Bộ Chính Trị là cái giống gì?
…
Thế Bộ Chính Trị có phải là cơ quản quản lý Chính Trị cấp nhà nước, trực thuộc chính phủ? Dưới quyền điều hành của Thủ Tướng? Không mới hay. Bộ Chính trị không có bộ trưởng. Không do Quốc hội phê duyệt lãnh đạo bộ, theo đề nghị của thủ tướng, như các bộ khác. Hiến Pháp, Pháp luật Việt Nam, không có một dòng nào về Bộ Chính Trị. Bộ Chính Trị không tồn tại trong Hiến Pháp, hoạt động ngoài vòng Pháp Luật.
Vậy Bộ Chính Trị là cái giống gì?
Tổng quát thì, nước ta có khoảng 4 triệu đảng viên cộng sản. 4 triệu đảng viên này, bầu chọn nội bộ, ra 200 Uỷ viên trung ương của đảng này. 200 Uỷ viên trung ương này, bầu chọn nội bộ ra 19 người (khoá 12), gọi là các “Uỷ viên Bộ Chính Trị”.
19 Uỷ viên Bộ Chính Trị này, chính là những vị được nội bộ đảng cộng sản bầu chọn để nắm quyền cao nhất, điều hành các công việc nội bộ của đảng cộng sản. Đó hoàn toàn là chuyện nội bộ của đảng cộng sản. Còn về bộ máy nhà nước và các hoạt động của nó, thì:
Về mặt chính thức, để hợp Hiến, hợp Pháp hoá bộ máy Nhà nước, cũng như các hoạt động của nó, trước Công dân cả nước, cũng như Quốc tế, sau mỗi kỳ tổng tuyển cử bầu ra các Đại Biểu Quốc Hội, đảng nắm đa số ghế trong Quốc hội, đề cử ứng viên nắm giữ các vị trí lãnh đạo nhà nước như:
Chủ tịch Quốc hội
Chủ tịch nước
Thủ tướng
…
Để Quốc Hội bỏ phiếu thông qua.
Chính phủ, cùng các bộ ban ngành trực thuộc Chính phủ, tổ chức bộ máy, cũng như tổ chức hoạt động điều hành quốc gia, dưới sự bỏ phiếu thông qua, và giám sát của Quốc hội. Như thế là hợp Hiến, hợp Pháp, phù hợp với thông lệ – hợp tác quốc tế.
Thế nhưng, bởi vì nước ta chỉ có duy nhất một đảng, là đảng cộng sản. (Mọi công dân có ý tưởng thành lập đảng khác, đều bị quy tội chống đảng cộng sản – suy diễn ra là chống nhà nước, phản cách mạng, bị bắt bỏ tù ráo.). Thế nên 95% đại biểu Quốc Hội là đảng viên đảng cộng sản. Thế nên mặc dù Danh chính ngôn thuận, thì Quốc Hội là do cử tri cả nước bầu ra, được coi là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng trước khi Quốc Hội bấm nút thông qua bất cứ quyết sách lớn nào của Quốc gia, các đại biểu Quốc hội, là đảng viên đảng cộng sản, thay vì suy nghĩ và lựa chọn như là để đại diện cho ý chí nguyện vọng của các cử tri đã bầu ra mình, thì lại còn phải nghe lệnh từ các lãnh đạo đảng mình.
Kiểu như: “Các đồng chí đảng viên, phải thực hiện nghị quyết của Bộ Chính Trị.”; “Việc này, Bộ Chính Trị đã có chỉ đạo, các đồng chí phải bỏ phiếu theo nghị quyết, không được làm trái.” Thế là quyết sách của Quốc Hội, thay vì vì Dân, vì Nước, thì lại thành ra là vì lợi ích riêng của đảng cộng sản.
Thế là, Quốc Hội trở thành bù nhìn. Hoạt động của Quốc Hội thành ra là diễn kịch cho Nhân Dân và Quốc tế xem – một vở kịch tốn một tỷ mỗi ngày. Để hợp thức hoá ý chí của nội bộ đảng cộng sản. Mà lẽ đương nhiên, chả có lãnh đạo đảng nào lại không chăm chăm chỉ vì lợi ích của đảng mình, nhất là khi cử tri không có đảng khác để bầu.
Đảng cộng sản ở Việt Nam đương nhiên là muốn duy trì mãi cái thế độc quyền cai trị, cái thế mặc nhiên ăn trên ngồi trốc, cái thế cao hơn tất cả, cao hơn, ở trên Hiến Pháp, nằm ngoài vòng Pháp luật của họ. (Đảng viên cộng sản, sau khi bị kỷ luật đảng, khai trừ ra khỏi đảng, thì các cơ quan bảo vệ Pháp Luật mới được vào cuộc điều tra, khởi tố, xét xử.)
Như cựu Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, ngay sau khi về hưu đã dám có một vài phút nói thật: “Chế độ ta là một chế độ phong kiến, các Uỷ Viên Bộ Chính Trị (cán bộ lãnh đạo đảng cộng sản) như các vị vua tập thể.”
Thế đấy. Bộ Chính Trị là một nhóm người, vốn là lãnh đạo nội bộ của đảng cộng sản, bằng những chiêu trò vi phạm Hiến Pháp, ngoài vòng Pháp Luật, đã đang chi phối, chỉ đạo mọi quyết sách của Quốc Hội và Chính Phủ, vì lợi ích nội bộ của đảng cộng sản, mà không ít khi là đi ngược lại ý chí nguyện vọng của Nhân Dân, tổn hại cho đất nước.
Là một Công dân, một cử tri, ta cần nhận diện rõ sự thao túng biến Quốc Hội – cơ quan quyền lực cao nhất – thành trò cười như thế này, của cái bọn có tên là Bộ Chính Trị, để suy xét và đưa ra quyết định của mình, trước và trong mỗi kỳ bầu cử, mà mình tham gia.
https://baotiengdan.com/2019/01/05/bo-chinh-tri-la-cai-giong-gi/
0 comments