Tin khắp nơi – 06/09/2019
Friday, September 6, 2019
4:34:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Mỹ, Trung nhất trí nối lại đàm phán thương mại
Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày 5/9 nhất trí mở các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng sau tại Washington.Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay các cuộc đàm phán sắp tới được sắp xếp qua cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.
Đây sẽ là các cuộc thảo luận cấp cao trực tiếp đầu tiên kể từ khi cuộc họp thương mại Mỹ-Trung thất bại cuối tháng 7 khiến Tổng thống Donald Trump xúc tiến đợt thuế quan mới đánh vào phần còn lại trong danh sách hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ không cho biết cụ thể thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng sắp tới, chỉ nói rằng ‘trong những tuần tới.’
Mỹ-Trung vẫn còn khoảng cách lớn trong việc tiến tới một thỏa thuận chấm dứt 14 tháng chiến tranh thương mại.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-trung-nh%E1%BA%A5t-tr%C3%AD-n%E1%BB%91i-l%E1%BA%A1i-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i/5071986.html
Mỹ chính thức ra mắt Bộ Chỉ huy Không gian:
Ngăn chặn các mối đe dọa an ninh từ Nga và TQ
Ngày 29/8, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng Không gian Quốc gia Mỹ Mike Pence đã chủ trì buổi lễ ra mắt Bộ Chỉ huy Không gian (SpaceCom) nhằm ngăn chặn các mối đe dọa không gian từ Nga và Trung Quốc.Tổng thống Mỹ ký Sắc lệnh Chính sách Vũ trụ
Nhà Trắng cho rằng, việc thành lập lực lượng không gian là cần thiết bởi các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa không gian, chế tạo vũ khí để ngăn chặn, phá hoại các vệ tinh chuyên dụng, giúp theo dõi lực lượng đối phương, chụp ảnh do thám và phát hiện các vụ phóng tên lửa của Mỹ. Trong lĩnh vực vũ trụ, cả Nga và Trung Quốc được cho là đã đầu tư tiền của và chất xám nhằm tìm cách tấn công, phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo. Tháng 1/2007, Trung Quốc đã trình làng vũ khí chống vệ tinh (ASAT), phá hủy thành công mục tiêu giả định và tiếp tục tiến hành nhiều cuộc phô trương ASAT trong suốt thập kỷ qua. Nga,
………………
Trung Quốc và Mỹ đều đã phóng các vệ tinh gần các vệ tinh khác nhằm thu giữ hoặc phá hủy các vật thể đang trên quỹ đạo. Nga còn được cho đã thử một loại tên lửa có thể đuổi theo bắn hạ vệ tinh đang bay.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, Lầu Năm Góc sẽ điều các đơn vị liên quan sang SpaceCom dưới sự chỉ huy của Tư lệnh SpaceCom, Tướng John Raymond. Được thành lập để kiểm soát các hoạt động quân sự của Mỹ trong không gian, SpaceCom sẽ trở thành đơn vị tác chiến thứ 11 trong Lầu Năm Góc, cấu thành từ 87 đơn vị, trong đó có các đơn vị phụ trách phòng chống tên lửa đạn đạo, kiểm soát hoạt động của vệ tinh và giám sát các hoạt động trên không gian vũ trụ. Giống như các bộ chỉ huy tác chiến khác, SpaceCom cũng được chia ra các bộ phận nhỏ dựa theo chiến lược địa chính trị của Mỹ như đơn vị SpaceCom ở Trung Đông, SpaceCom ở Ấn Độ-Thái Bình Dương… Bộ Chỉ huy Không gian sẽ giám sát các hoạt động có liên quan đến không gian vũ trụ của toàn thể quân đội Mỹ. Sự ra đời của bộ chỉ huy này hoàn toàn tách biệt với mục tiêu trước đó của Tổng thống Trump – thành lập lực lượng vũ trụ như là quân chủng thứ sáu, ngang hàng với các quân chủng Lục quân, Không quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Vệ binh Quốc gia.
Để đáp trả hành động của Mỹ, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã giao Tập đoàn vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) và Bộ Tài chính thành lập Trung tâm Vũ trụ Quốc gia vào cuối năm nay. Trung tâm sẽ gồm các đơn vị hàng đầu trong ngành tên lửa và vũ trụ, đơn vị thiết kế, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục chuyên ngành. Các đơn vị được giao đã bắt đầu các hoạt động cụ thể để sớm thực hiện dự án này. Thị trưởng thành phố Moscow, Sergei Sobyanin đề xuất đặt trụ sở của Trung tâm trong khuân viên của Roscosmos, ở phía Tây thủ đô Moscow. Dự kiến, Chính quyền thành phố Moscow sẽ đầu tư 8 tỷ rúp (gần 125 triệu USD) từ nguồn ngân sách của thành phố để xây dựng trung tâm vũ trụ. Trong buổi thuyết trình về Dự án này, Tổng giám đốc của Roscosmos, Dmitry Rogozin cho biết, trụ sở mới của Trung tâm Vũ trụ Quốc gia sẽ được xây dựng mô phỏng hình dạng của một quả tên lửa. Các đơn vị thành phần cũng sẽ được thành lập, trong đó có Trung tâm xử lý tình huống, Trung tâm điều hành bay… Sau khi hoàn thành, Trung tâm sẽ quy tụ nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ cũng như các đơn vị nghiên cứu, thiết kế. Trước đây, Nga cũng có lực lượng không gian vũ trụ như một nhánh của quân đội, tuy nhiên, nó đã được sáp nhập với không quân để trở thành lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2015.
Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần ra Sách Trắng về không gian vũ trụ, trong đó đề cập chủ trương, chính sách của Bắc Kinh liên quan việc phát triển không gian vũ trụ. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc coi lĩnh vực không gian là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia; tuyên truyền rằng nước này phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên không gian một cách thận trọng, áp dụng các biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường không gian nhằm đảm bảo không gian vũ trụ hòa bình và trong sạch, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động không gian của Trung Quốc mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại; và rằng Trung Quốc phản đối việc trang bị vũ khí hoặc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, đồng thời nêu rõ Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc thám hiểm và sử dụng không gian vũ trụ vào các mục đích hòa bình. Trung Quốc chủ yếu đề cập đến chính sách khai thác, phát triển vũ trụ ở khía cạnh khoa học vì mục đích hòa bình, không vì vấn đề an ninh quốc gia, quân sự nhằm khẳng định rằng chính sách vũ trụ của Trung Quốc là phi quân sự và không trở thành mối đe dọa cho các nước khác. Trung Quốc (năm 2016) đã vượt lên trong cuộc chạy đua khi phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên “Mặc Tử” vào quỹ đạo, có nhiệm vụ thiết lập đường dây thông tin mà tin tặc không thể tấn công (dữ liệu thông tin được mã hóa và chuyển đến vệ tinh dưới dạng các hạt photon nên không thể bị đánh cắp và có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối), giúp Trung Quốc có trong tay toàn bộ công nghệ về vệ tinh lượng tử, bệ phóng và cả tên lửa. Bắc Kinh phát triển không gian vũ trụ cũng nhằm nắm quyền chủ động trong việc định vị vệ tinh, phục vụ phát triển giao thông, liên lạc. Hiện Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai lĩnh vực ứng dụng hàng không vũ trụ, đưa ra giải pháp trọn gói về hàng không vũ trụ thương mại với toàn cầu như cung cấp dịch vụ phóng, xuất khẩu vệ tinh. Ngoài ra, tại Trung Quốc, các hoạt động không gian vũ trụ (dân sự hay quân sự) đều được sử dụng để nâng cao tinh thần yêu nước. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thường đề cập tới chương trình không gian vũ trụ để quảng cáo trên sản phẩm của họ nhằm đảm bảo chất lượng với khách hàng. Tuy nhiên, từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc do quân đội hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Việc phát triển công nghệ truyền thông hiện đại sẽ giúpcho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nỗ lực tăng cường khả năng chống xâm nhập và tiếp cận (A2/AD), tăng cường khả năng răn đe hạt nhân (dùng vệ tinh định vị vị trí tấn công), gia tăng khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã phóng thử tên lửa chống vệ tinh DN-3 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở quỹ đạo địa tĩnh. Từ năm 2005 đến nay, Bắc Kinh tiến hành ít nhất 8 vụ thử vũ khí không gian. Các lần bắn diễn ra trong năm 2010, 2013 và 2014 đều được “dán nhãn” thử nghiệm đánh chặn tên lửa trên đất liền. Quá trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi họ bắn hạ một vệ tinh hỏng ở quỹ đạo thấp vào năm 2007. Sau đó, Bắc Kinh tiếp tục phát triển tên lửa mới có định danh DN-2. Tên lửa này được thử nghiệm vào năm 2013 và có thể đạt đến độ cao 30.000 km gần quỹ đạo địa tĩnh. Theo Washington Times, vũ khí không gian của Trung Quốc nhằm mục đích phá hoại hoặc gây nhiễu vệ tinh và hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn thế giới. Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình rộng lớn và mạnh mẽ về khả năng đánh chặn trong không gian, trong đó bao gồm tên lửa, hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, mạng lưới thiết bị gây nhiễu và vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất.
Việc Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy Không gian làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa, kích hoạt một cuộc đua vũ trang và thậm chí là chiến tranh không gian. Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga – Tướng Gerasimov chỉ trích ý định của Mỹ sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích quân sự là nhằm mục đích tạo điều kiện tiên quyết cho hoạt động quân sự hóa không gian. Nga cho rằng nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên vũ trụ, nhân loại có thể đối mặt thảm họa diệt vong, Nga sẽ buộc phải đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn bằng những biện pháp tương ứng và bất đối xứng. Cùng quan điểm trên, chuyên gia Korotchenko (Nga), lực lượng không gian Mỹ là mối đe dọa không chỉ đối với Nga mà đối với toàn thế giới, bởi Mỹ sẽ đưa các thiết bị kỹ thuật quân sự vào vũ trụ, sử dụng chiến thuật mới để kiểm soát từ quỹ đạo và tiến hành triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao mới có thể xóa sổ các mục tiêu trên mặt đất. Mỹ có thể thành lập một hạm đội chiến đấu đặc biệt bao gồm các thiết bị vũ trụ nhỏ và có thể được sử dụng nhiều lần với nhiệm vụ thu thập số liệu và phân tích thông tin, kiểm soát các thiết bị của các nước khác trên quỹ đạo, cũng như tiêu diệt chúng nếu cần. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng việc Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy Không gian sẽ là lý do để Nga và Trung Quốc phát triển thêm vũ khí chống vệ tinh cũng như khả năng cản trở Mỹ sử dụng không gian cho mục đích quân sự.
http://biendong.net/bien-dong/30252-my-chinh-thuc-ra-mat-bo-chi-huy-khong-gian-ngan-chan-cac-moi-de-doa-an-ninh-tu-nga-va-tq.html
NYT dự đoán kịch bản chiến tranh: Đài Loan “tắt điện”,
Trung-Mỹ “choảng nhau” – Mỹ nhiệt tình quá sẽ gây họa?
Chính quyền ông Trump cần phải rất thận trọng trong vấn đề Đài Loan vì Mỹ chưa chắc đã hiểu rõ “lằn ranh đỏ” của Trung Quốc, cây viết của tờ New York Times bình luận.Căng thẳng đang ngày càng gia tăng tại khu vực eo biển Đài Loan, đặc biệt là sau khi Mỹ thông qua thương vụ bán 66 chiếc máy bay chiến đấu F-16V trị giá 8 tỉ USD cho Đài Bắc – một động thái khiến Bắc Kinh “nóng mặt”.
Trước tình hình ấy, một số chuyên gia an ninh đã bày tỏ quan ngại rằng trong vài năm tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ “ra tay” với Đài Loan và kéo Mỹ vào cuộc xung đột trên đảo tự trị này.
Gần đây, khi phong trào biểu tình tại Hong Kong tăng nhiệt, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Bắc Kinh đã liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đồng thời các lực lượng quân đội (PLA) và bán quân sự của nước này liên tục có những động thái được cho là thị uy ở ngay sát sườn Hong Kong.
Những diễn biến trên lại càng khiến người dân Đài Loan và giới quan sát lo ngại rằng sẽ khó có khả năng Bắc Kinh tiến hành thống nhất Đài Loan – nếu điều đó xảy ra – theo cách hòa bình.
Trung Quốc dường như đã từ bỏ ý định thuyết phục tâm tình người Đài Loan – và thay vào đó là chú trọng nâng cao năng lực quân đội. Điều này khiến nhiều người lo sợ rằng sẽ có ngày ông Tập dùng tới biện pháp quân sự đối với Đài Loan.
“Chúng tôi rất lo ngại”, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), cho biết hiện nay một trong những vấn đề khiến các nhà lập pháp của Đài Bắc lo lắng nhất là việc ông Tập có thể lấy Đài Loan ra để đánh lạc hướng những vấn đề của Đại lục, như nền kinh tế giảm tốc hay khủng hoảng tại Hong Kong.
Tuy nhiên, khác với những nhận định thường thấy, mối bận tâm lớn nhất của các nhà hoạch định quân sự của Đài Loan không phải là một cuộc đổ bộ quy mô lớn của PLA vào đảo tự trị này. Thay vào đó, điều khiến họ lo lắng là Đại lục sẽ tìm cách khiến Đài Loan rơi vào cảnh hỗn loạn, hay tác động đến kinh tế trên đảo tự trị này nhằm quy phục họ.
Cụ thể, một số người cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện tấn công mạng nhằm vào lưới điện của Đài Loan, hoặc phá hoại hệ thống cáp quang dưới biển để “ngắt kết nối” giữa Đài Loan và thế giới. Ngoài ra, các tàu chở dầu từ nước ngoài tới Đài Loan cũng có thể trở thành mục tiêu tiềm năng của Bắc Kinh.
Ngoài ra, ông Ngô cũng cho biết Trung Quốc có thể sẽ gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan bằng cách tăng cường các cuộc tuần tra trong khu vực hoặc tổ chức các cuộc tập trận ở vùng lân cận.
Mỹ sẽ bị kéo vào cuộc chiến với Trung Quốc vì Đài Loan?
Các quan chức chính quyền Đài Loan không tiết lộ nhiều với truyền thông về kế hoạch đối phó với các cuộc tấn công mạng và những đòn tấn công tiềm tàng khác của Đại lục, tuy nhiên theo người đứng đầu cơ quan ngoại giao của đảo tự trị này, thì các quan chức quân sự đang “lên kế hoạch phòng thủ và tấn công”.
Còn theo một quan chức cấp cao của chính quyền Đài Loan, thì họ đã tính đến một số đòn trả đũa như không kích với mục tiêu là tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Tiết lộ của vị quan chức này cũng trùng hợp với một số nhận định cho rằng Đài Loan sẽ nhanh chóng đưa cuộc chiến tới Trung Quốc, trong trường hợp họ bị tấn công.
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến ấy nổ ra, thì không ai có thể biết được Mỹ sẽ có hành động gì. Ngay cả Washington có thể cũng chưa tính đến điều đó. Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979 quy định rằng Mỹ cam kết giúp Đài Loan trong vấn đề phòng thủ, tuy nhiên lại không nêu rõ Mỹ cần cam kết ra sao.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh nâng cao năng lực quân sự, trong đó bao gồm khả năng tấn công các tàu sân bay. Theo tác giả Nicholas Kristof, trong cả 18/18 cuộc tập trận giả định tình huống đối phó với Trung Quốc tại eo biển Đài Loan do Lầu Năm Góc tổ chức thời gian quan, quân đội Mỹ đều thua cuộc. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, kết quả có thể sẽ khác đi trong nhiều tình huống khác, ví dụ như khi Mỹ phong tỏa nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc từ vùng Vịnh.
Nhìn chung, so với những đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, thì ông Donald Trump có vẻ ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ hơn, và cho đến nay thì điều đó vẫn tốt đẹp.
Tuy nhiên chính quyền ông Trump vẫn cần phải rất thận trọng trong vấn đề Đài Loan, bởi trong khi Đài Bắc và Bắc Kinh hiểu rõ “lằn ranh đỏ” của nhau, thì các chính trị gia Mỹ rất có thể sẽ “gây họa” vì quá nhiệt tình giúp đỡ Đài Loan. Một cuộc chiến nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ vì vấn đề Đài Loan sẽ chẳng khác nào thảm họa.
http://biendong.net/bi-n-nong/30254-nyt-du-doan-kich-ban-chien-tranh-dai-loan-tat-dien-trung-my-choang-nhau-my-nhiet-tinh-qua-se-gay-hoa.html
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đề nghị
các đồng minh EU bù đắp ngân sách
bức tường biên giới
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc — Theo tin từ Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết rằng các quốc gia châu Âu nên xem xét việc tài trợ cho các dự án ở nước của họ, sau khi Ngũ Giác Đài chuyển vốn để chi trả cho một bức tường biên giới với Mexico.Vào hôm thứ Tư (4/9), Ngũ Giác Đài cho biết họ sẽ rút vốn từ 127 dự án của Bộ Quốc phòng ở trong và ngoài nước, bao gồm các trường học và nhà trẻ cho các gia đình quân nhân, khi họ chuyển 3.6 tỷ mỹ kim để chi trả cho bức tường dọc biên giới Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Vấn đề di dân là một vấn đề quan trọng trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Hồi đầu năm nay, tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về vấn đề này, trong một nỗ lực nhằm chuyển hướng tài trợ từ Quốc hội để xây dựng một bức tường dọc biên giới phía Nam của Hoa Kỳ. Ban đầu, ông tuyên bố rằng việc xây dựng bức tường sẽ được Mexico chi trả, nhưng điều này đã không thực hiện.
Một số dự án bị ảnh hưởng là ở châu Âu, như 21.6 triệu mỹ kim cho các cơ sở hoạt động cảng ở Tây Ban Nha và 59 triệu mỹ kim cho việc lưu trữ đạn dược ở Slovakia. Các dự án bị phong tỏa cũng bao gồm các trường học cho con của những quân nhân ở Đức và Anh Quốc.
Việc chuyển vốn này bị chỉ trích nặng nề bởi các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Họ cho rằng hành động này gây rủi ro cho an ninh quốc gia và né tránh Quốc hội. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-quoc-phong-hoa-ky-de-nghi-cac-dong-minh-eu-bu-dap-ngan-sach-buc-tuong-bien-gioi/
Bộ trưởng QP Mỹ: Iran ‘nhúc nhích’
về địa điểm đàm phán
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói hôm thứ Sáu 6/9 rằng có vẻ như Iran đang “nhúc nhích” về việc chọn một nơi có thể tổ chức các cuộc đàm phán, vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để ngỏ khả năng có thể gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.Ông Esper đưa ra phát biểu này tại tổ chức cố vấn có tên là Royal United Services Institute ở London.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo sau đó là ông phát biểu như vậy căn cứ vào đâu, ông Esper nói rằng điều đó dựa vào một số ý kiến được phía Iran đưa ra sau sự kiện G7.
Ngoại trưởng Iran đã đến thăm Pháp một thời gian ngắn để hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 của các quốc gia công nghiệp hóa vào tháng trước, mặc dù ông không gặp Tổng thống Trump.
Không có dấu hiệu cho thấy Iran có quan điểm mềm mỏng hơn vào hôm 6/9, với việc chỉ huy Vệ binh Cách mạng, ông Hossein Salami, nói rằng “Iran sẽ không bao giờ đàm phán với Mỹ, đó là mục tiêu chính của kẻ thù của chúng tôi (tức là Mỹ), và không ai giúp cho kẻ thù đạt được mục tiêu của chúng cả”, hãng tin Fars bán chính thức của Iran đưa tin.
Mặc dù vậy, ông Rouhani hôm 3/9 nói rằng tuy Iran sẽ không bao giờ tiến hành đàm phán song phương với Washington, song họ có thể tham gia các cuộc đàm phán đa phương giữa Iran và các bên khác liên quan đến thỏa thuận hạt nhân nếu Washington dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đã tái áp dụng đối với Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-qp-my-iran-nhuc-nhich-ve-dia-diem-dam-phan/5072997.html
Mỹ: Ai tiếp nhiên liệu cho tàu Iran sẽ bị chế tài
Bộ Tài chính Hoa Kỳ ngày 5/9 khuyến cáo bất kỳ ai trên thế giới tiếp nhiên liệu cho các con tàu Iran đã bị Mỹ đưa vào ‘sổ bìa đen’ sẽ đối mặt với nguy cơ bị đưa vào chung danh sách đó.Bộ Tài chính Mỹ đã liệt kê tàu Adrian Darya của Iran vào danh sách đen. Đây là con tàu tâm điểm cuộc đối đầu giữa Washington với Tehran hồi cuối tháng 8.
Washington cảnh báo sẽ xem bất cứ sự hỗ trợ nào đối với con tàu này là hành động hỗ trợ khủng bố. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng bất kỳ chuyến vận chuyển dầu nào tới Syria từ con tàu này đều là hành động giúp sức cho ‘chủ nghĩa khủng bố’ của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Con tàu đã bị Anh bắt giữ ngoài khơi Gibraltar vào tháng 7 vì bị tình nghi chở dầu Iran tới Syria, vi phạm chế tài của EU.
Đến giữa tháng 8, tàu này được thả sau khi Iran khẳng định với Anh rằng chuyến hàng trên tàu không nhắm hướng tới Syria. Tuy nhiên, kể từ khi được phóng thích, con tàu đã băng qua Địa Trung Hải và dường như đã tắt máy chuyển tiếp tín hiệu trong tuần này.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ai-ti%E1%BA%BFp-nhi%C3%AAn-li%E1%BB%87u-cho-t%C3%A0u-iran-s%E1%BA%BD-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i/5071995.html
Đặc sứ Mỹ ‘đụng độ’ với chính phủ Afghanistan
về đề xuất với Taliban
Các quan chức Afghanistan và đặc sứ Mỹ Zalmay Khalilzad có những cuộc “trao đổi căng thẳng” ở Kabul trong vài ngày qua, sau khi nhà ngoại giao Mỹ thông báo vắn tắt với Tổng thống Ashraf Ghani và các cố vấn của ông về thỏa thuận đề xuất với Taliban, một nhà ngoại giao nước ngoài và hai cựu quan chức Hoa Kỳ cho hay.Chính phủ của ông Ghani phản ứng “xấu” về buổi báo cáo ngắn đó và phần thảo luận có đầy “những lời tranh cãi dữ dội”, một nhà ngoại giao nước ngoài nắm về cuộc đàm thoại cho biết.
Đề xuất thỏa thuận “trên nguyên tắc” với Taliban sẽ bao gồm việc Mỹ rút quân theo từng giai đoạn, đổi lại, Taliban đồng ý tham gia các cuộc hòa đàm với chính phủ Afghanistan và cam kết không để các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của họ bị al Qaeda, Nhà nước Hồi giáo hoặc các nhóm khủng bố khác sử dụng làm bàn đạp tấn công.
Trong tuần này, ông Khalilzad cho biết nếu thỏa thuận được Tổng thống Trump chấp thuận, ban đầu, Hoa Kỳ sẽ rút khoảng 5.000 quân trong vòng 135 ngày.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Năm 5/9 là ông Khalilzad đã bay tới thủ đô Qatari của Doha, nơi ông đàm thoại với Taliban trước đây.
Chính phủ Afghanistan lâu nay vẫn cảnh giác về các cuộc đàm phán Mỹ-Taliban và họ không bao giờ được mời tham gia. Họ lo ngại rằng quân đội Mỹ có thể rút đi trước khi chắc chắn có một hiệp định hòa bình được thực thi, và Washington có thể đã nhượng bộ quá nhiều trước đối thủ của họ, các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Afghanistan cho biết.
Nếu thỏa thuận với Taliban có hiệu lực, Taliban và chính phủ Afghanistan sẽ bắt đầu các cuộc hòa đàm ở Oslo vào cuối tháng này.
Chính quyền của Tổng thống Trump chỉ đưa ra một vài chi tiết về các cuộc đàm phán với Taliban và hiếm khi giải thích công khai về cách tiếp cận của họ.
Hiện tại có khoảng 14.000 quân nhân Mỹ ở Afghanistan, cố vấn cho các lực lượng Afghanistan và thực hiện các hoạt động chống khủng bố nhằm vào phiến quân al Qaeda và ISIS.
(NBC, CNN)
https://www.voatiengviet.com/a/dac-su-my-dung-do-voi-cp-afghanistan-ve-de-xuat-voi-taliban/5072721.html
Mỹ quan ngại về vụ quân đội Miến Điện
kiện một lãnh đạo tôn giáo
Mai VânHôm qua, 05/08/2019, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ quan ngại « sâu sắc » trước việc quân đội Miến Điện đệ đơn kiện một lãnh đạo tôn giáo. Nhân vật này đã nói với tổng thống Mỹ Donald Trump rằng quân đội Miến Điện áp bức người Thiên Chúa Giáo trong một quốc gia mà đa số theo Phật Giáo.
Trong một thông cáo báo chí, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Morgan Ortagus cho rằng đơn kiện hình sự nhắm vào mục sư Tin Lành Hkalam Samson là nhằm « tìm cách giới hạn quyền tự do ngôn luận của ông một cách vô lý và có thể làm gián đoạn công việc thiết yếu của ông nhằm phục vụ hàng chục ngàn người bị di dời trong nước ».
Nữ phát ngôn viên Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ « quan ngại sâu sắc » trước đơn kiện và bất kỳ quyết định nào nhằm bắt giữ mục sư Samson trên cơ sở những phát biểu của ông sẽ « rất đáng ngại ».
Ông Samson đã có mặt trong cuộc gặp gỡ vào tháng 7 vừa qua tại Nhà Trắng với tổng thống Mỹ cùng với các lãnh đạo tôn giáo khác đến từ một số quốc gia. Ông là tổng thư ký Giáo Đoàn Baptist Kachin, đại diện cộng đồng người Thiên Chúa Giáo bang Kachin và đã cho biết là cộng đồng này bị chính quyền quân sự đàn áp tra tấn. Ông cũng đã cám ơn tổng thống Mỹ đã ban hành trừng phạt đối với lãnh đạo quân đội, cho rằng biện pháp này rất có ích.
Đơn kiện của quân đội Miến Điện được đưa ra cách đây một tuần dựa trên một bài tường thuật về cuộc gặp tại Nhà Trắng đăng trên trang Facebook của ABC News’ World News Now. Đơn yêu cầu có hành động pháp lý nhưng không nêu tội danh cụ thể.
Trả lời Reuters qua điện thoại, mục sư Samson giải thích, ông bị quân đội kiện có lẽ là do ông nói hoan nghênh trừng phạt của tổng thống Mỹ đối với quân đội Miến Điện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190906-my-quan-ngai-ve-vu-quan-doi-mien-dien-kien-mot-lanh-dao-ton-giao
Mỹ : Đặc sứ của tổng thống Trump
về hòa bình Cận Đông từ chức
Mai VânNgày 05/09/2019, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ, chịu trách nhiệm phác họa một kế hoạch hòa bình giữa Israel và Palestine, thông báo từ chức.
Ông Jason Greenblatt cùng phụ trách về kế hoạch hòa bình này với người con rể của ông Trump, Jared Kushner từ hơn 2 năm nay. Một kế hoạch đã gây nhiều tranh cãi và ngày trình bày chính thức đã bị hoãn nhiều lần.
Thông tín viên RFI tại Hoa Kỳ, Eric de Salve, tường thuật :
“Lại thêm một vố đau cho kế hoạch hòa bình mà ông Trump hứa hẹn là“thỏa thuận của thế kỷ”. Jason Greenblatt, một trong những người soạn thảo chính, đã rời bỏ nhiệm vụ đại diện đặc biệt phụ trách các cuộc đàm phán Israel và Palesine, trước khi kế hoạch được công bố.
Từ năm 2017, Jason Greenblatt làm việc về kế hoạch này cùng với Jared Kushner, người con rể của Donald Trump. Chương trình rất bị chỉ trích và hầu như bị phía Palestine bác bỏ. Họ từ chối mọi tiếp xúc với Washington từ khi Jerusalem được Mỹ công nhận là thủ đô của Israel.
Bị dời lại nhiều lần, ngày giới thiệu kế hoạch hòa bình này không còn được Nhà Trắng nhắc đến nữa. Jason Greenblatt từ chức để trở lại lãnh vực tư nhân mà ông xuất thân. Gia đình ông là người Do Thái Hungary đã chạy lánh nạn Đức Quốc Xã (Nazie), Jason Greenblatt là một luật sư về địa ốc, từng đảm nhiệm mặt pháp lý của Tổ Chức Trump Organisation.
Trong một thông điệp Twitter, ông Trump ca ngợi : Jason là một người rất trung thành, một người bạn lớn, một luật sư tuyệt vời. Sự tận tâm của ông đối với Israel và tìm kiếm hòa bình giữa Israel và Palestine sẽ không bị quên lãng.
Một lời khen mà thủ tướng Israel cũng chia sẻ và gởi tweet cám ơn. Phía Palestine thì không luyến tiếc gì và chỉ trích ông Jason là thiên vị.
Jason Greenblatt sẽ được một người bạn của Jared Kushner thay thế, một người không kinh nghiệm ngoại giao, vừa tốt nghiệp Harvard và chỉ mới 29 tuổi.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190906-my-dac-su-tong-thong-trump-hoa-binh-can-dong-tu-chuc
Tổng thống Trump có kế hoạch bỏ các tiêu chuẩn
tiết kiệm nhiên liệu của California
Theo tin từ CBS News, tổng thống Trump có kế hoạch với Cơ quan Bảo vệ Môi trường về việc thiết lập một tiêu chuẩn khí thải xe hơi và tiêu hao nhiên liệu trên toàn quốc, đồng thời tước quyền cho phép California thiết lập các tiêu chuẩn riêng.Từ lâu, California vốn có tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu và khí thải nghiêm ngặt hơn trong nhiều thập kỷ. Theo đài CBS, Quốc hội cho phép California đưa ra tiêu chuẩn riêng chặt chẽ hơn vì lý do sức khỏe cộng đồng. Mười hai tiểu bang và Quận Columbia cũng áp dụng các tiêu chuẩn như California.
Đối với những tiêu chuẩn khác nhau, nếu các nhà sản xuất xe hơi muốn bán ở các tiểu bang kể trên thì phải sản xuất hai loại: một loại đáp ứng tiêu chuẩn California, loại kia chỉ đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia lỏng lẻo hơn, hoặc có thể chọn tiêu chuẩn California cho toàn bộ xe của họ.
Cho đến nay, nhiều nhà sản xuất vẫn quyết định sát cánh với California. Vào tháng 7, bốn nhà sản xuất xe hơi – Ford, BMW, Honda và Volkswagen – đã ký thỏa thuận với California để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải và tiêu hao nhiên liệu nghiêm ngặt hơn loại mà chính quyền Trump đang đề nghị.
Trong suốt nhiều tháng, tổng thống Trump đã cố gắng giảm tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu có từ thời cựu Tổng thống Obama trên toàn quốc. Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn là một phần của nỗ lực giảm thiểu khí thải hóa thạch gây biến đổi khí hậu của chính quyền cựu Tổng thống Obama. Chính quyền hiện tại đã tìm cách kìm hãm các tiêu chuẩn thời cựu Tổng thống Obama, nhằm thiết lập tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu mới là 30 dặm/gallon vào năm 2021. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-co-ke-hoach-bo-cac-tieu-chuan-tiet-kiem-nhien-lieu-cua-california/
Chập điện có thể là nguyên nhân gây cháy tàu
ngoài khơi đảo Santa Cruz
Tin từ California – Vào hôm thứ Năm (05/09/2019), các điều tra viên đã dùng tàu lặn để kiểm tra thiết bị điện tử của con tàu bị cháy ngoài khơi miền Nam California, khiến 34 người tử vong.Nhân viên của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia, Jennifer Homendy cho biết các điều tra viên tìm thấy các thiết bị chụp ảnh, pin và thiết bị điện tử khác cắm trên tàu Conception. Các viên chức cho hay ngọn lửa đã chặn cầu thang lên boong tàu, khiến các nạn nhân bị mắc kẹt và thiệt mạng trong buồng ngủ ở tầng dưới con tàu. Cho đến nay, nhóm thợ lặn đã kéo lên 33 thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát của con tàu dưới đáy biển, công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích cuối cùng vẫn được tiếp tục.
Theo KTLA, chính quyền California đã xác định được danh tánh nhiều thi thể. Năm thuyền viên, bao gồm cả thuyền trưởng, đã ở trên boong và may mắn thoát thân, các viên chức dự kiến sẽ phỏng vấn thuyền trưởng. Bà Homendy cho biết bốn thuyền viên đã được kiểm tra nồng độ cồn và cho kết quả âm tính, cả năm người sống sót cũng được xét nghiệm chất kích thích và kết quả đang được điều tra.
Bà Homendy cho biết, chủ sở hữu con tàu và những người liên quan đã được Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia phỏng vấn trong nhiều giờ. Cảnh sát tuần duyên Hoa Kỳ cho biết tàu Conception không được yêu cầu phải trang bị vòi chữa cháy. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chap-dien-co-the-la-nguyen-nhan-gay-chay-tau-ngoai-khoi-dao-santa-cruz/
Facebook đối mặt với điều tra chống độc quyền
ở các tiểu bang
Một liên minh lưỡng đảng do Bộ trưởng Tư pháp bang New York đứng đầu sắp tiến hành điều tra chống độc quyền đối với hãng Facebook để xác định liệu hãng có kìm hãm cạnh tranh và khiến người sử dụng gặp rủi ro hay không, Bộ trưởng Tư pháp bang New York Letitia James cho biết hôm thứ Sáu 6/9.“Tôi sắp tiến hành điều tra Facebook để xác định xem liệu hành động của họ có gây nguy hiểm đến dữ liệu của người tiêu dùng, làm giảm các sự lựa chọn của người tiêu dùng, hoặc tăng giá quảng cáo hay không”, bà James viết trên Twitter.
Các bộ trưởng tư pháp của bang Colorado, Florida, Iowa, Nebraska, North Carolina, Ohio, Tennessee và thủ đô Washington sẽ cùng tham gia với New York trong cuộc điều tra, một tuyên bố cho hay.
Cổ phiếu của Facebook giảm gần 1% trong giao dịch trước khi thị trường chứng khoán mở cửa.
Các phương tiện truyền thông đưa tin hôm 3/9 là hơn 30 bộ trưởng tư pháp các tiểu bang Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc điều tra về hãng Google thuộc tập đoàn Alphabet về khả năng hãng vi phạm luật chống độc quyền.
Hai hãng công nghệ khổng lồ này, thuộc diện các công ty giàu có và quyền lực nhất thế giới, đang phải đối mặt với việc Quốc hội Mỹ, các cơ quan liên bang và giờ là các bộ trưởng tư pháp tiểu bang ngày càng tăng cường giám sát chống độc quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/facebook-doi-mat-dieu-tra-chong-doc-quyen-o-cac-tieu-bang/5072818.html
Thủ tướng Canada chỉ trích Trung Quốc nặng nề hơn
về vụ Huawei
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “chiến thuật gây áp lực” để tìm cách đảm bảo việc thả một giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đang bị giam giữ tại Canada.Hai người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị giam giữ tại Trung Quốc vài ngày sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt theo yêu cầu của chính quyền Mỹ.
Ông Trudeau nói rằng Trung Quốc đang “sử dụng việc giam giữ tùy tiện như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị”.
Việc giam giữ bà Mạnh Vãnh Chu làm mối quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh trở nên căng thẳng.
Ông Trudeau nói với ban biên tập tờ Toronto Star rằng việc giam cầm và bắt giữ hai người Canada, hiện đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp, là điều “không thể chấp nhận được” đối với Canada.
Chính phủ Canada đã tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh phương Tây trong việc đảm bảo việc thả hai người này. Việc bắt giữ họ được nhiều người xem là ăn miếng trả miếng để gây áp lực buộc Canada phải thả bà Mạnh, giám đốc tài chính của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
Phát biểu hôm thứ Năm, ông Trudeau nói với tờ báo rằng “sử dụng giam giữ tùy tiện như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị – quốc tế hoặc trong nước – là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Canada mà còn đối với tất cả các đồng minh của Canada, những người đã nhấn mạnh rằng đây không phải là hành vi chấp nhận được trong cộng đồng quốc tế bởi vì tất cả họ đều lo lắng về việc Trung Quốc sẽ có chiến thuật gây áp lực tương tự với họ.”
Canada: Có thể dẫn độ Mạnh Vãn Chu
‘Chúng tôi bị TQ bỏ tù – nhưng đã thoát ra được’
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Ông Trudeau cho biết Canada phải cố gắng có mối tương giao tốt với cường quốc kinh tế châu Á.
Nhưng ông cảnh báo rằng “chúng ta cũng phải tỉnh táo trong việc này – rằng Trung Quốc chơi theo một bộ quy tắc và nguyên tắc rất khác so với chúng ta ở phương Tây”.
Ông nói rằng Canada sẽ tiếp tục “đưa ra những quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ”, nhưng “sẽ không tìm cách leo thang” cuộc cãi vã ngoại giao giữa hai nước.
Bà Mạnh Vãnh Chu, 47 tuổi, đã bị bắt ở Canada vào tháng 12 năm 2018. Hoa Kỳ muốn xét xử bà Mạnh về tội gian lận liên quan đến cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận những cáo buộc đó.
Bà Mạnh hiện đang bị quản thúc tại Vancouver, Canada và đang xúc tiến thủ tục pháp lý chống việc bị dẫn độ.
Phát biểu của thủ tướng Trudeau được đưa ra một ngày sau khi Canada công bố đại sứ mới tại Trung Quốc.
Nhà tư vấn kinh doanh Dominic Barton có kinh nghiệm làm việc trong khu vực với tư cách là đối tác quản lý toàn cầu tại công ty tư vấn McKinsey, nơi ông đã làm việc và sống ở Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Năm cho biết Bắc Kinh đã chấp thuận việc bổ nhiệm ông Barton.
“Chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc đưa mối quan hệ Trung Quốc – Canada trở lại đúng hướng”, ông Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo nơi ông nhắc lại lời kêu gọi Canada trả tự do cho bà Mạnh.
Người tiền nhiệm của ông Barton đã bị ông Trudeau sa thải vào tháng 1 sau khi đưa ra những bình luận gây tranh cãi về trường hợp dẫn độ của ông Mạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49603667
Canada chấp nhận tân đại sứ Trung Quốc
Canada chấp nhận việc đề cử tân đại sứ Trung Quốc, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland loan báo hôm 5/9 và mô tả động thái này là một bước tiến giữa tranh cãi đôi bên.Phát biểu của bà Freeland được đưa ra một ngày sau khi Ottawa thông báo tân đại sứ của họ tại Bắc Kinh là ông Dominic Barton.
Ông Barton thay thế ông John McCallum, người bị sa thải hồi tháng Giêng vì những bình luận về vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính công ty Huawei Trung Quốc.
Bắc Kinh, yêu cầu Canada phóng thích giám đốc Mạnh Vãn Châu của Huawei, đã ngăn nhập khẩu một số sản phẩm chăn nuôi, nông nghiệp của Canada đồng thời truy tố hai công dân Canada tội gián điệp.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, cho hay chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận việc đề cử tân đại sứ Canada và hy vọng ông Barton “sẽ đóng vai trò tích cực trong việc đưa mối quan hệ Trung Quốc-Canada trở lại đúng hướng”.
(Al Jazeera/Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/canada-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-t%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-trung-qu%E1%BB%91c-/5071993.html
Sáu nước Nam Mỹ họp thượng đỉnh về vùng Amazon
Thanh PhươngHôm nay, 06/09/2019, sáu nước Nam Mỹ họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Colombia để kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp bảo tồn và bảo vệ vùng Amazon, một vùng có hệ sinh thái quan trọng đặc biệt đối với thế giới, nhưng đang bị nhiều vụ cháy rừng. Tổng thống Brazil Bolsonaro vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Từ Bogota, thông tín viên Marie-Eve Detoeuf tường trình :
« Cuộc họp thượng đỉnh về rừng Amazon suýt nữa gặp trục trặc lớn. Đầu tiên, tổng thống Colombia Duque thông báo cuộc họp sẽ là dịp để ký một hiệp định quan trọng về hợp tác bảo vệ vùng Amazon. Một hiệp định như vậy đã có từ năm 1978, nhưng ông Duque cho rằng văn bản này cần được hoàn thiện.
Vấn đề thứ hai là tổng thống Brazil Bolsonaro thông báo không đến dự thượng đỉnh, nêu lên lý do sức khỏe, nhưng không mấy thuyết phục. Thượng đỉnh về Amazon mà không có mặt Brazil thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Một nhà báo Colombia đã mỉa mai : Đây cũng giống như là Cúp bóng đá thế giới mà thiếu Brazil.
Sự tham dự của tổng thống Bolivia Evo Morales cũng không được xác nhận cách đây 3 ngày. Còn nước Venezuela của Nicolas Maduro, bị xem là một nhà độc tài, thì không được mời đến.
Đối với các nhà bảo vệ môi trường, việc bảo vệ rừng Amazon quan trọng hơn rất nhiều so với các vụ cãi vã chính trị. Tổng thống Ivan Duque, vốn đang muốn lợi dụng khủng hoảng Amazon để khẳng định vai trò lãnh đạo châu lục, cách đây 24 tiếng rõ ràng là có đủ lý do để lo ngại thượng đỉnh thất bại. Nhưng mọi chuyện dường như đã được dàn xếp êm thắm về mặt ngoại giao.
Màn trình diễn đã sẵn sàng. Tổng thống Bolsonaro sẽ dự hội nghị từ xa qua video. Vấn đề bây giờ dĩ nhiên là xem các lãnh đạo châu Mỹ La tinh có sẽ đưa ra những quyết định thực chất hay không. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190906-sau-nuoc-nam-my-hop-thuong-dinh-amazon
Boris Johnson ‘thua liên tiếp’,
Anh gia hạn Brexit, không bầu cử sớm
Thủ tướng Boris Johnson đối mặt với một thất bại kép trước Hạ viện sau khi Hạ viện Anh bác đề xuất của ông về một cuộc tổng tuyển cử sớm.Trước đó, các dân biểu đã bỏ phiếu 328 trên 301, giành lại nghị trình thảo luận để ngăn ông Boris Johnson đưa Anh ra khỏi EU mà không đạt thỏa thuận gì, còn gọi là no-deal Brexit, vào 31/10/2019.
Luật của Hạ viện yêu cầu ông Johnson phải xin EU cho gia hạn Brexit đến 31/01/2020.
Nay, Thượng viện Anh cho biết họ sẽ thông qua luật không đồng ý về khả năng Anh rời EU ngày 31/10 mà không có thỏa thuận gì.
Sẽ xong trước cuối tuần
Lord Ashton, thành viên Thượng viện (House of Lords) cho hay hôm 05/09 rằng Thượng viện sẽ cố gắng thông qua luật đúng 17:00 ngày 06/09, trước kỳ nghỉ cuối tuần.
Cuộc chạy đua 48 giờ qua của cả Hạ viện và Thượng viện đã đánh bại các sáng kiến lập pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình Brexit của Thủ tướng Johnson.
Các báo Anh nói kể từ 1718, chưa có một thủ tướng Anh nào bị thất bại nhanh chóng trong kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo như ông Johnson.
Boris thua vòng I và Hạ viện Anh muốn gia hạn Brexit
Thủ tướng Anh Johnson khôn khéo hay độc tài?
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Chỉ trong một ngày, ông Johnson đã mất cả 21 nghị sỹ Hạ viện của đảng Bảo thủ, và hiện không còn nắm đa số nào trong Hạ viện (House of Commons).
Phe đối lập nay nói họ chỉ đồng ý bầu cử sớm sau khi hạn ‘no-deal Brexit’ 31/10 đã hoàn toàn bị bác bỏ.
Cho đến sáng 05/09 giờ London, mọi việc vẫn còn chưa rõ ràng vì các dự luật sau khi được thông qua, về chuyện ngăn no-deal Brexit, hay bầu cử sớm, đều còn cần sự chuẩn thuận của Nữ hoàng Elizabeth II (royal assent).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49589741
Brexit: Các kịch bản khác nhau
thời thủ tướng Boris Johnson
Trọng NghĩaThứ Hai 09/09/2019, Nghị Viện Anh Quốc phải quyết định về việc tổ chức các cuộc bầu cử trước thời hạn. Cuộc họp này là một hồi mới trong bộ phim Brexit nhiều tập mà kết cục cho đến lúc này vẫn là ẩn số.
Căn cứ vào mục tiêu mà tân thủ tướng Anh Boris Johnson lúc nào cũng khẳng định là đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu « bằng mọi giá », chậm nhất là vào ngày 31/10/2019, trong lúc Hạ Viện Anh thì kiên quyết bác bỏ việc ra đi không thỏa thuận, giới quan sát đã dự trù 4 kịch bản cho diễn biến sắp tới của điều có thể gọi là cuộc khủng hoảng Brexit.
Kịch bản 1 : Dời ngày « ly dị »
Kịch bản đầu tiên là dời ngày ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu thêm một thời gian nữa. Ban đầu dự kiến vào ngày 29 tháng 3 năm 2019, ngày gọi là Brexit đã bị hoãn hai lần, do việc Nghị Viện Anh Quốc chia rẽ trầm trọng về hình thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Hôm 04/09 vừa qua, các dân biểu Anh đã thông qua một dự luật buộc thủ tướng Boris Johnson là phải yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu gia hạn ngày Brexit thêm ba tháng, tức là cho đến cuối tháng Giêng năm 2020.
Dự luật này còn đang chờ được Thượng Viện thông qua, nhưng rõ ràng không hợp ý thủ tướng Anh chút nào, vì việc xin Bruxelles gia hạn đối với ông Johnson đồng nghĩa với một sự « đầu hàng ».
Đối với thủ tướng Anh, việc cầu cạnh Liên Hiệp Châu Âu sẽ làm tổn hại nặng nề uy tín của ông vì cho đến nay ông luôn luôn lớn tiếng khẳng định rằng « dù trong bất kỳ tình huống nào », ông cũng sẽ không xin gia hạn. Vả lại việc gia hạn cũng phải được 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu chấp thuận.
Để cản phá nỗ lực của Hạ Viện đã hợp sức chống lại ông, Boris Johnson đã dùng đến vũ khí nặng : cho giải tán Hạ Viện hiện thời và tổ chức bầu Hạ Viện mới trước thời hạn.
Kịch bản 2 : Bầu cử sớm
Đây là một khả năng dường như không thể tránh khỏi, nhưng vào lúc nào thì chưa rõ. Đối với Công Đảng đối lập, bầu lại Hạ Viện sau ngày 31 tháng 10 sẽ có lợi cho họ vì ông Boris Johnson sẽ bị suy yếu do thái độ khăng khăng đòi ra khỏi Liên Âu « bằng mọi giá ».
Còn ông Johnson thì lại muốn tổ chức bầu cử vào ngày 15 tháng 10, tức là để ngỏ khả năng Brexit mà không có thỏa thuận. Cuộc bầu cử đó sẽ rất quan trọng cho Boris Johnson (Bojo) vì ông đã mất đa số tại Hạ Viện sau vụ 23 dân biểu trong vài ngày qua đã rời bỏ phe đa số.
Ý đồ của thủ tướng Johnson rất rõ : Sau khi khai trừ khỏi đảng Bảo Thủ những người phản đối kịch bản Brexit không thỏa thuận, ông dự định sẽ giành lại đa số tại Hạ Viện nhờ chinh phục được phiếu bầu của Đảng Brexit của ông Nigel Farage, đảng đã chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu gần đây.
Kịch bản 3 : Brexit không thỏa thuận
Kịch bản thứ ba được giới phân tích nêu lên là Brexit không thỏa thuận. Đây là kịch bản mà giới kinh tế đặc biệt lo ngại vì có khả năng làm cho đồng bảng Anh sụt giá mạnh, lạm phát tăng, thậm chí suy thoái, với việc khôi phục hàng rào thuế quan, xuất khẩu khó khăn và nỗi ám ảnh về tình trạng thiếu lương thực, xăng dầu và thuốc men.
Chính phủ của thủ tướng Johnson trong những ngày gần đây đã liên tiếp tung ra thông báo về hàng tỷ bảng Anh nhằm khắc phục cú sốc của Brexit.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi ra đi không thỏa thuận, Boris Johnson sẽ phải quay lại bàn đàm phán với Liên Âu để xác định quan hệ trong tương lai, đặc biệt là thương mại, giữa hai bên. Bộ phim nhiều tập Brexit như vậy sẽ còn kéo dài nhiều năm.
Kịch bản 4 : Brexit với thỏa thuận
Sau cùng, còn một kịch bản thứ tư, nhưng ít có khả năng xẩy ra nhất : đó là Brexit với thỏa thuận.
Để có thỏa thuận, Luân Đôn và Bruxelles cần có sự đồng thuận về một hồ sơ quan trọng : Đó là vấn đề backstop, đã được chính phủ tiền nhiệm Theresa May đồng ý, tức là một cơ chế nhằm ngăn chặn việc tái lập đường biên giới giữa Cộng Hòa Ireland một thành viên Liên Hiệp Châu Âu và vùng Bắc Ireland thuộc Vương Quốc Anh. Điều này có nghĩa là trong một thời gian nhất định (không rõ là bao lâu), sau Brexit, Anh Quốc vẫn bị ràng buộc với Liên Hiệp Châu Âu trong khuôn khổ liên minh thuế quan và vẫn phải « thượng tôn » các quy định của Liên Hiệp Châu Âu.
Boris Johnson dứt khoát bác bỏ cơ chế « backstop » này . Luân Đôn sẽ phải đưa ra các đề xuất mới để thay thế.
Thủ tướng Boris Johson bảo đảm rằng các cuộc đàm phán với Bruxelles đã đạt được « tiến bộ ». Thế nhưng, ông Philippe Lamberts, chủ tịch của Đảng Xanh tại Nghị Viện châu Âu phủ nhận: « Cho dù ông Boris Johnson đã lớn tiếng khoe khoang việc đạt được thỏa thuận, nhưng thực ra không có cuộc đàm phán thực sự nào diễn ra ở Bruxelles cả ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190906-brexit-kich-ban-thu-tuong-boris-johnson
Hồng y Roger Etchegaray qua đời
Thanh PhươngHồng y Roger Etchegaray, người đã góp phần quan trọng việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Vatican, vừa qua đời ngày 04/09/2019, thọ 96 tuổi. Thông tin này được loan báo trên trang web của giáo phận Bayonne (Pháp), nơi mà ông sống những ngày cuối đời.
Sinh năm 1922 tại Espelette (Pháp), hồng y Etchegaray nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và là một nhân vật thân cận với cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Vị hồng y này được xem là nhân vật cởi mở nhất của Giáo Hội Công Giáo, dành trọn cuộc đời cho việc truyền bá Phúc Âm và thúc đẩy đối thoại với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
Trong một thông cáo của điện Elysée, được công bố tối qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ca ngợi hồng y Etchegaray là « người của đối thoại và hòa bình » và là « một trong những gương mặt tôn giáo lớn của lịch sử hiện đại ».
Trong thông cáo đề ngày 05/09, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh hồng y Etchegaray là một vị « đại ân nhân » đối với Giáo Hội Việt Nam : Năm 1989, ông đã được giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cử làm đặc sứ đến Việt Nam với hy vọng tháo gỡ được những vướng mắc lịch sử còn tồn đọng trong quan hệ giữa Hà Nội với Vatican, sau 13 năm gần như gián đoạn. Chuyến đi lịch sử này, vì chính quyền cũng như toàn thể giáo dân đều yêu mến hồng y Etchegaray.
Theo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sứ mạng đó của hồng y Etchegaray đã « trở thành chiếc cầu lịch sử đưa Việt Nam đến với thế giới Công Giáo trên lộ trình mỗi lúc mỗi thông thoáng hơn và mở rộng cho đến ngày nay ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190906-hong-y-roger-etchegaray-qua-doi
Đức kêu gọi Trung Quốc bảo đảm
các quyền tự do cho dân Hồng Kông
Thanh PhươngTheo hãng tin AFP, tại Bắc Kinh hôm nay, 06/09/2019, thủ tướng Đức Angela Merkel đã công khai kêu gọi Trung Quốc bảo đảm các quyền tự do cho người dân Hồng Kông, sau khi hội đàm với thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trên mạng xã hội Twitter, phát ngôn viên của thủ tướng Merkel đã thuật lại tuyên bố của bà : « Các quyền và quyền tự do của người dân Hồng Kông phải được bảo đảm. Chỉ có thể thông qua đối thoại mới tìm ra các giải pháp ». Thủ tướng Đức nói thêm : « Phải làm mọi cách để tránh bạo lực ».
Thủ tướng Angela Merkel đã đến Bắc Kinh hôm 05/09 mở chuyến viếng thăm chính thức cùng với một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu. Trước khi thủ tướng Đức đặt chân đến Trung Quốc, trong một bức thư đăng trên nhật báo Bild hôm thứ Tư, 04/09/2019, các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã kêu gọi bà yểm trợ cuộc đấu tranh và nêu lên những yêu sách của họ khi gặp các lãnh đạo Trung Quốc.
Theo lịch trình dự kiến, tối nay, bà Merkel được chủ tịch Tập Cận Bình tiếp trong một bữa dạ tiệc và ngày mai bà sẽ đến thăm thành phố Vũ Hán và nói chuyện với các sinh viên tại đây.
Về tình hình Hồng Kông, theo hãng tin Reuters, hôm nay trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng quyết định rút lại dự luật dẫn độ, được thông báo hôm thứ Tư vừa qua, chỉ là bước đầu tiên, vào lúc mà những người biểu tình dọa là cuối tuần này sẽ làm rối loạn các hoạt động giao thông đến sân bay quốc tế Hồng Kông, vì họ vẫn chưa hài lòng với việc rút lại dự luật nói trên. Còn học sinh, sinh viên hôm nay đã nắm tay nhau tạo thành các chuỗi người trước một số trường, để tham gia cùng với người biểu tình gây thêm áp lực lên trưởng đặc khu Hồng Kông.
Tình hình rối ren kéo dài từ nhiều tháng qua tại Hồng Kông khiến công ty thẩm định tài chính Fitch hôm nay đã hạ điểm tín nhiệm đặc khu hành chính này từ « AA+ » xuống « AA ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190906-thu-tuong-duc-trung-quoc-bao-dam-tu-do-hong-kong
Ngoại trưởng Nga Lavrov:
TQ không phải là “anh cả” của Nga
Ông Lavrov giải thích vì sao Trung Quốc không phải là “anh cả” của Nga.Theo báo Sputnik, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng thật sai lầm khi gọi Trung Quốc là “anh cả” của Nga.
Quan chức đứng đầu ngành ngoại giao của Nga cho hay, Moscow ủng hộ việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở cùng có lợi, nhưng không hề có chút độc tài.
“Chính trong cách tiếp cận này mà quan hệ với Bắc Kinh đã được xây dựng, và mối quan hệ đó đã đạt đến cấp độ chiến lược chưa từng có”, – ông Sergei Lavrov lưu ý.
“Đây là mối quan hệ đối tác nhiều mặt và tương tác chiến lược. Bản chất cùng có lợi của quan hệ này không chỉ được ghi nhận trong nhiều thỏa thuận và các tài liệu khác nhau, mà còn được thực hiện một cách nhất quán trong thực tế”, – Bộ trưởng Nga nhấn mạnh.
Ông Lavrov nói thêm rằng chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dựa trên các nguyên tắc tương tự. Theo ông Sergei Lavrov, trong số các cường quốc hạt nhân, chỉ có Nga và Trung Quốc bảo vệ các nguyên tắc chính của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Quan hệ Nga-Trung hiện đại được các bên xác định chính thức là quan hệ đối tác tin cậy và tương tác chiến lược toàn diện.
Hai bên đang đối thoại chính trị tích cực. Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hàng năm gặp nhau ít nhất năm lần.
Hồi tháng 4 năm nay, ông Putin đã có chuyến thăm làm việc tới Trung Quốc, tham gia các sự kiện của diễn đàn quốc tế thứ hai “Một vành đai, một con đường”. Vào tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Nga.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30257-ngoai-truong-nga-lavrov-tq-khong-phai-la-anh-ca-cua-nga.html
Bầu cử tại Nga : Đối lập kêu gọi
tẩy chay đảng Nước Nga Thống Nhất
Mai VânCác cuộc bầu cử địa phương tại Nga sẽ mở ra vào ngày Chủ Nhật 08/09/2019 này. Cử tri Nga bầu lại các thống đốc, hội đồng thành phố và nghị viện vùng tại khoảng 30 vùng trên toàn quốc.
Từ tháng 7/2019 phe đối lập kêu gọi xuống đường vì ứng viên của họ không được ghi danh với lý do thủ tục không hợp lệ. Gần đến ngày bỏ phiếu, họ thay đổi chiến lược phản kháng, kêu gọi tẩy chay ứng viên đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất.
Thông tín viên RFI Etienne Bouche, tại Matxcơva ghi nhận :
“Sự ngoan cường của phe đối lập tự do ít ra đã làm cho cuộc bầu cử này nổi bật. Phần đông dân chúng Nga ít quan tâm đến các cuộc bỏ phiếu này. Đối với những người đã biểu tình trong mùa hè, việc phe đối lập bị gạt ra khỏi cuộc bầu cử là một hành động xem thường luật pháp quá rõ ràng.
Bị cản trở không được ra tranh cử, đại diện phe đối lập hy vọng gây ảnh hưởng bằng cách khác : Kêu gọi cử tri chống đảng Nước Nga Thống Nhất qua lá phiếu của mình. Trên các mạng xã hội, những người ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny nỗ lực lột mặt nạ các ứng viên che giấu mối liên hệ với Nước Nga Thống Nhất, ngày càng mất lòng dân.
Tiểu sử của Alexander Beglov chẳng hạn đã biến mất khỏi website của Nước Nga Thống Nhất. Quyền thống đốc Saint Petersburg thấy con đường có vẻ rộng mở để tiếp tục đứng đầu thành phố thứ nhì này của Nga.
Các đối thủ lợi hại của ông đã không qua được sự thanh lọc của thành phố và ứng viên của đảng Cộng Sản, đạo diễn Vladimir Bortko đã rút lui vào giờ phút chót.
Tuy vậy, thắng lợi của các ứng viên của chính quyền không chắc chắn vào ngày Chủ Nhật này trong bối cảnh kinh tế ảm đạm ở Nga.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190906-bau-cu-nga-doi-lap-tay-chay-dang-nuoc-nga-thong-nhat
Afghanistan : Mỹ và Taliban đạt một thỏa thuận lạ đời !
Thứ Năm, 05/09/2019, thủ đô Kabul của Afghanistan lại rung chuyển vì một vụ tấn công tự sát do phe Taliban thực hiện, làm ít nhất 10 người chết, trong đó có hai binh sĩ khối NATO. Vụ việc xảy ra ngay vào lúc đặc sứ Mỹ phụ trách hồ sơ Afghanistan quay trở lại Doha, thủ đô Qatar để tiếp tục cuộc đàm phán với phe nổi dậy.Đây là vụ tấn công tự sát thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần cho dù vài ngày trước, Mỹ và phe Taliban thông báo đạt được một dự thảo thỏa thuận « đôi bên cùng có lợi » mà báo Le Monde cho là « lạ đời ». Vì sao ?
Theo ông Alain Frachon, cây bút xã luận của nhật báo, mọi sự bắt đầu từ vụ tấn công khủng bố năm 2001, người Mỹ đã đặt ra một mục tiêu chiến lược : Biến đổi vùng « Đại Trung Đông », chiếc nôi của quân thánh chiến, của thế giới Ả Rập tại Afghanistan. Với sự dung dưỡng của chế độ Taliban khi ấy đang cầm quyền tại Kabul, tổ chức khủng bố Al-Qaida đã lên tiếng nhận trách nhiệm loạt tấn công tại Mỹ năm 2001.
Và thế là Hoa Kỳ và đồng minh đánh đuổi quân Taliban (và cả Al-Qaida) ra khỏi Afghanistan. Rồi đưa phe đối lập lên cầm quyền (tức liên minh Liên quân phía Bắc). Nhưng thay vì để cho người Afghanistan tự xoay sở, phương Tây trụ lại ở Afghanistan. Họ muốn « biến đổi » đất nước này, liên tục trong tình trạng chiến tranh từ năm 1979, và qua đó, tạo lập một sự ổn định chính trị cũng như bước đầu nền dân chủ. Và người ta gọi đó là « xây dựng một Nhà nước ».
Thế nhưng, mục tiêu chính của tổng thống George W. Bush chính là Irak của Saddam Hussein. Tại Mỹ, người ta lập luận rằng những tên độc tài xứ Ả Rập, những kẻ cấm đoán phe đối lập, đã sản sinh ra chủ nghĩa thánh chiến, một hình thức tột cùng của bạo lực khủng bố Hồi giáo. Việc thiếu dân chủ ở Trung Đông, nguyên nhân hàng đầu của Hồi giáo thánh chiến, là nguồn cội của vụ khủng bố ở Mỹ năm 2001.
« Mở rộng dân chủ »
Saddam Hussein, kết tinh của chế độ độc tài Ả Rập, do vậy phải xử lý nhân vật này trước tiên, phải lật đổ nhà độc tài này rồi chiếm đóng Irak một thời gian để tạo dựng ở đó bước khởi đầu mô hình dân chủ Jefferson. Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ nước Mỹ, rồi với hiệu ứng đô-mi-nô gần như là cơ học, sau Irak sẽ là Syria, và rộng hơn nữa là cả thế giới Ả Rập, biết đâu có cả Iran của Ayatollah nữa. Tác giả mỉa mai: Người ta gọi điều đó là « Mở rộng nền dân chủ. »
Đó chính là lập luận của phe tân bảo thủ Mỹ. Và chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra: Những năm tháng chiến tranh đã cho thấy rõ một vùng đất thảm họa chính là Trung Đông ngày nay. Giới sử gia, khi nhận thấy tính chất phức tạp của cuộc chiến cho rằng trách nhiệm thuộc về Mỹ và những tác nhân tại chỗ.
Nhưng với tổng thống Donald Trump, thì tình hình đơn giản hơn : Washington đã đập tan Hồi giáo cực đoan hung dữ nhất, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech, xuất thân từ Al – Qaida. Nhiệm vụ đã hoàn thành, người Mỹ có thể rời khu vực. Trump sẽ là vị tổng thống đã đưa nước Mỹ ra khỏi chiếc bẫy Đại Trung Đông. Một lập luận tranh cử quá hay cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020.
Tác giả lưu ý: Vẫn còn một khó khăn. Lúc này đây, Daech, được cho là đã bị đánh bại 100%, lại tái hiện và phe Taliban vẫn chưa bị đánh bại. Trong khi đó, Hoa Kỳ sắp đạt được một thỏa thuận với quân nổi dậy, những kẻ mà người Mỹ đã tìm cách đánh đuổi nhưng không thành từ hơn 15 năm qua.
Chưa có lúc nào phe Taliban, xuất phát từ những căn cứ ở Pakistan lại hoạt động mạnh mẽ như lúc này. Taliban gia tăng các hành động tàn bạo nhắm vào người dân : 16 người chết, 119 người bị thương tại Kabul hôm thứ Hai 02/09. Nghiêm trọng hơn, từ 5 năm nay, Daech đã cắm rễ ở Afghanistan với khoảng 3.500 chiến binh. Những kẻ này cũng xả súng và chém giết vô cớ, kể cả ở Kabul như trong vụ tấn công nhắm vào một đám cưới làm 63 người chết hồi trung tuần tháng 8/2019.
Daech hồi sinh
Nhìn từ góc độ này, nhà báo Alain Frachon cho rằng « thỏa thuận giữa Mỹ và phe Taliban, được đàm phán tại Qatar, là một thỏa hiệp đôi bên cùng có lợi lạ đời ! ». Hoa Kỳ sẽ rút phần lớn số binh sĩ trong số 14.000 quân (khoảng 5.000 quân) và cam kết để cho Taliban trở lại cầm quyền ở Kabul. Đổi lại, quân Taliban phải bảo đảm không để cho một tổ chức thánh chiến nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tấn công các nước phương Tây.
Daech tại Afghanistan lại được nhánh chủ trương cứng rắn nhất của phe Taliban « chống lưng » và nhánh cứng rắn này rất có thể không chấp nhận thỏa thuận Doha. Như vậy, cả Daech lẫn Taliban đều không bị đánh bại. Vậy phải chăng nước Mỹ sẵn sàng rút quân khỏi một đất nước trong tình trạng chiến tranh mà không hề thắng và cũng chẳng thua ?
Trong suốt tháng 7/2019, trước các cố vấn, tổng thống Trump còn tỏ ra hân hoan khi đề cập đến Syria và Irak. Ông nói : « Chúng ta đã thực hiện một công việc tuyệt vời, chúng ta đã hoàn toàn quét sạch vương quốc Hồi giáo (do Daech tự phong hồi mùa hè năm 2014) và chúng ta sẽ nhanh chóng rút ra khỏi Syria. Chúng ta sẽ sớm ở bên ngoài khu vực này và sẽ để cho họ (tức người Syria) tự xoay sở một mình. Syria có thể tự giải quyết các vấn đề của chính mình với sự trợ giúp của Iran, Nga cũng như là Thổ Nhĩ Kỳ. Còn chúng ta (nước Mỹ) thì ở cách đó đến 10.000 km ». Nói một cách khác, đây không phải là vùng ảnh hưởng của Mỹ.
Chỉ có điều, như tác giả viết, tại Syria giống như tại Irak, Daech đang hồi sinh và có khoảng từ 15.000 – 18.000 quân theo như các báo cáo chính thức của Mỹ và Liên Hiệp Quốc công bố mùa hè 2019. Daech tiến hành một cuộc chiến tranh du kích ngày càng dữ dội, tại Syria cũng như là tại vùng biên giới Irak – Syria. Tổ chức khủng bố này đã bị đánh đuổi ra khỏi « các thành phố của chúng », Daech không còn hình dạng của một « Nhà nước » nữa, họ chỉ kiểm soát những ngôi làng trong vùng hoang mạc nhưng vẫn tái lập được các đội quân của họ.
Phớt lờ những gì Hoa Kỳ đã từng có thể cam kết với nước này và nước khác trong cuộc chiến chống quân khủng bố thánh chiến (nhất là với người Kurdistan tại Syria), ông Trump dường như chỉ muốn hoàn tất chiến lược mà ông Barack Obama đã phác họa : Khép lại thời kỳ can thiệp của Mỹ tại Trung Đông – điều này ngăn cấm tổng thống đi quá xa trong xung đột với Iran. Ông Obama biết rằng chính sách thoái lui tương đối và có tính toán đòi hỏi phải giữ khoảng cách nào đó với Ả Rập Xê Út và Israel, những đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực và tìm cách đối thoại với Iran. Câu hỏi đặt ra : Liệu ông Trump có khả năng làm được điều này hay không ?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190906-afghanistan-thoa-thuan-my-taliban-mot-thoa-thuan-la-doi
Robert Mugabe, từ anh hùng
thành nhà lãnh đạo độc tài
Ông Robert Mugabe, biểu tượng cho Zimbabwe độc lập nhưng về sau trở thành nhà lãnh đạo độc tài, vừa qua đời ở tuổi 95.Ông Mugabe đã được điều trị tại một bệnh viện ở Singapore kể từ tháng Tư.
Ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự hồi 2017, sau 37 năm nắm quyền.
Mugabe bất ngờ xuất hiện trước bầu cử ở Zimbabwe
Zimbabwe: Mugabe bị đảng cầm quyền khai trừ
Bắt hiệu trưởng ĐH cấp bằng TS cho vợ Mugabe
Tổng thống Zimbabwe đối mặt hàng loạt tội danh
Vị cựu tổng thống từng được ca ngợi vì đã mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục ra cho người da đen chiếm đa số.
Tuy nhiên, trong những năm về sau, Zimbabwe đã đàn áp một cách đầy bạo lực các đối thủ chính trị của ông, và nền kinh tế đất nước rơi vào cảnh tàn lụi.
Người lên thay thế ông, Emmerson Mnangagwa, bày tỏ rằng ông “vô cùng đau buồn” và gọi ông Mugabe là “một biểu tượng của tự do”.
Mugabe là ai?
Ông Mnangagwa làm phó cho ông Mugabe trước khi lên thay ông.
Bộ Ngoại giao Singapore nói họ đã làm việc với Tòa Đại sứ Zimbabwe tại nước này để đưa di hài ông Mugabe về nước.
Robert Mugabe là ai?
Ông sinh ngày 21/2/1924 tại Rhodesia – nơi khi đó còn là thuộc địa của Anh, do người da trắng chiếm thiểu số cai trị.
Sau khi chỉ trích chính quyền Rhodesia hồi 1964, ông bị bỏ tù suốt hơn một thập niên mà không được đưa ra xét xử.
Năm 1973, khi vẫn còn trong tù, ông được bầu làm chủ tịch đảng Zanu do ông sáng lập.
Khi được ra tù, ông tới Mozambique, và từ nơi đó lãnh đạo du kích quân tấn công vào Rhodesia. Ông cũng được coi là một nhà thương thuyết khéo léo.
Các thỏa thuận chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến việc ra đời của một quốc gia mới, độc lâp: Cộng hòa Zimbabwe.
Là một gương mặt nổi trội trong phong trào đòi độc lập, ông Mugabe giành được chiến thắng đầy thuyết phục trong kỳ bầu cử đầu tiên của nước cộng hòa này, hồi 1980.
Nhưng qua nhiều thập niên nắm quyền, ông Mugabe dần trở nên khét tiếng là một nhà lãnh đạo “cứng rắn”, nắm toàn bộ quyền lực, cai trị bằng sự đe dọa và bạo lực. Ngày càng có nhiều người gọi ông là kẻ độc tài.
“Qua đời ở một nơi xa xôi, chết trong cay đắng, cô đơn và nhục nhã, đó là một cái kết ê chề cho ông,” phóng viên BBC chuyên về vùng Nam Phi, Andrew Harding, nhận xét.
“Robert Mugabe từng là hiện thân cho cuộc đấu tranh của châu Phi chống lại chủ nghĩa thuộc địa.
“Ông là một chính trị gia quả cảm, bị cầm tù vì dám chống lại sự cai trị của người da trắng thiểu số.
“Đất nước mà ông dẫn dắt đến độc lập là một trong những quốc gia nhiều triển vọng nhất ở châu Phi. Zimbabwe trong nhiều năm đã phát triển tốt.
“Tuy nhiên, khi nền kinh tế đổ vỡ, ông Mugabe đã mất tinh thần. Ông áp dụng chương trình cải cách ruộng đất vô cùng tai hại. Zimbabwe nhanh chóng rơi vào siêu lạm phát, bị cô lập, và lâm vào cảnh hỗn loạn chính trị,” phóng viên BBC nói.
Năm 2000, ông tịch thu đất đai của các chủ sở hữu người da trắng.
Năm 2008, ông dùng dân quân sử dụng bạo lực để bịt miệng các đối thủ chính trị trong kỳ bầu cử.
Ông từng có tuyên bố nổi tiếng rằng chỉ có Chúa Trời mới có thể đẩy ông ra khỏi nhiệm sở.
Ông bị buộc phải chia sẻ quyền lực vào năm 2009, khi kinh tế sụp đổ, và phải đưa đối thủ Morgan Tsvangirai lên làm thủ tướng.
Nhưng năm 2017, giữa lúc có những lo ngại rằng ông đang đầu tư để vợ ông bà Grace, trở thành người kế vị, quân đội vốn là đồng minh lâu năm của ông đã quay lưng, chống lại ông và buộc ông phải từ chức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49611687
Hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á:
Nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
phù hợp luật pháp quốc tế
Phát biểu tại Đại hội đồng thứ 40 Hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á (AIPA 40), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng các thành viên ASEAN cần khẳng định lại những nguyên tắc và nhận thức chung đã được các nước trong khối và cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi đối với vấn đề Biển Đông, trong đó có đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).Ngày 26/8, AIPA 40 với chủ đề chung “Thúc đẩy quan hệ đối tác nghị viện vì cộng đồng bền vững” đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh một năm qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp. Mặc dù vậy, ASEAN vẫn đạt được những kết quả khích lệ trên cả 3 trụ cột của cộng đồng, các nước thành viên đều duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ (trung bình ở mức 5,1% năm 2018). Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những diễn biến phức tạp ở khu vực thời gian qua cũng khiến
chúng ta phải lo ngại. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 vừa qua, các nước đã lên tiếng thẳng thắn về những hoạt động đơn phương trên Biển Đông, vi phạm chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, tác động tiêu cực tới hòa bình, an ninh và ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Chúng ta cần khẳng định lại những nguyên tắc và nhận thức chung đã được các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi đối với Biển Đông, trong đó có đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, thực thi đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố DOC và nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế. Vì sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và của AIPA, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Quốc hội Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động của AIPA, phát huy quan hệ đối tác AIPA-ASEAN.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng mong muốn, AIPA cần quan tâm tiếp tục đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, hình thành và chia sẻ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử của ASEAN; củng cố đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, ứng phó hiệu quả với các vấn đề tác động đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó củng cố, đổi mới hơn nữa tổ chức và hoạt động của AIPA nhằm phát huy vị thế, vai trò của AIPA, một đối tác quan trọng của ASEAN trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững.
Bên lề AIPA 40, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp chủ tịch Quốc hội Campuchi và Chủ tịch Hạ viện Maroc. Tại buổi gặp Ngài Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự tin tưởng rằng, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa hai Cơ quan lập pháp sẽ góp phần thúc đẩy, tăng cường hơn nữa mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước Việt Nam – Campuchia; khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam trước sau như một coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia, coi trọng giữ ổn định và củng cố quan hệ tin cậy giữa hai Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước. Đáp lại, ông Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia khẳng định sự ủng hộ Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41, sẽ phối hợp chặt chẽ để Việt Nam hoàn thành tốt vai trò là chủ tịch AIPA 41, giữ vững đoàn kết nội khối và vai trò trung tâm của ASEAN. Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia luôn coi trọng và sẽ hợp tác chặt chẽ với Quốc hội và Thượng viện Campuchia thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, đồng thời tăng cường hợp tác tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế như AIPA, APPF, APF, ASEP, IPU…. Ông Samdech Heng Samrin cũng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước, giữa các bộ, ngành, đoàn thể, giao lưu nhân dân; phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Chính phủ, nhất là Thỏa thuận cấp cao 2019. Samdech Heng Samrin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam- Campuchia trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ của hai nước.
Tại buổi gặp Chủ tịch Hạ viện Maroc Habib Malki, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao việc Hạ viện Maroc cử đoàn cấp cao tham dự AIPA-40, cảm ơn Ngài Chủ tịch và Hạ viện Maroc quan tâm thúc đẩy quan hệ với Quốc hội Việt Nam và các cơ chế hợp tác nghị viện tại ASEAN, châu Á -Thái Bình Dương thông qua cử các đoàn cấp cao tham dự các hội nghị tổ chức tại Việt Nam và các nước ASEAN; nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Maroc, đề nghị hai Bên tăng cường tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao, cấp Bộ ngành và giao lưu nhân dân nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, đồng thời tăng cường tình đoàn kết và sự hiểu biết giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Chủ tịch Hạ viện Maroc Habib Malki chúc mừng Việt Nam với vai trò là Chủ tịch AIPA 41, mong muốn với vai trò và vị thế ngày càng cao tại các diễn đàn khu vực và thế giới, Quốc hội Việt Nam sẽ hỗ trợ Maroc với vai trò là nước quan sát viên của AIPA. Chủ tịch Hạ viện Maroc mong muốn hợp tác nghị viện hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.. Để tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp trong thời gian tới, hai Bên cần tăng cường trao đổi Đoàn cấp cao, các ủy ban, nhóm Nghị sĩ hữu nghị và nghị sĩ nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Về diễn biến tình hình Biển Đông, Chủ tịch Hạ viện Maroc bày tỏ quan điểm tiếp tục ủng hộ
lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông; ủng hộ quan điểm nhất quán của Việt Nam và Asean là giải quyết các tranh chấp chủ quyền cũng như lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
http://biendong.net/bien-dong/30227-hoi-dong-lien-nghi-vien-cac-quoc-gia-dong-nam-a-no-luc-hoan-tat-bo-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong-phu-hop-luat-phap-quoc-te.html
Đài Loan khuyến cáo Quần Đảo Solomon
về bẫy nợ của Trung Cộng
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Sáu (6/9), Đài Loan khuyến cáo Quần đảo Solomon rằng việc chuyển đổi quan hệ ngoại giao sang Trung Cộng khiến một số quốc gia Thái Bình Dương rơi vào “bẫy nợ”.Vào hôm thứ Tư (4/9), lãnh đạo của một nhóm chính phủ cấp cao đang xem xét vấn đề ngoại giao cho biết, quần đảo Solomon dự định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang phe Bắc Kinh. Nhà lập pháp Peter Shanel Agovaka cho biết, Bắc Kinh đang đề nghị tài trợ một quỹ phát triển để thay thế quỹ 8.5 triệu mỹ kim hàng năm hiện đang được hỗ trợ bởi Đài Loan.
Dù vẫn cần phải được chính thức hóa, nhưng việc chuyển đổi này sẽ là một chiến thắng cho Trung Cộng trong chiến dịch giành lấy các đồng minh từ Đài Loan. Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, không có quyền thiết lập quan hệ với các nhà nước khác. Hiện chỉ có 17 quốc gia công nhận Đài Loan.
Việc này cũng sẽ ảnh hưởng mạnh vào Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người đang tìm cách tái đắc cử vào tháng 1 giữa những chỉ trích về cách giải quyết của bà đối với Bắc Kinh, khi tình hình căng thẳng gia tăng trên eo biển. Bà Thái Anh Văn đánh mất năm đồng minh ngoại giao vào tay Bắc Kinh kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016.
Trung Cộng và Đài Loan đối đầu nhau về vấn đề công nhận ngoại giao ở Nam Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ. Một số quốc đảo chuyển phe vì lợi ích tài chính, và hỗ trợ Trung Cộng trong các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dai-loan-khuyen-cao-quan-dao-solomon-ve-bay-no-cua-trung-cong/
Người Hong Kong tiếp tục những cuộc biểu tình mới
Hằng trăm người biểu tình Hong Kong tập trung vào tối thứ sáu và dự kiến tiếp tục biểu tình vào cuối tuần này bất chấp việc bà Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 4 tháng 9 đã công bố rút toàn bộ dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc.Công bố của bà Đặc khu trưởng được nói chỉ mới đáp ứng được một yêu cầu trong 5 yêu cầu của những người biểu tình tại Hong Kong. Đó là rút bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ; bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức, tổ chức bầu cử dân chủ; rút cáo buộc người biểu tình là bạo loạn; yêu cầu chính phủ phóng thích toàn bộ những người biểu tình bị bắt giữ; đồng thời tiến hành điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát đối với người biểu tình.
Trong khi đó Reuters dẫn phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong chuyến công du đến Quảng Tây rằng chưa thể ngưng ngay tình hình bạo loạn ở đặc khu hành chánh Hong Kong.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ Hong Kong khởi phát từ việc phản đối dự luật dẫn độ đến nay đã kéo dài hơn ba tháng khiến hãng lượng định tín dụng Fitch hạ điểm của Hong Kong.
Cũng với diễn tiến liên quan, nhân chuyến thăm Trung Quốc, bà Thủ tướng Đức, Angela Merlel, nêu vấn đề Hong Kong với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và cho rằng cần có giải pháp hòa bình cho tình hình tại đặc khu hành chánh này.
Reuters dẫn phát biểu của bà Merkel tại Trung Quốc là bà nhấn mạnh cần xem trọng các quyền và tự do cho công dân Hong Kong.
Trước chuyến công du ba ngày đến Hong Kong của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong và một số khác đồng ký tên vào thư ngỏ gửi đến bà này. Nội dung thư nhắc đến việc bà từng sống trong chế độ công an cộng sản ở Đông Đức, trải nghiệm những nỗi kinh hoàng của một chính phủ độc tài. Từ đó những người viết thư hy vọng bà bày tỏ quan ngại về tình hình thảm khốc mà
công dân Hong Kong đang phải đối diện; đồng thời chuyển những yêu cầu của những nhà hoạt động Hong Kong đến chính phủ Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được South China Morning Posst dẫn phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng chính phủ Bắc Kinh ủng hộ nỗ lực của chính quyền Hong Kong trong việc chấm dứt tình trạng bị cho là bạo lực ở đặc khu hành chánh này.
Thủ tướng họ Lý cũng lên tiếng cam kết bảo đảo qui chế ‘một quốc gia, hai thể chế’ và ‘người Hong Kong điều hành người Hong Kong’.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-protesters-stage-fresh-rallies-09062019092349.html
Thủ tướng TQ ủng hộ HK chấm dứt biểu tình ‘hỗn loạn’
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói Bắc Kinh ủng hộ chính quyền Hong Kong “chấm dứt tình trạng bạo lực và hỗn loạn”.Ông là quan chức cao cấp nhất Trung Quốc bình luận về tình trạng bạo loạn đã làm rung chuyển Hong Kong từ vài tháng qua.
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
Người biểu tình Hong Kong chặn cao tốc đến sân bay
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Các bình luận của ông được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Bắc Kinh.
Hong Kong trong những tháng qua đã có các cuộc biểu tình thường là bạo lực, trong đó những người xuống đường đòi dân chủ và giảm bớt tầm ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình nổ bùng lên từ việc giới chức đưa ra dự luật dẫn độ, nhưng sau mở rộng thành việc đòi hỏi nhiều thứ khác, trong đó có việc đòi mở cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát khi đối phó người biểu tình, và đòi dân chủ nhiều hơn.
Hôm thứ Tư, Trưởng Đặc khu Hành chính Carrie Lam đã rút lại dự luật gây tranh cãi, nhưng điều đó chưa đủ khiến người biểu tình hài lòng.
Nhiều cuộc biểu tình được trông đợi là sẽ nổ ra vào dịp cuối tuần này; các nhà hoạt động đe dọa sẽ gây gián đoạn kết nối giao thông tới sân bay.
Thủ tướng Trung Quốc nói gì?
Trong tháng Tám, Trung Quốc đã liên hệ các cuộc biểu tình với chủ nghĩa khủng bố, cảnh cáo người biểu tình chớ “coi nhẹ giải pháp cứng rắn” từ chính quyền Bắc Kinh.
Ông Lý Khắc Cường, người có vị trí cao thứ nhì trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu: “Chính phủ Trung Quốc kiên định bảo vệ chính sách ‘một quốc gia hai chế độ’ và ‘người dân Hong Kong quản trị người dân Hong Kong’.”
Ông nói Trung Quốc ủng hộ Hong Kong “chấm dứt tình trạng bạo lực và hỗn loạn, phù hợp với pháp luật, để quay trở lại tình trạng trật tự, thứ sẽ bảo vệ cho sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của Hong Kong”.
Joshua Wong: ‘Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày có bầu cử tự do’
Ông nói rằng thế giới “cần tin rằng người dân Trung Quốc có khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết tốt các vấn đề của mình”.
Bà Merkel kêu gọi đối thoại
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói cần có một giải pháp hòa bình cho Hong Kong.
Bà nói rằng “trong tình thế hiện thời, tình trạng bạo lực cần phải được ngăn chặn”.
Bà nói rằng có những dấu hiệu cho thấy bà Lam có thể mở cuộc đối thoại cần thiết.
Bà cũng nhấn mạnh rằng “các quyền và sự tự do” cho người dân Hong Kong “phải được trao” cho người dân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49608547
Tem phiếu bao cấp bất ngờ trở lại:
TQ chật vật với “nhiệm vụ chính trị lớn”
và nguy cơ đại lễ bị phá hỏng
Loạt tỉnh thành Trung Quốc tìm cách bình ổn giá thịt lợnTờ Nanguo Zaobao của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đưa tin, kể từ ngày 2/9, chính quyền thành phố Nam Ninh bắt đầu thực thi các biện pháp can thiệp tạm thời vào giá thịt lợn.
Bắt đầu từ sáng mùng 2, “thịt lợn bình ổn giá” – thấp hơn giá bình quân thị trường trong 10 ngày trước đó là 10% – đã được bán tại 10 trung tâm nông sản ở thành phố này. Người dân mua thịt lợn phải xuất trình giầy tờ tùy thân, đồng thời mỗi người chỉ được phép mua tối đa 1 kg thịt lợn/ngày với giá ưu đãi.
Động thái của thành phố Nam Ninh được đánh giá là mạnh mẽ nhất cho đến nay nhằm ổn định giá thịt lợn. Một số hãng truyền thông Trung Quốc so sánh cơ chế nói trên giống như thời kỳ “tem phiếu” đã trở lại.
Tem phiếu hàng hóa – đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch – đã được chính phủ Trung Quốc hủy bỏ sau khi chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường từ thập niên 1980.
Tờ Mingpao (Hồng Kông) đưa tin, nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã phát động cuộc chiến “bảo vệ giá thịt” trong những tháng qua. Kể từ tháng 4, 29 tỉnh thành – gồm các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên, Phúc Kiến,… đã khởi động các cơ chế trợ giá. Nhiều địa phương ở Phúc Kiến áp dụng chính sách hạn chế lượng mua, trong khi Chiết Giang, Giang Tây,… tìm cách gia tăng nguồn cung thịt lợn song song với trợ giá.
Số liệu của Shanghai JC Intelligence cho thấy, giá thịt lợn trong tháng 8 đã tăng hơn 25%, vượt qua mốc giá kỷ lục năm 2016 là 21 nhân dân tệ/kg. Thịt lợn chiếm đến trên 60% lượng thịt tiêu thụ các loại của thị trường Trung Quốc.
Reuters hôm 30/8 trích lời quan chức Bộ nông nghiệp Trung Quốc, trấn an rằng chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ không tác động đến nguồn cung thịt lợn cho nước này. Bình luận được đưa ra 1 ngày trước khi Trung Quốc chính thức áp thuế thêm 10% đối với hàng nông sản Mỹ.
Giá thịt lợn ở Trung Quốc đã tăng vọt lên mức kỷ lục sau khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) càn quét qua nước này.
“Lượng thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ chiếm ít hơn 0.2% đầu ra tại Trung Quốc, và tranh chấp thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt lợn ở Trung Quốc,” Xin Guochang – từ Cục chăn nuôi và thú y Bộ nông nghiệp Trung Quốc – nói trên đài truyền hình trung ương CCTV.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn và nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, với sản lượng 50.04 triệu tấn vào năm 2018. Công ty môi giới và tư vấn INTL FCStone dự đoán sản lượng sẽ giảm xuống mức 38 triệu tấn năm 2019 và 34 triệu tấn năm 2020 nếu Trung Quốc tiếp tục phải chật vật ứng phó với ASF.
Phó thủ tướng Trung Quốc cảnh báo Quốc khánh 70 năm bị ảnh hưởng
Hôm 30/8, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa tham dự hội nghị trực tuyến quan trọng về ổn định sản lượng và bảo đảm nguồn cung thị trường thịt lợn, yêu cầu “nhanh chóng có giải pháp hiệu quả khôi phục chăn nuôi lợn”.
Theo tờ Financial Times (Anh), ông Hồ Xuân Hoa gọi việc gia tăng sản lượng thịt lợn là “nhiệm vụ chính trị trọng đại” trong thời gian tới, đồng thời tuyên bố đây là “quân lệnh trạng mà chúng ta lập với Trung ương đảng và Quốc vụ viện”.
Phó thủ tướng Trung Quốc cảnh báo, bất ổn trong giá thịt lợn có thể tác động tiêu cực đến các hoạt động kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước này vào ngày 1/10 tới.
Theo ông Hồ Xuân Hoa, giá thịt lợn tăng “ảnh hưởng đến bầu không khí vui mừng chào đón 70 năm thành lập nước Trung Quốc mới”.
Ông này nêu, việc không kiểm soát được giá thịt lợn “sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công cuộc xây dựng xã hội sung túc toàn diện, tổn hại hình ảnh của đảng và chính phủ”, cũng như ảnh hưởng xấu đến “ổn định kinh tế”.
Nhà phân tích Feng Yonghui từ công ty tư vấn về thịt lợn Soozhu (Trung Quốc) nhận định, “giá thịt lợn đã vượt qua mốc kỷ lục trong lịch sử năm 2016, do đó chính phủ hết sức lo ngại tác động kinh tế của nó, đặc biệt đối với nhóm thu nhập thấp.”
Bộ thương mại Trung Quốc tuần trước thông báo sẽ bổ sung nguồn cung từ “kho lưu trữ thịt lợn đông lạnh trung ương” vào thời điểm thích hợp nhằm bình ổn giá cả. Chế độ lưu trữ thịt lợn được Trung Quốc khởi động vào năm 2007, song quy mô của nó là bí mật quốc gia.
Bộ giao thông vận tải Trung Quốc cho hay, kể từ tuần này, các xe vận tải lợn và thịt lợn sẽ được hưởng chính sách “làn xanh” – cho phép miễn cước lưu thông đường bộ.
http://biendong.net/diem-tin/30240-tem-phieu-bao-cap-bat-ngo-tro-lai-tq-chat-vat-voi-nhiem-vu-chinh-tri-lon-va-nguy-co-dai-le-bi-pha-hong.html
Ông Tập Cận Bình thừa nhận
TQ đối mặt nhiều thách thức
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến “dài hơi” nhằm đối phó với hàng loạt nguy cơ rủi ro.Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 3/9 đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc chương trình đào tạo cán bộ trẻ tại trường đảng Trung Quốc. Ông Tập yêu cầu các cán bộ trẻ cần có “tinh thần đấu tranh” để vượt qua những thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt, từ nguy cơ an ninh cho tới rủi ro tài chính.
“Cuộc đấu tranh mà chúng ta đang đối mặt không phải là ngắn hạn, mà là dài hạn”, ông Tập nói, đồng thời cho biết cuộc đấu tranh này sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất cho tới năm 2049 khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.
“Ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn xuất hiện nhiều thách thức và rủi ro. Và những thách thức này ngày càng phức tạp hơn”, ông Tập nói.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đề cập tới hàng loạt thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt, gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, Hong Kong, Đài Loan và ngoại giao. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi “kiên quyết đấu tranh” trước bất cứ nguy cơ và thách thức nào.
Phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều sức ép, cả trong nước lẫn quốc tế.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hồi tuần trước. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phát triển chậm lại.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tìm cách đối phó với các cuộc biểu tình kéo dài suốt nhiều tuần qua tại Hong Kong và sự ủng hộ của Mỹ với Đài Loan.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30231-ong-tap-can-binh-thua-nhan-tq-doi-mat-nhieu-thach-thuc.html
Thương chiến giằng co, doanh nghiệp TQ
rơi vào cuộc chiến sinh tồn: Đi thì cũng dở,
ở không xong
NYT cho biết, chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng muốn “tháo chạy” khỏi đất nước này nhưng mọi việc không thuận lợi như họ tưởng tượng.Cục diện thương chiến bế tắc
Nhà máy của Bruce Xu nằm ở miền Nam Trung Quốc, sản xuất những đôi giày mang đặc trưng phong cách Mỹ nhất: Giày da cao bồi với gót cao thô và đường chỉ may nổi bật ở hai bên.
Tuy nhiên, Xu cho biết cuộc chiến thương mại gần đây đã khiến công việc kinh doanh mang đặc trưng phong cách Mỹ của ông ở Trung Quốc trở thành “việc rất nhức đầu và rắc rối”; ông cũng thừa nhận khó khăn sẽ ngày càng tăng lên.
Trong tháng thứ 14 của cuộc chiến thương mại, Mỹ và Trung Quốc – cùng với công nhân, người tiêu dùng, chủ nhà máy và nhiều nhà đầu tư dựa vào thỏa thuận kinh doanh giữa hai nước – sắp phải đối mặt với thử thách lớn nhất của họ, The New York Times (NYT-Mỹ) cho biết.
Ngày Chủ nhật 1/9 vừa qua, mức thuế mới 15% của Mỹ bắt đầu có hiệu lực đối với 100 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, mặt hàng của Xu cũng nằm trong danh sách tăng thuế đợt này.
Bắc Kinh cũng tăng thuế vào ngày Chủ nhật để trả đũa. Cả hai chính phủ đã đặt kế hoạch tăng mức thuế mới vào tháng 12.
Nói cách khác, hai bên đã sẵn sàng đối mặt với một trận chiến có thể kéo dài cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc vào năm tới, bất kể hậu quả nghiêm trọng như thế nào.
Theo NYT, Tổng thống Donald Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ mạnh hơn nền kinh tế Trung Quốc – mặc dù có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ sắp bước vào suy thoái – vì thế Bắc Kinh phải nhượng bộ.
Trong khi đó, quyết định của nhà lãnh đạo Trung Quốc là mặc dù tăng trưởng đang chậm lại nhưng nền kinh tế Trung Quốc đủ khỏe mạnh để tồn tại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. “Bắc Kinh cho rằng, [nguyên nhân] cản trở sự phát triển kinh tế chính đến từ các biện pháp hạn chế các khoản vay quá mức chứ không phải chiến tranh thương mại, và nếu cần thiết, họ có thể tạm dừng thực hiện các hạn chế nợ gần đây để vực dậy nền kinh tế”, NYT nhận định.
Báo Mỹ cho hay, hiện nay Bắc Kinh không có dấu hiệu nhượng bộ: “Trung Quốc đã thực hiện các bước đi để làm suy yếu tác động của các cuộc chiến thương mại đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, ám chỉ rằng giá trị của đồng Nhân dân tệ có thể được sử dụng làm vũ khí phản công và nếu kế hoạch được thực hiện, điều này có thể làm rung chuyển thị trường”.
Tuy nhiên, tờ này cũng cho rằng, nếu cuộc chiến thương mại gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, thế giới sẽ mất đi động cơ tăng trưởng kinh tế đầu tiên trong những năm gần đây bởi xung đột thuế quan dài hạn cũng có thể buộc nhiều công ty Mỹ phải tìm địa điểm khác để xây dựng nhà máy. Đây có thể là một quá trình phức tạp và tốn kém sẽ làm giảm năng suất của họ trong những năm tới.
Doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào cuộc chiến sinh tồn
Cả hai chính phủ đang xem xét các cách thức nhằm giúp các công ty của mình vượt qua cửa ải này. Tổng thống Trump tăng hỗ trợ cho nông dân và xem xét cắt giảm thuế. Nhưng vì chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế nên Bắc Kinh có nhiều lựa chọn hơn, như bơm nguồn vốn khổng lồ vào hệ thống tài chính hoặc tăng chi tiêu của chính phủ.
Thứ Ba tuần trước, chính quyền trung ương Trung Quốc đã công bố các biện pháp nhằm tăng sức mua quốc gia, bao gồm giảm giá khi mua thiết bị gia dụng và hạn chế bán xe mới liên quan đến thỏa thuận tự do hóa thuế quan. Chính phủ Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm thị trường mới cho các nhà máy nước này, bao gồm việc tìm cách đạt được thỏa thuận thương mại với hầu hết các nước Đông Á và Nam Á vào trước tháng 11.
Trung Nam Hải còn cố gắng trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại v.v.. Vào tháng 5, tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch trị giá 30 tỷ USD để giảm thuế và vốn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Nhưng những dấu hiệu căng thẳng vẫn rất rõ rệt. Tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, trong một cuộc điều tra về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại, các quan chức địa phương đã ghi nhận trường hợp công ty Tianzhen Bamboo đang sa thải nhân công và cố gắng mở thị trường mới ở châu Âu và Canada nhưng việc này cũng không hề thuận lợi.
Liệu chiến lược của Trung Quốc có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cách các thương nhân như Bruce Xu giải quyết khó khăn trong vài tháng tới, NYT cho biết.
Bruce Xu, 50 tuổi, là Tổng giám đốc của doanh nghiệp Yongdu Shoes, công ty sản xuất từ 800.000 đến 1 triệu đôi giày cao bồi mỗi năm. Về cơ bản tất cả các sản phẩm đều được bán sang Mỹ.
Công ty này có khoảng 700 công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp gần Thâm Quyến và Hồng Kông. Thuế quan của Tổng thống Trump khiến nhiều chi phí của công ty không ngừng gia tăng
“Mỗi năm, mỗi năm, mỗi năm, mỗi năm, lợi nhuận [của công ty] ngày ngày càng mỏng”, Phillip Lee, một chuyên gia tư vấn Yongdu Shoes nói.
Lee cho biết, ngay cả sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ chỉ là một sự an ủi tạm thời. Đồng đô la Mỹ kiếm được từ các đối tác Mỹ hiện nay có giá trị cao hơn trước đây. Tuy nhiên, ông này tiết lộ, khi tỷ giá thay đổi, khách hàng nước ngoài sẽ sớm yêu cầu đàm phán thỏa thuận lại giá.
“Khách hàng rất nhanh”, ông nói, “Rất nhanh nhận ra điều này”.
Điều này khiến Yongdu Shoes chỉ có một vài lựa chọn khó khăn.
Sa thải hoặc cắt giảm lương có thể hữu ích nhưng Philip Lee nói rằng vì lạm phát của Trung Quốc đã làm xói mòn lợi nhuận nên ông không thể làm điều đó trong thời điểm hiện tại.
“Các công ty có thể thử nghiệm bán ủng ở châu Âu nhưng ai sẽ mua nó? Những đôi giày cao bồi, các quốc gia khác không có văn hóa này”, Xu nói.
Yongdu Shoes có thể cố gắng sản xuất nhiều giày hơn bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như Đông Nam Á nhưng rào cản ngôn ngữ đã gây nên nhiều vấn đề lớn.
Lee cho biết rất khó để tìm đủ công nhân phù hợp yêu cầu với công ty này ở Đông Nam Á. Ông nói rằng nhiều nhân viên của công ty tại Đông Quản có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất giày.
Do đó, Yongdu Shoes đang phải cân nhắc các bước đi tiếp theo.
Xu cho biết, ông đến Mỹ hàng năm để thăm khách hàng. Điều này cho phép ông tìm thấy cảm nhận về một nền văn hóa cao bồi của Mỹ mặc dù nó vẫn khiến ông bối rối.
“Thật kỳ lạ”, Xu nói, “Họ sẽ có các cuộc thi cưỡi ngựa, cũng như các cuộc thi đua ngựa. Suy nghĩ của người nước ngoài thật kỳ lạ”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30238-thuong-chien-giang-co-doanh-nghiep-tq-roi-vao-cuoc-chien-sinh-ton-di-thi-cung-do-o-khong-xong.html
Chuyên gia: Kinh tế TQ bị ảnh hưởng
bởi vấn đề trong nước hơn là thương chiến
Các chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung cho rằng cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng qua “ít ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc” và cảnh báo rằng “sẽ phải có một cú sốc kinh tế thực sự lớn mới có thể đe dọa” quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Thay vào đó, theo các chuyên gia được South China Morning Post trích lời phát biểu tại một phiên điều trần với quốc hội Mỹ ở Washington hôm 4/9, các thách thức cơ bản về mặt cơ cấu – như mức nợ cao – đặt ra những vấn đề lớn hơn cho các mục tiêu kinh tế dài hạn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc khi nó tiếp tục leo thang.
Các nhà phân tích chính sách đã đưa ra lời chứng bằng văn bản và bằng phát biểu với Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc chỉ vài giờ trước khi các nhà đàm phán thương mại hàng đầu xác nhận sẽ có một cuộc gặp mặt trực tiếp vào đầu tháng 10 để giải quyết cuộc xung đột thương mại ngày càng ác liệt giữa hai nước.
Trong số các nhà phân tích tại buổi điều trần là phó giáo sư chính sách và chiến lược toàn cầu Victor Shih của Đại học California phân viện San Diego. Ông nói rằng cuộc chiến thương mại có thể thành công trong việc tạo ra sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về cách đối phó với suy thoái kinh tế của Trung Quốc, theo South China Morning Post.
Các quan chức Trung Quốc đã bị chia rẽ về việc có nên theo đuổi các chính sách kích cầu kinh tế hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế hay là tiếp tục cải cách dựa trên thị trường, bao gồm loại bỏ nợ có rủi ro. Bắc Kinh đã tiến hành một số biện pháp kích cầu, nhưng không phải là các biện pháp toàn diện được áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong khi thiệt hại kinh tế lũy tiến theo cuộc chiến thương mại, ông Shih cho rằng các phe phái bất đồng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sẽ xuất hiện và gây áp lực lên ông Tập nhằm tăng cường kích thích kinh tế. Bắc Kinh đã công bố một loạt các bước nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng mới trong môi trường thương mại căng thẳng hiện nay.
“Sẽ phải có một cú sốc kinh tế thực sự lớn mới có thể để đe dọa sức mạnh của [ông Tập],” ông Shih được tờ báo có trụ sở ở Hong Kong trích lời nói, và cho biết thêm rằng nợ trong nước cao cùng với các tranh chấp thương mại với Mỹ đang dẫn đến việc nhà nước tăng cường can thiệp vào nền kinh tế Trung Quốc.
Khi cuộc chiến thương mại kéo dài, những tác động tiêu cực thông qua thương mại, kinh tế, đầu tư và các kênh công nghệ có thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc, theo ông Andrew Polk, nhà đồng sáng lập của trung tâm nghiên cứu Trivium Trung Quốc.
Trận chiến thuế quan đã tạo ra khoảng cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dữ liệu thương mại của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về tháng 7 được công bố hôm 4/9 cho thấy xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 18,2% trong 7 tháng đầu năm nay, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 12,3%. Dữ liệu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cả hai bên áp đặt thêm thuế quan để trả đũa nhau, với các mức thuế mới của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10.
Theo South China Morning Post, ông Polk nhận định rằng do thuế quan, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với việc định giá thấp hơn, nhưng ông cũng cho biết rằng các tổn thất đã được bù đắp bằng
“việc vũ khí hóa đồng nhân dân tệ” – ý ông muốn nói tới quyết định gần đây của Bắc Kinh cho phép phá giá đồng nhân dân tệ.
Vẫn theo ông Polk, căng thẳng thương mại có thể ảnh hưởng lớn tới các công ty nào đó và có thể làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong năm qua, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng suy thoái kinh tế theo chu kỳ của Trung Quốc “gần như chủ yếu” là do các yếu tố trong nước.
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-kinh-te-tq-bi-anh-huong-boi-van-de-trong-nuoc-hon-la-thuong-chien/5072794.html
Nguy hiểm khó lường: TQ chưa hết “mưu”,
còn nắm giữ một loại mặt hàng
có thể đẩy Mỹ vào khủng hoảng?
Nếu căng thẳng Mỹ – Trung trở nên nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh có thể thắt chặt hoạt động xuất khẩu loại mặt hàng quan trọng này.Thuốc xuất xứ Trung Quốc
Theo Betsy McCaughey – nhà báo Mỹ, cựu phó thống đốc New York, mặc dù những đơn thuốc cung cấp cho bệnh nhân Mỹ nhiều lúc không ghi xuất xứ “made in China”, nhưng có tỉ lệ rất cao những loại thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Hiện tại tổng thống Mỹ Donald Trump đang kêu gọi các ngành công nghiệp Mỹ sản xuất mặt hàng này ngay trên đất Mỹ thay vì sử dụng nguồn lực ở Trung Quốc. Các công ty dược Mỹ – hiện tại phải phụ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc để bào chế thuốc kháng sinh, thuốc tim và các loại thuốc khác – là những đơn vị đầu tiên phản ứng đối với đề xuất của ông Trump.
Sự phụ thuộc này được đánh giá là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tác giả McCaughey cho rằng, điều kiện sản xuất không đảm bảo tại một số nhà máy dược Trung Quốc có thể gây ra mối hiểm họa về sức khỏe đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc.
Chắc chắn, Mỹ không thể thuê lao động sản xuất máy bay chiến đấu và xe tăng tại Trung Quốc; việc đó sẽ đặt an ninh quốc gia Mỹ vào nguy hiểm. Nhưng ngay cả những sĩ quan Mỹ cũng sử dụng thuốc có xuất xứ Trung Quốc.
Các nhà máy Mỹ hiện tại không còn sản xuất thuốc kháng sinh phổ thông. Theo cảnh báo từ chuyên gia y tế Rosemary Gibson của Trung tâm Hastings, nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trở nên tồi tệ hơn, Trung Quốc có thể cắt giảm xuất khẩu kháng sinh, gây ra tình trạng khủng hoảng thuốc ngay tại các bệnh viện của Mỹ.
Mùa hè năm nay, Ủy ban đánh giá An toàn và Kinh tế Liên bang Mỹ đã cảnh báo về sự nguy hiểm khi Mỹ quá phụ thuộc vào thuốc men của Trung Quốc. Giả dụ, nếu dịch bệnh than bùng nổ tại Mỹ, thì Trung Quốc sẽ là nguồn cung cấp chính của ciprofloxacin, một loại thuốc đặc trị dùng để điều trị cho bệnh nhân mắc loại bệnh này.
Ủy ban cũng lưu ý về “sự thiếu thốn nghiêm trọng đối với tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn” tại một số nhà máy dược Trung Quốc và cho rằng người dân nên cẩn trọng đối với mọi sản phẩm tiêu thụ trực tiếp như thuốc men.
Cơ quan quản lý an toàn dược phẩm Mỹ (FAD) tuyên bố thành phần dược phẩm từ Trung Quốc an toàn. Tuy nhiên, cơ quan giải trình trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) cho rằng FDA không thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất thuốc Trung Quốc, và thậm chí còn không bao giờ kiểm tra hết các nhà máy. Tại Mỹ, các nhà máy thuốc đều được kiểm tra theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
Mỹ cần cẩn trọng
Trong 13 tháng trở lại đây, FDA đã phải công bố hơn 50 vụ thu hồi thuốc huyết áp từ Trung Quốc bởi những thuốc này chứa những hoạt chất có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng đối với người sử dụng ở tỉ lệ 1/8.000 bệnh nhân.
Năm 2008, thuốc chống đông máu heparin có xuất xứ Trung Quốc đã khiến 81 bệnh nhân thiệt mạng do chứa độc tố nguy hiểm. Theo New York Post, loạt thuốc này được bào chế từ một phần trong nội tạng lợn và FDA từng kết luận chất độc trong heparin xuất hiện vì nhà máy Trung Quốc sử dụng những kho lưu trữ thiếu vệ sinh.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc. Bà McCaughey cho rằng vụ việc năm 2008 xảy ra là do FDA không thể kiểm tra mọi nhà máy xuất khẩu thuốc sang Mỹ. Thậm chí hiện nay,
FDA cũng chỉ có 29 nhân viên chịu trách nhiệm giám sát hơn 3.000 cơ sở thiết bị của các nhà máy ở nước ngoài.
Ngày 1/9 vừa qua, chính quyền ông Trump đã tiếp tục áp đòn thuế quan đối với quần áo và giày dép Trung Quốc với ý định ép Bắc Kinh quay trở lại bàn đàm phán. Nhiều chính trị gia ở Wahshington bắt đầu lo ngại về thuế quan mà Trung Quốc sẽ sử dụng để trả đũa trong dịp Giáng sinh tới.
Tuy nhiên, dường như không mấy người để mắt tới sự phụ thuộc quá mức của Mỹ đối với dược phẩm Trung Quốc.
Các nhà đàm phán thương mại Mỹ cần lưu ý rằng Trung Quốc có thể dùng chuỗi cung ứng thuốc men làm vũ khí mới. Bây giờ là lúc để Mỹ chuẩn bị đối phó với mối đe dọa này hơn là tìm kiếm các nguồn cung rẻ hơn từ nước ngoài hay khuyến khích sản xuất thuốc nội địa.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30241-nguy-hiem-kho-luong-tq-chua-het-muu-con-nam-giu-mot-loai-mat-hang-co-the-day-my-vao-khung-hoang.html
Ông Duterte hé lộ cuộc đối thoại
với ông Tập Cận Bình về phán quyết Biển Đông
Tổng thống Duterte hôm 4/9 thừa nhận ông không hài lòng khi Chủ tịch Tập Cận Bình khăng khăng rằng Trung Quốc có chủ quyền với hầu hết Biển Đông.“Tôi nói: Tôi không nhấn mạnh vào câu trả lời của ông bây giờ nhưng tôi không hài lòng với câu trả lời của ông. Dù vậy, tôi sẽ không đòi hỏi thêm những câu trả lời khác. Tôi vẫn sẽ giữ nguyên quan điểm như bắt đầu”, ông Duterte thuật lại cuộc trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình khi cả 2 gặp song phương tại Bắc Kinh tuần trước.
Nhà lãnh đạo Philippines nói thêm rằng ông Tập vẫn không thay đổi quan điểm về yêu sách đường 9 đoạn ở Biển Đông của Trung Quốc.
“Ông biết đây, tuyên bố của chúng tôi là chúng tôi sẽ không thay đổi quan điểm. Chúng tôi không muốn nói về điều này nữa. Chúng tôi sở hữu tài sản ở đó, tại sao tôi phải nói chuyện này với ông”, ông Duterte nhắc lại lời thì thầm của ông Tập khi đó.
Vị Tổng thống 74 tuổi khẳng định với một “người hàng xóm vượt trội” như Trung Quốc, Philippines nên tránh gây chiến hay xảy ra bất đồng, cãi vã với Bắc Kinh.
“Tôi không thể gây chiến. Chúng ta sẽ chỉ hao mòn lực lượng. Sự thật là tôi không dám chiến đấu vì chúng ta không có khả năng. Tiến tới chiến tranh không phải là ý hay”, ông Duterte nói, tiết lộ thêm rằng ông đã thảo luận với Chủ tịch Tập về cách giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.
Khi được hỏi về động thái tiếp theo của Philippines, ông Duterte tiếp tục nhắc tới hậu quả mà Philippines gánh chịu nếu gây chiến, đồng thời thách thức đồng minh lâu năm của Philippines là Mỹ tới hỗ trợ.
“Nói thực thi luật hàng hải thì dễ đấy, nhưng Trung Quốc đang tuyên bố đó là chủ quyền của họ và họ có quyền kiểm soát với nó. Bây gờ, Mỹ có thể cứu chúng ta không? Mỹ đã sẵn sàng tham chiến chưa”, ông nói.
Các tuyên bố này của ông Duterte được đưa ra trong bối cảnh ông đang bị dư luận cũng như nhiều chính khác Philippines chỉ trích vì đề cập hời hợt tới phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc khi gặp ông Tập Cận Bình.
Truyền thông, dư luận Philippines cũng bày tỏ thất vọng và cảnh báo hậu quả với Biển Đông từ cách hành xử của ông Duterte tại Bắc Kinh.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Salvador “Sal” Panelo trước đó nói rằng ông Duterte thừa nhận ông không bất ngờ khi Chủ tịch Tập nhắc lại lập trường của chính phủ Trung Quốc về việc không công nhận phán quyết.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30256-ong-duterte-he-lo-cuoc-doi-thoai-voi-ong-tap-can-binh-ve-phan-quyet-bien-dong.html
Ông Duterte bị chỉ trích “hời hợt”
khi nêu phán quyết Biển Đông với ông Tập Cận Bình
Báo Philippines đặt nghi vấn về ý nghĩa thực sự của việc Tổng thống Rodrigo Duterte đề cập tới phán quyết Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây.Nhiều ngày trước chuyến công du lần thứ 5 của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Trung Quốc vào tuần trước, các quan chức Philippines tuyên bố rằng đã đến lúc ông Duterte đề cập tới phán quyết Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trước đó, vào tháng 7/2016, tòa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ở Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Phán quyết này đã vô hiệu hóa yêu sách đơn phương của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” đối với hầu hết diện tích Biển Đông.
Phát biểu trước các doanh nhân Philippines gốc Trung Quốc, chính Tổng thống Duterte cũng khẳng định tầm quan trọng của thời điểm đề cập tới phán quyết Biển Đông khi ông gặp Chủ tịch Tập.
“Phán quyết của tòa, chúng tôi sẽ trao đổi về điều đó. Đó là lý do tôi tới Trung Quốc”, ông Duterte nói.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Philippines đã thu hút sự chú ý của dư luận. Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền cách đây 3 năm, Tổng thống Duterte cuối cùng cũng đề cập tới một phán quyết tưởng chừng như không bao giờ được nhắc tới trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc.
Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Duterte đã chỉ đạo các quan chức trong chính quyền của ông hạn chế và không đề cập gay gắt tới phán quyết Biển Đông. Vào thời điểm đó, chính quyền Duterte đang kỳ vọng xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Rốt cuộc, khi Tổng thống Duterte tới Bắc Kinh tuần trước, ông đã đề cập tới phán quyết Biển Đông như đã hứa.
Theo mô tả của ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Duterte, nhà lãnh đạo Philippines đã đề cập tới phán quyết “một cách rõ ràng, dứt khoát, nhưng vẫn trên tinh thần hữu nghị”. Ông Panelo cho biết Tổng thống Duterte khẳng định với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng phán quyết của tòa là “cuối cùng, mang tính ràng buộc và không thể kháng cáo”.
“Đáp lại, Chủ tịch Tập một lần nữa khẳng định lập trường của chính phủ ông ấy về việc không công nhận phán quyết của tòa và cũng không thay đổi lập trường của Trung Quốc”, ông Panelo cho biết.
Sau đó, hai nhà lãnh đạo chuyển sang các chủ đề khác, liên quan tới việc làm thế nào để “cải thiện hơn nữa” quan hệ song phương, bao gồm việc thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí chung tại Biển Đông.
Theo báo Inquirer (Philippines), mọi việc về cơ bản chỉ dừng lại ở đó. Ông Duterte dường như nêu phán quyết một cách mau lẹ, trong khi ông Tập phủ nhận ngay lập tức. Và phán quyết Biển Đông đã quay trở lại vị trí như vốn có ban đầu, một lần nữa bị phớt lờ và không được thảo luận.
Không có thông tin nào được đưa ra về bất kỳ cuộc thảo luận thực tế nào của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines về vấn đề quan trọng liên quan tới căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, bao gồm yêu sách chủ quyền quá đáng và vô căn cứ của Trung Quốc tại vùng biển này, cũng như những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh như quân sự hóa các đảo tranh chấp hay xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước, trong đó có Philippines.
Inquirer đặt ra câu hỏi rằng: Liệu tất cả những tuyên bố của Tổng thống Duterte có phải chỉ mang tính hình thức?
Nếu dựa trên phát ngôn của người phát ngôn Panelo, ông Duterte rõ ràng không có kế hoạch khẳng định chủ quyền của Philippines với người đồng cấp Trung Quốc. Thậm chí, tổng thống Philippines còn cảm thấy hối lỗi khi đề cập tới phán quyết Biển Đông.
“Tổng thống đã nói (với ông Tập Cận Bình rằng): Tôi không muốn cảnh báo ông về những gì tôi sắp nêu ra đây vì ông cũng đang có vấn đề Hong Kong, đó là lý do tôi muốn ông thứ lỗi, nhưng tôi vẫn cần phải nói vì tôi đã hứa với người dân của tôi rồi”, người phát ngôn của Tổng thống Duterte thuật lại.
Inquirer tiếp tục đặt câu hỏi: “Đề nghị thứ lỗi? Thứ lỗi vì điều gì”.
Theo báo Philippines, mọi chuyện lẽ ra phải diễn biến theo chiều hướng ngược lại, tức là Trung Quốc phải bày tỏ sự hối lỗi vì những hành vi ngang ngược của nước này với Philippines, từ việc quấy rối ngư dân Philippines, cho tới triển khai lực lượng dân quân biển xung quanh đảo do Philippines chiếm
giữ và nhiều lần đưa tàu chiến vào vùng biển của Philippines trong khi tắt hệ thống nhận diện để tránh bị theo dõi.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Duterte có ý định hành động thêm nữa hay không, chẳng hạn khẳng định lập trường của Philippines một cách mạnh mẽ hơn thông qua việc nhắc lại phán quyết Biển Đông với Chủ tịch Tập, ông Panelo nói: “Không còn gì thêm nữa. Chúng tôi đã đề cập (phán quyết). Chúng tôi sẽ không đề cập nhiều lần”.
Theo Inquirer, từ ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo, có thể thấy một điều rõ ràng rằng, họ đã đạt được sự đồng thuận về việc bỏ qua một bên phán quyết Biển Đông và tiếp tục trở thành những người bạn cùng chia sẻ lợi ích.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, hai nước đã nhất trí thành lập một ủy ban điều phối chung liên chính phủ và một nhóm làm việc liên doanh nghiệp để cùng triển khai dự án khai thác dầu khí chung trên Biển Đông. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines và cũng là nước nhập khẩu hàng đầu các hàng hóa của Philippines.
Cũng trong chuyến thăm của Tổng thống Duterte, Trung Quốc và Philippines đã ký 6 thỏa thuận trong các lĩnh vực. Ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước đẩy mạnh sự phối hợp giữa Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc và Chương trình Xây dựng của Philippines để thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, viễn thông và năng lượng.
http://biendong.net/bi-n-nong/30229-ong-duterte-bi-chi-trich-hoi-hot-khi-neu-phan-quyet-bien-dong-voi-ong-tap-can-binh.html
Cựu thủ tướng Malaysia bị tố “dâng” dự án cho TQ
Một nhân chứng khai trong phiên xét xử cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm nay nói rằng ông Razak đã đề xuất dành nhiều dự án lớn cho Bắc Kinh để đổi lấy việc được giúp đỡ giải quyết khoản nợ của quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.Doanh nhân lưu vong Jho Low đại diện cho ông Najib trong cuộc gặp với Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC). Nhân chứng Amhari Efendi Nazaruddin, một cựu trợ lý của ông Najib cũng có mặt trong cuộc gặp đó.
Ông Low và ông Najib định sử dụng các công ty nhà nước Trung Quốc để giải quyết tình trạng nợ nần của 1MDB, ông Amhari nói trong ngày thứ 4 của phiên tòa.
Trước đó, một cựu quan chức trong chính quyền của ông Najib cũng nói rằng đã có những cuộc bàn bạc với các đại diện Trung Quốc về việc giúp đỡ giải quyết vụ bê bối 1MDB để đổi lấy dự án.
SASAC chưa phản hồi đề nghị bình luận.
Chính quyền của Thủ tướng Mahathir Mohamad đầu năm nay cho biết đang điều tra xem chi phí của các dự án hạ tầng sử dụng vốn Trung Quốc có bị thổi phồng vì liên quan đến khoản nợ của 1MDB hay không. Trước đó, báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin năm 2016 rằng các lãnh đạo Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ giải cứu nợ cho quỹ đầu tư nhà nước đang gặp khủng hoảng của Malaysia.
Nhân chứng nói rằng trong các dự án SASAC đảm trách có tuyến đường sắt ven biển miền đông. Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Mahathir yêu cầu dừng dự án này trong một thời gian ngắn, sau đó cho khôi phục với chi phí thấp hơn là 44 tỷ ringgit (11 tỷ USD). Dự án đường ống dẫn khí xuyên Sabah, một tuyến đường sắt cao tốc nối Kuala Lumpur với Bangkok và dự án phát triển trung tâm tài chính xa bờ Labuan cũng được đặc lên bàn của cuộc gặp nói trên, nhân chứng Amhari nói.
Ông Najib, 66 tuổi, đang đối mặt với những cáo buộc liên quan đến vai trò của ông trong vụ bê bối 1MDB. Ông bị cáo buộc khoảng 25 tội danh tham nhũng liên quan đến những thỏa thuận và thương vụ thâu tóm trị giá hàng tỷ đô la.
Báo The Star hôm 3/9 đưa tin ông Low đã thuyết phục 2 cựu trợ lý của ông Najib, trong đó có ông Amhari, mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Các tài khoản tại ngân hàng BSI ở Singapore mà ông Low thuyết phục họ lập nên là để làm “tài khoản dự phòng” đón các quỹ chính trị của ông Najib để sử dụng trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 13, tài liệu của tòa án cho biết.
Năm 2012, ông Low cử ông Amhari và Azlin Alias, thư ký riêng của ông Najib, sang Singapore, nơi ông sắp xếp việc làm thủ tục mở tài khoản trong một phòng khách sạn.
Ông Low phải mất vài cuộc gặp mới thuyết phục được ông Azlin làm điều này. Cả ông Azlin và ông Amhari đều sợ những tài khoản mang tên họ sẽ bị dùng vào hoạt động rửa tiền.
“Jho nói rằng nếu có bất kỳ nghi vấn nào liên quan đến tài khoản, ông Najib sẽ bảo vệ chúng tôi”, ông Amhari nói.
Cả hai ông Amhari và Azlin đều không được phép sử dụng tài khoản ngân hàng đứng tên họ, vì chúng bị ông Low kiểm soát.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30239-cuu-thu-tuong-malaysia-bi-to-dang-du-an-cho-tq.html
0 comments