Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam -20-10-2016

Thursday, October 20, 2016 6:45:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 20-10-2016

Tranh cãi vì ‘nước mắm chứa asen vượt ngưỡng’



nước mắmImage copyrightVINASTAS
Image captionNước mắm là món không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Hôm 18/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) công bố trên website của họ: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”
“Vinastas kiến nghị các cơ quan Chính phủ và cơ quan quản lý cấp nghiên cứu sớm có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm đang sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước; cần tăng cường kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất, nội dung ghi nhãn.”
“Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải minh bạch thông tin cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm như: phương pháp chế biến, nguồn gốc xuất xứ, thành phần, dung lượng,” website này viết.
Hôm 20/10, báo Việt Nam đưa tin đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng việc Vinastas công bố thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng là “vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc”.
BBC đã tìm cách liên lạc với Vinastas nhưng chưa được phản hồi.
Trả lời BBC, ông Vũ Thế Thành, Thạc sĩ Quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm Vasep (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), nói: “Nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống cho tôi biết là ở các chợ xuất hiện các tờ rơi in danh sách các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn asen do Vinastas công bố. Có nhiều siêu thị tạm không nhận hàng của các doanh nghiệp này.”
“Tôi không chắc chắn ai đứng đằng sau vụ này vì không có bằng chứng.” “Nhưng tôi có thể đưa vài con số và sự kiện để độc giả suy đoán:
Việt Nam sản xuất 200 triệu lít nước mắm mỗi năm, trong đó 75% là nước mắm công nghiệp. Chỉ riêng công ty Masan chiếm 65% thị phần toàn ngành nước mắm.”
“Và cũng chính công ty này, trong thông cáo báo chí ngày 11/10, kiến nghị cơ quan hữu trách thanh tra toàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là thạch tín trong nước mắm.”
Đề cập về khái niệm nước mắm công nghiệp và truyền thống, chuyên gia cho biết thêm: “Chỉ khoảng hơn chục năm trở lại đây, một số doanh nghiệp mua nước mắm thiệt về pha loãng, pha loãng tới mức nào là tùy mỗi doanh nghiệp.”
“Sau đó, họ cho thêm hóa chất tạo màu, tạo vị, tạo hương, tạo độ sánh, chất bảo quản… Từ đó, dân trong ngành mới phân biệt ra là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, chứ người tiêu dùng thì vẫn không biết gì cả.”



“Gần đây, các chuyên gia kỹ thuật viết bài, trả lời báo chí thì người tiêu dùng mới biết asen trong cá và trong nước mắm hầu hết là asen hữu cơ không độc hại. Và họ cũng mới biết nước mắm công nghiệp là nước mắm pha loãng, loãng quá thì lượng asen phải thấp, thấp hơn nhiều so với loại nước mắm truyền thống.”
Nan giải
Cũng theo ông Thành, “tiêu chuẩn Việt Nam xem nước mắm là loại nước chấm làm từ cá và muối lên men, có thể thêm phụ gia vào.”
“Nước mắm công nghiệp lấy nước mắm truyền thống, rồi pha loãng, thì cũng là “nước mắm” chứ còn gì nữa.”
“Quy định cho phép thêm phụ gia, hóa chất vào thì họ thêm vào. Đâu có gì sai pháp luật.”
“Làm nước mắm kiểu này thì họ lời vô số kể, dư tiền quảng cáo, làm PR, marketing”.
Ông Thành cho hay: “Những nước nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu không có quy định về asen trong nước chấm làm từ cá.”
“Nhưng thị trường trong nước là vấn đề nan giải. Nếu cơ quan hữu trách không lên tiếng chính thức rằng asen trong nước mắm không độc hại, và quảng bá sâu rộng đến nông thôn thì tôi e rằng, nước mắm truyền thống sẽ mai một.”
“Thực phẩm truyền thống trải qua bao đời vẫn tồn tại, thì ắt phải có cái tinh túy riêng của nó. Nước mắm truyền thống cũng vậy. Để nó mai một thì đau quá.”
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết khoảng gần 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nước mắm truyền thống. – BBC

Ba tàu chiến Trung Quốc sẽ cập cảng Cam Ranh

19 tháng 10 2016


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 12/9Image copyrightAFP
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 12/9

Ba tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên sẽ vào cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày, theo truyền thông Việt Nam.
Thủy thủ đoàn của cả ba tàu là 750 người cả sỹ quan và thủy thủ.
Trước đó, cả ba tàu hải quân số 529, 531 và 890 đã thăm Myanmar, Malaysia và Campuchia trên đường về nước trong chuyến hải hành bốn tháng ở Vịnh Aden, châu Phi.
Các tàu này đã vào thăm cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.
Còn khi đến Việt Nam, báo điện tử VnExpress dẫn nguồn Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho hay chuyến thăm của các tàu Trung Quốc diễn ra từ 22/10-26/10.
Điều đáng chú ý, hạm đội Đông Hải không phải hạm đội chuyên trách Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong hải quân Trung Quốc mà chủ yếu hoạt động trong vùng biển tiếp giáp Nhật Bản và Đài Loan.
Tuy nhiên hạm đội này trong những năm 1980 đã hỗ trợ hạm đội Nam Hải chiến đấu với hải quân Việt Nam tại khu vực Trường Sa.


Tàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung QuốcImage copyrightCHINESE NAVY
Image captionTàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung Quốc

VnExpress dẫn nguồn Sở Ngoại vụ Khánh Hòa nói đây là chuyến thăm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc vào cảng Cam Ranh.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ đoàn sẽ có tiếp xúc xã giao với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Vùng 4 Hải quân và thăm tàu hải quân Việt Nam cũng như tham gia hoạt động giao lưu thể thao với các chiến sỹ Việt Nam và tham quan Nha Trang.
Hồi đầu tháng, hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới Cam Ranh.
Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến lược miền Trung này.
Tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả cảng Cam Ranh. – BBC

Tàu Hải quân Ấn sắp ghé cảng Đà Nẵng

RFA
2016-10-20
Một tàu tuần xa bờ của Hải quân Ấn Độ sẽ thăm cảng Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 10, tức là vào ngày chủ nhật tới đây.
Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng ra thông báo như vừa nêu, và cho biết con tàu tên Samrat có thủy thủ đoàn 120 người do một viên Đại tá chỉ huy.
Thông báo cũng cho biết là tàu Samrat sẽ lưu lại cảng Đà Nẵng 5 ngày và sẽ cùng cảnh sát biển Việt Nam tổ chức diễn tập cứu nạn trên biển, sử dụng các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, và ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao với thành phố Đà Nẵng.
Ấn độ đang rất nỗ lực thực hiện chính sách hướng Đông của mình nhằm tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Riêng đối với Việt Nam, quan hệ quân sự giữa hai bên ngày càng nồng ấm với các hợp đồng mua vũ khí của Việt Nam từ Ấn độ, và New Dheli đã trợ giúp cho Việt Nam một khoản tín dụng lên đến 500 triệu đô la Mỹ để thực hiện các hợp đồng này. Ngoài ra đội thủy thủ tàu ngầm mới thành lập của Việt Nam cũng được hải quân Ấn Độ huấn luyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội ngày 20.10.2016.
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội ngày 20.10.2016.
 AFP photo
Sáng nay kỳ họp thứ hai quốc hội khóa 14 của Việt Nam khai mạc tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thiện Nhân chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, cho biết có gần 3 ngàn ý kiến của dân chúng trong cả nước được thu thập gửi đến các đại biểu quốc hội lần này.
Theo bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam thì dân chúng băn khoăn về vấn đề kinh tế phát triển không bền vững, năng suất lao động thấp, lo ngại về tệ nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường, về chuyện ngập lụt và kẹt xe trong các thành phố lớn.
Ngoài ra cũng theo thông tấn xã Việt Nam, có những ý kiến lo lắng rằng Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự, xây đảo nhân tạo, ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Mặt trận Tổ quốc là tổ chức tập hợp các đoàn thể do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cũng tại phiên họp khai mạc sáng nay, Thủ tướng chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế và xã hội của Việt Nam trong năm nay, và đề ra những việc phải làm cho năm tới.
Thủ tướng cho biết là chính phủ đã làm được nhiều việc như là rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ còn từ 1 đến 3 ngày, và có đến 20 ngàn doanh nghiệp hoạt động trở lại, cũng như 81 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập trong chín tháng vừa qua.
Tuy nhiên Thủ tướng cũng nói là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không đạt được mức đề ra là 6,3-6,5%. Và cộng với việc tiêu dùng không tăng nên tỉ lệ nợ công sẽ có thể tăng vượt quá mức mà quốc hội cho phép.
Ngoài ra báo cáo của chính phủ cũng cho thấy là trong chín tháng qua có đến 45 ngàn doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, xuất khẩu chỉ tăng có 6,7% so với 9,1% cùng kỳ năm ngoái. – RFA

Chừng nào nạn nhân Formosa mới được bồi thường thỏa đáng?

Ngư dân kéo thuyền lên bờ trên bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng.
Ngư dân kéo thuyền lên bờ trên bãi biển Thọ Quang, Đà Nẵng.
 AFP photo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, nói rằng chính phủ cần có nghị quyết xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến Formosa, để ổn định đời sống và ổn định kinh tế xã hội của bốn tỉnh miền Trung.
Ông đề nghị là chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho dân chúng vùng bị thiên tai, và bị ô nhiễm môi trường.
Từ đầu tháng tư năm nay, nhà máy thép Formosa, đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, do người Đài Loan làm chủ đã xả chất thải độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh duyên hải là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên- Huế.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm và đạt được thỏa thuận đền bù cho Việt Nam 500 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên việc đền bù thiệt hại của chính phủ cho dân chúng vùng bị thảm họa môi trường đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ.
Người dân cho rằng số tiền mà họ được đền bù quá ít so với thiệt hại mà họ phải chịu, hơn nữa thời gian đền bù chỉ kéo dài có sáu tháng thì sau đó họ vẫn không có phương tiện để sinh sống vì biển vẫn còn bị ô nhiễm.
Vì lý do đó hàng ngàn người đã tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa đòi nhà máy Formosa phải rút ra khỏi Việt Nam. Ngoài ra người dân vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An đã gửi hơn 500 lá đơn kiện công ty Formosa đòi bồi thường cũng như chấm dứt hoạt động tại Việt Nam.
Người hướng dẫn người dân xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu đưa đơn kiện Formosa là Linh mục chánh xứ Đặng Hữu Nam.
Sau khi vụ kiện diễn ra, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An đã gửi giấy yêu cầu Giáo phận Vinh trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi giáo phận.
Vào ngày hôm qua, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đã gửi một bức thư đến Giám mục giáo phận Vinh là giám mục Nguyễn Thái Hợp, trong thư Tổng giám mục Sài Gòn nêu rõ ông và toàn thể các giáo dân trong giáo phận do ông đứng đầu luôn đứng bên giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng như giáo phận Vinh. Đồng thời ông kêu gọi các tổ chức từ thiện như Caritas vận động giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường cũng như trận bão lụt vừa qua tại bốn tỉnh miền Trung. – RFA
  • Theo ước tính của USCIRF, đa phần trong số hơn 94 triệu dân ở Việt Nam theo đạo Phật. (Ảnh tư liệu)
    THÁNG 10 21, 2016

    Tự do tôn giáo sẽ bị siết chặt nếu VN thông qua luật mới

  • Alex Fortin, công dân Canada, từng sống ở Việt Nam trong khoảng hai năm.
    THÁNG 10 20, 2016

    Việt Nam tăng trên bảng xếp hạng ‘nơi tốt nhất cho ngoại kiều’

  • Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10.
    THÁNG 10 20, 2016

    Tỷ phú Trump chỉ đích danh Việt Nam

  • Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) tham dự một cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2016.
    THÁNG 10 20, 2016

    Chuyên gia: Philippines nên học hỏi VN trong các quan hệ với Mỹ và TQ

  • Báo cáo 'Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam' được một nhóm trí thức trẻ hoạt động vì môi trường Green Trees thực hiện. (Ảnh: Facebook Green Trees)
    THÁNG 10 20, 2016

    Trí thức trẻ gửi Quốc hội báo cáo về thảm họa môi trường

  • Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
    THÁNG 10 20, 2016

    ‘Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu’

  • Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
    THÁNG 10 20, 2016

    Ngày Phụ Nữ: Có những bà mẹ chọn chông gai

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.