Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 28/09/2020

Monday, September 28, 2020 3:43:00 PM // ,

 Đọc báo Pháp – 28/09/2020

Khủng bố ở Paris: Cơn ác mộng lại tái diễn – Thụy My

Ngay trong lúc đang diễn ra phiên tòa xử vụ khủng bố Charlie Hebdo ở Paris, lại xảy ra vụ tấn công mới ngay trước tòa soạn cũ của tuần báo trào phúng, hung thủ là di dân người Pakistan «vừa mới hơn 18 tuổi» trên giấy tờ. Mỗi năm, chính quyền Pháp chi ra ít nhất 2 tỉ euro để chăm sóc các «trẻ em vị thành niên» nhập cư lậu, trong đó có không ít người khai gian tuổi.

«Một triệu người chết» là tựa chính của La Croix hôm nay với tấm ảnh những người thân ôm nhau an ủi giữa một nghĩa trang điệp trùng những cây thánh giá ở Brazil. Tờ báo viết về cuộc đời của những bác sĩ, y tá điển hình đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại con virus từ Vũ Hán. Le Monde chạy tựa « Ở trung tâm những mạng lưới ủng hộ ông Trump trên Facebook ». « Tấn công Paris : Hành trình của một người Hồi giáo bình thường » là tít chính của Le Figaro. Về chính trị, Libération đặt câu hỏi : « Một phụ nữ để cứu vãn cánh tả ? », còn Les Echos nói về « Pháp lao vào cuộc chạy đua 5G ».

Ở trang trong, khủng bố Paris, nỗ lực ngăn chận đợt dịch corona thứ hai, chuyến thăm Litva của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan, tổng thống Mỹ bổ nhiệm thẩm phán mới cho Tối cao Pháp viện được đề cập nhiều.

Từ nhân chứng vụ Charlie Hebdo trở thành nạn nhân

Libération nói về « Tấn công ở Paris : Một hành động được khẳng định và những vùng tối », Le Figaro dành hai trang báo lớn cho « Quỹ đạo đặc thù của một người Hồi giáo ‘đơn độc’ ». La Croix nhận xét « Tại Paris, vụ tấn công bằng dao phay làm sống lại ký ức tháng Giêng năm 2015 », tương tự với Le Monde « Vụ tấn công ở đường Nicolas-Appert : Cơn ác mộng quay trở lại ».

Đọc thêm: Diễn biến vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo

Trong khi phiên tòa xử các vụ khủng bố tháng Giêng năm 2015 đang diễn ra tại tòa án hình sự đặc biệt Paris từ ba tuần qua, hôm thứ Sáu 25/09 lại xảy ra một thảm kịch mới ở ngay trước trụ sở cũ của Charlie Hebdo. Một người đàn ông dùng dao phay chém vào đầu vào mặt hai người trên lề đường rồi chạy trốn – bằng métro, với khuôn mặt đầy máu, chiếc áo thun màu xanh đọt chuối và đôi giày đỏ. Anh ta bị bắt vào lúc 12 giờ 30 trước nhà hát opéra Bastille, và lập tức nhận tội.

Hai nạn nhân bị thương nặng, một nữ tiếp tân 28 tuổi và một nam nhân viên 32 tuổi đều là người của Premières Lignes, một công ty sản xuất chương trình truyền hình đóng tại cùng tòa nhà với Charlie Hebdo, đang trong lúc nghỉ giải lao. Thủ phạm không biết rằng tuần báo trào phúng sau vụ khủng bố đã

dời tòa soạn đến một bunker mà địa điểm được giữ bí mật và được bảo vệ chặt chẽ. Vấn đề là nếu gõ từ « Charlie Hebdo » trên Google, vẫn cho ra địa chỉ cũ là đường Nicolas-Appert, Paris.

Các nhân viên của Premières Lignes từng là những nhân chứng đầu tiên trong vụ khủng bố Charlie Hebdo, nay  trở thành nạn nhân, và khu phố bỗng dưng sống lại cơn ác mộng cũ. Những cánh cửa đóng chặt, bàn ghế được dùng để chận lối vào, những tiếng la hét, tiếng còi xe cấp cứu, cảnh sát bao vây, các trường học gần đó bị phong tỏa, bộ phận hỗ trợ tâm lý được cấp tốc lập ra ở tòa thị chính quận 11…Theo La Croix, nếu sự tàn bạo của vụ tấn công gây sốc, thì sự tái diễn này cũng làm người dân choáng váng.

Được cưu mang, vẫn khủng bố để « trả thù cho Mohamet »

Le Figaro và Le Monde cùng nêu ra việc hung thủ Hassan A., từ Pakistan đến Pháp bất hợp pháp năm 2018 cùng với hai người em. Anh ta khai rằng sinh năm 2002, có nghĩa là lúc ấy mới 16 tuổi, nhưng trông già hơn rất nhiều nên chính quyền địa phương đã yêu cầu cho kiểm tra xương để xác định tuổi thật. Tuy nhiên tòa án Cergy-Pontoise đã bác, và Hassan được cơ quan trợ giúp xã hội cho trẻ em (ASE) trợ cấp ăn ở và đào tạo nghề, giúp tìm việc. Sau hai năm được Nhà nước Pháp cưu mang, và chuẩn bị nhận việc tại một công ty xây dựng với cơ hội được hợp thức hóa giấy tờ, anh ta lại tiến hành khủng bố để trả thù việc « vẽ biếm họa nhà tiên tri Mohamet ».

Đọc thêm: Charlie Hebdo : Vụ 11 tháng 9 của nước Pháp

Hassan khẳng định hành động một mình, nhưng có 9 người đang bị câu lưu để điều tra, trong đó có một người em trai và sáu người Pakistan chung phòng với nghi can. Le Figaro cho biết thêm, năm 2019 số trẻ em vị thành niên người nước ngoài không có cha mẹ đi cùng nhập cư lậu vào Pháp lên đến 40.000 người, chính quyền địa phương phải chăm lo cho số này cho đến tuổi trưởng thành, và tiêu tốn ít nhất 2 tỉ euro mỗi năm. Riêng về di dân Pakistan, không ít người khai là từ Afghanistan để dễ xin tị nạn.

Trong khi đó Le Monde thuật lại tại tòa án hình sự Paris, hai người vợ góa của hai anh em Kouachi – các hung thủ đã thảm sát toàn bộ ban biên tập Charlie Hebdo – một mực nói rằng không hay biết gì về âm mưu của chồng. Tất nhiên là trong phòng xử án không ai tin lời khai này. Cả hai tên sát thủ đều thất nghiệp, vậy gia đình sống bằng gì ? Vợ của Said Kouachi nói rằng sống nhờ vào trợ cấp cho người khuyết tật của bà ta, còn vợ của Chérif Kouachi khai anh ta mua quần áo rồi bán lại trên mạng. Chủ tọa phiên tòa cho biết cảnh sát ghi nhận người vợ góa của hung thủ không hề tỏ ra xúc động khi xảy ra vụ tàn sát các nhà báo Pháp.

« Hãy đối mặt không sợ hãi »

Le Figaro chỉ trích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chần chừ chưa đưa ra tuyên bố « chống ly khai », tuy ông đã trực tiếp trao đổi với đơn vị trực chiến cũng như gia đình từng nạn nhân, và thủ tướng, bộ trưởng Nội Vụ đã có những phát biểu về vụ khủng bố ở đường Nicolas-Appert. Đành rằng tổng thống thứ Sáu tuần này sẽ lên tiếng « một cách thẳng thắn », nhưng tờ báo cho rằng chờ đến một tuần lễ là quá lâu.

Trong bài xã luận, Le Monde kêu gọi « Khủng bố : Hãy đối mặt không sợ hãi ». Dù là hành động của một cá nhân đơn lẻ hay của những tên khủng bố thuộc một mạng lưới, đây là mối đe dọa thường trực cho tự do ngôn luận.

Vụ tấn công mới, xảy ra chỉ hai ngày sau khi 100 tờ báo Pháp cùng đăng lá thư ngỏ cổ vũ người dân bảo vệ quyền tự do căn bản này, càng củng cố lời kêu gọi : « Những kẻ thù của tự do cần phải hiểu rằng tất cả chúng ta đều là đối thủ kiên quyết của chúng, dù có những quan điểm và niềm tin tôn giáo khác nhau ». Năm năm sau các vụ khủng bố Charlie Hebdo, Montrouge, Hyper Cacher, nước Pháp cũng như các nền dân chủ trên thế giới cần tiếp tục đối mặt không sợ hãi trước những kẻ gieo rắc hận thù.

Armenia và Azerbaijan lại đứng bên bờ vực chiến tranh

Nhìn sang vùng Kavkaz, Libération, Les Echos và Le Figaro có cùng nhận xét « Armenia và Azerbaijan một lần nữa lại bên bờ vực chiến tranh ».

Chiến dịch phía Azerbaijan bắt đầu từ 7 giờ 10 phút sáng địa phương dọc theo « đường tiếp xúc » vùng Thượng Karabakh, huy động lục quân và không quân « có thể đông đảo hơn cả cuộc chiến bốn ngày hồi tháng 4/2016 », theo một chuyên gia. Phi cơ tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, xe tăng T-72…Baku tung vào lực lượng quy mô sau khi huy động quân dự bị vào tuần trước, trưng dụng cả các xe jeep của tư nhân.

Azerbaijan khẳng định đây chỉ là « phản công », nhưng các nhà quan sát cho rằng Baku muốn thu hồi lại nhiều hecta lãnh thổ ở Thượng Karabakh. Hồi tháng Bảy, đã có nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở Baku đòi tái chiếm vùng đất thuộc Azerbaijan quản lý thời Liên Xô cũ, dù cư dân hầu hết là người Armenia, và đã bị Armenia chiếm được trong cuộc chiến 1988-1994.

Le Figaro dẫn lời một nhà ngoại giao cho rằng tổng thống Ilham Aliev không chỉ muốn làm hài lòng xu hướng dân tộc chủ nghĩa Azerbaijan, mà còn bực tức trước thái độ được cho là mị dân của thủ tướng Nikol Pachinian của Armenia, thường xuyên đến vùng Thượng Karabakh và củng cố hệ thống quốc phòng tại đây.

Cuộc chiến ủy nhiệm thứ ba giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga

Les Echos nhận định, đây là cuộc chiến ủy nhiệm thứ ba, sau Syria và Libya, mà Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO) và Nga đối đầu thông qua các đồng minh tại chỗ. Cả hai nước Azerbaijan (10 triệu dân) và Armenia (3 triệu dân) đều ra lệnh tổng động viên và thiết quân luật, đôi bên đứng trước bờ vực một cuộc chiến quy mô, có nguy cơ lan ra cả bên ngoài vùng Kavkaz.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể gởi đến Azerbaijan lính đánh thuê điều từ mặt trận Syria, ông tuyên bố ủng hộ đồng minh Hồi giáo « bằng mọi phương tiện cần thiết ». Còn Armenia – nước Công giáo suốt 17 thế kỷ, một thời thuộc về đế quốc Ottoman trước khi trở thành quốc gia thành viên Liên Xô – vẫn luôn được Matxcơva ủng hộ, và Nga có căn cứ quân sự tại đây. Nhưng Azerbaijan lại là khách hàng mua vũ khí của Nga.

Matxcơva kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức và thương thảo. Pháp (có cộng đồng người Armenia đông đảo) làm trung gian hòa giải cùng với Nga và Hoa Kỳ trong Nhóm Minsk, cũng như Bruxelles. Libération dẫn lời Paul Stronski thuộc think tank Carnegie cho rằng chính quyền Trump trong năm thứ tư của nhiệm kỳ cần phải xác định chính sách đối với khu vực Kavkaz.

Nagorny Karabakh với sự hỗ trợ quân sự của Armenia đã ly khai với Azerbaijan, sau cuộc chiến 1988-1995 làm 25.000 người chết. Baku, tái vũ trang với tiền bạc dồi dào nhờ dầu khí biển Caspi (Caspienne), muốn tái kiểm soát Thượng Karabakh nhưng các cuộc đàm phán đều dậm chân tại chỗ từ nhiều năm qua.

Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga : Ba quốc gia hiếu chiến cần ngăn chận

Về địa chính trị, tác giả Dominique Moisi trên Les Echos phân tích « Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga : Ba con thú dữ đe dọa các nền dân chủ chúng ta ».

Tác giả dùng từ « prédateur » (thú ăn thịt), tạm dịch « quốc gia hiếu chiến ». Vấn đề được đặt ra : Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh trong NATO, nhưng lại mua chiến đấu cơ để chiến đấu với NATO. Nước Nga của Putin muốn cái chết của các thể chế tự do dân chủ, còn Trung Quốc lấy thịt đè người. Đó là ba nước mà châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung cần phải tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết.

Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh « không giống ai » còn đỡ đầu cho Huynh đệ Hồi giáo, ưu tiên cho quan hệ với Hamas và can thiệp vào Syria, Libya, ủng hộ Hồi giáo chính trị ở vùng Balkan. Với thái độ này, làm thế nào hiện diện trong một liên minh mà mục tiêu lớn nhất là bảo vệ dân chủ và nguyên trạng lãnh thổ ? NATO, cho dù « chết não » như lời tổng thống Pháp Macron đi nữa, không cần đến một con voi đi vào cửa hàng bán đồ sứ của mình.

Nga thì không phải là đồng minh mà là đối thủ. Liên Xô, lý do hiện hữu của NATO đã sụp đổ cách đây gần 20 năm, nhưng nước Nga của ông Putin với các vụ đầu độc, tin tặc…cho thấy Kremlin vừa trừ khử các nhà đối lập ở bên trong, vừa gây bất ổn cho các đối thủ bên ngoài. Điểm giống nhau giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ : đều là chế độ toàn trị với ý thức hệ – không còn là cộng sản đối với Nga, trở thành Hồi giáo với Thổ Nhĩ Kỳ – có cùng kẻ thù chung là các chế độ tự do dân chủ.

Tuy nhiên quốc gia cần phải ngăn chận trước hết là Trung Quốc, cường quốc đang tranh hùng với Hoa Kỳ, và châu Âu đang bị lệ thuộc nhiều. Cần nhớ rằng chính Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan vốn luôn đấu tranh cho quyền lợi của người Hồi giáo trên thế giới đã phải xử nhũn trước vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Theo tác giả, muốn chận đứng ba quốc gia hiếu chiến này, cần phải thấu hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của từng nước. Không thể làm dịu lũ cọp dữ bằng cách cung cấp thức ăn cho chúng, việc này chỉ làm cho thú dữ càng say mồi hơn.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200928-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-%E1%BB%9F-paris-c%C6%A1n-%C3%A1c-m%E1%BB%99ng-l%E1%BA%A1i-t%C3%A1i-di%E1%BB%85n

 

Tin tổng hợp

(AFP) – Thủ tướng Đức thăm nhà đối lập Nga Alexei Navalny tại bệnh viện. 

Thông tin được tạp chí Đức Der Spiegel công bố tối 27/09 và được chính nhà đối lập Nga bị đầu độc bằng Novitchok khẳng định trên trang Twitter ngày 28/09. Ông viết : « Tôi biết ơn thủ tướng Merkel đã đến thăm tôi ở bệnh viện ». Theo tạp chí Der Spiegel, việc bà Merkel « bí mật » đến thăm Nalvalny là « một tín hiệu mới gửi đến chính phủ Nga rằng Berlin sẽ không nhân nhượng và muốn đưa ra sự thật ẩn sau vụ này ». Xuất viện từ tuần trước, hiện ông Alexei Navalny đang trong quá trình hồi phục ở thủ đô Berlin.

(AFP) – Tổng thống Pháp chỉ trích sự phản bội của giới chính trị Liban. 

Ông Moustapha Adib, thủ tướng được chỉ định của Liban, đã từ chức vì không thể thành lập được chính phủ mới do tranh giành các vị trí bộ trưởng, khiến triển vọng thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị càng mờ mịt. Trong buổi họp báo được tổ chức vào phút chót tại điện Elysée tối 27/09/2020, tổng thống Pháp Macron, người khởi xướng và cổ vũ nhiệt tình cho quá trình chuyển đổi chính trị tại Liban, nói là « xấu hổ » thay cho đội ngũ lãnh đạo Liban.

(Les Echos) – Khối G20 tổ chức họp thượng đỉnh trực tuyến vì Covid-19. 

Theo thông cáo ngày 28/09/2020 của Ả Rập Xê Út, thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 21 và 22/11/2020 và do quốc vương Ả Rập Xê út Salman ben Abdel Aziz Al-Saoud chủ trì. Nội dung thượng đỉnh lần này tập trung vào « bảo vệ cuộc sống và tái lập tăng trưởng ». Là nước chủ tịch luân phiên khối G20 năm 2020, Ả Rập Xê Út đã tổ chức họp trực tuyến nhiều hội nghị cấp bộ khác (Tài Chính, Y Tế, Thương Mại…) vì dịch Covid-19.

(NHK) – Trung Quốc tăng cường trấn áp người Mông Cổ ở vùng Nội Mông. 

Chính quyền trung ương quyết định bỏ giờ học tiếng Mông Cổ của các lớp 1 và lớp 7, thay vào đó là dạy tiếng Hoa phổ thông. Quyết định được áp dụng từ quý IV, bắt đầu vào tháng 09/2020. Ngoài ra, các môn học khác được dạy bằng tiếng Mông Cổ sẽ dần dần được dạy bằng tiếng Hoa. Ngoài ra, một cựu giáo viên khẳng định qua điện thoại ngày 28/09 với NHK rằng nhiều người đã bị bắt vì bị cáo buộc tổ chức tập hợp bất hợp pháp và họ bị đối xử như « tù chính trị ». Trong khi đó, trong một cuộc họp ngày 25 và 26/09 về các biện pháp được áp dụng tại Tân Cương, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định chính sách của ông là « hoàn toàn đúng đắn ».

(AP) – Trung Quốc lại tập trận ở biển Đông. 

Trong bối cảnh căng thẳng với các láng giềng, Cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc thông báo có một cuộc tập trận mới ở biển Đông trong hai ngày Chủ Nhật và thứ Hai và cấm lưu thông trong khu vực tập trận nhưng không đưa một chi tiết nào. AP nhắc lại là trong những ngày qua Trung Quốc liên tục cho máy bay áp sát vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, nằm ở cực bắc biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam hải. Còn ở phương nam, đầu tháng này, một tuần dương hạm của Indonesia đối đầu trong ba ngày với một tàu tuần duyên của Trung Quốc.

(Tân Hoa Xã) – 16.000 cán bộ Trung Quốc bị trừng phạt vì tội lãng phí.

Theo hãng tin Nhà nước Trung Quốc, trong tháng 8/2020 có tổng cộng 16.731 quan chức chế độ bị phạt vì vi phạm điều luật cần kiệm liêm chính. Hàng ngàn người  bị tố cáo đặt ra thủ tục nhiêu khê để hành dân, một số khác mắc tội tham ô, quà cáp, biển thủ công quỹ tổ chức tiệc tùng và trợ cấp tài chính không đúng tiêu chuẩn. Bản tin không nói rõ hình phạt cụ thể ra sao.  

(Guardian) – Đại học Anh bảo vệ sinh viên nghiên cứu về Trung Quốc.

Để tránh cho sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan đến Trung Quốc không bị trả thù, đại học Oxford yêu cầu sinh viên nộp bài mà không ký tên. Thủ tục đỡ đầu luận án cũng thay đổi chỉ có một thầy, một sinh viên. Sinh viên nghiên cứu về Trung Quốc cũng phải được thông báo rõ ràng về đạo luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh mà từ đầu tháng 7 có hiệu lực tại Hồng Kông và có thẩm quyền ra ngoài biên giới, cho phép chính quyền bắt giam những người không phải là cư dân Hồng Kông. Một dự thảo quy tắc ứng xử sẽ được trình bày trong tuần này về cách tiếp cận với sinh viên đến từ các nước độc tài. 

(AFP) – Pháp đoạt chức « Vô địch xe đạp thế giới ». 

Lần đầu tiên từ năm 1997,  danh hiệu « vô địch xe đạp thế giới » trở lại với Pháp. Julian Alaphilippe, 28 tuổi đoạt được chiếc áo cầu vòng 7 màu trong cuộc đua Imola, tại Ý, đánh bại đối thủ  Bỉ và Thụy Sĩ hôm Chủ Nhật. Trong vòng đua nước Pháp hồi tuần trước, tay đua số một của Pháp chỉ về ở hạng 17.

(AFP) - Giải Nobel Văn Học Svetlana Alexievitch sang Đức chữa bệnh.

Hôm nay 28/09/2020, một nguồn tin thân cận với bà Alexievitch, một trong những lãnh đạo phong trào phản kháng tại Belarus cho biết bà sang Đức điều trị trong vòng một tháng, đồng thời Alexievitch không « từ bỏ hoạt động của bà với tư cách thành viên hội đồng điều phối » của đối lập Belarus. Gần như toàn bộ các gương mặt nổi bật trong phong trào chống tổng thống Loukachenko đã bị bắt hay phải sống lưu vong ở hải ngoại.

(AFP) - Pháp : Cánh hữu cũng cố thêm vị trí tại Thượng Viện. 

Sau cuộc bầu cử ở Thượng Viện hôm Chủ Nhật 27/09/2020 đảng Những Người Cộng Hòa giành thêm được 11 ghế, kiểm soát tổng cộng 154 trên tổng số 348 thượng nghị sĩ. Là một trong hai đảng phái chính trị lớn ở Pháp, cánh hữu đã thất bại liên tiếp trong hai cuộc bầu cử tổng thống, rồi Quốc Hội và trong cuộc bầu cử châu Âu hồi năm 2019.

(AFP) - Chính phủ Pháp công bố dự luật ngân sách 2021. 

Chiều 2/09/2020 bộ trưởng Kinh Tế Pháp trình bày dự luật ngân sách cho năm tới. Paris kỳ vọng kế hoạch kích cầu khắc phục hậu quả Covid-19 100 tỷ euro cho phép bơm thêm 1,5 điểm cho tỷ lệ tăng trưởng. Dù vậy thâm hụt ngân sách dự trù vào năm tới sẽ lên tới 6,7 % thanh vì âm 10,2 % trong năm này.

(Reuters) - Nga gửi vac-xin chống Covid-19 sang Belarus. 

Cơ quan y tế Nga ngày 28/09/2020 cho biết gửi lô hàng đầu tiên sang Belarus. Mục tiêu đề ra là kể từ ngày 01/10/2020 Belarus có thể thực hiện thử nghiệm lâm sàng loại thuốc mới với các tình nguyện viên.

(Reuters) – Uber được phép hoạt động trở lại tại Luân Đôn. 

Tập đoàn Mỹ vừa ghi được một bàn thắng quan trọng : ngày 28/09/2020 tư pháp Anh cho phép Uber hành nghề trở lại tại thủ đô Luân Đôn. Năm ngoái Uber đã bị cấm hoạt động với lý do « không bảo đảm các điều kiện an toàn cho hành khách » sau vụ một hành khách bị tài xế sách nhiễu tình dục.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200928-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 28/9:

Lệnh cấm mới của Mỹ

đánh trúng tham vọng Bắc Kinh

Lục Du

Chào mừng quý độc giả đến với mục Điểm tin thế giới của DKN. Sáng nay, thứ Hai (28/9), chuyên mục của chúng tôi có những tin sau:

Lệnh cấm mới của Mỹ đánh trúng tham vọng Bắc Kinh

Nikkei sáng thứ Hai (28/9) nhận định, Mỹ đã đánh trúng tâm điểm tham vọng của Bắc Kinh trong việc muốn tự cung chất bán dẫn để sản xuất chip khi chính quyền Trump hôm thứ Sáu (25/9) đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với công ty công nghệ bán dẫn SMIC của Trung Quốc, đồng thời thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với nhà sản xuất chip hàng đầu.

Mặc dù chỉ thị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, yêu cầu họ đăng ký giấy phép cung ứng một số mặt hàng được kiểm soát cho SMIC, nhưng chỉ thị này có thể mở rộng cho các sản phẩm của các công ty không phải của Mỹ nhưng sử dụng công nghệ của Mỹ.

Hiện có hai công ty của Nhật đang hợp tác với SIMIC, đó là Tokyo Electron cung cấp máy khắc và thiết bị lắng màng cho SMIC, trong khi Screen cung cấp cho đối tác Trung Quốc máy làm sạch bề mặt. Còn một số công ty của Nhật khác như Nikon và Canon đã và đang quảng cáo các thiết bị phơi sáng bán dẫn cho SMIC.

Nikkei cho biết, hiện các công ty Nhật chưa rõ ràng quan điểm về việc họ có tiếp tục hợp tác với SMIC hay không. Tuy nhiên trong bức tranh rộng hơn, quy định của Mỹ có khả năng tấn công vào ngành công nghệ cao của Trung Quốc, làm chệch hướng kế hoạch của chính quyền Tập Cận Bình: tăng khả năng tự cung cấp chất bán dẫn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Bắc Kinh sắp cử Vương Nghị tới thăm Nhật

Bắc Kinh và Tokyo đang đàm phán để Vương Nghị, một người thông thạo tiếng Nhật và từng là cựu đại sứ tại Tokyo, đến thăm Nhật Bản và gặp gỡ người đồng cấp Motegi Toshimitsu. Ông Vương có khả năng sẽ gặp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến công du này. Đây là lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của hai nước láng giềng kể từ khi thủ tướng Suga nhậm chức vào tháng này, theo Nikkei hôm Chủ nhật (27/9).

Đây cũng sẽ là cuộc trao đổi đầu tiên kể từ khi quan chức đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản vào tháng Hai, thời điểm hai bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Tokyo. Chuyến đi đó của ông Tập đã bị hoãn lại do đại dịch Covid.

Trong cuộc gặp vào tháng tới, Motegi và Vương dự kiến sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ Trung-Nhật ổn định và thảo luận về các chủ đề được quan tâm như quần đảo Senkaku và luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.

EU gây áp lực buộc Síp và Malta dừng ‘thị thực vàng’

Trong nhiều năm qua, giới nhà giàu Trung Quốc đã đầu tư vào Cộng hòa Síp và Malta để đổi lấy hộ chiếu Liên minh châu Âu (EU) – thường được gọi là giao dịch thị thực vàng. Tuy nhiên SCMP sáng thứ Hai (28/9) cho hay, EU muốn chấm dứt việc này.

Lời kêu gọi ngừng chính sách này được đưa ra từ cấp cao nhất của Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, khi nữ Chủ tịch Ursula von der Leyen lên tiếng trong bài phát biểu đầu tiên của liên minh hồi đầu tháng.

“Các giá trị châu Âu không phải để bán“, bà Leyen nói. “Việc vi phạm pháp quyền là không thể dung thứ. Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ nó và tính toàn vẹn của các thể chế châu Âu của chúng ta – có thể là về tính ưu việt của luật pháp châu Âu, quyền tự do báo chí, sự độc lập của cơ quan tư pháp hay việc bán hộ chiếu vàng”.

Ủy ban châu Âu thậm chí đang xem xét khả năng đưa các quốc gia thành viên EU cấp loại thị thực như vậy ra tòa. SCMP đánh giá, đây là một dạng áp lực chính trị lên chính phủ của các quốc gia đó để ngừng hoạt động loại này.

Seoul đề nghị Triều Tiên hợp tác trong hai việc

Seoul hôm Chủ nhật (27/9) đã kêu gọi Triều Tiên tiến hành một cuộc điều tra chung về vụ sát hại một quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc gần đây và đề nghị Bình Nhưỡng mở lại đường dây liên lạc quân sự song phương cho các công việc liên quan, theo Yonhap.

Chính phủ Hàn đưa ra đề nghị trên ngay sau khi Tổng thống Moon Jae-in có cuộc họp khẩn với các bộ trưởng liên quan đến an ninh về vụ việc.

Trả lời báo chí về kết quả của phiên họp kéo dài 90 phút, Suh Choo-suk, phó giám đốc văn phòng an ninh quốc gia, cho biết, chính phủ “đánh giá tích cực” về “lời xin lỗi nhanh chóng” của Triều Tiên và hứa sẽ ngăn chặn sự tái diễn trường hợp tương tự.

Hiện có những khác biệt trong lời kể của hai bên về những gì đã xảy ra liên quan đến vụ lính biên phòng Triều Tiên bắn chết người đàn ông Hàn Quốc 47 tuổi muốn đào thoát sang Bắc Hàn vào tuần trước, ở vị trí gần đường biên giới biển phía Tây giữa hai miền.

Người dân Belarus tiếp tục biểu tình phản đối Lukashenko

Hôm Chủ nhật (27/9), hàng chục ngàn người Belarus tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức. Cảnh sát đeo mặt nạ đã bắt nhiều người biểu tình, ném lựu đạn gây choáng và xịt hơi cay nhằm giải tán đám đông, theo Reuters.

Trong khi tuần hành qua các con phố của thủ đô Minsk, những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “kẻ mạo danh” và “Sveta là tổng thống của chúng tôi” để phản đối Tổng thống Lukashenko. Bộ Nội vụ Belarus cho biết ít nhất 200 người biểu tình đã bị giam giữ.

Một số người gọi cuộc biểu tình hôm Chủ nhật là “lễ nhậm chức của nhân dân” dành cho bà Sviatlana Tsikhanouskaya, đối thủ chính của ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 9/8, cuộc bầu cử bị người dân và nhiều quốc gia coi là có sự gian lận để giúp vị tổng thống đã tại vị 26 năm tiếp tục cầm quyền.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-28-9-lenh-cam-moi-cua-my-danh-trung-tham-vong-bac-kinh.html

 

Điểm tin thế giới tối 28/9:

Mỹ chỉ trích Tập Cận Bình

chỉ biết hứa suông ở Biển Đông

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Hai (28/9) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Mỹ chỉ trích Tập Cận Bình chỉ biết hứa suông ở Biển Đông

Trong một động thái hiếm hoi Mỹ đã chỉ đích danh Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ hứa suông ở Biển Đông.

Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trong thông cáo báo chí hôm 27/9 đã tuyên bố:

Năm năm trước, vào ngày 25/9/2015, tại Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã dõng dạc tuyên bố “Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa” quần đảo Trường Sa, và các tiền đồn của Trung Quốc sẽ không “nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào”.

“Tuy nhiên, [trái với tuyên bố của ông Tập] Trung Quốc đã theo đuổi một chiến dịch quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp một cách liều lĩnh và mang tính khiêu khích, họ đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm, tăng cường khả năng tình báo điện tử và radar quân sự, xây dựng hàng chục kho chứa chiến đấu cơ cùng các đường băng tương thích với máy bay chiến đấu”.

Donald Trump Jr kêu gọi truyền thông điều tra vụ Hunter Biden nhận tiền từ phu nhân thị trưởng Moscow

Con trai Tổng thống Hoa Kỳ Trump, ông Donald Trump Jr. hôm 27/9 đã lên Twitter kêu gọi các phương tiện truyền thông điều tra vụ bà góa phụ cựu thị trưởng thành phố Moscow chuyển khoản 3,5 triệu đô la cho Hunter Biden, con trai vị cựu phó Tổng thống Joe Biden hồi ông còn đương chức vào năm 2014.

“Hunter Biden đã nhận được một khoản chuyển khoản 3,5 triệu USD từ Elena Baturina, nữ góa phụ tỉ phú của Yury Luzhkov, cựu thị trưởng Moscow, một cộng sự của Putin. Các “nhà báo” dũng cảm của chúng ta nay đang ở đâu khi ở đây đang có một mối liên hệ thực sự với Nga?”, Trump Jr. viết trên Twitter.

Vụ việc này được đề cập trong một báo cáo 87 trang từ các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện hồi tuần trước.

Bình luận của cậu Trump Jr được đưa ra sau khi tờ New York Times vừa công bố báo cáo cáo buộc ông Trump né tránh nộp thuế trong 10 năm qua. Ông Trump đã gọi báo cáo này là một ví dụ khác về tin giả.

Bà Merkel đến bệnh viện thăm ông Navalny

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny trong lúc ông được điều trị tại một bệnh viện ở Berlin vì bị đầu độc, Reuters dẫn nguồn từ trang tin Đức Der Spiegel.

Không trích dẫn nguồn, Spiegel nói rằng bà Merkel đã đến thăm ông Navalny tại bệnh viện Charite, nơi nhà phê bình Điện Kremlin đã được điều trị trong 32 ngày, sau khi ông được không vận từ Nga đến Berlin điều trị hồi tháng trước. Đại diện phát ngôn của bà Merlel từ chối bình luận về báo cáo của Spiegel.

Chính phủ Đức cho biết, các cuộc kiểm tra ở Đức, Pháp và Thụy Điển đã xác định ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok và yêu cầu Kremlin giải thích. Moscow phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào đến vụ việc.

Tòa án Mỹ chặn lệnh cấm TikTok của TT Trump

Thẩm phán liên bang Mỹ đã chặn lệnh cấm tải xuống ứng dụng video TikTok do chính quyền Trump ban hành, vài giờ trước khi lệnh có hiệu lực vào hôm Chủ nhật vừa qua (27/9), theo The Verge.

 

Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas hôm qua đã ra phán quyết tạm thời chặn lệnh cấm tải xuống theo yêu cầu của TikTok, đồng nghĩa ứng dụng này vẫn có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ. Tòa chưa công bố lý do đi đến quyết định này của thẩm phán Nicholas. Thời gian diễn ra phiên tòa đầy đủ cũng chưa được ấn định.

Phán quyết được đưa ra sau khi TikTok hồi tuần trước đệ đơn yêu cầu thẩm phán ra một phán quyết sơ bộ chặn lệnh cấm mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong đó buộc Apple và Google gỡ ứng dụng chia sẻ video ngắn này khỏi kho ứng dụng ở Mỹ, đồng thời ngăn chặn những người đang dùng TikTok cập nhật phần mềm, bắt đầu từ Chủ nhật vừa rồi.

Chính quyền Trump lên án TikTok thu thập dữ liệu người dùng Mỹ, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Đài Loan cảm ơn EU vì chiến thắng hiếm hoi trong tranh chấp về cái tên

Đài Loan hôm thứ Hai (28/9) đã cảm ơn Liên minh châu Âu (EU) khi khối này đã tác động đến một tổ chức liên minh các thị trưởng toàn cầu, khiến tổ chức này chấm dứt việc gọi các thành phố ở Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đây là một chiến thắng hiếm hoi cho hòn đảo giữa bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, theo Reuters.

Trung Quốc từ lâu đã tăng cường nỗ lực buộc các tổ chức và công ty quốc tế đề cập đến Đài Loan như một phần của Trung Quốc trên website và tài liệu chính thức của họ, trước sự phẫn nộ của chính phủ Đài Loan và nhiều người dân hòn đảo này.

Đài Loan đã bày tỏ sự bất bình sau khi Tổ chức Hiệp ước các Thị trưởng toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng (GCoM) có trụ sở tại Brussels bắt đầu liệt kê trên trang web 6 thành phố của Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Thị trưởng 6 thành phố này đã viết thư ngỏ kêu gọi GCoM đổi trở lại cách gọi cũ.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cho biết sau đó, GCoM đã hoàn nguyên tên gọi ban đầu của các thành phố là một phần của Đài Bắc Trung Hoa (Chinese Taipei), đây là cách gọi tên mà Đài Loan đã sử dụng trong một số cơ quan quốc tế như Olympics để tránh việc Bắc Kinh phản đối sự tham gia của hòn đảo.

Armenia-Azerbaijan đụng độ khiến ít nhất 16 người thiệt mạng

Theo tin từ Reuters, ít nhất 16 quân nhân và một vài thường dân đã thiệt mạng vào hôm Chủ nhật trong cuộc đụng độ nặng nề nhất giữa Armenia và Azerbaijan kể từ năm 2016, dấy lên lo ngại về sự ổn định

khu vực phía Nam dãy Caucasus, một hành lang gắn các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt đến thị trường thế giới.

Các cuộc đụng độ giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng từng xảy ra chiến tranh vào những năm 1990, là đợt bùng phát mới nhất cho một cuộc xung đột sắc tộc và biên giới kéo dài tại Nagorno-Karabakh, một khu vực ly khai nằm trong Azerbaijan nhưng do người thiểu số Armenians quản lý.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-28-9-my-chi-trich-tap-can-binh-chi-biet-hua-suong-o-bien-dong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.