệu quả” và nay cần được gắn liền với chính sách ngoại giao chung.
Hôm thứ Hai tuần này, họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, thủ tướng Johnson đã khẳng định hai bên sẽ “không gia hạn thời kỳ chuyển tiếp” cho quy chế thành viên đang ra đi của Anh với EU quá tháng 1/2021.
Như thế, việc Anh và EU có được thỏa thuận chung cuộc hay không về thương mại, kiểm soát biên giới, lưu thông người và hàng hóa từ nay tới cuối 2020, sẽ không bị tác động bởi một hạn chót nào cả.
Nếu không đạt được thỏa thuận, Anh sẽ hoàn toàn chấm dứt quan hệ như hiện nay với EU từ tháng 2/2021.
Việt Nam đã thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore.
Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất này.
Tuy vậy, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động…
Ban đầu lẽ ra sẽ có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
TPP đã ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018.
Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP.
Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ).
Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.
CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-53080110

Anh bắt đầu chữa Covid-19

bằng thuốc dexamethasone có sẵn

Một phác đồ điều trị cứu sống được mạng người đối với các bệnh nhân ốm nặng, phải nhập viện do Covid-19, bắt đầu được áp dụng tại Anh Quốc kể từ hôm nay, sau các kết quả nghiên cứu đột phá trong thử nghiệm tại Anh.
Dexamethasone – một loại steroid giá thành rẻ và dễ kiếm – cho thấy tác dụng giúp giảm nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân phải dùng máy thở hoặc phải thở oxi.
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Các quan chức y tế của Anh nói chất này sẽ được sử dụng “ngay lập tức”.
Anh Quốc không gặp khó khăn gì trong việc cung ứng loại thuốc này.
Trong một lá thư khẩn cấp do bốn quan chức y tế cao cấp nhất của Anh gửi tới các bác sỹ thuộc hệ thống y tế công, NHS, những người đứng đầu ngành y tế nói rằng dexamethasone có “một vị trí rõ ràng trong việc theo dõi kiểm soát tình trạng các bệnh nhân phải nhập viện do Covid-19″.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói trước Hạ viện rằng 240.000 liều thuốc này hiện “đang có sẵn và đang được đặt hàng”.
“Nó không phải là phương thức chữa trị nhưng là thứ tốt nhất mà chúng ta có vào lúc này,” ông nói thêm.
‘Bước đột phá to lớn’
Loại thuốc chữa viêm tấy này đã được dùng thử như một phần trong thử nghiệm lớn nhất thế giới về tác dụng của các cách điều trị đã được biết đến, nhằm tìm xem liệu có thứ gì thích hợp cho việc chống lại virus corona hay không.
Trong thử nghiệm do một nhóm từ Đại học Oxford dẫn dắt này, khoảng 2.000 bệnh nhân trong bệnh viện đã được cho dùng dexamethasone và so sánh với tình trạng của 4.000 người không dùng.
Với những người phải dùng máy thở, thuốc này giúp giảm nguy cơ tử vong từ 40% xuống 28%.
Với những người cần được cấp dưỡng khí, nó giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 25% xuống 20%.
Các nhà nghiên cứu nói điều này tương đương với việc trong số tám bệnh nhân phải dùng máy thở sẽ có thêm một người được cứu sống, và sẽ có thêm một người được cứu sống trong mỗi 20-25 người cần thở oxi.
Vào hôm thứ Hai 15/6, có 385 người mắc Covid-19 phải dùng máy thở trong các bệnh viện ở Anh và hàng trăm người khác nhiều khả năng phải cần được trợ giúp dưỡng khí.
Họ đều có thể trở thành các ứng viên thử nghiệm cách điều trị bằng dexamethasone.
Thuốc này hoạt động bằng cách kiềm chế phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với Covid-19, là điều có thể gây nguy hiểm hơn so với chính mức độ nguy hiểm do virus gây ra.
Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Trưởng thanh tra, Giáo sư Peter Horby nói đây là “loại thuốc duy nhất cho đến cho thấy giúp giảm được mức độ tử vong – và nó làm giảm đáng kể”.
“Đó là một bước đột phá to lớn,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, thuốc này không thể đem dùng để điều trị cho những ai mắc virus corona nhưng không nhập viện. Việc sử dụng thuốc hiện vẫn đang được nghiên cứu trên trẻ em.
Vốn được dùng để giảm viêm tấy trong một loạt các trường hợp khác, như viêm khớp, hen suyễn và một số bệnh về da, thuốc khi đem điều trị sẽ chỉ tốn khoảng 5 bảng cho mỗi bệnh nhân một ngày.
Thuốc này cũng có sẵn trên toàn cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53079338

Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19

Lola Akinmade ÅkerströmBBC Travel
Tấm ảnh lãng mạn chụp một người ngồi trên một đồng cỏ tốt tươi, xung quanh là hoa dại nở rộ và lấy đồ ăn từ chiếc giỏ đi dã ngoại có thể gợi lên suy nghĩ về những người có ảnh hưởng về phong cách trên Instagram, vốn đa phần là phụ nữ.
Nhưng với Linda Karlsson, thành phần khách hàng bị cuốn hút bởi ý tưởng ẩm thực mới lạ của cô đã khiến cô ngạc nhiên.
Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc
Covid-19: Chào hỏi thế nào khi không thể bắt tay, ôm hôn
Bali, miền đất phong tỏa tự lâu đời
“Nam giới,” cô nói. “Hầu như chỉ có đàn ông đặt bàn.”
‘Cái bàn’ mà cô đề cập đến thực ra là nhà hàng mới của cô có tên là Bord För En (Bàn ăn cho Một người), được khai trương vào ngày 10/5.
Nằm ở Ransäter, một thị trấn nông thôn nhỏ ở vùng thôn quê Thụy Điển ở Värmland, cách Stockholm khoảng 350 km về phía tây, nó chỉ có một cái bàn gỗ duy nhất và một chiếc ghế đặt trong khu vườn của cô nhìn ra đồng cỏ xanh rờn.
Ta cần làm gì để bảo vệ thế giới thời hậu Covid-19?
Món bánh chuối cả thế giới mê trong thời Covid-19
Ở những nơi lòng tốt lên ngôi
Chiếc bàn ăn được hoàn chỉnh với nến và bó hoa dại.
Từ bữa ăn với bố mẹ
Câu chuyện đằng sau ý tưởng kinh doanh mới này cũng ngọt ngào như bối cảnh của nó.
Khi bố mẹ của Karlsson vốn đã lớn tuổi muốn đến thăm cô trong tình hình dịch bệnh Covid-19, cô và người bạn đời, Rasmus Persson, cần phải nghĩ ra cách ăn cùng bố mẹ mà không gây nguy hại cho sức khỏe của họ.
Bởi không thể ngồi cùng bàn vì lý do an toàn, họ quyết định đặt một chiếc bàn ngoài vườn để ‘dùng bữa từ xa’ với bố mẹ trong khi trò chuyện với bố mẹ qua cửa sổ.
Nhìn khung cảnh yên bình khi bố mẹ ăn tối bên ngoài đã bật lên một ý tưởng sáng tạo trong đầu cả Karlsson và Persson.
Họ nhận ra rằng họ có thể mời người khác đến tận hưởng sự cô độc yên bình này trong khi vẫn duy trì giãn cách xã hội.
Và thế là ý tưởng về nhà hàng một thực khách của họ ra đời.
Mỗi tối vào lúc 7h, vị khách hàng đơn độc của họ ngồi vào bàn và ăn một mình trong tiếng cây xào xạc và chim hót líu lo.
Amabie, ‘bùa yểm’ chống Covid-19 của người Nhật
Nụ cười thời cách ly Covid-19 ở Trung Quốc
Đi du lịch trong mùa Covid-19
Không có nhân viên phục vụ bàn và không có tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.
Để dọn thức ăn một cách an toàn, chiếc giỏ có riềm ca rô trắng đỏ được buộc vào một sợi dây thừng rồi đưa ra từ cửa sổ nhà bếp tầng hai của Karlsson bằng hệ thống ròng rọc thiết kế từ một bánh xe đạp cũ, đến cho thực khách ngồi cách đó 50 mét.
Cách sắp xếp như thế này không chỉ cho phép họ tuân thủ các khuyến nghị hiện tại từ Cơ quan Y tế Công cộng của Thụy Điển là duy trì khoảng cách từ 1 đến 2 mét giữa mọi người, mà còn cho thực khách sự cô độc và yên tĩnh hoàn toàn.
Bữa ăn ba món
Khi khách mở giỏ, họ sẽ thấy món đầu tiên trong bữa ăn ba món của họ.
Để thông báo cho nhà bếp rằng họ đã sẵn sàng ăn món kế tiếp, họ chỉ cần rung chuông gắn vào hệ thống ròng rọc.
Thực đơn luôn giống nhau và chỉ thay đổi nếu Karlsson và Persson không thể kiếm được nguyên liệu địa phương mà họ, thứ mà họ có ý hoàn toàn dựa vào để nấu các món.
Karlsson có bằng cấp được đào tạo về ngành phục vụ khách và truyền thông, còn bữa ăn rau củ gồm ba món, phù hợp với người ăn chay, thì do Persson, vốn học ngành đầu bếp ở Gothenburg và từng làm việc tại nhà hàng hải sản cao cấp Sjömagasinet và học hỏi từ đầu bếp Thụy Điển huyền thoại Leif Mannerström, chế biến.
Những việc làm trong ngành ẩm thực cũng đưa Persson đến Barcelona và món ăn của anh được pha trộn với các yếu tố lấy cảm hứng từ Tây Ban Nha.
Món đầu tiên là råraka, khoai tây chiên kiểu Thụy Điển với kem chua smetana đặc, trứng cá muối rong biển và lá chua (sorrel).
Tiếp theo là món ‘Black & Yellow’, một dĩa cà rốt-gừng nghiền nhuyễn màu vàng, bơ hạt dẻ nướng, bánh croquette ngô (gợi nhớ đến món của tapas của Tây Ban Nha) và tần bì rễ rắn.
“Món ăn là cách đưa mọi người đến với một đêm ấm áp và chậm rãi ở Barcelona vì chúng ta không thể đi đâu trong thời gian này,” Karlsson cho biết.
Món tráng miệng, được gọi là ‘Những ngày hè cuối cùng’, là quả việt quất ngâm rượu gin với sữa lên men buttermilk bỏ đá và đường viola làm từ củ cải đường trồng tại nhà. Đó là công thức bí mật được bà của Persson, người vừa qua đời ở tuổi 99, truyền lại.
“Rasmus biết cách làm những món này ở nhà, vì vậy tôi rất hài lòng,” Karlsson nói. “Tôi không biết nấu nướng, đó là lý do tại sao tôi kết hôn với đầu bếp.”
Thức uống đi kèm được làm từ loại rượu không cồn Seedlip với các nguyên liệu theo mùa như hoa anh thảo và dâu tây, và được một người chủ quán bar danh tiếng có tên là Joel Söderbäck, vốn lớn lên ở Ransäter và có quán bar cocktail ở Stockholm tên là Tjoget được vinh danh trong 50 quán bar tốt nhất thế giới năm 2019, coi sóc.
Không nhằm kiếm lời
Do những hạn chế đi lại hiện nay trên toàn thế giới, hầu hết những khách quen của Bord För En cho đến nay đều là dân địa phương từ Ransäter và vùng Värmland, và danh sách chờ có thể dao động từ một vài người đến hơn cả chục người tùy vào ngày nào trong tuần.
Nhiều người muốn đặt chỗ cho hai người, với gợi ý rằng người ăn cùng với họ có thể ngồi trên bãi cỏ để thực thi lệnh giãn cách xã hội, nhưng Karlsson lưu ý rằng điều này làm mất đi mục đích của trải nghiệm một mình.
“Điều đó thật sự là để có thời gian tìm hiểu bản thân của mình và không làm sai lệch nó đi,” Karlsson nói.
Cô tin rằng vấn đề mang ý nghĩa ở đây là ý tưởng của cô chứ không phải là ở sự mới lạ.
Điều mà ban đầu chỉ là tinh thần trách nhiệm thực thi hướng dẫn giãn cách xã hội đã vô tình biến thành một phong trào kín tiếng về tự chăm sóc bản thân.
Với nhiều nơi thế giới đang bị phong tỏa hay cách ly, Karlsson tin rằng mọi người đang nhận ra rằng họ sợ phải ở một mình, và cô muốn giúp biến trải nghiệm đó thành điều tích cực.
“Mô hình kinh doanh của chúng tôi không phải là một mô hình sinh lợi cao,” Karlsson nói. “Chúng tôi chỉ nhận một thực khách mỗi ngày, nhằm để thực sự có cơ hội giúp khách có không gian riêng của họ.”
Đối với Karlsson, khó mà đặt giới hạn thời gian đối với việc tạo ra không gian nội tâm cá nhân đó.
Nó thường khiến cô nghĩ về bài thơ ‘Ngày hè’ của nhà thơ người Mỹ Mary Oliver và câu hỏi nó đặt ra: “Hãy cho tôi biết, anh sẽ làm gì với chỉ một cuộc đời hoang dại và quý giá của mình?”
Đó là lý do tại sao, ngoài việc cung cấp thức ăn và địa điểm, cô để cho khách tự có trải nghiệm chính xác – khách có thể tùy ý nán lại hàng giờ bên bàn ăn để đọc sách, viết, thả hồn vào thiên nhiên và hoàn toàn tồn tại trong khoảnh khắc hiện tại mà không bị phân tâm.
Không có thời gian đóng cửa hoặc người phục vụ bị quấy rầy phải đem hóa đơn ra.
Thật ra thì không có hóa đơn gì hết. Thay vì thanh toán, khách được mời đóng góp tự nguyện dựa trên cảm nhận của họ về bữa ăn và trải nghiệm đó đáng giá với họ như thế nào.
Karlsson và Persson không bao giờ có kế hoạch kiếm lời từ việc phục vụ chỉ một bữa ăn mỗi ngày, và thay vào đó là quyên góp lợi tức cho Ulla-Britt Henrikssons Kulturstipendium, một quỹ hỗ trợ các bà mẹ sáng tạo do Persson thành lập.
Được đặt theo tên mẹ anh là bà Ulla-Britt và được truyền cảm hứng từ việc bà gác lại những giấc mơ sáng tạo của riêng mình để nuôi dạy anh và các anh chị em của anh, quỹ trích tiền trao thưởng 10.000 kr vào Ngày của Mẹ, ngày 26/5, để hỗ trợ một người mẹ được đề cử thực hiện tầm nhìn nghệ thuật của chính mình.
Về lý do tại sao khách hàng của họ chủ yếu là nam giới, Karlsson không biết.
“Tôi không có câu trả lời là tại sao chủ yếu là đàn ông,” cô nói. “Nhưng ai cũng có thể đặt bàn ăn của chúng tôi.”
Cô lưu ý rằng phụ nữ không thường dành cho mình những bữa ăn tối đơn độc và có lẽ đã đến lúc coi đây là một hành động tự chăm sóc bản thân cần thiết.
Karlsson và Persson tính mở cửa Bord För En cho đến ngày 1/8 và mở cửa trở lại hàng năm vào mùa xuân và mùa hè.
Và với rất nhiều sự quan tâm quốc tế từ các đầu bếp đồng nghiệp và đồng nghiệp trong ngành ẩm thực, Persson và Karlsson hiện đang xem xét mở rộng ý tưởng của họ ra toàn cầu.
Họ đang mời các đầu bếp quan tâm đến cách làm tương tự nộp hồ sơ ứng tuyển.
“Tầm nhìn của chúng tôi là mở ra nhiều bàn ăn như thế hơn trên khắp thế giới và kết nối cảm giác đơn độc của chúng ta lại với nhau,” Karlsson nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-53079334

Nga cáo buộc nhà khoa học nghiên cứu  về Bắc  Cực

Valery Mitko làm gián điệp cho Trung Cộng


Nga đã cáo buộc một trong những nhà khoa học hàng đầu về Bắc Cực của mình tiết lộ bí mật quốc gia cho Trung Cộng. Luật sư của ông Valery Mitko, chủ tịch của Viện Khoa học Bắc Cực của Nga và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hàng hải Dalian của Trung Cộng, Ivan Pavlov nói rằng các điều tra viên đã cáo buộc thân chủ ông tiết lộ thông tin bí mật cho các cơ quan đặc biệt của Trung Cộng.
Ông Mitko, 78 tuổi, người đang đối mặt với án tù lên tới 20 năm, đã phủ nhận các cáo buộc. Các cáo buộc làm gián điệp nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa Nga và Trung Cộng, ngay cả khi hai quốc gia bắt đầu phát triển quan hệ đối tác chiến lược để đối phó với căng thẳng gia tăng với phương Tây.
Ông Mitko đã bị giam giữ vào tháng 02/2020 và bị quản thúc tại gia sau khi bị buộc tội sử dụng tài liệu có chứa bí mật quốc gia trong chuyến thỉnh giảng tới Trung Cộng hồi năm 2018.
Theo hãng tin Meduza, các điều tra viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga đã cáo buộc ông Mitko, một chuyên gia về thủy âm học, tiết lộ thông tin kỹ thuật phát hiện tàu ngầm để được Trung Cộng cho tiền. Đầu tuần trước, nhà nghiên cứu không gian Vladimir Lapygin, 79 tuổi, được ra tù sớm sau khi bị kết án 7 năm tù cho tội tiết lộ thông tin bí mật về phi cơ siêu âm cho Trung Cộng hồi năm 2016.
Một nhà nghiên cứu không gian khác, Viktor Kudryavtsev, cũng bị buộc tội tiết lộ bí mật quốc gia cho một tổ chức khoa học của Bỉ hồi năm 2018. Nhà nghiên cứu vật lý nhiệt học, Valentin Danilov đã ngồi tù 8 năm sau khi bị kết án làm gián điệp cho Trung Cộng vào năm 2004. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nga-cao-buoc-nha-khoa-hoc-nghien-cuu-ve-bac-cuc-valery-mitko-lam-gian-diep-cho-trung-cong/

Bắc Hàn dọa điều quân,

Nam Hàn nói sẽ không nín nhịn thêm

Bộ trưởng phụ trách vấn đề thống nhất Triều Tiên của Nam Hàn đệ đơn từ chức giữa lúc căng thẳng dâng cao với Bắc Hàn.
Ông Kim Yeon-chul nói ông nhận trách nhiệm về việc quan hệ liên-Triều trở nên xấu đi.
Bắc Hàn ‘làm nổ tung văn phòng liên lạc’ với Nam Hàn
Nam Hàn muốn ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn
Việc đệ đơn từ chức diễn ra một ngày sau khi Bắc Hàn giật nổ tung tòa nhà văn phòng liên lạc, một hình ảnh mang tính biểu tượng đặt ở vùng gần biên giới với Nam Hàn, được mở hồi 2018.
Trong lúc đó, quân đội Bắc Hàn nói sẽ đưa binh lính tới vùng phi quân sự ở dọc biên giới.
Vào đầu giờ hôm thứ Tư, Bình Nhưỡng giải thích lý do họ cho nổ tung văn phòng liên lạc tại Kaesong.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đăng bài cáo buộc Nam Hàn vi phạm các thỏa thuận đã ký hồi 2018 và hành xử như một “con chó lai”, trong lúc em gái của ông Kim Jong-un thì gọi tổng thống của Nam Hàn là “kẻ bợ đỡ” Mỹ.
Nam Hàn nói họ vẫn bỏ ngỏ khả năng đối thoại, nhưng lên án các hành động của Bắc Hàn là vô nghĩa và gây tổn hại.
Căng thẳng tăng vọt trong những tuần gần đây, một phần từ việc các nhóm đào tẩu người Bắc Hàn ở Nam Hàn gửi tờ rơi tuyên truyền sang bên kia biên giới.
Truyền thông Bắc Hàn cáo buộc miền Nam “vi phạm và hủy hoại một cách có hệ thống” các thỏa thuận đã ký hồi 2018, và so sánh Bộ Quốc phòng Nam Hàn với “một con chó lai sợ hãi” đang “khoác lác và chơi trò tháu cáy, nói năng biến báo và tạo ra bầu không khí đối đầu”.
Bài báo của Bắc Hàn kết luận với lời cảnh báo rằng vụ nổ hôm thứ Ba sẽ là “khúc dạo đầu cho kết cục thê thảm của quan hệ Bắc-Nam”.
Quân đội Bắc Hàn nói họ sẽ đưa quân tới hai địa điểm mang tính biểu tượng trong quan hệ hợp tác song phương, là khu tổ hợp công nghiệp đã bị đóng cửa ở Kaesong, và khu du lịch Núi Kim Cương (Mount Kumgang) ở bờ biển phía đông.
Em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong cũng công kích lãnh đạo Nam Hàn, Tổng thống Moon Jae-in.
“Lý do khiến các thỏa thuận bắc-nam vốn rất tốt đẹp đã không… được triển khai thậm chí chỉ một bước thôi, là bởi cái thòng lọng bợ đỡ Mỹ mà ông ta đã tròng vào cổ mình.”
“Thậm chí khi thỏa thuận bắc-nam ký còn chưa ráo mực, ông ta đã chấp nhận ‘nhóm làm việc Nam Hàn – Hoa Kỳ’, dưới sự ép buộc của ông chủ ông ta.”
Phản ứng của Nam Hàn
Văn phòng Tổng thống Moon hôm thứ Tư nói hành động của Bắc Hàn là vô nghĩa, và cảnh báo rằng Seoul sẽ không tiếp tục chấp nhận cách hành xử vô lý của Bắc Hàn nữa.
Tuy nhiên, bất chấp việc tòa nhà văn phòng liên lạc đã bị giật nổ tung, Nam Hàn nói họ hy vọng một thỏa thuận đã ký tại Bình Nhưỡng hồi 2018 sẽ được tôn trọng thực hiện.
“Lập trường cơ bản của chúng tôi là thỏa thuận quân sự ngày 19/9 cần phải được tuân thủ đầy đủ nhằm thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn các cuộc đụng độ tình cờ,” Bộ Quốc phòng Nam Hàn nói.
Seoul cảnh báo rằng bất kỳ hành động quân sự nào của miền Bắc cũng đều được theo dõi chặt chẽ, và bất kỳ cuộc khiêu khích quân sự nào cũng sẽ được đáp trả bằng một “phản ứng mạnh mẽ”.
Nam Hàn cũng đề xuất gửi các đặc phái viên tới để tháo gỡ căng thẳng hiện thời, nhưng Bắc Hàn đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53063036

Triều Tiên từ chối tiếp đặc sứ Hàn Quốc,

quyết đưa quân đội áp sát biên giới

Triều Tiên hôm thứ Tư (17/6) từ chối lời đề nghị đàm phán với 2 đặc phái viên của Hàn Quốc, tuyên bố sẽ đưa quân đội trở lại khu vực phi quân sự.
Theo Reuters, bước đi này sẽ tiếp tục đi ngược lại các thỏa thuận hòa bình liên Triều. Hôm 16/6, Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới. Văn phòng cũng là một phần thỏa thuận năm 2018 của các nhà lãnh đạo hai bên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Hai (15/6) đề nghị cử cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui-yong và Giám đốc tình báo Suh Hoon làm đặc phái viên đàm phán với Triều Tiên. Tuy nhiên bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã “thẳng thừng từ chối lời đề nghị thiếu khôn ngoan và nham hiểm này”, KCNA nói.
“Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa miền Bắc và miền Nam là không thể, bởi sự yếu kém và thiếu trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc. Vấn đề chỉ có thể chấm dứt khi được trả giá một cách phù hợp”, báo Triều Tiên tuyên bố.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận đáp trả.
Người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) cho biết sẽ huy động quân đội tới Núi Kumgang và Kaesong gần biên giới, nơi liên Triều đã thực hiện các dự án kinh tế chung trong quá khứ.
Triều Tiên cũng sẽ thiết lập lại các đồn cảnh sát ở Khu phi quân sự (DMZ), trong khi tăng cường các đơn vị pháo binh gần biên giới biển phía Tây, sẵn sàng nâng cao khả năng chiến đấu mức cao nhất.
Triều Tiên cũng sẽ khởi động lại việc gửi tờ rơi chống Seoul qua biên giới. “Các khu vực thuận lợi cho việc phát tán tờ rơi chống lại miền Nam sẽ mở ra trên toàn tuyến đầu và các chuyến đi của người dân chúng tôi để phát tán tờ rơi sẽ được đảm bảo về mặt quân sự và an ninh triệt để”, người phát ngôn Triều Tiên cho biết.
KPA cũng cho biết họ đã nghiên cứu kế hoạch hành động để tái nhập các khu vực phi quân sự theo một hiệp ước quân sự liên Triều năm 2018, “biến tiền tuyến thành một pháo đài”.
Bộ Quốc phòng Seoul trước đó kêu gọi Triều Tiên tuân thủ thỏa thuận đã ký trước đó.
http://biendong.net/bien-dong/35306-trieu-tien-tu-choi-tiep-dac-su-han-quoc-quyet-dua-quan-doi-ap-sat-bien-gioi.html

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng

Ngày 16.6, CHDCND Triều Tiên chính thức phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều gần giới tuyến tạm thời, sau 3 ngày đưa ra cảnh báo với Hàn Quốc.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm qua thông báo các cơ quan liên quan của Triều Tiên đã phá hủy hoàn toàn văn phòng liên lạc chung Bắc – Nam ở Khu công nghiệp Kaesong (Triều Tiên). Văn phòng bị phá hủy sau một vụ nổ lớn vào lúc 14 giờ 50 ngày 16.6 (giờ địa phương).
Chính quyền Hàn Quốc cùng ngày xác nhận vụ việc và triệu tập cuộc họp an ninh khẩn cấp tại Phủ tổng thống. Sau đó, Phó cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim You-geun tuyên bố lấy làm tiếc về hành động đơn phương của Triều Tiên và nhấn mạnh Bình Nhưỡng chịu hoàn toàn trách nhiệm cho mọi hậu quả có thể từ hành động nói trên.
Bên cạnh đó, ông Kim cảnh báo Hàn Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu miền Bắc tiếp tục gia tăng căng thẳng. Yonhap đưa tin quân đội Hàn Quốc tăng cường hoạt động giám sát và được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho mọi xung đột bất ngờ tại giới tuyến tạm thời.
Trung Quốc, Nga lo ngại
Bình luận về diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua cho biết Trung Quốc kỳ vọng về tình hình hòa bình ổn định tại khu vực. Trong khi đó, phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov bày tỏ lo ngại và kêu gọi các bên kiềm chế, theo Reuters. Bên cạnh đó, ông Peskov cho hay Nga đang theo dõi sát sao diễn biến trên bán đảo Triều Tiên nhưng chưa có kế hoạch liên lạc ngoại giao cấp cao để giảm căng thẳng.
Văn phòng liên lạc nói trên được khánh thành vào tháng 9.2018, ngay trước khi Tổng thống Moon Jae-in đến Bình Nhưỡng tham gia cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với lãnh đạo Kim Jong-un. Vốn được coi là
biểu tượng của sự hòa giải liên Triều, tòa nhà 4 tầng là nơi làm việc và đối thoại của quan chức hai nước, nhưng bị đóng cửa từ tháng 1 nhằm phòng dịch Covid-19.
Căng thẳng giữa hai miền bị đẩy lên cao trong thời gian gần đây khi Triều Tiên chỉ trích Hàn Quốc vì để cho các nhóm người Triều Tiên đào tẩu rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng ở khu vực giới tuyến tạm thời.
Bà Kim Yo-jong, Phó trưởng ban thứ nhất Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, cuối tuần trước chỉ thị Bộ Tổng tham mưu quân đội thực hiện hành động kế tiếp đối với Hàn Quốc. Bà Kim cảnh báo Seoul sẽ sớm chứng kiến “thảm cảnh văn phòng liên lạc Bắc – Nam vô dụng bị đổ sụp hoàn toàn”.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng
Cột khói bốc lên từ Khu công nghiệp Kaesong, nơi có văn phòng liên lạc liên Triều
KCNA đưa tin việc phá hủy văn phòng liên lạc được thực hiện sau khi Triều Tiên cắt đứt mọi kênh liên lạc với Hàn Quốc, là hành động nhằm “buộc những người đào tẩu và người chấp chứa phải trả giá đắt cho những tội lỗi”. Trước khi phá hủy văn phòng liên lạc, Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên sáng qua tuyên bố sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh từ đảng và chính phủ. Cơ quan này cũng nhắc đến khả năng tái đưa quân vào vùng phi quân sự liên Triều và thiết lập an ninh tại các khu vực giới tuyến tạm để rải truyền đơn chống “kẻ thù”.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Suh Ho thị sát tình trạng sẵn sàng của cảnh sát và tuần duyên tại đảo Seokmo ở phía tây giới tuyến liên Triều trong bối cảnh nhiều nhóm người Triều Tiên đào tẩu tiếp tục rải truyền đơn qua miền Bắc. Theo Yonhap, số lượng cảnh sát được điều đến các khu vực thường diễn ra hoạt động rải truyền đơn ở tỉnh Gyeonggi đã tăng gấp đôi so với tuần trước.
Lực lượng an ninh có nhiệm vụ ngăn chặn người rải truyền đơn trái phép cũng như nguy cơ xảy ra đụng độ. Chính quyền Hàn Quốc khuyến cáo không rải truyền đơn vì lo ngại bị Triều Tiên đáp trả quân sự, đe dọa an toàn của người dân sống gần giới tuyến tạm thời. Tuy nhiên, các nhóm người Triều Tiên đào tẩu phớt lờ cảnh báo và nói đây là quyền tự do biểu đạt.
http://biendong.net/bi-n-nong/35292-cang-thang-tren-ban-dao-trieu-tien-gia-tang.html

Căng thẳng Hàn – Triều vì đâu?

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm qua thúc giục Triều Tiên quay lại đối thoại và tránh gia tăng căng thẳng, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa cắt đứt quan hệ và có hành động quân sự.
Căng thẳng nổi lên gần đây làm gia tăng lo ngại Bình Nhưỡng sẽ có hành động khiêu khích quân sự, kéo tụt đà tiến triển quan hệ mà khó khăn lắm hai miền mới đạt được. Ngoài đe dọa cắt đứt liên lạc, báo chí Triều Tiên mấy ngày qua nói đến khả năng đóng cửa văn phòng liên lạc và đáp trả chiến dịch thả truyền đơn qua biên giới của những người chống Triều Tiên ở Hàn Quốc.
“Những lời hứa về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mà Chủ tịch Kim Jong Un đưa ra với 80 triệu dân không thể rút lại. Triều Tiên không nên cắt liên lạc, tăng căng thẳng và quay lại thời kỳ đối đầu trước đây”, ông Moon nói trong cuộc họp với các quan chức cấp cao Hàn Quốc hôm qua. Ông nhắc lại những thoả thuận mà lãnh đạo hai miền đạt được trong cuộc gặp năm 2018 về việc sẽ “phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” và dừng “tất cả hành động thù địch”.
“Tôi cũng tiếc khi Hàn Quốc và Triều Tiên cũng như quan hệ liên Triều không đạt được tiến triển như kỳ vọng. Đã đến lúc miền Nam và miền Bắc tìm ra bước đột phá”, ông Moon nói.
Cuối tuần qua, bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, tuyên bố đã đến lúc cắt đứt quan hệ với Hàn Quốc và hành động tiếp theo đối với “kẻ thù” sẽ đến từ quân đội. Trong tuyên bố được KCNA đăng tải, bà nói rằng, tốt hơn là có các biện pháp đáp trả thay vì đưa ra tuyên bố chỉ trích hành động của Hàn Quốc, vì lời nói có thể bị hiểu sai hoặc bỏ qua. “Rác phải được vứt vào thùng. Với việc thực thi quyền lực được lãnh đạo tối cao, đảng và nhà nước giao cho, tôi chỉ đạo cho các bộ phận phụ trách quan hệ với kẻ thù hãy có hành động dứt khoát tiếp theo”, bà nói.
Hàn Quốc được đặt trong tình trạng cảnh báo cao sau những lời đe dọa từ phía Triều Tiên. Các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên chắc chắn sẽ có hành động, bao gồm hành động quân sự, vì tuyên bố của bà Kim Yo Jong không chỉ được đăng trên các ấn phẩm báo tiếng Anh cho độc giả nước ngoài mà cả trên báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên và các ấn phẩm khác dành cho độc giả trong nước. Tuy nhiên, Triều Tiên sẽ không đi xa đến mức có hành động khiêu khích lớn, như tấn công trực tiếp Hàn Quốc, phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hay thực hiện một vụ thử hạt nhân nữa.
“Nếu chiến dịch thả truyền đơn tiếp tục, bước đi đầu tiên của Triều Tiên có thể là phát đi cảnh báo gay gắt rằng họ sẽ đáp trả bằng cách bắn pháo phòng không”, Yonhap dẫn lời GS Yang Moo-jin (ĐH Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc). Năm 2014, Triều Tiên bắn các bóng bay rải truyền đơn từ Hàn Quốc, dẫn đến vụ đấu súng với Hàn Quốc. GS Yang cho rằng, Triều Tiên cũng có thể thử tên lửa tầm ngắn hoặc thử hệ thống phóng tên lửa đa nòng.
GS Lim Eul-chul (Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ĐH Kyungnam) cũng cho rằng, Triều Tiên có thể bắn pháo phòng không nếu việc rải truyền đơn tiếp diễn. “Mức độ phản ứng của Triều Tiên sẽ phụ thuộc vào hành động của chính phủ Hàn Quốc. Bằng cách tuyên bố sẽ có “bước đi tiếp theo”, họ đang sử dụng chiến tranh tâm lý để tạo căng thẳng nhằm đạt được điều họ muốn”, GS Lim nói với Yonhap.
Nhà nghiên cứu này cho rằng, Bình Nhưỡng có thể tháo bạt phủ dàn pháo đặt ven biển phía tây để thể hiện rằng họ sẵn sàng khai hoả, nhằm gây sức ép lên Seoul. Nhưng ông Lim cũng cho rằng, Triều Tiên khó có khả năng thực hiện những vụ tấn công nghiêm trọng như vụ đánh chìm tàu Cheonan hay pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35298-cang-thang-han-trieu-vi-dau.html

Đài Loan tố tiêm kích TQ vào ADIZ

Đài Loan cho biết lần thứ ba trong một tuần phải điều chiến đấu cơ xua đuổi tiêm kích Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết đã phát đi cảnh báo vô tuyến khi phát hiện tiêm kích J-10 của Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo. Đài Loan sau đó đã triển khai chiến đấu cơ để xua đuổi.
Đây là lần thứ ba trong một tuần qua các tiêm kích Trung Quốc xâm nhập ADIZ của Đài Loan. Hôm 9/6, cơ quan phòng vệ của hòn đảo cũng phải triển khai chiến đấu cơ để xua đuổi một số tiêm kích Su-30 của Bắc Kinh. Ba ngày sau, Đài Loan tiếp tục phải điều tiêm kích để ngăn máy bay vận tải Shaanxi Y-8 của Trung Quốc xâm nhập.
Vận tải cơ Y-8 tiếp cận Đài Loan sau khi Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của hòn đảo phóng thử hai tên lửa từ huyện Đài Đông và căn cứ quân sự Cửu Bằng tại huyện Bình Đông hôm 11/6. Vụ thử nghiệm là một phần chương trình phát triển tên lửa nhằm tăng năng lực phòng thủ của Đài Loan trước đại lục.
Đài Loan tố Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong những tháng gần đây, đe dọa an ninh của hòn đảo giữa lúc thế giới đang chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Trung Quốc vẫn chưa bình luận gì về hoạt động của không quân gần Đài Loan tuần trước. Bắc Kinh thường xuyên tuyên bố rằng các cuộc diễn tập này không có gì bất thường và chỉ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực. Trung Quốc tăng cường tiêm kích và tàu chiến đi gần hoặc qua Eo biển Đài Loan từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người từ chối công nhận hòn đảo là một phần của “Một Trung Quốc”, đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 2016.
http://biendong.net/bien-dong/35308-dai-loan-to-tiem-kich-tq-vao-adiz.html

Virus corona: TQ tạm dừng nhập khẩu cá hồi

 ’nghi’ gây ổ dịch ở Bắc Kinh

Một số nhà hàng ở Trung Quốc đã bỏ món cá hồi khỏi thực đơn trong khi những nhà hàng khác chao đảo do công việc kinh doanh bị ảnh hưởng, theo SCMP.
Nhưng mối liên hệ giữa cá hồi đông lạnh và các ca nhiễm Covid-19 từ chợ bán buôn nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở quận Phong Đài (Fengtai) nằm phía Tây Nam Bắc Kinh, chỉ là một giả thuyết, các chuyên gia cho biết, trong khi cá hồi nhập khẩu của Hong Kong âm tính với virus corona.
Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu cá hồi châu Âu do lo ngại rằng chúng có thể liên quan đến sự bùng phát dịch virus corona tại Bắc Kinh, mặc dù các chuyên gia cho rằng bản thân loài cá này không có khả năng mang mầm bệnh.
Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào
Có phải đại dịch virus corona bắt đầu từ tháng Tám, 2019?
Virus corona: Phát hiện ổ dịch mới ở Bắc Kinh
Các tờ báo Trung Quốc đưa tin rằng virus được phát hiện trên thớt được dùng chế biến cá hồi nhập khẩu tại chợ Tân Phát Địa, một ổ dịch mới tại Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về đợt đại dịch thứ hai ở Trung Quốc.
Các báo cáo đã khiến các siêu thị lớn ở Bắc Kinh loại bỏ cá hồi khỏi kệ hàng.
“Bây giờ, chúng tôi không thể gửi con cá hồi nào đến Trung Quốc, thị trường đã đóng cửa,” ông Regin Jacobsen, giám đốc điều hành của công ty cung cấp cá hồi Bakkafrost có trụ sở tại Oslo, nói với Reuters.
“Chúng tôi đã ngừng toàn bộ việc bán hàng sang Trung Quốc và đang chờ tình hình được làm rõ,” ông Stein Martinsen, người đứng đầu bộ phận bán hàng và tiếp thị tại Na Uy Royal Salmon cho biết.
Điều tra nguồn gốc của virus từ ổ dịch ở Bắc Kinh cho thấy nó có thể đến từ châu Âu.
Keith Neal, giáo sư danh dự về dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nottingham, Anh quốc, cho biết bất kỳ mối liên hệ nào với cá hồi có thể là kết quả của sự lây nhiễm chéo.
“Chợ có thể là nơi đông người, vì vậy, giống như ở Vũ Hán, [họ] giúp thúc đẩy sự lây lan,” ông nói.
Marion Koopmans, trưởng khoa vi sinh tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam, cho biết với dữ liệu hạn chế, rất khó để biết liệu virus được tìm thấy trong các ca nhiễm từ chợ Tân Phát Địa có thực sự liên quan đến châu Âu hay không.
“Người ta đề cập đến một chủng virus xuất phát từ châu Âu, nhưng thật khó để nói điều đó một cách chắc chắn trừ khi có rất nhiều dữ liệu khác về sự đa dạng của virus tại Trung Quốc.”
“Tôi thấy khó có thể hiểu được ý họ là gì khi nói đến một chủng virus từ châu Âu. Những gì chúng ta đã thấy với sự lây lan của virus trên toàn cầu là nó đang đa dạng hóa vì nó xuất hiện ở khu vực khác nhau và tiếp tục lây lan. Vì vậy, bạn thấy dấu hiệu như là ‘virus châu Âu’, nhưng virus tương tự có thể đang lây lan ở châu Á – chúng ta không biết.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết ông hoàn toàn mong đợi Trung Quốc sẽ công bố chuỗi gen của virus khi nước này sẵn sàng.
“Việc phát hiện ra rằng virus này có thể đại diện cho một chủng virus phổ biến hơn trong lây nhiễm bệnh ở châu Âu là rất quan trọng và nó có thể phản ánh sự lây truyền từ người sang người nhiều hơn bất kỳ giả thuyết nào khác,” ông Mike Ryan được Reuters trích lời.
Ông Ryan cũng nói rằng thông tin các ca nhiễm virus mới ở Bắc Kinh có khả năng là do từ khâu nhập khẩu hoặc đóng gói cá hồi chỉ là một giả thuyết.
Nhưng việc này đã khiến người tiêu dùng lo sợ và khiến một số nhà hàng phải bỏ món cá hồi khỏi thực đơn. Wei Wei, một giám đốc điều hành tại một nhà hàng cao cấp của Nhật Bản ở quận Bắc Kinh Chaoyang, cho biết nhóm của cô đã làm như vậy và cảm thấy bị tác động ngay lập tức.
“Tất cả các bàn đặt đã bị hủy và doanh thu của chúng tôi đã giảm xuống gần như bằng không.”
Cô cho biết nhà hàng của cô bắt đầu đã hoạt động trở lại sau đợt dịch đầu tiên, nhưng hiện cô rất bi quan về đợt bùng phát mới nhất.
“Đây là một cú giáng trực tiếp vào các nhà hàng Nhật Bản,” cô nói. “Lần này mọi người đang tránh hải sản tươi sống, không chỉ cá hồi, và chúng tôi đang khổ sở.”
Một nhân viên tại chợ Sanyuanli ở Bắc Kinh, nơi khách nước ngoài thường lui tới, cho biết chợ vẫn bán cá hồi không nhập từ chợ Tân Phát Địa, nhưng doanh số bán ra rất kém và khách hàng ít hơn đáng kể vào cuối tuần.
Liu Mengyao, làm ở đại học Bắc Kinh, đang lo lắng vì đã ăn salad cá hồi tại một nhà hàng Nhật Bản vài ngày trước khi các ca nhiễm mới được công bố.
“Tôi sẽ không ăn cá hồi nữa,” bà nói.
Nhưng tại Hong Kong, các siêu thị vẫn bán cá hồi và khách hàng xếp hàng tại các nhà hàng sashimi vào thứ Ba.
Terence Lau Lok-ting, quản lý Hiệp hội An toàn Thực phẩm Hong, cho biết Bắc Kinh đã có lý khi ngừng nhập khẩu cá hồi.
“Từ góc độ khoa học, việc tách biệt riêng cá hồi nhập khẩu và tiến hành xét nghiệm là phù hợp và cần thiết,” ông nói.
Ông Lau khuyên người Hong Kong đừng hoảng sợ về việc nhiễm virus được phát hiện ở chợ Tân Phát Địa, vì cá hồi ướp lạnh và đông lạnh được đưa trực tiếp đến Hong Kong từ các quốc gia sản xuất.
Hôm thứ Hai, Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm Hong Kong đã lấy mẫu cá hồi nhập từ các quốc gia Na Uy, Chile, Ireland, Iceland và Đan Mạch để thử nghiệm. Tất cả 16 mẫu được xét nghiệm âm tính với virus corona.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53074353

Trung Quốc: Khả năng cá hồi không phải là

vật chủ mang virus

trong đợt phát dịch Covid-19 mới ở Bắc Kinh

Triệu Hằng
Khó có khả năng cá hồi là vật chủ mang virus corona, mầm bệnh đã được phát hiện trên thớt dùng thái loại cá hồi nhập khẩu ở chợ bán buôn Tân Phát Địa, điểm nóng của Trung Quốc trong đợt bùng phát dịch Covid-19 mới, truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm 15/6.
Bắc Kinh đã báo cáo có 36 ca mắc mới virus trong nước vào hôm 13/6, những trường hợp này đều liên quan tới chợ Tân Phát Địa, điểm bán buôn thực phẩm và rau củ quả lớn nhất thủ đô Bắc Kinh. Chợ đã bị cho ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Chinadaily dẫn lời Zeng Guang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc hôm 14/6 cho biết, dựa trên phân tích sơ bộ của hai trường hợp ban đầu, chủng virus corona trong đợt bùng phát dịch mới nhất khác với những chủng đã tìm thấy ở Trung Quốc.
Wu Zunyou, nhà dịch tễ học tại CDC cho biết trong một tuyên bố hôm 13/6 rằng cá sống trong môi trường sống tự nhiên của chúng nên không thể nhiễm virus corona, tuy nhiên, chúng có thể bị lây nhiễm từ các công nhân trong quá trình đánh bắt hoặc vận chuyển.
Theo trang tin Jiemian, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 80.000 tấn cá hồi được làm mát và đông lạnh mỗi năm. Các nguồn nhập khẩu cá hồi chính của Trung Quốc là Chile, Na Uy, Quần đảo Faeroe, Úc và Canada.
Việc Trung Quốc phát hiện virus corona trên thớt vẫn chưa được kiểm chứng. Nhưng các báo cáo đã khiến các siêu thị lớn ở Bắc Kinh loại bỏ cá hồi khỏi danh sách bán hàng. Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu cá hồi.
“Chúng tôi không thể gửi bất kỳ con cá hồi nào đến Trung Quốc lúc này, thị trường đã đóng cửa”, Regin Jacobsen, CEO của Bakkafrost, nhà nuôi cá Na Uy cho biết với Reuters hôm 15/6.
Theo Deccanherald cùng ngày 15/6, cổ phiếu của các nhà sản xuất cá hồi lớn như công ty thủy sản Mowi của Na Uy, Norway Royal Salmon, Salmar, cũng như Bakkafrost của Faroe đã giảm 5-7% khi mở cửa giao dịch.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-kha-nang-ca-hoi-khong-phai-la-vat-chu-mang-virus-trong-dot-phat-dich-covid-19-moi-o-bac-kinh.html

Bốn kịch bản TQ có thể thực hiện

 ’nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế’

Tin chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế dường như đang khiến Trung Quốc bận lòng, ít nhất trong giới học thuật nước này.
Có học giả Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã’ nghĩ kỹ’ chưa nếu biết đến các khả năng mà Trung Quốc có thể làm nếu điều này xảy ra.
Trong bài “Liệu Việt Nam có nghĩ lại trước khi kiện TQ về vấn đề Biển Đông” trên SCSPI mới đây, ông Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) cho rằng Việt Nam đang muốn học theo vụ kiện của Philippines năm 2013. Và rằng, Việt Nam đã chuẩn bị ‘công phu và toàn diện’ để kiện Trung Quốc nhiều năm nay, sẽ kiện ngay khi mọi thứ đã sẵn sàng.
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương
Xung quanh lời kêu gọi ‘loại TQ’ khỏi Hội đồng Bảo an LHQ
“Nhưng Việt Nam có đánh giá đầy đủ các hậu quả của động thái liều lĩnh này không? Bởi nó có thể khiến Trung Quốc tức giận, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm,” ông Wu Shicun viết.
Ông Wu Shicun nhấn mạnh rằng Trung Quốc “không sợ bị Việt Nam kiện về vấn đề Biển Đông”.
Để củng cố lập trường này, ông Wu Shicun chỉ ra rằng gần đây, Việt Nam “liên tục có những hành động liều lĩnh, đơn phương trong vùng biển tranh chấp”, như “triển khai xây dựng quy mô lớn trên các đảo và các rạn san hô” mà Việt Nam “chiếm đóng bất hợp pháp”, “dung túng và thậm chí khuyến khích ngư dân đánh bắt cá” trong vùng biển “của Trung Quốc”, “bôi nhọ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế”. Và rằng những hành động này làm “cản trở các cuộc đàm phán COC” và “xói mòn sâu sắc niềm tin chính trị giữa hai nước”.
Ông cho rằng Trung Quốc đã “kiềm chế”, nhưng “sự kiên nhẫn này có thể chấm dứt sớm”.
“Nếu Việt Nam không thừa nhận điều này, họ có thể sẽ phải trả giá cho quyết định thiếu khôn ngoan của mình. Nếu Việt Nam liều lĩnh đến mức kiện để đòi phân xử, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không án binh bất động,” ông này viết.
Từ đó, ông Wu Shicun nêu ra bốn kịch bản chính mà Trung Quốc có thể thực hiện một khi bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế.
TQ ‘có thể công bố các đường cơ sở của quần đảo Nam Sa’
Theo bài báo, năm 1996, Trung Quốc đã công khai 28 điểm cơ sở và các đường cơ sở được kết nối bởi các điểm này của Quần đảo Xisha (Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) theo Luật năm 1992 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Trung Quốc.
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc “luôn tự kiềm chế trong việc công bố các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để bảo đảm mối quan hệ tốt với các nước ASEAN, duy trì sự ổn định ở Biển Đông và khuyến khích một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC.”
Do đó, nếu Việt Nam “tiếp tục khiêu khích, bao gồm kiện lên tòa quốc tế và đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của quần đảo Nam Sa, Trung Quốc sẽ buộc phải công khai các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa.”
‘TQ sẽ không nương tay trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp của VN’
TQ có thể sẽ mạnh tay hơn đối với các tàu cá Việt Nam mà nước này cho là ‘đánh bắt trái phép’ tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, vẫn theo ông giám đốc NISCSS.
“Trong những năm gần đây, tàu đánh cá của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển nội địa và lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc. Họ nhắm mắt làm ngơ trước luật pháp và việc thực thi luật pháp của Trung Quốc, và thậm chí có những động thái nguy hiểm chống lại chính quyền Trung Quốc.”
VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?
Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách ‘bất hợp pháp’ của TQ trên Biển Đông
“Thay vì giáo dục và kiểm soát các tàu đánh cá và ngư dân của mình, chính phủ Việt Nam đã đổ lỗi, bêu xấu Trung Quốc và thậm chí đưa ra những yêu cầu bồi thường vô lý.”
“Đối mặt với những hành động khiêu khích nghiêm trọng như vậy trên biển, Trung Quốc nên có những hành động quyết đoán và hiệu quả để răn đe.”
“Trung Quốc không thể chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động phi pháp và trấn áp hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam,” học giả Trung Quốc viết.
‘TQ có thể ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam’
Kịch bản thứ ba mà chuyên gia về Biển Đông của Trung Quốc đưa ra là Bắc Kinh có thể kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô mà Bắc Kinh cho rằng Việt Nam “đã chiếm đóng bất hợp pháp”.
“Quần đảo và các rạn san hô bị Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp như Song Tử Tây và đảo Trường Sa mang giá trị chiến lược, gây ra mối đe dọa cho đảo Ba Bình, Xích Qua Tiêu (Gạc Ma theo cách gọi của Việt Nam), Đông Môn Tiêu (Đá Tư Nghĩa theo cách gọi của Việt Nam) và Nam Huân Tiêu (Đá Ga Ven) và các đảo và rạn san hô khác do Trung Quốc kiểm soát.”
“Một khi tình hình xấu đi sau khi Việt Nam tiến hành kiện lên tòa trọng tài quốc tế, ngoài việc tiếp tục nhắc lại các quyền và yêu sách của mình trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó như thường xuyên đưa tàu đến vùng biển lân cận các đảo và rạn san hô liên quan, đánh chặn và xua đuổi tàu Việt Nam vào vùng biển mà không được chấp thuận.”
“Việc này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô, cũng như kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa trên các đảo và các rạn san hô mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp. Các biện pháp quản lý và kiểm soát sẽ được thực hiện nếu cần thiết.”
‘TQ có thể khởi xướng việc thăm dò dầu khí trong lô Wan’an Bei’
“Crestone Energy Corp, một công ty của Hoa Kỳ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký hợp đồng vào ngày 8/5/1992 để khai thác dầu ở lô Wan’an Bei-21 (lô dầu 136-03 theo cách gọi của Việt Nam) tại Bãi Tư Chính ở vùng nước liền kề quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), trong sự phản đối mạnh mẽ và sự quấy rối của nhà cầm quyền Việt Nam,” ông Wu Shicun cho hay về kịch bản thứ tư.
“Để ngăn chặn tình hình xấu đi và xung đột leo thang, cuối cùng phía Trung Quốc đã tạm hoãn hợp đồng này.”
“Tuy nhiên, để bảo đảm quyền kiểm soát vĩnh viễn đối với Bãi Tư Chính và độc quyền về tài nguyên dầu khí ở đó, Việt Nam đã tiếp tục hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài và tiến hành thăm dò đơn phương tại Bãi Tư Chính. Vào tháng 5/2019, Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu đơn phương tại vùng biển thuộc Bãi Tư Chính, dẫn đến đối đầu với Trung Quốc.”
“Trong những năm qua, việc khai thác dầu trái phép ở Biển Đông đã trở thành trụ cột kinh tế chiínhcủa Việt Nam, chiếm 30% GDP. Nếu Việt Nam nộp đơn kiện lên tòa trọng tài, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội này và trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không có bất kỳ “trách nhiệm pháp lý” nào trong việc khởi động thăm dò dầu khí trong lô Wan’an Bei.”
“Đây sẽ là một bước đột phá cho Trung Quốc, thăm dò dầu khí đầu tiên tại khu vực Nam Sa,” bài báo kết luận.
Việt Nam ‘chuẩn bị’ kiện Trung Quốc thế nào?
Vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến cách tranh chấp trên Biển Đông được các đại biểu quốc hội Việt Nam đưa ra nghị trường hồi cuối năm 2019.
Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10/2019, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.
Phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng cùng ngày được cho là ‘thẳng thắn’ khi ông đặt câu hỏi “sao báo cáo trước Quốc hội lại né tránh gọi tên Trung Quốc?”
Sau đó, vào ngày 06/11/2019, tại một hội nghị ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói Việt Nam sẽ ưu tiên chọn đàm phán, nhưng nếu đàm phán không mang lại kết quả, thì Việt Nam bắt buộc phải cân nhắc “những sự lựa chọn khác”.
Ông Trung nói: “Chúng tôi hiểu rằng các biện pháp đó gồm tìm hiểu các tài liệu chứng minh, nhờ hòa giải, hàn gắn, thương thuyết, trọng tài và cả kiện tụng”, theo tường thuật của Reuters.
Vào tháng 1/2020, Bộ Quốc phòng Việt Nam trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Đà Nẵng về vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông, đã nêu rõ “cần tích cực chuẩn bị, thu thập tài liệu, chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp”.
Quan điểm kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng được nhiều chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam ủng hộ. Trao đổi BBC Tiếng Việt hồi cuối năm 2019, ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói Việt Nam đã khá chậm trong việc phản ứng lại hành động của Trung Quốc trong vụ Bãi Tư Chính.
Ông Hoàng Việt cho rằng nếu không ngay lập tức có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53059986

Bắc Kinh hủy các chuyến bay

để hạn chế sự lây lan của coronavirus

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ Tư  (17/6), hàng loạt các chuyến bay nội địa vào và ra khỏi Bắc Kinh bị hủy bỏ khi các viên chức tăng cường nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus tại thủ đô của Trung Cộng trong tuần qua.
Các viên chức y tế ghi nhận 31 ca nhiễm mới được xác nhận vào ngày 16 tháng 6, nâng tổng số ca lây nhiễm kể từ hôm thứ Năm lên 137, đợt hồi sinh nghiêm trọng nhất của căn bệnh này trong thành phố kể từ đầu tháng Hai.
Vào hôm thứ ba (16/6), các nhà chức trách nâng Bắc Kinh lên mức báo động cấp hai, cấp cao thứ hai trong hệ thống bốn cấp phản ứng khẩn cấp COVID-19. Điều này đảo ngược một bước hạ mức báo động từ cấp hai xuống cấp ba chỉ 10 ngày trước đó. Khoảng 27 khu phố được chỉ định là khu vực có nguy cơ nơi người dân đi vào phải được kiểm tra nhiệt độ và ghi danh.
Một khu phố, gần trung tâm bán sỉ thực phẩm khổng lồ được phát hiện là nguồn gốc của đợt bùng phát mới nhất, được xem là có nguy cơ cao. Các con đường và xa lộ của thành phố vẫn còn mở, các công ty và nhà máy không được lệnh dừng hoạt động, và không có hạn chế nào được áp dụng đối với các khu dân cư. Nhưng việc di chuyển ra vào thành phố của người dân được kiểm soát chặt chẽ với các xét nghiệm COVID-19, trong khi cư dân ở các khu vực có nguy cơ cao đều bị cách ly và buộc phải trải qua các xét nghiệm. Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học bị đóng cửa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bac-kinh-huy-cac-chuyen-bay-de-han-che-su-lay-lan-cua-coronavirus/

Người Trung Quốc bức xúc:

‘Giới truyền thông trong nước chết cả rồi sao?’

Vũ Dương
Hàng loạt các bình luận của người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc cho thấy sự bất bình đối với việc truyền thông chính thống của nước này im re trước đại nạn của nhân dân trong khi rất xông xáo với bạo loạn ở Mỹ.
Kể từ đầu tháng 6, do mưa lớn kéo dài liên tục, 11 tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc đã bị ngập nặng, khiến cuộc sống của hơn 2,5 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều người chết hoặc mất tích, hơn 120.000 người bị buộc phải sơ tán khẩn cấp. Hiện tại, mưa lũ vẫn đang hoành hành ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, đứng trước khổ nạn to lớn của người dân, truyền thông nhà nước Trung Quốc trước sau vẫn “im lặng làm ngơ” mà tập trung nguồn lực ra sức tuyên truyền về cục diện rối ren ở Mỹ, khiến cư dân mạng không khỏi bức xúc.
Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đưa tin rằng trận lũ khiến gần một nửa đất nước Trung Quốc bị ảnh hưởng này hiếm hoi mới được truyền thông nhà nước Trung Quốc theo dõi đưa tin. Trong mấy ngày đầu tiên khi lũ lụt phát sinh, gần như không thể nhìn thấy bất kỳ bản tin nào được phát sóng trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Những hình ảnh như: nước lũ dâng cao, thành phố biến thành “biển đảo” bị cô lập, hàng ngàn ngôi nhà bị sập, người dân bị mắc kẹt… chỉ có thể được nhìn thấy trên các trang mạng xã hội. Toàn bộ phương tiện truyền thông chính thức đều tập trung cả vào “Sự kiện Minnesota” ở Mỹ, và những tin tức mới nhất của CCTV vặn hết công suất đưa tin về các cuộc diễu hành kháng nghị của Mỹ một cách toàn diện.
Điều này không khỏi khiến người dân Trung Quốc kinh ngạc thốt lên rằng đài truyền hình trung ương CCTV rốt cuộc đang phục vụ cho ai?
Một bài viết đăng tải trên mạng có tiêu đề Thảm họa mưa lũ miền Nam biến mất trong lặng lẽ viết rằng: “Miền nam có bị lũ lụt hay không? Nhìn vào thông tin của bạn bè trên mạng đăng lên, mỗi một hình ảnh mỗi một video về các thành phố bị nước lũ bao vây, đường cao tốc bị hủy hoại, vô số xe hơi bị nước lũ cuốn trôi, thật khiến người ta kinh tâm động phách. Nhưng khi nhìn vào bản tin được các hãng truyền thông quyền uy có tiếng nói trong nước, dường như trước nay chưa từng có trận lũ nào phát sinh, trên dưới cả nước đều đang an hưởng thái bình”.
Có cư dân mạng nói rằng để chứng minh miền nam có thật sự xảy ra lũ lụt hay không, anh đã bật TV lên, muốn xem xem rốt cuộc miền nam đã bị ngập thành bộ dạng gì rồi, đồng bào miền nam có ổn hay không? Kết quả là anh chỉ nhìn thấy TV dồn dập đưa tin về cục diện rối ren ở Mỹ và nụ cười hả lòng hả dạ khi thấy người khác gặp họa của người dẫn chương trình.
Một số cư dân mạng đã giận dữ viết rằng: “Phải chăng tất cả những người làm việc trong giới truyền thông Trung Quốc đều đã chết hết cả rồi? Bão lũ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh miền Nam như vậy, tại sao không có truyền thông trong nước quan tâm? Tại sao không có phóng viên nào đưa tin? Tại sao không ai quan tâm đến những gì đã xảy ra với người dân miền nam hiện đang sống trong vùng lũ?
Chúng ta đều biết rằng bản tin thời sự là sống dựa vào tin tức, nơi nào có thảm họa, nơi đó có tin tức, nơi nào có tin tức, nơi đó có phóng viên. Tôi vẫn còn nhớ trong trận động đất lớn ở Vấn Xuyên, có biết bao nhiêu phóng viên đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn chạy đến khu
trung tâm xảy ra trận động đất, đứng trên mặt đất vẫn còn đang rung chuyển mà phát sóng thông tin về những gì đang diễn ra nơi hiện trường!”
Những hình ảnh và video về lũ lụt miền nam được bạn bè chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhìn vào thấy kinh tâm động phách đến thế, tổn thất nặng nề đến thế, tại sao truyền thông đảng lại không chút quan tâm? Tôi thật sự rất lấy làm lạ. Nói cách khác, nếu các phóng viên làm tin thời sự ngay đến cả sống chết của đồng bào mình cũng không quan tâm, thế họ quan tâm điều gì?”Vào lúc 7:13 sáng ngày hôm qua, trên giao diện của các trang mạng như Sina, NetEase, Phoenix và Yidianzixun.net đều đưa tin về cái chết của 110.000 người Mỹ gần như cùng một lúc. Còn có rất nhiều cơ quan truyền thông khác tất cả không có ngoại lệ mà tranh nhau đưa tin về tình hình nước Mỹ”.
“Lạ đời thay, sống chết của đồng bào, họ (truyền thông đảng) không chút quan tâm, sống chết của người Mỹ thì họ lại vật vã khóc thương hệt như cha mẹ chết! Đây có phải là ăn cây táo rào cây sung hay không?
Nhấp vào bản thảo tin tức của các hãng truyền thông chủ lưu gần đây nhất, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng trọng tâm của các bản tin được phát sóng là về các cuộc biểu tình sau cái chết của một người đàn ông người Mỹ gốc Phi George Floyd trong quá trình thực thi pháp luật của cảnh sát. Tất cả họ đều đặc biệt quan tâm đến sự hỗn loạn đang diễn ra ở nước Mỹ, tất cả họ đều đặc biệt dõi theo sống chết của người dân Mỹ, vậy nên họ không có thời gian để chú ý đến mưa lũ ở miền nam, thế là thiên tai bão lũ hoành hành ở miền nam cứ thế đã âm thầm rơi vào trong quên lãng”.
Một bài viết khác được đăng trên mạng có tiêu đề Hôm nay, tôi đặc biệt muốn xem bản tin thời sự viết như vậy: “Kể từ sau khi tôi hiểu chuyện, tôi không bao giờ xem bản tin thời sự nữa. Nhưng hôm nay, tôi đặc biệt muốn xem bản tin thời sự. Kỳ thực, hôm qua tôi đã xem bản tin thời sự từ đầu đến cuối. Một chữ cũng không bỏ sót, nhưng kết quả khiến tôi rất thất vọng”.
Bài viết nói thêm: “Tôi xem bản tin thời sự là muốn xem đài truyền hình CCTV báo cáo về trận mưa lũ ở Quế Lâm, Quảng Tây đã gây nên những tổn thất và mất mát cho người dân địa phương như thế nào. Kết quả tôi không thấy họ đề cập đến một chữ nào về những mất mát và thiệt hại mà người dân đang phải hứng chịu. Phần sau cùng của tiết mục phải mất gần 4 phút chỉ trích Hoa Kỳ, trong đó khoảng 2 phút chỉ trích Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và 2 phút còn lại chỉ trích Hoa Kỳ về cái chết của người da đen tại bang Minnesota”.
Bài viết cho rằng truyền thông Trung Quốc nên quan tâm chú ý hơn đến tình hình mưa lũ ở miền nam, thay vì cứ mãi tốn thời gian chỉ trích Hoa Kỳ. “Chúng ta nên dành thời gian quý báu của chuyên mục bản tin thời sự cho người dân Trung Quốc nhiều hơn, quan tâm đến những thảm họa mà Trung Quốc hiện đang phải chịu đựng. Ví như những mất mát và đau thương trận mưa lũ lớn ở Quế Lâm, Quảng Tây mang đến cho người dân địa phương lần này”.
Bài viết có đề cập: “Hôm qua, tôi không thấy một tin tức nào về tình hình mưa lũ của Quế Lâm trong bản tin thời sự. Thậm chí có lần tôi đã nghĩ rằng các video về mưa lũ lớn ở Quế Lâm được chia sẻ trong nhóm bạn bè là giả mạo. Bởi vì CCTV trước giờ không bao giờ bịa đặt, hết thảy tin tức đều lấy báo cáo của CCTV làm chuẩn. Nhưng sáng hôm nay tôi đã xem báo cáo chính thức từ trang mạng tin tức Quảng Tây, không chỉ mưa lũ lớn là có thật, hơn nữa còn có thương vong. Thế thì tại sao chương trình phát sóng tin tức CCTV lại không đưa tin? Điều này khiến tôi không sao lý giải được.
Chúng tôi vẫn còn nhớ rằng khi người dẫn chương trình của CCTV đưa tin về tình hình dịch bệnh ở Nga, anh ta không cầm lòng được đã nghẹn ngào rơi lệ, và khi người dẫn chương trình của CCTV đưa tin về cái chết của người Mỹ da đen gốc Phi, anh ta cũng nghẹn ngào đến không thở nổi… Vậy nên tôi nghĩ, giờ phút này đây khi đối diện với đồng bào đang phải hứng chịu khổ nạn, nỗi đau và nước mắt của bản tin thời sự không thể thiếu vắng được. Xét cho cùng, người Nga và người Mỹ đều là người ngoài, trong khi người dân chịu nạn ở Quế Lâm, Quảng Tây lại là đồng bào Trung Quốc của chúng ta”.
Ngoài ra còn có một bài viết trực tuyến có tiêu đề Không phải xấu xa thì chính là ngớ ngẩn với nội dung như sau:
“Khi tin tức 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập dưới 1.090 Nhân dân tệ mỗi tháng phủ kín trên các trang mạng xã, họ (truyền thông ĐCSTQ) đang dõi theo tình hình bất ổn ở Hoa Kỳ.
Khi tin xấu về một bảo vệ an ninh ở tỉnh Quảng Tây chém bị thương 39 giáo viên và học sinh tiểu học, họ đang chú ý đến các cuộc biểu tỉnh bạo loạn ở Mỹ. Khi tin xấu về một người đàn ông ở huyện Tiên Du, tỉnh Phúc Kiến chém chết 3 du khách và khiến 7 du khách khác bị thương, họ vẫn đang chú ý đến các cuộc bạo loạn ở Mỹ. Khi trận mưa lũ khiến cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân ở Quế Lâm chìm trong biển nước, từ thành thị đến nông dân trở thành ‘đại dương’, nhà cửa đổ sập, họ vẫn quan tâm đến các cuộc bạo loạn ở Mỹ. Họ không phải là truyền thông của Mỹ, mà là truyền thông của Trung Quốc.
Nếu như nói ống thoát nước là lương tâm của thành phố, thì truyền thông chính là lương tâm của xã hội. Trách nhiệm của cống thoát nước là loại bỏ nước và chất thải, còn trách nhiệm của truyền thông là giám sát dư luận. Các phương tiện truyền thông Mỹ dám mắng chửi chính phủ Hoa Kỳ, và họ (truyền thông ĐCSTQ) cũng dám mắng chửi chính phủ Hoa Kỳ, thậm chí còn mắng chửi dữ dội hơn cả truyền thông Mỹ, kích động hơn mấy lời chửi bâng quơ.
Ngày càng có nhiều công ty phá sản, họ (truyền thông ĐCSTQ) không chút quan tâm. Ngày càng có nhiều đồng bào không trả nổi tiền nhà, họ không chút quan tâm. Ngày càng có nhiều đồng bào phải bán hàng rong trên đường, họ không quan tâm. Ngày càng nhiều đồng bào bị nạn bởi mưa lũ, họ không quan tâm. Cơm họ ăn là tiền thuế của người dân Trung Quốc, nhưng lòng họ lại quan tâm chuyện của người dân Mỹ. Trong khi truyền thông Mỹ lại hoàn toàn ngược lại, người ta ăn cơm của mình và quan tâm đến chuyện của nước Mỹ.
Khi Lôi Dương, thạc sĩ tại trường đại học Nhân dân Trung Quốc, bị cảnh sát tra tấn đến mất đi hơi thở, thì họ (truyền thông đảng) lại thở một cách thản nhiên với tâm thái ổn định… Khi vắc-xin độc, sữa bột độc khiến con trẻ của chúng ta mất đi hơi thở, thì họ lại thở một cách nhẹ nhàng với tâm thái bình hòa. Khi đồng bào của chúng ta tuyệt vọng vì nghèo đói, dắt theo con thơ tìm đến cái chết, họ đã thở một cách nhẹ nhàng với tâm thái thật thản nhiên. Khi một người Mỹ da đen dày đặc tiền án hình sự bị chết do cảnh sát thực thi pháp luật quá tay, họ (truyền thông đảng) đã ngay lập tức cảm thấy đau đớn đến không thể thở được. Nhìn họ tan nát cõi lòng “không thể thở nổi” khi đối diện với bạo loạn ở Mỹ, tôi thực sự rất muốn biết, trái tim đó của họ rốt cuộc là như thế nào? Nếu đó là trái tim của một con người, hẳn đã không nhắm mắt làm ngơ trước nỗi khổ của đồng bào mình.
Điều thứ hai là vấn đề phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ. Các kênh truyền thông chính thống nói rằng tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục leo thang với diễn biến ngày càng ác liệt. Nguyên nhân gốc rễ là phân biệt chủng tộc đã cắm rễ sâu trong tư tưởng của người dân nơi đây. Đài truyền hình CCTV đã phát sóng một buổi phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ với một thị trưởng. Thị trưởng này chỉ trích mạnh mẽ vấn nạn kỳ thị đối với người da đen trong xã hội Mỹ. Ông đã đưa ra rất nhiều ví dụ cho điều này, nhưng điều khiến tôi cảm thấy nực cười nhất chính là màu da của thị trưởng đó trông rất đen, nhìn vào thì thấy vẫn còn rất trẻ. Tôi nghĩ rằng ông ta có thể làm đến thị trưởng, thế cái gọi là phân biệt chủng tộc đó có nghiêm trọng đến mức giống như ông ta nói không?
Tôi không xem hết buổi phỏng vấn với thị trưởng da đen đó đã tắt TV ngay. Tôi đang suy nghĩ, đài truyền hình trung ương đang làm gì vậy? Rất nhiều thứ nó cảm thấy nhạy cảm, thảm họa do con người nó cảm thấy nhạy cảm. Tại sao bây giờ đến cả thiên tai nó cũng cảm thấy nhạy cảm luôn vậy? Nếu nó đưa tin kịp thời một chút về lũ lụt ở Quảng Tây, liệu nó có chết hay không? Còn như không đưa tin kịp thời không chỉ khiến cho người dân bị nạn khó có được sự hỗ trợ kịp thời, hơn nữa còn khiến những người ở nơi không có thảm họa mất hết niềm tin. Có người cho biết: Tối qua ở nhà cha mẹ ăn cơm, phát sóng tin tức kết thúc chưa được bao lâu, người bố và con trai đã có trận cãi vã. Nguyên nhân là con trai đưa video nói về lũ lụt trên điện thoại di động của mình cho ông bố xem. Người bố xem xong nói rằng thông tin nào không được phát sóng trên đài truyền hình trung ương thì đó đều là giả, chớ nên tin theo những lời vu khống xuyên tạc.
Có lẽ, một ngày gần đây nhất đài truyền hình trung ương sẽ nói một chút về lũ lụt ở Quế Lâm, chủ đề chính là cứu trợ, những đợt cứu trợ khiến người xem phải xúc động đến rơi nước mắt. Dù nó có đưa tin hay không thì tôi cũng không quan tâm, dù sao tôi cũng sẽ luôn quan tâm theo dõi thông qua con đường của riêng mình”.
Theo Secretchina
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-trung-quoc-buc-xuc-gioi-truyen-thong-trong-nuoc-chet-ca-roi-sao.html

Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt văn học mạng

Hương Thảo
Trung Quốc đã giới thiệu một bộ các quy định mới cho lĩnh vực xuất bản trực tuyến mà theo đó các ấn phẩm văn học trên mạng sẽ phải chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ hơn. Các tác giả văn học điện tử được phép sử dụng bút danh nhưng phải cung cấp tên thật cho chính quyền, theo Taiwan News.
Theo thông báo của Cơ quan Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc (NPPA), các diễn đàn văn học trực tuyến phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý các tác phẩm để “phục vụ lợi ích của xã hội”, theo Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chỉ thị này yêu cầu các doanh nghiệp xuất bản văn học mạng tạo ra một môi trường ‘lành mạnh’ cho văn học điện tử bằng cách “đảm bảo một số lượng được kiểm soát và chất lượng tăng cường trong khi cắt giảm những nội dung trực tuyến trùng lặp so sao chép qua lại”. Một hệ thống đăng ký tên thật tác giả  sẽ được triển khai để đảm bảo tính trách nhiệm tốt hơn của tác giả, đồng thời  các bình luận và tương tác giữa người viết và độc giả cũng sẽ được điều tiết và chịu sự kiểm soát.
Ngoài ra, các cơ quan giám sát được khuyến nghị áp dụng phương pháp tiếp cận kiểu cây gậy và củ cà rốt cho ngành công nghiệp này, theo đó sẽ trao giải thưởng hoặc trừng phạt các diễn đàn văn học điện tử dựa trên nỗ lực của họ trong việc “gây dựng ảnh hưởng tích cực đến xã hội và thúc đẩy lương tri”, chỉ thị có ghi.
Động thái này được coi như  một bước kế tiếp để hạn chế tự do ngôn luận, một nỗ lực Bắc Kinh đã thực hiện từ năm 2015, CNA viết. Một cuộc đàn áp lớn đối với văn học trực tuyến năm 2018 đã chứng kiến ​​400 trang web bị kỷ luật, bao gồm cả trang web cực kỳ  phổ biến www.jjwxc.net (Tấn Giang Văn Học Thành). Nguyên nhân bề mặt được chính quyền đưa ra là những trang này chứa nội dung dâm dục, vi phạm bản quyền và các vi phạm khác.
Theo Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc (CNNIC), số lượng độc giả văn học mạng của Trung Quốc đạt 455 triệu người vào năm 2019.
Theo Taiwan News
Hương Thảo dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-that-chat-kiem-duyet-van-hoc-mang.html

Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp tăng cao

Bảo Thư
Hiện tại, miền nam Trung Quốc không ngừng xuất hiện mưa lớn và hơn 100 con sông bất ngờ xảy ra lũ lụt, trong đó có đập Tam Hiệp được ví như quả bom hẹn giờ sắp bùng nổ, có thể sẽ nhấn chìm 6 tỉnh thành lưu vực hạ lưu sông Dương Tử.
Theo tin tức từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc vào ngày 12/6, trận lụt đã khiến 5,8 triệu người tại 22 tỉnh và khu tự trị ở miền Nam nước này như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây….. gặp thảm họa, 39 người đã thiệt mạng và mất tích, hơn 400.000 người phải di dời khẩn cấp, 5.200 ngôi nhà bị sập đổ.
Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng tình hình thảm họa vượt xa những gì do chính quyền Trung Quốc công bố.
Người dân gặp nạn đã đăng lượng lớn video cho thấy nhiều nơi bị lũ lụt bao vây, nhà cửa bị sập, người dân bị lũ cuốn trôi, xe cộ lăn lộn trong dòng nước và cảnh mọi người tháo chạy trốn lũ.
Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc trong một cuộc họp báo vào ngày 11/6 cho biết, Giang Nam, phía Nam và Đông Tây Nam Trung Quốc có lượng mưa lớn nhất trong năm nay, khoảng 148 con sông xuất hiện lũ lụt, thậm chí vài con sông mực nước vượt quá kỷ lục lịch sử.
Cụ thể, thành phố Trùng Khánh vào ngày 11/6 xuất hiện mưa lớn, trung tâm thành phố trở thành biển nước, đường biến thành sông, nước sâu tận 2 mét và nhiều chiếc ô tô không nhìn thấy đỉnh xe.
Vì thành phố Trùng Khánh thuộc thượng nguồn đập Tam Hiệp, sông Dương Tử. Một cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video cho biết Hồ chứa Long Đường – khu vực giao giới của Nam Đan – Quảng Tây và Đô Vân – Quý Châu đang gặp nguy hiểm, và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm.
Đập Tam Hiệp trở thành khu vực kiểm soát quân sự không cho phép chụp ảnh trên không
Hiện tại, Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo đỏ về mưa bão. Việc đập Tam Hiệp xả lũ và lũ do mưa lớn ở hạ lưu sẽ chồng chất lên nhau tạo thành một trận lũ của toàn lưu vực.
Học giả kinh tế với nickname 财经冷眼(@caijinglengyan) cho biết đập Tam Hiệp đang bị biến dạng và nứt bê tông, nhiều mối nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Tuy nhiên, đập Tam Hiệp hiện tại đã trở thành khu vực kiểm soát quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hơn nữa, đỉnh của đập Tam Hiệp và các điểm tham quan gần đó bị hạn chế, và không có cơ hội để xác minh.
Vào ngày 23/3, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống này rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm, và thành phố Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên gặp tai họa.
Các chuyên gia dự đoán: Đập Tam Hiệp cuối cùng cũng vỡ tung
Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), cựu chuyên gia quy hoạch và bảo tồn nước Trung Quốc, dự đoán đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ bị nổ tung. Ông từng nói với tờ The Epoch Times, chất lượng xây dựng Dự án Tam Hiệp rất kém, từ năm 2003 trở đi không được nghiệm thu, và không ai dám đảm bảo chất lượng của nó.
Ông cho biết nếu đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương sẽ phải gánh chịu hậu quả, thậm chí hàng trăm triệu người ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp nguy hiểm.
Hoàng Vạn Lí (Huang Wanli), cố chuyên gia dự án bảo tồn nước Trung Quốc kiêm giáo sư của Bộ Tài nguyên nước tại Đại học Thanh Hoa, đã viết thư cho cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân ba lần phản đối việc xây dựng Dự án đập Tam Hiệp, vì nó sẽ khiến khí hậu thất thường, động đất triền miên và lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn, ông cũng dự đoán, cuối cùng đập Tam Hiệp sẽ vỡ.
Đầu tháng 9/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký Nghị định, quy định phòng thủ cấp 4 về đập Tam Hiệp. Một nhóm gồm 4.600 binh sĩ đã được phái đến Tam Hiệp để bảo vệ đập.
Hai năm sau, vào ngày 16/9/2015, ông Lý Khắc Cường tiếp tục ban hành Quy định An toàn Dự án Bảo tồn Nước Tam Hiệp.
Theo Wikipedia, Dự án Tam Hiệp gây ra 5 mối nguy hiểm cho Trùng Khánh: nguy cơ nghèo đói, vấn đề trầm tích phù sa và mực nước dâng cao, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề thiên tai và nguy cơ vỡ đập rất cao.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguy-co-vo-dap-tam-hiep-tang-cao.html

Người dân Bắc Kinh:

Bệnh viện bị phong tỏa, nhà tang lễ

ngày ngày hỏa thiêu thi thể bệnh nhân COVID 19

Vũ Dương
Làn sóng thứ hai của đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Bắc Kinh, theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của dịch bệnh ở Bắc Kinh lần này cao hơn ở Vũ Hán.
Hiện tại, Bắc Kinh đã bước vào “trạng thái thời chiến”. Người dân sống ở Bắc Kinh tiết lộ rằng nhà tang lễ mỗi ngày đều đang hỏa thiêu thi thể các nạn nhân tử vong bởi dịch bệnh.
Ngày 14/6, trang web của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đưa ra thông báo rằng Bắc Kinh mới xác nhận thêm 57 trường hợp nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, đây là kỷ lục cao nhất kể từ tháng 4 đến nay, trong đó có 36 trường hợp đến từ Bắc Kinh. Truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có tổng cộng 79 trường hợp được chẩn đoán trong 4 ngày. Ngày 14/6, một cuộc xét nghiệm quy mô lớn đã được tiến hành, lấy mẫu 76.499 người, kết quả có 59 người dương tính.
Tuy nhiên, có người dân sống ở Bắc Kinh đã tiết lộ với Đài Tiếng nói Hy vọng (SOH) rằng số liệu do phía chính quyền công bố vẫn có che giấu, dữ liệu thực tế có thể nhiều hơn gấp 10 lần.
Vào ngày 15/6, chợ Đông Ngọc Tuyền và 10 khu cộng đồng xung quanh ở quận Hải Điến, Bắc Kinh đã thực hiện quản lý khép kín và khởi động cơ chế thời chiến, tất cả 11 tiểu khu xung quanh khu chợ bán buôn Tân Phát Địa đều bị quản lý khép kín.
Theo video được lan truyền trên mạng cho thấy, một số lượng lớn xe cảnh sát đã xuất hiện ở quận Hải Điến, Bắc Kinh. Theo thông tin của cư dân mạng, cộng đồng xung quanh khu chợ Đông Ngọc Tuyền cũng sắp bị phong tỏa. Một video khác cho thấy một tiểu khu ở quận Xương Bình, Bắc Kinh cũng bị phong tỏa. Người quay video cho biết, nhiều tiểu khu ở Bắc Kinh đã trang bị loa, yêu cầu cư dân đã từng đến chợ Tân Phát Địa đi làm xét nghiệm axit nucleic.
Cao Du, phóng viên tự do sống ở Bắc Kinh cho biết trong một video rằng đường Vĩnh Định, Thiết Kiến, Tây Lý, Lục Kiến, chung cư Gia Đức, công viên Bạch Lang, bệnh viện số 11 và bệnh viện số 2, tất cả đều đã bị phong tỏa. Mọi người cũng đừng đến bệnh viện 721, bệnh viện Cảnh sát Vũ trang, nơi đó đang tiến hành tập trung xét nghiệm axit nucleic.
Ông Chu – một cư dân Bắc Kinh có bạn làm ở nhà tang lễ tiết lộ rằng: “Tôi biết một người làm ở nhà tang lễ. Mỗi ngày đều có người chết vì virus Vũ Hán. Khi đi hỏa táng thi thể, họ đều trang bị đầy đủ. Nếu là thi thể người chết bình thường, họ mặc quần áo làm việc đến lò thiêu đốt xác. Còn với thi thể nhiễm dịch thì khác. Thi thể được đưa vào một lò thiêu đặc biệt. Có 2 người mặc trang bị bảo hộ đầy
đủ, họ chuyên môn xử lý thi thể chết vì dịch bệnh. Người bạn tôi không dám tiết lộ quá nhiều, anh ấy cũng sợ…”
Ông Hác, một cư dân Bắc Kinh đặt nghi vấn rằng dịch bệnh viêm phổi lần này không phải là đợt bùng phát thứ hai, mà là do ĐCSTQ vẫn luôn che giấu tình hình dịch bệnh.
Ông Hác nói: “Thật ra, tôi thấy nghi ngờ. Thực tế, từ đầu đến giờ, dịch bệnh này vẫn chưa hết, vậy là chuyện gì đã xảy ra? ĐCSTQ đã ngừng báo cáo thông tin vì để ổn định. Bây giờ mọi quốc gia trên thế giới vẫn đang đưa tin về số ca nhiễm, chẳng phải là ĐCSTQ không thể che giấu nổi? Các nước không kiểm soát được tình hình dịch bệnh? Vậy chúng ta tiếp tục báo cáo một chút thông tin ở đây. Tôi nghi ngờ là như thế. Làm sao có thể đột nhiên nói rằng ‘không có ca nhiễm mới’ là ‘không có ca nhiễm mới nữa’, có thể không? Chuyện này cũng không lừa được trẻ con! Tôi nghĩ vậy”.
Ông Hồng, một cư dân Bắc Kinh, tiết lộ rằng ông đã nhận được hàng loạt tin nhắn vào lúc 3:30 ngày thứ Hai yêu cầu xét nghiệm acid nucleic, nhưng vào thời điểm đó rất nhiều người đã bỏ trốn vì sợ phong tỏa thành phố.
Ông nói: “Họ nói là đi xét nghiệm acid nucleic, kể từ ngày 30/5, những người đã đến chợ bán buôn Tân Phát Địa, hoặc những người tiếp xúc gần với nhân viên bán hàng cần xét nghiệm acid nucleic. Nhiều người không tham gia xét nghiệm, và tất cả đều chạy trốn rồi. Tôi không biết tại sao họ lại bỏ chạy từ sớm như vậy”.
Tuy nhiên, ông Tiêu, một cư dân Bắc Kinh cho rằng các quan chức của ĐCSTQ sẽ không phong tỏa thành phố một lần nữa vì để “duy trì sự ổn định”. Ông nói: “Nền kinh tế của Trung Quốc cũng đầy lỗ hổng, chính quyền ĐCSTQ không có thực lực để phong thành. Hơn nữa, cho dù có bao nhiêu người chết, ĐCSTQ cũng sẽ cố gắng che đậy dữ liệu với bên ngoài. Họ vì lợi ích của chính mình mà không quan tâm tới sống chết của người dân”.
Hiện tại, công tác giám sát tại khu vực trung tâm của Bắc Kinh đã được nâng cấp, dịch bệnh cũng đã lan sang các tỉnh và thành phố khác. Tính đến sáng ngày 15/6, 3 tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc và Tứ Xuyên đều xác nhận trường hợp lây nhiễm có liên quan đến Bắc Kinh.
Theo trang web của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ngày 14/6, 31 tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) bao gồm: Hà Bắc, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây và Phúc Kiến,.. và binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương đều báo cáo có ca nhiễm mới được xác nhận.
Hiện tại, hơn 10 tỉnh thành ở Trung Quốc đã ra thông báo khẩn cấp khuyến cáo người dân nếu không thật sự cần thiết thì không đi đến Bắc Kinh và tăng cường giám sát những người từ Bắc Kinh trở về.
Theo Fan Minh, NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/benh-vien-bac-kinh-chat-kin-nguoi-nha-tang-le-ngay-ngay-hoa-thieu-thi-the-benh-nhan-covid-19.html

Bắc Kinh khuyến cáo người dân không rời thành phố,

 đóng cửa trường học chống dịch

Quý Khải
Thủ đô Bắc Kinh khuyến cáo người dân không rời thành phố, đồng thời đóng cửa tất cả các trường học trên địa bàn.
“Bất cứ ai rời khỏi Bắc Kinh đều phải trình kết quả xét nghiệm acid nucleic âm tính với nCoV được thực hiện trong vòng 7 ngày”, Phó bí thư thành ủy Bắc Kinh Chen Bei cho biết trong cuộc họp báo hôm qua.
Người dân sống trong những khu vực có nguy cơ lây nhiễm virus Vũ Hán trung bình hoặc cao bị cấm rời khỏi Bắc Kinh. Những người không cư trú và phương tiện bên ngoài cũng không được phép vào các khu vực này. Chính quyền Bắc Kinh khuyến cáo người dân tránh di chuyển ra khỏi thành phố nếu không cần thiết, theo AFP.
Ông Chen cho biết thêm, những khu dân cư có nguy cơ lây nhiễm cao tại Bắc Kinh “hiện đã được phong tỏa và kiểm soát hoàn toàn”, tương tự các biện pháp nghiêm ngặt từng áp dụng tại Vũ Hán, nơi Covid-19 bùng phát, vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch.
Các cơ sở giáo dục trong thành phố cũng đã bị đóng cửa từ hôm qua, theo Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luân của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Không rõ khi nào các trường học sẽ mở cửa trở lại. Trong thời gian tới, các trường học được khuyến khích khôi phục việc dạy học trực tuyến, các sinh viên đại học sẽ chưa thể quay trở lại trường, Bloomberg cho hay, trích dẫn thông tin từ cuộc họp báo chính phủ trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
Hầu hết các ca nhiễm mới có liên hệ với chợ đầu mối thực phẩm Tân Phát Địa ở Bắc Kinh – khu chợ thuộc hàng lớn nhất ở Châu Á. Hôm qua chính quyền bắt đầu tiến hành xét nghiệm bất cứ ai từng ghé thăm khu chợ trong hai tuần trở lại đây hoặc tiếp xúc gần với những người này. Khoảng 9.000 nhân viên chợ đã được lấy mẫu xét nghiệm, theo Fox News.
File:Xinfadi Wholesale Market (20180806151840).jpg
Chợ Tân Phát Địa đã đóng cửa thứ Bảy tuần trước (13/6) sau khi ít nhất 50 người có kết quả dương tính với virus corona.
Trước khi xuất hiện ổ dịch mới, thủ đô Bắc Kinh không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm COVID-19 mới nào trong vòng 55 ngày.
Hiện Bắc Kinh cũng đã phong tỏa 11 khu dân cư lân cận chợ.
Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Từ Tài Kiến (Xu Hejian), phát ngôn viên thủ đô Bắc Kinh, nhận định:
“Hiện tại, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất là kiên quyết ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh”, đồng thời yêu cầu thành phố “phải thực hiện các biện pháp quyết liệt, quyết đoán và nghiêm ngặt nhất để kiểm soát dịch bệnh”.
Trước đó, The Epoch Times cho biết, sau khi ổ dịch khu chợ Tân Phát Địa bùng phát, ông Thái Kỳ (Cai Qi), Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, tổ trưởng tổ lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh Bắc Kinh, đã chủ trì 3 cuộc họp liên tiếp vào sáng, tối ngày 12/6 và sáng ngày 13/6. Ông Thái Kỳ nói rằng:
“Bắc Kinh đã bước vào thời kỳ khác thường”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-khuyen-cao-nguoi-dan-khong-roi-thanh-pho-dong-cua-truong-hoc-de-chong-dich.html

Chuyên gia Mỹ: Covid-19 cho thấy sự dửng dưng

của Trung Quốc đối với quyền con người

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ Townhall gần đây, ông Timothy Head, giám đốc điều hành của Liên minh ‘Đức tin & Tự do’ cho rằng Covid-19 cho thấy sự dửng dưng của Bắc Kinh đối với nhân quyền.
Theo ông Timothy, Tổng thống Trump đã thực hiện một công việc xuất sắc, dẫn dắt nước Mỹ “trong cuộc khủng hoảng COVID-19, kết nối người Mỹ với thông tin và nguồn lực mà họ cần trong thời gian giãn cách xã hội. Nhưng nếu Tổng thống xứng đáng nhận được sự khen ngợi của chúng ta cho bất cứ điều gì, thì đó là sự hiểu biết sâu sắc của ông về Trung Quốc”.
Ông Timothy cho rằng “rất lâu trước khi COVID-19 bùng phát, Tổng thống đã nhận ra điều mà ít người trong chúng ta sẵn sàng thừa nhận: Trung Quốc không phải là bạn của chúng ta”.
Ông Timothy lưu ý về các tin tức báo chí nổi bật trong vài tuần qua, tập trung vào những thủ đoạn chiến lược của Trung Quốc nhằm che giấu sự xuất hiện của COVID-19. Lo lắng về mất việc làm, các quan chức ở Vũ Hán đã nói dối về số lượng các ca nhiễm bệnh, xét nghiệm và tử vong. Các bác sĩ, những người lên tiếng về mối đe dọa do virus gây ra, đã nhanh chóng bị bịt miệng, với việc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho cảnh sát chống lại họ, và sản xuất chương trình truyền hình miêu tả họ là những kẻ gây hoang mang.
“Kể từ đó, [Bắc Kinh] đã bắt đầu một chiến dịch thông tin sai lệch, đổ lỗi virus cho quân đội Mỹ”, ông Timothy nhấn mạnh.
Cưỡng ép phá thai
Ông Timothy cho hay việc Trung Quốc sử dụng các chiến dịch tuyên truyền cũng không có gì là mới lạ đối với các nhà hoạt động nhân quyền phản đối phá thai. Những người này cho rằng Trung Quốc có “một hồ sơ cực kỳ yếu kém về việc duy trì thai nhi, tự do và hạnh phúc”.
Mặc dù Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách một con của mình vài năm trước, nhưng Bắc Kinh vẫn cấm các cặp vợ chồng có nhiều hơn 2 con. Việc cưỡng ép phá thai vẫn tiếp tục xảy ra, cũng như việc triệt sản bắt buộc. Chính quyền Trung Quốc áp dụng các khoản tiền phạt lớn đối với các cặp vợ chồng, những người dũng cảm không tuân theo giới hạn bắt buộc của nhà nước về số con.
Đàn áp tôn giáo
Theo ông Timothy, Trung Quốc cũng cho thấy hầu như họ không tôn trọng tự do tín ngưỡng. Những tài liệu bị rò rỉ vào cuối năm ngoái cho thấy các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Khoảng 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị vây bắt, và bị đưa vào các trại cải tạo. Thông qua các kỹ thuật như giám sát, hệ thống chấm điểm và lịch trình hàng ngày nghiêm ngặt, các trại này nhằm mục đích tẩy não những người bị giam giữ, biến họ trở thành những công dân Trung Quốc ‘mẫu mực’, nói tiếng phổ thông. Họ chỉ được thả tự do khi có thể tỏ rõ những dấu hiệu chuyển đổi hoàn toàn.
“Một luật sư nhân quyền đã mô tả các trại giam là được thiết kế đặc biệt, để quét sạch người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương như một nhóm văn hóa riêng biệt, ra khỏi bề mặt Trái đất”, ông Timothy cho biết.
Ngoài ra, theo ông, người Hồi giáo không phải là nhóm tôn giáo duy nhất bị đàn áp ở Trung Quốc. Mặc dù hiến pháp Trung Quốc quy định rõ ràng về việc người dân có quyền tự do tín ngưỡng, nhưng trên thực tế đất nước này có rất ít sự khoan dung đối với những người có đức tin.
Ví như, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công, môn khí công theo trường phái Phật gia, giúp người tập nâng cao sức khỏe, đồng thời dạy người hướng thiện qua các bài giảng đạo đức, đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp tàn bạo từ tháng 7/1999 cho đến nay.
Phật tử Tây Tạng cũng bị bắt bớ. Các tu sĩ và ni cô, những người không thề trung thành với Bắc Kinh hoặc không chịu lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị cầm tù và tra tấn. Các phật tử cũng bị hạn chế tụ tập hoặc đi hành hương.
Các Kitô hữu cũng không thoát khỏi sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Trung Quốc. Một báo cáo năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ nhấn mạnh cách thức mà các nhà thờ ngầm tiếp tục bị đàn áp như thế nào, thậm chí ngay cả khi Giáo hội Công giáo đồng ý cho phép Bắc Kinh có tiếng nói trong việc lựa chọn giám mục mới.
Các nhà thờ Tin lành cũng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp. Một số nhà thờ Tin lành đã bị đóng cửa.
Chính phủ Trung Quốc có ý định quảng bá cái gọi là “Cơ đốc giáo Trung Quốc”, thông qua việc giải thích mới đối với Kinh thánh, nêu bật những điểm tương đồng được vin vào, giữa kinh thánh và chủ nghĩa xã hội.
Đây là “một chiến lược biến sách phúc âm trở nên ‘có lợi’ [cho Bắc Kinh], và làm giảm niềm tin vào Chúa Giê-su, mà họ cho là đe dọa chính quyền độc tài Trung Quốc”, ông Timothy nhận định.
Tuy nhiên, ông Timothy cho rằng “những cuộc đàn áp này, cho đến nay, không đạt được mục đích. Kitô giáo tiếp tục bùng nổ ở Trung Quốc, với một số dự đoán rằng có thể có nhiều Kitô hữu ở Trung Quốc hơn ở Mỹ vào năm 2030”.
Ông Timothy nhận thấy chính phủ Mỹ đang dần dần nhưng chắc chắn tiến hành các biện pháp, để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
“Các nhà lập pháp liên bang đã thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ hành động chống lại Trung Quốc, và công việc của chính quyền Trump đã thúc đẩy các nước khác tạo ra các sáng kiến của riêng họ, cho tự do tôn giáo”, ông Timothy nhận xét.
Ông Timothy cho rằng đã đến lúc Mỹ cần hành động nhanh chóng và quyết đoán. Trung Quốc đã cho thấy ‘bộ mặt’ thực sự của nó trong vài tuần qua. Họ không chỉ thờ ơ với số phận của các nhóm thiểu số tôn giáo, mà còn dửng dưng với số phận của chính công dân nước mình, và số phận của thế giới nói chung.
Theo ông Timothy, việc Tổng thống Trump áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc cho thế giới thấy ông không né tránh xung đột khi liên quan đến việc bảo vệ lợi ích kinh tế của nước Mỹ.
“Ông Trump phải mang sự can đảm và sự thẳng thắn đó vào cuộc chiến vì sức khỏe toàn cầu và tự do tôn giáo”, ông Timothy chỉ rõ.
Kết thúc bài bình luận, ông Timothy khẳng định: “COVID-19 không phải là mối đe dọa xấu xa đầu tiên, xuất hiện từ Trung Quốc, nhưng nếu chúng ta hành động cùng nhau, ở cấp quốc gia và quốc tế, chúng ta có thể biến nó thành mối đe dọa lần cuối”.
Theo Townhall
Duy Nghĩa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-my-covid-19-cho-thay-su-dung-dung-cua-chinh-quyen-trung-quoc-doi-voi-quyen-con-nguoi.html

Trung Quốc đứng sau việc Nepal

‘vẽ mới bản đồ’ chiếm đất tranh chấp với Ấn Độ?

Triệu Hằng
Khi giao tranh biên giới giữa Trung – Ấn đã nổ, một xung đột khác giữa Ấn Độ – Nepal cũng đang diễn ra. Truyền thông Ấn Độ cho rằng, phía sau xích mích giữa hai quốc gia vùng Himalaya là bàn tay thao túng của Trung Quốc.
Theo tờ Zee News, Đại sứ Trung Quốc tại Nepal là Hou Yanqi đã đóng một vai trò lớn trong việc kích động Nepal chống lại New Delhi. Bà Hou Yanqi từng làm việc tại Pakistan trước khi được làm đại sứ ở Nepal.
Tờ Zee News hôm 14/6 cho hay, ông Phanindra Nepal, lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia Nepal thống nhất (Unified Nepal National Front) đã gặp các quan chức của Pakistan và Đại sứ Trung Quốc tại Kathmandu trong vài tháng qua.
Trung Quốc đang tìm cách tạo rắc rối cho Ấn Độ bằng cách kích động quốc gia láng giềng của Ấn Độ, và kế hoạch này có sự tham gia của Pakistan vốn là một kẻ thù tranh chấp biên giới với Ấn Độ.
Gần đây, Nepal đã phát hành một tấm bản đồ mới gây tranh cãi, trong đó vẽ đèo Lipulekh, và vùng Kalapani, vùng Limpiyadhura thuộc bang Uttarakhand, vốn là những khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Nepal – là một phần lãnh thổ của Nepal, điều đó đã khiến Ấn Độ tức giận. Có tin tức cho rằng, Nepal làm vậy vì theo lệnh của Trung Quốc.
Tấm bản đồ được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khánh thành một con đường đến đèo Lipulekh, nơi mà phía Nepal cũng tuyên bố chủ quyền.
Cả Ấn Độ và Nepal đều tuyên bố Kalapani là một phần không thể thiếu trong lãnh thổ của họ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dung-sau-viec-nepal-ve-moi-ban-do-chiem-dat-tranh-chap-voi-an-do.html

Covid-19 : Bắc Kinh bắt đầu tự cô lập với bên ngoài

Thanh Phương
Theo báo chí chính thức của Trung Quốc, hôm nay, 17/06/2020, hai sân bay của Bắc Kinh đã hủy hơn một ngàn chuyến bay sau khi dịch Covid-19 tái bùng phát ở thủ đô Trung Quốc. Thông báo của tòa thị chính cho biết đã có thêm 31 người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm mới lên thành 137 người kể từ khi phát hiện ổ dịch mới vào thứ Sáu (12/6) tuần trước.
Lo ngại về một làn sóng dịch thứ hai, chính quyền thủ đô Bắc Kinh hôm qua kêu gọi 21 triệu dân nên tránh ra khỏi thành phố nếu không thật sự cần thiết, đồng thời ra lệnh đóng cửa trở lại toàn bộ các trường học. Năm khu chợ đã bị đóng cửa, nhiều khu dân cư nằm gần các chợ này bị phong tỏa. Nhiều thành phố và tỉnh nay áp dụng biện pháp cách ly đối với toàn bộ các hành khách đến từ Bắc Kinh.
Các biện pháp nói trên được thi hành sau khi có hơn 100 ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Trung Quốc trong vòng 5 ngày qua, gây một cú sốc đối với cư dân Bắc Kinh, vì ai cũng nghĩ là Trung Quốc đã khống chế được dịch virus corona và trong suốt hai tháng ở thủ đô Bắc Kinh đã không có ca nhiễm mới và cuộc sống đã trở lại gần như bình thường.
Thông tín viên trong khu vực Stéphane Lagarde tường trình :
Đây là một vố đau đối với người dân Bắc Kinh sau nhiều tuần cố gắng chịu đựng những hạn chế. Đối với một số người đây còn là nỗi thất vọng, thể hiện qua tấm bảng đen ghi giờ các chuyến bay đến và đi tại sân bay Quốc Tế Bắc Kinh, nơi mà phần lớn các chuyến bay đã bị hủy. Còn tại sân bay quốc tế mới Đại Hưng, theo báo chí Nhà nước, toàn bộ các chuyến bay nội địa đều bị đình chỉ.
Các gia đình cũng thất vọng, bởi vì các trường học lại bị đóng cửa và học sinh một lần nữa phải học qua mạng. Xe bus của trường sáng nay đã không đến đón học sinh.
Simon, một phụ huynh học sinh tại trường trung học Pháp ở Bắc Kinh, nói : « Nỗi thất vọng còn lớn hơn vì con trai út của tôi sẽ vào nhà trẻ vào thứ Hai tới, nhưng nhà trẻ đóng cửa kể từ hôm nay. Đối với các bậc cha mẹ, đành phải chấp nhận cho con học ở nhà. Dẫu sao thì chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, vì mục đích vẫn là tránh cho dịch bùng phát trở lại. Tôi tin tưởng là chính phủ và chính quyền thành phố sẽ thi hành các biện pháp thích ứng để điều đó không tái diễn. »
Việc chuyển sang mức độ 2 có nghĩa là Bắc Kinh trở lại các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 giống như cách đây 5 tháng. Ngoại trừ những lý do tối cần thiết, người dân Bắc Kinh kể từ nay không thể rời thủ đô và nếu có đi thì họ phải được xét nghiệm virus corona. »
Ấn Độ : 2.000 người chết trong một ngày
Trong khi đó, tại nước Ấn Độ láng giềng, theo các số liệu mới được công bố hôm nay, trong vòng một ngày đã có 2.000 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 11.903. Như vậy là dịch virus corona tiếp tục hoành hành tại quốc gia đông dân hàng thứ hai thế giới, và tại nhiều nơi, hệ thống y tế đang bị quá tải do số bệnh nhân quá đông. Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 ở Ấn Độ vẫn chưa lên đến đỉnh và tình hình này gây lo ngại ngày càng nhiều cho các tòa đại sứ.
Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành dữ dội, vào đầu tháng này, thủ tướng Narendra Modi đã bãi bỏ nhiều biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được ban hành vào cuối tháng Ba, với hy vọng nhanh chóng phục hồi kinh tế Ấn Độ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200617-covid-19-b%E1%BA%AFc-kinh-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BB%B1-c%C3%B4-l%E1%BA%ADp-v%E1%BB%9Bi-b%C3%AAn-ngo%C3%A0i

Campuchia cấm nhập khẩu 6 loại rau quả từ Việt Nam

Tổng cục Hải quan và trạm kiểm soát di động quốc tế Chrey Thom tại tỉnh Kandal của Campuchia vào ngày 16/6 thông báo quyết định cấm nhập khẩu 6 loại rau quả từ Việt Nam.
Tin cho biết quyết định được đưa ra sau khi Tổng cục thanh tra và kiểm soát xuất nhập khẩu Campuchia tại tỉnh Kandal phát hiện dấu hiệu thuốc trừ sâu trong 6 loại rau quả xuất xứ từ Việt Nam có thể gây hại về vấn đề sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cơ quan chức năng Campuchia đã tiến hành kiểm tra chất lượng đối với hơn 20 loại rau nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó 6 loại rau quả bị cấm nhập khẩu bao gồm: bắp cải, bông cải xanh, đậu bắp, chanh nhỏ, bí ngô và hẹ.
Sau khi phát hiện có chất gây hại trong các loại rau quả như vừa nêu Tổng cục thanh tra và kiểm soát xuất nhập khẩu Campuchia đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số lượng rau quả trên, đồng thời yêu cầu ngừng nhập khẩu các loại rau quả đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-customs-ban-six-vegetables-from-vietnam-06172020082215.html

Đụng độ ở biên giới Ấn – Trung:

Ngày đăng 17-06-2020
Theo chuyên gia, với cách thức mà Trung Quốc khiêu khích dẫn đến căng thẳng có thể khiến hậu quả ngược lại kỳ vọng của Bắc Kinh.
Ngày 16.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định biên giới Ấn Độ – Trung Quốc gần đây trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh điều động 5.000 binh sĩ xâm nhập phía New Delhi quản lý ở khu vực đường kiểm soát biên giới hai nước. Và sau một số lần đụng độ chỉ gây thương tích, thì nay xung đột đã khiến quân nhân hai bên thiệt mạng.
TS Nagao đánh giá: Gần đây, Trung Quốc khiêu khích với nhiều quốc gia và điều này ẩn chứa rủi ro rất lớn mà những gì xảy ra tại biên giới Ấn Độ – Trung Quốc chứng minh cho rủi ro đó. Đụng độ chưa nổ súng tưởng chừng “hạ nhiệt”, nhưng rồi đã đánh đổi bằng mạng sống của quân nhân hai bên khi một số binh sĩ Ấn Độ lẫn Trung Quốc được cho là đã thiệt mạng. Từ đó, có thể dự báo chuyện xảy ra như thế nào xoay quanh 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, đây là sự cố sau khi binh sĩ Trung Quốc xâm nhập vào phía Ấn Độ quản lý ở khu vực đường kiểm soát biên giới hai nước. Vì thế, nếu lực lượng Trung Quốc thoái lui khỏi khu vực này thì tình hình có thể tạm ổn.
Thứ hai, Ấn Độ vốn đã phải thích nghi với những vụ đụng độ tương tự tại biên giới với Pakistan, nên về kinh nghiệm thực tế thì rõ ràng New Delhi đang chiếm ưu thế. Nên cũng chính vì thế mà New Delhi sẽ không để cảm xúc lấn át khiến cho căng thẳng ở biên giới Ấn – Trung leo thang.
Thứ ba, trong trường hợp xung đột đang diễn ra ở biên giới Ấn – Trung thì khu vực này rất thưa thớt dân cư, nên khó tạo ra những hậu quả ngoài ý muốn liên quan dân thường. Nhờ đó, cả hai phía sẽ có nhiều điều kiện để giải nhiệt căng thẳng và hạn chế những hậu quả liên quan thường dân. Vì thế, nếu hai bên đồng thuận không để tình hình căng thẳng thì vẫn có nhiều cơ hội để giải nhiệt.
Từ những thực tế trên, nếu Bắc Kinh chịu “xuống thang” xung đột thì vấn đề có thể dễ dàng hạ nhiệt hơn. Thực tế, đây là “chiêu trò” mà Trung Quốc sử dụng để khiến Ấn Độ phải hạn chế việc tham gia nhóm “Bộ tứ an ninh” Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Theo TS Nagao, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở do Mỹ tiên phong, với nền tảng là bộ tứ an ninh Mỹ – Nhật – Úc – Ấn, đang tiến hành nhiều biện pháp kiềm chế Trung Quốc. Trong nhóm bộ tứ an ninh này, chỉ Ấn Độ có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, nên New Delhi nhiều khả năng trở thành mục tiêu để Bắc Kinh đáp trả.
Tuy nhiên, với cách thức mà Trung Quốc khiêu khích dẫn đến căng thẳng có thể khiến hậu quả ngược lại kỳ vọng của Bắc Kinh. Đó là diễn biến lần này khiến cho Ấn Độ càng có thêm động lực để thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực, mà điển hình là một số quốc gia ở Đông Nam Á, hay rộng hơn là Úc, Mỹ và Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng ứng phó trước những diễn biến khó lường từ Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/35309-dung-do-o-bien-gioi-an-trung-hanh-dong-cua-bac-kinh-co-the-gay-hau-qua-nguoc.html

Nguy cơ căng thẳng biên giới

Ấn Độ – TQ kéo dài sau vụ đụng độ

Một vụ đụng độ dẫn đến chết người xảy ra ở khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc giữa lúc hai bên đang hướng tới giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp biên giới kéo dài nhiều thập niên qua.
Quân đội Ấn Độ xác nhận vụ đụng độ xảy ra tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir vào tối 15.6, khiến 3 quân nhân nước này thiệt mạng, bao gồm một đại tá.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nói vụ đụng độ xảy ra là hậu quả của việc Trung Quốc cố đơn phương thay đổi hiện trạng tại khu vực biên giới tranh chấp, theo Reuters. “Cả hai bên đều chịu tổn thất nhưng lẽ ra có thể tránh được nếu Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận trước đó về giảm căng thẳng”, ông Srivastava lưu ý.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc lính Ấn Độ đã vượt qua biên giới hai lần trong ngày 15.6, “khiêu khích và tấn công binh sĩ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng”. “Chúng tôi một lần nữa yêu cầu phía Ấn Độ kiềm chế các binh sĩ ở khu vực biên giới”, ông Triệu nói. Tiếp đó, quân đội Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ chấm dứt hành động khiêu khích và đối thoại để giải quyết các bất đồng.
Trên Twitter, Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến cho rằng phía Trung Quốc cũng chịu tổn thất sau vụ ẩu đả nhưng không rõ có bao nhiêu người chết hay bị thương. Trong khi đó, cũng trên Twitter, nữ phóng viên Vương Văn Văn của tờ báo này cho rằng có 5 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và 11 người bị thương.
Đây là vụ đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 tại khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Truyền thông Ấn Độ cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn hiện diện tại một số khu vực ở thung lũng Galwan sau vụ đụng độ và đang kiểm soát một số khu vực ở phía bắc hồ Pangong Tso, vùng Ladakh. Trước đó, một số binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã bị thương ở Ladakh sau vụ ẩu đả và ném đá vào ngày 9.5.
Diễn biến trên xảy ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tuần rồi thông báo đã đạt được “sự đồng thuận tích cực” với Ấn Độ về việc giải quyết căng thẳng tại biên giới. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng nhấn mạnh hai bên sẽ tiếp tục duy trì các cam kết về liên lạc thông qua kênh ngoại giao lẫn quân sự để giải quyết tình hình và đảm bảo hòa bình ở khu vực biên giới.
“Nếu hai bên không có cách xử lý phù hợp thì điều này có thể leo thang thành một thứ gì đó lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng ban đầu”, chuyên gia Harsh V Pant thuộc tổ chức nghiên cứu Observer Research Foundation (Ấn Độ) nói với AFP, đồng thời gọi những tuyên bố của Trung Quốc là” đáng lo ngại”.
“Với cơ sở hạ tầng và năng lực quân sự tốt hơn, Trung Quốc có lẽ đang cố gây áp lực với Ấn Độ để thách thức cách phản ứng từ New Delhi”, ông Pant nhận xét.
Căng thẳng biên giới kéo dài
Ấn Độ – Trung Quốc có một số tranh chấp tại khu vực biên giới dài khoảng 3.500 km, còn được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC), và hai bên chưa bao giờ nhất trí về độ dài của LAC. Ấn Độ khẳng định LAC dài 3.500 km. Bắc Kinh không đưa ra con số cụ thể nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng LAC chỉ dài 2.000 km, bao gồm cả một số khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở Jammu, Kashmir, Ladakh cùng những vùng khác.
Chiến tranh biên giới Ấn Độ – Trung Quốc đã bùng nổ từ ngày 1.10 – 21.11.1962, trong đó Trung Quốc chiếm được một số vùng lãnh thổ từ Ấn Độ, theo AFP. Sau đó, một vụ đụng độ chết người xảy ra vào năm 1967, với hơn 80 binh sĩ Ấn Độ và ước tính khoảng 400 lính Trung Quốc tử trận.
Vụ đụng độ năm 1967 thường được nhớ đến là tiếng súng nổ cuối cùng tại biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1975, bốn binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng sau khi bị lính Trung Quốc phục kích trong lúc họ tuần tra dọc theo LAC tại khu vực thuộc bang Arunachal Pradesh (Ấn Độ), theo tờ The Hindu. Năm 2017 từng chứng kiến cuộc đối đầu kéo dài 72 ngày sau khi lực lượng quân sự Trung Quốc di chuyển vào cao nguyên tranh chấp Doklam ở biên giới Trung Quốc – Ấn Độ – Bhutan.
Kể từ đầu tháng 5.2020, một cuộc đối đầu xảy ra giữa hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng Ladakh. Cụ thể, sau vụ ẩu đả hôm 9.5, hai bên bắt đầu triển khai thêm nhiều binh sĩ đến khu vực biên giới. Vào ngày 12.5, các máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc đã bay gần LAC sau khi một phi đội chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ xuất hiện gần đó.
Đến ngày 6.6, các tướng lĩnh Trung Quốc – Ấn Độ hội đàm, nhất trí không làm leo thang tranh chấp biên giới thành xung đột. Tuy nhiên, trong cùng ngày hôm đó, tờ Hoàn Cầu Thời báo đưa tin Trung Quốc huy động hàng ngàn lính dù, xe bọc thép tham gia cuộc tập trận gần biên giới với Ấn Độ.
Các chuyên gia quân sự nhận định cuộc đối đầu gia tăng trong những tháng gần đây có thể xuất phát từ việc Ấn Độ đã và đang xây dựng các tuyến đường, sân bay để thu hẹp khoảng cách với cơ sở hạ tầng vượt trội của Trung Quốc ở khu vực dọc theo biên giới. Cụ thể, tại Galwan, Ấn Độ đã hoàn thành một con đường dẫn đến một sân bay hồi tháng 10.2019 và Bắc Kinh đã yêu cầu New Delhi ngừng tất cả các công trình xây dựng.
Giáo sư B.R. Deepak thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) dự báo căng thẳng trong tranh chấp biên giới sẽ leo thang vì Trung Quốc khó có thể nhượng bộ. “Người Trung Quốc đang nắm giữ ưu thế nên họ khó có thể nhượng bộ nếu như điều kiện Bắc Kinh đưa ra không được Ấn Độ đáp ứng, bao gồm việc yêu cầu Ấn Độ ngừng công trình xây dựng ở biên giới”, theo ông Deepak.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35293-nguy-co-cang-thang-bien-gioi-an-do-tq-keo-dai-sau-vu-dung-do.html

Ấn Độ: Có thể 43 lính Trung Quốc

đã chết và bị thương

Băng Thanh
Truyền thông Ấn Độ cho biết, có thể 43 binh sĩ Trung Quốc đã chết và bị thương trong vụ ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước tuyên bố chủ quyền vào tối ngày 15/6. Đây được cho là cuộc đụng độ nguy hiểm nhất giữa hai nước láng giềng trong hơn 5 thập niên qua.
Quân đội Ấn Độ đã xác nhận rằng, hiện Ấn Độ có 20 quân nhân đã chết trong vụ đụng độ tại thung lũng Galwan, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy trung đoàn Bihar 16. Mặc dù không có tuyên bố chính thức nào đến từ Trung Quốc về con số thương vong, nhưng theo ước tính của Ấn Độ, Trung Quốc có khoảng 43 quân nhân chết và bị thương.
“Thông tin liên lạc do Ấn Độ chặn thu được cho thấy phía Trung Quốc chịu 43 thương vong, trong đó nhiều binh sĩ chết và bị thương nặng, sau vụ ẩu đả tại thung lũng Galwan”, hãng thông tấn Ấn Độ ANI ngày 16/6 dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay.
Tại Bắc Kinh, các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa công bố con số thương vong của nước này, nhưng ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của tờ Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo thuộc kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết trên Twitter rằng phía Trung Quốc cũng chịu tổn thất sau vụ ẩu đả nhưng không rõ có bao nhiêu người chết hay bị thương. Đồng thời, cũng trên Twitter, nữ phóng viên Vương Văn Văn của tờ báo này cho rằng có 5 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và 11 người bị thương.
Diễn biến vụ việc ngày 15/6
Trước đó, theo Reuters, vào hôm 5/6, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý giải quyết tranh chấp về đường biên giới chung tại vùng Ladakh trên dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) bằng những kênh ngoại giao. Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ rút binh sĩ và các thiết bị được triển khai trong khu vực.
Tuy nhiên, đến ngày 15/6, theo tờ India Today, khi chưa thấy quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) quay trở về lãnh thổ của họ, một đội tuần tra của Quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu,
chỉ huy trung đoàn Bihar 16 đã tổ chức một cuộc thảo luận với phía Trung Quốc, nhưng lúc này phía Trung Quốc đã từ chối quay trở về lãnh thổ của họ, đồng thời bắt đầu tấn công phía Ấn Độ bằng gậy, đá và gậy bọc dây thép gai.
“Họ tấn công bằng gậy sắt khiến sĩ quan chỉ huy phía chúng tôi bị thương nặng và ngã xuống. Đúng lúc đó, quân tiếp viện Trung Quốc tràn tới khu vực và tấn công chúng tôi bằng đá”, một nguồn tin cho biết, theo SCMP.
Tờ India Today dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, không có vũ khí nào được sử dụng trong cuộc đụng độ mà hầu hết thương vong là do phía Trung Quốc ném đá và sử dụng gậy. Phía Ấn Độ sau đó đã trả đũa, dẫn đến thương vong nặng nề cho quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Theo tờ India Today, cuộc đụng độ đã diễn ra trong hơn ba giờ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-co-the-da-co-43-linh-trung-quoc-chet-va-bi-thuong.html

Ngoại Trưởng Úc cáo buộc

Trung Cộng truyền bá thông tin sai lệch

Tin Canberra, Úc – Nhà ngoại giao hàng đầu của Úc vào thứ Ba, 16 tháng 6, cáo buộc Trung Cộng đang truyền bá thông tin sai lệch về đại dịch coronavirus và tình trạng kỳ thị người gốc Hoa ở Úc.
Trong bài diễn văn tại Đại học quốc gia Úc ở thủ đô Canberra, Ngoại Trưởng Marise Payne nhắc lại lời cáo buộc của Ủy Ban Châu Âu vào tuần trước, cho rằng Trung Cộng và Nga đang thúc đẩy các chiến dịch tạo ảnh hưởng và loan truyền tin giả về coronavirus, nhằm phục vụ lợi ích chính trị.
Bà Payne cũng nhắc đến thông báo của Twitter về việc xóa 23,000 tài khoản có liên quan đến Trung Cộng vì truyền bá các thông điệp có lợi cho đảng Cộng Sản, cùng hơn 8,000 tài khoản có liên quan đến Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Payne nói, điều đáng lo ngại hiện nay là một số quốc gia đang dùng đại dịch Covid-19 để phá hoại nền dân chủ tự do, và quảng bá cho hình mẫu cai trị độc tài của đất nước họ.
Bà Payne cho biết một trong các thông tin sai lệch được truyền bá gần đây bao gồm việc Bắc Kinh cảnh báo các du khách và sinh viên Trung Cộng nên tránh đến Úc, do sự gia tăng các vụ tấn công kỳ thị chủng tộc liên quan đến coronavirus.
Theo Ủy Ban Nhân Quyền Úc, số lượng các vụ tấn công kỳ thị chủng tộc tại nước này có gia tăng vào tháng 2, nhưng hiện đã giảm xuống bằng mức vào trước đại dịch. Ngoại Trưởng Payne khẳng định Úc là xã hội đa văn hóa thành công nhất thế giới, và quốc gia này luôn luôn chào đón sinh viên và du khách quốc tế. Nữ ngoại trưởng thêm rằng Úc có mối quan hệ quan trọng với Trung Cộng, và các khác biệt giữa hai bên cần được giải quyết với thái độ thiện chí. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-uc-cao-buoc-trung-cong-truyen-ba-thong-tin-sai-lech/

Lãnh sự quán Trung Quốc theo dõi,

quay phim người tưởng niệm Thiên An Môn tại Úc

Hải Lam
Các quan chức lãnh sự Trung Quốc đã theo dõi và quay phim lễ kỷ niệm 31 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn, được tổ chức bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Úc, khiến những người tham gia sự kiện cảm thấy lo lắng về sự an toàn của mình, theo bản tin ngày 17/6 của WAtoday.
Vào ngày 4/6 vừa qua, các nhà hoạt động đã tổ chức lễ tưởng sự kiện Thảm sát Thiên An Môn công khai đầu tiên ở thành phố Perth, phía Tây nước Úc, để tưởng nhớ những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã mất mạng dưới bánh xe tăng và súng ống của quân đội Trung Quốc vào năm 1989. Ước tính có vài nghìn người đã tử vong trong cuộc thảm sát, trong khi một bức điện tín của Anh Quốc được giải mật năm 2017 cho biết con số này là ít nhất 10.000 người.
Lễ kỷ niệm tại thành phố Perth đã thu hút hơn 10 người biểu tình tham gia. Họ tập trung quanh các bậc thang tại Tòa nhà Quốc hội, giơ khẩu hiệu: “Đã đến lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc” và “Đã đến lúc nói không với sự chuyên chế”.
Tuy nhiên, nhà tổ chức sự kiện Tshung Chang cho biết những người tham dự cảm thấy lo lắng về sự an toàn của bản thân, sau khi các quan chức lãnh sự Trung Quốc là Bin Xu và He Yifan bị phát hiện đã theo dõi và quay lại sự kiện.
“Có lẽ nỗi sợ hãi lớn nhất của người biểu tình đã bộc lộ”, ông Chang nói.
“Điều này cho thấy tại sao mọi người lại sợ tổ chức sự kiện công khai trong 30 năm qua. Đó là vì có nhân viên lãnh sự quán tìm đến, lén lút theo dõi và quay phim”.
Ông Chang cho biết, trong 30 năm qua, người dân ở Tây Úc đã thầm lặng tổ chức các buổi cầu nguyện để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát, vì lo ngại gia đình của họ ở Trung Quốc đại lục có thể bị quấy rối và bỏ tù.
Nhưng cuối cùng họ đã quyết định công khai phản đối ĐCSTQ do những lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc và tình trạng lạm dụng nhân quyền ở các khu vực như Tây Tạng và Tân Cương.
Ông Chang cho biết sự hiện diện của các quan chức lãnh sự cho thấy Bắc Kinh lo lắng về sự kiện tưởng niệm Thiên An Môn được tổ chức trên toàn thế giới, khi ông Tập Cận Bình đang cố gắng thể hiện sức mạnh và mở rộng chương trình nghị sự quốc gia đầy tham vọng thông qua chính sách đối ngoại hung hăng.
Nhưng trái với mong muốn của chính quyền Trung Quốc, ông Chang nói rằng vụ việc này thậm chí còn khuyến khích mọi người đứng lên chống lại ĐCSTQ.
“Việc này xác nhận rằng đây chính là những gì họ làm”, ông Chang nói. “Họ quay phim và quấy rối mọi người.”
“Trong những năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ có một lễ kỷ niệm lớn hơn và trở thành một trong những sự kiện lớn nhất trên thế giới”, nhà tổ chức sự kiện Tshung Chang nói thêm.
Khi được hỏi về sự hiện diện của các quan chức Lãnh sự quán Trung Quốc tại sự kiện, Bộ trưởng Giáo dục Úc Sue Ellery cho biết việc này thuộc quản lý của bộ phân an ninh của Tòa nhà Quốc hội.
Đây không phải là lần đầu tiên nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc bị chú ý ở Tây Úc.
Hồi tháng 2, Nhà hát State Theatre Centre đã phải xin lỗi chính phủ Trung Quốc sau khi họ cho phép một nhóm biểu diễn nghệ thuật Đài Loan thuê các cơ sở của họ.
Theo Ủy ban Nhà hát Perth, cơ quan chính quyền nhà nước quản lý State Theatre Centre, lãnh sự Trung Quốc tại Tây Úc đã “khó chịu” khi “lá cờ được giương lên không phù hợp với chính sách Một Trung Quốc của Liên bang”.
Theo WAtoday
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/lanh-su-quan-trung-quoc-theo-doi-quay-phim-nguoi-tuong-niem-thien-an-mon-tai-uc.html

Nghị sỹ Úc kêu gọi tịch thu tài sản

của Trung Quốc để bù đắp thiệt hại từ COVID-19

Minh Hòa
Một thượng nghị sỹ Australia kêu gọi nước này nên đánh thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc và cân nhắc phương án thu giữ tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc để đáp trả Bắc Kinh về trách nhiệm gây ra dịch viêm phổi toàn cầu COVID-19.
Hãng tin Australian Associated Press (AAP) sáng nay (17/6) đưa tin người đưa ra lời kêu gọi này là bà Concetta Fierravanti-Wells, thượng nghị sỹ thuộc đảng Tự do, người từng giữ một chức bộ trưởng trong chính phủ của cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull.
AAP trích lời thượng nghị sỹ Concetta nói với Quốc hội rằng Australia cần áp dụng công cụ đánh thuế để chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bà Concetta nói: “Tất nhiên, điều này sẽ tác động hơn nữa đến mối quan hệ [giữa hai nước], nhưng khi xét đến các mối đe dọa mà ĐCSTQ đang gây ra với nước Úc trên nhiều lĩnh vực, thì rõ ràng tác động đó chả là gì”.
Thượng nghị sỹ giải thích: “Không có người Úc nào không bị ảnh hưởng bởi những hành động cẩu thả của ĐCSTQ. Do đó, cứ việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường thôi”.
Theo kế hoạch đòi bồi thường của bà Concetta, các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, trong đó có cảng Darwin, có thể sẽ bị chính phủ Úc thanh lý hoặc tịch thu.
Cảng Darwin nằm ở phía nam Australia, bị chính quyền Lãnh thổ Bắc Úc cho Trung Quốc thuê 99 năm với giá 506 triệu đô la Úc. Công ty thuê cảng này là Tập đoàn Lam Kiều (Landbridge), có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, thuộc sở hữu của ông Hiệp Thành (Ye Cheng), một tỷ phú có quan hệ thân cận với chính
quyền ĐCSTQ. Theo AAP, thượng nghị sỹ Concetta tin rằng Úc nên hủy bỏ hợp đồng cho thuê cảng vì thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nữ nghị sỹ kêu gọi chính phủ Úc xem xét các động thái cứng rắn hơn trên trường quốc tế để đối phó với Trung Quốc.
Bà Concetta nhận định: “Trên bình diện tập thể quốc tế, trong bối cảnh mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn giữa các thành viên Five Eyes (một liên minh tình báo gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh Quốc và Hoa Kỳ), cũng như những phát biểu của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo về việc Trung Quốc phải trả giá, thì chúng ta cần xem xét phương án hành động quốc tế”.
Trước đó, Australia đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về dịch virus corona, bất chấp những lời đe dọa từ Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-sy-uc-keu-goi-tich-thu-tai-san-cua-trung-quoc-de-bu-dap-thiet-hai-tu-covid-19.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.