Tin khắp nơi – 04/05/2019
Saturday, May 4, 2019
7:16:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Trump-Putin bàn về hiệp ước hạt nhân mới
có sự tham gia của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông cùng lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm 3/5 thảo luận về khả năng của một hiệp ước mới giới hạn võkhí hạt nhân mà chung cuộc có thể bao gồm Trung Quốc. Nếu thànhhiện thực, đây có thể là một thỏa thuận lớn giữa ba cường quốc nguyêntử hàng đầu của thế giới.Ông Trump cũng cho biết thêm trong cuộc điện đàm kéo dài một giờđồng hồ này ông cùng người đồng cấp phía Nga còn bàn về các nỗ lựcthuyết phục Triều Tiên từ bỏ võ khí hạt nhân, bế tắc chính trị tạiVenezuela, và tình hình Ukraine.
Hiệp ước START Mới 2011, hiệp ước kiểm soát võ khí Mỹ-Nga duynhất giới hạn võ khí hạt nhân chiến lược được triển khai, hết hạn vàotháng Hai năm 2021 nhưng có thể gia hạn 5 năm nếu cả đôi bên đồng ý.
“Tôi nghĩ chúng tôi có thể sẽ sớm khởi động một điều gì đó mà ban đầulà giữa Nga với chúng tôi và sau đó có thể bổ sung Trung Quốc. Chúngtôi sẽ bàn về việc không phổ biến võ khí, bàn về thỏa thuận hạt nhân, vàtôi nghĩ sẽ là một thỏa thuận rất đầy đủ,” Tổng thống Mỹ nói.
Điện Kremlin cho hay cuộc điện đàm do phía Washington đề xướng vàrằng đôi bên nhất trí duy trì liên lạc ở các cấp khác nhau.
Về vấn đề Venezuela, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói ông Trump khẳng định với ông Putin ‘Mỹ đứng về phía người dânVenezuela’ và nhấn mạnh rằng ông muốn đưa phẩm vật cứu trợ vàoVenezuela.
Tổng thống Putin nói với Tổng thống Trump rằng bất kỳ sự can thiệpbên ngoài nào vào chuyện nội bộ của Venezuela đều gây phương hại chokhả năng của một sự chấm dứt chính trị cho cuộc khủng hoảng, theoĐiện Kremlin.
Đối với vấn đề Triều Tiên, Tòa Bạch Ốc cho hay ông Trump nhiều lầnnhắc tới ‘sự cần thiết và tầm quan trọng của việc Nga tăng cường và tiếptục áp lực lên Triều Tiên để phi hạt nhân hóa.’ Điện Kremlin nói cả hainhà lãnh đạo Mỹ-Nga đều nêu bật nhu cầu theo đuổi một bán đảo TriềuTiên phi hạt nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-putin-ban-ve-hiep-uoc-hat-nhan-moi-co-su-tham-gia-cua-trung-quoc-/4903240.html
Mỹ đã tạo cho Trung Quốc nhiều cơ hội,
nguy cơ đánh mất vị thế toàn cầu
Hiện nay, Mỹ đang có nguy cơ nghiêm trọng là đánh mất vị thế của họ như là siêu cường không thể thiếu.Mỹ có một vấn đề lớn trong vai trò lãnh đạo mà đã tạo cho Bắc Kinh nhiều cơ hội để mở rộng các hoạt động mặt trận thống nhất của họ.
Sự lãnh đạo ôn hòa của Mỹ, dựa trên số lượng đáng kể sức mạnh mềm, vai trò đi đầu về kinh tế và năng lực quân sự, được cho là cách tốt nhất để giảm thiểu các hoạt động mặt trận thống nhất và các hoạt động gây ảnh hưởng khác của Trung Quốc.
Tuy vậy, sự phân tán chiến lược các nguồn lực của Mỹ tới Iraq và Afghanistan dưới thời Tổng thống George W.Bush và những thiếu sót trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Obama đã dẫn đến việc nhượng lại sân chơi cho tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Hai cựu quan chức chính quyền Obama mới đây đã kết luận, Mỹ về cơ bản đã hiểu sai các viễn cảnh về sự trỗi dậy hòa bình và tự do hóa của Trung Quốc và như là kết quả của việc mơ tưởng và xao lãng chiến lược;
Mỹ hiện phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh năng động và mạnh mẽ nhất của họ trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên, bất chấp những thiếu sót này, chưa bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào về cam kết cơ bản của Mỹ đối với trật tự quốc tế tự do cho đến chính quyền Donald Trump.
Hiện nay, Mỹ đang có nguy cơ nghiêm trọng là đánh mất vị thế của họ như là siêu cường không thể thiếu.
Trong việc thúc đẩy “nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Trump đã đặt câu hỏi về giá trị của các liên minh với Mỹ, rút khỏi Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cân nhắc lại cam kết của Washington đối với các thỏa thuận thương mại tự do đa phương và song phương khác, rút khỏi các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump vào tháng 3/2018 áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu thép và nhôm, điều sẽ giáng đòn mạnh lên các nước liên minh châu Âu (EU), đã làm quan hệ Mỹ-EU trở nên phức tạp hơn nữa và chọc giận các đồng minh chủ chốt như Canada.
Khi chính quyền Donald Trump thực hiện những đe dọa áp thuế hà khắc vào tháng 5, EU, Canada và Mexico đã phản ứng trong choáng váng.
Các cuộc thăm dò của Viện Gallup gần đây cho thấy mức độ nghiêm trọng của thách thức đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Năm 2017, tỷ lệ ủng hộ trung bình trên toàn cầu cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên 134 quốc gia đã giảm xuống còn 30% từ mức 48% trong năm 2016.
Đây là mức thấp kỷ lục đối với cuộc khảo sát toàn cầu này.
Điều này đặt sự ủng hộ cho vai trò lãnh đạo của Mỹ chỉ ngang với Trung Quốc và cao hơn một chút so với Nga.
Sự phản đối đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ, ở mức trung bình 43% trên toàn thế giới, cao hơn đáng kể so với mức trung bình với Nga (36%), Trung Quốc (30%) và Đức (25%).
Đáng chú ý, những mất mát lớn nhất trong sự ủng hộ dành cho vai trò lãnh đạo của Mỹ xảy ra ở các nước đồng minh truyền thống.
Ở Canada, sự ủng hộ dành cho vai trò lãnh đạo của Mỹ đã sụt giảm từ 60% xuống 20%.
Ở châu Âu, 18 nước đồng minh NATO đã nhận thấy sự giảm sút đáng kể trong tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo của Mỹ ở các nước như Ba Lan (51%), Bỉ (44%), Na Uy (42%), Anh (26%) và Đức (21%).
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, câu chuyện tương tự cũng diễn ra trong năm 2017. Tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ tụt xuống mức thấp mới ở Australia, New Zealand và Singapore, tất cả đều giảm hơn 30%.
Với mức độ nghi ngờ và phản đối như vậy, một nỗ lực do Mỹ đi đầu nhằm hình thành một cách tiếp cận chung giữa các nền dân chủ tự do để chống lại các hoạt động mặt trận thống nhất của Trung Quốc sẽ vướng phải nhiều khó khăn ngay từ đầu.
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017 của chính quyền Tổng thống Donald Trump gần như không giải quyết được những lo ngại về vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Mặc dù, chiến lược an ninh quốc gia cùng với chiến lượng quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump đều xác định Trung Quốc là thách thức lớn nhưng không chứng minh được rằng Washington hiểu thấu đáo về thách thức này của Trung Quốc.
Nhiều đồng minh coi chính quyền Trump mới là bên đáng quan tâm trong vai trò lãnh đạo toàn cầu (Ảnh: Bloomberg).
Nhiều đồng minh coi chính quyền Donald Trump mới là bên quan tâm chứ không phải Trung Quốc, trong việc sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế tự do.
Các đồng minh cũng lo lắng về trách nhiệm tài chính, các ưu tiên chi tiêu và ưu đãi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump đã tiến hành cắt giảm thuế quan lớn, các biện pháp thương mại bảo hộ và giảm chi tiêu trong khi cắt giảm những nguồn lực đang hỗ trợ cho các khía cạnh quan trọng khác của quốc gia Mỹ như Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID).
Do đó, bước quan trọng đầu tiên trong việc định hình phản ứng sẽ là giải quyết sự chia rẽ giữa các đồng minh của Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27744-my-da-tao-cho-trung-quoc-nhieu-co-hoi-nguy-co-danh-mat-vi-the-toan-cau.html
Cả Mỹ và TQ sẽ có lợi khi Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân
Cả Mỹ và Trung Quốc đều có nhiều lợi ích chung trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên tại thành phố Vladivostok đã kéo dài hơn 3 giờ với những kết quả được cả hai nhà lãnh đạo đánh giá “rất hài lòng”.
Trả lời phóng viên sau cuộc gặp, Tổng thống Vladimir Putin cho biết sẽ thông báo các nội dung liên quan đến cả Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, tại một cuộc họp báo ngày 24/4/2019 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Nga và Triều Tiên trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù Washington chưa đưa ra bình luận gì về cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều nhưng bài viết này sẽ đưa thêm một số nhận định về lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc trong việc phối hợp giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Thứ nhất, mặc dù Trung Quốc và Mỹ chủ trương thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, nhưng hợp tác trên lĩnh vực an ninh, nhất là tại Đông Á còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến nhu cầu hợp tác chung giữa hai bên.
Giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên có thể tạo cơ hội cho Trung-Mỹ tăng cường hợp tác an ninh, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác, góp phần ổn định quan hệ Trung-Mỹ.
Từ sau khi Tổng thống Donald Trump xác định Trung Quốc là “đối thủ”, xung đột chiến lược và ma sát thương mại Mỹ-Trung càng trở nên gay gắt, hai bên, nhất là Trung Quốc, càng cần tìm kiếm cơ hội hợp tác mới để giảm căng thẳng quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước đi vào quỹ đạo bình thường.
Thứ hai, Mỹ-Trung đều mong muốn có một môi trường ổn định và đều coi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một điều kiện tất yếu để đạt được mục tiêu này.
Ngăn chặn sự uy hiếp bằng vũ khí hạt nhân, ngăn chặn chạy đua hạt nhân, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đều thuộc về lợi ích của cả hai nước.
Tại Đông Bắc Á, ngoài Bình Nhưỡng, cả Tokyo và Seoul đều chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân. Trung Quốc và các đồng minh chủ yếu của Mỹ cũng như ngay cả bản thân nước Mỹ sẽ là nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của nguy cơ hạt nhân.
Động lực chủ yếu thúc đẩy chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên là các lợi ích kinh tế và an ninh.
Trên mặt trận kinh tế, mặc dù cán cân thương mại hai bên nghiêng về phía Triều Tiên, nhưng một thị trường khu vực cởi mở và ổn định vẫn có lợi cho Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc.
Quyền tiếp cận cảng biển không bị đóng băng ở Rason, nơi có cảng Rajin, có thể rút ngắn các tuyến vận tải biển từ Trung Quốc đến Nhật Bản, các thành phố ở phía nam Trung Quốc và các nước khác ở Đông Nam Á.
Hàng hóa được vận chuyển qua Rajin chủ yếu là gỗ xẻ, than đá và các vật liệu thô dùng trong xây dựng mà phần lớn đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, cả Trung Quốc và Mỹ đều có nghĩa vụ pháp lý đối với bán đảo Triều Tiên. “Hiệp định hữu nghị hợp tác hỗ trợ lẫn nhau Trung-Triều” ký năm 1961 vẫn có hiệu lực. Như vậy, Trung Quốc vẫn có nghĩa vụ đồng minh theo pháp lý đối với Triều Tiên.
Tương tự như vậy, Mỹ cũng có nghĩa vụ đồng minh với Hàn Quốc theo quy định của “Hiệp ước phòng vệ chung Mỹ-Hàn” ký năm 1953.
Đây là một thực tế mà Trung Quốc và Mỹ không thể không tính đến và những nghĩa vụ này đương nhiên ảnh hưởng đến tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thứ tư, bắt đầu từ năm 2003, sau khi Triều Tiên rút khỏi “Hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân”, nguy cơ hạt nhân Triều Tiên lại bùng phát. Mỹ và Trung Quốc chủ trương giải quyết qua con đường đối thoại.
Hai bên Trung, Mỹ đã có sự hợp tác, cùng thúc đẩy tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên và đạt được những kết quả nhất định.
Đáng chú ý, các bên đã đi đến “Tuyên bố chung 19/9/2005” và “Văn bản hành động thực hiện ngày 13/2/2007”.
Sau hai văn bản này, với sự chủ động của Trung Quốc và phối hợp của Mỹ, trong khuôn khổ đàm phán 6 bên, các nhóm công tác gồm “nhóm Mỹ-Triều”, “nhóm Nhật-Triều”, “nhóm phi hạt nhân hóa”, “nhóm năng lượng” và “nhóm cơ chế hòa bình an ninh Đông Bắc Á” đã được thành lập, hoạt động cho đến năm 2013 khi Triều Tiên rút khỏi đàm phán 6 bên.
Theo đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều có nhận thức chung nhất định về tầm quan trọng, tính cần thiết và mục tiêu của quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Những nhận thức chung này vẫn có thể là nhân tố thuận lợi cho sự hợp tác Trung-Mỹ trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Thứ năm, hai bên đều có nhu cầu nâng cao ảnh hưởng quốc tế của mình thông qua tiến trình thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và bảo đảm hòa bình cho bán đảo cũng như ổn định của khu vực Đông Bắc Á.
Hoàn thiện cơ chế và hệ thống biện pháp cấm phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những lĩnh vực mà Mỹ muốn thông qua đó để thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới của mình.
Trung Quốc thì muốn nêu cao vai trò “nước lớn có trách nhiệm”, nhất là sau khi đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010.
Điều này có nghĩa là Bắc Kinh và Mỹ chia sẻ lợi ích và ủng hộ việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Do Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế nên các mối quan ngại đã gia tăng về khả năng thiếu hụt công nghệ hạt nhân ở Triều Tiên, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn và quản lý tai nạn hạt nhân.
Sự quan ngại như vậy đã trở nên rõ ràng vào tháng 9/2017, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6, khi các báo cáo về việc một địa điểm thử hạt nhân bị sụp đổ làm dấy lên những quan ngại về khả năng tràn phóng xạ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27738-ca-my-va-tq-se-co-loi-khi-ban-dao-trieu-tien-phi-hat-nhan.html
Mỹ có thể sẽ tiếp tục gây sức ép tối đa
lên Triều Tiên, nhất là kinh tế
Căn cứ vào lợi ích cốt lõi và lâu dài của Mỹ, bài viết này sẽ phân tích sách lược Mỹ có thể lựa chọn để xử lý bế tắc do vấn đề hạt nhân của Triều Tiên gây ra.Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng ngày 26/4/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh những tuyên bố của người đồng cấp Nga Vladimir Putin về vấn đề Triều Tiên sau cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều Tiên.
Ông Trump cho biết thêm Trung Quốc đang giúp sức bằng cách tiến hành các nỗ lực hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Đồng thời, khẳng định ông rất cảm kích về sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại thành phố cảng Vladivostok của Nga.
Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận việc tăng cường quan hệ song phương cũng như nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, bao gồm các biện pháp trừng phạt liên quan hồ sơ hạt nhân Triều Tiên.
Căn cứ vào lợi ích cốt lõi và lâu dài của Mỹ, bài viết này sẽ phân tích sách lược Mỹ có thể lựa chọn để xử lý bế tắc do vấn đề hạt nhân của Triều Tiên gây ra.
Đối với bán đảo Triều Tiên, chắc chắn Mỹ muốn và hiểu được cần phải duy trì vai trò chủ đạo số một không bao giờ lay chuyển đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ kiểm soát Hàn Quốc và Nhật Bản bằng quan hệ đồng minh quân sự và chính trị.
Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản tạo thế dựa vào nhau, vừa là di sản của Chiến tranh Thế giới thứ hai, của Chiến tranh Lạnh, lại vừa là hòn đá tảng của hệ thống an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Quân đồn trú có ba tác dụng chủ yếu. Thứ nhất, giải giáp lực lượng vũ trang của Nhật Bản, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Thứ hai, bảo vệ an ninh của các đồng minh, duy trì sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên.
Thứ ba, điều quan trọng nhất là ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở châu Á.
Theo đó, chắc chắn Mỹ sẽ không dỡ bỏ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) một cách dễ dàng.
Quân đội Mỹ nhân cơ hội cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên leo thang để triển khai THAAD. Bởi vì THAAD có thể giúp Mỹ giám sát gần hơn các vụ thử nghiệm và phóng tên lửa liên lục địa.
Đối với các hoạt động viện trợ nhân đạo và nới lỏng trừng phạt, có thể Mỹ sẽ tính đến mức độ viện trợ kinh tế chậm và ít hơn trước khi Triều Tiên chưa từ bỏ vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học, hóa học bằng phương thức giải trừ hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID).
Đồng thời, viện trợ kinh tế của Mỹ cũng không thể quá vội vàng và quá nhiều ngay cả sau khi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và sinh học, hóa học bằng phương thức này.
Nếu không sẽ tạo tiền lệ cho một số quốc gia và tổ chức khủng bố cố tình tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân để hăm dọa thế giới.
Định nghĩa về phi hạt nhân hóa có thể sẽ được Mỹ nghiên cứu, xem xét lại để các bên liên quan có thể đi đến thống nhất về nội hàm của phi hạt nhân hóa.
Hiện tại, định nghĩa của Mỹ chỉ là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân bằng phương thức CVID.
Trong khi đó, cả Triều Tiên và Hàn Quốc cho rằng định nghĩa này nên được hiểu là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố chung Bình Nhưỡng ngày 19/9/2018 sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nêu rõ: “phải khiến cho bán đảo trở thành vùng đất hòa bình không có vũ khí hạt nhân và mối đe dọa từ loại vũ khí này”.
Theo đó, có thể hiểu rằng không chỉ Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân mà mọi vũ khí hạt nhân của tất cả cường quốc hạt nhân cũng không thể đưa vào bằng bất cứ cách nào để đe dọa bán đảo, trong đó có cả Mỹ, Nhật Bản,…
Đối với Mỹ, chính quyền Tổng thống Trump có lẽ sẽ tiếp tục kiên trì gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên, đặc biệt là về kinh tế.
Mỹ càng trừng phạt nghiêm khắc, lập trường càng cứng rắn thì rủi ro chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên lại càng nhỏ. Lúc đó, đàm phán về phi hạt nhân hóa càng có kết quả sớm hơn.
Nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sau năm 2020 mới là cơ hội tốt nhất để xem xét xóa bỏ toàn bộ trừng phạt đối với Triều Tiên.
Về phía Triều Tiên, khó khăn vì phải trả giá cho việc buôn bán hàng cấm vận sẽ không ngừng tăng lên, cần chi nhiều tiền, vàng hơn song lại khó thu về khiến dự trữ tiền, vàng ngày càng cạn kiệt.
Khi đó, tình hình kinh tế của Triều Tiên sẽ trở nên vô cùng khó khăn, chính quyền sẽ có thái độ, mức độ và tốc độ đàm phán từ bỏ hạt nhân khác hơn.
Nguyên nhân khiến cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong-un lần 2 tại Hà Nội thất bại là do bất đồng về lợi ích giữa Mỹ và Triều Tiên quá lớn.
Trong chiến lược của chính quyền Donald Trump, nếu các lệnh trừng phạt nghiêm khắc được nới lỏng thì Triều Tiên có thể sẽ tìm mọi cách làm cho tiến trình phi hạt nhân dậm chân tại chỗ.
Nếu Triều Tiên không đàm phán, không nhượng bộ thì Mỹ chắc chắn vẫn duy trì mức độ trừng phạt hiện tại.
Nếu Triều Tiên tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa mới thì đó là sự khiêu khích nghiêm trọng lâu dài đối với Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, trật tự quốc tế và hòa bình thế giới.
Mỹ phải đệ trình một dự thảo trừng phạt mới nghiêm khắc hơn, Hội đồng Bảo An nhiều khả năng sẽ nhất trí thông qua.
Trong trường hợp đó, các nỗ lực làm dịu căng thẳng của Triều Tiên từ đầu năm 2018 đến nay không thu được bất kỳ lợi ích nào.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27742-my-co-the-se-tiep-tuc-gay-suc-ep-toi-da-len-trieu-tien-nhat-la-kinh-te.html
Mỹ cảnh báo đồng minh về ý định dùng thiết bị Huawei TQ
Hôm 29/4, các quan chức an ninh mạng Mỹ tuyên bố nếu các nước đồng minh muốn sử dụng thiết bị Huawei, Washington sẽ đánh giá lại liệu có nên tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo với họ hay không, theo NTD.Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert L. Strayer, người chịu trách nhiệm phụ trách Internet và Chính sách Thông tin và Truyền thông Quốc tế, đã đưa ra cảnh báo về quan điểm của Mỹ rằng “rất rủi ro nếu sử dụng Huawei hoặc các nhà cung cấp không tin cậy khác, cho bất kỳ linh kiện nào của mạng viễn thông 5G”.
Theo ông Strayer, “nếu các quốc gia khác cho phép và giao cho các nhà cung cấp không đáng tin cậy tham gia hoặc trở thành nhà cung cấp mạng 5G, chúng tôi sẽ phải đánh giá lại mức độ mà chúng tôi chia sẻ thông tin, và cách mà chúng tôi kết nối với họ”.
Khi gặp gỡ các bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên khối NATO tại Washington vào đầu tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã cảnh báo rõ ràng rằng nếu các đồng minh NATO sử dụng công nghệ Trung Quốc trong dự án mạng 5G, Mỹ có thể sẽ hạn chế việc chia sẻ thông tin tình báo.
Ông Pompeo cho biết Mỹ đã hoàn thành việc đánh giá mối đe dọa từ các công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc, và chia sẻ chúng với các đồng minh.
Sau khi các quan chức chính phủ Mỹ liên tục cảnh báo về những rủi ro lớn trong việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ viễn thông của Huawei, có thông tin cho rằng chính phủ Anh dự định cho phép Huawei tham gia một cách “hạn chế” vào việc xây dựng mạng 5G của Anh.
Trung Quốc chìm trong bế tắc – Dưới thời Donald Trump
Theo tờ Daily Telegraph của Anh đưa tin hôm 24/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định cho phép Huawei cung cấp các linh kiện ‘không cốt lõi’ như ăng-ten truyền thông cho mạng 5G của Anh. Thông tin này đã gây ra nhiều lo ngại cho các quan chức Anh, bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, Ngoại trưởng Jeremy Hunt và Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson, người vừa bị sa thải vì cáo buộc làm rò rỉ thông tin về việc sử dụng Huawei.
Trước những nghi vấn của các kênh truyền thông khác, người phát ngôn chính phủ Anh đã từ chối xác nhận thông tin của Daily Telegraph, cho rằng cuộc thảo luận về an ninh quốc gia là thông tin bí mật và những tin tức liên quan sẽ được chính phủ Anh đưa ra vào “thời điểm thích hợp”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27731-my-canh-bao-dong-minh-ve-y-dinh-dung-thiet-bi-huawei-tq.html
Thoả thuận USMCA của Tổng thống Trump
là chiến thắng cho các nhà sản xuất Mỹ
Thỏa thuận USMCA mới đây giữa Hoa Kỳ – Mexico – Canada được Tổng thống Trump ký kết, nhằm thay thế cho Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đã được nhiều nhà lãnh đạo ngành công nghiệp ca ngợi là một chiến thắng cho nền kinh tế Hoa Kỳ.The BL đưa tin, lời khen ngợi được đưa ra ngay sau báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) – đánh giá tác động của USMCA đối với nền kinh tế và các ngành công nghiệp Mỹ.
“Chúng tôi tin rằng USMCA là một chiến thắng lớn cho ngành công nghiệp sữa của Hoa Kỳ, và báo cáo này xác nhận thực tế đó”, Michael Dykes, chủ tịch và CEO Hiệp hội thực phẩm bơ sữa quốc tế cho biết, “Bước tiếp theo là Nghị viện nhanh chóng đưa ra thỏa thuận và bỏ phiếu để thông qua USMCA”.
Báo cáo ITC dựa trên Đạo luật ưu tiên thương mại và trách nhiệm hành động của Nghị viện lưỡng đảng năm 2015.
“Uớc tính USMCA sẽ làm tăng GDP thực tế của Hoa Kỳ thêm 68,2 tỷ đô la (0,35 %) và tăng 176.000 việc làm (0,12 %)”, theo báo cáo, “USMCA có thể sẽ tác động tích cực đến thương mại Hoa Kỳ, gồm cả đối tác USMCA và phần còn lại của thế giới”.
“USMCA là một chiến thắng cho các nhà sản xuất”, theo bà Linda Dempsey, Phó chủ tịch các vấn đề kinh tế thuộc Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất công nghiệp.
Bà Linda nói thêm: “Thỏa thuận này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ và hỗ trợ 2 triệu việc làm trong ngành sản xuất Mỹ, phụ thuộc vào xuất khẩu của chúng tôi đến Canada và Mexico”.
Tổng thống Donald Trump nói chuyện với Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia tại khách sạn Mandarin Oriental, vào ngày 29/9/2017, tại Washington. (Ảnh: Evan Vucci / AP).
Trong chiến dịch bầu cử năm 2016, Tổng thống Trump đã gọi NAFTA, do cựu Tổng thống Bill Clinton ký ngày 8/12/1993 là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử”, và ông tuyên bố sẽ thay thế một thỏa thuận mới gồm các điều kiện tốt hơn cho người Mỹ. Lời hứa đã được thực hiện vào ngày 30/11/2018, khi Tổng thống Trump ký USMCA với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Chủ tịch Hội đồng Chính sách ô tô Hoa Kỳ (AAPC), cựu Thống đốc bang Missouri, Matt Blunt đã khen ngợi tổng thống: “AAPC và các công ty thành viên tin rằng chính quyền Trump đã ban hành một thỏa thuận vững chắc duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Chúng tôi đề nghị Nghị viện thông qua USMCA, thoả thuận sẽ mang lại nhiều việc làm cần thiết, kích thích kinh tế và sự chắc chắn cho ngành ô tô Bắc Mỹ”.
Tổng thống Trump! Khởi nguồn cảm hứng của nước Mỹ
Người tiền nhiệm của Tổng thống Trump – ông Obama không bao giờ tin Tổng thống Trump có thể mang việc làm ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ, cần có một “cây đũa thần”, ông Obama nói vào tháng 6/2016 khi ông nhắc đến lời hứa của ứng cử viên tổng thống Donald Trump sẽ mang lại việc làm ngành sản xuất.
“Một phiếu cho USMCA mang lại nhiều việc làm hơn cho người Mỹ, thị trường xuất khẩu mạnh hơn cho nông dân để bán cây trồng của họ và hàng tỷ đô la được thêm vào nền kinh tế”, Ben Scholz, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng lúa mì quốc gia cho biết.
“Đây là một chiến thắng cho các nhà sản xuất thiết bị, nghành có 1,3 triệu lao động nam và nữ, và toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ”, Dennis Slater, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phát biểu.
Nghị viện Hoa Kỳ nên bỏ phiếu thông qua USMCA, đó là một khuyến nghị chung của các nhà lãnh đạo các ngành công nghiệp.
“Cuối cùng, thực tế thương mại Bắc Mỹ và USMCA rõ ràng đang bày ra trước mặt chúng ta: Hàng triệu việc làm của Mỹ, hàng nghìn tỷ đồng trong thương mại và lợi ích cho mọi tiểu bang trong Liên bang. Những thực tế này sẽ chỉ hướng cho các nhà lập pháp khi họ cân nhắc lá phiếu của họ”.
Tổng thống Donald Trump và cựu Tổng thống Barack Obama, trong lễ nhậm chức của ông Trump tại Điện Capitol ở Washington, vào ngày 20/1/2017. (Ảnh: DOD / US Thủy quân lục chiến Lance Cpl. Cristian L. Ricardo).
“Nghị viện phải thông qua USMCA để củng cố thị trường của chúng ta ở Mexico và khai thác lợi ích ở các khu vực khác thông qua USMCA”, Tom Vilsack, CEO Hội đồng xuất khẩu sữa Hoa Kỳ cho biết.
Nhiều lãnh đạo những hiệp hội khác đã bày tỏ sự khen ngợi và ủng hộ của họ đối với USMCA, trong đó có: Ủy ban Quốc tế và Thương mại bàn tròn kinh doanh; Hiệp hội công nghệ y tế tiên tiến; Hiệp hội Internet; Hội đồng doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ, Công trình thương mại Hoa Kỳ; Hiệp hội đậu tương Mỹ; Tổ chức Tự do thương mại cho nông dân; Hiệp hội những người trồng ngô quốc gia; và Hội đồng sản xuất thịt lợn quốc gia.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27730-thoa-thuan-usmca-cua-tong-thong-trump-la-chien-thang-cho-cac-nha-san-xuat-my.html
Trump kiên quyết
buộc TQ thay đổi cách thực hành thương mại
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 3/5 cho hay Tổng thống Donald Trump sẽ kiên định trong các đòi hỏi về thay đổi cơ cấu trong cách thực hành thương mại của Trung Quốc và rằng việc Mỹ dỡ bỏ thuế quan cho hàng Trung Quốc sẽ là một phần trong cơ chế thực thi bất cứ thỏa thuận nào đạt được với Bắc Kinh.Ông Pence trả lời phỏng vấn đài CNBC hôm 3/5 rằng Tổng thống Trump “vẫn rất hy vọng” là đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán tiếp theo vào tuần tới tại Washington.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Washington khởi động các cuộc thương lượng vào thứ tư tuần sau. Các cuộc thảo luận tuần này tại Bắc Kinh được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin mô tả là “có kết quả.”
Đáp câu hỏi liệu đạt thỏa thuận rồi thì thuế quan của Mỹ đánh lên 250 tỷ đô la giá trị hàng Trung Quốc có được giữ nguyên hay bãi bỏ, Phó Tổng thống Mỹ nói “Hai từ Tổng thống thích dùng là ‘Chờ xem’.”
Ông Pence cũng cho biết Tổng thống Trump đã nói rõ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ phải trông thấy các thay đổi cơ cấu trong cách thực hành của Bắc Kinh về bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như những luật lệ buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc.
Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc, Larry Kudlow, cho báo giới biết trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, Mỹ sẽ cương quyết giữ vững quan điểm trong các đòi hỏi của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-kien-quyet-buoc-trung-quoc-thay-doi-cach-thuc-hanh-thuong-mai-/4903236.html
Mỹ sẽ trả lại Malaysia 200 triệu USD bị đánh cắp từ quỹ 1MDB
Chính quyền Mỹ trong tháng này sẽ trả lại 200 triệu USD bị đánh cắp từ quỹ 1MDB của Malaysia, bao gồm tiền từ cổ phần trong một khách sạn sang trọng ở New York và từ một nhà sản xuất phim Hollywood, theo hai nguồn tin trực tiếp biết về vấn đề này cho Reuters biết.Trong vụ án lớn nhất từ trước đến nay của chương trình chống chính quyền tham nhũng tràn lan của Mỹ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang truy tìm hàng tỷ đô la mà họ nói đã bị chiếm đoạt từ 1MDB, một quỹ nhà nước do cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak sáng lập.
Thủ tướng Mahathir Mohamad, người đã đánh bại ông Najib trong kết quả bầu cử đầy bất ngờ năm ngoái, đang làm việc với ít nhất sáu quốc gia để thu hồi khoảng 4,5 tỷ USD mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết đã bị đánh cắp từ quỹ 1MDB.
“Tôi nghĩ họ biết đó là tiền của chúng tôi, vì vậy họ sẽ trả nó lại cho chúng tôi,” ông Mahathir nói trong một cuộc họp báo sau khi xác nhận con số 200 triệu USD.
Khoản tiền mà Mỹ sẽ trả lại bao gồm 140 triệu USD từ việc bán cổ phần tại khách sạn New York Park Lane, sau khi nó bị nhà tài chính Malaysia Low Taek Jho đang chạy trốn, còn được biết đến với cái tên Jho Low, bỏ lại, theo hai nguồn tin trên.
Jho Low, người được cho là kẻ chủ mưu đứng sau vụ đánh cắp tiền từ quỹ 1MDB, bị chính quyền Malaysia truy nã về các cáo buộc hình sự. Ông Low, hiện không biết đang trốn ở đâu, đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào.
Các nguồn tin cho biết số tiền còn lại là 60 triệu USD từ công ty sản xuất và phân phối phim Red Granite Pictures, do con trai riêng của ông Najib, Riza Aziz, đồng sáng lập. Vào tháng 3/2018, ông Aziz đã đồng ý trả cho chính phủ Mỹ số tiền trên để giải quyết vụ kiện dân sự về cáo buộc rằng tiền từ quỹ 1MDB đã được sử dụng để tài trợ cho bộ phim “The Wolf of Wall Street” (Sói già phố Wall).
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Trong một động thái khác, cảnh sát Singapore hôm 3/5 cho biết rằng 26 triệu USD liên quan đến quỹ 1MDB đang trong quá trình được trả lại cho Malaysia. Đây là khoản tiền mới nhất trong số tiền mặt trị giá 176 triệu USD và tài sản bị chính quyền thành phố thu giữ liên quan đến vụ bê bối.
Malaysia đã thu hồi 126 triệu USD vào tháng trước bằng cách bán một siêu du thuyền, có tên Equanimity, được ông Jho Low mua với giá 250 triệu USD bằng khoản tiền được cho là bị đánh cắp từ quỹ 1MDB.
Malaysia cũng đã đệ trình cáo buộc hình sự đối với Goldman Sachs vì vai trò của ngân hàng này trong việc gây quỹ cho 1MDB.
Ngân hàng đầu tư này cho biết họ đã tiến hành thẩm định chính xác.
Các công tố viên của Văn phòng luật sư Hoa Kỳ tại Brooklyn cho biết một cựu nhân viên của Goldman Sachs đã nhận tội âm mưu rửa tiền.
https://www.voatiengviet.com/a/my-se-tra-lai-malaysia-200-trieu-usd-bi-danh-cap-tu-quy-1mdb/4903000.html
Bảo vệ Hiệp định Khí hậu Paris :
Hạ Viện Mỹ phản công TT Trump
Trọng ThànhĐảng Dân Chủ Mỹ thông qua dự luật bảo vệ Hiệp định Khí hậu, chống lại tổng thống Trump. Los Angeles, thành phố lớn thứ hai nước Mỹ, đẩy nhanh tốc độ hướng đến xã hội không khí thải. Ấn Độ hân hoan, sau khi Trung Quốc buộc phải đưa một trùm khủng bố vào danh sách đen quốc tế. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên án nước Anh phạt một năm tù nhà sáng lập Wikileak. Phong trào « Nổi dậy chống Hủy diệt » bất ngờ nhận được sự ủng hộ của Banksy, một huyền thoại của nghệ thuật đường phố/street art. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.Đảng Dân Chủ phản công tổng thống Mỹ tại Hạ Viện. Với 231 phiếu thuận và 190 phiếu chống, Hạ Viện Mỹ ngày 02/05/2019 đã thông qua một văn bản ngăn cản tiến trình chính quyền Trump rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp ước Paris về Khí hậu. Dự luật « Climate Action Now / Hành động Ngay vì Khí hậu » buộc chính quyền phải thực thi một kế hoạch để nước Mỹ tuân thủ các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà chính quyền tiền nhiệm đã cam kết.
Dự luật vừa được thông qua là luật lớn đầu tiên về Khí hậu được Hạ Viện Mỹ phê chuẩn từ 10 năm trở lại đây. Cơ hội để dự luật này chính thức trở thành luật coi như bằng không. Lãnh đạo nhóm nghị sĩ Cộng Hòa, kiểm soát Thượng Viện, cho biết không ủng hộ. Và dù có vượt qua Thượng Viện, « Climate Action Now » cũng sẽ bị ông Donald Trump phản đối, bởi tổng thống Mỹ sẽ chống lại đến cùng.
Tuy nhiên, cho dù gần như không có cơ hội thành luật, việc Hạ Viện thông qua dự luật « Climate Action Now » có nhiều ý nghĩa.
Trước hết, dự luật trước hết ngăn cản hành pháp sử dụng các khoản tiền của Liên bang, để thực hiện các thủ tục rút khỏi Hiệp định Paris. Theo đòi hỏi của các dân biểu, tổng thống Trump phải trình một báo cáo trước Quốc Hội trong vòng 120 ngày, về các bước tiến trong việc thực thi Hiệp định.
Về nguyên tắc, chủ trương rút khỏi Hiệp định Paris của tổng thống Mỹ sớm nhất chỉ có thể có hiệu lực từ cuối năm 2020 trở đi. Đây cũng là thời điểm cử tri Mỹ bầu tổng thống mới. Thông qua dự luật này, đảng Dân Chủ muốn gửi đến cộng đồng quốc tế thông điệp : nếu tổng thống nhiệm kỳ tới thuộc đảng Dân Chủ, Hoa Kỳ sẽ ở lại với Hiệp định Khí hậu.
Ý nghĩa thứ ba, và có thể là cái đích ngắm chủ yếu của đảng Dân Chủ, đó là đưa vấn đề Khí hậu trở lại trung tâm chính trường Mỹ, vào đúng thời điểm cuộc tranh cử tổng thống 2020 vừa khởi sự. Khí hậu, môi trường, sinh thái là một trong những mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ Mỹ. Trong cuộc bầu cử 2020, thế hệ Z (tức những người ra đời vào thời điểm bước chuyển thiên niên kỷ) sẽ chiếm khoảng 10% cử tri.
Với việc thông qua « Climate Action Now », đảng Dân Chủ đã thể hiện được một lập trường chung, trong bối cảnh có nhiều bất đồng sâu sắc trong nội bộ các phe nhóm trong đảng, về mục tiêu cụ thể của các hành động vì Khí hậu. Nỗ lực hướng đến 100% năng lượng tái tạo ngay từ năm 2035, để đáp ứng các đòi hỏi khẩn cấp, của nữ nghị sĩ trẻ Alexandria Ocasio-Cortez, với Chính Sách Kinh Tế Xanh mới (Green New Deal), chỉ nhận được sự ủng hộ của khoảng 100 dân biểu Dân Chủ.
Tuy nhiên, Chính Sách Kinh Tế Xanh Mới đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều địa phương, thành phố lớn tại Mỹ. Giữa tháng 4/2019, thành phố New York thông qua kế hoạch Green New Deal riêng của mình.
Los Angeles quyết đi nhanh đến xã hội Xanh
Ít hôm sau, ngày 29/04/2019, đến lượt thị trưởng Los Angeles, thành phố lớn thứ 2 nước Mỹ, tuyên bố lấy dự thảo nghị quyết về Chính Sách Kinh Tế Xanh Mới của phe tả trong đảng Dân Chủ tại Hạ Viện, làm cương lĩnh hành động. Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ San Francisco :
« Đây là cuộc đấu tranh cho hành tinh của chúng ta, cho tương lai, bảo vệ công ăn việc làm và sự sống còn của chúng ta. Eric Garcetti đã tuyên bố như vậy.
Để làm cho Los Angeles từ nay đến năm 2050, trở thành thành phố không phát thải khí CO2, ông thị trưởng trước tiên muốn cải tạo các khu nhà ở, từ các tòa tháp cao chọc trời cho đến từng ngôi nhà của người dân.
Từ nay đến năm 2045, toàn bộ điện của thành phố lớn thứ hai nước Mỹ sẽ được sản xuất từ các năng lượng tái tạo. Los Angeles tập trung đầu tư vào điện mặt trời. Một mục tiêu khác còn đầy tham vọng hơn, tại một thành phố tôn sùng văn hóa xe hơi hơn bất kỳ nơi nào, đó là thị trưởng Eric Garcetti muốn cấm toàn bộ xe hơi động cơ nhiệt và thúc đẩy người dân thành phố này giảm bớt sử dụng xe hơi bằng cách phát triển các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng điện.
Los Angeles cũng thông báo chấm dứt thời kỳ dùng đồ nhựa, muốn trồng thêm 90 ngàn cây và hướng tới mục tiêu không có rác thải. Ông thị trưởng coi việc thực hiện Chính Sách Xanh này như là một cơ hội kinh tế, mà theo ông có thể tạo ra 400 ngàn việc làm.
Los Angeles nằm trong số các thành phố của Mỹ đã cam kết tôn trọng Hiệp định Khí hậu Paris, sau khi Donald Trump tuyên bố, vào năm 2017, rút Hoa Kỳ ra khỏi văn bản này. Lần này, thị trưởng Los Angeles lấy lại dự thảo nghị quyết mà phe tả trong đảng Dân Chủ đã đệ trình ra Quốc Hội hồi tháng Hai để xây dựng một Chính Sách Kinh Tế Xanh Mới (Green New Deal).
Dựa trên mô hình Chính Sách Kinh Tế Mới (New Deal) của Roosevelt khởi sự năm 1933, dự thảo này đề xuất Nhà nước đầu tư ồ ạt vào các lĩnh vực năng lượng xanh nhằm đối phó với tình trạng Khí hậu khẩn cấp ».
Mô hình Chính Sách Kinh Tế Mới được coi là cứu tinh, giúp nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái bắt đầu từ 1929 kéo dài suốt trong những năm 1930. Chính sách này của Roosevelt được coi là đã giúp cho Hoa Kỳ vươn lên giành thế thắng trong Thế chiến Hai. Đối với nhiều người, những thách thức sống còn về Khí hậu, môi trường hiện nay cũng đòi hỏi một nỗ lực lớn lao tương tự.
Một Chính Sách Kinh Tế Xanh Mới, lấy cảm hứng từ Roosevelt, đã được giới bảo vệ môi trường châu Âu khởi xướng hồi 2008, khi khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ. Mười năm sau, ý tưởng này đã được nhiều chính trị gia Mỹ thâu nhận.
Bắc Kinh buộc phải đưa một trùm khủng bố vào danh sách đen
Ngày 01/05/2019, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đưa Massod Azhar vào danh sách khủng bố quốc tế. Công dân Pakistan này là lãnh đạo tổ chức Hồi Giáo Jaish-e-Mohammad (JeM), từng tuyên bố đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào quân đội Ấn Độ. Việc Ấn Độ và Pakistan bên bờ vực chiến tranh hồi tháng 2 vừa qua cũng liên quan đến nhân vật này.
Cho đến nay, Trung Quốc – một thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An – vẫn sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn việc đưa Massod Azhar vào danh sách khủng bố. Đối với New Delhi đây là một tin vui. Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :
« Hôm nay là một ngày tự hào đối với mỗi người dân Ấn Độ. Đó là một thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Đang trong chiến dịch vận động để tái đắc cử, thủ tướng Narenda Modi không giấu được niềm vui khi biết được thông tin Trung Quốc rốt cuộc đã nhượng bộ. Cụ thể là từ khoảng một chục năm nay, chính quyền Bắc Kinh ngăn cản việc đưa Masood Azhar vào danh sách khủng bố quốc tế, nhằm làm suy yếu đối thủ Ấn Độ và hỗ trợ Pakistan, đối tác kinh tế của Trung Quốc.
Thế nhưng, sau vụ khủng bố đẫm máu ở Pulwama nhắm vào các binh sĩ Ấn Độ hồi tháng Hai, Bắc Kinh đành chấp nhận. Áp lực của Hoa Kỳ, Anh Quốc và nhất là Pháp đã hỗ trợ rất nhiều. Masood Azhar nằm trong danh sách đen của cơ quan an ninh Ấn Độ từ hai chục năm nay.
Năm 1994, Masood Azhar bị tống giam ở vùng Cachemir Ấn Độ, rồi được thả sau khi những kẻ trung thành với y thực hiện một vụ không tặc, bắt cóc con tin. Sau khi sang Pakistan, nhân vật này điều phối một vụ khủng bố vào năm 2001, nhắm vào trụ sở nghị viện Ấn Độ ở New Delhi. Giờ đây, việc đưa Masood Azhar vào danh sách những kẻ khủng bố quốc tế cho phép phong tỏa tài sản và ngăn cản nhân vật này đi đây đi đó. Từ nay, chính quyền Pakistan rất khó mà bảo vệ che chở cho kẻ này ».
Hội Đồng Nhân Quyền lên án Anh phạt tù nhà sáng lập Wikileak
Ngày 01/05, nhà sáng lập Wikileak Julian Assange bị tư pháp Anh kết án 50 tuần tù giam, vì tội vi phạm quy chế « tự do có điều kiện » hồi 2012, khi ông trốn vào sứ quán Ecuador ở Luân Đôn xin tị nạn. Ngày hôm qua, 03/05, tức hai ngày sau phán quyết trên, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng.
Nhóm chuyên gia độc lập của Hội Đồng Nhân Quyền, bày tỏ « nỗi quan ngại sâu sắc » trước quyết định phạt tù của tư pháp Anh đối với ông Assange, mà họ cho là một hình phạt « hoàn toàn không tương xứng ». Nhóm chuyên gia cũng lo ngại về việc ông Assange bị giam giữ tại một nhà tù ở Belmars, được bảo vệ nghiêm ngặt, như thể nhà sáng lập Wikileaks « phạm tội hình sự nghiêm trọng ».
Nhà sáng lập Wikileak, công dân Úc 47 tuổi, nổi tiếng với việc công bố hàng trăm nghìn trang « tài liệu mật » của chính phủ Mỹ, liên quan đến tình trạng tham nhũng, vi phạm nhân quyền tại nhiều quốc gia, hay các báo cáo quân sự về Afghanistan, Irak. Ông Assange được coi là một người hùng của tự do thông tin.
Trong một bức thư gửi đến tòa án, hôm 02/05, Julian Assange tái khẳng định việc ông xin tị nạn tại sứ quán Ecuador là nhằm tránh bị dẫn độ sang Mỹ, vì lo ngại bị trả thù, chứ không phải sợ bị dẫn độ sang Thụy Điển, để đối mặt với một cáo buộc bạo hành tình dục. Theo nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, chính phủ Anh đã cố tình tìm cách tước đoạt tự do của người sáng lập Wikileak. Nhóm chuyên gia cũng khẳng định ông Assange không bị tư pháp Thụy Điển truy tố, và hiện tại cơ quan công tố Thụy Điển đã khép lại cuộc điều tra.
Hiện tại Julian Assange bị Mỹ yêu cầu dẫn độ. Với cáo buộc công bố các tài liệu mật, ông có thể bị phạt đến 5 năm tù. Giới bảo vệ tự do thông tin kêu gọi ủng hộ Assange. Nhiều nhà nhân quyền khẳng định cần phải bảo vệ Assange, cho dù nhiều người có thể không ưa cách hành xử của cá nhân ông.
« Nổi dậy chống Hủy diệt » được Anh hùng bí ẩn « street art » ủng hộ
Trở lại với vấn đề Khí hậu, nhưng liên quan đến nghệ thuật. Ngày 26/04/2019, một đoạn tường tầm thường ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, đột ngột trở nên nổi tiếng, với bức tranh tường mà nhiều người cho rằng của nghệ sĩ đô thị nổi tiếng có nghệ danh « Banksy ».
Đây cũng là nơi những người theo phong trào Nổi dậy chống Hủy diệt cắm trại trong nhiều ngày để đánh động công luận, với phương pháp bất tuân dân sự, bất bạo động. Phong trào kêu gọi hành động khẩn cấp vì Khí hậu, Sinh thái, ra đời tháng 10/2018 tại Anh, rồi lan ra khắp thế giới kể từ đó.
Nội dung bức tranh tường cho thấy, nghệ sĩ « Banksy » ủng hộ cuộc đấu tranh vì Khí hậu, Sinh thái. Banksy là một tên tuổi lớn, nhưng công chúng cũng gần như không có thông tin gì về đời tư của người mang nghệ danh này. Thông điệp nổi bật trong các tác phẩm của Banksy là cổ vũ tự do, chống độc tài, quân phiệt, chống chủ nghĩa tư bản. Thông tín viên Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« ‘‘Bắt đầu từ thời điểm này, chấm dứt tình cảm tuyệt vọng, đây là thời điểm hành động’’. Khẩu hiệu nói trên vẽ bằng màu trắng, ngay bên cạnh một cô gái nhỏ quỳ gối, mang trong tay biểu tượng của phong trào Extinction Rebellion (tức phong trào Nổi dậy chống Hủy diệt) (biểu tượng chiếc đồng hồ cát cho thấy thời gian không còn nhiều).
Bức tranh tường được phát hiện tại Marble Arch, nơi phong trào này đã cắm trại trong vòng hai tuần lễ hành động, để báo động về tính khẩn cấp của biến đổi khí hậu. Đối với các chuyên gia về nghệ thuật, thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là tác phẩm của Banksy.
Hai chuyên gia, mà truyền thông Anh Quốc phỏng vấn, đã khẳng định là tác phẩm này mang đầy đủ các dấu ấn của nghệ sĩ : nét chữ và thông điệp phản kháng của ông.
Bảo vệ hành tinh cũng là một lý tưởng mà nhà nghệ sĩ này ủng hộ. Các thành viên của phong trào chống nguy cơ tuyệt diệt tin tưởng là nhà nghệ sĩ đường phố này đã có mặt trong hàng ngũ của họ vào buổi tối thứ Năm đó, thời điểm họ chấm dứt các hoạt động đánh động công luận trên đường phố. Họ rất tự hào vì đã nhận được sự ủng hộ rõ ràng này.
Nghị Viện Anh Quốc, về phần mình, tỏ ra thận trọng chừng nào mà nghệ sĩ chưa chính thức đứng ra nhận là tác giả. Tuy nhiên, các nghị sĩ cũng hứa hẹn sẽ bảo tồn tác phẩm này, cho đến khi có bằng chứng ngược lại, chứng tỏ đây không phải là tác phẩm của Banksy ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190504-ha-vien-my-phan-cong-Trump
Tổng thống Trump bênh vực quyền của bác sĩ
khi từ chối pha thai
Tin Washington DC – Tổng Thống Donald Trump vào thứ Năm, 2 tháng 5, đã công bố quy định mới, bảo vệ các nhân viên y tế trong việc từ chối thực hiện một số công việc, dựa trên lý do đạo đức hoặc niềm tin tôn giáo.Lên tiếng tại vườn hồng của Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump nói quy định mới sẽ bảo vệ quyền được làm theo lương tâm của các bác sĩ, dược sĩ, y tá, và các tổ chức thiện nguyện tôn giáo. Luật lương tâm này là điều ưu tiên của các tổ chức tôn giáo bảo thủ, vốn là thành phần quan trọng trong lực lượng chính trị ủng hộ Tổng Thống Trump.
Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng, quy định mới có thể sẽ được sử dụng để từ chối chăm sóc y tế cho những người thuộc giới LGBT, hoặc các phụ nữ muốn được phá thai, vốn là một dịch vụ y tế hợp pháp. Trong thông điệp phản đối, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nói các quy định này là vô đạo đức và hết sức nguy hiểm, vì mở đường cho việc kỳ thị trong việc cung cấp dịch vụ y tế. Thành phố San Francisco cũng ngay lập tức khởi kiện chính phủ Trump, nói rằng quy định lương tâm sẽ cản trở người dân tiếp cận với dịch vụ y tế.
Quy định mới của chính phủ Trump yêu cầu các bệnh viện, trường học, phòng khám, và mọi cơ sở khác có nhận các chương trình tài trợ liên bang, như Medicare và Medicaid, phải chứng minh rằng họ có tuân thủ các đạo luật liên bang bảo vệ quyền lương tâm và tôn giáo. Hầu hết các đạo luật này đều liên quan đến các dịch vụ y tế như phá thai, triệt sản, và trợ tử. Theo viên chức đại diện Bộ Y Tế, quy định mới của Washington không tạo ra đạo luật mới, cũng không vượt qua khuôn khổ của các đạo luật hiện hữu, mà chỉ bảo đảm rằng các đạo luật hiện tại có liên quan đến tôn giáo và lương tâm sẽ không bị phớt lờ. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-benh-vuc-quyen-cua-bac-si-khi-tu-choi-pha-thai/
Mỹ Quyết Ngăn Di Dân Lậu
Vi AnhTin mới đây cho biết chánh quyền Mỹ đã ban hành sắc lệnh kiểm soát di dân lậu trong nước Mỹ. Cấm không cho di dân lậu – không giấy tờ — thuê nhà theo chương trình housing với trợ cấp của chính quyền liên bang. Liên bộ Ngoai Giao và Nội An kiểm kê và giải quyết số người hết hạn visa mà còn lưu trú ở Mỹ, không những trừng phạt họ mà trừng phạt nước nhà của họ, giảm hạn ngạch cấp visa cho những nước ấy.
Giải pháp này cũng sẽ ảnh hưởng tai hại không nhỏ cho chế độ CSVN vì CSVN là chế độ cho sinh viên du học càng ngày càng đông, đứng hạng 6 ở Mỹ, nhưng đến Mỹ thì nhiều mà về lại chế độ CSVN thì ít.
Còn bên ngoài biên giới phía Nam của Mỹ, thì chánh quyền Mỹ tăng cường ngăn chận di dân lậu ùa vào. Sau vụ đụng độ giữa các quạn binh Mỹ và Mexico tại khu vực biên giới hai nước, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ gửi thêm quân đến khu vực này và khuyến cáo những vụ như thế không nên tái diễn. Quân đội Mỹ ngày 29/4/2019 tuyên bố điều động khoảng 320 binh sĩ đến biên giới với Mexico để hỗ trợ lực lượng biên phòng giám sát đoàn người di cư từ nước láng giềng phía nam.
Hiện nay đã có 3.200 binh sĩ Hoa Kỳ và 2.100 Vệ Binh Quốc Gia đang làm việc ở biên giới trong các sứ mạng khác nhau nhằm hỗ trợ cho lực lượng Bảo Vệ Biên Giới và Quan Thuế.
Đây không phải lần đầu chánh quyền Mỹ dùng quân đội bảo vệ biên giới để bảo quốc an dân, chống lại mọi xâm nhập, xâm phạm lãnh thổ Mỹ dưới mọi hình thức để bảo quốc an dân.
Chánh quyền Mỹ đã từng bố ráp sinh viên ngoại quốc quá hạn visa Mỹ mà ở lậu lại tại Mỹ. Nhớ năm 2017, thông tấn xã UPI cho biết chính phủ của Tổng Thống Donald Trump loan báo một kế hoạch mới nhằm bố ráp thành phần sinh viên du học và trao đổi văn hóa quốc tế ở lại Mỹ quá hạn visa. Cơ quan di trú Hoa Kỳ cho hay những người này sẽ bắt đầu bị coi là “hiện diện bất hợp pháp” trên đất Mỹ kể từ ngày visa loại F, J hay M của họ hết hiệu lực. Các cá nhân này bị buộc phải rời Hoa Kỳ sau hơn 180 ngày “hiện diện bất hợp pháp,” có thể bị cấm quay trở lại Hoa Kỳ trong ba năm.
Tin VOA ngày 24/05/2017 cũng loan tải “Du học sinh và những người tham gia các chương trình trao đổi có tỷ lệ lưu trú cao nhất, với 40.949 người không trở về đúng hạn… Những nước có số lượng du sinh không chịu rời nước Mỹ nhiều nhất sau khi kết thúc chương trình học là Trung Quốc (18.075), Ả rập Xê út (6.828), Hàn Quốc (5.181), Ấn Độ (4.575) và Brazil (2.881).Việt Nam có 1.860.
Thời sự cả chục năm nay cho biết số học sinh và sinh viên CSVN du học tốt nghiệp rồi không về nước là một phong trào ngày càng tăng. Một thiệt hại lớn cho VN, nhưng rất ít có bộ trưởng, thứ trưởng nào của chánh phủ hay đại biểu nhân dân nào của Quốc Hội CSVN ‘đảng cử dân bầu’ đặt thành vấn đề cho ra đầu, ra đũa cả.
Chế độ CSVN tuy nghèo nhưng lại chơi trội, không những cho sinh viên đi du học mà còn cho học sinh du học nữa kèm theo một thân nhân làm bảo mẫu. Số học sinh du học này được hoàn toàn miễn phí, được cấp sách, ăn trưa, được xe trường chở đi học chẳng tốn kém gì cả như học sinh công dân Mỹ hay thường trú nhân vậy.
Nhớ vào 28 tháng 12/2015 năm cùng tháng cạn, Quốc Hội Đảng của CSVN mới có một cơ hội nghe Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng điều trần. Ông Thứ Trưởng này ‘thực thà khai báo’ chuyện con nhà Ông học xong ở lại ngoại quốc không về và biện hộ cho việc ở lại ngoại quốc của số sinh viên du học. Thứ Trưởng Thăng nói, “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”
Ông Thứ Trưởng ngầm biện hộ, “Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu, theo tường thuật của báo Vietnam.net
Phong trào sinh viên du học đi thì có về thì hầu như không là do phản ứng của cá nhân sinh viên, gia đình sinh viên và xã hội VN đối với chế độ CSVN. Cá nhân sinh viên về nước khó kiếm việc làm thích hợp, muốn vào công sở hay cơ quan phải có quen biết, có người nâng đỡ, phải hối lộ vàng cây. Có việc làm thì lương bổng hay thù lao quá ít, khó chịu với cấp chỉ huy, không thể tiến thân vì CS chủ trương ‘hồng hơn chuyên’.
Ở lại ngoại quốc dầu làm lậu cũng nhiều tiền, sống tiện nghi, giúp gia đình được và đặc biệt là sống trong môi trường tự do, dân chủ hơn ở nước nhà. Có nhiều cơ hội để hợp thức hoá tình trạng di trú, kiếm vốn lập cơ sở để hưởng qui chế visa đầu tư, có chồng hay vợ công dân Mỹ.
Gia đình VN cho con du học thường thường là để trốn nền giáo dục quá chậm tiến về khoa học kỹ thuật, nặng về chánh trị một chiều vô bổ, ra trường không kiếm được việc làm, số cử nhân, cao học thất nghiệp ngày càng nhiều ở VN. Đa số phụ huynh khi cho con đi du học đều mong muốn con mình ở lại sau khi học xong.
Còn đại cán CS, đại gia ăn theo CS cũng tính cho con cái du học xong ở lại lập đầu cầu cho gia đình có chỗ để tẩu tán tài sản khi thu vén cuối đời. Chỉ cấn bỏ nửa triệu USD hay 1 triệu thì có thể hợp thức hoá tình trang di trú theo qui chế nhập cư đầu tư.
Chỉ cần có chồng, có vợ với người có quốc tịch, cái giá khoảng 40.000 USD thôi là sẽ được nhập tịch trong vòng 3 năm theo qui chế vợ chồng.
Về xã hội, tâm lý chung của người Việt ty nạn CS bây giờ đã bớt khắt khe với du học sinh. Người Việt nghĩ đâu có ai chọn được cha mẹ sanh ra mình. Những đoàn thể đấu tranh không thấy sinh viên du học chống công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Nhiều sinh viên du học có bà con với người tỵ nạn CS. Nên có âm thầm giúp đỡ cho sinh viên làm ‘chui’, chỉ cách học sao cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc nữa. Nên sinh viên du học thường thích chọn những trường gần cộng động người Mỹ gốc Việt.
Còn về nước thì như có người ngỏ ý trên web Zing: “Mình đã từng là du học sinh ở Mỹ, đi học bằng học bổng do tự mình xin được, đã từng ở lại làm việc 3 năm và có chút ít kinh nghiệm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên buộc mình phải trở về dù không muốn. Về làm trong một tập đoàn kinh tế của nhà nước nhưng có nhiều chuyện phức tạp mà mình không thể nói được, đành an phận các bạn ạ. Nói thật lòng sau này con mình nếu được đi du học mình sẽ khuyến khích con mình không nên về nếu còn kiểu cơ chế như hiện nay, sự thật mất lòng, ai ném đá mình nhận./.(VA)
https://vietbao.com/a293715/my-quyet-ngan-di-dan-lau
Hạ Viện: Thứ 2, Bộ Tư Pháp Phải Giao
Phúc Trình Của Mueller; Trump Tố FBI
Xâm Nhập Ban Vận Động Để Điều Tra Là Chuyện Lớn
WASHINGTON - Bộ trưởng tư pháp William Barr sẽ bị quy kết là bất kính, bất tuân nếu không đáp ứng yêu cầu của Hạ Viện để cung cấp nguyên bản phúc trình Mueller và tài liệu liên quan trước 9 giờ sáng Thứ Hai ngày 6-5, theo tuyên bố của chủ tịch ủy ban pháp chế Hạ Viện, dân biểu Jerrold Nadler.Văn thư của chủ tịch Nadler cho biết: có thể thương lượng phương cách thích hợp với Bộ tư pháp.
ABC đưa tin: ông Nadler nhấn mạnh: nếu ông Barr từ chối với các lý do vô căn cứ, ủy ban phải hành động.
Bộ tư pháp xác nhận: đã gửi các dân biểu phúc trình Mueller tái biên ít hơn bản cung cấp cho công chúng và bị phản đối, với giải thích mọi dân cử phải được tiếp cận nguyên bản.
Trong khi đó, TT Trump loan báo hôm Thứ Sáu: FBI cử thám tử cải trang tiếp xúc 1 phụ tá tranh cử của ông – báo New York Times tường thuật như là “tai tiếng lớn hơn Watergate” nhưng sự thật là ngược lại.
Twitter sáng sớm Thứ Sáu của ông ghi: truyền thông nhập cuộc, vì thấy là “rất nóng” để tránh. Ông dẫn tựa đề lớn trên mặt báo NYT là “Chi tiết về nỗ lực do thám ban tranh cử của Trump, lớn hơn Watergate”.
Theo tường thuật của NYT, tiếp cận kể trên diễn ra tại 1 quán rượu của thành phố London vào Tháng 9-2016 giữa cố vấn George Papadopoulos, giáo sư Stefan Halper của trường Cambridge và 1 mật báo viên FBI.
Papadopoulos đồng ý với bài báo của NYT và nhận diện phụ nữ này là CIA và có liên lạc với tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump nhiều lần tố cáo cuộc tranh cử TT năm 2016 bị các cơ quan công lực do thám.
https://vietbao.com/a293702/ha-vien-thu-2-bo-tu-phap-phai-giao-phuc-trinh-cua-mueller-trump-to-fbi-xam-nhap-ban-van-dong-de-dieu-tra-la-chuyen-lon
Mỹ tăng nguy cơ trục xuất
đối với thường trú nhân lãnh phúc lợi xã hội
Chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc đảo ngược một chính sách lâu nay, tạo điều kiện dễ dàng hơn để trục xuất những thường trú nhân hợp pháp sử dụng các phúc lợi xã hội, một phần trong nỗ lực giới hạn di trú, theo Reuters.Quy định dự thảo của Bộ Tư pháp mà Reuters xem được mở rộng đáng kể phạm vi một người có thể bị trục xuất dựa trên cơ sở họ dùng phúc lợi xã hội.
Hiện nay, những thường trú nhân hợp pháp bị xem là ‘gánh nặng xã hội’ hoặc chủ yếu dựa vào nhà nước trợ cấp để sinh kế có thể bị trục xuất, nhưng trên thực tế chuyện này ít được áp dụng.
Quy định dự thảo mở rộng định nghĩa về ‘gánh nặng’ để bao gồm những di dân hưởng các phúc lợi công như lãnh tiền trợ cấp, tem phiếu thực phẩm, được hỗ trợ nhà ở, hay nhận bảo hiểm sức khỏe Medicaid.
Dù kế hoạch còn ở bước sơ khai, có thể không trở thành một chính sách chính thức cũng như sẽ vấp phải kiện tụng, nhưng đó là một phần trong các nỗ lực của chính quyền Trump giới hạn di dân hợp pháp và giảm di dân bất hợp pháp tới Mỹ.
Thay đổi chính sách này sẽ ảnh hưởng tới các thường trú nhân vĩnh viễn hay còn gọi là người có thẻ xanh tại Mỹ, những người được luật cho phép dùng phúc lợi công ngay khi tới Mỹ, ví dụ như người tị nạn.
Luật Hoa Kỳ cho phép trục xuất di dân nào trở thành ‘gánh nặng xã hội’ trong vòng 5 năm tới Mỹ nếu lý do họ cần hỗ trợ có từ trước khi họ vào lãnh thổ Hoa Kỳ, chẳng hạn như họ bị bệnh kinh niên mà không khai báo.
Nhưng sau một phán quyết vào năm 1948, việc trục xuất những di dân dùng phúc lợi công chỉ nhắm vào những trường hợp bị chính phủ đòi chi trả chi phí cho các dịch vụ công mà không chịu trả. Các luật sư di trú cho biết họ hiếm nghe trường hợp nào bị trục xuất vì dùng phúc lợi xã hội.
Quy định vừa soạn thảo cho thấy chính phủ có thể xóa tiền lệ đó để cho phép trục xuất các thường trú nhân dùng phúc lợi xã hội trong vòng 5 năm đầu đặt chân tới Mỹ.
Để kế hoạch này đi vào có hiệu lực, nó sẽ được lấy ý kiến dân, sau đó được chỉnh sửa để Bộ trưởng Tư pháp ký.
Các phúc lợi xã hội đang được bàn tới bao gồm tiền trợ cấp an ninh xã hội (SSI) thường dành cho người khuyết tật và người cao niên, tem phiếu thực phẩm theo Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng (SNAP), các phúc lợi về bảo hiểm sức khỏe Medicaid, phúc lợi được trợ cấp nhà ở, và chương trình trợ cấp bằng tiền mặt gọi là Hỗ trợ Tạm thời cho Các gia đình cơ nhỡ (gọi tắt là TANF).
Theo chính sách liên bang thì nhiều thường trú nhân vĩnh viễn không đủ điều kiện để nhận được các phúc lợi xã hội trừ phi họ đã có thẻ xanh ít nhất 5 năm. Như vậy, có phần chắc họ sẽ không bị nhắm mục tiêu trục xuất trên cơ sở ‘gánh nặng xã hội’ theo quy định dự thảo.
Tuy nhiên, nhiều tiểu bang lại có luật lỏng lẽo hơn, chẳng hạn như cho phép thai phụ và trẻ em (có thẻ xanh) được lãnh Medicaid mà không phải chờ tới sau khung thời gian quy định là 5 năm.
Và nỗ lực siết chặt luật lệ này có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn cựu chiến binh là di dân, người tị nạn, và người tầm trú tị nạn, những người có thể nhận được nhiều phúc lợi mà không bị quy định thời gian. Các thành viên hiện dịch trong quân ngũ không bị ảnh hưởng.
Đề nghị dự thảo của Bộ Tư pháp dựa trên một kế hoạch tương tự của Bộ An ninh Nội địa để mở rộng đáng kể định nghĩa về ‘gánh nặng xã hội.’
Dự kiến Bộ An ninh Nội địa sẽ sớm siết chặt quy định để bất kỳ một người nào chưa có quốc tịch Mỹ mà ‘nhận ít nhất là 1 loại phúc lợi xã hội’ kể cả các phúc lợi về tiền mặt lẫn không phải tiền mặt như tem phiếu thực phẩm, trợ cấp tiền nhà, và bảo hiểm Medicaid đều có thể bị liệt kê là ‘gánh nặng xã hội.’
Đề nghị dự thảo của Bộ Tư pháp, cũng thế, chỉ thị cho các thẩm phán di trú cân nhắc việc hưởng các phúc lợi xã hội như một yếu tố hết sức quan trọng khi quyết định có cho phép một người nước ngoài nhập cư Mỹ hay không.
Bộ Ngoại giao cũng nỗ lực giới hạn cho nhập cư những người mà họ tình nghi có thể là ‘gánh nặng xã hội.’
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao cho phép các viên chức lãnh sự tùy nghi từ chối visa cho những ai mà họ nghi sẽ trở thành ‘gánh nặng xã hội’. Số người bị từ chối visa định cư dựa trên cơ sở ‘gánh nặng xã hội’ trong năm 2018 cao gấp bốn lần so với năm 2017 và cũng là cao nhất kể từ năm 2004.
Ngoài việc cân nhắc các tiêu chuẩn mới để trục xuất thường trú nhân hợp pháp, Bộ Tư pháp cũng nhắm tới việc yêu cầu những ai muốn được cấp thẻ xanh ở Mỹ phải nộp tờ trình lên một thẩm phán di trú chứng tỏ họ có khả năng tự lực cánh sinh. Đơn yêu cầu liệt kê chi tiết tài sản, thu nhập, nợ nần, cùng nhiều thông tin khác.
https://www.voatiengviet.com/a/my-tang-nguy-co-truc-xuat-doi-voi-thuong-tru-nhan-lanh-phuc-loi-xa-hoi-/4903242.html
Mỹ: Phi cơ Boeing 737 trượt xuống sông khi hạ cánh
Một phi cơ dân sự đã trượt khỏi đường băng ở bang Florida của Mỹ, lao xuống một con sông sau khi hạ cánh trong cơn giông bão.Không ai trong số 143 người trên máy bay Boeing 737 bị thương nặng.
Chiếc phi cơ chuyên chở hành khách, do Miami Air International khai thác, bay từ Vịnh Guantanamo ở Cuba đến một căn cứ quân sự ở thành phố Jacksonville.
Tác động tới Boeing sau biến cố ngừng bay 737 Max?
Phi cơ rơi xuống đất theo nghĩa đen và bật lại – rõ ràng phi công không hoàn toàn điều khiển được tàu bay, nó bị bật lênMột hành khách nữ
Tiết lộ ban đầu nguyên nhân Boeing 737 rơi
Garuda hủy hợp đồng mua Boeing 737 Max
Hành khách nói rằng phi cơ đã hạ cánh mạnh trong cơn bão, trượt xuống sông St John gần đó.
Ít nhất 20 người đã được điều trị chấn thương nhẹ.
‘Kinh hoàng’
Hành khách Cheryl Bormann nói với kênh truyền hình CNN về khoảnh khắc “kinh hoàng” khi phi cơ trượt khỏi đường băng vào cuối ngày thứ Sáu, 03/5/2019.
“Phi cơ rơi xuống đất theo nghĩa đen và bật lại – rõ ràng phi công không hoàn toàn điều khiển được tàu bay, nó bị bật lên”, hành khách nữ này nói.
Tổng thống Trump đã gọi điện đề nghị cung cấp sự giúp đỡLenny Curry, Thị trưởng thành phố Jacksonville
“Chúng tôi ở dưới nước. Chúng tôi không thể biết mình đang ở đâu, dù là sông hay đại dương”, Bormann nói và cho biết có thể ngửi thấy mùi nhiên liệu máy bay rò rỉ xuống sông.
“Phi cơ không bị ngập nước. Mọi người trên chuyến bay đều đầy đủ và còn sống,” một thông điệp của Văn phòng Cảnh sát trưởng trên Twitter được hãng tin Reuters trích lược nói.
Đoạn thông điệp này kèm theo những hình ảnh cho thấy chiếc phi cơ, mang logo của Miami Air International, nằm yên trong vùng nước nông và hoàn toàn nguyên vẹn.
Thị trưởng thành phố Jacksonville, Lenny Curry, nói trên Twitter rằng Tổng thống Donald Trump đã gọi điện cho ông để đề nghị cung cấp sự giúp đỡ, hãng tin của Anh tường thuật thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48161260
Venezuela : Lãnh đạo đối lập tiếp tục
thuyết phục quân đội bỏ rơi Maduro
Thanh HàTổng thống tự phong, Juan Guaido kêu gọi tuần hành ôn hòa vào hôm 04/05/2019 để một lần nữa thuyết phục quân đội đứng về phe đối lập. Trong tuần, tổng thống Maduro tuyên bố đã phá hủy được một “âm mưu đảo chính”.
Chiều qua, lãnh đạo đối lập Venezuela tổ chức họp báo, kêu gọi phe ủng hộ ông tuần hành ôn hòa vào ngày Thứ Bảy 04/05/2019 trước các trại lính nhằm tuyết phục quân đội “lắng nghe nguyện vọng của người dân Venezuela, nhanh chóng mở ra một giai đoạn chuyển tiếp, với mục đích sau cùng là tổ chức bầu cử tự do“.
Đây là lần thứ nhì trong tuần, đối lập Venezuela thuyết phục quân đội bỏ rơi tổng thống Nicolas Maduro.
Về phía chính phủ, từ bốn ngày qua, tổng thống Maduro mở chiến dịch truy lùng những kẻ phản bội ngay sau cuộc “đảo chính bất thành” hôm 30/04/2019 do một “nhóm nhỏ các quân nhân muốn tiến hành“.
Hôm 04/05/2019 tổng thống Mỹ và Nga điện đàm về tình hình tại quốc gia Nam Mỹ này. Washington và Matxcơva tố cáo lẫn nhau can thiệp vào Venezuela, dù vậy Donald Trump vẫn quả quyết ông đã có một cuộc “trao đổi rất tích cực” với Vladimir Putin.
Anne Corpet, thông tín viên đài RFI từ Washington tường trình :
Từ nhiều tháng qua, Nga tố cáo Mỹ muốn tiến hành một cuộc đảo chính có lợi cho Juan Guaido. Ngược lại Washington chỉ trích Matxcơva hỗ trợ Nicolas Maduro, một chính quyền mà Nhà Trắng gọi là bất hợp pháp. Nhưng dường như tổng thống Hoa Kỳ đã hoàn toàn xua tan những căng thẳng đó khi ông trình bày về cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga.
Donald Trump cho biết : “Đã có một cuộc trao đổi rất tốt với Vladimir Putin trong vòng khoảng một giờ đồng hồ. Chúng tôi đã đề cập đến rất nhiều việc, đặc biệt là về tình hình Venezuela. Tổng thống Nga hoàn toàn không muốn can thiệp vào Venezuela mà chỉ muốn rằng một điều gì tốt đẹp xảy ra với đất nước này. Đấy cũng chính là điều tôi đã cảm nhận. Chúng tôi muốn hỗ trợ nhân đạo cho Venezuela trong lúc có những người đang chết đói, họ không có nước để uống, không có lương thực… Thành thử chúng tôi muốn giúp đỡ Venezuela về mặt nhân đạo. Tôi đã có một cuộc trao đổi rất tích cực với Vladimir Putin về Venezuela“.
Giọng điệu của Donald Trump khác hẳn với những tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ hay của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Trong một tin nhắn trên Twitter hôm qua, ông John Bolton khẳng định Mỹ không chấp nhận bất kỳ một sự can thiệp nào từ một quốc gia bên ngoài vào châu Mỹ và những ai tiếp tục yểm trợ chế độ Nicolas Maduro sẽ phải trả giá.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190504-venezuela-lanh-dao-doi-lap-tiep-tuc-thuyet-phuc-quan-doi-bo-roi-maduro
Hai đảng chính của Anh gánh chịu cơn phẫn nộ Brexit
trong cuộc bầu cử địa phương
Tin từ London, Anh Quốc. (Reuters) – Vào hôm thứ Sáu (3/5), các kết quả sớm của cuộc bầu cử địa phương cho thấy đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May và Đảng Lao động đối lập chính đều phải gánh chịu cơn thịnh nộ từ các cử tri Anh Quốc, vốn đang thất vọng với thế bế tắc Brexit.Kết quả của cuộc bầu cử vào hôm Thứ Năm (2/5) là một minh chứng cho thấy cách mà cuộc bỏ phiếu của Anh Quốc hồi năm 2016 về việc rời khỏi Liên minh châu Âu đã chia rẽ các cử tri hơn cả các ranh giới đảng phái truyền thống, và là dấu hiệu đầu tiên về thiệt hại mà Brexit đã gây ra cho hai đảng lớn. Theo một thống kê của hãng tin BBC, với chỉ hơn một nửa kết quả bỏ phiếu của hội đồng địa phương Anh Quốc được tuyên bố, Đảng Bảo thủ đã mất đi 551 ủy viên hội đồng, và Đảng Lao động đã mất 73 ủy viên hội đồng.
Bên hưởng lợi trước tình thế bất lợi của hai đảng chính – tức hai đảng đang đàm phán để cố gắng phá vỡ thế bế tắc trong quốc hội Anh Quốc về vấn đề Brexit – là đảng Dân chủ Tự do thân EU, đảng đã giành được 354 ủy viên hội đồng, đồng thời cho biết rằng họ hy vọng sẽ đạt được nhiều thắng lợi hơn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào ngày 23 tháng 5.
Các nhà hoạt động cho biết thông điệp của đảng Dân chủ Tự do đã giúp xoay chuyển tình thế là về việc Anh Quốc cần một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai để phá vỡ thế bế tắc của quốc hội đối với mối quan hệ tương lai với EU. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hai-dang-chinh-cua-anh-ganh-chiu-con-phan-no-brexit-trong-cuoc-bau-cu-dia-phuong/
Trung Quốc bám rễ viễn thông Anh từ khi nào?
Nguyễn HùngNhững ngày đầu tháng Năm nước Anh chứng kiến một bộ trưởng quốc phòng mất chức vì cái rễ của hãng viễn thông Trung Quốc Huawei tại đảo quốc này.
Ông Gavin Williamson bị Thủ tướng Theresa May sa thải sau cuộc điều tra về chuyện ai để lộ tin Chính phủ Anh có thể sẽ để Huawei tham gia phát triển mạng lưới di động 5G, dù chỉ là tham gia cung cấp thiết bị vòng ngoài, chẳng hạn như hệ thống ăng-ten, chứ không phải cho phần cốt lõi của mạng 5G. Ông Williamson cùng bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao được cho là đã bày tỏ lo ngại về việc để công ty Trung Quốc tham gia phát triển hệ thống 5G. Trước đó Hoa Kỳ đã cảnh báo các đồng minh đừng để Huawei dính vào phát triển công nghệ không dây thế hệ 5.
Trong số năm quốc gia có quan hệ mật thiết về chia sẻ tin tức tình báo gồm Anh, Australia, Canada, Hoa Kỳ và New Zealand, ba nước đã quyết định không để Huawei có chân trong hệ thống di động 5G, vốn sẽ tăng tốc độ tải lên và tải xuống từ 10-20 lần so với 4G.
Hai nước còn chưa quyết định chính là Anh và Canada.
Huawei đã đầu tư chừng 1,65 tỷ đô la Mỹ vào Anh trong vòng năm năm qua, tạo hàng trăm công ăn việc làm. Sau khi bị Hoa Kỳ dội gáo nước lạnh bằng việc cấm bán thiết bị vào Hoa Kỳ bên cạnh việc đòi dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính và con gái ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi, hãng cung cấp thiết bị mạng viễn thông số một thế giới đang có vẻ dồn đầu tư vào Anh.
London từ lâu đã mở rộng vòng tay với những xấp tiền từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Thêm nữa, Chính phủ Anh cũng bị cho là thiếu viễn kiến khi chỉ cam kết đầu tư nhỏ giọt chừng hơn 1,5 tỷ đô la cho mạng 5G trong vòng vài năm tới so với hàng trăm tỷ đô la mà Bắc Kinh sẽ bỏ ra. Đây lại là lý do nữa họ muốn dựa vào nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Thực tế Huawei đã bám rễ trong ngành viễn thông Anh từ năm 2005. Đó là khi họ đưa ra gói thầu có trị giá thấp hơn so với các công ty đối thủ hàng trăm triệu đô la để được chọn tham gia cung cấp thiết bị cho dự án nâng cấp mạng viễn thông trị giá 15 tỷ đô la của hãng viễn thông Anh BT. Tám năm sau các chuyên gia an ninh và tình báo của Anh mới giật mình và lên cơn “sốc” khi không có bộ trưởng nào được thông báo về sự tham gia của Huawei vào quá trình nâng cấp hệ thống viễn thông vào thời điểm ký kết hợp đồng, theo BBC.
Các chuyên gia an ninh cũng cảnh báo ngay từ năm 2008 rằng về lý thuyết chính quyền Trung Quốc có thể lợi dụng các sơ hở trong thiết bị của Huawei để thâm nhậm mạng lưới của BT. Tình báo Anh cho rằng BT đã có những biện pháp để xử lý các rủi ro như vậy nhưng chính quyền Anh lại “không có bất kỳ chiến lược” nào để theo dõi hay phản ứng trước các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Trên thực tế BT cũng xác nhận họ đang tháo bỏ các thiết bị của Huawei trong phần cốt lõi của hệ thống 3G và 4G, đó là các phần có liên quan tới dữ liệu về người dùng và của người dùng cũng như kết nối các cuộc gọi.
Dù Huawei luôn khẳng định họ không có liên quan gì tới chính quyền Bắc Kinh, bản thân ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi, 74 tuổi, từng thừa nhận với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng rằng ông đã gia nhập quân đội Trung Quốc từ thời Cách mạng Văn hoá và cũng trở thành đảng viên cộng sản hồi năm 1978, chín năm trước khi ông lập Huawei.
Ông Nhậm cũng xác nhận với phóng viên BBC rằng tại Huawei có chi bộ của Đảng Cộng sản dù ông nói mọi công ty hoạt động ở Trung Quốc đều phải có chi bộ theo luật pháp hiện hành.
Ông chủ Huawei nói ông thà đóng cửa công ty có doanh số hơn 100 tỷ đô la Mỹ thay vì nghe lệnh chính phủ Trung Quốc làm phương hại tới khách hàng.
Nhưng Hoa Kỳ cũng dẫn luật được Trung Quốc thông qua trong năm 2017 mà theo đó các công ty phải “hỗ trợ, hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực tình báo quốc gia” để nói rằng các công ty như Huawei “không an toàn và không đáng tin”.
Trong khi đó một phóng sự công phu của BBC dẫn lời chuyên gia nói rằng việc loại Huawei ra khỏi các mạng viễn thông ở Hoa Kỳ sẽ khiến nước này tụt hậu về năng lực 5G bởi họ không thể tham gia vào các mạng có sử dụng Huawei ở châu Âu và châu Á. Quyết định của Hoa Kỳ cũng được cho là sẽ tạo ra “tấm màn sắt digital” giữa một bên dùng thiết bị Trung Quốc và một bên không.
Anh đang muốn có quyết định làm hài lòng cả Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Trung Quốc có hài lòng không hiện chưa rõ nhưng Hoa Kỳ đã nói rằng không có mức độ tham gia nào của Huawei trong hệ thống 5G là an toàn cả. Số ít nước đã quyết định ngả về với Hoa Kỳ như Australia tin rằng không có lý do gì họ đánh đổi an ninh quốc gia bằng việc dùng thiết bị của công ty vốn không thoát khỏi hệ thống chính trị của Trung Quốc như Huawei. Quyết định của Anh sẽ ảnh hưởng tới quyết định của nhiều nước mà cho tới giờ vẫn chưa ngả về bên nào trong cuộc đua xây dựng mạng lưới 5G.
https://www.voatiengviet.com/a/huawei-dinh-vao-nuoc-anh-tu-khi-nao/4902479.html
Bắc Triều Tiên bắn một loạt tên lửa về phía Biển Nhật Bản
Thanh HàQuân đội Hàn Quốc cho biết, từ Hodo, sát thành phố biển Wonsan, Bắc Triều Tiên đã cho bắn thử tên lửa vào quãng 9 giờ sáng giờ địa phương ngày 04/05/2019. Đầu đạn có tầm bắn từ 70 đến 200 km, bay ngang Biển Nhật Bản. Quan hệ Bình Nhưỡng và Washington có nguy cơ thêm căng thẳng, và vụ thử nghiệm lần này đe dọa tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Thông tín viên đài RFI từ Seoul Frédéric Ojardias phân tích :
Nhiều đầu đạn đã được bắn đi vào sáng nay, khoảng từ 9 giờ 9 phút đến 9 giờ 27 phút, xuất phát gần cảng Wonsan, bờ biển phía đông Bắc Triều Tiên. Tầm bay khoảng từ 70 đến 200 km hướng về Biển Nhật Bản. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết như trên, nhưng tránh dùng cụm từ “tên lửa” khi nói về đợt bắn thử sáng nay. Điều này cho thấy có khả năng là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm một hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn cùng lúc.
Đây là đợt thử nghiệm vũ khí quy mô lớn đầu tiên sau vụ Bình Nhưỡng cho bắn thử tên lửa Hwasong 15 hồi tháng 11/2017. Trên lý thuyết, loại vũ khí này có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Về mặt kỹ thuật, chế độ Bắc Triều Tiên không vi phạm cam kết ngừng bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng vụ thử nghiệm sáng nay là một hành động khiêu khích.
Lãnh đạo Kim Jong Un tìm cách gia tăng áp lực với Mỹ, buộc Washington phải mềm dẻo hơn trong tiến trình đàm phán hạt nhân. Đối thoại bị gián đoạn từ sau thất bại của thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019.Tuy nhiên, đợt bắn thử lần này có nguy cơ chọc giận Donald Trump và càng khiến viễn cảnh Mỹ- Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại thêm xa vời.
Kế hoạch gửi hàng viện trợ nhân đạo đến Bắc Triều Tiên cũng trở nên khó khăn hơn. Hôm qua Liên Hiệp Quốc vừa cho biết, vụ mùa thu hoạch năm ngoái tại Bắc Triều Tiên tồi tệ nhất kể từ một chục năm qua và 10 triệu dân Bắc Triều Tiên đang cần trợ cấp lương thực.
Hàn Quốc lo ngại
Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết thêm loạt bắn thử sáng nay được tiến hành từ bãi Hodo. Đây là nơi từ hàng chục năm qua Bình Nhưỡng đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo theo như phân tích của trung tâm nghiên cứu về tình hình Bắc Triều Tiên, 38 North trụ sở tại Hoa Kỳ. Tháng trước Bắc Triều Tiên đã thông báo cho thử một loại “vũ khí chiến thuật mới”.
Về phản ứng quốc tế, trước mắt, Hàn Quốc bày tỏ “lo ngại sâu sắc” trước hành vi nói trên của nước láng giềng phương bắc. Seoul xem vụ thử nghiệm sáng nay là một sự “vi phạm thỏa thuận liên Triều nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên“.
Tại Tokyo, bộ Quốc Phòng Nhật ghi nhận, “an ninh nước này không bị đe dọa”. Vũ khí của Bắc Triều Tiên không thâm nhập hải phận và không phận Nhật Bản. Ngoại trưởng Nhật và đồng sự Mỹ đã có một cuộc điện đàm về sự kiện nói trên ngay sáng nay.
Từ Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ “tiếp tục theo dõi sát tình hình“. Ngoại trưởng Mỹ và Hàn Quốc chủ trương “thận trọng” trước hành vi của chế độ Kim Jong Un.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190504-bac-trieu-tien-ban-mot-loat-ten-lua-ve-phia-bien-nhat-ban
Triều Tiên bắn ‘tên lửa’ dường như để gây áp lực với Mỹ
Triều Tiên đã bắn một số “tên lửa tầm ngắn không xác định” ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này vào ngày thứ Bảy, khiến Hàn Quốc kêu gọi nước láng giềng cộng sản “ngưng các hành vi leo thang căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên.”Quân đội Hàn Quốc ban đầu mô tả đây là một vụ phóng phi đạn, nhưng sau đó đưa ra một mô tả mơ hồ hơn. Vụ bắn mới nhất diễn ra sau khi Triều Tiên nói họ đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí điều hướng chiến thuật vào tháng 4.
Hoạt động quân sự dồn dập của Bình Nhưỡng có thể là một nỗ lực nhằm gây áp lực buộc Mỹ nhượng bộ trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên sau khi hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 kết thúc trong thất bại, theo các nhà phân tích.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên kiềm chế hành động thêm nữa trong một trong những tuyên bố cứng rắn nhất kể từ khi hai miền Triều Tiên khởi động các nỗ lực hòa giải vào đầu năm ngoái.
“Chúng tôi rất lo ngại về hành động mới nhất của Triều Tiên,” nữ phát ngôn viên tổng thống của Hàn Quốc nói trong một phát biểu, và nói thêm rằng hành động này vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều.
“Chúng tôi kì vọng Triều Tiên sẽ tích cực tham gia các nỗ lực hướng tới việc tái tục lại nhanh chóng các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân,” bà nói, sau cuộc họp có sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng, các cố vấn an ninh của tổng thống và trưởng phụ trách tình báo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhất trí “phản hồi thận trọng” về vụ bắn tên lửa mới nhất và tiếp tục trao đổi liên lạc trong một cuộc điện đàm vào ngày thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói trong một thông cáo.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói, “Chúng tôi có biết về các hành động của Triều Tiên tối nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi như cần thiết.”
Các tên lửa, bắn từ phía đông thành phố biển Wonsan khoảng 9 giờ sáng (0000 GMT) bay khoảng 70 km đến 200 km theo hướng đông bắc, Văn phòng Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Hàn Quốc cho biết trong một thông cáo.
Quân đội Hàn Quốc nói họ đang tiến hành phân tích chung với Mỹ về các vụ phóng hỏa tiễn mới nhất. Các chuyên gia cho rằng các vật thể dường như là nhiều giàn phóng tên lửa, không phải phi đạn đạn đạo, theo Reuters.
Lần phóng phi đạn cuối cùng của Triều Tiên là tháng 11 năm 2017, khi nước này thử phi đạn đạn đạo xuyên lục địa. Ngay sau vụ thử đó, Triều Tiên tuyên bố lực lượng hạt nhân của họ đã hoàn tất và sau đó Bình Nhưỡng chìa nhánh ô liu cầu hòa tới Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, ngày thứ Ba, Phó Bộ trưởng Ngoại giao của Triều Tiên cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với “những hậu quả không mong muốn,” nếu không thể đưa ra một lập trường mới trong các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đến cuối năm nay.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-ban-ten-lua-duong-nhu-de-gay-ap-luc-voi-my/4903820.html
Hồi kết vụ án Kim Jong Nam:
Bình Nhưỡng lại vô sự dù bị tố là chủ mưu
Trọng NghĩaVới Đoàn Thị Hương, nghi phạm cuối cùng được trả tự do ngày 03/05/2019 tại Kuala Lumpur, vụ ám sát Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, kể như bắt đầu chìm vào quên lãng.
Một số chuyên gia phân tích được đài truyền hình Mỹ CNN trích dẫn đã tỏ ý tiếc rằng, một lần nữa, một hành vi sát nhân rõ ràng với nhiều dấu hiệu cho thấy chế độ Bình Nhưỡng là chủ mưu, lại không bị trừng phạt.
Vụ ám sát Kim Jong Nam vào tháng 2 năm 2017 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đã gây sốc do tính chất táo bạo, liều lĩnh và tàn nhẫn, được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt đám đông cũng như camera giám sát rất nhiều trong sân bay.
Hai nữ nghi phạm – Đoàn Thị Hương, người Việt Nam, và Siti Aisyah, quốc tịch Indonesia – cùng với 4 người đàn ông Bắc Triều Tiên đã bị buộc tội bôi chất độc thần kinh VX lên mặt Kim Jong Nam khi ông này đi vào sân bay thủ đô Malaysia, khiến nạn nhân bị chết sau vỏn vẹn vài phút.
Bốn người Bắc Triều Tiên đã trốn thoát, chỉ có hai nữ nghi phạm bị bắt và đưa ra xét xử. Trước tòa, hai người nhất mực cho rằng họ đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên đánh lừa bằng cách nói là họ chỉ tham gia một chương trình truyền hình thực tế.
Bình Nhưỡng đã phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm, bất chấp việc nhà chức trách Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia đều cho rằng Bắc Triều Tiên có trách nhiệm trong vụ ám sát Kim Jong Nam.
Theo CNN, với việc bà Đoàn Thị Hương ra khỏi nhà tù Malaysia và trở về Việt Nam ngày 03/05/2019, sẽ không còn ai bị xét xử trong một vụ ám sát táo bạo, công khai giữa ban ngày bằng loại vũ khí hóa học thuộc loại kinh khủng nhất hiện nay. Thế mà kẻ tình nghi chủ mưu là Bắc Triều Tiên lại lọt lưới.
Ồng Evans Revere, nguyên là quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ về châu Á và Thái Bình Dương, hiện là cố vấn cho nhóm Albright-Stonebridge, đã cho rằng « các nhà hoạch định kế hoạch, tổ chức và giám sát vụ ám sát Kim Jong Nam thực sự đã thoát tội… Không một ai phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công khủng khiếp này, trong đó vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được sử dụng để giết chết một con người tại một sân bay quốc tế.»
Đối với các nhà phân tích, trong vụ này, Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc đẩy vụ việc xuống hàng thứ yếu, tránh bị lên án.
CNN nêu bật là vụ ám sát Kim Jong Nam xẩy ra trong bối cảnh các vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2017 của Bắc Triều Tiên đã khiến nước này bị cộng đồng quốc tế cô lập. Tuy nhiên, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã biết mở một cuộc phản công ngoại giao vào năm sau, và thu hút được sự chú ý của quốc tế.
Euan Graham, giám đốc điều hành chương trình châu Á của Đại Học La Trobe tại Úc, đánh giá là Bắc Triều Tiên đã rất thành công trong một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo thế giới – từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, đến Singapore, Việt Nam và Nga – lái dư luận quốc tế rời xa vụ Kim Jong Nam.
Trả lời CNN bằng e-mail, chuyên gia người Úc này khá chán ngán khi cho rằng « giờ đây, có vẻ như là quốc tế không còn muốn điều tra xa hơn về vụ Kim Jong Nam ». Theo ông, « Bắc Triều Tiên không chỉ thoát tội, mà các nước Đông Nam Á đã xếp hàng để đón tiếp Kim Jong Un, trong đó có Việt Nam ».
Đối với giáo sư Andrei Lankov, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Đại Học Kookmin ở Seoul, vụ ám sát Kim Jong Nam sẽ dần dần phai nhạt trong trí nhớ mọi người, tương tự như các vụ khủng bố hay giết người ở nước ngoài trước đây mà chế độ Bình Nhưỡng bị cho là thủ phạm.
Bình Nhưỡng đã bị cáo buộc bắt cóc các công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên Xô, ám sát các chính trị gia Hàn Quốc và thậm chí phá nổ một chiếc phi cơ chở hành khách của hãng máy bay Hàn Quốc Korean Air nhằm phá hoại Thế Vận Hội mùa hè 1988 ở Seoul. Đã có 115 người chết trong vụ nổ này.
Những sự cố trên đây hiếm khi được các nước khác, ngoại trừ Nhật Bản, nêu lại trong những cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên.
Khi nhắc lại vụ phá nổ phi cơ của hãng Korean Air, ông Lankov nhận định : « Một vụ khủng bố mù quáng, với hàng loạt nạn nhân vô tội bị chết mà còn bị lãng quên, thì nói chi đến một vụ ám sát chính trị, mà về cơ bản không có ai bị vạ lây ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190504-hoi-ket-vu-an-kim-jong-nam-binh-nhuong-lai-vo-su-du-bi-to-la-chu-muu
Hàn Quốc tìm cách đảm bảo an toàn
cho những người đào tị bị Trung Quốc bắt giữ
William GalloBộ Ngoại giao Hàn Quốc nói họ đang làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sự an toàn cho 7 người Triều Tiên bị Trung Quốc bắt giữ sau khi đào thoát khỏi Bắc Hàn.
“Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực ngoại giao để đảm bảo rằng họ được an toàn và rằng họ không bị giải giao lại cho Triều Tiên,” Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết.
Bà Kang không đưa ra thêm chi tiết nào về vụ việc mà bà gọi là “rất nhạy cảm” khi nói với các phóng viên ở Seoul hôm 3/5.
“Sự an toàn của họ đang bị đe dọa. Cũng cần phải có những thảo luận tinh tế với nước chủ nhà, dù họ đang ở đâu đi chăng nữa,” bộ trưởng Kang nói.
Nhóm những người đào tị này đối mặt với khả năng bị Trung Quốc cưỡng chế trục xuất về Triều Tiên, nơi họ có thể phải chịu các hình phạt từ lao động cưỡng bức, tù đày, tra tấn cho đến hành quyết.
Trung Quốc không công nhận người Triều Tiên là người tị nạn. Thay vào đó, Trung Quốc xem họ là những người di cư kinh tế bất hợp pháp và thường xuyên trục xuất họ trở lại Triều Tiên.
Nhóm này đã bị bắt vào tháng trước tại tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, sau khi vượt qua sông Yalu ngăn cách Trung Quốc và Triều Tiên, theo thông tin từ các nhà hoạt động.
Trong số những người bị giam giữ có một cô bé chín tuổi. Mẹ của cô bé, người đã trốn khỏi Triều Tiên vài năm trước và hiện đang sống ở Hàn Quốc, đã có mặt tại một số cuộc biểu tình ở Seoul, cầu xin chính quyền tìm cách để con gái bà được thả.
Hành trình rời bỏ Triều Tiên trở nên nguy hiểm hơn trong những năm gần đây, khi Trung Quốc tăng cường giám sát gần biên giới với Triều Tiên.
Năm 2018, chỉ có 1.137 người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc, theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc ở Seoul. Mười năm trước, con số đó cao gần gấp ba lần.
Trung Quốc trong quá khứ đã thả những người đào thoát từ Triều Tiên, mặc dù điều này không phổ biến. Năm 2018, Trung Quốc thả tự do cho 30 người đào thoát sau áp lực từ cộng đồng quốc tế, theo thông tin từ truyền thông.
Nhiều nhà hoạt động phàn nàn rằng nhân quyền của Triều Tiên đã trở nên ít được ưu tiên hơn trong bối cảnh có các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-tim-cach-dam-bao-an-toan-cho-nhung-nguoi-dao-ti-bi-trung-quoc-bat-giu/4902801.html
Lo sợ luật dẫn độ ở Hồng Kông, người bán sách
chỉ trích lãnh đạo TQ trốn sang Đài Loan
Một người bán sách ở Hồng Kông từng bị Trung Quốc giam giữ đã chạy trốn sang Đài Loan do lo sợ luật dẫn độ mới ban hành, theo Reuters.Lam Wing-kee, 63 tuổi, từng làm việc tại một cửa hàng sách thuộc sở hữu của một công ty xuất bản từng in những cuốn sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vào năm 2015, ông và 5 người bán sách khác ở Hồng Kông bị bắt giữ bởi các đặc vụ Trung Quốc.
Sau khi bị giam giữ tại Trung Quốc, Ông được cho phép quay lại Hồng Kông vào tháng 6/2016 với điều kiện phải lấy một đĩa cứng có danh sách các khách hàng rồi sang Trung Quốc giao nộp. Nhưng ông đã ở lại Hồng Kông và được bảo vệ bởi pháp luật Hồng Kông. Tuy nhiên, lo sợ trước luật dẫn độ mới của Hồng Kông, tuần trước ông đã tới Đài Loan.
Đài Loan khác gì Trung Quốc
“Có một điều chắc chắn đến 99% rằng họ sẽ bắt tôi và đưa tôi trở về Trung Quốc. Họ (chính quyền Trung Quốc) đã nói rõ ràng rằng tôi là một kẻ chạy trốn”, ông nói với Reuters trong một cửa hàng sách ở Đài Bắc, Đài Loan.
Lam Wing-kee nói rằng trái tim của ông đang đau đớn vì phải rời khỏi quê nhà Hồng Kông. Hiện nay ông đang cố tìm một công việc, và sẽ hợp tác với một người Đài Loan để mở một cửa hàng sách tại Đài Loan.
“Hồng Kông chỉ là một thành phố buồn, nó đang trở thành một thành phố bi thảm. Nếu luật mới được ban hành, bạn sẽ thấy một làn sóng di cư hoặc người tị nạn từ Hồng Kông”, ông nói.
Quyết định bỏ trốn của ông được đưa ra 3 tháng trước khi luật dẫn độ mới dự kiến sẽ được thông qua bởi cơ quan lập pháp Hồng Kông, cho phép các cá nhân, bao gồm cả người nước ngoài, được gửi đến một số quốc gia trong đó có Trung Quốc để xét xử.
Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam nói rằng luật dẫn độ là cần thiết để ngăn chặn Hồng Kông trở thành nơi trú ẩn cho những tên tội phạm chạy trốn. Và các quan chức Hồng Kông cũng đảm bảo rằng sẽ không có ai bị dẫn độ vì các tội liên quan đến chính trị và tòa án Hồng Kông phải phê chuẩn mọi yêu cầu dẫn độ.
“Chúng tôi phải tự hỏi liệu chúng tôi có nên tiếp tục dung túng cho kẽ hở này trong hệ thống pháp luật của mình không … chúng tôi sẽ biến Hồng Kông thành thiên đường cho tất cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng”, bà Carrie Lam nói.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng luật dẫn độ là một bước cần thiết để Trung Quốc hợp tác pháp lý với Hồng Kông và sẽ đảm bảo Hồng Kông không trở thành nơi ẩn náu của tội phạm.
Nhưng nhiều nhà hoạt động ở Hồng Kông nói rằng luật dẫn độ sẽ tăng thêm sự kìm kẹp của Trung Quốc đối với Hồng Kông, vi phạm những lời hứa mà Trung Quốc đưa ra khi được Anh bàn giao Hồng Kông vào năm 1997.
“Giấc mơ của tôi là có một cuộc sống tự do tại Đài Loan. Không có cách nào tôi có thể ở lại Hồng Kông. Nhưng sau này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp của mình để trả đũa họ (Trung Quốc), để tiến hành kháng chiến. Tôi hy vọng sẽ sử dụng một cửa hàng sách để đấu tranh chống lại họ…. Chúng tôi có thể giúp mọi người biết những gì xảy ra ở Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc … Rất nhiều người khác có thể phản đối, trình diễn, viết bài luận để chống lại sự áp bức của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ sử dụng một cửa hàng sách. Phương tiện thì khác nhưng mục tiêu là như nhau”, ông Lam Wing-kee nói.
Hiện tại, chính quyền Đài Loan đã biết về việc ông Lam đang ở Đài Loan và họ nói rằng ông có thể, giống như tất cả những người khác, tìm kiếm việc làm hợp pháp, điều này sẽ cho phép ông có thời gian cư trú tại Đài Loan từ 1-3 năm.
“Đài Loan là một xã hội bảo vệ quyền con người và tôn trọng luật pháp. Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cá nhân cho tất cả du khách đến Đài Loan”, một đại diện của Hội đồng quan hệ Trung Quốc Đài Loan cho biết.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27733-lo-so-luat-dan-do-o-hong-kong-nguoi-ban-sach-chi-trich-lanh-dao-tq-tron-sang-dai-loan.html
Thủ đoạn tình báo mới của TQ:
Mua chuộc, dụ dỗ cựu quan chức Mỹ
Các quan chức thực thi pháp luật và quan chức tình báo Mỹ liên tiếp đưa ra cảnh báo về hoạt động gián điệp không chỗ nào là không có của Trung Quốc. Cơ quan tình báo Mỹ chỉ ra, Trung Quốc không những đe dọa dụ dỗ người Hoa tại Mỹ để thu thập tình báo, mà còn dùng tiền bạc chiêu mộ công dân Mỹ, nhất là cựu nhân viên tình báo của chính phủ Mỹ để làm gián điệp, những việc này của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Mỹ.Hoạt động gián điệp Trung Quốc vượt qua cả Nga
Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, gần đây, tại một hội nghị về an ninh được tổ chức tại San Francisco, quan chức cấp cao về thực thi pháp luật và quan chức tình báo Mỹ đã nâng cấp cảnh báo đối với các hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Nhiều vị quan chức chỉ ra, hoạt động gián điệp của Trung Quốc không nơi nào không có, cách thức vượt qua cả gián điệp truyền thống, khiến các nước như Nga trở thành lạc hậu, không theo kịp.
Rob Joyce – Cố vấn cấp cao về An ninh mạng thuộc Cục An ninh quốc gia Mỹ chia sẻ với truyền thông, ông hình dung: “Nếu Nga là cơn lốc, đến nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng; thì Trung Quốc lại là một đợt biến đổi khí hậu: lâu dài, chậm rãi, không nơi đâu là không có.”
Bản tin của WSJ còn nói, chính phủ Trung Quốc đang không ngừng chiêu mộ mục tiêu, tìm kiếm các đối tượng mà quá khứ cho có thể cho là không thể bị cám dỗ, thông qua tiền bạc và quà tặng, cho đến các kênh liên lạc kín kẽ, yêu cầu nhân viên gián điệp mới gia nhập tiến hành nhiệm vụ một cách tỉ mỉ. Trong các đối tượng bị chiêu mộ này, có người từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, có người từng là nhân viên của Cục Tình báo Trung ương (CIA), cho đến những người có cơ hội lấy được bí mật quốc gia của Mỹ.
Jeff Asher – Cựu quan chức CIA, hiện đang là cố vấn của cơ quan này, nói rằng: “Hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc đã có tiếng từ lâu, nhưng việc chiêu mộ người của CIA đã thôi việc, dường như lại là một xu thế mới.”
Jeff Asher cho biết, xu thế này rất có thể liên quan đến sự kiện tin tặc đánh cắp hơn 20 triệu tệp tài liệu từ Văn phòng quản lý Nhân lực Mỹ (U.S. Office of Personnel Management) vào năm 2015, những tài liệu này bao gồm hồ sơ điều tra bối cảnh những nhân viên của chính phủ Mỹ. Khi đó, phía Mỹ cho rằng, tin tặc này có liên quan đến Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc kiên quyết phủ nhận.
Chính phủ Mỹ đã điều tra nhiều vụ liên quan đến tình báo Trung Quốc
Hồi tuần trước (24/4), Bộ Tư pháp Mỹ đăng tuyên bố cho biết, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Candace Marie Claiborne (người Mỹ gốc châu Phi, 63 tuổi) đã nhận tội tại tòa, bà thừa nhận đã nhận khoảng 20
nghìn USD tiền mặt, vé máy bay, tiền thuê nhà và sinh hoạt phí từ 2 quan chức Trung Quốc, cái giá phải trả là bà phải cung cấp các thông tin không được chính phủ Mỹ công khai.
Năm 1999, Candace Marie Claiborne vào làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ và được ủy quyền “tối mật” (Top Secret). Trong thời gian bà được bố trí công tác tại Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc và công tác tại Lãnh sự quán tại Thượng Hải, bà đã bị 2 gián điệp của cơ quan tình báo Trung Quốc mua chuộc, và bắt đầu làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Ngày 15/3, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố, Ron Rockwell Hansen – cựu quan chức Cục tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã nhận tội tại Tòa án Liên bang Utah, thừa nhận trong 4 năm qua đã gửi các thông tin tình báo liên quan đến quốc phòng Mỹ cho Trung Quốc, và nhận được 800 nghìn USD tiền thù lao cho việc này.
Theo hồ sơ tại tòa, năm 2012, Ron Rockwell Hansen có một khoản nợ cá nhân khoảng 200.000 USD, trong biểu thuế kê khai năm 2014 có nhắc đến Ron Rockwell Hansen kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây bị lỗ khoảng hơn 1 triệu USD, sau đó trong hai năm, Ron Rockwell Hansen không báo cáo thuế lên chính phủ nữa.
Điều tra viên Cục thuế vụ Mỹ Hatcher từng nói, những người đang nợ nhiều và cần tiền mặt gấp như thế này, được coi là “mục tiêu mềm” để cơ quan tình báo Trung Quốc cố gắng chiêu mộ.
Kevin Mallory – Cựu quan chức tình báo Mỹ bị định tội vào năm ngoái vì cáo buộc cung cấp các tài liệu cơ mật của cơ quan tình báo Mỹ cho Trung Quốc.
Kevin Mallory (62 tuổi) từng làm việc tại Cục Tình báo Trung ương (CIA), khoảng đầu năm 2000 chuyển sang làm việc tại Cục Tình báo Quốc phòng (DIA). Kevin Mallory đã cung cấp cho nhân viên tình báo Trung Quốc một tài liệu cơ mật về người cung cấp thông tin tại Trung Quốc của DIA. Vào giữa tháng 5 năm nay, ông sẽ bị kết án.
Cựu quan chức CIA Lý Chấn Thành (Jerry Chun Shing Lee) nguyên tịch Hồng Kông, sau nhập tịch Mỹ. Tháng 5 năm ngoái, Lý Chấn Thành bị cáo buộc cung cấp thông tin cơ mật cho Trung Quốc và cáo buộc xử lý thông tin cơ mật không đúng. Theo cáo trạng, Lý Chấn Thành bị cáo buộc thông qua thư điện tử bí mật để liên lạc với quan chức Công an Trung Quốc; vào năm 2010 và 2011, Lý đã làm theo chỉ thị cung cấp thông tin nhạy cảm cho quan chức tình báo Trung Quốc, trong đó có địa điểm tại Trung Quốc của người cung cấp thông tin của CIA, v.v, vụ việc này khiến cho một số người bị sát hại.
Tài liệu tại tòa cho thấy, trong thời gian này, Lý Chấn Thành nhiều lần gửi tiền vào tài khoản của mình ở nước ngoài, tổng số tiền lên đến hàng chục triệu USD.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27729-thu-doan-tinh-bao-moi-cua-tq-mua-chuoc-du-do-cuu-quan-chuc-my.html
TQ nói gì về “bẫy nợ”
trong Diễn đàn “Vành đai và Con đường”?
Ngày 25/4, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Một vành đai, Một con đường” đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn đã trả lời về những nghi ngờ của dư luận về “bẫy nợ” liên quan đến các dự án thuộc “Một vành đai, Một con đường”.Diễn đàn cấp cao “Một vành đai, Một con đường” lần thứ 2 khai mạc từ ngày 25/4, và kết thúc vào ngày 27/4, địa điểm tổ chức là Trung tâm Hội nghị quốc tế Bắc Kinh. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, tính đến cuối tháng 3/2019, số nước tham gia vào “Một vành đai, Một con đường” đã tăng từ 64 nước (năm 2013) lên 115 nước.
Điều khác biệt so với diễn đàn năm ngoái đó là năm nay có sự tham gia của hai nước châu Âu gồm Ý và Thụy Sĩ. Hồi tháng 3 vừa qua, Ý trở thành nước đầu tiên thuộc khối các nước G7 tham gia vào “Một vành đai, Một con đường”.
Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra diễn đàn, Tổng thống Liên bang kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Sĩ Ueli Maurer sẽ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ “Một vành đai, Một con đường”.
Dù vậy, liên tiếp có những tiếng nói phê bình đến từ các chuyên gia, các học giả, họ cho rằng kế hoạch này của Trung Quốc sẽ khiến cho một số nước chìm trong nợ. Các nước phê bình Trung Quốc như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, cho rằng kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc đang giúp cho quốc gia này mở rộng sức ảnh hưởng chính trị và kinh tế ra quốc tế.
Đối với những nghi ngờ từ bên ngoài, Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn đã trả lời tại diễn đàn “Một vành đai, Một con đường” rằng, Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố “Khung phân tích nợ bền vững của ‘Một
vành đai, Một con đường’”, chủ yếu là cung cấp công cụ quản lý phân tích nợ, thích hợp với nước có thu nhập thấp tham gia “Một vành đai, Một con đường” dùng để đánh giá nợ bền vững. Mục đích là hợp tác với cộng đồng quốc tế, cùng nỗ lực cho sự lưu thông tài chính bền vững của “Một vành đai, Một con đường”, thực hiện tăng trưởng mang tính dung hòa, ngăn chặn khủng hoảng nợ.
Hầu hết các dự án thuộc “Một vành đai, Một con đường” đang ngày càng gặp khó khăn tại nhiều nước, ví dụ có nhiều dự án bị tạm dừng do nguyên nhân vốn đầu tư và tài chính, trong đó có dự án nhà máy điện tại Pakistan và dự án sân bay tại Cộng hòa Sierra Leone. Tuy nhiên, phía chính quyền Trung Quốc vẫn nói một cách quả quyết rằng, không có một nước nào rơi vào cái gọi là “bẫy nợ”.
Nhưng thực tế, Pakistan là một trường hợp điển hình khi rơi vào khủng hoảng nợ. Trung Quốc và Pakistan hợp tác xây dựng vành đai Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan trị giá 62 tỉ USD, tổng cộng có 22 dự án thuộc “Một vành đai, Một con đường”. Cuối cùng Pakistan không cách nào trả nợ, và phải nhờ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ 8 tỉ USD để giải quyết khó khăn. Mỹ cho rằng IMF không nên giúp Pakistan trả tiền cho Trung Quốc.
Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mỹ mới (CNAS) gần đây đã công bố báo cáo chỉ ra, “Một vành đai, Một con đường” là công cụ quan trọng thúc đẩy dã tâm địa chính trị của Trung Quốc, đồng thời CNAS cũng nhắc nhở các nước tham gia “Một vành đai, Một con đường” cảnh giác với 7 vấn đề lớn như xâm phạm chủ quyền quốc gia, tham ô tham nhũng, v.v, mà đầu tư từ Trung Quốc có thể gây ra.
Bản báo cáo “Đánh giá về ‘Một vành đai, Một con đường’ của Trung Quốc” của CNAS cũng chỉ ra, sáng kiến này được Trung Quốc đưa ra từ năm 2013, không chỉ khởi xướng về kinh tế, mà nó còn là công cụ quan trọng để Trung Quốc thúc đẩy dã tâm địa chính trị của của mình.
Một trong những tác giả của báo cáo là ông Daniel Kliman, một nhà nghiên cứu cấp cao về các dự án an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc CNAS đã trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do hôm 23/4, ông cho biết, “Một vành đai, Một con đường” không giống như những gì Trung Quốc tuyên truyền, và mang đến cục diện cùng thắng lợi cho nước tham dự, mà là có lợi hơn cho Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc mượn cơ hội đầu tư để thu được nhiều lợi ích thương mại hơn, cũng như chiếm cứ các vùng đất chiến lược.
Nói về phương thức Trung Quốc thúc đẩy dã tâm địa chính trị, ông Daniel Kliman nói lấy ví dụ: “Cộng hòa Djibouti đã gặp phải tình huống là, Trung Quốc biến một cảng dân dụng thành căn cứ quân sự. Còn mượn sự trợ giúp của đòn bẩy lợi ích kinh tế, để khiến một nước phải gánh khoản nợ khổng lồ, và rồi họ không cách nào thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc và dễ dàng nghe theo Trung Quốc. Nắm bắt tinh anh (Elite Capture) cũng là phương thức giúp ‘Một vành đai, Một con đường’ thúc đẩy dã tâm địa chính trị.”
Một tác giả nữa của bản báo cáo này là Zack Cooper – một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ (AIE). Zack Cooper cho biết, nhờ tác dụng đòn bẩy của dự án “Một vành đai, Một con đường”, nên sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại một số nước đang dần tăng lên. Bởi vì rất nhiều nước tham gia muốn đảm bảo có được đầu tư từ Trung Quốc, nên đã tránh các việc có thể chọc giận Bắc Kinh. “Không có gì quá kỳ lạ, nếu Trung Quốc xây dựng một dự án lớn ở nước khác, Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến nước này để tránh các tuyên bố tiêu cực về Trung Quốc, ví dụ như tránh phê bình các hoạt động của Trung Quốc tại Tân Cương chẳng hạn. Nước tham gia ‘Một vành đai, Một con đường’ cũng né tránh dính líu đến vấn đề liên quan đến Trung Quốc, ví dụ như thông cáo về vấn đề bảo mật công nghệ được Liên minh châu Âu công bố.”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27725-tq-noi-gi-ve-bay-no-trong-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong.html
Quan chức Mỹ: “Made in China 2025”
là “lộ trình hành vi trộm cắp” của TQ
Phó trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Adam Hickey đã có một bài phát biểu hôm thứ Tư ( 24/4) tại Hội nghị toàn quốc của Ủy ban Đầu tư nước ngoài và Đội viễn thông, ông nhấn mạnh việc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ đã đem đến các mối đe dọa cho nước Mỹ, ông cũng đề xuất Bộ Tư pháp Mỹ cần có sách lược mới để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.Trong phát biểu của mình, Phó trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Adam Hickey đã gọi kế hoạch “Made in China 2025” là “lộ trình cho hành vi trộm cắp”.
Ông chỉ ra, từ năm 2015, khi Trung Quốc công bố kế hoạch này đến nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã có các cáo buộc đối với cá nhân và thực thể Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại trong ít nhất 8 ngành nghề. Từ năm 2011 đến nay, các cáo buộc gián điệp kinh tế mà Bộ Tư pháp Mỹ thụ lý có đến 90% liên quan
đến Trung Quốc, trong giai đoạn này, có ít nhất ⅔ các vụ án đánh cắp bí mật thương mại liên bang có liên kết về địa lý với Trung Quốc.
Ông Adam Hickey cũng cho biết, một số vụ án cho thấy, Trung Quốc đang lợi dụng cơ quan tình báo và công nghệ tình báo gián điệp của họ để đánh cắp sở hữu trí tuệ của khối doanh nghiệp tư nhân tại Mỹ, và ở một mức độ nào đó, chính phủ Trung Quốc cũng cần chịu trách nhiệm đối với hành vi trộm cắp này.
Ông chỉ ra, mối đe dọa của Trung Quốc ở một khía cạnh khác đó là Trung Quốc từ chối cam kết triển khai hợp tác với Mỹ để tấn công tội phạm, Trung Quốc cũng không tôn trọng luật pháp và trình tự pháp lý một cách rộng rãi. Ông nói: “Khi một công ty Trung Quốc hoặc một cá nhân người Trung Quốc vi phạm luật pháp Mỹ, các yêu cầu cung cấp tài liệu và quyền thẩm vấn của Mỹ trong nhiều năm vẫn không được phía Trung Quốc hồi âm, các cam kết hợp tác cũng không được phía Trung Quốc thực hiện.”
Để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, ông Adam Hickey cho biết, các dự án trong “Kiến nghị về Trung Quốc” của Bộ Tư pháp Mỹ đã xác lập hàng loạt các mục tiêu và và các công việc ưu tiên.
Ông nói: “Chỉ dựa vào truy tố thì không đủ để bù đắp những thiệt hại do đánh cắp gây ra, cũng không đủ lực để trấn nhiếp những kẻ trộm cắp”. Ông còn nói, Bộ Tư pháp Mỹ đang tìm các biện pháp, cũng như dùng các công cụ để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân; trong đó có các công cụ kinh tế của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, các biện pháp ngoại giao của Bộ Ngoại giao, cho đến sự tham gia của các cơ quan tình báo và quân sự.
Bộ Tư pháp Mỹ còn cung cấp cho các công tố viên trên toàn quốc các thông tin cần thiết khi họ thảo luận về các mối đe dọa với các công ty trong phạm vi quản lý tư pháp của họ, giúp đỡ các công ty nâng cao ý thức phòng chống các mối đe dọa, cũng như để cho khu vực kinh tế tư nhân có thể hợp tác một cách hiệu quả với cơ quan thực thi pháp luật khi có sự việc xảy ra.
Ông nhấn mạnh, Mỹ cần phải bảo vệ tốt hơn nữa mạng viễn thông của mình khỏi các mối đe dọa từ chuỗi cung ứng, đồng thời phòng chống bất cứ mối đe dọa nào đến an ninh quốc gia do đầu tư nước ngoài mang lại.
Đồng thời Adam Hickey cũng cho biết thêm, Bộ Tư pháp đã sẵn sàng áp dụng “Luật Hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài”, đạo luật này sẽ mở rộng quyền lực cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ, dùng để ứng phó với các rủi ro an ninh quốc gia mới xuất hiện. Ví dụ như nắm thông tin nhạy cảm hoặc công nghệ của số ít cổ đông đầu tư, hoặc bất cứ giao dịch có mục đích né tránh thẩm tra của Ủy ban Đầu tư nước ngoài.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27727-quan-chuc-my-made-in-china-2025-la-lo-trinh-hanh-vi-trom-cap-cua-tq.html
Tập Cận Bình ngầm nói với Mỹ về nhượng bộ của TQ
Vòng đàm phán thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra vào tuần tới (tuần từ 29/4). Mới đây, hôm 26/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn “Vành đai và Con đường” lần thứ 2, đã nói rằng sẽ tiến hành cải cách để giải quyết 4 vấn đề lớn, mỗi một vấn đề đều là trọng điểm trong xung đột thương mại Trung – Mỹ.Sáng ngày 26/4, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cho biết, đàm phán Mỹ – Trung đang tiến triển rất thuận lợi. Phát biểu của lãnh đạo hai nước Mỹ và Trung Quốc dường như tiết lộ đàm phán Mỹ – Trung sắp đạt được thỏa thuận.
Diễn đàn “Một vành đai, Một con đường” lần thứ 2 đã khai mạc hôm 25/4, mặc dù phía Mỹ không tham dự, nhưng trong phát biểu hôm 26/4 của ông Tập Cận Bình tại diễn đàn này, giới quan sát cho rằng dường như ông Tập đang đối thoại với ông Trump.
Trong phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình đã nói đến cải cách chính sách thương mại, cam kết giải quyết vấn đề trợ cấp quốc gia, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cho phép đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều ngành nghề hơn, và chính sách về tiền tệ. Bốn vấn đề này đều là vấn đề trọng tâm được Mỹ đưa ra trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình còn nói, Bắc Kinh sẽ xây dựng cam kết quốc tế có sự ràng buộc về cơ chế chấp pháp; về phương diện chính quyền các cấp thẩm duyệt cấp phép đầu tư và giám sát thị trường, Trung Quốc cũng đồng thời xây dựng trình tự tiêu chuẩn hóa để xóa bỏ cạnh tranh không công bằng, làm méo mó thị trường.
Về vấn đề tỉ giá đồng Nhân dân Tệ, ông Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ không hạ giá đồng Nhân dân Tệ làm tổn hại các nước khác, đồng Nhân dân Tệ sẽ giữ tỉ giá “mức bình quân hợp lý”, cơ chế thị trường sẽ phát huy tác dụng to lớn trong phương diện này.
Ông Tom Rafferty – Giám đốc khu vực Trung Quốc thuộc Economist Intelligence Unit, đã phân tích bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm 26/4, và cho biết, “Nội dung phát biểu của ông Tập hoàn toàn khác với những gì ông đã nói tại Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’ lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2017. Dường như ông ấy đang nhắm đến cam kết có thể sắp đạt được trong đàm phán thương mại với Mỹ, ngầm đồng ý rằng phía Trung Quốc sẽ có nhượng bộ.”
Phát biểu của ông Tập Cận Bình dường như đã phản ánh nhượng bộ của Trung Quốc kể từ sau Hội đàm Trump – Tập hồi tháng 12 năm ngoái nhằm tránh tình hình hình kinh tế thương mại giữa hai nước tiếp tục xấu đi, trong đó có các nhượng bộ như: Trung Quốc mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ trị giá 1,2 nghìn tỉ USD trong 6 năm, giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc về 0; thông qua “Luật đầu tư nước ngoài”, cấm cưỡng chế chuyển giao công nghệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ; thí điểm mở cửa thị trường điện toán đám mây; mở rộng tiếp cận thị trường đối với ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nước ngoài; mở rộng danh sách quản chế đối với các sản phẩm liên quan đến chất Fentanyl.
Trước khi ông Tập có bài phát biểu, hôm 24/4, ông Trump cũng cho biết, đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có được tiến triển thuận lợi; hôm 25/4, ông Trump tiếp tục cho biết ông sẽ sớm tiếp đón ông Tập Cận Bình tại nhà Trắng. Dựa vào những phát biểu này, có thể thấy, đàm phán thương mại Mỹ – Trung có thể sẽ sớm đạt được thỏa thuận.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ đến Bắc Kinh vào tuần sau và có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào ngày 30/4. Sau cuộc hội đàm này, ông Lưu Hạc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đi tới Washington để tiếp tục vòng đàm phán tiếp theo vào ngày 8/5.
Theo tuyên bố hôm 23/4 của Nhà Trắng, trong hai vòng đàm phán mặt đối mặt này, hai bên sẽ thảo luận về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, mua hàng hóa và vấn đề chấp pháp.
Hôm 17/4, tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng, nếu hai vòng đàm phán tiếp theo tiến triển thuận lợi, thì trước ngày Lễ Chiến sĩ trận vong (27/5) của Mỹ, hai nguyên thủ Mỹ – Trung sẽ ký kết thỏa thuận, nếu không thì có thể sẽ ký kết vào đầu tháng 6.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27722-tap-can-binh-ngam-noi-voi-my-ve-nhuong-bo-cua-tq.html
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ im lặng
về kế hoạch ngưng mua dầu của Iran
Michael LipinNhững khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran còn tồn tại là Trung Quốc, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã im lặng về việc mua dầu thô của Iran hôm 2/5 khi lệnh cấm hoàn toàn của Mỹ về việc mua bán dầu với Iran bắt đầu có hiệu lực.
Chính quyền Trump cũng im lặng về hành động có thể xảy ra nếu các nước này tiếp tục mua dầu của Iran từ ngày 2/5 trở đi. Không có một tuyên bố nào về vấn đề này từ Bộ Ngoại giao hay Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Thời hạn miễn trừ trong vòng 6 tháng mà Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và 5 chính phủ khác để chuẩn bị giảm mức nhập khẩu dầu của Iran xuống 0% hết hạn vào ngày 1/5.
Trong một tuyên bố ngày 22/4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng sẽ không có quốc gia nào được bất kỳ miễn trừ nào về chế tài của Hoa Kỳ đối với ngành công nghiệp dầu khí Iran vào tháng 11 năm ngoái.
Chế tài là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân bị cáo buộc và các hành vi nguy hại khác.
Iran nói chương trình hạt nhân của họ chỉ có mục đích hòa bình, và họ dự định sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu, nguồn thu chính của quốc gia này, bất chấp chế tài của Mỹ.
Washington đã khuyến khích các khách hàng dầu khí của Iran chuyển sang các nhà sản xuất dầu khí lớn khác như các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh, nơi cam kết sẽ giữ cho nguồn cung thích hợp cho thị trường năng lượng. Ông Pompeo cũng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ thi hành lệnh cấm đơn phương đối với hoạt động buôn bán dầu khí của Iran và cảnh báo rằng việc trả tiền mua dầu thô cho Iran sẽ dẫn đến những “nguy cơ không đáng so với các lợi ích”, ám chỉ khả năng người mua sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ.
Phát biểu với các phóng viên hôm 2/5, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói việc đa dạng hóa nguồn dầu mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian ngắn “dường như không thể”.
Ông Cavusoglu cho biết các nhà máy lọc dầu của Thổ Nhĩ Kỳ đang chế biến dầu thô của Iran có khả năng xử lý dầu từ Iraq, nhưng không thể từ nhiều quốc gia khác mà ông không nêu tên. Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần phải nâng cấp công nghệ của các nhà máy lọc dầu để nhập dầu từ các quốc gia khác, đòi hỏi các nhà máy lọc dầu phải ngừng hoạt động trong một thời gian.
“Điều này gây tốn kém. Nhưng bạn hãy nhìn đi, quyết định đơn phương của Hoa Kỳ đưa ra đang gây ảnh hưởng xấu đến tất cả mọi người”, ông Cavusoglu nói. “Hoa Kỳ nên xem lại quyết định của mình”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ không cho biết liệu Ankara sẽ tiếp tục mua dầu của Iran trong tương lai hay không.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Iran kể từ khi bắt đầu thời điểm miễn trừ đối với chế tài của Hoa Kỳ. Dữ liệu từ Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này nhập khẩu trung bình 209.000 tấn dầu thô Iran mỗi tháng từ tháng 11 đến tháng 2, bốn tháng đầu của giai đoạn được miễn trừ. Trong 10 tháng trước đó, nước này đã nhập khẩu trung bình 701.000 tấn mỗi tháng, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng dầu nhập khẩu trong giai đoạn này.
Trung Quốc, khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, không đưa ra bình luận nào về việc hết hạn 6 tháng miễn trừ của Hoa Kỳ vào ngày 2/5 đối với việc mua dầu thô của Iran. Nhưng phản ứng ban đầu của họ đối với quyết định không gia hạn miễn trừ của Hoa Kỳ cũng tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một cuộc họp báo ngày 24/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của Hoa Kỳ. Ông kêu gọi Washington không làm tổn hại việc “hợp tác” chính đáng và hợp pháp của Bắc Kinh với Iran.
Ấn Độ cũng không bình luận vào ngày 2/5. Trên trang Twitter ngày 23/4, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết New Delhi có kế hoạch duy trì nguồn cung dầu thô “thích hợp” cho các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, đồng thời nói thêm rằng “Sẽ có thêm nguồn cung từ các nước sản xuất dầu lớn khác”.
Ông Pradhan không nêu tên quốc gia nào hay cho biết liệu nguồn cung bổ sung có thay thế được hoàn toàn dầu thô từ Iran, vốn là nhà cung cấp lớn thứ ba của Ấn Độ một năm trước, hay không.
Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đã kêu gọi ông Pompeo trong một cuộc gọi điện thoại vào ngày 27/4 là để New Delhi có thêm thời gian nhập khẩu dầu của Iran mà không bị trừng phạt bởi các lệnh trừng phạt thứ cấp của Hoa Kỳ. Ông Swaraj được trích dẫn đã kêu gọi Mỹ “linh hoạt” vì Ấn Độ đang ở giữa cuộc tổng tuyển cử, và muốn rằng chính phủ tiếp theo sẽ đưa ra quyết định mua dầu từ ai.
Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Iran trước khi kết thúc giai đoạn miễn trừ của Hoa Kỳ. Một bài viết vào ngày 30/4 của Reuters cho thấy cả hai quốc gia đã cắt giảm đáng kể lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran trong quý 1, từ tháng 1 đến tháng 3, so với cùng kỳ năm trước, với Trung Quốc giảm 28% và Ấn Độ giảm 40% lượng thùng dầu thô nhập khẩu mỗi ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-tho-nhi-ky-an-do-im-lang-ve-ke-hoach-ngung-mua-dau-cua-iran/4902847.html
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã đăng quang
trong ngày đầu tiên của nghi thức đăng quang kéo dài ba ngày.
Vua Vajiralongkorn được thừa kế ngai vàng vào năm 2016 khi vua cha, Bhumibol Adulyadej, người trị vì lâu năm, qua đời.Vài ngày trước, nhà vua đã bất ngờ kết hôn với người tình lâu năm và cũng là một phi tần, người sẽ trở thành Nữ hoàng Suthida.
Vua Thái Lan tắm bằng nước thiêng để lên ngôi
Thân thế tân vương Thái Lan
Vua Thái Lan Vajiralongkorn cưới nữ tướng
Thái Lan có chế độ quân chủ lập hiến, nhưng hoàng gia rất được người Thái tôn kính và nắm giữ quyền lực đáng kể.
Thái Lan cũng có một bộ luật nghiêm ngặt, được gọi là lese majeste, cấm chỉ trích chế độ quân chủ. Bộ luật này đã bảo vệ hoàng gia khỏi sự suy xét của công chúng.
Trong buổi lễ ngày thứ Bảy, vị vua 66 tuổi đã được trao Đại Vương miện Chiến thắng nặng 7,3kg.
Sau đó, ông đã ban hành mệnh lệnh hoàng gia đầu tiên, hứa sẽ trị vì bằng chính nghĩa, như cha ông đã làm trong lễ đăng quang 69 năm trước.
Lễ đăng quang diễn ra trong bối cảnh Thái Lan chưa ổn định về chính trị. Trước đó, hôm 24/3, một cuộc bầu cử lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi quân đội nắm quyền kiểm soát sau cuộc đảo chính hồi 2014, nhưng một chính phủ mới vẫn chưa được công bố.
Vị tân vương là ai?
Vua Vajiralongkorn là con thứ hai và là con trai đầu của Nữ hoàng Sirikit và cố quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Ông được giáo dục ở Anh và Úc và đã được đào tạo tại Đại học Quân sự Hoàng gia ở Canberra. Ông tiếp tục trở thành một sĩ quan trong lực lượng vũ trang Thái Lan và có bằng cấp phi công chiến đấu và dân sự.
Ông trở thành hoàng tử và là người thừa kế ngai vàng chính thức vào năm 1972. Hiện ông được biết đến với tên Rama X, hay vị vua thứ 10 của triều đại Chakri.
Nữ hoàng Suthida, người vợ thứ tư của Vajiralongkorn, là phó chỉ huy đội cận vệ. Bà trở thành tướng quân đội hồi tháng 12/2016.
Các nghi lễ đăng quang là gì?
Các nghi thức đăng quang bắt đầu lúc 10:09 giờ sáng, một thời điểm được cho là tốt lành, khi vua Vajiralongkorn mặc một chiếc áo choàng trắng thực hiện nghi thức thanh tẩy bằng nước thiêng được thu thập từ hơn 100 địa điểm trên khắp đất nước.
Ông sau đó được trao năm biểu tượng của Hoàng gia.
Hầu hết các nghi lễ chính của đạo Bà la môn và Phật giáo diễn ra vào thứ Bảy, và lễ đăng quang tiếp tục cho đến thứ Hai.
Trong khi vua Vajiralongkorn lên ngôi từ năm 2016, theo truyền thống Thái Lan, ông không thể được coi là một đại diện thiêng liêng trên Trái đất cũng không phải là người đại diện tâm linh của Phật giáo cho đến khi ông được thánh hiến.
Đôi nét về cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Abduladej, người vừa từ trần ở tuổi 88.
Người Thái chứng kiến sự kiện này ra sao
Vào Chủ nhật, Quốc vương Vajiralongkorn sẽ tham gia lễ rước quanh thủ đô Bangkok, mang đến cho mọi người dân cơ hội được hân hoan chào đón vị tân vương.
Ông cũng sẽ xuất hiện trước công chúng trên ban công tại Cung điện Hoàng gia vào thứ Hai.
Vua Vajirusongkorn dành phần lớn thời gian ở nước ngoài và không được công chúng biết đến nhiều như cha mình.
Nhưng những bức chân dung khổng lồ của ông có thể được trông thấy trên nhiều tòa nhà sau khi chính phủ ra quy định bắt buộc treo hình ông trong những tuần dẫn đến lễ đăng quang.
Công chức cũng được yêu cầu mặc màu vàng – màu liên quan đến nhà vua. Nhiều người Thái cũng sẽ mặc màu vàng để thể hiện lòng trung thành với quốc vương.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48143878
0 comments