Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 21-10-2016

Friday, October 21, 2016 7:36:00 PM // , ,

Bí thư Kiên Giang ‘vào cuộc’ sau tranh cãi nước mắm có asen

Ông Nguyễn Thanh Nghị

Image copyrightVIETNAMNET
Image captionÔng Nguyễn Thanh Nghị là Bí thư tỉnh Kiên Giang từ 10/2015

Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị vừa ‘vào cuộc’ sau tranh cãi về việc nước mắm Phú Quốc truyền thống có hàm lượng asen (thạch tín) cao hơn ngưỡng cho phép. 
Đảo Phú Quốc, nơi người dân có truyền thống sản xuất nước mắm nhiều đời nay, là đơn vị huyện thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm Bí thư tỉnh Kiên Giang từ tháng 10/2015.
Hôm 18/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) công bố trên website của họ: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”
Vinastas cũng đưa ra một danh sách, theo đó đa số các loại nước mắm làm theo phương pháp truyền thống có hàm lượng đạm cao cũng chứa nhiều asen hơn nước mắm công nghiệp, tức nước mắm pha loãng với hóa chất.
Tuy sau đó, có nhiều ý kiến phản biện nói rằng asen trong nước mắm truyền thống là asen hữu cơ, không độc hại, thông tin nói trên vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định về tâm lý đối với người tiêu dùng.
Bí thư Nguyễn Thanh Nghị được VietnamNet dẫn lời nói: “Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm rất nổi tiếng của Kiên Giang, được hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu”.
“Cơ quan chức năng cùng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về vấn đề này, đồng thời sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.”
Ông cũng cho hay tới đây, “Kiên Giang sẽ chủ động mời các nhà khoa học vào cuộc chứng minh sản phẩm truyền thống không có những chất độc hại như thông tin vừa được công bố”.
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết khoảng gần 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nước mắm truyền thống. 
Việt Nam sản xuất 200 triệu lít nước mắm mỗi năm, trong đó 75% là nước mắm công nghiệp. 
Ngày 21/10, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn nói với báo chí ông cho rằng việc các báo đăng thông tin gây hiểu lầm của Vinastas là “sự cố truyền thông”.
“Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.”
Ông nói vụ này cũng cho thấy “có dấu hiệu bất thường” của một số cơ quan báo chí trong việc công bố thông tin trên và hứa sẽ điều tra. – BBC

Nghệ An: Người nhiễm HIV ‘oan’ được bồi thường 50 triệu đồng

hivImage copyrightOTHER
Image captionQuy trình xét nghiệm HIV thường rất nghiêm ngặt

Luật sư và người đàn ông nhiễm HIV ‘oan’ ở tỉnh Nghệ An vừa nhận bồi thường 50 triệu đồng trả lời BBC về vụ việc ‘gây nhiều thiệt thòi trong một thời gian dài’.
Ông Hoàng Khắc Sửu, năm nay 43 tuổi, ngụ tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, bị kết quả xét nghiệm “dương tính với HIV” vào tháng 5/2003 trong lúc ông đang thụ án tại trại giam số 3 của Bộ Công an về tội giết người. 
Năm 2013, ra trại, ông đi xét nghiệm lại và mới biết mình không có HIV.
Hôm 21/10, tại Tòa án Nhân dân TP Vinh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An trao 50 triệu đồng bồi thường cho ông Sửu.
Sau đó, ông Sửu làm thủ tục rút đơn khởi kiện Trung tâm y tế dự phòng Nghệ An và tòa ra quyết định đình chỉ vụ án.
Cùng ngày, trả lời BBC từ Nghệ An, Luật sư Nguyễn Trọng Hải, Văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự, nơi trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Sửu, nói: “Thoạt đầu, yêu cầu bồi thường mà thân chủ của tôi đưa ra là hơn 340 triệu đồng mà ông ấy có thể chứng minh được thiệt hại.”
“Nhưng tôi tôn trọng kết quả thỏa thuận giữa hai bên và ý muốn khép lại vụ việc của ông Sửu vì ông ấy đã quá mệt mỏi.” 
“Hy vọng là sau vụ xét nghiệm oan này, những người làm công vụ, công chức phải có trách nhiệm hơn, giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại cho người dân.” 
‘Danh dự
Cũng trong hôm 21/10, ông Hoàng Khắc Sửu nói với BBC qua điện thoại: “Điều quan trọng nhất với tôi bây giờ là được trả lại danh dự.”
“Trung tâm y tế dự phòng phải xin lỗi công khai, đính chính thông tin về việc xét nghiệm HIV của tôi ở Cửa Lò.”
“Việc xét nghiệm sai khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn nhiều thứ trong một thời gian dài, người thân, bạn bè xa lánh, tẩy chay.” 
“Vì có niềm tin rằng mình không nhiễm HIV nên tôi phải đi làm xét nghiệm lại và cậy nhờ luật sư đòi lại công lý.” 
Ông giải thích việc mình rút lại đơn kiện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An vì “muốn cho xong, vả lại hầu hết những người làm xét nghiệm cho tôi ngày ấy đều đã nghỉ hưu”. – BBC
“Tôi mong sau này sẽ không ai gặp phải vấn đề gây nhiều thiệt thòi giống như tôi.” 
Báo Tuổi Trẻ hôm 21/10 tường thuật: “Kết luận của Sở Y tế Nghệ An cho hay quy trình xét nghiệm HIV rất nghiêm ngặt, vấn đề sai sót còn phụ thuộc vào quá trình giám sát lấy mẫu hoặc có thể rơi vào tỉ lệ sai số của máy móc, hóa chất, sinh phẩm…”
“Thông tin ông Sửu bị nhiễm HIV được quản lý, tư vấn, bảo mật đúng quy định”.
Tháng 6/2016, báo Việt Nam đưa tin một trường hợp khác, ông Trần Ngọc Khanh ở tỉnh Bình Thuận được cho là “bỗng dưng hết nhiễm HIV” sau khi bị Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xác định nhiễm virus này từ năm 1997.
Việc xét nghiệm của ông này được các báo dẫn lời giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận khẳng định là “đúng quy trình chiến lược 3 của Bộ Y tế”.
“Tháng 5/2016, thấy đã qua 19 năm rồi mà cơ thể vẫn khỏe, ông Khanh đi xét nghiệm tại bốn cơ sở y tế khác nhau thì đều có kết quả âm tính với HIV”, báo Việt Nam viết. – BBC

Việt Nam – Campuchia hoàn thành hơn 80% việc cắm mốc quốc giới

Việt Nam và Campuchia hoàn thành hơn 80% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới giữa hai phía.
Đây là thông tin được Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia đưa ra tại cuộc họp vừa kết thúc hôm qua tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin từ cuộc họp bắt đầu từ ngày 18 tháng 10 còn cho biết hai phía đồng ý cử nhóm công tác đặc biệt Việt Nam – Campuchia gặp nhau vào đầu tháng 11 tới đây để xác định vị trí chính xác trên thực địa của 4 cột mốc tại các tỉnh Dak Lak- Mondulkiri, Tây Ninh- Svay Riêng.
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia dài 1137 kilomet. –  RFA

Chiến hạm Trung Quốc đến Cam Ranh

Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.
Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.
 AFP photo
 Ba tàu chiến Trung Quốc hôm nay lần đầu đến cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam.
Truyền thông quốc tế dẫn nguồn từ Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho biết ba tàu chiến Trung Quốc sẽ neo tại cảng quốc tế Cam Ranh cho đến ngày 26 tháng 10. Suốt thời gian lưu lại tại đó 750 thành viên của ba chiến hạm Trung Quốc sẽ có những hoạt động chung với hải quân Việt Nam.
Chuyến thăm của ba tàu chiến Trung Quốc đến cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam diễn ra vào khi hai nước đang có tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông.
Cảng quốc tế Cam Ranh được mở cửa vào đầu năm nay được nói tách rời với những căn cứ quân sự cũng tại Vịnh Cam Ranh. Đây là một vùng nước sâu chiến lược mà trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ từng đóng ở đó. Từ năm 1979 đến năm 2002, Nga cũng thuê Cam Ranh làm căn cứ quân sự ở nước ngoài. – RFA

Biểu tình đòi hủy luật phi lý

dai-loan-hanh-dong-doi-pho-nan-bo-tron-cua-cong-nhan-viet-nam-58-15072015171905.jpg
dai-loan-hanh-dong-doi-pho-nan-bo-tron-cua-cong-nhan-viet-nam-58-15072015171905.jpg
File photo
Gần 200 công nhân nước ngoài làm việc tại Đài Loan, trong đó có một số người Việt, hôm nay tập trung trước tòa nhà Quốc hội Đài Loan ở thành phố Đài Bắc kêu gọi các vị dân cử bỏ phiếu bác điều luật buộc công nhân nước ngoài làm việc tại đảo quốc này ‘3 năm phải xuất cảnh 1 ngày’ mà họ cho là phi lý và bị môi giới lạm dụng.
Đây là điều 52 trong Luật Giao Dịch của Đài Loan.
Anh Nguyễn Đức Huy, một trong những người tham gia cho biết thông tin liên quan như sau:
“Hôm nay do áp lực từ ngày 2 tháng 10 vừa qua, khi đó có rất nhiều người lao động nước ngoài biểu tình với hơn 3 ngàn người. Do đó hôm nay các dân biểu đưa dự luật đó vào quốc hội để bàn thảo thông qua.”
Kết quả được anh Nguyễn Đức Huy cho biết là sau cuộc họp, điều luật đó đã được các vị dân biểu hủy theo như nguyện vọng của những người lao động nước ngoài ở Đài Loan. Anh Huy thông báo:
“Các dân biểu họ đã thông qua tuy nhiên cần phải chờ thêm một thời gian nữa để tổng thống ký quyết định đưa vào thi hành.” – RFA

Bạn bè tiếc thương tình nguyện viên cứu lụt tử nạn

Khánh An – VOA
Tình nguyện viên giúp dân cứu đê vỡ. (Ảnh tư liệu)
Tình nguyện viên giúp dân cứu đê vỡ. (Ảnh tư liệu)

Hôm 21/10, bạn bè trên khắp cả nước đã đổ về Quán Hàu (tỉnh Quảng Bình) để tiễn đưa nữ tình nguyện viên xấu số gặp tai nạn trong lúc đi cứu trợ người dân vùng lũ. Các nhóm trẻ này cũng đồng thời kêu gọi đóng góp để giúp gia đình của nữ tình nguyện viên và cho công tác cứu trợ đang tiếp diễn.
Nữ tình nguyện viên Đặng Thị Thu Hương sinh năm 1994, quê ở Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cô gặp tai nạn giao thông khi đang tham gia công tác cứu trợ cho người dân vùng lũ Quảng Bình hôm 20/10. Bạn bè cho biết Hương tham gia nhiều nhóm “phượt” (đi du lịch theo phong cách bụi) và làm thiện nguyện. 
Thanh Nguyên, người bạn đồng hành của Hương khi gặp nạn, nhớ lại:
“Trưa đó em còn bảo ‘Dì ơi, Nguyên thèm trà sữa quá’, thì Hương bảo ‘Ừ, lát nữa đi ra kia tụi mình rủ phượt đi’, rồi hai đứa còn tính chiều đi tiền trạm một xã khác nữa. Em là người ngồi sau xe Hương mà. Cũng một phần là lỗi do tụi em muốn vượt xe. Vượt lên mà đường khô ráo thì không nói gì, vượt lên mà đường trơn, ngay đống bùn xình. Tới đống bùn đó thì xe trượt, vừa lúc bánh xe sau của xe tải cán qua”.
Nói về người bạn đã khuất, Nguyên kể:
“Tính Hương rất nhiệt tình. Hương cũng rất thương bạn bè. Vui vẻ, hòa đồng lắm. Nói chung là em thương Hương nhiều lắm. Tụi em chơi chung với nhau, tuy mới gặp nhưng có chuyện gì cũng chia sẻ với nhau hết. Khi giận nhau gì thì nói, nói rồi thôi, lại thương nhau, lại quay ra ôm nhau khóc”.
Tin tức về tai nạn của Thu Hương đã được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng trên mạng. Rất nhiều người tỏ ra tiếc nuối cô gái có “tấm lòng vàng” và chia sẻ, cầu nguyện cho nạn nhân và gia đình.
Trong khi đó, các nhóm phượt và làm thiện nguyện như S2, Bụi Kết Nối… đang kêu gọi đóng góp để giúp đỡ gia đình của Hương và cho công tác cứu trợ mà những nhóm này đang thực hiện tại Quảng Bình.
Đinh Văn Hiệp, thành viên nhóm Bụi Kết Nối, một nhóm mà Hương tham gia, cho biết:
“Mấy Admin của tụi em ra ngoài đó để hỗ trợ ngoài đó rồi với lại làm thiện nguyện ngoài đó luôn. Hiện tại tụi em mới giúp gia đình bé Hương, với lại tụi em đang kêu gọi tài trợ để làm thiện nguyện ngoài Quảng Bình luôn. Bé Hương ra ngoài đó [Quảng Bình] để khảo sát. Bé Hương đang làm chương trình với nhóm phượt S2 ở ngoài Đà Nẵng. Nhóm đó đang làm thiện nguyện ngoài đó. Còn tụi em đang lấy quỹ để mang ra ngoài đó làm tiếp”.
Tin cho hay Hương hiện sống và làm việc tại Huế, trong khi gia đình gồm ba mẹ và em đang học lớp 3 vẫn sống tại Quảng Bình. Trước khi gặp nạn, Hương dự định sẽ về thăm mẹ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.