Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 06/05/2019

Monday, May 6, 2019 5:24:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 06/05/2019

Tổng thống Trump: công tố viên đặc biệt Robert Mueller

không nên điều trần trước quốc hội

Tin từ Washington, DC. (Reuters) – Vào hôm Chủ nhật (5 tháng 5), Tổng thống Donald Trump cho biết Công tố viên đặc biệt Robert Mueller không nên điều trần trước Quốc hội về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, Tổng thống Trump từng tuyên bố Bộ trưởng Tư pháp sẽ có quyền ra quyết định này. Trong dòng tweet, Tổng thống Trump cho rằng đảng Dân chủ tại Quốc hội đang tìm cách “viết lại” bản báo cáo điều tra của ông Mueller. Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết ông không phản đối việc ông Mueller ra điều trần trước Quốc hội.
Báo cáo của ông Mueller trình bày những nỗ lực của Nga để giúp Tổng thống Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Báo cáo kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump và nhóm tranh cử hợp tác với Moscow. Trước đó, Tổng thống thường xuyên gọi cuộc điều tra là “cuộc săn phù thủy” đắt đỏ, và các phát hiện của bản báo cáo là một chiến thắng.
Theo Reuters, Ủy ban Tư pháp Hạ viện sẽ sắp xếp để ông Mueller ra điều trần sau ngày 15/5. Hôm Chủ nhật, phát ngôn viên Peter Carr đại diện cho ông Mueller đã từ chối bình luận về sự việc. Ngoài ra, ông Barr cũng sẽ phải đối đầu với Quốc hội, nếu ông không thể giao nộp toàn văn bản báo cáo chưa qua chỉnh sửa vào sáng thứ Hai (6 tháng 5) theo yêu cầu của đảng Dân Chủ.
Dân biểu Adam Schiff, kiêm Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cho biết đảng Dân Chủ cần lắng nghe ý kiến từ các viên chức khác ngoài ông Barr, bao gồm cả cựu luật sư Tòa Bạch Ốc Don McGahn. Vào hôm thứ Sáu (3 tháng 5), Tổng thống Trump cho biết Tổng thống sẽ ra quyết định có nên sử dụng quyền hành để ngăn chặn ông McGahn ra điều trần hay không trong vòng tuần tới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cong-to-vien-dac-biet-robert-mueller-khong-nen-dieu-tran-truoc-quoc-hoi/

Ngoại Trưởng Mike Pompeo không kỳ vọng

chủ tịch Bắc Hàn thành thật trong đàm phán

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết chính quyền Tổng thống Trump không tin Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un hoàn toàn thành thật trong các cuộc đàm phán phi nguyên tử hóa.
Theo đó, ông Pompeo cho biết Hoa Kỳ không kỳ vọng ông Kim thành thật. Do đó, chính phủ sẽ xác minh bất kỳ hoạt động phi nguyên tử hóa nào được thực hiện.
Theo CNN, ông Pompeo đã trả lời bình luận của bà Cindy Warmbier, mẹ của anh Otto Warmbier, sinh viên đại học tử vong sau khi bị chính quyền Bắc Hàn giam giữ hơn một năm. Bà Warmbier gọi những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Trump với Bắc Hàn là “sự phô diễn”, đồng thời cho rằng chế độ độc đoán của ông Kim đại diện cho “tội ác”.
Ngoài ra, ông Pompeo cũng khẳng định ông vẫn đứng đầu nhóm đàm phán viên đang thỏa thuận với Bắc Hàn khi được hỏi về vấn đề này.
Vào cuối tháng 2, Tổng thống Trump và Kim Jong Un đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội để thỏa thuận hủy bỏ kho dự trữ nguyên tử của Bắc Hàn, nhưng cuộc gặp không mang lại kết quả như mong muốn.
Theo chính phủ Nam Hàn, trong một diễn biến bất ngờ hôm thứ Sáu 3 tháng 5, Bắc Hàn đã phóng một số hỏa tiển tầm ngắn xuống Biển Nhật Bản. Phản ứng trước sự việc, Tòa Bạch Ốc cho biết họ đang theo dõi tình hình “khi cần thiết”. Bất chấp những lần thử nghiệm vũ khí trước đây của Bình Nhưỡng, ông Pompeo cho biết Bắc Hàn đã đạt được “tiến bộ thực sự” trước sức ép của Tổng thống Trump. Ông lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã “gây áp lực” cho Bình Nhưỡng, và buộc ông Kim phải đàm phán. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-khong-ky-vong-chu-tich-bac-han-thanh-that-trong-dam-phan/

Hoa Kỳ điều động hàng không mẫu hạm đến Trung Đông

để cảnh cáo Iran

Tin từ Washington, DC. (Reuters) – Vào hôm Chủ Nhật (5 tháng 5), cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang điều động một nhóm hàng không mẫu hạm đến Trung Đông, để đối phó với “các hành động và cảnh cáo” của Iran.
Theo Reuters, điều này cho thấy Hoa Kỳ sẽ trả đũa đối với bất kỳ cuộc tấn công nào. Khi căng thẳng giữa Washington và Tehran tăng cao, một viên chức Hoa Kỳ giấu tên cho rằng quyết định đưa  hạm đội đến Trung Đông là lời đe dọa đối với sự chuẩn bị của lực lượng Iran, vốn được cho là có thể tấn công lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực. Ông Bolton cho hay quyết định này gửi đi một thông điệp rõ ràng của Hoa Kỳ đối với Tehran. Mặc dù ông không đề cập đến hành động gây lo ngại của Iran, nhưng nước này gần đây từng khuyến cáo sẽ chặn eo biển Hormuz nếu bị cấm sử dụng khu vực đường thủy chiến lược.
Khoảng một phần năm lượng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới đều đi qua eo biển Hormuz. Diễn biến hiện tại là hành động gây áp lực gần đây nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Iran. Phía Washington tuyên bố sẽ ngừng miễn trừ cho các quốc gia mua dầu của Iran, trong nỗ lực cắt giảm hoàn toàn lượng dầu xuất cảng của Iran. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng liệt Quân đoàn Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran vào danh sách các nhóm khủng bố ngoại quốc, một bước đi chưa từng có tiền lệ. Iran gọi đây là sự khiêu khích của Hoa Kỳ.
Trước đó vào tháng 4, Hải quân Hoa Kỳ cho biết một hàng không mẫu hạm và đoàn tàu hộ tống đã rời khỏi khu vực Norfolk, Virginia, vào ngày 1 tháng 4 “theo lịch trình”, nhưng Hải quân lại không thông báo điểm đến của hạm đội này. Mặc dù Hoa Kỳ thường xuyên điều động hàng không mẫu hạm ở Trung Đông, nhưng lời nói của ông Bolton có thể khiến căng thẳng leo thang. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-dieu-dong-hang-khong-mau-ham-den-trung-dong-de-canh-cao-iran/

Mỹ đau đầu trước việc khó kiểm soát

 « những lời hứa » của Trung Quốc

Minh Anh
Làm sao chắc rằng Bắc Kinh sẽ giữ lời hứa ? Phải chăng vì mối lo này mà tổng thống Mỹ hôm qua bất ngờ thông báo dọa áp thuế từ 10% lên 25% nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc để gây áp lực với Bắc Kinh ?
Thứ Tư, 08/05/2019, theo lịch trình, các nhà đàm phán Trung Quốc sẽ đến Washington để tiếp tục cuộc thương lượng. Theo những thông tin mà hai bên thông báo, người ta có thể hiểu đây là vòng đàm phán lần cuối cùng tại Washington, vạch ra những nội dung chính cho một thỏa thuận nhằm chấm dứt một cuộc chiến thương mại dài hơi chưa từng có giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Thế nhưng, hôm qua, chủ nhân Nhà Trắng bất ngờ đưa ra lời đe dọa với lý do là các cuộc thương lượng này « tiến triển quá chậm ». Vì sao Donald Trump lại có thái độ quay ngoắt như vậy trong khi mà trước đó không lâu ông còn hoan hỉ thông báo sắp đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh ?
Về điểm này, ông Edward Alden, chuyên gia về ngoại thương tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Council on Foreign Realations), trả lời câu hỏi của AFP nhận định ngoài việc ép Trung Quốc phải có các nhượng bộ, thì cơ chế giám sát thực thi các cam kết mới chính là tâm điểm của cuộc thương lượng lần này. « Việc thực thi thỏa thuận là trọng tâm các cuộc đàm phán bởi vì Trung Quốc từ lâu nổi tiếng là không tuân thủ các cam kết do chính họ đưa ra tại Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) và trong các cuộc đàm phán song phương khác, bất kể là với Hoa Kỳ hay là với các nước khác ».
Tổng thống Mỹ, với những lời lẽ không mấy hoa mỹ, thường xuyên tố cáo Trung Quốc « đánh lừa » Hoa Kỳ từ nhiều năm qua. Washington yêu cầu Bắc Kinh phải có những cải tổ cơ cấu, chấm dứt tình trạng cưỡng ép chuyển giao công nghệ hay tài trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Bất chấp việc Trung Quốc nhanh chóng sửa đổi luật Đầu tư nước ngoài, nhưng tính chất minh bạch của các quy định áp dụng của Trung Quốc vẫn khiến Washington e ngại, theo như quan sát của ông Edward Alden. « Chính phủ Trung Quốc có thể sửa đổi các điều luật nhằm làm hài lòng nước Mỹ, nhưng sau đó lại dựa vào các quy định nhiêu khê khác để không thực hiện các cam kết của mình ».
Nỗi lo này ám ảnh Washington đến mức đoàn đàm phán Hoa Kỳ đề nghị tổ chức các cuộc gặp đôi bên hàng tháng, mỗi quý và hai lần trong năm. Và các cuộc gặp hai lần trong năm chủ yếu dành cho các quan chức cao cấp Hoa Kỳ và Trung Quốc để xử lý những vụ tranh chấp gai góc nhất.
Vẫn theo nhận xét của chuyên gia Edward Alden, việc đặt cơ chế giám sát thực thi cam kết lên bàn đàm phán là một điều chưa từng thấy. Theo thông lệ, các cuộc thương thuyết thường đưa ra một giải pháp xử lý các tranh chấp thông qua các cơ quan xét xử độc lập, giống như trong WTO.
Hiện chưa biết cuộc chiến này chừng nào sẽ có hồi kết. Chỉ biết rằng các doanh nghiệp của hai phía bắt đầu gánh lấy hậu quả. Tuy nhiên, ông Edward Alden cảnh báo, việc chính quyền Donald Trump vẫn duy trì « đòn bẩy » này để gây áp lực với Bắc Kinh không những có thể đẩy các doanh nghiệp rơi vào trạng thái « bất định thường trực », mà còn có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến « đơn phương » áp thuế từ Mỹ hay Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190506-my-kho-kiem-soat-loi-hua-cua-trung-quoc

TT Trump: Mỹ sẽ không thua

cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 6/5 cực lực lên án cách làm ăn thương mại của Trung Quốc. Ông nói Hoa Kỳ mất hàng tỷ đô la với Bắc Kinh và thề sẽ bảo vệ mậu dịch của Mỹ giữa lúc căng thẳng leo thang sau đe dọa hồi cuối tuần của ông về việc tăng thuế.
Hôm Chủ nhật 5/5, Tổng thống Trump nói ông sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ đôla từ Trung Quốc, leo thang cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng giữa Washington và Bắc Kinh trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra dự kiến sẽ tiếp tục trong tuần này.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm vào ngày hôm sau, thứ Hai 6/5. Thị trường Trung Quốc giảm 6%, trong khi chứng khoán Mỹ giảm 1,6% còn chứng khoán châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Tổng thống Trump hình như đang tìm cách bảo vệ tuyên bố hôm chủ nhật của mình, viện dẫn lý do thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông đăng trên Twitter vào sáng 6/5 rằng: “Xin lỗi, chúng tôi sẽ không thể tiếp tục tình trạng đó nữa!”
Tổng thống Trump và các cố vấn của ông trước đó từng nói rằng các cuộc đàm phán đang tiến triển tốt sau vòng đàm phán ở Bắc Kinh tuần trước. Nhưng hôm Chủ nhật 5/5, ông Trump nói tiến bộ của một thỏa thuận thương mại đang diễn ra quá chậm.
Ông cũng dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 325 tỷ đô la của Trung Quốc ngay trong thời gian sắp tới. Điều đó có nghĩa là tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ đều bị đánh thuế.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-my-se-khong-thua-cuoc-chien-thuong-mai-voi-bac-kinh/4905693.html

Leopoldo Lopez được tự do, đối lập Venezuela

 thêm sức mạnh với hai thủ lĩnh?

« Chiến dịch Tự do », bị chính quyền Caracas gọi là « vụ đảo chính », diễn ra ngày 30/04/2019 đã không đạt được quy mô và kết quả theo lời kêu gọi của tổng thống lâm thời tự phong Juan Guiado. Tuy nhiên, nhà đối lập Leopoldo Lopez đã được nhiều quân nhân « đào ngũ » để đứng về phía phe đối lập, đưa ra khỏi ngôi nhà nơi ông bị giam tại gia.
Leopoldo Lopez là cựu chủ tịch đảng Voluntad Popular, đảng của tổng thống lâm thời tự phong Juan Guaido và chiếm đa số ở Quốc Hội. Leopoldo Lopez cũng là người đỡ đầu chính trị cho nghị sĩ trẻ Juan Guaido, vô danh trên trường quốc tế cho đến khi ông tuyên thệ trở thành tổng thống lâm thời trước người dân ở Caracas vào tháng Giêng 2019.
Ngay sáng 30/04, sau khi được đưa ra khỏi nhà, ông Lopez đã đăng trên mạng Twitter một bức ảnh chụp chung với Juan Guaido và kêu gọi « đấu tranh cho tự do ». Nhưng kết quả không như mong muốn, thậm chí có thể nói là « thất bại » của « Chiến dịch Tự do », đã buộc ông phải trú trong sứ quán Tây Ban Nha, với tư cách là « khách mời ». Trả lời báo giới, tránh nói về sự thiếu chuẩn bị của cuộc tổng biểu tình ngày 30/04, ông Lopez tuyên bố : « Ngày 30/04 chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình không thể đảo ngược được… », đồng thời hứa sẽ có thay đổi chính trị « trong những tuần tới ».
Leopoldo Lopez : Nhà thương thuyết tương lai với chế độ Maduro ?
Ngoài việc có thể đóng vai trò nhà thương thuyết tương lai với chế độ, ông Leopoldo Lopez cũng đã tác động đến việc chuẩn bị cho cuộc tổng tuần hành ngày 30/04. « Tại Venezuela, phe đối lập đã xây dựng một chân dung huyền thoại quanh nhân vật Lopez… Hình ảnh của ông rất có trọng lượng ở trong nước, cũng như ở nước ngoài », theo đánh giá của ông Thomas Pasado, chuyên gia về chính trị Venezuela, đại học Paris VIII, khi trả lời France 24.
Cựu lãnh đạo đảng Voluntad Popular, từng là thị trưởng Chacao, nổi tiếng trong quá khứ về những hành động chống chế độ Chavez. Ông trở thành một trong những nhà đối lập mạnh mẽ, là « kẻ thù không đội trời chung » của chế độ Nicolas Maduro.
Hình ảnh của Lopez được một nhà nghiên cứu khác, Julien Robetier, phác họa lại với France 24 : « Năm 2014, trong loạt biểu tình đẫm máu « La Salida », Leopoldo Lopez đứng đầu cuộc chiến du kích thành thị, đứng đầu phe đối lập sẵn sàng lăn xả vào chiến trường ». Chính vì vai trò thích xung đột đó, Leopoldo Lopez bị kết án hơn 13 năm tù và bị quản thúc tại gia từ năm 2017.
Nền kinh tế Venezuela ngày càng bị bóp nghẹt, đời sống người dân ngày càng khốn đốn vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Đường phố liệu sẽ theo nhà đối lập giầu có Lopez hay Guaido, nhà lãnh đạo xuất thân từ giai cấp bình dân ? Có thể « không ai trong hai người này », theo nhận định của nhà nghiên cứu Julien Rebotier, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS).
Ông giải thích : « Không nên đánh giá thấp những chia rẽ trong nội bộ phe đối lập với chính phủ. Một mặt, vẫn có những người chống Maduro ôn hòa hơn và họ nhận thấy trong đảng Voluntad Popular của Lopez và Guaido một phong trào quá cực đoan và không mang tính đại diện cho toàn bộ phe đối lập. Mặt khác, trong dân chúng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chán nản, mệt mỏi vì khủng hoảng kinh tế ».
Đối với chế độ Maduro, việc nhà đối lập Lopez được tự do dường như nguy hiểm hơn tự do của Guaido. Chính quyền Maduro đã phát lệnh truy nã Lopez ngay ngày 30/04 sau khi ông được giải thoát. Chuyên gia Thomas Posado cho rằng nếu như nhà đối lập nổi tiếng Lopez đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị « Chiến dịch Tự do » ngày 30/04, « sắp tới ông sẽ chỉ là gương mặt biểu tượng. Do không thể ra khỏi sứ quán Tây Ban Nha, nên ông sẽ không thể sử dụng khả năng huy động của mình ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190505-leopoldo-lopez-duoc-tu-do-doi-lap-venezuela-them-suc-manh-voi-hai-thu-linh

Meghan sinh bé trai, Hoàng tử Harry thông báo

Công nương xứ Sussex đã sinh hạ một bé trai lúc 05:26 sáng thứ Hai ngày 6/5 (giờ địa phương), Công tước Xứ Sussex vừa thông báo.
Hoàng Tử Harry cho biết hai người “hết sức vui mừng” và cảm ơn tình cảm của công chúng đã dành cho họ trong thời gian Meghan mang thai.
Ông cho biết Meghan và em bé “rất khỏe” và nói thêm họ vẫn đang suy nghĩ nên đặt tên gì cho em bé.
Điện Buckingham cho biết em bé nặng 3,2kg, và Hoàng tử Harry có mặt lúc bé chào đời.
Hoàng tử Harry nhấp chút nước kava ‘độc hại’
Meghan sẽ thành công dân Anh thế nào?
Thông cáo của Điện Buckingham viết thêm: “Nữ Hoàng, Công tước xứ Edinburgh, Thân vương xứ Wales, Công nương xứ Cornwall, Công tước và Công nương xứ Cambridge, Tiểu thư Jane Fellowes, Tiểu thư Sarah McCorquodale và Bá tước Spencer đều đã được thông báo và rất vui mừng trước tin này.
“Mẹ của Công nương xứ Sussex, bà Doria Ragland, người vui mừng khôn xiết trước sự ra đời của đứa cháu đầu lòng, hiện đang ở cùng Công nương tại Frogmore Cottage.”
Hoàng tử Harry nói ông và Meghan “hết đỗi vui mừng”.
Em bé vừa chào đời sẽ đứng thứ bảy trong hàng kế vị, sau Thân vương xứ Wales, Công tước xứ Cambridge và ba người con của ông – Hoàng tử George, Công chúa Charlotte và Hoàng tử Louise – và Hoàng tử Harry.
Cậu là chắt thứ tám của Nữ Hoàng Anh.
Khi được hỏi ông cảm thấy thế nào khi chứng kiến con trai chào đời, Hoàng tử Harry cười và nói: “Thật là tuyệt vời, hết sức tuyệt vời, và như tôi đã nói, tôi hết sức tự hào về vợ tôi.
“Như bất kỳ một người cha hay một phụ huynh nào khác, ai cũng nói rằng con mình là vô cùng tuyệt, nhưng chú bé này thật sự là đáng yêu, nên tôi rất đỗi vui mừng”.
Ông nói thêm: “Đây là trải nghiệm tuyệt vời nhất mà tôi có thể tưởng tượng được.
“Tôi không hiểu làm sao các phụ nữ lại làm được những điều họ làm.”
Em bé sẽ có hai quốc tịch Anh và Mỹ, vì em tự động có quốc tịch Mỹ từ mẹ khi ra đời.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48178378

Nga: Cháy máy bay Aeroflot, ít nhất 41 người thiệt mạng

Ít nhất 41 người thiệt mạng sau khi một máy bay Nga hạ cánh khẩn cấp và bốc cháy tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow.
Các video trên mạng xã hội cho thấy hành khách dùng cửa thoát hiểm khẩn cấp để ra khỏi chiếc máy bay Aeroflot đang bốc cháy.
Hai trẻ em và một tiếp viên hàng không nằm trong số những người thiệt mạng, báo chí Nga đưa tin.
Pakistan tuyên bố đã bắn rơi máy bay Ấn Độ
Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
Boeing 747: Siêu máy bay chinh phục thế giới
Gặp những thiếu niên khiếm thị lái máy bay
Chiếc máy bay chở 78 hành khách và 5 người thuộc phi hành đoàn.
Một nhân chứng cho biết quả là một “phép màu” cho những người sống sót.
Thông cáo của bà Veronika Skvortsova, Bộ trưởng Y tế Nga, cho biết sáu hành khách của chuyến bay đang ở bệnh viện, trong đó có ba người trong tình trạng nguy kịch.
Aeroflot, hãng hàng không quốc gia của Nga, cho biết máy bay đã buộc phải quay lại sân bay “vì lý do kỹ thuật”, nhưng không nói rõ thêm chi tiết.
Chiếc máy bay gặp nạn là Sukhoi Superjet-100, rời sân bay Sheremetyevo lúc 18:02 giờ địa phương (15:02 GMT) trong hành trình đến thành phố Murmansk.
Phi hành đoàn phát tín hiệu báo nguy khi “trục trặc” xảy ra ngay sau khi khởi hành.
Sau khi hạ cánh khẩn cấp, động cơ của máy bay bốc cháy trên đường băng, thông cáo của Aeroflot cho biết.
Phi hành đoàn “đã làm mọi cách để cứu hành khách” – những người được sơ tán trong 55 giây, hãng bay cho biết.
Cathay Pacific sơn tên sai trên thân máy bay
TQ mua máy bay Nga để tăng cường không lực
Khám nghiệm hiện trường rơi máy bay Saratov
Trong số 78 hành khách của Superjet-100, chỉ có 37 người sống sót, Ủy ban điều tra Nga cho biết.
Aeroflot công bố một danh sách những người sống sót (bằng tiếng Nga) được xác định danh tính, và cho biết danh sách sẽ tiếp tục được cập nhật.
Interfax dẫn một nguồn tin cho biết động cơ của máy bay bốc cháy trên đường băng sau khi hạ cánh khẩn cấp chứ không phải giữa không trung như báo cáo ban đầu.
Các báo cáo cũng cho thấy máy bay đã không thành công trong lần thử hạ cánh khẩn cấp đầu tiên.
Quyền thị trưởng Murmansk Andre Chibis cho biết gia đình của những người thiệt mạng trong vụ này sẽ được bồi thường 15.300 đô la trong khi các nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện sẽ được bồi thường 7.650 đô la.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48167665

Nga không ngừng bay Sukhoi,

dù xảy ra tai nạn làm 41 người chết

Bộ trưởng giao thông Nga hôm 6/5 nói rằng nước này không thấy có lý do phải tạm ngừng sử dụng loại máy bay sản xuất trong nước Sukhoi Superjet 100, dù một chiếc thuộc loại này bốc cháy trong khi hạ cánh khẩn cấp, làm 41 người thiệt mạng hôm 5/5.
Trước khi gặp nạn, chiếc máy bay của hãng Aeroflot trong hành trình từ thủ đô Moscow tới thành phố Murmansk ở phía bắc nước Nga, với 73 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn trên khoang.
Các nhà điều tra đã bắt đầu tìm hiểu lý do vì sao chiếc máy bay bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp và vì sao vụ hạ cánh này lại gây nhiều thương vong như vậy.
Theo Reuters, một số giả thuyết đang được đặt ra như lỗi kỹ thuật, sai sót của con người hay điều kiện thời tiết xấu.
XEM THÊM:
Cháy máy bay Nga, ít nhất 13 người chết
Tại một cuộc họp báo, khi được các phóng viên hỏi rằng liệu các chiếc máy bay dân dụng Sukhoi có nên bị ngừng bay trong khi chờ kết quả điều tra hay không, ông Yevgeny Ditrikh, Bộ trưởng Giao thông Nga, nói: “Không có căn cứ để thực hiện điều đó”.
Cảnh quay chiếu trên truyền hình hôm 5/5 cho thấy chiếc máy bay gặp nạn bắt lửa trên đường băng của sân bay Sheremtyevo ở Moscow, trong khi nó hạ cánh khẩn cấp.
Ông Ditrikh nói rằng thi thể của 41 người tử vong trong vụ tai nạn đã được tìm thấy. 33 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn đã sống sót, trong đó 6 người trong tình trạng nghiêm trọng và đang được chữa trị.
Chiếc máy bay được sản xuất ở vùng Viễn Đông của Nga và lần bảo dưỡng gần nhất đối với máy bay này là tháng Tư năm nay.
Theo Reuters, Aeroflot hiện sở hữu ít nhất 50 máy bay Sukhoi Superjet.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-kh%C3%B4ng-ng%E1%BB%ABng-bay-sukhoi-d%C3%B9-x%E1%BA%A3y-ra-v%E1%BB%A5-tai-n%E1%BA%A1n-l%C3%A0m-41-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt/4905398.html

Syria: Thêm hai bệnh viện ở Idlib bị Nga không kích

Thụy My
Chiến sự tại vùng tây bắc Syria vẫn tiếp diễn, và càng dữ dội hơn từ một tuần qua. Hôm qua 05/05/2019 tại tỉnh Idlib do phe nổi dậy kiểm soát, có ít nhất 8 thường dân chết vì bom pháo của lực lượng chính phủ, và hai bệnh viện không còn hoạt động được do các vụ không kích được cho là từ máy bay Nga. Cuối tháng Tư vừa rồi, một trung tâm y tế và hai bệnh viện khác cũng đã bị bom tàn phá.
Từ Beyrouth, thông tín viên Laure Stephan tường trình :
« Tình trạng leo thang từ nhiều ngày qua tại vùng Idlib vẫn tiếp tục. Từ hôm thứ Bảy, các vụ không kích của phe ủng hộ chế độ vào vùng đất không bị Damas kiểm soát là đặc biệt dữ dội,
theo tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria : trên 150 vụ oanh kích vào vùng đất nổi dậy ở miền tây bắc Syria.
Về phía báo chí nhà nước thì đưa tin các chiến binh chống Assad, trong đó quân thánh chiến chiếm đa số, đã bắn rốc-kết vào quân chính phủ ở giới tuyến phía bên kia.
Trên giấy tờ, cuộc ngưng bắn đã được thỏa thuận giữa Matxcơva và Ankara vào mùa thu trước để tạm ngưng các trận đánh ở tây bắc Syria vẫn còn hiệu lực. Nhiều nhà quan sát loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công quy mô của lực lượng thân chính phủ. Nhưng quân của Assad cũng như phe nổi dậy đều củng cố vị trí, các đơn vị tinh nhuệ của chế độ được vận chuyển ra tiền phương, theo báo chí Damas.
Đối với Matxcơva, một trong những mục tiêu là giữ an toàn cho căn cứ quân sự của Nga ở vùng duyên hải, kế cận tỉnh Idlib.
Từ cuối tháng Tư, các vụ không kích và các trận đánh càng ác liệt hơn, đã làm khoảng mấy chục người chết, và khiến hàng ngàn người tại khu vực do lực lượng chống Assad kiểm soát phải di tản sang gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, sống trong các trại tị nạn đã bị quá tải ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190506-syria-them-hai-benh-vien-o-idlib-bi-nga-khong-kich

Pháp chú tâm đến Biển Đông và châu Á,

Trung Quốc bực tức

Trọng Nghĩa
(Paris – Pháp), ngày 25/03/2019.REUTERS/Gonzalo Fuentes
2019 là năm hai nước Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đánh dấu sự kiện này, ngày 26/04/2019, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đích thân đến Bắc Kinh khai mạc liên hoan văn hóa Festival Croisements, tên gọi tiếng Hoa là Mùa Xuân Văn Hóa Pháp-Trung. Đây là một đợt sinh hoạt văn hóa thường niên, nhưng Festival Croisements lần thứ 14 năm nay, kéo dài cho đến ngày 06/07, có một quy mô đặc biệt, với các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu và triển lãm được tổ chức tại hơn 35 thành phố Trung Quốc.
Thông qua sự kiện văn hóa kể trên, hai nước Pháp và Trung Quốc đã phô trương một quan hệ hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, chỉ một hôm trước đó, ngày 25/04, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã bất ngờ tố cáo chiến hạm Pháp xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc ở vùng eo biển Đài Loan, một cáo buộc đã bị Paris đáp trả bằng tuyên bố theo đó Pháp tái khẳng định sự gắn bó với quyền tự do hàng hải.
Căng thẳng âm ỉ trong quan hệ Pháp-Trung
Trong bài phân tích « Phải chăng quan hệ Pháp-Trung đang gặp rắc rối ? », chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 03/05 đã điểm qua tình hình quan hệ Paris-Bắc Kinh, giải thích lý do vì sao mà « các căng thẳng chính trị và kinh tế giữa hai nước vẫn âm ỉ cho dù quan hệ văn hóa song phương được tôn vinh ».
Đối với The Diplomat, sự tương thông về mặt văn hóa giữa Pháp và Trung Quốc là một thực tế không thể chối cãi.
Pháp là thị trường du lịch hàng đầu ở châu Âu cho khách Trung Quốc, thu hút khoảng 2 triệu du khách từ Trung Quốc vào năm 2017, một con số dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm. Nhiều người trong số này cũng là những người tiêu dùng cuồng nhiệt, đổ xô đến các cửa hàng sang trọng của Pháp. Công ty đường sắt quốc gia Pháp thậm chí đã cho ra mắt kênh WeChat bằng tiếng quan thoại vào tháng 3.
Liên hoan Mùa Xuân Văn Hóa Pháp-Trung năm nay cũng nhằm đánh dấu 55 năm ngày Paris và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thế nhưng, theo chuyên san Nhật Bản, trong khi chờ đợi những thành tựu hợp tác văn hóa được nêu bật vào mùa hè này, thì những tháng đầu năm 2019 đã cho thấy những yếu tố không suôn sẻ cho hai nước.
Pháp muốn thức tỉnh Liên Hiệp Châu Âu trên vấn đề Trung Quốc
Điểm được The Diplomat lưu ý trước tiên là quan hệ Pháp-Trung quan trọng không chỉ trên bình diện song phương, mà còn trong toàn cảnh quan hệ Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc.
Chỉ hơn sáu tháng sau khi nhậm chức tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ đưa quan hệ đối tác Châu Âu – Trung Quốc vào thế kỷ 21 nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng 1 năm 2018. Cam kết đó thể hiện ý muốn của ông là đưa nước Pháp vào vị trí trung tâm châu Âu.
Gần đây hơn, quyết tâm tăng cường uy thế của châu Âu của ông Macron còn được thấy rõ nhân dịp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, nơi ông Tập phải đối mặt với một mặt trận thống nhất châu Âu, trong một cuộc gặp, không chỉ với ông Macron, mà cả với bà Angela Merkel, thủ tướng Đức và ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Ba nhà lãnh đạo châu Âu đã nói rõ về tầm quan trọng của mối quan hệ Châu Âu – Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy Bắc Kinh giải quyết vấn đề giao dịch thương mại không công bằng, hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc, nhu cầu minh bạch và các vấn đề nhân quyền.
Riêng tổng thống Macron đã ngày càng nói mạnh hơn về việc toàn thể Liên Âu phải hợp sức đối phó với Trung Quốc.
Vào tháng Ba, ông tuyên bố là thời kỳ châu Âu còn « ngây thơ » đã qua rồi. Theo ông Macron, trong nhiều năm, châu Âu đã có một cách tiếp cận không hợp lý và Trung Quốc đã lợi dụng sự chia rẽ của châu Âu.
Trong một dịp khác, dù thừa nhận Trung Quốc là một cường quốc thế giới, tổng thống Pháp cảnh báo rằng các hoạt động tài chính và đầu tư của Trung Quốc có thể gặp rủi ro, đặc biệt là ở châu Phi : “Những gì được cho là tốt trong ngắn hạn, thường có thể trở thành xấu trong trung và dài hạn”.
Pháp vươn qua châu Á khiến Bắc Kinh bất bình
Theo The Diplomat, nước Pháp dưới thời Macron đã có một cách tiếp cận táo bạo hơn trong chính sách đối ngoại nói chung, nhìn xa hơn châu Âu, đến tận châu Phi, cũng như châu Á.
Việc Pháp xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác ở các vùng Châu Phi nơi ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng, cũng như với các quốc gia ở khu vực Châu Đại Dương và vùng lân cận Trung Quốc, có lẽ đã không giúp Pháp có được thiện cảm của Bắc Kinh, đặc biệt là khi Paris có một quan điểm cứng rắn hơn đối với Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.
Mặc dù sự tái định hướng của Paris qua khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được tiến hành trước khi ông Macron đắc cử tổng thống vào năm 2017, nhưng tổng thống Pháp đã trở thành người công khai ủng hộ việc củng cố các mối quan hệ kinh tế và an ninh trên « trục Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Không những thế, Pháp còn biến thái độ ủng hộ thành các thỏa thuận cụ thể với các tác nhân trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam, để tăng cường hợp tác quốc phòng.
Những quan hệ mở rộng này, theo The Diplomat, rất có thể là đã làm Trung Quốc lo lắng thêm trước việc các cường quốc ngoài khu vực thiết lập quan hệ đối tác với các nước châu Á đã sẵn sàng chống lại hành vi quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng.
Hải Quân Pháp: Luật biển quốc tế bị thách thức ở Biển Đông
Chính sách châu Á Thái Bình Dương như thế nào, và cụ thể đụng chạm tới Trung Quốc ra sao ? Trong buổi điều trần ngày 11 tháng 4 năm 2018 trước Ủy Ban Ngoại Giao, Quốc Phòng và Lực Lượng Võ Trang Thượng Viện Pháp, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải Quân Pháp đã nêu lên 4 thách thức đang đặt ra cho Hải Quân Pháp, trong đó có hai yếu tố liên quan đến Trung Quốc :
Trước hết là sự trở lại của những « lập luận dựa trên sức mạnh », đặc biệt trong các vấn đề biển, đến từ các cường quốc tái xuất hiện, như Trung Quốc hay Nga. Trung Quốc chẳng hạn, chỉ trong vòng 4 năm, đã xây dựng được một lực lượng tương đương với toàn bộ Hải Quân Pháp hiện nay. Nga thì đã nhân lên gấp 1,5 lần số lượng tàu ngầm của họ. Uy lực hải quân và chiến lược của các nước này do đó đã thay đổi trong những năm gần đây.
Một thách thức khác, theo đô đốc Prazuck liên quan đến sự suy yếu của trật tự quốc tế, được thấy đặc biệt trên biển, thể hiện qua việc luật biển quốc tế bị (Trung Quốc) đặt lại ở Biển Đông.
Riêng về sự hiện diện của Pháp ở Biển Đông, tham mưu trưởng Hải Quân Pháp nhắc lại tuyên bố của ông Jean-Yves Le Drian, lúc còn là bộ trưởng Quốc Phòng tại diễn đàn Đối Thoại Shangri-La ở Singapore, xác định rằng trong tư cách một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới, Pháp có nhiệm vụ lên tiếng về nhu cầu củng cố luật biển quốc tế đang bị thách thức ở Biển Đông.
Theo đô đốc Prazuck, tuyên bố của bộ trưởng Le Drian đã được Quân Đội Pháp thể hiện trong thực tế : Từ 6 đến 10 lần mỗi năm, một chiến hạm Pháp đi qua Biển Đông để khẳng định ưu thế của luật hàng hải quốc tế. Hoạt động này đã được chú ý, tàu Pháp đã bị tàu Trung Quốc theo dõi nhưng không có sự cố, trong lúc các láng giềng của Trung Quốc thì ghi nhận rằng cho đến gần đây, Pháp quốc gia châu Âu duy nhất có mặt ở vùng Biển Đông.
Theo The Diplomat, một lời khiển trách kỳ lạ vào tháng Tư của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, sau đó bị xóa khỏi bảng ghi chép lại, về một chuyến đi thường lệ của một tàu hải quân Pháp qua eo biển Đài Loan, là dấu hiệu phản ánh điều có thể gọi là thái độ bực bội của Bắc Kinh trước sự hiện diện của Pháp ở những khu vực mà Trung Quốc có quyền lợi.
Trung Quốc cũng có thể là không hài lòng với nỗ lực vươn ra thế giới của Pháp. Ngay cả đánh giá của Ủy Ban Châu Âu về Trung Quốc, theo đó nước này vừa là đối tác hợp tác và đàm phán, vừa là đối thủ cạnh tranh kinh tế, vừa là đối thủ mang tính hệ thống (hay là toàn diện), cũng làm Bắc Kinh bất bình.
Kinh tế sẽ gắn bó Pháp, Châu Âu với Trung Quốc
Tuy nhiên, khía cạnh kinh tế của quan hệ Trung Quốc-Pháp và Trung Quốc – Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ là chất keo giữ cho các mối quan hệ không bị lơi lỏng.
Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng thứ hai của châu Âu sau Hoa Kỳ. Thương mại hai chiều giữa khối Liên Âu và Trung Quốc đã tăng lên 1,5 tỷ euro mỗi ngày.
Giá trị cao của quan hệ thương mại đã được củng cố vào cuối tháng 3 khi Paris và Bắc Kinh ký các thỏa thuận trị giá 40 tỷ euro, bao gồm việc bán 300 máy bay Airbus và hợp đồng với Tập Đoàn Điện Lực Pháp EDF về một trang trại năng lượng gió ngoài khơi ở Trung Quốc.
Bất chấp sự chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu và thách thức của việc điều hòa lợi ích giữa hơn hai chục quốc gia thành viên, việc duy trì ổn định trong quan hệ giữa Paris, Bruxelles và Bắc Kinh là điều rất cần thiết cho Trung Quốc, đặc biệt là khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục sôi sục.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190506-phap-chu-tam-den-bien-dong-va-chau-a-trung-quoc-buc-tuc

Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm

vì Mỹ dọa đánh thêm thuế

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm hôm 6/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng gấp đôi thuế lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc.
Việc này khiến giới quan sát đặt câu hỏi về việc liệu có đạt được một thỏa thuận thương mại giữa hai bên.
Ông Trump viết trên Twitter rằng mức thuế mới của Hòa Kỳ sẽ được đưa ra vào thứ Sáu.
Những bình luận gần đây cho thấy hai bên ‘gần đạt được’ một thỏa thuận thương mại.
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang ‘rất, rất gần’
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Hàng Trung Quốc vào VN để tránh thuế Mỹ?
Một phái đoàn 100 thành viên của Trung Quốc dự định sẽ tới Washington trong tuần này đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại.
Truyền thông Hoa Kỳ cho hay Trung Quốc hiện đang xem xét việc hủy bỏ các cuộc đàm phán vốn dự kiến nối lại vào thứ Tư.
Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa bình luận chính thức về các tweet của ông Trump.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3,7%, trong khi Shanghai Composite giảm 5,3%.
Tương lai của thị trường chứng khoán Mỹ được nhìn thấy qua phiên giao dịch đầu tuần ảm đạm của Phố Wall.
Michael Hirson, giám đốc châu Á tại Eurasia Group, cho biết “việc lại bất ngờ tăng thuế diễn ra vào lúc các cuộc đàm phán thương mại đi vào giai đoạn cuối”.
“Động thái của ông Trump khiến các cuộc đàm phán trở nên không chắc chắn, và hiện đối mặt với nguy cơ bế tắc – thậm chí sẽ kéo dài qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.”
Ông Trump nói gì?
Tổng thống Mỹ viết trên Twitter rằng mức thuế 10% hiện thời đối với một số hàng hóa sẽ tăng lên 25% vào thứ Sáu và 325 tỷ đôla hàng hóa chưa đánh thuế có thể phải đối mặt với mức thuế 25% “trong thời gian ngắn”.
“Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng diễn tiến quá chậm, vì họ tìm cách đàm phán lại. Không!” Ông Trump viết trên Twitter.
Sau khi áp thuế lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau vào năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán và trong những tuần gần đây, dường như tiến gần đến một thỏa thuận thương mại.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin mô tả các cuộc đàm phán được tổ chức tại Bắc Kinh có “hiệu quả”.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với Fox News rằng tweet của tổng thống là một cảnh báo.
“Tôi nghĩ rằng tổng thống đưa ra một cảnh báo ở đây, rằng, bạn biết đấy, trước đó chúng tôi đã nhượng bộ, chúng tôi đã tạm ngưng đánh thuế 25% xuống 10% và sau đó chúng tôi đã để như vậy.
“Điều này không thể cứ tiếp tục nếu các cuộc đàm phán không diễn ra,” ông nói.
Thỏa thuận sẽ không đạt được?
Cho đến nay, Mỹ đã áp thuế quan lên 250 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, và cáo buộc Bắc Kinh thực hành thương mại không công bằng.
Bắc Kinh đáp trả bằng cách đánh thuế lên 110 tỷ đôla hàng hóa của Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Hoa Kỳ bắt đầu “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”.
Theo các báo cáo, trong những ngày gần đây, giới chức Mỹ trở nên thất vọng khi Trung Quốc tìm cách quay trở lại với các cam kết trước đó về một thỏa thuận thương mại.
Các điểm mấu chốt là làm thế nào để thực thi một thỏa thuận một cách nhanh chóng để đẩy lùi thuế quan đã ấn định và các vấn đề xung quanh bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Tom Mitchik, chuyên gia kinh tế cao cấp của Bloomberg economics, cho biết: “Có thể các cuộc đàm phán đang bị phá vỡ, với việc Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ không đáng kể, và do đó tăng thuế quan là một triển vọng không tránh khỏi.
“Nhiều khả năng, theo quan điểm của chúng tôi, đe dọa mới này [của Hoa Kỳ] là một nỗ lực để có được một vài nhượng bộ nhỏ trong những ngày cuối của cuộc đàm phán.”
Tăng thuế sẽ ảnh hưởng gì?
Động thái mới nhất của ông Trump là tăng thuế đối với hơn 5.000 sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, từ hóa chất đến hàng dệt may và hàng tiêu dùng.
Tổng thống Mỹ ban đầu áp mức thuế 10% lên các mặt hàng này vào tháng Chín, và dự kiến sẽ tăng thêm thuế vào tháng Giêng, nhưng đã hoãn việc này khi các cuộc đàm phán tiến triển.
Tuy nhiên, các công ty của Mỹ và quốc tế đều cho biết họ đang bị tổn hại bởi cuộc chiến thương mại này.
Những lo ngại về thuế quan tiếp tục leo thang hơn nữa đã gây sụt giảm thị trường chứng khoán thế giới vào cuối năm ngoái.
IMF đã cảnh báo một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48173397

TQ đập tan tin Phó thủ tướng hủy đi Mỹ để trả đũa tăng thuế:

Đoàn đàm phán đang chuẩn bị!

Chính phủ Trung Quốc chiều 6/5 lên tiếng trước thông báo của tổng thống Donald Trump về việc Mỹ chuẩn bị tăng thuế quan áp lên 200 tỉ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc.
Đề cập đe dọa của ông Trump, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng cho hay, “Liên quan đến việc Mỹ đe dọa tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc thì những tình huống tương tự cũng từng diễn ra trước đây. Trung Quốc có lập trường và thái độ hết sức rõ ràng, và phía Mỹ cũng hiểu rõ điều này”.
Ngày 5/5 (giờ địa phương), tổng thống Trump bất ngờ lên Twitter tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Theo đó, mức thuế áp lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25% từ ngày 10/5 tới. Ngoài ra, 325 tỉ USD hàng hóa khác của nước này cũng sẽ sớm chịu chung số phận.
Động thái của ông chủ Nhà Trắng làm dấy lên lo ngại đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ đổ vỡ, khi Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận hé lộ Bắc Kinh đã cân nhắc khả năng hoãn chuyến đi Mỹ của phái đoàn đàm phán do Phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu.
Sau tuyên bố của ông Trump, phía Trung Quốc đang cân nhắc tới khả năng hoãn chuyến đi tới Mỹ của cố vấn thương mại Lưu Hạc, vốn dự kiến diễn ra vào ngày 8/5 tới, để tiến hành vòng đàm phán được cho là cuối cùng giữa hai bên – Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Trả lời về vấn đề này, ông Cảnh Sảng nói, “Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã tiến hành được 10 vòng đối thoại và thu được kết quả tích cực. Trong thời điểm cấp bách, chúng tôi vẫn hy vọng Mỹ và Trung Quốc cùng nỗ lực, cùng tiến lên, đấu tranh để đạt được thỏa thuận thắng lợi cho cả đôi bên trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”.
“Liên quan đến vòng đàm phán thương mại tiếp theo, dư luận trong nước và quốc tế hết sức quan tâm và xã hội quốc tế cũng có nhiều bình luận. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu tình hình liên quan. Tại đây tôi có thể nói rằng, đoàn đại biểu Trung Quốc đang chuẩn bị sang Mỹ đàm phán.”
Phát ngôn của chính phủ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ bơm tín hiệu tích cực giúp thị trường khôi phục, sau khi những dấu hiệu xáo trộn đã xuất hiện vì các dòng tweet bất ngờ của tổng thống Mỹ.
Sau tuyên bố của ông Trump, đồng nhân dân tệ ngay lập tức có cú giảm giá mạnh nhất trong hơn 3 năm trong khi chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 3% và 4%. Song song với đó, Chỉ số đo lường nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư (VIX) đã tăng tới 15%.
http://biendong.net/diem-tin/27808-tq-dap-tan-tin-pho-thu-tuong-huy-di-my-de-tra-dua-tang-thue-doan-dam-phan-dang-chuan-bi.html

“Con cưng” từ cải tổ quân đội của ông Tập đại công cáo thành,

 áp đảo Mỹ, TQ còn sợ gì mà không dám tung hô?

Tờ Thời báo Hoàn Cầu mới đây lên tiếng giải thích về báo cáo của Reuters, cho rằng các tên lửa do Trung Quốc phát triển đã có thể áp đảo vũ khí của Mỹ.
Tên lửa Trung Quốc đang vượt lên so với Mỹ?
Hãng Reuters ngày 25/4 đăng tải phân tích, nói rằng các mẫu tên lửa của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày nay có nhiều ưu việt, “thể hiện qua tên lửa đạn đạo, tên lửa chống hạm và tên lửa siêu thanh”.
Một quan chức quân đội Mỹ, đánh giá “sức mạnh của tên lửa Trung Quốc đã áp đảo hệ thống phòng ngự của chúng tôi”.
Theo báo cáo, trong khoảng gần 20 năm Mỹ bị sa lầy trong các cuộc chiến tranh chống khủng bố, PLA đã tận dụng thời gian này để duy trì liên tục việc tăng trưởng ngân sách và tăng tốc cải thiện kỹ thuật, xây dựng và triển khai kho vũ khí tên lửa.
Quan chức trên cho hay, trong hầu hết các loại tên lửa – trên bộ, trên máy bay hay tàu chiến, tàu ngầm, sản phẩm của Trung Quốc có thể sánh ngang với các loại hình vũ khí tương ứng của Mỹ và đồng minh, thậm chí có phần vượt trội.
Điều khiến Lầu Năm Góc “nóng mắt” là Bắc Kinh đã có được “sự lũng đoạn thực chất” trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo mặt đất tầm trung và tên lửa hành trình. Do Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) – cấm đôi bên triển khai tên lửa mặt đất có tầm bắn 500-5.500km, Trung Quốc đã tranh thủ bố trí loại tên lửa này trên quy mô lớn, bao gồm “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-21D.
Dù tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi INF hồi tháng 2, song ưu thế của quân đội Trung Quốc đối với loại vũ khí này sẽ còn được duy trì trong tương lai gần. Reuters cho hay, chính phủ Mỹ nhận định tên lửa tầm trung của Trung Quốc đang trở thành uy hiếp lớn nhất đối với vị thế bá chủ quân sự của Mỹ tại châu Á.
Vào tháng 3 năm ngoái, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) khi đó là ông Harry Harris cảnh báo: “Đối diện với Trung Quốc, chúng ta đang ở vào tình trạng bất lợi bởi tên lửa đạn đạo mặt đất của Trung Quốc đe dọa tàu và căn cứ của chúng ta tại Tây Thái Bình Dương.”
Cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ, đại tá James Fanell nhận xét “Trung Quốc hiện có lực lượng tên lửa đạn đạo hiện đại nhất thế giới và có thể áp đảo các hệ thống phòng thủ mà chúng ta đang triển khai”.
Cuộc chạy đua về tầm bắn
Theo Reuters, bên cạnh các loại vũ khí trong khuôn khổ INF, nhiều mẫu tên lửa của PLA cũng có tính năng vượt trội vũ khí Mỹ, bao gồm hai loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh YJ-12 và YJ-18, có tầm bắn 400km và 540km.
Quân đội Mỹ lo ngại “tên lửa giá rẻ của Trung Quốc có thể ‘triệt tiêu’ chiến hạm đắt nhất lịch sử của Mỹ”, ám chỉ siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Một so sánh được đưa ra, cho thấy tên lửa diệt hạm
Harpoon của Mỹ có giá bán khoảng 1.2 triệu USD, trong khi chi phí đầu tư cho mẫu hạm Ford là 13 tỉ USD, gấp khoảng 10.000 lần so với Harpoon.
Robert Haddick, cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, nay là chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu vũ trụ Mitchell, Mỹ, đánh giá điều khiến tên lửa Trung Quốc nguy hiểm với Mỹ và đồng minh châu Á là PLA đang chiến thắng trong “cuộc đua tầm bắn”.
Haddick mô tả, trong lúc Mỹ có “kỳ nghỉ dài” về phát triển tên lửa trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, thì Trung Quốc đã dồn sức lực để phát triển tầm bắn, nghiên cứu các mẫu tên lửa có thể bay xa hơn các vũ khí đối ứng trong lá chắn của Mỹ-đồng minh.
Theo cựu quân nhân này, Mỹ đã nâng cấp tên lửa Harpoon với tầm bắn đạt 240km nhằm ứng phó với tên lửa diệt hạm tiên tiến của PLA, tuy nhiên “cách biệt so với tên lửa Trung Quốc vẫn rất lớn”.
“Về các phương diện tầm bắn, tốc độ và tính năng cảm biến, tên lửa diệt hạm của Trung Quốc vượt trội so với Mỹ,” Haddick nói.
Lực lượng tên lửa chuyển mình nhờ cuộc đại cải tổ của ông Tập
Các đơn vị tên lửa luôn được trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ triệt để. Nhưng phải dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, đơn vị Pháo binh Số 2 bí mật một thời mới được đưa ra ánh sáng như là thành phần nòng cốt để ông xây dựng quân chủng Lực lượng tên lửa.
Reuters chỉ ra, trong nỗ lực tái cơ cấu toàn diện PLA, năm 2015 ông Tập Cận Bình đã phát động một cuộc đại cải tổ quân đội, với mục tiêu cắt giảm 300.000 quân nhân và đưa PLA thành lực lượng “biết đánh, biết thắng”.
Trong đó, lực lượng tên lửa được đưa lên ngang tầm với lục quân, hải quân và không quân. Hai cựu tướng lĩnh của lực lượng này, các tướng Ngụy Phượng Hòa và Trương Thăng Dân, hiện là thành viên Quân ủy trung ương Trung Quốc – cơ quan quản lý quân đội tối cao do ông Tập làm chủ tịch.
Một “người cũ” khác của Lực lượng tên lửa PLA, tướng Gao Jin, đang được xem là ngôi sao đang lên của quân đội. Khi quân chủng này được thành lập từ đơn vị Pháo binh Số 2, Gao được bổ nhiệm làm lãnh đạo Lực lượng hậu cần chiến lược – một nhánh mới của PLA phụ trách lĩnh vực chiến trường mạng, điện tử và không gian.
Gao là nhân vật then chốt trong lộ trình chuyển đổi Lực lượng tên lửa từ vai trò ngăn chặn hạt nhân sang vai trò kép hiện nay – bao gồm cả lá chắn hạt nhân và mũi nhọn tấn công của PLA.
Ông Tập Cận Bình – người nắm quyền chỉ huy trực tiếp quân đội chính quy lớn nhất thế giới, được Reuters ghi nhận đóng vai trò cốt lõi trong sự “lên ngôi” của các lực lượng tên lửa Trung Quốc, giúp PLA chuyển mình và thách thức vị thế bá chủ của Mỹ tại châu Á.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa là “cốt lõi của khả năng răn đe chiến lược, là trụ cột chiến lược đối với vị thế quốc gia như một cường quốc, và là nền tảng để xây dựng an ninh quốc gia”.
Báo Hoàn Cầu: So sánh khập khiễng
Trước báo cáo của Reuters thể hiện sự phát triển đáng gờm của lực lượng tên lửa Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phỏng vấn các chuyên gia nước này hồi tuần qua, nhận định sức mạnh của tên lửa Trung Quốc đã bị thổi phồng quá nhiều.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, báo cáo so sánh các mẫu tên lửa hiện đại của PLA với tên lửa Harpoon được Mỹ phát triển từ hàng chục năm trước là khập khiễng, và khẳng định ngày nay Mỹ đã trang bị tên lửa diệt hạm tầm xa mới với tầm bắn đạt gần 1.000km cùng tính năng tàng hình.
Hoàn Cầu cho rằng, Mỹ đưa ra lựa chọn khác với Trung Quốc trong phát triển tính năng tên lửa, nên khó có thể xác định đơn giản rằng tên lửa Trung Quốc bay nhanh hơn và mạnh hơn tên lửa cận âm tàng hình.
Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá, trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo, việc Mỹ ngưng biên chế các tên lửa mặt đất có tầm bắn 500-5.500km không chỉ do INF, mà điều này còn phù hợp với nhu cầu trang bị của quân đội Mỹ. Theo đó, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hiện nay có giá thành rẻ hơn tên lửa đạn đạo và độ chính xác khá cao. Chiến hạm Mỹ có khả năng tiếp cận các hải cảng trên toàn thế giới và không cần các loại tên lửa hành trình có tầm bắn quá xa.
Cho đến nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bác bỏ các luận điểm cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc đã có thể đe dọa vị thế của Mỹ.
Theo báo cáo hồi tháng 3 của Hoàn Cầu, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 có kế hoạch tăng 7.5% lên mức 177.49 tỷ USD, có thể dành cho việc tăng lương quân nhân và phát triển các vũ khí, khí tài quân sự mới. Mức tăng này thấp hơn so với 8.1% của năm 2018. Các mức tăng ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh trong các năm 2016, 2017 lần lượt là 7.6% và 7%. Trong giai đoạn 2011-2015, mức tăng này luôn là hai con số.
Hoàn Cầu bình luận, tuy ngân sách quốc phòng nước này đứng thứ hai thế giới nhưng sức mạnh thực tế của quân đội không đạt được vị trí tương ứng và còn cần thời gian lâu dài để phát triển. Tờ này “trấn an”, Mỹ có 11 tàu sân bay với các nhóm chiến đấu hùng mạnh và ngay cả khi Mỹ dậm chân tại chỗ thì PLA phải mất hàng chục năm nữa mới có thể đạt đến trình độ như vậy.
Báo giới Trung Quốc đã trở nên thận trọng hơn với việc phô trương sức mạnh quân sự của PLA sau khi chiến dịch tuyên truyền sáng kiến “Made in China 2025″ – nhằm đưa Trung Quốc thành cường quốc công nghệ hàng đầu – làm dấy lên quan ngại của phương Tây và được cho là tác nhân khiến Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại chống lại Bắc Kinh năm ngoái. Một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ là điều Trung Quốc luôn cố tránh khỏi
http://biendong.net/doc-bao-viet/27806-con-cung-tu-cai-to-quan-doi-cua-ong-tap-dai-cong-cao-thanh-ap-dao-my-tq-con-so-gi-ma-khong-dam-tung-ho.html

Triển vọng triển khai chiến lược biển của TQ

và tác động đối với khu vực

Ngay sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã từng bước đề ra chiến lược xây dựng cường quốc biển nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”. Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp, luật hóa nhiều quy định, trong đó nổi bật là từng bước độc chiếm Biển Đông, phát triển lực lượng hải quân có khả năng tác chiến tại những vùng biển xa, đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển…
Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc
Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc: Thứ nhất, Trung Quốc chú trọng phát triển “toàn diện” kinh tế biển: (i) Thực hiện đồng thời hoạt động khai thác tài nguyên ở các khu vực ven biển với việc khai thác tại các vùng biển ngoài xa. Năm 1991, được sự cho phép của Cơ quan quyền lực đáy đại dương quốc tế, Trung Quốc đã thực hiện khai thác quặng ở khu vực biển rộng 150 ngàn km2. Hiện nay, Trung Quốc đang đề nghị được mở rộng phạm vi khai thác. Ngoài ra, Trung Quốc đã tiến hành 23 cuộc khảo sát tại vùng biển Nam cực và thiết lập các trạm khảo sát ở vùng biển Bắc cực. (ii) Trung Quốc cũng xây dựng và phát triển nhiều ngành, nghề kinh tế biển như nghề cá biển, giao thông vận tải biển, nghề khai thác dầu khí biển, nghề làm muối biển và hóa muối, phát triển nghề đóng tàu biển, nghề du lịch biển gần, phát triển nghề sử dụng nước biển.
Thứ hai, Trung Quốc phát triển kinh tế biển “hiệu quả cao”. (i) Tích cực xây dựng và phát triển những nghề mới về biển, tăng cường năng lực hoạt động của các nghề khai thác thủy sản truyền thống, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nghề và sản phẩm biển trên thị trường trong và ngoài nước. (ii) Không ngừng hoàn thiện các chính sách và pháp luật về quản lý biển, tạo môi trường xã hội công bằng và công khai trong việc phát triển kinh tế biển. Thời gian qua, Trung Quốc đã lần lượt ban hành các chính sách, pháp luật về biển như: “Quy hoạch phát triển biển quốc gia”, “Đề cương quy hoạch phát triển biển toàn quốc”, “Luật Nghề cá nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Quy tắc quản lý tầu thuyền nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Điều lệ hợp tác, khai thác dầu mỏ biển với bên ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Những chính sách và quy định pháp luật này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Trung Quốc. (iii) Trung Quốc cũng dần kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý biển, tăng cường xây dựng cơ cấu quản lý hành chính biển, tạo điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển. Ngay từ năm 1949, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan quản lý biển và các đơn vị kế hoạch kinh tế độc lập ở các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước. Cơ chế quản lý biển kết hợp giữa nhà nước trung ương và địa phương được xác lập nhằm tạo điều kiện phát triển lĩnh vực kinh tế biển.
Thứ ba, Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế biển bền vững: (i) Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển. Để bảo vệ môi trường biển, khai thác sử dụng biển ngày càng có hiệu quả hơn, Trung Quốc hết sức coi trọng công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển; đề ra chiến lược bảo vệ môi trường biển, quy định những quy tắc và căn cứ cơ bản trong việc bảo vệ môi trường biển, từng bước kiện toàn cơ chế quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các ngành, các cấp và các địa phương để bảo vệ tốt môi trường biển. (ii) Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. Trung Quốc rất coi trọng và áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển nhằm đảm bảo cho việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững; ban hành nhiều quy định về thời kỳ cấm đánh bắt cá, khu bảo vệ và chế độ cho cá nghỉ ngơi. (iii) Tăng cường xây dựng sinh thái biển. Trung Quốc đã xây dựng các chính sách, pháp luật về vấn đề này như: Đề cương công tác lập khu bảo vệ tự nhiên biển, Tiêu chuẩn chất lượng nước cho nghề cá, Đề
cương quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc; trong đó có các quy định cụ thể, rõ ràng về việc xây dựng sinh thái biển. Những quy định này đã tạo sơ sở pháp lý cho việc quản lý sinh thải biển đi vào nền nếp… nhằm chấn chỉnh và xây dựng sinh thái biển là những biện pháp quan trọng giúp cải thiện chất lượng môi trường sinh thái, bảo vệ sinh vật và môi trường biển. (iv) Tăng cường quản lý, sử dụng vùng biển. Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm chuẩn hóa công tác quản lý và sử dụng vùng biển. Luật quản lý và sử dụng vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định việc quản lý chủ quyền vùng biển, phân vùng chức năng biển, sử dụng cơ chế bồi hoàn các vùng biển; quy định những căn cứ pháp lý cho việc quản lý, sử dụng các vùng biển.
Về chiến lược khoa học kỹ thuật biển: (i) Trung Quốc định ra phương châm, chính sách lấy kỹ thuật cao- mới làm hạt nhân, thực hiện qui hoạch “dựa vào khoa học-kỹ thuật chấn hưng biển”, thực hiện bước chuyển dịch chiến lược điều chỉnh hợp lý nghề biển và phát triển kinh tế biển. Phát triển khoa học kỹ thuật cao về biển phải phục vụ phương hướng phát triển trên, có trọng điểm. (ii) Phải nâng cao trình độ kỹ thuật thực dụng, nắm chắc cải tạo kỹ thuật. (iii) Trong khi đẩy mạnh khai thác biển, từng bước hình thành hệ thống phát triển kỹ thuật biển tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu kinh tế biển Trung Quốc phát triển nhanh, sớm thoát khỏi tình trạng kỹ thuật cao-mới chủ yếu dựa vào nhập khẩu.
Về mục tiêu: Mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu đến năm 2050 vươn lên trở thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mỹ trên cơ sở ‘cải cách, mở cửa’ và ‘trỗi dậy hòa bình’. Trung Quốc cho rằng thời gian từ nay đến năm 2020 là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc phát triển. Vì vậy, xu thế chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm tới là cố gắng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài một cách hài hòa, tránh các biện pháp cực đoan, không đối đầu với Mỹ, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, duy trì môi trường hòa bình, hòa dịu.
Những thuận lợi và khó khăn khi Trung Quốc triển khai chiến lược biển
Đầu tiên, Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang và sẽ đi theo con đường phát triển truyền thống đã thành quy luật của các cường quốc trong lịch sử như Mỹ, Anh, Nhật Bản… Đó là phát triển sức mạnh biển với hải quân làm trung tâm theo tư tưởng của Alfred Mahan, nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Trung Quốc hiện nay. Sự điều chỉnh rõ nét nhất của Trung Quốc là thúc đẩy phát triển chiến lược biển một cách toàn diện xét về cả mục tiêu, lĩnh vực và biện pháp thực hiện, chứ không chỉ tập trung vào mỗi hải quân và thương mại như các cường quốc thời kỳ trước. Trung Quốc xây dựng chiến lược biển toàn diện nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trên biển, và để tạo vỏ bọc hòa bình cho chiến lược phát triển lực lượng nòng cốt là hải quân.
Điều kiện thuận lợi để Trung Quốc có thể theo đuổi được một chiến lược toàn diện là do đã có tích lũy sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, có tốc độ phát triển trình độ khoa học và công nghệ cao trong lĩnh vực nghiên cứu biển và công nghệ quốc phòng liên quan đến biển, và do thể chế nhà nước cho phép Trung Quốc huy động nguồn lực đó một cách tập trung. Bên cạnh đó, nhận thức và quyết tâm chính trị của Trung Quốc trong việc phát triển thành cường quốc biển khá cao và thành quyết sách của lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Quyết sách này đã được thông qua tại Đại hội XVIII, sau đó lần lượt được cụ thể hóa bằng các biện pháp thực thi đồng bộ trong tất cả hệ thống chính quyền của Trung Quốc như Quốc hội, Quốc vụ viện, các bộ ngành. Trên cơ sở đó, sức mạnh biển tổng hợp của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nhất là sức mạnh hải quân. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đạt được vị thế của một cường quốc biển. Tính riêng về năng lực hải quân, vẫn thua Mỹ, Nga từ mười đến hai mươi năm. Ngay cả ở phạm vi khu vực, năng lực hải quân Trung Quốc vẫn thua xa Nhật Bản. Vì vậy, Trung Quốc mới ở tầm vóc của một cường quốc khu vực, với mục tiêu “phòng vệ biển gần”, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông và phía bên trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất.
Việc triển khai chiến lược biển và phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc hiện đứng trước một số hạn chế, thách thức nhất định. Một là nguy cơ suy giảm đầu tư cho quốc phòng và hải quân. Tuy được ưu tiên đầu tư một thời gian dài, hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc có xu hướng bước vào giai đoạn phát triển chậm lại, đi kèm đó là nhiều những bất cập và thách thức về kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sớm hay muộn cũng sẽ phải dành nhiều tài nguyên, vật lực, con người, kinh tế cho các vấn đề an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững hơn thay vì chỉ tập trung cho phát triển quốc phòng, gia tăng tiềm lực quân sự bằng sức mạnh răn đe trên biển của hải quân.
Hai làphải căng mỏng lực lượng và dàn trải trên nhiều hướng phát triển. Trung Quốc phải chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu với Mỹ tại eo biển Đài Loan, trong khi cũng muốn có năng lực hỗ trợ yêu sách trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Hoàng Hải, Hoa Đông, vươn ra cạnh tranh ảnh hưởng tại các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai. Điều này buộc họ phải căng mỏng lực lượng ra nhiều hướng, khó phát triển theo một học thuyết, chiến lược nhất quán vì dễ bị động với tình hình.
Ba là hạn chế trong tiếp liệu và cung cấp thông tin tình báo, khả năng tích nhập công nghệ, năng lực viễn hải. Trung Quốc thiếu đồng minh hàng hải, thiếu các trạm trung chuyển, tiếp liệu, bảo dưỡng, sửa chữa và nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn trong quá trình vận hành bên ngoài lãnh thổ khiến cho khả năng hoạt động viễn dương của Trung Quốc bị hạn chế rất nhiều. Do đó, Trung Quốc sẽ phải tìm cách thiết lập một số điểm tiếp cận tại khu vực quanh Ấn Độ Dương như tại eo biển Malacca, eo biển Lomboc, eo biển Sunda. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong tích hợp công nghệ mới, các kỹ năng vận hành, thay thế, khả năng lựa chọn căn cứ, năng lực hải hành của quân nhân. Những điều kiện này có thể phải mất cả một thế hệ hoặc nhiều hơn để khắc phục, đặc biệt khi Trung Quốc tự mình xây dựng lực lượng hải quân nước xanh.
Bốn là tuy đầu tư lớn và tầm ảnh hưởng trên thực địa gia tăng nhanh, nhưng ảnh hưởng chính trị ở khu vực và quốc tế còn thấp. Tuy là nước lớn, đang gia tăng ảnh hưởng nhưng khả năng sáng tạo ra luật chơi mới ở tầm khu vực và toàn cầu của Trung Quốc còn gặp nhiều thách thức. Việc Trung Quốc gần đây tỏ ra bất chấp luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế, có những hành động đơn phương dựa vào sức mạnh để khẳng định vị thế nước lớn của mình trên các vùng biển có tranh chấp với các nước láng giềng đang làm giảm đáng kể uy tín quốc tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thiếu khả năng tạo ảnh hưởng vượt trội trong các hoạt động hải dương quốc tế đa phương, và vẫn giữ tư duy thụ động trong việc giải quyết các vấn đề hải dương toàn cầu.
Năm là căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải khiến Trung Quốc khó triển khai hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế hải dương. Để vươn tới các vùng biển quốc tế, tiếp cận các thị trường thương mại, các nguồn tài nguyên khai thác và đánh bắt, các hạm tàu, thương thuyền của Trung Quốc đều cần vượt qua Biển Đông, Hoa Đông hoặc Hoàng Hải để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là những vùng biển chật hẹp với các quần đảo trải rộng, có các nước láng giềng vẫn lo lắng về những tham vọng đằng sau các dự án hợp tác kinh tế của Trung Quốc, khiến cho việc hợp tác làm ăn kinh tế và đánh bắt, khai thác của Trung Quốc bị hạn chế dù là có nhiều tiềm năng.
Tác động tới khu vực và Việt Nam
Mặc dù còn nhiều hạn chế và thách thức, song quyết tâm phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc là không thay đổi và chiến lược trở thành cường quốc biển là một chiến lược lâu dài mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục theo đuổi. Điều này đưa đến một số tác động và hệ lụy quan trọng đối với khu vực và Việt Nam.
Đối với khu vực, tác động lớn nhất của việc Trung Quốc vươn lên thành cường quốc biển và mở rộng ảnh hưởng ra biển là làm thay đổi trật tự địa – chính trị khu vực với các hệ lụy và biểu hiện sau: Một là thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực. Tuy trong ngắn hạn và trung hạn các nước trong khu vực có thể điều chỉnh để lấy lại cân bằng nhưng về lâu dài, xu thế cán cân bị lệch có thể gây bất ổn định cho môi trường hòa bình của khu vực, khiến các quốc gia cảm thấy bất an phải gia tăng tiềm lực quốc phòng hoặc liên minh, liên kết để lấy lại trạng thái cân bằng của khu vực.
Hai là cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn, hiệu lực luật pháp quốc tế suy giảm. Thực hiện chiến lược phòng vệ biển gần,Trung Quốc sẽ phải tìm cách “đẩy” Mỹ ra khỏi bờ Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tất yếu sẽ dễ sinh ra va chạm với các nước lớn khác, làm gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, ảnh hưởng của chính trị cường quyền, “ngoại giao pháo hạm” sẽ gia tăng, vai trò của các thể chế quốc tế, luật pháp quốc tế và các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực sẽ bị thách thức.
Ba là gia tăng chi tiêu quốc phòng. Việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng tiềm lực quốc phòng sẽ có tác động dây chuyền làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Tuy chưa tới mức chạy đua vũ trang, việc gia tăng nhanh chóng chi tiêu quốc phòng ở khu vực cũng báo hiệu các xung đột hoặc sự cố rất dễ xảy ra.
Bốn là đe dọa an ninh, an toàn hàng hải. Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ và kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch từ Hoa Đông và Biển Đông qua Malacca đi Trung Đông, thách thức vai trò của Mỹ và Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến tự do và an toàn hàng hải khu vực. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy trước mắt Trung Quốc có thể sẽ chưa dám thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ khi Mỹ không đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích quốc gia và các tuyến thương mại huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Cùng tồn tại với đổi thủ chính và cùng cạnh tranh để mưu cầu lợi ích khi còn có thể đang là cách mà Trung Quốc triển khai chiến lược cường quốc biển của họ. Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ muốn đẩy Mỹ và các đối thủ khác ra khỏi khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đang làm ở Biển Đông giống như những gì mà hải quân Mỹ đã làm trong thế kỷ 19 để kiểm soát vùng Caribe và vịnh Mexico, tạo nên địa vị thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu và gia tăng mạnh mẽ vị thế của Mỹ là một siêu
cường thế giới. Những điều Trung Quốc đang tìm kiếm không phải là để đương đầu với hải quân Mỹ – một cuộc chiến mà Trung Quốc không thể giành chiến thắng hiện nay – mà là gây sức ép nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực. Sức mạnh của hải quân không nằm ở một chiếc tàu chiến đơn lẻ, mà nằm ở hạm đội tàu. Trung Quốc đang phát triển hạm đội mặc dù hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với Mỹ. Trong bối cảnh đó, nguy cơ nảy sinh những tình huống đối đầu là hiện hữu, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Năm là gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực trở nên phức tạp hơn do Trung Quốc sẽ có thiên hướng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Cùng với đó, việc Trung Quốc tăng cường triển khai chiến lược trở thành cường quốc biển sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là thương mại, và tăng cường hợp tác biển quốc tế.Việc gia tăng đầu tư cho ngành đóng tàu và các dịch vụ biển giúp giảm chi phí và tạo thuận lợi hóa cho thương mại qua đường biển, giúp thương mại phát triển. Bản thân các ngành kinh tế biển được đầu tư cũng góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành kinh tế quốc nội khác phát triển theo. Khi Trung Quốc và các nước trong khu vực cùng tăng cường năng lực biển thì hợp tác biển sẽ ngày càng phát triển, như hợp tác nghiên cứu khoa học biển, hợp tác phòng chống tội phạm trên biển, hợp tác cùng khai thác, cứu trợ cứu nạn…
Đối với Việt Nam, ngoài các tác động chung đối với khu vực nói trên, là nước láng giềng cận kề nên ta sẽ phải chịu “sức ép” từ việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển sớm nhất, nhất là sức ép về tranh chấp chủ quyền biển đảo. Điều này hiện nay đã trở nên rõ ràng, buộc Việt Nam phải gấp rút nâng cao năng lực quốc phòng và chấp pháp để tự vệ. Khi chính trị cường quyền ngày càng có ảnh hưởng, vai trò của luật pháp quốc tế và ASEAN, hai công cụ quan trọng của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông cũng sẽ chịu nhiều thách thức, đặt ra những khó khăn không nhỏ cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước.
http://biendong.net/bien-dong/27800-trien-vong-trien-khai-chien-luoc-bien-cua-tq-va-tac-dong-doi-voi-khu-vuc.html

TQ giàu nhì thế giới, vẫn được ưu đãi cho vay

Nhật Bản cân nhắc vẫn chấp nhận đầu tư Trung Quốc nhưng không hỗ trợ tài chính.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso hôm 4/5 tuyên bố trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, cần giảm các khoản vay dễ dãi cho những nước như Trung Quốc.
Theo lập luận của ông Taro Aso, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mức thu nhập cũng tăng nhưng cho đến nay vẫn nhận được các khoản vay lãi suất thấp.
Trung Quốc chiếm đến 12% các hợp đồng của ADB trong năm 2018, chỉ đứng sau Ấn Độ.
Bộ trưởng Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc nên bị giảm các khoản vay dễ dãi được hỗ trợ bởi ADB.
“Để sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn, ADB nên ưu tiên hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương và có thu nhập thấp, bao gồm các đảo quốc nhỏ” -  Bộ trưởng Aso nhận định.
Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng chỉ trích việc Bắc Kinh mạnh tay cho các nền kinh tế đang phát triển vay tiền thông qua sáng kiến “Vành đai Con đường”. Những khoản vay như vậy khiến các nước ngập trong nợ nần và gọi kiểu đầu tư của Bắc Kinh là “bẫy nợ”.
Nhật Bản đã chấm dứt hỗ trợ phát triển cho Bắc Kinh từ tháng 3/2019.
Đây không chỉ là mối quan ngại của Nhật Bản.
Ngay cả ADB cũng nhận ra điều này. Tháng trước, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho biết ngân hàng này sẽ tập trung vào các dự án thân thiện môi trường tại Trung Quốc và những dự án có tác động tích cực đến các nước láng giềng.
Ngân hàng thế giới (WB), cùng Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho ADB, cũng dự kiến cắt giảm các khoản vay cho Trung Quốc.
Tân Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới là người Mỹ- ông David Malpass khẳng định, các khoản vay góp phần giúp các nền kinh tế phát triển, nhưng ông đồng thời cảnh báo về vấn đề cho vay của Trung Quốc.
“Nếu việc cho vay không được tiến hành trong minh bạch, nếu việc vay nợ không mang lại kết quả thuyết phục (về mặt phát triển của một quốc gia), thì khối nợ có thể là một gánh nặng đáng kể cho nền kinh tế” – ông David Malpass cảnh báo.
Hai ngân hàng thuộc quyền kiểm soát của nhà nước Trung Quốc là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay một lượng tiền còn lớn hơn cả khoản tiền cho vay của WB, theo báo cáo từ Tạp chí Tài chính Mỹ Financial Times.
Hai ngân hàng trên đã cung cấp khoản vốn vay ít nhất cũng là 110 tỷ USD (69,2 tỷ Euro) tới các chính phủ hoặc các công ty tại các nước đang phát triển trong 2 năm 2009 và 2010.
Chính phủ Trung Quốc vốn vẫn đang “ngồi” trên 2 nghìn tỷ USD (1,26 nghìn tỷ Euro) từ nguồn dự trữ ngoại hối sẵn sàng cấp vốn vay để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược.
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do các công ty Trung Quốc thực hiện (không bao gồm các ngân hàng) chỉ là khoảng 50 tỷ USD (31,5 tỷ Euro) trong năm 2018, bằng khoảng ½ lượng vốn FDI mà các công ty nước ngoài đổ vào Trung Quốc.
Điều này cho thấy hoặc các công ty Trung Quốc chưa thực sự tự tin đầu tư mạnh ra bên ngoài, hoặc Trung Quốc bắt đầu đối mặt với những lời từ chối rót vốn từ các quốc gia khác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27788-tq-giau-nhi-the-gioi-van-duoc-uu-dai-cho-vay.html

Trung Cộng xem xét hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại

sau khi Mỹ đe dọa tăng thuế

Tin từ Bắc Kinh. — Trung Cộng có thể sẽ rút lui khỏi các cuộc đàm phán thương mại được lên lịch trong tuần này với các viên chức Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Donald Trump dùng việc tăng thuế để đe dọa Bắc Kinh.
Trong một bài đăng trên Twitter vào chiều hôm Chủ nhật (5/5), tổng thống Donald Trump cho biết rằng mức thuế 10% hiện tại đối với 200 tỷ mỹ kim hàng hóa của Trung Cộng sẽ tăng lên 25% vào hôm thứ Sáu (10/5). Ông còn đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với khoản hàng hóa bổ sung trị giá 325 tỷ mỹ kim “không lâu sau đó”.
Phó Tổng lý Quốc vụ viện Lưu Hạc của Trung Cộng từng chuẩn bị kế hoạch đưa một phái đoàn lớn đến Washington vào hôm Thứ Tư để ký kết một thỏa thuận thương mại. Nhưng thay vào đó, hai nguồn tin trong cuộc cho biết phía Trung Cộng có thể sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán trong tuần này. Họ cho biết quyết định này có liên quan đến những lời đe dọa mới của tổng thống  Trump. Những lời đe dọa này đã phá bỏ thỏa thuận đình chiến kéo dài sáu tháng, sau khi Bắc Kinh “tìm cách thay đổi” đối với một số cam kết từng thảo luận trước đó.
Trước đó, các viên chức Hoa Kỳ cho rằng vòng đàm phán này có thể sẽ đạt được một thỏa thuận trước hôm thứ Sáu.
Các viên chức Trung Cộng đã từng hủy một chuyến đi vào cuối tháng 9 năm 2018 trong hoàn cảnh tương tự. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-xem-xet-huy-bo-cuoc-dam-phan-thuong-mai-sau-khi-my-de-doa-tang-thue/

TQ lên án cáo buộc của Mỹ

về ‘các trại tập trung’ ở Tân Cương

Hôm 6/5, Trung Quốc đã lên án cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Bắc Kinh lập các trại tập trung giam giữ người Hồi giáo ở vùng Tân Cương hẻo lánh, nói rằng tuyên bố của Washington xa rời thực tế, theo Reuters.
Tuần trước, ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách chính sách châu Á, nói rằng Trung Quốc đã đưa hơn một triệu tín đồ Hồi giáo thiểu số vào “các trại tập trung.”
Một số cựu tù nhân bị giam tại các trại này cho Reuters biết rằng họ từng bị tra tấn trong các cuộc thẩm vấn tại các trại, sống trong các buồng giam đông đúc và hàng ngày bị đối xử tàn bạo, bị ép học các triết lý của đảng, khiến một số người phải tự sát.
Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 6/5 nói rằng nhận xét của ông Schriver “hoàn toàn không đúng sự thật. Ông Cảnh nói thêm rằng khu vực Tân Cương đã ổn định và người dân ở đây đang sống hòa thuận.
Phát ngôn viên này nhắc lại lập trường của Bắc Kinh rằng những nơi chính quyền đang điều hành ở Tân Cương là các trung tâm dạy nghề nhằm giúp ngăn chặn khủng bố.
“Các biện pháp có liên quan được thực hiện hoàn toàn phù hợp với luật pháp, được người dân đồng lòng ủng hộ, và đã có hiệu quả xã hội tốt,” ông Cảnh nói.
“Những lời nói và hành động của quan chức Hoa Kỳ là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Phía Trung Quốc không hài lòng và kiên quyết phản đối,” ông Cảnh Sảng nói.
“Chúng tôi cũng một lần nữa kêu gọi giới chức hữu quan ở Hoa Kỳ tôn trọng sự thật, từ bỏ định kiến, nói và hành động thận trọng và ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc thông qua vấn đề Tân Cương.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 2/5 đã dùng từ “trại cải tạo” để mô tả các địa điểm này và cho biết rằng các hoạt động này của Trung Quốc làm người ta “liên tưởng đến thời kỳ những năm 1930.”
Chính phủ Hoa Kỳ đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc tại Tân Cương, một khu vực rộng lớn giáp biên giới vùng Trung Á, nơi sinh sống của hàng triệu người Uighur và những người thiểu số Hồi giáo khác.
Trung Quốc đã cảnh báo rằng họ sẽ trả đũa “thích đáng” đối với bất kỳ chế tài nào của Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-len-an-cao-buoc-cua-my-ve-cac-trai-tap-trung-o-tan-cuong/4905500.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.