Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 06/09/2019

Friday, September 6, 2019 4:43:00 PM // ,

Tin Việt  Nam – 06/09/2019

VN: ‘Tham nhũng cấp cao gây khủng hoảng niềm tin’

Tham nhũng, phạm pháp nghiêm trọng đã lên tới hàng ngũ cao cấp ở Việt Nam và đây là một mức độ chưa từng thấy đáng báo động, một cựu lãnh đạo Văn phòng Quốc hội (VPQH) nói với BBC News Tiếng Việt.
Dấu hiệu tham nhũng cấp cao và hiện tượng nói một đằng làm một nẻo trong quan chức cấp cao của đảng và chính quyền gây ra một sự “khủng hoảng niềm tin” rất lớn không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH nói với BBC hôm 05/9/2019.
Các đại án Mobiphone/AVG, “Vũ Nhôm’ và chống tham nhũng ở VN
Nó cũng là biểu hiện của một số ông nào lớn mà nói một đằng, làm một nẻo… dấu hiệu đó tạo nên một sự phải nói là khủng hoảng niềm tin rất lớn không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dânLuật sư Trần Quốc Thuận
Ba triệu đôla của ông Nguyễn Bắc Son đi đâu?
Phạm Nhật Vũ được đề nghị “tình tiết giảm nhẹ”
VN: Tham nhũng ‘tăng nhanh’ tính bằng triệu đô
“Những vụ án gần đây đặc biệt nổi lên vụ án Mobiphone mua AVG, đây đúng là một vụ đại án lớn nhất, từ trước đến giờ chưa có xảy ra như vậy.
“Nếu trước đây vụ Vinashin, Vinalines, vụ dầu khí, vụ Đinh La Thăng, [những người phạm tội] tuy chức vụ thì to, nhưng khi phạm tội ở cương vị nhỏ cỡ cấp vụ.
“Còn đây là người trực tiếp là bộ trưởng ở trung ương phạm tội, thì có lẽ là lần đầu tiên. Điều này cho thấy dấu hiệu suy thoái lên ở tầm cao, là một dấu hiệu báo động rất lớn, và người ta đang nghĩ tới cần những biện pháp gì mạnh mẽ hơn nữa, kiểm soát hơn nữa.
“Trong khi đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, rồi làm gương, thì hóa ra là những ông đứng ra làm gương thì những ông đó lại phạm trọng tội. Và đặc biệt đối với những ông như ông Trương Minh Tuấn, là ông đã viết ra một tác phẩm chống suy thoái, chống diễn biến, thì chính ông là người suy thoái, diễn biến lớn nhất.
“Điều này cũng cho thấy nó cũng là biểu hiện của một số ông lớn mà nói một đằng, làm một nẻo. Dấu hiệu đó tạo nên sự khủng hoảng niềm tin rất lớn, không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân.”
Công luận đặt câu hỏi gì?
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, vụ án này đã được biết đến từ lâu trong nội bộ Việt Nam, nhưng tốc độ xử lý và cùng một số vấn đề khác trong quá trình điều tra, xử lý, trong đó có chính sách với các đối tượng điều tra, đã và đang được công luận đặt ra nhiều câu hỏi.
Ông nói:
“Vụ án này tôi biết là trong nội bộ loan truyền với nhau từ rất lâu rồi. Nhưng theo quy định của luật tổ chức thanh tra, (trước đây thanh tra gọi là Thanh tra Nhà nước, nhưng từ năm 2005 thì gọi là Thanh tra Chính phủ. như vậy vai trò của thanh tra coi như cũng chỉ là một đơn vị cấp Bộ ở trong Chính phủ,) nhất nhất mọi hoạt động của Tổng thanh tra Chính phủ phải nghe lệnh của ông thủ tướng cầm đầu thì mới có thể làm được. Cho nên việc đó bị ảnh hưởng và kéo dài…
Lúc đầu người ta hăm, người ta bảo là nếu nhà nước không mua AVG, thì AVG sẽ bán cho Trung Quốc, mà bán cho Trung Quốc thì vấn đề an ninh, quốc phòng, ngoại giao phức tạp, cho nên ‘giá nào’ cũng mua, hay đó là tin giả?Luật sư Trần Quốc Thuận
“Việc thay Tổng Thanh tra Chính phủ là ông Phan Văn Sáu bằng anh Lê Minh Khái là một Tổng thanh tra trẻ, thì từ khi anh Lê Minh Khái lên, vụ án này mới vỡ ra.
“Và cơ quan này chuyển hồ sơ sang cho các cơ quan điều tra thì mới làm vụ án thành một vụ án được điều tra mà chúng ta biết kết quả rồi và dẫn đến là bắt cả những người là đương là Bộ trưởng, đó là một chuyện chưa từng có. Ông Trương Minh Tuấn khi về làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo thì hàm chức đó cũng là Bộ trưởng.
“Trong quá trình điều tra, người ta thấy có nhiều vấn đề.
“Có những dấu hiệu như tại sao vụ Mobiphone mua AVG lại là “đóng dấu mật”, rồi lại có nguồn tin hình như trên mạng công khai “người ta hạn chế nói”, hay là không biết có lệnh cấm gì không?
“Lúc đầu người ta hăm, người ta bảo là nếu nhà nước không mua AVG, thì AVG sẽ bán cho Trung Quốc, mà bán cho Trung Quốc thì vấn đề an ninh, quốc phòng, ngoại giao phức tạp, cho nên ‘giá nào’ cũng mua, hay đó là tin giả? Rồi tin giả lại ‘ẩn’ dưới tài liệu gọi là ‘mật’, nhưng bây giờ người ta ‘khui ra’ thì đâu phải ‘mật’?
“Bởi vì chúng ta biết rằng vấn đề mật hay không mật có quy định rất chặt chẽ về pháp luật về danh mục nào mật, danh mục nào không mật. Mà danh mục nào mật phải có trong Nghị định của Chính phủ, tùy từng bộ có danh mục, mà nếu vào danh mục đó thì mới gọi là ‘mật’, ‘tối mật’, hay ‘tuyệt mật’, chứ không phải là muốn ‘mật’ thì đóng dấu ‘mật’. Cho nên riêng tài liệu mà Mobiphone mua AVG mà đóng dấu ‘mật’ cũng là một dấu hiệu khác không bình thường.”
“Hư hỏng cán bộ chứng tỏ điều gì?”
Theo cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, điều không bình thường mà công luận đặt dấu hỏi còn nằm ở mức giá cả giao dịch mua bán giữa các bên trong vụ án.
Ông nói:
“Cái mà người ta nói là không bình thường lớn nhất là người ta phóng cái giá lớn lên như thế. Phóng giá lên một số tiền là 6.600 tỷ VNĐ mà tiền lại quả, hối lộ chỉ là 140 tỷ VNĐ, thì số tiền hối lộ đó rất nhỏ.
“Cho nên người ta yêu cầu phải điều tra tới nơi về việc số tiền nói vống lên, khoảng 2.000 tỷ VNĐ, đẩy giá lên đến gần 9.000 tỷ VNĐ, số tiền chênh lệch đó được chia cho ai, vào tay ai? Người ta vẫn cảm giác rằng vụ án này chưa làm tới nơi, tới chốn.”
Tàn dư gì bây giờ là gần 45 năm rồi? Những người này là do chế độ này đào tạo, mà bây giờ hư cỡ đó thì điều đó chứng tỏ là có vấn đề.Luật sư Trần Quốc Thuận
Một vụ án nữa, cũng trong số nhiều vụ đại án đang được công luận Việt Nam quan tâm, đó là vụ án doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm).
Theo dõi vụ việc này đến nay, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét:
“Vụ đó cũng cho thấy rằng phẩm chất của những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước là có vấn đề, có những lỗ hổng nghiêm trọng, suy thoái nghiêm trọng, liên quan đến tướng lãnh, liên quan đến lãnh đạo, hàm thứ trưởng, bộ trưởng…
“Điều đó cho thấy rằng một lớp người đáng kể là hư hỏng. Người ta bảo trước kia sau năm 1975, thường người ta nói là những người mà hư hỏng thì đây là tàn dư của chế độ cũ, nhưng mà tàn dư gì bây giờ là gần 45 năm rồi? Những người này là do chế độ này đào tạo, mà bây giờ hư cỡ đó thì điều đó chứng tỏ là có vấn đề.
“Cho nên vấn đề là cần chọn lựa, đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ như thế nào, phải có một sự cạnh tranh như thế nào, có một cơ chế, thể chế như thế nào, để loại bỏ những thành phần như thế không ngoi lên những vị trí cấp cao lãnh đạo của đảng và nhà nước của chúng ta (Việt Nam) hiện nay.”
Mời quý vị bấm vào đường link sau đây để theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt, trong đó có đăng trích đoạn ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận tại Hội luận về các đại án và chống tham nhũng ở Việt Nam được phát trực tuyến trên FB của chúng tôi hôm 05/9/2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49600252

Luật sư Lê Công Định: “Những bản án tù nặng

không bao giờ khiến cho quan chức Việt Nam

chùn bước trong tham nhũng”

Truyền thông trong nước vào ngày 4 tháng 9 dẫn nguồn từ Cơ quan điều tra cho biết trong vụ án liên quan thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG (gọi tắt là vụ án AVG), cơ quan này đề nghị bị can Phạm Nhật Vũ được áp dụng chính sách hình sự đặc biệt và cần được xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình truy tố và xét xử.
Đài RFA có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định để tìm hiểu về đề nghị vừa nêu của Cơ quan điều tra. Trước hết, Luật sư Lê Công Định lên tiếng về thuật ngữ “chính sách hình sự đặc biệt” mà Cơ quan điều tra đề nghị áp dụng cho bị can Phạm Nhật Vũ:
Luật sư Lê Công Định: “chính sách hình sự đặc biệt” này, nói thật, đây là lần đầu tôi mới nghe vì mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật theo Hiến pháp thì trên nguyên tắc không có bất kỳ một đạo luật nào có thể đặt ra những quy chế đặc biệt dành cho bất kỳ công dân nào, kể cả người đó là quan chức cao cấp hay có công với đất nước chăng nữa
Trong Bộ luật Hình sự có quy định những tình tiết giảm nhẹ, trong đó cũng đã xét đến nhân thân của những bị can, bị cáo rồi. Theo đó có thể họ có công với đất nước, được thưởng những huân chương chiến công thì đó là một tình tiết được xem xét giảm nhẹ hình phạt nhưng không có nghĩa là áp dụng một “chính sách hình sự đặc biệt” nào dành cho bất kỳ công dân nào. Cho nên, một “chính sách hình sự đặc biệt” để áp dụng cho những quan chức là bộ trưởng trong vụ án AVG, đối với tôi đó là điều rất lạ tai.
RFA: Thưa luật sư, còn về đề nghị của Cơ quan điều tra cho việc xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị can Phạm Nhật Vũ là do bị can chủ động hủy bỏ hợp chuyển nhượng, góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho Nhà nước. Trong khi đó, hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn xin nộp lại tiền đã nhận hối lộ của bị can Phạm Nhật Vũ lên đến hơn 6 triệu đô la Mỹ (USD). Dự luận cũng đang thắc mắc liệu rằng việc nộp tiền hối lộ để khắc phục hậu quả như thế cũng sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ hay không? Nhận định của ông thế nào?
Luật sư Lê Công Định: Điều đó có thể áp dụng đối với trường hợp của ông Phạm Nhật Vũ thôi, bởi vì việc khắc phục hậu quả một cách gần như hoàn toàn không để cho Nhà nước thất thoát tài sản. Do ông Phạm Nhật Vũ không phải là quan chức, cho nên việc khắc phục hậu quả đó có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ đối với trường hợp của ông này. Tuy nhiên đối với các quan chức Việt Nam phạm tội hối lộ, ngay cả khi như ông Nguyễn Bắc Son đề nghị khắc phục hậu quả bằng cách đưa 500 triệu trong tài khoản cá nhân của mình để khắc phục cho số tiền ăn hối lộ thì tôi nghĩ đó không phải là hình thức khắc phục hậu quả bởi vì tiền hối lộ không gây hậu quả trực tiếp trong vụ án này mà đó là một hành vi phạm pháp một cách trắng trợn và nghiêm trọng, chứ không phải là hình thức gây thất thoát tài sản cụ thể nào của Nhà nước trong số 3 triệu USD đó mà do ông ấy gây ra. Nếu xét về hậu quả xảy ra từ mấy ngàn tỷ đồng thì đó mới là lớn, nhưng đã được khắc phục bởi một cá nhân khác là ông Phạm Nhật Vũ cho nên việc ông Nguyễn Bắc Son được xem xét tình tiết giảm nhẹ thì tôi nghĩ không thể áp dụng.
RFA: Theo như ông vừa phân tích, trong vụ án AVG này, nổi cộm lên thông tin là hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn hối lộ số tiền lên đến hơn 6 triệu USD. Với số tiền tham nhũng lớn như vậy thì theo khung hình phạt của pháp luật hiện hành, hai ông cựu bộ trưởng sẽ đối mặt với bản án như thế nào, thưa Luật sư?
Luật sư Lê Công Định: Với mức tham nhũng cao như vậy thì khung hình phạt đối với hai ông từ 20 năm cho tới chung thân hay tử hình.
Tôi đoán chắc chắn không có chuyện tử hình ở Việt Nam đối với những cán bộ cao cấp như vậy đâu. Cùng lắm thì hai ông nhận bản án chung thân nặng nề thôi.
RFA: Xin được thưa với Luật sư về một vụ án khác mà dư luận cũng rất đặc biệt quan tâm, đó là vụ án nông dân Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình. Công luận cũng đang trông chờ tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Hiến. Như vậy trong vụ án của nông dân Đặng Văn Hiến, nếu như được
xem xét giảm nhẹ thì có phải tòa án cũng dựa vào những yếu tố “đặc biệt”, như là yếu tố nhân đạo chẳng hạn, để có thể ít nhiều hình dung về “chính sách hình sự đặc biệt” mà Cơ quan điều tra đề nghị áp dụng trong vụ án AVG?
Luật sư Lê Công Định: Như tôi đã nói, “chính sách hình sự đặc biệt” đó hoàn toàn là điều lạ lùng và không thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào dành cho bất kỳ công dân nào.
Trong trường án nông dân Đặng Văn Hiến thì rõ ràng những tình tiết trong vụ án cho thấy ông Hiến không bị đáng tuyên tử hình vì rất nhiều lý do, trong đó có một lý do là ông Hiến phạm tội trong tình trạng bị kích động bởi sự vi phạm pháp luật trắng trợn của đội cưỡng chế đất ở nhà của ông và trước khi ông ngăn chận việc tấn công của nhân viên đội cưỡng chế đó thì ông đã bắn chỉ thiên, rồi sau đó ông mới bắn vào những người đến tấn công ông cùng những người dân   ở khu vực đó. Như vậy, ông Hiến rơi vào vào tình trạng phòng vệ chính đáng. Và có thêm một tình tiết giảm nhẹ nữa là “phạm tội trong khi tinh thần bị kích động”. Những trường hợp đó rất xứng đáng trong quá trình xét xử để cho tòa án cân nhắc, xem xét áp dụng một mức hình phạt vừa phải. Ở đây, ông Hiến gần như là không cố tình giết người cho nên tuyên một bản án tử hình như vậy hoàn toàn trái pháp luật và tôi nghĩ việc giảm án cho ông Hiến là chuyện đương nhiên; cho nên mới có việc cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhận được đơn để xin ân xá và toà án cũng đã đề xuất với luật sư của ông về việc này.
Tôi nghĩ rằng việc áp dụng giảm nhẹ cho ông Hiến hoàn toàn dựa trên quy định bình thường của Bộ luật Hình sự Việt Nam, chứ không có bất kỳ một “chính sách hình sự đặc biệt” nào áp dụng trong trường hợp này, cũng như bất kỳ một trường hợp nào khác.
RFA: Cảm ơn Luật sư đã giải thích rõ ràng về những quy định pháp luật liên quan hai vụ án AVG và vụ án của nông dân Đặng Văn Hiến.
Trở lại vụ án AVG, một tình tiết đáng chú ý là hai ông cựu bô trưởng tham nhũng số tiền lớn hàng triệu USD như vậy. Và trong thời gian gần đây, những vụ án liên quan lạm dụng chức quyền tham nhũng như vụ án của ông Đinh La Thăng. Theo nhận định của Luật sư, vì sao các vụ đại án, những quan chức cấp cao của Nhà nước bị đưa ra xét xử với những bản án nặng nề, nhưng dường như tình trạng cán bộ lãnh đạo càng ngày càng phơi bày với mức độ nghiêm trọng hơn?
Luật sư Lê Công Định: Bộ máy của một Nhà nước toàn trị và độc tài không cho bất kỳ một cơ quan độc lập nào để giám sát, để xem xét nó. Ví dụ như không có tự do báo chí. Thể chế tam quyền phân lập, trong đó các đảng đối lập có quyền xem xét đến tư cách những bộ trưởng của các đảng cầm quyền, cũng không có. Cho nên tình trạng tham nhũng đi từ hệ thống chính quyền ở cấp địa phương cho đến trung ương, từ những cán bộ cấp thấp cho đến những cán bộ cấp cao bị tràn lan.
Hơn nữa, chúng ta biết ở Việt Nam duy trì một hệ thống lương bổng rất thấp dành cho các cán bộ công công nhân viên trong ngạch lương của Nhà nước. Cho nên điều đó mặc nhiên khuyến khích họ lợi dụng chức quyền. Trước năm 1975 có dùng từ “hối mại quyền thế”, tức là họ sử dụng quyền thế của họ để nhận hối lộ. Như vậy những tội đó không thể tránh khỏi trong bộ máy hành chính vừa quan liêu, vừa cồng kềnh như thế này.
Do đó, việc chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tất nhiên điều đó rất đáng hoan nghênh và được ủng hộ, nhưng sẽ không có bất kỳ một hiệu quả nào và nó sẽ phơi bày ngày càng nhiều ra cho toàn xã hội thấy là bộ máy hành chính nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn tham nhũng. Và, có thể nói rằng hiện giờ quan chức, cán bộ nào chưa tham nhũng thì đó là những người chưa bị lộ thôi, chứ còn khui đến đâu thì chắc chắn là ai cũng tham nhũng cả, từ tham nhũng ít cho tới tham nhũng nhiều. Chúng ta thấy với mức lương như vậy thì không cách gì mà họ không tham nhũng được, để có thể tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình mình.
RFA: Những bản án mà hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ phải đối mặt chưa biết ra sao. Tuy nhiên, qua những bản án nặng đã tuyên cho các cựu quan chức lãnh đạo cấp cao như ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…thì liệu rằng những cán bộ trong bộ máy chính quyền sẽ tự răn mình, lấy đó làm gương mà không tham nhũng nữa? Luật sư nghĩ sao, thưa ông?
Luật sư Lê Công Định: Chắc chắn là không. Bởi vì, tham nhũng là một căn bệnh trầm kha của bộ máy quan chức tại Việt Nam. Và, họ khi đảm nhận một chức vụ, họ phải dùng tiền để mua nó thì chắc chắn họ phải tham nhũng để tìm cách gỡ gạc lại số tiền họ đã bỏ ra để mua chức, nhằm kiếm thêm nhiều tiền nữa để nuôi gia đình và cho con cái họ sống sung sướng.
Cho nên một điều chắc chắn là những bản án nặng đó sẽ không bao giờ làm cho họ chùn bước không tham nhũng cả. Những bản đó có thể khiến cho họ sẽ khéo léo hơn, khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong việc nhận hối lộ mà thôi.
RFA: Cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài Á Châu Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/long-term-n-heavy-sentences-never-stop-corrupting-in-vn-09052019141106.html

Nữ thượng uý công an bị truy tố

vì cài ma tuý nhằm đẩy người vào tù

Tin từ Hà Nội, ngày 06/9/2019: Công an thành phố Hà Nội đã hoàn tất bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố đối với nữ thượng uý công an Nguyễn Thị Vững, một trong hai bị can trong vụ cài ma túy vào xe hơi nhằm đẩy người vô tội vào tù.
Theo Dân Việt, bị can Vững, là sỹ quan của Cục Cảnh sát phòng chống buôn lậu (Bộ Công an), sẽ bị truy tố vì hai tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”và “vu khống”, với mức án từ 5 đến 10 năm tù giam cho cáo buộc thứ nhất và 1 đến 3 năm cho cáo buộc thứ hai.
Dân Việt dẫn kết luận điều tra cho nay, bà Nguyễn Thị Vân, là bị can thứ 2 trong vụ án, có mâu thuẫn với người bạn trai Nguyễn Văn Thiện và hai người không đồng ý trong việc phân chia tài sản chung khoảng 200 tỷ đồng. Muốn chiếm trọn số tiền này, bà Vân đã thuê thượng uý Vững lập kế hoạch đưa anh Thiên vào tù.
Để thực hiện kế hoạch này, bà Vững đã đưa cho bà Vân một gói chứa 7,003 gram ma túy, và Vân đã bỏ vào xe của ông Thiện. Sau đó, bà Vững gọi điện cho một sỹ quan trong đội cảnh sát cơ động của Hà Nội chặn xe của ông Thiện để khám, và tất nhiên là tìm thấy gói ma tuý kia. Ông Thiện bị bắt và bị tra khảo trong 8 ngày ở đồn công an, nhưng ông được trả tự do do phía công an không tìm được chứng cứ để kết tội.
Sau khi được tự do, ông Thiện điều tra và phát hiện ra việc cấu kết giữa bà Vân và bà Vững. Trong vụ này, bà Vững được cho là đòi thù lao 1 tỷ đồng, và đã nhận 200 triệu từ bà Vân. Theo băng ghi âm được cho là giữa Vân và Vững thì viên sỹ quan này đã từng thực hiện nhiều vụ tương tự để triệt hạ người khác theo đơn đặt hàng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nu-thuong-uy-cong-an-bi-truy-to-vi-cai-ma-tuy-nham-day-nguoi-vao-tu/

Cựu đô đốc CSVN bị kỷ luật

vì bán đất cho con gái Nguyễn Tấn Dũng

Tin từ Hà Nội, ngày 06/9/2019: Chiến dịch đấu đá, thanh trừng nội bộ cấp cao của CSVN tiếp diễn: thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định xoá tư cách nguyên tư lệnh Quân chủng Hải quân đối với đô đốc Nguyễn Văn Hiến, vì đã bán đất quốc phòng cho một công ty của cô Nguyễn Thanh Phượng, là con gái của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Báo Nhà Đầu Tư đưa tin, năm 2015, khi đó còn là thứ trưởng quốc phòng và tư lệnh hải quân, ông Hiến đã ký công văn đề nghị thủ tướng Dũng cho phép quân chủng bán mảnh đất rộng 16.000 mét vuông tại quận 4, Sài Gòn cho công ty Riverside Park, một công ty con của công ty Bất động sản Bản Việt, nơi vợ chồng cô Phượng nắm giữ 84% cổ phần.
Trước đó, ông Hiến đã bán một lô đất rộng 11.975 mét vuông cũng thuộc đất quốc phòng ở quận 1 cho Bản Việt. Ngoài hai lô đất trên, ông Hiến còn bị cho là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đối với 8 khu đất khác thuộc sự quản lý của binh chủng hải quân, gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của nhà nước và quân đội.
Ông Hiến đã nghỉ hưu vào năm 2016, cũng là năm mà thủ tướng Dũng bị buộc rời khỏi chính trường trước khi bầu đại biểu quốc hội vào tháng 5 năm đó.
Không rõ ông Hiến có bị khởi tố về những sai phạm nói trên không. Việc khởi tố nếu có có thể dẫn tới khởi tố bà Phượng, và xa hơn là cựu thủ tướng Dũng, người dung dưỡng cho tham nhũng và hối lộ trong hơn 10 năm đứng đầu chính phủ. Nhiều người cho rằng ông Dũng là mục tiêu số 1 của chiến dịch đốt lò do tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cuu-do-doc-csvn-bi-ky-luat-vi-ban-dat-cho-con-gai-nguyen-tan-dung/

Nhà hoạt động bị giam cả năm

mà không được đưa ra xử

Nhà hoạt động Đoàn Thị Hồng bị bắt giữ phi pháp vào tháng 9 năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lên tiếng như vừa nêu và kêu gọi cần có hành động khẩn cấp đối với trường hợp này.
Theo Ân Xá Quốc Tế, bà Đoàn Thị Hồng bị biệt giam suốt 11 tháng, và gia đình chỉ được phép gặp mặt lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 vừa qua. Sau cuộc gặp, gia đình cho biết sức khỏe của bà suy giảm đáng kể. Gia đình cho biết cuộc gặp bị giám sát bởi một công an cho nên không thể hỏi kỹ về tình hình sức khỏe của bà Đoàn Thị Hồng. Tuy nhiên, khi gia đình ra về thì viên công an trao cho họ một danh sách những loại thuốc trị bệnh bao tử, não, và da để mua gửi vào cho bà Đoàn Thị Hồng mà không giải thích gì thêm.
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Đoàn Thị Hồng. Lý do đưa ra là vì bà Đoàn Thị Hồng bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa.
Ân Xá Quốc Tế cũng kêu gọi mọi người viết thư đến ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Nội dung thư kêu gọi người đứng đầu đảng và Chính phủ Việt Nam có những bước trả tự do ngay và vô điều kiện cho bà Đoàn Thị Hồng, một nhà hoạt động và là một người mẹ có con nhỏ ba tuổi.
Bà Đoàn Thị Hồng bị cáo buộc ‘phá rối an ninh’ theo điều 118 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
Hiện bà Đoàn Thị Hồng đang bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh giam giữ.
Ân Xá Quốc Tế nhắc lại bà Đoàn Thị Hồng bị bắt vào ngày 2 tháng 9 năm 2018 khi đang đi chơi cùng một bạn nữ khác mà không có lệnh bắt. Trước đó vào tháng 6 bà có tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Bà Đoàn Thị Hồng sinh năm 1983, quê quán Hàm Tân, Bình Thuận. Bà tham gia nhóm xã hội dân sự độc lập có tên Hiến Pháp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/activist-detained-a-year-without-trial-09062019085703.html

Gần 200 người được triệu tập đến phiên xét xử

vụ án VN Pharma

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/9 vừa có quyết định sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu thuốc ung thư giả tại công ty cổ phần VN Pharma từ ngày 24 đến 30/9.
Theo đó, ông Nguyễn Minh Hùng nguyên tổng giám đốc VN Pharma cùng 11 người khác sẽ bị đưa ra xét xử về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh theo điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999.
Trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều cá nhân tổ chức được triệu tập gồm 9 thành viên trong hội đồng giám định Bộ Y tế, Công ty VN Pharma, viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM và Cục quản lý dược Bộ Y tế. Ngoài ra, gần 200 người được triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng.
Trước khi kết thúc điều tra, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị Viện kiểm sát Nhân dân truy tố 12 bị can trên về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” với khung hình phạt cao nhất lên tới 12 năm tù. Tuy nhiên, sau khi xem xét mức độ hành vi phạm tội viện kiểm sát nhân dân quyết định truy tố với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Trước đó vào tháng 7/2017 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường 12 năm tù về tội “buôn lậu”, các bị cáo còn lại bị kết án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Sau khi có án sơ thẩm, Viện Kiểm Sát ra quyết định kháng nghị và đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại theo hướng thay đổi tội danh buôn lậu sang tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Theo kết quả giám định của Bộ Y tế thì loại thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg có chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, không đủ chất lượng và không thể sử dụng làm thuốc chữa ung thư cho con người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nearly-200-persons-summoned-to-the-trial-of-vn-pharma-09062019090248.html

Ô nhiễm thủy ngân từ vụ cháy kho Cty Rạng Đông

nguy hiểm thế nào?

Nước và không khí quanh khu vực kho hàng bị cháy của Công ty Rạng Đông hiện đều có thủy ngân, nồng độ vượt ngưỡng an toàn 10 – 30 lần, trong khi giới chức vẫn chưa can thiệp hay có khuyến cáo chính thức nào cho người dân, theo truyền thông Việt Nam.
Nồng độ thủy ngân vượt ngưỡng an toàn 10 – 30 lần là kết quả quan trắc không khí và kiểm tra mẫu nước hơn một tuần sau khi Công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông, Hà Nội cháy kho chứa hàng.
Hà Nội ô nhiễm bụi mịn hàng đầu thế giới
Ô nhiễm không khí gây bệnh đường ruột
Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí
Căn cứ vào ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới công bố, nồng độ thủy ngân trong không khí và nước quanh nhà máy Rạng Đông hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Điều đáng chú ý là một số điểm cách nơi bị cháy hơn 1,5 km nhưng nồng độ thủy ngân đo được vẫn vượt ngưỡng cho phép.
Khoảng gần 28kg thủy ngân đã thoát ra ngoài môi trường, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhưng đây mới là con số phỏng đoán qua tính toán số lượng bóng đèn bị cháy. Công ty Rạng Đông hiện vẫn chưa báo cáo rõ số lượng thủy ngân thực tế bị thất thoát là bao nhiêu.
Sức khỏe người dân bị đe dọa thế nào?
Hơn một tuần sau vụ cháy, chính quyền Hà Nội vẫn chưa đưa ra được khuyến cáo chính thứ nào, cũng không có các biện pháp thau rửa, tẩy độc đất, nước, không khí khu vực quanh nhà máy bị cháy, theo truyền thông trong nước.
Tệ hơn, trước đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra các thông tin mâu thuẫn về tình trạng môi trường khu vực quanh Công ty Rạng Đông sau vụ cháy, khiến người dân càng hoang mang.
Cụ thể, một ngày sau vụ cháy, phường Hạ Đình khuyến cáo rằng người dân phải tẩy độc đất, nước quần áo và không sử dụng thực phẩm quanh khu vực bị cháy trong vòng bán kính 1,5km.
Thế nhưng, khuyến cáo này đã bị quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi ngay lập tức với lý do “không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở”. Rồi cũng chính quận Thanh Xuân sau đó vội vã thông báo các chỉ số quan trắc qua test nhanh đều trong ngưỡng an toàn.
Người dân còn chưa kịp biết nên tin ai thì ngay sau thông báo của quận Thanh Xuân, Tổng cục Môi trường lại khuyến cáo không dùng thực phẩm nuôi trồng trong bán kính 1,5km quanh đám cháy.
Trong lúc thực hư ra sao chưa ngã ngũ, truyền thông Việt Nam tường thuật rằng khu vực quanh nơi xảy ra đám cháy sau một tuần vẫn bốc mùi khó chịu.
Nhiều người đi lại qua khu vực này cho hay cảm thấy khó chịu, ù tai, nôn nao. Một số hộ dân sống gần nhà máy bị cháy đã phải cho con cái di tản về quê. Nhà phải đóng kín cửa, công việc kinh doanh bị đình trệ. Nhiều người dân sống quanh đó cho hay bị sưng mắt, ho nhiều, cay sống mũi. khó thở, mệt mỏi.
Hơn 100 người đã tự tới bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân, trong đó 82 người được xác định nồng độ thủy ngân máu vẫn nằm trong mức cho phép. Các trường hợp khác đang chờ kết quả.
Một số người cho hay họ đã đi khám ở hai bệnh viện với các triệu chứng đáng lo ngại như viêm lợi, miệng có vị đắng khó chịu, mất vị giác, run khi nghỉ và giảm chức năng vận động, nôn khan, cổ họng rát, trướng bụng, đau bụng từng cơn… Hiện họ cũng đang chờ kết quả.
Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên,Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay biểu hiện của ngộ độc thủy ngân một phần giống với các mô tả nói trên, bao gồm buồn nôn và nôn, sốt, tê chân tay, khó thở, tức ngực… Tác hại của thủy ngân càng khủng khiếp hơn khi bị đung nóng và bốc hơi ra ngoài môi trường, theo bác sỹ Trung.
Các chuyên gia y tế cho hay càng chậm đưa ra khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn.
Dù thế, thì hiện người dân Hà Nội, đặc biệt là những người sống quanh khu vực nhà kho bị cháy, vẫn cứ phải bịt mũi chờ khuyến cáo chính thức từ chính quyền địa phương.
Mạng xã hội nói gì?
Bác sỹ Võ Xuân Sơn: “Đến bây giờ thì chúng ta đã thấy, vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã gây độc hại như thế nào cho môi trường. Nhìn lại những ngày vừa qua, tôi chợt giật mình vì cách hành xử của những người dân, dựa vào một niềm tin vào cái gì đó…”
“Chuyện chính quyền hành xử sai, hoặc hành xử theo lợi ích nhóm thì là chuyện đương nhiên ở Việt nam hiện nay, nếu họ luôn làm đúng, luôn vì quyền lợi của người dân mới là lạ. Dẫn chứng là việc chính quyền Phường ra một khuyến cáo, cho dù bây giờ chúng ta biết là đúng, nhưng nó lạ, và nó sai với cung cách làm việc của chính quyền Việt nam, có thể gây hại cho nhóm lợi ích, nên đã bị cấp trên bác bỏ.”
“Hãy làm một công dân thông minh, giống như người tiêu dùng thông minh, khách hàng thông minh… Đừng mù quáng tin vào những thứ không còn đáng tin. Và, hãy cố gắng tư duy, rằng mình phải là người có trách nhiệm cao nhất với những vấn đề của bản thân.”
Facebooker Phạm Trung Tuyến: ”Ngay sau vụ cháy Rạng Đông, các phóng viên của VOVGT được yêu cầu đến các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội với câu hỏi: Liệu một vụ cháy cơ sở công nghiệp trong hơn 10 tiếng đồng hồ có thể được coi là thảm họa môi trường hay không?”
“Không có bất kỳ người phát ngôn nào xuất hiện. Bản tin chiều hôm ấy trên VOVGT chỉ có một cuộc phỏng vấn mà người trả lời là một nhà khoa học của đại học Bách Khoa. Ông nói: Dù chưa có số liệu cụ thể nhưng ít nhất vụ cháy cũng phải được coi là một thảm họa môi trường ở quy mô nhỏ.”
“Hôm sau, một khuyến cáo nguy hiểm được ban hành ở cấp phường. Dù vẫn chưa có số liệu, nhưng ít nhất những cán bộ phường Hạ Đình hình dung được ít nhiều hiểm họa đối với người dân để đưa ra một khuyến cáo cần thiết. Rất tiếc, khuyến cáo ấy bị thu hồi trong ngày.”
“Tôi hoàn toàn hiểu rằng việc có những số liệu đánh giá chi tiết cụ thể về mức độ nguy hiểm của môi trường sau vụ cháy không phải việc dễ dàng và có thể có kết quả ngay lập tức. Nhưng tôi chắc chắn các cơ quan chuyên môn của thành phố đủ khả năng để đưa ra các dự báo với những mức độ khác nhau để quyết định ban hành một khuyến cáo cần thiết. Nhưng họ đã không làm thế.”
“Những người có trách nhiệm, và thẩm quyền ban hành khuyến cáo đã vì sợ trách nhiệm mà vô trách nhiệm đối với sự sống của người dân. Đó mới thực là một thảm hoạ, và nó nguy hiểm hơn so với một vụ cháy.”
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn: “Nhân dân quận Thanh Xuân nói riêng và nhân dân Thủ đô Hà Nội nói chung, hãy cứ yên tâm! Từ 28/08 đến 04/09 là đã tròn một tuần. Ai hít phải cái gì thì đã hít rồi. Giờ có muốn hít thêm cũng chả hít đc thêm bao nhiêu. Hôm nay mới cân nhắc nánh nạn đi chỗ khác, cơ bản là chẳng có giá trị mấy. Bà con cứ yên tâm sản xuất và sinh sống! Tiếp tục tin tưởng vào đảng nhà nước, tránh bị kẻ xấu kích động, lợi dụng!”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49604917

Hà Nội thuê chuyên gia nước ngoài

giám định ô nhiễm sau vụ cháy ở Rạng Đông

Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ định cơ quan chuyên môn mời các chuyên gia trong và ngoài nước giám định mức độ ô nhiễm sau vụ cháy ở nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vào hôm 28 tháng 8 vừa qua.
Truyền thông trong nước vào ngày 6 tháng 9 cho biết Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung một ngày trước đó đã gửi hai công văn hỏa tốc đến cơ quan chức năng với nội dung đề nghị vừa nêu nhằm xác định mức độ ô nhiễm cũng như khẩn trương khắc phục hậu quả sau vụ cháy tại Rạng Đông.
Vào ngày 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi Trường Võ Tuấn Nhân được truyền thông dẫn lời khi công bố kết quả quan trắc các mẫu lấy xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy tại Rạng Đông rằng có thể xác định, đã có khoảng từ 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ việc.
Bộ Tài nguyên-Môi trường khẳng định một số thời điểm quan trắc không khí trong khuôn viên Rạng Đông sau vụ cháy có lượng thủy ngân trong không khí cao vượt ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong công văn hỏa tốc thứ nhất, người đứng đầu Chính quyền Hà Nội đề nghị thuê các chuyên gia độc lập, bao gồm cả chuyên gia nước ngoài giúp Công an Hà Nội giám định mức độ ô nhiễm tại Rạng Đông để từ đó nhanh chóng có những giải pháp xử lý trong thời gian sớm nhất. Đồng thời trong công
văn hỏa tốc thứ 2, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu nhân viên y tế trực 24/24 tại phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân để khám sức khỏe miễn phí cho dân cư trong khu vực bán kính 500m.
Ngay sau vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 28 tháng 8, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông lên tiếng với truyền thông công ty này không sử dụng thủy ngân làm bóng đèn từ năm 2016. Còn Chính quyền phường Hạ Đình ban hành văn bản khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đám cháy trong vòng 21 ngày. Tuy nhiên, một ngày sau khi ban hành, văn bản này được Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi với lý do “không đủ thẩm quyền và chưa có cơ sở”.
UBND quận Thanh Xuân vào ngày 31 tháng 8 kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản khuyến nghị này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-authority-hiring-foreign-specialist-to-expertise-toxic-pollution-rangdong-09062019085832.html

Vắng lũ khiến dân ĐBSCL lao đao!

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, các tỉnh ĐBSCL có nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2019 – 2020.
Do mùa mưa năm 2019 đến trễ, cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài, nên nhiều tỉnh ở ĐBSCL bị khô hạn vào những tháng đầu năm 2019. Thêm vào đó, từ đầu tháng 6 năm 2019 đến nay, tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30 – 70%, dẫn đến tổng lượng dòng chảy các trạm trên dòng chính sông Mê Kông thiếu hụt từ 35 – 45% so với trung bình nhiều năm. Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo, ĐBSCL sẽ không có lũ vào năm nay, hay lũ rất ít, mực nước xuống thấp…
Để tìm hiểu tình hình thực tế, hôm 5/9 RFA liên lạc ông Nguyễn Văn Nguyên, một người trồng lúa ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, và được ông cho biết như sau:
“Năm nay giờ này mà lũ chưa có về, hơi muộn, cho nên năm nay là thấp hơn mọi năm hết trơn… Năm rồi lũ cũng có cao, nhưng trung bình thôi, còn mấy năm trước đó thì cũng cạn… Ở đây nếu mình thu hoạch lúa vụ 3 xong là mình cần nước lũ về nhiều… Và nếu nước lũ về nhiều thì những người sống nhờ nghề cá mắm cũng đỡ được vài tháng… Còn nếu mình thu hoạch xong mà lũ về thì cánh đồng có phù sa, nữa mình xạ vụ Đông Xuân thì tốt, nó trúng lúa…”
Năm nay kể như không có lũ thì cá không có, thì bà con nông dân, những người sống nhờ chài lưới, cũng khó khăn lắm đó. Lũ thì thường theo thông lệ, tháng 5, mùng 5 tháng 5 âm lịch là nước đổ.
-Anh Trí

Với người trồng lúa, mặc dù lũ về sẽ giúp vụ Đông Xuân vào năm tới đạt hiệu quả cao, nhưng nếu lũ về quá cao, quá sớm, cũng có thể có nhiều rủi ro. Như năm 2018, tại ĐBSCL, lũ đạt mức trên báo động 2 sau 07 năm không có lũ lớn, nhiều nơi vỡ đê bao, làm thiệt hại hơn 1.845 ha lúa, hơn 177 ha hoa màu…
Ông Nguyễn Văn Nguyên cho biết, hiện vẫn chưa thu hoạch lúa vụ 3 của mình, nhưng ông không tỏ vẻ lo lắng lắm với lý do được cho biết:
“Nếu chưa thu hoạch lúa mà lũ về, với điều kiện không mưa, thì cũng không đến nỗi hung… vì bờ bao khép kín rồi, bờ bao cao lắm, nước không tràn vô lúa được. Chỉ mình mần lúa rồi mình xả bọng thì nước mới vô.”
Để tìm hiểu thêm, hôm 5/9 RFA liên lạc anh Trí, một người nuôi cá tra ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và được anh cho biết tại địa phương anh ở, nước có dâng, nhưng là do mưa:
“Mấy hôm nay lũ về nhưng do mưa, nước lớn thì nhiều, còn nước ròng thì xuống cũng xa lắm, nên bây giờ cũng chưa biết, lệ thuộc mưa nhiều, như mấy ngày nay mưa nhiều thì nước nhiều… nhưng so với năm rồi thì thấp hơn cả thước.”
Anh Trí cho biết, dân miền Tây là sống chung với lũ, năm nào tới lũ, bà con nông dân cũng mừng, nhất là dân nghèo sống nhờ chài lưới thì sẽ có nguồn thủy sản rất lớn… Anh nói tiếp:
“Nhưng năm nay kể như không có lũ thì cá không có, thì bà con nông dân, những người sống nhờ chài lưới, cũng khó khăn lắm đó. Lũ thì thường theo thông lệ, tháng 5, mùng 5 tháng 5 âm lịch là nước đổ, nước đổ một thời gian thì cá sẽ đẻ, giờ không có lũ thì cá đâu mất tiêu hết trơn, không có đẻ… Năm nay kể như không có cá… như mọi năm thì mùa này cá linh nhóc hết trơn. Năm ngoái lũ cao lắm, năm nay lũ thấp, lý do theo nhận định là Trung Quốc chận ba cái đập ở bển nên xuống dưới này không có lũ… mấy nước cuối nguồn như Việt Nam, Campuchia kể như không có lũ. Như báo An Giang đăng, năm nay biển hồ ở Campuchia không có cá luôn.”
Vài năm gần đây, người dân ĐBSCL không còn được ‘sống chung với lũ’ mỗi năm nữa. Không chỉ những người dân sống bằng nghề đáy cá hay nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, mà hầu như người dân miền tây nào cũng đều đợi mùa lũ về. Lũ không về, không chỉ làm thất thu nguồn lợi thủy sản, giảm thu nhập của nông dân mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả khác. Mặc dù, đối với các nơi khác lũ là thiên tai, nhưng đối với vùng ĐBSCL, hiện tượng ‘mất lũ’ đã dần trở thành một thiên tai…
Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân ‘mất lũ’, hôm 5/9 RFA đã liên lạc Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu độc lập về Đồng bằng sông Cửu Long, và được ông cho biết như sau:
“Nguyên nhân thứ nhất là do hiện tượng El Nino, làm mưa ít từ đầu năm cho đến đầu tháng 8, làm lượng mưa ở phía bắc Lào và đông bắc Thái Lan cực ít. Nguyên nhân thứ hai là do thủy điện, có ba tình huống: những năm lũ thì lũ chồng lũ, những năm bình thường thì ít ảnh hưởng đến mình, còn những năm khô hạn như năm nay thì gặp đúng điều kiện, thủy điện sẽ tích nước, làm chậm đường đi và thời gian của nước. Thật ra thì thủy điện không làm mất nước nhưng nó làm đảo lộn dòng chảy, chứ tổng lượng nước thì vẫn như nhau.”
Mặc dù hiện nay tình trạng El Nino đã chấm dứt, nhưng theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, vì nước mưa ít từ đầu năm đến giờ làm cho mực nước quá thấp, nên vẫn còn ảnh hưởng. Theo ông, đến đầu tháng 9 rồi, nhưng nước ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa thấy lên, chưa thấy tràn đồng, như vậy là cực thấp.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết thêm về hệ lụy của việc lũ không về:
“Lũ không về thì những người sống dựa vào lũ như những người sống bằng nghề đánh bắt cá, người nuôi thủy sản trên đồng chuẩn bị thả con giống nhưng nước không lên thì coi như bị khó khăn. Không có lũ thì phù sa không về, rồi chuột đồng sinh sôi phá hại mùa màng, vì khi nước không tràn đồng thì chuột bên Campuchia tràn qua, nhưng lại là nguồn thu cho người bắt chuột bán vì là chuột sạch. Nhưng cái nguy hại nhất là nếu mực nước tiếp tục thấp như thế này, thì mùa khô năm sau lúc tháng 3, dòng sông sẽ yếu, nước biển đẩy vô, gây xâm nhập mặn, như vậy có nơi sẽ ảnh hưởng đến nước sản xuất và sinh hoạt cho vùng ven biển.”
Nguy hại nhất là nếu mực nước tiếp tục thấp như thế này, thì mùa khô năm sau lúc tháng 3, dòng sông sẽ yếu, nước biển đẩy vô, gây xâm nhập mặn, như vậy có nơi sẽ ảnh hưởng đến nước sản xuất và sinh hoạt cho vùng ven biển.
-Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện
Liệu việc ‘mất lũ’ năm nay có gây thiệt hại cho năm 2020 như hồi năm 2015-2016? Khi đó, do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm, nên qua năm 2016, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm gần 2 tháng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Liên quan vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nhận định:
“Nhưng mà được cái năm nay khá hơn năm 2016 là về nhận thức, mặc dù năm 2015 lũ thấp nhưng người ta ít chú ý đến việc qua Tết sẽ bị mặn. Từ kinh nghiệm 2015-2016, đến nay 2019-2020 thì mọi người đã biết hết rồi, cho nên chuyện mặn qua Tết có thể giải quyết được. Tức là người ven biển có thể trữ nước cho sinh hoạt, còn sản xuất thì người ta cũng biết nếu gay gắt như vậy thì người ta sẽ tránh né, chuyển lịch thời vụ, thì cũng sẽ tránh được thiệt hại.”
Không chỉ khô hạn đe dọa nhiễm mặn tại ĐBSCL, tình trạng sụt lún tại vùng đất này cũng sẽ khiến diện tích đất nhiễm mặn tăng nhanh.
Hôm 28/8/2019, nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht, Hà Lan, do nhà địa chất Philip Minderhoud đã công bố dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của vùng ĐBSCL. Sau quá trình nghiên cứu và đo đạc trên thực địa, học giả Minderhoud và các cộng sự phát hiện khu vực hạ nguồn sông Mekong – tức ĐBSCL, thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, theo nhóm này là chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn là 2,6m.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, việc đồng bằng sụt lún nhanh là điều đáng sợ, đáng lo là đúng rồi, tuy nhiên ông nói tiếp:
“Tôi chưa đọc kỹ, nên chưa tiện để bình luận nhiều. Nhưng tôi rất lấy làm lạ, là ông ấy nói mức 2.6m, hồi trước tới giờ tôi chưa từng nghe đồng bằng ở cao trình 2.6m bao giờ. Trước giờ mình vẫn nghe là trung bình từ 0.8 đến 1.2m là chuyện bình thường từ xưa đến giờ, thì chúng ta đang lún nhanh là đúng, còn nếu có người nói 1.5m là do cộng luôn cao trình ở núi ở An Giang rồi cộng trung bình… 2.6m thì tôi rất ngạc nhiên, tôi đang tìm hiểu nên chưa tiện bình luận.”
Còn Tiến sĩ Đặng Kim Sơn thì cho rằng Chính phủ Việt Nam cần phải tìm mọi cách ngăn chặn sụt lún ở vùng đồng bằng, vì không chỉ giúp ổn định việc canh tác, trồng lúa và trái cây mà còn ổn định đời sống của người nông dân và các vấn đề về cơ sở hạ tầng khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-mekong-delta-has-no-floods-this-year-09052019171519.html

Liệu Việt Nam làm được gì

khi lại nhận chức Chủ Tịch Luân Phiên ASEAN?

Thanh Trúc
Năm 2020 Việt Nam sẽ đảm nhiệm trở lại vai trò chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng mà giới quan sát đánh giá là khá phức tạp từ chính trị, kinh tế lẫn thương mại.
Phát biểu tại buổi gặp và làm việc với tổng thứ ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi hôm 26 tháng Tám vừa qua tại Hà Nội, với chủ đề ‘ASEAN Gắn Kết Và Chủ Động Thích Ứng’, bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định trong cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 Việt Nam sẽ thực hiện vai trò củng cố khối đoàn kết, thống nhất và sức mạnh nội tại của ASEAN, gắn bó với người dân, lấy người dân làm trung tâm.
Tôi nghĩ  rằng đây là quan điểm  được nhiều nước chia sẻ, nói chung hiện nay mọi nước đều lấy lợi ích của người dân làm cái xuyên suốt và mục tiêu chủ yếu. Với cương vị chủ tich ASEAN Việt Nam cũng sẽ như vậy thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong
Trao đổi với đài Á Chậu Tự Do từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong,  nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội, cho rằng theo ông hiểu thì câu nói của bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn An xuất phát từ quan điểm rất cơ bản của Việt Nam là trong phát triển kinh tế xã hội nói chung thì dân vừa là động lực vừa là mục tiêu xuyên suốt trong toàn bộ đường hướng, chính sách, chiến lược và quá trình phát triển:
Thế thì khi làm chủ tịch ASEAN thì Việt Nam cũng sẽ lấy người dân, theo nghĩa là công dân của các nước ASEAN, lợi ích của người dân các nước ASEAN, là cái để hướng tới việc phục vụ phát triển chính sách của khu vực ASEAN này chứ không vì cái lợi ích của một chính phủ hoặc chính trị nào đó hoặc riêng biệt của một nhóm hay một nhóm nước nào cả.  Tôi nghĩ rằng đây là quan điểm được nhiều nước chia sẻ. Nói chung hiện nay mọi nước đều lấy lợi ích của người dân làm cái xuyên suốt và mục tiêu chủ yếu. Với cương vị chủ tich ASEAN Việt Nam cũng sẽ như vậy thôi.
Nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng ông không hiểu và không tin lắm về câu từ “lấy người dân làm trung tâm” mà ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh tuyên bố:
Đáng tiếc vì ông không giải thích kỹ. Lấy người dân làm trung tâm là một điều rất tốt nhưng tôi e rằng có thể ông ấy chỉ nói kiểu gọi là rhetoric tức là nói lấy được. Tôi sợ rằng câu nói của ông Trần Tuấn Anh chỉ ở dạng như vậy mà thôi.
Việt Nam gia nhập ASEAN từ 1995, từng làm chủ tich luân phiên của tổ chức năm 2010. Sau 25 năm, nay Việt Nam chuẩn bị quay lại vai trò chủ tịch ASEAN lần thứ hai trong bối cảnh thế giới mà bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá là có nhiều thay đổi với cục diện mới.
Với cương vị là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái. Nguồn chinhphu.vn Nguồn chinhphu.vn
Sau 30 năm đổi mới và hội nhập, vẫn lời ông Trần Tuấn Anh, Việt Nam đã đạt tới những thành tựu to lớn, toàn diện về kinh tế, xã hội, vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, được nâng cao đáng kể.
Dưới mắt tiền sĩ Nguyễn Minh Phong Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội ở Hà Nội,  2020 là một năm Việt Nam đội cùng lúc nhiều chiếc nón với nhiều thách thức trước mắt. Liệu đây có là cơ hội để Việt Nam góp phần củng cố và thúc đẩy ASEAN đi theo định hướng đã lựa chọn, đặc biệt theo Tuyên Bố Hà Nội cách đây mấy năm:
Năm 2020 Việt Nam trở thành chủ tich luân phiên ASEAN cũng như làm thành viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và kể cả chủ tich Nghị Viện Châu Á IPA. Tất cả những điều đó giúp Việt Nam có thêm cơ hội khẳng định mình, đặc biệt để tuyên truyền và tìm sự đồng thuận trong phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.
Việt Nam có đủ cơ sở để đủ tự tin để gánh vác vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, là khẳng định của  giáo sư Phạm Quang Minh, hiệu trưởng Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội:
Năm 1995 khi mới gia nhập ASEAN thì Việt Nam còn bỡ ngỡ, còn chưa biết gì nhiều về ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế. Nhưng trong quá trình 33 năm đổi mới tính từ 1986 đến nay thì Việt Nam đã có những tiến bộ về mặt chính trị, mô hình kinh tế từ tập trung và kế hoạch hóa sang mô hình kinh tế thị trường, GDP bình quân đầu người từ 200 USD bây giờ lên hơn 2.000 USD/ đầu người, Với kinh tế và thương mại 6,2 tới 6,7% Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao  nhất.
Trong lãnh vực đối ngoại, rõ ràng Việt Nam đã tham gia nhiểu tổ chức quốc tế từ WTO. ASEAN đến Diễn Đàn Á Âu hay APEC, đặc biệt tham gia vào Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc ở Châu Phi chẳng hạn. Sắp tới đây Việt Nam còn tham gia vào cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và các nước ASEAN.
 Tạo được sự đồng thuận trong ASEAN là quan trọng bởi cho đến nay những quan điểm trong ASEAN vẫn khác nhau. Thách thức của ASEAN là thu  hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước. Về mặt đối ngoại ASEAN cũng có những cái không đồng thuận về những vấn đề quốc tế.
-Giáo sư Phạm Quang Minh

Theo ông đó là những biểu hiện rõ ràng sự hợp tác và hội nhập của Việt Nam với quốc tế. Cùng lúc giữ vai trò chủ tịch ASEAN 2020 rồi là thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cả chủ tịch luân phiên IPA tức Diễn Đàn Quốc Hội các nước, giáo sư Phạm Quang Minh nói ông tin rằng uy tín của Việt Nam trong mắt quốc tế sẽ tăng lên:
Anh không thể nào gọi là có uy tín quốc tế nếu không có thành công ở bên trong, và cái thanh công ở bên trong có được thì cũng nhờ vào việc hộp nhập quốc tế tốt.
Đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức cho Việt Nam cả bên trong lẫn bên ngoài. Thách thức là nguyên nhân khiến viễn ảnh củng cố khối đoàn kết, thống nhất mà bộ trưởng Trần Tuấn Anh vạch ra xem chừng khó khả thi. Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Khi đã là chủ tịch ASEAN thì chắc chắn Việt Nam có sự chủ động nhất đinh tốt hơn nước chủ tịch ASEAN như Kampuchia, nhất nhất Trung Quốc  nói gì thì chủ tịch ASEAN là Kampuchia lúc ấy đều theo hết bất kể ai nói gì khác. Trong trường hợp Việt Nam làm chủ tịch chắc chắn việc ấy không xảy ra.
Về khía cạnh kết nối, khả năng đoàn kết các nước để có một tiếng nói nào đó nhưng nên lưu ý rằng ASEAN là một khối mà nó chia rẽ rất nhiều. Kỳ vọng quá cao mà không đạt được thì chỉ có thất vọng thôi.
Dưới mắt tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, có những thách thức tồn tại xuất phát từ hoạt động của ASEAN bao lâu. Đó là nguyên tắc đồng thuận, nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau, tất cả những gì thuộc về nội bộ là không có sự can thiệp.
Nguyên tắc đồng thuận này và mỗi nước một phiếu này là một trong những cái nhằm đảm bảo cho ASEAN thành công từ trước đến nay nhưng đồng thời cũng là thách thức, theo nghĩa chỉ cần một nước trái ý, không đồng thuận là lập tức có thể tạo khó khăn trong việc tạo ra một khối liên kết thống nhất. Chúng ta đã biết có lúc ASEAN không ra được tuyên bố chung về một vài vấn đề.  Ý thứ hai, ASEAN là một cộng đồng các nước có những trình độ phát triển khác nhau, có những lợi ích quốc gia cũng không phải giống nhau hoàn toàn và có những quan hệ đối tác với các nước trong khu vực cũng khác nhau. Do đó để tìm ra được tiếng nói chung lại càng khó.  Đây là hai thách thức từ trước đến nay và cả về sau này mà Việt Nam phải tự hiểu để chuẩn bị cho kịch bản tốt nhất.
Bên cạnh những ý kiến tương đối lạc quan và tích cực cho một Việt Nam chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhận định thách thức lớn nhất là những bất ổn về kinh tế, tài chính và tiền tệ, rằng sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gây khó khăm đối với quá trình phát triển trong quan hệ đối ngoại cũng như đoàn kết nội khối và vai trò dẫn đắt của ASEAN.
Đây là những điểm bắt buộc phải nhìn thấy trong thời đại mà kinh tế quyết định tất cả, là góp ý của nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Quang A:
Tình hình sang năm như thế nào? Sự bất trắc, sự không chắc chắn còn đầy ở đó. Khi ông Trần Tuấn Anh nói là chuyện phát triển rồi hòa bình rồi ổn định, rồi trong thương mại vẫn chủ nghĩa đa biên là chính… thì tôi nghĩ chắc ông cũng học theo bài từ muôn thưở của Việt Nam. Thực sự với sự bất trắc từ cuộc thương chiến Mỹ Trung như bây giờ, thế giới đi theo một hướng rất đáng tiếc là không còn đa phương nữa. Thực sự là Mỹ bây giờ chỉ muốn những hiệp định song phương thôi chứ không còn chuyện đa phương nữa, vân vân và vân vân… Với lại những biến động lớn của thế giới, cả tình hình kinh tế lẫn tình hình chính trị thì có lẽ ông Trần Tuấn Anh không thể không nhìn thấy được. Những xu hướng đó thách thức nền kinh tế Việt Nam, xã hội Việt Nam và cả bản thân của hệ thống này.
Theo giáo sư Phạm Quang Minh, khoa quan hệ quốc tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đồng thuận là điểm khó nhất trong ASEAN mà Việt Nam phải đối diện:
Tạo được sự đồng thuận trong ASEAN là quan trọng bởi cho đến nay những quan điểm trong ASEAN vẫn khác nhau. Những thách thức của ASEAN là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước. Trong ASEAN có ASEAN-6 và ASEAN-4, nhóm những nước phát triển hơn và những nước kém phát triển hơn. Thứ hai là cái kết nối của ASEAN vẫn rất là kém. Kết nối ở đây thể hiện là hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN vẫn chưa nhiều, chỉ chiếm ¼ tổng giá trị thương mại hay đầu tư thôi bởi các đối tác kinh tế của ASEQAN vẫn là bên ngoài, là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc … chứ không phải bên trong. Một khi không có sự kết dính, kết nối ở bên trong về mặt hợp tác kinh tế thì làm sao mà ASEAN có thể trở thành một tổ chức vững mạnh được. Về mặt đối ngoại ASEAN cũng có những cái không đồng thuận về những vấn đề quốc tế, đứng trước sự canh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thì rõ ràng ASEAN cũng không có sự thống nhất.
Cho nên tôi nghĩ làm sao tạo đồng thuận trong ASEAN trong tất cả các lãnh vực từ chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng đến văn hóa xã hội thì Việt Nam phải tạo ra được.
 Khi đã là chủ tịch ASEAN thì chắc chắn Việt Nam có sự chủ động nhất đinh tốt hơn nước chủ tịch ASEAN như Kampuchia, nhất nhất Trung Quốc  nói gì thì chủ tịch ASEAN là Kampuchia lúc ấy đều theo hết bất kể ai nói gì khác. Trong trường hợp Việt Nam làm chủ tịch chắc chắn việc ấy không xảy ra.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Từ điểm này, chuyên gia còn đề cập đến một vấn đề lớn khác của Việt Nam, trong cương vị chủ tịch ASEAN 2020 phải thực hiện, là tình hình Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang làm cho  căng thẳng dâng cao. Phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là góp ý của giáo sư Phạm Quang Minh:
Phải thuyết phục các nước ASEAN rằng Biển Đông không chỉ là vấn đề của Việt Nam. Biển Đông không chỉ là vấn đề tranh chấp giữa các nước mà là vấn đề của toàn bộ khu vực, của tất cả ASEAN. Bởi vì khu vực này cần hòa bình và ổn định, nếu xung đột xảy ra thì không chỉ những nước có tranh chấp mà toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng. Việt Nam phải thuyết phục các nước đặt lợi ích khu vực lên trên lợi ích quốc gia. Việc của Việt Nam là phải thuyết phục, phải khẳng định, phải giải thích rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không phải là vấn đề song phương mà là vấn đề đa phương và là vấn đề của toàn bọ khu vực.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng Biển Đông là vấn đề cực kỳ phức tạp:
Việt Nam là một trong những nước trực diện với sự phức tạp này, sự phức tạp gắn liền với tham vọng cũng như mục tiêu chiến lược của Trung Quốc về khu vực Biển Đông cũng như trên thế giới. Năm 2020 với tư cách chủ tịch luân phiên chắc chắn Việt Nam cũng sẽ tìm kiếm những giải pháp hòa bình ở Biển Đông. Tuy nhiên được đến đâu còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức của các nước cũng như sự ủng hộ của các nước lớn trên thế giới. Rất khó nói sẽ như thế nào nhưng hy vọng bằng sự kiên nhẫn, sự khôn khéo trong quan hệ đối ngoại Việt Nam có thể vượt qua căng thẳng một cách hòa bình với chi phí thấp nhất.
Theo tin được báo chí trong nước loan tải, trước khi chính thức lãnh nhận vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN lần thứ nhì vào năm tới, Bộ Công Thương đang lập kế hoạch xây dựng những ưu tiên kinh tế 2020 trong các lãnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành.
Cụ thể, như bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông báo, là đánh giá kế hoạch Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN AEC 2025 và tầm nhìn 2035. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh kết thúc đàm phán, ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RECP), chưa kể còn hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng tuần hoàn ASEAN trong mục đích tạo một nền kinh tế bền vững.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-soon-to-be-chair-country-of-asian-09052019135737.html

Việt Nam cam kết nhập khẩu thêm hàng hóa từ Mỹ

Báo mạng Financial Times vào ngày 6 tháng 9 loan tin dẫn phát biểu của quan chức lãnh đạo của Việt Nam và Mỹ.
Theo Financial Times, trong những cuộc đàm luận gần đây với doanh nghiệp và nhà ngoại giao Mỹ, các quan chức Việt Nam đã nói về việc nhập khẩu số lượng lớn hơn các sản phẩm từ Mỹ như than đá, khí thiên nhiên, thịt, trái cây và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Các cuộc đàm luận diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Fox News vào tháng 6 gọi Việt Nam “gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất” liên quan đến thương mại và ông Trump cũng nói rằng Việt Nam có thể là quốc gia kế tiếp bị trừng phạt thuế quan.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) đã đạt 39,5 tỉ USD vào năm ngoái và có thể lập kỷ lục mới trong năm nay.
Nhập khẩu năng lượng nói riêng có thể giúp Việt Nam, một trong những nền kinh tế đang phát triển có thể đối diện bước vào việc cung cấp điện vào năm 2021 và cung cấp nhiên liệu thế hệ mới.
Một vài công ty Mỹ đã đóng cửa tại thị trường Trung Quốc do thuế cao và đang hướng đến thị trường Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Pete Rickett, Thống đốc Cộng hòa của Nebraska trong tuần đã đến Hà Nội cho biết Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi chính của thương chiến Mỹ-Trung bởi vì VN sản xuất nhiều hàng hóa tương tự bị Mỹ áp thuế, nhưng bên cạnh đó cũng bị kiểm soát chặt từ Mỹ bởi lẽ các nhà xuất khẩu Việt Nam nhập hàng hóa từ Trung Quốc và dán nhãn “Xuất xứ từ Việt Nam” để tránh thuế.
Mỹ trong tháng 7 đã áp thuế hơn 400% lên thép xuất xứ từ Việt Nam. Washington muốn tạo áp lực với Hà Nội về những vấn đề này bao gồm cả luật an ninh mạng đang gây nhiều tranh luận.
Mặc dù căng thẳng thương mại, tuy nhiên liên quan đến vấn đề Trung Quốc đang gây hấn tại biển Đông, về mặt chính trị, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam có nhiều khắng khít hơn khi hai bên chia sẻ những bất đồng về động thái của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tổng thống Trump đã mời Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ trong chuyến ông Trump đến Hà Nội vào tháng 2. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thông báo chính thức về chuyến viếng thăm Mỹ của ông Trọng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-pledges-to-import-more-us-goods-09062019110259.html

Tiếp tay cho Trung Cộng, thép Việt Nam

bị Indonesia khởi kiện, Malaysia áp thuế

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 5 tháng 9 năm 2019 loan tin, cơ quan phòng vệ thương mại thuộc bộ Công thương cộng sản Việt Nam cho biết, từ ngày 26 tháng 8 năm 2019, thép Việt Nam đã bị phía Malaysia áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong vòng 120 ngày, với mức thuế khoảng 3,7% đến 20,13%.
Ngoài thép, thì mặt hàng tôn mạ của Việt Nam xuất cảng sang Indonesia cũng vừa bị nước này khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đi kèm với Việt Nam là Trung Cộng cũng bị khởi kiện. Đặc biệt là ở ngành thép, tầng suất các vụ công ty Việt Nam bị khởi kiện điều tra, áp thuế chống bán phá giá ngày càng cao. Trước Indonesia đã có Mỹ, Ấn Độ khởi kiện điều tra chống bán phá giá.
Mặc dù đã bị nhiều nước khởi kiện điều tra bán phá giá với nhiều mặt hàng, nhưng dường như các công ty Việt Nam không hề nao núng. Bởi thực tế cho thấy, lượng hàng nhập cảng Trung Cộng vào Việt Nam liên tục tăng mạnh. Và những mặt hàng nhập cảng nhiều từ Trung Cộng cũng chính là những mặt hàng xuất cảng nhiều.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tiep-tay-cho-trung-cong-thep-viet-nam-bi-indonesia-khoi-kien-malaysia-ap-thue/

Việt Nam mời gọi Nga khai thác dầu khí

giữa lúc Biển Đông căng thẳng

Ngày 5/9, Việt Nam chính thức lên tiếng mời gọi các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Hôm 6/9, Thông tấn xã Việt Nam trích lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu như vậy trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov, đồng Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật Việt – Nga, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 5 (EEF-5) tại Vladivostok, Nga, hôm 5/9.
Báo Nhân Dân tường thuật: “Hai bên cho rằng, hợp tác dầu khí có ý nghĩa chiến lược đối với quan hệ Việt – Nga”.
XEM THÊM:
Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Một bài báo trên tạp chí Forbes hôm 7/8 cho rằng Việt Nam có một chiến lược “thông minh” để ngăn Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, khi hợp tác với Nga khai thác dầu khí trên Biển Đông, bởi vì Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh không thể làm phật lòng tại thời điểm này.
Tạp chí Forbes dẫn một tài liệu của nhà nghiên cứu Bennett Murray đăng trên tạp chí Foreign Policy, nhận định: “Lần này, một đối tác đáng gờm hơn đã vào cuộc, đó là tập đoàn Rosneft mà cổ đông chủ chốt là chính phủ Nga”.
Hoạt động khoan giếng sản xuất ở mỏ Lan Đỏ của công ty Rosneft Việt Nam bắt đầu kể từ tháng 5/2018 trong khuôn khổ chương trình phát triển Lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc gần đây đã đưa tàu địa chất đến để thăm dò.
Bài báo trên tạp chí Forbes nói sự hiện diện của Nga tại Biển Đông có thể giúp Việt Nam xoay chuyển tình thế, dựa trên lập luận là Bắc Kinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu đối đầu với hải quân Nga, trong khi nước này sẵn sàng bảo vệ các quyền lợi của Moscow trong khu vực. Và như vậy, Trung Quốc buộc lòng phải kiềm hãm bớt các cao vọng trên Biển Đông để có thể duy trì hòa bình khu vực.
https://www.voatiengviet.com/a/vn-moi-goi-nga-khai-thac-dau-khi-giua-luc-bien-dong-cang-thang/5072750.html

Sapa

Nguyễn Lân Thắng
Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7 h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng đứng, đôi lúc nó cua ngoặt đi theo cung đường giữa lưng chừng núi cao, để lộ ra một khoảng vực sâu hun hút xanh thẳm bên dưới. Sau này khi những trò chơi tàu lượn siêu tốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam cũng không thể làm tôi choáng ngợp bằng chuyến xe khách lên Sapa hồi đó.
7h tối, Sapa kính chào quý khách bằng một vườn mận tối âm u. Đúng chỗ bây giờ là vườn hoa trung tâm ngày đó toàn mận. Cơ man nào là mận. Mận che khuất cả khối đá cột mốc có từ thời Pháp, mãi đến sáng hôm sau tôi mới nhìn thấy cái chóp của nó nổi lên một chút giữa những tán cây xanh rì. Cả trung tâm thị trấn Sapa hồi đó vắng hoe, chỉ có chừng vài chục nóc nhà, và dễ nhìn thấy nhất là nhà thờ cổ và trạm khí tượng. Khoảng 2 năm sau thì khối khách sạn Victory mới được xây dựng trên núi cạnh đó. Trong khung cảnh đó duy nhất chỉ thấy có trạm khí tượng và cái khách sạn tôi đến là nhà xây có đổ bê tông. Còn lại toàn thị trấn là những nếp nhà xinh xinh bằng gỗ thấp thoáng nơi sườn núi. Mái nhà lợp bằng gỗ Pơ mu dầy 4-5 cm, hoặc lợp vảy cá bằng đá Ác đoa, là loại đá rất mỏng màu đen, giống như nóc nhà hát lớn Hà Nội các bạn có thể thấy bây giờ.
Buổi sáng ở Sapa rất lạnh. Những hàng nhũ băng đá hình thành từ đêm, đến sáng sớm thả xuống như rèm thuỷ tinh lấp lánh bên dưới mái hiên khắp thị trấn, phải đến 8-9 h khi nắng lên nó mới tan đi hết. Buổi trưa đúng hôm tôi đến là phiên chợ ngày chủ nhật. Hàng trăm con ngựa của bà con dân tộc tụ về, buộc đầy dưới khoảnh đất lòng chảo ngay cạnh nhà thờ. Những cái gùi mây, những cái khăn cái áo sặc sỡ các màu, những cái cuốc cái mai, những khẩu súng kíp, những mớ rễ thuốc nam, những tiếng người dân tộc lao xao gọi nhau, những tiếng kèn môi, khèn Mông… Tất cả những thứ đó tràn ngập khắp khu chợ làm tôi chìm nghỉm đi trong một không gian đặc quánh màu cổ tích.
Sau này, những ấn tượng đẹp đẽ đó về Sapa chính là nguyên nhân chủ yếu làm tôi đã quyết định bỏ phố lên rừng về đây làm việc. Tháng 10 năm 2003, tôi về Lào Cai làm việc tại sở Xây dựng. Ông Giàng Seo Phử lúc đó là bí thư Tỉnh uỷ. Ông Bùi Quang Vinh lúc đó vừa lên chủ tịch tỉnh. Lào Cai dưới sự lãnh đạo của hai ông lúc đó đã làm một việc động trời. Đó là một tỉnh nghèo miền núi dám lần đầu tiên bỏ tiền mời chuyên gia quy hoạch Pháp về đây thiết kế lại nơi này. Tham vọng lúc đó của tỉnh là phải biến Sapa thành một trung tâm du lịch sang trọng và độc đáo nhất cả nước. Với mây, với núi, với sự phong phú về văn hoá, con người, khí hậu… Sapa quả thật có quá nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á này.
Đội ngũ chuyên gia Pháp mà tỉnh Lào Cai mời sang quy hoạch lại Sapa chính là các giáo sư, kiến trúc sư và kỹ sư của Đại học Bordeaux 3, Đại học kiến trúc phong cảnh Bordeaux, công ty đô thị Bordeaux Metropole Aquitaine, Đại học kiến trúc Paris Malaquais, Công ty tư vấn hạ tầng ECCTA… Nói chung đây toàn là các chuyên gia tầm cỡ thế giới, đến từ một quốc gia có văn minh kiến trúc lâu đời, không có gì phải bàn cãi về trình độ của họ.
Theo thoả thuận, phía Pháp tài trợ toàn bộ tiền lương và chi phí máy bay cho các chuyên gia Pháp sang Việt Nam. Phía Lào Cai chịu trách nhiệm phương tiện làm việc, phương tiện di chuyển, nơi ăn nghỉ, nơi làm việc của các chuyên gia. Vì là một chuyên viên nằm vùng tại Sapa, làm việc trực tiếp hàng ngày với các chuyên gia và cả lãnh đạo cấp tỉnh, nên tôi biết đến cuối giai đoạn hợp tác này thì chi phí phía Việt Nam bỏ ra chừng 9-10 tỷ đồng. Còn phía Pháp cũng mất chừng khoảng 1 triệu Euro cho dự án hợp tác này.
Trước khi về Sapa tôi đã từng có thời gian khoảng 2 năm làm việc ở Viện quy hoạch Bộ Xây dựng. Nhưng đến khi tiếp xúc và làm việc với các chuyên gia quy hoạch Pháp thì quả thực tôi đã được may mắn tiếp cận với một tư duy mới, một phong cách mới ở đẳng cấp thế giới trong nghề quy hoạch kiến trúc. Người Pháp làm quy hoạch cực kỳ tỉ mỉ. Trong khoảng 1 năm đầu tiên họ dành thời gian đi từng ngôi nhà, từng ngóc ngách, chụp ảnh, tiếp xúc và hỏi chuyện từng người dân bình thường. Hàng trăm cân tài liệu, bản đồ, số liệu địa chất thuỷ văn được họ đến từng sở ban ngành ở Lào Cai và cả ở Hà Nội để thu thập. Không chỉ vậy, phía Pháp còn tra tầm tất cả tài liệu, phim ảnh còn lưu ở thư viện bên Pháp có liên quan đến Sapa từ gần một thế kỷ trước. Với quy mô dân số thị trấn Sapa vào thời điểm những năm 2000 khoảng 7 ngàn dân, tôi cảm thấy kinh ngạc trước sự tỉ mỉ trong cách làm quy hoạch của người Pháp.
Thế rồi sau 3 năm làm việc cần mẫn, đến tháng 9 năm 2004 thì tỉnh Lào Cai chính thức công bố quy hoạch Sapa. Bộ tài liệu quy hoạch Sapa bao gồm 4 tập, trong đó qui định tỉ mỉ từng hàng cây, góc phố, từng cái cống, cái bờ rào, từng nóc nhà phải bảo tồn hoặc phá bỏ ra sao. Đây là một tài liệu quy hoạch đồ sộ nhất, chi tiết nhất, văn minh nhất của Việt Nam thời điểm bấy giờ. Và đó không chỉ là thành quả của các chuyên gia Pháp, mà còn là công sức của từ lãnh đạo tỉnh đến một thằng nhân viên quèn như tôi. Với tầm nhìn chiến lược, với sự tỉ mỉ trong từng yếu tố kiến trúc quy hoạch, nếu Quy hoạch Sapa năm 2004 được thực hiện đúng thì bây giờ Việt Nam đã có một khu du lịch đẳng cấp tầm cỡ thế giới, và có sự độc đáo không nơi nào có được trên hành tinh này.
Hỡi ôi! Đấy chỉ là một ước mơ dang dở. Ai đến Sapa gần đây đều phải than trời vì tình trạng xây dựng tràn lan, vô tổ chức, phá hết cảnh quan thiên nhiên mà ông trời đã ban tặng cho nơi này. Và không chỉ thiên nhiên bị tàn phá, văn hoá và đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc ở Sapa đã bị mai một gần hết, khi mà hàng chục ngàn người ở dưới xuôi lên đây làm ăn sinh sống. Mạnh ai nấy xây. Nhà to nhà nhỏ. Cần cẩu thép lừng lững khắp Sapa. Cả nơi này biến thành đại công trường. Khách du lịch lố nhố hàng đoàn chen chân với công nhân xây dựng trong khói bụi. Rồi cáp treo Fanxipang vươn lên tận đỉnh, với Phật ngồi ngạo nghễ trên đó trông không khác gì cái chùa Tầu, phá vỡ sự uy nghi thần bí của dải Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Có quá nhiều thứ đã và đang tàn phá Sapa mà tôi không thể đề cập hết được trong bài viết này. Chỉ có điều tôi có thể dám khẳng định, đó không phải là những thứ mà Quy hoạch Sapa 2004 và những người năm xưa làm ra nó mong muốn.
Tiếng kèn môi rỉ rả trong sương trắng. Vạt váy Mông thấp thoáng e lệ bên con dốc. Phố nhỏ hiện lên từ trong mây. Rặng mận rừng trắng đỉnh Hàm Rồng. Dải Hoàng Liên trầm mặc quấn đầy mây trắng ngó xuống xóm núi nhỏ. Tất cả giờ chỉ còn là kỷ niệm của một giấc mơ đã chết trong tôi. Tôi khóc cho Sapa, khóc cho đất nước này, vì đã không giữ được những gì tinh tuý nhất mà tạo hoá ban tặng.
Yên nghỉ nhé giấc mơ của tôi./.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/sapa-09062019101622.html

Việt Nam sẽ là “đại công xưởng” thế giới?

Đinh Yên Thảo, Dallas, Texas
Đôi tuần trước, tin tức trên tờ Nikkei Asian Review cho hay hãng Google đã quyết định sẽ chuyển việc sản xuất và lắp đặt điện thoại đa năng Pixel từ Trung Quốc qua Việt Nam nhằm tránh cuộc thương chiến Mỹ-Trung hiện nay, cũng như theo xu hướng các hãng nước ngoài dời ra khỏi đại lục vì chi phí nhân công tại đây ngày càng đắt đỏ, gần gấp đôi Việt Nam theo như số liệu từ ADB . Một đôi nguồn tin khác cũng cho biết hãng Apple có thể chuyển khoảng 15-25 % sản lượng iPhone của mình sang Việt Nam. Những nguồn tin tương tự và đại loại như vậy, dù chưa chính thức được các hãng xác nhận cũng đã tạo cho nhiều người một cảm giác lạc quan rằng Việt Nam đã sẵn sàng và nhanh chóng thay thế Trung Quốc để trở thành một “đại công xưởng” của thế giới trong tương lai. Nhưng trên thực tế, liệu nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vào Việt Nam là như thế nào, cũng như Việt Nam đã hội đủ điều kiện cho cơ hội này?
Theo số liệu từ Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư vừa công bố thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rót vào Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2019 đã giảm 7.1 % so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 22.6 tỉ đô la. Cũng theo báo cáo này, không có những dự án quy mô mà phần lớn chỉ là góp vốn, đầu tư địa ốc, mua bán lẻ hay mua cổ phần trực tiếp từ các doanh nghiệp trong nước để chiếm lãnh thị trường nội địa, như vụ mua cổ phần của Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Vietnam Beverage gần bốn tỉ đô la chẳng hạn. Những thương vụ đầu tư này hầu hết đến từ các quốc gia như Hồng Kông, Nam Hàn, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, nhắm vào việc khai thác thị trường Việt Nam trong các lãnh vực tiêu dùng hơn là giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới.  Đáng chú ý hơn là Trung Quốc đang gia tăng mạnh việc đầu tư sang Việt Nam, từ thứ hạng thứ bảy, tám của đôi năm trước đã leo đến thứ hạng thứ tư trong năm nay và còn hứa hẹn sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ hơn một khi thương chiến leo thang. Các hãng thầu Trung Quốc hiện có mặt trong hầu hết các dự án quan trọng của Việt Nam hiện nay. Điều này không kể là, nhằm né bớt sự phát hiện việc sử dụng Việt Nam như một “sân sau” trong cuộc thương chiến hiện nay qua các đầu tư vào việc gia công, chế biến và sản xuất, không loại trừ việc các công ty Hoa Lục đã sử dụng Hồng Kông và vài nước khác để đi vào Việt Nam dưới danh nghĩa các quốc gia này. Việt Nam có thể chỉ xem xét các hãng đầu tư nước ngoài đặt bản doanh tại đâu mà đưa ra các số liệu về các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng liệu có truy lùng nguồn gốc, thời gian thành lập của các hãng đầu tư này là như thế nào?
Việc đầu tư vào Việt Nam hay các nước kém phát triển thường được các nhà đầu tư cân nhắc nhiều yếu tố, không chỉ riêng một thị trường nhân công giá rẻ hay nguồn nhân công có đủ khả năng hay không. Nó liên quan đến mức độ tham nhũng tại quốc gia đó như thế nào, thủ tục hành chánh nhiêu khê ra sao và cơ chế luật pháp, việc bảo vệ nhà đầu tư có minh bạch, rõ ràng. Đây là trở ngại lớn nhất mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã phân tích và đánh giá khi cần nhắc việc đầu tư tại Việt Nam hiện nay.
Còn tình trạng  tại Việt Nam hiện nay thì sao? Theo đánh giá và sắp hạng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) – tổ chức chống tham nhũng toàn cầu, thì trong năm qua, chỉ số về tham nhũng (CPI) của Việt Nam đạt 33  điểm (trên 100), tụt 2 điểm so với năm trước, xếp hạng 117 trên toàn thế giới. Việt Nam kêu gọi chống tham nhũng nhưng kết quả và thực tế dường như chưa đến đâu, thậm chí tụt lùi như báo cáo vừa dẫn. Một vài vụ án xem như  tham nhũng được đưa ra công luận như các vụ tại công ty gang thép Thái Nguyên, Vinashin, Ngân Hàng Phương Nam, vụ án “Vũ Nhôm” tại Đà Nẵng hay mới nhất là tiết lộ việc đưa nhận hối lộ trong vụ Mobifone liên quan đến hai cựu bộ trưởng Việt Nam… chỉ là con số quá nhỏ. Không kể dư luận còn cho rằng chúng mang mục đích “thanh trừng quyền lực” hơn là chống tham nhũng thật sự. Người ta có lý do để nhận xét như vậy khi công luận vẫn chưa quên vụ án Trịnh Xuân Thanh rình rang đôi năm trước. Vụ án đã phải được dàn dựng kịch bản từ việc Thanh sử dụng chiếc xe Lexus sang trọng mang biển xanh tại  Hậu Giang, cho đến việc cho an ninh sang Đức bắt cóc bất chấp luật pháp quốc tế và hậu quả để dẫn đến việc truy tố Đinh La Thăng, đã cho thấy rằng, nếu đó chỉ là một vụ chống tham nhũng thông thường thì đã không quá phức tạp và liều lĩnh, tổn hại đến quan hệ ngoại giao đến vậy.
Thêm vào đó, các thủ tục hành chính, quan thuế nhiêu khê và luật lệ thiếu rõ ràng cũng là điều kiện để các giới chức thẩm quyền liên quan có cơ hội nhận hối lộ, đưa tình trạng tham nhũng tại Việt Nam lên cao. Ngay chính các đại biểu quốc hội Việt Nam tại kỳ họp thứ 7 khoá XIV vừa qua cũng thừa nhận các thủ tục hành chính hiện nay là quá “nhiêu khê, rườm rà”.  Am hiểu văn hóa và biết cách tận dụng hiện trạng tham nhũng tại Việt Nam, các hãng thầu và đầu tư Trung Quốc dễ dàng đạt được những giao dịch và thoả thuận có lợi cho mình khi đầu tư vào Việt Nam hơn là các hãng Mỹ và phương Tây, vốn tuân thủ pháp luật hoặc có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật tại quốc gia của mình một khi đi theo con đường này. Họ thà chấp nhận chuyển việc đầu tư và mở hãng sang các quốc gia Đông Nam Á có tệ nạn tham nhũng thấp hơn (tính theo chỉ số CPI) và luật lệ rõ ràng hơn như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… chẳng hạn, cho dù giá nhân công cao hơn nhưng tổng chi phí có thể tương đương hoặc thấp hơn khi không phải lo lót hối lộ đầy rủi ro.
Đọc lại sách xưa, trong điều 138 của Bộ luật Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông có ghi rằng, “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt. Tham ô từ 1 đến 9 quan tiền thì bị bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì bị đánh trượng rồi đi đày, từ 20 quan trở lên thì bị xử chém”. Một quan tiền có thời giá bao nhiêu khó lòng quy đổi chính xác nhưng chiếu theo điều 494 cũng của bộ luật này có ghi rằng, “tội ngộ sát thì đền tiền mai táng 20 quan” thì  có thể ước lượng giá trị 20 quan tiền để bị án chém nặng nề chỉ là một số tiền rất nhỏ. Còn hiện nay, những vụ án hàng nhiều triệu đô, nếu quả thật là tham nhũng, mà cũng được đề nghị có “tình tiết giảm nhẹ” hay hưởng ”chính sách hình sự đặc biệt” thì chuyện ”chống tham nhũng” còn tùy thuộc vào ai là kẻ tham nhũng. Chuyện các thanh tra chống tham nhũng nhưng tham nhũng là chuyện chẳng làm ai ngạc nhiên tại Việt Nam hiện nay. Trong hội nghị Thanh Tra Chính Phủ vừa tổ chức hồi tháng Bảy 2019 vừa qua, chính Phó Tổng Thanh Tra Trần Ngọc Liêm thừa nhận rằng, “Tình trạng tham nhũng vặt, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chận hiệu quả. Vẫn còn xảy ra các sai phạm, tham nhũng xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật…”. Như vậy, chừng nào vấn nạn tham nhũng còn chưa giải quyết được thì Việt Nam vẫn còn khó lòng nhận được đầu tư nước ngoài mạnh mẽ để trở thành một ”đại công xưởng” thế giới như viễn ảnh lạc quan mà Việt Nam mong chờ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/vn-wo-fac-09052019162458.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.