Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 4-6-2019

Tuesday, June 4, 2019 5:31:00 PM // ,

Tin Biển Đông

Pháp Luật TP HCM có bài: Mỹ-Trung tranh cãi nảy lửa về Biển Đông. Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoà cảnh báo, nước này sẽ “hành động một cách quyết đoán”, nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan và khu vực Biển Đông.
Ông Ngụy cũng lên tiếng chỉ trích các “chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải” và tuyên bố quân đội Trung Quốc “sẽ không từ bỏ một tấc lãnh thổ thiêng liêng nào của tổ quốc”. Phía Mỹ vẫn giữ quan điểm không cấp nhận các hoạt động bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Báo Trí Thức Trẻ đặt câu hỏi: Liên tục quấy phá Biển Đông, “dân quân biển” TQ đã trở nên nguy hiểm hơn so với trước đây? Bài viết bàn chuyện lực lượng “dân quân trên biển” của Trung Quốc đứng sau vụ tấn công bằng laser vào máy bay trực thăng của hải quân Australia trên Biển Đông vừa qua, cũng như một loạt vụ tấn công tương tự vào lực lượng không quân Mỹ ở Biển Hoa Đông trước đó.
Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm CSIS ở Mỹ, nhiều tàu cá Trung Quốc không tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá, mà thuộc về lực lượng “dân quân trên biển”, là “một lực lượng bán quân sự, có nhiệm vụ tham gia tuần tra, giám sát, tiếp tế và các nhiệm vụ khác để tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp thuộc khu vực Biển Đông”.
RFA trích dẫn bình luận của TS Hà Hoàng Hợp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc “nói dối một cách trắng trợn”. Vụ Thượng tướng Ngụy Phương Hòa nói: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”, TS Hợp nhận định:
“Sự thật là ngay tại Việt Nam, họ đã xâm lược Việt Nam năm 1979 mấy chục ngày sau thì họ rút, năm 1974 thì họ chiếm Hoàng Sa là xâm lược, năm 1988 họ giết 64 người lính hải quân Việt Nam và lấy đảo, đấy là xâm lược. Họ dẹp bỏ nhà nước Tây Tạng đi, đấy cũng là xâm lược, chỉ cần nói như thế thì cũng đủ biết họ nói dối một cách trắng trợn”.
RFA dẫn nguồn từ Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, đưa tin: Trung Quốc tập trận gần Quần đảo Hoàng Sa. Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc tuyên bố, các cuộc tập trận sẽ diễn ra vào Chủ nhật và nửa ngày thứ Ba tại một khu vực do Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Hoàng Sa. Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh, Bộ trưởng Quốc phòng TQ cảnh báo, các lực lượng vũ trang nước này sẽ “có hành động” để bảo vệ các yêu sách lãnh hải của Bắc Kinh đối với khu vực.
Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines: Không nước nào được kiểm soát toàn bộ biển Đông. Phát biểu tại Singapore, ông Delfin Lorenzana nói: “Dưới góc nhìn của chúng tôi, không một cường quốc nào được giao quyền kiểm soát hoàn toàn đối với những tuyến hàng hải như vậy, ví dụ như biển Đông. Chúng ta phải cùng chung tay bảo vệ khu vực quốc tế này”.
Mời đọc thêm: Màn “so găng” quyết liệt của Mỹ – Trung trên “mặt trận” Shangri-La (DT). – Kết thúc Đối thoại Shangri-la 2019, quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng (GDVN). – Mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (TN). – Pháp muốn “châu Âu hóa” các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông (RFI).
Việt Nam – Nhật Bản trao đổi về vấn đề an ninh ở biển Đông (PLTP). – Báo Nhật: Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự ‘ở Đông Nam Á’ (BBC). – Chiến hạm Trung Quốc bất ngờ xuất hiện, dân Sydney xôn xao (NV). – Ba chiến hạm Trung Quốc “bất thình lình” tới cảng Sydney, chính phủ Australia nói gì? (Infonet). – Trung Quốc tập trận hải quân, “đĩa bay” xuất hiện? (DT).
Các diễn viên lên sân khấu Quốc hội diễn phiên chất vấn
Từ sáng nay đến hết sáng 6/6, tại sân khấu Quốc hội, các diễn viên sẽ bắt đầu trình diễn show chất vấn. Các diễn viên của đội Chính phủ sẽ diễn trong đợt này gồm: Tô Lâm, Phạm Hồng Hà, Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Ngọc Thiện và Phạm Bình Minh.
Sân khấu Quốc hội sẽ dành 2 ngày rưỡi cho các ngôi sao của đội Chính phủ diễn, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Và diễn viên Tô Lâm sẽ trình diễn trước. Được biết đây là lần đầu tiên, diễn viên Tô Lâm lên sân khấu diễn xuất trước công chúng. Các diễn viên phụ cũng diễn không kém, khi mong bộ trưởng nói thẳng ở phiên chất vấn.
Riêng hai diễn viên gạo cội là Phùng Xuân Nhạ và Trần Tuấn Anh đã bị trượt “ghế nóng” lần này! Tiếc thật, rất nhiều khán giả mong được nhìn thấy hai diễn viên này ngồi ghế nóng, nhất là diễn viên Trần Tuấn Anh nhận được nhiều yêu cầu của khán giả nhất, nhưng không được chọn.

Hai diễn viên “gạo cội” Phùng Xuân Nhạ và Trần Tuấn Anh trượt “ghế nóng” lần này.
BBC có bài phỏng vấn nhà báo tự do Nguyễn Đức: Về hai bộ trưởng Công thương, Giáo dục vắng mặt ở phiên chất vấn. Về sự vắng mặt Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong phiên chất vấn, ông Đức bình luận:

“Dư luận cho rằng liệu bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã được ‘cứu một bàn thua trông thấy’. Nếu ông Tuấn Anh ra trả lời chất vấn sẽ lộ rõ nhiều điều không minh bạch về giá điện, xăng dầu”. Bộ trưởng Nhạ cũng nhận được “phao cứu sinh” tương tự.
Mời đọc thêm: Về hai bộ trưởng Công thương, Giáo dục vắng mặt ở phiên chất vấn (BBC). – Bộ trưởng Công Thương nhận nhiều chất vấn nhất nhưng không được chọn (VNE). – Phiên chất vấn của QH: Cử tri muốn Bộ trưởng GD-ĐT nghiêm túc nhận trách nhiệm (TN). – Bộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm, rồi sao nữa? (Sputnik). – Quốc hội chất vấn: Đại biểu ‘canh’ bấm nút hỏi bộ trưởng nào? (TT).
Củi trong quân ngũ
Theo Thông cáo Báo chí Kỳ họp 36 của UBKT Trung ương hôm 3/6/2019, ba khúc củi trong quân ngũ là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, bị đề nghị kỷ luật. Riêng Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, cựu Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Các nhân vật “có máu mặt” một thời trong quân đội VN bị đề nghị kỷ luật vì các sai phạm liên quan đến Ban thường vụ Đảng ủy Quân chủng hải quân. UBKT Trung ương còn đề nghị Thường vụ Quân ủy trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hải quân, nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Mời đọc thêm: Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân, tổ chức (VTV). – Bộ Chính trị Việt Nam ‘xem xét kỷ luật hai danh tướng’ (BBC). – Nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị kỷ luật (VNN). – Cảnh cáo Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, đề nghị kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (GT). – Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo bị kỷ luật cảnh cáo (PLTP). – Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị kỷ luật (VNE).
Sai phạm ở PVEP
Báo Lao Động đặt câu hỏi về phiên xử cựu lãnh đạo PVEP nhận lãi ngoài từ OceanBank: 51,8 tỉ đồng lãi ngoài đi đâu? Trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) vừa diễn ra ở TAND TP Hà Nội, ông Nguyễn Tuấn Hùng, cựu Trưởng ban Tài chính PVEP, khai rằng, đã nhận tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ OceanBank theo chỉ đạo của bà Vũ Thị Ngọc Lan, cựu Phó TGĐ PVEP.
Trong khi ông Hùng khai rằng, mọi hành vi cố ý làm trái đều do làm theo lệnh cấp trên, thì các cựu lãnh đạo PVEP phủ nhận hết. Phiên xử này là một phần của vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, xảy ra tại OceanBank, gây thiệt hại 1.600 tỉ đồng.
Kết thúc vụ xử, cựu “tay hòm chìa khóa” PVEP nhận mức án cao hơn nhiều so với đề nghị của VKS, theo Infonet. Bài báo đưa tin, “bản án xác định bị cáo Hùng là người giữ vai trò chính, là người trực tiếp bàn bạc, nhận tiền lãi từ Oceanbank. Tuy bị cáo Hùng khai nhận có chỉ đạo từ Vũ Thị Ngọc Lan… nhưng lại không có chứng cứ, sổ sách nào chứng minh điều này”.
HĐXX tuyên phạt ông Nguyễn Tuấn Hùng 20 năm tù, dù VKS đề nghị mức án 15-16 năm tù; ông Đỗ Văn Khạnh, cựu TGĐ PVEP lĩnh án 3 năm tù; bà Vũ Thị Ngọc Lan, cựu Phó TGĐ PVEP chỉ nhận 18 tháng tù. Thêm một vụ “Lê Lai cứu chúa” dù “Lê Lai” không hề muốn, một tình huống quen thuộc trong các vụ xử sai phạm thời CSVN.
Mời đọc thêm: Mở lại phiên tòa xét xử các cựu lãnh đạo PVEP (PL&XH). – Cựu sếp PVEP lĩnh án 20 năm tù vì nhận lãi ngoài trái pháp luật (ĐTCK). – Nhận tiền chi lãi ngoài từ Oceanbank, dàn lãnh đạo PVEP đồng loạt lĩnh án (CL).
Gian lận thi cử
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa cảnh cáo phó chủ tịch tỉnh Sơn La do liên quan gian lận thi cử, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La bị cảnh cáo, còn ông Cầm Ngọc Minh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh này bị khiển trách do sai phạm trong vụ gian lận thi cử.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La “đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc… để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018”.
UBKT Trung ương còn đề nghị kỷ luật Giám đốc sở Giáo dục Sơn La, theo báo Pháp Luật TP HCM. Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Trước đó, cấp phó của ông Đức, là ông Trần Xuân Yến, đã khai nhận với công an rằng, chính ông Đức đã đưa thông tin thí sinh để ông Yến và các đồng phạm nâng sửa điểm.
Vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Yêu cầu kiểm điểm Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Chất, theo VTC. Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, bị đề nghị kiểm điểm bởi sai phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Còn Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Sơn La 2018 cũng bị xác định phải chịu trách nhiệm về vụ gian lận đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự”.
Diễn biến mới trong quá trình điều tra gian lận thi cử tại Hà Giang: Đề nghị truy tố 4 cán bộ Phòng Giáo dục, 1 cán bộ công an, báo Dân Trí đưa tin. Cơ ANĐT, Công an tỉnh Hà Giang xác định, các bị can: Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang, Nguyễn Thanh Hoài, trưởng phòng của ông Lương,  Triệu Thị Chính, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang, Phạm Văn Khuông, cùng cấp với ông Chính và Lê Thị Dung, cán bộ Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang đã “thực hiện hành vi sửa đáp án để nâng điểm cho 107 thí sinh” trong kỳ thi THPT 2018 ở tỉnh này.
Theo bài viết, trường hợp đáng chú ý nhất là bị can Triệu Thị Chính. Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi tỉnh Hà Giang, bị can Chính đã đưa cho bị can Hoài danh sách 13 thí sinh và bảo Hoài nâng điểm môn Ngữ văn cho các thí sinh này.
Mời đọc thêm: Gian lận thi cử Sơn La: Cảnh cáo phó chủ tịch tỉnh, đề nghị kỷ luật giám đốc Sở GD-ĐT (TT). – Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh, đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La (VOV). – Gian lận thi cử ở Sơn La: Cảnh cáo Phó chủ tịch tỉnh (VnEconomy). – Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Cảnh cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh (GĐ&XH). – Phó chủ tịch Sơn La bị cảnh cáo vì liên quan gian lận thi cử (VNE).
Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Đề nghị truy tố 5 bị can (TT). – Đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang (VNN). – Đề nghị truy tố 2 phó giám đốc Sở liên quan gian lận thi cử ở Hà Giang (Zing). – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang đưa 13 thí sinh cho cấp dưới nâng điểm (CATP).
Hé lộ lời khai mâu thuẫn giữa người trung gian và hai cựu công an tiếp tay nhóm nâng điểm ở Sơn La (ĐSPL). – Chân dung nữ “át chủ bài” trong đường dây sửa điểm ở Sơn La (NĐT). – Gian lận thi cử Sơn La: Giúp ‘xem điểm thi’ vì cùng quê Thanh Hóa? (ANTT).
Thêm tin giáo dục
VietNamNet đưa tin: Giám thị ký nhầm, 24 thí sinh phải làm lại môn văn khi nửa thời gian trôi qua. Vụ việc xảy ra ở điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Khi thời gian làm bài thi môn văn đã trôi qua được hơn phân nửa, 2 cán bộ coi thi mới phát hiện đã ký nhầm vào ô dành cho cán bộ chấm thi nên yêu cầu các thí sinh làm lại bài thi trên tờ giấy thi mới.
“Do thời gian đã trôi qua khá nhiều, phải lại phải làm lại từ đầu nên nhiều sĩ tử đã òa khóc ngay tại phòng thi”. Sau buổi thi, một thí sinh chia sẻ: “Mặc dù rất hoang mang, nhưng chúng em đành phải làm. Em thấy bài thi của mình chưa hoàn chỉnh lắm”.
Báo Người Đưa Tin có bài: Bức xúc vì đề thi môn văn vào lớp 10 giống hơn 80% đề kiểm tra học kỳ. Hơn 6.400 thí sinh tỉnh Quảng Bình sau khi làm bài thi môn Văn thì phát hiện rằng đề thi văn lớp 10 giống với đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2018 – 2019 của phòng GD&ĐT TP Đồng Hới. “Hai đề thi giống nhau từ cấu trúc đến nội dung”.
Bài viết nhận định, “việc này đã làm mất đi tính công bằng, minh bạch của kỳ thi. Đặc biệt là gây thiệt thòi cho học sinh các huyện so với học sinh các trường tại TP.Đồng Hới khi thi tuyển vào trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp. Điều này còn gây bức xúc cho các bậc phụ huynh và ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh ngay trong kỳ thi”.
Zing đặt câu hỏi: Sở GD&ĐT Quảng Bình nói gì về đề thi lớp 10 giống hệt đề kiểm tra? Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình khẳng định, đây là “sự trùng hợp này là ngẫu nhiên, không phải do bên nào chủ động, không có động cơ xấu”.
Ông Nhân giải thích: “Khả năng là giáo viên ra đề đã tham khảo đề mẫu nên xảy ra sự trùng hợp giữa đề thi tuyển sinh của tỉnh và đề kiểm tra học kỳ của thành phố Đồng Hới”. Động cơ tốt hay xấu cũng đã khiến hàng ngàn học sinh tỉnh Quảng Bình phải chịu sự bất công.
Mời đọc thêm: 24 học sinh Quảng Bình chịu thiệt vì cán bộ coi thi… ký nhầm (PLVN). – Kỳ lạ đề thi văn vào lớp 10 giống hệt đề thi kết thúc học kỳ lớp 9 (BVPL). – “Lạ kỳ” đề thi môn văn vào lớp 10 giống với lớp 9? (NLĐ). – Quảng Bình: Sẽ tiến hành xem xét việc ra đề Ngữ văn (GDTĐ).
Hơn 700 thí sinh bỏ thi vào lớp 10 công lập ở TP.HCM (NN). – Hai phó trưởng khoa Trường ĐH Luật TP.HCM xin từ chức (VNN). – Người đứng đầu Trường ĐH Luật TP.HCM nói gì về hai phó giáo sư xin từ chức? (TN). – Thầy giáo ở Quảng Ngãi dọa dùng lựu đạn “xử” hiệu trưởng (ĐSPL).
Tin môi trường 
VietNamNet có bài: Gần 20 năm gây ô nhiễm của công ty AB Mauri La Ngà. Trong từng ấy năm, công ty này liên tục bị người người dân phản ứng vì phát tán mùi hôi, đến nay đã bị phạt và tạm dừng hoạt động. Trước đó, người dân xã La Ngà liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng, tố cáo công ty này gây ô nhiễm môi trường. Sự cố mà công ty AB Mauri gây ra đầu tiên xảy ra vào tháng 3/2008: Hàng chục tấn cá nuôi lồng bè trên sông La Ngà sát nhà máy bị chết trắng mặt sông.
Cuối năm 2011, hàng trăm người dân xã La Ngà tập trung trước cổng công ty AB Mauri hơn 20 ngày để phản đối công ty vì gây ô nhiễm. Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc một thời gian rồi mọi chuyện lại như cũ. Phải đến vụ cá chết trắng sông La Ngà vừa diễn ra, cơ quan hữu trách mới xử phạt thỏa đáng.
VOV đưa tin: Chợ cá ở Vũng Tàu gây ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc. Khu chợ cá “xóm lưới” ở TP Vũng Tàu đã tồn tại từ lâu, chính quyền TP Vũng Tàu đã nhiều lần bàn đến phương án di dời hoặc xóa bỏ chợ cá “xóm lưới” ra khỏi khu vực đường Nguyễn Công Trứ, khu phố 1, phường 2. Tuy nhiên, khu chợ này vẫn hoạt động với quy mô ngày càng lớn hơn. “Gần 100 hộ kinh doanh hải sản tại đây luôn gây mất trật tự đô thị và ô nhiễm môi trường”, khiến người dân xung quanh bất bình.
Chuyện ở Thái Nguyên: Mưa lớn nhiều diện tích lúa chiêm đang chín bị chìm trong nước thải, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Cuối tháng 5/2019, ở tỉnh Thái Nguyên, nhất là huyện Đại Từ, xảy ra mưa lớn, giông lốc khiến đất đá trôi, ngập úng cục bộ. Trận mưa kéo dài đến sáng 1/6 ở huyện này đã dẫn đến hiện tượng nước lũ trên triền núi ồ ạt trôi xuống đồng, cuốn theo đất đá bãi thải mỏ than của công ty Yên Phước, vùi lấp ruộng lúa của người dân.
Mời đọc thêm: Truy tận cùng ô nhiễm ở La Ngà (NLĐ). – Xác định nghi phạm đổ chất thải độc hại ra mương nước khiến cây cỏ chết cháy (TP). – Truy tìm 2 người Thái Bình đổ trộm chất thải độc hại ở Hải Phòng (ĐSVN). – Dân thuê xe đổ đất chặn dòng kênh bị nhuộm đen (Zing).
Nước sông Tô Lịch đổi màu từ đen sang nâu: “Được thế là may rồi!” (LĐ). – Bất cập xử lý rác thải tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành, Nghệ An (Tin Tức). – Thái Nguyên: Đất, đá thải do khai thác than vùi lấp ruộng lúa sắp thu hoạch của nông dân (MT&CS). – Sạt bãi thải mỏ than, khoảng 35.000m2 diện tích lúa bị vùi lấp (DV).
***
Thêm một số tin: Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các cơ quan bảo vệ trẻ em (RFA). – Trung Quốc thu hoạch 500.000 ha vải thiều, Việt Nam có lo? (PLTP). – Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Gánh nợ nần, lo ngại môi trường đầu tư (TTXVN). – Xe khách lộng hành chèn ép xe buýt, PV rời trụ sở, cán bộ sở GTVT liền “mật báo” cho chủ xe (NĐT).
https://baotiengdan.com/2019/06/04/ban-tin-ngay-4-6-2019/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.