Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 05/12/2016

Monday, December 5, 2016 6:12:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 05/12/2016

Chính quyền Khánh Hòa

đứng về phía doanh nghiệp gây ô nhiễm, người dân chống đối

Người dân thôn Ninh Ích tập trung chặn chiếc xe chở rác. Ảnh: Lao Động
Một doanh nghiệp ở Khánh Hòa gây ô nhiễm môi trường khiến đời sống người dân điêu đứng trong nhiều tháng qua. Chính quyền CSVN đã không giải quyết để trả lại môi trường trong sạch, mà lại đứng về phía doanh nghiệp. Người dân thôn Inh ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã phải tự bảo vệ mình.
Báo Lao Động dẫn lời ông Hà Quang Hòa, giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa cho hay, trong thời gian qua, công nhân của nhà máy gặp rất nhiều sự đe dọa từ người dân trong thôn. Những người này đã ném chất thối, dọa nạt lẫn khuyên công nhân không nên tiếp tục làm việc cho nhà máy. Chỉ trong thời gian ngắn đã có đến 5 công nhân của nhà máy nghỉ làm.
Sự việc bắt đầu từ năm 2015 khi Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa được phép của chính quyền tỉnh cấp phép cho tiêu hủy chất thải nguy hại. Từ đó đến nay, đời sống của người dân sống gần khu vực nhà máy hết sức điêu đứng.
Người dân cho biết, mùi hôi thối từ nhà máy bốc ra lan tỏa khắp thôn xóm khiến để bữa cũng không thể ăn cơm. Chưa hết, nước rỉ từ nhà máy gây ô nhiễm nguồn nước, người dân ở đây chẳng thể dám dùng nước giếng vào việc sinh hoạt hằng ngày. Rất nhiều trẻ con và người lớn tuổi ở thôn Ninh Ích mắc những chứng bệnh về đường hô hấp.
Không thể chấp nhận để nhà máy đầu độc con cháu, hủy hoại môi trường, người dân thôn Ninh Ích đã chặn đường, chiếm giữ một chiếc xe chở rác của Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa trong nhiều tháng liền.
Đến tháng 8/2016, dưới sự bảo kê của chính quyền và công an, Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa đã lấy lại được chiếc xe chở rác sau khi đã xảy ra xô xát giữa người dân với công an.
Theo phía người dân cho biết, công an đã đánh đập, bắt cớ cả trẻ con và phụ nữ. Vào thời điểm đó, blogger Mẹ Nấm, tức chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Nha Trang ra Ninh Hòa để tìm hiểu và đưa tin. Mật vụ, an ninh Khánh Hòa đã đi theo và xô chị xuống đìa tôm, còn những người đi cùng chị bị đánh đập.
Từ đó đến nay, nhà máy vẫn không thể giảm thiểu mùi hôi thối hay cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Đến ngày 21/11/2016, người dân thôn Ninh Ích đã bao vây nhà máy, hù dọa những công nhân đang làm việc nơi này. Rất nhiều công nhân có nhà tại thôn Ninh Ích liên tục bị người cùng xóm ném chất bẩn, ném đá và hù dọa.
Trước diễn biến ngày càng trở nên trầm trọng, thay vì tìm cách ổn định đời sống, giảm bớt căng thẳng trong dân chúng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã chỉ thị cho thị xã Ninh Hòa phải lập danh sách, đưa những người được cho là kích động người dân chống lại nhà máy tiêu hủy chất thải nguy hại ra tòa.
Ngọc Quân/SBTN

Ấn Độ ‘huấn luyện phi công Việt lái Sukhoi’

Ấn Độ mới ký một thỏa thuận với Việt Nam để huấn luyện các phi công của không lực quốc gia Đông Nam Á này lái máy bay chiến đấu Su-30 MK2 do Nga sản xuất, tờ Tribute India đưa tin.
Theo tờ nhật báo tiếng Anh của quốc gia đông dân thứ hai thế giới, thỏa thuận này đã được ký kết trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và người đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại New Delhi hôm 5/12.
Tribute India đưa tin rằng đây là thỏa thuận huấn luyện lớn thứ hai giữa hai nước, sau khi Ấn Độ giúp huấn luyện các thủy thủ của hải quân Việt Nam vận hành tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 4 tới 7/12 nhằm củng cố quan hệ quân sự song phương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông.
Theo Reuters, ông Lịch dự kiến sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval cuối ngày 5/12.
Hãng tin của Anh cho rằng việc bán tên lửa siêu thanh BrahMos cho Việt Nam có thể được mang ra thảo luận.
Bắc Kinh từng lên tiếng bày tỏ lo ngại sau khi tin cho biết New Delhi tính triển khai loại tên lửa mà nước này sản xuất cùng Nga lên trên khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn lời ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, nói rằng chuyến thăm của ông Lịch “là dịp để hai bên thảo luận, trao đổi, đưa ra những sáng kiến mới nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương”.

Việt Nam có thể mất nhiều thập kỷ

mới có người như Bill Gates, Jack Ma

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã dự một buổi lễ tuyên dương các học sinh xuất chúng hôm 3/12 ở Hà Nội. Báo chí nhà nước tường thuật rằng thủ tướng đã “chúc mừng và đánh giá cao” các học sinh đoạt giải Olympic quốc tế hoặc có kết quả xuất sắc tại kỳ thi trung học phổ thông năm 2016. Ông cũng “bày tỏ lòng tri ân” đến các thầy cô giáo.
Năm nay, Việt Nam có 37 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Có tới 36 trong số 37 học sinh đã đoạt giải gồm 9 huy chương vàng và 25 huy chương bạc, đồng.
Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ rằng Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, do đó phải có “sự sẵn sàng về chất xám, về nguồn nhân lực”. Ông Phúc nhấn mạnh “ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện, … phải thực sự mang tinh thần kiến tạo phát triển” và ông cho rằng “như vậy chúng ta mới hy vọng có những nhà kỹ nghệ, nhà khoa học, doanh nhân như Bill Gates, Thomas Edison, Jack Ma… ở Việt Nam”.
Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, một giảng viên quản trị kinh doanh ở Hà Nội, nói với VOA rằng có cơ hội để niềm hy vọng mà thủ tướng nói đến trở thành hiện thực, dù còn có những khó khăn ở Việt Nam:
“Tôi thấy rõ ràng năng suất lao động khoa học tăng khá nhanh trong vòng khoảng 5 năm vừa rồi. Chỉ có một điều là thế này, cái việc tiến triển đấy nó vẫn còn dưới mức tiềm năng xa. Một trong những thay đổi khó nhất là xưa nay nghiên cứu cơ bản thì thường nghĩ đến khoa học tự nhiên, ít khi nói đến các vấn đề, lĩnh vực xã hội. Thực ra khoa học xã hội rất là quan trọng. Châu Âu và Mỹ chẳng hạn thì một trong những đà thúc đẩy họ chính là KHXH phát triển rất là tốt và sớm. Dường như ở mình thì cái đấy lại có vẻ không phát triển kịp so với sự phát triển của khoa học cơ bản. Cái thứ hai là mấy năm vừa rồi cũng thấy rất rõ là cái hệ thống đạo đức khoa học rất có vấn đề, đặc biệt đối với các bậc đào tạo trình độ cao. Mà cái đấy là rất nguy hiểm vì đấy là những máy cái sau này sản xuất cho xã hội”.
Theo Tiến sĩ Hoàng, tự do trong học thuật, tư duy và tranh luận là những điều kiện rất quan trọng để mọi người nói chung và ở các nhân tài nói riêng phát triển:
“Thực ra cái vũ khí quan trọng nhất của một người nghiên cứu và những người làm công việc phát minh hoặc suy nghĩ những điều mới là họ được tự do suy nghĩ. Cũng có một yếu tố nữa, nó cũng là bản lĩnh, sự quả cảm của người làm nghiên cứu nữa. Ví dụ thế này, nhìn thấy một vấn đề, bảo cái này sợ lắm, cái này khó lắm, khiếp lắm, cái này Tây mới làm được. Đấy là tự lùi lại rồi”.
Luật sư Lê Luân, đồng thời là một nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội, cũng chia sẻ với Tiến sỹ Hoàng về tầm quan trọng của tự do tư duy, tự do tư tưởng. Ông nói với VOA:
“Tư duy tự do thì đương nhiên rồi. Đấy là một vấn nạn. Chúng ta chưa phát triển được khả năng tư duy, khơi được khả năng tư duy của con người một cách tự do, rồi đến sáng tạo. Chúng ta thường bị áp đặt tư tưởng. Vào tháng 4, tôi đã có thư ngỏ và đưa ra phương án tức là 4 vấn đề lớn cần giải quyết để tạo nên một nền giáo dục thực sự khai phóng và nhân bản, để đưa đất nước phát triển được. Nhưng mà tôi nghĩ cái này nó phụ thuộc vào cơ chế. Chính phủ thì những quyết sách lớn vẫn phụ thuộc vào cơ quan chức năng lớn hơn có tác động lớn hơn. Tôi nghĩ rằng đây là thay đổi tư tưởng, thay đổi một vấn đề liên quan đến cả nền tảng xã hội. Thật sự là nhanh cũng mất một vài thập kỷ. Nếu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực”.
Trên mạng xã hội, nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi về khả năng trở thành hiện thực đối với lời của thủ tướng về hy vọng có những Bill Gates, Thomas Edison, Jack Ma ở Việt Nam.

Cựu tổng biên tập ‘can đảm’ Lý Tiến Dũng qua đời

Ông Lý Tiến Dũng, cựu Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, mới qua đời hôm 4/12 ở thành phố Hồ Chí Minh, thọ 58 tuổi. Các nhà báo quen biết ông nói ông bị ung thư thận. Cáo phó của gia đình ông cho hay ông sẽ được an táng vào ngày 7/12.
Ông Lý Tiến Dũng được các đồng nghiệp báo chí Việt Nam ngưỡng mộ vì ông được coi là một tổng biên tập dũng cảm hiếm hoi.
Vào tháng 11/2007, duy nhất chỉ có báo Đại Đoàn Kết do ông Dũng làm tổng biên tập đã đăng một bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó vị tướng phản đối kế hoạch dỡ bỏ Hội trường Ba Đình để xây tòa nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Việc làm của báo Đại Đoàn Kết đã bất chấp lệnh của Đảng Cộng sản gửi đến các cơ quan báo chí yêu cầu cấm đăng bức thư.
Tháng 12/2007, ông Lý Tiến Dũng gửi một bức thư lên lãnh đạo đảng về “một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương”. Nội dung bức thư này được phát tán trên Internet cho thấy những lời lẽ phê phán trực diện ông Hồng Vinh, Phó Ban Tuyên giáo vào thời điểm đó. Thư cũng viết rằng trong ban “có quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ”.
Gần một năm sau, cơ quan chủ quan của báo Đại Đoàn Kết là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra quyết định cách chức ông Dũng và vị phó tổng biên tập của ông song không nêu lý do cụ thể.
Ông Dũng được nhiều nhà báo Việt Nam nhìn nhận là người yêu nước, có năng lực và dũng cảm bảo vệ sự thật.
Từ Nha Trang, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo nói với VOA:
“Trong 20 ngàn nhà báo Việt Nam, những người có thẻ đó, cái số anh em có tấm lòng, có sự can đảm không ít đâu. Nhưng mà số tổng biên tập, trong số lãnh đạo, rất hiếm người có lòng can đảm. Khi anh Lý Tiến Dũng anh là tổng biên tập anh đăng cái đó, tôi và đồng nghiệp hết sức ngạc nhiên. Tôi cho rằng việc làm của anh Lý Tiến Dũng là rất hiếm. Sau cái vụ của anh Lý Tiến Dũng ở báo Đại Đoàn Kết, tôi có cảm giác là không khí tự do báo chí trầm lắng hẳn xuống và sự can đảm của báo chí Việt Nam cũng giảm rất là nhiều. Việc đàn áp của họ [đảng cộng sản] là có hiệu quả”.
Ông Lý Tiến Dũng sinh năm 1959, từng là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi trở thành Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết. Ông Dũng là một trong những người con trai của chính khách và nhân sĩ yêu nước Lý Chánh Trung.

Tàu chiến Philippines thăm Cam Ranh

Tàu chiến BRP Ramon Alcaraz FF-16 cùng với 126 thuỷ thủ đoàn của hải quân Philippines cập cảng quốc tế Cam Ranh ngày hôm nay, bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài 4 ngày.
Tàu chiến BRP Ramon Alcaraz là một trong hai tàu chiến lớn nhất của hải quân Philippines. Tàu này trước đây thuộc biên chế Lực lượng Phòng vệ bờ biển của Mỹ từ năm 1986 đến 2012.
Tin cho biết trong chuyến thăm này, thuỷ thủ đoàn của tàu BRP Ramon Alcaraz sẽ thăm UBND tỉnh Khánh Hoà và có một số hoạt động giao lưu khác với hải quân Vùng 4, cũng như tham gia 1 số hoạt động chung trên biển với hải quân Việt Nam.
Trong năm nay, hải quân các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Pháp, Ấn Độ… và nay là Philippines đều đưa tàu chiến đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam.

Tòa Australia kết án 17 ngư dân Việt Nam

Tòa sơ thẩm ở thành phố Darwin, Australia vào ngày hôm nay ra thông báo cho biết đã kết án 17 ngư dân thuộc một tàu đánh cá của Việt Nam với lý do đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này.
Tin từ Bộ chỉ huy tuần duyên biển, gọi tắt mà MBC của Australia cho biết qua thông cáo báo chí.
Tàu và các ngư dân Việt này bị bắt ngày 3 tháng 11, tại vùng viển cách Đông Bắc vùng Gladstone, bang Queensland, Australia 180 hải lý. Khi bị phát hiện, tàu này bỏ chạy nhưng bị bắt sau đó. Trên tàu khi bị bắt có gần 7 tấn hải sâm, 200 kilogram cá.
Tại phiên xử diễn ra hôm 25 tháng 11, viên thuyền trưởng đã nhận tội và bị kêu án 2 tháng tù treo;15 thuyền viên của tàu cũng nhận bản án tương tự.Một nNgười còn lại do đã từng bị bắt cũng vì tội danh đánh bắt cá trái phép hồi tháng 6 nên bị kết án 2 tháng tù giam.

Bị tàu Trung Quốc tấn công, ngư dân phải làm gì?

Truyền thông Nhà nước thường loan tin về nhiều chương trình hỗ trợ cho ngư dân với mục tiêu bám biển giúp giữ chủ quyền đất nước.
Có thể kể đến những chương trình lớn như cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn hơn, tàu vỏ thép có thể chống chịu va đập cũng như trang bị những thiết bị mới, hiện đại… thay thế cho những tàu nhỏ, trang thiết bị thô sơ của đa số ngư dân Việt hiện nay.
Trò chuyện với phóng viên Đài Á Châu Tự Do RFA, một ngư dân trình bày về thực trạng của tàu cá Việt Nam khi so với tàu của phía ngư dân Trung Quốc:
“Tàu nó nói chung là trang thiết bị và to hơn mình nhiều, mình nói chung là (mình) không bằng. Tàu cá của mình công suất máy nhỏ, nó công suất lớn máy lớn. Nói chung thấy tàu nó lúc còn nhỏ xíu thôi là mình phải chạy rồi”.
Cũng theo lời kể của ngư dân, tàu Trung Quốc liên tục bắt nạt, ức hiếp tàu cá Việt Nam ở Biển Đông, bất cứ lúc nào:
“Mình thấy bực. Giờ mình là con kiến mà chống lại cái xe sao chống nổi. Tàu nó tàu lớn súng ống lớn, chúng ngang nhiên phá phá đập đập.  Mình buông xuôi chứ giờ mình đâu chống lại được, mình sức yếu tàu nhỏ nữa, tàu nó tàu sắt nó cựa vô cái tàu mình bể”.
Hoạt động của Hải quân VN?
Mỗi khi có tin tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc đuổi bắt, đâm va, tịch thu ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt được; nhiều người nêu lên thắc mắc tàu tuần duyên, tàu Hải quân Việt Nam ở đâu mà không giúp cho ngư dân.
Anh Hải, một ngư dân cho biết đa phần những người đi biển như anh không rõ lắm về hoạt động giúp đỡ cứu hộ của các tuần duyên Việt Nam. Họ không có phương tiện hay số điện thoại nóng để liên lạc tuần duyên hay Hải quân Việt Nam.
Cũng theo anh Hải, mỗi khi gặp nạn trên biển, thông thường họ phải báo về cho nghiệp đoàn, từ đó nghiệp đòan mới thông tin cho chính quyền địa phương. Anh chia sẻ về sự giúp đỡ và cứu hộ của chính quyền khi ngư dân gặp nạn:
“Nói chung cũng gần thì họ nhanh, nếu đang ở xa cũng lâu”.
Theo anh Hải, việc đến gần Hoàng Sa để đánh bắt vào thời điểm như hiện nay thì ít ai còn dám làm mặc dù chính quyền luôn trấn an người dân việc họ đánh bắt đã được chính quyền bảo vệ:
“Chính quyền trên nhiều lúc nói suông miết mà…”.
Nhiều ngư dân cho rằng dường như họ phải đơn độc giữa biển khơi vì chẳng nhận được sự đồng hành nào từ các lực lượng chức năng của Nhà nước trên biển; cũng như hỗ trợ trên bờ.
Trong phần tiếp, chúng tôi sẽ gửi đến quí vị phóng sự về việc tiêu thụ hải sản may mắn đánh bắt được đưa vào bờ.

Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên bị thu thẻ nhà báo

Phó TBT báo Thanh Niên Đặng Việt Hoa bị Bộ Thông tin Truyền thông thu thẻ nhà báo sau khi báo này bị phạt nặng vì “thông tin sai về nước mắm”.
Theo quyết định số 2184/QĐ-BTTTT được Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn ký ngày 5/12, ông Đặng Việt Hoa (tên thật là Đặng Ngọc Hoa) bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Nguyên Ủy viên Ban Biên tập, Tổng thư ký tòa soạn Võ Văn Khối cũng bị thu thẻ nhà báo theo quyết định số 2185/QĐ-BTTTT ký cùng ngày.
Ông Khối trước đó đã bị xử lý kỷ luật cách chức.
Báo Thanh Niên hôm 21/11 cùng 49 cơ quan báo chí khác đã bị xử phạt hành chính trong vụ điều tra “các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”.
Báo này bị phạt mức cao nhất là 200 triệu đồng.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lúc đó nói Báo Thanh Niên, và sau đó là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), vào tháng 10 đã công bố thông tin “mập mờ” về tỷ lệ nhiễm thạch tín trong nước mắm, không giải thích loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại.
Từ hai nguồn này, hàng chục cơ quan báo chí Việt Nam đã đăng “170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh Niên và Vinastas”.
Báo Thanh Niên trước đó đã đăng lời cáo lỗi và gỡ bỏ 5 bài viết về nước mắm ra khỏi trang mạng của họ.

TPP bị hủy, trò chơi địa chính trị khu vực sẽ thế nào?

Bùi NguyênGửi cho BBC từ Singapore
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức.
Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
Về địa chính trị, TPP là mục đích của Mỹ nhằm bớt sự phụ thuộc về thương mại của các nước gần Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand vào việc giao thương với Trung Quốc. Tổng thống Obama từng khẳng định rằng, nếu không lôi kéo các nước quan trọng trong khu vực Tây Thái Bình Dương vào TPP, thì Trung Quốc sẽ là người viết luật chơi thương mại trong khu vực. Sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm sút.
Sau việc tái phối trị lực lượng quân sự về vùng Tây Thái Bình Dương, thì TPP là công cụ về kinh tế của tổng thống Obama để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Tất cả đều năm trong chiến lược xoay trục về Châu Á (Pivot to Asia) của tổng thống Obama và bà Hillary Clinton, khi còn làm bộ trưởng ngoại giao, đề ra từ năm 2009.
Cùng với sự thất cử của bà Hillary Clinton thì TPP coi như hoàn toàn thất bại, Xoay Trục Châu Á của Obama trở nên dang dở.
Thủ tướng Singapore trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time vào tháng 10 nhận định Trung Quốc sẽ dùng kẹo mút (lollipops: ý nói dùng tiền) để dụ dỗ các nước nhỏ trong khu vực, nếu Mỹ từ bỏ TPP. Ông Lý Hiển Long cho rằng uy tín của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu TPP bị hủy bỏ.
Theo ông Lý, tình hình ở Biển Đông là trò chơi được và mất (zero-sum game). Các nước cần biết cách chơi, xem đánh đổi là gì, nên liên minh hay đối tác với ai. Trung Quốc thì rất rõ ràng về lợi ích của họ ở Biển Đông và hành động của họ rất nhất quán trong việc giành lợi ích.
Ông Lý cũng tin rằng tình hình Biển Đông còn phụ thuộc vào hành động của Ấn Độ và Nhật Bản. Ấn Độ tuy không bằng Trung Quốc về kinh tế, nhưng đang ngày càng mạnh lên. Ông Modi đang đưa Ấn Độ đi đúng hướng và lợi ích của Ấn Độ sẽ bao gồm cả vùng Biển Đông và họ sẽ có những hành động tích cực. Còn nội các Nhật Bản thì vào đầu tháng 2 đã tuyên bố rằng sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không vi phạm hiến pháp.
Philippines và Malaysia đang xoay trục sang Trung Quốc?
Ngày 28/10/2016, tờ Straits Times của Singapore chạy tít : Sau Philippines, đến lượt Malaysia xoay trục sang Trung Quốc. Bài báo nói về chuyến thăm của thủ tướng Malaysia Najib Razak sang Trung Quốc đi kèm với hợp đồng mua vũ khí Trung Quốc của Malaysia. Theo đó ông Najib tuyên bố Malaysia sẽ mua 4 tàu hải quân tuần tra gần bờ của Trung Quốc. Đây là hợp đồng quan sự đáng kể đầu tiên giữa Malaysia và Trung Quốc giữ lúc căng thẳng đang lên ở Biên Đông và sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Malaysia ngày càng xấu đi, sau khi Bộ Tư Pháp Mỹ khởi kiện trong vụ kiện mà bị đơn liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia 1MDB. Quỹ này do ông Najib thành lập, và giám sát. Ông Najib cũng bị dư luận trong nước cáo buộc tham nhũng do liên quan đến bê bối 1MDB này. Ông Najib đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Trong khi đó Trung Quốc và Malaysia lại càng nồng ấm. Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã tung 2.3 tỷ USD mua lại tài sản cho quỹ 1MDB, giúp ông Najib nhẹ bớt nỗi lo nợ nần mà quỹ 1MDB này gây ra.
Trước đó, tại Philippines, tân tổng thống Rodrigo Duterte đã khiến nhiều người ngỡ ngành khi ông dùng những lời lẽ nhục mạ ông Obama và chỉ trích chủ nghĩa đế quốc của Mỹ. Ông cũng tuyên bố dừng hoạt động tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và có thể sẽ đề nghị Mỹ rút hết nhân viên quân sự khỏi Philippines trong vòng hai năm tới. Động thái này có nguy cơ đe doạ khả năng xoay trục quân sự của Mỹ về châu Á. Vào năm 2014, chính quyền tổng phống Philippines khi đó là ông Benigno Aquino đã ký với Mỹ Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (Enhanced Defence Cooperation Agreement, EDCA) cho phép Mỹ đưa quân và tàu chiến vào một số đảo của Philippines. Hiệp định này, cùng với các động thái khác của Mỹ như đưa 2500 lính thủy đánh bộ đến Australia, và tăng cường sự hiện diện quân sự ở cảng quân sự Changi của Singapore, là kế hoạch tái cân bằng quân lực của Mỹ về Châu Á.
Thu giữ xe tăng của Singapore tại Hong Kong
Quan hệ Trung Quốc và Singapore dần trở nên căng thẳng sau khi Singapore ủng hộ phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Hơn nữa, Singapore dần dần đang thể hiện ngả về phía Mỹ trong tình hình Biển Đông. Singapore là một nhân tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của ông Obama. Mỹ đã tiếp đón vợ chồng ông Lý với nghi thức cao nhất cùng quốc yến khi ông Lý đến thăm Singapore hồi tháng Tám. Ai cũng biết Singapore mua nhiều máy bay F15, F16, và các loại vũ khí của Mỹ
Cách đây hơn một tuần, căng thẳng này thể hiện rõ hơn qua việc cảng Hong Kong thu giữ tàu chở 9 xe tăng của Singapore trên đường từ Đài Loan trở về. Việc Singapore có đưa quân đi tập luyện ở Đài Loan từ trước tới nay không ai lạ gì. Cho nên việc Trung Quốc ra lệnh bắt giữ này là lời cảnh báo của Trung Quốc với Singapore, không chỉ là về vấn đề Đài Loan, mà cả về động thái của Singapore ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Singapore ông Vivian Balakrishnan vài ngày trước đã phải dịu giọng làm hòa, tái khẳng định lập trường công nhận nguyên tắc Một nước Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan.
Quan hệ Mỹ, Trung, Nga ở Biển Đông
Quan hệ kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là khá khăng khít. Trung Quốc đã cho Mỹ vay hàng nghìn tỷ USD qua việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ và tất nhiên Trung Quốc quốc có lợi ích trong nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc rất nhiều. Mối quan hệ Mỹ – Trung hoàn toàn khác hẳn quan hệ Mỹ – Liên Xô trước đây. Kinh tế vẫn là mối quan hệ quan trọng giữa hai nước.
Nga đang có những quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc sau khi căng thẳng với Mỹ và phương Tây, do vụ sáp nhập Crimea. Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định lớn về khí đốt theo đó Nga sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc. Vào tháng 9 năm nay Nga đưa quân tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời Nga cũng phản đối phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Nga cũng đã đưa tàu chiến vào thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2014. Tuy nhiên dù sao thì Nga và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột, chiến tranh ở biên giới, 2 nước này sẽ thận trọng cảnh giác lẫn nhau.
Kết từ cho Việt Nam
Việc hủy bỏ TPP có vẻ như đang có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam. Trung Quốc đang lôi kéo thêm được nhiều nước trong ASEAN về phía mình và hạ uy tín của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc có vẻ như đang đi đúng lộ trình Giấc Mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình.
Hơn bao giờ hết nội lực của chính Việt Nam là quan trọng nhất.
Một thị trường mới trong TPP có thể giúp Việt Nam giảm dần phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. TPP có những ràng buộc giúp lành mạnh hoá môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tác động tốt đến quyền của người lao động. Những điều này sẽ giúp nội lực Việt Nam mạnh hơn.
Nay TPP bị hủy, chính lãnh đạo Việt Nam cần nhận thức mà thúc đẩy thay đổi: từ môi trường kinh doanh trong nước cho doanh nghiệp Việt mạnh lên, đến chủ động tại các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA như EU, New Zealand,…
Hơn bao giờ hết nội lực của chính Việt Nam là quan trọng nhất. Hãy làm cho con người Việt Nam mạnh lên qua việc cải cách giáo dục theo hướng tự do học thuật, bỏ đi những giáo điều độc đoán. Chống và giảm tham nhũng bằng cách tăng lương công chức, tinh giản bộ máy nhà nước, và thu hút người giỏi vào làm lĩnh vực công.
Ở bên cạnh nước lớn có tư tưởng bá quyền, để tồn tại con người chúng ta phải mạnh lên, đồng thời ngoại giao phải khôn ngoan và thực dụng.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của người viết

Phóng thích 3 người Việt ở Anh

bị tổ chức buôn người ép trồng cần sa

Các công tố viên Exeter, thành phố toạ lạc tại Devon của nước Anh cho biết đã ra lệnh phóng thích một băng nhóm 3 người Việt Nam trồng cần sa tại nhà, vì họ được coi là những người nô lệ, bị các tổ chức buôn người đưa vào nước Anh để làm việc bất hợp pháp.
Theo báo mạng exeterexpressandecho, ba người này là Đậu Dương, Quốc Nguyễn và Tuấn Nguyễn bị bắt hôm 14 tháng 10 2016. Họ bị bắt trong một cuộc đột kích của cảnh sát vào một vũ trường bỏ hoang tại thành phố Exeter. Cảnh sát tìm thấy hơn 800 cây cần sa trồng bên dưới hệ thống đèn được lắp đặt chu đáo.
Các nghi can Việt Nam này được phóng thích, khi giới chức thẩm quyền tại địa phương khám phá ra rằng họ đã bị nhốt chặt tại đây, không thể trốn thoát ra bên ngoài, và phải thay phiên nhau ngã lưng trên một tấm nệm trải dưới sàn để nghỉ ngơi.
Song Châu / SBTN

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.