Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

TQ ngang ngược phản ứng việc Mỹ tuần tra tự do hàng hải hợp pháp ở Biển Đông

Friday, September 6, 2019 5:05:00 PM // ,


Sau khi Mỹ (28/8) điều tàu khu trục Wayne E. Meyer thuộc lớp Arleigh Burke tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã ngang ngược đưa ra tuyên bố phản đối và có hành vi đe dọa Mỹ.


Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Lý Hoa Mẫn ngang ngược cho biết, Bắc Kinh “đã gửi tàu thuyền và máy bay chiến đấu ra theo dõi, giám sát hoạt động của tàu Mỹ”; cho rằng tàu khu trục Wayne E. Meyer đã “xâm phạm vùng lãnh hải Trung Quốc” khi không được phép của chính quyền Bắc Kinh. Đồng thời ông Lý Hoa Mẫn không quên vu cáo “thực tế này chứng minh rằng cái gọi là tự do đi lại của Mỹ thực sự chính là sự xác quyết quyền bá chủ trên biển, phớt lờ luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc và làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong vùng Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông; Trung Quốc thúc giục phía Mỹ hãy ngay lập tức chấm dứt các hành động mang tính khiêu khích như vậy, nhằm tránh để xảy ra những sự việc ngoài mong muốn”.

Được biết, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, Mỹ luôn phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông như quân sự hóa, cải tạo phi pháp các đảo nhân tạo, khiến Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc bằng cách tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trậ với các nước trong khu vực. Giai đoạn hiện nay Mỹ thường: (1) Ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) Tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng; (3) Giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (4) Đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo, đá Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Giới truyền thông và chuyên gia, học giả nhận định, Mỹ tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, nhất là trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ Việt Nam là nhằm: Gia tăng sức ép lên Trung Quốc để mặc cả trong vấn đề kinh tế, thương mại. Hoạt động tuần tra lần này diễn ra giữa lúc các quan chức thương mại Mỹ-Trung Quốc đang thúc đẩy các hoạt động đàm phán nhằm tìm kiếm thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại giữa hai nước; Thách thức yêu sách chủ quyền phi lý và nỗ lực hạn chế tự do hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc; Duy trì và bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016). Theo phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như các quy định của UNCLOS, đá Vành Khăn và đá Chữ Thập là bãi đá nửa chìm nửa nổi, chính vì vậy đá này chỉ được phép có vùng biển an toàn không quá 500m, thay vì một vùng biển chủ quyền 12 hải lý. Việc Mỹ tuần tra tự do hàng hải quanh khu vực 12 hải lý của đá Vành Khăn và đá Chữ Thập cho thấy Mỹ không xem các bãi đá nửa chìm nửa nổi là đảo dù cho Trung Quốc có bồi đắp và xây dựng trên đó các cơ sở có quy mô lớn thế nào đi chăng nữa. Do đó, Mỹ có quyền hợp pháp thực hiện các hoạt động quân sự bình thường trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn và đá Chữ Thập. Một hành động như vậy sẽ gửi đi thông điệp rằng, Mỹ sẽ không thay đổi chiến lược của mình chỉ vì hoạt động bồi lấp phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) cần được tôn trọng và thực thi. Ngoài ra, Mỹ thúc đẩy tuần tra tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa còn nhằm “dằn mặt”, phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam thời gian vừa qua.

Liên quan vấn đề này, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Với tư cách là quốc gia thành viên của UNCLOS 1982 và là một quốc gia ven biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS 1982. Việt Nam đề nghị các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.