Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Thế giới - 20-10-2016

Thursday, October 20, 2016 6:49:00 PM // , ,

Báo mạng Cuba thách thức truyền thông Nhà nước



Minh Anh

Đăng ngày 20-10-2016


media
Người dân đọc báo ở thủ đô La Habana, CubaAFP

Phải chăng một cuộc cách mạng nhỏ đang khởi đầu trong ngành truyền thông Cuba ? Nhiều trang mạng thông tin độc lập lần lượt xuất hiện từ vài năm gần đây, bất chấp thế độc quyền do Nhà nước áp đặt lên giới truyền thông từ một nửa thế kỷ nay.
El Estornudo”, “Periodismo de Barrio”, “El Toque” hay “OnCuba” là những trang báo mạng độc lập đầu tiên tại Cuba và đều có chung một đặc điểm : đội ngũ ban biên tập trẻ, tuổi đời vừa chỉ 30. Nhiều phóng viên xuất thân từ ngành truyền thông, trường đại học La Habana, lò đào tạo truyền thống cho các báo đài Nhà nước và nhật báo Granma của đảng Cộng sản.
Theo phóng sự của hãng tin AFP, cách trình bày và nội dung các bài viết trên báo mạng độc lập tại Cuba có nhiều điểm nổi trội hơn so với những tờ báo của các nhà ly khai hay báo mạng độc lập ở nước ngoài.
Trang chủ hiện đại và có cách hành văn trong sáng. Hình ảnh rõ nét và phông chữ trau chuốt. Phóng sự chủ yếu mang tính chất tạp chí hơn là “tin tức”. Các bài viết này chú trọng phản ảnh một cách chân thật đời sống thường nhật của người dân Cuba. Và nhất là không chọn cách đối đầu với chính phủ.
Quan điểm trung thực, xuất phát từ những trải nghiệm cuộc sống và không đi theo cách nhìn khiêu khích của những người có tư tưởng cực đoan” là phương thức hoạt động của tờ “El Toque”, như lời tâm sự của Nieves Cardenas với AFP.
Tuy có quan điểm ôn hòa và được chính quyền La Habana dung thứ phần nào, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là giới truyền thông Nhà nước và các trang mạng xã hội chịu “để yên” cho các phóng viên độc lập tự do hoạt động.
Báo đảng Cộng sản Granma nhiều lần đăng bài của nhà viết blog Iroel Sanchez lên án “lối hành nghề nhà báo có dụng ý”. Chính phủ bắt đầu đe dọa những báo đài không chính thống như sa thải phóng viên có cộng tác với những tòa báo độc lập. Hay cản trở phóng viên những tờ báo đó đến tác nghiệp như vụ cô Elaine Diaz và cả ê –kíp đã bị đuổi ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng cơn bão Matthew với lý do không có giấy phép chính thức.
Hiện tại, những dạng truyền thông mới này vẫn chưa là một đe dọa thật thụ đối với chính quyền La Habana, cả về quan điểm cũng như số lượng độc giả. Bởi một lẽ đơn giản, với 200 điểm phát sóng wifi, chỉ có một bộ phận rất nhỏ (5% trong tổng số 11,2 triệu dân) có thể truy cập thường xuyên Internet do phí truy cập mạng vẫn còn rất cao tại Cuba.
Và đây cũng chính là khó khăn lớn nhất cản trở việc phát triển hệ thống báo mạng độc lập. Các báo mạng hiện nay chật vật sống qua ngày do không thu hút được tài trợ từ các nhà quảng cáo. Vì giá truy cập mạng vẫn còn quá cao nên việc đưa bài lên mạng phần lớn đều được thực hiện ở nước ngoài qua đường thư điện tử.
Nhưng có lẽ không có gì dập tắt được niềm đam mê viết báo của họ. Bằng cách này hay cách khác, nhận làm quảng cáo, thỏa hiệp với một số báo đài khác hay các tổ chức phi chính phủ, thậm chí làm thêm nghề tay trái, các phóng viên của những tờ báo này vẫn chấp nhận trả giá đắt để “thực hiện giấc mơ phóng viên độc lập” tại Cuba. – RFI

Trung Quốc phản đối Ý vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma với Ủy viên Hội đồng châu Âu về Nhân quyền, ông Nils Muiznieks, tại Hội đồng châu Âu ở Strasbourg, Pháp, vào ngày 15 Tháng 9 năm 2016.
Đức Đạt Lai Lạt Ma với Ủy viên Hội đồng châu Âu về Nhân quyền, ông Nils Muiznieks, tại Hội đồng châu Âu ở Strasbourg, Pháp, vào ngày 15 Tháng 9 năm 2016.
 AFP photo

Đại sứ quán Trung Quốc ở Rome hôm nay lên tiếng về việc chính quyền thành phố Milan của Italia có kế hoạch trao danh hiệu công dân danh dự của thành phố nổi tiếng ngày cho đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần đang phải sống lưu vong của người dân Tây Tạng.
Thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome cho rằng việc làm đó của hội đồng thành phố Milan ‘làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của người dân Hoa Lục’ và sẽ có tác động tiêu cực đến mối quan hệ song phương cũng như hợp tác khu vực giữa Trung Quốc và Italia.
Tin cho biết hôm nay đức Đạt Lai Lạt Ma có cuộc gặp với hồng y Angelo Scola của Milan trước khi ngài nói chuyện với sinh viên tại Đại học Milan-Bicocca.
Bắc Kinh luôn cáo buộc đức Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu chiến dịch đòi độc lập cho Tây Tạng và dùng lời lẽ nặng nề ‘cáo đội lốt thầy tu’ đối với ngài; tuy nhiên bản thân đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ ngài chỉ mong muốn chính quyền Trung Quốc dành thêm quyền tự trị cho người Tây Tạng mà thôi. – RFA

Thái Lan: tội ‘phạm thượng’ gia tăng sau khi vua băng hà

Các nhà sư trong lễ tang Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Các nhà sư trong lễ tang Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Cảnh sát Thái đang điều tra thêm 12 trường hợp bị tố cáo tội phỉ báng hoàng gia trên truyền thông xã hội kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej qua đời hồi tuần trước.
Đức vua 88 tuổi băng hà hôm thứ năm tuần trước sau 7 thập niên trị vì vương quốc Thái. Sự ra đi của ông để lại bầu không khí tang tóc khóc thương cho thần dân.
Tội phạm thượng khi quân có án tù tới 15 năm tại Thái.
Phát ngôn nhân cảnh sát Kitsana Pattanacharoen cho hay trong số 12 trường hợp bị tố cáo tội này kể từ thứ năm tới nay, đã có trát bắt 8 vụ, và 4 người còn lại đang bị câu lưu.
Ông nói với Reuters rằng ‘tội của họ là đăng tin hay hình ảnh lên truyền thông xã hội xúc phạm hoàng gia.’
Trước khi vua băng hà, trong vòng 2 năm rưỡi kể từ tháng 5 năm 2014, có 70 vụ tương tự, theo Weerawat Somnuek, một nhà nghiên cứu thuộc nhóm giám sát tư pháp iLaw của Thái.
Weerawat nói chỉ trong vòng 1 tuần qua mà xuất hiện tới 12 vụ là quá nhiều.
Theo chỉ thị của nhà nước, các nhà vận hành viễn thông di động lớn của Thái đã yêu cầu khách hàng phải báo cáo nếu thấy các trang web hay các dòng tin nào trên mạng không phù hợp và mang tính phỉ báng hoàng gia.
Chính phủ Thái cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet theo dõi nội dung và thông báo cho các diễn đàn xã hội như Facebook, Twitter, và Youtube ngăn chặn các thông tin xúc phạm hoàng gia.
Phó Thủ tướng Prachin Chanthong nói chính phủ đã phát hiện tới 60 trang web xúc phạm hoàng gia và đe dọa đến an ninh.
Bộ trưởng Tư pháp Paiboon Koomchaya cho hay đã viết thư cho 7 đại sứ nhờ hỗ trợ trong việc truy tố 19 nghi can phạm tội khi quân đang sinh sống ở nước ngoài.  - VOA

Biểu tình bên ngoài sứ quán Mỹ ở Philippines

Cảnh sát đụng độ người biểu tình trong một cuộc biểu tình bạo lực bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines, 19/10/2016.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình trong một cuộc biểu tình bạo lực bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines, 19/10/2016.
Một xe cảnh sát đã đâm vào những người biểu tình chống Mỹ bên ngoài sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Manila của Philippines hôm nay, làm nhiều người bị thương.
Khoảng 1.000 người biểu tình tụ tập trước sứ quán để kêu gọi chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines. Cảnh sát đã xịt hơi cay và dùng vòi rồng để giải tán đám đông.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy người biểu tình bao vây một xe van cảnh sát và dùng gậy đập phá trước khi tài xế liên tiếp đâm xe vào những người biểu tình.
0:01:13
0:00:00/0:01:13
 Đường dẫn trực tiếp
Một trong những người cầm đầu biểu tình, Renato Reyes, nói ít nhất có 3 người được đưa vào bệnh viện sau khi bị xe cảnh sát tông.
Hàng chục người biểu tình bị bắt trong cuộc tuần hành sau khi họ ném sơn đỏ vào một toán cảnh sát.
Trong mấy tuần gần đây, Tổng thống Philippines Rodrigro Duterte lớn tiếng kêu gọi nước ông nên có một chính sách đối ngoại không dựa trên sự hợp tác với Hoa Kỳ. Ông Duterte cũng và đã tấn công cá nhân Tổng thống Barack Obama và gọi ông là “con của điếm”. – VOA

Cảnh sát châu Âu sẽ giúp thực thi hòa bình ở đông Ukraine

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, phải, hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Berlin, Đức, 19/10/2016.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, phải, hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Berlin, Đức, 19/10/2016.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho hay các bên đã đạt được một thỏa thuận hôm thứ Năm 20/10, về việc cử một phái bộ cảnh sát vũ trang thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tới Đông Ukraine để giúp thực thi hiệp định hoà bình Minsk.
Thỏa thuận đạt được hôm thứ Tư tại cuộc hội đàm ở Berlin có sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức.
Hiện vẫn còn nhiều việc cần phải làm để chung kết các chi tiết liên quan đến sứ mệnh của phái bộ OSCE, và chi tiết về lộ trình thực hiện cuộc ngưng bắn theo hiệp định Minsk.
Hiệp định này đã giảm các trận đánh quy mô lớn giữa quân đội Ukraine và quân ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Trách nhiệm chính của cảnh sát OSCE sẽ là đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine – một điều kiện chính trong hiệp định Minsk 2015. – VOA

Syria: 3.000 người thiệt mạng chỉ trong 1 tháng

Hơn 3.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến và không kích tại Syria trong vòng 1 tháng kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn thất bại hồi tháng 9.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết họ có thể dẫn chứng bằng tài liệu cho thấy 3.367 người đã thiệt mạng trong một tháng tính đến ngày 19 tháng 10. Theo tổ chức này, 1.302 người trong số đó là dân thường, bao gồm cả 299 trẻ em.
Tổ chức này nói thêm rằng đa số nạn nhân là dân thường đều ở thành phố Aleppo miền Bắc, vốn phải hứng chịu các cuộc không kích dữ dội của quân đội chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trước sự chỉ trích ngày càng gia tăng của quốc tế, Chính phủ Syria và Nga, nước hậu thuẫn cho chính phủ này, trước đó cho biết sẽ ngừng hoàn toàn các cuộc tấn công từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều hôm thứ Năm để người dân rời đi.
Hôm thứ Tư, theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, Nga tuyên bố sẽ ngừng các cuộc tấn công thêm 3 giờ đồng hồ nữa.
Nhưng số dân thường thiệt mạng vẫn tăng lên ở Syria khi không có dấu hiệu nào cho thấy có thể phá vỡ thế bế tắc để hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn.- NHK World

Hàn Quốc đầu tư hơn 80 tỷ USD mở rộng mạng lưới giao thông tới năm 2020

Đăng tải : 2016-10-20 17:14:56 Cập nhật : 2016-10-20 18:08:26
Hàn Quốc đầu tư hơn 80 tỷ USD mở rộng mạng lưới giao thông tới năm 2020
Bộ Địa chính và giao thông Hàn Quốc hôm thứ Năm (20/10) công bố “Kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông năm năm lần thứ tư” (2016-2020).
Hàn Quốc dự đoán tới năm 2020, lưu lượng giao thông bình quân hàng năm tại Hàn Quốc sẽ tăng 0,53% về vận chuyển hành khách và 1,39% về vận chuyển hàng hóa do tác động từ sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nếu tiếp tục duy trì cơ sở hạ tầng giao thông như hiện nay, các phương tiện giao thông chính ở các thành phố lớn sẽ bị quá tải vào năm 2020.
Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư mới về hạ tầng kinh tế-xã hội sẽ gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đình trệ, khiến quy mô đầu tư thực tế vào hạ tầng giao thông dự kiến sẽ giảm từ 5% đến 6% mỗi năm.
Do đó, Chính phủ đã quyết định đầu tư lần lượt là 37.000 tỷ won (33 tỷ USD) và 35.400 tỷ won (31,51 tỷ USD) ngân sách để tăng tổng chiều dài đường bộ và mạng lưới đường sắt, tăng cường hệ thống an toàn trên đường và hiệu quả vận hành đường sắt.
Về hạ tầng sân bay, Chính phủ sẽ đồng thời phát triển các sân bay hiện có, và triển khai các dự án sân bay Jeju mới, Gimhae mới để nâng cao sức cạnh tranh của các sân bay trong nước, nâng số chuyến bay trong năm lên 2.000 chuyến. Chính phủ cũng sẽ phân bổ 8.400 tỷ won (7,5 tỷ USD) để đầu tư vào hạ tầng cảng biển, tăng 150% năng lực xếp dỡ container trong năm, đầu tư 7.000 tỷ won (6,6 tỷ USD) để phát triển mạng lưới vận chuyển hàng hóa từ các cảng tới các địa phương, và tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Tổng nhu cầu đầu tư về các hạng mục hạ tầng giao thông trong năm năm tới ước đạt 123.000 tỷ won (110 tỷ USD), trong đó Chính phủ sẽ đầu tư 92.000 tỷ won (82 tỷ USD) bằng ngân sách quốc gia và dự kiến kêu gọi thêm đầu tư từ khối tư nhân.
Thông qua kế hoạch trên, Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu giảm 10% thời gian di chuyển vào giờ cao điểm cho người dân, giảm ách tắc đường sắt, đường bộ xuống 22% và 50%. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả sản xuất đạt 147.000 tỷ won (130,85 tỷ USD), tạo thêm 950.000 việc làm, giảm 87.000 tỷ won (77,44 tỷ USD) chi phí liên quan tới tắc nghẽn giao thông. – KBS

“Seoul và Washington thảo luận triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc”

Đăng tải : 2016-10-20 17:19:15 Cập nhật : 2016-10-20 18:05:50
"Seoul và Washington thảo luận triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc"
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se hôm 19/10 (theo giờ địa phương) cho biết Hội nghị an ninh thường niên Hàn-Mỹ (SCM) diễn ra vào ngày 20/10 sẽ tập trung thảo luận vấn đề triển khai thường xuyên các vũ khí chiến lược của Mỹ tới bán đảo Hàn Quốc.
Nội dung trên được ông Yun Byung-se đưa ra trong buổi họp báo chung sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng (2+2) Hàn-Mỹ diễn ra cùng ngày tại Washington.
Ngoại trưởng Yun khẳng định Hàn Quốc là một trong những quốc gia tuân thủ chặt chẽ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Ngoài ra, xét theo các nội dung của Hiệp định năng lượng nguyên tử Hàn-Mỹ mới có hiệu lực từ năm ngoái, Hàn Quốc là một quốc gia đi đầu trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Qua đây, Bộ trưởng Yun Byung-se có ý bác bỏ những đề xuất trong dư luận Hàn Quốc gần đây, cho rằng Seoul cần phải tự vũ trang hạt nhân để đối phó với uy hiếp từ Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Washington vẫn sẽ luôn coi vấn đề hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng là một trong những mối uy hiếp hàng đầu, bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới. Ông Kerry cho biết Mỹ sẽ đẩy nhanh tốc độ bố trí tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) cho lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. – KBS

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.