Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Thế giới – 26/09/2016

Monday, September 26, 2016 6:31:00 PM // , ,

No sub-categories
Tin khắp nơi – 26/09/2016

Allan Lichtman: ‘Donald Trump sẽ thắng’

Một giáo sư ở Hoa Kỳ nói ông Donald Trump ‘sẽ thắng cử tổng thống Mỹ’, căn cứ vào số liệu ông nghiên cứu qua các kỳ bầu tổng thống Mỹ nhiều năm qua.
Trả lời BBC News chiều 26/09, ông Allan Lichtman nói người như ông Trump đáng ra đã bị rớt khỏi cuộc đua từ lâu rồi nhưng năm 2016 là năm ‘đặc biệt’.
Tuy thế, trước cuộc cuộc tranh luận truyền hình tay đôi Hillary Clinton – Donald Trump đầu tiên vào tối 26/09 ở New York, một số trang báo tại Anh cho rằng ông Trump “sẽ thắng cuộc tranh luận” nếu không thua.
Đánh giá về nhân vật đang là ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Giáo sư Lichtman nói:
“Ông Trump bác bỏ cả các bằng chứng khoa học như về biến đổi khí hậu, và khác với bà Clinton, ông cũng không muốn hợp tác với đồng minh nào của Mỹ…”
“Nhưng năm nay, đảng đang cầm quyền tại Hoa Kỳ lại không được ủng hộ và ứng viên đảng này khó thắng,” GS Lichtman nói với chương trình IMPACT trên BBC News tại London qua đường video từ Hoa Kỳ.
Ông Lichtman cũng nói việc dự báo của ông không có nghĩa là ông ủng hộ ứng viên Trump hay ai khác.
Trước đó, ông Lichtman đã nói trên báo chí tiếng Anh rằng cách dự báo của ông dựa trên số liệu lịch sử, chứ không phải là chuyện cảm tính ông hay cử tri ưa ai hơn.
“Đây là một hệ thống dự báo mang tính lịch sử. Tôi xây dựng nói bằng số liệu của các kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ từ 1860 đến 1980, và tôi đã dự đoán đúng mọi cuộc bầu cử từ 1984 đến 2012,” ông được trích lời trên trang The Independent tại Anh tuần qua.
Số phận của Đảng Dân chủ
Ông Lichtman là tác giả cuốn ‘The Keys to the White House’, tựa đề có thể tạm dịch là ‘Chùm chìa khóa vào Nhà Trắng’ nhưng cũng có nghĩa là ‘các vấn đề trọng yếu’ để vào Nhà Trắng.
Chẳng hạn, trong kỳ bầu cử tháng 11/2016 này, ông nêu ra hơn 10 lý do để cho rằng ứng viên Dân chủ sẽ thua.
Sau đây là một số đoạn ông Lichtman nêu ra:
‘Chủ đề 1: uy tín của đảng đang nắm Nhà Trắng qua bầu cử giữa kỳ. Phe Dân chủ vì ‘đập tan’.
Chủ đề 3: tổng thống đương nhiệm không tái tranh cử.
Chủ đề 7: không có biến đổi chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ 2 của Obama như Luật Affordable Care Act.
Chủ đề 11: không có thắng lợi ngoại giao lớn.
Chủ đề 12: Hillary Clinton không phải là Franklin Roosevelt.”
Mới hồi tháng 3/2016, trả lời kênh radio BBC Newshour, giáo sư lịch sử Allan Lichtman cho rằng những nhân vật ‘ngoài luồng’ như ông Trump thường không ghi điểm tốt trong các kỳ bầu cử.
Tuy thế, khi đó ông Lichtman đã đoán đúng rằng Donald Trump “sẽ thành ứng viên chính của đảng Cộng hòa”.
Hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận truyền hình tay đôi đầu tiên vào tối 26/09 giờ Hoa Kỳ ở New York.
Các báo tiếng Anh tin rằng ông Trump có thể “thắng cuộc tranh luận” khi chỉ cần “không bị thua”, chứ không nói rằng ông Trump có thể thắng cử cả cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Kinh tế TQ chậm lại là ‘rủi ro lớn nhất’

Kamal Ahmed Biên tập viên Kinh tế BBC
Cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói với BBC tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ông Ken Rogoff nói không thể loại trừ việc “hạ cánh cứng” đối với một trong các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu.
“Trung Quốc đang trải qua một cuộc cách mạng chính trị lớn”, ông nói.
“Và tôi nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại nhiều hơn so với số liệu chính thức cho thấy,”
Ông Rogoff nói thêm: “Nếu bạn muốn xem một phần của thế giới có vấn đề về nợ thì hãy tìm hiểu về Trung Quốc. Tín dụng tăng trưởng mạnh tại đây và không thể tiếp diễn như vậy mãi được.”
Ảnh hưởng tới Anh Quốc
Tuần trước, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổ chức tư vấn cho các ngân hàng trung ương toàn cầu, cho biết tỷ lệ nợ trong kinh tế của Trung Quốc so với GDP đứng ở mức 30,1%, và điều này dẫn tới lo ngại rằng bùng nổ kinh tế của Trung Quốc dựa trên bong bóng tín dụng bất ổn.
Con số này được Ủy ban chính sách tài chính của Ngân hàng Trung ương Anh mô tả là “rất cao theo chuẩn mực quốc tế”. Và nay người ta sẽ kiểm tra mức độ ảnh hưởng tới các ngân hàng Anh khi kinh tế Trung Quốc bị chững lại.
Các ngân hàng Anh cho vay và có hoạt động kinh doanh trị giá 530 tỉ USD tại Trung Quốc, tính gồm cả Hong Kong. Tức là khoảng 16% toàn bộ tài sản của nước ngoài là do các ngân hàng Anh nắm.
‘Lo lắng’
“Mọi người đều nói tình hình Trung Quốc là khác vì nhà nước sở hữu tất cả mọi thứ nên họ có thể kiểm soát”, ông Rogoff, nay là giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, nói.
“Chỉ tới một thời điểm nào đó thôi. Chắc chắn là đáng lo về khả năng hạ cánh cứng ở Trung Quốc.
“Chúng ta đang thấy có việc hạ cánh đã khá gấp và tôi lo rằng Trung Quốc ngày càng trở thành vấn đề.
“Chúng ta chủ quan với suy nghĩ rằng bất cứ điều gì đang xảy ra ở châu Âu hay Nhật Bản thì ít nhất là còn có Trung Quốc. Nhưng vấn đề là nếu không có Trung Quốc thì không có nền kinh tế nào thế chỗ.
“Tôi nghĩ rằng Ấn Độ có thể sẽ có lúc có kinh tế ở mức đó nhưng hiện đang bị đuối quá về kích cỡ nên không thể đóng vai trò thay thế.”
Ông Rogoff nói rằng các nền kinh tế châu Âu và Hoa Kỳ phải đảm bảo họ “đứng được trên đôi chân của mình” trước khi bất kỳ việc kinh tế chững lại nào bắt đầu xảy ra.
“IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong chín năm liên tiếp và chắc chắn là có việc đồn đoán là họ sắp làm điều đó một lần nữa,” ông nói.
Ngoài chủ đề Trung Quốc, ông nói rằng có một mức bất an trên thế giới đối với các chủ đề như liệu Donald Trump hay Hillary Clinton sẽ chiến thắng trong kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ.
Ông lập luận rằng khó có thể đánh giá ông Trump sẽ làm gì nếu thắng cử, và nếu bà Clinton thắng thì có thể có kế hoạch của bà chi tiêu cho các dự án hạ tầng sẽ bị Hạ viện cho đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cản trở.
“Chắc chắn là tôi lo ngại, có thể lo ngại nhiều hơn với chiến thắng thuộc về ông Trump, chỉ vì chúng ta sẽ không biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, ông Rogoff nói.
“Tôi không thích chính sách mậu dịch [bảo hộ] của cả hai ứng cử viên. Tôi nghĩ rằng mậu dịch tự do đã làm lợi cho Hoa Kỳ rất nhiều trong vị trí nền kinh tế đầu tàu. Vì vậy, đánh giá trên góc độ của một nhà kinh tế, thì đây là một cuộc bầu cử nhiều đau đớn.”
Tác động của Brexit
Ông Rogoff nói không rõ Brexit sẽ có những tác động gì đốiv ưới nền kinh tế Vương quốc Anh vì vẫn chưa thể xác định mô hình mậu dịch có thể được chấp nhận qua đàm phán cũng như đánh giá nền nền kinh tế châu Âu sẽ ra sao vào thời điểm nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Mặc dù khen Ngân hàng Trung ương Anh có phản ứng chủ động sau kết quả trưng cầu dân ý, ông Rogoff nói rằng các ngân hàng trung ương đang trong vị trí khó xử.
“Chính sách tiền tệ có giới hạn của nó – chính sách tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh,” ông nói.
“Thực ra không nên khen ngợi các ngân hàng trung ương quá nhiều khi mọi thứ tốt, và rồi đổ lỗi cho họ khi mọi việc có diễn biến xấu.
“Nhưng chính sách tiền tệ không làm cho một nền kinh tế già cỗi có thế trẻ lại, nó không làm cho một nền kinh tế ít sang tạo bỗng nhiên đổi mới, nó không làm cho một nền kinh tế với khu vực ngân hàng trì trệ lại tự nhiên khỏe mạnh.
“Tôi có một mối quan ngại về chính sách tiền tệ tại thời điểm này – tức là chính sách phải đảm nhận vai trò mà vốn dĩ không được thiết kế để đảm đương vai trò đó. Tức là người ta được yêu cầu áp dụng chính sách “tiền trực thăng”, tức là in tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ hoặc tài trợ tiền mặt cho người dân.
Ở châu Âu, các ngân hàng trung ương đang mua một tỷ lệ đáng kể nợ của doanh nghiệp trên thị trường – đó là những gì được làm ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản.
“Có nhiều thứ áp lực khác và tôi lo là về dài hạn thì các ngân hàng trung ương đang mất đi vị thế độc lập của họ.”
Thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Colombia
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos nói hòa bình với nhóm nổi dậy Farc sẽ giúp thúc đẩy kinh tế và hàn gắn xã hội.
“Chiến tranh luôn tốn kém hơn hòa bình,” ông nói với BBC.
Ông Santos và lãnh đạo Farc Timoleon Jimenez, có biệt danh Timochenko, sẽ ký thỏa thuận hòa bình lịch sử trong ngày thứ Hai.
Nhưng Tổng thống Colombia nói sẽ mất thời gian để xã hội phục hồi sau hơn năm thập niên xung đột.
Thành đảng chính trị
Farc sẽ trở thành một đảng chính trị theo thỏa thuận.
Thỏa thuận hòa bình được thông qua tháng rồi sau gần bốn năm đàm phán ở thủ đô Havana của Cuba.
Ngừng bắn song phương đi vào hiệu lực năm ngày sau đó, chấm dứt xung đột trên thực tế.
Xung đột 52 năm đã làm chết khoảng 260.000 người, sáu triệu người mất nhà cửa.
Farc sẽ có 180 ngày để giải giáp, và đưa 7.500 lính vào khu phi quân sự do LHQ lập ra.
Ân xá sẽ dành cho “các tội chính trị” nhưng không áp dụng cho thảm sát, tra tấn, hãm hiếp.
Farc đồng ý ngừng sản xuất ma túy ở các vùng do họ kiểm soát.
Farc sẽ trở thành đảng chính trị, được 10 ghế trong quốc hội 268 thành viên.
Nhóm này sẽ ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố của EU sau khi ký thỏa thuận.

Công ty TQ cạnh tranh với Disneyland

Dalian Wanda của Trung Quốc nâng tầm cạnh tranh với Walt Disney khi mở công viên giải trí thứ hai của họ trong nước.
Vào thứ Bảy, công ty này chào đón lượt du khách đầu tiên đến với công viên 5,1 tỷ đôla ở Hợp Phì, nơi có cả các khách sạn và trung tâm mua sắm.
Công ty dự kiến xây dựng tầm 20 công viên khác trên toàn Trung Quốc vào năm 2020.
Dalian Wanda thẳng thắn bày tỏ về sự cạnh tranh với công ty Walt Disney của Mỹ khi họ khai trương công viên giải trí đầu tiên của mình tại Trung Quốc vào tháng Sáu.
Trong tháng Năm, Wanda khai trương công viên giải trí đầu tiên của mình tại Nam Xương chỉ vài tuần trước khi Disney khai trương công viên của họ ở Thượng Hải .
Tại lễ khai mạc Nam Xương, chủ sở hữu của Wanda và người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, Wang Jianlin, nói rằng ông muốn tránh khỏi nhập khẩu phương Tây và muốn xây dựng một thương hiệu toàn cầu dựa trên nền văn hóa Trung Quốc.
Phân tích: Robin Brant, Bản tin BBC, Shanghai
Walt Disney muốn phát triển rất lớn ở một nơi tại Trung Quốc: Thượng Hải. Dalian Wanda có hướng đi nhỏ hơn, sự hiện diện rẻ hơn ở nhiều nơi hơn. Hai công ty có chiến lược rất khác nhau trong nước.
Canh bạc 5,5 tỷ đô của Disney tại Thượng Hải là một người khổng lồ của khu liên hợp vui chơi giải trí.
Mặc dù chủ tịch của Wanda ông Wang Jianlin thể hiện tham vọng đối đầu với Disney trong chính trò chơi của họ, cách thực hiện của ông hoàn toàn khác. Có ít “trải nghiệm” tổng thể hơn – trò chơi cảm giác mạnh ít hơn cùng với một số nhân vật hoạt hình và các khách sạn và cửa hàng với quy mô nhỏ hơn.
Điểm thu hút của Wanda có vẻ là một ngày đi chơi – rẻ hơn – nhưng cũng vui như vậy.
Cho đến nay, Disney vẫn dẫn trước đáng kể trong phần quan trọng của bài toán này – sở hữu trí tuệ. Với Star Wars và lực lượng các nhân vật của Marvel thêm vào với Mickey Mouse, họ có nhiều điều để lôi kéo các gia đình.
Wanda hiện đang tìm cách phát triển điều gì đó tương tự với chuỗi rạp chiếu phim lớn của họ và công ty sản xuất độc lập được thành lập vững chắc của Mỹ Legendary Entertainment, mà họ mua hồi đầu năm nay.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Năm với đài truyền hình nhà nước CCTV, ông Wang cho biết hồi tháng Năm rằng Wanda muốn “đảm bảo Disney không có lợi nhuận trong khoảng 10-20 năm trong lĩnh vực kinh doanh này tại Trung Quốc”
Công viên Disney tại Thượng Hải là công viên giải trí thứ sáu và thứ tư bên ngoài nước Mỹ sau khi Paris, Tokyo và Hồng Kông.
Một số công viên giải trí đang được Wanda xây dựng thêm, một tại Cáp Nhĩ Tân dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2017 và tiếp theo tại Thanh Đảo, Quảng Châu và Vô Tích trong năm 2018 và 2019.
Công viên phim của Wanda ở thành phố Vũ Hán khai trương vào năm 2014 nhưng bất ngờ đóng cửa để nâng cấp vào cuối tháng Bảy.
Sự đối đầu giữa Dalian Wanda và Walt Disney nảy ra khi nền kinh tế giảm sút của Trung Quốc ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng trong nước. Tại chi nhánh rạp chiếu phim của Wanda, số lượng vé bán ra chỉ tăng 12,8% trong quý II so với 61% trong lần đầu tiên.

Hoa Kỳ cáo buộc Nga “dã man” ở Syria

Đại sứ Hoa Kỳ cáo buộc Nga về những cuộc đánh bom “dã man” nhắm vào thành phố Aleppo của Syria.
Tại cuộc gặp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc, bà Samantha Power nói Nga đã dối trá hoàn toàn về những vụ ném bom ở Syria.
Bà nói Nga và chính phủ Syria đã “phá hủy hầu hết những gì còn lại của thành phố biểu tượng của Trung Đông”.
Phía Nga nói các lực lượng Syria đang cố đẩy lùi quân khủng bố ra khỏi Aleppo và cố gắng ít gây thiệt hại nhất đến người dân.
Đại sứ Vitaly Churkin không nói các lực lượng của Nga có tham chiến.
Nhưng ông nói hòa bình cho Syria hiện là “nhiệm vụ bất khả thi”. Ông cũng cáo buộc các nhóm vũ trang đối lập phá hoại thỏa thuận đình chiến.
Thành phố phía bắc Aleppo đã trở thành chiến trường chính trong cuộc nội chiến 5 năm tại Syria.
Tổ chức thiện nguyện Save the Children nói hôm Chủ Nhật các nhân viên nhân đạo tại hiện trường cho biết gần một nửa số thương vong mà họ cứu từ đống đổ nát là trẻ em.
Một bệnh viện nói với tổ chức từ thiện này 43% số người bị thương họ cứu chữa hôm thứ Bảy 24/9 là trẻ em, và một đội xe cấp cứu Syria nói hơn 50% số nạn nhân họ cấp cứu trong 48 giờ qua là trẻ em.
“Mức độ khủng khiếp hơn”
Bà Power nói trong cuộc họp phía Nga, bên đang ủng hộ chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad “từ lâu đã có sức mạnh để chấm dứt sự đau đớn này.”
Bà nói: “Nhưng thay vì hòa bình, Nga và ông Assad lại gây chiến. Thay vì đưa những cứu trợ đến người dân Syria, Nga và ông Assad đã đánh bom bệnh viện và lực lượng cứu hộ.”
Bà cáo buộc Nga chuẩn bị các cuộc không kích vào miền đông Aleppo thậm chí ngay trong khoảnh khắc Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang nói với Liên hiệp Quốc là Nga cam kết theo đuổi giải pháp hòa bình.
Bà Power kêu gọi hội đồng “đủ can đảm nói ai là người chịu trách nhiệm và yêu cầu Nga đồng thuận dừng lại.”
Nhiều đại diện tại cuộc gặp cho rằng Nga có thể đã gây ra tội ác chiến tranh khi đánh bom lên đoàn xe cứu trợ nhân đạo gần Aleppo hôm thứ Hai 19/9.
Nga chối bỏ cáo buộc tấn công phá hủy 18 trong 31 xe tải chở hàng cứu trợ. Nga cũng nói đạn pháo của phiến quân hoặc các máy bay không người lái của Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm vụ này.
Nga không thừa nhận đánh bom ở Aleppo từ khi kết thúc thời gian đình chiến.
Đặc sứ Liên hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura nói ít nhất 213 thường dân đã bị giết hại kể từ khi các cuộc phản công bắt đầu trở lại, nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Ông nói xung đột đã tới “mức độ khủng khiếp hơn”.
Nhiều giờ sau khi kết thúc một tuần đình chiến hôm thứ Hai, chính phủ Syria tuyên bố phản công đánh vào miền đông Aleppo và phi cơ chiến đấu bắt đầu oanh tạc khu vực này, nơi 275.000 người còn mắc kẹt trong thành phố.
Ông Churkin nói có một hành lang nhân đạo nơi người dân có thể rời đi, nhưng hành lang đó bị phiến quân chặn lại.
Bom phá boongke
Ông de Mistura nói các báo cáo cho biết Nga đã sử dụng vũ khí gây cháy tại Aleppo, theo ông đã tạo ra “những khối cầu lửa với cường độ mạnh đến mức thắp sáng cả đêm tối ở Aleppo như giữa ban ngày.”
Ông nói Nga và chính phủ Syria cũng sử dụng bom phá boongke để chống lại người dân. Đây là loại vũ khí xuyên qua mặt đất và phá hủy các mục tiêu dưới hầm.
“Việc sử dụng các vũ khí đó một cách bừa bãi và có hệ thống trong khu vực có người dân hiện diện có thể cấu thành tội ác chiến tranh,” ông nói.
Ông de Mistura kêu gọi Hội đồng Bảo an đề xuất 48 giờ tạm ngưng chiến để đảm bảo các nhân viên cứu trợ của Liên hiệp Quốc có thể đến miền Đông Aleppo.
Đại sứ Anh cáo buộc chính phủ Syria “khát máu bệnh hoạn chống lại người dân”.

Nổ súng ở Houston, 9 người bị thương

Một vụ xả súng xảy ra vào sáng thứ Hai tại Houston, Mỹ, đã khiến 9 người bị thương, trước khi nghi phạm bị cảnh sát bắn chết.
Sở Cứu hỏa Houston vào khoảng 6:30 sáng thứ Hai đã nhận được cuộc gọi thông báo về một vụ xả súng tại một giao lộ bên ngoài một dãy cửa hàng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6 dặm về hướng tây, theo lời phát ngôn viên của Sở Richard Mann. Tất cả các nạn nhân đều đang ở trong xe khi bị bắn. Nhiều người đã bị bắn vào tay chân và có 2 người bị thương nghiêm trọng hơn, phát ngôn viên của Sở Cứu hỏa cho biết.
Chính quyền thành phố thuộc bang Texas cho biết trên trang tin thông báo khẩn cấp rằng “Vào lúc này, hiện trường vụ xả súng đã bị phong tỏa”.
Cảnh sát Houston cho biết các nạn nhân đã được đưa đến các bệnh viện địa phương và mức độ thương tích của họ chưa được biết chính xác.
Trong cuộc họp báo vào khoảng 9 giờ sáng giờ địa phương, cảnh sát cho biết trong số những người được đưa tới bệnh viện, 1 người trong tình trạng nguy cấp và 1 người bị thương nặng.
Tin từ đài truyền hình Fox 26 cho biết một đội rà phá bom của cảnh sát đã được cử đến khu vực để rà soát một chiếc xe. Đài này cho biết thêm rằng lệnh “ẩn núp tại chỗ” đã được đưa ra trong khu vực.
Một người phụ nữ chứng kiến vụ nổ súng nói với đài Fox khi đứng bên cạnh một chiếc xe với hai lỗ đạn trên kính chắn gió rằng: “Tôi chỉ nghe tiếng đạn rít qua cửa xe tôi”.
Các video quay trực tiếp cho thấy có rất nhiều xe cảnh sát và xe cứu thương đang có mặt trong khu vực. Ngoài ra, còn có một vài chiếc xe có các lỗ đạn.
Giao lộ nơi xảy ra vụ nổ súng là nơi có nhiều cửa hàng và nhà riêng của cư dân địa phương. Hiện vẫn chưa rõ vị trí chính xác của vụ nổ súng.
Theo Reuters, Washington Post

Đe Bắc Triều Tiên, Mỹ-Hàn tập trận hải quân chung

Hôm thứ Hai, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận hải quân khi nguy cơ xung đột tiềm tàng trong khu vực đang ngày càng tăng vì mối đe dọa về khả năng hạt nhân tiến bộ của Bắc Triều Tiên.
Tàu USS Spruance, một khu trục hạm của Mỹ được trang bị cả hệ thống chống phi cơ và chống tàu chiến ngầm, đã tham gia tập trận cùng với các tàu khu trục, tàu ngầm, máy bay trực thăng chống tàu ngầm và máy bay của Hàn Quốc trên Biển Nhật Bản.
Đô đốc Brad Cooper, chỉ huy Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, cho biết cuộc tập trận hải quân chung được tổ chức để phô diễn “sức mạnh vững chắc” của các đồng minh quân sự của Mỹ “để bảo vệ chống lại hành vi khiêu khích vô cớ của Bắc Triều Tiên”.
Để đối phó với khả năng hạt nhân và phi đạn đạn đạo đang tiến bộ nhanh chóng của Bắc Triều Tiên, Washington và Seoul đang cố nhấn mạnh đến sự sẵn sàng của quân đội nhằm ngăn chặn hoặc đáp trả cho một cuộc tấn công tiềm tàng.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã bố trí tạm hai máy bay ném bom B-1B từ đảo Guam và đưa loại máy bay có khả năng hạt nhân này đến gần biên giới liên Triều.
Chính quyền Kim Jong Un vẫn tiếp tục coi thường lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này và các biện pháp trừng phạt tăng lên của quốc tế trong năm nay. Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm trong tháng này và rất nhiều vụ phóng tên lửa khác.
Mỗi vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên cho thấy nước này đang tiến gần hơn đến việc sở hữu khả năng về tên lửa hạt nhân trên phạm vi rộng lớn và đáng tin cậy, có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, Nhật Bản và đất liền của Hoa Kỳ.
Tại Liên Hiệp Quốc vào tuần trước, Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho nói nước ông cần phòng bị hạt nhân riêng để tự vệ chống lại “mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang ngày càng tăng của Hoa Kỳ”.

Anh quốc sẽ không xúc tiến quy trình rút khỏi EU quá sớm

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson hôm Chủ nhật nói rằng Anh quốc cần phải làm nhiều việc hơn trước khi bắt đầu quy trình chính thức rút khỏi Liên hiệp Âu châu, nhưng một khi đã bắt đầu thì sẽ không để cho quy trình đó kéo dài.
Ngoại trưởng Johnson, người dẫn đầu cuộc vẫn động rút khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hinh BBC rằng nước Anh nêu rút khỏi EU trước cuộc bầu cử nghị viện Âu châu vào tháng 5 năm 2019.
Ông được hỏi 3 lần về thời điểm tiến hành, nhưng ông đều từ chối lập lại khẳng định hồi tuần trước của ông rằng Anh quốc sẽ thực thi Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, tức là quy trình chính thức rút khỏi EU, nội trong vài tháng đầu của năm tới.
Ý kiến của Ngoại trưởng Johnson không nhận được hậu thuẫn của Thủ tướng Theresa May. Bà May đã lập lại quan điểm của bà là Điều 50 sẽ không được thực thi trong năm nay.
London đang bị các thành viên EU và hàng triệu người Anh bỏ phiếu ủng hộ rút khỏi EU áp lực đòi bắt đầu quy trình chính thức rút khỏi Liên hiệp Âu châu.
Nhưng một số nhà lập pháp và các giới chức nói rằng chính phủ chưa có đủ thời gian để chuẩn bị cho một lập trường thương thuyết rõ ràng, và nếu khởi sự quy trình rút khỏi EU quá sớm sẽ dẫn đến việc Anh quốc nhận được một thỏa thuận tồi.
Thủ tướng May hứa sẽ đưa ra một “thỏa thuận đặc biệt” cho Anh quốc, với những điều kiện thương mại thuận lợi, trong khi hạn chế di dân – một sự kết hợp bị các nhà lãnh đạo EU bác bỏ. EU nói rằng tự do thương mại chỉ đi đôi với tự do đi lại của con người.
Các trợ lý và bộ trưởng của bà May nói với các phóng viên báo chí rằng chính phủ sẽ không “bình luận trực tiếp” về cuộc ly hôn với Liên hiệp Âu châu, nhưng họ tuyên bố rõ ràng rằng bất cứ quyết định nào cũng sẽ do chính bà Thủ tướng đưa ra.

Ấn Độ sẽ phê chuẩn Hiệp ước Paris về khí hậu

Ngày 02/10/2016, quốc gia thải khí gây hiệu ứng nhà kính đứng hàng thứ ba trên thế giới sẽ phê chuẩn Hiệp định COP21 chống biến đổi khí hậu. Đích thân thủ tướng Narendra Modi thông báo tin này nhân đại hội đảng cầm quyền vào ngày chủ nhật 25/09 tại bang Kerala.
Thực hiện lời hứa với tổng thống Mỹ Barack Obama hồi đầu tháng 9 tại Vientiane, hôm qua, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo New Delhi sẽ phê chuẩn Hiệp định chống biến đổi khí hậu gọi tắc là COP21 vào ngày 02/10.
Theo giải thích của thủ tướng Ấnì ngày 02/10 là ngày sinh nhật của thánh Gandhi. Người tranh đấu đem lại độc lập cho Ấn Độ « đã sống trong thời kỳ mà trái đất còn ít bị khí thải ô nhiểm tác hại ».
Để Hiệp định COP21 đi vào hiệu lực, thỏa thuận mà cộng đồng quốc tế đã long trọng ký kết tại Paris hồi tháng 12/2015 phải hội đủ hai điều kiện tối thiểu : được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia  và là tác nhân thải ra 55% khí gây ô nhiểm trên toàn cầu.
Hai quốc gia gây ô nhiểm hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ đã phê chuẩn COP21 vào ngày 03/09, ngay trước thượng đỉnh ASEAN mở rộng tại Vientiane.

Thủ tướng Nhận Bản thúc giục quốc hội sửa đổi hiến pháp

Hôm nay, 26/09/2016, nhân khóa hợp bất thường của Hạ viện Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi các dân biểu nhanh chóng tu chính Hiến pháp chủ hòa để thích ứng với nhu cầu an ninh quốc gia.
Tại Quốc hội Nhật Bản, do đảng bảo thủ kiểm sóat, thủ tướng Shinzo thông báo sẽ ban hành thêm nhiều biện pháp chấn hưng kinh tế và cùng lúc kêu gọi phe đối lập tham gia vào cuộc thảo luận tu chính Hiến pháp.
Theo thủ tướng Shinzo Abe, chính phủ không có quyền cải cách Hiến pháp. Nhiệm vụ này là của dân chúng mà đại diện là các vị dân biểu và họ sẽ quyết định đâu là con đường lý tưởng nhất cho nước Nhật. Ông kêu gọi hai phe thân chính phủ và đối lập « đào sâu » vấn đề này trong Ủy ban Tu chính Hiến pháp.
Đảng Tự Do Dân chủ của thủ tướng Shinzo Abe hội đủ đa số 2/3 tại hai viện quốc hội để có thể thông qua quyết định tu chính, nhưng trong phe này cũng bị phân chia ý kiến vì điều 9. Một bên xem điều 9 là « thần độ mệnh » , bảo vệ cho nước Nhật không bị chiến tranh từ sau đệ nhị Thế chiến. Một bên thì xem điều khoản này cản đường canh tân phát triển quân đội, bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Đa số phe đối lập thì hoàn toàn không muốn đụng đến điều 9. Đảng Dân Chủ đặt điều kiện buộc chính phủ phải hủy bỏ dự án sửa đổi Hiến pháp theo chiều hướng tăng cường quyền lực nhà nước nhưng giới hạn quyền tự do cá nhân, thì lúc đó họ mới thảo luận về điều 9 của bản Hiến pháp.
Trong khóa họp bất thường kéo dài đến tháng 11, Hạ viện Nhật sẽ biểu quyết ngân sách và tranh luận tiếp về hiệp định Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.