Tin Việt Nam – 18/02/2020
Tuesday, February 18, 2020
6:53:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Du khách Thái Lan bị hành hung tại Việt Nam
vì nhắc dân Việt xếp hàng
Bùi ThưBBC News Tiếng ViệtMạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh, video về việc hai nữ du khách Thái Lan bị một phụ nữ Việt Nam hành hung vì nhắc nhở xếp hàng.
Sự việc diễn ra ở KDL Đường hầm điêu khắc ở Đà Lạt, thuộc Công ty CP Sao Đà Lạt.
Chuyện gì đã xảy ra?
Đại diện công ty CP Sao Đà Lạt xác nhận với BBC News Tiếng Việt hôm 17/2 là có xảy ra vụ xô xát giữa một người Việt và nhóm du khách Thái Lan vào khoảng 10g30 ngày 11 tháng 2 vừa qua.
Người đại diện của công ty này cho biết khi đoàn du khách Thái Lan đang xếp hàng để chụp ảnh tại hồ Vô cực, thì một phụ nữ mặc áo cam và một đàn ông Việt Nam chen ngang. Nữ du khách người Thái nhắc nhở họ xếp hàng, hai bên xảy ra tranh cãi. Tuy nhiên, khi đoàn du khách Thái Lan lên bờ, bất ngờ phụ nữ Việt Nam lao đến giật tóc 1 nữ du khách Thái Lan khiến cô bị trầy mũi, gãy kính. Nữ du khách người Thái khác trong đoàn vào can ngăn cũng bị kéo đứt tóc. Sau đó, Công an P. 4 (TP. Đà Lạt) đến giải quyết vụ việc, đôi bên viết biên bản tự thỏa thuận, không yêu cầu công an xử lý.
“Thông qua trường hợp này, công ty cũng xin gửi lời xin lỗi đến nhóm du khách Thái Lan. Tại thời điểm đó quản lý và bảo vệ cũng đã có mặt xử lý, nhưng vì hành động của nhóm du khách người Việt Nam khá manh động và xảy ra quá nhanh nên không can thiệp kịp thời. Bên Đại sứ quán, Sở VH-TT&DL Lâm Đồng cũng như UBND TP. Đà Lạt cũng đã yêu cầu công ty trình văn bản tường trình vụ việc” – đại diện công ty CP Sao Đà Lạt nói với BBC News Tiếng Việt.
Đại diện công ty cũng nói thêm, hành vi của nhóm người Việt Nam không đẹp, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung:
“Đây là sự cố đáng tiếc. Lúc đó nếu được làm việc trực tiếp, không bị bất đồng ngôn ngữ thì bên chúng tôi đã cố gắng xử lý tốt hơn. Người chồng của người phụ nữ áo cam cũng đại diện nhóm Việt Nam xin lỗi nhóm khách người Thái, bản thân tôi cũng gửi lời xin lỗi họ” – người này nói với BBC News Tiếng Việt.
Nữ du khách Thái bị hành hung nói gì?
Cô Warakorn J Kulsawad, nữ du khách người Thái bị đánh trầy mũi, gãy kính, kể lại với BBC News Tiếng Việt, :
“Bảy người trong nhóm chúng tôi phải xếp hàng để chụp hình tại mõm đá thì một người phụ nữ áo cam bước ngược từ lối ra bên trái đến, cắt ngay trước mặt. Tôi nhắc bà ấy bằng tiếng Anh là xếp hàng đằng kia. Người phụ nữ hét lên bằng tiếng Anh: “Get out! Get out” nhưng tôi không quan tâm, tiếp tục chụp hình”.
“Nhưng bà ấy không để yên, lấy nước từ dưới hồ tát vào người chúng tôi. Nhóm tôi kêu bà ấy dừng lại nhưng bà lại hét lên: “You are foreigners, get out!”. Trước khi tôi kịp chụp hình cho bạn mình thì bà ấy xấn tới, kêu bạn tôi theo bà ra phía ngoài để nói chuyện. Tôi đi đến chỗ họ thì thấy bà ấy bắt bạn tôi phải xin lỗi vì tôi đã vô lễ. Khi thấy tôi, bà ấy lao vào tát thẳng vào mặt tôi khiến tôi ngã xuống đường” – cô Warakorn kể lại.
Cô nói thêm: “Bạn tôi cố gắng tách bà ấy ra thì bị bà ấy túm đứt mất một nhúm tóc, còn kính của tôi thì vỡ nát. Trong video tôi quay lại, người phụ nữ còn cố tình lấy giầy muốn đánh tôi thêm. Người đàn ông khác trong nhóm bà ấy thì chạy đi tìm mảnh gỗ để tấn công bạn bè tôi. Cuối cùng, nhân viên tại khu du lịch cản chúng tôi ra”.
Được hỏi về cảm giác khi xảy ra tai nạn, nữ du khách người Thái bàng hoàng:
“Lúc đó tôi thực sự rất sốc và sợ hãi. Mũi tôi chảy máu, gãy kính còn cô bạn đi cùng thì bị đứt tóc. Nếu đánh lại, mọi thứ còn tồi tệ hơn nên tôi nghĩ để pháp luật xử lý. Chúng tôi yêu cầu nhân viên khu du lịch cho xem CTTV nhưng họ từ chối. Chúng tôi phải đợi công an mất gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ”.
Nhà khách Thái Lan đã kiếm sống cho cả ngôi làng
Du khách Anh chết ở Đà Lạt: ‘Không được cảnh báo đầy đủ’
Cô Warakorn cho biết, cuối cùng nhóm cô không được người phụ nữ kia xin lỗi dù đã đưa ra bằng chứng về hình ảnh và video. Vì thủ tục kiện tụng và bồi thường mất nhiều thời gian, cô chấp nhận ký vào biên bản, không yêu cầu công an can thiệp:
“Tôi thực sự không hài lòng lắm. Cảnh sát bảo đây là vụ tranh chấp nơi công cộng dù chúng tôi bị thương cả về thân thể lẫn tài sản và không hề đánh lại phía bên kia. Nếu là luật ở Thái, đây rõ ràng là vụ hành hung”.
Cô nhận định thêm rằng đây chỉ là trường hợp cá nhân, không phải người Việt nào cũng hung hăng như vậy:
“Tôi rất biết ơn tài xế và người phiên dịch, họ đã rất tận tình giúp đòi lại công bằng cho chúng tôi. Tuy nhiên, có vẻ pháp luật Việt Nam chưa thực sự bảo vệ toàn diện cho sự an toàn cho du khách nước ngoài. Vì thế, tôi khuyên mọi người nên tránh xung đột khi đến Việt Nam”.
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, Warakorn cho biết mũi cô vẫn sưng và bầm tím. Bạn cô thì vẫn đau vì bị mất một nhúm tóc nhưng tinh thần đã ổn định:
“Sau tai nạn, cả nhóm hủy hết mọi kế hoạch tham quan ở Việt Nam và ra sân bay ngày hôm sau trở về Thái Lan” Warakorn cho biết.
Người chứng kiến nói gì?
Người phiên dịch toàn bộ vụ việc cho hai bên nói với BBC News Tiếng Việt:
“Khi công an đến làm việc, nữ du khách người Việt thừa nhận có đánh hai bạn nữ người Thái. Công an cũng hỏi nguyện vọng của nhóm du khách Thái, họ trả lời: Thứ nhất muốn công an phạt hành chính người phụ nữ đó. Thứ hai yêu cầu bồi thường vì hai bạn nữ bị trầy xước, bị đứt tóc và gãy kính. Thứ ba yêu cầu người phụ nữ phải xin lỗi”.
Theo lời người phiên dịch, nữ du khách Việt ấm ức vì bà không có ý định chụp hình nên cảm thấy bị xúc phạm khi các bạn Thái Lan yêu cầu bà xếp hàng:
“Vì vậy, với ba yêu cầu nhóm du khách Thái Lan đưa ra, bà không chấp nhận, bảo muốn bồi thường thì kiện lên tòa, nếu muốn phạt hành chính phải lên đồn cảnh sát. Sau khi xem xét, nhóm du khách Thái Lan thấy quy trình quá phức tạp, mất thêm thời gian nên các họ chỉ yêu cầu người phụ nữ áo cam xin lỗi. Nhưng bà ấy không chấp nhận, đòi nhóm người Thái Lan phải xin lỗi bà” – người phiên dịch kể lại.
“Cá nhân tôi thấy người phụ nữ Việt Nam thực sự quá đáng. Tôi là người phiên dịch mà còn thấy tức giùm cho nhóm du khách Thái Lan vì khi vào làm việc với công an, người phụ nữ kia liên tục chửi các bạn ấy. Người chồng ban đầu cũng bênh vợ nhưng cuối cùng đến nhờ tôi dịch dùm rằng ông đại diện cho vợ xin lỗi nhóm du khách người Thái. Tuy nhiên, các bạn Thái Lan vẫn thấy ấm ức vì người phụ nữ đánh các bạn không chịu nhận lỗi, nên các bạn mới chia sẻ câu chuyện lên Facebook” – người phiên dịch cho biết thêm.
Du lịch Hà Nội vắng khách vì bão virus corona
Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan
Ông Vàng Bảo Thụy, tài xế lái xe cho đoàn du khách Thái Lan chia sẻ với BBC News Tiếng Việt :
“Khi sự việc xảy ra, tôi đứng bên ngoài xe. Tôi chạy vào thì thấy khách mình người bị trầy hết mũi, người bị đứt hết tóc. Tôi đi xuống hồ tìm nhóm người Việt để hỏi sự tình. Khi biết tôi là tài xế thì họ đòi đánh tôi. Họ nói: Bộ người người nước ngoài không được đánh hả. Láo là đánh. Tôi sợ quá bỏ chạy ra ngoài và đề nghị quản lý khu du lịch gọi cho công an”.
Về việc công an đến nơi chậm trễ, người phiên dịch nói thêm:
“Tôi giải thích cho nhóm du khách Thái là công an gặp một vụ tai nạn giao thông nên phải ở hiện trường chờ CSGT nên đến trễ. Công an sẽ vẫn tiến hành phạt hành chính theo yêu cầu nhưng vì nhóm du khách người Thái không đủ thời gian để thực hiện nên không thể trách công an không làm tròn trách nhiệm”.
Bên cạnh đó, người này cũng cho BBC News Tiếng Việt biết thêm, an ninh du lịch tỉnh Lâm Đồng đã liên hệ để nhờ cô kết nối với nhóm du khách Thái Lan nhằm giải quyết sự việc.
Phản ứng của dân Thái
Để chế độ công khai, bài đăng trên Facebook cá nhân của người bạn trai đi cùng với Warakorn kể lại việc bạn gái mình bị đánh khi du lịch ở Việt Nam được hơn 4,000 like, hơn 4,000 tương tác, cùng hàng trăm lời bình.
Đa số các lời bình nhận xét rằng hành động này ”quá hung dữ” và ”mọi rợ.”
Một nữ Facebooker viết:
”Thật kém văn minh. Tôi đã định đi Việt Nam chơi, nhưng thế này thì sẽ không bao giờ đặt chân đến đó nữa. Không bao giờ.”
Một bạn của Warakorn an ủi:
”Cầu mong Chúa phù hộ bạn. Tôi hy vọng điều tồi tệ đã qua, hãy nhớ rằng bất cứ đi đến nơi nào, bạn cũng cần phải cẩn thận. Những điều tốt đẹp đang chờ bạn ở nhà.”
Một nam Facebooker viết:
”Đọc xong muốn chửi thề. Hung ác và kém văn minh quá. Tôi sẽ bảo bạn bè đừng đến Việt Nam du lịch nữa.”
Sau loạt những lời bình đầu tiên, chủ tài khoản Facebook cho biết đã khóa không nhận thêm bình luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51530832
Yêu cầu giải quyết xong
khiếu kiện ở Thủ Thiêm trước tháng 6/2020
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa yêu cầu quận 2 giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân Thủ Thiêm trước tháng 6/2020.Thông tin vừa nói được ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM, nêu lên trong công văn khẩn gởi UBND quận 2 hôm 18/2. Trong đó nêu rõ đặc biệt là khiếu kiện tại khu đất 4,39ha khu phố 1 phường Bình An và tại 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh.
Trước đó, vào ngày 12/2, ông Võ Văn Hoan cũng ký văn bản khẩn số 510 thông báo chưa thể tổ chức đối thoại với dân Thủ Thiêm do đang tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tại 5 khu phố trên địa bàn 3 phường nêu trên, có 28 hộ dân khiếu kiện vì cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi trái quy định.
Ở khu đất 4,39ha có 331 hộ dân khiếu kiện, đã được chính quyền sở tại thông qua chính sách hoán đổi đất vào ngày 6/10/2019 và sẽ nhận đất đền bù sau Tết Canh Tý 2020. Tuy nhiên với lý do đang vướng dịch covid-19 nên hiện người dân vẫn chưa được nhận đất.
Cũng trong ngày 18/2, tại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội 2 tháng đầu năm và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020 của UBND TPHCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM khi phát biểu liên quan việc đền bù cho người dân tại Khu Công nghệ cao (Quận 9) và khu 4,3 ha Thủ Thiêm (Quận 2) cho biết: “Hiện nay, phương án đền bù đã được HĐND TP thông qua rồi, bây giờ cần có phương án triển khai thế nào để giải quyết khẩn trương cho việc tái định cư tại Khu Công nghệ cao và khu 4,3 ha”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/request-to-resolve-the-complaint-in-thu-thiem-before-june-2020-02182020074836.html
Hải Phòng: Phát hiện thêm bãi cọc
được cho là của trận Bạch Đằng thế kỷ 13
Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng vừa gửi tờ trình đến UBND tỉnh Hải Phòng đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ mới phát hiện tại xã Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên). Số cọc này được cho là nằm trong số các cọc gỗ của trận Bạch Đằng từ thế kỷ 13.Báo trong nước loan tin hôm 18/2 cho biết trước đó, gia đình ông Đào Văn Đến (ngụ tại Thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) đã phát hiện 13 cọc gỗ nói trên dưới đáy ao khi bơm nước để thu hoạch cá.
Ngày 13/2, các chuyên gia và nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đến giám sát khu vực và đánh giá các cọc gỗ này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu trận Bạch Đằng vào năm 1288.
Hiện những di tích cọc gỗ này được ghi nhận có dấu hiệu bị hủy hoại như đầu cọc bị chặt bằng, bị kẹt trong kè đá… và cần được tổ chức khai quật khẩn cấp.
Vào tháng 11 năm ngoái, người dân Hải Phòng cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ ngàn năm tuổi tại một cánh đồng ở thôn Cao Thùy, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hải Phòng tổ chức khai quật hôm 27/11 tại khu vực và phát hiện 27 cọc gỗ nằm trong 3 hố.
Người dân địa phương cũng cung cấp thêm thông tin đã khai quật được khoảng 13 cọc gỗ từ 30 năm trước trong lúc canh tác tại cánh đồng.
Bảo tàng Hải Phòng cung cấp kết quả khai quật cho rằng các cọc được phân bố theo hướng Đông – Tây, đường kính cọc từ 26 – 46 cm, trên các cọc có mộng ngoàm để buộc dây kéo, các cọc không phân bố thẳng hàng. Kết quả giám định niên đại cho thấy các cọc gỗ này có thể đã được bố trí thành thế trận Bạch Đằng vào thế kỷ 13.
Trận Bạch Đằng diễn ra năm 1288 là trận chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông tại khu vực Hải Phòng ngày nay. Thuyền của quân phương Bắc đã đi theo sông Đá Bạc vào Bạch Đằng và bị nhấn chìm bởi trận địa cọc được bày ra bởi ông Trần Quốc Tuấn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hai-phong-discovered-more-suspected-piles-of-bach-dang-battle-02182020072508.html
“Những cái nhất” của ngày 17/2/1979
TS. Đinh Hoàng ThắngĐọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc từng bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh.
Con số 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.
Vâng, con số nói trên rõ ràng chưa được thẩm định. Ở một đất nước mà phải sau 3 Nghị quyết của Bộ Chính trị, doanh nghiệp, người dân và xã hội mới được phép “hội nhập toàn diện” với thế giới, thì việc trích con số mất mát trong trận mạc chưa qua thẩm định rất có thể bị xử lý. Vẫn biết chẳng hy vọng gì nhiều vào câu chữ trong EVFTA, tự do báo chí sẽ được bảo đảm ở Việt Nam, để tính chuyện “chạy tội”. Đơn giản, phải chờ đến năm 2023, cam kết trong Hiệp định ấy mới có hiệu lực pháp lý. Còn trên thực tế thì chưa biết đến “Tết Công gô” nào mới có!
Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà những nhà báo có lương tri dịp này vẫn “mũ ni che tai”? Tác giả bài này còn nhớ, dạo nọ, nhân tưởng niệm ngày 17/2, một trang mạng hàng đầu ở Việt Nam có đặt bài về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng lại đưa ra yêu cầu là không được đề cập đến hai từ “Trung Quốc” trong bài viết. Thật là tột cùng của mọi sự phi lý! Đỉnh cao của mọi sự vô liêm sỉ! Ngay cả 17/2 năm nay, một số tờ báo hầu như “không giám chấp” hay do “huý kỵ” đặc biệt, vẫn tránh hai chữ “Trung Quốc” trong bài viết như tránh dịch Covid-19. Lần này, cùng với GS. Trần Ngọc Vương, tác giả muốn đề xuất với các “sử gia” đáng kính 5 “cái nhất” mà những người viết bộ sử “chính thống” ấy không rõ vì lý do gì đã bị ép quên hay tự lãng quên.
Thứ nhất, đợt tấn công phủ đầu trên toàn tuyến biên giới bắt đầu ngày 17/2/1979 thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn nhất nhưng lại diễn ra trong một thời gian ngắn nhất, tính đến thời điểm địch phải tuyên bố rút quân (ngày 5/3/1979). Theo nhà nghiên cứu Lịch sử Lê Mã Lương, đấy thực sự là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Chưa bao giờ chúng ta phải đối phó với một đội quân xâm lược nhung nhúc như thế! Địch tung ra một lực lượng quân sự 600.000 lính, cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại, tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc trong gần một tháng. Tuy nhiên, chúng chỉ tiến sâu vào được đất ta không quá 50km. Khác với các triều đại trước đây, mỗi lần đánh ta, đa phần quân Tàu vào tận kinh đô. Ấy vậy mà, các sử gia chính thống chỉ chép về chiến công hiển hách ấy có 290 dòng trên tổng số 103.000 dòng về các sự kiện qua 70 năm trong bộ sử chính. Số chữ về cuộc chiến chiếm chưa đầy 0,003% toàn bộ dung lượng về các sự kiện từ 1930 đến 2000. Mỉa mai thay, các “sử nô” đã viết về cuộc chiến tranh bi thảm ấy bằng những con chữ vô hồn nhất, với nguỵ biện để bảo đảm trung tính và khách quan, vì chưa “thương lượng” xong với các “sử gia bạn” (!?)
Thứ hai, từ đòn đánh bất ngờ ấy, một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất đã diễn ra, như tài liệu từng tổng kết. Nhưng sử “chính thống” chép quá sơ lược, thậm chí hầu như không viết gì về cuộc chiến từ 1984 đến 1989, nên rất nhiều người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, vẫn không biết gì về mức độ ác liệt của nó. Trên thực tế, chỉ riêng tại Vị Xuyên, Hà Tuyên giai đoạn 1984-1989, Trung Quốc chết 15.178 quân, bị thương 17.757 tên. Ở khu vực này, có chỗ ta và địch giằng co nhau từng mét đất biên cương. Việt Nam đã tổn thất 4.000 (có nguồn ghi 5.000) sĩ quan, chiến sĩ và hơn 9.000 bị thương. Chỉ một đêm 12/7/1984 mở màn chiến dịch tái chiếm các điểm cao, quân khu II thiệt hại hơn 600 cán bộ chiến sĩ. Có nguồn ghi ngày đó, trên các điểm cao ấy, các sư của ta “mất” ít nhất 1200 người.
Thứ ba, cuộc chiến đẫm máu nói trên lại cũng là một cuộc chiến dai dẳng nhất (kéo dài chục năm có lẻ) trong lịch sử cận đại Việt Nam. Như tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng, nếu định nghĩa chiến tranh xâm lược là một quốc gia đưa quân đi giết người của đối phương để chiếm lãnh thổ, thì cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam vẫn chưa kết thúc. Trung Quốc từng xâm lăng, bắn giết người Việt Nam để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974, tiếp đó dùng tập đoàn Polpot xâm lược Tây Nam – Việt Nam, đặc biệt cuộc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc từ 17/2/1979 đến 1989, vụ thảm sát binh sĩ, sĩ quan Việt Nam để chiếm Gạc Ma và một số đảo đá thuộc Trường Sa ngày 14/3/1988, cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ và xây các căn cứ quân sự trên đó.
Thứ tư, trong thời gian chiến tranh Trung – Việt 10 năm có lẻ ấy, Trung Quốc đã vi phạm luật tù binh thô bạo nhất và đối xử dã man nhất với thường dân. Quân Trung Quốc đã thảm sát hàng ngàn tù binh, đặc biệt là 64 cán bộ chiến sĩ công binh Việt Nam ra xây đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, cùng với 2 tàu vận tải vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng Biển Đông. Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma và nhiều đảo đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho đến ngày nay. Trên biên giới, lính Trung Quốc đã thảm sát dã man hàng ngàn thường dân, đặc biệt ở Tổng Chúp, đã giết 43 phụ nữ, trẻ em rồi quăng xuống giếng ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tháng 2/1979.
Thứ năm, một cái nhất nữa không thể không nhắc đến: Chưa có một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử Việt Nam được cả chính quyền lẫn các sử quan “lãng quên nhanh nhất” và “bỏ chạy một cách kỹ lưỡng nhất” (từ của GS. Trần Ngọc Vương). Bộ lịch sử 15 tập, dày hơn 10.000 trang, với khoảng 290.000 dòng, trong đó dành cả chục ngàn dòng về cuộc chiến ý thức hệ từ 1954 đến 1975 – cuộc chiến mà Trung Quốc đã “tận tình giúp” để ta “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” – trong khi đó chỉ chép vẻn vẹn có mười một dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Sau hơn 4 thập kỷ, người ta cố tình tung hoả mù lên tính chính danh của cuộc chiến. Không cho phép gọi kẻ xâm lược là địch, các chiến sỹ ta hy sinh, khó khăn lắm mới được vinh danh là liệt sỹ. Chứ không phải chết ngày hôm trước thì ngay hôm sau đã được truy tặng “Huân chương Chiến công hạng nhất”. Quả là một kỷ lục về sự “nhập nhằng địch – ta!”
Từ những thiện nghĩ trên đây (Thật ra có thể liệt kê thêm một số bất cập khác), có thể thấy cuộc chiến bảo vệ tự do độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa kết thúc. Kẻ thù của ta không ai khác chính là kẻ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974, kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến đẫm máu hơn 43 năm trước (1977 – 1989) ở biên giới Tây Nam và 41 năm trước (1979 – 1989) ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Ngày nay, kẻ thù ấy vẫn ngang nhiên bám vào đường “lưỡi bò” để đòi chiếm 80% Biển Đông, cho dù Toà Trọng tài của Liên hiệp quốc đã hoàn toàn bác bỏ.
Đúng như cảnh báo của CLB Lê Hiếu Đằng, với chiến lược “vành đai con đường” Trung Quốc đã/đang bành trướng lãnh thổ, xâm phạm biển đảo và thềm lục địa Việt Nam, không để Việt Nam hợp tác với các nước khác khai thác dầu khí ở khu mỏ Cá Rồng Đỏ, Bãi Tư Chính. Kẻ thù đó ngày nay với “sức mạnh mềm” kinh tế, văn hóa, chính trị… đã/đang lôi kéo được nhiều người mang dòng máu Việt Nam nhưng vì cơ hội chính trị, tham lam quyền lực và vật chất, kể cả một số người mang danh trí thức cũng bị mờ mắt và lú lẫn, đã can tâm làm tay sai cho ngoại bang./.
Có thể tham khảo thêm:
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/relationship-between-vietnam-and-china-41-years-after-the-war-dt-02102020134809.
https://baotiengdan.com/2020/02/16/tuong-niem-41-nam-cuoc-chien-chong-xam-luoc-trung-quoc-o-bien-gioi-phia-bac/
https://www.facebook.com/people/Vuong-Tran-Ngoc/100012163200431
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/the-firsts-on-feb-17-1979-02172020145140.html
Chính thức quy hoạch Vân Đồn
là khu kinh tế biển đa ngành
Vân Đồn được chính thức quy hoạch đến năm 2040 thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực; là cửa ngõ giao thương quốc tế, theo quyết định số 266/QĐ-TTg được Chính phủ ban hành hôm 17 tháng 2 và truyền thông trong nước loan tin hôm 18 tháng 2.Theo đó, Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có sòng bạc, du lịch biển – đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Quyết định nêu rõ, đến năm 2030, Vân Đồn dân số khoảng 140.000-200.000 người, nhu cầu đất sử dụng khu chức năng khoảng 5.500ha. Đến năm 2040, dân số tăng lên khoảng 300 – 500.000 người, nhu cầu sử dụng đất khu chức năng 12.050ha.
Theo quy hoạch được công bố thì huyện Vân Đồn sẽ phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến văn hóa, giáo dục, dịch vụ thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thể thao y tế, giao thông…
Vào ngày 14 tháng 11 năm 2019, Chính phủ ra Nghị quyết 102/NQ-CP về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Nghị quyết này có hiệu lực trong cùng ngày. Mục tiêu đến 2050, xây dựng và phát triển khu kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam; là trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; phấn đấu là thành phố hiện đại, thông minh, một nơi hấp dẫn để mọi người đến sinh sống, làm việc và vui chơi hòa hợp với thiên nhiên.
Năm 2018, Chính phủ Hà Nội đã chỉ đạo soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Dự luật đặc khu, để trình Quốc hội xem xét. Ba đặc khu gồm Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Nhiều cuộc biểu tình chống Dự luật đặc khu đã diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước vào tháng 6 năm 2018 khiến Chính phủ phải ngừng việc đưa dự luật ra Quốc hội. Những người phản đối dự luật lo ngại nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam tại những địa điểm trọng yếu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/officially-planning-vandon-is-a-multidisciplinary-economic-zone-02182020071605.html
CSVN đưa công an canh gác nhà người hoạt động
trước ngày kỷ niệm Trung Cộng xâm lược Việt Nam
Mật vụ Hà Nội gác thâu đêm trước nhà cựu tù nhân lương tâm Vũ Hùng (Fb Tụ Tinh Thần)Tin từ Việt Nam: Nhà cầm quyền cộng sản ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn đưa mật vụ đến canh nhà riêng của người hoạt động từ chiều tối ngày 16/2 nhằm ngăn cản họ tụ tập để tưởng niệm 41 năm ngày Trung Cộng xâm lược Việt Nam (17/02/1979).
Nhiều nhà hoạt động cho biết công an địa phương đã cử nhóm 2 đến 3 lính đến ngồi gần nhà riêng của mỗi người từ tối đến suốt đêm tới cho dù thời tiết lạnh.
Rút kinh nghiệm bị chặn từ nhiều năm trước, hai chị Đặng Phương Bích và Hoàng Hà ở Hà Nội cùng một số nhà hoạt động khác tổ chức đến nghĩa trang liệt sỹ Từ Liêm (huyện Từ Liêm, Hà Nội) để đặt hoa và thắp hương vào ngày 16/2 để đề phòng bị câu lưu bởi công an thành phố, như năm 2019.
Không chỉ canh gác nhà riêng của họ, công an cộng sản còn gọi điện hoặc tự tiện xông vào tư gia để kiểm tra chắc chắn rằng họ còn đang ở nhà.
Ở những điểm công cộng như tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội hay tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, an ninh và mật vụ dày đặc. Nhà cầm quyền Hà Nội còn đưa một số “quần chúng” ra nhảy nhót chân tượng đài hay nhà cầm quyền Sài Gòn còn cẩu lư hương đi nơi khác.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/csvn-dua-cong-an-canh-gac-nha-nguoi-hoat-dong-truoc-ngay-ky-niem-trung-cong-xam-luoc-viet-nam/
Việt Nam: ‘Trò chơi Vương quyền’
và đường tới Đại hội XIII
PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách và Phát triểnTrò chơi vương quyền (Game of Thrones) là một bộ phim truyền hình giả tưởng của Mỹ về sự tranh giành để kế vị ‘Ngai Vàng’, miêu tả khá trung thực bối cảnh thời Trung cổ, đã thu hút người xem kỷ lục trên tivi và có một lượng fan hâm mộ quốc tế rộng rãi.
Khát vọng quyền lực thời nào cũng lớn, mà đỉnh cao là ‘vương quyền’. Chiếm đoạt, tranh giành, chuyển giao… là những trò chơi với các âm mưu và thủ đoạn khốc liệt trong các thiết chế khác nhau, và luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người vì bản năng nguyên thuỷ.
Chế độ đảng cộng sản toàn trị mang những đặc điểm khác biệt trong tiến trình phát triển loài người. Được trang bị bởi hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin chế độ này ra đời bởi cách mạng vô sản và thiết lập nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sau hơn 70 năm tồn tại chế độ này đã sụp đổ vào đầu những năm 1990.
Sau câu ‘Đảng thật vĩ đại’, TBT Trọng ví văn kiện Đảng với văn bia
Đang thụ án hơn 30 năm, ông Đinh La Thăng vẫn chưa yên
Chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội ‘liệu có yên ả?’
Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế ở VN
Đảng cộng sản liệu có thể lãnh đạo kinh tế thị trường sẽ thay đổi như thế nào? Làm sao chế độ có thể bền vững nếu người dân đứng ngoài trò chơi vương quyền?
Quá trình chuyển đổi theo hai hướng, đều chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng khác nhau về chính trị. Đối với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ chế độ dân chủ kiểu phương Tây dần thay thế. Trung Quốc, Việt Nam… duy trì chế độ đảng cộng sản lãnh đạo thực thi cải cách và hội nhập kinh tế đã mang lại những thành tích kinh tế.
Tuy nhiên, do mâu thuẫn về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc thị trường mà sự bất ổn chế độ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện căng thẳng ở trước các kỳ đại hội đảng cộng sản, và ở Việt Nam, theo các nhà quan sát, lên đỉnh cao ở Đại hội 12.
Nay, trước thềm Đại hội 13, ‘trò chơi vương quyền’ sẽ là sự chuyển giao ‘tứ trụ’ sau thời kỳ bất ổn. Sự quan tâm đến những nhân sự cấp cao cụ thể là nhu cầu của số đông, nhưng liệu sự bền vững của chế độ có được đảm bảo là điều cần lưu ý trong cải cách.
Đảng cộng sản liệu có thể lãnh đạo kinh tế thị trường sẽ thay đổi như thế nào? Làm sao chế độ có thể bền vững nếu người dân đứng ngoài trò chơi vương quyền? Đó là những câu hỏi được đặt ra và không dễ có câu trả lời tức thì.
‘Cao điểm bất ổn’
Mỗi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt ở Bộ Chính trị, giờ đây đều được dư luận quan tâm. Hơn thế, việc kém công khai minh bạch trong chế độ đảng trị, khép kín bởi những quy định riêng, nên thường kích thích ‘sự tò mò’ của dân chúng.
Bộ Chính trị Đảng CS VN, ngày 9/1/ 2020 cảnh cáo Uỷ viên BCT, Bí thư Thành uỷ Hà Nội và điều chuyển làm Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng. Ngày 7/2 một uỷ viên BCT, Phó Thủ tướng được phân công thay thế giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội…
Những suy đoán, mang tính cá nhân, nên việc tranh luận sôi nổi, rằng liệu ông Vương Đình Huệ sẽ giữ vị trí gì, kế nhiệm tổng bí thư hay thủ tướng, trong ‘tứ trụ’ hay liệu ông Hoàng Trung Hải có bị án kỷ luật nào, kiểu như ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư thành uỷ TP Hồ Chí Minh hay không?… ‘Trò chơi vương quyền’ đến hồi quyết liệt?
Quá trình bất ổn diễn ra đồng thời với chuyển đổi sang kinh tế thị trường khi mâu thuẫn về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc thị trường ngày càng gay gắt… Và ‘cao điểm’ bất ổn được cho là diễn ra vào nhiệm kỳ trước đại hội 12, khi đa phần Uỷ viên Trung ương khoá 11 đã không đồng thuận trước một số quyết định của Bộ Chính trị, như việc bổ sung hai chức danh trưởng Ban Nội chính TƯ và Ban Kinh tế TƯ vào Bộ Chính trị năm 2013 và không kỷ luật nguyên thủ tướng, ‘đồng chí X’, năm 2014.
Chế độ đảng cộng sản toàn trị ra đời bởi cách mạng chuyên chính, trong đó cá nhân ‘lãnh tụ’ có vai trò to lớn. Bởi vậy, thế hệ ‘khai quốc công thần’ được sùng kính. Họ thường nắm quyền lãnh đạo suốt đời.
Mặc dù Đại hội 12 đầu năm 2016 diễn ra căng thẳng, nhưng ‘nút thắt’ đã được gỡ, khi sự đồng thuận, ‘cân bằng’ cũng đạt được với 180 Uỷ viên BCHTƯ, 19 Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn tiếp tục nhiệm kỳ 2 giữ cương vị Tổng bí thư.
Củng cố ‘vương quyền’ chỉ là giải cứu
Chế độ đảng cộng sản toàn trị ra đời bởi cách mạng chuyên chính, trong đó cá nhân ‘lãnh tụ’ có vai trò to lớn. Bởi vậy, thế hệ ‘khai quốc công thần’ được sùng kính. Họ thường nắm quyền lãnh đạo suốt đời.
Ở Liên Xô cũ, sau Joseph Stalin nắm quyền hơn 31 năm, Leonid Breznev (1906-1982) làm tổng bí thư 18 năm, từ 1994 đến 1982, ở Trung Quốc Mao Trạch Đông (1893 – 1976) giữ chức Chủ tịch Đảng, thực quyền tối cao 33 năm, từ 1943 đến 1976 và ở Việt Nam Lê Duẩn (1907-1986) là lãnh đạo Đảng CS Việt Nam có thời gian tại vị lâu nhất với gần 26 năm…
Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang thị trường chế độ toàn trị gặp phải vấn đề ‘nguỵ vương’, nhất là việc chuyển giao từ thế hệ ‘khai quốc công thần’ đến các thế hệ kế tiếp. Đó là năng lực của lãnh đạo kế nhiệm vương quyền. Làm sao có thể chọn được ‘vị vua anh minh’ để duy trì ‘vương triều’? Liệu có cơ chế nào để đảm bảo rằng ông ta sẽ giúp tái hiện những ‘nhân vật anh minh’ nối tiếp hết thế hệ này sang thế hệ khác?
Đảng cộng sản cũng thực thi một số quy định như lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể, giới hạn về nhiệm kỳ công tác và độ tuổi, lựa chọn dựa vào phẩm chất và năng lực và coi trọng thử thách thực tế qua các vị trí công tác… Tuy nhiên, việc nảy nở các quan hệ phức tạp của xã hội tư bản thân hữu, sự cấu kết giữa các quan chức với doanh nghiệp để chiếm đoạt tài nguyên và tài sản công, những hiện tượng ‘thái tử đỏ’, ‘cả họ làm quan’, ‘bảo trợ chính trị’, ‘nhóm lợi ích’, trục lợi, tham nhũng … đã phá vỡ các quy định trên.
Đảng nhận định quá trình này là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’, và một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống đang đe doạ sự tồn vong của chế độ. Bởi vậy, tăng cường chiến dịch cống tham nhũng và củng cố tổ chức đảng là lựa chọn nhằm tập trung quyền lực cho Bộ chính trị, Ban bí thư và cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Năm 2017 ông kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.
Vì lý do giới hạn tuổi, nhiệm kỳ công tác và sức khoẻ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ coi việc chuyển giao ‘vương quyền’ là một trọng tâm
Tránh nguy cơ sụp đổ chế độ nên việc củng cố ‘vương quyền’ là giải cứu. Nhưng những kết quả chống tham nhũng và sắp xếp nhân sự cho thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang làm chủ ‘tình hình’. Ngoài ra, những thành tích kinh tế từ đầu nhiệm kỳ Khoá 12, đang hỗ trợ tính chính danh của đảng, bởi vậy củng cố thêm những nỗ lực của ông.
Chuyển giao ‘vương quyền’ là trọng tâm
Vì lý do giới hạn tuổi, nhiệm kỳ công tác và sức khoẻ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ coi việc chuyển giao ‘vương quyền’ là một trọng tâm. Ngoài việc điều động, bố trí nhân sự chuẩn bị cho đại hội, nhiều quy định về đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, nêu gương của lãnh đạo cấp cao… cũng được ban hành. Mới đây, ngày 2/2/2020 Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố Quy định 214, thay thế Quy định 90 năm 2017, của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp. Theo các nhà phân tích, Quy định 214 cụ thể hơn đối với nhiều chức danh lãnh đạo cao cấp, đồng thời tiêu chuẩn mới cho chức Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’ trước Đại hội Đảng 13…
Việc đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp với những quy hoạch nhân sự có thể còn thay đổi, nhưng không thể là thách thức. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở ‘thế thượng phong’ trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể để đạt đồng thuận theo ‘quy hoạch’.
Khi mục tiêu chung là lý tưởng cộng sản thì bất kì tiêu chuẩn hay quy phạm đạo đức nào cũng là thứ yếu. Và thông thường, vị lãnh đạo tối cao là người duy nhất có quyền xác định mục tiêu cho các thành viên trong tổ chức. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người cán bộ là lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng, và lý tưởng.
Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển đổi kinh tế sang thị trường thì tiêu chuẩn lựa chọn người lãnh đạo theo ý thức hệ có thể mâu thuẫn với năng lực điều hành và thích nghi với thực tế đang thay đổi phức tạp. Nói cách khác, mâu thuận giữa đảng trị và kỹ trị làm suy giảm hiệu quả điều hành của bộ máy công quyền.
Khi quyền lực được tập trung càng cao, thì các đảng viên, cán bộ chỉ là phương tiện phục vụ cho những mục tiêu lý tưởng cao đẹp và các giá trị đạo đức cách mạng, thì những đặc điểm mang tính chất của chế độ toàn trị sẽ xuất hiện.
Tất cả các yếu tố trên thách thức tính trung thực của cán bộ đảng viên.
Ngoài ra, vấn đề là liệu có thể có một cơ chế tự giám sát quyền lực khả thi, hữu hiệu, khi không thể kiểm soát được tài sản của họ từ nhiều lỗ hổng luật pháp trong xã hội với những quan hệ thân hữu phức tạp?
‘Vương quyền’ cũng cần kiểm soát
Nên chăng cần đặt việc chống tham nhũng, tập trung quyền lực và củng cố tổ chức đảng trong bối cảnh cải cách thể chế, trong đó quyền lực ở mọi vị trí, kể cả ‘vương quyền’, cũng cần có cơ chế kiểm soát.
Khi quyền lực được tập trung càng cao, thì các đảng viên, cán bộ chỉ là phương tiện phục vụ cho những mục tiêu lý tưởng cao đẹp và các giá trị đạo đức cách mạng, thì những đặc điểm mang tính chất của chế độ toàn trị sẽ xuất hiện. Đó chính là hệ thống giải trình và chịu trách nhiệm thiếu dân chủ trong tổ chức, và hơn thế là trước nhân dân.
Đảng không được dân bầu trực tiếp, nên tính giải trình và chịu trách nhiệm chủ yếu được thực hiện trong tổ chức theo chiều từ cấp dưới lên cấp trên. Nếu một cán bộ đảng viên có ‘khuyết điểm’, và đảng muốn trừng phạt, thì anh này buộc phải giải trình, và chịu trách nhiệm tuỳ theo mức độ vi phạm. Chiều ngược lại hiếm khi xảy ra hoặc mang tính hình thức. Ngoài ra, sự giải trình và chịu trách nhiệm mang tính đạo đức nhiều hơn là pháp lý. Chính quyền không thể ‘xử lý’ khi đảng chưa có ‘ý kiến’.
Đặc điểm nêu trên dẫn đến hậu quả là quyền lực ngày càng bị tha hoá, mà biểu hiện rõ nhất là việc lạm dụng bạo lực và quản trị yếu kém của bộ máy tập trung quan liêu, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, thông tin và kiến thức đầy đủ, kịp thời.
‘Trò chơi vương quyền’ tác động đến cuộc sống của đất nước, của mọi người, bởi vậy cần có sự tham gia của họ
Người ta đang tuyên truyền đề cao quá thái rằng ‘chính phủ điện tử’, ‘trí tuệ nhân tạo’, ‘internet vạn vật’ và nhiều hình thức công nghệ truyền thông hiện đại có thể loại trừ tính quan liêu của bộ máy toàn trị. Tuy nhiên, vấn đề lại chính ở chỗ liệu đảng, chính quyền có khả năng đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của quần chúng cũng như tôn trọng ý kiến của họ về cách quản trị xã hội hay không.
‘Trò chơi vương quyền’ tác động đến cuộc sống của đất nước, của mọi người, bởi vậy cần có sự tham gia của họ. Kinh tế thị trường mang lại nhiều quyền hơn cho người dân, trong đó quyền kinh tế. Và càng độc lập hơn với đảng, nhà nước, họ càng đòi hỏi quyền tham gia chính trị.
Do vậy, tính giải trình và chịu trách nhiệm đối với quần chúng cần phải được thể chế hóa thông qua bầu cử để làm sao các nhà lãnh đạo luôn có cảm giác bị giám sát bởi nhân dân. Nếu lãnh đạo không làm việc đúng đắn thì họ sẽ không được nhân dân bầu nữa.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51547821
Du lịch hàng không của Việt Nam
giảm 20% vì dịch COVID-19
Dịch bệnh hô hấp cấp tính do một loại coronavirus mới – COVID-19 – khiến số lượng hành khách bay tới các sân bay Việt Nam giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết như vừa nêu.Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACV, ông Lại Xuân Thanh, du lịch hàng không sẽ tiếp tục giảm trong một hoặc hai tháng tới do dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Đáng ngại nhất là tại những điểm du lịch lớn của Việt Nam gồm Đà Nẵng, Nha Trang, TP. HCM và Phú Quốc.
Sân bay quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì công dân Trung Quốc chiếm 60% tổng số hành khách tại đây.
Kể từ ngày 13-2, tại 21 sân bay do ACV quản lý có hơn 127 trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 bị phát hiện và cần cách ly kiểm dịch y tế. Những sân bay này cũng đã từ chối nhập cảnh đối với gần 300 trường hợp khác đến từ các khu vực xảy ra dịch bệnh.
Ông Lại Xuân Thanh cảnh báo đợt dịch có thể gây thiệt hại lớn cho hoạt động du lịch hành không nên các hãng máy bay cần cơ cấu lại chiến lược kinh doanh. Theo đề xuất của ông, một trong những cách đối phó với cuộc khủng hoảng lần này là nhận thêm nhiều chuyến bay từ các thị trường khác ngoài Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-air-travel-falls-20-percent-on-covid-19-outbreak-02182020075033.html
Dịch coronavirus
làm 9,000 người Việt Nam mất việc làm
Tin Vietnam.- Báo Trithucvn ngày 17 tháng 2 năm 2020 loan tin, kết quả thống kê từ 22 trên 63 tỉnh, thành của Bộ lao động, Thương binh và xã hội Cộng sản Việt Nam tính đến ngày 12 tháng 2, cho biết, dịch coronavirus đã làm cho 9,000 người Việt Nam bị mất việc làm do các công ty thu hẹp hoặc tạm dừng hoạt động sản xuất.Theo đó, có khoảng 322 công ty dừng hoạt động, 553 công ty giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của coronavirus. Ngoài ra, còn có 25 hợp tác xã dừng hoạt động, 5 hợp tác xã thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
Cùng ngày 17 tháng 2, trên báo Vietnamnet loan tin, nhiều nhà máy xe hơi ở Việt Nam phải dừng sản xuất vì nguồn phụ tùng cung cấp cho Việt Nam ở Trung Cộng đã bị gián đoạn. Nguyên nhân là nhiều nhà sản xuất phụ tùng tại Trung Cộng chưa sản xuất trở lại do dịch coronavirus.
Theo báo Vietnamnet thì có hơn 70% công ty sản xuất lắp ráp xe hơi tải tại Việt Nam phải nhập hầu hết các phụ tùng của Trung Cộng, nên nguồn cung của Trung Cộng gặp vấn đề thì các công ty Việt Nam cũng khó tồn tại.
Tình trạng trên nếu kéo dài thì các công ty sẽ còn thê thảm hơn vì dù tạm ngừng sản xuất, doanh thu không có nhưng họ vẫn phải trả các chi phí như: vốn vay, lãi suất, thuê mặt bằng, bảo quản dây truyền, duy thì các đại lý, lương người lao động.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/dich-coronavirus-lam-9000-nguoi-viet-nam-mat-viec-lam/
Sơn Lôi kêu gọi gần 200 người rời địa bàn trở về,
dân mong sớm được ‘giải phóng’
Một người dân tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đang bị cách ly hoàn toàn vì dịch Covid-19, nói với VOA rằng người dân trong xã ai cũng mong sớm đến “ngày giải phóng”, giữa lúc các giới chức địa phương đang tìm cách kiểm soát và kêu gọi gần 200 người dân đã rời khỏi địa bàn trước đó sớm trở về địa phương để phòng tránh dịch lây lan.Năm ngày sau khi chính thức bị phong tỏa khỏi thế giới bên ngoài, một phụ nữ xin giấu tên ở xã Sơn Lôi nói với VOA rằng tình hình trong xã hiện “rất ảm đạm” khi mọi sinh hoạt đều bị hạn chế vì lệnh cách ly.
“Sinh hoạt của bọn em thực ra là làm nông, với cả mọi người cũng đi làm xây dựng, làm sơn, làm cả công ty nữa… nói chung được nghỉ thì chỉ ở nhà thôi. Ai đi sang đồng thì phải xin phép này nọ, nói chung không được thoải mái”.
Sơn Lôi, với dân số gần 11.000 dân, được xem là “tâm của tâm dịch” Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, với số ca nhiễm virus corona nhiều nhất, chiếm 6 người trong số 11 người ở “tâm dịch” Vĩnh Phúc, trong tổng số 16 người nhiễm dịch trên cả nước.
Dịch bắt đầu tại Sơn Lôi sau khi một nữ công nhân đi huấn luyện tại Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc, trở về địa phương và lây nhiễm bệnh cho người thân trong gia đình, từ đó phát tán ra bên ngoài.
Để phòng chống dịch bệnh chết người lan rộng, giới hữu trách địa phương đã khoanh vùng, cách ly hoàn toàn xã Sơn Lôi trong vòng 20 ngày kể từ 13/2.
Theo đó, có 8 chốt kiểm soát được lập ra trong xã để ngăn chặn 10.641 người dân di chuyển ra khỏi khu vực.
“Ở nhà cũng chẳng làm ăn được gì. Những nhà kinh doanh nói chung là ảm đạm lắm. Ai cũng mong hết dịch, hết cách ly để mọi người có thể đi làm trở lại. Đám cưới, đám cheo đều hoãn hết”, người phụ nữ ở Sơn Lôi nói với VOA.
Theo lời người phụ nữ này, nếu tính số người trong làng đi xuất khẩu lao động ở Trung Quốc và các nước châu Á thì “có đầy”, và những người này cũng như số công nhân đang bị cách ly tại địa phương là một trong những nguồn thu nhập chính của dân làng.
“Đa phần bọn em bán rau cỏ là bán cho những công nhân khu công nghiệp đi làm về”, người phụ nữ này cho biết, rồi nói thêm rằng “Còn 14 ngày nữa, theo lịch là còn 14 ngày nữa. Nói chung kế hoạch là như thế chứ còn bọn em cũng chả biết thế nào. Cứ theo nhà nước thôi. Nhà nước bảo thế nào thì cứ theo thế thôi”.
“Trước khi khoanh vùng, mọi người tụ tập bán hàng với nhau rồi chuyện trò. Nhưng bây giờ ví dụ nhà em có rau hái từ bên đồng không có cách ly về, em đem ra bán thì cứ có người mua xong là về, không đứng tụ tập với nhau nữa vì bây giờ ai cũng sợ!”
Trong thời gian bị cách ly, mỗi người dân tại xã Sơn Lôi bị cách ly tại nhà sẽ được nhà nước trợ cấp 40.000 đồng/ngày. Những người bị cách ly tại trung tâm y tế sẽ nhận được 60.000 đồng/ngày.
Trong thời gian gần 1 tuần phong tỏa, vẫn có một vài trường hợp người dân trong xã tìm cách ra bên ngoài. Gần đây nhất là trường hợp hai vợ chồng giáo viên tranh thủ thời gian được nghỉ việc đi thăm họ hàng ở các tỉnh thành khác, hoặc trường hợp một thanh niên đi thăm bạn gái ở Lai Châu, khiến hàng chục người tiếp xúc với thanh niên này bị cách ly.
Nói thêm về ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân địa phương, người phụ nữ ở Sơn Lôi thừa nhận với VOA rằng ngay cả mẹ bà cũng “chả mấy khi đeo khẩu trang” dù đang ở giữa tâm dịch, khiến bản thân bà và những người khác phải tìm cách vận động, thậm chí “ép buộc” để phòng tránh lây nhiễm dịch.
“Các bà ở đây có đeo khẩu trang mấy đâu. Thế nhưng bây giờ đeo ầm ầm. Phải đeo thôi. Không đeo, đi đường thanh niên bọn em đưa cho khẩu trang bắt đeo luôn. Bọn em cứ trêu bảo: ‘Ối, trước giờ đi mãi ngoài đồng nắng cháy da chả thèm đeo, bảo vướng, bây giờ đeo ầm ầm là’. Đeo rồi lại thành quen. Cho nên nói chung là thôi, chấp nhận để còn được giải phóng đi chứ không thì chết!”
Hiện giới hữu trách tại Sơn Lôi cũng đang kêu gọi gần 200 người đã rời khỏi địa bàn trước khi xã này bị cách ly quay trở về địa phương.
Tin cho hay số người này nằm trong số 315 nhân khẩu vắng mặt trong địa bàn trong thời điểm hiện tại.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện lệnh cách ly, Sơn Lôi cho đến nay đã phải tăng cường thêm 6 chốt kiểm soát, nâng tổng số chốt chặn lên thành 14 chốt để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ người ra vào xã, theo Tuổi Trẻ.
https://www.voatiengviet.com/a/s%C6%A1n-l%C3%B4i-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-g%E1%BA%A7n-200-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-r%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%8Ba-b%C3%A0n-tr%E1%BB%9F-v%E1%BB%81-d%C3%A2n-mong-s%E1%BB%9Bm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-/5293268.html
10 tổ chức phi lợi nhuận kêu gọi Cộng Sản Việt Nam
cấm buôn bán động vật hoang dã
Tin từ Hà Nội: Vào ngày 16/2, 10 tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã đã gửi một bức thư ngỏ tới thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đóng cửa địa điểm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh viêm phổi coronavirus bùng phát mạnh hơn.Theo RFA, các tổ chức ký tên trong thư này xác định việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã sẽ góp phần làm lây truyền không chỉ coronavirus mà còn nhiều chủng virus mới từ động vật hoang dã sang người. Thư chung viết “Bài học từ dịch SARS và nay là coronavirus rất rõ ràng: Các chủng virus mới sẽ tiếp tục lây truyền từ động vật hoang dã sang người trong quá trình buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam và một số nước khác đã chứng minh coronavirus tồn tại trong quần thể động vật hoang dã và buôn bán động vật hoang dã tạo cơ hội cho những virus này lây từ động vật hoang dã sang người.” Bức thư nhắc lại dịch bệnh SARS hồi cuối năm 2002 đầu 2003 khiến 8,000 người ở 37 quốc gia nhiễm bệnh và 774 người tử vong. Dịch bệnh phát xuất từ một loại virus có nguồn gốc từ dơi.
Các tổ chức đưa ra bảy đề nghị với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trong đó có “xác định và đóng cửa các địa điểm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, cấm các nhà hàng bán trái phép sản phẩm thịt hoang dã.”
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/10-to-chuc-phi-loi-nhuan-keu-goi-cong-san-viet-nam-cam-buon-ban-dong-vat-hoang-da/
Phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng
trong ngành chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vào ngày 18/2 vừa ra chỉ thị mới kêu gọi tập trung triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đang có nguy cơ lây lan diện rộng.Truyền thông trong nước hôm 18/2 cho biết, theo Bộ NN & PTNT, nếu không ngăn chặn kịp thời, dịch bệnh gia cầm, gia súc mới sẽ ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và hoạt động xuất khẩu động vật cùng những sản phẩm động vật.
Tin cho biết, tính đến ngày 16/2, cả nước có 16 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 và H5N1 chưa qua 30 ngày tại 5 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh. Số phải tiêu hủy là hơn 55.000 con. Trong đó, Trà Vinh phải tiêu hủy gần 1.000 con.
Bên cạnh đó, dịch lở mồm long móng cũng đang diễn biến phức tạp tại 7 tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Tiền Giang.
Trong chỉ thị gửi ra ngày 18/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành có dịch bệnh cần tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp kiểm soát, xử lý các ổ dịch. Nếu ổ dịch có nguy cơ phát sinh cần phải công bố dịch và tổ chức chống dịch theo quy định Luật Thú y.
Bộ khuyến cáo những địa phương chưa có dịch nhưng có nguy cơ cao, cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng dịch, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng tránh bệnh…
Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức đồng loạt cùng thời điểm từ 7-10 ngày để tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các khu vực từng xuất hiện các ổ dịch, khu vực chăn nuôi mật độ cao cũng như tại các chợ, cơ sở mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm.
Bộ NN & PTNT cũng nhắc đến việc tổ chức ngăn chặn và phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật, nhất là vận chuyển trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prevention-of-avian-influenza-foot-mouth-disease-in-livestock-industry-02182020071338.html
Tin tổng hợp 18/2:
Người vào bệnh viện dã chiến Củ Chi tăng;
TP.HCM cách ly 2.500 lao động Trung Quốc
Hà AnHôm nay 18/2, Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý vị bản tin tổng hợp với nội dung sau.
Doanh nghiệp dồn hàng lên cửa khẩu chờ qua Trung Quốc
Báo Vietnamnet dẫn tin từ Bộ Công Thương cho biết, doanh nghiệp đang tăng cường lượng xe chở nông sản lên khu vực cửa khẩu với Trung Quốc.
Một thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, ngày 16/2, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ở Lạng Sơn tồn 376 xe nông sản, trái cây, nhiều hơn một ngày trước đó tới 84 xe.
Việc ùn ứ hàng hóa đổ lên cửa khẩu với Trung Quốc được đại diện Vụ thị trường thuộc Bộ Công Thương giải thích rằng, doanh nghiệp trong nước nghe thông tin từ nhiều kênh khác nhau về việc xuất khẩu tại các cửa khẩu đang có tín hiệu thuận lợi. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng bán nông sản cho Trung Quốc “được giá” hơn tiêu thụ nội địa, nên tăng kế hoạch dồn hàng.
Gần 2.300 người phải cách ly trong doanh trại
Bản tin của VnExpress cho biết, gần 2.300 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc đang bị cách ly trong các doanh trại quân đội, tại 13 đơn vị của 6 Quân khu. Trong đó, Quân khu 1 cách ly hơn 1.600 người ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn; quân khu 2 cách ly hơn 660 người; còn lại là tại các quân khu 3, 4, 7 và quân khu 9.
Phía quân đội cho biết, người dân vào khu cách ly được theo dõi sức khoẻ, đảm bảo ăn ở và vật dụng hàng ngày như bàn chải, kem đánh răng, giấy vệ sinh, khẩu trang. Sau 14 ngày, người cách ly không có dấu hiệu bệnh mới được ra ngoài. Nhiều doanh trại bố trí tivi để người dân theo dõi tin tức.
Nghệ An cách ly 6 người cùng một gia đình
Nhà chức trách ở Nghệ An cho biết, gia đình 6 người ở xóm Xuân Lộc, xã Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bị cách ly do có thành viên trở về từ vùng dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc). Sức khỏe của những người này ổn định, không có dấu hiệu bất thường,
Chủ tịch xã Nghi Xuân nói với VnExpress: “Người chồng quê Sơn Lôi lấy vợ ở Nghệ An nhiều năm qua. Anh làm công nhân cách xã Sơn Lôi khoảng 20 km. Họ ăn Tết ở quê nội và sau Tết di chuyển về nhà vợ, cơ quan chức năng đã làm thủ tục cách ly ngay sau đó”.
Người vào bệnh viện dã chiến Củ Chi tăng
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời lãnh đạo bệnh viện dã chiến Củ Chi cho biết, đến ngày 17/2 bệnh viện đang cách ly 25 trường hợp, tăng 9 trường hợp so với ngày 15/2. Theo vị lãnh đạo này, tất cả những trường hợp này đều được Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế đưa về từ cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện bệnh viện dã chiến có 300 giường bệnh với các chức năng gồm: cách ly, khám phát hiện và điều trị. Vị lãnh đạo cho hay, số lượng trường hợp cách ly tăng trong những ngày gần đây không có gì là bất ngờ.
Trong bản tin phát trưa 18/2, báo Thanh niên cho biết, TP.HCM đang cùng doanh nghiệp cách ly tại chỗ khoảng 2.500 lao động Trung Quốc trong vòng 14 ngày để theo dõi sức khỏe. Bản tin dẫn lời bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư nói, hiện chưa phát hiện trường hợp người lao động nước ngoài từ vùng dịch Vũ Hán và Hồ Bắc (Trung Quốc) làm việc ở TP.HCM.
Cháy rừng Bình Thuận
Tối qua, ngày 17/2, cánh rừng dầu ở xã Bình Tân (thị xã La Gi, Bình Thuận) đã bốc cháy dữ dội.
Báo VTC dẫn lời người dân xã Bình Tân cho biết, ngọn lửa bốc lên từ lúc mờ tối, tuy nhiên nhiều người nghĩ là ai đó đốt thực bì. Đến tối thì ngọn lửa gặp gió lớn, lan nhanh vào khu vực rừng dầu tại xã Bình Tân rồi bốc cháy ngùn ngụt. Ngọn lửa bao trùm cả khu vực thị xã La Gi, Bình Thuận. Gần về khuya, lửa càng bùng phát do gặp sức gió lớn.
Đến 22h30 tối qua, đám cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Hủy trận giao hữu Việt Nam – Iraq vì corona
Báo Bóng đá Plus cho biết, liên đoàn bóng đá Iraq đã chính thức gửi thư thông báo tới VFF sẽ huỷ trận giao hữu với Việt Nam vào ngày 26/3 do e ngại đại dịch corora.
Trước đó, thầy trò HLV Park Hang Seo dự kiến sẽ có trận giao hữu với đội tuyển Iraq vào ngày 26/3 trên sân Thống Nhất hoặc sân Gò Đậu. Tuy nhiên, đội bóng Tây Á đã từ chối vì e ngại dịch bệnh corona.
Thay vào đó, Iraq sẽ đá giao hữu với Jordan vào ngày 25/3, nhằm chuẩn bị cho trận gặp chủ nhà Hong Kong ở bảng C vòng loại World Cup 2022 vào ngày 31/3.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-tong-hop-18-2-nguoi-vao-benh-vien-da-chien-cu-chi-tang-tp-hcm-cach-ly-2-500-lao-dong-trung-quoc.html
0 comments