Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trực tiếp Sài Gòn: 'Đón Tết tại nhà để đảm bảo an toàn, đầm ấm'

Tuesday, February 9, 2021 2:42:00 PM // ,


Trực tiếp

Sài Gòn: 'Đón Tết tại nhà để đảm bảo an toàn, đầm ấm'


Tóm tắt

  1. Việt Nam ghi nhận thêm 45 ca nhiễm Covid-19 mới ngày 8/2, tổng số ca từ 27/1 lên 467
  2. TP HCM đến cuối ngày 8/2 có 25 ca, đều liên quan nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất
  3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý "giãn cách xã hội một số khu vực ở TP HCM" chiều 8/2
  4. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy vaccine Oxford AstraZeneca chỉ có 'tác dụng hạn chế' đối với biến thể phát hiện ở Nam P


Tường thuật trực tiếp

  1. TP.HCM phong tỏa thêm 15 điểm

    Tính đến 17h30 ngày 9-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết có 33 địa điểm phong tỏa liên quan đến các bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM, thêm 15 địa điểm phong tỏa so với ngày 8/2.

    Xem đồ họa 33 điểm phong tỏa

  2. Ngành y tế năm nay "không có Tết"

    Bí thư Thành uỷ Tp HCM Nguyễn Văn Nên kêu gọi người dân thành phố đón Tết tại nhà, trong từng gia đình để đảm bảo sự an toàn, đầm ấm, theo Vnexpress.

    "Hai ngày nữa giao thừa, đây đúng là cái Tết đặc biệt. Không còn cách nào khác, bà con hãy tổ chức vui Tết tại nhà vì không đoán chắc lúc nào mới kiểm soát được dịch", ông Nên nói vào chiều 9/2 (28 Tết). “Ngành y tế năm nay "không có Tết" cũng như với nông dân các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ đã đưa hoa trái, cây cảnh về thành phố nhưng bị ảnh hưởng”.

    Bí thư Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp chiều 9/2.
    Image caption: Bí thư Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp chiều 9/2.
  3. ‘Không có khả năng về sự cố phòng thí nghiệm Vũ Hán’

    Một giả thuyết cho rằng virus corona bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đã bị một nhóm điều tra quốc tế đánh giá là "cực kỳ khó xảy ra".

    Peter Ben Embarek, người đứng đầu một phái đoàn do Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đầu đến thành phố này, nói ý tưởng rằng một sự cố tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán là nguyên nhân của một đợt bùng phát sẽ không được họ nghiên cứu thêm.

    “Giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm không thể giải thích được sự xâm nhập của virus vào dân,” ông nói trong một cuộc họp báo

    "Do đó nó sẽ không có trong các giả thuyết mà chúng tôi sẽ đề xuất để nghiên cứu trong tương lai."

    Nhóm nghiên cứu này cũng đã thông báo rằng họ đã tìm thấy bằng chứng virus corona lây lan rộng hơn vào tháng 12 năm 2019 ngoài chợ hải sản nơi được báo là điểm khởi đầu đại dịch.

    Peter Ben Embarek: “Giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm không thể giải thích được sự xâm nhập của virus vào dân”.
    Image caption: Peter Ben Embarek: “Giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm không thể giải thích được sự xâm nhập của virus vào dân”.
  4. Post update

    Bản tin 18h ngày 9/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc COVID-19, trong đó 13 ghi nhận tại cộng đồng gồm 6 ca Hải Dương, 2 Hà Nội, 2 Hưng Yên, 2 TP Hồ Chí Minh, 1 Gia Lai.

  5. TP.HCM đóng cửa nhà hàng, quán bar... do Covid

    UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán.

    Người đứng đầu chính quyền TP cũng yêu cầu toàn bộ người dân Thành phố hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, họp mặt; khi ra khỏi nhà và đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp tết, sinh hoạt tại chỗ…

    TP cũng sẽ xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang hoặc không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

    Nhà hàng, quán nhậu, karaoke, bar, beerclub, massage, phòng tập gym, yoga, điểm vui chơi giải trí... phải đóng cửa theo lệnh chính quyền TP HCM để phòng Covid-19.

  6. TP.HCM phát hiện thêm 2 ca dương tính COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất

    Sáng 9/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất, theo Tuổi Trẻ.

    Như vậy tính đến 10h sáng 9/2, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã có 7 trường hợp mắc COVID-19 cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân đỗ máy bay.

    Một trong hai trường hợp là nhân viên của Công ty VIAGS (công ty đã có 5 ca mắc COVID-19 là các bệnh nhân: 1979, 2002, 2003, 2004, 2005) và một là nhân viên của Vietnam Airlines từng giám sát hàng hóa chung với bệnh nhân 1979 vào ngày 30 và 31/1.

    Đến nay thành phố đã xét nghiệm tổng cộng 8.130 mẫu và phát hiện 7 trường hợp nhiễm virus corona nêu trên.

  7. Whisky ở Scotland 'được mùa' trong dịch Covid?

    Nhà môi giới bán rượu whisky cả thùng, Blair Bowman đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua chúng kể từ khi đại dịch xảy ra.

    "Những khách hàng cao cấp thình lình bỗng muốn mua rất nhiều thùng rượu," ông nói, và nhớ lại là có rất nhiều đơn hàng từ khắp thế giới ông nhận được trong mùa xuân. "Đúng là chúng tôi ngập trong ̣đống đơn hàng."

    Sandy McIntyre từ lò rượu Tamdhu cũng để ý tới sự quan tâm ngày càng tăng của khách hàng từ Châu Á trong vài năm gần đây, và đồng tình rằng điều này sẽ giúp các lò chưng cất ứng phó với tình trạng sụt giảm doanh số bán rượu đóng chai do đại dịch.

    Trong thực tế, doanh số bán buôn đã "tăng đến hai con số", ông nói - dấu hiệu cho thấy thị trường các loại rượu whisky đắt tiền vẫn tăng, thậm chí ngay cả trong những thời gian khó khăn này.

    Nói chung, các nhà chưng cất rượu whisky có vẻ như đã vươn lên từ thách thức thời đại dịch.

    Các bạn đọc toàn bài để xem "Rượu whisky Scotch 'đả bại' đại dịch Covid-19 ra sao?" nhé:

    Whisky
    Image caption: Rượu whisky - hình minh họa
  8. Thời gian cách ly tập trung giảm từ 21 xuống 14 ngày

    Việt Nam hiện đang thực hiện cách ly tập trung 21 ngày đối với những người đi từ vùng dịch trên thế giới về Việt Nam, những người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid hay các trường hợp khác theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19.

    Tối 8/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các địa phương, cơ quan hữu quan 'thực hiện cách ly tập trung 14 ngày' thay vì 21 ngày như chỉ thị ra hôm 28/1.

    Quyết định này dựa trên đề xuất hôm 5/2 của Bộ Y tế. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chủng virus mới có hệ số lây cao hơn, thời gian khởi phát nhanh hơn, nhưng thời gian ủ bệnh của tất cả biến thể đều khoảng14 ngày.

    corona virus close up
  9. 'F1 âm tính mà F2 dương tính'

    Trong diễn biến đáng chú ý, Giám đốc Viện Pasteur TP HCM Phan Trọng Lân cho biết khi phát hiện, phần lớn các ca không có triệu chứng. Đã có tình huống F1 âm tính mà F2 dương tính, cho thấy virus đã đi rất xa, rất khó phát hiện.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết chúng ta đang dựa vào F0 để tìm F1. Tuy nhiên, một số trường hợp được báo cáo là F2 của F0, trong khi F1 có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Điều này khiến nhiều người thắc mắc.

    “Rất khó và rất hiếm xảy ra trường hợp F2 dương tính nhưng F1 âm tính. Theo tôi, hai khả năng có thể xảy ra trong tình huống này. Một là F1 sau khi lây nhiễm cho F2 đã tự khỏi bệnh. Thứ 2, có thể chính F2 là F0 và người được xem như F0 ban đầu có thể là F0 của chuỗi lây nhiễm khác”.

    “Hiện tại nCoV đã lây lan ra cộng đồng nên không biết rõ ai là người nhiễm trước ai. Do đó cần phải truy vết khoanh vùng xa hơn, rộng hơn,” Bác sĩ Khanh nói.

  10. TP HCM dừng dịch vụ không thiết yếu

    Tất cả hoạt động văn hóa, vũ trường, karaoke, quán nhậu, rạp chiếu phim, nghi lễ tôn giáo phải dừng từ 12h ngày 9/2, theo yêu cầu của UBND TP HCM.

    Đường hoa, đường sách Tết trên đường Nguyễn Huệ không tổ chức lễ khai mạc và chỉ mở cửa từ 8h đến 17h. Những người không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt nghiêm, theo truyền thông Việt Nam.

    Khu “phố Tây” Bùi Viện tại Tp HCM
    Image caption: Khu “phố Tây” Bùi Viện tại Tp HCM
  11. Hoa Kỳ 'lây nhiều, nhưng tiêm chủng tăng tốc rất tốt'

    Một nghiên cứu của CDC tại Mỹ cho rằng con số người lây nhiễm Covid ở nước này đến cuối 2020 có thể lên tới 100 triệu.

    Tuy thế chương trình tiêm chủng dưới sự điều hành của chính phủ Joe Biden đang tăng tốc, có thể đạt 1,3 triệu liều vaccine một ngày.

    Trong năm 2020, Hoa Kỳ không chỉ ghi nhận lây nhiễm rất cao mà còn gặp khó khăn lớn về tốc độ tiêm chủng.

    Chính phủ đặt tiêu chí tiêm cho 20 triệu người Mỹ cho đến hết năm 2020 nhưng trên thực tế chỉ đạt 3 triệu.

    Tình hình cải thiện nhiều trong tháng 1/2021. Tổng thống Biden đặt mục tiêu tiêm cho 100 triệu dân trong 100 ngày đầu tiên ông cầm quyền.

    Thế nhưng, tốc độ triển khai tiêm vaccine dự kiến sẽ vượt xa con số đó và có thể đạt 149 triệu trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Biden.

    Các bạn đọc toàn bài:

    https://www.bbc.com/vietnamese/world-55987329

    Covid
    Image caption: Tiêm chủng đạt con số 1,3 triệu người một ngày ở Hoa Kỳ trong tháng 2
  12. Các bến xe Hà Nội vắng khách

    Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân hạn chế đi lại nên lượng khách qua các bến xe của Hà Nội giảm mạnh, theo TTXVN.

    Ngoài ra do phải giãn cách xã hội, các xe chỉ được phép chở 50% công suất nên nhiều nhà xe không cho xe chạy vì càng chạy càng lỗ.

    Bến xe Gia Lâm những ngày này chỉ có khoảng 50% lượng khách so với trước khi bùng phát dịch.

    Tại bến xe Yên Nghĩa tình hình khách còn vắng vẻ hơn.

    Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, những ngày qua lượng khách trả vé rất nhiều, đặc biệt chiều cao điểm từ Nam ra Bắc trước Tết và Bắc vào Nam sau Tết.

    Được biết các đoàn tàu dù có sức chở 500 khách, nhưng những ngày qua chỉ lấp đầy khoảng 30-50%. Trong số 200.000 vé tàu Tết bán ra, đã có khoảng 50% khách đề nghị hoàn trả vé.

    Số liệu từ Cục Hàng không cho thấy từ 1/2 tới nay, ngày bay ít nhất được ghi nhận là 3/2 (tức 22 tháng Chạp), chỉ có 524 chuyến bay được thực hiện, giảm tới 385 chuyến so với kế hoạch và giảm 20% so với cùng kỳ Tết năm trước.

    Các ngày sau đó lượng khách đã tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn kế hoạch. Cụ thể, tới ngày 6/2 (tức 25 Tết), số chuyến bay khai thác tăng lên 746 chuyến, với số khách hơn 100.000 người.

    Bến xe Gia Lâm  có khoảng 50% lượng khách so với trước khi bùng phát dịch.
    Image caption: Bến xe Gia Lâm có khoảng 50% lượng khách so với trước khi bùng phát dịch.
  13. Nhà dưỡng lão ở Đức: Tiêm vaccine hai lần vẫn lây Covid

    Truyền thông Đức nói 14 cụ già tại một nhà dưỡng lão ở Belm, Osnabruck, dù đã tiêm chủng hai lần nhưng vẫn mắc Covid.

    Theo trang Deutsche Welle của chính phủ Đức, người sống trong dưỡng lão đường nói trên đã nhận liều vaccine BioNTech-Pfizer thứ nhì hôm 25 tháng Giêng.

    Tuy thế, lần xét nghiệm tuần qua cho thấy ít nhất 14 cụ già bị dương tính với Covid mà không rõ từ nguồn nào.

    Tình trạng của họ được nói là ổn định, chỉ có triệu chứng nhẹ.

    Tính đến 08/02, Đức có gần 2,3 triệu ca lây Covid, và trên 62 nghìn trường hợp tử vong.

    Pfizer vaccine logo
  14. Post update

    Quote Message: Tình hình nghiêm trọng nhưng chúng ta bình tĩnh, cương quyết, kịp thời, nhất định chúng ta sẽ thành công from Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ
    Nguyễn Xuân PhúcThủ tướng Chính phủ
    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Các địa phương được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh
    Image caption: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Các địa phương được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh
  15. 'Chúng tôi rất lo lắng vì ta chưa bắt được điểm đầu'

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tỏ ra lo ngại với diễn biến dịch tại Tp HCM.

    Ông nói với đợt dịch lần này tại thành phố, các ca lây nhiễm có thể xuất hiện trước đây nhưng chúng ta không phát hiện được bằng phương pháp RT-PCR

    (RT-PCR là phương pháp Xét nghiệm sinh học phân tử “real time”, có độ chính xác cao, òi hỏi các hệ thống máy chuyên dụng và thực hiện tại phòng thí nghiệm).

    “Nhận định của chúng tôi với tình hình tại TPHCM là khá phức tạp. Chúng tôi rất lo lắng vì ta chưa bắt được điểm đầu. Với Hải Dương chúng ta còn xác định được. Thành phố có thể thêm nhiều trường hợp nhiễm bệnh mới mà không dừng ở con số 29”, Bộ trưởng Long nói.

    Đối với các nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất mắc COVID-19, ông Nguyễn Thanh Long nhận định dù không tiếp xúc hành khách, những người này giao lưu trong thành phố rất lớn.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
    Image caption: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: "Huy động toàn bộ lực lượng y tế trung ương trên địa bàn hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch"
  16. Covid-19 ập đến trước Tết, du lịch Hà Nội ra sao?

    Tết Nguyên đán với người Việt là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm.

    Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch trong dịp này tăng mạnh, cả với khách quốc tế và khách nội địa.

    Chỉ riêng trong tháng 1/2020, Việt Nam đã đón gần 2 triệu du khách quốc tế, cao hơn 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy nhiên, trong dịp Tết Tân Sửu 2021, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, do dịch bệnh Covid-19.

    Tại Hà Nội, nơi tới nay đã ghi nhận được hơn 20 ca, giới chức đã đóng cửa các quán bar, tiệm karaoke, và thúc giục tăng cường các biện pháp phòng chống khác.

    Hàng ngàn người sống ở các khu vực có người nhiễm Covid được yêu cầu tự các ly tại gia ít nhất ba tuần. Tuy nhiên, người dân có vẻ sẵn sàng đối phó đại dịch hơn so với các đợt bùng phát trước đây.

    Video content

    Video caption: Covid-19 ập đến trước Tết, du lịch Hà Nội ra sao?
  17. 'Nhân viên xét nghiệm âm tính mới được vào sân bay'

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM nói họ sẽ “xét nghiệm tất cả nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất trước khi đi làm”.

    Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc HCDC nói “Nhân viên có kết quả xét nghiệm âm tính mới được vào sân bay nhận ca làm việc. Ngày mai đi làm thì hôm nay tới trung tâm y tế tại 24 quận huyện để lấy mẫu”.

  18. ‘Nhà ai ăn Tết nhà nấy’

    "Giờ phút này mà nới lỏng phong toả hay giảm nhẹ cách ly tại Vân Đồn sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi tết đã cận kề, văn hoá tụ họp tất niên và đi chúc tết có thể khiến mọi thứ cực kỳ phức tạp, hơn nữa chủng virus mới ủ bệnh rất lâu và lây lan rất nhanh.

    "Tôi ủng hộ việc “NHÀ AI ĂN TẾT NHÀ NẤY”, “CHIẾN THẮNG COVID MỚI LÀ CÁI TẾT ĐÍCH THỰC”, Trần Ngọc Anh từ Vân Đồn viết trên Facebook cá nhân.

    Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng được xem là chống dịch có hiệu quả
    Image caption: Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng được xem là chống dịch có hiệu quả
  19. 'Trốn xét nghiệm vì sợ bị cách ly'?

    Một người dân quận Đống Đa chia sẻ với BBC về một luồng dư luận liên quan tới chuyện một số đông cư dân chung cư số 88 Láng Hạ 'không về nhà' sau tin về phong tỏa tòa nhà để chống dịch Covid.

    Theo người này, “có sự lo ngại bị bắt vào cách ly, sống khổ sở như trại lính, mất Tết” trong dư luận ở Hà Nội.

    Các báo VN nói, tính đến sáng 5/2, quận Đống Đa xác nhận chung cư 88 Láng Hạ “hiện còn khoảng hơn 300 người chưa có mặt tại nhà”.

    Chính quyền quận đã phối hợp với Ban Quản lý tòa nhà “liên hệ khẩn trương với các trường hợp trên để yêu cầu phối hợp xét nghiệm ngay để phòng chống dịch bệnh”, theo báo Tiền Phong.

  20. 'Giãn cách xã hội' một số khu vực ở TP HCM

    Thủ tướng Phúc chấp nhận áp dụng “giãn cách xã hội” tại một số khu vực ở Tp HCM sau 25 ca “nghi nhiễm” tại TP HCM.

    Giới chức y tế tại Việt Nam thường dùng thuật ngữ nghi nhiễm khi lấy mẫu xét nghiệm dương tính tại địa phương nhưng chờ Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 công bố chính thức.

    "Các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai tiếp tục duy trì các phương án đã thực hiện. Riêng TP.HCM và Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu cần có phương án riêng phù hợp. Việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 là cần thiết," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vào chiều 8/2.

    "Đã có 7 quận, huyện có dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, tôi đồng ý với đề xuất giãn cách xã hội ở một số khu vực có dịch bệnh tại TP.HCM của Bộ trưởng Y tế," ông Phúc nói thêm.

    Thủ tướng Phúc yêu cầu một số địa phương và các thành phố chuẩn bị kịch bản có thể nhiều người lây nhiễm
    Image caption: Thủ tướng Phúc yêu cầu một số địa phương và các thành phố chuẩn bị kịch bản có thể nhiều người lây nhiễm

    Chính phủ Việt Nam tránh dùng từ phong tỏa sau tranh cãi hồi tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên chỉ thị 16 (giãn cách toàn xã hội) tương đương với phong tỏa (lockdown) mà các nước khác áp dụng.

    Thủ tướng Phúc yêu cầu một số địa phương và các thành phố chuẩn bị kịch bản có thể nhiều người lây nhiễm

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ rất lo lắng vì chưa xác định được điểm khởi đầu chùm lây nhiễm mới tại TPHCM. Ông Long kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại một số khu vực trên địa bàn.

    Trong khi đó Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói “Đến giờ này, chúng ta có thể khẳng định đây [Tp HCM] là ổ dịch mới, không liên quan đến ổ dịch tại sân bay Vân Đồn hay Chí Linh”, Phó thủ tướng lưu ý.

 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.