Tin khắp nơi – 22/12/2020
Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid 892 tỷ USD
Sau nhiều tháng án binh bất động, Quốc hội Hoa Kỳ hôm 21/12 thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 892 tỷ đô la, cứu nguy nền kinh tế đang bị đại dịch tàn phá. Quốc hội cũng thông qua ngân sách hoạt động cho chính phủ liên bang.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký thành luật gói cứu trợ này.
Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, lưỡng viện lập pháp đã làm việc thâu đêm để thông qua dự luật – trị giá khoảng 2,3 nghìn tỷ đô la bao gồm cả chi tiêu cho phần còn lại của năm tài chính. Hạ viện chuẩn thuận gói cứu trợ này và Thượng viện theo chân vài giờ sau đó với đa số 92-6, một cuộc biểu quyết được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Dự luật cứu trợ Covid-19 gồm một ngân khoản 600 đô la cho hầu hết người Mỹ và các khoản chi bổ sung cho hàng triệu người bị mất việc trong đại dịch COVID-19, đạt được ngay vào lúc một đợt trợ cấp còn lớn hơn sắp sửa hết hạn hôm thứ Bảy.
Gói kích thích kinh tế, khoản cứu trợ đầu tiên được Quốc hội thông qua từ tháng Tư, được tung ra trong bối cảnh đại dịch đang tiếp tục lây lan mạnh ở Hoa Kỳ, lây nhiễm cho hơn 214.000 người mỗi ngày và kéo chậm đà phục hồi kinh tế. Cho tới nay, hơn 317.000 người Mỹ đã chết vì dịch Covid-19.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một thành viên Đảng Dân Chủ, nói bà ủng hộ dự luật cứu trợ Covid-19 mặc dù gói cứu trợ này không bao gồm một khoản cứu trợ trực tiếp cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, là điều mà đảng Dân chủ đã vận động. Bà cho biết sẽ thử lại thời vận sau khi Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden lên nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.
Bà nói gói cứu trợ “không đi hết đoạn đường nhưng nó đưa chúng ta đi theo đúng hướng.”
Đại diện đảng Cộng hòa Hal Rogers cũng ủng hộ gói cứu trợ này, nói rằng “nó phản ánh một sự thỏa hiệp công bằng.”
Dài tới 5.593 trang, dự luật cứu trợ Covid sẽ chi 1,4 nghìn tỷ đô la vào một loạt chương trình liên bang cho đến cuối năm tài chính vào tháng 9, có thể là đạo luật quan trọng cuối cùng của Quốc hội thứ 116. Quốc hội cũng bao gồm một biện pháp để tiếp tục duy trì mức chi tiêu hiện tại của chính phủ liên bang trong bảy ngày, để đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động của chính phủ liên bang.
Cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa, đều tuyên bố chiến thắng nhưng Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện Mitch McConnell, đảng viên Đảng Cộng hòa, cho rằng dự luật chung cuộc gần giống như những gì mà Đảng Dân chủ đã bác bỏ nhiều tháng trước dây vì cho là không đủ.
Gói cứu trợ này ít hơn nhiều so với gói cứu trợ 3 nghìn tỷ USD đã được kêu gọi trong dự luật được Hạ viện – vốn do đảng Dân chủ kiểm soát, thông qua hồi tháng 5 nhưng bị Thượng viện -do đảng Cộng hòa kiểm soát-. Gạt bỏ.
Cứu trợ giới Tiểu thương
Dự luật còn gia hạn chương trình cho doanh nghiệp nhỏ vay khoảng 284 tỷ đô la và tiếp sức cho các trường học, hãng hàng không, hệ thống vận chuyển và phân phối vắc xin.
Chương trình tài trợ và cho vay dành cho doanh nghiệp nhỏ, được gọi là Chương trình Bảo vệ tiền lương, sẽ loại trừ các công ty giao dịch công khai trên sàn chứng khoán.
Nếu được ký thành luật, dự luật này sẽ là gói kích thích kinh tế lớn thứ nhì trong lịch sử Hoa Kỳ, sau dự luật viện trợ khoảng 2 nghìn tỷ USD được thông qua vào tháng Ba.
Mỹ đưa vào sổ đen các công ty TQ, Nga dính líu tới quân đội
Hoa Kỳ vừa áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với hơn 100 công ty Trung Quốc và Nga được cho là có liên hệ với quân đội các nước này.
Các công ty xuất khẩu Mỹ được yêu cầu phải xin giấy phép trước khi họ giao “các mặt hàng quy định” cho các công ty trong danh sách đen.
Có tên trong danh sách là nhiều công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cũng như cơ quan tình báo Nga.
Đây là một động thái trong nỗ lực rộng hơn của Tổng thống Donald Trump nhằm tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trước khi ông rời nhiệm sở.
TT Trump ký lệnh cấm đầu tư vào công ty dính líu quân đội Trung Quốc
Mỹ yêu cầu các công ty viễn thông loại bỏ linh kiện Huawei
Anh Quốc triển khai sớm lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G
Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh dâng cao trong năm qua vì một số vấn đề nhạy cảm.
Tổng thống Trump đổ lỗi cho Trung Quốc đã gây ra đại dịch virus corona, trong lúc chính quyền ông chỉ trích luật an ninh quốc gia mới áp đặt cho Hong Kong.
Ngoài những công ty có thể có dính líu tới quân đội, chính phủ Hoa Kỳ gần đây còn đặt thêm chế tài cho các công ty công nghệ Hoa Kỳ.
Hôm thứ Sáu, Mỹ đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào một danh sách đen thương mại khác, trong đó có hãng sản xuất chip hàng đầu SMIC, và hãng sản xuất drone DJI của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng, Ủy Ban Viễn thông Liên bang (FCC) cũng ra lệnh cho các hãng viễn thông Mỹ gỡ bỏ thiết bị do Huawei sản xuất khỏi mạng lưới của họ.
Rủi ro không chấp nhận được
Danh sách mới áp dụng cho các công ty “đại diện cho rủi ro không chấp nhận được về việc sử dụng hay thay đổi mục đích sử dụng” cho các mục đích quân sự ở Trung Quốc, Nga và Venezuela.
“Bộ Thương mại Hoa Kỳ hiểu tầm quan trọng của việc tận dụng sự hợp tác với các công ty Mỹ và toàn cầu để chống lại nỗ lực từ Trung Quốc và Nga để dùng công nghệ Mỹ phục vụ cho các chương trình quân sự gây bất ổn định của họ,” Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói trong một thông cáo.
Danh sách ban đầu bao gồm 103 công ty, nhưng một cơ quan liên bộ có thể đưa thêm hoặc xóa tên các công ty từ danh sách này.
Trung Quốc gần đây cũng ban hành luật mới nghiêm ngặt hơn để hạn chế xuất khẩu “các mặt hàng được kiểm soát.”
Luật này chủ yếu áp dụng cho xuất khẩu công nghệ quân đội và các sản phẩm khác được coi là có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có cuộc chiến thương mại từ 2018, và hai bên áp dụng hàng loạt thuế quan trên nhiều hàng nhập khẩu khác nhau.
Bộ trưởng Tư pháp chỉ đích danh Nga là thủ phạm tin tặc tấn công Mỹ
Tú Anh
Thêm một bộ trưởng Mỹ phủ nhận tuyên bố của tổng thống mãn nhiệm về vụ tin tặc tấn công các cơ quan chinh phủ. Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr tuyên bố « chắc chắn Nga đứng sau vụ tấn công mạng » được phát hiện hôm 14/12/2020.
Trong cuộc họp báo ngày 21/12/2020 tại Washington, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Bill Barr tuyên bố là với « những thông tin có được » ông chia sẻ quan điểm của ngoại trưởng Pompeo : gần như chắc chắn Nga là thủ phạm.
Thứ Bảy tuần trước, tổng thống Donald Trump, sau nhiều ngày im lặng, bác bỏ tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ và thông tin của báo chí mà ông gọi là « tin vịt ». Đối với chủ nhân Nhà Trắng « rất có thể là Trung Quốc đứng sau ».
Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ cũng phủ nhận các cáo buộc của tổng thống Donald Trump cho là phe Dân chủ gian lận bầu cử.
Bất đồng này cũng xuất hiện rõ trong cuộc họp báo. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ, sắp rời chức vụ trong nay mai, một lần nữa tuyên bố : “Tôi thấy không có lý do gì (cho phép) chính quyền liên bang tịch biên máy điện toán quản lý bầu cử”.
Ông cũng khẳng định không có lý do chính đáng để bổ nhiệm một chưởng lý đặc biệt để điều tra về trường hợp con trai của Joe Biden.
Mỹ-Nga : Điện Kremlin « có mắt và miệng » trong nội bộ Hoa Kỳ ?
Tú Anh
Chính phủ Mỹ bị tin tặc xâm nhập từ nhiều tháng nay nhưng chỉ mới vừa được phát hiện. Chính quyền Nga bị cáo buộc đích danh nhưng tổng thống Donald Trump kiên trì phủ nhận. Tổng thống mới Joe Biden sẽ phải giải quyết hồ sơ gai góc này trong quan hệ Mỹ- Nga.
Phải chăng vì món nợ « bầu cử 2016 » ?
Vì sao tổng thống Donald Trump luôn luôn bảo vệ Nga mỗi khi chính phủ Mỹ bị tin tặc tấn công ? Tại sao ông quy cho Trung Quốc trong khi giới chuyên gia tin học, phản gián và cả những cộng sự viên trung thành nhất như ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Tư Pháp Bill Barr đều cáo buộc đích danh chính quyền Nga ?
Câu trả lời có lẽ phải chờ một thời gian sau khi tổng thống Mỹ thứ 45 rời Nhà Trắng. Nhưng điều chắn chắn là vị tổng thống thứ 46 sẽ phải xử lý các hệ quả.
Trước hết, theo tổ chức chống gián điệp tin học Mỹ FireEye, mà bản thân cũng là nạn nhân tin tặc, nhiều công ty trong lĩnh vực tư vấn về công nghệ cao và năng lượng đã bị nhóm APT 29 tấn công từ mùa xuân 2020 từ Bắc Mỹ cho đến châu Á, châu Âu, Trung Cận Đông.
Tại Mỹ, bộ Tài Chính, Thương Mại và nhiều cơ quan liên bang bị tác hại.
Con ngựa thành Troie
Theo Loic Guéo, một chuyên gia Pháp về tấn công mạng, tin tặc sử dụng chiến thuật « con ngựa thành Troie » tinh vi cài mắt thần vào hệ thống tin học của một đối tác của chính phủ thay vì tấn công thẳng vào các cơ quan này thường được bảo vệ chặt chẽ.
Chiến thuật của tin tặc không trực tiếp tấn công vào các mục tiêu mà xâm nhập qua trung gian phần mềm « phòng thủ » Orion do công ty Mỹ SolarWinds phát minh và chế tạo cho một mạng lưới 300.000 khách hàng quản lý hệ thống điện toán. Tin tặc chờ đúng thời điểm nhạy cảm nhất là lúc hệ thống này « cập nhật » để tung « virus độc hại Sunburst ».
Nhờ thế mà tin tặc đánh lừa được cả cơ quan an ninh quốc gia NSA trong nhiều tháng dài.
Ít nhất là sáu cơ quan liên bang Mỹ, trong đó có bộ Năng Lượng, Thương Mại, Tài Chính, Ngoại Giao và An Ninh NSA bị tin tặc. Một số nước khác bị tác hại là Canada, Mêhicô, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Israel, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Bị cáo buộc, chính quyền Nga, như những lần trước hay mỗi khi xảy ra ám sát, đầu độc đối lập, đều phủ nhận.
Đồng minh Donald Trump ?
Trong vụ tin tặc mới này, Kremlin còn có thêm một đồng minh ngay Nhà Trắng. Thái độ im lặng của Donald Trump trong nhiều ngày rồi sau đó quy cho Bắc Kinh, mà không dựa trên một dấu hiệu nào đã gây kinh ngạc tại nước Mỹ. « Chưa bao giờ có một vị tổng thống Mỹ nào nhọc công như thế để bảo vệ nước Nga », Clint Watts, một cựu nhân viên của FBI, chuyên gia chiến tranh tuyên truyền, than thở với New York Times.
Joe sẽ ra tay
Mọi người trông chờ vào chính quyền mới ở Washington. Joe Biden cam kết là sẽ « đặt chiến tranh mạng » làm ưu tiên số một ngay khi nhậm chức vào ngày 20/01/2021 và sẽ « ăn miếng trả miếng » với Nga.
Một trong vũ khí lợi hại nhất của Mỹ, thay vì tăng cường cấm vận kinh tế Nga, là tiết lộ những khoản chuyển ngân bí mật của chủ nhân điện Kremlin, theo La Croix.
Cựu Giám đốc tình báo Grenell: ‘Rất quan ngại’ về chính sách với Trung Quốc của Biden
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 20/12, ông Richard Grenell, cựu giám đốc tình báo quốc gia của Mỹ, cho biết, ông rất quan ngại về chính sách Mỹ – Trung của ông Joe Biden và cố vấn an ninh quốc gia mà ông Biden lựa chọn.
Mark Levin, người dẫn chương trình “Life Liberty & Levin” của hãng tin Fox News, cho rằng ông Biden “không phải là một người phù hợp, vào thời điểm không thích hợp, ở bất kỳ vị trí nào [liên quan đến] việc xây dựng và dẫn đầu chính sách đối ngoại của Mỹ” bởi vì gia đình ông “đã bị chính phủ Trung Quốc mua chuộc bằng nhiều cách”.
“Tôi rất quan ngại không chỉ đến những gì Joe Biden cả gia đình ông, cách thức họ hành xử trước Trung Quốc trong quá khứ; mà còn cả những người xung quanh ông ấy”, ông Grenell nói trên chương trình vào tối Chủ nhật.
“Ý tôi là, hãy nhìn xem, Jake Sullivan, người đã thực sự cố gắng khen ngợi Bắc Kinh và thực sự đầu hàng trước thực tế rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường và rằng chúng ta nên đối phó với điều này. Tôi không nghĩ đó là sự thật”.
Jake Sullivan, hiện là cố vấn chính sách cấp cao của ông Biden. Vào ngày 23/11 ông là người được ông Biden tuyên bố cho lựa chọn vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia trong tương lai. Ông Jake Sullivan là cố vấn an ninh quốc gia cho ông Biden khi ông còn là Phó Tổng thống trong chính quyền Obama từ năm 2013 đến năm 2014. Ông Sullivan cũng là nhà đàm phán chính trong các cuộc đàm phán ban đầu dẫn đến thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong một bài báo mà ông Sullivan là đồng tác giả, được đăng trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng 9/10/2019, ông Sullivan viết rằng: “Bất chấp nhiều chia rẽ giữa 2 quốc gia (Mỹ và Trung Quốc), mỗi nước sẽ cần phải chuẩn bị để hợp tác với nước kia như một cường quốc lớn”.
Bài báo có tiêu đề “Cạnh tranh không có thảm họa” và bài báo cũng bày tỏ quan ngại rằng “sự cạnh tranh” của Chính quyền Trump có thể phát triển thành một cuộc đối đầu.
Vào tháng 8/2020, ông Sullivan cũng đã nói về tương lai của chính sách đối ngoại dưới thời ông Biden trong trường hợp ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ.
“[Biden] sẽ tìm cách tranh đua từ một thế mạnh, nhưng ông cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác về những vấn đề mà nước này có thể thúc đẩy các mục đích cơ bản của chính sách đối ngoại của Mỹ”, ông Sullivan nói trong một cuộc phỏng vấn.
Trái lại, cựu Giám đốc tình báo Grenell nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ nên nhìn nhận Trung Quốc là một thảm hoạ và một mối nguy hiểm thực sự.
Ông Grenell nói trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta phải quyết liệt hơn nhiều khi nhận ra rằng Trung Quốc là một thảm hoạ, trong khi quá nhiều thành viên đảng Dân chủ đang cố gắng nói với chúng ta rằng Nga mới là thảm hoạ”.
“Chúng ta phải đảm bảo là chúng ta hiểu rằng, Trung Quốc đang chơi xỏ chúng ta và đã đến lúc phải công bố sự thật là cộng đồng quốc tế đã thất bại và Hoa Kỳ đã không nhìn nhận Trung Quốc là mối nguy hiểm rõ ràng ở thực tại”.
Ông Grenell là quyền giám đốc tình báo quốc gia vào đầu năm nay từ tháng Hai đến tháng Năm năm 2020. Ông là đại sứ tại Đức từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2020.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Mỹ tiếp tục áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với những quan chức vi phạm nhân quyền của ĐCS Trung Quốc
Bình luậnDu Miên
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, các hạn chế này tác động trực tiếp đến các quan chức được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đàn áp các học viên tín ngưỡng, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến và những nhóm khác.
Ngày 21/12, Hoa Kỳ đã ban hành các hạn chế bổ sung về thị thực đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nghi có hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc đàn áp quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, các hạn chế này tác động trực tiếp đến các quan chức được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đàn áp các học viên tín ngưỡng, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến và những nhóm khác.
Ông Pompeo nói: “Các nhà cầm quyền độc tài của Trung Quốc áp đặt những hạn chế hà khắc đối với quyền tự do ngôn luận, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hiệp hội, và quyền hội họp ôn hòa của người dân Trung Quốc. Hoa Kỳ đã làm rõ rằng, những thủ phạm vi phạm nhân quyền như thế này không được hoan nghênh ở đất nước chúng tôi”.
Các nhóm tôn giáo và bất đồng chính kiến khác nhau bị chế độ cộng sản Trung Quốc đàn áp, bao gồm các tín đồ Cơ đốc giáo, học viên Pháp Luân Công, các nhà sư ở Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ông Pompeo khẳng định, Hoa Kỳ “đứng về phía những cá nhân bị đàn áp vì nỗ lực hòa bình để thực hiện quyền của họ”. Ông cũng đã nêu tên một số nạn nhân.
“Các luật sư như ông Xu Zhiyong, mục sư nhà thờ tại gia như ông Wang Yi, các nhà hoạt động xã hội dân sự như ông Huang Qi, các học giả Duy Ngô Nhĩ như ông Ilham Tohti, những người ủng hộ dân chủ như ông Jimmy Lai”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ liệt kê.
Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế về thị thực và trừng phạt tài chính đối với các quan chức ĐCSTQ liên quan đến các vụ đàn áp diễn ra ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong. Động thái mà ông Pompeo công bố hôm 21/12 tạo ra những hạn chế bổ sung áp dụng cho tất cả các quan chức ĐCSTQ tham gia vào một số hoạt động đàn áp, bất kể họ ở đâu.
Xem thêm: Tại sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công là thảm họa nhân quyền lớn nhất của Trung Quốc?
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Tôi thông báo về việc áp dụng các hạn chế bổ sung theo Mục 212 (a) (3) (C) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch về việc cấp thị thực cho các quan chức Trung Quốc, những người được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với các chính sách hoặc hành động nhằm đàn áp những tín đồ của tôn giáo và tín ngưỡng, thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo, những người tổ chức lao động, những người tổ chức xã hội dân sự và những người biểu tình ôn hòa”.
Thành viên gia đình của các quan chức ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động như vậy cũng có thể phải chịu các hạn chế bổ sung, ông tuyên bố.
Động thái này xuất hiện sau một thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 3/12, trong đó chính quyền Tổng thống Trump đặt ra các hạn chế trong cơ hội đến Hoa Kỳ đối với các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ, giảm thời gian lưu trú tối đa từ 10 năm xuống còn một tháng. Thay đổi trong chính sách này có tác động đến cả các thành viên ĐCSTQ và gia đình trực hệ của họ, những người có thị thực du lịch B1 / B2, dành cho những người không nhập cư đi du lịch vì mục đích kinh doanh hoặc du lịch.
Hiện nay, có khoảng 92 triệu đảng viên Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.
Mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng trở nên mâu thuẫn sâu sắc trong năm qua, khi 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh cãi về việc Bắc Kinh xử lý vụ bùng phát đại dịch COVID-19, áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và thúc đẩy căng thẳng ở Biển Đông.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Đòn thương mại cuối cùng của Trump ‘có thể là thuế quan đối với Việt Nam’
Tổng thống Mỹ Donald Trump có khả năng sẽ công bố các mức thuế đề xuất đối với hàng hóa Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng Giêng năm sau, các chuyên gia tiền tệ và thương mại cho biết, sau khi Bộ Tài chính Mỹ hồi tuần trước xem đối tác thương mại với kim ngạch ngày càng tăng này là ‘kẻ thao túng tiền tệ’.
Các công ty nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam nên chuẩn bị chịu các mức thuế quan nặng trong khuôn khổ cuộc điều tra theo ‘Mục 301’ của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) về các hoạt động định giá tiền tệ, theo các chuyên gia.
Kết quả của cuộc điều tra, vốn được tiến hành song song với việc xem xét của Bộ Tài chính được công bố vào tuần trước, có thể được loan báo vào ngày 7/1.
“Nếu khôn ngoan thì nên có kế hoạch ngay từ bây giờ cho việc kết thúc quy trình theo Mục 301 bởi vì, nhất là với việc xác định của Bộ Tài chính, rất có thể Hoa Kỳ sẽ áp đặt một số hình thức trả đũa đối với Việt Nam,” bà Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á có trụ sở tại Singapore, nhận định.
Các công ty Mỹ nhập khẩu khoảng 65 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020, so với 66,6 tỷ USD của cả năm 2019. Thuế quan có thể đánh vào hàng may mặc và giày dép cùng với đồ gỗ, hàng điện tử và hàng gia dụng.
“Sẽ có những hậu quả kinh tế,” bà Elms nói trong một sự kiện trực tuyến hôm 18/12 do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.
Vốn là cựu thù trong Chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960 và đầu những năm 1970, Việt Nam và Mỹ đã có quan hệ nồng ấm hơn đáng kể trong những năm gần đây. Washington xem Hà Nội là đối tác kinh tế và an ninh chiến lược ở Đông Nam Á để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, kể cả dưới thời chính quyền Trump, nhưng thuế quan sẽ khiến mối quan hệ gặp bước lùi.
Đánh thuế hàng nhập khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra vấn đề thương mại phức tạp khác cho Tổng thống đắc cử Joe Biden khi ông lên nắm quyền và có thể châm ngòi cho Việt Nam áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ.
Ông Trump đã đưa ra các hạn chế kinh tế mới đối với Trung Quốc trong những tuần qua, bao gồm đưa hãng sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC và hãng sản xuất máy bay không người lái SZ DJI Technology vào danh sách đen hôm 18/12.
Một phát ngôn nhân của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden đã không trả lời các câu hỏi về cuộc điều tra nhằm vào Việt Nam hoặc các phát hiện của Bộ Tài chính. Phát ngôn viên của USTR cũng không trả lời.
Báo cáo tiền tệ bị trì hoãn lâu nay của Bộ Tài chính, được công bố vào ngày 16/12, đã kết luận rằng Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, đã vượt quá cả ba ngưỡng về thao túng tiền tệ trong năm kết thúc vào ngày 30/6.
Cả hai quốc gia đều có những can thiệp vào thị trường ngoại hối và thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thặng dư thương mại hơn 20 tỷ đô la với Mỹ.
Việc xác định này của Bộ Tài chính tiếp thêm sức cho cuộc điều tra theo Mục 301 của USTR về ‘các hành vi, chính sách và tập quán của Việt Nam mà có thể góp phần vào việc định giá thấp đồng tiền’, gây tổn hại cho thương mại của Mỹ. USTR sẽ có các phiên điều trần công khai từ ngày 28-29/12 tới đây và cuộc điều trần thứ hai về liệu các nhà sản xuất Việt Nam có sử dụng gỗ khai thác bất hợp pháp hay không.
Ba nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết USTR sẽ không cắt ngắn thời gian lấy ý kiến công chúng vốn sẽ kết thúc vào ngày 7/1. Điều này cho TT Trump khoảng hai tuần lễ để hành động theo bất kỳ khuyến nghị về thuế quan nhằm vào Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1. Thuế quan có thể bắt đầu được thu trong những tuần đầu tiên của ông Biden ở Nhà Trắng.
“Chính quyền này rõ ràng muốn đánh tín hiệu rằng Việt Nam cần phải được chỉnh đốn do chính sách tiền tệ của mình,” ông Matthew Goodman, cựu quan chức Bộ Tài chính và là chuyên gia kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định.
Thông điệp là Mỹ sẽ không dung thứ việc Việt Nam định giá đồng tiền của họ thấp giả tạo để hỗ trợ phát triển giống như cách mà Trung Quốc phá giá đồng tiền của họ trong nhiều thập kỷ, Goodman nói và cho biết ông xem thặng dư tài khoản vãng lai cao của Việt Nam là hiện tượng nhất thời.
USTR cũng đã sử dụng một cuộc điều tra tương tự theo Mục 301 để biện minh cho mức thuế lên tới 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại kéo dài 2,5 năm qua của ông Trump với Bắc Kinh.
Không rõ liệu thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam có đến mức đó không hay là gần với mức thuế từ 6,2% đến 10% mà Bộ Thương mại Mỹ áp lên lốp xe Việt Nam hồi tháng 11 theo quy tắc tiền tệ mới.
Các nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam vi phạm ngưỡng thặng dư tài khoản vãng lai của Bộ Tài chính một phần là kết quả của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc của chính quyền Trump, vốn đã khiến các công ty đổ xô đầu tư vào Việt Nam để tìm cách tránh thuế quan và xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.
Các nhà điều hành doanh nghiệp có liên quan của Mỹ đã liên hệ với Quốc hội. “Chỉ vì tin đồn về thêm một khoản đánh thuế lớn nữa vào các công ty Mỹ đã tạo ra một sự hoảng loạn đến mức các văn phòng quốc hội đã nhận được cuộc gọi hoảng loạn từ các doanh nghiệp ở địa phương mà họ đại diện,” một phụ tá quốc hội nói với Reuters.
Trong các bình luận gửi cho cuộc điều tra tiền tệ của USTR, Hiệp hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ cho biết Việt Nam ‘thậm chí còn trở nên quan trọng hơn do các công ty Mỹ đã thực hiện các chiến lược đầu tư đa dạng để rời Trung Quốc. Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng.’
Covid: Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tiêm vaccine trực tiếp trên TV
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã tiêm liều vaccine Pfizer Covid-19 đầu tiên, nói rằng ông làm như vậy để cho người Mỹ thấy rằng vaccine này ‘an toàn để tiêm’.
Ông Biden nằm trong số nhóm ngày càng đông các lãnh đạo chính trị tiêm vaccine Covid-19, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Hôm Chủ Nhật, Mỹ bắt đầu phân phối vaccine thứ hai Moderna, được phê duyệt vào tuần trước.
Hơn 500.000 người Mỹ được cho là đã được chủng ngừa.
Covid: Sau nhiều tháng yên ổn, Thái Lan lại có ổ dịch mới
Nghệ sĩ gốc Việt ở Ba Lan tử vong vì Covid-19
“Tôi làm điều này để chứng minh rằng mọi người nên sẵn sàng tiêm ngay khi có vaccine,” ông Biden nói từ Newark, Delaware, nơi việc ông tiêm vaccine được phát trực tiếp trên TV. “Không có gì phải lo lắng.”
Ông nói rằng chính quyền Trump “xứng đáng được ghi nhận” vì đã khởi động chương trình vaccine của đất nước.
Tổng thống đắc cử Joe Biden cho hay rằng bà Jill Biden, vợ ông, đã tiêm liều đầu tiên trong ngày. Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris và chồng bà, ông Doug Emhoff, dự kiến sẽ tiêm vào tuần tới.
Nhóm của ông Biden đã đặt mục tiêu 100 triệu ca tiêm chủng Covid-19 ở Mỹ trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền ở Nhà Trắng.
Trong đợt đại dịch, Mỹ đã ghi nhận hơn 18 triệu ca mắc và 319.000 ca tử vong.
Tổng thống Donald Trump, người đã phải nằm viện vì nhiễm virus corona hồi tháng Mười, chưa cho biết khi nào ông có ý định chủng ngừa.
Tổng thống Trump hiện là một trong những quan chức dân cử hàng đầu của Mỹ vẫn chưa tiêm mũi nào trong liều tiêm gồm 2 mũi.
Ông Trump viết trong một tweet ngày 13/12: “Tôi không có kế hoạch tiêm vaccine, nhưng mong được làm như vậy vào thời điểm thích hợp.”
Một số cố vấn của ông đã bảo vệ sự chậm trễ này, nói rằng ông Trump vẫn được bảo vệ bởi các phương pháp điều trị virus mà ông nhận được từ nhiễm bệnh.
Ai được chủng ngừa trước?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm Chủ nhật đã công bố một bộ hướng dẫn mới cho những nhóm người Mỹ tiếp theo đủ điều kiện tiêm chủng.
Giai đoạn 1A: Cho đến nay đã có 21 triệu nhân viên y tế và ba triệu người Mỹ cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn được tiêm vaccine. Việc tiêm chủng cho nhóm này đã bắt đầu vào tuần trước.
Giai đoạn 1B: Người Mỹ từ 75 tuổi trở lên, cùng những lao động tuyến đầu sẽ là những người tiếp theo. Danh mục rộng này bao gồm khoảng 30 triệu lao động “làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu cho sự vận hành của xã hội” với nguy cơ phơi nhiễm cao. Nhân viên phản ứng nhanh, nhân viên vận chuyển tù nhân, nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ và những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, giao thông công
cộng, cửa hàng tạp hóa, sản xuất, thực phẩm và nông nghiệp sẽ đủ điều kiện nằm trong nhóm này. Giai đoạn này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Giêng.
Giai đoạn 1C: Người Mỹ từ 65 tuổi trở lên, những người có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19 và những lao động thiết yếu không phải ở tuyến đầu khác. Danh mục này ước tính bao gồm 129 triệu người.
Chụp lại video,
Việt Nam có mua vaccine Nga, Trung Quốc không?
Việc triển khai vaccine cho đến nay như thế nào?
Theo CDC, khoảng ba triệu liều vaccine Pfizer đã được vận chuyển và hơn 500.000 người Mỹ đã được chủng ngừa cho đến nay. Và vào Chủ nhật, việc phân phối vaccine Moderna cũng đã bắt đầu tại Mỹ, với khoảng sáu triệu liều vaccine có sẵn để giao hàng ngay lập tức.
Tướng quân đội phụ trách phân phối vaccine Covid ở Mỹ hôm thứ Bảy đã xin lỗi về “thông tin sai lệch” với một số bang về số liều sẽ được cung cấp trong giai đoạn phân phối ban đầu. Hơn một chục bang đã bày tỏ lo ngại về việc cắt giảm con số dự kiến.
Hôm thứ Sáu, hơn 100 bác sĩ tại Trung tâm Y tế Stanford đã phản đối kế hoạch phân phối vaccine của trường đại học. Họ nói rằng chỉ có bảy trong số hơn 1.300 cư dân – những sinh viên mới tốt nghiệp trường y khoa – được chọn để nhận vaccine trong đợt đầu tiên gồm 5.000 liều. Theo những người biểu tình, các quản lý bệnh viện và bác sĩ làm việc tại nhà được ưu tiên hơn những người làm việc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19.
Các quan chức Stanford sau đó đã xin lỗi, nói rằng trường đại học đang làm việc “để giải quyết những sai sót trong kế hoạch của chúng tôi”.
Luật sư Rudy Giuliani: Hãy để chúng tôi kiểm tra máy bỏ phiếu và sẽ chứng minh Trump thắng
Bình luậnNguyễn Minh
Luật sư Rudy Giuliani kêu gọi các hạt ở những bang quan trọng cho phép nhóm của ông kiểm tra máy bỏ phiếu để chứng minh rằng Tổng thống Trump đã chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020.
Tại Hạt Maricopa của Arizona, Hội đồng Giám sát đã bỏ phiếu bác bỏ trát hầu tòa yêu cầu kiểm tra máy bỏ phiếu, vào thứ Sáu ngày 18/12. Luật sư Giuliani đề nghị rằng, nhóm của ông “được lệnh kiểm tra tất cả các máy [bỏ phiếu]… Tại sao bạn không muốn mọi người kiểm tra máy bỏ phiếu? Máy bỏ phiếu không phải là máy cá nhân”.
“Chúng không chứa thông tin y tế. Chúng không chứa thông tin bất hợp pháp. Chúng tôi không biết bạn bỏ phiếu cho ai. Đó là thông tin công khai; [nó] thậm chí không thuộc về bạn. Lý do duy nhất khiến bạn phản đối việc chúng tôi kiểm tra những chiếc máy đó là vì bạn biết mình đã làm điều gì đó không đúng”, luật sư Giuliani nói với người dẫn chương trình Steve Bannon của War Room.
Cựu Thị trưởng thành phố New York gợi ý rằng, việc không cho kiểm tra máy bỏ phiếu là một dấu hiệu cho thấy các quan chức đang cố gắng che giấu hành vi sai trái.
Ông nói: “Nếu những chiếc máy đó thẳng như một mũi tên, họ đã mang chúng ra [kiểm tra] một tháng trước. Mọi người có ngốc không? Họ không nhận ra khi ai đó chống lại trát hầu tòa về việc kiểm tra máy bỏ phiếu và chúng tôi tuyên bố gian lận và họ tuyên bố không gian lận, người muốn làm rõ điều đó là người [làm] đúng”.
Vào thứ Sáu, Hội đồng đã bỏ phiếu không tuân theo trát hầu tòa của Thượng viện bang Arizona về việc kiểm tra các máy bỏ phiếu, thay vào đó chọn nộp đơn kiện. Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Eddie Farnsworth, một thành viên Đảng Cộng hòa, đã ban hành trát hầu tòa yêu cầu kiểm tra các máy bỏ phiếu của Hệ thống bỏ phiếu Dominion trong hạt, với thời hạn là 5 giờ chiều thứ Sáu ngày 18/12.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng giám sát của hạt Maricopa, Clint Hickman, nói rằng trát hầu tòa về việc kiểm tra máy móc và phiếu bầu là một “cú tát vào mặt”. Trong khi sđó, giám sát viên Steve Gallardo và ông Eddie Farnsworth biết rõ một cuộc kiểm tra như vậy sẽ tiết lộ thông tin cá nhân của cử tri.
The Epoch Times đã gửi yêu cầu bình luận đến người phát ngôn của Hội đồng và 5 thành viên trong Hội đồng nhưng chưa nhận được phản hồi.
Chủ tịch Thượng viện Đảng Cộng hòa Karen Fann đã ủng hộ trát hầu tòa của ông Farnsworth yêu cầu kiểm tra máy bỏ phiếu và một số lá phiếu nhất định.
Ông Fann cho biết trong một tuyên bố với Washington Examiner rằng, một trát hầu tòa yêu cầu kiểm tra các lá phiếu được quét qua máy, nhằm có được hình ảnh lá phiếu điện tử được tính trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 ở Hạt Maricopa, tiểu bang Arizona. Trát đòi hầu tòa thứ hai yêu cầu kiểm tra pháp y về kĩ thuật đối với toàn bộ máy móc, thiết bị kiểm đếm phiếu bầu, phần mềm cho thiết bị đó và hệ thống quản lý bầu cử được sử dụng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020.
Hạt Maricopa sử dụng Hệ thống bỏ phiếu của công ty Dominion. Công ty này đang được chú ý trong những tuần gần đây. Dominion đã nhiều lần phủ nhận việc máy bỏ phiếu của họ có thể chuyển phiếu bầu từ ứng cử viên này sang ứng cử viên khác. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Dominion là ông John Poulos, cho biết, hệ thống bỏ phiếu của công ty đã được Ủy ban hỗ trợ bầu cử liên bang phê duyệt và cho biết công ty không có quan hệ với chính phủ nước ngoài.
“Không ai đưa ra bằng chứng đáng tin cậy về gian lận phiếu bầu hoặc chuyển đổi phiếu bầu trên hệ thống Dominion bởi vì những điều này đã không xảy ra”, ông Poulos nói trong một cuộc điều trần với các nhà lập pháp bang Michigan vào thứ Ba tuần trước. Tại phiên điều trần, vị giám đốc này cũng cho biết, cả ông và nhân viên của công ty đã phải đối mặt với những lời đe dọa đến tính mạng do xuất hiện cáo buộc gian lận được thiện thông qua máy bỏ phiếu Dominion.
Luật sư Giuliani đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, các quan chức cần cung cấp những máy bỏ phiếu hiện có ở Arizona để “chúng tôi có thể tiến hành [kiểm tra] một cách công khai”.
“Bạn có thể đặt máy ở đó, đảm bảo rằng chúng tôi không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho máy. Hãy cho chúng tôi 8 tiếng. Hãy thực hiện điều này ở Georgia, ở Arizona, ở Michigan và ở Pennsylvania”.
Ông đề xuất rằng, các máy cần phải được kiểm tra để đảm bảo tính minh bạch trong cuộc bầu cử. Ông nói:
“Hãy để chúng tôi kiểm tra máy móc, hãy để chúng tôi kiểm tra chúng. Chúng tôi sẽ kiểm tra chúng [công khai] trên truyền hình nếu bạn muốn. Phải cần khoảng 8 tiếng để kiểm tra 22 máy. Vì vậy, chúng tôi dành thời gian từng ngày ở các nơi”.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Đi tìm nguồn gốc ‘virus Vũ Hán’
John Sudworth
Một khoa học gia Trung Quốc, người nằm ở tâm điểm những cáo buộc không có căn cứ rằng virus corona đã bị rò rỉ ra từ phòng thí nghiệm của bà tại thành phố Vũ Hán, nói với BBC rằng bà sẵn sàng chào đón “bất kỳ kiểu tới thăm nào” nhằm bác bỏ tin này.
Tuyên bố gây ngạc nhiên của Giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) được đưa ra vào lúc nhóm các khoa học gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chuẩn bị tới Vũ Hán vào tháng sau để bắt đầu điều tra nguồn gốc phát sinh Covid-19.
Huyện Thông Quan (Tongguan) hẻo lánh thuộc tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc là nơi rất khó đến, nhưng gần đây, khi nhóm phóng viên BBC tìm mọi cách để tới nơi, thì đó đã trở thành nhiệm vụ bất khả thi.
Các nhân viên cảnh sát mặc thường phục và các kiểu viên chức khác đi trên những chiếc xe hơi không mang dấu hiệu đặc biệt nào đã đeo bám chúng tôi trong nhiều dặm đường trên suốt con đường hẹp, xóc nảy người. Họ dừng khi chúng tôi dừng, đi khi chúng tôi đi, và quay trở lại khi chúng tôi buộc phải quay xe trở lại.
Chúng tôi vấp phải những trở ngại trên đường đi. Chẳng hạn như có trên đường bỗng có chiếc xe tải “bị hỏng” nằm chắn ngang, mà theo người dân thì nó chỉ xuất hiện có vài phút trước khi chúng tôi tới nơi.
Khi chúng tôi tới những chốt kiểm soát, những người đàn ông không rõ danh tính nói với chúng tôi rằng họ có nhiệm vụ không để chúng tôi đi qua.
Thoạt trông, toàn bộ những điều này có vẻ như một nỗ lực không đáng, khi mà chúng tôi chỉ định tới một nơi từng là mỏ đồng đã bị bỏ hoang không mấy ai để ý.
Ở nơi này, hồi năm 2012 có sáu công nhân mắc phải một căn bệnh bí hiểm, và cuối cùng ba trong số họ đã tử vong.
Nhưng bi kịch đó, những cái chết của họ, lẽ ra đã bị lãng quên thì nay lại mang một ý nghĩa mới cho đại dịch Covid-19.
Ba công nhân tử vong nay nằm ở tâm điểm một cuộc tranh cãi khoa học nảy lửa về nguồn gốc của loại virus đang gây bệnh và về câu hỏi liệu virus gây ra Covid-19 phát sinh từ tự nhiên hay từ một phòng nghiên cứu khoa học.
Các nỗ lực của nhà chức trách Trung Quốc trong việc chặn chúng tôi tới khu mỏ này là một dấu hiệu cho thấy họ đã quyết liệt tới đâu trong việc muốn kiểm soát câu chuyện.
Trong suốt hơn một thập niên, những đồi núi trập trùng phủ đầy cây rừng ở Vân Nam và những hệ thống hang động ở đó đã là tâm điểm của một cuộc nghiên cứu thực địa khoa học khổng lồ. Nghiên cứu này do Giáo sư Thạch Chính Lệ từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) dẫn đầu.
Giáo sư Thạch đã giành được uy tín quốc tế từ việc bà phát hiện ra bệnh dịch Sars vốn đã cướp đi sinh mạng hơn 700 người hồi 2013, do một loại virus có lẽ là khởi phát từ một loại dơi ở hang động Vân Nam, gây ra.
Kể từ đó, Giáo sư Thạch – được gọi là “nữ nhân dơi Trung Quốc” – trở thành người tiên phong trong dự án chuyên dự đoán và phòng ngừa những trận bùng phát tương tự như thế.
Bằng việc bẫy bắt dơi, lấy mẫu phân dơi và đưa các mẫu phẩm về phòng thí nghiệm tại Vũ Hán nằm cách xa 1.600km, nhóm nghiên cứu đứng đằng sau dự án đã xác định được hàng trăm loại virus corona mới từ dơi.
Nhưng thực tế là Vũ Hán nay là nơi đặt cơ sở nghiên cứu virus corona hàng đầu thế giới, cũng là thành phố đầu tiên bị một loại virus mới, gây chết người, tàn phá và rồi bùng phát thành đại dịch, đã làm dấy lên những nghi ngờ về việc hai vấn đề này có liên quan tới nhau.
Chính phủ Trung Quốc, WIV và Giáo sư Thạch đều giận dữ bác bỏ cáo buộc cho rằng có sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tuy nhiên, với việc các khoa học gia do WHO chỉ định lên kế hoạch tới Vũ Hán vào tháng Giêng này để điều tra nguồn gốc của đại dịch, Giáo sư Thạch, người đã trả lời một vài cuộc phỏng vấn kể từ khi đại dịch bắt đầu, nay hồi đáp một số các câu hỏi của BBC qua email.
“Tôi đã trao đổi với các chuyên gia của WHO hai lần,” bà trả lời trước câu hỏi liệu cuộc điều tra có giúp bác tin nói rằng có sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm và chấm dứt những lời đồn đoán hay không.
“Tôi đã bày tỏ một cách rõ ràng và trên quan điểm cá nhân rằng tôi hoan nghênh việc họ tới thăm WIV,” bà nói.
Khi nhận được tiếp câu hỏi là liệu việc đó có bao gồm cả một cuộc điều tra chính thức, với quyền tiếp cận dữ liệu thí nghiệm và các hồ sơ lưu trữ của WIV hay không, Giáo sư Thạch nói: “Cá nhân tôi hoan nghênh bất kỳ hình thức tới thăm nào dựa trên cơ sở đối thoại cởi mở, minh bạch, tin cậy, tin tưởng lẫn nhau và hợp lý. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể sẽ không phải do tôi quyết định.”
Sau đó, BBC nhận được một cuộc gọi từ bộ phận báo chí của WIV, nói rằng Giáo sư Thạch đã phát biểu trên tư cách cá nhân và những câu trả lời của bà chưa được WIV phê chuẩn.
BBC từ chối yêu cầu của bộ phận báo chí WIV, theo đó đòi BBC gửi cho họ bản sao bài báo này trước khi đăng.
Nhiều khoa học gia tin rằng cho tới nay, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là Sars-Cov-2, loại virus gây nên bệnh Covid-19, đã nhảy theo cách tự nhiên từ dơi sang người, có thể là thông qua một vật chủ trung gian. Và bất chấp lời mời từ Giáo sư Thạch, vào lúc này có vẻ như sẽ không có mấy cơ hội để cuộc điều tra của WHO có thể xem xét, nghiên cứu bằng chứng nhằm lý giải giả thuyết có sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm.
Các điều khoản nhắc tới cuộc điều tra của WHO không đề cập tới giả thuyết này và một số thành viên trong số 10 người của nhóm điều tra WHO đã bác bỏ khả năng này.
Peter Daszak, nhà động vật học người Anh, đã được chọn tham dự nhóm điều tra, do ông có vai trò dẫn đầu trong một dự án quốc tế trị giá nhiều triệu đôla nghiên cứu về các mẫu virus trong tự nhiên.
Dự án này phối hợp chặt chẽ với Giáo sư Thạch Chính Lệ trong hoạt động thu thập hàng loạt các mẫu phẩm từ dơi ở Trung Quốc của bà, và Tiến sĩ Daszak từng gọi thuyết rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là “thuyết âm mưu” và “hoàn toàn vớ vẩn”.
“Tôi vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có sự rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm trong đợt bùng phát này,” ông nói. “Tôi đã nhìn thấy những bằng chứng thuyết phục rằng có những hiện tượng phát sinh trong tự nhiên là bắt nguồn từ sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của thế giới sinh vật trong tự nhiên, điều rõ ràng đang xảy ra ở vùng đông nam Á.”
Khi được hỏi về việc xin tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán để bác bỏ thuyết virus rò rỉ, ông nói: “Công việc của tôi không phải là làm chuyện đó.”
“WHO đã đàm phán về các điều kiện tham khảo, và họ nói chúng tôi sẽ đi theo các bằng chứng, và đó là điều chúng tôi phải làm,” ông nói thêm.
Một trọng tâm được chú ý tới trong cuộc điều tra sẽ là khu chợ ở Vũ Hán, nơi được biết là chuyên buôn bán động vật hoang dã và được cho là có liên hệ tới những vụ ốm bệnh được phát hiện đầu tiên, tuy giới chức Trung Quốc có vẻ như đã loại bỏ nguyên nhân chợ này là nguồn phát sinh virus.
Tiến sĩ Daszak nói rằng nhóm WHO sẽ “xem xét các cụm phát sinh dịch bệnh, các mối liên hệ tiếp xúc, xem xét những nơi đầu mối cung cấp động vật cho khu chợ này, xem xét vào những nơi sẽ đem lại manh mối cho chúng ta”.
Cái chết của ba công nhân ở Thông Quan sau khi họ vào khu hầm mỏ đầy dơi đã làm dấy lên những nghi ngờ rằng họ bị nhiễm virus corona từ dơi.
Đây chính xác là kiểu nhiễm bệnh từ động vật sang người vốn đã hiện vốn khiến WIV phải thu thập mẫu phẩm và xét nghiệm dơi tại Vân Nam.
Do vậy, không ngạc nhiên gì khi những cái chết đó khiến các khoa học gia WIV bắt đầu sốt sắng lấy mẫu phẩm từ dơi tại khu hầm mỏ Thông Quan và có nhiều chuyến đi tới nơi trong thời gian 3 năm tiếp theo; họ đã phát hiện ra 293 loại virus corona khác nhau.
Nhưng trừ một bài viết ngắn ra thì hầu như không có mấy thông tin được công bố về các loại virus mà họ đã thu thập được qua những chuyến đi này.
Hồi tháng Giêng năm nay, Giáo sư Thạch Chính Lệ trở thành một trong những người đầu tiên trên thế giới xác định được mẫu hình kết cấu Sars-Cov-2, loại virus lây lan nhanh chóng trên đường phố và chui vào từng ngôi nhà trong thành phố của bà.
Sau đó, bà đã so sánh loạt dài các ký tự biểu tượng cho mã gene riêng của virus này với thư viện lưu trữ phong phú các loại virus khác đã được thu thập qua nhiều năm.
Và bà phát hiện ra rằng cơ sở dữ liệu của bà có những thông tin về những họ hàng gần gũi nhất, đã được biết đến, của Sars-Cov-2.
RaTG13 là một loại virus, được đặt tên theo tên loài dơi mà nó được phát hiện ra (Rhinolophus affinis, Ra), nơi nó được tìm thấy (Thông Quan/Tongguan, TG), và năm được xác định, 2013.
Bảy năm sau khi nó được phát hiện ra ở khu hầm mỏ đó, RaTG13 bắt đầu trở thành một trong những những chủ đề khoa học gây tranh cãi nảy lửa nhất trong thời đại chúng ta.
Đã có rất nhiều các trường hợp được ghi nhận chi tiết về việc virus bị rò rỉ từ các phòng thí nghiệm, chẳng hạn như virus Sars đã bị rò rỉ hai lần từ Viện Virus học Quốc gia tại Bắc Kinh hồi 2014, rất lâu sau khi tình trạng bùng phát bệnh dịch đã được kiểm soát.
Việc làm thay đổi gene của virus cũng không phải là chuyện mới, bởi điều này cho phép các khoa học gia biến chúng thành những loại virus dễ lây nhiễm hơn hoặc dễ gây chết người hơn, qua đó họ có thể đánh giá được mối đe dọa và phát triển được các cách thức chữa trị hoặc vaccine phòng ngừa.
Từ lúc cô lập và xác định được cấu trúc hình thành của Sars-Cov-2, các khoa học gia đã kinh ngạc về khả năng đáng nể của nó trong việc lây nhiễm lên người.
Việc nó đạt được khả năng đó – rất có thể là do nó đã được làm thay đổi gene trong môi trường phòng thí nghiệm – được coi là rất nghiêm trọng, tới mức khiến cho một nhóm các khoa học gia quốc tế có uy tín tập trung trung chú ý.
Trong bài nghiên cứu xác định hoặc bác bỏ khả năng virus rò rỉ, thoát ra từ phong thí nghiệm, RaTG13 đóng một vai trò rất quan trọng.
Được đăng hồi tháng Ba trên tạp chí y khoa Nature Medicine, bài viết này nói rằng nếu như có sự rò rỉ thì Giáo sư Thạch Chính Lệ hẳn đã phải tìm thấy trong cơ sở dữ liệu của mình một loại virus gần giống với virus bị cho là thoát ra từ phòng thí nghiệm hơn nhiều so với RaTG13.
Trong lúc RaTG13 là loại virus được cho được biết là gần giống nhất – với mức tương tự 96,2% – thì nó cũng vẫn quá khác để bị thay đổi làm biến đổi gene và biến chuyển thành Sar-Cov-2.
Sars-Cov-2, các tác giả kết luận, nhiều khả năng là đã đạt được mức lây lan đặc biệt thông qua một tiến trình dài không bị phát hiện, khi nó lây lan trên người hoặc động vật theo cách tự nhiên, dưới dạng là một loại virus ít độc tính hơn, và rốt cuộc nó đã tiến hóa để trở thành loại virus nặng độc tính, nghiêm trọng chết người mà lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán vào năm 2019.
Tuy nhiên, một số khoa học gia bắt đầu băn khoăn đặt câu hỏi, vậy những nguồn lây nhiễm tự nhiên lúc ban đầu này xuất xứ từ đâu?
Tiến sĩ Daniel Lucy là bác sĩ và giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Georgetown ở Washington DC và là một gương mặt kỳ cựu, từng trải qua nhiều đại dịch – Sars tại Trung Quốc, Ebola tại Châu Phi, Zika tại Brazil.
Ông tin chắc rằng Trung Quốc đã tiến hành tìm kiếm cẩn thận các bằng chứng về những loại virus sơ khởi, ít độc tính đó trong các mẫu phẩm lấy từ người và được lưu trữ tại các bệnh viện, và mẫu phẩm từ động vật.
“Họ có năng lực, họ có nguồn lực và họ có động cơ, cho nên tất nhiên là họ đã nghiên cứu trên động vật và trên người,” ông nói.
Tìm được nguồn gốc của một trận bùng phát là điều then chốt, ông nói, không chỉ để có được sự hiểu biết khoa học sâu sắc hơn mà còn để ngăn chặn việc sẽ có những trận bùng phát tương tự trong tương lai.
“Chúng ta cần phải tìm kiếm cho tới khi tìm thấy. Tôi nghĩ rằng đó là điều có thể tìm ra được, và tôi nghĩ rằng rất có thể nó đã được tìm thấy,” ông nói. “Nhưng nếu vậy thì lại có câu hỏi phát sinh, là vậy tại sao kết quả tìm được vẫn chưa được tiết lộ?”
Tiến sĩ Lucy vẫn tin rằng Sars-Cov-2 nhiều khả năng là có nguồn gốc trong tự nhiên, nhưng ông không muốn bác bỏ ngay những giả thuyết khác.
“Chúng ta đã trải qua 12, 13 tháng kể từ khi lần đầu tiên phát hiện ra trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 và chúng ta vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc động vật gây bệnh,” ông nói. “Với tôi, đó càng là lý do để cần thiết để tiến hành điều tra tìm hiểu các cách lý giải khác.”
Có thể là một phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã có một loại virus mà họ đang nghiên cứu, có bộ gene gần gũi với Sars-Cov-2, và liệu họ có nói cho chúng ta biết nếu như họ có hay không? “Không phải là điều gì làm được cũng đều được đem ra công bố,” Tiến sĩ Lucy nói.
Đó là điều tôi đem ra hỏi Peter Daszak, thành viên của nhóm khoa học gia WHO đi điều tra nghiên cứu nguồn gốc virus.
“Quý vị biết đấy, tôi đã làm việc với WIV trong thời gian chừng hơn một thập niên rồi,” ông nói. “Tôi biết một số người ở đó khá rõ, tôi đã tới thăm các phòng thí nghiệm của họ thường xuyên. Tôi đã gặp và đã tối với họ trong 15 năm qua.
“Tôi làm việc tại Trung Quốc với tinh thần cởi mở, và tôi cố gắng nhớ lại bất kỳ một dấu hiệu nhỏ nhoi nào, bất kỳ điều gì có thể liên quan. Và tôi chưa từng bao giờ chứng kiến chuyện đó.”
Khi được hỏi liệu sự hữu hảo và mối quan hệ tài trợ với WIV có tạo ra xung đột lợi ích với vai trò của ông trong cuộc điều tra này không, ông nói: “Chúng tôi đệ trình tài liệu của mình, các chứng cứ thu thập được đều được đưa ra để tất cả mọi người có thể xem.”
Và sự hợp tác của ông với WIV, ông nói, “khiến tôi trở thành một trong những người trên hành tinh này biết nhiều nhất về nguồn gốc của những những loại virus corona phát sinh từ dơi tại Trung Quốc”.
Trung Quốc có thể đã chỉ cung cấp những dữ liệu hạn chế về cuộc truy lùng của họ đối với nguồn gốc Sars-cov-2, nhưng đã bắt đầu tuyên truyền cho một giả thuyết riêng của mình.
Dựa vào một số ít các nghiên cứu chưa đưa ra kết luận do các khoa học gia tại châu Âu thực hiện, theo đó cho rằng Covid-19 có thể đã lây lan từ trước thời điểm mà chúng ta tưởng, hoạt động tuyên truyền của nhà nước đưa ra nhiều những các câu chuyện nói rằng virus không hề khởi nguồn từ Trung Quốc.
Khi chưa có đủ dữ liệu để chứng minh rõ ràng thì những đồn thổi sẽ tiếp tục loang ra đủ, mà hết đều tập trung vào RaTG13 và nguồn gốc của nó ở khu mỏ Thông Quan.
Những tài liệu nghiên cứu học thuật cũ từng đăng trực tuyến đã được đào xới, với nội dụng có vẻ như khác với những tuyên bố của WIV về các công nhân mỏ bị ốm bệnh, trong đó có một luận văn của sinh viên Đại học Bệnh viện Côn Minh.
“Tôi vừa mới tải xuống bản luận văn thạc sĩ của sinh viên Đại học Bệnh viện Côn Minh và đọc nó,” Giáo sư Thạch nói với BBC.
“Các nội dung diễn giải không hợp lý,” bà nói. “Kết luận đưa ra không dựa trên chứng cứ và cũng chẳng có tính logic. Nhưng nó đã được những người theo thuyết âm mưu dùng để chĩa mũi nghi ngờ vào tôi. Nếu quý vị là tôi quý vị sẽ làm gì?”
Giáo sư Thạch cũng đã đối diện với các câu hỏi về việc tại sao cơ sở dữ liệu trực tuyến về virus của Viện Virus học Vũ Hán lại đột nhiên bị gỡ xuống.
Bà nói với BBC rằng trang web của WIV và email làm việc cũng như email cá nhân của các nhân viên của Viện đã bị tấn công, và cơ sở dữ liệu được gỡ xuống vì lý do an ninh.
“Toàn bộ các kết quả nghiên cứu của chúng tôi được công bố trên các tạp chí tiếng Anh dưới dạng bài viết,” bà nói. “Mẫu kết cấu virus cũng được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu GenBank [do Hoa Kỳ quản lý], hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi không giấu giếm gì.”
Có những câu hỏi quan trọng được đặt ra tại vùng nông thôn Vân Nam, không chỉ bởi các nhà khoa học mà cả còn cả bởi các phóng viên nữa.
Sau một thập niên thu thập mẫu phẩm và tiến hành xét nghiệm đối với virus thu thập được từ dơi, nay chúng ta biết rằng loại virus tổ tiên gần gũi nhất với loại virus gây ra mối đe dọa chết người trong tương lai đã được phát hiện ra từ năm 2013, và mối đe dọa ‘tương lai’ này cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, đồng thời đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu.
Thế nhưng WIV, theo các thông tin đã công bố, thì không làm gì ngoại trừ việc xác định được mẫu kết cấu của nó và nhập tin này vào cơ sở dữ liệu.
“Nói rằng chúng tôi đã không làm đúng mức là hoàn toàn không chính xác,” Peter Daszaknói với BBC. “Nói rằng chúng tôi đã thất bại thì hoàn toàn không công bằng chút nào.”
Cả Tiến sĩ Daszak Giáo sư Thạch đều khăng khăng rằng việc nghiên cứu ngăn ngừa đại dịch là điều then chốt, cấp bách.
“Nghiên cứu của chúng tôi là để hướng về tương lai, và rất khó để những người không có chuyên môn trong lĩnh vực này hiểu được,” Giáo sư Thạch viết trong email.
“Khi đối diện với vô số những những sinh vật siêu nhỏ tồn tại trong tự nhiên, con người chúng ta trở nên rất bé nhỏ.”
WHO đang hứa hẹn sẽ tiến hành một cuộc điều tra trên “tinh thần cởi mở” đối với nguồn gốc của loại virus mới này. Nhưng chính phủ Trung Quốc không hào hứng với việc trả lời các câu hỏi, ít nhất là các câu hỏi của phóng viên.
Sau khi rời Thông Quan, nhóm phóng viên BBC đã tìm cách lái xe tới một hang động nằm về phía bắc, cách đó vài giờ, nơi giáo sư Thạch đã tiến hành cuộc nghiên cứu mang tính đột phá hồi gần một thập niên về trước.
Vẫn bị những xe hơi không mang dấu hiệu đặc biệt gì đeo bám, chúng tôi lại bị vướng phải một điểm tắc đường khác nữa, và được nói rằng không có cách nào để đi qua được.
Sau đó, chúng tôi phát hiện ra rằng giao thông địa phương đã được chuyển hướng để đi vào một con đường bẩn thỉu, lầy lội rất khó đi. nhưng khi chúng tôi tìm cách đi đường đó thì lại gặp một chiếc xe hơi “bị hỏng” nữa nằm chặn ngang đường.
Chúng tôi bị kẹt giữa đường một giờ đồng hồ, cuối cùng buộc phải quay trở lại sân bay.
Covid-19: Hơn 40 nước cấm người nhập cảnh từ Anh vì biến thể virus mới
Hơn 40 nước cấm người nhập cảnh từ Anh vì lo ngại về sự lây lan biến thể mới của virus corona.
Các chuyến bay từ Vương quốc Anh đang bị tạm dừng đến các nước trên thế giới bao gồm Tây Ban Nha, Ấn Độ và Hong Kong.
Pháp đóng cửa biên giới với Anh trong 48 giờ, đồng nghĩa là không có xe tải hay phà nào có thể rời cảng Dover.
Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đôi bên đều muốn giải quyết “những vấn đề này càng sớm càng tốt”.
Covid-19: Nhiều nước EU đóng cửa với Anh do biến thể virus mới
Covid: Chúng ta biết gì về biến thể virus corona mới?
Ông Boris Johnson nói trong một cuộc họp báo ở Downing Street: “Chúng tôi đã có một cuộc gọi rất tốt và đôi bên đều hiểu lập trường của nhau.”
Ông Johnson, người trước đó đã chủ trì cuộc họp của ủy ban khẩn cấp của chính phủ, nói thêm rằng: “Chúng tôi đang làm việc với các bằng hữu xuyên Đường hầm eo biển Anh để tháo gỡ khó khăn cho dòng chảy thương mại.”
Và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clément Beaune nói rằng họ sẽ thông báo vào thứ Ba các biện pháp sẽ được đưa ra “sau giai đoạn phòng ngừa khẩn cấp và khắc nghiệt này mà chúng tôi phải tiến hành”. Ông cho biết chúng sẽ có hiệu lực từ thứ Tư.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã họp trước đó tại Brussels để thảo luận về một phản ứng hợp tác, với việc các quan chức đề xuất yêu cầu việc xét nghiệm có thể được áp dụng đối với tất cả những người đến từ Anh Quốc.
Việc này được đưa ra khi Cơ quan điều hành Bắc Ireland họp vào tối thứ Hai để xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm đi lại giữa NI với Anh, Scotland và xứ Wales hay không.
Các quốc gia áp dụng lệnh cấm đối với người nhập cảnh từ Anh Quốc bao gồm Bỉ, Canada, Đức, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha, Romania, Nga và Thụy Sĩ.
Một số lệnh cấm đã có hiệu lực trong khi những lệnh khác sẽ bắt đầu vào thứ Ba.
Đường hầm Eurotunnel đến Pháp cũng bị tạm ngưng sử dụng và các chuyến tàu Eurostar đến Bỉ hiện không hoạt động.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của công ty Eurotunnel, John Keefe, nói rằng ông hy vọng việc đi lại từ Anh có thể khởi động vào thứ Tư hoặc thứ Năm.
Trong khi đó, Royal Mail nói họ đã tạm ngừng tất cả các dịch vụ thư từ đến châu Âu, ngoại trừ Cộng hòa Ireland, do “những hạn chế hiện có đối với việc di chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, phà và xe lửa từ Vương quốc Anh”.
Các số liệu mới nhất được công bố hôm thứ Hai chỉ ra có 33.364 người nữa ở Anh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Ngoài ra còn có thêm 215 trường hợp tử vong trong vòng 28 ngày sau khi xét nghiệm dương tính, nâng tổng số thương vong cả nước lên 67.616 người.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã cảnh báo rằng biến thể mới của virus – có thể lây lan cao hơn tới 70% – đang “vượt quá tầm kiểm soát”.
Biến thể mới đã lây lan nhanh chóng ở London và miền Đông nước Anh, nhưng các quan chức y tế nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus gây chết người nhiều hơn hoặc sẽ phản ứng khác với vaccine.
Lãnh đạo Đảng Lao động, Sir Keir Starmer, mô tả tình hình là “nguy cấp thực sự”, nói: “Tin tức trong 24 giờ qua đã gây lo ngại sâu sắc. Số ca nhiễm virus corona đã tăng gần gấp đôi trong tuần qua.
“Chúng ta không thể có thêm hy vọng quá hão huyền và sai lầm, những thông điệp lầm lẫn và việc ra quyết định chậm chạp. Chúng ta cần sự lãnh đạo mạnh mẽ, rõ ràng và quyết đoán.”
Bộ trưởng Thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon nói rằng chính phủ đã có kế hoạch đối phó với sự gián đoạn tại các cảng trong trường hợp Brexit không có được thỏa thuận và bây giờ nên kích hoạt các biện pháp.
Phân tích của Simon Jones, phóng viên BBC, tại cảng Dover
Ngày trôi qua, có vẻ như sự bất bình của một số người làm nghề vận tải đã tăng lên.
Nhiều người đã hụ còi – sau khi bị từ chối vào Cảng Dover. Một số người đã cầm các hồ sơ giấy tờ quơ trước các quan chức chặn họ lại.
Dù họ có bất kể giấy tờ nào thì thực tế là họ cũng không được phép rời khỏi Anh trong hôm nay.
Hành trình duy nhất mà họ được kêu thực hiện là quay lại xếp hàng đợi trong Chiến dịch Stack.
Điều đó có nghĩa là họ phải qua đêm tối nay và ngày mai trên xe của mình – trong khi tất cả mọi người đều muốn là được trở về nhà.
Đây là tình huống gây ức chế khi Giáng Sinh đang cận kề. Và nếu Pháp kiên quyết rằng tất cả các tài xế phải được xét nghiệm trước khi được phép qua đường hầm qua eo biển Măng-sơ, có khả năng một số người sẽ không thể trở về kịp trước ngày trọng đại.
Theo Cơ quan quản lý đường quốc lộ Anh, tuyến đường ven biển của cao tốc M20 đã bị đóng lại giữa Phân đoạn 7 và 12 và hướng đi London đã bị đóng ở Phân đoạn 9 và 8.
Theo đó, tất cả hàng hóa châu Âu vận chuyển đến Cảng Dover và các Ga Eurotunnel “sẽ không còn được tập kết trên đường M20 hướng về biển ở giữa các phân đoạn 8 và 12 và đang được điều hướng về sân bay Manston”.
Manston đã sẵn sàng đón nhận tới 4.000 xe tải.
Vào sáng thứ Hai, ông Shapps cho biết tình hình ở Kent “không quá bị gián đoạn”, nói rằng “hầu hết các phương tiện vận tải châu Âu và Pháp đang bị kẹt lại ở đây” và khoảng 20% trong tổng số 32.000 đơn vị hàng hóa được vận chuyển hôm nay bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế.
Ông Shapps nói với BBC Breakfast rằng nguồn cung cấp vaccine Covid-19 – từ Bỉ – sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đi lại này, vì chúng đến Anh qua các thùng chứa không có người kèm.
Vẫn có thể vận chuyển hàng hóa không có người kèm, chẳng hạn như container hoặc xe tải đầu kéo vẫn tiếp tục được chạy.
Covid-19 tại Anh: Bảng và chứng khoán sụt giảm
Covid: Sau nhiều tháng yên ổn, Thái Lan lại có ổ dịch mới
Iain Wright, giám đốc điều hành của Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống, nói với BBC Breakfast rằng “không cần thiết” khiến mọi người phải tích trữ hàng hóa do các hạn chế về biên giới.
Nhưng ông nói thêm rằng có “mối quan ngại” về nguồn cung cấp thực phẩm trong dài hạn, đặc biệt là sau Giáng Sinh.
Có khoảng 10.000 xe tải di chuyển giữa Dover và Calais mỗi ngày trong thời gian cao điểm như Giáng Sinh.
Nhưng Downing Street đã kêu gọi người dân “mua sắm bình thường” trước thềm Giáng Sinh, nói thêm rằng Anh Quốc có “chuỗi cung ứng đa dạng và linh hoạt” và phần lớn thực phẩm không nhập vào Anh qua Calais.
Trong các diễn biến chính khác:
Các siêu thị đã cố làm cho nỗi lo ngại về tình trạng thiếu lương thực tức thời sau các lệnh cấm ở biên giới của Pháp trở nên bớt nghiêm trọng, nhưng có cảnh báo về “sự gián đoạn nghiêm trọng” nếu phong tỏa kéo dài
Các cuộc đàm phán giữa Anh và EU để thống nhất một thỏa thuận thương mại hậu Brexit sẽ tiếp tục sau khi hai bên bỏ lỡ thời hạn cho các điều khoản do nghị viện châu Âu đặt ra
Chính phủ đã cam kết hoàn lại tiền vé xe lửa và xe khách mà người dân mua để du lịch Giáng sinh trong thời gian từ 23-27/12, sau khi các kế hoạch nghỉ lễ của hàng triệu người trên khắp Anh Quốc bị hạn chế nghiêm trọng hoặc bị hủy bỏ
Cổ phiếu tại London đã giảm mạnh và đồng bảng mất giá sau khi một số nước EU đóng cửa biên giới với Vương quốc Anh
EU nới lỏng lệnh phong tỏa Anh quốc vì virus Covid-19 biến thể
Lãnh đạo Liên minh châu Âu đã ra tay cứu giúp vương quốc Anh hôm thứ Ba sau khi nước này bị cô lập vì COVID-19, EU khuyến nghị các thành viên EU đừng vội đóng cửa biên giới để cho phép hàng hóa được vận chuyển trở lại và công dân Anh được trở về nhà Lễ Giáng sinh.
Phần lớn thế giới đã đóng cửa biên giới với Anh sau khi một dạng virus Covid-19 biến thể được phát hiện và lan nhanh khắp miền nam nước Anh, chặn đứng giao thương giữa nước Anh với phần còn lại của châu Âu và khiến các tài xế xe tải bị mắc kẹt.
Với hàng đoàn xe tải nối đuôi kéo dài đến tận chân trời ở Anh và các kệ hàng trống trải tại các siêu thị trong khi chỉ còn vài ngày nữa là đến Lễ Giáng sinh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cố gắng vận động Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển hàng hóa từ Anh.
Thủ tướng Johnson và các cố vấn của ông cho biết dạng biến thể của virus corona chủng mới có khả năng lan truyền cao hơn tới 70%, dạng Covid này đang nhanh chóng lây lan nhưng ít ra nó đã được xác định bởi vì các nhà khoa học Anh rất hiệu quả trong việc giám sát các bộ gen.
Trong ít nhất 24 giờ qua, Anh đã cố gắng để đạt thỏa thuận với Pháp hầu cho phép mở lại tuyến đường Dover-Calais.
Ủy ban châu Âu khuyến cáo không nên thực hiện những chuyến đi không thiết yếu qua lại nước Anh, nhưng nói rằng những người đang trên đường về nhà nên được phép du hành, miễn là họ phải qua kiểm tra Covid-19 hoặc bị cách ly trong 10 ngày.
Việc phát hiện ra chủng virus mới, chỉ vài tháng trước khi vắc-xin chống Covid được dự kiến sẽ phân phối rộng rãi, đã gieo một làn sóng hoang mang mới về đại dịch đã giết chết khoảng 1,7 triệu người trên thế giới và hơn 67.000 người, riêng ở Anh.
Điều đáng lo ngại chính là virus biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn một cách đáng kể so với virus Covid-19 ban đầu.
Cả vương quốc Anh đang trong tình trạng phong tỏa chống COVID-19, có hiệu lực chỉ 9 ngày trước khi Anh chính thức chia tay với EU sau giai đoạn chuyển tiếp. Diễn biến này được coi là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nước Anh thời hậu Thế chiến thứ hai.
Covid-19: Liên Âu sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào Chủ Nhật
Mai Vân
Sau khi được cơ quan dược phẩm châu Âu bật đèn xanh vào hôm qua, 21/12/2020, cho việc sử dung vac-xin của Pfizer&BioNTech trên toàn lãnh thổ Châu Âu, Ủy Ban Châu Âu cho biết là chiến dịch tiêm chủng sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật 27/12 một cách có phối hợp tại 27 quốc gia thành viên.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen xác nhận là tất cả các nước đều sẽ nhận được vac-xin như nhau.
Ủy Ban Châu Âu cho biết sẽ phối hợp với các nước thành viên và hãng BioNTech để cố gắng làm sao cho các liều đầu tiên được giao vào ngày 26/12, sau đó tiếp tục trong suốt tháng 12 và những tháng tới, để đạt mức 200 triệu liều đã phân phối vào tháng 9/2021.
Chính phủ Pháp tối qua thông báo muốn khởi động chiến dịch tiêm ngừa vào ngày cuối tuần, tương tự như Đức và Tây Ban Nha, trong khuôn khổ hành động phối hợp chung của châu Âu.
Phát ngôn viên phủ tổng thống Pháp Gabriel Attal và bộ trưởng y tế Olivier Veran xác nhận là những liều vac-xin đầu tiên sẽ được tiêm ngay ngay đầu tiên của chiến dịch chích ngừa có quy mô lớn chưa từng thấy. Những liều vac-xin đầu tiên sẽ được giao vào tuần này.
Trong một tin nhắn Twitter, thủ tướng Pháp nói thêm là chiến dịch tiêm chủng bắt đầu ở 27 nước Liên Âu trong những ngày 27, 28, và 29/12.
Pháp xuống gần đến ngưỡng 5000 ca lây nhiễm mỗi ngày
Theo cơ quan y tế Pháp, số lượng người mới bị nhiễm virus đã giảm vào hôm qua, 21/12, xuống còn 5.797 ca trong 24 tiếng đồng hồ. Đây là một kết quả đáng khích lệ so với Chủ Nhật khi vẫn còn đến 12.799 ca nhiễm mới và thứ Bảy là 17.565 ca.
Số người nằm viện tuy nhiên vẫn rất cao – 25.201 bệnh nhân – và số tử vong tại bệnh viện trong 24 tiếng đồng hồ cũng lên đến là 354 ca, đưa tổng số người chết tại Pháp từ đầu mùa dich lên 60.900 người.
Giới y tế Pháp đang lo ngại là những ngày lễ cuối nãm sẽ khiến số ca lây nhiễm bùng lên trở lại.
Covid-19 : Biến thể virus không làm bệnh nặng thêm hay ảnh hưởng đến vac-xin
Anh Vũ
Biến thể virus corona phát hiện ở Anh được cho là có đặc tính lây lan mạnh hơn chủng cũ. Nước Anh cũng như phần còn lại châu Âu hoang mang thực sự. Phát hiện mới quả thực đáng lo ngại, nhưng không có tác động gì đến hiệu quả của vac-xin, hay làm bệnh thêm nặng theo đánh giá của giới chuyên gia châu Âu.
Việc phát hiện biến thể mới của Covid-19 đã khiến cho một loạt các nước châu Âu từ hôm Chủ Nhật quyết định cách ly với nước Anh. Theo cố vấn khoa học của chính phủ Anh, Patrick Vallance, chủng virus mới lây lan nhanh hơn, dẫn đến tính trạng số lượng bệnh nhân nhập viện tăng rất cao trong tháng 12. Tuy nhiên, các chuyên gia của châu Âu đều có chung đánh giá, chủng mới virus xuất hiện không có ảnh hưởng gì tới vac-xin phòng Covid-19. Đó là phát triển thích ứng thông thường của virus để tồn tại.
Giáo sư Michel Goldman khoa miễn dịch Đại học tự do của Bỉ chia sẻ nhận định của giới chuyên môn châu Âu trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24.
*
Vương Quốc Anh khẳng định một biến thể mới của Covid-19 đã xuất hiện ngay từ hồi tháng 9. Cho đến giờ virus có khả năng tiếp tục đột biến nữa không ?
Michel Goldman : Virus corona đã đột biến nhiều từ khi xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 1 năm. Các nhà khoa học Trung Quốc thống kê được là đến tháng 4 vừa rồi đã có tới ba chục biến thể. Đến giờ, người ta đã thống kê được nhiều hơn thế nữa. Một số đột biến bị nghi là làm tăng khả năng lây lan của virus. Trong khi lây lan từ Trung Quốc sang châu Âu virus cũng đã biến thể.
Đó là cách thích nghi hoàn toàn tự nhiên : Các virus đều mang vật liệu di truyền có thể được biến đổi khi phản ứng với môi trường sinh tồn. Nói một cách khác, đột biến là làm thay đổi chiếc chìa khóa mà virus dùng để đi vào tế bào. Các biến thể virus chủng mới chủ yếu là những virus mạnh, có khả năng né tránh được phản ứng của hệ miễn dịch.
Những chủng mới như vậy hẳn sẽ làm gia tăng mức độ nguy hiểm của virus ?
Michel Goldman :Hoàn toàn không ! Đa phần các đột biến đều lành, tức là nó không làm thay đổi đặc tính nguy hiểm của virus, mức độ lây truyền hay phản ứng của hệ miễn dịch. Trong trường hợp ở nước Anh, các nhà khoa học đánh giá, đột biến Covid -19 làm tăng khả năng lây truyền của virus lên từ 40% đến 70%. Cho đến giờ, không có điều gì cho thấy bệnh dịch này trở nên nặng hơn mà trái lại nó chỉ xuất hiện nhanh hơn.
Phát hiện biến thể mới virus như vậy có thể sẽ gây thêm lo lắng, trong bối cảnh đã rất đáng lo ngại….
Michel Goldman : Đúng thế, cần phải hiểu thế này : Ta không thể nói rằng chẳng có lý do gì phải lo lắng trong khi cùng lúc người ta lại đóng của biên giới với Anh Quốc. Nhưng theo suy nghĩ của tôi, chưa đến mức phải báo động, chỉ nên thận trọng mà thôi. Trước tiên chúng ta cần phải xem xét kỹ ý kiến của các nhà khoa học. Liệu chủng virus mới này có thể lý giải cho việc chúng ta không thể phá vỡ được dây chuyền lây lan của virus ? Phải chăng các biện pháp phòng ngừa áp dụng chưa đầy đủ ? Những câu hỏi như vậy hiện hoàn toàn là chính đáng khi mà đà lây lan virus vẫn không thuyên giảm ở Pháp cũng như ở nhiều nước châu Âu.
Các vac-xin có được bào chế để chuẩn bị đáp lại những đột biến như thế này ?
Michel Goldman : Khi phát triển bào chế vac-xin, người ta nhằm vào phần hoạt động tích cực nhất của virus. Người ta chuẩn bị các phản ứng tự vệ đối với những nhân tố truyền nhiễm, đồng thời giám sát sao các nhân tố đó không bị đột biến lớn. Nói chung người ta không thể dự tính trước mọi đột biến.
Thích nghi với biến thể mới của virus là một tiến trình được cải thiện dần cùng với thời gian. Ta đã thấy điều này với virus cúm chẳng hạn. Mỗi năm người ta lại thích ứng thêm cho vac-xin phòng cúm để bảo vệ tốt hơn cơ thể. Trong bối cảnh đại dịch, thời gian lịch trình chắc hẳn sẽ được đẩy nhanh. Nếu như ta đã có thể triển khai nhiều loại vac-xin chỉ trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi phát hiện ra Covid-19, ta có thể nghĩ rằng các phòng thí nghiệm sẽ thích nghi được sản phẩm của họ nhanh hơn trong trường hợp có đột biến đáng ngại. Nhưng hiện giờ chưa cần thiết phải hành động như vậy.
Trước hết chúng ta cần chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng. Việc tổ chức đang đươc triển khai ở châu Âu. Các cơ quan y tế của châu Âu phải điều phối tốt nhất chiến dịch tiêm chủng của các nước châu Âu trước đã. Vấn đề thích nghi hay không các loại vac-xin ngừa Covid-19, nếu có, thì cũng là sau.
Trước thực tế biến thể mới của virus cần phải có thái độ thế nào ?
Michel Goldman : Tôi cho rằng trước hết cũng phải lo lắng. Ở trong trường hợp này, virus biến thể thực sự lây nhiễm mạnh hơn thì phải tôn trọng các biện pháp vệ sinh y tế, các động tác phòng ngừa vẫn là điều cốt yếu. Virus giờ đây có thể lây đến cả những người thận trọng nhất, hay được bảo vệ tốt nhất như tổng thống Pháp chẳng hạn.
Chúng ta cần phải triển khai nhanh nhất các loại vac-xin và phải đạt được tỷ lệ lớn người tiêm chủng trong dân chúng. Đó là rào cản tốt nhất để chặn đà lây truyền virus đồng thời cũng là để ngăn không để thấy virus trở nên nguy hiểm qua các đột biến.
Cuối cùng, ngay cả khi chiến lược tiêm chủng theo 3 giai đoạn của các nước – Người cao tuổi rồi đến nhân viên y tế trước khi đến phần còn lại của dân chúng- tỏ ra xác đáng. Nhưng cũng không nên quên nguy cơ còn có thể ở những đối tượng trẻ tuổi.
(Nguồn: France24.com)
Thủ Tướng Boris Johnson tuyên bố rằng Anh Quốc sẽ phát triển mà không cần thỏa thuận Brexit
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Hai (21/12), thủ tướng Boris Johnson cho biết các cuộc đàm phán thương mại Brexit vẫn còn nhiều vấn đề, và Anh Quốc sẽ phát triển mạnh mà không cần một thỏa thuận. Trừ khi ông Johnson có thể đạt được thỏa thuận thương mại với EU trong 10 ngày tới, Anh Quốc sẽ rời bỏ tư cách thành viên không chính thức của khối vào 23 giờ ngày 31 tháng 12, giờ Luân Đôn mà không có thỏa thuận.
Ông Johnson cho biết ông trò chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người bước sang tuổi 43 vào hôm nay, về các vấn đề biên giới, nhưng không phải về Brexit. Một thỏa thuận thương mại Brexit sẽ đảm bảo rằng thương mại hàng hóa chiếm một nửa thương mại hàng năm giữa EU – Anh Quốc, trị giá gần một ngàn tỷ mỹ kim, sẽ vẫn được miễn thuế và hạn ngạch.
Anh Quốc cho biết rằng các cuộc đàm phán đang bế tắc về hai vấn đề – sân chơi bình đẳng và việc đánh bắt cá – và nhiều lần tuyên bố rằng EU phải thay đổi quan điểm hoặc hai bên sẽ không đạt được thỏa thuận.
Việc không đạt được thỏa thuận về thương mại hàng hóa sẽ gây chấn động các thị trường tài chính, làm tổn thương các nền kinh tế châu Âu, gây rối loạn biên giới và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong trường hợp “không có thỏa thuận” về thương mại, Anh Quốc sẽ mất quyền tiếp cận miễn thuế và hạn ngạch vào thị trường duy nhất của châu Âu gồm 450 triệu người tiêu dùng chỉ sau một đêm.
Anh Quốc sẽ tuân theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc giao dịch với khối 27 quốc gia. Họ sẽ áp đặt mức thuế toàn cầu mới của Anh Quốc (UKGT) đối với hàng nhập cảng của EU trong khi EU sẽ áp đặt mức thuế bên ngoài chung đối với hàng nhập cảng của Anh Quốc. (BBT)
Cảnh sát Anh: Sẽ trừng phạt bất cứ ai rời khỏi khu vực phong tỏa cấp độ 4 – không cần có lý do
Bình luậnVũ Phong
Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia Anh (NPCC) cho biết sẽ chỉ thị lực lượng cảnh sát phạt tiền bất cứ ai rời khỏi những khu vực đang phong tỏa cấp độ 4 tại Anh Quốc…
Vào thứ Bảy (19/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đột ngột đưa ra lệnh phong tỏa cấp độ 4 tại London và phần lớn vùng Đông Nam nước Anh. Sắc lệnh mới trái ngược hẳn với lời hứa ‘sẽ có 5 ngày nới lỏng’ trong Giáng sinh – cũng từ Thủ tướng Johnson.
Theo lệnh cấm này, khoảng 16 triệu dân Anh sẽ bị cấm ra ngoài khu vực bị phong tỏa [cấp độ 4]. Các hộ gia đình cũng không được phép đi thăm hỏi lẫn nhau trong lễ Giáng sinh, và sẽ không có ngoại lệ.
Vào Chủ nhật (20/12), Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã ẩn dụ rằng cảnh sát sẽ có thể thẩm vấn những ai rời khỏi các khu vực phỏng tỏa ở cấp cao nhất – cấp độ 4. Người đứng đầu Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia Anh (NPCC) là sĩ quan Martin Hewitt cho biết sẽ thực hiện quyền hạn của mình để trừng phạt người vi phạm.
Theo The Guardian đưa tin, ông Hewitt nói: “Chúng tôi không có ý định thiết lập các chốt chặn đường hay kiểm tra xe thường xuyên. Khi cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện công tác bằng cách sử dụng vé phạt (FPN*)”.
Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps thì cho biết cảnh sát giao thông Anh sẽ được triển khai tới các ga tàu “để đảm bảo chỉ những ai cần những chuyến hành trình thiết yếu mới có thể đi lại trong an toàn”.
Tuy nhiên, một nguồn tin cảnh sát nói với The Telegraph rằng: “Không COVID nào có thể ngăn cản các phương tiện giao thông. Chúng ta không thể làm được gì quá nhiều nếu có quá nhiều người đổ ra các đường phố trước đêm Giáng sinh hoặc ngay trong lễ Giáng sinh. Chúng tôi sẽ không phong tỏa các đường phố để ngăn chặn điều đó”.
Còn từ phía Liên đoàn Cảnh sát, đại diện của các sĩ quan cấp cao và các sĩ quan hành chính cũng cho biết các quy tắc đó là “không thể được thi hành”.
Ken Marsh, người đứng đầu liên đoàn, cho biết: “Tôi chấp nhận rằng mọi nơi đều cần có quy định, nhưng với tư cách là một sĩ quan cảnh sát đã có thâm niên công tác, thì (những quy định) đó là không thể ép buộc”.
Tuy nhiên, ông nói thêm: “Chức năng của cảnh sát là thực hiện nghĩa vụ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù người khác không nói ra sự thật. Nhưng nếu ai đó nghĩ rằng họ sẽ bị phạt, thì họ sẽ không nói cho bạn biết sự thật”.
*FPNs: Fixed Penalty Notice – Vé phạt vẫn được sử dụng để gửi thông báo vắng cho chủ nhân của phương tiện giao thông đỗ xe trái với quy định.
Vũ Phong
– Theo Breitbart.
Gan ngỗng béo trước thử thách của Covid-19
Thanh Hà
Được mệnh danh là « linh hồn » của nghệ thuật ẩm thực Pháp, là món ăn Pháp được nữ hoàng Anh Elizabeth yêu thích nhất, gan ngỗng -gan vịt béo – foie gras thực sự đang bị siêu vi corona chủng mới đe dọa.
« Đây là một món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực của Pháp, cho nét văn hóa của Pháp. Nữ hoàng Anh rất thích Foie Gras, người dân Anh có lẽ là không và thái tử Charles thậm chí còn chống đối. Nhưng quả thực là mỗi lần công du nước Pháp Elizabeth II thích được thưởng thức lại món gan ngỗng béo.
Năm 2014 tôi đề nghị đưa vào thực đơn Foie Gras trong bữa đại tiệc. Đương nhiên đã phải thảo luận qua với tổng thống Pháp (khi đó là François Hollande), với các giới chức đặc trách về lễ tân của cả đôi bên. Bên tòa đại sứ Anh ở Paris cho biết là nên dẹp món này đi. Nhưng bản thân tôi thì biết là từ đời tổng thống René Coty, năm 1957 khi sang Pháp, Elizabeth II đã rất thích gan ngỗng béo. Bà là nguyên thủ quốc gia đến Pháp nhiều lần nhất mà lần nào cũng hào hứng khi được thưởng thức món này. Do vậy tôi nghĩ là nên đưa Foie Gras vào thực đơn trong bữa đại tiệc chiêu đãi nữ hoàng Anh. Và thế là tổng thống Pháp đã có sáng kiến mời nữ hoàng chọn thực đơn. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử ngoại giao và lễ tân. Đương nhiên nữ hoàng Elizabeth đã chọn thực đơn có món Foie Gras ».
Trên đây là đánh giá của đầu bếp số 1 phục vụ trong phủ tổng thống Pháp, Guillaume Gomez. Từ 23 năm qua ông liên tục giữ chân vua bếp tại điện Elysée và vừa cho ra mắt công chúng cuốn sách mang tên A la table des Présidents – Bàn tiệc qua các đời tổng thống, nhà xuất bản Cherche Midi. Trong cuốn sách này, đầu bếp Gomez kể lại rằng từ hơn 60 năm qua, mỗi lần nữ hoàng Anh có dịp sang Pháp, trên bàn tiệc không thể thiếu gan ngỗng béo.
Trong số các nguyên thủ quốc tế, Elizabeth II thực sự là « sứ giả » của món ăn rất Pháp này. Nhưng trong bối cảnh rất đặc biệt năm nay, sự chiếu cố tận tình đó chắc chắn không đủ để trấn an các nhà sản xuất.
Hơn một nửa doanh thu bốc hơi
Không vòng vo, trả lời RFI Tiếng Việt, giám đốc Hiệp hội liên ngành các nhà sản xuất gan ngỗng béo CIFOG, bà Marie Pierre Pé cho biết về thực tế phũ phàng này : « Đối với giới trong ngành, tình hình năm nay quả thực rất phức tạp. Do dịch Covid-19 các hiệu ăn phải đóng cửa nhiều tuần lễ. Đây là một nguồn tiêu thụ chính chiếm 40 % doanh thu của các nhà sản xuất foie gras ». Còn giới chăn nuôi và các dây chuyền phân phối mất thêm 15 % nữa vì xuất khẩu bị đóng băng. Chỉ còn lại những bữa tiệc trong gia đình vào dịp lễ cuối năm. Nhưng ngay cả niềm an ủi nhỏ bé này cũng bị giới hạn khi mà bạn bè không được phép tụ tập quá 6 người trong đêm Giao thừa đón năm 2021. Với bữa tiệc quan trọng nhất của mùa Giáng Sinh thì số thực khách cũng bị « hạn chế tối đa ».
Họa vô đơn chí : bên cạnh siêu vi corona, các nhà sản xuất còn bị cúm gia cầm đe dọa. Hơn 40 tỉnh được đặt trong tình trạng báo động virus cúm H5N8 do các đàn chim di trú đem lại. Thêm một ổ dịch thứ tư tại vùng Tây Nam (Sud Ouest) nước Pháp vốn được xem là « cơ xưởng sản xuất foie gras ».
Tìm những con đường mới đề tồn tại
Trong đợt phong tỏa tám tuần lễ hồi mùa xuân vừa qua, ngành sản xuất foie gras đã chịu nhiều thiệt hại. Nhưng hai tháng 11 và 12 mới là đỉnh điểm cho phép đem về đến 75 % doanh thu cho cả năm. Thị trường gan ngỗng béo của Pháp ước tính lên tới hai tỷ euro. Pháp là nhà sản xuất (20.000 tấn một năm), xuất khẩu và cũng là nguồn tiêu thụ số 1 của thế giới .
Tuy nhiên, theo bà Marie Pierre Pé, trước những khó khăn do tình hình dịch bệnh, mỗi mắt xích trong chuỗi sản xuất đều cố gắng tìm giải pháp, “tương kế tựu kế” :
« Để vớt vát mùa lễ Tết cuối năm, mà giờ đây chúng tôi biết là dân tình chỉ được phép tổ chức các cuộc hội họp và ăn uống trong khuôn khổ gia đình, tức là với chỉ một vài người thân, trong điều kiện đó chúng tôi đã nắm bắt tình hình và thích nghi. Cụ thể là chỉ sản xuất những gói gan nhỏ chỉ độ chừng 6 phần ăn là tối đa. Ngoài ra giới trong ngành đã phải rà soát lại khâu phân phối. Thí dụ bán hàng qua mạng, đặt những điểm để tập trung các đơn đặt hàng hay giao hàng tập thể. Các nhà cung cấp cũng tìm cách đến gần nhất với khách hàng, hay là chúng tôi có hẳn những ứng dụng cho phép người mua tìm được những cửa hàng gần họ nhất để mua được gan ngỗng béo. Chúng tôi đã phải nghĩ ra đủ mọi thứ tìm đủ mọi cách để foie gras đến được mỗi bàn tiệc vào dịp lễ cuối năm ».
Sự uyển chuyển và khả năng thích nghi với tình huống là chìa khóa giúp một số nhà cung cấp đứng vững trên thị trường, nhất là khi mà cả tiêu thụ trong nước và nước ngoài đều bị chựng lại. Giám đốc hiệp hội CIFOG Marie Pierre Pé phân tích :
« Tương tự như với thị trường Pháp, ở ngoại quốc cũng vậy. Covid-19 buộc nhiều quốc gia khác trên thế giới phải ban hành các biện pháp phong tỏa. Hàng quán cũng bị đóng cửa. Những quốc gia là khách hàng quan trọng của chúng tôi như Nhật hay nhiều nước ở châu Âu chẳng hạn không mua gan nữa vì không có chỗ tiêu thụ. Như vậy ngoài việc đã mất hẳn 40 % doanh thu trên thị trường nội địa như vừa nói do nhà hàng ở Pháp bị cấm hoạt động, chúng tôi thất thu thêm 15 % nữa do không thể xuất khẩu gan ngỗng béo ra ngoại quốc ».
30.000 hộ gia đình điêu đứng
Jean Baptiste Rotureaux, chủ tịch hiệp hội các nhà chăn nuôi trong vùng Val de Sève, miền trung nước Pháp, cho biết, tương tự như khoảng 30.000 hộ gia đình trong ngành, năm nay trang trại của ông đã làm việc cật lực mà không biết lời hay lỗ thế nào. Sau 90 ngày chăn nuôi, đàn gia cầm 1.200 con của trang trại được hóa kiếp để cho ra đời những thỏi hay hộp foie gras, để biến thành lườn và đùi vịt trên các bàn tiệc. Nhưng các nhà sản xuất có thể làm được những gì khi thị trường đang bị đóng băng ? Bà Marie Pierre Pé trả lời :
« Ngành sản xuất và phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp, bảo đảm việc làm cho 100.000 lao động, tập trung tại 5 vùng trên toàn lãnh thổ Pháp, trong số này có ba vùng quan trọng nhất là Nouvelle Aquitaine, Occitanie và Grand Sud Ouest. Chỉ nội con số này cũng đủ cho thấy tác động về kinh tế lần này tai hại tới mức độ nào ».
Một chút thi vị với gan ngỗng béo
Với những người sành điệu, hai vùng Sud Ouest (Tây Nam) và Alsace (Đông Bắc) được coi là những « xứ sở » của gan ngỗng béo và trong cái rủi bao giờ cũng có một chút cái may : Theo giám đốc hiệp hội liên ngành các nhà sản xuất CIFOG, nhờ có internet và các mạng xã hội, các nhà phân phối gần như có thể đến gõ cửa từng nhà. Gan ngỗng béo của Pháp với đến tận đến các thị trường châu Á xa xôi :
« Chúng tôi đã nghĩ nát óc để tìm ra những món ăn mới chế biến với gan ngỗng béo, hoặc là lườn vịt hoặc là đùi vịt hầm. Thực sự ra, cả ba món này đều rất dễ chế biến và thích hợp với các món ăn trong gia đình, thích hợp với những bữa tiệc thân mật. Chúng cũng cho phép chúng ta sáng chế ra nhiều món mới lắm và có thể dễ dàng kết hợp với những nguyên liệu chế biến khác. Đó là chưa kể nhờ có các mạng xã hội mà ở bất cứ nơi nào ta cũng có thể có được đĩa gan ngỗng béo trên bàn tiệc. Cũng phải nói trong thời điểm khó khăn này và nhất là nhiều thú tiêu khiển bị hạn chế chúng ta chỉ còn có mỗi cái thú thưởng thức những món ngon mà thôi.
Chế biến đồ ăn ở trong nhà là một chút mật ngọt làm dịu bớt những ưu phiền trong hoàn cảnh này. Hơn nữa ta vừa có thể giúp đỡ các nhà chăn nuôi, giúp đỡ các hãng tư nhân làm gan ngỗng béo vừa tự do chiều khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình.
Trong các món ăn mới, chúng tôi đã nghĩ nhiều đến những thực khách Á châu. Thí dụ như là gan ngỗng có thể được chiên sơ trên cái chảo Teppanyaki rất đặc trưng của Đài Loan. Ta cũng có thể ướp thịt vịt với sốt chua ngọt của Thái Lan, hay đút lò hoặc xào, hoặc rô-ti lườn vịt với quả xoài, quả dứa » ….
Trên trang web của CIFOG ta có thể thấy một khoanh gan ngỗng béo màu nâu nhạt ngả sang hồng được đặt trên một khoanh dứa vàng tươi, cả hai lại được đặt trên một khoanh quải thanh long ruột trắng với những hạt li ti màu đen và nhất là lớp vỏ màu đỏ rực rỡ. Những màu sắc đó cộng lại, đĩa khai vị của bạn đẹp như một bức tranh.
Trên trang nhà của hiệp hội CIFOG, độc giả không khỏi ngạc nhiên khi thấy một số đề xuất như là ăn kèm gan ngỗng béo với gỏi chế biến từ quả xu xu rất quen thuộc với người Việt chúng ta hay thậm chí có món mang tên « foie gras và nước dùng phở ».
Đương nhiên trong số 24 trang các món ăn CIFOG đề nghị chế biến từ gan ngỗng béo hay lườn vịt, món dễ làm nhất là thăn vịt rô ti với nước sốt chanh dây hay thịt vịt cắt miếng vuông và ướp sốt « Thai -Landais », kết hợp một chút vị chua ngọt đặc trưng của Thái Lan với thịt vịt của tỉnh Landes trong vùng Sud Ouest !
Chúc các bạn thành công với những món ăn mới chế biến từ thịt vịt hay gan ngỗng béo và đó là cách để giúp cho các nhà sản xuất chóng quên đi năm 2020 !
Nhà đối lập Nga Navalny gài bẫy nhân viên tình báo dính líu vào vụ đầu độc
Mai Vân
Nhà đối lập Nga Alexey Navalny vào hôm qua, 21/12/2020 khẳng định đã dùng điện thoại, giả danh một quan chức an ninh cao cấp của Nga, đánh lừa được một trong những nhân viên đặc vụ Nga dính líu đến vụ ông bị đầu độc. Nhân vật này cho rằng sở dĩ Navalny thoát chết là nhờ ông được cấp cứu chăm sóc sau khi chuyến bay chở ông từ Tomsk đến Matxcơva hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk.
Thông tín viên Jean-Didier Revoin, tường thuật từ Matxcơva
Chất độc suýt giết chết Alexey Navalny có thể là đã được cho vào quần áo lót của ông. Đây là những gì nghe được từ một cuộc trò chuyện điện thoại dài với một người đàn ông mà nhà đối lập giới thiệu là Konstantin Kudratsiev, chuyên gia vũ khí hóa học làm việc cho cơ quan tình báo Nga. Đoạn ghi âm được Alexey Navalny đăng trên trang web của mình.
Theo nhà đối lập, bất kỳ sự giám định nào về giọng nói cũng sẽ dẫn đến kết luận rằng người nói chuyện với ông thực sự là nhân viên tình báo nói trên mà danh tính đã được tiết lộ trong một cuộc điều tra do trang mạng Bellingcat công bố vào đầu tuần trước.
Để đạt được mục tiêu của mình, Alexey Navalny đóng giả làm trợ lý cho thư ký Hội Đồng An Ninh Nga, cần có lời khai của nhân viên tình báo để soạn thảo báo cáo về âm mưu ám sát.
Nếu chiếc bẫy điện thoại này được chứng minh là đáng tin cậy, nó sẽ khiến nhiệm kỳ tổng thống Nga gặp khó khăn nghiêm trọng. Thứ Năm tuần trước, trong cuộc họp báo thường niên, Vladimir Putin thừa nhận rằng Alexey Navalny bị mật vụ giám sát nhưng không hề có âm mưu nào để ám sát ông. Tổng thống Nga còn nói thêm rằng nếu quả thực là mật vụ Nga muốn loại bỏ đối thủ, họ đã không thất bại.
Nga công bố lệnh trừng phạt nhắm vào các quan chức châu Âu trong hồ sơ Navalny
Nga hôm thứ Ba, 22/12/2020 đã công bố lệnh trừng phạt đối với các quan chức châu Âu, để trả đũa các biện pháp được EU áp dụng vào tháng 10 sau vụ đầu độc nhà đối lập chính của nước này, Alexei Navalny. Nga cho biết “đã mở rộng danh sách đại diện của các nước thành viên EU bị cấm vào lãnh thổ Liên bang Nga”.
Ngoài ra hãng thông tấn nhà nước Ria Novosti cho biết các quan chức cấp cao của Pháp, Đức và Thụy Điển tại Nga đã được triệu mời đến bộ Ngoại Giao vào hôm nay thứ Ba. Đây là 3 quốc gia đã từng xác định được chất độc thần kinh giống Novichok trong cơ thể của nhà đối lập Navalny, những phát hiện này đã dẫn đến các lệnh trừng phạt của EU đối với các quan chức Nga.
Hồng Kông : Cựu dân biểu La Quán Thông quyết định xin tị nạn chính trị tại Anh
Trọng Thành
Đàn áp ngày càng khốc liệt tại đặc khu Hồng Kông khiến một số nhà tranh đấu phải chọn con đường tị nạn chính trị tại nước ngoài.
Hôm qua, 21/12, cựu dân biểu La Quán Thông (Nathan Law), một trong các gương mặt tranh đấu nổi bật nhất, thông báo đã nộp hồ sơ xin tị nạn chính trị tại Anh Quốc. Trả lời báo Anh The Guardian, cựu dân biểu La Quán Thông, 27 tuổi, cho biết ông là cựu dân biểu đầu tiên rời Hồng Kông để tránh đàn áp, tuy nhiên trong một thời gian dài, ông đã rất đắn đo trước quyết định tị nạn hay không tị nạn.
Ông La Quán Thông cho biết quyết định xin tị nạn chính trị vì muốn phương Tây từ bỏ « ảo ảnh » Trung Quốc là « một đối tác chiến lược, và thậm chí có thể tham gia vào thế giới các quốc gia dân chủ ». Ông hy vọng, kể từ đây, sẽ có một nỗ lực tranh đấu mạnh mẽ hơn cho nhân quyền trên thế giới.
Cựu dân biểu La Quán Thông rời khỏi Hồng Kông cách nay 6 tháng, ngay trước khi Bắc Kinh ban bố Luật An ninh Quốc gia, dành cho chính quyền đặc khu hàng loạt thẩm quyền rộng rãi hơn trước, để dễ bề đàn áp đối lập chính trị. Ông là một trong các lãnh đạo của đảng Demosisto, tranh đấu cho dân chủ tại Hồng Kông.
Đảng Demosisto do giới sinh viên tranh đấu của phong trào Dù Vàng năm 2014 lập ra, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại cựu thuộc địa Anh Quốc. Đầu tháng 12 vừa qua, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), một trong các lãnh đạo của đảng Demosisto, cùng với hai nhà tranh đấu khác, bị một tòa án Hồng Kông kết án tù giam, vì đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình năm 2019 chống dự luật dẫn độ, đòi dân chủ.
Liên Âu kêu gọi trả tự do “ngay lập tức” cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền
Vẫn liên quan đến các đàn áp tại Trung Quốc, theo AFP, hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Bắc Kinh “trả tự do ngay lập tức” cho nữ luật sư nhân quyền Lý Dục Hàm (Li Yuhan) và nhiều nhà tranh đấu nhân quyền khác. Tuyên bố được người phát ngôn của lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu chuyển đến báo giới. Luật sư Lý Dục Hàm bị bắt từ năm 2017. Đòi hỏi của Liên Âu được đưa ra vào lúc Bruxelles và Bắc Kinh tăng tốc đàm phán về một thỏa thuận đầu tư quan trọng, kéo dài từ 7 năm nay. Hai bên dự kiến đúc kết thỏa thuận từ đây đến cuối năm.
Trung Quốc có đang rơi vào tình trạng thiếu điện trầm trọng?
Bình luậnĐông Phương
Nguồn cung điện ở Trung Quốc đang trong tình trạng khẩn cấp, nhiều tỉnh đã phát đi thông báo cắt điện. Ngay từ hơn một thập kỷ trước, nhiều nơi ở Trung Quốc đã phải cắt điện luân phiên, nhưng tại sao trong khi chính quyền nước này tuyên bố rằng “Trung Quốc là quốc gia sản xuất điện nhiều nhất thế giới”, “lịch sử đen” về cắt điện luân phiên vẫn lặp lại?
Theo thông báo khẩn cấp gần đây do Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hồ Nam đưa ra, phụ tải tối đa của tỉnh đã đạt 30,93 triệu kW, vượt kỷ lục lịch sử mùa đông. Mức tiêu thụ điện tối đa hàng ngày là 606 triệu kWh và nguồn cung điện tồn tại một lỗ hổng khá lớn.
Ngay sau khi thông báo chính thức được đưa ra, các thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam như Trường Sa, Tương Đàm, Nhạc Dương, Chu Châu, Thường Đức, v.v. đã yêu cầu người dân tiết kiệm điện.
Chính quyền yêu cầu trong quá trình sử dụng điện và gas theo thứ tự, ngoại trừ các thiết bị đầu mối giao thông then chốt, các điểm y tế và phòng chống dịch bệnh, thì tất cả các công trình chiếu sáng công cộng và chiếu sáng mặt tiền của tòa nhà đều phải tắt.
Hồ Nam không phải là trường hợp duy nhất. Theo tờ Tin tức năng lượng Trung Quốc đưa tin ngày 20/12, ngoài Hồ Nam thì các tỉnh khác như Giang Tây, Chiết Giang, Nội Mông, v.v. gần đây cũng đã xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên.
Ngoài ra, những người trong ngành dự đoán rằng ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Giang Tô, Vân Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông và những nơi khác cũng sẽ thiếu điện trong giai đoạn “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”, tình hình cung ứng rất nghiêm trọng.
Ngay từ năm 2002, đã có 12 tỉnh và khu tự trị ở Trung Quốc thực hiện cắt điện luân phiên, khi đó công suất lắp đặt của Trung Quốc chưa đến 360 triệu kW.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các kênh truyền thông chính thức, công suất lắp đặt của Trung Quốc đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2017, công suất phát điện của Trung Quốc đã vượt 6 nghìn tỷ kWh, đứng đầu thế giới. Vậy tại sao đến giờ lịch sử cắt điện vẫn lặp lại?
Ngoại giới cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng quá mức các trạm thủy điện ở trung và thượng lưu sông Trường Giang và phá hủy môi trường sinh thái đã gây ra lũ lụt ở trung và hạ lưu sông vào mùa hè, còn vào mùa đông thì mùa nước cạn kéo dài đến vài tháng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn.
Một người trong ngành cho biết: “Không giống như mùa lũ trong mùa hè, thủy điện Hồ Nam rất khó tăng sản lượng trong mùa khô vào mùa đông, mà thủy điện chiếm hơn 30% tổng công suất lắp đặt của tỉnh Hồ Nam; sản xuất điện gió và điện mặt trời không ổn định, chỉ dựa vào 2 loại điện năng này thì không thể đáp ứng được phụ tải điện giờ cao điểm”.
Theo dữ liệu công khai, mặc dù Trung Quốc có nhiều nguồn cung cấp điện khác nhau, bao gồm năng lượng gió, thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, v.v., nhưng nhiệt điện vẫn là nguồn sản xuất điện chính của Trung Quốc, và than đá là nhiên liệu chính để sản xuất nhiệt điện.
Trang mạng Caixin đưa tin rằng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung điện ở miền Trung Trung Quốc vào mùa đông năm nay, và công suất sản xuất điện gió và quang điện thấp hơn nhiều so với mùa hè, khiến khả năng truyền tải điện ra bên ngoài Hồ Nam cũng sẽ bất ổn định.
Họa vô đơn chí là, Kỳ Thiều UHV, công trình đường dây truyền tải điện áp siêu cao đầu tiên của Trung Quốc truyền tải năng lượng mới trên quy mô lớn đặt tại Hồ Nam, cũng không đủ khả năng để đáp ứng lượng cầu.
Một chuyên gia về quy hoạch điện ở tỉnh Hồ Nam tiết lộ với giới truyền thông rằng, công suất truyền tải thực tế của Kỳ Thiều UHV luôn thấp hơn so với mức mong đợi. Đánh giá từ kết quả hoạt động trong
hai năm qua, công suất truyền tải hàng năm của đường dây này chỉ đạt hơn một nửa một chút so với công suất thiết kế 8 triệu kW.
Người phụ trách bộ phận nhiên liệu của một công ty phát điện ở khu vực miền Nam Trung Quốc cho rằng, việc cắt điện có liên quan đến tình hình “khan hiếm” than ở Hồ Nam. Hồ Nam mỗi năm cần nhập từ 60 đến 70 triệu tấn than từ các tỉnh khác, và trong hai năm qua, tỉnh Hồ Nam chỉ có chỉ tiêu nhập khẩu 500.000 tấn than mỗi năm, chỉ có giảm chứ không có tăng.
Gần đây, do chính phủ Úc yêu cầu điều tra nguồn gốc của virus Viêm phổi Vũ Hán cùng nhiều nguyên nhân khác nên đã khiến quan hệ Trung – Úc trở nên xấu đi, ĐCSTQ đã tẩy chay nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Úc như than, quặng sắt, v.v., khiến giá than ở Trung Quốc tăng mạnh và nguồn cung điện cũng không đủ. Hơn nữa 57% than của Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung từ Úc, do đó, phạm vi cắt giảm điện ở Trung Quốc đại lục ngày càng được mở rộng.
Ngoài ra, Nga – nước được ĐCSTQ chính thức gọi là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, nhưng khi Trung Quốc đang trong thời điểm thiếu điện, thì InterRAO – công ty điện lực của nước này, đã quyết định cắt giảm đáng kể hoặc ngừng hoàn toàn việc cung cấp điện cho Trung Quốc với lý do “lỗ”. Tin tức này đã làm dấy lên sự chú ý của dư luận Trung Quốc, một số cư dân mạng đã chế giễu ĐCSTQ là “lại bị bạn cũ đâm sau lưng”.
Sau Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây, v.v., vào sáng sớm ngày 21/12, một số nơi ở tỉnh Quảng Đông đã xảy ra tình trạng mất điện và cắt nước không báo trước. Tháng trước, chính quyền Quảng Đông cũng tổ chức cuộc diễn tập khẩn cấp mất điện quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Truyền thông Hong Kong đưa tin, sáng sớm ngày 21/12, các thành phố Quảng Châu, Đông Quan, Thâm Quyến, Trung Sơn, Phật Sơn, Huệ Châu, v.v. ở tỉnh Quảng Đông đã bị cắt điện và nước không báo trước, đèn đường cũng bị ngắt, đường phố tối om. Việc mất điện không báo trước cũng ảnh hưởng đến các bệnh viện, viện dưỡng lão và ký túc xá trường học ở một số khu vực. Sự cố mất điện cũng khiến tín hiệu mạng điện thoại di động bị gián đoạn tạm thời. Chính quyền trả lời lúc 9 giờ sáng rằng sự cố mất điện là do lỗi thiết bị.
Ngoài tình trạng mất điện không báo trước ở nhiều thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, tình trạng mất điện cũng đã xảy ra ở Bắc Kinh và Thượng Hải, khiến người dân bất mãn và hoang mang. Tuy nhiên chỉ có một số ít kênh truyền thông đưa tin, điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ.
Mặc dù mọi người đều cho rằng việc cắt điện luân phiên và hạn chế sử dụng điện ở Trung Quốc đại lục có liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc, nhưng chính quyền ĐCSTQ lại không thừa nhận. Theo Phoenix New Media, Công ty Điện lực Thượng Hải đã xác nhận tin tức về sự cố mất điện và nói rằng phạm vi ngắt điện đều “nằm trong kế hoạch kiểm tra an toàn, là công việc bảo trì điện lưới định kỳ”. Chính quyền Bắc Kinh chưa phản hồi về tin tức cắt điện.
Sau thông báo khẩn của Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hồ Nam, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc khác ở Trung Quốc cũng “trùng hợp” xảy ra tình trạng mất điện. Liệu Trung Quốc có đang rơi vào một tình huống khó khăn khác?Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Cuộc khủng hoảng chất lượng ‘Made in China’
Bình luậnThanh Hương
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Bắc Kinh đã sử dụng cuộc khủng hoảng này như một cơ hội kinh doanh để xuất khẩu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và vật tư y tế do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, một số lượng lớn bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 và khẩu trang do Trung Quốc sản xuất có chất lượng vô cùng kém. Và điều này đã một lần nữa làm hoen ố hình ảnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên trường quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phủ nhận trách nhiệm về việc làm lây lan virus coronavirus, và thậm chí còn cáo buộc ngược lại rằng các quốc gia khác mới chính là nguồn gốc bùng phát dịch bệnh. Đồng thời, nó đã tham gia vào “ngoại giao mặt nạ” và “ngoại giao chống dịch”.
Bộ dụng cụ kiểm tra lỗi
Vào ngày 25/8, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển cho biết khoảng 3.700 người ở Thụy Điển đã nhận được kết quả dương tính giả do bộ dụng cụ xét nghiệm bị lỗi từ Trung Quốc. Và những bộ dụng cụ này cũng đã được phân phối rộng rãi sang các nước khác.
Vào ngày 27/4, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đã cáo buộc Trung Quốc “đã gửi cho Hoa Kỳ các bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể coronavirus chất lượng thấp và thậm chí là giả”.
Cùng ngày, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các bang trả lại các bộ xét nghiệm nhanh kháng thể “vì kết quả không khả quan”, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Ấn Độ. Các bộ dụng cụ này là của hai công ty Trung Quốc có tên là Wondfo Biotech và Livzon Diagnostic.
Khẩu trang bị lỗi
Vào ngày 28/3, Bộ Y tế Hà Lan đã đưa ra một thông báo rằng họ đã nhận được 1,3 triệu chiếc khẩu trang nhãn hiệu “KN95” từ một nhà sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hai cuộc kiểm tra, Bộ đã phát hiện ra nhiều vấn đề của khẩu trang như “chúng không ôm sát khuôn mặt hoặc có bộ lọc bị lỗi”, kênh truyền hình công cộng Hà Lan NOS đưa tin. Một phần của lô hàng đã được phân phối đến các bệnh viện khác nhau. Các nhà chức trách ngay lập tức thu hồi gần một nửa lô hàng khẩu trang và cho biết các lô hàng trong tương lai sẽ phải kiểm tra thêm.
Chất lượng khẩu trang thậm chí còn có tác động lớn hơn ở Hoa Kỳ. Vào ngày 3/4, do sự thiếu hụt nghiêm trọng khẩu trang N95, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp mới (EUA) cho khẩu trang phòng độc dùng một lần (FFR) được sản xuất tại Trung Quốc. Dữ liệu cho thấy, từ ngày 1/3 đến ngày 5/5, Trung Quốc đã cung cấp hơn 6,6 tỷ khẩu trang cho Hoa Kỳ.
Vì lý do an toàn, FDA đã tiến hành đánh giá lần thứ hai đối với các loại khẩu trang do Trung Quốc sản xuất này. Kết quả kiểm tra công bố ngày 7/5 cho thấy, khoảng 60% trong tổng số 67 loại khẩu trang N95 nhập khẩu khác nhau không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cùng ngày, FDA cho biết họ đã rút giấy phép của hơn 60 nhà sản xuất Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang N95 sang Hoa Kỳ, chỉ còn lại 14 công ty được ủy quyền.
Để đối phó với sự phản đối của quốc tế, vào ngày 31/3, các quan chức Trung Quốc đã thông báo rằng “thuốc thử, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ y tế, máy thở và nhiệt kế hồng ngoại xuất khẩu phải được cơ quan quản lý sản phẩm y tế nhà nước chứng nhận và phù hợp với các yêu cầu chất lượng của quốc gia hoặc khu vực nhập khẩu”.
Tuy nhiên, những biện pháp chính thức này không thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng chất lượng “made in China” vì cuộc khủng hoảng chất lượng là kết quả của môi trường kinh doanh tham nhũng của Trung Quốc. Nếu môi trường này không được chấn chỉnh thì khủng hoảng chất lượng sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào. Đại dịch COVID-19 chỉ là một chất xúc tác.
The Hill đã đăng một bài bình luận của Nghị sĩ Hoa Kỳ Michael McCaul (R-Texas), trong đó có đoạn: “Bắc Kinh đang tham gia vào ‘ngoại giao khẩu trang’ – gửi vật tư y tế đến khắp nơi trên thế giới với nỗ lực biến mình thành một đối tác xứng đáng trong cuộc chiến chống lại coronavirus, với hy vọng thế giới sẽ quên đi rằng chính những thất bại của ĐCSTQ mới là nguyên nhân cho sự đau khổ toàn cầu của chúng ta. Tất nhiên, các tuyên truyền sau đó của họ không hề đề cập đến việc có bao nhiêu vật tư bị lỗi, hoặc không nói gì về việc họ đã tích trữ vật tư đầy kho trong khi nói dối về sự lây lan của virus trong biên giới của họ”.
Sản xuất vải thổi nóng chảy
Vải thổi nóng chảy là loại vải không dệt được sử dụng làm nguyên liệu chính của khẩu trang. Năm nay, giá mỗi tấn vải thổi nóng chảy đã tăng từ 18.000 nhân dân tệ (gần 64 triệu VNĐ) lên hơn 700.000 nhân dân tệ (gần 2,5 tỷ VNĐ) và nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, các doanh nghiệp liên quan đến vải thổi nóng chảy ở Trung Quốc đã tăng thêm 1.250 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến ngày 13/4 năm nay; so với cùng kỳ năm 2019, tốc độ tăng trưởng hơn 4.500%. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong các công xưởng sản xuất vải thổi nóng chảy mới mọc lên này đã khiến chính quyền địa phương phải đóng cửa tất cả hoạt động sản xuất để “chấn chỉnh lại”.
Môi trường sản xuất dưới tiêu chuẩn
Đại dịch đã dẫn đến tình trạng khan hiếm khẩu trang trên toàn thế giới. Người ta đồn rằng giấy vệ sinh đã được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về khẩu trang khi COVID-19 bắt đầu lan rộng ở châu Á.
Kênh truyền thông Hong Kong Ming Pao đưa tin rằng, việc quản lý các nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc hiện nay rất hỗn loạn. Nhiều đại lý đã quảng cáo dịch vụ của họ thông qua WeChat hoặc tiếp thị truyền miệng và “xử lý” quy trình chứng nhận vật tư y tế. Có thể dễ dàng lấy được chứng chỉ tiêu chuẩn nhà máy, và một số dịch vụ tính phí 30.000 nhân dân tệ (khoảng 106 triệu VNĐ) để có chứng chỉ Châu Âu và Mỹ. 60% các nhà máy không có phân xưởng vô trùng và các khu vực sản xuất thì bẩn thỉu và mất vệ sinh. Hầu hết thời gian, máy móc sản xuất khẩu trang được đưa vào vận hành ngay lập tức mà không được vệ sinh đúng cách sau khi chúng được vận chuyển đến xưởng. Một số công nhân thì không sử dụng khẩu trang hoặc găng tay.
Thị trấn Pengchang ở thành phố Xiantao, tỉnh Hồ Bắc, được mệnh danh là thủ phủ của vải không dệt. Sản xuất vải không dệt của thị trấn chiếm đến 60% tổng sản lượng của cả nước và một phần tư thị phần toàn cầu. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã đóng cửa 273 xưởng nhỏ bất hợp pháp trong thị trấn và thu giữ hơn 46 triệu khẩu trang không đạt tiêu chuẩn, theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc.
Thực tiễn kinh doanh phi đạo đức
Đánh giá từ tình trạng kinh tế hiện tại của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng chất lượng sản phẩm của nó, có thể thấy rằng ĐCSTQ đã nuôi dưỡng một môi trường tham nhũng.
Trên thực tế, ĐCSTQ nhận thức được rằng chất lượng thấp đã trở thành trở ngại cho các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Nó cũng đã đưa ra các chính sách trong nỗ lực khởi động một “cuộc cách mạng về chất lượng”. Trong các năm 1992, 1999 và 2007, ĐCSTQ đã tổ chức ba hội nghị quốc gia về “chất lượng công việc”. Hội đồng Nhà nước của ĐCSTQ đã ban hành “Đề cương về Phục hồi Chất lượng 1996-2010” và “Đề cương Phát triển Chất lượng 2011-2020”. Sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, ba hội nghị “chất lượng công việc” đã được tổ chức vào năm 2014, 2017 và 2019. Vào ngày 5/9/2017, Quốc vụ viện đã ban hành báo cáo “Hướng dẫn và ý kiến về việc thực hiện các hành động cải thiện chất lượng”.
Tuy nhiên, các văn bản và chính sách này không tạo ra sự khác biệt do tiêu chuẩn chất lượng không được cải thiện trong những năm qua. Năm 2007, Mattel, một công ty sản xuất đồ chơi của Mỹ, đã thông báo thu hồi hàng loạt các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất do sơn có hàm lượng chì quá mức cho phép. Vào năm sau, nhà sản xuất sữa bột Trung Quốc Sanlu Group đã thông báo thu hồi một số sản phẩm của mình vì chúng bị nhiễm hợp chất hóa học cực độc melamine.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã gặp phải những cuộc khủng hoảng chất lượng tương tự trong quá trình phát triển của họ trong những năm 1970 và 1980. Thời điểm đó, xe giá rẻ của Nhật, Hàn tràn vào thị trường Mỹ nhưng chất lượng bị đánh giá là kém. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã xoay chuyển tình thế. Các công ty ô tô Nhật Bản tập trung nguồn lực vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Hyundai thành lập đội kiểm soát chất lượng vào năm 1999, học hỏi từ những sai lầm của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và liên tục tăng cường đầu tư cho R&D (nghiên cứu và phát triển). Do đó, xe hơi Nhật Bản và Hàn Quốc đã được toàn thế giới công nhận trong vài năm qua.
Trông chờ vào ĐCSTQ là vô vọng
ĐCSTQ không thể thực hiện những cải tiến thực sự tương tự như những gì Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được trong việc tạo ra những chiếc xe chất lượng. Khi ĐCSTQ đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, nó từ chối trực tiếp giải quyết vấn đề. Nó giả vờ là nạn nhân hoặc đổ lỗi, tuyên bố rằng phía bên kia đang “ma quỷ hóa Trung Quốc” hoặc “làm chính trị”. ĐCSTQ tìm kiếm vật tế thần và xử lý “thủ phạm”. Đồng thời, chế độ này kiểm soát dư luận và đàn áp những người tố cáo và bất đồng chính kiến. Dưới một hệ thống toàn trị, nó đã tạo ra một vòng luẩn quẩn trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh này, không quá khó hiểu về số phận của Zhao Lianhai, cha của một đứa trẻ bị sỏi thận vào năm 2008 do uống sữa công thức bị nhiễm độc. Zhao là người sáng lập “Kidney Stone Babies”, một nhóm giúp các bậc cha mẹ tìm kiếm biện pháp khắc phục hợp pháp cho những căn bệnh mà con cái của
họ bị mắc phải do sử dụng sữa nhiễm melamine. Năm 2010, anh đã bị kết án hai năm rưỡi tù giam về tội “Gây rối trật tự xã hội” sau khi anh tham gia tổ chức một cuộc gặp gỡ với các bậc phụ huynh và nhận lời phỏng vấn của báo chí.
Người dân Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng chất lượng “made in China”. Rốt cuộc, xuất khẩu bị hạn chế. Hơn nữa, với thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường được quản lý ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, ĐCSTQ cần phải cẩn thận hơn vì việc kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn nhiều so với thị trường trong nước. Do đó, có một hiện tượng đặc biệt ở thị trường nội địa, đó là hàng xuất khẩu bán chạy hơn khi nhập ngược về Trung Quốc.
Cách làm này vi phạm về cơ bản các nguyên tắc quản lý chất lượng hiện đại. Nhưng ĐCSTQ đã làm điều này trong nhiều năm. Năm 2007, năm xảy ra cuộc khủng hoảng chất lượng “made in China” đầu tiên, các quan chức Trung Quốc đã đưa ra hai bộ dữ liệu về tỷ lệ chất lượng sản phẩm. Một là tỷ lệ đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong nước là 85,1%; hai là trong vài năm qua, thực phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang hơn 200 quốc gia và khu vực có tỷ lệ đủ điều kiện trên 99%. Khoảng cách là khoảng 15 phần trăm.
Hai số liệu thống kê này cho thấy rõ rằng ĐCSTQ không quan tâm đến người dân của mình. Các khẩu hiệu tuyên truyền của chế độ như “xây dựng Đảng vì quần chúng, vì nhân dân phục vụ”, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc tạo nên “kỳ tích kinh tế”, “xây dựng một xã hội khá giả toàn diện” và “thịnh vượng chung” tất cả chỉ là vô nghĩa.
Nếu bạn vẫn chưa biết ĐCSTQ là gì, hãy xem cách nó xử lý COVID-19 khi dịch bệnh bí ẩn bùng phát lần đầu ở thành phố Vũ Hán vào năm ngoái. Cách xử lý thất bại của nó đối với sự bùng phát đã gây ra một đại dịch toàn cầu. Và các sản phẩm PPE không đạt tiêu chuẩn từ Trung Quốc không tạo ra nhiều sự khác biệt trong việc cứu sống sinh mạng của người dân trên khắp thế giới.
Tác giả: Wang He có bằng thạc sĩ luật và lịch sử, đồng thời đã nghiên cứu về phong trào chủ nghĩa xã hội quốc tế. Ông từng là giảng viên đại học và là giám đốc điều hành của một công ty tư nhân lớn ở Trung Quốc. Wang hiện sống ở Bắc Mỹ và đã xuất bản các bài bình luận về các vấn đề thời sự và chính trị của Trung Quốc kể từ năm 2017.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thanh Hương
‘Quyền tối cao lượng tử’: Trung Quốc tuyên bố có máy tính lượng tử nhanh hơn máy của Google 10 tỷ lần
Bình luậnThủy Tiên
Hệ thống Jiuzhang của Trung Quốc được các nhà nghiên cứu nước này cho rằng có khả năng xử lý nhanh hơn máy tính lượng tử 53 qubit do Google phát triển 10 tỷ lần – tạo ra kết quả trong vài phút, trong khi siêu máy tính mạnh thứ ba thế giới phải mất hơn 2 tỷ năm nỗ lực tính toán.
Quyền tối cao lượng tử
Năm ngoái, Google đã giành được sự hoan nghênh quốc tế khi máy tính lượng tử nguyên mẫu của họ đã hoàn thành một phép tính trong vài phút – mà các nhà nghiên cứu của Google ước tính một siêu máy tính có thể cần 10.000 năm để tính toán. Điều đó đáp ứng định nghĩa về “quyền tối cao lượng tử” — thời điểm một cỗ máy lượng tử làm được điều gì đó mà một máy tính thông thường không thực hiện được.
Vào ngày 3/10, nhóm nghiên cứu lượng tử hàng đầu của Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu mới trên tạp chí Khoa học, có tiêu đề “Lợi thế tính toán lượng tử bằng cách sử dụng các photon” – phác thảo cách một nguyên mẫu máy tính lượng tử phát hiện tới 76 photon thông qua lấy mẫu boson Gaussian (GBS), một thuật toán mô phỏng tiêu chuẩn.
Tân Hoa Xã cho biết thêm rằng khả năng xử lý các vấn đề phức tạp của nó nhanh hơn theo cấp số nhân so với hầu hết các siêu máy tính.
Hệ thống có tên Jiuzhang đã tạo ra kết quả trong vài phút trong khi siêu máy tính mạnh thứ ba thế giới phải mất hơn 2 tỷ năm nỗ lực tính toán. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên mẫu của họ xử lý nhanh hơn 10 tỷ lần so với máy tính lượng tử 53 qubit do Google phát triển.
Thành tựu này cho thấy Trung Quốc đang có một bước nhảy vọt về lượng tử, hay còn được gọi là “quyền tối cao lượng tử”.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc do Jian-Wei Pan dẫn đầu – được hưởng lợi từ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để nghiên cứu chuyên sâu hơn trong công nghệ lượng tử. Thành tựu của họ bao gồm: chứng minh việc sử dụng mã hóa lượng tử trên các khoảng cách phá kỷ lục, sử dụng vệ tinh được thiết kế đặc biệt cho liên lạc lượng tử để đảm bảo cuộc gọi video giữa Trung Quốc và Áo.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cũng đã sử dụng một bài kiểm tra thống kê để khẳng định sự vượt trội về lượng tử. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng siêu máy tính sẽ cần hơn 2 tỷ năm để làm những gì Jiuzhang đã làm trong hơn 3 phút.
Liệu Hoa Kỳ có thể gặp bất lợi trong cuộc chiến giành ‘quyền tối cao lượng tử’?
Hai hệ thống hoạt động khác nhau. Google xây dựng các mạch lượng tử bằng cách sử dụng kim loại siêu dẫn, siêu lạnh, trong khi nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, ghi lại kết quả của họ bằng cách điều khiển các hạt photon, các hạt ánh sáng.
Google và các đối thủ bao gồm IBM, Microsoft, Amazon, Intel và một số công ty khởi nghiệp lớn đều đã chi mạnh vào việc phát triển phần cứng điện toán lượng tử trong những năm gần đây. Google và IBM cung cấp quyền truy cập vào các nguyên mẫu mới nhất của họ qua internet, trong khi các nền tảng đám mây của Microsoft và Amazon đều lưu trữ một loạt các phần cứng lượng tử từ những công ty khác, bao gồm cả Honeywell.
Sức mạnh tiềm tàng của máy tính lượng tử bắt nguồn từ các khối xây dựng cơ bản của chúng, được gọi là qubit.
Weedbrook, người đã đưa các nguyên mẫu đầu tiên của mình lên mạng cho những khách hàng đầu tiên vào tháng 9/2020 với tối đa 12 qubit, cho biết nhóm của anh có thể tạo ra nhiều thiết bị linh hoạt hơn Jiuzhang.
Lu Chaoyang, giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc của nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ cũng đang làm việc trên các phiên bản lớn hơn của Jiuzhang.
Chính phủ của Tập Cận Bình đang xây dựng Phòng thí nghiệm Quốc gia trị giá 10 tỷ USD cho Khoa học Thông tin Lượng tử – như một phần của một nỗ lực lớn trong lĩnh vực này.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
Tài liệu mật tiết lộ ĐCSTQ thao túng dư luận về đại dịch Viêm phổi Vũ Hán
Bình luậnĐông Phương
Sau khi Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát dịch bệnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nghiêm ngặt che giấu sự thật về đại dịch từ trên xuống dưới. Một lượng lớn tài liệu mật mà giới truyền thông Hoa Kỳ thu được cho thấy ĐCSTQ đã hạn chế thông tin về dịch bệnh kể từ đầu tháng 1 năm nay.
Trang tiếng Trung của The New York Times đưa tin ngày 19/12, tờ báo này đã thu được hàng nghìn chỉ thị mật của chính phủ ĐCSTQ và các tài liệu khác. Những tài liệu này tiết lộ chi tiết rằng Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (Cyberspace Administration of China, CAC) đã giúp chính quyền ĐCSTQ định hướng dư luận trên mạng Internet trong thời kỳ đại dịch.
Theo bài báo, CAC đã bắt đầu kiểm soát thông tin dịch bệnh ngay từ tuần đầu tiên của tháng Một. Một chỉ thị từ cơ quan này yêu cầu các trang tin tức chỉ được đưa tin theo quan điểm và cách xử trí của chính phủ, không được phép so sánh dịch bệnh lần này với dịch SARS gây chết người ở Trung Quốc và các nơi khác vào năm 2002, ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa hai trận dịch này.
Vào đầu tháng 2, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường quản lý các kênh truyền thông kỹ thuật số tại một cuộc họp cấp cao. Văn phòng của CAC trên toàn Trung Quốc đã liên tục có các hành động để kiểm soát thông tin trong nước và gây “ảnh hưởng tích cực đến dư luận quốc tế”.
ĐCSTQ đã chỉ thị, “Không sử dụng các tiêu đề như ‘không cách nào chữa khỏi’, ‘gây chết người’,… để ngăn chặn sự hoảng loạn trong xã hội”. Một chỉ thị khác nêu rõ rằng khi đưa tin về các hạn chế di chuyển và đi lại, không được sử dụng từ “phong tỏa”. Ngoài ra còn có nhiều chỉ thị nhấn mạnh rằng không nên tuyên truyền tin tức tiêu cực về virus.
Khi dịch bùng phát trong nhà tù, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã yêu cầu các văn phòng phụ trách không gian mạng địa phương giám sát chặt chẽ vấn đề để ngăn chặn việc “gây chú ý ở nước ngoài”.
Khi nước ngoài quyên góp vật tư y tế cho Trung Quốc, ĐCSTQ cũng chỉ thị cho các kênh truyền thông đại lục tránh hình thành “ấn tượng sai lầm [rằng Trung Quốc] phải dựa vào các khoản tài trợ nước ngoài”.
Khi người tố cáo – bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng (Li Wenliang) qua đời ở Vũ Hán vào tối ngày 6/2, người dân đại lục trở nên sôi sục, và mạng xã hội có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của Cục Quản lý Không gian mạng.
Bài báo cho biết, sau đó cơ quan kiểm duyệt của ĐCSTQ đã được tăng cường hơn nữa. Cơ quan này đã ban hành chỉ thị mật cho người phụ trách tuyên truyền địa phương và các cơ quan báo chí để cảnh báo rằng, cái chết của bác sĩ Lý mang lại “những thách thức chưa từng có” và có thể kích hoạt “hiệu ứng cánh bướm”, vậy nên các quan chức phải nỗ lực để trấn áp tin tức tiêu cực và giành lại quyền khống chế dư luận.
Họ đã ra lệnh cho các trang web tin tức không đưa ra gợi ý hay thông báo tin về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng cho độc giả. Họ yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xóa dần cái tên Lý Văn Lượng khỏi mục từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Họ cũng huy động một lượng lớn các dư luận viên mạng, hay còn được biết đến với tên gọi “đội quân 50 xu”, đi bình luận “dạo” khắp các trang mạng xã hội để phân tán sự chú ý của người dân, và nhấn mạnh cần phải hành động thận trọng: “Các dư luận viên mạng phải chú ý che giấu danh tính trong quá trình đấu tranh dẫn dắt [dư luận], phải thể hiện hiệu quả tác chiến nhẹ nhàng lặng lẽ mà làm cho thấm nhuần”.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Tiếp tay đàn áp nhân quyền: Alibaba tạo ra hệ thống ‘nhận dạng khuôn mặt’ để phát hiện người Duy Ngô Nhĩ
Bình luậnTrần Đức
Alibaba Group Holding Ltd thừa nhận hôm thứ Năm (17/12) rằng họ đã phát triển phần mềm “nhận dạng khuôn mặt” – nhằm xác định các cá nhân là thành viên của dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc – tiếp tay cho những vi phạm nhân quyền “bất tận” của chính quyền Trung Quốc
Tiết lộ này được đưa ra, chỉ một tuần sau khi có báo cáo cho biết Huawei – một công ty đa quốc gia khác có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng đã phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giúp cảnh sát và chính quyền Trung Quốc xác định người Duy Ngô Nhĩ, được gọi là hệ thống “cảnh báo người Duy Ngô Nhĩ”.
Alibaba tiếp tay ‘kiểm soát’ người Duy Ngô Nhĩ
Người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, phần lớn theo đạo Hồi, cư trú ở Tân Cương, tỉnh lớn nhất Trung Quốc. ĐCSTQ đã xây dựng hơn 1.000 trại tập trung khắp Tân Cương để “làm nơi ở mới” cho các thành viên của cộng đồng này. Các ước tính gần đây nhất cho thấy số lượng người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại tập trung là vào khoảng hai triệu người.
Bên ngoài các trại, một nghiên cứu được công bố trong tuần này tiết lộ rằng nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ khác đang bị buộc phải làm việc hàng giờ để hái bông – mặt hàng này sau đó được bán trên toàn thế giới thông qua sản phẩm quần áo của các thương hiệu đa quốc gia nổi tiếng.
Alibaba thừa nhận họ sở hữu phần mềm này vào thứ Năm, nhưng tuyên bố rằng các giám đốc điều hành không biết điều này. Theo một tuyên bố được công bố, vị giám đốc điều hành Alibaba cảm thấy “kinh hoàng” khi biết công nghệ này tồn tại.
“Chúng tôi không và sẽ không cho phép công nghệ này được sử dụng để nhắm mục tiêu hoặc xác định các nhóm dân tộc cụ thể”, Alibaba cam kết và nói thêm rằng sản phẩm như vậy không được bán cho khách hàng, và cho rằng chúng chỉ được sử dụng trong “môi trường thử nghiệm”.
Alibaba đưa ra tuyên bố của mình sau tiết lộ của công ty nghiên cứu IPVM, một tổ chức của Mỹ, theo The Guardian.
“Công nghệ này có thể được sử dụng để xác định các video do một người Duy Ngô Nhĩ quay và tải lên, gắn cờ các video đó để chính quyền phản hồi hoặc gỡ xuống”, The Guardian cho biết thêm.
Dịch vụ nhận dạng sắc tộc – Tội ác vi phạm nhân quyền trắng trợn
Theo nghiên cứu của IPVM, trang web Trung Quốc của Alibaba đã tiết lộ cho khách hàng – những trang web mua phần mềm của Alibaba – cách họ có thể sử dụng tính năng công nghệ, được tích hợp trong dịch vụ đám mây, để xác định các nhóm dân tộc thiểu số. Nó bao gồm một hướng dẫn từng bước và được nhắm mục tiêu cụ thể để tìm kiếm người Duy Ngô Nhĩ.
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ bằng cách gửi ảnh của các cá nhân và hệ thống sẽ gửi “cảnh bảo” cho bức ảnh – nếu có khả năng người trong ảnh là một phần của nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Dịch vụ nhận dạng sắc tộc là một phần của sản phẩm có tên “Cloud Shield”, sản phẩm này sẽ nhận dạng “văn bản, hình ảnh, video và giọng nói chứa nội dung khiêu dâm, chính trị, bạo lực khủng bố, quảng cáo và spam, đồng thời cung cấp xác minh, đánh dấu, cấu hình tùy chỉnh và các khả năng khác”.
Trong một báo cáo tuần trước, IPVM đã xác định một hệ thống tương tự do Huawei phát triển. Theo công ty Mỹ này, phiên bản “báo động Duy Ngô Nhĩ” của Huawei sẽ gửi thông báo nếu camera an ninh xác định được những người Duy Ngô Nhĩ có mặt trong tầm nhìn. Theo IPVM, ít nhất 12 sở cảnh sát Trung Quốc đã kích hoạt chương trình nhận dạng người Duy Ngô Nhĩ.
IPVM đã chứng thực nghiên cứu của mình khi cho biết họ đã có được các tài liệu có chữ ký của các quan chức trong Huawei, một số tài liệu đã xuất hiện công khai trên trang web của Huawei, được gắn nhãn “bí mật”.
‘Tái thiết xã hội’ hay tội ác diệt chủng
Theo Washington Post, Huawei và công ty đối tác của họ như Megvii, Alibaba, đã tuyên bố rằng sản phẩm được đề cập không được “ứng dụng trong thế giới thực”; và công nghệ nhận dạng khuôn mặt này đã được sử dụng như “một bài kiểm tra” về khả năng của các sản phẩm của họ.
Dưới thời Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã mở rộng đáng kể các hoạt động đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ, nổi bật nhất là thông qua việc thành lập các trại tập trung. Một số ít người sống sót và trốn thoát khỏi các trại, và kể về kinh nghiệm của họ rằng các quan chức ĐCSTQ ở đó buộc người Duy Ngô Nhĩ học tiếng Quan Thoại, hát các bài hát ca ngợi ông Tập Cận Bình và từ bỏ đạo Hồi – thông qua các hành động như cưỡng ép ăn thịt lợn.
Nhiều người nói rằng họ phải chịu sự tra tấn cực độ, bao gồm tra tấn bằng điện giật và hãm hiếp. Phụ nữ bị triệt sản một cách có hệ thống, buộc phải phá thai hoặc giết con của họ. Một số cho biết họ phải kiểm tra y tế nhằm xác định mức phù hợp với việc mổ cướp nội tạng sống.
Báo cáo của học giả Adrian Zenz được công bố trong tuần này tiết lộ rằng có tới nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ bị buộc phải hái bông, và chỉ được trả một ít tiền hoặc không được trả công.
Ông Zenz cho biết ĐCSTQ đã sử dụng các ứng dụng điện thoại di động để xác định những người Duy Ngô Nhĩ mà họ có thể đưa vào các chương trình hái bông “xóa đói giảm nghèo”; các quan chức của ĐCSTQ sẽ theo dõi những gia đình ở khu vực người Duy Ngô Nhĩ và chuyển thông tin cho cấp trên của họ – được sử dụng để lựa chọn các cá nhân thực hiện công việc.
Ông Zenz cho biết thêm rằng các công nhân nhà máy làm việc và sống trong các khu nhà như các ký túc xá – trong môi trường được nhà nước kiểm soát dễ dàng hơn những người chăn gia súc hoặc nông dân. Cưỡng ép người Duy Ngô Nhĩ thành lao động làm công ăn lương toàn thời gian – đã trở thành nền tảng của dự án “tái thiết xã hội mang tính cưỡng chế” của nhà nước Trung Quốc.
Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng bằng chứng gia tăng về các vụ lạm dụng chống lại người Duy Ngô Nhĩ cho thấy một chiến dịch diệt chủng – một nỗ lực nhằm xóa bỏ sự tồn tại của họ.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) – tòa án xử lý các cáo buộc diệt chủng, đã bác đơn khiếu nại chống lại ĐCSTQ trong tuần này, tuyên bố rằng ĐCSTQ không phải là một bên ký kết quy chế Rome tạo ra ICC, vì vậy tòa không có quyền tài phán về vấn đề này.
Trần Đức
Theo breitbart
Ông Tập Cận Bình vừa phong hàm cho 4 Thượng tướng, cho thấy một số vấn đề trong nội bộ ĐCS Trung Quốc
Bình luậnĐông Phương
Hôm 18/12, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ tịch Quân ủy, đã phong quân hàm cho 4 Thượng tướng.
Các Thượng tướng vừa được thăng chức là: Quách Phổ Hiệu (Guo Puxiao) – Chính ủy Bộ Bảo đảm Hậu cần Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, Trương Húc Đông (Zhang Xudong) – Tư lệnh Chiến khu Tây Bắc, Lý Vỹ (Li Wei) – Chính ủy Lực lượng Chi viện chiến lược, và Vương Xuân Ninh (Wang Chunning) – Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang.
Phóng viên của The Epoch Times nhận thấy rằng việc ông Tập Cận Bình thăng chức cho 4 tướng đã tiết lộ “một số bí mật” của quân đội Trung Quốc.
Trước hết, đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc công khai công bố chức vụ mới của 4 Thượng tướng.
Năm 2017, ông Quách Phổ Hiệu giữ chức vụ Phó chính ủy Chiến khu Trung ương kiêm Chính ủy Lực lượng Không quân, hiện đã kế nhiệm ông Trương Thư Quốc (Zhang Shuguo) làm Chính ủy Bộ Bảo đảm Hậu cần.
Ông Trương Húc Đông giữ chức Phó chỉ huy Chiến khu Trung ương vào năm 2018 và bây giờ thay thế ông Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi) làm Tư lệnh Chiến khu Tây Bộ.
Ông Lý Vỹ giữ chức vụ Chính ủy Quân khu Tân Cương vào năm 2018 và bây giờ kế nhiệm ông Trịnh Vệ Bình (Zheng Weiping) làm Chính ủy Lực lượng Chi viện chiến lược.
Ông Vương Xuân Ninh làm Tư lệnh của Quân khu Vệ Thú Bắc Kinh từ năm 2016, và bây giờ kế nhiệm ông Vương Ninh (Wang Ning) làm Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang.
Thứ hai, ông Trương Thư Quốc, cựu Chính ủy Bộ Bảo đảm Hậu cần, người vừa bị ông Quách Phổ Hiệu lên thay, có thể đã bị điều tra.
Trong số 4 người bị cách chức kể trên, ông Triệu Tông Kỳ, Trịnh Vệ Bình và Vương Ninh đều đã ở tuổi nghỉ hưu 65, nhưng ông Trương Thư Quốc mới 60 tuổi.
Vào năm 2019, có thông tin cho rằng ông Trương Thư Quốc đang bị điều tra.
Vào tháng 1/2019, ông Trương liên tiếp vắng mặt trong một số cuộc họp quan trọng của quân đội, của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương ĐCSTQ. Tuy nhiên vào tháng 9/2019, ông Trương đã xuất hiện trong danh sách đưa tang ông Tôn Đại (Sun Da), nguyên Chính ủy Tổng cục Hậu cần.
Tờ Ming Pao (Minh Báo) của Hong Kong từng đưa tin, việc ông Trương Thư Quốc bị điều tra có thể liên quan đến ông Trương Dương (Zhang Yang), cựu Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, người đã ngã ngựa và tự sát; có thông tin cho rằng ông Trương đã hối lộ ông Dương vài triệu nhân dân tệ để được thăng chức.
Ngoài ra, vào trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 ĐCSTQ năm 2017, ông Trương Thư Quốc vốn được “bầu chọn” làm đại biểu trong quân đội nhưng sau đó bị phát hiện có “vấn đề không phù hợp để làm đại biểu” nên đã bị hủy bỏ.
Thứ ba, ông Tập Cận Bình không cười khi trao quân hàm, có thể thấy nội bộ ĐCSTQ vẫn tiếp tục tranh đấu.
Nhà bình luận chính trị hiện tại Dương Uy (Yang Wei) chỉ ra rằng, trong video trao quân hàm chính thức vào ngày 18/12 không thấy ông Tập cười, điều này khiến buổi lễ vốn đã có quy mô nhỏ trông lại càng tiêu điều.
Các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã đăng một bài viết vào ngày 16/12 với tiêu đề “Tôn sùng Mỹ, quỳ trước Mỹ – căn bệnh thoái hóa xương cần phải trị!”, một lần nữa tiết lộ rằng trong ĐCSTQ có người ‘tôn sùng Mỹ’, cho thấy nội bộ chính quyền này không “đồng điệu”.
Ông Dương Uy cho rằng, ông Tập Cận Bình có lẽ vô cùng lo lắng khi phải đối mặt với một cuộc đấu đá nội bộ mới trong ĐCSTQ, vì vậy ông ta lại một lần nữa dùng phương thức trao quân hàm để cảnh báo phái đối lập trong đảng.
Thứ tư, ông Tập Cận Bình lo lắng quân đội sẽ gây hỗn loạn nên mới để ‘hồng nhị đại’ Vương Xuân Ninh làm chỉ huy cảnh sát vũ trang?
Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Xuân Ninh mới được bổ nhiệm là thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ. Cha của ông là Vương Vĩnh Minh (Wang Yongming), gia nhập ĐCSTQ năm 1947, từng là Phó chính ủy kiêm Bí thư Ủy ban Kỷ luật Quân khu Nam Kinh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu Nam Kinh, mang quân hàm Trung tướng. Ông mất tháng 8/1994.
Trong vài thập kỷ qua, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang của ĐCSTQ đều bị phái Giang Trạch Dân kiểm soát. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 18, ông đã điều tra Vương Kiến Bình (Wang Jianping), cựu Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát vũ trang, và sau đó chuyển quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang cho Quân ủy Trung ương do ông phụ trách.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, mặc dù ông Tập Cận Bình đã thu quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang về tay Quân ủy, nhưng lực lượng cảnh sát vũ trang dường như luôn là một mối lo trong lòng ông ta, lo lắng rằng họ sẽ làm ngược lại cấp trên và gây rắc rối. Vì vậy, ông Tập đã để hậu duệ quân đội Vương Xuân Ninh tiếp quản lực lượng này.
Tuy nhiên, ngoại giới nhận thấy rằng kể từ sau Đại hội đảng 19 của ĐCSTQ, các ‘hồng nhị đại’ đã liên tục công khai phản đối và cáo buộc các chính sách đối nội và đối ngoại của ông Tập Cận Bình.
Thứ năm, không phải tất cả các tướng do Tập Cận Bình đề bạt là người của ông ta.
Phóng viên The Epoch Times đã kiểm tra thông tin và phát hiện rằng 4 vị tướng vừa được ông Tập Cận Bình phong quân hàm Thượng tướng, trước đó quân hàm Trung tướng của họ cũng là do ông Tập trao tặng. Tuy nhiên, cấp bậc Thiếu tướng của họ về cơ bản đều do các quan chức đã ngã ngựa thuộc phái Giang như Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và Từ Tài Hậu (Xu Caihou) phong cho khi họ còn phụ trách quân đội.
Trong vài thập kỷ qua, quân đội ĐCSTQ đã bị kiểm soát bởi phái Giang. Mặc dù ông Tập không ngừng giành lại quyền lực quân sự sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, và bắt giữ Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu cùng nhiều sĩ quan khác thuộc phái Giang, nhưng vì phái Giang đã nắm giữ quân đội trong mấy chục năm qua, nên nhân sự của họ được trải đều trên tất cả các phương diện của quân đội.
Một trong những ví dụ dễ nhận thấy nhất là Trương Thư Quốc, người hiện không rõ tung tích, quân hàm Trung tướng của ông ta cũng là do ông Tập Cận Bình phong vào năm 2016, nhưng quân hàm Thiếu tướng của ông lại được trao vào năm 2008 dưới các nhiệm kỳ của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Ngoại giới đồn đoán rằng ông này bị điều tra vì có dính líu đến vụ án Trương Dương, người thuộc phái Giang.
Ấn Độ yêu cầu COC không gây tổn hại quyền lợi các nước ngoài Biển Đông
Trọng Thành
Áp lực của Bắc Kinh với khối ASEAN trong đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông là mối quan ngại hàng đầu của New Delhi. Hôm qua, 21/12/2020, trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với đồng nhiệm Việt Nam, thủ tướng Ấn Độ đã kêu gọi đàm phán COC phải hướng đến bảo đảm công bằng lợi ích của tất cả các bên.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời của thứ trưởng bộ Ngoại Giao Ấn Độ, bà Riva Ganguly Das, cho biết: ‘‘Thủ tướng (Ấn Độ) nhấn mạnh là Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông không được gây tổn hại đến quyền lợi của các quốc gia khác trong khu vực”. Theo quan chức ngoại giao Ấn Độ, lãnh đạo Ấn Độ và Việt Nam khẳng định một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh, tự do, rộng mở và không loại trừ ai, dựa trên luật pháp là có lợi cho tất cả.
Lãnh đạo Ấn – Việt cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trên biển, đặc biệt là Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Lập trường của hai bên được công bố trong “Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam – Ấn Độ về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân”, ra mắt sau thượng đỉnh, văn kiện được coi là có ý nghĩa định hướng cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trong những năm tới.
Tuyên bố Việt – Ấn nhấn mạnh đến việc “không quân sự hóa” Biển Đông, cũng như tầm quan trọng của việc “kiềm chế” tránh để căng thẳng leo thang, khiến tình hình thêm phức tạp. Riêng về Bộ Quy Tắc COC, quan điểm của lãnh đạo Ấn Độ và Việt Nam là thống nhất. Hai bên cùng kêu gọi đàm phán COC cần hướng đến một bộ tắc “có thực chất và hiệu quả”, cụ thể là COC phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước UNCLOS, không xâm hại đến quyền lợi của các quốc gia không tham gia đàm phán.
Theo nhiều nhà quan sát, trong những năm vừa qua, trong quá trình đàm phán về Bộ Quy Tắc COC, Bắc Kinh liên tục gây áp lực, để giới hạn sự tham gia của các nước bên ngoài vào Biển Đông, đặc biệt trong các hoạt động diễn tập, thao dượt quân sự với các quốc gia ASEAN tại vùng biển này.
PUBLICITÉ
Vẫn liên quan đến Biển Đông, theo thông báo của Hạm Đội 7, Hoa Kỳ, hôm nay, 22/12 tàu sân bay USS John S. McCain tiến hành cuộc tuần tra “bảo vệ tự do hàng hải’’ ở khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là một trong những nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia ven Biển Đông. Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận bảo vệ tự do hàng hải và trên không ở Biển Đông để phản đối yêu sách chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ vùng biển này.
0 comments