Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Giải trừ Xã Hội Chủ Nghĩa

Monday, October 3, 2016 8:49:00 PM // , ,

Giải trừ Xã Hội Chủ Nghĩa

02-10-2016

Phản ứng triệt tiêu 
Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.
Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được hạng A cả.”
Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.
Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.
Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng.
Giáo sư nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu nhưng kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !
Cuối cùng ông tổng kết:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của sự tàn lụi cho mọi xã hội !”
“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.” – SourceFacebook Ngân An———–
[Phụ chú]
Một xã hội công bằng mang tính nhân bản là gì ? 
Không nên khó chịu về việc chênh lệch giàu nghèo của một xã hội nào đó. Mà hãy hỏi xem ở xã hội đó người nghèo có đủ sống không ? Chất lượng cuộc sống của người nghèo có thực thụ là 1 cuộc sống dành cho con người không ? Đau bệnh có được chữa trị tận tình không ?
Và tiếp tục hỏi xem những người giàu cái giàu của họ có xứng đáng không ? Họ giàu bằng công sức – đầu óc của họ hay sự mánh mung, gian lận hay bất chính, phi pháp, ô dù ?
Ở xã hội đó, cơ hội đỗ đạt, cơ hội thăng tiến có công bằng với tất cả không ? Hay chỉ thiên vị cho riêng nhóm người nào đó và con cháu của những ai đó. Và quan trọng nhất, là luật pháp và chính sách ưu đãi của nhà nước phải công bằng với tất cả, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, địa vị… trước pháp luật ai cũng bình đẳng như ai.
Xã hội Việt Cọng đã điều hành dất nước ra sao ?
Cựu ngoại trưởng VC Nguyện Cơ Thạch phát biểu với báo chí ngoại quốc rằng: “Không phải là chúng tôi (csvn) không làm được gì. Chúng tôi đã ‘phân phát’ sự nghèo đói đồng đều cho quần chúng. ” (We are not without accomplishment. We have managed to distribute the poverty equally)
Đó là lý do tại sao nước Việt Nam dưới chế độ CS vẫn nghèo đói và đội sổ trong danh sách phát triển kinh tế đối với thế giới.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.