Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hoa Kỳ – 14-10-2016

Friday, October 14, 2016 8:00:00 PM // , ,

Email tiết lộ quan hệ trong nội bộ bà Clinton

Tara McKelvey
Phóng viên Nhà Trắng
Hillary ClintonImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionBà Hillary Clinton đang bị quan sát kỹ
Các văn bản mới do WikiLeaks đưa lên mạng cho thấy nội bộ của bà Hillary Clinton và cảm giác thật sự của họ.
Họ tỏ ra tàn nhẫn và coi thường nhau.
Email từ tài khoản của John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton, tiết lộ không khí làm việc cho bà.
Ông này nói người Nga đã tấn công email của ông, và rất giận dữ.
Những nhà chỉ trích thì hoan nghênh việc tiết lộ, nói rằng người ta đang không đủ quan tâm vấn đề này.
Donald Trump viết trên Twitter: “Truyền thông gian dối tường thuật rất ít thông tin của WikiLeaks.”
John PodestaImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionJohn Podesta
Không có bằng chứng gì ghê gớm, nhưng các cuộc trao đổi đã bật mí cuộc sống bí mật của các trợ tá và cố vấn, cho thấy chiến dịch thực ra thế nào.
Chiến dịch và nhân viên của bà Clinton có tiếng là bí mật.
Họ chỉ cho phép một nhóm nhỏ được tiếp cận, canh giữ cẩn thận để chống việc lộ tin.
Vì thế rất ít người biết cơ chế làm việc bên trong của họ – các quyết định làm ra thế nào, và bà Clinton là người quản lý thế nào.
Tiết lộ trong email được thu thập phi pháp, nhưng chúng cung cấp cho ta cái nhìn vào phương pháp của chiến dịch tranh cử – và nhân viên có thể được quản lý thế nào nếu bà chiến thắng bầu cử tháng sau.
Các email cho thấy các chiến dịch thật tàn nhẫn.
Trong một ví dụ về chính trị văn phòng, một cố vấn, Cheryl Mills, đùa với Jake Sullivan về một cựu đồng nghiệp, Anne-Marie Slaughter, người đã viết nhiều email.
Cả bà Mills và ông Sullivan không thích thú các ghi chép của bà Slaughter, hay cách bà khen ngợi bà Clinton.
Tháng Năm 2015, bà Slaughter mô tả công việc ngoại giao của bà Clinton.
“Bà đã thay đổi hệ thống,” bà Slaughter viết, và cc cho cả bà Mills, ông Sullivan và các trợ tá khác.
Bà Mills, đã làm việc với bà Clinton nhiều năm, nhắc ông Sullivan trong một email khác rằng bà liên tục nhận được các thư kiểu này.
Sidney BlumenthalImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionSidney Blumenthal
Ông Sullivan nhấn mạnh với bà Mills rằng ông đã không mời bà Slaughter dự lễ cưới của ông.
Đến tháng Năm 2015, ông Podesta lại bàn tán về một bạn cũ của bà Clinton, Sidney Blumenthal.
Ông Podesta nói Blumenthal không “biết mình, cũng không tự trọng”.
Trong một trao đổi khác từ tháng 11 năm 2014, Philippe Reines, cố vấn kỳ cựu của bà Clinton, viết về một vấn đề quen thuộc cho bất kỳ ai làm việc văn phòng: tiêu đề email không phản ánh đúng nội dung.
“Tôi không sống thế này được trong hai năm nữa,” ông viết.
Nhưng các email cũng cho biết các thành viên nội bộ của bà Clinton giải quyết mâu thuẫn ra sao.
Tháng 4/2015, các trợ tá của bà bàn bạc về một cụm từ bà sẽ dùng trong diễn văn ở một cửa hàng tại New Hampshire.
Ông Podesta cho rằng bà nên nói “người Mỹ bình dân”. Nhưng ông thừa nhận bà không thích.
Ông và một người khác cuối cùng quyết định cụm từ này vẫn nên dùng, mặc dù sếp của họ ngần ngừ.
Ông và các trợ tá cũng rất quan tâm cách người khác nghĩ gì về họ và cố gắng loại trừ tường thuật tiêu cực của truyền thông.
Trong một email tháng Giêng 2009, họ thảo luận về một người có vẻ từng làm cho chiến dịch của bà Clinton và bị bắt vì “quản lý đường dây mại dâm”.
Các email cho thấy tầm mức các trợ tá phải cố gắng để duy trì cân bằng quyền lực mong manh trong nội bộ của bà Clinton, và cố gắng xây dựng quan hệ với người ngoài.
Trong một email, ông Podesta định dự một buổi ăn tối riêng với David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh từng gặp bà Clinton nhiều năm trước.
Trong một email khác, Claudio Bisogniero, đại sứ Italy tại Mỹ, thúc ông Podesta gặp một viên chức Italy tại Nhà Trắng.
Theo các email, quan hệ của ông Miliband và Bisogniero, cùng nhiều quan chức nước ngoài khác, với các cố vấn của Clinton là rất sâu sắc.
Những mối quan hệ này có thể càng sâu hơn nếu bà thành tổng thống.
Việc tiết lộ email không thuận lợi cho ông Podesta và các nhân viên chiến dịch.
Chúng được thu thập nhờ việc đột nhập tài khoản của ông.
Đó là tội phạm.
Nhưng các email chiếu sáng nhiều vấn đề quan trọng.
Chúng là cánh cửa đi vào một thế giới bí mật.
Chúng cho thấy cách quan hệ của các trợ tá và cố vấn cho bà Clinton – ai quan trọng và không quan trọng với họ.
Các mối quan hệ này có thể giúp định hình chính quyền sắp tới – và hướng dẫn chính sách của nó trong tương lai. – BBC

Bầu cử Mỹ : Không khí tranh cử ngày càng bị ô nhiễm

Mai Vân

mediaĐệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama phát biểu tại một diễn đàn ở Washington, ngày 11/10/2016REUTERS/Kevin Lamarque
Sau các tiết lộ của phụ nữ khẳng định là từng bị ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump quấy rối tình dục, nhà tỷ phú vào hôm qua, 13/10/2016, đã tự bảo vệ một cách dữ dội, tấn công ngược lại phe Clinton đã « bịa đặt những lời dối trá », và giới truyền thông bị mua chuộc đã loan truyền tin thất thiệt về ông. Donald Trump còn yêu cầu luật sư của ông kiện báo New York Times đã đăng những lời chứng.
Những tiết lộ về hành vi của ông Trunmp đã làm cho phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama, phải lên tiếng bày tỏ thái độ kinh tởm của bà trước những lời lẽ « không thể chấp nhận được » về phụ nữ. Bà Obama ám chỉ những lời lẽ miệt thị phụ nữ của ông Trump trong đoạn video năm 2005.
Bà khẳng định « Cho dù thuộc đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ, hay độc lập, không người phụ nữ nào đáng bị đối xử như vậy ».
Trong khí này, giới quan sát tự hỏi cuộc tranh cử kỳ quái hiện nay còn dẫn đến đâu nữa ? Thông tín viên RFI, tại Washington, Anne – Marie Capomaccio, ghi nhận :
« Một sự kinh ngạc như bao trùm trên cuộc vận động tranh cử Mỹ : từ video thô tục, đến những lời chứng gây sốc, rồi những lời đe dọa kiện cáo về những cú đòn hèn : Cuộc tranh cử này còn có thể đi xuống mức tệ hại hơn nữa hay không ? Hiển nhiên là có, với việc ban vận động tranh cử của Donald Trump đe dọa bới móc nhiều chuyện khác liên quan đến Bill Clinton để đối phó với các lời chứng xâm phạm tình dục vừa qua.
Trong khi chò đợi cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 19/10 tới đây, bà Obama có lẽ đã nói lên những điều mà mà nhiều cử tri Mỹ cảm nhận : « Đây không phải là điều mà chúng ta có thể ém nhẹm và nói đây chỉ là một nốt lạc điệu trong một cuộc vận động tranh cử đáng buồn, tựa như đó là điều bình thường theo kiểu chính trị là như thế. Nhưng không, điều đó không bình thường, không phải là ” chính trị là như thế “. »
Về câu hỏi là ai sẽ hưởng lợi từ đánh giá « tất cả đều thối tha » rút tỉa từ cuộc tranh cử hiện nay, một bản thăm dò về lá phiếu của cả nữ lẫn nam cho thấy là Hillary Clinton sẽ thắng với 80%, nếu chỉ có phụ nữ bỏ phiếu. Nhưng trong không khí nhiễm độc này, các ban tham mưu lo ngại là cử tri chán ngán sẽ không mất công đi bỏ phiếu. » RFI

Chính sách di dân của 2 ứng viên tổng thống Mỹ

14-10-2016

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ có chính sách hoàn toàn khác biệt về di dân. Thông tín viên Mike O’Sullivan của VOA tìm hiểu quan điểm của ông Donald Trump và bà Hillary Clinton về vấn đề nên nhận di dân như thế nào cho công bằng và cùng lúc, bảo đảm được an ninh quốc gia.
Hoa Kỳ là quốc gia của di dân. Di dân giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp vào nền văn hóa đa dạng của nước Mỹ.
Ứng cử viên tổng thống bên Ðảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, phát biểu:
“Quý vị là hàng xóm của chúng tôi, là đồng nghiệp của chúng tôi, là bạn hữu của chúng tôi, là bà con của chúng tôi.”
Nhưng những diễn biến xoay quanh cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu, mối đe dọa khủng bố và sự hiện diện của 11 triệu di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đã trở thành những vấn đề lớn trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016.
Ứng cử viên tổng thống bên Ðảng Cộng hòa, ông Donald Trump, phát biểu:
“Donald J. Trump đề nghị cấm cửa hoàn toàn, không cho người Hồi giáo vào Hoa Kỳ.”
Ông Trump sau đó đã thay đổi lập trường của ông đối với di dân Hồi giáo, nhưng ông vẫn duy trì ý định xây một tường thành dọc theo biên giới phía nam để chận di dân bất hợp pháp trốn sang nước Mỹ từ Mexico.
Ông nói: “Họ mang vào Mỹ ma túy, tội phạm, họ là những kẻ hiếp dâm. Tôi cho rằng chỉ có một số người là tốt.”
Chính sách di dân của ông Trump còn đòi Mexico phải chịu chi phí xây dựng bức tường ở biên giới và chấm dứt chính sách gọi là “bắt rồi thả.” Ông Trump nói trên trang web của ông rằng bất cứ ai nhập cư trái phép vào Mỹ sẽ bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất.
Ông Trump cũng sẽ trục xuất các thành phần di dân tội phạm, mở rộng lực lượng Tuần tra Biên giới và đưa hệ thống kiểm tra điện tử vào vận hành.
Việc ông Trump chú trọng vào di dân bất hợp pháp đã khiến người gốc Châu Mỹ La tinh xa lánh ông. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người gốc Châu Mỹ La tinh ủng hộ bà Clinton hơn.
Bà Clinton hứa sẽ giảm con số di dân bất hợp pháp qua một kế hoạch cải tổ chính sách di dân toàn diện, trong đó có việc vạch ra một con đường để một số thành phần di dân bất hợp lệ có thể trở thành một công dân đầy đủ và có quyền bình đẳng, nội trong vòng 100 ngày sau khi bà lên nhậm chức tổng thống. Thêm vào đó, bà Clinton còn hứa sẽ chấn chỉnh chương trình cấp visa theo diện gia đình, hiện đang bị ùn tắt, bà còn cam kết sẽ bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để hàng triệu người lao động cần cù được chính thức đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
Bà Clinton tuyên bố sẽ bảo vệ các chương trình của Tổng thống Obama, tạm thời không trục xuất một số di dân sang Mỹ từ nhỏ, cũng như những cha mẹ có con cái là công dân Mỹ.
Một giới chức ở bang California theo Ðảng Dân chủ, cô Fiona Ma, nói bà Clinton được biết tiếng là người bảo vệ di dân. Cô Ma tóm tắt lập trường của bà Clinton:
“Hỗ trợ tất cả các cộng đồng, bảo đảm tất cả mọi người đều được đón nhận, và không một ai phải trở thành ‘dê tế thần’.”
Những người ủng hộ ông Trump nói rằng ông sẽ bảo vệ đất nước.
Một người gốc Châu Mỹ La tinh giải thích lý do ủng hộ ông Trump:
“Bởi vì chúng ta cần thay đổi. Chúng ta cần thay đổi thực sự trong lần bầu cử này.”
Con đường tới Tòa Bạch Ốc đòi hỏi phải thuyết phục được cử tri trên hàng loạt vấn đề khác nhau. Di dân và an ninh là những vấn đề then chốt trong cuộc đua năm nay. – VOA

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.