Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tiến sĩ Kinh tế Pháp: Trong lòng con người, hỏi còn có Thần Phật hay không?

Thursday, January 14, 2021 6:36:00 PM // ,

 Tiến sĩ Kinh tế Pháp: Trong lòng con người, hỏi còn có Thần Phật hay không?

“Trong lòng con người ta nếu không còn sự thực tâm kính ngưỡng Chúa và Thần Phật, vậy thì sẽ nhường chỗ cho những thứ gì để lấp trải sự trống vắng đó?”

Những ai đã xem “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” không biết có ấn tượng hay không với những lời cầu nguyện của người cha Ingalls tạ ơn Chúa đã ban cho ngũ cốc và sự quây quần bên nhau trong những bữa ăn. Cảnh tượng này diễn ra hàng ngày. Chúa luôn ở trong tâm họ và lòng biết ơn của họ đối với Chúa cũng thật giản dị thuần khiết như là hạt ngũ cốc duy trì cuộc sống con người. Tuy cuộc sống của họ không phải lúc nào cũng no đủ bình yên, nhưng tâm hồn của họ lúc nào cũng được nuôi dưỡng bằng lòng kính ngưỡng đối với Chúa.

Những cảnh như thế ngày càng ít đi trên phim ảnh. Có cảm giác như trong tấm lòng con người hiện đại đã bặt vắng sự biết ơn đối với Thần Phật. Người ta chỉ đến với Thần Phật khi người ta truy cầu hoặc sợ hãi một điều gì đó. Tất cả sự no đủ tiện nghi hình như hoàn toàn đến từ sự giỏi giang phấn đấu của bản thân, trí thông minh, sự sáng suốt, ý chí, sự kiên trì và sự mưu cầu?

Phải chăng, từ khi mới đẻ ra con người ta đã có trí thông minh, sự tháo vát theo một cách ngẫu nhiên của tự nhiên, như là một vài chỗ uốn trên một đoạn mã gen nào đó khiến ta khác người? Nếu tất cả là ngẫu nhiên tự nhiên, vậy ai là người đã thực sự đưa ta đến thế giới này, đã bảo trì sự bình an cho ta kể từ khi còn ta còn đỏ hỏn bé tí? Ai sẽ là người dìu bước ta đi tiếp khi đang hấp hối trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, mà phía trước có vẻ như chỉ toàn là đêm tối? Tại sao từ nhỏ đến lớn, lại bỗng nhiên có những người bảo ban ta, coi sóc cho ta, thương mến ta, giúp đỡ ta một cách hoàn toàn tự nguyện, hoàn toàn là vô điều kiện ?

Tự hỏi theo một hướng khác, rằng trong lòng con người ta nếu không còn sự thực tâm kính ngưỡng Chúa và Thần Phật, vậy thì sẽ nhường chỗ cho những thứ gì để lấp trải sự trống vắng đó?

Thử tìm câu trả lời qua những ca khúc mà người đời cho là « đi cùng năm tháng » (bởi, theo như nhiều người nhận định, những ca khúc bất hủ là những nhạc phẩm mà nội dung ca từ của chúng nói lên nỗi lòng của rất nhiều người), người ta sẽ thấy phần lớn trong số chúng bàng bạc nỗi đau của một mối tình tan vỡ. Những nỗi đau đó có thể góp phần khiến những người trẻ tuổi trở nên già đời hơn, nhưng không thể nâng đỡ nổi tâm hồn con người ta. Thử hỏi, có biết bao danh ca dù là danh vọng vang dội gần đây đã sống phần cuối đời của họ một cách hết sức mất phương hướng?

Từ chuyện nhỏ như các ca phẩm cho tới những điều to lớn hơn như là triều đại hay dòng họ, trong lòng người có hay không có sự thực tâm kính ngưỡng Thần Phật có thể tạo nên khác biệt rất lớn.

Đơn cử như hình ảnh của Triều Lý chẳng hạn: Khởi đầu gắn liền với Phật Giáo và kết thúc cũng với những hình ảnh liên quan đến Phật Giáo! [1]. Ấy vậy mà sự hận thù của một nhân vật lừng lẫy cộng với khát vọng ra đời của một triều đại mới cũng hiển hách không kém vẫn không thể dập tắt nổi nguồn phúc trạch dường như là bất tận của một gia tộc luôn luôn có Phật Pháp trong tâm. Họ Lý khởi nguồn từ Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển rực rỡ tại Đài Loan và nhất là Hàn Quốc, từ thời Cao Ly chống Nguyên Mông với đại công của vị Đô Đốc Thủy Quân Đại Việt Lý Long Tường cho đến vị tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc, Lý Thừa Vãn [2]. Còn tại Việt Nam trên đất Cổ Pháp, Đền Đô thờ Lý Bát Đế chưa bao giờ thôi nghi ngút khói hương…

Ngược lại, nếu như trong lòng người bặt vắng sự thành tâm kính ngưỡng Thần Phật, thì khoảng trống đó điều gì sẽ thay thế? Ừ thì ta vẫn lên chùa đều đều đấy chứ, nhưng trong tâm ta có gì nếu không phải là những lời cầu xin sức khỏe tiền tài an lạc hanh thông may mắn, mà nếu không phải cho riêng ta thì cũng là một hoặc vài người nào đó « của ta » ?

Nếu thật sự trong tâm con người ta đã thiếu đi sự kết nối thực chất với Thần Phật trong một thời gian dài, vậy làm cách nào để có thể thiết lập lại một cách vững chắc thực chất nhất mối liên hệ, sự kết nối với Thần Phật ở trong tâm ta? Để khoảng trống đó không bị lấp đầy bởi những nỗi đau của một sự đổ vỡ, của những ước vọng vật chất tầm thường, hoặc thậm chí là những điều bất hảo mưa dầm thấm lâu từ một vòng xoáy của thế giới kim tiền chuyển động ngày một nhanh?

Người viết xin thành thực thật tâm ngỏ lời với những ai thi thoảng cũng có những câu hỏi nghi vấn như trên, rằng hãy dành thời gian thật tĩnh tâm để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân ([3] link ở bên dưới), để có câu trả lời. Và còn hơn thế nữa. Rất rất nhiều lần.

Bởi vì người viết dù sao thì kiến thức rất là hạn hẹp. Về mặt đạo đức cũng tồn tại rất nhiều hạn chế. Chỉ là một khi đã cảm nhận được « Chân Thiện Nhẫn là rất tốt », rằng « Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt », với tài đức hạn hẹp của mình, cũng chỉ có khả năng truyền đạt lại rằng « Chân Thiện Nhẫn là rất tốt », « Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt », cho (dẫu chỉ) một vài người bạn hữu duyên. Để họ, nếu đã từng có ý định đọc Chuyển Pháp Luân thì hãy thu xếp thời gian đọc Sách. Nếu chưa từng, thì xin hãy làm, lợi ích đảm bảo là không thể đong đếm được, và vượt quá khả năng diễn đạt của tôi.

Phạm Cao Tùng | DKN 07/01/2021

[1]: Sự kết thúc của Triều Lý, thực chất, ấy là khi vua Lý Huệ Tông lui về tu tại chùa Tháp Bát, chấp thuận mọi sắp đặt của Trần Thủ Độ. Nhà vua cũng qua đời tại chùa. Ngay cả Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng, về cuối đời bà cũng tu Phật (về điều này, ta có thể tham khảo các tác phẩm của Yên-tử Cư-sĩ Trần Đại Sỹ, hoặc « Bão táp Triều Trần » của nhà văn Hoàng Quốc Hải).

[2] « Từ khi Lý Long Tường đến định cư ở Cao Ly đến nay đã được 800 năm. Họ Lý Hoa Sơn truyền được 26 đời. Con cháu của Lý Long Tường nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Nhiều người giữ cương vị cao trong triều (con Lý Long Tường là Lý Căn, làm Nghệ Văn Đại Đế Học, Kim Tử Quang Lộc Đại Phu; các người cháu là Lý Huyền Lương làm Lễ Bộ Tham Nghị Thượng Thư, Lý Long Tuyền làm Giám Tu Quốc Sử. Sau này, hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường là Lý Thừa Vãn từng giữ chức tổng thống Hàn Quốc … » (Theo trang “thongtinhanquoc”).

[3] https://vi.falundafa.org/book/zfl_html/index.html

source: https://www.dkn.tv/doi-song/tien-si-kinh-te-phap-trong-long-con-nguoi-hoi-con-co-than-phat-hay-khong.html

Tags: ,

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.