Tin Việt Nam – 22/12/2020
Ông Đinh La Thăng lãnh 10 năm tù, Út ‘Trọc’ bị chung thân
Sáng ngày 22/12, TAND TP HCM đưa ra phán quyết đối với ông Đinh La Thăng, Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”) và 18 người khác về cáo buộc sai phạm trong bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương.
Theo bản án sơ thẩm, ông Thăng nhận mức án 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tổng hợp hình phạt với hai bản án trước đó, ông Thăng phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).
Cùng tội danh này, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị phạt 4 năm 6 tháng tù.
Tòa tuyên phạt ông Đinh Ngọc Hệ mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 13 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt với các bản án trước là tù chung thân.
Các đồng phạm tội lừa đảo bị tuyên phạt từ hai năm án treo đến 10 năm tù.
Hội đồng xét xử nói gì?
Căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi tại tòa, HĐXX nhận định việc viện kiểm sát truy tố các bị cáo trong vụ án là có căn cứ, đúng tội, đúng pháp luật. Dự án cao tốc TP HCM – Trung Lương đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Bộ GTVT được Thủ tướng giao xây dựng đề án bán quyền thu phí để thu lại tài sản cho Nhà nước.
Ông Đinh La Thăng với cương vị là Bộ trưởng Bộ GTVT đã được giao tổ chức xây dựng đề án bán quyền thu phí. Tuy nhiên, do mối quan hệ từ trước, ông Thăng đã giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tiếp cận dự án, tham gia đấu giá và trúng đấu giá trái pháp luật.
“Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm tại Bộ GTVT đã tạo điều kiện để Hệ chiếm đoạt trót lọt 725 tỷ đồng của Nhà nước. Vì vậy bị cáo phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án”, bản án nêu.
VKS đề nghị ông Đinh La Thăng 10-11 năm tù, Út ‘Trọc’ chung thân
Xử ông Thăng nhưng có ‘xử được cơ chế’?
Truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vụ Ethanol Phú Thọ
Từ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đối chiếu lời khai của các bị cáo tại tòa và tại cơ quan điều tra, HĐXX cho rằng có cơ sở khẳng định ông Thăng và các cán bộ ở Bộ GTVT đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí.
Đối với ông Hệ, HĐXX cho rằng dù không đủ điều kiện tham gia đấu giá, không có năng lực tài chính nhưng ông Hệ đã lợi dụng mối quan hệ với ông Thăng, nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản Nhà nước và tòa nhận định đây là “hành vi xảo quyệt, tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng”. Khi vào thu phí, Hệ đã chỉ đạo nhân viên sử dụng phần mềm, sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Do đó, HĐXX buộc Đinh Ngọc Hệ giao nộp 725 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước; tiếp tục duy trì lệnh kê biên và phong tỏa tài sản của hệ thống công ty của Hệ để đảm bảo việc thi hành án.
Lời sau cùng của ông Thăng là gì?
Tại phiên tòa chiều ngày 21/12, khi được nói lời sau cùng, ông Thăng đã nêu quan điểm cảm ơn HĐXX, các luật sư của mình cũng như các luật sư khác trong việc làm rõ hơn vụ án.
Báo Pháp luật dẫn lời ông Thăng, về bản thân, ông nhận trách nhiệm người đứng đầu nhưng chịu trách nhiệm về chính trị, hành chính, công vụ trong vụ án, còn hình sự thì không. Một lần nữa ông mong HĐXX đánh giá khách quan, công minh.
Đối với thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và cấp dưới, ông Thăng mong HĐXX không truy cứu trách nhiệm hình sự với họ.
Bác cáo trạng, ông Đinh La Thăng nói VKS ‘gắp lửa quá lớn’
Ông Đinh La Thăng phủ nhận cáo trạng và lời khai cấp dưới
Trong sáng 21/12, trong phần tự bào chữa, ông Đinh La Thăng liên tục phủ nhận cáo trạng: “Tôi bác bỏ cáo trạng vì đó là những suy đoán không có căn cứ, không dựa trên cơ sở hồ sơ vụ án và diễn biến phiên toà và ý kiến của các luật sư tại phiên toà này”.
Ông nói: “Bị cáo nhận thấy đại diện VKSND TP đưa ra quan điểm mang nặng tính chất “gắp lửa quá lớn”, ném vào bản thân bị cáo cũng như những bị cáo khác từng làm việc ở Bộ GTVT. Từ đó, bị cáo yêu cầu người thừa hành quyền công tố giải thích rõ hơn nữa cáo buộc bị cáo đóng vai trò chính trong vụ án.”
Ngoài ra, ông Thăng cho rằng VKS có nhầm lẫn khi lập luận về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (quyền thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương). Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước đã chuyển nhượng quyền thu phí trong 5 năm cho Công ty Yên Khánh (do Đinh Ngọc Hệ nắm quyền).
Ông Thăng cho rằng đây là chuyển nhượng quyền khai thác tài sản, không phải chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản. Theo đó, Công ty Yên Khánh có quyền tổ chức thu phí và quản lý số tiền thu về từ hoạt động thu phí.
Đối với số tiền trúng đấu giá, ông Thăng cho rằng đây là tiền thu hợp pháp của người trúng đấu giá: “Đề nghị trưng cầu giám định số tiền hơn 725 tỷ đồng là của ai? Việc nào sai thì phải xử lý theo đúng pháp luật. Đề nghị đại diện VKS chứng minh cho bị cáo biết Công ty Yên Khánh làm ăn thua lỗ như VKS đã kết luận. Cần xác định rõ số tiền này thực sự thuộc về ai, từ đó xử lý cho đúng” – ông Thăng nói.
“Tôi mong VKS thay đổi lại cáo buộc của mình để những người bị cáo buộc tâm phục khẩu phục”, ông Thăng nêu quan điểm trước tòa.
Cáo trạng nói gì?
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP HCM – Trung Lương có vốn ngân sách nhà nước nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản của nhà nước và số tiền thu được từ việc này là tài sản nhà nước.
Cụ thể, khi ông Đinh La Thăng còn là Bộ trưởng Bộ GTVT, với vai trò này, ông Thăng đã ký văn bản gửi Thủ tướng đề nghị tiếp nhận lại đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc này và tiếp tục tìm kiếm đối tác bán quyền thu phí để thu hồi vốn.
Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng có văn bản đồng ý giao cho Bộ GTVT thực hiện việc bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, ‘xuất phát từ động cơ cá nhân’, đã gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh – tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long – để giới thiệu ông Đinh Ngọc Hệ và tạo điều kiện cho công ty của ông Hệ trúng thầu.
Do Công ty Yên Khánh của mình không có năng lực tài chính, đang kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện tham gia đấu giá, Hệ chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ giả và mua được quyền thu phí cao tốc Trung Lương với giá 2.004 tỷ đồng.
Sau khi trúng thầu, ông Hệ bị cáo buộc gian dối về doanh thu, can thiệp trái phép vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để chiếm đoạt tài sản nhà nước.
Cáo trạng cho rằng, nhờ sự giúp đỡ của ông Thăng, Trường và nhiều người khác, Hệ và đồng phạm có cơ hội sử dụng phần mềm giấu doanh thu, chiếm đoạt 725 tỷ đồng của Nhà nước.
Hôm 18/12, đại diện VKS đề nghị ông Đinh La Thăng mức án 10-11 năm tù, ông Đinh Ngọc Hệ tù chung thân.
Cụ thể, cơ quan công tố đề nghị HĐXX phạt cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng 10-11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và miễn hình phạt bổ sung.
Còn ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”), VKS đề nghị tòa sơ thẩm tuyên chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 13-14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt là chung thân.
VKS khẳng định truy tố các bị cáo đúng pháp luật. Hồ sơ vụ án có rất nhiều tài liệu chứng minh ông Thăng biết rõ quá trình thực hiện đề án mua bán quyền thu phí; có 11 văn bản mà nơi nhận là bộ trưởng và có mối quan hệ giữa hành vi cố ý làm trái của các bị cáo thuộc Bộ GTVT với hành vi chiếm đoạt tài sản của Hệ. Từ hành vi của ông Thăng và các bị cáo này, Hệ mới có cơ hội chiếm đoạt được tài sản của Nhà nước.
Luật sư của ông Thăng nói gì?
Hôm 21/12, báo Tuổi Trẻ trích dẫn quan điểm của luật sư Hoàng Văn Hướng – người bào chữa cho ông Đinh La Thăng – cho rằng VKS đang áp dụng quan điểm suy đoán buộc tội.
Luật sư Hướng cho rằng lời khai của bị cáo Dương Thị Trâm Anh (phó tổng giám đốc Công ty Cửu Long) “biết ông Hệ là con rể của một vị lãnh đạo cấp cao nên bị cáo Đinh La Thăng đã tác động để Hệ được tham gia dự án” là có tính chất buộc tội.
Luật sư khẳng định vị lãnh đạo này không có con gái nên ông Hệ không phải là con rể, do đó lời khai của bị cáo Dương Thị Trâm Anh là bịa đặt.
Luật sư cũng cho rằng các cuộc gọi điện thoại giữa ông Thăng và ông Hệ, hoặc giữa ông Thăng và bị cáo Dương Tuấn Minh (tổng giám đốc Công ty Cửu Long) nếu có cũng không chứng minh được nội dung của các cuộc gọi này là ông Thăng tác động để ông Hệ tham gia dự án. Như vậy, mọi cáo buộc này là quy chụp và suy diễn.
Một luật sư khác bào chữa cho ông Thăng cho rằng, về số tiền 725 tỉ đồng, nếu đây là tài sản của Yên Khánh thì toàn bộ cáo buộc trong cáo trạng này là không có căn cứ.
Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Luật sư này viện dẫn văn bản 4688 của Bộ Tài chính gửi Bộ GTVT về đề án quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, trích điều 18 pháp lệnh phí và lệ phí nêu rõ:
“Phí thu được từ các dịch vụ không do nhà nước đầu tư hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí thu được theo quy định của pháp luật”.
Theo luật sư, nội dung trên trong văn bản của Bộ Tài chính cho thấy hoàn toàn có cơ sở pháp lý chứng minh rõ quyền thu phí đã chuyển giao cho doanh nghiệp, không còn là tiền của nhà nước. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX bác bỏ toàn bộ quan điểm buộc tội của VKS.
Về trách nhiệm hình sự, luật sư giữ quan điểm VKS không chứng minh được ông Thăng có những hành vi như điều luật truy tố. VKS không chứng minh được vai trò ông Thăng trong các vai trò đồng phạm: chủ mưu, thực hành, xúi giục, giúp sức theo Điều 17 BLHS.
Đồng thời, luật sư nhấn mạnh không thể coi thân chủ ngoan cố và là tình tiết tăng nặng lượng hình khi mà bị cáo chứng minh mình không phạm tội.
Tham ô hơn nửa tỷ đồng, cựu chủ tịch huyện ở Gia Lai bị phạt 15 năm tù
Bình luậnKhôi Nguyên
TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt cựu chủ tịch huyện Đức Cơ Nguyễn Hồng Lam 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
Chiều 21/12, TAND tỉnh Gia Lai kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cựu chủ tịch huyện Đức Cơ Nguyễn Hồng Lam và 2 thuộc cấp về tội “Tham ô tài sản” và tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” sau 3 ngày xét xử (từ ngày 17/12)
Theo đó, TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hồng Lam 15 năm tù giam về tội “Tham ô tài sản”.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Xuân Tứ (41 tuổi, nguyên chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Đức Cơ) 9 năm 6 tháng tù; Nguyễn Đông Dương (36 tuổi, nguyên chuyên viên Phòng tài chính – kế hoạch huyện Đức Cơ) 7 năm tù cùng về tội “Tham ô tài sản”.
Riêng bị cáo Nguyễn Xuân Tứ còn bị phạt 6 tháng tù về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hình phạt của Nguyễn Xuân Tứ là 10 năm tù.
Trước đó, tháng 1/2020, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Hồng Lam (lúc này đang đương chức Chủ tịch huyện Đức Cơ); Nguyễn Xuân Tứ, Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện và Nguyễn Đông Dương, chuyên viên Phòng Tài chính – Kế hoạch để điều tra dấu hiệu “Tham ô tài sản”.
Số tiền bị tham ô là hơn 524 triệu đồng ngân sách. Riêng bị can Tứ và Dương còn truy tố thêm tội danh “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo cáo trạng, năm 2012, Nguyễn Hồng Lam ( là Trưởng Phòng TCKH) và Tứ đã trao đổi, bàn bạc với nhau “tạm ứng” ngân sách huyện Đức Cơ để có tiền “phục vụ” cho chuyến công tác tại Huế và Đà Nẵng.
Từ đây, các đối tượng trên đã lấy 524 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua “Hội đồng giải phóng mặt bằng” (không hoạt động), sau đó rút số tiền sử dụng mục đích cá nhân.
Sau đó, những cá nhân này lập thủ tục trái quy định bằng cách cấp ngân sách bổ sung cho Phòng LĐ-TB&XH huyện Đức Cơ (để lập thủ tục hoàn ứng) nhằm che đậy việc làm của mình.
Do không có chứng từ kèm theo nên không quyết toán được và bị phát hiện. Khi Thanh tra tỉnh Gia Lai vào cuộc, Tứ đã gặp và chỉ đạo nhân viên đánh máy quyết định xuất ứng ngân sách huyện và phô tô chữ ký của ông Võ Thanh Hùng (thời điểm làm Chủ tịch huyện Đức Cơ) dán vào, lấy dấu của UBND huyện Đức Cơ đóng lên.
Cáo trạng chỉ rõ, bản thân Lam biết việc tạm ứng như vậy là sai nhưng vẫn thực hiện, để cho Tứ và Dương sử dụng số tiền, không có sự chỉ đạo, giám sát. Khi được làm Chủ tịch huyện huyện Đức Cơ, Lam lại một lần nữa để Tứ, Dương tham mưu, đề xuất quyết định cấp ngân sách hoàn ứng số tiền trên.
Thêm người bị bắt với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ…’
Hôm 22-12-2020, Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Lê Thị Bình với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bà Lê Thị Bình có nick Facebook là Ngọc Lan Cần Thơ, là em gái của cựu tù nhân lương tâm Lê Minh Thể bị án tù 2 năm với cùng tội danh và vừa mãn hạn tù hồi tháng 10 năm nay.
Vụ bắt giữ diễn ra chỉ 5 ngày sau vụ tạm giam nhà báo Trương Châu Hữu Danh cũng tại Cần Thơ và cùng tội danh nêu trên.
Anh Nguyễn Chí Thành, con của bà Lê Thị Bình kể lại vụ việc bà Bình bị bắt giữ với Đài Á Châu Tự Do như sau:
“(Hồi sáng) Mẹ đang đi công việc, mẹ đang đi giao cà phê gì đó rồi bị chặn lại, rồi nó (công an) đem đi. Cái anh chở mẹ em đi mới gọi, ổng mới nói là “Mẹ bị bắt rồi!”
Lúc em về nhà thì có một tốp Công an với một ông bẻ khóa, một cái bà gì đó vô lục tung nhà em lên, khiến bể hình này kia.
Người ta kêu em ký vô giấy kiểm soát nhà, có mẹ em chứng kiến, em cứ tưởng là mẹ em có ở nhà rồi bả đi rồi hay sao đó em mới ký.
Lúc đó là chưa có ai gọi thông báo gì cho em là mẹ bị bắt.”
Theo anh Thành, bà Lê Thị Bình hiện bị giam ở Trại tạm giam công an thành phố Cần Thơ mà người dân hay gọi là trại giam Long Tuyền.
Người nhà chưa nhận được giấy tờ gì liên quan đến vụ bắt giữ bà Bình mặc dù báo chí nhà nước cho hay, quyết định và lệnh tố tụng đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Ông Lê Minh Thể cũng cho hay, từ khi ông mãn án tù đã về căn dặn em gái mình đừng tiếp tục chia sẻ thông tin gì để gây bất lợi. Ông kể:
“Tại vì trước đây tôi về thì tôi cũng có chửi nó rất nhiều lần. Tôi nói là cái chuyện là “Tao lên live stream tao bị bắt đi tù, còn chúng mày thì cái trang live stream thì dẹp đi, đừng có chia sẻ và đừng có đàn đúm gì nữa.”
Tôi nói là cái gì hiểu thì chia sẻ, còn cái gì không hiểu thì thôi, hoặc là karaoke vớ vẩn thôi đừng có a dua, a tòng.
Tức là nó cũng hay đi làm phước, làm đức. Nó nghe ai nói chỗ này chỗ kia ai khổ thì nó cũng đi thì nó cũng làm.”
Mạng báo Zing ngày 22-12 cũng cho biết, cơ quan điều tra đã khám xét nơi ở bị can, thu giữ nhiều tài liệu có nội dung bị cho liên quan tới việc gọi là “chống phá Đảng, Nhà nước”.
Tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và một số quốc gia dân chủ trên thế giới cho là ‘mơ hồ’ nhằm dập tắt những tiếng nói đối lập. Những điều khoản luật như thế đi ngược lại các công ước quốc tế về các quyền con người mà Hà Nội tham gia ký kết.
Lừa đảo đưa người đi Canada du học lấy gần 2 tỷ đồng rồi bỏ trốn
Cảnh sát hình sự, công an tỉnh Quảng Bình ngày 22/12 cho biết vừa bắt một người đàn ông có lệnh truy nã đặc biệt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cho biết, đối tượng bị bắt có tên Hồ Xuân Ân, sinh năm 1980, người này hứa hẹn sẽ đưa người đi du học tại Canada, sau khi nhận tiền của 15 người ở Quảng Bình với số tiền gần 2 tỷ đồng thì Hồ Xuân Ân đã bỏ trốn và bị bắt vào ngày 16/12 tại thành phố Cần Thơ.
Kết quả điều tra, từ tháng 5/2018 đến tháng 11/2019, ông Hồ Xuân Ân là giám đốc công ty du học du lịch Âu Mỹ Úc có chi nhánh tại TPHCM, đã hứa hẹn hướng dẫn làm thủ tục đưa người đi du học tại Canada. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền thì Hồ Xuân Ân đã không thực hiện và cao chạy xa bay.
Ngày 2/7 công an tỉnh Quảng Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố Hồ Xuân Ân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quyết định truy nã toàn quốc đối với Hồ Xuân Ân.
Hà Tĩnh ký quyết định xét tuyển lại hơn 500 công chức, viên chức
Bình luậnKhôi Nguyên
Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh sẽ thành lập hội đồng kiểm tra sát hạch đối với hơn 500 công chức, viên chức trong diện tuyển dụng lại.
VnExpress cho biết, ngày 21/12, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã ký và công bố Quyết định trên. Theo đó, các sở ngành, huyện thị sẽ thành lập một hội đồng chung, tự chọn ngày để tổ chức sát hạch, phỏng vấn chuyên môn nghiệp vụ các công chức, viên chức trong khoảng 30 phút; triển khai xong trước 31/12.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, phương án tuyển dụng là thành lập hội đồng kiểm tra sát hạch sau khi tham khảo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Từ ngày 23 đến 25/12, các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ và xem xét; sau khi có kết quả sát hạch thì thu hồi hoặc không thu hồi quyết định tuyển dụng đối với công chức, viên chức.
Trước đó, ngày 17/12, Văn phòng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vào ngày 15/12 vừa qua, UBND Hà Tĩnh đã ra công văn về Kế hoạch tuyển dụng lại công chức do có sai phạm trong tuyển dụng.
Những công chức, viên chức này hiện đang công tác tại khối cơ quan nhà nước (được tuyển dụng từ ngày 2/12/1998 đến ngày 28/12/2017) thuộc diện phải thi tuyển nhưng chưa thi tuyển theo kết luận số 71 của Ban Bí thư và hướng dẫn số 2965 của Bộ Nội vụ.
Đến ngày 18/12, Bộ Nội vụ có công văn trả lời UBND tỉnh Hà Tĩnh về Kế hoạch tuyển dụng lại công chức ở trên.
Tại công văn, Bộ Nội vụ đã đề nghị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh căn cứ vào điều kiện thực tế của các trường hợp thuộc diện được khắc phục để lựa chọn một trong các hình thức: Thi tuyển, xét tuyển hoặc tuyển dụng công chức, viên chức không phải qua thi để thực hiện lại quy trình tuyển dụng đối với các đối tượng này theo thẩm quyền.
Về phương án thi tuyển, Bộ Nội vụ đưa ra 2 vòng thi gồm: Vòng một thi trắc nghiệm Kiến thức chung (60 câu) Tiếng anh và Tin học mỗi môn 30 câu; vòng hai thi viết nghiệp vụ chuyên ngành, thang điểm 60 và 100.
Về phương án xét tuyển là làm sát hạch theo hướng phỏng vấn chuyên môn nghiệp vụ, trường hợp này phải được cơ quan chủ quản đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 5 năm công tác, không kể thời gian tập sự, thử việc.
Vì không phải là thực hiện tuyển dụng mới theo nguyên tắc cạnh tranh nên việc tuyển dụng sẽ được rút gọn về thủ tục, thời gian trong quy trình thực hiện.
Ông Nguyễn Văn Nên: ‘Sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm’
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói: “Chúng tôi tin tưởng vì sự phát triển của TP HCM nói chung và TP Thủ Đức nói riêng thì chắc chắn sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm”.
Sáng 22/12, phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu trên địa bàn, nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Nên có đề cập đến vấn đề Thủ Thiêm.
Cụ thể, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nên nói rằng hiện nay có ba vấn đề lớn xung quanh dự án này. Đối với cán bộ có sai phạm liên quan, cơ bản đã xử lý rồi. Đối với người dân, vừa rồi thành phố có phối hợp với Thanh tra Chính phủ đã công bố và đưa ra hướng xử lý.
Tuy nhiên, theo ông Nên, vẫn còn “cự ly” giữa chính quyền và người dân, do đó vấn đề này sẽ được tiếp tục xử lý. “Chúng tôi tin tưởng rằng vì sự phát triển của TP HCM nói chung và TP Thủ Đức nói riêng thì chắc chắn chúng ta sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm” – ông nói.
Vụ Thủ Thiêm ở TPHCM: Liệu Bí thư Nên có làm nên chuyện?
Thử thách nào chờ đợi ông Nguyễn Văn Nên ở TPHCM?
Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Nên cho biết đang ngồi lại để bàn và tìm cách xử lý và khẳng định: “Đừng để tài sản của Nhà nước thất thoát. Chỗ nào có thất thoát thì kiên quyết thu, chỗ nào có vi phạm thì xử lý”.
Trước đó, tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI ngày 4/12, Bí thư Thành ủy TP HCM đã thông tin về tiến độ xử lý Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Nên nói có 3 việc đã, đang và sẽ tiếp tục làm. Các cơ quan thẩm quyền, cơ quan chức năng, kể cả cấp Trung ương, cũng đang vào cuộc, tích cực đeo bám để phối hợp thực hiện.
Cụ thể là xử lý các sai phạm liên quan đến trách nhiệm của cán bộ – phần này thành phố đã xử lý.
Tiếp đó là chính sách bồi thường, xử lý thỏa đáng cho người dân. Về vấn đề này, ngày 27/11, ông nói Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chủ trì cùng UBND TP tổ chức đối thoại với người dân Thủ Thiêm nhưng có những việc phải tiếp tục.
Cuối cùng là kiểm tra, rà soát, xử lý tài chính liên quan các dự án trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm – việc này đang làm theo tinh thần là sớm kết thúc.
Ông Nên nhấn mạnh: “Quan điểm nhất quán của TP là sai chỗ nào sửa chỗ đó, sai mức nào thì xử mức đó; tổ chức, cá nhân nào sai thì xử lý tổ chức, cá nhân đó”.
Liệu Bí thư Nên có làm nên chuyện?
Trước đó, vào ngày 27/11, khi bình luận về cuộc đối thoại với người dân Thủ Thiêm của TTCP, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã bình luận với BBC như sau:
“Tôi đã từng nói với BBC từ trước và tôi nhắc lại vụ Thủ Thiêm chính là một phép thử thẩm định năng lực của ông Bảy Nên. Theo tôi, với tư cách là Bí thư thành ủy, lãnh đạo toàn đảng bộ thành phố, ông có cách gì, có quyền lực gì, thì ông nên phải dùng tất cả để đem ra giải quyết cho dứt điểm, nếu không Thủ Thiêm có thể trở thành một đốm lửa lớn làm bùng lên ngọn lửa.”
“Có người hỏi tôi về vai trò, trách nhiệm thời của ông Bí thư Lê Thanh Hải và những người trong ban lãnh đạo đảng, chính quyền thành phố thời ông ấy, tôi xin nói vấn đề này nay với ông Bảy Nên là một thử thách lớn và có thể là lớn nhất tới nay của ông ấy.”
“Mặt khác, Trung ương cũng có quyết tâm làm đến nơi, đến chốn không? Ông Nên từng làm việc và tham mưu cấp cao ở trung ương, hiểu rõ ngõ ngách quyền lực và cách thức thực thi quyền lực của các ban ngành trên trung ương, liệu ông có dám làm và liệu Trung ương có hỗ trợ ông Nên làm việc đó hay không?”.
Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm
‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’
Khi được hỏi có thể rút ra bài học gì trong xử lý vụ Thủ Thiêm từ thời điểm Đại hội 13 của ĐCSVN chỉ còn vài tháng, ông Thuận đánh giá:
“Tôi cho rằng quyền lực và thực thi quyền lực phải cụ thể, và đã giao quyền lực cho người ta thì phải giao thực quyền, để người ta có thể giải quyết dứt điểm như trong vụ Thủ Thiêm này. Đó là cái người ta mong chờ ở Việt Nam, nếu không thì sẽ hết Bí thư này đến Bí thư khác không thể giải quyết và sự việc đi đến bế tắc kéo dài.
“Nhân đây, tôi cũng có một điều chia sẻ, tạm gọi là một lời tư vấn hay lời khuyên cũng được cho ông Bí thư Bảy Nên, theo tôi có lẽ nên báo cáo cấp có thẩm quyền, cấp trên và nên khởi tố thành một vụ án và phải điều tra.
“Điều tra mọi góc độ, khía cạnh, xem xét sai trái, sai phạm ở đâu, rồi tại sao từ trước đến nay không phát hiện, không xử lý được, rồi phải làm cho rõ thiệt hại thức tế là bao nhiêu.
“Bây giờ gần hết năm 2020 rồi, hy vọng năm tới những việc này được giải quyết đến nơi đến chốn, và như thế quyền lực của những người có quyền lực mà những lời hứa, cam kết, phát biểu đã được nói ra, thì sẽ phải được thực hiện đến nơi, đến chốn,” Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC từ Sài Gòn trên quan điểm riêng.
Hôm 7/12, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên từng phát biểu “quyết tâm không để nợ dân thành nợ xấu”. Cụ thể, ông nói: “Chỉ còn 6 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ 2016 – 2021, đề nghị các đại biểu HĐND TPHCM hãy rà soát lại toàn bộ vấn đề đã hứa với người dân, xem mình đã làm được đến đâu và những gì chưa làm được để tập trung giải quyết với quyết tâm không để nợ dân thành nợ xấu”.
Thanh tra và người dân khác quan điểm
Hôm 27/11, Thanh tra Chính phủ đã có 3 giờ đối thoại với đại diện 50 hộ dân ở 5 khu phố, thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh của quận 2 về ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đây là lần thứ 4, Thanh tra Chính phủ (TTCP) và UBND TP HCM đối thoại với người dân Thủ Thiêm tính từ năm 2016, chưa tính những lần tiếp xúc của đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố với cử tri quận 2.
Theo TTCP, trong quá trình kiểm tra, TTCP được UBND TP.HCM cung cấp một số bản đồ đo nguyên chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh lưu giữ về quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm. Những bản đồ này, theo ông Võ Viết Thanh là những bản đồ kèm theo văn bản trình duyệt để Thủ tướng ban hành quyết định 367 mà thời kỳ này ông Thanh trực tiếp báo cáo Thủ tướng. Các bản đồ này cũng được các cơ quan chức năng đóng dấu.
Qua kiểm tra, đối chiếu các bản đồ do ông Thanh lưu giữ với các bản đồ UBND TP cung cấp, TTCP thấy trùng khớp nhau về ranh quy hoạch.
700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng
Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’
Vụ Thủ Thiêm: ‘Dân mất, chính quyền cũng mất’
Từ đó, TTCP khẳng định việc xác định ranh quy hoạch Thủ Thiêm tại Thông báo 1483 ngày 4-9-2018 của TTCP được Thủ tướng đồng ý, trong đó chỉ ra khoảng 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm theo Quyết định 367 là đúng quy định và thực tế.
Theo đó, theo dự thảo báo cáo, người dân tại 5 khu phố thuộc ba phường không nhất trí với kết luận của TTCP phủ tại thông báo kết luận số 1483 năm 2018 (về kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về KĐTM Thủ Thiêm).
Trong khi đó, người dân cho rằng không chỉ 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch mà theo người dân, cả diện tích đất của người dân 5 khu phố đều nằm ngoài ranh quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm như kết luận của Thanh tra Chính phủ trong thông báo 1483.
Người dân cũng cung cấp cho Thanh tra CP một bản đồ được trích lục từ Trung tâm lưu trữ quốc gia và được Thanh tra CP tiếp nhận để xem xét. Người dân cũng đề nghị Thanh tra CP chứng minh tính pháp lý của những bản đồ do Thanh tra CP đưa ra.
Cũng trong ngày 27/11, luật sư Thuận bình luận với BBC: “Theo luật Thanh tra, thanh tra là cơ quan của Chính phủ, và sau khi tiến hành thanh tra thì kết luận của thanh tra có giá trị pháp lý để xem xét như một nguồn, nhưng phải lưu ý ở đây có phải là một thanh tra độc lập, như tiến hành bởi một cơ quan, tổ chức độc lập khác không.
Ông cũng nêu rõ, buổi đối thoại này không ai có thẩm quyền buộc tội, phán quyết cuối cùng và khi thẩm định, thì cần lưu ý xem cơ quan thẩm định có khách quan và đủ năng lực hay không.
Luật sư nhấn mạnh, nếu Chính phủ giải quyết hay làm không xong thì có khi dẫn đến Tòa án. “Tôi cho rằng vụ này cũng có thể trở thành một vụ án điển hình.”, ông Thuận đánh giá.
Lại chỉ thị cấm tặng quà Tết cho cấp trên
Cao Nguyên
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành chỉ thị 48-CT/TW năm 2020 về việc tổ chức tết năm 2021.
Trong đó, điều 4 của chỉ thị này quy định các cán bộ nhà nước không được tổ chức đi thăm, chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức, không đi lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công, không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi.
Ông Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra trả lời mạng báo VOV về chỉ thị này rằng “việc biếu, tặng quà là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, biểu lộ thành ý kính trọng, tri ân với những người thân thiết, giúp đỡ mình hoặc giữa những người có mối quan hệ trong làm ăn, buôn bán với nhau.
Tuy nhiên, việc tặng quà đã bị lạm dụng, biến tướng ngày càng tinh vi, khó lường, lợi dụng biếu xén để tranh thủ cơ hội nhằm hối lộ, chạy quyền, chạy chức…
Thời gian qua, tình trạng này đã diễn ra khá nhiều nhưng việc kiểm tra, giám sát trong thực tế lại gặp không ít khó khăn bởi việc tặng quà biến tướng ngày càng tinh vi.”
“Thiếu gì dịp khác để đút lót, tham nhũng”
Bà Lê Hiền Đức, người được tổ chức Minh bạch Thế Giới trao giải thưởng Công dân Liêm Chính hồi năm 2007 nêu quan điểm rằng chuyện tặng quà tết cho nhau không có gì xấu cả. Còn cái lệnh ban hành cấm biếu quà tết thì người ta có thiếu gì cách khác để đút lót, chạy chọt chuyện cá nhân:
“Việc cấm như thế chỉ là một cái lệnh thôi. Còn cái người biếu và người nhận móc nối với nhau thì chả có anh nào kiểm tra được. Nên lệnh là một chuyện nhưng có làm được hay không. Chẳng hạn tôi với bạn thân nhau, tôi biếu bạn một tí là tình cảm thì không sao cả, nhưng mà biếu để nhờ vả, xin xỏ việc nọ việc kia đó mới là cái đáng cấm.
Chẳng cần phải là quà tết mà thiếu nhiều lúc người ta gặp nhau để biếu nhau. Ví dụ bây giờ tôi cần lên chức thì không cần phải đến tết tôi cũng mang đến để biếu.”
Giảng viên học viện Âm nhạc Huế Dương Bích Hà cho biết cái chỉ thị như vậy năm nào cũng có. Tuy nhiên, việc cấm biếu quà không thực tế, chỉ là hình thức, là khẩu hiệu, không thể làm giảm được vấn nạn hối lộ, tham nhũng trong công quyền. Không cần đợi đến tết, người ta có thể “tặng quà” cho sếp bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và nhiều hình thức khác nhau:
“Theo mình đánh giá thì đó cũng chỉ là một cái lệnh hình thức thôi, chứ thực tế thì đâu có ai thực hiện theo cái chỉ thị đó. Ngày nay, thậm chí chức quyền càng to thì người ta càng thực hiện cái trò đó nhiều hơn.
Nói chung, sau lệnh cấm đó thì bây giờ người ta tìm kiểu khác, quà cáp sang kiểu khác. hiện nay, có hiện tượng là tất cả quà cáp được quy ra thành tiền và đi phong bì hết.
Thực tế tất cả mọi người đều biết vẫn có hiện tượng quà cáp nhưng mình chỉ biết được đối tượng nào thường đi quà cho sếp, còn chuyện người ta đi vào lúc nào thì mình không biết được.”
Một ví dụ điển hình về chuyện đưa hối lộ, “biếu xén quà tết”, với số tiền được báo chí nhà nước cho là “lớn chưa từng có” là vụ đại án MobiFone mua lại AGV, xét xử hồi tháng 4/2020.
Trong vụ án này, bị cáo Lê Nam Trà, nguyên là Chủ tịch công ty MobiFone khai đã nhận từ Phạm Nhật Vũ 2,5 triệu đô-la Mỹ. Trong đó có phong bì quà tết gởi đến văn phòng làm việc trị giá 500 ngàn đô. Với 2 triệu đô còn lại, ông Vũ bỏ vào 2 thùng carton chứa hoa quả gởi đến nhà riêng cho ông Nam Trà.
Sau đó, ông Trà 2 lần gởi tổng cộng 700 ngàn đô cho Nguyễn Bắc Son, khi đó là Bộ trưởng Thông tin truyền thông. Trong đó có 500 ngàn đô-la Mỹ là “quà tết”.
“Rất khó sống nếu không quà cáp, biếu xén”
Bà Lê Hiền Đức cho rằng, quan chức tham lam đã đành, nhiều người dân Việt Nam cũng đang góp phần làm cho vấn nạn hối lộ, tham nhũng trầm trọng hơn:
“Tôi đang giúp cho cái ông kia mất 590 triệu, tức là gần 10 tiền lương để xin cho con ông ấy vào công an, vào chỗ này chỗ kia nhưng có vào được đâu. Cả 3,4 năm nay rồi.”
Theo bà Dương Bích Hà, sống trong một xã hội như Việt Nam, từ dân cho đến quan chức, không ai muốn được thăng tiến mà không cần đến “chạy chọt, đút lót”.
Người dân chạy xe máy ra đường gặp cảnh sát giao thông phải “đút túi” cảnh sát vài trăm ngàn để được đi cho nhanh, khỏi bị kiểm tra phiền phức. Cho đến học sinh tiểu học cũng sẽ bị giáo viên “tỏ thái độ” nếu phụ huynh lỡ quên tặng quà cho thầy cô giáo:
“Thực tại bây giờ, hầu như tất cả các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương người nào được cấp trên cất nhắc đều có vấn đề hết. Những ai không có vấn đề thì bị gạt ra ngoài luồng đó.
Ở Việt Nam mình có câu “trên không nghiêm thì dưới không nghiêm”. Bây giờ, một xã hội loạn như vậy. Cấp trên đã không nghiêm chỉnh thì không thể nào tránh khỏi những việc này. Với một chính quyền như hiện tại thì sẽ không bao giờ thay đổi một cái gì cả. Điều đó vẫn sẽ mãi tồn tại thôi.
Cái tình trạng gọi là “đảng trị” làm cho mọi người bị nhu nhược, ai cũng sợ bị động đến quyền lợi của mình cả. Không ai dám lên tiếng. Bởi vì lên tiếng là vào tù, là sẽ bị trù dập, bị mất quyền lợi… thì chả ai dám dại gì mà mở miệng ra cả. Người ta sống từ trên xuống dưới đều bằng kiểu đó.
Theo góc nhìn của mình thì rất khó để đưa ra một cái giải pháp gì. Ngoại trừ trường hợp thay đổi thể chế. Nếu không thì vẫn sẽ tồn tại một xã hội từ trên xuống dưới đầy tiêu cực và tham nhũng, không bao giờ thoát khỏi được cả.”
Thực tại bây giờ, hầu như tất cả các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương người nào được cấp trên cất nhắc đều có vấn đề hết. Những ai không có vấn đề thì bị gạt ra ngoài luồng đó. – Dương Bích Hà
Theo điều 364, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Đưa hối lộ quy định “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đưa cho người có chức vụ, quyền hạn để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.”
Quy định riêng dành cho cán bộ, công chức được ban hành từ năm 2007 ghi rằng, nếu biếu quà tết dưới 2 triệu đồng, dù chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cán bộ, công chức tặng quà và người nhận quà cũng có thể bị xử lý kỷ luật.
Quy hoạch phân khu Khu kinh tế Vân Đồn
Tỉnh Quảng Ninh hôm 18/12/2020 đã tổ chức Hội nghị công bố các quy hoạch phân khu Khu kinh tế Vân Đồn và trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư một số dự án cho khu kinh tế này.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 22/12/2020, ba phân khu của Khu kinh tế Vân Đồn được quy hoạch gồm: Phân khu Khu vực Cái Rồng; phân khu Khu vực Sân bay; phân khu Khu vực Bắc Cái Bầu.
Đây là ba quy hoạch phân khu được cho là quan trọng nhất của Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ Hà Nội phê duyệt. Tại hội nghị, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trao quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hai dự án mới với tổng vốn đăng ký hơn 4.500 tỷ đồng.
Hai dự án đó là dự án Bến cảng cao cấp Ao Tiên – Vân Đồn tại xã Hạ Long cho Công ty TNHH MTV Du lịch Mai Quyền và dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên – Cát Linh Vân Đồn tại xã Hạ Long cho liên danh nhà đầu tư là Công ty CP Cát Linh Vân Đồn và Công ty TNHH MTV Du lịch Mai Quyền.
Hồi tháng 6 năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam thảo luận dự luật về 3 đặc khu kinh tế tại Việt Nam, trong đó có Vân Đồn; nhiều người dân xuống đường biểu tình phản đối. Đợt biểu tình bị trấn áp và dự luật này không được thông qua. Vân Đồn không còn được gọi là đặc khu kinh tế mà là khu kinh tế như hiện nay.
Liên quan việc thành lập Thành phố Thủ Đức, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho báo chí biết thành phố dự kiến sẽ làm lễ công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức vào ngày 31/12/2020 và đang đề xuất Trung ương xem xét tăng thêm số lượng Phó Chủ tịch cho thành phố này so với đề xuất ban đầu nhưng tối đa là 4 người. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Thủ Đức không quá 13 phòng, trong đó có 10 phòng theo Nghị định 108 năm 2020 và 3 cơ quan khác. Số lượng phó phòng bình quân của mỗi phòng là 3 người.
Thành phố Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức, rộng khoảng 211 km2, dân số hơn một triệu
Đại biểu quốc hội cộng sản đề nghị trừng phạt người xử dụng mạng xã hội làm cho cán bộ cộng sản bị dao động tư tưởng
Tin Vietnam.- Báo Lao động ngày 21 tháng 12 năm 2020 loan tin, ông Nguyễn Ngọc Phương, phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Cộng sản tỉnh Quảng Bình nói rằng, các cơn quan hữu trách Cộng sản cần căn cứ vào luật An ninh mạng để trừng phạt những người loan truyền tin trái với quan điểm, đường lối của nhà cầm quyền.
Tác giả bài viết là Vương Trần thì cho rằng, mọi nguồn của các tin sai sự thật, tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá chế độ là do mạng xã hội có tính chất xuyên biên giới gây ra.
Tác giả đưa ra một chương trình nghiên cứu của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, và trường đại học Quốc gia Hà Nội đã cho rằng, hiện tượng tin giả, các phát ngôn hận thù, nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tấn công trên mạng đang trở nên báo động.
Điều này có thể làm khủng hoảng đời sống của cá nhân, tổ chức, thậm chí là gây trầm cảm xã hội, có thể tiêu diệt được công ty. Và cũng chính mạng xã hội cũng là nơi để các thế lực thù địch lợi dụng để tạo ra sự hỗn loạn, nhiễu loạn thông tin với mưu đồ làm cho các viên chức, đảng viên Cộng sản, và người dân dao động về tư tưởng, làm mất phương hướng chính trị nên họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Vì vậy, ông Phương cho rằng, cơ cơ sở Cộng sản cần tìm ra những người phát tán thông tin, những người chia sẽ thông tin, xác định đâu là người chia sẽ thông tin một cách cố ý, hoặc vô ý để trừng phạt.
Theo dư luận mạng xã hội, hiện nay, Việt Nam đang trong thời gian sắp diễn ra đại hội tranh giành những chiếc ghế quyền lực nhất của đảng Cộng sản, vì vậy, nhà cầm quyền sẽ tăng cường bắt bớ, đàn áp người dân bất đồng chính kiến. Đây cũng là dịp cho những trang truyền thông, những viên chức Cộng sản lấy lòng nhà cầm quyền, và tấn công những người bất đồng chính kiến, những người dân đòi quyền lợi bị tước đoạt.
An Nhiên
Fujifilm Nhật Bản sẽ sản xuất hàng triệu bộ xét nghiệm COVID-19 tại Việt Nam
Tập đoàn Fujifilm Nhật Bản cho biết sẽ sản xuất các bộ xét nghiệm COVID-19 tại Việt Nam để bán ra trên toàn thế giới.
Thông tin trên được tờ Kyodo News loan vào ngày 22/12 dẫn phát biểu của một lãnh đạo Fujifilm.
Vị đại diện tập đoàn này cho biết sẽ đầu tư vào Công ty TNHH Fujifilm Yuwa Medical Products Việt Nam từ năm 2021 đến tháng 4/2022, nhằm sản xuất 2 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 mỗi tháng để xuất khẩu trên phạm vi toàn cầu.
Fujifilm khẳng định bộ xét nghiệm này sẽ phát hiện kháng nguyên của virus corona chủng mới dễ dàng và nhanh chóng.
Trong một diễn biến khác, ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 22/12 đã ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ của Việt Nam phục hồi sau COVID-19.
Được biết, khoản viện trợ 5 triệu đô la hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (DNV&N) là từ Quỹ sáng kiến Tài chính dành cho nữ doanh nhân (We-Fi).
Khoản viện trợ này, theo ông Andrew Jeffries –Giám đốc quốc gia của ADB tại VN cho biết sẽ tài trợ cho Dự án Cứu trợ COVID-19 cho các DNVVN do phụ nữ làm chủ, với mục tiêu khuyến khích các ngân hàng tham gia ở Việt Nam tái cơ cấu những khoản vay hiện thời hoặc mở rộng các khoản vay mới cho ít nhất 500 DN.
Qua dự án này nhằm giúp các DNV&N do phụ nữ làm chủ tránh phá sản, duy trì việc làm và tiếp cận tín dụng tại thời điểm các ngân hàng giảm cho vay.
Điểm tin trong nước 22/12: Tuyên án Đinh La Thăng và 19 bị cáo; Thêm 6 ca nhiễm Covid-19
Mục lục bài viết
Thêm 6 người nhập cảnh nhiễm Covid-19
Tuyên án ông Đinh La Thăng thêm 10 năm tù, Đinh Ngọc Hệ chung thân
Gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng, nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa
Nổ lớn, một bức tường đổ sập, cả khu phố kinh hãi
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Ba (ngày 22/12) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Thêm 6 người nhập cảnh nhiễm Covid-19
Bộ Y tế chiều 22/12 ghi nhận 6 ca dương tính Covid-19 mới đều là người nhập cảnh được cách ly tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương. Nâng tổng ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam lên 1.420 người.
“Bệnh nhân 1415”, nam, 22 tuổi, ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. “Bệnh nhân 1416”, nam, 25 tuổi, ở xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk. “Bệnh nhân1417”, nam, 23 tuổi, ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ngày 18/12, họ từ Ba Lan nhập cảnh sân bay Nội Bài cách ly ngay. Kết quả xét nghiệm 21/12 dương tính với nCoV.
“Bệnh nhân 1418”, nữ, 54 tuổi, ở tỉnh Điện Biên. “Bệnh nhân 1419”, nữ, 60 tuổi, ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ngày 18/12, hai người này từ Đức nhập cảnh sân bay Vân Đồn được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm tại Hưng Yên. Kết quả xét nghiệm 21/12 dương tính với nCoV, 5 người trên đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
“Bệnh nhân 1420”, nam, 50 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Nhật Bản. Ngày 20/12, ông từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất, lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Dương. Kết quả 21/12 dương tính với Covid-19, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Tuyên án ông Đinh La Thăng thêm 10 năm tù, Đinh Ngọc Hệ chung thân
Sáng 22/12, toà án tại TP.HCM đã tuyên án đối với cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và 19 bị cáo liên quan đến sai phạm trong vụ đấu thầu thu phí tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Theo đó, ông Thăng bị phạt 10 năm tù về tội ‘Vi phạm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’. Tòa tổng hợp bản án này với hình phạt 30 năm tù của hai bản án trước, buộc ông Thăng chấp hành chung là 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn). Cựu thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường bị phạt 4 năm 6 tháng tù với tội danh như trên nhưng mức độ vi phạm nhẹ hơn.
Đinh Ngọc Hệ, tức Út trọc, lĩnh án chung thân về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’. Ngoài ra, bị cáo bị buộc bồi thường thiệt hại 725 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng trong vụ mua căn biệt thự Công ty Licogi 13. Các bị cáo còn lại bị phạt từ 3 đến 4 năm tù.
Gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng, nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa
Truyền thông trong nước dẫn thông tin toà án TP. Hà Nội cho biết sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm khác liên quan đến sai phạm ở khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM, vào ngày 7/1/2021.
Theo cáo trạng, Tổng Công ty Sabeco, thuộc Bộ Công Thương quản lý được giao cho khu đất trên với tổng diện tích 6.080m2 dùng để sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ biến khu đất trên từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân, gây thiệt hại với số tiền hơn 2.713 tỷ đồng. Trong vụ án này, do bị can Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can.
Nổ lớn, một bức tường đổ sập, cả khu phố kinh hãi
Thông tin ban đầu trên báo Dân Trí, vào khoảng 6h cùng ngày, người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ quán bún ở địa chỉ 88 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 15, quận Phú Nhuận) nên chạy đến kiểm tra. Lúc này, mọi người nhìn thấy bức tường phía trước của quán cùng bảng hiệu bị vỡ nát, văng ra lòng đường và mùi khí gas nồng nặc.
Quán bún không có người bên trong nên không gây thương vong về người nhưng nhiều tài sản bị hư hỏng, Vụ nổ làm hư hỏng cửa sổ và một phần bức tường của quán. Người dân sống, kinh doanh trên đường Nguyễn Trọng Tuyển được một phen khiếp hãi. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
0 comments