Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Quân đội Myanmar nắm quyền lực ở thế yếu: Nguy hiểm và nhiều rủi ro

Tuesday, February 9, 2021 5:10:00 PM // ,

 (CLO) Cuộc đảo chính "mềm" một cách kỳ lạ ở Myanmar đang đạt đến đỉnh điểm, với sự phản kháng hình thành trong giới dân sự và có lẽ là cả lực lượng an ninh. Dù nắm quyền lực nhưng quân đội Myanmar ở thế yếu hơn nhiều so với nhận thức của nhiều người. Chính điều này tạo ra sự nguy hiểm.

Người biểu tình phản đối đảo chính và đòi thả Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi - Ảnh: Reuters

Người biểu tình phản đối đảo chính và đòi thả Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi - Ảnh: Reuters

Cuộc đảo chính bị phản đối

Ngày 1 tháng 2, quân đội bắt giữ những lãnh đạo cao nhất của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền (NLD), cũng như các nghị sĩ sẽ tuyên thệ vào ngày hôm sau, với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2020 được công nhận là tự do và công bằng.

Điều quan trọng nhất cần hiểu về các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính là họ là một nhóm các tướng lĩnh thông qua tay chân thân tín kiểm soát các tập đoàn lớn nhất của Myanmar, cũng như các hoạt động buôn bán béo bở ngọc bích và các loại đá quý khác, ma tuý và gỗ.

Cuộc đảo chính được xem là một nỗ lực hoàn toàn tuyệt vọng của nhóm này, nhằm lật ngược tình thế sau khi chính phủ NLD được bầu dân chủ thực hiện một chương trình cải cách mạnh mẽ, ủng hộ mở cửa thị trường bao gồm huy động đầu tư của phương Tây và Đông Á vào các kênh thông thường, cải thiện quản lý tài chính công và tham nhũng, gây sức ép lên đế chế bóng tối của quân đội.

Nhưng chính quyền quân sự cho đến nay vẫn thể hiện một động thái mềm mỏng đối sau cuộc đảo chính. Bộ trưởng của 14 bang và khu vực của Myanmar bị quản thúc tại nhà. Các nghị sĩ mới được bầu cử chưa tuyên thệ nhậm chức cũng được thả về nhà. Các phương tiện truyền thông độc lập vẫn hoạt động. Internet vẫn duy trì nhưng lúc tắt lúc mở, bất chấp lệnh vào cuối tuần trước rằng các nhà khai thác viễn thông địa phương phải ngừng cung cấp dịch vụ dữ liệu di động và cố định.

Lãnh đạo chính quyền quân sự biết rằng, quyết định đảo chính rất có thể đẩy Myanmar về gần với Trung Quốc hơn. Họ cũng biết điều này sẽ không được ủng hộ. Hy vọng của họ là có thể được hưởng lợi theo cả hai hướng, như mô hình chủ nghĩa tư bản phi tự do mà nước láng giềng Thái Lan đang theo đuổi.

Do đó, họ đang cố gắng thu hút cộng đồng quốc tế bằng những lời hứa sẽ tiếp tục hợp tác trong quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, để giữ được thu hút đầu tư nước ngoài giúp kích thích phát triển kinh tế. Họ cũng đang cố gắng hợp tác với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các chính trị gia để duy trì vị trí trụ cột trong thể chế chính trị.

Nhưng thực tế quân đội đang ở thế yếu. Họ không có sự ủng hộ của người dân hoặc tổ chức dân sự nào đứng về phía họ. Họ thậm chí cũng không đại diện cho ngành cảnh sát hoặc Tatmadaw, tên gọi của các lực lượng vũ trang Myanmar. Họ biết điều đó.

Một nguồn tin thân cận với chính phủ NLD cho biết: "Tất cả đều bỏ phiếu cho NLD, vì Chúa". Điều này cho thấy một thực tế, cử tri Myanmar đã nhận thức rõ giá trị của lá phiếu và cần bỏ cho ai.

Tại cuộc bầu cử tháng 11/2020, đảng NLD của bà San Suu Kyi giành được 396 ghế (hơn 83% phiếu bầu), nhiều hơn tỷ lệ 75% tại cuộc bầu cử 5 năm trước. Trong khi đó, đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ nhận 33 ghế (7,5%), thấp hơn số ghế họ có ở cuộc bầu cử năm 2015.

Mặc dù đảng USDP cáo buộc chiến thắng của NLD có gian lận, nhưng tỷ lệ chiến thắng cách biệt lớn nói lên rằng, phần đông cử tri ủng hộ chính quyền của NLD lãnh đạo và sự ủng hộ với cá nhân bà San Suu Kyi là vô cùng lớn bất chấp hình ảnh của Cố vấn Nhà nước Myanmar bị ảnh hưởng không nhỏ sau cuộc đàn áp với người Rohingya năm 2016/17.

Chính quyền quân sự huy động lực lượng cảnh sát ngăn chặn các cuộc biểu tình đang ngày càng mạnh mẽ của người dân Myanmar - Ảnh: AP

Chính quyền quân sự huy động lực lượng cảnh sát ngăn chặn các cuộc biểu tình đang ngày càng mạnh mẽ của người dân Myanmar - Ảnh: AP

Bất ổn leo thang và lời hứa của Tatmadaw

Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối đầu với thách thức không nhỏ khi phong trào bất tuân dân sự ngày càng mở rộng, bắt đầu từ các bác sĩ và y tá và đã phát triển lên sáu bộ dân sự, nơi các công chức đã ngừng làm việc để phản đối và tiếp tục quảng bá sự phản kháng của họ trên mạng xã hội.

Vào cuối tuần, hàng nghìn người đã đổ ra đường để phản đối. Hôm qua (8/2), Myanmar ghi nhận số người xuống đường biểu tình lớn nhất kể từ “cuộc cách mạng Nghệ tây” chống chính phủ quân sự năm 2007.

Điều quan trọng đối với chính quyền quân sự là họ không chỉ đối mặt với sự giận dữ của đông đảo người dân, mà còn phải đấu tranh để áp đặt kỷ luật ngay trong hàng ngũ của họ.

Một cuộc leo thang biểu tình trên đường phố là điều rất đáng lo ngại đối với lãnh đạo chính quyền quân sự. Quân đội Myanmar có đủ kinh nghiệm để đối phó với những cuộc biểu tình, nhưng các chuyên gia đánh giá, thời điểm này khác với năm 2007 và càng khác với Myanmar ở những thập kỷ trước, khi mà thông tin và mạng xã hội bùng nổ giúp người dân kết nối với nhau nhanh hơn, và sức lan tỏa các thông điệp cũng mạnh mẽ hơn trước.

Tình hình sẽ vẫn còn nhiều biến động và phức tạp, chính quyền quân sự sẽ phải cân nhắc các biện pháp đối phó với các cuộc biểu tình được dự đoán sẽ ngày càng mạnh mẽ. Thách thức của chính quyền quân sự là liệu có thể đàn áp toàn bộ 83% cử tri, tương đương hơn 2/3 trong tổng số 54 triệu người dân, những người ủng hộ chính quyền NLD được bầu hợp pháp.

Chính phủ quân sự đã yêu cầu ngắt kết nối internet, ngừng cấp dữ liệu di động, chặn các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, nhưng các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và các ứng dụng ngoại tuyến Bridgefy đã được người dân sử dụng thay thế để đối phó với lệnh mà chính quyền dần áp đặt và trong bối cảnh tắt internet trở nên thường xuyên.

Sau cuộc đảo chính vào ngày 1/2, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối, kêu gọi thả những người bị bắt cũng như gây áp lực để đảo ngược quyết định của quân đội, đưa Myanmar trở lại chính quyền dân sự, xây dựng xã hội dân chủ.

Trong bài phát biểu đầu tiên vào hôm qua (8/2) kể từ sự kiện ngày 1/2, Thống tướng Min Aung Hlaing cam kết sẽ tổ chức bầu cử lại và trao lại quyền lực "sau khi tình trạng khẩn cấp được thực hiện để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử dân chủ đa đảng tự do và công bằng".

Tuyên bố này được xem là biện pháp nhằm làm dịu cơn giận dữ của cử tri, song những lời hứa vào lúc này là “không đủ” trong bối cảnh đa số người dân Myanmar đã quá chán ngán và ám ảnh bởi sự cai trị của chính quyền quân sự kéo dài suốt 5 thập kỷ, nhất là khi mà tướng Aung Hlaing lại không cho biết thời điểm nào sẽ diễn ra cuộc bầu cử mới.

Tình trạng khẩn cấp được ban bố kéo dài một năm nhưng không có gì đảm bảo rằng quân đội sẽ rút ngắn, giữ nguyên hoặc kéo dài nó, khi mà quyền lợi của Tatmadaw quá lớn không dễ gì buông bỏ.

Và khi mà quân đội ở thế yếu – bị hầu hết phản đối và thiếu cơ sở để ủng hộ - họ rất có thể sẽ đưa ra những hành động cứng rắn, bất chấp. Như thế, viễn cảnh một Myanmar rơi vào xung độ và bạo lực là điều khó tránh khỏi.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.