Tin khắp nơi – 02/12/2019
Tuesday, December 3, 2019
4:27:00 AM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Tổng Thống Trump khởi hành đến Luân Đôn
để dự hội nghị thượng đỉnh NATO
Tin từ WASHINGTON,DC –Vào hôm thứ Hai (2/12), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ đi tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Luân Đôn, và ông bị Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson gây áp lực để không can thiệp vào chiến dịch bầu cử của Anh Quốc vào cuối tháng 12.Theo Reuters, là một ứng cử viên tổng thống vào năm 2016 và sau đó là tổng thống kể từ đầu năm 2017, tổng thống Trump không hề kiềm chế trong việc ủng hộ Anh Quốc rời khỏi Liên minh châu Âu và chỉ trích các chính trị gia tham gia vào cuộc tranh luận Brexit kéo dài của Anh Quốc. Nhưng với ông Johnso, người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò khi ông đối mặt với cuộc bầu cử ngày 12 tháng 12, vị thủ tướng chủ trì hội nghị thượng đỉnh NATO ở Luân Đôn muốn tổng thống Trump chú ý đến các giới hạn, đặt tổng thống Trump vào vị trí bất thường khi phải cố tránh bình luận tùy tiện.
Hồi tháng 10, Tổng thống Trump can thiệp vào cuộc bầu cử này bằng cách tuyên bố rằng lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn sẽ là “rất tệ” đối với Anh Quốc và ông Johnson nên đồng ý về một hiệp ước với lãnh đạo Đảng Brexit Nigel Farage. Áp lực từ thủ tướng Johnson khiến Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh rằng tổng thống Trump hoàn toàn nhận thức được việc không nên can thiệp vào các cuộc bầu cử của quốc gia khác một lần nữa”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-khoi-hanh-den-luan-don-de-du-hoi-nghi-thuong-dinh-nato-2/
Mỹ – Trung: Cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết
Giữa lúc việc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 gặp nhiều bế tắc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại đưa ra tuyên bố vừa muốn đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ và tránh chiến tranh thương mại, nhưng cũng không ngại đáp trả nếu cần thiết.Tuyên bố cứng rắn của hai bên
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mới do Bloomberg LP tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Chúng tôi muốn đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Khi cần thiết, chúng tôi sẽ chiến đấu lại, nhưng chúng tôi đã làm việc tích cực để cố gắng không có chiến tranh thương mại. Chúng tôi không khởi xướng cuộc chiến thương mại này và đây không phải là điều chúng tôi muốn”. Cùng quan điểm trên, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc nhấn mạnh “chúng tôi luôn nói, chúng tôi không muốn bắt đầu cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi không sợ”. Tuy nhiên, ông Lưu Hạc cho rằng “hai nước nên ký kết thỏa thuận càng sớm càng tốt, ít nhất là đình chiến thương mại. Điều đó sẽ tạo nên sự vững chắc cho thị trường và nền kinh tế. Dựa vào đó, chúng ta có thể đạt được đồng
thuận trên nhiều vấn đề mang tính phức tạp hơn về mặt cấu trúc, hướng đến một thỏa thuận toàn diện cuối cùng”.
Đáp lại, Tổng thống Trump thừa nhân các quan chức đàm phán thương mại hai nước đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận, nhưng bản thân ông không nóng lòng hoàn tất một thỏa thuận với Bắc Kinh. Cũng theo nhà lãnh đạo Mỹ, nguồn thu từ thuế áp bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là “của trời cho”, mặc dù nhiều chuyên gia lại cho rằng nguồn thu này đang gia tăng gánh nặng cho nền kinh tế số một thế giới.
Thỏa thuận thương mại tiếp tục trì hoãn
Theo nguồn tin từ một số quan chức Chính phủ Mỹ, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra có thể gặp bế tắc. Ngoài việc Trung Quốc đòi cắt giảm thuế lớn hơn, còn có lý do Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông, khiến Trung Quốc cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Trước đó, nhiều quan chức Trung Quốc cũng đề cập đến khả năng Chủ tịch Tập và Tổng thống Trump ký một thỏa thuận vào đầu tháng 12. Tuy nhiên, việc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một có thể bị trì hoãn sang năm 2020. Phía Bắc Kinh cũng yêu cầu dỡ bỏ thêm nhiều lệnh áp thuế khác, còn Washington phản hồi bằng cách đặt ra nhiều điều kiện bổ sung.
Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway (26/11) nhấn mạnh rằng, Mỹ và Trung Quốc thực sự đã tiến gần tới thỏa thuận và giai đoạn 1 của thỏa thuận này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bà Conway cho biết Tổng thống Donald Trump muốn thực hiện điều này theo nhiều giai đoạn, với nhiều điều khoản mang tính tạm thời, bởi đó là “một thỏa thuận thương mại lớn và mang tầm vóc lịch sử”.
Các chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phân tích rằng, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có mối quan tâm rõ ràng trong việc hoàn thành một thỏa thuận giai đoạn một, nhưng việc một thỏa thuận rộng lớn hơn có thể đạt được trước cuộc bầu cử ở Mỹ là khó xảy ra. Giới chuyên gia cho rằng, giai đoạn một có thể sẽ xảy ra bởi vì cả hai tổng thống đều muốn điều đó, nhưng Trung Quốc bây giờ không sẵn sàng trong việc thực hiện các thay đổi cấu trúc trong thời gian tới.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Keyu Jin, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cho biết, thỏa thuận “bước 1” chỉ như một thỏa thuận “bằng mặt, mà không bằng lòng”, nhằm giúp Mỹ-Trung có thể nói rằng họ đã đạt được một số tiến bộ. Thực chất thỏa thuận “bước 1” là về những thứ có thể đàm phán và giải quyết ngay từ đầu. Những việc không thể giải quyết thông qua đàm phán sẽ bị bỏ lại sau, bị hoãn lại, và chúng ta thật sự không biết chuyện gì đang xảy ra. Vậy nên, khi các mức thuế cũ áp lên Bắc Kinh có thể phục hồi, thì đây không thể là một chiến thắng cho Trung Quốc. Hoặc là một chiến thắng cho nước Mỹ, bởi những vấn đề nhức nhối vẫn còn đó. Ngoài ra theo bà này, một số vấn đề khó khăn hơn đã được thảo luận trong bản thỏa thuận, như các vấn đề xoay quanh tài sản trí tuệ hay mở cửa thị trường Trung Quốc cũng không đạt được bước đột phá lớn. Và kể cả trong trường hợp Bắc Kinh có những sự nhượng bộ xung quanh các luật và quy định, thì sẽ mất một khoảng thời gian để những điều này được thi hành.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung liên tục leo thang kể từ tháng 7/2018, khi hai nước liên tiếp bổ sung các mức áp thuế với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Đầu tháng này, hai bên thông báo đã nhất trí dỡ bỏ thuế đối với hàng hóa của nhau trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu thỏa thuận này được hoàn tất. Giai đoạn hai sẽ tập trung vào sở hữu trí tuệ, vấn đề được cho là nguyên nhân khiến Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc. Washington nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp tài sản trí tuệ của họ bằng cách ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, nhưng Bắc Kinh phủ nhận.
http://biendong.net/bien-dong/31872-my-trung-cuoc-chien-thuong-mai-chua-co-hoi-ket.html
Tấn công Vành đai – Con đường của TQ,
Mỹ “khoét sâu” vào mắt xích Pakistan
Phát biểu gần đây của nhà ngoại giao Mỹ chỉ trích các dự án thuộc sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc tại Pakistan đã khiến Bắc Kinh đáp trả lại bằng phản ứng giận dữ.Tấn công trực diện vào Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan
Phát biểu tại Trung tâm Wilson ở Washington vào ngày 21/11, Alice Wells, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khu vực Nam Á các dự án trị giá 62 tỷ USD, có tên gọi là Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) thiếu minh bạch, đã phát sinh sự leo thang chi phí vô lý và tạo ra “bẫy nợ” với Pakistan.
Phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đánh dấu lần đầu tiên một quan chức chính phủ cấp cao của Mỹ tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp và toàn diện vào CPEC.
Bà Wells cho rằng các hợp đồng cho các dự án liên quan đã được trao cho các công ty Trung Quốc một cách mờ ám; các công ty Trung Quốc đã đem theo cả lao động và nguyên liệu thô cho dự án CPEC vào Pakistan, và do đó không đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Pakistan.
“Việc thiếu minh bạch có thể làm tăng chi phí CPEC và thúc đẩy tham nhũng, dẫn đến gánh nặng nợ thậm chí còn nặng nề hơn đối với Pakistan,” nữ Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói.
Bà cũng chỉ ra sự gia tăng chi phí của dự án Đường sắt chính (Mainline-1) từ 6,2 tỷ USD lên 9 tỷ USD và khuyến khích công dân Pakistan đặt câu hỏi cứng rắn với Bắc Kinh về tính minh bạch của các dự án.
Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng lại lời chỉ trích bà Wells. Yao Jing, Đại sứ Trung Quốc tại Islamabad, đã bác bỏ những lời chỉ trích và đặt câu hỏi Mỹ đã ở đâu khi Pakistan cần giúp đỡ.
Đại sứ Trung Quốc mô tả nhận xét của Wells là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự phát triển của CPEC và gieo rắc bất hòa trong quan hệ Trung Quốc – Pakistan.
Pakistan cũng bác bỏ những lời chỉ trích. Trong một tuyên bố do Bộ Kế hoạch Pakistan ban hành, Pakistan đã bác bỏ ý kiến của Wells là “những khẳng định dựa trên phân tích sai và đánh giá sai sự thật.”
Áp lực đối với Pakistan
Các chuyên gia cho biết Pakistan và Trung Quốc hiện đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc minh bạch các dự án.
“Phát ngôn của bà Wells thể hiện một phần phản ứng của Mỹ đối với sáng kiến Vành đai – Con đường. Và Pakistan, là thành viên chủ chốt, đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Washington”, Hasaan Khawar, nhà phân tích Chính sách công tại thủ đô Islamabad nói. Ông cũng nói thêm rằng Pakistan đang ở trong tình thế khó khăn vì nước này không thể xa Mỹ hoặc Trung Quốc.
Michael Kugelman, phó giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, cho biết hy vọng của Washington là Islamabad sẽ thấy các tín hiệu cải tổ từ phát biểu đó.
“Phản ứng của Islamabad thực sự rất yếu ớt. Đó là vì họ biết bài phát biểu chủ yếu nhắm vào Trung Quốc”, Kugelman nói với Nikkei Asian Review.
Các chuyên gia cũng xem cuộc tấn công bằng ngôn từ của bà Wells trong bối cảnh Mỹ chỉ trích mô hình phát triển cưa sáng kiến Vành đai – Con đường, và chọn CPEC vì đây là dự án hàng đầu của sáng kiến.
Kugelman nói rằng ông tin rằng bài phát biểu của Wells có thể được coi là một biểu hiện của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của chính quyền Trump, kêu gọi phát triển kinh tế theo các điều khoản công bằng hơn so với những gì Trung Quốc đưa ra.
Malik Siraj Akbar, một nhà phân tích tại Washington, cho rằng những chỉ trích của Mỹ xuất hiện trong bối cảnh lo ngại rằng Pakistan có thể rơi sâu hơn vào ảnh hưởng của Trung Quốc một khi nước này không trả được các khoản vay liên quan đến các dự án.
Ông nói thêm rằng phát biểu của bà Well là một lời nhắc nhở về việc khai thác các dự án của Trung Quốc mà nhiều người ở Pakistan, bao gồm cả các phương tiện truyền thông quốc gia, mặc dù biết, không thể công khai lên tiếng phản đối.
Đã có nhiều ý kiến công khai về các dự án CPEC nhưng chính phủ Pakistan đã “phớt lờ”. Nhưng phát ngôn của nữ Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ có thể khởi động lại cuộc tranh luận về tính minh bạch của các dự án này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31851-tan-cong-vanh-dai-con-duong-cua-tq-my-khoet-sau-vao-mat-xich-pakistan.html
Tổng Thống Trump nói
sẽ đánh thuế nhập cảng trở lại
với thép và nhôm từ Brazil và Argentina
Hôm thứ Hai (02/12/2019), tổng thống Trump cho biết sẽ áp thuế nhập cảng cho thép và nhôm nhập cảng từ Brazil và Argentina. Trong hai đoạn tweet hồi sáng sớm, tổng thống Trump cho biết ôngquyết định khôi phục lại thuế nhập cảng vì đồng tiền của hai quốc gia Nam Mỹ đang mất giá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu cho nông dân Hoa Kỳ.
Tổng thống nói lệnh khôi phục thuế nhập cảng cho kim loại từ Brazil và Argentina sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Chính quyền tổng thống Trump đã miễn trừ Brazil và Argentina khỏi bị đánh thuế nhập cảng 25% cho thép, và 10% cho nhôm mà Hoa Kỳ áp dụng từ năm ngoái. Tháng 03/2018, đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer nói với Quốc hội rằng tổng thống đã tạm dừng đánh thuế kim loại vì các nước này đang đàm phán thương mại với Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đã kêu gọi Cơ Quan Dự trữ Liên bang tìm cách ngăn chặn các quốc gia phá giá đồng tiền, mà ông cho rằng sẽ khiến nông dân và các nhà sản xuất Hoa Kỳ ở thế bất lợi. Cơ Quan Dự trữ Liên bang cùng chủ tịch, Jerome Powell thường là mục tiêu chỉ trích của tổng thống Trump.
Trích dẫn một số nước Châu Âu có lãi suất âm, tổng thống cáo buộc ngân hàng trung ương kìm hãm tăng trưởng kinh tế, và đôi khi kêu gọi lãi suất bằng 0 hoặc âm. Ủy ban hoạch định chính sách của Cơ Quan Dự trữ Liên bang đã bỏ phiếu để cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp trong năm nay, và sẽ tiếp tục vào ngày 10 và 11/12/2019.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-noi-se-danh-thue-nhap-cang-tro-lai-voi-thep-va-nhom-tu-brazil-va-argentina/
Nhà Trắng:
Trump ‘sẽ không tham gia điều trần luận tội’
Ông Trump và luật sư của ông đã có cơ hội đặt câu hỏi tại phiên điều trần, nếu họ tham dựNhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump và các luật sư của ông sẽ không tham dự phiên điều trần luận tội tại Hạ viện hôm thứ Tư.
Ông Trump dự kiến sẽ không thể tham gia “một cách công bằng”, cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone nói trong một lá thư gửi Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler nói rằng ông Trump có thể tham dự hoặc “ngừng phàn nàn về quy trình”.
Nhà Trắng không cho biết liệu ông Trump có tham dự phiên điều trần thứ hai hay không.
Họ nói rằng từ giờ đến thứ Sáu sẽ trả lời riêng cho lời mời đến phiên điều trần thứ hai – hiện chưa được ấn định ngày.
Phiên điều trần tuần này trong 3 phút
Thư của Nhà Trắng nói gì?
Bức thư, đã được Politico đăng tải, cáo buộc ủy ban Hạ viện “làm việc không hoàn toàn đúng quy trình và sự công bằng cơ bản” trong cuộc điều tra.
Thư nói rằng lời mời tham dự vào ngày 4 tháng 12 sẽ không cho Nhà Trắng có đủ thời gian để chuẩn bị cho phiên điều trần và không cung cấp thông tin về các nhân chứng.
Ông Cipollone cho biết các báo cáo cho thấy các nhân chứng là “dường như tất cả chỉ có tính cách hàn lâm” và “không có nhân chứng thực tế”. Nhân chứng thực tế là người có thể khai về những kiến thức cá nhân của mình về các sự kiện trong khi một nhân chứng chuyên gia hỗ trợ thẩm phán bằng cách đưa ra ý kiến.
Tại sao Ukraine rất quan trọng đối với Hoa Kỳ
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump
Luật sư của tổng thống cũng nói rằng ủy ban đã gọi ba nhân chứng nhưng chỉ cho phép đảng Cộng hòa gọi một nhân chứng.
Ông Cipollone tấn công tuyên bố của ông Nadler cho rằng quá trình này “phù hợp” với các cuộc điều tra luận tội trong lịch sử, cho rằng Tổng thống Bill Clinton đã có một phiên điều trần công bằng hơn vào năm 1998.
Ông nói rằng để ông Trump được đại diện trong các phiên điều trần tiếp theo, ông Nadler sẽ cần đảm bảo “các quyền theo thủ tục được bảo vệ” và quy trình này là “công bằng và chính đáng”.
Fiona Hill: Sondland đã làm “các việc chính trị vặt” cho Trump
Điều gì sẽ xảy ra hôm thứ Tư?
Phiên điều trần hôm thứ Tư đánh dấu giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra luận tội, vốn tập trung vào cuộc điện đàm vào tháng 7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Trong cuộc điện đàm đó, Tổng thống Trump đã yêu cầu ông Zelensky điều tra Joe Biden, hiện đang là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, và con trai ông là Hunter Biden, người trước đây đã làm việc cho công ty năng lượng Burisma của Ukraine.
Cuộc điều tra luận tội đang xét xem liệu ông Trump có đe dọa từ chối viện trợ quân sự của Mỹ để gây áp lực với Ukraine trong việc điều tra gia đình ông Biden không. Tổng thống đã bác bỏ mọi hành vi sai trái và gọi cuộc điều tra là “cuộc săn phù thủy”.
Tuần trước, Ủy ban Tình báo Hạ viện đã kết thúc hai tuần điều trần công khai, sau vài tuần phỏng vấn kín các nhân chứng.
Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo thuộc đảng Dân chủ, cho biết các ủy ban dẫn đầu cuộc điều tra – Tình báo, Giám sát và Ngoại giao – hiện đang soạn những báo cáo của họ, sẽ được ban hành vào ngày 3 tháng 12.
Hôm thứ ba, bản ghi chép mới nhất của các lời khai đã được công bố, ghi rõ chi tiết lời khai của quan chức ngân sách cao cấp Mark Sandy.
Ông Sandy nói với các nhà điều tra của Hạ viện rằng hai nhân viên ngân sách Nhà Trắng đã từ chức sau vụ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông nói rằng một, một luật sư, đã bày tỏ lo ngại của mình rằng hành động này có thể là vi phạm luật ngân sách năm 1974.
Luận tội và phế truất Tổng thống Trump: Dễ hay khó?
Ông Jerrold Nadler nói gì?
Ông Nadler đã viết thư cho Tổng thống Trump thứ Tư tuần trước, mời ông tham dự phiên điều trần.
“Tổng thống có một sự lựa chọn”, ông Nadler nói trong một tuyên bố. “Ông có thể nhân cơ hội này đưa ra được quan điểm và tiếng nói của mình trong các phiên điều trần luận tội, hoặc ông có thể ngừng phàn nàn về quy trình luận tội.
“Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ chọn tham gia cuộc điều trần, trực tiếp hoặc thông qua các luật sự, như các tổng thống khác đã làm trước ông.”
Jerrold Nadler nói Trump nên tham gia hiên điều trần hoặc “ngừng phàn nàn”
Trong thư gửi tổng thống, ông Nadler nói rằng phiên điều trần sẽ là cơ hội để thảo luận về cơ sở lịch sử và hiến pháp cho việc luận tội.
“Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về việc liệu các hành động bị cáo buộc của ông có đảm bảo là Hạ viên nên thực thi thẩm quyền thông qua các điều khoảng viết luận tội của mình hay không”, ông Nadler nói thêm.
Cuộc điều tra luận tội sẽ tiếp diễn ra sao?
Ủy ban Tư pháp dự kiến sẽ bắt đầu soạn thảo các điều khoản luận tội – tức các cáo buộc về các hành vi bị cho là sai trái của tổng thống – vào đầu tháng 12.
Sau một cuộc bỏ phiếu tại Nhà do đảng Dân chủ kiểm soát, một phiên tòa sẽ được tổ chức tại Thượng viện do đảng Cộng hòa nắm đa số.
Tại Thượng viện, nếu ông Trump bị đa số 2/3 kết án – một kết quả được cho là rất khó xảy ra – ông sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị cách chức sau khi bị luận tội.
Nhà Trắng và một số thành vien đảng Cộng hòa muốn phiên tòa bị giới hạn trong vòng hai tuần.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50625921
Ủy ban tình báo Hạ Viện chuẩn bị
công bố báo cáo về cuộc điều tra luận tội
Tin Washington DC – Đảng Dân Chủ Hạ Viện đang tiến gần hơn tới việc luận tội Tổng Thống Donald Trump bằng 2 diễn tiến mới trong tuần này, bao gồm việc Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện công bố báo cáo điều tra, và Ủy Ban Tư Pháp bắt đầu mở các phiên điều trần. Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo, Dân Biểu Dân Chủ Adam Schiff của California, cho biết ủy ban của ông đã hoàn tất giai đoạn điều trần, và đã làm việc trong suốt kỳ nghỉ Thanksgiving để tổng hợp kết quả điều tra.Trong thư gởi các nhà lập pháp vào trước kỳ nghỉ lễ, ông Schiff viết rằng các bằng chứng cho thấy Tổng Thống Donald Trump đã yêu cầu các nhân viên dùng tiền viện trợ quân sự và chuyến thăm Tòa Bạch Ốc, để làm điều kiện buộc Ukraine mở cuộc điều tra có lợi cho chiến dịch tái tranh cử của tổng thống.
Trong tuần này, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện sẽ công bố kết quả điều tra, và Ủy Ban Tư Pháp sẽ bắt đầu các phiên điều trần. Diễn biến này cho thấy, các lãnh đạo hàng đầu của phe Dân Chủ đang muốn hoàn tất phần việc của Hạ Viện trong thủ tục luận tội vào trước kỳ nghỉ Giáng Sinh. Hạ Viện cho tới nay vẫn thất bại trong nỗ lực yêu cầu cung cấp lời khai và hồ sơ từ các viên chức hàng đầu của chính phủ, như Ngoại Trưởng Mike Pompeo, quyền Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney, và cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Vào chiều Chủ Nhật, 1 tháng 12, Tòa Bạch Ốc đã thông báo sẽ không tham gia phiên điều trần của Ủy Ban Tư Pháp, dự kiến diễn ra vào thứ Tư tuần này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/uy-ban-tinh-bao-ha-vien-chuan-bi-cong-bo-bao-cao-ve-cuoc-dieu-tra-luan-toi/
Ban tranh cử của Tổng Thống Trump sẽ cấm
ký giả của hãng Bloomberg tham gia
các buổi vận động cử tri
Tin Washington DC – Ban tranh cử của Tổng Thống Donald Trump vào thứ Hai, 2 tháng 12, cho biết sẽ không cho các ký giả của hãng Bloomberg News tham gia các buổi vận động cử tri trong thời gian tới, sau khi hãng này thông báo sẽ không điều tra ông chủ của hãng, tỷ phú Michael Bloomberg, và các đối thủ của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ 2020 của đảng Dân Chủ.Người quản lý tranh cử của Tổng Thống Trump, ông Brad Parscale, cho biết quyết định của hãng Bloomberg News về việc chính thức hóa sự thiên vị của hãng là hoàn toàn sai trái. Theo ông Parscale, Bloomberg News đã tuyên bố sẽ không điều tra tỷ phú Bloomberg và các ứng cử viên Dân Chủ, trong khi vẫn tiếp tục đăng các tin tức xấu về Tổng Thống Trump. Ông Parscale nói, vì hãng Bloomberg đã công khai thể hiện sự thiên vị, nên ban tranh cử của Tổng Thống Trump không thể tiếp tục cho phép các ký giả của Bloomberg News tham gia các buổi vận động cử tri. Ông Parscale thêm rằng họ sẽ cân nhắc các yêu cầu của phóng viên, hoặc trả lời các câu hỏi của Bloomberg News, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đây sẽ là chính sách dài hạn của ban tranh cử của Tổng Thống Trump, cho tới khi Bloomberg News thay đổi quyết định. Đáp lại, giám đốc ban biên tập của Bloomberg News, ông John Micklethwait, nói rằng các cáo buộc cho rằng hãng này thiên vị là hoàn toàn sai sự thật. Ông Micklethwait nói hãng Bloomberg News đã đưa tin về ông Trump một cách công bằng kể từ khi ông ra ứng cử lần đầu tiên vào năm 2015. Hãng sẽ tiếp tục thực hiện việc này bất chấp sự cấm đoán của ban tranh cử của tổng thống.
Vào tuần trước, ông Micklethwait đã gởi thư cho các nhân viên, nói rằng Bloomberg News sẽ không đăng các bản tin điều tra sâu vào các hoạt động của tỷ phú Bloomberg và các đối thủ Dân Chủ của ông, sau khi vị tỷ phú thông báo gia nhập cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ban-tranh-cu-cua-tong-thong-trump-se-cam-ky-gia-cua-hang-bloomberg-tham-gia-cac-buoi-van-dong-cu-tri/
Khai mạc Thượng đỉnh Khí hậu:
LHQ kêu gọi nhân loại chọn giải pháp
Trọng ThànhThượng đỉnh Khí hậu COP 25 khai mạc hôm nay, 02/12/2019, tại Madrid. Trong bài diễn văn khai mạc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định nhân loại đang đứng trước ngã ba đường : giữ vững niềm ”hy vọng” vào một thế giới tốt đẹp hơn và kiên quyết hành động hoặc ”bó tay đầu hàng”.
Trước đại diện của khoảng 200 quốc gia, trong đó có hơn 40 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh đến thời điểm mà ông khẳng định sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, nhân loại phải lựa chọn giữa hai con đường.
Con đường thứ nhất là con đường ”đầu hàng”. Nhân loại sẽ mơ màng như ”những kẻ mộng du, vượt qua điểm không thể vãn hồi, mà không hay biết’‘, cùng lúc đó an toàn, sinh mạng của dân chúng trên toàn bộ hành tinh bị thách thức nghiêm trọng. Tổng thư ký Antonio Guterres đưa ra hình ảnh ”những con đà điểu lững thững dạo chơi”, trong lúc thế giới thì đang bốc cháy.
Ngược lại, theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ”con đường của hy vọng”, con đường bảo đảm sự sống còn của nhân loại là rất rõ. Để làm được điều này phải ngừng khai thác năng lượng hóa thạch, và đạt được mục tiêu trung hòa về khí thải từ đây đến năm 2050, để kìm hãm nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5°C, hoặc ít nhất là không quá 2°C. Tổng thư ký tỏ ra ”thất vọng” vì nỗ lực của cộng đồng quốc tế cho đến là hoàn toàn chưa đủ mức.
Nhân loại hãy ”ngừng chống lại Thiên nhiên” là cốt lõi của thông điệp khẩn thiết khác, mà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc đưa ra ngày hôm qua.
Trong khi đó, tại Madrid, nơi diễn ra Thượng đỉnh Khí hậu, không khí có vẻ hết sức trầm lắng. Chính quyền Tây Ban Nha phải đứng ra đảm nhiệm tổ chức thượng đỉnh thay cho Chilê, không đủ khả năng tổ chức, do khủng hoảng xã hội. Thông tín viên François Musseau tường trình từ Madrid :
”Không thể nói là thượng đỉnh Khí hậu COP25 gây phấn chấn tại Tây Ban Nha, cũng không có việc sự kiện này bị phản đối. Nhưng đúng hơn là một không khí thờ ơ, cho dù, hiển nhiên là tại Madrid, mọi người tỏ ra tự hào là thành phố của họ đã có thể tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy một cuộc họp thượng đỉnh, mà thông thường phải mất nhiều tháng để chuẩn bị.
Một nghịch lý hiện rõ. Một bên là hiệu quả về tổ chức và về cơ sở hạ tầng, và bên kia là một thành phố và một đất nước, xét về ý thức môi trường, hoàn toàn không xứng tầm. Ở Tây Ban Nha và Madrid, rất nhiều người phê phán, thậm chí tỏ ra hoài nghi. Ông José Maria, một kỹ sư, nói : ”Tôi cảm thấy có một sự bóp méo thông tin thái quá về biến đổi khí hậu. Tôi tin rằng chắc chắn phải hướng đến sự phát triển bền vững, nhưng tôi vẫn nghĩ là thông tin trong lĩnh vực này bị bóp méo”.
Dĩ nhiên là vẫn có những người cảm thấy bị liên đới rất nhiều và tin tưởng COP 25 chính là dịp cho một cuộc thảo luận rộng rãi. Họ hiểu rằng, tiếp theo Thỏa thuận Khí hậu Paris, hội nghị quốc tế tại Madrid là dịp quan trọng để kiểm điểm về cam kết của các quốc gia trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khi đó, Tây Ban Nha rõ ràng lại không phải là một hình mẫu trong lĩnh vực này. Bà Inmaculada, một dược sĩ, bất bình : ”Tây Ban Nha đáng nói đến xét về mặt xã hội, nhưng không phải về mặt chính trị. Chúng tôi không phải là một quốc gia biết lập pháp để ngăn cản biến đổi khí hậu”. Trong lúc thủ tướng Pedro Sanchez cố gắng đưa ra một thông điệp ngược lại, thì thị trưởng Madrid, José Luis Almeida, lại tuyên bố tạo điều kiện để các phương tiện giao thông (gây ô nhiễm) vào trung tâm thành phố”.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191202-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-khai-m%E1%BA%A1c-t%E1%BB%95ng-th%C6%B0-k%C3%BD-lhq-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-d%E1%BB%A9t-kho%C3%A1t-ch%E1%BB%8Dn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng
Nato không biết chống Nga, Trung Quốc hay ai khác?
Tổng thống Mỹ Harry Truman ký văn bản thành lập Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương năm 1949Họp ở Anh nhân dịp 70 tuổi, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato) vẫn đang bất đồng nội bộ trước việc định nghĩa kẻ thù.
Nato hiện không rõ cần xem địch thủ là Nga, Trung Quốc hay thách thức nào khác ở Trung Đông sau khi tổ chức xưng danh là Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại.
BBC News Tiếng Việt điểm ra 5 thách thức cho Nato.
1. Nato lo ngại về Nga nhưng không đồng ý về cách ứng phó
Thành lập năm 1949 để chống lại khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo và có đối thủ chính là Khối hiệp ước Warsaw từ 1955, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã hoàn thành nhiệm vụ giữ vùng Tây Âu trong hòa bình suốt Chiến tranh Lạnh.
Nhưng sau khi Liên Xô tan rã (1991), Nato đã bành trướng sang phía Đông, thu nhận một loạt quốc gia từng nằm trong quỹ đạo của Kremlin.
NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước tên lửa
Anh sẽ lập căn cứ quân sự ở Singapore?
Nga gửi hai phi cơ quân sự tới Venezuela
Khi công an chẳng bảo vệ nổi chế độ Đông Đức
TQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti
Điều này gây phản ứng mạnh từ Nga, nhất là sau khi một số nước thuộc vùng ảnh hưởng truyền thống của Moscow như Ukraine và Georgia (Gruzia) cũng muốn sát lại gần Nato.
Tuy thế, Nato và Kremlin đã hòa hoãn lại phần nào nhờ hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan và chống Al Qaeda.
Nga bật đèn xanh cho Hoa Kỳ và Nato dùng căn cứ Karshi-Khanabad ở Uzbekistan (2001-2005) làm nơi chuyển quân để đánh Al Qaeda tại Afghanistan.
Năm 2002, Nga và Nato đã có hội nghị thượng đỉnh, mở rộng hợp tác.
Nhưng gần đây, quan hệ Nga – Nato xấu đi với các vụ tấn công mạng mà một số thành viên Nato vùng Baltic, Đông Âu, và cả Anh cho là do Nga chỉ đạo.
Ngân sách của Nato: Hoa Kỳ muốn các nước thành viên phải chia sẻ gánh nặng chi tiêu nhưng chỉ có Anh, Ba Lan và một số nước châu Âu chịu chi ra 2% ngân sách quốc gia cho quỹ chung của Nato
Các cuộc tập trận của Nga và Belarus khiến ba quốc gia thuộc Nato ở vùng biển Baltic, Lithuania, Latvia và Estonia lo ngại.
Ba Lan chia sẻ quan tâm này và luôn nêu ra “mối đe dọa Nga” mà Warsaw coi như là vấn đề đã thành truyền thống.
Warsaw tự lo cho bản thân và đã đặt mua dàn chiến đấu cơ F-35, và mời Mỹ tăng số quân luân chuyển sang nước này.
Điều này khiến quan ngại về Nga của các nước vùng Đông Bắc khối Nato không đồng điệu với các thành viên Nam Âu của Nato.
2. Pháp và các nước Nam Âu có lo ngại khác: an ninh biển và bất ổn vùng lân cận
Làn sóng người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi đặt ra thách thức mới cho biên giới phía Nam của EU và Nato.
Các vấn đề của Nato gồm cả chính sách đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ, của Hoa Kỳ, tranh cãi về ngân sách, và sự lớn mạnh của Nga dù mối đe dọa này vẫn chưa được định nghĩa rõ
Jonathan Marcus, biên tập viên quốc phòng và ngoại giao của BBC News
Với Ý, Pháp, Hy Lạp (thành viên Nato), và cả Malta, Cyprus (không thuộc Nato nhưng có quan hệ lâu dài với Anh), thì việc bảo vệ vùng biển Địa Trung Hải là tối quan trọng.
Điều này khiến các vấn đề quân sự như cuộc chiến tại Libya, và chiến tranh ở Syra là quan tâm hàng đầu của họ.
Vì các cuộc chiến này, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra làn sóng cả triệu người tỵ nạn vượt biển vào vùng Nam Âu.
Đức, nước đông dân nhất EU nhưng là thành viên “hiền lành” của Nato, chia sẻ cái nhìn của Pháp về mối nguy cơ mà Berlin cho là từ bất ổn quanh Địa Trung Hải chứ không phải từ Nga.
3. Thổ Nhĩ Kỳ nay tự chơi ở một dàn nhạc khác
Là thành viên Nato nhưng Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có các nghị trình riêng, trong quan hệ riêng với Nga và Syria (chính quyền Assad).
Ankara vừa đồng ý triển khai dàn chống hỏa tiễn S-400 mua của Nga, hoàn toàn trái với các chuẩn kỹ thuật của hệ thống phòng thủ Nato.
Vì thế, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, sẽ đến London tuần này dự hội nghị thượng đỉnh Nato để tiếp tục tranh cãi, bất đồng với tổng thống Pháp Emmanuel Macron”.
Trước khi sang London, ông Erdogan đã không quên lên tiếng nói câu của ông Macron gần đây, rằng “Nato đã chết lâm sàng” (brain dead) là vớ vẩn.
Quân Nga và Nato:
Nga: 1 triệu + 2,57 triệu dự bị Hoa Kỳ: 1,3 triệu+800 nghìn dự bị; 200 nghìn ở châu Âu trong Nato
Quân Nato: 1,9 triệu, gồm 176 nghìn quân Đức, 355 nghìn Thổ Nhĩ Kỳ
Thậm chí ông Erdogan còn cho rằng chính ông Macron “mới là kẻ đã chết lâm sàng”, và “đang hỗ trợ khủng bố”, một phát biểu rất nặng lời về lãnh đạo quốc gia dù sao cũng vẫn trong một khối quân sự chung.
Một báo Israel, nước không thuộc Nato nhưng là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ, gọi chính ông Erdogan mới là “mối đe dọa cho Nato”.
4-Nato nhìn thấy sức mạnh Trung Quốc nhưng mới chỉ băn khoăn
Hải quân Trung Quốc đưa quân sang căn cứ hậu cần quân sự Djibouti để hỗ trợ các hoạt động tại châu Phi và Tây Á, các vùng ảnh hưởng truyền thống của châu Âu và Hoa Kỳ
Hồi tháng 7/2019, ông Anders Fogh Rasmussen, cựu Tổng thư ký Nato (2009-2014) đột nhiên lên tiếng rất mạnh về “mối đe dọa Trung Quốc”.
Ông Rasmussen đề xuất EU coi Trung Quốc là kẻ thù chính và cần ủng hộ Hong Kong, và công nhận Đài Loan.
Đây là một xu hướng mới rất mới, mạnh mẽ tại châu Âu, vì ông Rasmussen không phải một chính trị gia trung bình, mà còn là thủ tướng Đan Mạch hai nhiệm kỳ (2001-2009).
Tuy thế, ông không còn giữ chức gì trong Nato và bộ máy EU.
Hiện nay, các giới chức Nato đang nghiên cứu cả về vai trò của khối này trước “đe dọa an ninh mạng” và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Nhưng về đề xuất, như của Fabrice Pothier, nhà nghiên cứu an ninh, quốc phòng, rằng Nato cần can dự cả vào an ninh Biển Đông, thì chưa có phản ứng chính thức nào.
Dù Trung Quốc chưa phải đe dọa sánh ngang với Nga, khả năng của nước đó, từ an ninh mạng, hỏa tiễn hành trình, hải quân, vũ khí hạt nhân, đều đang tăng cả về số lượng và chất lượng
Fabrice Pothier
Cần nhắc Nato không có đủ tàu chiến để làm việc đó, và lo ngại về an ninh khu vực gần hơn, cấp bách hơn như Vịnh Aden, cũng chỉ tạo ra được các chuyến tuần tra của hải quân Hà Lan và Anh.
Ngoài Anh, Pháp và Hoa Kỳ, các quốc gia khác trong Nato không có đủ khả năng để vươn sang tận Ấn Độ Dương hay vùng biển Đông Nam Á.
Chưa kể tổng thống Pháp, Emmanuel Macron còn nói thẳng rằng Nato không nên coi Trung Quốc là kẻ thù.
5-Điều 4 và 5 trong Hiến chương Nato về phòng thủ chung
Năm 2017, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lần đầu phong chức chỉ huy tiểu đội tác chiến cho một nữ trung uý. Mỹ vẫn là quốc gia chủ chốt trong các cuộc triển khai quân trên thế giới của Nato
Cuối cùng, các vấn đề của Nato vẫn mang tính chính trị.
Với sự khác biệt lớn giữa Hoa Kỳ và Pháp về mục tiêu của Nato, và các hoạt động riêng của Thổ Nhĩ Kỳ, nguy cơ về khả năng khó khởi động cơ chế “phòng thủ chung” (collective defence) là có thật.
Cơ chế này, nói ngắn gọn là “kẻ thù đánh một thành viên Nato bị cho là tấn công cả khối” được ghi trong Điều 5 Hiến chương Nato.
Nhưng với một tổng thống Hoa Kỳ hiện là Donald Trump không mặn mà gì với Nato và tổng thống Pháp hiện nay phê phán Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria, việc mà Nato có thể làm tại London tuần này là cố gắng tìm ra đồng thuận nội bộ, trước khi có thể xác định Nato phòng thủ trước kẻ thù nào.
Thách thức với ông Boris Johnson, thủ tướng nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Nato – khai mạc 04/12/2019 ở Watford, gần London – là làm sao tạo ra được ít nhiều đồng thuận cho khối này.
Đây là điều không dễ khi mà Anh sẽ vẫn ở lại Nato nhưng đang ra khỏi EU, quá trình dù muốn hay không cũng khiến London ngày càng xa Paris và Brussels trong định hướng chiến lược cho tương lai, gồm cả mục tiêu quốc phòng
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50631003
Tờ Charlie Hebdo bị chỉ trích dữ dội
sau vụ tai nạn trực thăng của quân đội Pháp
Hôm chủ nhật (1/12), Tuần báo châm biếm Charlie Hebdo của Pháp lên tiếng thanh minh trước sự phẫn nộ của mọi người, đối với các bức tranh về một vụ tai nạn trực thăng quân sự ở Mali. Theo South China Morning Post, vào thứ hai tuần trước (25/11), 13 binh sĩ Pháp thiệt mạng khi hai chiếc trực thăng quân sự đụng vào nhau và gặp nạn. Sự việc trên diễn ra khi hai chiếc trực thăng trên tham gia một cuộc truy đuổi vào ban đêm ở Mali, nhằm chống lại các chiến binh thánh chiến.Hôm thứ hai (2/12), lễ tưởng niệm 13 người lính được thực hiện. Ông Thierry Burkhard, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, bày tỏ sự phẫn nộ của ông trước việc tờ báo vẽ tranh châm biếm về tai nạn đau thương này. Trong một bức thư gửi đến biên tập viên Riss Sourisseau của tờ Charlie Hebdo, ông Burkhard buộc tội tờ báo đã phá hỏng thời kỳ để tang của gia đình các chiến sĩ xấu số. Hôm chủ nhật
(1/12), ông Riss lên tiếng bảo vệ tinh thần trào phúng của tờ báo, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của công việc của quân đội Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Thi hài của những người lính được đưa về nhà chiều thứ hai tuần này. Sau đó, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ bày tỏ lòng thành kính với họ trong một buổi lễ đặc biệt, với sự tham dự của Tổng thống Mali, ông Ibrahim Boubacar Keita.
Tờ Charlie Hebdo thường xuyên đả kích các tổ chức, đồng thời cũng có một truyền thống lâu đời về châm biếm chống độc tài. Tờ báo này thường xuyên bị tố cáo vì để các mục tiêu của nó đi quá xa.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/to-charlie-hebdo-bi-chi-trich-du-doi-sau-vu-tai-nan-truc-thang-cua-quan-doi-phap/
Pháp vinh danh 13 quân nhân tử nạn tại Mali
Trọng ThànhTổng thống Emmanuel Macron hôm nay 02/12/2019 chủ trì nghi thức quốc gia vinh danh mười ba người lính Pháp, hy sinh tại Mali, trong một chiến dịch chống quân thánh chiến. Tổng thống Mali cũng có mặt trong buổi lễ này.
Thi hài 13 binh sĩ được đưa qua cầu Alexandre III, đối diện với điện Invalides, nơi lễ vinh danh được tổ chức. Nghi thức do tổng thống Macron chủ trì, diễn ra từ 15 giờ đến 17 giờ. Mười ba quân nhân hy sinh được truy tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.
Tham dự buổi lễ có tổng thống Mali, ông Ibrahim Boubacar Keïta, các thành viên chính phủ Pháp, gia đình các quân nhân tử nạn và các cựu tổng thống Pháp François Hollande, Nicolas Sarkozy, các phái đoàn quân đội, cũng như thị trưởng các địa phương, quê hương của 13 quân nhân hy sinh.
Điện Invalides mở cửa ngay từ 13 giờ 30 phút, để công chúng có thể tham dự lễ viếng.
Mười ba binh sĩ hy sinh thuộc bốn đơn vị, trung đoàn trực thăng chiến đấu số 5 (5e RHC), hai trung đoàn chuyên tác chiến trên địa hình rừng núi (4e RHC và 93 RHC) và lực lượng viễn chinh Pháp. Các quân nhân tử vong trong một vụ tai nạn trực thăng tối 25/11.
Tổn thất nói trên là một cú sốc đối với nước Pháp, bởi đây là một thiệt hại nhân mạng chưa từng có đối với quân đội Pháp kể từ năm 1983, khi sở chỉ huy Pháp tại Beyrouth (Liban) bị tấn công, khiến 59 người chết.
Thiệt hại nhân mạng nặng nề này làm dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh triển vọng quân đội Pháp tiếp tục can thiệp chống thánh chiến tại vùng phía nam sa mạc Sahara. Giờ là thời điểm nước Pháp tưởng nhớ đến những người đã khuất. Nhưng tổng thống Macron, ngay từ hôm thứ Năm 28/11 đã cho biết ông dự kiến, trong những tuần tới, sẽ xem xét lại chiến lược quân sự tại vùng Sahel.
Trả lời RFI qua điện thoại, ông Boureima Allaye Touré, chủ tịch Liên minh Xã hội Dân sự Mali nhấn mạnh, để cuộc chiến chống thánh chiến thực sự có hiệu quả, nhận thức trong xã hội Mali phải thay đổi, ‘‘toàn dân phải được huy động”, chỉ có sự hỗ trợ của quốc tế là chưa đủ.
Theo một thăm dò dư luận, 58% người Pháp được hỏi ủng hộ việc Pháp tham gia chống thánh chiến tại Mali. Kết quả điều tra của IFOP được công bố hôm nay. Cuộc điều tra được thực hiện ngày 28 và 29/11/2019.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191202-ph%C3%A1p-vinh-danh-13-qu%C3%A2n-nh%C3%A2n-hy-sinh-t%E1%BA%A1i-mali
Danh sách các loại thuốc tây không nên dùng
Tuấn ThảoCuối tuần qua, nguyệt san ‘‘Prescrire’’ đã công bố danh sách của năm 2020 bao gồm 105 loại thuốc tây không nên dùng. Được một hiệp hội bác sĩ và dược sĩ thành lập tại Pháp từ năm 1981, tạp chí có uy tín này chuyên nghiên cứu về lợi ích cũng như rủi ro của các loại dược phẩm bày bán trên thị trường.
Nhóm sáng lập ‘‘Prescrire’’ (hiểu theo nghĩa Kê toa thuốc) gồm các bác sĩ và dược sĩ có lối quan sát độc lập và khách quan, không lệ thuộc vào Bộ Y tế Pháp cũng như các tập đoàn dược phẩm. Trong vòng 10 năm liền hiệp hội này rà soát và nghiên cứu các loại thuốc được tung ra thị trường. Đây là lần thứ 8,
tạp chí cho đăng danh sách của các loại thuốc không nên dùng, và năm nay trên tổng số 105 hiệu thuốc được liệt kê, có 92 hiệu thuốc tây hiện diện trên danh sách từ nhiều năm qua, nhưng vẫn được bán trên thị trường Pháp. Toàn bộ danh sách có thể được tìm thấy ở đây.
Danh sách của năm 2020 tập trung vào các loại thuốc tây từng được phân tích trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019. So với bản nghiên cứu năm trước, có 12 loại thuốc đã được đưa thêm vào danh sách mới. Về đầu danh sách của các dược phẩm không nên dùng, có loại thuốc (mua không cần toa) được chế biến từ bạch quả (ginkgo biloba, còn gọi là ngân hạnh) hiệu thuốc Tanakan và các loại thuốc gốc (générique). Bạch quả có công dụng trừ hen tiêu đờm, tốt cho buồng phổi và có khả năng cải thiện trí nhớ và lưu thông máu, tuy nhiên theo tạp chí Prescrire, loại thuốc Tanakan và các thuốc gốc lại có quá nhiều tác dụng phụ nơi người cao tuổi, chủ yếu là nguy cơ xuất huyết và rối loạn tiêu hóa …
Thêm 12 hiệu thuốc trên danh sách bổ sung
Các loại thuốc ho mà theo tạp chí này lại càng tránh tuyệt đối vì chẳng có tác dụng. Đó là trường hợp của thuốc ho Clarix dành cho trẻ em và thuốc ho hiệu Vicks, loại thuốc xi-rô 0,15% dành cho người lớn, chủ yếu bao gồm chất pentoxyverine. Trong các loại thuốc mới không nên dùng, có xirô Maxilase trị ho có đờm, sưng rát và viêm họng, cũng như Thiovalone có tác dụng sát khuẩn và chống viêm đều thiếu hiệu quả. Theo đánh giá của Prescrire, tất cả các loại thuốc có nhãn hiệu cầu chứng hay générique được chế biến với chất pentoxyverine, chất ticxocorrtol dùng để nhỏ mũi hay là các chất trong nhóm thuốc chorhexidine chẳng những không trị ho hiệu quả, mà còn gây ra các chứng như rối loạn tim mạch và dị ứng nghiêm trọng”.
Các loại thuốc chống rối loạn tiêu hóa như hiệu Smecta và các loại đồng dạng (générique) chế biến với diosmectite cũng không nên dùng dù có toa và trong trường hợp ‘‘tự điều trị’’ lại càng nên tránh. Ngoài tiêu chảy, thuốc này còn được cho là có tác dụng bảo vệ màng nhầy bao tử, cũng như trị chứng viêm ruột hay trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên khâu chế biến các loại thuốc này, lại dùng nhiều loại đất sét và cao lanh bị nhiễm chì độc hại. Vì thế cho nên, tạp chí Prescrire gạt bỏ các hiệu thuốc như Smecta, Rennieliquo, Bedelix cũng như Gelox, Gastropax, Neutroses cũng như các loại thuốc gốc (hay còn gọi là đồng dạng) có các chất attapulgite, diosmectite hay là monmectite.
Để trị các chứng bệnh thường thấy nơi giới cao niên, chẳng hạn như chứng tắc động mạch khiến người cao tuổi không thể đi bộ hơn 200 thước mà không dừng lại vì cảm giác đau nhói hay nhức mỏi ở chân trái hay chân phải, người ta thường dùng thuốc giãn mạch Naftidrofuryl (praxilène). Chứng viêm bàng quang được trị với thuốc Elmiron (pentosan polysulfate), để giảm đau, hạ sốt người ta thường sử dụng loại Tenoxicam (tilcotil), một loại thuốc chống viêm nhưng không có steroid. Thuốc Primalan dùng để chống dị ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí Prescrire, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ đối với thận hay gan mà lại không có nhiều hiệu quả cho lắm.
Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào một loại thuốc ‘‘thiếu hiệu nghiệm’’ vẫn xuất hiện trên thị trường ? Theo tạp chí Prescrire, một loại thuốc trước khi được bán trên thị trường, cần có giấy phép của Cơ quan An toàn Dược phẩm, sau khi xem xét cả hai mặt lợi ích và rủi ro. Tuy nhiên, có khá nhiều tác dụng phụ không thể được phát hiện trong quá trình thử nghiệm và sau một thời gian dài sử dụng, giới chuyên gia mới quan sát đầy đủ các tác dụng phụ nơi nhiều bệnh nhân. Và lúc đó, những lợi ích của dược phẩm không còn trọng lượng so với các rủi ro.
Rủi ro quá nhiều, lợi ích chẳng bao nhiêu
Trước mắt, danh sách 105 hiệu thuốc cần nên tránh không có những loại thuốc xếp vào dạng nguy hiểm cấm bán, như trường hợp vụ tai tiếng liên quan tới trường hợp của thuốc trị bệnh tiểu đường Mediator. Tuy nhiên Prescrire vẫn lưu ý về các loại thuốc được bán trên thị trường Pháp cũng như tại nhiều nước châu Âu, mà sau một thời gian dài các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy là thuốc không có nhiều tác dụng trị bệnh. Để nghiên cứu các loại thuốc này, tạp chí Prescrire dựa trên một quy trình nghiêm ngặt : rà soát và kiểm chứng các tài liệu nghiên cứu, xác định tính hiệu quả cho bệnh nhân, xem xét các tác dụng phụ và quan trọng nhất là đánh giá mối tương quan lợi ích và rủi ro của từng loại thuốc.
Trên danh sách các loại thuốc cần tránh, có luôn cả nhưng loại thuốc trị ung thư như Défibrotide, Mifamurtide, Nintédanib, Trabectédine, Vandétanib, Vinflunine … hay các chứng bệnh tim mạch. Tạp chí Prescrire lưu ý một điều : ngay cả trong trường hợp các phương pháp trị liệu gặp bế tắc, do căn bệnh quá nghiêm trọng, việc sử dụng ‘‘thuốc mới’’ để nghiên cứu lâm sàng là điều chấp nhận được, nhưng đầu tiên hết cần nên thông báo cho bệnh nhân về cái lợi và cái hại. Điều căn bản nhất trong lãnh vực dược phẩm kể từ cả hai phía bác sĩ cũng như bệnh nhân vẫn là : nên tránh dùng thuốc khi nhận thấy rủi ro quá nhiều mà lợi ích chẳng bao nhiêu.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191202-danh-s%C3%A1ch-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-thu%E1%BB%91c-t%C3%A2y-kh%C3%B4ng-n%C3%AAn-d%C3%B9ng
Lo ngại TQ, Nga mời Ấn Độ khai thác đất hiếm
Trong bối cảnh thiếu những nhà đầu tư tiềm năng của Nga, Moscow đang nhiệt tình mời các nhà đầu tư Ấn Độ khai thác đất hiếm ở Viễn Đông.RT mới đây dẫn thông tin từ Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông của Nga cho biết, cơ quan này đang tích cực thu hút các nhà đầu tư của Ấn Độ để khai thác đất hiếm ở vùng Viễn Đông Nga.
Các công ty khai thác Ấn Độ như IREL (tiền thân là Tập đoàn Đất hiếm Ấn Độ) và KABIL (Tập đoàn Ấn Độ Khanij Bidesh) đang rất quan tâm đến các dự án khai thác các nguyên tố trong nhóm đất hiếm tại Nga.
Phái đoàn Nga thuộc Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông mới đây đã có cuộc họp với các công ty Ấn Độ ở New Delhi. Cuộc họp đã nêu bật những tiềm năng khai thác rất lớn tại vùng Viễn Đông xa xôi của Nga và khu vực Bắc Cực.
Giám đốc Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông Leonid Petukhov cho hay: “Chúng tôi đang xem xét việc khai thác lithium và coban”.
Ông cho biết thêm, khu vực này đang rất kỳ vọng vào sự gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thiếu những nhà đầu tư từ Nga.
Một nguyên tố trong nhóm đất hiếm là yttri, cũng như các kim loại khác như tantalum và niobi cũng được phát hiện ở Zabaykalsky Krai – một quận vùng Viễn Đông của Nga và Cơ quan này kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng cường đầu tư vào đây.
Cobalt và lithium là thành phần chính để sản xuất pin sạc. Các vật liệu này không thực sự hiếm như tên của chúng song rất khó để tìm thấy chúng ở một nồng độ mong muốn. Các vật liệu trong nhóm đất hiếm cũng khó xử lý khi khai thác từ quặng bởi chúng thường chứa các chất phóng xạ xuất hiện trong tự nhiên như uranium và thorium.
Được biết, vùng Viễn Đông Nga hiện này đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư cũng như người lao động Trung Quốc. Người Trung Quốc đã khai thác rừng, trồng cấy nông nghiệp, đóng góp cho ngành du lịch ở Nga nhưng đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho vùng Viễn Đông.
Giới chức trách Nga đã phải đặt cảnh báo về các kiểu đầu tư tận diệt của Trung Quốc không mang đến lợi ích kinh tế tương xứng so với việc đánh đổi tài nguyên. Đơn cử như khai thác rừng.
Các xưởng gỗ của người Trung Quốc ở Viễn Đông hoạt động ngày đêm không nghỉ, phần nhiều là xuất khẩu về Trung Quốc, gia công và xuất khẩu tiếp đến các thị trường nước ngoài, như Mỹ, với giá đắt đỏ.
Tuy nhiên, lao động Nga không làm việc tại những xưởng này, hoặc lao động với giá cực rẻ, Nhà nước Nga cũng không thu lại nhiều tiền thuế bởi mức thuế suất cho xuất khẩu sang Trung Quốc là thấp.
Việc mời đầu tư Trung Quốc có lẽ đã trở nên cẩn trọng hơn tại Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông trong các dự án khai thác đất hiếm. Hoặc cũng có thể do Trung Quốc hiện đã là nhà sản xuất kim loại đất hiếm hàng đầu thế giới. Hiện 80% lượng đất hiếm nhập khẩu trên toàn thế giới đến từ Trung Quốc.
Đây được cho là một quân bài mà Bắc Kinh có thể đem ra để mặc cả với nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ trong bối cảnh hai nước chưa hạ nhiệt đối đầu thương mại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31862-lo-ngai-tq-nga-moi-an-do-khai-thac-dat-hiem.html
Vùng đặc quyền kinh tế biển :
Hy Lạp, Ai Cập vận động chống Thổ Nhĩ Kỳ
Trọng ThànhHôm qua, 01/12, 2019, ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Déndias và đồng nhiệm Ai Cập Sameh Choucri họp tại Cairo, nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chống lại chính quyền Ankara, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký một nghị định thư với chính quyền Libya (Bắc Phi) về việc xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển.
Thông tín viên Alexandre Buccianti tường trình từ Cairo :
”Nhìn từ Ai Cập, Hy Lạp và đảo Chypre – ba quốc gia vốn đoàn kết với nhau qua các thỏa thuận hợp tác chính trị, quân sự và đặc biệt là khí đốt, thì nghị định thư mà Thổ Nhĩ Kỳ ký kết với Libya đồng nghĩa với việc chính quyền Ankara làm như thể ba quốc gia này không tồn tại.
Các vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia được xác định dựa trên chiều dài của vùng ven biển, và kể từ đó, kéo dài thành một hình tam giác, cho phép xác định khu vực đặc quyền kinh tế.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở phía đông bắc Địa Trung Hải, còn Libya nằm ở phần giữa bờ nam Địa Trung Hải. Giữa hai quốc gia này là Ai Cập, Hy Lạp và đảo Chypres. Có nhiều mỏ khí đốt với trữ lượng khổng lồ, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của ba quốc gia nói trên.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Libya ký kết một thỏa thuận chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế, điều đó có nghĩa là các khu vực mà các bên yêu sách sẽ chồng lấn nhau. Theo Chính quyền Athens, đây là ”một sự xâm phạm, xét về lô gic và địa lý”.
Trước đây, đã nhiều lần hải quân Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp và cản trở các hoạt động khoan dầu khí trong vùng biển của Ai Cập và Hy Lạp, với lý do đây là những khu vực thuộc quyền của Chypre, cụ thể là của phần lãnh thổ Chypre do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Vấn đề này sẽ có thể là một chủ đề gây bất đồng khác trong một hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO”.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191202-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%81-v%C3%B9ng-%C4%91%E1%BA%B7c-quy%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-bi%E1%BB%83n-hy-l%E1%BA%A1p-v%C3%A0-ai-c%E1%BA%ADp-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95
Một số phân tích về xu hướng điều chỉnh chính sách
và cách tiếp cận của các nước Đông Nam Á
trong quan hệ với TQ và Biển Đông hiện nay
Tình hình Biển Đông thời gian qua liên tục diễn biến phức tạp khi Trung Quốc không dừng lại những hành động đơn phương, phi pháp xâm phạm sâu vào vùng biển của các nước, thậm chí còn vượt ra khỏi phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” của nước này. Thực trạng này đã gây nên phản ứng giận dữ của cộng đồng quốc tế cũng như khu vực.Các nước thường cân nhắc mỗi khi đề cập hay phản ứng liên quan Biển Đông và TQ
Đối với nhiều nước ASEAN không hoặc có một phần tranh chấp với Trung Quốc, thì Bắc Kinh hiện có mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế mà các nước này cần phải cân nhắc mỗi khi đề cập hay phản ứng đối với họ. Campuchia, Thái Lan, Indonesia hay Philippines đều nhận thức được rằng Trung Quốc là quốc gia quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Trung Quốc có kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xã hội, để từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu hiện trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều mà trước đây nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Hơn nữa, không giống như các cường quốc đang lên khác, tham vọng chiến lược của Trung Quốc là ở quy mô toàn cầu chứ không phải giới hạn trong khu vực. Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi, Nam Mỹ cũng như việc phát triển hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương là minh chứng cho tham vọng này. Năm 2019, các nước ASEAN đều thận trọng khi đưa ra các phản ứng trong các vụ việc cụ thể ở Biển Đông nhằm tránh các hiềm khích hay đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh, trong khi cũng đảm bảo tránh bị cho là ngả về hay đi đêm với Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là Bắc Kinh vẫn tiếp tục thể hiện thái độ quyết đoán, coi thường luật pháp và các chuẩn mực quốc tế trong các hành động của mình. Việc quốc gia này phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ở Biển Đông là một trong những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc bây giờ cảm thấy đủ mạnh để thách thức trật tự thế giới vốn đã phải đánh đổi biết bao xương máu mới có được hòa bình và ổn định như hiện nay.
Các nước tìm cách thích ứng với các điều kiện mới trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Có một thực tế rằng thật khó để tìm thấy những sự kiện lớn trên thế giới mà thiếu sự tham gia của Trung Quốc. Sớm hay muộn, các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước Đông Nam Á cũng phải điều chỉnh chính sách và cách tiếp cận của mình trong điều kiện, tình hình mới này. Các nước này cũng phải
thích ứng với điều kiện mới này và phải có chính sách đối ngoại cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong bối cảnh trỗi dậy của Trung Quốc. Những chính sách này phải được nghiên cứu một cách cụ thể với tầm nhìn chiến lược về bản chất của tình hình, những thách thức phải đối mặt và biện pháp giải quyết để có thể giúp các nước đương đầu với những khó khăn, phức tạp trong thời gian tới.
Đồng thời, bất kỳ chính sách nào để đối phó với sự trỗi dậy Trung Quốc cũng phải đặt ra câu hỏi về tác động của nó đối với các quốc gia trong khu vực. Chính phủ các nước cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện để không sợ làm “mếch lòng” bất cứ ai và đảm bảo được các lợi ích của mình khi quan hệ, làm ăn với Trung Quốc. Cách tiếp cận nước đôi của Indonesia hay một số nước khác đối với Trung Quốc nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho nước này, thay vì có thể giúp những nước này tránh hoặc vượt qua những thách thức do Trung Quốc gây ra.
http://biendong.net/bien-dong/31869-mot-so-phan-tich-ve-xu-huong-dieu-chinh-chinh-sach-va-cach-tiep-can-cua-cac-nuoc-dong-nam-a-trong-quan-he-voi-tq-va-bien-dong-hien-nay.html
Nhật mua đảo để tập trận chung với Hoa Kỳ
Tin Tokyo, Nhật Bản – Chính phủ Nhật vào thứ Hai, 2 tháng 12, cho biết đã đồng ý chi 146 triệu Mỹ kim để mua một hòn đảo không người ở nằm gần bờ biển phía tây nam quốc gia, với ý định dùng để tập trận chung với Hoa Kỳ. Tokyo và Washington vào năm 2011 đã đồng ý dời khu huấn luyện cho các chiến đấu cơ Hoa Kỳ đến đảo Mageshima, cách bờ biển tây nam Nhật Bản khoảng 30 cây số.Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói thỏa thuận để mua đảo Mageshima đã hoàn tất vào thứ Sáu tuần trước, sau các cuộc thảo luận giữa Bộ Quốc Phòng và hãng địa ốc sở hữu phần lớn hòn đảo. Các chuyến bay huấn luyện của Hoa Kỳ hiện đang được thực hiện ở đảo Iwo Jima, cách Tokyo 1,200 cây số về phía nam. Chính Washington đã yêu cầu dời khu huấn luyện, với lý do rằng đảo Iwo Jima nằm quá xa căn cứ Hoa Kỳ ở thành phố Iwakuni, vốn là nơi các chiến đấu cơ đóng quân. Ông Suga cho biết cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc diễn tập hạ cánh sẽ được xây dựng trên đảo Mageshima trong tương lai gần. Một số cư dân sống trên các đảo gần với Mageshima đã lo ngại rằng họ có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ các chiến đấu cơ. Các hoạt động của quân đội Nhật hiện vẫn bị giới hạn ở mức độ phòng thủ, và nền quốc phòng của Nhật phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ theo thỏa thuận an ninh song phương. Tổng Thống Donald Trump lâu nay vẫn liên tục yêu cầu rằng, Nhật và các đồng minh khác của Hoa Kỳ nên đóng góp nhiều hơn trong chi phí bảo vệ an ninh cho các nước này.
https://www.sbtn.tv/nhat-mua-dao-de-tap-tran-chung-voi-hoa-ky-2/
Tiêm kích Hàn Quốc xua đuổi trinh sát cơ TQ
Tiêm kích Hàn Quốc được triển khai để xua đuổi trinh sát cơ Y-9 Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không nước này.Sự việc xảy ra khi máy bay trinh sát Y-9 Trung Quốc tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ) từ phía tây bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham mà không báo trước lúc 10h05 ngày 29/11. Phi cơ Trung Quốc xâm nhập KADIZ tổng cộng ba lần trước khi rời đi lúc 13h36, theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS).
Seoul đã điều một số chiến đấu cơ giám sát và xua đuổi chiếc Y-9. “Máy bay Trung Quốc không xâm phạm không phận Hàn Quốc khi tiến vào KADIZ. Triển khai tiêm kích là hành động chiến thuật bình thường nhằm đề phòng các sự cố khi nó tiến vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc”, quan chức JCS nói.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chuẩn bị thăm Seoul vào tuần sau, dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương đang được cải thiện sau những bất đồng do Hàn Quốc cho Mỹ triển khai lá chắn tên lửa trên lãnh thổ nước này.
KADIZ được Hàn Quốc tuyên bố thiết lập năm 1950 và điều chỉnh vào năm 2013, nhằm yêu cầu các máy bay tiến vào khu vực phải thông báo danh tính, địa điểm và hành trình bay. Tuy nhiên, đây không phải là không phận của Hàn Quốc và máy bay các nước đều có quyền hoạt động trên KADIZ.
Quân đội Hàn Quốc cho biết các máy bay Trung Quốc đã xâm phạm KADIZ hơn 20 lần chỉ trong năm nay. Giới phân tích cho biết hành động này có thể nhằm thu thập dữ liệu về hệ thống cảnh giới phòng không và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hàn Quốc.
Vị trí đá ngầm Ieodo/Tô Nham và vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồ họa: East Asia Intel.
Vị trí đá ngầm Ieodo/Tô Nham và vùng nhận dạng phòng không của các nước Đông Á. Đồ họa: East Asia Intel.
http://biendong.net/bi-n-nong/31827-tiem-kich-han-quoc-xua-duoi-trinh-sat-co-tq.html
Hàn Quốc điều tra
chống bán phá giá ván ép nhập từ Việt Nam
Ủy ban thương mại Hàn Quốc hôm 2/12 cho biết đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán (ván ép) nhập khẩu từ Việt Nam. Lý do là vì các công ty địa phương khiếu nại hàng nhập khẩu giá rẻ từ Việt Nam đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp của nước này.Theo hãng tin Yonhap, cuộc điều tra được đưa ra sau khi Hiệp hội sản xuất gỗ Hàn Quốc, một hiệp hội của các nhà sản xuất gỗ dán Hàn Quốc, đệ đơn khiếu nại rằng các sản phẩm gỗ dán nhập từ Việt Nam đang làm giảm thu nhập của họ.
Trước đó vào tháng 9, Bộ Công thương Việt Nam đưa ra danh sách cảnh báo 13 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Canada. Trong đó, gỗ dán có nguyên liệu là gỗ cứng được xếp vào mức cảnh báo 4, mức cao nhất trong 4 mức độ cảnh báo, mà Bộ này cho là cần được “theo dõi chặt chẽ” và “kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp liên quan”.
Hàn Quốc là một trong 3 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn nhất của Việt Nam ở châu Á, ngoài Nhật Bản và Trung Quốc.
6 thị trường trên hiện chiếm 87,7% giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam, theo Bộ Công thương.
Hãng tin Yonhap cho biết thêm rằng Hiệp hội sản xuất gỗ Hàn Quốc đang đề nghị mức thuế chống bán phá giá là 93,5% đối với gỗ dán của Việt Nam, trong khi nước này hiện chỉ áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 3,96% đến 38,1% đối với gỗ dán nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc.
Vẫn theo hãng thông tấn Hàn Quốc, sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện chiếm 40% trong thị trường gỗ ước tính khoảng 800 tỷ won (667 triệu USD) của nước này.
Tin cho hay kết quả sơ bộ của cuộc điều tra sẽ được đưa ra trước tháng 4 năm tới.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-ch%E1%BB%91ng-b%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1-v%C3%A1n-%C3%A9p-nh%E1%BA%ADp-t%E1%BB%AB-vn/5189330.html
11 người Bắc Hàn đào tỵ bị giữ ở Việt Nam
đang tìm cách để khỏi bị trục xuất
Mười một người Bắc Hàn bị Việt Nam bắt giữ từ ngày 23 tháng 11 đang tìm sự giúp đỡ để khỏi bị trục xuất.Reuters dẫn nguồn từ một nhóm hoạt động Hàn Quốc vào ngày 2 tháng 12 về tin vừa nêu. Theo thông cáo của nhóm có tên Công Lý cho Bắc Hàn trụ sở tại Seoul thì 8 phụ nữ và 3 người đàn ông Bắc Hàn bị lực lượng Biên phòng tại tỉnh Lạng Sơn bắt giam hai ngày sau khi họ từ Trung Quốc vào được lãnh thổ Việt Nam. Hiện tất cả đang bị giam tại thành phố Lạng Sơn.
Người phụ trách nhóm Công Lý Cho Bắc Hàn, ông Peter Jung, được Reuters dẫn lời là 11 người Bắc Hàn có yêu cầu Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội giúp đỡ; tuy nhiên kể từ ngày thứ sáu tuần qua cho đến nay ông này không còn nghe tin gì về họ nữa.
Cũng theo ông Peter Jung thì vào ngày thứ năm 28 tháng 11, cơ quan chức năng Việt Nam phải ngưng nỗ lực trục xuất vì một số người trong nhóm phản đối mạnh mẽ và có người bị ngất đi.
Ông Peter Jung cho biết thêm vì Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội im lặng nên ông này quyết định công khai trường hợp của nhóm 11 người Bắc Hàn. Lý do được nêu ra là nếu không có phản ứng từ cộng đồng quốc tế thì những người đào tỵ Bắc Hàn có thể sẽ bị Việt Nam trục xuất.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có trả lời cho Reuters về yêu cầu phát biểu đối với vụ việc này.
Còn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thì cho biết có nắm vụ 11 người Bắc Hàn như vừa nêu và liên hệ với chính phủ Việt Nam nhằm ngăn không để Hà Nội trục xuất họ.
Nhóm những người đào tỵ Bắc Hàn vừa nói gồm những người độ tuổi từ 20 đến 50.
Bộ Thống Nhất Hàn Quốc thống kê tính đến tháng 9 năm nay có ít nhất 771 người Bắc Hàn đến được miền nam trong năm 2019. Hiện có tổng cộng chừng 33 ngàn người đào tỵ Bắc Hàn đang sinh sống ở Hàn Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nk-defector-vn-12022019083848.html
Phóng tên lửa lần thứ 13 trong năm:
Thông điệp cứng rắn của Triều Tiên
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng 2 vật thể bay chưa xác định vào khu vực biển phía Đông vào 4 giờ 59 phút ngày hôm nay 28/11 (giờ địa phương). Đây là lần thứ 13 trong năm Triều Tiên phóng thử tên lửa.Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA, 29/11) cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un “rất hài lòng” sau khi đích thân giám sát buổi thử hệ thống phóng tên lửa đa nòng siêu lớn. Vụ thử nhằm kiểm tra năng lực chiến đấu của hệ thống phóng tên lửa đa nòng siêu lớn đã cho thấy sự ưu việt về kỹ thuật và quân sự của hệ thống và độ tinh cậy mạnh mẽ.
Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (28/11) cho biết, 2 vật thể bay đã được bắn đi ở khu vực Yeonpo, tỉnh South Hamgyong và bay tới khu vực biển ở gần bờ Đông Triều Tiên; cả hai vật thể bay được 380km với độ cao tối đa khoảng 97km. Quân đội Hàn quốc đang theo dõi tình hình trong kịch bản sẽ có các vụ phóng khác và duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Bình Nhưỡng dường như đã phóng hai tên lửa đạn đạo, chúng không bay vào không phận hay rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Tokyo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa đạn đạo là vấn đề nghiêm trọng đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản. Tokyo sẽ tập trung thu thập, phân tích thông tin về vụ việc và giám sát tình hình. Cùng ngày, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cũng phát lệnh cảnh báo đối với tàu thuyền đang đi lại ngoài biển về việc có một vật thể bay giống như tên lửa phóng đi từ Triều Tiên và yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trên biển cần chú ý tiếp tục theo dõi thông tin. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là “thách thức nghiêm trọng” với cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh Nhật Bản sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác để giám sát tình hình.
Bộ Ngoại giao Mỹ (28/11) tuyên bố nước này đã nắm được thông tin Triều Tiên phóng “tên lửa” và đang giám sát tình hình cùng với các đồng minh trong khu vực. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố kêu gọi Triều Tiên chấp nhận đề nghị của Mỹ và nghiêm túc về đàm phán chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Thông cáo báo chí của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh Triều Tiên cần tránh đưa ra các tối hậu thư, sau khi Bình Nhưỡng tuần trước tuyên bố sẽ từ bỏ đàm phán phi hạt nhân hóa nếu đến cuối năm nay Washington không đưa ra đề xuất mới nào giúp phá vỡ bế tắc. Bộ Ngoại giao Anh cũng ra tuyên bố kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các vụ thử tên lửa và nối lại đàm phán với Mỹ hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon (NIS, 29/11) nhận định việc Triều Tiên thử nghiệm một bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn dường như là một tín hiệu cho thấy rằng nước này có thể quay trở lại chính sách trước kia nếu không đạt được những điều mong muốn trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của nước này Lee Do-hoon đã có các cuộc điện đàm với người đồng cấp của Mỹ Steven Biegun và Shigeki Takizaki của Nhật Bản để thảo luận diễn biến mới nhất kể trên. Trong khi đó, một quan chức Hàn Quốc cho biết nước này và Nhật Bản không trao đổi thông tin quân sự với nhau liên quan tới vụ thử vũ khí của Triều Tiên theo khuôn khổ Hiệp định chia sẻ thông tin quân sự chung
(GSOMIA) Hàn-Nhật. Quan chức trên khẳng định: “Nhật Bản không yêu cầu chúng tôi chia sẻ thông tin tình báo về các vụ phóng mới nhất này” và Seoul cũng không tìm kiếm thông tin mà Nhật Bản thu thập được về vụ việc này. Đây là vụ thử vũ khí đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi Seoul quyết định gia hạn GSOMIA có điều kiện.
Trong khi đó, Reuters cho rằng vụ thử mới nhất diễn ra vào đúng dịp lễ Tạ ơn ở Mỹ, có thể được xem như một lời nhắc nhở gửi đến Washington về thời hạn cuối năm mà ông Kim Jong-un đặt ra để chính quyền Tổng thống Donald Trump thể hiện sự linh hoạt trong cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều. Chuyên gia Leif-Eric Easley, giáo sư giảng dạy về nghiên cứu quốc tế tại Seoul, nhận định qua cuộc thử nghiệm tên lửa, Bình Nhưỡng đang gia tăng áp lực với Wasshington cũng như với Seoul. Các quan chức Bắc Triều Tiên yêu cầu Mỹ phải từ bỏ “chính sách thù địch” đối với Bình Nhưỡng, cụ thể là phải giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nếu không họ sẽ rút khỏi đàm phán hạt nhân. Bắc Triều Tiên còn đòi Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt các cuộc tập trận chung thường niên, được cho là nhằm chuẩn bị một cuộc xâm lược Bắc Triều Tiên. Đó là những yêu cầu mà tổng thống Trump hiện không thể đáp ứng được. Nhà phân tích Kim Dong-yub tại Viện Nghiên cứu Viễn đông ở Seoul, Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dường như đang bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt và triển khai bệ phóng tên lửa này.
Theo Yonhap, đây là lần thứ 13 trong năm nay Triều Tiên đã thực hiện các vụ thử vũ khí như vậy. Lần gần đây nhất, Triều Tiên ngày 31/10 đã bắn 2 tên lửa từ bệ phóng rocket đa nòng siêu lớn về khu vực biển phía đông nước này. Trong những cuộc thử nghiệm trước đây, Triều Tiên phóng loại tên lửa tầm ngắn mới, bao gồm một loại được coi là biến thể của tên lửa Nga Iskander, cùng một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-3. Việc Triều Tiên phóng thử tên lửa diễn ra trong bối cảnh Mỹ (27/11) điều các máy bay do thám EP-3E, RC-135V và E-8C thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 ngày trên bán đảo Triều Tiên; cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ đang gặp bế tắc và Bình Nhưỡng ra tối hậu thư cho Washington tới cuối năm để đưa ra một thỏa thuận mới nhằm phá vỡ tình trạng hiện tại, nếu không, họ sẽ từ bỏ đối thoại và chọn “con đường mới”.
http://biendong.net/bien-dong/31870-phong-ten-lua-lan-thu-13-trong-nam-thong-diep-cung-ran-cua-trieu-tien.html
Biểu tình Hong Kong: Lời kể của một sinh viên
từng bị kẹt 5 ngày trong PolyU
Thùy LinhBBC News Tiếng Việt vừa có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với một sinh viên biểu tình Hong Kong.
Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong đạt đến đỉnh điểm của căng thẳng, BBC News tiếng Việt đã phỏng vấn được một sinh viên là nhân chứng sống chứng kiến những biến chuyển của thành phố suốt 5 tháng qua.
Khi phong trào biểu tình bắt đầu vào tháng 6, Elvis thậm chí còn không ở Hong Kong. Anh đang cách xa quê nhà hàng ngàn dặm, tận hưởng cuộc sống sinh viên vui vẻ của mình tại Úc.
“Lúc đầu, tôi không thực sự quan tâm đến [phong trào biểu tình] lắm,” người biểu tình sinh viên 19 tuổi nói.
TQ cảnh báo Mỹ vì hai luật ủng hộ biểu tình Hong Kong
Hong Kong: Cảnh sát bắn một người biểu tình
Biểu tình Hong Kong: Người biểu tình đu dây trốn thoát
Một người chết vì bị đập vào đầu trong cuộc biểu tình Hong Kong
Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào ngày 12 tháng Sáu.
“Tôi đang học bài thì nhận được một tin nhắn từ một người bạn nói rằng hãy bật TV lên” và điều anh nhìn thấy sau đó là hình ảnh cảnh sát Hong Kong xịt hơi cay trong tiếng la hét của những người biểu tình ôn hoà.
Elvis, sinh viên 19 tuổi, từ Úc trở về Hong Kong để tham gia phong trào biểu tình
Phải mất hai ngày để thuyết phục bố mẹ, nhưng đến ngày thứ ba Elvis đã sẵn sàng ra phi trường trước sự ngỡ ngàng của bạn bè.
“Họ không hiểu tại sao tôi phải quay lại và rằng cuộc sống ở đó rất tốt và tôi không cần phải quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hong Kong. Họ thực sự đã làm tôi thất vọng.”
‘Tôi không ngờ nó sẽ trở nên bạo lực’
Khi Elvis bước ra đường phố Hong Kong tham gia biểu tình, phong trào vẫn ở trong thời kỳ đầu yên bình với thi thoảng những đợt bắn hơi cay.
“Vào thời điểm đó, mọi người chỉ ném trứng và chửi bới cảnh sát. Chúng tôi chưa ném Molotov cocktail (bom xăng).”
Anh đi cùng bạn bè, trong đó có cả ca sĩ kiêm nhà hoạt động nổi tiếng Denise Ho – một người bạn khá thân thiết, Elvis nói.
Anh hô khẩu hiệu, cầm biểu ngữ như hầu hết những người biểu tình khác.
“Lúc đầu, chúng tôi chỉ muốn nói lên ý kiến của mình một cách ôn hoà và thu hút sự chú ý của thế giới. Tôi không bao giờ tưởng tượng nó có thể trở nên bạo lực.”
Elvis kể lại một ngày vào tháng 9, khi anh và bạn bè đang dựng rào chắn ở một con đường ở quận Mongkok, một vài chiếc xe cảnh sát bất ngờ xuất hiện và cảnh sát bắt đầu nã đạn hơi cay và đạn cao su.
“Tôi không nghĩ họ thực sự muốn bắt chúng tôi, họ cứ bắn và bắn và gọi chúng tôi là ‘lũ bọ gián’”.
Elvis bị trúng một viên đạn cao su ở cổ trong khi một người bạn của anh bị bắn vào chân. Họ chạy thoát nhưng tất nhiên không đến bệnh viện. Anh nói chính Denise Ho đưa anh đến một phòng khám tư để điều trị.
Vết thương do đạn cao su ở trên cổ Elvis sau khi đụng độ với cảnh sát ở Mong Kok hồi tháng 9
Nhiều người biểu tình Hong Kong đã từ chối đến bệnh viện vì lo sợ cảnh sát có thể tìm ra tung tích và bắt giữ họ.
Elvis là con trai duy nhất của một gia đình đến từ Quảng Đông nhưng họ chuyển đến Hong Kong khi anh một tuổi và vì vậy Elvis luôn cho rằng mình là một người Hong Kong.
Anh nói anh may mắn vì cha mẹ đều ủng hộ phong trào dân chủ nhưng họ vẫn luôn lo lắng cho sự an toàn của anh.
Khi trở về nhà vào khoảng 4 giờ sáng với một vết thương trên cổ, bố mẹ Elvis đã cầu xin anh trở về Úc.
“Không có nghĩa lý gì cả! Chúng ta không phải sợ cảnh sát. Chúng ta phải sát cánh cùng nhau. Ồ, chẳng lẽ vì họ bắn chúng ta nên chúng ta nên ở nhà và không quan tâm đến điều gì khác sao?” Elvis nói như vậy với bố mẹ.
Ngày hôm sau, Elvis lại trở lại đường phố. “Tôi 19 tuổi rồi. Họ không thể kiểm soát tôi,” anh bật cười.
‘Một số cảnh sát là người tốt’
Nhưng khi hè chuyển sang thu, tình hình trở nên căng thẳng hơn. Một số vụ tự tử xảy ra, nhiều thi thể được tìm thấy dạt vào bờ biển và số vụ bắt giữ ngày càng gia tăng.
“Tôi đã rất tức giận, rất thất vọng. Tôi có thể thực sự làm gì để giúp họ đây? Tôi cảm thấy tôi chỉ là một nhân chứng. Không có bằng chứng họ đã bị cảnh sát giết chết. Và chúng tôi không thể đến đồn cảnh sát và tấn công họ.”
Khi được hỏi anh nghĩ gì về việc một số người biểu tình phá hủy một số tài sản tư nhân và tấn công người thân của cảnh sát, Elvis trả lời:
“Tôi sẽ không nói hành vi của họ là đúng hay sai. Tôi không hoàn toàn đồng ý với hành vi của họ, ví dụ như tấn công người dân hoặc phá hoại các cơ sở của chính phủ. Tuy nhiên, tôi tin rằng họ không làm điều đó mà không có lý do.
Cảnh sát xịt hơi cay tại một khu vực ở Mong Kok
“Người ta chỉ thấy ông già bị thiêu sống nhưng họ không biết ông ta trước đó đã tấn công một số học sinh,” Elvis nói về vụ việc một người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh bị một người biểu tình hất dung dịch dễ cháy vào người và châm lửa vào ngày 11/11.
“Carrie Lam cho phép cảnh sát sử dụng vòi rồng, đạn cao su và thậm chí cả đạn thật để bắn chúng tôi. Vì vậy, những người biểu tình trẻ tuổi trở nên tức giận và cực đoan.”
Liên quan đến vụ tấn công trực tuyến vào gia đình của một số sĩ quan cảnh sát, Elvis tiết lộ rằng chính một số người từ lực lượng cảnh sát đã cung cấp thông tin cho người biểu tình, và thậm chí cả lộ trình và lịch trình tuần tra.
“Họ làm vậy để chúng tôi không tấn công họ. Họ không muốn thông tin của họ bị đăng lên mạng nên thay vì thế họ cung cấp thông tin của đồng nghiệp.”
“Tôi tin rằng vẫn còn một số người tốt trong lực lượng cảnh sát. Có lẽ họ không thực sự đồng ý với các cảnh sát khác. Họ chỉ cố gắng làm gì đó để giúp chúng tôi.”
BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin trên.
Elvis còn cho biết những cuộc đụng độ với những người ủng hộ chính phủ là không thể tránh khỏi. Anh nhớ có một lần một số người đã cố xé các mẩu giấy trên một bức tường Lennon.
“Những người khác bao gồm cả tôi đã cố gắng yêu cầu họ rời đi một cách ôn hoà nhưng đôi khi họ rút vũ khí hoặc cố gắng làm tổn thương người khác thì một số người biểu tình cực đoan bắt đầu đánh đập họ. Tôi có thể nói với chị rằng hầu hết mọi người xung quanh đều hô: ‘Mạnh lên! Mạnh lên!’ Sau một hoặc hai phút, chúng tôi yêu cầu họ dừng lại, nếu không người đó sẽ chết.”
Vào hôm 6/10, khi một tài xế taxi lái xe vào đám đông người biểu tình và làm bị thương cả hai chân của một người phụ nữ, Elvis thực ra đang đứng ở ngay phía bên kia đường và chứng kiến tất cả.
Người biểu tình tấn công chiếc xe taxi đâm vào đoàn người biểu tình làm bị thương cả hai chân của một cô gái hôm 6/10.
“Tôi đang đi cùng với bạn về phía Tsim Sha Tsui thì nghe thấy mọi người la hét và nói ‘Hãy coi chừng!’ May mắn thay, chúng tôi đã không bị thương.”
Elvis nói anh không thể đến gần hiện trường vì hơn 100 người đang vây quanh tài xế và đánh ông ta.
Tuy nhiên, không phải là không hề có xung đột giữa những người biểu tình.
Elvis vẫn nhớ rất rõ một số người biểu tình cực đoan đã tức giận như thế nào khi anh và những người khác bảo họ ngừng đập phá một số tài sản.
Elvis và bạn bè anh cũng bị một nhóm thanh niên đeo mặt nạ, mặc quần áo đen tấn công – vốn được cho là một kiểu đồng phục của người biểu tình – khi đang đi bên trong Đại học Trung Văn Hong Kong.
Tuy nhiên, anh cho rằng họ cũng có thể là cảnh sát đóng giả người biểu tình.
Năm ngày trong PolyU
Một trong những bước ngoặt của phong trào biểu tình xảy ra vào giữa tháng 11 khi những người biểu tình bắt đầu bao vây các trường đại học khác nhau và Đại học Bách khoa (PolyU) là nơi chiếm đóng cuối cùng của người biểu tình.
Vào đêm 17/11, khi những người biểu tình khác đang ném bom xăng và ngăn chặn thành công một chiếc xe cảnh sát đang tìm cách lao vào cổng trường đại học, Elvis đang đứng ở ngay hàng tiền tuyến thứ hai, cầm những chiếc ô che chắn cho những người biểu tình khác.
Elvis nói anh chính là một trong những người cầm dù che chắn cho những người biểu tình khác khi họ ngăn cản một chiếc xe cảnh sát tiến vào cổng trường Đại học Bách khoa đêm 17/11
Anh nói rằng anh chưa bao giờ ném bom xăng và chỉ làm nhiệm vụ che chắn cho người khác.
Sau đêm đó, anh tìm vào một lớp học và chỉ buông cơ thể kiệt sức xuống sàn nhà.
“Tất cả ghế và bàn đều được lấy ra để làm rào chắn nên mọi người ngủ trên sàn nhưng vẫn rất thoải mái vì chúng tôi đã quá mệt.”
Đến 5 giờ sáng ngày 18/11, ngày thứ hai ở trong PolyU, cảnh sát bất ngờ tìm cách đột nhập vào trường đại học.
“Nhiều người đã bị bắt. Chúng tôi đã cố gắng trốn thoát ba lần nhưng thất bại vì cảnh sát liên tục bắn hơi cay và đạn cao su vào chúng tôi. Tôi không nghĩ họ muốn chúng tôi rời đi. Chúng tôi không tin vào lời của hiệu trưởng và cảnh sát.”
“Đó là một cơn ác mộng. Máu ở khắp mọi nơi.”
Vào ngày hôm đó, Elvis cho biết một số người đã lên xe cứu thương và rời khỏi khuôn viên trường. Anh nói anh đã quyết định không rời đi vì điều đó đồng nghĩa với đầu hàng.
Người biểu tình tìm cách thoát khỏi vòng vây đạn hơi cay và đạn cao su của cảnh sát khi tìm cách thoát khỏi Đại học Bách khoa hôm 18/11
Trong suốt thời gian bên trong PolyU, tất cả những gì anh và bạn bè làm là cố gắng tìm cách trốn thoát. Đồ ăn không phải là một vấn đề. Những người biểu tình tự nấu ăn và nguyên liệu được cung cấp bởi các phóng viên báo chí hoặc nhân viên y tế, vốn được phép ra vào, Elvis nói.
Tuy nhiên, nước uống là một chuyện khác.
“Hầu hết nước ở đó đều có mùi hơi cay. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải uống nước đóng chai.
Vào ngày thứ tư, không còn chai nước mới nào, vì vậy chúng tôi đã phải uống từ những chai thừa bị bỏ lại.”
Biểu tình Hong Kong: Trường ĐH Bách Khoa bị cảnh sát bao vây sau một cuối tuần bạo lực.
Elvis biết một số người biểu tình đã trốn thoát bằng cách trèo dây thừng xuống một cây cầu. Anh nói điều đó quá nguy hiểm và khi đó anh vẫn chưa muốn bỏ lại những người khác.
Một số người biểu tình đã có dấu hiệu suy sụp tinh thần khi ở trong PolyU.
Bên ngoài, cảnh sát, nếu không tấn công thân thể của những người biểu tình đang tìm cách thoát ra ngoài thì lại rút cạn tinh thần của những người còn lại ở bên trong bằng những câu nói nhạo báng – “Chúng mày sẽ không bao giờ có thể trốn thoát đâu, lũ bọ gián”.
Một số người biểu tình thậm chí đã ghi lại những đoạn tin nhắn cuối cùng cho gia đình. Elvis thì không nhìn nhận tình hình ảm đạm đến mức như vậy. Anh biết rằng cả thế giới vẫn đang dõi theo.
Đến ngày thứ năm bị kẹt trong PolyU thì Elvis bắt đầu cảm thấy vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Chân anh bị đau vì hôm 18/11 anh bị ngã trong khi tìm cách trốn thoát.
Một người bạn của Elvis thì bắt đầu khám phá ý tưởng trốn thoát qua đường cống ngầm.
“Nó rất hôi thối. Tôi nhìn vào bên trong và thấy khoảng 100 đến 200 con gián ở dưới đó,” anh giải thích lý do từ chối rời khỏi bằng con đường này.
Nhưng người bạn tốt của anh, Denise Ho đã thuyết phục anh rời đi, Elvis nói.
Cuối cùng, Elvis được đưa ra khỏi trường đại học trên một chiếc giường cáng. Anh bị chụp ảnh và đánh dấu thông tin cá nhân trước khi được chuyển đến bệnh viện.
Elvis nói anh đã được đưa ra khỏi bệnh viện trên một chiếc giường cáng như thế này
Sau vài giờ ở bệnh viện, Elvis trở về nhà và thấy bố mẹ mình ràn rụa trong nước mắt, cầu xin anh trở về Úc.
“Tôi không muốn nhìn thấy họ khóc. Tôi đi ăn tối và ngủ cho đến chiều ngày hôm sau. Họ hiểu tôi cảm thấy thế nào, họ không nói nhiều.”
Một ngày sau đó, người bạn của Elvis đã trốn thoát thành công qua đường cống ngầm và điều duy nhất người bạn này chia sẻ là: “Mùi thật kinh khủng.”
Lần đầu tiên tôi đi bỏ phiếu!
Vào ngày 24/11, Elvis đã thức dậy từ sớm để đứng vào một hàng dài những người đang chờ đợi trước một trạm bỏ phiếu. Đây là lần đầu tiên anh đi bầu.
“Nó thật sự rất thú vị. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nhiều người sẽ đi bỏ phiếu như vậy. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Tôi thực sự rất trân trọng những người đã đi bỏ phiếu ngày hôm nay, để cho chính phủ Trung Quốc thấy rằng chúng tôi sẽ không từ bỏ phong trào.”
Nhưng anh chỉ có một lựa chọn duy nhất.
“Thành thật mà nói, bạn không thể thực sự nghiên cứu các ứng cử viên. Điều thực sự quan trọng là phải bỏ phiếu cho các ứng cử viên dân chủ ngay cả khi bạn không thích họ. Không thể bỏ phiếu cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh được.”
Ngày 25/11 là ngày diễn ra kỳ bầu cử uỷ viên hội đồng quận ở Hong Kong. Dù chỉ là một cuộc bầu cử địa phương nhưng nó là kỳ bầu cử đầu tiên sau khi phong trào biểu tình xảy ra và được xem là một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức để đánh giá mức độ ủng hộ của người dân về phong trào biểu tình và chính quyền Bắc Kinh.
Người dân Hong Kong ăn mừng tối 25/11 sau khi phê ủng hộ dân chủ chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hội đồng quận
2,9 triệu người, tương đương 71% cử tri, đã tham gia bỏ phiếu – điều chưa từng xảy ra trước đây và đã đem lại một chiến thắng áp đảo cho phe ủng hộ dân chủ, khi họ chiếm gần 90% số ghế hội đồng quận.
Rất nhiều ứng cử viên nặng ký thân Bắc Kinh đã bị đánh bật bởi các ứng viên trẻ tuổi, nhiều người trong đó vẫn là sinh viên và thậm chí từng tham gia phong trào Dù Vàng 2014.
Sau đó, vào ngày 28/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt bút ký hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn
Bầu cử Hong Kong: TQ lặng im, Carrie Lam không nhượng bộ
Hong Kong: Những gương mặt chính trị trẻ tuổi
Elvis cho biết anh đánh giá cao điều đó nhưng cá nhân anh không tin tưởng Donald Trump.
“Ông ta chỉ là tổng thống của Hoa Kỳ. Ông ta là một tay thương nhân. Có lúc ông ta nói nước Mỹ sẽ sát cánh với Hong Kong, vài ngày sau ông ta lại uống trà với Tập [Cận Bình],” anh nói.
Vào tháng 8, ông Trump đã gọi các cuộc biểu tình Hong Kong là “bạo loạn” và nói Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, có thể “tự giải quyết” được.
Tuy nhiên, Elvis cho biết bạn bè và gia đình của anh rất tôn trọng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio.
“Quan điểm của họ thực sự rõ ràng, đó là sát cánh với người dân Hong Kong và bảo vệ quyền con người của chúng tôi,” anh nói.
Nhưng Elvis biết cuộc chiến còn lâu mới kết thúc. Anh nói sẽ ở lại Hong Kong cho đến khi năm học mới ở Úc bắt đầu.
“Tôi không tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ để yên mọi thứ và từ bỏ mong muốn kiểm soát Hong Kong. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu!”
Chiều 1/12, Elvis nhắn qua Telegram nói rằng anh và những người biểu tình đã trở lại đường phố Hong Kong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50619359
Cảnh sát đụng độ người biểu tình Hong Kong
sau một tuần lễ im ắng
Một người mặc trang phục đen giống người biểu tình ném bom xăng vào trạm tàu điện ngầm ở quận Hung Hom, Hong Kong hôm 1/12/2019.Cảnh sát chống bạo động và người biểu tình tại Hong Kong vào chiều tối Chủ nhật 1/12 tiếp tục đụng độ sau cuộc biểu tình của hàng ngàn người nhằm nhắc nhớ lại việc nhân viên công lực Hong Kong dùng đạn hơi cay trong gần 6 tháng biểu tình vừa qua.
Những hình ảnh của hãng tin Reuters ghi lại cho thấy cảnh sát bắt giữ một số người biểu tình, bắn đạn hơi cay và rượt đuổi người biểu tình trong khi đó một số người mặc đồ giống người biểu tình đập phá một số cửa hàng và phóng hỏa một tàu điện ngầm ở quận Hung Hom, Hong Kong.
Vào ngày 1/12, hàng trăm người ủng hộ dân chủ Hong Kong tuần hành quanh Tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ hát quốc ca Mỹ tiếp tục bày tỏ cảm ơn Tổng thống Donald Trump vào hôm 27/11 đã ký thông qua 2 đạo luật Nhân quyền và Dân chủ cho trung tâm tài chính quốc tế này.
Theo luật này, Hoa Kỳ có thể áp dụng cấm vận đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị xác định vi phạm nhân quyền. Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải xem xét tình hình Hong Kong, đảm bảo khu vực này có được các tự do đặc biệt, nếu không Washington sẽ rút lại quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong.
Trong tuyên bố đưa ra khi ký ban hành luật, Tổng thống Trump phát biểu: “Tôi ký luật này là vì sự tôn trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và Hong Kong. Luật được đi vào hiệu lực với hy vọng là các lãnh đạo và các đại diện của Trung Quốc và Hong Kong có thể giải quyết được những khác biệt của họ một cách hoà bình dẫn đến hoà bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-clashes-between-protesters-and-police-after-a-quiet-week-12022019074720.html
Hàng chục ngàn người trở lại đường phố
sau những ngày yên bình tại Hong Kong
Vào hôm Chủ nhật (1/12), hàng chục ngàn người Hồng Kông trở lại đường phố, một tuần sau khi phe dân chủ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử, nhưng cuộc diễn hành của họ nhanh chóng biến thành các cuộc đối đầu với cảnh sát, và khi màn đêm buông xuống, đám đông lại một lần nữa đập phá các cửa hàng có liên kết với Trung Cộng.Sau gần hai tuần tương đối yên bình, sự hỗn loạn diễn ra ở phía Kowloon của thành phố trước buổi tối, khi một nhóm người biểu tình ném gạch và cảnh sát bắn hơi cay, trong khi những người theo trường phái cực đoan bắt đầu đập phá các nhà hàng và cửa hàng ở Whampoa và phá hoại các lối ra của trạm hỏa xa ở đó. Họ đập phá sau một cuộc diễn hành ôn hòa bắt đầu ở quận du lịch Tsim Sha Tsui với nhiều đám đông người biểu tình. Nhiều người trong số họ mặc đồ đen toàn bộ nhưng cũng có cả các gia đình có trẻ em, trên tuyến đường dạo mát bên bờ sông. Một giờ sau khi cuộc diễn hành bắt đầu, cảnh sát cho biết một nhóm người biểu tình kích nổ bom khói, khiến lực lượng này bắn hơi cay vào những hàng người dày đặc đang diễn hành và tràn ra đường.
Khi buổi tối trôi qua, những cuộc đụng độ nổ ra giữa các nhà hoạt động theo đường lối cứng rắn và cảnh sát ở Whampoa, một khu dân cư trung lưu bên cạnh điểm cuối của cuộc diễn hành ở Hung Hom. Ít nhất
ba người biểu tình bị bắt giữ. Trong số các cửa hàng bị nhắm đến trong quận này có thương hiệu nhà hàng Nhật Bản Yoshinoya, chuỗi cửa hàng thức ăn nhẹ Best Mart 360 và China Mobile.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hang-chuc-ngan-nguoi-tro-lai-duong-pho-sau-nhung-ngay-yen-binh-tai-hong-kong/
Trung Quốc không cho tàu Mỹ thăm Hong Kong
Trung Quốc tạm dừng các chuyến thăm quân sự của Mỹ tới Hong Kong, sau khi Washington thông qua luật ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ tuần rồi.Bắc Kinh cũng ban bố lệnh trừng phạt các tổ chức nhân quyền Mỹ.
Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong
Hong Kong: Người biểu tình biết ơn Mỹ
Hong Kong: Những gương mặt chính trị trẻ tuổi
Luật do Tổng thống Donald Trump ký, yêu cầu xem lại mỗi năm tình hình tự quyết của Hong Kong để duy trì quy chế thương mại đặc biệt với Mỹ.
Bắc Kinh nói từ hôm 2/12, Trung Quốc sẽ ngừng xem xét đơn xin thăm Hong Kong của tàu và máy bay quân sự Mỹ.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa lỗi và ngừng can thiệp công việc nội bộ,” người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói.
Trung Quốc đã lên án đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, gọi đây là “ngang nhiên nhúng tay vào công việc của Hong Kong”.
Trung Quốc cũng ban bố lệnh trừng phạt, tuy không nói rõ nội dung, với các tổ chức như Human Rights Watch, Freedom House, National Endowment for Democracy, National Democratic Institute for International Affairs và International Republican Institute.
“Họ chịu một phần trách nhiệm vì hỗn loạn ở Hong Kong và cần bị trừng phạt,” bà Hoa nói.
Mỗi năm nhiều tàu hải quân Mỹ thăm Hong Kong, nhưng khi quan hệ song phương căng thẳng, các chuyến thăm có thể bị dừng lại.
Lần cuối một tàu Mỹ đến Hong Kong là chuyến đi của USS Blue Ridge, thuộc Hạm đội Bảy Hoa Kỳ, hồi tháng Tư.
Bắc Kinh đã cáo buộc chính phủ nước ngoài, gồm cả Mỹ, là ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong.
Hồi tháng Tám, Trung Quốc từ chối cấp phép cho USS Green Bay và USS Lake Erie ghé cảng Hong Kong.
Trong tin liên quan, trước đó hôm 28/11, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Đại sứ Hùng Ba chuyển thông điệp rằng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự là nhiệm vụ cấp bách nhất của Hong Kong hiện nay.
Trong cuộc nói chuyện, hai người cũng trao đổi ý kiến về Chính quyền Đặc khu Hong Kong tham gia cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.
Đạo luật mới được Tổng thống Donald Trump ký thành luật, yêu cầu Washington phải theo sát hành động của Bắc Kinh ở Hong Kong.
Dự luật được đưa ra vào tháng Sáu trong giai đoạn đầu của các cuộc biểu tình ở Hong Kong, và đã được Quốc hội phê chuẩn với tỉ lệ áp đảo vào tháng trước.
Dự luật cũng nói rằng Hoa Kỳ nên cho phép cư dân Hong Kong được cấp visa vào Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì là tham gia biểu tình bất bạo động.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50607891
Giám đốc Huawei vẽ tranh,
đọc sách khi bị quản thúc ở Canada
Giám đốc điều hành Huawei của Trung Quốc bị bắt ở Canada một năm trước, và hiện không thể rời khỏi nước này, tiết lộ chi tiết về cuộc sống tại ngoại hầu tra của mình.Bà Mạnh Vãn Châu – giám đốc tài chính và con gái của người sáng lập công ty – cho biết bà có thời gian để “đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối… hoặc cẩn thận hoàn thành một bức tranh sơn dầu”.
Bà Mạnh bị bắt tại sân bay Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.
Kinh nghiệm của bà tương phản với hai người Canada bị giam giữ tại Trung Quốc ngay sau đó.
Michael Spavor, một nhà tư vấn có liên kết với Triều Tiên, và Michael Kovrig, một nhà ngoại giao trước đây làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, bị Trung Quốc buộc tội gián điệp – mặc dù Canada đã gọi việc giam giữ họ là “tùy tiện”.
Họ đang nhốt tại một nhà giam và chỉ thỉnh thoảng được gặp các nhân viên lãnh sự Canada trong những buổi thăm viếng không thường xuyên.
Vào tháng Tư, có tin cho biết họ đã bị thẩm vấn từ sáu đến tám giờ một ngày và đôi khi phải chịu ánh sáng nhân tạo trong 24 giờ.
Vào tháng 7, các lính canh đã tịch thu kính đọc sách của ông Kovrig.
Mạnh Vãn Châu nói gì?
Bà Mạnh được tại ngoại hầu tra chỉ 11 ngày sau khi bị giam giữ.
Trong bức thư ngỏ của mình - được công bố trên trang web Huawei - bà nói rằng những tràng pháo tay trong phòng sau phán quyết của tòa án “khiến bà bật khóc”.
Trong một phần của các điều kiện được tại ngoại, bà Mạnh bị gắn thiết bị theo dõi an ninh, và bị quản thúc tại gia từ 11 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng được phép đi lại quanh Vancouver.
“Khi tôi ở Thâm Quyến [Trung Quốc], thời gian trôi qua rất nhanh”, cô Mạnh viết vào tối Chủ nhật.
“Tôi luôn cảm thấy mình bù đầu với công việc và không bao giờ có đủ thời gian để hoàn thành tất cả mọi việc.”
Bây giờ, bà viết, thời gian trôi qua rất chậm “Tôi có đủ thời gian để đọc một cuốn sách từ trang đầu đến trang cuối. Tôi có thể dành thì giờ thảo luận những chi tiết vụn vặt với các đồng nghiệp hoặc để hoàn thành một bức tranh sơn dầu một cách cẩn thận”.
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Tại sao Anh không cấm Huawei?
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
Bà cũng cảm ơn những người ủng hộ, “lòng tốt của người dân tại Canada” và “lòng tốt của các sĩ quan cải huấn và tù nhân tại Trung tâm Cải huấn Phụ nữ Alouette” nơi bà bị giam giữ.
Bà Mạnh đang chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ, nơi bà đang bị truy nã vì một loạt cáo buộc, bao gồm trốn tránh các lệnh trừng phạt đối với Iran – điều mà bà và công ty Huawei phủ nhận. Trường hợp của bà sẽ được tòa xét xử vào tháng Giêng.
Bà không đưa ra bình luận nào về những cáo buộc này trong thư ngỏ.
Hoàn cảnh của Michael Spavor và Michael Kovrig thì sao?
Hai người Canada này đã bị bắt giam vào tháng 12, ngay sau khi bà Weng bị giam giữ.
Việc họ bị giam giữ đã dẫn đến một hàng xung đột ngoại giao và thương mại, với Trung Quốc ngăn chặn xuất khẩu thịt lợn và dầu thực vật Canada trị giá hàng chục triệu đôla.
Họ đã chính thức bị bắt vào tháng Năm, và có thể bị giam cầm đến 13 tháng rưỡi trước khi các cáo buộc được đệ trình, chính phủ Canada nói.
Vào tháng 9, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc “sử dụng giam giữ tùy tiện như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị”.
Và tháng trước, bộ trưởng ngoại giao mới của Canada đã nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng trường hợp hai người đàn ông là “ưu tiên tuyệt đối” của ông.
“Đặc biệt, tôi bày tỏ mối quan tâm của tôi và mối quan tâm của tất cả người dân Canada liên quan đến các điều kiện giam giữ của họ”, Francois-Philippe Champagne nói.
Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Nhưng Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc giam giữ tùy tiện, nói rằng hai người Canada đã “tham gia vào các hoạt động bị nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.
Đại sứ Trung Quốc tại Canada, Cong Peiwu, cũng cáo buộc Canada “giam giữ tùy tiện [Mạnh Vãn Chu], vi phạm các quyền hợp pháp của bà”.
“Hai trường hợp này rất khác nhau về bản chất”, ông nói. “Đối với hai công dân Canada đó, không có sự bắt giữ tùy tiện nào cả.”
‘Công chúa của nền công nghệ Trung Quốc’
Phân tích của Karishma Vaswani, phóng viên châu Á
Tin bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ năm 2018 được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cùng ăn tối ở Buenos Aires, Argentina tại hội nghị thượng đỉnh G20, để giải quyết các vấn đề chiến tranh thương mại.
Hai nhà lãnh đạo đã hiểu nhu cầu của nhau và thỏa thuận đình chiến được ký kết – nhưng ở Canada cách đó hàng ngàn dặm, một cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.
Việc bắt giữ bà Mạnh được xem là một bước ngoặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung; một minh họa về mức độ nghiêm trọng của chính quyền Trump trong việc tấn công Huawei – đặc biệt là các vấn đề như trộm cắp công nghệ và vi phạm luật pháp Mỹ.
Đối với Trung Quốc, vụ bắt giữ bà Mạnh được coi là một cuộc tấn công chưa hề có. Nếu Huawei là viên ngọc quý của nền công nghệ Trung Quốc, thì bà Mạnh là công chúa của nó.
Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận điều này, việc giam giữ hai người Canada, ông Kovrig và ông Spavor vẫn bị xem là hình phạt vì Canada đã chọn đứng về phía Hoa Kỳ- và là cảnh báo cho các quốc gia khác có thể đang nghĩ đến việc sao chép quyết định của Canada.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50626031
TQ muốn Mỹ cắt giảm thuế quan
trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một
Bắc Kinh khẳng định thuế quan của Mỹ phải được cắt giảm như là một phần thỏa thuận thương mại giai đoạn một.Hoàn cầu thời báo hôm 1/12 trích dẫn các nguồn tin giấu tên, trong bối cảnh Mỹ – Trung có thể không đạt được thỏa thuận như dự kiến. “Việc Mỹ cam kết ngừng chương trình thuế ngày 15/12 không thể thay thế cho các cắt giảm thuế quan khác” – báo viết, nhắc đến chương trình thuế bổ sung sẽ được áp lên hàng hóa Trung Quốc nếu không có thỏa thuận thương mại nào được hoàn thành.
Hoàn cầu Thời báo là một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hôm thứ Ba (26/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đang trong những giai đoạn cuối cùng để hoàn thành thỏa thuận nhằm mục đích xoa dịu cuộc chiến thương mại đã kéo dài 16 tháng với Trung Quốc. Thông tin được đưa ra vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn về thỏa thuận thương mại.
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu cả hai nước cũng đồng ý tiếp tục làm việc để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại và những người gần gũi với Nhà Trắng nói với Reuters rằng việc ký kết có thể không diễn ra cho đến năm mới (2020) khi Trung Quốc muốn có sự cắt giảm thuế quan sâu rộng hơn.
Thực tế, thỏa thuận ban đầu được dự kiến hoàn thành cuối tháng 11.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Chuck Grassley nói với các phóng viên hôm 26/11 rằng Bắc Kinh mời Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đến nói chuyện trực tiếp. Hai quan chức này sẵn sàng đi nếu họ nhìn thấy cơ hội thực sự để có được một thỏa thuận cuối cùng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31836-tq-muon-my-cat-giam-thue-quan-trong-thoa-thuan-thuong-mai-giai-doan-mot.html
Thành phố Campuchia đánh cược tương lai
với tiền của TQ?
Làn sóng đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc “đánh thức” thành phố Campuchia với sòng bạc và hàng loạt dịch vụ, tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó.Sihanoukville cách Bắc Kinh hơn 3.500km, nhưng cảm giác nó giống một thành phố Trung Quốc hơn là một thị trấn bãi biển buồn tẻ ở Campuchia, theo SCMP. Khắp nơi là người nói tiếng Quan thoại. Các
nhà hàng Trung Quốc mọc trên những con đường bụi bặm, gần các công trường xây dựng khổng lồ. Khách sạn và sòng bạc “thống trị” đường chân trời
Làng chài cũ ở miền Tây Nam này từng là nơi yêu thích của “du khách ba lô” giờ đây đang “thay da đổi thịt” hàng ngày. Sự thay đổi này phần lớn được thúc đẩy bởi tiền của người Trung Quốc.
Sihanoukville được đặt theo tên của cố vương Campuchia Norodom Sihanouk, người có quan hệ tốt với cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, và qua đời tại thủ đô Trung Quốc vào năm 2012. Một năm sau, Bắc Kinh công bố sáng kiến Vành đai và Con đường gây tranh cãi. Cơ sở hạ tầng và kế hoạch đầu tư toàn cầu này đã mang lại sự thay đổi mạnh mẽ cho Sihanoukville, biến nó thành nơi mà người dân địa phương gọi là “thành phố Mao Trạch Đông”.
Người Trung Quốc bắt đầu đổ xô đến đây khoảng ba năm trước, với các quy định nhập cư thoải mái khi chính phủ tìm kiếm thêm đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Cộng đồng người Trung Quốc hiện tăng lên con số khoảng 80.000 người – tương đương với số người Campuchia sống trong thành phố, theo thị trưởng Sihanoukville, ông Y Sokleng.
Cảnh sát trưởng tỉnh Chuon Narin cho biết, gần 90% doanh nghiệp trong thành phố, từ khách sạn, sòng bạc đến nhà hàng và tiệm massage, đều do người Trung Quốc điều hành.
Nhưng trong khi sự bùng nổ tạo ra cơ hội, nó cũng mang lại những vấn đề nghiêm trọng cho Sihanoukville.
Vấn đề an toàn và xã hội nhức nhối
Tháng 6/2019, tòa nhà 7 tầng thuộc sở hữu và do chủ đầu tư Trung Quốc sụp đổ trên đầu các công nhân xây dựng giữa đêm khuya, giết chết 28 người Campuchia. Hàng loạt quan chức chịu trách nhiệm liên đới và một cuộc kiểm tra càn quét được thực hiện trên toàn thành phố. 22 địa điểm xây dựng không có giấy phép – khoảng 10% số các dự án trong thành phố phải ngừng hoạt động, hầu hết đều thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Hai tòa nhà mới thuộc sở hữu của người Trung Quốc bị phá hủy sau khi xuất hiện vết nứt lớn có nguy cơ sập sau những trận mưa lớn.
Các vấn đề an toàn xây dựng đã khiến người dân địa phương phẫn nộ. “Những hành vi vô đạo đức của người Trung Quốc – sử dụng vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn như cát biển trong xi măng, làm tổn hại đến sự an toàn của các tòa nhà – đã gây phẫn nộ cho người dân địa phương”, Thị trưởng nói.
Sự bùng nổ xây dựng cũng dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng, theo Alex Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động từ tổ chức Mẹ thiên nhiên Campuchia. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn bởi các dịch vụ nghèo nàn của thành phố như điện, nước, xử lý rác và nước thải. Rác bị “bỏ quên” trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sau đó được đưa đến một cánh đồng ở ngoại ô thành phố, nơi nó hoặc bị đốt hoặc bị để mặc cho thối rữa.
Tỷ lệ các vụ án hình sự ở tỉnh tăng 25% trong năm 2018 so với năm 2017. Vào tháng 7, một phụ nữ Trung Quốc 25 tuổi làm việc tại sòng bạc bị bắn chết trên đường vào đêm khuya. Một người đàn ông Trung Quốc bị bắn giữa ban ngày vào tháng 5. Các nghi phạm người Trung Quốc bị điều tra và bắt giữ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/8 phải đưa ra khuyến cáo du lịch kêu gọi du khách Trung Quốc cẩn thận khi đến Sihanoukville. Trong khi đó, khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong dòng người du lịch đến Campuchia và đang phát triển, khoảng 1,9 triệu người Trung Quốc đến Campuchia năm 2018, tăng từ 1,2 triệu vào năm 2017.
Với lùm xùm ma túy, mại dâm và cờ bạc bất hợp pháp, Campuchia và Trung Quốc ký một hiệp ước thực thi pháp luật vào tháng 3 để chống tội phạm xuyên biên giới.
Hơn 500 công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ trong thành phố và bị trục xuất kể từ giữa tháng 7, hầu hết trong số họ bị phát hiện liên quan đến các vụ lừa đảo trực tuyến, theo truyền thông địa phương.
Giá cao ngất ngưởng, tương lai không biết vào tay ai
Các nhà sản xuất phàn nàn rằng họ đang mất nhân công vào sòng bạc, trong khi đó người nghèo Campuchia có khả năng kinh doanh nhỏ, nhưng hiện tại họ không thể tiếp tục kinh doanh vì giá thuê mặt bằng rất cao, một chủ doanh nghiệp cho biết.
Tuy nhiên, Thị trưởng Y Sokleng bảo vệ các sòng bạc, nói rằng người dân địa phương không được phép đánh bạc và các khoản đầu tư của Trung Quốc nói chung được hoan nghênh.
“Sihanoukville là một điểm dừng quan trọng cho Sáng kiến Vành đai và Con đường. Chúng tôi (hoạt động như một cây cầu) giữa Trung Quốc và các thành phố Đông Nam Á khác”, ông nói. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia, chiếm 30% trong tổng số 3,6 tỷ USD đầu tư nước ngoài năm 2016, theo Hội đồng Phát triển Campuchia.
Thực tế, một số người dân địa phương cũng đang tận dụng cơ hội từ dòng tiền Trung Quốc, khi cung cấp các dịch vụ vận tải, phiên dịch, cho thuê nhà. Một số thanh thiếu niên Campuchia cũng nhìn thấy
tương lai việc làm khi được đào tạo nghề miễn phí tại Học viện Bách khoa Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc, thuộc đặc khu kinh tế và được xây dựng bằng nguồn tài trợ của Trung Quốc.
Nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi từ sự bùng nổ đầu tư này. Maggie Eno, điều phối viên và thành viên sáng lập của M’Lop Tapang, một tổ chức từ thiện bảo vệ trẻ em trong thành phố, cho biết xu hướng này đã gây tổn thất nặng nề cho trẻ em và gia đình nghèo, đặc biệt là trong 18 tháng qua.
“Những gia đình có thu nhập thấp không thể sống ở quê nhà vì tiền thuê nhà quá cao. Họ sống bên ngoài thành phố trong những nơi tồi tàn. Họ không thể vào thành phố vì giao thông khủng khiếp. Ngay cả khi họ sống ở ngoại ô, chi tiêu cho sinh hoạt cũng tăng lên 200 USD một tháng so với cách đây ba năm, chỉ là 30 USD.”
Học giả Neak Chandarith đồng ý rằng những người nghèo nhất thành phố bị buộc phải rời khỏi nhà và nói rằng các công ty Trung Quốc nên làm việc với chính quyền địa phương và phải chịu trách nhiệm về tình trạng này.
Giá thuê nhà tăng không chỉ khiến người dân địa phương sống khó khăn hơn – một số nhà đầu tư Trung Quốc cũng đặt câu hỏi rằng liệu Sihanoukville có phải là một nơi tốt để kinh doanh hay không, khi số tiền thu về không bù lại được chi phí bỏ ra quá đắt đỏ.
Tuy nhiên, với chi phí lao động thấp và hàng loạt tiềm năng, Sihanoukville vẫn được nhiều người coi là một sự đặt cược tốt hơn so với Trung Quốc, nơi đang trong bối cảnh kinh tế trì trệ do tác động từ thương chiến với Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31852-thanh-pho-campuchia-danh-cuoc-tuong-lai-voi-tien-cua-tq.html
Malaysia lần đầu tiên công bố bạch thư quốc phòng
Tin Kuala Lumpur, Malaysia – Vào thứ Hai, 2 tháng 12, Malaysia đã lần đầu tiên công bố bạch thư quốc phòng, cho biết mối lo ngại hàng đầu của nước này về an ninh là sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mohamad Sabu cũng nói với các nhà lập pháp rằng, một số các đe dọa khác mà Malaysia đối mặt trong thập niên tới bao gồm sự trở lại của các phiến quân Hồi giáo, sự căng thẳng trên biển Đông, và nạn khủng bố trên mạng.Bộ Trưởng Mohamad cho biết, việc công bố bạch thư quốc phòng là nhằm giúp người dân Malaysia hiểu rõ hơn quá trình thiết lập chính sách quốc phòng, và mở ra tầm nhìn chiến lược cho quốc gia, trong tư cách là cầu nối giữa khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bạch thư quốc phòng đã được quốc hội Malaysia phê chuẩn vào cuối ngày thứ Hai sau 1 ngày tranh luận. Bạch thư dày 90 trang liệt kê các chiến lược quốc phòng của Malaysia trong thời gian từ năm 2021 tới 2030. Trong thời gian qua, Malaysia đã cố gắng để theo kịp chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng như Việt Nam, Singapore, và Indonesia. Ngân sách quốc phòng 3.4 tỷ Mỹ kim của Malaysia vào năm 2020 chưa bằng 1 phần 3 ngân sách của Singapore, và chỉ bằng một nửa so với Thái Lan.
Bộ Trưởng Mohamad vào tháng 8 nói rằng Malaysia đang thương lượng với ít nhất là 6 quốc gia, gồm Trung Cộng, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran, đề nghị dùng dầu cọ để đổi lấy vũ khí. Malaysia cũng dự kiến sẽ mua 36 chiến đấu cơ hạng nhẹ vào đầu năm tới, và đang mời các hãng nước ngoài tham gia đấu thầu.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/malaysia-lan-dau-tien-cong-bo-bach-thu-quoc-phong/
Dương Hằng Quân: Úc chỉ trích Trung Quốc
vì giam giữ ‘người bán rong dân chủ’
Dương Hằng Quân, một blogger nổi tiếng và cựu nhà ngoại giao Trung Quốc, đã bị giam giữ từ tháng Một.Úc nói rằng một công dân của họ bị giam giữ hình sự ở Trung Quốc đang bị đối xử một cách “không thể chấp nhận được”.
Nhà văn người Úc gốc Hoa, Tiến sĩ Dương Hằng Quân đã bị giam giữ tại Bắc Kinh từ tháng Một. Ông bị buộc tội gián điệp – ông Dương và chính phủ Úc đều phủ nhận cáo buộc này.
Hiện ông Dương bị thẩm vấn hàng ngày trong khi bị xiềng xích, và ngày càng bị cô lập, Úc nói.
Úc đã liên tục vận động để chính quyền Trung Quốc thả ông.
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Úc không can thiệp vào sự việc, và tôn trọng “chủ quyền tư pháp” của họ.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne cho biết bà “rất quan ngại” về tình trạng của ông Dương, theo báo cáo từ một chuyến thăm lãnh sự quán gần đây.
Các quan chức Úc chỉ được phép thăm ông Dương , một cựu nhà ngoại giao Trung Quốc, mỗi tháng một lần.
Tuy nhiên ông Dương bị cấm liên lạc với luật sư và gia đình gần 11 tháng nay cũng như không nhận được bất kỳ thư từ nào của họ.
Những người ủng hộ nói rằng sức khỏe của ông đã xấu đi trong những tháng gần đây. Trung Quốc chính thức buộc tội ông vào tháng Tám.
‘Chúng tôi bị TQ bỏ tù – nhưng đã thoát ra được’
TQ: Studio của Ngải Vị Vị bị phá hủy
Ông Dương, một học giả và tiểu thuyết gia sống tại New York, đã bị bắt giữ khi ông đi du lịch đến Trung Quốc vào tháng Một cùng với vợ Yuan Ruijuan và con bà.
Trước khi bị bắt, ông rất tích cực hoạt động trên mạng xã hội Trung Quốc.
Với biệt danh “người cổ súy dân chủ”, ông viết blog về các vấn đề thời sự và quan hệ quốc tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông đã không chỉ trích trực tiếp các nhà chức trách Trung Quốc trong những năm gần đây.
Simon Cheng nói anh bị bịt mắt và đánh đập ở Trung Quốc
Bắc Kinh giam giữ ông vì cáo buộc “có liên quan đến các hoạt động tội phạm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc”. Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ các các buộc.
Úc cũng đã nhiều lần yêu cầu là ông Dương nhận được “các tiêu chuẩn cơ bản về công lý, đối xử công bằng nhân đạo” trong thời gian bị giam giữ.
Luật sư của ông nói rằng gần đây ông Dương bị đối xử tồi tệ hơn khi chính quyền Trung Quốc cố ép cung để lấy lời thú tội từ ông. Vụ án của ông phải được đưa ra tòa án vào tháng Ba.
Lời phản bác của được Úc đưa ra trong khi căng thẳng vẫn đang gia tăng với Bắc Kinh.
Chính trường Úc có một phen rúng động tuần trước bởi những cáo buộc về gián điệp và can thiệp của Trung Quốc vào các vấn đề trong nước.
Trung Quốc đã bác bỏ mạnh mẽ và nói những điều trên chỉ là “nỗi sợ hão”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50626000
Úc ra mắt lực lượng đặc nhiệm
chống gián điệp của nước ngoài
Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Hai (2 tháng 12), Úc cho ra mắt một đội đặc nhiệm tình báo cao cấp để chống lại sự can thiệp của nước ngoài, sau những tuyên bố về các hoạt động gián điệp táo bạo của Trung Cộng ở Úc và New Zealand. Theo tin từ AFP, thủ tướng Scott Morrison cho biết, lực lượng mới này sẽ bao gồm tất cả các cơ quan tình báo hàng đầu của đất nước “nhằm phá vỡ và ngăn chặn bất cứ ai cố gắng làm suy yếu lợi ích quốc gia” của Úc.Một điểm mới của lực lượng này là các cơ quan tình báo, thường phụ trách các mối đe dọa ở nước ngoài, sẽ phối hợp với cảnh sát liên bang để nhận diện và truy tố hoặc trục xuất các điệp viên nước ngoài. Ông Morrison không đề cập cụ thể đến Trung Cộng, và tuyên bố rằng “sự can thiệp của nước ngoài đến từ nhiều nguồn khác nhau” và là “một mối đe dọa đang tiến hóa”. Nhưng thông báo vào hôm thứ Hai được đưa ra sau những tiết lộ rằng các nhà chức trách đang điều tra một loạt các tuyên bố gây chấn động của ông Wang Liqiang, một kẻ đào ngũ người Trung Cộng, về hoạt động gián điệp và sức ảnh hưởng bí mật của Trung Cộng tại Úc. Tuy nhiên, để đối phó với lực lượng đặc nhiệm của Úc, Trung Cộng gọi ông Wang là một kẻ trốn chạy “thất nghiệp” – cho rằng trường hợp của ông là bằng chứng cho thấy “sự can thiệp của Trung Cộng” bị thổi phồng quá mức.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/uc-ra-mat-luc-luong-dac-nhiem-chong-gian-diep-cua-nuoc-ngoai/
0 comments