Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 18-6-2020

Thursday, June 18, 2020 7:18:00 PM // ,

BTV Tiếng Dân
18-6-2020
Tin Biển Đông
Vụ tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật, từ sáng sớm đến trưa 18/6, Hải Dương 4 di chuyển chậm, tốc độ cao nhất là 1,4 hải lý/giờm trong vùng biển cách đảo Phú Quý khoảng 115 đến 120 hải lý.
Đầu giờ chiều hôm nay, tàu chuyển hướng, di chuyển theo hướng đông nam với tốc độ từ 12 đến 15 hải lý/ giờ. Đến 14h20 tàu cách đảo Phú Quý khoảng 135 hải lý và tiếp tục di chuyển theo hướng đông nam với vận tốc khoảng 15 hải lý/ giờ. Tàu Việt Nam tiếp tục theo sát lộ trình của Hải Dương 4 với tốc độ 6-7 hải lý.
Vị trí tàu Hải Dương 4 vào chiều nay qua AIS. Nguồn: Đức Tâm/ Dự án ĐSKBĐ

Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp có bài phỏng vấn ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng bên hành lang Quốc Hội, về việc tàu Hải Dương của Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: Biển Đông không là “ao nhà” của Trung Quốc. Ông Nhưỡng nói: “Theo nhận định của cá nhân tôi, thứ nhất họ đang muốn thăm dò thái độ của chúng ta. Thứ hai, họ đang đo đạc đáy biển Đông cho một kế hoạch mới. Nhiều nhà khoa học cho rằng, mục tiêu thăm dò khai thác tài nguyên không có nhiều, lý do chính là muốn thăm dò phản ứng và thái độ của Việt Nam.
RFA đưa tin, hôm qua cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia đăng tải video đối đầu giữa lực lượng Kiểm ngư Việt Nam với Malaysia, xảy ra một ngày trước đó, nhằm giải cứu cho một tàu cá Việt Nam bị phía Malaysia bắt giữ, với cáo buộc vượt qua đường phân định biên giới biển, đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaisia. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp của tàu kiểm ngư Việt Nam, cuối cùng phía Malaysia đã thả tàu cá Việt Nam kèm theo sự “cảnh báo nghiêm khắc” về hành vi này.
Video Player
00:00
02:07
Cũng tin Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin: Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông sau khi chiến hạm Trung Quốc huấn luyện tác chiến. Tin cho hay, sau khi quân đội TQ công bố một số hình ảnh với chú thích đội khu trục hạm nước này thực hiện huấn luyện tác chiến ở Biển Đông trong hai ngày 29/5 và 4/6, thì Hải quân Mỹ cũng công bố ảnh cho thấy, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords thực hiện hoạt động tuần tra ở Biển Đông ngày 16/6.
Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords hoạt động ở Biển Đông ngày 16/6. Ảnh Hải quân Mỹ

Tin Nhân quyền
Facebook Vũ Phong dẫn nguồn từ Nguyễn Đức Hải, em trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ, hiện đang chấp hành án 11 năm tù ở trại giam Xuân Lộc Z30A, cho biết, hôm 17/6 ông Độ gọi điện về gia đình, nói rằng:
“Tháng 5 vừa qua mấy anh em tù nhân lương tâm ở chung khu K2 đòi hỏi thứ Bảy và Chủ nhật cần được ra ngoài phơi nắng ngày 2 lần, mỗi lần 2 tiếng như những ngày trong tuần, nhưng không được phía trại giam chấp nhận. Các anh em đấu tranh thì bị trại giam gán ghép là kích động bạo loạn”.
Ông Nguyễn Văn Đức Độ, bị bắt vào tháng 11/2016 với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”. Nguồn: Vũ Phong

Ông Độ còn cho gia đình biết, ông bị cảnh sát cơ động trong trại giam hành hung, sau đó bị đưa vô phòng biệt giam để cùm chân. Khi bị biệt giam thì phía trại giam đưa thức ăn vào ngửi thấy toàn mùi cứt, từ đó ông Độ tuyệt thực 10 ngày. Hiện ông Độ đi lại vẫn bị đau, chân nghi bị đứt dây chằn, yêu cầu được đi bệnh viện để kiểm tra, nhưng phía trại giam không cho. Ông Độ vẫn đang tuyệt thực và bị giam trong khu kỷ luật, không được cho ra ngoài.
VOA đưa tin hôm qua: Hoa Kỳ bảo trợ cho hai tù nhân tôn giáo Việt Nam. Hai tù nhân tôn giáo của Việt Nam nằm trong số 14 tù nhân lương tâm tôn giáo trên thế giới, vừa được Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế bảo trợ, là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Tin Lành Tây Nguyên A Đảo.
Chuyện lạ: Khảo sát toàn cầu: Hầu hết người Việt Nam tin rằng quốc gia của họ có dân chủ, VOA đưa tin hôm qua. Cuộc khảo sát do Nhóm nghiên cứu Dalia Research của Đức, kết hợp với Quỹ Liên minh Dân chủ có trụ sở ở Đan Mạch, đưa ra ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen, tổ chức trong hai ngày 18 và 19/6.
Kết quả khảo sát ở Việt Nam, có 71% nói rằng “đất nước của tôi có dân chủ”, chỉ có 18% người được hỏi nói rằng “không có đủ dân chủ ở đất nước tôi”, và có 12% cho rằng chính phủ của họ “thường hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ”.
Hôm 9/6, Thủ tướng Việt Nam nói, cột điện ở Mỹ có chân cũng chạy về Việt Nam, nhưng thực tế là, 11 người Việt Nam vượt biển đi Úc bị bắt giữ ở Đông Timor, RFA đưa tin hôm 17/6. Nguồn tin cho biết, 11 người Việt Nam vừa bị giới chức Đông Timor bắt giữ hôm 12/6 trên một chiếc tàu cùng với hai thuyền viên người Indonesia khác khi đang trên đường đến Australia để tìm công việc trong nông trại. Mỗi người trong số họ phải trả 22.000 đô la để vượt biển đến Australia.
Vụ hai Facebokers có tên Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường bị bắt mà Tiếng Dân đưa tin hôm 15/6, hôm qua, RFA đưa tin: Thêm 2 Facebbokers bị bắt giữ với cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Hai ông Khoa và Thường bị công an Quận 8 và Bình Tân ở TP.HCM bị bắt giữ hôm 13/6, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Vấn đề dư luận quan tâm, 25 lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải có ý nghĩa gì? Nhóm Bình dân Học vụ trên Luật Khoa nhìn nhận vấn đề bằng tư duy logic, chưa cần dùng tới kiến thức luật: “Nếu chỉ cần khai nhận tội là đủ thì bất kỳ ai cũng có thể bị kết tội mà không nhất thiết phải là thủ phạm thực sự: Một người mẹ có thể nhận tội thay cho con; Một đệ tử có thể nhận tội thay cho đại ca; Một nhân viên có thể nhận tội thay cho giám đốc; Thủ phạm có thể chạy tội bằng cách mua chuộc/ép buộc/thuyết phục ai đó nhận tội thay cho mình và hối lộ công an, viện kiểm sát, tòa án để họ chấp nhận người chịu tội thay này.
Chúng ta có không thiếu các trường hợp bị cáo nhận tội, bị kết án, nhưng sau cùng kêu oan và được minh oan (Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long). Do đó, 25 lời nhận tội hay 25 nghìn lời nhận tội cũng không đủ để kết án một ai”.
Lá chắn của anh Thưởng lung lay?
Tối qua, cộng đồng mạng rộ tin ông Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư thành Hồ bị bắt. Tin này do báo Dân Việt đưa tin, nhưng sau đó đã bị gỡ bỏ. Đây là lần thứ hai, báo Dân Việt đã gỡ bỏ tin bắt Cang. Lần trước, tháng 5/2019, cũng báo này đưa tin vụ Cang bị bắt, nhưng sau đó đã phải gỡ bỏ. Theo nguồn tin của chúng tôi cho biết, Tất Thành Cang hiện chỉ bị cơ quan điều tra triệu tập, chưa ký lệnh bắt, nhưng ông ta sẽ bắt nay mai.
Tất Thành Cang, cựu phó Bí thư thành Hồ, nhiều lần có tin đồn bị bắt. Ảnh trên mạng

Mặc dù phạm nhiều tội tày đình, nhưng suốt mấy năm qua, ông Cang vẫn bình yên vô sự, bởi ông có lá chắn lớn ở Trung ương, đó là Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Thưởng là người đã và đang tìm mọi cách bảo vệ cho Tất Thành Cang, nằm trong phe cánh của anh Hai Nhựt, tức cựu Bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải, nhưng có vẻ như lá chắn này đã bị lung lay, khi chuyện bắt Cang chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cũng đêm qua, thêm ba nhân vật trong phe cánh này đã bị khởi tố, khám xét và bắt tạm giam, gồm: Đỗ Công Hiệp, kế toán trưởng Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco); Trần Công Thiện, cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (TACONVES) và Huỳnh Phước Long, cựu chuyên viên Văn phòng Thành ủy TP.HCM, cựu thành viên HĐQT Sadec, tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, điều 219 bộ luật Hình sự 2015.
Đường quan lộ của ông Phó chủ tịch tỉnh Thái Bình
Báo Người Việt có bài: Lộ chuyện phó chủ tịch tỉnh Thái Bình được ‘nhảy ghế thần tốc’. Ông Nguyễn Khắc Thận, 46 tuổi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, bị dư luận tố giác, ông được bổ nhiệm “thần tốc” và “nhiều lần thiếu bằng cấp cần thiết” như ông bị “vướng về bằng đại học chính quy, chưa là chuyên viên chính”, mà theo trang web UBND tỉnh Thái Bình lại ghi ông này có bằng “thạc sĩ quản lý kinh tế (hệ tại chức)”.
Phó chủ tịch UNND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận. Ảnh thaibinh.gov.vn

Ông Nguyễn Khắc Thận sinh năm 1974, từng đảm nhiệm các chức vụ: Viện phó VKSND huyện, Trưởng phòng TN&MT, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Quỳnh Phụ. Tháng 6/2014, ông làm Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ; Tháng 7/2015, ông làm bí thư Huyện Ủy Quỳnh Phụ; Tháng 3/2016, ông làm giám đốc Sở Nội Vụ. Tháng 7/2019, ông được bầu bổ sung làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
Theo báo Thanh Niên, một số cán bộ huyện Quỳnh Phụ cho rằng, việc ông Nguyễn Khắc Thận không đạt các tiêu chuẩn “cứng” về cán bộ nhưng lại được điều động, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng là do “có quan hệ” với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Khắc Thận lên tiếng về việc bổ hiệm thần tốc: “Tôi mong báo chí đưa thông tin cần khách quan, chân thực. Tôi là người trong cuộc nên không giải thích để đảm bảo tình khách quan… Tôi trưởng thành từ địa phương, gia đình làm nông chứ không phải con ông cháu cha”.
Sáng 18/6/2020, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu tỉnh Thái Bình báo cáo để xem lại hồ sơ nhân sự của ông Nguyễn Khắc Thận để làm rõ, báo cáo cấp có thẩm quyền.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.