Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 18/06/2020

Thursday, June 18, 2020 7:37:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 18/06/2020

Kịch bản nào trong vụ Hồ Duy Hải sẽ cứu nền tư pháp Việt Nam? – Diễm Thi, RFA

Quốc Hội lên tiếng
Tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp quốc hội ngày 16 tháng 6 với sự tham gia của gần 40 thành viên, đa số thành viên Uỷ ban Tư pháp kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, theo đúng thẩm quyền tại Điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Điều 404 nêu rõ, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
Như vậy, để Hội đồng Thẩm phán mở phiên họp xem xét lại quyết định hôm 8 tháng 5 (không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm), thì cần ít nhất 1 trong bốn cơ quan đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nhận định:
“Vụ án đó giờ đã lên đến tột đỉnh rồi. Tranh chấp quyết liệt giữa Viện Kiểm sát Tối cao và Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Bây giờ đương trình tới Quốc hội nên cũng đang chờ xem Quốc hội có ý kiến thế nào. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của nước CHXHCNVN có một vụ án lớn chuyện, đình đám như thế. Khả năng sẽ như thế nào thì cũng khó đoán!
Theo luật sư Trần Quốc Thuận, tại phiên giám đốc thẩm kết thúc hôm 8 tháng 5, tất cả 17 vị đều giơ tay đồng thuận từng vấn đề một, tất cả ba lần. Tất cả những người đó đều phải chịu trách nhiệm cá nhân cho quyết định của mình.
Nó cần phải có sự thay đổi quan điểm, cần có sự tác động đúng một số quyết tâm về chính trị. Mà sự quyết tâm này lại không nằm ở ngành tòa án. Nó nằm bên phía Ba Đình, là cơ quan đầu não của tổ chức đảng. – LS Đặng Đình Mạnh
Nhà báo, nhà quan sát thời cuộc Nguyễn An Dân cho biết ông nghiên cứu sâu về cả luật pháp lẫn chính trị, và ông thấy rằng Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phải đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó tiến tới cải cách hệ thống tòa án tối cao bằng cách dần dần thuyên chuyển,
xử lý kỷ luật từng người để giải tán Hội đồng Thẩm phán cũ, lập Hội đồng Thẩm phán mới tiến bộ hơn một chút. Đây là vấn đề tồn vong của chế độ. Ông phân tích:
“Hiện giờ đảng đang có nhu cầu chấn chỉnh tư pháp để giữ lại niềm tin của người dân. Không thì sụp đổ chế độ thật. Đảng không sợ những người ở giai tầng thấp cổ bé họng như anh Hồ Duy Hải biết đảng sai. Đảng chỉ sợ những người ở tầng lớp trung lưu, thị dân và giới có hiểu biết. Đây là giới là nền tảng, là chỗ dựa của bất kỳ chế độ nào chứ không chỉ chế độ cộng sản.
Nó sẽ có kịch bản diễn ra gần giống như cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp thời xưa. Khi giới trung lưu, thị dân và giới quý tộc họ không tin vào pháp luật của một nhà nước nữa thì đó là dấu hiệu sụp đổ của một nhà nước. Đảng cộng sản Việt Nam phải tránh điều đó.”
Vụ án Hồ Duy Hải bắt đầu xảy ra từ năm 2008, tức đã 12 năm. Nhưng từ sau phiên giám đốc thẩm, vụ án nóng chưa từng có. Nhiều bản kiến nghị ra đời, giới trí thức lên tiếng không chỉ cho sinh mạng một con người, mà còn cho cả nền tư pháp Việt Nam hiện nay. Họ nhận thức được rằng, nếu những phiên tòa bất chấp pháp luật, bất chấp luật tố tụng hình sự tiếp tục diễn ra mà được cấp cao nhất là Hội đồng Thẩm phán bao che thì mọi người dân Việt Nam đều là những “tử tù dự bị”, chứ không chỉ Hồ Duy Hải hôm nay.
Tối 14 tháng 5, một bản kiến nghị đòi công lý cho Hồ Duy Hải được công khai trên mạng xã hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm. Nếu phát hiện sai sót nghiêm trọng, Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các thành viên Hội đồng thẩm phán, bầu chánh án và phê chuẩn các thẩm phán mới.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định về hành động của Ủy ban Tư pháp Quốc hội chiều 16 tháng 6 về vụ án Hồ Duy Hải:
“Việc này thì có lẽ ban đầu Hội đồng Thẩm phán cũng không ngờ cái phản ứng của công luận nó lớn và sâu rộng đến mức độ như vậy. Nhưng sau nhưng phản ứng như vậy và sau động tác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội thì tôi nghĩ họ phải xem lại vấn đề. Nếu họ không xem lại thì chắc bên đảng cũng phải xem lại. Mà khi đảng xem lại thì vấn đề sẽ phải thay đổi.
Nó cần phải có sự thay đổi quan điểm, cần có sự tác động đúng, một sự quyết tâm về chính trị. Mà sự quyết tâm này lại không nằm ở ngành tòa án. Nó nằm bên phía Ba Đình, là cơ quan đầu não của tổ chức đảng.”

Kết quả sẽ ra sao?
Để Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao mở phiên họp để xem xét lại quyết định hôm 8 tháng 5 theo Điều 404 BLHS thì cần đến bốn cơ quan yêu cầu, kiến nghị. Đó là Ủy ban thường vụ Quốc hội; Ủy ban tư pháp của Quốc hội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Kết quả chưa biết ra sao nhưng theo ghi nhận của RFA thì dư luận không tin sẽ có một kết quả công bằng cho Hồ Duy Hải nếu Hội đồng Thẩm phán vẫn giữ nguyên nhân sự như hiện nay.
Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm của ông:
“Nếu bây giờ có ngồi xét xử lại thì không thể chỉ thay ông chủ tọa mà phải thay hết 17 người đó. Trong luật tổ chức cũng như trong Hiến pháp chưa có dự liệu đó. May ra thì để cho ‘dịu’, mọi người tự hiểu với nhau thì ông Chủ tịch nước sẽ tuyên bố giảm án tử hình xuống chung thân. Chung thân mà được giảm án xuống 20 năm, thi hành án được 20 năm thì được ra.”
Với lệnh ân xá như vậy thì rõ ràng cơ quan tư pháp vẫn giữ được thể diện của mình là không chấp nhận sai và công chúng thì phần nào thỏa mãn là Hồ Duy Hải thoát án tử hình. – LS. Đặng Đình Mạnh
Nhà báo Nguyễn An Dân thì khẳng định, nếu vẫn duy trì 17 vị này thì việc xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải không còn quan trọng nữa. Những người đang quan sát đảng về việc này họ mong muốn một điều cao hơn, đó là sự cải tổ toàn diện ngành tòa án Việt Nam. Xa hơn nữa là cải tổ các hoạt động của tư pháp Việt Nam. Họ đấu tranh cho Hồ Duy Hải vì nhìn thấy rằng, hôm nay bắn được Hải thì ngày mai sẽ bắn được họ. Ông dự đoán:
“Sau này Giám đốc thẩm sẽ hủy quyết định lần trước và đưa vụ này về tòa án Long An xét xử lại từ đầu. Lúc đó tòa án Long An sẽ nhận được “mật chỉ” và sẽ xử lại công tâm và khách quan. Nó không liên quan đến vấn đề của tòa án tối cao. Trong lúc đó người ta tiếp tục cải tổ hệ thống tòa tối cao.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa ra một kịch bản mà ông gọi là một “kịch bản hoàn hảo” cho vụ này:
“Theo kịch bản này, có thể cơ quan tư pháp, tức ngành tòa án vẫn sẽ kiên quyết giữ bằng được quan điểm của mình. Khi đó Hồ Duy Hải chỉ còn một cửa duy nhất là xin Chủ tịch nước ân xá. Khi ân xá như
vậy là mặc nhiên chấp nhận mình có tội. Sau đó ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là chủ tịch nước sẽ ban hành lệnh ân xá.
Với lệnh ân xá như vậy thì rõ ràng cơ quan tư pháp vẫn giữ được thể diện của mình là không chấp nhận sai và công chúng thì phần nào thỏa mãn là Hồ Duy Hải thoát án tử hình.”
Một số cột mốc đáng chú ý của vụ án xin được nhắc lại: Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Năm 2014, trước phản đối của dư luận trong nước và quốc tế cũng như Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Công lý cần được thi hành là mong muốn của mọi người quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/which-scenario-saved-the-vns-judiciary-in-the-hdh-case-dt-06172020135209.html

VN: Khởi tố 3 cán bộ, làm việc

với ông Tất Thành Cang trong vụ án kinh tế lớn

Công an TP HCM khởi tố 3 người và làm việc với ông Tất Thành Cang liên quan đến các sai phạm kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an TP HCM hôm 17/6 đã thi hành lệnh khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các ông Đỗ Công Hiệp, 47 tuổi, kế toán trưởng Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco); Trần Công Thiện, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (TACONVES).
Riêng bị can Huỳnh Phước Long, 53 tuổi, nguyên chuyên viên Văn phòng Thành ủy TP HCM, nguyên thành viên HĐQT Sadeco, được cho tại ngoại.
Trước đó, ông Thiện đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM bắt giữ vì có sai phạm trong việc chuyển nhượng 32 ha đất công đã đền bù cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, báo Thanh Niên đưa tin.
Cả 3 bị can đều bị khởi tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?
Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ TBT Trọng?
‘Gửi hồ sơ Tất Thành Cang ra trung ương’
Liên quan đến vụ án, giữa tháng 5/2019, công an cũng đã khởi tố, bắt giam ông Tề Trí Dũng – Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc – Tổng giám đốc Sadeco cùng về về tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, theo báo Vietnamnet.
Sadeco là công ty liên kết, mỗi năm mang lại lợi nhuận lớn cho IPC. Tuy nhiên, “vào thời điểm đỉnh cao lợi nhuận, tài sản nhà nước tại Sadeco đã bị lũng đoạn, tư nhân thâu tóm với sự can dự trực tiếp của Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc”, báo Thanh Niên dẫn kết luận của cơ quan điều tra cho hay.
Cũng theo tờ báo này, ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành ủy có Văn bản số 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang “chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”.
Báo Vietnamnet còn cho biết trong quá trình điều tra, công an đã làm việc với ông Tất Thành Cang – nguyên phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – để làm rõ các thông tin liên quan.
Vụ việc liên quan tới công ty IPC là một trong những vụ án lớn trong đó nhiều cán bộ tại TP.HCM bị phát hiện có sai phạm.
Gần đây, nhiều cựu lãnh đạo thành phố này cũng đã đi tù hoặc bị phê bình, kỷ luật với nhiều mức độ khác nhau trong các vụ án và vụ việc khác.
Cựu phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài bị xét xử và đang bị đề nghị truy tố lần hai liên quan đến việc giao một khu đất vàng trên đường Lê Duẩn ở trung tâm thành phố.
Một cựu phó chủ tịch khác là ông Nguyễn Hữu Tín cũng bị xét xử và lãnh án bảy năm tù liên quan đến vụ án Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ.
Hồi tháng Ba, Bộ Chính trị cũng đã quyết định kỷ luật cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức Bí thư Thành uỷ TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015, tức xóa tư cách của ông này trong giai đoạn trên.
Ông Hải bị kỷ luật vì “đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Thành uỷ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện dự án đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53088736

Cao Đài chân truyền đối đầu với nhóm Cao Đài

quốc doanh ở Thánh thất Hiếu Xương

Sáng ngày 18-6-2020, một nhóm khoảng 60 người thuộc đạo Cao Đài do nhà nước dựng lên cùng với công an thường phục đến Thánh thất Hiếu Xương (hay còn gọi là Thánh thất Phú Lâm) ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên nhằm giành quyền cai quản nơi này nhưng vấp phải sự phản đối của nhóm Cao Đài chân truyền.
Chánh trị sự Nguyễn Hà, một chức sắc Cao Đài chân truyền đến Thánh thất Hiếu Xương để cùng với các đồng đạo bảo vệ nơi thờ phượng vào chiều cùng ngày cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
Vào sáng sớm ngày hôm nay phía Cao Đài quốc doanh do nhà nước hỗ trợ đến đây với mục đích mang Huấn lịnh bổ nhiệm của một vị chức sắc Cao Đài quốc doanh về đây để cai quản Thánh thất Hiếu Xương, do đó đồng đạo của Thánh thất Hiếu Xương, thuộc tỉnh Phú Yên cho anh em hay.
Thực tế kế hoạch của mình làm là đóng cổng không cho họ vô một số đông đồng đạo của mình ở trong chu vi của thánh thất.
Bên cạnh đó cũng có một số ở bên ngoài thánh thất để đối mặt với chính quyền và số Cao Đài quốc doanh họ nói nói về cái ý của họ là đạo nào, tôn giáo nào cũng theo luật pháp của nhà nước.
Cái cuộc cãi vã và tranh chấp với nhau ở trước cổng thánh thất thì diễn ra rất dài, thời gian diễn ra mấy tiếng đồng hồ, anh em chúng tôi cũng tranh luận với một số cán bộ.”
Theo Chánh trị sự Nguyễn Hà thì lúc 11 giờ trưa, nhóm người bên phía Cao Đài quốc doanh có trang bị máy quay phim chuyên nghiệp đã rút đi sau các cuộc tranh luận.
Chánh trị sự Cao Văn Minh, thuộc khối Cao Đài chân truyền đang cai quản Thánh thất Hiếu Xương bày tỏ mong muốn được tu theo luật đạo. Ông cho biết như sau:
Tôi mong muốn nhất đó là đồng đạo ở thánh thất Hiếu Xương cũ, Phú Lâm mới này không đả động gì đến ai.
Ai tu theo trường hợp nào thì tu chúng tôi không đả động nhưng mong sao cho những người đó cũng đừng đụng chạm đến tụi tôi, để tụi tôi tu theo luật pháp chân truyền của đạo, cho nền Chánh Giác của thượng đế thôi chứ chúng tôi cũng không nói gì.
Phóng viên RFA gọi điện thoại cho Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là nơi Thánh thất Hiếu Xương tọa lạc để tìm hiểu về vụ việc nhưng viên công an trực điện thoại cho hay không biết gì về vụ việc này.
Thánh thất Hiếu Xương hay còn gọi là Thánh thất Phú Lâm được xây dựng từ năm 1964, đến năm 1999 thì được trùng tu. Hiện nay cơ sở thờ tự này được khối Cao Đài chân truyền cai quản.
Theo Báo cáo về Tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 10/6, số người theo đạo Cao Đài ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 1,2% dân số. Tuy nhiên, việc chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách bắt các nhóm tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký đã khiến nhiều nhóm tôn giáo trong đó có những nhóm đạo thuộc Cao Đài gặp khó khăn khi thực hành quyền tự do tín ngưỡng của mình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/clash-erupted-between-government-recognized-cao-dai-sect-and-unrecognized-group-06182020090753.html

150 chuyên gia Trung Quốc

đã đến Quảng Ngãi bằng tàu lửa

Khoảng 150 chuyên gia Trung Quốc đã đến khu Công nghiệp Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi trên chuyến tàu lửa đầu tiên khởi hành từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi.
Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 18 tháng 6.
Theo nguồn tin của tờ Tiền Phong điện tử, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay đây là chuyến tàu đầu tiên đưa lao động nước ngoài đến Quảng Ngãi vào chiều 12/6 theo đơn đặt hang của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Bà Hà giải thích thêm, trong suốt hành trình, toàn bộ hành khách trên tàu không được rời khỏi tàu, mọi sinh hoạt diễn ra giới hạn trong toa khách và toàn bộ hành khách và nhân viên phục vụ trên tàu đều mang trang phục bảo hộ y tế.
Theo bà Hà, dự kiến thời gian tới đường sắt Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các chuyến tàu chở khoảng 1.000 chuyên gia, lao động Trung Quốc từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đến Quảng Ngãi.
Được biết, các đoàn tàu này đều được nhà chức trách chấp thuận và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ngành y tế.
Trả lời trên tờ Vnexpress, ông Đào Việt Thắng, trạm trưởng trạm tiếp viên đường sắt Hà Nội cho biết thêm, sau khi tàu tới ga Quảng Ngãi, các lao động Trung Quốc và 3 nhân viên phục vụ trực tiếp trên tàu đều được đi cách ly 14 ngày theo quy định và họ cũng được xét nghiệm âm tính với COVID-19. Đoàn tàu cũng được cơ quan y tế Quảng Ngãi phun khử trùng.
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cả nước có 33.770 lao động Trung Quốc được cấp phép, trong đó hơn 15.000 người đang làm việc tại Việt Nam. Khoảng hơn 7.600 lao động đã về Trung Quốc ăn Tết Canh Tý và bị kẹt lại do dịch Covid-19.
Cũng trong ngày 18/6, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam đã phát hiện thêm 7 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Kuwait, quá cảnh tại Quatar đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 16/6.
Tuy nhiên, Họ đã được cách ly ngay khi nhập cảnh. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 342 ca nhiễm COVID-19 và 63 ngày liên tiếp không có ca nhiễm trong cộng đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-hundred-fifty-chinese-experts-arrived-quang-ngai-by-train-06182020075900.html

Vợ Ba Lan buộc xa chồng VN:

 ’Tôi xem mình là người Việt, xin cho tôi về nhà’

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Sandra Kosmala, người mẹ trẻ Ba Lan đang mang thai 7 tháng, sống và làm việc tại Việt Nam gần 10 năm, cưới chồng người Việt Nam và sinh con mang quốc tịch Việt Nam đang cầu cứu Đại sứ quán cho cô về đoàn tụ với chồng và sinh con tại Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều cặp vợ chồng hay gia đình phải tạm sống xa nhau trong tình cảnh không biết đến bao giờ mới có thể đoàn tụ. Sandra và chồng cô, anh Nguyễn Thế Hoàng là một trong những cặp gia đình như vậy.
‘Con quốc tịch Việt Nam được về, mẹ thì không’
Nói tiếng Việt rõ ràng với gương mặt ngoại quốc, câu chuyện về tình cảnh của Sandra trên trang Facebook cá nhân thu hút sự chú ý của nhiều người. Nhiều bình luận cổ vũ và ủng hộ Sandra và chúc cô mau được về đoàn tụ với chồng ở Việt Nam.
Sandra kể với BBC Tiếng Việt hôm 15/6:
“Hiện tai ba mẹ con tôi đang ở nhà ông bà ngoại ở Poznan, Ba Lan. Trước dịch Covid-19 bùng phát ở Châu Âu, tức là vào đầu tháng Ba, tôi bay về nhà ngoại để Lila thăm ông bà lầu đầu tiên. Vì lúc đó ở Việt Nam đóng các trường học, tôi nghỉ việc ở nhà. Đầu tháng Ba tôi mang bầu 11 tuần rồi nên tôi quyết định bay về Ba Lan chơi một tháng, rồi tháng Tư về nhà và đi khám thai tiếp.
“Lúc khi bắt đầu dịch, Sandra cũng định về cùng con nhưng thời điểm đó về sẽ bị cách ly tập trung 14 ngày nên chồng và gia đình khuyên cứ chờ thêm, khi nào dỡ bỏ cách ly rồi về. Bây giờ thì khó khăn hơn rồi”, chị bộc bạch.
“Rất không may, sau một tuần ở nhà ông bà, Ba Lan đóng cửa biên giới, sau đó Việt Nam cũng làm như thế. Hiện tại tôi mang bầu 26 tuần và vẫn không thể về Việt Nam với chồng. Mỗi chuyến bay về Việt Nam chỉ cho công dân Việt Nam, không cho phép tôi lên máy bay. Lila có quyền về nhưng không thể tự bay được mà tôi không có quốc tịch Việt Nam nên phải ở lại. Tôi hiểu và tôn trọng văn hoá Việt Nam. Vậy tại sao bị cấm về nhà?”.
“Khi biết chính phủ Việt Nam có những chuyến bay cho người Việt Nam trở về nước, tôi cũng đăng ký cho Lila vì bé mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng không có chuyến bay thẳng từ Ba Lan về Việt Nam mà chỉ có chuyến bay từ Hà Lan. Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan cũng có gọi điện thoại hỏi Lila có bay được không. Nhưng tôi bảo bé chỉ hai tuổi, cần có mẹ bay cùng và mẹ cũng đang mang bầu. Lúc đó, Đại sứ quán bảo chưa có điều kiện cho hai mẹ con về được vì Lila có quốc tịch Việt Nam thì về được, còn tôi thì không nên họ bảo thôi”, chị Sandra kể lại sự việc.
Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Sandra
Cuối Facebook tin bởi Sandra
Theo lời kể của Sandra, phía Đại sứ quán cũng biết hoàn cảnh của cô: “Sau 1-2 tuần, họ liên lạc lại, bảo tôi cứ gửi photo hộ chiếu, thẻ tạm trú và những giấy tờ liên quan như giấy đăng ký ‎kết hôn, giấy khai sinh. Tôi cũng gửi hết theo yêu cầu nhưng tới giờ vẫn biệt tăm. Họ cũng muốn giúp đỡ nhưng vì chính sách nên không làm được gì”.
Hiện tại, visa của Sandra vẫn còn thời hạn đến tháng 4/2021. Về phía chồng Sandra, anh cũng cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để báo cáo về trường hợp vợ mình nhưng cũng gặp khó khăn.
“Phía Đại sứ quán Việt Nam chưa có thông báo thêm gì nhưng tôi đã mua vé máy bay của Emirates về Việt Nam vào đầu tháng Sáu để bay vào tháng Bảy. Nhưng sau một tuần, vé lại bị hủy và được thông báo là không có chuyến bay. Trên trang web của hãng cũng không chuyến bay nào vào tháng Bảy, chỉ có chuyến vào tháng Tám”.
‘Tôi mong được về Việt Nam’
Ban đầu, gia đình Sandra có kế hoạch hè này cả nhà cùng về Ba Lan chơi để cho bé được gặp ông bà. Nhưng rồi dịch ập đến. Sau tết, các trường học vẫn đóng cửa.
“Tôi nghĩ có thể năm học mới sẽ kéo dài đến tháng Bảy thì cả nhà sẽ không sang Ba Lan được như dự kiến. Chồng tôi bảo ba mẹ con cứ về trước, vì tháng Ba các trường học chưa mở lại nên Lila được nghỉ ở nhà, cũng không làm gì nên quyết định về thăm ông bà ngoại”.
Sandra cho biết, sau khi thủ tục hộ chiếu của con gái hoàn thành, đã đủ điều kiện sang Ba Lan thì visa của chồng vẫn chưa xong. Vì vậy, chỉ có ba mẹ con bay qua Ba Lan thăm ông bà ngoại vào đầu tháng Ba.
“Lúc đó tôi hơi lo một tí vì xa nhau hơn một tháng sợ cả nhà nhớ nhau nhưng rồi nghĩ chỉ có một tháng sẽ vượt qua được. Nhưng đâu ngờ cả nhà phải xa nhau đến nay hơn ba tháng. Bây giờ tôi rất buồn, rất nhớ chồng, ngày nào cũng nghĩ cách làm thế nào để về được. Chồng tôi ở Việt Nam ở một mình với bố chồng thôi thì cũng buồn lắm, tôi có con bên cạnh cũng đỡ”, chị tâm tình.
Hiện tại, Sandra được dự sinh vào 23/9. Cô mong muốn trở về Việt Nam để sinh đứa con thứ hai: “Vì đã chọn Việt Nam là nhà, việc sinh con ở Việt Nam sẽ dễ dàng làm thủ tục giấy tờ hơn. Với lại, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của gia đình nhiều hơn vì bố mẹ tôi ở Ba Lan vẫn đang đi làm, chưa về hưu”.
Hỏi về mong ước lúc này, Sandra nói rõ ràng và rành mạch bằng tiếng Việt với chất giọng Hà Nội: “Tôi mong muốn xin được về Việt Nam. Tôi mong chính phủ Việt Nam cho phép tôi nhập cảnh để về với chồng mình. Các chi phí vé máy bay hay cách ly tập trung tôi đều chịu, chỉ mong cho gia đình đoàn tụ. Tôi cũng hỏi nhiều người về trải nghiệm ở khu cách ly, họ đều phản ứng tích cực, bạn bè tôi người nước ngoài còn khen không nghĩ Việt Nam lại làm tốt như vậy”.
“Tôi biết còn rất nhiều người Việt Nam bị kẹt tại nước ngoài có nguyện vọng về nước. Nhiều người mất việc làm, hết hạn visa,… nên tôi làm clip để chia sẻ cho mọi người biết hoàn cảnh của mình và những người khác, hi vọng chính phủ sớm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ những người như tôi được về nước, đoàn tụ với gia đình”.
“Đây không phải tình cảnh riêng của gia đình tôi nhưng tôi xin phép cho mình được về Việt Nam. Tôi mong muốn chính phủ có thể linh động trong chính sách với trường hợp của tôi. Về Việt Nam mà bị cách ly, tôi cũng chịu. Nếu chỉ cần 14 ngày mà được ở với gia đình, với chồng thì tôi cũng chịu được”, Sandra bộc bạch.
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Sandra cho biết chị đã đăng ký gói thai sản ở Việt Nam và mong muốn sẽ có chồng bên cạnh khi hạ sinh đứa thứ hai: “Lần đầu mang bầu, hai vợ chồng đều phải tự tìm bác sĩ để khám nên cũng gặp nhiều khó khăn. Sau khi đẻ đứa đầu, vợ chồng tôi quyết định sẽ đăng ký‎ gói thai sản cho chắn chắc”.
“Bây giờ, tôi mang thai 26 tuần vẫn được lên máy bay nên sẽ về nước được. Nếu kéo dài lâu, tôi sẽ phải ở lại Ba Lan sinh con. Nếu được về vào đầu tháng Tám, tôi vẫn bay được. Nhưng lúc đó bụng cũng khá to nên sẽ phải có giấy tờ từ bác sĩ cho phép. Nếu kéo dài đến giữa tháng Tám thì là quá muộn, đành phải chấp nhận sinh con ở Ba Lan”, chị khẩn nài.
‘Tìm khắp thế giới, chúng tôi tìm thấy nhau’
Việc ở xa nhau mà không biết được bao giờ mới gặp lại không phải là điều dễ dàng đối với những cặp vợ chồng, những cặp đôi đang yêu nhau.
Ba Lan và Việt Nam lệch nhau 5 tiếng đồng hồ. Sandra và chồng chị phải thường xuyên giữ liên lạc qua Zalo, sắp xếp thời gian để gọi video cho nhau: “Tôi đi đâu, làm gì với Lila cũng chụp ảnh, quay video gửi chồng nhưng tất nhiên rất khác việc ở bên nhau. Một tuần sau khi tôi qua, Ba Lan bắt đầu thực hiện cách ly xã hội, đóng cửa biên giới, thực sự không nghĩ sẽ kéo dài như vậy”.
Sandra cho biết, chuyện tình của hai vợ chồng chị êm đềm, không gặp những khó khăn hay va vấp về văn hóa: “Càng ở xa nhau, tôi càng thấy tình cảm mạnh mẽ. Khi gặp chồng mình, chúng tôi yêu nhau rất nhanh và quyết định cưới cũng rất nhanh. Chúng tôi nói với nhau, tìm khắp cả thế giới, cuối cùng tìm thấy nhau là đủ rồi”.
Nở một nụ cười rất tươi khi nói về gia đình mình, chị lý giải vì sao muốn về Việt Nam sinh con: “Thời điểm sinh Lila, chồng tôi cũng đỡ đần rất nhiều, có khi canh bé để cho mẹ ngủ một tí. Cuối tuần thì cả nhà cùng với nhau đi chơi”.
“Sau khi sinh, dì của chồng có sang khoảng 2-3 tuần để giúp đỡ dọn dẹp, nấu cơm cho tôi. Ở Việt Nam có dịch vụ thuê người tắm cho em bé, cũng nhờ đó mà vợ chồng biết tắm cho con. Mẹ cho con bú còn bố cho con tắm”, Sandra nhớ lại.
“Chồng tôi rất dễ tính, tôi cũng hiểu văn hóa Việt Nam nên không có nhiều khác biệt hay khó khăn. Tôi cũng biết nấu vài món Việt Nam. Nếu có thể có song tịch, tôi cũng muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải có chồng là người Việt Nam thì sẽ được nhập tịch”.
Dù về mặt giấy tờ, Sandra vẫn là người Ba Lan nhưng bản thân chị vẫn xem mình như là người Việt Nam: “Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ quyết định ở Việt Nam là đúng đắn nhất. Tôi không tưởng tượng được nếu không phải ở Việt Nam thì ở đâu. Tôi đã ăn gần 10 cái tết ở Việt Nam rồi, tôi là người Việt Nam rồi. Tôi cũng biết ăn bún đậu mắm tôm nữa”.
Từ Việt Nam, anh Nguyễn Thế Hoàng chia sẻ lo lắng cho vợ với BBC News Tiếng Việt:
“Tình hình dịch bệnh trong nước đã bớt căng thẳng, các hoạt động xã hội, lao động sản xuất đang từng bước hoạt động trở lại. Nhưng qua các kênh thông tin báo chí, truyền hình, tôi biết còn rất nhiều trường hợp khó khăn do bị mắc kẹt tại nước ngoài. Tôi đang rất lo lắng cho vợ đang mang thai và con gái, tôi mong muốn vợ tôi được hỗ trợ để có thể về nhà, đoàn tụ, và sinh con tại Việt Nam”.
Ở tuổi Lila, cô bé đã bắt đầu học tiếng. Bé nói với mẹ bằng tiếng Ba Lan, nói chuyện với vô bằng tiếng Việt. Xa bố hơn ba tháng, Lila đã bắt đầu nói tiếng Ba Lan nhiều hơn. Sandra kể, mỗi lần video với bố, Lila rất hay hát líu lo và nhảy cho bố xem.
“Mỗi lần hỏi bố đâu, Lila lại chỉ ra ngoài cửa sổ ngoài xa xa và nói bập bẹ, bố ở xa xa, bố ở ngoài máy bay”.
“Không biết bao giờ, chúng tôi mới được đoàn tụ”, Sandra thổ lộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53074905

Kiều hối ‘chảy’ về Việt Nam

‘giảm mạnh’ vì COVID-19?

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm ngoái lên tới 17 tỷ đôla, chiếm 6,5% GDP, nhưng năm nay, số tiền người Việt ở hải ngoại chuyển về nước nhiều khả năng sẽ “giảm mạnh” vì virus Corona.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đưa ra dự báo rằng năm 2020, lượng kiều hối toàn cầu “sẽ giảm mạnh khoảng 20%”, do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19, khiến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Tổ chức tài chính quốc tế này nói thêm rằng đây là “mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, phần lớn là do giảm thu nhập và việc làm ở nhóm lao động di cư”, vốn “dễ bị mất việc làm và thu nhập do khủng hoảng kinh tế ở các nước sở tại”.
Theo dự báo, dòng kiều hối “chảy” về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự đoán sẽ giảm 19,7% xuống còn 445 tỷ đôla, “gây tổn thất đến nguồn tài chính mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn”.
XEM THÊM:
Việt Nam tiếp tục đưa công dân từ Mỹ về nước vì virus Corona
Ngân hàng Thế giới cho biết rằng tính riêng Đông Á và Thái Bình Dương, dòng kiều hối “chảy” vào năm 2020 sẽ giảm khoảng 13%. Tổ chức này cho rằng đây là “hậu quả của sự sụt giảm dòng tiền từ Hoa Kỳ, nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này”.
Năm ngoái, Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn thứ ba ở Đông Á và Thái Bình Dương, và báo chí trong nước nói rằng đó là “nguồn tiền huyết mạch” của nhiều hộ gia đình ở Việt Nam.
Từ một cơ sở làm dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam tại thủ đô Washington DC, bà Quý Nguyễn cho VOA Việt Ngữ biết rằng việc kinh doanh của bà bị “ảnh hưởng” kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ, nơi có số người gốc Việt sinh sống nhiều nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
“Bình thường, nếu mà khách đi làm thì người ta sẽ có tiền gửi về cho người thân ở Việt Nam. Nhưng mà tại vì bây giờ, dịch bệnh đóng cửa, người ta đâu có đi làm đâu và người ta phải lo chi phí bên này nữa, cho nên số tiền gửi về giúp gia đình ở bên Việt Nam nó bị giảm”, bà Quý cho biết.
Bà nói thêm với VOA Việt Ngữ: “Một số người có được tiền thất nghiệp, còn một số người không có được tiền thất nghiệp. Một số người ta có tiền thất nghiệp, người ta cũng phải trang trải cuộc sống ở bên đây. Số ít dư người ta mới gửi về cho Việt Nam. Thí dụ như, một tháng, một người có thể giúp cho gia đình 500 [đôla], thì bây giờ có thể là 200, 150 [đôla]”.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘nếm đòn’ vì virus Corona
Cổng thông tin của chính phủ Việt Nam đầu năm 2020 dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với người Việt từ hải ngoại về nước đón Tết Nguyên Đán rằng ông “đánh giá cao kiều hối của bà con” vì nó “có ý nghĩa lớn cho kinh tế đất nước” và “Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới”.
Theo các nghiên cứu, kiều hối đóng vai trò trong việc hỗ trợ giảm nghèo ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chi tiêu cho giáo dục và hạn chế lao động trẻ em đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
World Bank cho rằng kiều hối giảm “sẽ khiến các hộ gia đình khó chi trả cho những khoản mục này vì tài chính sẽ được ưu tiên cho lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác”.
Tổ chức tài chính quốc tế này ước tính rằng năm 2021, lượng kiều hối “chảy” vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam “sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ đôla”.
“Triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của COVID-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh”, Ngân hàng Thế giới nhận định thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/ki%E1%BB%81u-h%E1%BB%91i-ch%E1%BA%A3y-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t-nam-c%C3%B3-th%E1%BB%83-gi%E1%BA%A3m-m%E1%BA%A1nh-v%C3%AC-covid-19/5467776.html

Cần bãi bỏ quy định chặn xe

không cần lý do để tránh gây ra lạm quyền!

Đợt tổng kiểm soát các phương tiện giao thông trên cả nước được triển khai trong 1 tháng đã vừa kết thúc vào giữa tháng 6 vừa qua.
Theo đó, cảnh sát giao thông từ ngày 15/5-14/6 được quyền yêu cầu dừng tất cả các loại xe gồm cả xe khách, container, xe hơi, và xe máy để kiểm tra mà không cần có lỗi ban đầu.
Báo trong nước ngày 17/6 dẫn lời Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), cho biết lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các đơn vị, địa phương đã phát hiện, lập biên bản hơn 401.000 trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về an toàn giao thông sau 1 tháng triển khai tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Đồng thời tước giấy phép lái xe hơn 27.200 trường hợp, tạm giữ hơn 61.500 phương tiện.
Tuy nhiên, việc dừng xe đang lưu thông trên đường không có dấu hiệu vi phạm gì gặp phải nhiều ý kiến phản đối từ phía dư luận vì bị cho rằng đã xâm phạm đến quyền tự do đi lại của người dân, như phát biểu của nhà hoạt động Đàm Ngọc Tuyên tại Sài Gòn nói với RFA vào tối 17/6:
“Đầu tiên nếu xét về Hiến pháp thì người ta đã vi hiến vì người chấp pháp cụ thể là cảnh sát giao thông làm việc trực tiếp ngoài đường. Trong trường hợp không có nghi ngờ hay không có luận cứ nào đưa ra để chứng minh được rằng người tham gia giao thông đó vi phạm kể cả vi phạm giao thông hay bị nghi ngờ phạm tội thì rõ ràng là vi hiến. Điều đó vốn dĩ lâu nay công an Việt Nam đã lạm quyền và xảy ra rất nhiều vấn đề lạm quyền như vậy và đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, kể cả chuyện ngươi dân phải mất mạng.”
Anh Đàm Ngọc Tuyên cho rằng khi đợt tổng kiểm tra này qua rồi, phía cảnh sát giao thông cần trở lại như trước đây là chỉ được dừng xe đang lưu thông trên đường nếu phương tiện đó có dấu hiệu vi phạm.
Có như vậy thì mới không gián tiếp tạo cho chuyện lạm quyền của ngành chấp pháp công an biến tướng theo chiều hướng không thể lường trước được những hậu quả người dân gánh chịu.
Không chỉ riêng anh Tuyên mà nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc liệu phía cảnh sát giao thông còn được tiếp tục dừng các phương tiện đang di chuyển trên đường để kiểm tra sau ngày 14/6 hay không?
Trả lời báo chí trong nước, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết tổng kiểm soát chỉ thực hiện khi rất cần thiết, tình hình diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, việc tổng kiểm soát phải huy động hầu hết quân số, do vậy, tổng kiểm soát không thể làm thường xuyên.
Tuy nhiên, phía công an sẽ có những chuyên đề và để xử lý theo chuyên đề, cảnh sát giao thông cũng có quyền dừng các phương tiện để kiểm soát.
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng đưa ra các ví dụ như xử lý chuyên đề về rượu, bia, ma túy là có thể đưa tất cả các xe đi vào làn chậm để thử nhanh, sàng lọc, nếu có dấu hiệu thì xử lý.
Trước phát biểu vừa nêu của người đại diện Bộ Công an, chị Hồng Anh hiện đang sinh sống tại quận Bình Thanh, thành phố Hồ Chí Minh cho rằng mọi chuyện đều có hai mặt:
“Nếu cảnh sát thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của họ thì khi chặn xe họ phải thấy dấu hiệu phóng nhanh vượt ẩu hay xe thiếu kính, thiếu nón… người ta phát hiện vi phạm thì mới nên chặn xe. Còn trường hợp cảnh sát lạm dụng để làm tiền dân thì khỏi nói, khi họ đã lạm dụng thì dù luật này ban hành hay không ban hành họ vẫn tuýt lại làm tiền dân. Chị thấy nhiều người đi rất bình thường nhưng nó thấy phụ nữ xe đẹp là tuýt lại dù chưa ban hành luật nhưng cảnh sát vẫn tùy tiện. Mà khi đã tuýt lại thì kiểu gì cũng phải ‘ói tiền’, nó sẽ cố ghép mình vào lỗi nào đó. Đó là đối với những người không làm đúng đạo đức nghề nghiệp.”
Còn theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, dù là dân thường hay với cương vị luật sư hay không thì khi bị dừng xe mà cảm giác mình không vi phạm thì ai cũng phải bực tức:
“Bây giờ Công an có văn bản mới là cảnh sát giao thông được dừng đỗ các phương tiện giao thông mà không cần lý do họ có vi phạm hay không. Khi quy định như này người ta khiến người dân cảm thấy bị làm phiền, thứ hai là khiến cảnh sát giao thông, những người thi hành công vụ có thể sử dụng quyền lực của mình một cách thái quá, lạm quyền và xâm phạm một số quyền tự do đi lại của công dân. Nếu một người dân bình thường chấp hành đầy đủ quy định an toàn giao thông và họ bị kiểm tra thì cũng chẳng bị phạt gì nhưng họ sẽ thấy bị xem thường, xúc phạm, can thiệp thái quá vào hành động của mình. Bản thân tôi nếu dừng xe mà tôi không vi phạm thì tôi cũng rất bức xúc và tức tối.”
Trước đó, vào chiều 1/6, Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh cho hay sẽ tiếp tục duy trì những cuộc tổng kiểm tra rà soát các phương tiện giao thông sau khi cuộc tổng kiểm soát này kết thúc.
Phát biểu này nhanh chóng bị nhiều người dân ở thành phố lớn nhất phía nam phản đối, cho rằng phía cảnh sát giao thông cần dừng lại hành động chặn xe để kiểm tra người tham gia giao thông không vi phạm.
Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Hâu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho rằng người dân không nên quá lo lắng vì theo luật định, sau khi đợt tổng kiểm tra kết thúc, công an chỉ được dừng xe nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc theo chỉ thị các cấp được quy định trong Thông tư 01 ban hành năm 2016 của Bộ Giao thông. Ông giải thích thêm:
“Khi dừng xe mà kiểm tra về giao thông, ta gọi là kiểm tra hành chính bất ngờ thì lực lượng giao thông có quyền kiểm tra nồng độ cồn, kiểm tra giấy tờ coi đủ không nên việc dừng xe trên đường giao thông là nhiệm vụ của họ được quy định trong Luật giao thông đường bộ. Nhưng khi dừng xe mà người ta đang chấp hành đúng thì phải nêu lý do, nếu không có lý do chính đáng thì hành vi đó không đúng quy định của pháp luật. Tức là khi dừng xe phải có căn cứ người ta vi phạm pháp luật, còn người ta đi đúng luật, không uống rượu, không đánh võng, không chạy quá tốc độ thì không có lý do gì mà dừng xe lại được.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định nếu việc kiểm tra của phía cảnh sát giao thông không đúng với những quy định vừa nêu thì người dân cũng cần phản ảnh để xử lý những người lạm quyền theo quy định của pháp luật.
Tình trạng lạm quyền của lực lượng cảnh sát giao thông lâu nay được phản ánh tràn lan; do đó quan ngại của nhiều người không phải là không có cơ sở.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/need-to-abolish-the-rules-of-stopping-vehicles-without-reason-to-avoid-causing-abuse-of-power-06172020143942.html

Việt Nam tổ chức khu vực riêng biệt

 đón nhà ngoại giao, doanh nhân để phòng COVID-19

Việt Nam sẽ tổ chức khu vực riêng biệt để đón các nhà ngoại giao và doanh nhân, nhằm phòng chống dịch COVID-19. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 18/6.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 hôm 18/6, các thành viên Ban Chỉ đạo đã đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước, khu vực và trên thế giới; công tác quản lý cửa khẩu và người nhập cảnh; xem xét mở lại đường bay quốc tế với một số nước đã kiểm soát được dịch bệnh; tổ chức đưa công dân Việt Nam về nước…
Ban Chỉ đạo cũng đã giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng xây dựng các quy định để tổ chức các khu vực riêng biệt, để phục vụ người nhập cảnh là các nhà ngoại giao, quan chức cao cấp, nhà đầu tư, những người này chỉ nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn để xử lý công việc…
Cũng trong ngày 18/6, bệnh nhân Covid-19 số 300 vừa có kết quả tái dương tính với SARS-CoV-2 sau hơn một tuần xuất viện.
Theo Sở Y tế thành phố Hải Phòng, BN300 là nam giới, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, từ Nga về sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN0062, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân BN300 đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ 14/5 và ra viện ngày 8/6 sau khi có kết quả âm tính với COVID-19. Tuy nhiên khi đang cách ly thêm 14 ngày, thì vào ngày 16/6, bệnh nhân này bị phát hiện tái nhiễm, khi Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng lấy mẫu làm xét nghiệm SARS-CoV-2.
Cũng tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 hôm 18/6, các thành viên Ban Chỉ đạo đã quyết định Việt Nam chưa thể công bố hết dịch COVID-19, dù đánh giá, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã khống chế được, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, vì nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào.
Theo Ban Chỉ đạo, hiện Việt Nam vẫn còn bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị; đồng thời đang tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước, đưa chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước ngoài vào Việt Nam làm việc, nên vấn đề công bố hết dịch cần cân nhắc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-organized-separate-area-to-welcome-diplomats-businessmen-to-prevent-covid-19-06182020081221.html

Các trạm thu phí BOT bắt buộc đến cuối năm nay

phải thực hiện thu phí tự động

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 18/6 vừa ban hành quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ETC và yêu cầu các trạm BOT đang hoạt động chuyển sang hình thức thu phí tự động không dừng.
Theo quyết định vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu các trạm thu phí đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử phải đưa vào vận hành ngay. Đối với các trạm đang hoạt động bình thường thì chậm nhất đến này 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí tự động và đối với các trạm BOT thuộc dự án xây mới thì việc lắp đặt hệ thống thu phí tự động là một điều kiện bắt buộc.
Sau ngày 31/12/2020 các trạm thu phí chưa lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí điện tử tự động sẽ bị yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động của trạm.
Theo báo cáo của Chính phủ Hà Nội gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện thu phí không dừng, đến nay mới có 39/74 trạm do Bộ Giao thông vận tải quản lý được lắp đặt, vận hành thu phí tự động, bao gồm 26 trạm trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và 13 trạm trên các tuyến quốc lộ khác.
Trong 5 tuyến cao tốc do Tổng Công ty Phát triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC) quản lý chỉ có tuỵến Cầu Giẽ – Ninh Bình đã lắp đặt thiết bị. 4 tuyến còn lại chưa thể triển khai thực hiện do vướng mắc về về nguồn vốn. Có 6/19 trạm địa phương quản lý đã đầu tư hệ thống và kết nối dự án giai đoạn 1, còn lại 7 trạm khác vẫn chưa hoàn thành.
Trong cùng ngày tại cuộc họp của Quốc hội, đa số đại biểu đã nhất trí thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) về việc chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư .
Liên quan đến cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, theo ông Vũ Hồng Thanh Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, nhiều ý kiến nhất trí phải có cơ chế chia sẻ giữa Nhà nước và nhà đầu tư và đề nghị lựa chọn áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo phương án 1 đã trình Quốc hội. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định biên độ tăng, giảm doanh thu ở mức 15 – 20% để áp dụng cơ chế chia sẻ này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-charging-stations-must-be-installed-and-automatically-charged-if-they-do-not-want-to-stop-operation-06182020081650.html

Tàu Trung Quốc tiến gần hơn tới đảo Phú Quý,

 chỉ cách Mũi Né hơn 300km

Phụng Minh
Tốc độ, hướng đi của tàu cho thấy chưa có dấu hiệu Hải Dương Địa Chất 4 sẽ rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Dựa trên số liệu từ dịch vụ theo dõi vị trí tàu biển, tọa độ của tầu Hải Dương Địa Chất 4 cập nhật vào lúc 1h30 sáng 18/6 cho thấy, tầu này tiếp tục đi sâu vào vùng biển của Việt Nam, hiện nằm hoàn toàn trong vùng 200 hải lý từ bờ biển của Việt Nam.
So với vị trí tàu vào lúc 16h45 ngày 17/6 mà chúng tôi đã cập nhật, tới rạng sáng nay, Hải Dương Địa Chất 4 đã tiến sâu hơn về phía bờ biển Việt Nam khoảng 24 hải lý (tương đương 44km). Hiện tại tàu đang cách đảo Phú Quý của Việt Nam 122 hải lý (tương đương 227km), và cách Mũi Né 165 hải lý (tương đương 306km).
Vào lúc 1h30, mũi tàu đang quay về phía Tây – Tây Nam, hướng tới bờ biển Việt Nam. Trong tối ngày 17/6, có lúc tàu hướng lên phía Tây Bắc, nhưng sau đó lại quay đầu về phía Nam và vòng về phía Tây-Tây Nam.
Chiều và tối ngày 17/6, tàu Hải Dương Địa Chất 4 tiến sâu vào vùng biển Việt Nam với tốc độ khá cao, trung bình trên 16 hải lý/giờ. Theo cơ sở dữ liệu có ít nhất 1 tàu Việt Nam bám rượt theo chuyển động của tàu Hải Dương Địa Chất 4, nhưng tàu này chỉ đi với vận tốc chừng 7 hải lý/giờ, bằng một nửa so với vận tốc tàu Hải Dương Địa Chất 4.
Tại thời điểm 1h30 ngày 18/6, Hải Dương Địa Chất 4 di chuyển rất chậm, với tốc độ chưa đến 1 hải lý/giờ và mũi tàu vẫn đang hướng về thầm lục địa Việt Nam, cho thấy sự di chuyển của tàu không đơn thuần là đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách bình thường như được cho phép theo luật quốc tế. Xu hướng di chuyển cho thấy tàu chưa có ý định rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) kéo dài 200 hải lý từ bờ biển của một quốc gia mang lại cho quốc gia đó quyền duy nhất để khám phá các tài nguyên cũng như thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý các nguồn tài nguyên này.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao Trung Quốc điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Việt Nam.
Căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần trước đã phản đối việc Trung Quốc lắp đặt cáp viễn thông dưới biển giữa các đối tượng tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, khẳng định đó là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Cũng trong tuần trước, một tàu cá của Việt Nam báo cáo đã bị một tàu Trung Quốc đuổi theo gần quần đảo Hoàng Sa.
Vào nửa cuối năm 2019, Trung Quốc cũng đã từng điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh vào quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô dầu khí 06-01 trong liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính.
Theo Benarnews, việc Hải Dương 4 vào vùng biển Việt Nam lần này có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính. Trung Quốc cũng đã từng đe doạ Việt Nam trong những hoạt động khoan thăm dò dầu khí trước đây với công ty Repsol của Tây Ban Nha hồi năm 2017 và 2018.
Cũng theo Benarnews, hôm 13/6 công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã chuyển nhượng các cổ phần của công ty này ở 3 lô dầu khí ngoài khơi phía Đông Nam Việt Nam cho PetroVietnam với lý do không thể khoan trong khu vực sau khi chịu áp lực của Trung Quốc vào năm 2018.
Không chỉ với Việt Nam, Trung Quốc cũng đang làm tương tự với Malaysia. Từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, Hải Dương 8 đã thực hiện một cuộc khảo sát ở vùng biển Malaysia, theo Benarnews đây có vẻ như là hành động nhằm gây áp lực cho West Capella, một máy khoan có hợp đồng của Malaysia được điều hành bởi một công ty có trụ sở tại London. West Capella cuối cùng đã rời khỏi khu vực.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tau-trung-quoc-tien-gan-hon-toi-dao-phu-quy-chi-cach-mui-ne-hon-300km.html

Cập nhật: Tàu kiểm ngư Việt Nam bám theo,

Hải Dương 4 quay đầu

hướng ra khỏi vùng biển Việt Nam với tốc độ cao

Phụng Minh
Sau khi di chuyển chậm, có lúc như thả trôi, tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đã tăng tốc, di chuyển theo thướng ngược lại so với hôm qua.
Theo dữ liệu theo dõi tàu biển cập nhật lúc 14h10 ngày 18/6, tàu Hải Dương Địa Chất 4 đang di chuyển theo hướng Đông Nam với tốc độ 15,2 hải lý/giờ (tương đương 28km/giờ), cách đảo Phú Quý của Việt Nam 133 hải lý (khoảng 248km), và cách Mũi Né 175 hải lý (tương đương 325km).
Đêm 17, rạng sáng 18/6, sau khi di chuyển nhanh thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hải Dương Địa Chất 4 giảm tốc, di chuyển loanh quanh tại vị trí cách Mũi Né khoảng 300km. Theo dữ liệu tàu biển, có ít nhất một tàu kiểm ngư Việt Nam đã bám rượt theo chuyển động của tàu Hải Dương Địa chất 4, tuy nhiên trong ngày hôm qua tàu Việt Nam chỉ đi với vận tốc bằng 1/2 vận tốc tàu Hải Dương Địa Chất 4 và giữ khoảng cách với tàu này khoảng 15 hải lý. Sáng nay, khi tàu Trung Quốc giảm tốc độ xuống còn 0,7 hải lý/ giờ, tàu Việt Nam cũng đã giảm tốc độ xuống dưới 1 hải lý/giờ, cách tàu Trung Quốc khoảng 3 hải lý.
Các vị trí của Hải Dương Địa Chất 4 được ghi nhận trong hai ngày 17,18/6. Tại thời điểm cập nhật mới nhất, tàu đang cách đảo Phú Quý của Việt Nam 240km.
Đi cùng tàu khảo sát Trung Quốc lần này còn có tàu hải cảnh Haijing 5202, nhưng trong ba ngày qua tàu này đã không tiến sâu vào cùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt cùng Hải Dương Địa Chất 4 mà neo đậu tại khu vực đá Chữ Thập.
Tàu Trung Quốc tiến gần hơn tới đảo Phú Quý, chỉ cách Mũi Né hơn 300km
Nóng: Hải Dương 4 của Trung Quốc cách Phú Quý chỉ 271km, tiến sâu thêm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao Trung Quốc điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Việt Nam.
Căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần trước đã phản đối việc Trung Quốc lắp đặt cáp viễn thông dưới biển giữa các đối tượng tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, khẳng định đó là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Cũng trong tuần trước, một tàu cá của Việt Nam báo cáo đã bị một tàu Trung Quốc đuổi theo gần quần đảo Hoàng Sa.
Vào nửa cuối năm 2019, Trung Quốc cũng đã từng điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh vào quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô dầu khí 06-01 trong liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính.
https://www.dkn.tv/thoi-su/cap-nhat-tau-trung-quoc-quay-dau-huong-ra-khoi-vung-bien-viet-nam-voi-toc-do-cao.html

Quốc hội thảo luận biện pháp xử lý vi phạm hành chính

Sáng ngày 18/6, Quốc hội Việt Nam đã có buổi tranh luận về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính liên quan việc sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối gay gắt quy định ”ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” tại điều 86 theo dự thảo Luật, được coi là biện pháp cưỡng chế để xử lý.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho rằng việc cắt điện, nước thể hiện “sự bất lực của cơ quan chức năng” và “không có tính nhân văn” khi cắt điện lúc trời nắng nóng.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa), Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng điện, nước là dịch vụ và được đảm bảo bằng hợp đồng. Đại biểu này cho rằng pháp luật nên tôn trọng và bảo vệ hợp đồng, chứ không thể tạo ra công cụ hành chính can thiệp, cản trở dịch vụ.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Đồng Tháp) đề nghị bổ sung hình phạt lao động công ích để xử lý vi phạm hành chính.
Theo lời bà này, việc áp dụng hình phạt lao động công ích tác động trực tiếp đến người vi phạm vì sức lao động không thể thay thế, còn tiền bạc thì có thể vay mượn nộp phạt.
Đại biểu này cho rằng việc nộp tiền phạt có thể không hiệu quả. Bà nêu ví dụ nếu người bạo lực gia đình bị xử phạt tiền thì ảnh hưởng đến nguồn chung của cả gia đình, gia đình trở thành nạn nhân kép.
Đề xuất bổ sung hình phạt lao động công ích để xử lý vi phạm hành chính của đại biểu tỉnh Đồng Tháp được một số đại biểu Quốc hội khác tán thành.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-national-assembly-discusses-measures-to-handle-administrative-violations-06182020084303.html

Quốc hội thảo luận về Luật bảo vệ công nhân Việt Nam

 xuất khẩu lao động (sửa đổi)

Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cần được điều chỉnh một cách toàn diện hơn, theo đúng quan điểm nêu trong Tờ trình của Chính phủ là “đảm bảo danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản của người lao động Việt Nam”.
Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Tô Văn Tám, tỉnh Kon Tum nêu lên tại phiên họp Quốc hội vào hôm 17/6.
Trong phiên họp vừa nêu, ĐBQH Tô Văn Tám cho rằng Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) chưa quy định rõ ràng về cơ chế bảo vệ người lao động.
ĐBQH đến từ Bà Rịa-Vũng tàu, ông Dương Minh Tuấn nêu vấn đề chỉ có hơn 52% người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sử dụng các hình thức hợp pháp và ông đề nghị đưa số phần trăm còn lại lao động bất hợp pháp ở nước ngoài (qua đường xuất khẩu lao động không chính thức) vào luật để họ được bảo hộ trong trường hợp xảy ra những rủi ro.
ĐBQH Huỳnh Cao Nhất, tỉnh Bình Định đề cập đến nhóm người lao động bỏ trốn ở lại trái phép sau khi hết hợp đồng và đề nghị Chính phủ có biện pháp ngăn chặn tình trạng này.
Trong phần giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận những vấn đề còn hạn chế về người lao động Việt Nam xuất khẩu nước ngoài như các ĐBQH nêu ra.
Ông Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết các vấn đề hạn chế đó được đặt ra từ đầu nhiệm kỳ và đang được lần lượt giải quyết. Hiện đã có 118/459 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt liên quan môi giới bất hợp pháp, công nhân bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng…
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết thêm Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hơn 100.000 công nhân đi lao động nước ngoài theo hình thức hợp đồng. Hiện tại có khoảng 580.000 người đang lao động ở 43 quốc gia vùng lãnh thổ khác nhau và đóng góp vào ngân sách khoảng 5 tỷ USD mỗi năm.
Báo giới quốc nội, vào ngày 18/6 dẫn số liệu của Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội cho thấy mỗi năm Bộ này tiếp nhận từ 200 đến 300 đơn thư khiếu nại của người lao động gửi về. Trong trong gần 13 năm qua, cơ quan chức năng đã tiếp nhận và xử lý hàng nghìn đơn thư khiếu nại liên quan hoạt động xuất khẩu lao động. Tính đến cuối năm 2019, tòa án nhân dân các cấp thụ lý 217 vụ án liên quan xuất khẩu lao động.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ năm 2007. Quốc hội đang thảo luận dự thảo sửa đổi của Luật này. Các ĐBQH đề nghị cần phải điều chỉnh toàn diện hơn để bảo vệ công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động theo tinh thần “đảm bảo danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản của người lao động Việt Nam” đã trình Chính phủ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/law-of-exported-vietnamese-laborers-protection-needs-to-be-revised-specifically-06182020083331.html

Điểm tin trong nước sáng 18/6: Nam sinh lớp 6

dừng xe khơi cống trong mưa gây xúc động;

Nhà nghiêng 5 tầng được ‘nắn thẳng’ sau 2 tháng

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Năm (18/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Nhà nghiêng 5 tầng được ‘nắn thẳng’ sau 2 tháng
Theo báo Lao Động, sáng 17/6, sau hơn 2 tháng khắc phục, nhà 5 tầng bị nghiêng ở số 23A, lô 26D, khu đô thị ngã 5 – sân bay Cát Bi (Hải Phòng) được “nắn” thẳng với hàng chục cột sắt chống đỡ và đã áp sát vào nhà liền kề.
Trước đó, khoảng 22h30 ngày 1/4, người dân nghe tiếng động lớn phát ra từ ngôi nhà 23A, lô 26D Lê Hồng Phong (Hải Phòng). Sau đó chủ nhà thông báo tình hình tới chính quyền địa phương và những hộ xung quanh di tản khẩn cấp để bảo đảm an toàn. Thời điểm ấy, ngôi nhà bị nghiêng hẳn sang một bên, tách rời khỏi nhà bên cạnh.
Chủ căn nhà số 23A lô 26D Lê Hồng Phong đã thuê một đơn vị căn chỉnh lại căn nhà. Việc căn chỉnh được thực hiện trong khoảng 2 tuần. Đơn vị này cam kết, chịu trách nhiệm lâu dài về việc đảm bảo an toàn, cân bằng cho công trình.
Công ty sản xuất Airpods tại Việt Nam tuyển nghìn công nhân
Theo VnExpress, Công ty Luxshare ICT đang tuyển dụng thêm hàng nghìn công nhân để lắp ráp tai nghe Airpods cho Apple.
Trong bài đăng trên fanpage chính thức, Luxshare ICT cho biết đang tuyển dụng công nhân cho nhà xưởng tại khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là nhà xưởng thứ hai của Luxshare ICT tại Bắc Giang, sau nhà xưởng tại khu công nghiệp Quang Châu. Trong thời gian từ ngày 11 đến 19/6, nhà xưởng này có ít nhất hai đợt tuyển công nhân với số lượng hàng nghìn người.
Luxshare ICT là một trong những đối tác chính lắp ráp tai nghe Airpods của Apple, bên cạnh Goertek và Inventec. Nhà máy của Luxshare ICT tại Bắc Giang liên tục tuyển dụng công nhân và kỹ sư từ đầu năm đến nay, trùng thời điểm nhà máy của Luxshare ICT tại Trung Quốc phải đóng cửa vì Covid-19. Theo nguồn tin từ Nikkei, các nhà máy tại Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu Airpods trong quý II. Luxshare ICT là một trong những đối tác chính phụ trách việc này.
Nam sinh lớp 6 dừng xe khơi cống trong mưa gây xúc động
Ngày 17/6, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip khoảng 2 phút ghi lại hình ảnh một học sinh dừng xe khơi cống thoát nước giữa trời mưa.
Đang trên đường đi học về, dù trời đang mưa nhưng khi thấy cống thoát nước ven đường bị ứ đọng, học sinh này đã chủ động dừng xe, dọn dẹp rác quanh miệng cống để nước thoát nhanh hơn.
Sau khi được một tài khoản đăng tải trên mạng xã hội, hành động của em học sinh này đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Bài viết cũng thu hút hơn chục ngàn lượt thích cũng hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận.
Xác nhận với Vietnamnet, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Long Thành (Đồng Nai), cho biết nam sinh trong clip là em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Long An.
Sự việc diễn ra tại khu tái định cư xã Long An (Long Thành, Đồng Nai) lúc 16h43 chiều ngày 16/6, được camera an ninh trong khu vực ghi lại.
Khắc phục sóng truyền thanh có tín hiệu tiếng nước ngoài
Liên quan đến việc nhiều đài truyền thanh không dây (TTKD) xảy ra hiện tượng can nhiễu bởi tín hiệu lạ tiếng nước ngoài, chiều 17/6, trao đổi với Lao Động, ông Vũ Đại Thắng-Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hải Phòng – cho biết, đến thời điểm hiện tại, tình trạng can nhiễu tín hiệu lạ tiếng nước ngoài đã được khắc phục.
Ông Thắng lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự lan truyền của sóng vô tuyến điện trong không gian tự do bị ảnh hưởng yếu tố thời tiết khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của không khí tạo ra các đường truyền sóng bất thường, còn gọi là ống dẫn sóng đối lưu.
Ống dẫn sóng đối lưu tạo ra môi trường truyền sóng lý tưởng cho sóng vô tuyến điện, truyền lan nhờ sự phản xạ nhiều lần trên bề mặt của ống dẫn, có suy hao rất thấp nên có thể truyền đi xa đến hàng nghìn kilomet. Hiện tượng trên thường xảy ra nhiều nhất tại các tỉnh ven biển tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và thường chỉ xảy ra vào mùa hè.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-17-6-nam-sinh-lop-6-dung-xe-khoi-cong-trong-mua-gay-xuc-dong-nha-nghieng-5-tang-duoc-nan-thang-sau-2-thang.html

Điểm tin trong nước tối 18/6:

 Hà Nội nguy cơ cao bùng phát dịch;

Việt Nam trao đổi nối lại đi lại với Trung Quốc

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối 18/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Hà Nội nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết
Trong ngày hôm qua, 17/6, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội).
Tính đến 17h ngày 16/6, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) ghi nhận 8/21 xã có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với tổng số 89 trường hợp, trong đó số bệnh nhân đang được điều trị là 52 ca, số người được điều trị khỏi là 37, theo Anninhthudo.
Đặc biệt, tại xã Tam Hiệp, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong những ngày gần đây. Toàn xã đã ghi nhận 81 ca mắc, trở thành xã có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của Hà Nội.
Qua kiểm tra trực tiếp tại một số hộ gia đình trên địa bàn xã Tam Hiệp, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội phát hiện nhiều dụng cụ chứa nước vẫn còn các ổ bọ gậy, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết.
Việt Nam trao đổi nối lại đi lại với Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc
Trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết khả năng Việt Nam nối lại đi lại với các nước trong bối cảnh Việt Nam đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 18/6 cho biết: “Căn cứ tình hình và nhu cầu của hai bên, Việt Nam đang trao đổi với một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản về việc từng bước nối lại đi lại”.
Việc nối lại giao thông sẽ dựa trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các biện pháp phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không được để lây lan dịch bệnh, trước mắt là tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, nhà quản lý các nước trên quay trở lại Việt Nam làm việc và thực tập sinh, lao động Việt Nam đi các nước nói trên làm việc, người phát ngôn cho biết, theo Zing.
Cùng ngày Ngành đường sắt cho biết sẽ tổ chức nhiều đoàn tàu riêng để đưa các tổng 1.000 chuyên gia, lao động Trung Quốc nhập cảnh từ Lạng Sơn đến Quảng Ngãi trong tháng 6 này. Trước đó chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi.
Phạt hơn 100 triệu đồng, buộc dừng hoạt động cơ sở sản xuất nước lọc từ nước mương
Ngày 18/6, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, cho biết Thanh tra Sở vừa kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước lọc đóng chai Liêm Sơn, nhãn hiệu Vinalis của ông Nguyễn Văn Hệ, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên.
Cơ sở này vi phạm nhiều lỗi, như: hoạt động sản xuất nước nước lọc không có giấy phép, dùng nước mương bẩn để lọc, đóng chai. “Dự kiến mức phạt đối với cơ sở hơn 100 triệu đồng, đồng thời phải dừng hoạt động”, bà Xanh nói trên VnExpress.
Trước đó người dân phản ánh nước đóng chai nhãn hiệu Vinalis được chủ cơ sở Liêm Sơn quảng cáo “nguồn nước được lấy ở chân núi chợ Giời ngàn năm mây phủ, vừa ngọt vừa ngon”, nhưng thực tế được lấy từ mương nước ô nhiễm chảy qua khu dân cư, sau đó xử lý, đóng chai và bán.
Nữ khách Vietnam Airlines tử vong sau khi ngã trên xe thang máy bay
Ngày 17/6, Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines cho hay, hai hôm trước, chuyến bay VN1379 từ Huế đi TP.HCM hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h. Sau đó, hành khách H.T.A.T. (50 tuổi) xuống máy bay bằng xe thang, theo Zing.
Trong lúc di chuyển xuống thang, nữ khách bị ngã và chảy máu vùng đầu. Lực lượng chức năng sau đó đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175. Tuy nhiên, bà T. tử vong vào ngày 16/6.
Thời điểm bà T. bị ngã, thời tiết tại khu vực sân bay khô ráo, trời không mưa. Xe thang được trang bị mái che và các bậc thang khô ráo.
Hiện, Vietnam Airlines phối hợp các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân sự cố.
Không ủng hộ đề xuất ngừng cung cấp điện, nước để cưỡng chế vi phạm
Trên báo Lao động sáng 18/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, về đề xuất “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước” để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vừa được trình Quốc hội, vẫn còn nhận được những ý kiến khác nhau.
Thành viên Quốc hội đoàn Hà Nam cho rằng, điện, nước không phải là tang vật, phương tiện được sử dụng cho hành vi vi phạm hành chính nên không thể là công vụ, phương tiện cưỡng chế…
“Điện nước là dịch vụ thiết yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Nếu thiếu các dịch vụ này các hoạt động trên phải dừng. Như vậy, đây là biện pháp buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt, tôi cho rằng lập luận như vậy là không mang tính thuyết phục”.
Thảo luận về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho rằng, về các phương pháp cưỡng chế hành chính, đến nay có đến 23 biện pháp để nhà nước áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
“Bây giờ lại bổ sung thêm một biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện nước tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm” – ông Cầu nói.
“Ví dụ, chủ một trang trại lợn hơn 3.000 con vi phạm môi trường mà cắt điện nước của họ thì đàn lợn của họ sẽ như thế nào, hay như một nhà máy bia cũng vi phạm môi trường nếu ta cắt điện, nước thì sẽ xảy ra hậu quả như thế nào?”- ông Cầu đặt câu hỏi.
Còn Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội (ĐBQH đoàn An Giang) nêu quan điểm không ủng hộ việc cắt điện, cắt nước. Đề nghị bỏ biện pháp này.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-18-6-hon-80-ca-mac-sot-xuat-huyet-ha-noi-nguy-co-cao-bung-phat-dich-viet-nam-trao-doi-noi-lai-di-lai-voi-trung-quoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.