Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ bắn tên lửa “xé xác” sát thủ diệt hạm của Trung Quốc

Tuesday, December 20, 2016 8:58:00 PM // , ,

Soha News
Hải VY
20/12/2016
Một cuộc thử nghiệm tên lửa SM-6 
Tờ China Topix đưa tin, một mục tiêu giả định làm “sát thủ diệt hạm” DF-21D của Trung Quốc đã bị phá hủy bởi 2 tên lửa SM-6 của Mỹ ngoài khơi Hawaii. 
Cuộc thử nghiệm diễn ra hôm 14/12, nhằm chứng minh tên lửa SM-6 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ có khả năng bắn hạ DF-21D – tên lửa đạn đạo mà Bắc Kinh tuyên bố có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ cách lục địa Trung Quốc hơn 1.000km.
Trong cuộc thử nghiệm, cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) và tàu khu trục USS John Paul Jones (trang bị hệ thống chiến đấu Aegis) đã bắn 2 tên lửa SM-6 Dual I nhằm vào “một mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung tinh vi”.
Thông báo của MDA cho biết, loại tên lửa đạn đạo tầm trung giả làm DF-21D là tên lửa do đội ngũ của Lockheed Martin chế tạo, có khả năng cơ động cao.
Phiên bản SM-6 Dual I được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối hoặc vài giây trước khi tên lửa va chạm với mục tiêu. Phiên bản Dual I nâng cấp được bổ sung thêm bộ vi xử lý mạnh mẽ để vận hành phần mềm nhắm bắn tinh vi hơn, cho phép đánh trúng đầu đạn đang lao thẳng xuống từ tầng khí quyển cao, với tốc độ cực lớn.
Tên lửa SM-6 Dual I bắn đi từ tàu khu trục USS John Paul Jones (DDG 53) hôm 14/12. Ảnh: MDA 
Toàn bộ 62 chiếc Arleigh Burke đang hoạt động của Hải quân Mỹ đều được trang bị tên lửa SM-6 và hệ thống chiến đấu Aegis Baseline 9.C1. Mỗi tàu có thể mang 96 tên lửa các loại.
Theo đại diện MDA, cuộc thử nghiệm lần này đã chứng minh khả năng phòng thủ trên biển của SM-6. Tên lửa đã đạt được mục tiêu đề ra.
Cuộc thử nghiệm này cho thấy những khả năng mà MDA và Hải quân Mỹ sẽ mang tới cho các chỉ huy hạm đội“, Phó Đô đốc James Syring, Giám đốc MDA nói, “tên lửa SM-6 và hệ thống chiến đấu Aegis tiếp tục chứng minh rằng chúng là những thành tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều lớp và vững chắc của chúng ta“.
Không giống hệ thống phòng thủ THAAD và tên lửa SM-3 ứng dụng công nghệ “hit-to-kill” (dùng động năng do va chạm trực tiếp để tiêu diệt mục tiêu), SM-6 sử dụng đầu đạn nổ để phá hủy tên lửa đạn đạo.
Cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo gần đây ngoài khơi Hawaii một lần nữa cho thấy hệ thống Aegis có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ phức tạp, nhằm chống lại mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm trung tinh vi” – ông Paul Klammer, đại diện tập đoàn Lockheed Martin cho biết.
Hệ thống Aegis Baseline 9 là phiên bản được hiện đại hóa, kết hợp khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo, cho phép tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa công nghệ cao như DF-21D.
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc 
Trung Quốc được cho là đang triển khai 7 lữ đoàn tên lửa chống tàu, mỗi lữ đoàn trang bị tới 32 hệ thống DF-21D. Đây là loại tên lửa diệt hạm tầm trung, di động, được thiết kế để đánh chìm các tàu sân bay Mỹ bằng đầu đạn dẫn hướng độc lập.
Cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc thông báo đã tiến hành bắn thử đồng loạt 10 tên lửa DF-21 – một động thái nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donal Trump đang chuẩn bị nhậm chức vào tháng 1/2017.
Truyền thông Trung Quốc tuyên bố, những tên lửa này “ có thể phá hủy các căn cứ Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương bất cứ lúc nào“.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.