Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 20/12/2016

Tuesday, December 20, 2016 8:53:00 PM // , ,

Đọc báo Pháp – 20/12/2016

Đại sứ Nga bị ám sát tại Ankara

làm lung lay quan hệ Nga – Thổ

Đại sứ Nga bị sát hại tại Ankara, có nguy cơ gây khủng hoảng quan hệ Nga – Thổ. Mùa Giáng sinh tại Berlin nhuốm màu tang tóc. Liên Hiệp Quốc bất lực trong hồ sơ Syria. Tổng giám đốc IMF bị kết tội « bất cẩn » nhưng được miễn án. Trên đây là những chủ đề chính trên trang nhất các báo Pháp số ra ngày 20/12/2016.
Ba tờ báo lớn tại Pháp, Liberation, Le Figaro và Les Echos cùng loan báo « Đại sứ Nga bị ám sát tại Thổ Nhĩ Kỳ ». Ông Andrei Karlov, 62 tuổi đã bị sát hại ngay trước ống kính camera trong lễ khai trương một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật.
Vụ ám sát đã được cả ba tờ báo tường thuật chi tiết cùng đăng tấm ảnh hung thủ trong bộ complet mầu đen, tay cầm súng chĩa thẳng vào thi thể đại sứ Nga. Theo lời thuật, trước khi ra tay, hung thủ tay phải cầm súng, tay trái chỉ lên trời và hô to bằng tiếng Ả Rập : « Allah akbar – Thượng đế vĩ đại», rồi sau đó là bằng tiếng Thổ : « Đừng quên Aleppo, đừng bỏ rơi Syria. Các người sẽ không bao giờ được hưởng sự bình an trước khi mà lãnh thổ của chúng tôi được an toàn. Chỉ có cái chết mới đưa ta thoát khỏii đây. Bất kỳ ai tham dự vào hành động bạo ngược này đều sẽ trả giá đắt ». Để rồi kết thúc bằng tiếng Ả Rập : « Chúng tôi là những người đã tuyên thệ trung thành với Mohamet vì thánh chiến ».
Nga ngay lập tức lên án một hành động « khủng bố ». Theo nhiều nguồn tin được các báo Pháp trích dẫn, hung thủ từng cảnh sát. Nếu như thông tin này được xác nhận, thì theo nhận định của Les Echos, sự việc có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Ankara và Matxcơva,
trong khi mà một cuộc gặp ba bên giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran dự kiến diễn ra hôm nay (20/12/2016) tại Matxcơva liên quan đến hồ sơ Syria. Matxcơva là đồng minh chính của chế độ Damas, ngược lại Ankara tìm mọi cách lật đổ tổng thống Bachar al Assad.
Đối với tổng thống Nga, vụ ám sát này làm phức tạp thêm cho việc xích lại gần vốn dĩ đã khó khăn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước bắt đầu từ vụ một chiến đấu cơ của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngay tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria hồi tháng 11/2015. Matxcơva tố cáo Ankara « đâm dao sau lưng » và cáo buộc tổng thống Erdogan trang bị vũ khí cho phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Sự kiện đó đã làm cho Nga tức giận nhiều tháng, mặc dù không hề xảy ra leo thang quân sự, cũng như là cắt đứt bang giao. Nhưng Matxcơva đã đáp trả bằng các biện pháp kinh tế, chủ yếu đánh vào ngành du lịch và nhập khẩu thực phẩm Thổ. Về mặt quân sự, các hành động trả đũa của Nga chủ yếu nhắm vào những khu vực nói tiếng Thổ trên đất Syria và các lực lượng đối lập thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy vậy, từ mùa hè này, cả hai nước đã để qua được một bên các mối căng thẳng. Tháng 7/2016, tổng thống Erdogan đã gởi đến đồng nhiệm Nga Vladimir Putin một thư xin lỗi về vụ bắn hạ chiến đấu cơ Nga. Ngày 09/8/2016, đích thân tổng thống Nga đón tiếp ông Erdogan tại Saint-Péterbourg, trong một sự dàn cảnh mang tính biểu tượng.
Hình ảnh này đã được ông Putin sử dụng như một đòn bẩy gây ảnh hưởng trong ván cờ Syria với phương Tây. Hơn nữa, cú hích ngoại giao này diễn ra ngay sau sự kiện đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Vladimir Putin là nguyên thủ đầu tiên gọi điện để bày tỏ sự đồng cảm.
Phải chăng Nga bắt đầu trả giá cho việc can thiệp quân sự thô bạo vào Syria ? Dù chưa chắc chắn, nhưng Le Figaro đã xem lời « cảnh cáo chết người » này như là một hành động « trả thù » chống các cuộc oanh kích của quân đội Nga và Syria tại Aleppo.

Berlin : Mùa Giáng sinh buồn

Một sự kiện khác đã làm thay đổi bố cục trang nhất một số báo Pháp vào giờ chót trước khi lên khuôn. Tại Berlin, một chiếc xe tải lao vào khu chợ Noel làm nhiều người chết và bị thương. Cảnh sát nêu khả năng đây là một vụ khủng bố.
Le Figaro đã lập tức đưa hồ sơ khí hậu vào trang Khoa học, để đưa tít đậm trên trang nhất : « Cảnh ghê rợn ngay giữa lòng Berlin ». « Tại Berlin, một xe tải lao vào đám đông » tít của Libération. « Một xe tải lao vào chợ Noel làm ít nhất 9 người chết tại Berlin » thống kê sơ bộ của Les Echos vào thời điểm tối qua.Thực tế  đã có 12 người thiệt mạng trong vụ này.
Cả ba tờ báo đều cùng một nhận định, sự việc này làm nhớ lại vụ khủng bố tại Nice, hôm 14/7 nhân ngày lễ quốc khánh Pháp. Bầu không khí đón mừng lễ Giáng Sinh nhộn nhịp, an lành bỗng chốc biến thành một mầu « tang tóc » như tuyên bố của thủ tướng Đức, Angela Merkel.
Một chiếc xe tải mang biển số Ba Lan đã lao thẳng vào khu chợ Noel Breischeidplatz, phía tây Berlin. Một địa điểm mang tính biểu tượng cao, vì khu chợ nằm ngay dưới chân nhà thờ Tưởng niệm Berlin, giờ chỉ là đống tro tàn nhưng lại là một chứng tích của Đệ Nhị Thế Chiến.
Câu hỏi đặt ra : Đây là hành động khủng bố hay tai nạn ? Cho đến 23 giờ khuya tại Đức, cảnh sát vẫn dè chừng. Người điều khiển xe đã bị bắt sau khi đã tìm cách chạy trốn. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn không cho biết rõ danh tính và quốc tịch các nghi can.
Theo Le Figaro, từ nhiều tháng nay, người dân Đức sống trong nỗi lo âu xảy ra một cuộc tấn công khủng bố. Tuy cho đến giờ nước Đức chưa phải hứng chịu một đợt khủng bố nào có tầm mức lớn như tại Pháp, nhưng nhiều cuộc tấn công do những kẻ Hồi giáo cực đoan đơn lẻ thực hiện đã xảy ra.

Syria và ONU : Chủ đề trang nhất Le Monde và La Croix

La Croix chọn hồ sơ Syria làm sự kiện chính trong bài xã luận trên trang nhất. Matxcơva cuối cùng đã chấp nhận nguyên tắc gởi quan sát viên quốc tế đến Đông Aleppo để giám sát việc di tản 40.000 thường dân.
Trong bài viết đề tựa « Con đường của Liên Hiệp Quốc », La Croix nhấn mạnh : « Đối với những cường quốc đang tranh cãi về số phận của Syria, giờ cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Đồng thuận có được tại Hội Đồng Bảo an chấm dứt những tuần lễ căng thẳng dài dằng dặc (…) Điều khẩn cấp tại Syria hiện nay là phải có được một cuộc đàm phán chính trị cho tương lai đất nước. Bởi vì, con đường đi đến một thỏa thuận giữa người dân Syria, giữa các nước trong khu vực và Hội Đồng Bảo An là sẽ còn rất dài ».
Le Monde trên trang nhất tỏ ra bi quan khi cho rằng « Liên Hiệp Quốc, 5 năm bất lực trước sự hỗn loạn tại Syria ». Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc giờ như trong trạng thái « chết lâm sàng ». « Định chế quốc tế này bị tê liệt vì những xung đột lợi ích khác nhau và các đợt phủ quyết liên tiếp của Nga và Trung Quốc về xung đột Syria. ».
Và hồ sơ này đã làm lu mờ bản tổng kết kết thúc nhiệm kỳ của tổng thư ký Ban Ki-Moon. Người kế nhiệm, ông Antonio Guterres cam kết tiến hành cải cách định chế này.

Christine Lagarde, mắc tội nhưng được khoan hồng

Trang nhất một số báo Pháp cũng không thể bỏ qua vụ bà Christine Lagarde, cựu bộ trưởng Kinh tế Pháp và hiện là tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF bị kết tội « bất cẩn » … nhưng được miễn thi hành án. Tòa Tư pháp Cộng Hòa hôm qua đã đưa ra một bản án được bàn luận nhiều trong suốt mấy thời gian qua, liên quan đến vai trò của bà Christine Lagarde trong việc xử lý tranh chấp thương vụ Adidas giữa Credit Lyonnais với triệu phú Bernard Tapie.
Le Figaro trên trang nhất thông báo : « Có tội nhưng được miễn án, Christine Lagarde đợi cuộc họp của IMF ». Libération thì mỉa mai chơi chữ « Chả đáng là bao ». Theo nhật báo, có lẽ những người bình thường có thể bị kết án, những người mà người ta chẳng cần phải thận trọng gì, sẽ nghĩ rằng những ai không có chút « tiếng tăm quốc tế » nào có thể sẽ chẳng bao giờ được hưởng một sự khoan hồng như thế.
« Vụ Tapie : Lagarde bị kết tội bất cẩn », là tít thông báo trên Les Echos. Nhật báo kinh tế cho rằng kiểu tuyên án « vừa lòng cả đôi bên » này sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho những người ra quyết định trong tương lai.

Khi khoa học đồng lõa với các tập đoàn OGM

Liên quan đến khoa học, Le Monde công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho hay : « Sinh vật biến đối gien ( OGM) : nghiên cứu khoa học nhám đầy xung đột lợi ích ». Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Nông Học Quốc Gia Pháp INRA công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE ngày 15/12/2016. Theo khảo sát, ít nhất có 40%  xung đột lợi ít trong số 672 bài viết được công bố trong giai đoạn 1991-2015.
Đây là những công trình nghiên cứu có liên quan đến tính hiệu quả và bền vững của một số loài sinh vật biến đổi gien, tạo ra các chất protein của một loại vi khuẩn, có tên gọi là Bacillus thuringiensis (Bt). Loại khuẩn này có chủ yếu trong các loại cây giống biến đổi gien như bắp, bông và đậu nành.
Các nhà khoa học Pháp đã chỉ ra được hai kiểu quan hệ với các nhà sản xuất OGM : Hoặc là tham gia trực tiếp (người viết bài từng được nhà sản xuất tuyển dụng), hoặc là được các tập đoàn này tài trợ toàn hay một phần nghiên cứu của một hay nhiều tác giả.
Tuy nhiên, khảo sát của INRA không thể xác định được những xung đột lợi ích tài chính này là nguyên nhân hay hệ quả từ những kết quả có lợi cho các nhà tài trợ. Dù có những hạn chế trong khảo sát, nghiên cứu này của các nhà khoa học Pháp, cho thấy rõ là đó chỉ là phần ngọn của tảng băng lớn mà thôi.

Khí hậu : Năm 2016 là năm nóng nhất

Cuối cùng, cũng trong lĩnh vực khoa học, Le Figaro trên trang nhất nhận định « 2016 : Năm nóng nhất trong lịch sử ». Theo tổ chức Khí tượng Thủy văn Thế giới OMM, nhiệt độ trung bình trái đất rất có thể đã vượt quá mức thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1,2°C. Năm nay, ở Bắc Cực, 70% diện tích băng đã không thể chống cự được với mùa hè. Trong khi mà tại Hoa Kỳ, ông Donald Trump sẵn sàng đưa ra một chính sách thù nghịch nhất với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tin đọc nhanh

Reuters – Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc xem xét vụ phế truất tổng thống. Theo các giới chức Hàn Quốc hôm nay, 20/12/2016, Tòa Bảo Hiến họp phiên đầu tiên vào thứ Năm, 22/12, để nghe các bên trình bày quan điểm. Tổng thống Park Guen-Hye hiện bị Quốc Hội đình chỉ chức vụ, với cuộc bỏ phiếu ngày 9/12, trong vụ “quân sư Choi Soon-sil”. Chín thẩm phán Tòa Bảo hiến có thời hạn 180 ngày để ra quyết định chấp thuận hay hủy bỏ đề nghị của Quốc Hội.
Reuters – Thủ tướng Nhật hy vọng sớm công du Nga. Hôm nay, 20/12/2016, thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông muốn công du Nga sớm nhất trong năm tới để thúc đẩy đàm phán về vấn đề nhóm đảo Nam Kuril, hiện do Nga kiểm soát, mà Nhật gọi là vùng “lãnh thổ phía Bắc”, đồng thời sớm ký kết hiệp định hòa bình chính thức với Matxcơva. Hôm 15 và 16/12, tổng thống Nga công du Nhật. Hai bên nhất trí về một dự án hợp tác kinh tế tại vùng lãnh thổ tranh chấp.
Reuters – Hàn Quốc tiêu hủy hàng triệu gia cầm. Trước đe dọa dịch cúm gia cầm tăng cao, hôm qua 19/12/2016, Seoul thông báo kế hoạch tiêu hủy 2,4 triệu gia cầm, nâng tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên 18,4 triệu con, kể từ khi dịch được phát hiện ngày 18/11. Dịch cúm cũng ảnh hưởng đến Nhật Bản nhưng ở mức độ nhẹ hơn, với khoảng 800.000 gia cầm bị tiêu hủy.
(AFP) – Bắc Kinh: Nhiều chuyến bay bị hủy vi bụi mù ô nhiễm. Hôm nay, Bắc Kinh bước sang ngày báo động đỏ thứ năm về ô nhiễm không khí. 217 chuyến bay đã bị hủy vì tầm nhìn hạn chế do bụi mù ô nhiễm. Tín hiệu đèn đỏ trên đường phố cũng bị lớp bụi mù che kín. Khói bụị dày tới mức chính quyền Bắc Kinh phải đóng cửa nhiều tuyến đường cao tốc để đảm bảo an toàn giao thông. Nhiều người dân phải đeo mặt nạ chống ô nhiễm nối với một ống nhỏ lọc không khí đeo trên vai.
(AFP) – Tổng giám đốc IMF bị kết tội « bất cẩn » nhưng không bị xử phạt. Năm 2007, trên cương vị bộ trưởng Kinh Tế Pháp, bà Christine Lagarde – đương kim tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF – đã bật đèn xanh cho việc bồi thường 404 triệu euro cho doanh nhân Bernard Tapie. Khoản tiền phạt nói trên được trích từ công quỹ nhà nước. Ngày 19/12/2016, Tòa Án Cộng Hòa Pháp ra phán quyết : Cựu bộ trưởng Lagarde đã « bất cẩn » khi đưa ra quyết định này. Nhưng lãnh đạo IMF không bị xử phạt, vì « uy tín của bà trên trường quốc tế ». Quỹ IMF khẳng định vẫn hoàn toàn tín nhiệm bà Lagarde sau phiên tòa ở Paris.

Nhìn lại 2016: Vẫn còn hy vọng cho TPP

Kinh tế Nhật không lệ thuộc vào xuất cảng như kinh tế Trung Quốc. Sau Mỹ, Nhật là nước tiên tiến nhất về công nghệ sản xuất hiện đại. Nằm giữa chuỗi cung ứng toàn cầu vì thiếu nguyên nhiên vật liệu, lại phải đối mặt với chính sách bành trướng của Bắc Kinh, Tokyo vẫn cố gắng xúc tiến hiệp ước TPP vì lý do sinh tử là kinh tế và an ninh.
2016 : Kinh tế Mỹ đã thực sự phục hồi. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được « kết nạp » vào rổ tiền tệ của IMF. Châu Mỹ La Tinh lún sâu vào khủng hoảng xã hội khi kinh tế đi xuống. Trái với mọi dự báo, cử tri Anh đòi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Các nước dầu hỏa điêu đứng vì vàng đen mất giá. Tăng trưởng của kinh tế Pháp còn mong manh, thị trường lao động chưa thực sự khởi sắc trở lại.
Trên đây là một vài sự kiện nổi bật trong phần tin thời sự kinh tế thế giới trong năm 2016 sắp khép lại. Tuy nhiên vào hai tháng cuối năm, mọi chú ý đều dồn về Hoa Kỳ sau thắng lợi bất ngờ của ứng viên Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đích thân ông Trump đã thông báo : Một trong những biện pháp đầu tiên của tổng thống Mỹ thứ 45 là rút lui khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Chỗ trống Mỹ để lại
Hơn một chục ngày sau khi đắc cử, ông vua bất động sản New York Donald Trump tuyên bố, quyết định đầu tiên khi chính thức bước vào Nhà Trắng sẽ là « rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định TPP ». Mười một đối tác còn lại của Washington không ngạc nhiên vì trước đó chính quyền Obama đã thông báo đình chỉ thủ tục phê chuẩn TPP. Dù vậy từ Brunei đến New Zealand, từ Úc đến Singapore, từ Chilê tới Malaysia hay Perou … đều không khỏi bối rối trước ý định của tổng thống Mỹ tương lai.
Nhật Bản bị « lỡ trớn » vì đã dấn thân quá sâu vào những cam kết của TPP. Một thành viên khác là Việt Nam, trước bầu cử Mỹ đã hoãn phê chuẩn văn bản được coi là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Hà Nội với Washington trong bối cảnh quan hệ Việt –Trung căng thẳng vì Biển Đông.
Tương lai TPP đi về đâu ?
Câu hỏi đặt ra là liệu TPP đã « chết yểu » sau hơn 7 năm thương lượng gay go và 21 vòng đàm phán ? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California không bi quan như vậy khi cho rằng, dù không có Mỹ, TPP vẫn có cơ may tồn tại, nhờ vai trò đầu tàu của Nhật Bản.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thành hình giữa bốn nước trên vành cung Thái Bình Dương vào năm 2005, Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP đã mở rộng với sự tham dự của Hoa Kỳ cùng 11 nước khác, kể cả Nhật Bản. Ngày nay Mỹ đã đổi ý nên TPP được ký kết sẽ không thành. Nhưng biết đâu là sẽ có một TPP khác vì Nhật Bản.
Kinh tế Nhật không lệ thuộc vào xuất cảng như kinh tế Trung Quốc và sau Mỹ thì Nhật là nước tiên tiến nhất về công nghệ sản xuất hiện đại và tự động vì dân số bị lão hóa quá nhanh. Nhưng Nhật nằm giữa chuỗi cung ứng toàn cầu vì thiếu nguyên nhiên vật liệu trong lãnh thổ của mình lại đối diện với một Trung Quốc hung hăng bành trướng. Vì vậy, khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP vì chuyện nội bộ, tôi nghĩ là Tokyo vẫn cố gắng xúc tiến hiệp ước này, lý do sinh tử là Nhật Bản phải củng cố cả sức mạnh kinh tế lẫn an ninh của mình tại Đông Á trước mối nguy Trung Quốc.
TPP còn có thể kết nạp thêm Hàn Quốc, nền kinh tế thứ tư của châu Á, và một nền kinh tế năng động khác của khu vực là Đài Loan. Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Kịch bản thấp là Nhật Bản vẫn thúc đẩy hiệp ước TPP giữa 11 nước còn lại, dù sao cũng có sản lượng đáng kể là 16% của toàn cầu chứ không ít và TPP đã đi tới thỏa thuận sau cùng. Kịch bản cao hơn thì Nhật có thể mời Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan tham gia Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương. 
Khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc giữa nhiều sóng gió kinh tế khiến chính quyền lâm thời và sau này của Seoul phải tìm thành quả khác để khôi phục niềm tin. Việc Hàn Quốc gia nhập TPP đã được nói tới từ trước, nên sẽ có hy vọng cao hơn trong năm 2017. 
Về Đài Loan thì nền kinh tế này có nằm trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản, Nam Hàn và Đông Nam Á. Dù không được nhiều nước công nhận là một quốc gia, Đài Loan vẫn là đối tác kinh tế đáng kể. 
Nếu Nhật Bản vận động Đài Loan tham dự Hiệp ước TPP thì có lẽ chính Hoa Kỳ dưới thời Trump sẽ là một nước ngầm ủng hộ vì lý do an ninh chiến lược.
Kịch bản sau cùng là dăm ba năm nữa, sau khi giải quyết xong những mâu thuẫn bên trong, Hoa Kỳ có thể xin gia nhập TPP. Chúng ta nên quen dần với thói dở chứng của lãnh đạo Hoa Kỳ. Sau cùng, và đây là chuyện Việt Nam : Hiệp ước TPP có lợi nhất cho nền kinh tế lạc hậu nhất và bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất, đó là Việt Nam. Khi thấy thiên hạ đòi khai tử TPP thì vì lợi ích của quốc gia, Việt Nam vẫn nên cố cải cách bên trong theo tiêu chuẩn của Hiệp ước này.
Sau cùng ông Nguyễn Xuân Nghĩa không loại trừ khả năng, Hoa Kỳ sẽ “đổi giọng” khi thấy TPP vẫn có những lợi thế nhất định.

Pháp : cơ hội bị bỏ lỡ ?

Vào lúc Hoa Kỳ vững tâm với tỷ lệ tăng trưởng trong năm giao động từ 2,2 đến 2,4 % theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế thì Pháp chật vật lắm vẫn chưa bảo đảm tổng sản phẩm nội địa trong năm 2016 tăng được dù chỉ là 1,3 %.
Lại cũng chính quyền Paris kỳ vọng vào hai yếu tố thuận lợi là lãi suất ngân hàng thấp kỷ lục và giá dầu trong 9 tháng đầu năm dưới ngưỡng 40 đô la một thùng để tạo đà cho tăng trưởng, tiêu thụ và đầu tư, qua đó khai thông cho thị trường lao động. Vào những tuần lễ cuốn 2016, các thống kê cho thấy chính phủ Pháp chưa được toại nguyện.
Các doanh nghiệp Pháp có khuynh hướng đầu tư trở lại nhưng vẫn thận trọng ; tiêu thụ của tư nhân có tăng nhưng còn thấp xa mức 2,5 % như trong giai đoạn 2007/2008, tức là trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Nhìn đến tỷ lệ thất nghiệp, tình hình có vẻ sáng sủa hơn vào cuối nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông François Hollande nhưng do không « đảo ngược được tình huống » lần đầu tiên trong lịch sử nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, một vị tổng thống tuyên bố không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai.
Tháng 10/2016 tại Pháp vẫn còn 3,5 triệu người không có việc làm. So với hồi tháng 5/2012 khi François Hollande vừa bước vào điện Elysée, thì đã có thêm 556.000 người bị gạt ra ngoài thị trường lao động.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.