Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tuần lễ thứ 26 với biểu tình vinh danh cám ơn TT Trump & Hoa Kỳ và đừng quên mục tiêu ban đầu – Trần Nguyên

Tuesday, December 3, 2019 5:20:00 AM // ,

Tuần lễ thứ 26 với biểu tình vinh danh cám ơn TT Trump & Hoa Kỳ và đừng quên mục tiêu ban đầu – Trần Nguyên

Điểm Nóng Hồng Kông – Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi 
Hồng Kông “sống động” trở lại với ​​những cuộc đụng độ mới vào Chủ nhật khi cảnh sát bắn hơi cay vào cuộc biểu tình với mục đích vinh danh cám ơn TT Trump & Hoa Kỳ và nhắc nhở mọi người đừng quên mục tiêu ban đầu.
    Cuộc biểu tình này xảy ra sau một thời gian ăn mừng:
    a) cho chiến thắng “khiếp đảm” với 86% trong cuộc bầu cử Hội đồng quận
    b) cho Luật Nhân Quyền & Dân Chủ Hồng Kông do TT Trump ký ban hành
    Dân chúng đã ào ạt xuống đường với khí thế quyết liệt như thường có.
 
image1.jpeg
Đoàn biểu tình vẫy quốc kỳ cờ Mỹ trong một cuộc biểu tình phía bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông và đồng thời lên tiếng cám ơn TT Trump vẫy cờ Mỹ, với một số mũ và áo phông có logo Donald Trump, khi họ giương cao biểu ngữ mô tả TT Trump đang đứng trên một chiếc xe tăng có cờ Mỹ phía sau.
Một biểu ngữ khác có nội dung: “Tổng thống Trump, xin hãy giải phóng Hồng Kông”.
Một diễn giả lên tiếng : ”Cảm ơn Tổng thống Trump về món quà lớn dành cho Hồng Kông và Chúa phù hộ cho nước Mỹ”.
Họ đã rất sáng suốt nhận định như vậy vì chỉ khi chánh phủ TT Trump thay thế Đảng Dân Chủ hèn yếu của TT Obama để nắm quyền đã xoay đổi hẵn thành chánh sách chống Trung Cộng tích cực khiến cho Bắc Kinh lâm vào khủng hoảng suy thoái chưa từng có . Nhờ đó Hồng Kông mới dám vùng lên không còn sợ đàn áp như kiểu Thiên An Môn 1989 nữa.
image2.jpeg
image1.jpeg
Trong cuộc tranh đấu lần này , đặc biệt có rất nhiều dân chúng thuộc thế hệ già đã tham gia vào cuộc biểu tình . Điều này đã chứng tỏ hầu như đại đa số dân chúng Hồng Kông ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ tự do này ( xem phụ đính 1 & 2 phía dưới ) với ý nghĩa tuyệt vời : chiến đấu cho tương lai con cháu mai này
image2.jpeg
Kết luận
Về phía Trung Cộng đe dọa “trả đũa quyết liệt” chống lại Washington sau khi TT Trump ký ban hành Luật Nhân Quyền & Dân Chủ Hồng Kông. Nhưng cho tới nay thì chưa thấy công bố gì cả .
Tại sao vậy ?
Bởi lẽ Trung Cộng chỉ giỏi “hù dọa” thôi . Điển hình nhứt là trước đây Trung Cộng từng hăm doạ Nhựt trong vụ tranh chấp Quần đảo Điếu Ngư và rốt cuộc chả dám làm gì cả . Kỳ này với giọng điệu vô cùng cứng rắn, Trung Cộng cũng chả có lựa chọn nào khác hơn cả vì thực sự họ đang thua chánh phủ TT Trump trong trận chiến thương mại với bằng chứng rất rõ rệt :
a) Bắc Kinh đang lâm nguy khủng hoảng kinh tế xuống dốc thê thảm nhứt từ 30 năm nay với thị trường chứng khoán sụp đỗ hơn 50% và nạn thất nghiệp lan tràn khắp nơi .
b) Mỹ đang ở thế thượng phong với kinh tế phát triển tột bực khiến thị trường chứng khoáng gia tăng trên 50% sau khi TT Trump đắc cử và con số thất nghiệp xuống thấp nhứt trên 50 năm qua.
Ban tham mưu TT Trump gồm những tay tổ về kinh tế & tài chánh biết rõ tình trạng khủng hoảng toàn diện của Trung Cộng nên Mỹ thực sự chả cần phải hấp tấp ký kết thỏa hiệp thương mại với Bắc Kinh . Tương tự TT Trump chả cần cấp thiết gặp lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chánh Ân làm gì vì càng kéo dài thì biện pháp cấm vận phong tỏa Bắc Hàn lâm vào nạn chết từ từ vì đói.
Phải chăng đúng như Giáo sư đã tiên đoán từ năm 1984 là Trung Cộng sẽ chịu số phận thảm bại khi “nuốt được” Hồng Kông vào năm 1997 giống như nhân vật Bà La Sát “nuốt được” Tôn Ngộ Không vào bụng để rồi cuối cùng phải chịu đầu hàng ?
 
Phụ đính 1:

Hồng Kông : Người về hưu xuống đường ủng hộ sinh viên

mediaNgười dân cùng giơ tay tỏ quyết tâm khi nghe đồng ca bài “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” trong cuộc biểu tình tại khu Trung Hoàn, Hồng Kông ngày 30/11/2019.REUTERS/Thomas Peter
Những người về hưu Hồng Kông hôm nay 30/11/2019 tham gia cuộc biểu tình tố cáo bạo lực cảnh sát và các vụ bắt người trái phép.
Sau một tuần lễ tương đối yên tĩnh với chiến thắng lịch sử của các ứng cử viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương Chủ nhật tuần trước, Hồng Kông chuẩn bị biểu tình ngày cuối tuần. Một phụ nữ 71 tuổi nói với Reuters : « Tôi đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa hồi tháng Sáu với hơn một triệu người, nhưng chính quyền không lắng nghe các đòi hỏi của người dân ».
Bà mang theo một chiếc ghế nhựa để hòa vào cuộc biểu tình nhiều thế hệ tại Charter Garden. Những người về hưu, một số chống gậy, đứng cạnh những người biểu tình trẻ hơn mặc toàn đồ đen, lắng nghe những bài diễn văn ủng hộ dân chủ trong không khí lễ hội vui tươi.
Ông Ponn, đi biểu tình cùng với con gái và con rể, tâm sự : « Tôi chứng kiến rất nhiều vụ cảnh sát sử dụng bạo lực, bắt bớ vô cớ. Đó không phải là Hồng Kông của chúng tôi lâu nay. Tôi đến đây hôm nay vì muốn chính quyền biết rằng người dân không hài lòng trước những gì họ đã làm với thế hệ chúng tôi ».
Từ hơn năm tháng qua, Hồng Kông rúng động với phong trào phản kháng nhằm tố cáo ảnh hưởng của Trung Quốc, đòi hỏi phải tôn trọng các nguyên tắc dân chủ. Người biểu tình cũng đòi điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát. Tuần trước khoảng 1.100 người đã bị bắt tại trường đại học Bách Khoa trên bán đảo Cửu Long, nơi diễn ra những vụ đối đầu vào giữa tháng 11.
Cựu tổng thống Chilê nay là cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Michelle Bachelet, hôm nay cho rằng một cuộc điều tra độc lập là cần thiết nhằm tái lập lòng tin. Chính quyền Hồng Kông tuyên bố đang chuẩn bị thành lập một ủy ban điều tra về việc xử lý khủng hoảng.
Tờ báo của đảng Cộng Sản Quảng Đông cho biết Trung Quốc đã bắt một công dân của nước Trung Mỹ Belize, vì nghi ngờ đã âm mưu với những người ở Hoa Kỳ để can thiệp vào Hồng Kông. Báo này cũng xác nhận vụ bắt giữ công dân Đài Loan Lý Mạnh Cư (Lee Meng Chu) hôm 31/10 vì cáo buộc đánh cắp và tiết lộ bí mật nhà nước cho nước ngoài. Ông Lý là một tình nguyện viên đã mất tích sau khi công bố các hình ảnh quân đội Trung Quốc tập trung đông đảo gần biên giới Hồng Kông.
Phụ đính 2 

Hồng Kông: Hoàng Chi Phong, “Anh hùng của tự do”

media
Le Point đã dành một hồ sơ 13 trang để đề cập đến phong trào biểu tình ở Hồng Kông và dĩ nhiên là Hoàng Chi Phong.
Phóng viên của Le Point tỏ vẻ rất ngưỡng mộ: “Từ phong trào Dù Vàng năm 2014 đến nay, Hoàng Chi Phong, 23 tuổi, luôn đương đầu với Trung Quốc” và “đã làm cho Tập Cận Bình phải mất ngủ”. Là một tác nhân của phong trào phản kháng đa dạng tại Hồng Kông, chàng sinh viên này đã từng phải vào tù và có nguy cơ sẽ trở lại nhà tù.
Hoàng Chi Phong: Chuộng dân chủ, nhưng khá thực tế
Le Point ghi nhận hai điểm nơi Hoàng Chi Phong. Trước hết, cậu thanh niên có thể làm cho báo giới phương Tây thất vọng vì anh từ chối tô vẽ thêm cho huyền thoại đã có về anh, một thanh niên đang nối gót những gương mặt dân chủ vĩ đại, một nhân tài trẻ tuổi đã từng đọc qua sách của Martin Luther King hay Nelson Madela và như đang lao vào một cuộc thập tự chinh cho tự do.
Trái với những gì rất thường được viết về anh, Hoàng Chi Phong không hề được nuôi nấng trong sự sùng bái phong trào Thiên An Môn 1989.
Bên cạnh đó, theo tạp chí Pháp, Hoàng Chi Phong cũng có một quan điểm khá thực tế. Anh biết rõ rằng ly khai là một làn ranh đỏ đối với Bắc Kinh cho nên đã thiên về đòi hỏi quyền tự quyết và muốn cho người Hồng Kông có được khả năng quyết định về giai đoạn hậu 2047, tức là khi không còn quy chế “một đất nước hai chế độ”
Quan điểm ôn hòa này khiến Hoàng Chi Phong có hình ảnh “nhạt nhẽo” hơn so với những người thẳng thừng đòi độc lập.
Theo Le Point, Hoàng Chi Phong cũng rất bực tức đối với những gì các nhà báo nước ngoài thường nói về anh. Họ đọc trên Wikipédia và cứ nhại đi nhại lại cùng một ý, ví dụ như nói rằng ở Hồng Kông, tỉ lệ người ủng hộ và phản đối phong trào dân chủ ngang bằng nhau là 50/50. Theo Hoàng Chi Phong điều đó không đúng, mà phải nói là 80/20, với phong trào đấu tranh gần như giành được đồng thuận.
Theo tạp chí Pháp, thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua đã xác nhận đánh giá của Hoàng Chi Phong. Điều đó đã mang đến cho phong trào đấu tranh một hơi sức mới để tiếp tục qua năm 2020.
Về phần mình, Hoàng Chi Phong sẽ tiếp tục làm cho lãnh đạo Trung quốc đau đầu. Anh sẵn sàng “chờ xem họ sẽ tìm cách loại bỏ” anh ra khỏi đời sống chính trị Hồng Kông bao nhiêu lần nữa từ đây đến năm 2047. Lúc ấy thì Hoàng Chi Phong đã 51 tuổi.
Người Hồng Kông tiêu thụ theo quan điểm chính trị
Tạp chí Courrier International cũng chú ý đến tình hình Hồng Kông, nhưng nêu bật một khía cạnh khác của phong trào phản kháng qua tựa đề: “Tiêu thụ cũng là một lựa chọn chính trị”.
Courrier trích dẫn phóng sự của trang mạng Đài Loan Baodaozhe, cho thấy phong trào biểu tình kéo dài từ hơn 5 tháng đã ảnh hưởng đến thói quen tiêu thụ của người dân Hồng Kông, phân biệt rõ những cửa hàng ủng hộ biểu tình hay thân Bắc Kinh và mua sắm theo xu hướng của họ.
Tác giả bài viết nhớ lại cảnh đi ăn tối với một cô bạn ở Hồng Kông (được đặt tên là Fang để tránh nêu tên thật). Vào giờ phút chót, cô bạn đề nghị một nhà hàng ở Mongkok, vì nhà hàng dự kiến lúc ban đầu bị đánh giá là rất “xanh”, màu của phe thân Bắc Kinh.
Nhà hàng được chọn ở Mong Kok, treo những dải màu vang, màu phong trào dân chủ. Nhà hàng đông nghẹt khách và phát ra những bài hát phản kháng.
Cũng như những người chọn lựa nhà hàng ăn, những ai đi mua sắm cũng vậy. Thậm chí nhiều người còn sẵn sàng thay đổi thói quen di chuyển để khỏi bỏ tiền cho phe “địch”. Để phản đối chính quyền, nhiều người đã cổ vũ cho “một chu trình kinh tế mầu vàng”, tức là chỉ ăn uống, mua sắm tại cửa hiệu thân thiện với phong trào phản kháng.
Thậm chí hệ thống tàu điện cũng bị phe phản kháng tẩy chay. Như giải thích của cô Fang, từ 3 tháng qua, cô không đi tàu điện tuy có nhiều tiện lợi, nhưng phương tiện đó do chính quyền quản lý đã bị đánh giá không tốt, mở cửa cho cảnh sát vào đàn áp, để cho côn đồ đánh người biểu tình ở ga tàu điện. Cô Fang do đó đã dứt khoát không để công ty tàu điên lấy tiền của cô cho dù một xu.
Một cư dân mạng Hồng Kông đã có sáng kiến tạo ra một ứng dụng đặt tên là WhatsGap để giúp phân biệt những nhà hàng “dân chủ” màu vàng và những nhà hàng thân Bắc Kinh, màu xanh. Cũng có một bản đồ cho những cửa hiệu màu vàng phân biệt với màu xanh. Trên Facebook, nhóm “Thế giới mua sắm thức ăn của người Hồng Kông” thân dân chủ đã có 112.000 thành viên.
Phải lên tiếng về người Duy Ngô Nhĩ!
Ngoài Hồng Kông, nhìn về Trung Quốc, tạp chí Courrier International, còn chú ý đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương qua hàng tựa: “Duy Ngô Nhĩ: Chúng ta phải đứng lên chống lại Trung Quốc !”
Courrier trích tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung, tố cáo Bắc Kinh cầm giữ gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tại Tân Cương và cho rằng với lịch sử của mình, Berlin có một trách nhiêm đặc biệt và phải chống lại chế độ gieo rắc kinh hoàng này.
Theo tờ báo Đức, truy bức có hệ thống cả triệu người Hồi Giáo, phá hủy văn hóa của họ, đó là những tội ác. Những tài liệu rò rỉ cho thấy tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài.
Trách nhiêm đối với Đức rất nặng. Do lịch sử của chính mình về đàn áp và truy bức, Berlin có một trách nhiệm lịch sử, cho nên phải can thiệp nhân danh cư dân vùng tây bắc Trung Quốc.
Cho đến giờ Đức đã không làm đủ trách nhiệm của mình. Các tập đoàn Đức như Volkswagen và BASF vẫn hoạt động trong vùng Tân Cương. Phớt lờ thảm kịch đang diễn ra, tập đoàn xe hơi mà Nhà Nước Đức là cổ đông, vẫn thu lợi béo bở tại đấy. Không thể chấp nhận được.
Tờ báo Đức kêu gọi phải áp đặt ngay trừng phạt đối với những người đã vi phạm nhân quyền (ở Tân Cương), cũng như những công ty có dính líu đến việc giam cầm hay kiểm soát, và cả đối với những công ty Đức đã nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa nhân đạo.
Các trại giam là triệu chứng của một chế dộ sẵn sàng diệt trừ tất cả những ai đòi xét lại vấn đề quyền lực độc tôn của họ. Năm 1989 đã xảy ra vụ thảm sát phong trào mùa Xuân Bắc Kinh, 30 năm sau thì trấn áp phong trào dân chủ Hồng Kông. Tại Tây Tạng thì Trung Quốc đã phá hủy văn hóa và lối sống người dân bản xứ từ lâu, và đã cô lập vùng lãnh thổ này. Tại Tân Cương thì chỉ trong vài năm, nơi này đã trở thành một nhà tù lộ thiên.
Việc kiểm soát người dân bằng điện tử cũng là một tội ác chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Phương Tây mềm yếu
Tờ báo bực tức trước sự lộng hành của Trung Quốc nhưng càng bực tức hơn trước phản ứng không mấy mạnh mẽ của phương Tây trong đó có Đức.
Theo tờ báo, đã từ lâu rồi, chế độ Trung Quốc không giới hạn việc gây kinh hoàng ở trong nước. Những nền dân chủ, trong đó có Đức cũng càng ngày càng bị sức ép. Trung Quốc truy bức các nhà hoạt động, ly khai ngay trên lãnh thổ Đức, đe dọa truyền thông, đại học và tấn công, hù dọa các nghị sĩ dám nói đến nhân quyền ở Trung Quốc.
Trên cả thế giới Bắc Kinh gây xáo trộn nhân danh quyền lợi chính trị của họ. Khi Đức và 22 quốc gia trách cứ Trung Quốc giam cầm người một cách tùy tiện thì có ngay 37 nước hậu thuẫn Bắc Kinh, trong đó có Nga, Syria, Miến Điện, những nước không có gì gắn bó với nhau ngoài quan điểm khinh miệt dân chủ và dân quyền. Đây là một liên minh giới chuyên chế mà ngồi trên đỉnh là Trung Quốc.
Nhóm chuyên chế lại thường khi thống trị các cuộc tranh luận ở Liên Hiệp Quốc. Dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, họ phá các tổ chức quốc tế từ bên trong và biến các đinh chế này thành công cụ phục vụ lợi ích của họ. Trung Quốc mua chuộc sự trung thành với các khoản đầu tư, thỏa thuận thương mại, những ai không đi theo thì bị hù dọa.
Tuy nhiên, ở nhiều vùng, Trung Quốc không phải là tác nhân hùng mạnh nhất. Tại đấy, các đồng minh của Trung Quốc lại lợi dụng chính sách an ninh quốc tế do liên minh phương Tây đảm bảo. Nhưng thay vì tự bảo vệ mình, thì Phương Tây bất lực đứng nhìn Trung Quốc hành động.
Cho nên đối với tờ báo Đức, phải xem xét lại kỹ càng lại các mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc. Tranh luận về Hoa Vi cho thấy có nhiều người không hiểu gì cả. Không thể chấp nhận được việc để cho một tập đoàn chịu ảnh hưởng của một chính quyền đã áp đặt một hệ thống giám sát điện tử ở Tân Cương, lại có thể thiết lập hạ tầng cơ sở kỹ thuât số chiến lược ở Đức.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. nhưng Bắc Kinh đã lợi dụng vị trí này để gây sức ép với Berlin. Nếu muốn giữ được sự độc lập, Đức nên thoát ra sự kềm tỏa của Trung Quốc.
Theo tờ báo, phải có những quy tắc rõ ràng trong quan hệ với chế độ Bắc Kinh. Châu Âu nên có một chính sách chung đối với Trung Quốc.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.