Mỹ đã tạo cho Trung Quốc nhiều cơ hội, nguy cơ đánh mất vị thế toàn cầu
Hiện nay, Mỹ đang có nguy cơ nghiêm trọng là đánh mất vị thế của họ như là siêu cường không thể thiếu.
Mỹ có một vấn đề lớn trong vai trò lãnh đạo mà đã tạo cho Bắc Kinh nhiều cơ hội để mở rộng các hoạt động mặt trận thống nhất của họ.
Sự lãnh đạo ôn hòa của Mỹ, dựa trên số lượng đáng kể sức mạnh mềm, vai trò đi đầu về kinh tế và năng lực quân sự, được cho là cách tốt nhất để giảm thiểu các hoạt động mặt trận thống nhất và các hoạt động gây ảnh hưởng khác của Trung Quốc.
Tuy vậy, sự phân tán chiến lược các nguồn lực của Mỹ tới Iraq và Afghanistan dưới thời Tổng thống George W.Bush và những thiếu sót trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Obama đã dẫn đến việc nhượng lại sân chơi cho tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Hai cựu quan chức chính quyền Obama mới đây đã kết luận, Mỹ về cơ bản đã hiểu sai các viễn cảnh về sự trỗi dậy hòa bình và tự do hóa của Trung Quốc và như là kết quả của việc mơ tưởng và xao lãng chiến lược;
Mỹ hiện phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh năng động và mạnh mẽ nhất của họ trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên, bất chấp những thiếu sót này, chưa bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào về cam kết cơ bản của Mỹ đối với trật tự quốc tế tự do cho đến chính quyền Donald Trump.
Hiện nay, Mỹ đang có nguy cơ nghiêm trọng là đánh mất vị thế của họ như là siêu cường không thể thiếu.
Trong việc thúc đẩy “nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Trump đã đặt câu hỏi về giá trị của các liên minh với Mỹ, rút khỏi Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cân nhắc lại cam kết của Washington đối với các thỏa thuận thương mại tự do đa phương và song phương khác, rút khỏi các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump vào tháng 3/2018 áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu thép và nhôm, điều sẽ giáng đòn mạnh lên các nước liên minh châu Âu (EU), đã làm quan hệ Mỹ-EU trở nên phức tạp hơn nữa và chọc giận các đồng minh chủ chốt như Canada.
Khi chính quyền Donald Trump thực hiện những đe dọa áp thuế hà khắc vào tháng 5, EU, Canada và Mexico đã phản ứng trong choáng váng.
Các cuộc thăm dò của Viện Gallup gần đây cho thấy mức độ nghiêm trọng của thách thức đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Năm 2017, tỷ lệ ủng hộ trung bình trên toàn cầu cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên 134 quốc gia đã giảm xuống còn 30% từ mức 48% trong năm 2016.
Đây là mức thấp kỷ lục đối với cuộc khảo sát toàn cầu này.
Điều này đặt sự ủng hộ cho vai trò lãnh đạo của Mỹ chỉ ngang với Trung Quốc và cao hơn một chút so với Nga.
Sự phản đối đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ, ở mức trung bình 43% trên toàn thế giới, cao hơn đáng kể so với mức trung bình với Nga (36%), Trung Quốc (30%) và Đức (25%).
Đáng chú ý, những mất mát lớn nhất trong sự ủng hộ dành cho vai trò lãnh đạo của Mỹ xảy ra ở các nước đồng minh truyền thống.
Ở Canada, sự ủng hộ dành cho vai trò lãnh đạo của Mỹ đã sụt giảm từ 60% xuống 20%.
Ở châu Âu, 18 nước đồng minh NATO đã nhận thấy sự giảm sút đáng kể trong tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo của Mỹ ở các nước như Ba Lan (51%), Bỉ (44%), Na Uy (42%), Anh (26%) và Đức (21%).
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, câu chuyện tương tự cũng diễn ra trong năm 2017. Tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ tụt xuống mức thấp mới ở Australia, New Zealand và Singapore, tất cả đều giảm hơn 30%.
Với mức độ nghi ngờ và phản đối như vậy, một nỗ lực do Mỹ đi đầu nhằm hình thành một cách tiếp cận chung giữa các nền dân chủ tự do để chống lại các hoạt động mặt trận thống nhất của Trung Quốc sẽ vướng phải nhiều khó khăn ngay từ đầu.
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017 của chính quyền Tổng thống Donald Trump gần như không giải quyết được những lo ngại về vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Mặc dù, chiến lược an ninh quốc gia cùng với chiến lượng quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump đều xác định Trung Quốc là thách thức lớn nhưng không chứng minh được rằng Washington hiểu thấu đáo về thách thức này của Trung Quốc.
Nhiều đồng minh coi chính quyền Donald Trump mới là bên quan tâm chứ không phải Trung Quốc, trong việc sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế tự do.
Các đồng minh cũng lo lắng về trách nhiệm tài chính, các ưu tiên chi tiêu và ưu đãi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump đã tiến hành cắt giảm thuế quan lớn, các biện pháp thương mại bảo hộ và giảm chi tiêu trong khi cắt giảm những nguồn lực đang hỗ trợ cho các khía cạnh quan trọng khác của quốc gia Mỹ như Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID).
Do đó, bước quan trọng đầu tiên trong việc định hình phản ứng sẽ là giải quyết sự chia rẽ giữa các đồng minh của Mỹ.
Nhiều đồng minh coi chính quyền Donald Trump mới là bên quan tâm chứ không phải Trung Quốc, trong việc sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế tự do.
Các đồng minh cũng lo lắng về trách nhiệm tài chính, các ưu tiên chi tiêu và ưu đãi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump đã tiến hành cắt giảm thuế quan lớn, các biện pháp thương mại bảo hộ và giảm chi tiêu trong khi cắt giảm những nguồn lực đang hỗ trợ cho các khía cạnh quan trọng khác của quốc gia Mỹ như Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID).
Do đó, bước quan trọng đầu tiên trong việc định hình phản ứng sẽ là giải quyết sự chia rẽ giữa các đồng minh của Mỹ.
0 comments