Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 03/12/2016

Saturday, December 3, 2016 7:01:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 03/12/2016

Mưa lũ lại hoành hành Miền Trung,

ít nhất 8 người chết vì lũ cuốn

Những cơn mưa trong 4 ngày qua lại đang khiến cho một số tỉnh miền Trung Việt Nam bị ngập lụt.
Tin cho hay đến hôm Thứ Bảy 3/12, tỉnh Bình Định có 6 người chết vì lũ cuốn.
Tỉnh Quảng Nam cũng có ít nhất 2 người chết vì lũ cuốn. Tại Quảng Nam, nhiều khu dân cư của thành phố Tam Kỳ bị ngập sâu cả mét sau khi các hồ thủy lợi buộc phải xả lũ vì mực nước các sông dâng cao trên diện rộng. Đường sá biến thành sông, khiến người phải đi lại bằng thuyền. Một số dân cư lâu năm cho biết đây là trận lũ lớn nhất trong 3 năm qua tại thành phố Tam Kỳ. Theo tin từ địa phương, hồ thủy lợi Phú Ninh đang xả lũ với lưu lượng 500 mét khối mỗi giây, nên nước sông Tam Kỳ và Bàn Thạch dâng cao, nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà ven sông.
Các huyện Núi Thành, Phú Ninh và Nông Sơn của tỉnh Quảng Nam báo cáo có 2 người chết do lũ. Sáng Thứ Bảy, một em học sinh lớp 8 ở huyện Nông Sơn đi qua đoạn đường ngập nước bị nước cuốn tử vong. Vào chiều cùng ngày, một người phụ nữ ở huyện Phú Ninh chở con trai 4 tuổi bằng xe máy đến cầu Tây Yên thì bị nước lũ cuốn trôi. Bé trai đã chết do ngạt nước.
Tại Bình Định, tin cho hay một trong những người chết do lũ cuốn trôi là ông Đinh Văn Ước, phó chủ tịch xã An Toàn, huyện An Lão. Ông này chạy xe qua đập tràn Cha Ri vào chiều Thứ Sáu lúc lũ dâng cao. Thi thể ông được tìm thấy cách đó 150 mét.
Huy Lam / SBTN

Trao đổi Thư tín ngày 03.12.2016

Hòa Ái, phóng viên RFA
Ngư dân Việt không được tiếp cứu ở Biển Đông
Trong tuần qua, hai tàu cá Quảng Ngãi cùng 20 người, bao gồm thuyền trưởng và thuyền viên trôi lênh đênh trên vùng Biển Đông do tàu chết máy suốt mấy ngày qua vẫn chưa được tiếp cứu; và một tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa bị một tàu cá của Trung Quốc đâm rồi bỏ chạy, khiến một thuyền viên rơi xuống biển mất tích. Một lần nữa, dư luận bày tỏ bức xúc khi nghe tin Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết cố gắng liên lạc với các tàu cá đánh bắt trong khu vực tìm cách giúp đỡ 2 tàu cá bị nạn nhưng không có tàu cá nào ở gần khu vực đó.
“Tại sao Cộng sản Việt Nam-các anh nhận được viện trợ của Nhật, được người Mỹ cố vấn, được các nước Âu Châu viện trợ và chỉ vấn thì các anh phải tuân thủ theo. Lúc tàu cá Việt Nam ra khơi đánh cá thì các anh phải tuôn các tàu hải giám, cảnh sát biển ra kiểm soát, đi tuần ngoài biển để tàu cá của Trung Quốc không ăn hiếp tàu cá của Việt Nam.”
Trong khi nhiều thính giả nhờ qua làn sóng Đài RFA chuyển đến Đảng Cộng sản lãnh đạo thiển ý của họ như tin nhắn vừa rồi thì thính giả Lê Hoàng đưa ra lời khẳng định “Việt Nam có các hoạt động tuần tra ở Biển Đông như báo chí trong nước đã đưa tin giải cứu thành công tàu cá Trung Quốc gặp nạn trên biển hồi tháng 4 năm nay”. Thính giả Tà Áo Xanh lý giải các ngư dân Quảng Ngãi và Thanh Hóa gặp nạn lần này đành phó thác cho số phận vì lãnh đạo Việt Nam đang bận cùng Cuba ngày đêm canh giữ hòa bình thế giới và còn lo việc quốc tang cho cựu Chủ tịch Fidel Castro vừa qua đời.
“Đảng tang” hay “Quốc tang”?
Trong tuần qua, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên bố để tang Chủ tịch Fidel Castro của Cuba với hình thức quốc tang. Rất nhiều thính giả Đài Á Châu Tự Do phản bác lại quyết định này. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến liên quan:
Đảo Gạc Ma chết bao nhiêu người không thấy tờ giấy nào ghi. Bây giờ vì một đồng chí cộng sản mà làm quốc tang. Nghĩ lại tội cho các anh bộ đội đã hy sinh vì tổ quốc.
-Thính giả RFA
“Đảo Gạc Ma chết bao nhiêu người không thấy tờ giấy nào ghi. Bây giờ vì một đồng chí cộng sản mà làm quốc tang. Nghĩ lại tội cho các anh bộ đội đã hy sinh vì tổ quốc.”
“Còn bao nhiêu sinh mạng người dân bị chết ngập do lũ lụt ở miền Trung chưa bao giờ được tưởng niệm.”
“Ngư dân Việt Nam mình đang bị Trung cộng ăn hiếp, giết chết hàng ngày nhưng có thấy ai kêu gọi mọi người chia buồn với gia đình người chết đâu? Vậy mà ông cựu Chů tịch Cuba Fidel Castro chẳng có dòng giống, không cùng màu da dòng máu với dân Việt lại đi tố chức quốc tang; có vô lý không?”
“Sẽ thuyết phục hơn nếu gọi là ‘đảng tang’ thay vì ‘quốc tang’.”
“Tôi là Tiêu Cà Mau, thưa các vị tướng lãnh cùng các vị Quốc Hội Việt Nam, ông Fidel Castro vừa từ trần thì chính người dân Cuba ra đường ăn mừng reo hò ngoài đường ở Florida. Ngược lại, Nhà nước của các vị bắt nhân dân Việt Nam làm quốc tang cho một người ngoại bang không có quốc tịch Việt Nam, không có công lao với đất nước. Trong khi, nhân dân miền Nam trước năm 1975, đi học được miễn phí, trị bệnh khỏi phải trả tiền. Vậy mà các vị nói có công lao giải phóng miền Nam. Trời ơi!”
Những phiên tòa phi lý
Hòa Ái ghi nhận trong tuần qua, trên mạng xã hội, rất nhiều người dân trong nước tỏ ra buồn rầu không phải vì không khí quốc tang mà vì các phiên tòa phi lý. Đó là phiên tòa phúc thẩm xử y án 20 tháng tù giam vì tội “gây rối trật từ công cộng” đối với bà Cấn Thị Thêu, một dân oan kiên quyết trong việc đấu tranh chống thu hồi đất bất công và đòi hỏi công lý tại Việt Nam. Đó là cáo trạng 24 tháng tù giam cũng vì tội “gây rối trật tự công cộng” dành cho 4 phụ nữ đã tham gia với nhiều người khác ngồi thành hàng ngang trên quốc lộ 1A, tại khu vực đèo Con, thuộc xã Kỳ Nam, tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 12 năm 2015 để yêu cầu chính quyền địa phương thả hai người dân mà họ cho rằng đã bị bắt một cách tùy tiện.
Một trong các phiên tòa mà dư luận đặc biệt quan tâm theo dõi những ngày qua liên quan đến phiên xét xử nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Bổng cùng 6 bị cáo khác đã biến hóa đất công, hoặc đất tranh chấp thành đất nông nghiệp, để được hưởng đền bù 100%, làm thất thoát số tiền 10,4 tỷ đồng trong dự án kinh phí bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Trong phiên tòa kéo dài 4 ngày, bị cáo Nguyễn Văn Bổng xin được miễn tội để tiếp tục cống hiến.
Qua các phiên tòa vừa nêu, thính giả Michael Tran đưa ra lời nhận xét rằng ở Việt Nam chuyện xử tham nhũng sẽ không bao giờ hết vì tham nhũng cả hệ thống lãnh đạo, từ cấp trung ương cho đến địa phương. Vì thế, phiên tòa xét xử người dân là nạn nhân của hệ thống tham nhũng càng ngày sẽ càng nhiều hơn. Trong khi nhiều thính giả xót xa cho những hoàn cảnh dân lành bị tù đày vô cớ, một số thính giả lên tiếng ủng hộ những người chọn lựa cách ra đi, rời bỏ Việt Nam như một cứu cánh dù phải đánh đổi với những rủi ro như chấp nhận trở thành nạn nhân của nạn buôn người với hy vọng có thể sống bất hợp pháp ở một quốc gia Châu Âu hay Châu Mỹ nào đó.
Những nạn nhân người Việt Nam bị mất đất, bị oan sai và còn rất nhiều những tình huống liên quan đến quyền công dân, gọi là nhân quyền. Do hoàn cảnh như thế nào thì người ta muốn đi như thế. Và người ta có thể chấp nhận ngồi tù ở nước khác còn hơn là tự do ở Việt Nam.
-Thính giả RFA 
“Ở Việt Nam bây giờ tình hình chính trị hiện nay đang rất phức tạp bởi vì Đảng Cộng sản rất xấu. Những nạn nhân người Việt Nam bị mất đất, bị oan sai và còn rất nhiều những tình huống liên quan đến quyền công dân, gọi là nhân quyền. Do hoàn cảnh như thế nào thì người ta muốn đi như thế. Và người ta có thể chấp nhận ngồi tù ở nước khác còn hơn là tự do ở Việt Nam.”
“Đừng nói chi con lãnh đạo có tiền hàng triệu đô la đi định cư hay đi du học, bản thân lãnh đạo Việt Nam cũng đi mất tiêu thì đừng nói chi bất kể một người đạp xích lô hay bán hàng rong trong xã hội Việt Nam; thậm chí, nói xin lỗi, cột đèn có chân cũng đi. Đây là câu cửa miệng mà bất kỳ ai trên mạng xã hội cũng biết. Tức là cột đèn còn chịu không nỗi nữa chứ nói chi con người. Bây giờ ở Việt Nam này đang chết từng ngày.”
Sau đây là chia sẻ ngắn của vị thính giả không nêu tên gửi qua email viết rằng “Tại sao phải lìa bỏ quê hương nơi tổ tiên dày công gầy dựng? Sinh tồn bất hợp pháp nơi xứ người hay sống một các hợp pháp trong xứ sở mà công lý chỉ là trò hề, đó là lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Những người dân tay không tấc sắt như bà Cấn Thị Thêu hay 4 phụ nữ bị kết án tù vì tội ‘gây rối trật tự’ chỉ vì thực hiện dân quyền của họ. Tôi không biết sẽ có bao nhiêu người giống tôi, chọn lựa cách cuối cùng để chống lại bạo quyền như những dân oan Thủ Thiêm đã tuyên bố quyết hy sinh đến cùng?”
Mục Trao đổi Thư tín đến đây xin tạm dừng. Hòa Ái xin lưu ý, hiện nay chương trình phát thanh mỗi ngày chỉ còn một chương trình buổi tối, phát trên làn sóng ngắn 22 và 25 mét cùng trên làn sóng trung bình 1503 KHz, từ 9 giờ đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam. Quý thính giả vui lòng nghe các chương trình phát thanh trực tiếp hoặc các chương trình mới nhất qua internet tại trang nhà www.rfa.org/vietnamese hoặc www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info. Quý vị cũng có thể nghe qua trang mạng Soundcloud tại www.soundcloud.com/rfavietnam
Quý thính giả tại Hoa Kỳ có thể nghe qua điện thoại tại số 563-999-3262. Sau khi bấm dãy số này, quý vị bấm thêm số 1 để nghe chương trình phát thanh hàng ngày của chúng tôi. Và vào lúc 10 giờ tối, giờ Việt Nam, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chương trình truyền hình 30 phút của Ban Việt ngữ được phát trực tiếp trên Facebook, Youtube và trang mạng của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do. Kính mong quý khán thính giả và độc giả đón xem. Ban Việt ngữ luôn mong mỏi quý vị đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm cũng như góp ý cho các chương trình phát hình trực tiếp được hoàn thiện hơn để chúng tôi tiếp tục cùng đồng hành với quý vị trong công việc chuyển tải thông tin chính xác và trung thực. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Thí sinh chuyển giới là tâm điểm trên truyền hình Việt Nam

Việc ca khúc “Ông bà anh” của một thí sinh đổi giới có tên Lê Thiện Hiếu gây sốt ở Việt Nam đã chứng minh thêm một điều rằng các nghệ sỹ chuyển giới đang được rất yêu thích trên các chương trình truyền hình.
Trong một video của VTV3, Lê Thiện Hiếu tự giới thiệu mình là một thí sinh 21 tuổi đến từ Thái Nguyên và lần đầu tiên được đến thành phố Hồ Chí Minh sau khi lọt vào vòng thi chung kết của Sing My Song 2016 – một chương trình truyền hình thực tế nhằm tìm kiếm những nghệ sĩ đa năng có thể sáng tác và hát hay.
Bài hát “Ông bà anh” với giai điệu đậm reagge khá lạ và giọng hát mượt mà của Hiếu đã lập tức chinh phục khán giả và cả ban giám khảo gồm nhạc sỹ Lê Minh Sơn và Đức Trí. Nhiều người cho rằng bài hát này được yêu thích còn bởi vì ca từ rất gần gũi với giới trẻ những người đang sống trong thời đại công nghệ và internet. Theo Dân Trí, vì lẽ đó mà Hiếu “được nhiều người xem là ‘hiện tượng’ vượt lên sự khác biệt, chạm tay tới đam mê.” Video này đã có trên 12 triệu lượt xem trên Youtube.
Theo phần giới thiệu của VTV3 cho phần thi của Hiếu, thí sinh này có tên là Lê Phương Thảo trước khi chuyển giới. Và Hiếu không phải là trường hợp đầu tiên gây “bão” trên một show truyền hình thực tế.
Trước đây trên các chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc và sân khấu khác đã có nhiều những thí sinh chuyển giới gây “sốt” như Hương Giang Idol (Nguyễn Ngọc Hiếu); Cherry Minh Ngọc của chương trình Thách Thức Danh Hài, Quốc Trí của chương trình Thách Thức Bước Nhảy.
Ca sỹ Mai Khôi, cũng là một người hoạt động cho quyền của người đồng tính, nói với VOA Việt Ngữ rằng những nghệ sỹ đồng giới và đồng tính thường nhận được nhiều sự thu hút của mọi người không chỉ bởi tài năng của họ. Cô cho rằng việc truyền thông đưa tin nhiều hơn về cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã góp phần vào làm cho hình ảnh của họ trở nên gần gũi hơn với công chúng.
“Việc định kiến giới ở Việt Nam đang dần được xóa bỏ và đó là 1 điều tốt. Trước đây người ta không chấp nhận những người như vậy trong xã hội nhưng bây giờ người ta lại thấy hứng thú một phần cũng vì họ thấy vui thấy lạ mắt và một phần cũng vì truyền thông về định kiến giới cũng có hiệu quả.”
Lê Minh Ngọc, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Xã Hội (iSEE) cũng cho rằng vai trò của truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về người đồng tính và chuyển giới là rất lớn. Chị Ngọc dẫn chứng rằng khi dự án đầu tiên iSEE thực hiện vào năm 2008 với cộng đồng LGBT là phản hồi báo chí bởi lúc đó hình ảnh của người đồng tính và chuyển giới rất xấu trên truyền thông. Và điều đó đã thay đổi.
“Báo Thanh Niên cũng là 1 trong những tờ báo đi đầu trong việc đề cập đến quyền của người LGBT và tạo ra những sự thay đổi trong xã hội. Và thực sự là nó tạo ra những dư luận xã hội mà nó mang lại những việc rất tích cực, những thay đổi rất tích cực trong cộng đồng. Và cũng một cái nữa là những bài báo giật tít câu view như kiểu “người đồng tính giết người”(hay đại loại như thế) thì đã giảm hẳn vì các nhà báo cũng nhìn nhau khi xu hướng report chính xác và tích cực trên báo chí mà nó là xu hướng chủ đạo thì họ cũng tự thay đổi thì đấy cũng là cái rất là thú vị.”
Chị Ngọc cho rằng mặc dù đồng tính vẫn được coi là một điều xấu hổ ở nhiều nơi ở Việt Nam và hôn nhân đồng tính không được công nhận về mặt pháp lý nhưng nhận thức của xã hội và nhất là gia đình của những người này đã thay đổi rất nghiều trong những năm gần đây. Chị Ngọc cho biết theo các khảo sát của iSEE gần đây, số lượng người ủng hộ cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã tăng lên và số lượng người công khai đồng tính đã nhiều hơn vì không những họ được xã hội nhìn nhận thân thiện hơn mà họ còn nhận được sự ủng hộ của gia đình nhiều hơn so với trước đây.
Vào tháng 11 năm ngoái, quốc hội Việt Nam đã thông qua quyền chuyển đổi giới tính và đây được xem như là một bước tiến lớn trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho những người trong cộng đồng LGBT. Khi điều luật này chính thức có hiệu lực vào năm 2017, những người chuyển giới ở Việt Nam sẽ được xác định lại tên họ và được hưởng các quyền thân nhân giống như mọi công dân bình thường theo giới tính mà họ đã chọn.
Giám đốc iSEE Lê Minh Ngọc nói mặc dù điều luật này còn chưa có hiệu lực nhưng việc Quốc Hội công nhận và cho phép chuyển đổi giới tính đã là một sự khích lệ cho những người muốn trở thành một giới khác và trở nên tự tin hơn trong các hoạt động xã hội.
Theo ICS, một tổ chức người đồng giới ở Việt Nam, có khoảng 270.000 người chuyển giới trong 90 triệu dân Việt Nam.

Hàng trăm người đậu xe phản đối nhà cầm quyền

thu phí qua cầu xây bằng tiền thuế của dân

Hàng trăm người dân đậu xe hơi trên cầu Bến Thủy 1 nối liền hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hôm 3 tháng 12 để phản đối nhà cầm quyền đặt trạm thu phí trên cây cầu xây bằng tiền thuế của dân.
Hàng chục chiếc xe hơi, SUV và minivan dán biểu ngữ chạy lên cầu và dừng lại để chặn ngang Quốc Lộ 1. Người phản đối là các cư dân thuộc khu vực hai bên cầu Bến Thủy 1. Trước đây, họ qua lại cây cầu xây bằng vốn nhà nước dễ dàng và miễn phí. Nay nhà cầm quyền giao cho Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4, tức Cienco4, quản trị và đặt trạm thu phí.
Những biểu ngữ trên các xe có nội dung như: “Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng việc thu phí cầu Bến Thuỷ 1 để trả lại sự công bằng cho dân”; “Chúng tôi không đi đường mà tại sao lại phải trả phí”; “Cầu Bến Thuỷ 1 là của dân, yêu cầu không được để tổng 4 chiếm đoạt”…
Nguồn tin của SBTN có mặt tại hiện trường cho biết, xe cộ bị ách tắc trên quốc lộ khoảng hơn 1 km, và đông đảo người dân không đậu xe hơi trên cầu cũng ủng hộ cuộc phản đối việc nhà cầm quyền xây cầu bằng tiền thuế của dân rồi giao cho doanh nghiệp thu phí trục lợi.
Được biết, xe cộ lưu thông từ Nghệ An qua Hà Tĩnh qua hai cầu Bến Thuỷ 1 và Bến Thuỷ 2. Trong khi cầu Bến Thuỷ 1 được xây bằng tiền ngân sách quốc gia, thì cầu Bến Thuỷ 2 là tuyến đường tránh thành phố Vinh do Tổng công ty Cienco4 đầu tư. Sau khi xây xong cầu Bến Thuỷ 2, Cienco4 liền đặt hai trạm thu phí ở đầu cả hai cầu Bến Thuỷ.
Nguyên Nguyễn/SBTN

40% du khách Úc bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus

hoặc bị côn trùng cắn ở Việt Nam

Sophia Brockman, 25 tuổi, du khách “Tây ba lô” quốc tịch Úc nằm liệt giường vì chứng đau dạ dày trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, chỉ vì dùng một ly cà phê đá bày bán trên đường phố.
Theo nhật báo Dailymail của nước Anh, nữ du khách này ngã bệnh đột ngột sau khi uống nhằm ly cà phê đá bị nhiễm bẩn tại một vùng biển ở Việt Nam. Cô bị mất một nửa số ngày lưu trú tại Việt để trị bệnh, thay vì vui chơi dong ruỗi cùng bạn bè.
Sophia Brockman cho biết, cô đã được nhắc nhở chớ dùng các loại nước uống có nước đá  ở Việt Nam. Nhưng cô lại muốn giải khát bằng cà phê đá, cũng như nếm các món ăn trên đường phố tại Việt Nam, nơi nổi tiếng ăn uống ở vỉa hè. Cuối cùng thì Sophia Brockman đã phải chi khoảng 300 Mỹ kim tiền mua trụ sinh để chống lại cơn đau dạ dày dữ dội vì ly cà phê đá bị nhiễm bẩn. Cô gái này cho biết, nếu không chích thuốc ngừa bệnh trước chuyến đi, có thể chứng ngộ độc thức uống kể trên sẽ hành hạ cô nhiều hơn.
Cuộc khảo sát hơn một ngàn du khách do công ty dược phẩm Sanofi thực hiện cho thấy, người Úc thường chấp nhận rủi ro đe doạ sự an toàn của họ, chỉ vì ăn các món bày bán trên đường phố, và thích ngủ ở ngoài trời tại Việt Nam. Cũng theo cuộc khảo sát này, chỉ có 1/3 du khách Úc đến Việt Nam có chích ngừa, và hơn 60% không hề lưu tâm đến lời khuyên của bác sĩ gia đình. Vì vậy, người ta không ngạc nhiên khi biết rằng có hơn 40% du khách Úc ngã bệnh trong thời gian du lịch Việt Nam, vì bị ngộ độc thực phẩm, bị côn trùng cắn hoặc bị nhiễm virus.
Song Châu / SBTN

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.