Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Rụt rè Kỹ niệm chiến tranh biên giới Tây Nam, còn chiến tranh phía Bắc thì sao?

Monday, January 7, 2019 10:44:00 AM // ,



Sau nhiều năm im lặng, ngày 4-1 vừa qua, Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giời Tây Nam với hình thức đơn giản có phần rụt rè so với các lễ  kỷ niệm  Kháng chiến chống Mỹ hay Cách Mạng tháng 8. Các cuộc mít tinh tổ chức cấp Trung ương, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành, đều tổ chức trong hội trường, không có duyệt binh hay diễu hành của quần chúng. Một số hoạt động triển lảm hình ảnh một số bài viết theo kiểu hồi ức theo chủ đề ca ngợi thành tích quân đội và tình hữu nghị Việt - Nam CamPuChia.
Thông tin mâu thuẫn và nhợt nhạt
Sự rụt rè ấy bộc lộ qua mâu thuẫn trong nội dung đưa tin của các cơ quan truyền thông cấp cao của Đảng. Cùng lễ mitinh kỹ niệm cấp trung ương nhưng Tạp chí Công Sản và Báo Nhân Dân đưa tin vai trò tổ chức lễ hoàn toàn khác nhau. Tạp chí Cộng sản bản điện tử đưa tin “Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot” với nội dung “sáng 04-01, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07-01-1979 - 07-01-2019).
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng…”{1}
Cùng với hình ảnh buổi lễ ấy và thành phần tham dự ấy, nhưng báo Nhân Dân thông tin với tiêu đề dài hơn là “Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”. Nội dung tin viết là: “Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979 - 7-1-2019)…..” {2}
Với hai thông tin trên thì tầm mức của buổi lễ sẽ theo hai thang bậc khác nhau. Theo Tạp Chí Cộng Sản thì đây là nghi lễ cấp quốc gia do các tổ chứcTrung ương Đảng, Chính Phủ và Quốc Hội tổ chức, còn theo báo Nhân Dân thì đây chỉ là nghi lễ của các tổ chức quần chúng cấp trung ương và chính quyền Hà Nội. Các vị tam tứ trụ chỉ là khách mời. Phải chăng vì sợ mích lòng ai đó mà báo Nhân Dân phải hạ cấp cuộc mitinh xuống như vậy?
Không chỉ báo Nhân Dân mà báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy TP HCM cũng có thái độ tương tự. Cùng ngày, TP.HCM cũng tổ chức mitinh nhưng báo này không đưa thành thông tin độc lập mà gộp vào tin nghi lễ của Hà Nội như là một thông tin phụ. Bài báo này cũng khẳng định “Ngày 4-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBND TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng” {3}
Trong khi đó thì báo Tiền Phong lại thông tin Hà Nội có cuộc míttinh khác với những đối tượng, thành phần tham dự khác. “Sáng 6/1, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)”{4}
Chỉ có thế lực phản động, thù địch, không có bành trướng bá quyền Trung Quốc!
Việc chuẩn bị cho lễ kỹ niệm này đã được chuẩn bị từ lâu, từ tháng 12-2018 trang thông tin của Ban Tuyên Giáo trung ương đã đăng tải “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc”. Ai cũng biết rằng, PonPot là lực lượng xung kích của Trung Quốc, cuộc chiến tranh Biên Giới Tây Nam gắn liền với cuộc chiến Biên Giới Phía Bắc thế nhưng trong đề cương của Ban Tuyên Giáo và tất cả các bài viết trong đợt kỹ niệm này chữ không hề có chữ Trung Quốc nào. Trung Quốc như là từ kỵ húy đối với bài thi của các thí sinh trong thời phong kiến đã được Ban Tuyên Giáo thay bằng khái niệm “các thế lực phản động, thù địch nước ngoài”.
Giải thích về nguyên nhân cuộc chiến, Đề cương đã viết rằng: “ Từ lâu, nhân dân Việt Nam – Campuchia đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngoài kích động, lợi dụng, từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ (1970 -1975), quân Pôn Pốt đã tiến hành một số vụ tiến công, bắt cóc giết hại cán bộ, bộ đội Việt Nam hoạt động ở chiến trường Campuchia, đồng thời gây chia rẽ nội bộ những người cộng sản Campuchia.”
Đã có thời kỳ trong Điều lệ Đảng và Hiến Pháp năm 1980 nước CHXHCN Việt Nam ghi rỏ “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Bây giờ khép lại quá khứ đâu phải là xóa bỏ thực tế lịch sử ấy. Ngay hiện nay, đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập cấp độ quan hệ hợp tác toàn diện với nước Mỹ, Ban Tuyên Giáo vẫn dùng từ “đế quốc Mỹ xâm lược” ngon lành kia mà? Kỹ niệm một chiến thắng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà không dám nêu đích danh kẻ thù trong chiến thắng ấy thì kỹ niệm làm gì? {5}
Món nợ với lịch sử, dân tộc
Cũng qua thông tin báo chí trong nước liên quan đến kỹ niệm cuộc chiến tranh này, chiều 28-12, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy An Giang tổ chức “Hội thảo khoa học cấp quốc gia 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”.
Hội thảo đã thu hút gần 90 tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học quân sự, những nhân chứng lịch sử trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là dịp chúng ta tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Bộ Quốc phòng khẳng định, với tinh thần khách quan, khoa học, hội thảo tập trung đánh giá tầm vóc, vai trò, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và tinh thần liên minh đoàn kết chiến đấu của quân đội, nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia. Qua hội thảo sẽ đúc kết những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của 2 nước Việt Nam – Campuchia trong thời kỳ mới…{6}
Tuy nhiên chỉ riêng cái tên của Hội thảo và việc cắm mốc lịch sử ngày 7-1-1979 đã cho thấy đây chỉ là cuộc họp để tô vẻ thành tích, thậm chí khỏa lấp và làm lệch lạc lịch sử. Thực chất ngày 7-1-1979 chỉ mới là ngày chiếm Phnompenh. Cuộc chiến còn kéo dài thêm 10 năm nửa, đẫm máu không kém với giai đoạn cầm cự dọc theo biên giới hay trong chiến dịch tiến vào Phnompenh. 40 năm qua, nhà nước Việt Nam vẫn chưa công bố con số thương vong chính xác trong cuộc chiến này, bao nhiêu tử sĩ đã được quy tập hài cốt và còn bao nhiêu xác thân vẫn đang vùi lấp trên đất khách quê người?
Theo VOA, một bài báo của tờ The Washington Post đưa tin Trung tướng Lê Khả Phiêu, người khi đó là phó tư lệnh lực lượng Việt Nam tại Campuchia và sau này là tổng bí thư Đảng Cộng sản, nói trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 6 năm 1988 ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng 55.000 bộ đội Việt Nam tử trận kể từ năm 1977, và số người bị thương ở mức tương đương.{7}
Trên mạng xã hội hiện đang lưu hành phim tài liệu rất chân thực và xúc động “Tìm lại vết thương” của ba cựu binh trên chiến trường Tây Nam và đất K họ cùng quay lại chiến trường xưa để tìm hài cốt của đồng đội và tìm lại ký ức chiến tranh của mình. Cả ba đều không hối tiếc sự hy sinh tuổi trẻ của mình. Vừa tốt nghiệp phổ thông đã khoác áo lính và đi vào một thế giới hết sức khắc nghiệt. Một trong ba người là Trung sĩ Xuân Tùng, tác giả hồi ký Chuyện lính Tây Nam chân thật, xúc động đến từng con chữ. Cả ba đều vào Phompenh trong ngày 7-1 và cũng đều ngỡ rằng cuộc chiến đã kết thúc nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó họ đã nhận ra là cuộc chiến mới lại bắt đầu. Họ không tìm được hài cốt đồng đội đành rước linh hồn bạn về. Điều ray rức của họ là làm thế nào để nhận rỏ cuộc chiến và tránh được cuộc chiến tranh với cái giá quá đắt của nó. Khát vọng đó không chỉ là vết thương riêng của ba người lính ấy mà là u uất chung của mọi người lính đã đi qua cuộc chiến{8}
Có những câu hỏi nhức nhối cần được trả lời: Có phải đây là cuộc chiến bắt buộc không thể tránh? Có phải bắt buộc tiếp tục đóng quân ở Campuchia đến gần 10 năm? Kỹ niệm một cuộc chiến tranh, cho dù là chiến thắng một cách thực chất và có trách nhiệm là phải giải đáp được những điều ấy.
Cuộc chiến tranh phía Bắc thì sao?
Với cuộc chiến tranh Tây Nam đã e dè như vậy còn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm sao? Mấy mươi năm qua, bình thường quan hệ với Trung Quốc theo kiểu thần phục, Việt Nam đã sửa Hiến Pháp, đục bia tưởng niệm những di tích của trận chiến, đàn áp những người phản đối và rộng cửa đón nhận những công nghệ rác rưởi độc hại của Trung Quốc, liệu có tổ chức kỹ niệm 40 Chiến thắng bảo vệ biên giới phía Bắc?
Ngày 14.12, tại Hội nghị công tác văn học năm 2018 diễn ra ở Hà Nội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN, cho biết T.Ư đã có quyết định rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao là kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (1979 - 2019) trong năm 2019 Hội Nhà văn VN đã có kế hoạch triển khai tổ chức kỷ niệm này một cách sâu sắc, tri ân bằng con đường văn học, bằng các tác phẩmvới lương tâm của các nhà văn trước những hy sinh vô cùng to lớn của đồng đội, đồng bào 40 năm trước.Trước mắt, trong thời gian sớm nhất, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN sẽ tổ chức một cuộc hội thảo văn học, một trại sáng tác và mời các nhà văn viết về chiến tranh biên giới phía bắc, nhất là các nhà văn ở 6 tỉnh biên giới phía bắc từng tham gia cuộc chiến này về dự hội thảo để có những sáng tác sâu sắc.{9 Hãy chờ xem Mẫu Sơn, Vi Xuyên, những trận đánh đẫm máu năm 1984, 1988 có được tôn vinh thành tác phẩm văn học hay không?
Nhưng ngày 29.12, đúng nửa tháng sau hội nghị của Hội Nhà Văn thì Cục Xuất bản đã cấm lưu hành tiểu thuyết Lưng Rồng của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu. Huy Đức đã viết trên fb rằng “Điều tôi đang tự hỏi, là bây giờ Cục Xuất Bản cấm Lưng Rồng, liệu vài tuần nữa, Tuyên Giáo có cấm nói về cuộc chiến tranh Biên giới. Chỉ còn 8 tuần nữa là tới ngày 17-2, ngày quân Trung Quốc gây chiến tranh 1979. Cuộc chiến tranh chưa xa, hàng nghìn liệt sĩ ở Vị Xuyên vẫn chưa tìm thấy xác. Cuộc chiến tranh cũng không còn quá gần để ta phải sợ nó tấy lên, mưng mủ.” {10}
Kiêu hảnh, hiếu chiến với một cường quốc láng giềng như thời điểm 1975 là sai lầm phải trả giá đắt, nhưng khiếp nhược trước kẻ xâm lược để mất dần từ chủ quyền, lãnh thổ thì sẽ là tội đồ của dân tộc.

  1. http://tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su/2019/53717/Le-ky-niem-40-nam-Ng...
Sau nhiều năm im lặng, ngày 4-1 vừa qua, Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giời Tây Nam với hình thức đơn giản có phần rụt rè so với các lễ  kỷ niệm  Kháng chiến chống Mỹ hay Cách Mạng tháng 8. Các cuộc mít tinh tổ chức cấp Trung ương, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành, đều tổ chức trong hội trường, không có duyệt binh hay diễu hành của quần chúng. Một số hoạt động triển lảm hình ảnh một số bài viết theo kiểu hồi ức theo chủ đề ca ngợi thành tích quân đội và tình hữu nghị Việt - Nam CamPuChia.
Thông tin mâu thuẫn và nhợt nhạt
Sự rụt rè ấy bộc lộ qua mâu thuẫn trong nội dung đưa tin của các cơ quan truyền thông cấp cao của Đảng. Cùng lễ mitinh kỹ niệm cấp trung ương nhưng Tạp chí Công Sản và Báo Nhân Dân đưa tin vai trò tổ chức lễ hoàn toàn khác nhau. Tạp chí Cộng sản bản điện tử đưa tin “Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot” với nội dung “sáng 04-01, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07-01-1979 - 07-01-2019).
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng…”{1}
Cùng với hình ảnh buổi lễ ấy và thành phần tham dự ấy, nhưng báo Nhân Dân thông tin với tiêu đề dài hơn là “Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”. Nội dung tin viết là: “Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979 - 7-1-2019)…..” {2}
Với hai thông tin trên thì tầm mức của buổi lễ sẽ theo hai thang bậc khác nhau. Theo Tạp Chí Cộng Sản thì đây là nghi lễ cấp quốc gia do các tổ chứcTrung ương Đảng, Chính Phủ và Quốc Hội tổ chức, còn theo báo Nhân Dân thì đây chỉ là nghi lễ của các tổ chức quần chúng cấp trung ương và chính quyền Hà Nội. Các vị tam tứ trụ chỉ là khách mời. Phải chăng vì sợ mích lòng ai đó mà báo Nhân Dân phải hạ cấp cuộc mitinh xuống như vậy?
Không chỉ báo Nhân Dân mà báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy TP HCM cũng có thái độ tương tự. Cùng ngày, TP.HCM cũng tổ chức mitinh nhưng báo này không đưa thành thông tin độc lập mà gộp vào tin nghi lễ của Hà Nội như là một thông tin phụ. Bài báo này cũng khẳng định “Ngày 4-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBND TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng” {3}
Trong khi đó thì báo Tiền Phong lại thông tin Hà Nội có cuộc míttinh khác với những đối tượng, thành phần tham dự khác. “Sáng 6/1, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)”{4}
Chỉ có thế lực phản động, thù địch, không có bành trướng bá quyền Trung Quốc!
Việc chuẩn bị cho lễ kỹ niệm này đã được chuẩn bị từ lâu, từ tháng 12-2018 trang thông tin của Ban Tuyên Giáo trung ương đã đăng tải “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc”. Ai cũng biết rằng, PonPot là lực lượng xung kích của Trung Quốc, cuộc chiến tranh Biên Giới Tây Nam gắn liền với cuộc chiến Biên Giới Phía Bắc thế nhưng trong đề cương của Ban Tuyên Giáo và tất cả các bài viết trong đợt kỹ niệm này chữ không hề có chữ Trung Quốc nào. Trung Quốc như là từ kỵ húy đối với bài thi của các thí sinh trong thời phong kiến đã được Ban Tuyên Giáo thay bằng khái niệm “các thế lực phản động, thù địch nước ngoài”.
Giải thích về nguyên nhân cuộc chiến, Đề cương đã viết rằng: “ Từ lâu, nhân dân Việt Nam – Campuchia đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngoài kích động, lợi dụng, từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ (1970 -1975), quân Pôn Pốt đã tiến hành một số vụ tiến công, bắt cóc giết hại cán bộ, bộ đội Việt Nam hoạt động ở chiến trường Campuchia, đồng thời gây chia rẽ nội bộ những người cộng sản Campuchia.”
Đã có thời kỳ trong Điều lệ Đảng và Hiến Pháp năm 1980 nước CHXHCN Việt Nam ghi rỏ “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Bây giờ khép lại quá khứ đâu phải là xóa bỏ thực tế lịch sử ấy. Ngay hiện nay, đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập cấp độ quan hệ hợp tác toàn diện với nước Mỹ, Ban Tuyên Giáo vẫn dùng từ “đế quốc Mỹ xâm lược” ngon lành kia mà? Kỹ niệm một chiến thắng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà không dám nêu đích danh kẻ thù trong chiến thắng ấy thì kỹ niệm làm gì? {5}
Món nợ với lịch sử, dân tộc
Cũng qua thông tin báo chí trong nước liên quan đến kỹ niệm cuộc chiến tranh này, chiều 28-12, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy An Giang tổ chức “Hội thảo khoa học cấp quốc gia 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”.
Hội thảo đã thu hút gần 90 tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học quân sự, những nhân chứng lịch sử trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là dịp chúng ta tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Bộ Quốc phòng khẳng định, với tinh thần khách quan, khoa học, hội thảo tập trung đánh giá tầm vóc, vai trò, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và tinh thần liên minh đoàn kết chiến đấu của quân đội, nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia. Qua hội thảo sẽ đúc kết những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của 2 nước Việt Nam – Campuchia trong thời kỳ mới…{6}
Tuy nhiên chỉ riêng cái tên của Hội thảo và việc cắm mốc lịch sử ngày 7-1-1979 đã cho thấy đây chỉ là cuộc họp để tô vẻ thành tích, thậm chí khỏa lấp và làm lệch lạc lịch sử. Thực chất ngày 7-1-1979 chỉ mới là ngày chiếm Phnompenh. Cuộc chiến còn kéo dài thêm 10 năm nửa, đẫm máu không kém với giai đoạn cầm cự dọc theo biên giới hay trong chiến dịch tiến vào Phnompenh. 40 năm qua, nhà nước Việt Nam vẫn chưa công bố con số thương vong chính xác trong cuộc chiến này, bao nhiêu tử sĩ đã được quy tập hài cốt và còn bao nhiêu xác thân vẫn đang vùi lấp trên đất khách quê người?
Theo VOA, một bài báo của tờ The Washington Post đưa tin Trung tướng Lê Khả Phiêu, người khi đó là phó tư lệnh lực lượng Việt Nam tại Campuchia và sau này là tổng bí thư Đảng Cộng sản, nói trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 6 năm 1988 ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng 55.000 bộ đội Việt Nam tử trận kể từ năm 1977, và số người bị thương ở mức tương đương.{7}
Trên mạng xã hội hiện đang lưu hành phim tài liệu rất chân thực và xúc động “Tìm lại vết thương” của ba cựu binh trên chiến trường Tây Nam và đất K họ cùng quay lại chiến trường xưa để tìm hài cốt của đồng đội và tìm lại ký ức chiến tranh của mình. Cả ba đều không hối tiếc sự hy sinh tuổi trẻ của mình. Vừa tốt nghiệp phổ thông đã khoác áo lính và đi vào một thế giới hết sức khắc nghiệt. Một trong ba người là Trung sĩ Xuân Tùng, tác giả hồi ký Chuyện lính Tây Nam chân thật, xúc động đến từng con chữ. Cả ba đều vào Phompenh trong ngày 7-1 và cũng đều ngỡ rằng cuộc chiến đã kết thúc nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó họ đã nhận ra là cuộc chiến mới lại bắt đầu. Họ không tìm được hài cốt đồng đội đành rước linh hồn bạn về. Điều ray rức của họ là làm thế nào để nhận rỏ cuộc chiến và tránh được cuộc chiến tranh với cái giá quá đắt của nó. Khát vọng đó không chỉ là vết thương riêng của ba người lính ấy mà là u uất chung của mọi người lính đã đi qua cuộc chiến{8}
Có những câu hỏi nhức nhối cần được trả lời: Có phải đây là cuộc chiến bắt buộc không thể tránh? Có phải bắt buộc tiếp tục đóng quân ở Campuchia đến gần 10 năm? Kỹ niệm một cuộc chiến tranh, cho dù là chiến thắng một cách thực chất và có trách nhiệm là phải giải đáp được những điều ấy.
Cuộc chiến tranh phía Bắc thì sao?
Với cuộc chiến tranh Tây Nam đã e dè như vậy còn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm sao? Mấy mươi năm qua, bình thường quan hệ với Trung Quốc theo kiểu thần phục, Việt Nam đã sửa Hiến Pháp, đục bia tưởng niệm những di tích của trận chiến, đàn áp những người phản đối và rộng cửa đón nhận những công nghệ rác rưởi độc hại của Trung Quốc, liệu có tổ chức kỹ niệm 40 Chiến thắng bảo vệ biên giới phía Bắc?
Ngày 14.12, tại Hội nghị công tác văn học năm 2018 diễn ra ở Hà Nội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN, cho biết T.Ư đã có quyết định rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao là kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (1979 - 2019) trong năm 2019 Hội Nhà văn VN đã có kế hoạch triển khai tổ chức kỷ niệm này một cách sâu sắc, tri ân bằng con đường văn học, bằng các tác phẩmvới lương tâm của các nhà văn trước những hy sinh vô cùng to lớn của đồng đội, đồng bào 40 năm trước.Trước mắt, trong thời gian sớm nhất, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN sẽ tổ chức một cuộc hội thảo văn học, một trại sáng tác và mời các nhà văn viết về chiến tranh biên giới phía bắc, nhất là các nhà văn ở 6 tỉnh biên giới phía bắc từng tham gia cuộc chiến này về dự hội thảo để có những sáng tác sâu sắc.{9 Hãy chờ xem Mẫu Sơn, Vi Xuyên, những trận đánh đẫm máu năm 1984, 1988 có được tôn vinh thành tác phẩm văn học hay không?
Nhưng ngày 29.12, đúng nửa tháng sau hội nghị của Hội Nhà Văn thì Cục Xuất bản đã cấm lưu hành tiểu thuyết Lưng Rồng của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu. Huy Đức đã viết trên fb rằng “Điều tôi đang tự hỏi, là bây giờ Cục Xuất Bản cấm Lưng Rồng, liệu vài tuần nữa, Tuyên Giáo có cấm nói về cuộc chiến tranh Biên giới. Chỉ còn 8 tuần nữa là tới ngày 17-2, ngày quân Trung Quốc gây chiến tranh 1979. Cuộc chiến tranh chưa xa, hàng nghìn liệt sĩ ở Vị Xuyên vẫn chưa tìm thấy xác. Cuộc chiến tranh cũng không còn quá gần để ta phải sợ nó tấy lên, mưng mủ.” {10}
Kiêu hảnh, hiếu chiến với một cường quốc láng giềng như thời điểm 1975 là sai lầm phải trả giá đắt, nhưng khiếp nhược trước kẻ xâm lược để mất dần từ chủ quyền, lãnh thổ thì sẽ là tội đồ của dân tộc.

  1. http://tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su/2019/53717/Le-ky-niem-40-nam-Ng...
Sau nhiều năm im lặng, ngày 4-1 vừa qua, Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giời Tây Nam với hình thức đơn giản có phần rụt rè so với các lễ  kỷ niệm  Kháng chiến chống Mỹ hay Cách Mạng tháng 8. Các cuộc mít tinh tổ chức cấp Trung ương, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành, đều tổ chức trong hội trường, không có duyệt binh hay diễu hành của quần chúng. Một số hoạt động triển lảm hình ảnh một số bài viết theo kiểu hồi ức theo chủ đề ca ngợi thành tích quân đội và tình hữu nghị Việt - Nam CamPuChia.
Thông tin mâu thuẫn và nhợt nhạt
Sự rụt rè ấy bộc lộ qua mâu thuẫn trong nội dung đưa tin của các cơ quan truyền thông cấp cao của Đảng. Cùng lễ mitinh kỹ niệm cấp trung ương nhưng Tạp chí Công Sản và Báo Nhân Dân đưa tin vai trò tổ chức lễ hoàn toàn khác nhau. Tạp chí Cộng sản bản điện tử đưa tin “Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot” với nội dung “sáng 04-01, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07-01-1979 - 07-01-2019).
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng…”{1}
Cùng với hình ảnh buổi lễ ấy và thành phần tham dự ấy, nhưng báo Nhân Dân thông tin với tiêu đề dài hơn là “Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”. Nội dung tin viết là: “Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979 - 7-1-2019)…..” {2}
Với hai thông tin trên thì tầm mức của buổi lễ sẽ theo hai thang bậc khác nhau. Theo Tạp Chí Cộng Sản thì đây là nghi lễ cấp quốc gia do các tổ chứcTrung ương Đảng, Chính Phủ và Quốc Hội tổ chức, còn theo báo Nhân Dân thì đây chỉ là nghi lễ của các tổ chức quần chúng cấp trung ương và chính quyền Hà Nội. Các vị tam tứ trụ chỉ là khách mời. Phải chăng vì sợ mích lòng ai đó mà báo Nhân Dân phải hạ cấp cuộc mitinh xuống như vậy?
Không chỉ báo Nhân Dân mà báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy TP HCM cũng có thái độ tương tự. Cùng ngày, TP.HCM cũng tổ chức mitinh nhưng báo này không đưa thành thông tin độc lập mà gộp vào tin nghi lễ của Hà Nội như là một thông tin phụ. Bài báo này cũng khẳng định “Ngày 4-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBND TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng” {3}
Trong khi đó thì báo Tiền Phong lại thông tin Hà Nội có cuộc míttinh khác với những đối tượng, thành phần tham dự khác. “Sáng 6/1, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)”{4}
Chỉ có thế lực phản động, thù địch, không có bành trướng bá quyền Trung Quốc!
Việc chuẩn bị cho lễ kỹ niệm này đã được chuẩn bị từ lâu, từ tháng 12-2018 trang thông tin của Ban Tuyên Giáo trung ương đã đăng tải “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc”. Ai cũng biết rằng, PonPot là lực lượng xung kích của Trung Quốc, cuộc chiến tranh Biên Giới Tây Nam gắn liền với cuộc chiến Biên Giới Phía Bắc thế nhưng trong đề cương của Ban Tuyên Giáo và tất cả các bài viết trong đợt kỹ niệm này chữ không hề có chữ Trung Quốc nào. Trung Quốc như là từ kỵ húy đối với bài thi của các thí sinh trong thời phong kiến đã được Ban Tuyên Giáo thay bằng khái niệm “các thế lực phản động, thù địch nước ngoài”.
Giải thích về nguyên nhân cuộc chiến, Đề cương đã viết rằng: “ Từ lâu, nhân dân Việt Nam – Campuchia đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngoài kích động, lợi dụng, từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ (1970 -1975), quân Pôn Pốt đã tiến hành một số vụ tiến công, bắt cóc giết hại cán bộ, bộ đội Việt Nam hoạt động ở chiến trường Campuchia, đồng thời gây chia rẽ nội bộ những người cộng sản Campuchia.”
Đã có thời kỳ trong Điều lệ Đảng và Hiến Pháp năm 1980 nước CHXHCN Việt Nam ghi rỏ “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Bây giờ khép lại quá khứ đâu phải là xóa bỏ thực tế lịch sử ấy. Ngay hiện nay, đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập cấp độ quan hệ hợp tác toàn diện với nước Mỹ, Ban Tuyên Giáo vẫn dùng từ “đế quốc Mỹ xâm lược” ngon lành kia mà? Kỹ niệm một chiến thắng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà không dám nêu đích danh kẻ thù trong chiến thắng ấy thì kỹ niệm làm gì? {5}
Món nợ với lịch sử, dân tộc
Cũng qua thông tin báo chí trong nước liên quan đến kỹ niệm cuộc chiến tranh này, chiều 28-12, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy An Giang tổ chức “Hội thảo khoa học cấp quốc gia 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)”.
Hội thảo đã thu hút gần 90 tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học quân sự, những nhân chứng lịch sử trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là dịp chúng ta tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Bộ Quốc phòng khẳng định, với tinh thần khách quan, khoa học, hội thảo tập trung đánh giá tầm vóc, vai trò, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và tinh thần liên minh đoàn kết chiến đấu của quân đội, nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia. Qua hội thảo sẽ đúc kết những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của 2 nước Việt Nam – Campuchia trong thời kỳ mới…{6}
Tuy nhiên chỉ riêng cái tên của Hội thảo và việc cắm mốc lịch sử ngày 7-1-1979 đã cho thấy đây chỉ là cuộc họp để tô vẻ thành tích, thậm chí khỏa lấp và làm lệch lạc lịch sử. Thực chất ngày 7-1-1979 chỉ mới là ngày chiếm Phnompenh. Cuộc chiến còn kéo dài thêm 10 năm nửa, đẫm máu không kém với giai đoạn cầm cự dọc theo biên giới hay trong chiến dịch tiến vào Phnompenh. 40 năm qua, nhà nước Việt Nam vẫn chưa công bố con số thương vong chính xác trong cuộc chiến này, bao nhiêu tử sĩ đã được quy tập hài cốt và còn bao nhiêu xác thân vẫn đang vùi lấp trên đất khách quê người?
Theo VOA, một bài báo của tờ The Washington Post đưa tin Trung tướng Lê Khả Phiêu, người khi đó là phó tư lệnh lực lượng Việt Nam tại Campuchia và sau này là tổng bí thư Đảng Cộng sản, nói trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 6 năm 1988 ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng 55.000 bộ đội Việt Nam tử trận kể từ năm 1977, và số người bị thương ở mức tương đương.{7}
Trên mạng xã hội hiện đang lưu hành phim tài liệu rất chân thực và xúc động “Tìm lại vết thương” của ba cựu binh trên chiến trường Tây Nam và đất K họ cùng quay lại chiến trường xưa để tìm hài cốt của đồng đội và tìm lại ký ức chiến tranh của mình. Cả ba đều không hối tiếc sự hy sinh tuổi trẻ của mình. Vừa tốt nghiệp phổ thông đã khoác áo lính và đi vào một thế giới hết sức khắc nghiệt. Một trong ba người là Trung sĩ Xuân Tùng, tác giả hồi ký Chuyện lính Tây Nam chân thật, xúc động đến từng con chữ. Cả ba đều vào Phompenh trong ngày 7-1 và cũng đều ngỡ rằng cuộc chiến đã kết thúc nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó họ đã nhận ra là cuộc chiến mới lại bắt đầu. Họ không tìm được hài cốt đồng đội đành rước linh hồn bạn về. Điều ray rức của họ là làm thế nào để nhận rỏ cuộc chiến và tránh được cuộc chiến tranh với cái giá quá đắt của nó. Khát vọng đó không chỉ là vết thương riêng của ba người lính ấy mà là u uất chung của mọi người lính đã đi qua cuộc chiến{8}
Có những câu hỏi nhức nhối cần được trả lời: Có phải đây là cuộc chiến bắt buộc không thể tránh? Có phải bắt buộc tiếp tục đóng quân ở Campuchia đến gần 10 năm? Kỹ niệm một cuộc chiến tranh, cho dù là chiến thắng một cách thực chất và có trách nhiệm là phải giải đáp được những điều ấy.
Cuộc chiến tranh phía Bắc thì sao?
Với cuộc chiến tranh Tây Nam đã e dè như vậy còn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm sao? Mấy mươi năm qua, bình thường quan hệ với Trung Quốc theo kiểu thần phục, Việt Nam đã sửa Hiến Pháp, đục bia tưởng niệm những di tích của trận chiến, đàn áp những người phản đối và rộng cửa đón nhận những công nghệ rác rưởi độc hại của Trung Quốc, liệu có tổ chức kỹ niệm 40 Chiến thắng bảo vệ biên giới phía Bắc?
Ngày 14.12, tại Hội nghị công tác văn học năm 2018 diễn ra ở Hà Nội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN, cho biết T.Ư đã có quyết định rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao là kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (1979 - 2019) trong năm 2019 Hội Nhà văn VN đã có kế hoạch triển khai tổ chức kỷ niệm này một cách sâu sắc, tri ân bằng con đường văn học, bằng các tác phẩmvới lương tâm của các nhà văn trước những hy sinh vô cùng to lớn của đồng đội, đồng bào 40 năm trước.Trước mắt, trong thời gian sớm nhất, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN sẽ tổ chức một cuộc hội thảo văn học, một trại sáng tác và mời các nhà văn viết về chiến tranh biên giới phía bắc, nhất là các nhà văn ở 6 tỉnh biên giới phía bắc từng tham gia cuộc chiến này về dự hội thảo để có những sáng tác sâu sắc.{9 Hãy chờ xem Mẫu Sơn, Vi Xuyên, những trận đánh đẫm máu năm 1984, 1988 có được tôn vinh thành tác phẩm văn học hay không?
Nhưng ngày 29.12, đúng nửa tháng sau hội nghị của Hội Nhà Văn thì Cục Xuất bản đã cấm lưu hành tiểu thuyết Lưng Rồng của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu. Huy Đức đã viết trên fb rằng “Điều tôi đang tự hỏi, là bây giờ Cục Xuất Bản cấm Lưng Rồng, liệu vài tuần nữa, Tuyên Giáo có cấm nói về cuộc chiến tranh Biên giới. Chỉ còn 8 tuần nữa là tới ngày 17-2, ngày quân Trung Quốc gây chiến tranh 1979. Cuộc chiến tranh chưa xa, hàng nghìn liệt sĩ ở Vị Xuyên vẫn chưa tìm thấy xác. Cuộc chiến tranh cũng không còn quá gần để ta phải sợ nó tấy lên, mưng mủ.” {10}
Kiêu hảnh, hiếu chiến với một cường quốc láng giềng như thời điểm 1975 là sai lầm phải trả giá đắt, nhưng khiếp nhược trước kẻ xâm lược để mất dần từ chủ quyền, lãnh thổ thì sẽ là tội đồ của dân tộc.

  1. http://tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su/2019/53717/Le-ky-niem-40-nam-Ng...









0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.