Trung Quốc nêu điều kiện để ký thỏa thuận thương mại với Mỹ
Tuesday, December 3, 2019
5:14:00 AM
//
- Slider
,
Chiến Tranh Thương Mại
Trung Quốc nêu điều kiện để ký thỏa thuận thương mại với Mỹ nhưng thiết nghĩ phần lớn do từ phía Mỹ nhiều hơn …
Nếu nhìn kỹ các hệ quả đưa đến cuộc đại thương chiến có 1 không 2 nầy là sự trổi dậy (đương nhiên sau thời gian dài) không thành thật của TQ.
Mỹ biết được các cốt lõi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Mỹ nên đã thực hiện các biện pháp trong đó có đánh thuế nặng lên hàng TQ vào Mỹ cùng áp đặt bó buộc các điều thuộc về nền tảng trong thương ước làm nền tảng cho quan hê mậu dịch lâu dài trong tương lai,
Nhưng TQ đã đạt nhiều thành quả kinh tế lớn lao nhờ gian manh trong một thời gian dài họ sẽ chẳng bao giờ thành tâm chấp nhận một thương ước mà các cốt lõi cho sự trổi dậy đó bị cản trở,
TQ có dư thời gian hơn khi Ông Trump chỉ còn vài tháng nữa trước khi phải dồn hết ưu tiên cho cuộc tranh cử khốc liệt vào tháng 11/2020.
TQ chẳng bao giờ ký một thỏa thuận theo điều kiện của Mỹ như tin cho thấy sắp và sắp ký … với bản chất không thành thật mà TQ đã đạt nhiều thành quả kinh tế lớn lao, họ sẽ phải tiếp tục như vậy trong suốt cuộc thương chiến nầy…
TQ có thể sẽ ký “thỏa thuận trong nhiều thỏa thuận giai đoạn” “Agreement in different stages” hay là một Comprehensive and Diffinitive Trade Agreement chia ra nhiều giai đoạn. mà thỏa thuận giai đoạn 1 đang có cơ may đạt được .
Nhưng có phần chắc thỏa thuận giai đoạn 1 chỉ là mang tính tổng quan khung sườn mà tính chất của nó qua các wordings thể hiện đó là khởi đầu của một thỏa thuận toàn bộ, gắn kết không thể tách biệt trong cách triển khai và thi hành hay … thỏa thuận 1 làm tiền đề cho các thỏa thuận kế tiếp và nếu 1 bên không thực hiện sẽ không có cơ hội để có thỏa thuận kế tiếp.
Cho nên Mỹ nếu muốn đạt kết quả mà không tiếp tục giữ lộ trình ban đầu khi mở màn thương chiến là đánh thuế, đánh thuế , đánh thuế (nằm trong tay của Mỹ) cho đến khi đạt thỏa thuận và kiên quyết chốt được các yếu tố nền tảng mang tính bó buộc cho việc thi hành thương ước … nhưng các yếu tố nầy lại nằm trong tay của Bắc kinh
Cho nên không nên quá lạc quan mà sự kiên trì mới là thước đo.
Nếu nhìn kỹ các hệ quả đưa đến cuộc đại thương chiến có 1 không 2 nầy là sự trổi dậy (đương nhiên sau thời gian dài) không thành thật của TQ.
Mỹ biết được các cốt lõi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Mỹ nên đã thực hiện các biện pháp trong đó có đánh thuế nặng lên hàng TQ vào Mỹ cùng áp đặt bó buộc các điều thuộc về nền tảng trong thương ước làm nền tảng cho quan hê mậu dịch lâu dài trong tương lai,
Nhưng TQ đã đạt nhiều thành quả kinh tế lớn lao nhờ gian manh trong một thời gian dài họ sẽ chẳng bao giờ thành tâm chấp nhận một thương ước mà các cốt lõi cho sự trổi dậy đó bị cản trở,
TQ có dư thời gian hơn khi Ông Trump chỉ còn vài tháng nữa trước khi phải dồn hết ưu tiên cho cuộc tranh cử khốc liệt vào tháng 11/2020.
TQ chẳng bao giờ ký một thỏa thuận theo điều kiện của Mỹ như tin cho thấy sắp và sắp ký … với bản chất không thành thật mà TQ đã đạt nhiều thành quả kinh tế lớn lao, họ sẽ phải tiếp tục như vậy trong suốt cuộc thương chiến nầy…
TQ có thể sẽ ký “thỏa thuận trong nhiều thỏa thuận giai đoạn” “Agreement in different stages” hay là một Comprehensive and Diffinitive Trade Agreement chia ra nhiều giai đoạn. mà thỏa thuận giai đoạn 1 đang có cơ may đạt được .
Nhưng có phần chắc thỏa thuận giai đoạn 1 chỉ là mang tính tổng quan khung sườn mà tính chất của nó qua các wordings thể hiện đó là khởi đầu của một thỏa thuận toàn bộ, gắn kết không thể tách biệt trong cách triển khai và thi hành hay … thỏa thuận 1 làm tiền đề cho các thỏa thuận kế tiếp và nếu 1 bên không thực hiện sẽ không có cơ hội để có thỏa thuận kế tiếp.
Cho nên Mỹ nếu muốn đạt kết quả mà không tiếp tục giữ lộ trình ban đầu khi mở màn thương chiến là đánh thuế, đánh thuế , đánh thuế (nằm trong tay của Mỹ) cho đến khi đạt thỏa thuận và kiên quyết chốt được các yếu tố nền tảng mang tính bó buộc cho việc thi hành thương ước … nhưng các yếu tố nầy lại nằm trong tay của Bắc kinh
Cho nên không nên quá lạc quan mà sự kiên trì mới là thước đo.
BBT
02/12/2019
Ưu tiên của Trung Quốc trong bất kỳ thỏa thuận thương mại giai đoạn một nào với Mỹ là Washington phải dỡ bỏ thuế quan đang áp lên hàng hóa của Bắc Kinh.
“Các nguồn tin có thông tin trực tiếp về các cuộc đàm phán thương mại nói với Thời báo Hoàn cầu ngày 30/11 rằng, Mỹ phải dỡ bỏ thuế quan hiện thời, và không áp thuế đã được lên kế hoạch, như một phần của thỏa thuận thương mại”, bài viết đăng trên Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết.
Thời báo Hoàn cầu cũng dẫn một nguồn thạo tin giấu tên nói rằng, các quan chức Mỹ đã phản đối yêu cầu từ phía Trung Quốc vì thuế quan là “vũ khí” duy nhất của Washington trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, do vậy từ bỏ vũ khí đó đồng nghĩa với việc “đầu hàng”.
Tổng thống Donald Trump ngày 26/11 cho biết Mỹ đang thực hiện những nỗ lực cuối cùng để tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc, nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài suốt 16 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Trong khi đó, các nhà đàm phán của hai nước cũng nhất trí sẽ tiếp tục đàm phán về những vấn đề còn tồn đọng.
Các chuyên gia thương mại và những nguồn tin thân cận với Nhà Trắng tiết lộ, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc chưa thể diễn ra trong năm nay, khi Trung Quốc vẫn đang gây sức ép với Mỹ về việc tiếp tục dỡ bỏ thuế quan. Trước đó, hai nước được kỳ vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận vào cuối tháng 11.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Chuck Grassley ngày 26/11 cho biết, Trung Quốc đã mời Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp tại Bắc Kinh.
Ông Grassley nói rằng cả ông Lighthizer và ông Mnuchin đều sẵn sàng đến Bắc Kinh nếu họ nhận thấy “một cơ hội thực sự” để đạt được thỏa thuận cuối cùng về thương mại với Trung Quốc.
Theo Reuters
0 comments