Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 05/11/2020

Thursday, November 5, 2020 7:04:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 05/11/2020

Báo cáo mới: Tù chính trị tại Việt Nam bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo

Một báo cáo mới được công bố hôm 5/11 của Dự án 88 cho biết nhiều tù chính trị ở Việt Nam bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo.

Phúc trình có tên ‘Nạn tra tấn và đối xử vô nhân đối với tù chính trị tại Việt Nam năm 2018 – 2019’ nêu rõ chi tiết những vụ tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với những người bị giam giữ theo các điều luật về an ninh quốc gia. Những trường hợp như tù nhân được nêu tên cụ thể trong báo cáo gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hóa…

Ngoài những trường hợp bị tra tấn được thu thập, phúc trình còn nêu rõ một số vụ điển hình bị từ chối có đại diện pháp lý theo luật định.

Các tù chính trị thường bị giam cách ly dài ngày trước khi đưa ra xét xử, bị từ chối đại diện pháp lý và xét xử không công bằng, từ chối không cho được điều trị y tế đầy đủ, bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt trong nhà tù, bị từ chối không cho gia đình gặp mặt, thậm chí bị chuyển trại mang tính trừng phạt, gây đớn đau thể xác và tâm lý, bị biệt giam.

Những biện pháp được nêu bị cho là đã vi phạm những công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn; trong đó có Công ước Chống Tra Tấn.

Phúc trình ghi nhận số tù chính trị Việt Nam chịu nạn đến mức tra tấn là 19 trường hợp trong hai năm 2018 và 2019..

Dự án 88 kêu gọi cộng đồng quốc tế và đặc biệt những quốc gia đang và có thể trở thành đối tác chính trị và thương mại với chính phủ Hà Nội yêu cầu Việt Nam phải có trách nhiệm thi hành những nghĩa vụ quốc tế mà họ đã ký kết.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/torture-report-inhumane-treatment-of-political-prisoners-11052020064201.html

Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường

và đại biểu quốc hội ‘bênh’ thủy điện nhỏ

‘Không có hồ chứa thủy điện, lũ lụt còn khủng khiếp hơn’ là phát biểu của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam vào sáng ngày 5 tháng 11.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lời ông Trần Hồng Hà rằng tại những khu vực sạt lở đất kinh hoàng vừa qua rừng đều phủ xanh. Đó là các nơi như Trạm 67 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế; tại Đoàn Kinh tế- Quốc Phòng 337 ở Cha Lo, tỉnh Quảng Trị và tại Trà Leng, Tà Vân ở tỉnh Quảng Nam.

Theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên- Môi trường của Việt Nam thì thảm họa thiên tai tại các tỉnh miền Trung Việt Nam vừa qua là do kết quả của tổ hợp các dạng thái thiên tai cộng lại. Ông nói có 4 trận bão liên tiếp và hình thái áp thấp duy trì kéo dài ở miền Trung dẫn đến mưa lớn. Ông Hà nêu ra rằng có nơi mưa đến 500mm/ngày và đó là ‘Trời đổ nước xuống chứ không phải là mưa’.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân thuộc đoàn Cà Mau cũng cho rằng không nên vì lũ lụt mà đổ lỗi hết cho thủy điện. Theo ông Lê Thanh Vân thì cần có quan điểm lịch sử về thủy điện.

Sau khi nêu dẫn chứng về vai trò của Thủy điện Sông Đà tại miền Bắc, ông Lê Thanh Vân thừa nhận có tình trạng lạm dụng của một số nhà đầu tư thủy điện nhỏ mà ông nêu ra là ‘trục lợi, thông qua phá rừng lấy gỗ quí.’

Một số chuyên gia môi trường lên tiếng về tình trạng phá rừng để xây dựng thủy điện tràn lan là nguyên nhân dẫn đến các vụ sạt lở tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy vậy, gần đây, chính phủ Hà Nội lên tiếng bác bỏ nhận định của giới chuyên môn về nạn phá rừng, phát triển thủy điện; đặc biệt là thủy điện nhỏ, khắp nơi như bấy lâu nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/minister-of-natural-resources-environment-and-na-deputies-defend-small-scaled-hydroelectric-plant-dams-11052020074359.html

Tạm ngừng thi công Thuỷ điện Rào Trăng 3

Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định vừa ký công văn yêu cầu Công ty Cổ phần Thuỷ điện Rào Trăng 3 ngưng toàn bộ hoạt động xây dựng tại công trình nhà máy Thuỷ điện Rào Trăng 3, phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm người mất tích. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này theo nguồn tin từ Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế hôm 5/11.

Quyết định này được đưa ra sau vụ sạt lở đất do mưa lớn hôm 12/10 khiến 17 công nhân mất tích ở Thuỷ điện Rào Trăng 3. Cho đến lúc này, chỉ có 5 xác công nhân mất tích được tìm thấy.

Theo TTXVN, sau vụ sạt lở đất, ngày 2/11, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương sớm đánh giá mức độ an toàn đối với toàn bộ dự án Thuỷ điện Rào Trăng 3.

Ngày 30/10, UBND tỉnh đã tổ chức Đoàn kiểm tra dự án nhà máy thuỷ điện này và có kết luận là dự án có nguy cơ mất an toàn cao, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

Dự án Thuỷ điện Rào Trăng 3 có công suất 13 MW do Công ty Cổ phần Thuỷ điện Rào Trăng 3 làm chủ đầu tư, là nhà máy thuỷ điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế.

Theo Dân Trí, Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 hiện đã hoàn tất 90% hạng mục xây dựng.

Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững thành phố Huế từng nêu ra những bất cấp trong xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện tại tỉnh này, trong đó có Rào Trăng 3.

Trong khi đó, tại phiên họp Quốc hội Việt Nam hôm 4/11, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện vì liên quan đến phá rừng. Theo báo chí Nhà nước Việt Nam, đã có ý kiến cho rằng các nhà máy thuỷ điện loại nhỏ cứ bình quân 1MW sẽ tiêu tốn từ 1 đến 10 ha rừng.

Tuy nhiên, các nhà máy loại này có suất đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận lớn.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thuỷ điện có giá bán rẻ nhất trong cơ cấu huy động của EVN nên có lợi thế trong thị trường cạnh tranh.

Các báo cáo của nhiều thuỷ điện nhỏ của Việt Nam trong quý 3 cho thấy lãi tăng đột biến trong khi một số thuỷ điện lớn lại có doanh thu giảm mạnh trong quý này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hydropower-plant-rao-trang-3-project-halted-after-landslides-11052020071516.html

Câu Lạc Bộ Phạm Đoan Trang trong tầm ngắm của Công An

Thanh Trúc

Nhiều người trong giới hoạt động xã hội và người thân của nhà báo Phạm Đoan Trang cho rằng báo Công An Nhân Dân đang tìm cách răn đe, bóp méo sự thật về một “đối tượng” chẳng may lọt vào tầm ngắm của họ trong bài báo mới đây về Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang. Họ nói với RFA rằng họ thậm chí không biết về sự tồn tại của câu lạc bộ này.

Vào ngày 3/11/2020, trang Công An Nhân Dân online có bài viết với tựa là “ “Chống Diễn Biến Hòa Bình, trò hề của việc kêu gọi thành lập Câu Lạc Bộ Phạm Đoan Trang”

Mở đầu bài báo, xin trích đọc nguyên văn: “Cái gọi là “Câu Lạc Bộ Phạm Đoan Trang” chỉ là chiêu trò nhằm lôi kéo, tụ tập những kẻ đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước mà cả dân tộc này đang từng ngày, từng giờ xây dựng, vun đắp”.

Với 3 câu hỏi chính, một là sự thật đằng sau những lời kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang, hai là cần biết rõ Phạm Đoan Trang là ai, và ba là qui định của pháp luật Việt Nam đối với việc thành lập Hội, trang mạng Công An Nhân Dân tiếp tục thông tin rằng : “Sau khi đối tượng Phạm Thị Đoan Trang có tên gọi khác là Phạm Đoan Trang bị bắt giữ về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, một số đối tượng đã kêu gào trên không gian mạng, đòi thành lập cái gọi là “Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang”, hay còn gọi là “Câu lạc bộ những phụ nữ đòi nhân quyền”, do đối tượng Phạm Lệ Thủy đứng đầu.

Đài Á Châu Tự Do đã cố gắng liên lạc với người tên Phạm Lệ Thủy cũng như Câu Lạc bộ Những Phụ Nữ Đòi Nhân Quyền. Rất tiếc không có dấu hiệu đường dây viễn liên nối được vào đúng người đúng việc.

Cái đặc biệt phải thừa nhận là bất cứ một nhân vật bất đồng chính kiến nào khi bị bắt, ngoài  các cơ quan tố tụng ra thì cơ quan báo chí của cộng sản Việt Nam đều hết sức vào cuộc, họ đưa hết cả hệ thống chính trị vào để  đánh phá người đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.  – Phạm Thanh Nghiên

Ngay cả một nguồn xem ra thân cận nhất với sự việc cũng đã từ chối trả lời, nói là rất sợ bị công an sách nhiễu, bắt bớ khi vụ việc chưa rõ  ràng.

Nỗi sợ như này cũng dễ hiểu thôi, là lời cựu tù chính trị, blogger Phạm Thanh Nghiên:

Không biết ai kêu gọi ra Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang. Cách đây mấy tháng cũng có một nhóm đứng ra kêu gọi thành lập Công Đoàn Độc Lập, cũng có người hỏi thì tôi khẳng định luôn là bây giờ bị bắt bớ ghê như thế này thì chẳng có tổ chức tranh đấu thực sự nào hay người đấu tranh nào kêu gọi thành lập hội nhóm. Sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt, tôi với một số bạn quí mến Phạm Đoan Trang chưa hay không nghĩ đến việc thành lập một hội nhóm, một tổ chức mà cụ thể báo nói là Câu Lạc Bộ Phạm Đoan Trang”.

Và cũng không lạ nếu Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang bị xem là chiêu trò, là ý đồ thù nghịch chống phá dưới mắt báo Công An Nhân Dân, cơ quan truyền thông quyền lực trong làng báo lề phải. Ý kiến tiếp theo của blogger Phạm Thanh Nghiên:

Bất cứ một hội nhóm, một tổ chức xã hội dân sự độc lập nào mà có mục tiêu thúc đẩy quyền con người thì đều bị phía công an và phía Nhà Nước phê phán, chỉ trích, vu khống rất nặng nề, thậm chí bị kết tội nữa”.

“Đối với tôi chuyện này không có gì đặc biệt cả. Cái đặc biệt phải thừa nhận là bất cứ một nhân vật bất đồng chính kiến nào khi bị bắt, ngoài  các cơ quan tố tụng ra thì cơ quan báo chí của cộng sản Việt Nam đều hết sức vào cuộc, họ đưa hết cả hệ thống chính trị vào để  đánh phá người đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Mặc dù bản thân người đấy đã bị bắt rồi, tức là không có cơ hội và khả năng để tự bảo vệ cho mình nữa. Chuyện này rất quen, có nghĩa là không thấy lạ chứ không phải chúng ta chấp nhận chuyện quen như thế”.

Cựu phóng viên Tạp Chí Cộng Sản, nay là nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, giải thích vì sao lời kêu gọi thành lập Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang lọt vào tầm nhìn của báo Công An Nhân Dân:

“Thông tin này khá mới nhưng nếu như có chuyện đó thì cũng là điều mọi  xã hội dân sự tự người ta thành lập các Câu Lạc Bộ và các hội nhóm. Đó là quyền của người dân thôi”.

“Nhà cầm quyền thì luôn luôn cảnh giác chuyện này, việc báo Công An Nhân Dân nói về Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang, rồi việc kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang là chiêu trò, việc bôi nhọ người đấu tranh ở đây là chị Phạm Đoan Trang có thể  là cái đòn đánh phủ đầu  có tính răn đe trước. Tôi nghĩ dùng từ đánh phủ đầu là chuẩn. Chống diễn biến hòa bình là bài quen thuộc của báo chí chính thống”.

“Nhiều người chưa biết mà bài báo đã đưa ra như vậy thì người ta sẽ đi tìm hiểu Phạm Đoan Trang là ai, vô tình kích thích sự tò mò của người bàng quan. Chuyện nó cũng có mặt này mặt khác”.

Với câu hỏi “Trước hết cần tìm hiểu Phạm Đoan Trang là ai, Phạm Đoan Trang là con người, sự kiện hay sự việc, mà báo mạng Công An Nhân Dân nêu ra để rồi tự giải đáp rằng “  Phạm Đoan Trang không nằm trong danh mục “góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Vẫn theo báo Công An Nhân Dân, Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, bị bắt về các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là người từng xuất cảnh đi nước ngoài trái phép và bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc, sau đó đã “đổi màu”, tham gia và thành lập, điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, viết thuê cho các trang mạng của những kẻ thâm thù, chống phá đất nước, dân tộc, từng là gương mặt đại diện của cái gọi là “Nhà xuất bản tự do”, phát tán nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ chính trị ở nước ta.

Từ vị thế mà “bao người mơ ước”  tức  sinh ra trong một gia đình cơ bản, từng tốt nghiệp Trường Hà Nội – Amsterdam và Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, báo Công An Nhân Dân viết tiếp, Phạm Đoan Trang trở thành kẻ vi phạm pháp luật. Những hành vi mà đối tượng đã thực hiện cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật Việt Nam.

Cây bút  phản biện, cựu tù chính trị kiêm blogger Phạm Thanh Nghiên lập luận:

“Tôi không muốn trở thành người quá ca ngợi bạn mình. Phạm Đoan Trang, cũng như một số phụ nữ  khác, đều ước mơ có được cuộc sống bình thường tại một đất nước có nền chính trị tốt đẹp”.

“Trong phương diện tranh đấu tôi khẳng định Phạm Đoan Trang rất dũng cảm. Trang là người có khát vọng, trung thực, thẳng thắn, bình dị và tình cảm. Với trình độ của mình Trang có thể có cuộc sống khá giả về mặt kinh tế và thoải mái về mặt tinh thần. Nếu không trở thành người đấu tranh đòi  dân chủ trong một xã hội không có tự do biểu đạt như ở Việt Nam thì hẳn là Trang đã sống khác. Nhưng nếu thế thì đã không có một Phạm Đoan Trang ngày hôm nay”.

“Điều không thành công của nhà cầm quyền là bắt  một người đã dự liệu cho mình con đường xấu nhất trên bước đường tranh đấu. Dù bắt hay không bắt, đối với Phạm Đoan Trang,  thì trước tiên đây là sự chiến thắng về bản thân, chiến thắng về nỗi sợ, một biểu tượng của khát vọng tự do cho Việt Nam.”

Quyết định của pháp luật Việt Nam đối với việc thành lập Hội là tiêu đề thứ ba của bài viết chống diễn biến hòa bình qua lời kêu gọi thành lập Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang. Bài báo khẳng định “Việt Nam đã có Nghị Định 45/2010/NĐ-CP, Nghị Định 33/2012/NĐ-CP và Thông Tư 03/2013/TT-BNV, đều là những văn bản quy phạm pháp luật, quy định về việc thành lập hội.

Thành lập hội là tự nguyện, bài báo nhấn mạnh, nhưng phải góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

Đối với nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Quang A, người biết nhiều về cây viết dân chủ, cũng là tiếng nói của Nhà Xuất Bản Tự Do Phạm Đoan Trang, viện dẫn từng ấy qui định để biện minh cho mỗi việc cấm cản sự thành lập Câu Lạc bộ Phạm Đoan Trang là cách tuyên truyền cũ rích của Nhà Nước vốn sợ những tiếng nói đối lập:

“Tôi không biết có lời kêu gọi thành lập Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang, tôi cũng không đọc báo Công An  Nhân Dân và cũng không chút ngạc nhiên về cái luận điệu mà nó nhàm ở Việt Nam này rồi”.

“Bất kể ai mà không ngậm miệng lại, không nói theo ý họ thì họ đều coi là diễn biến hòa bình, cái luận điệu nhai đi nhai lại cả chục năm nay rồi. Có khi chính họ nêu lên để đả phá lời kêu gọi đấy”.

Nói chống diễn biến hòa bình, chỉ trích lời kêu gọi thành lập Câu Lạc Bộ  Phạm Đoan Trang là trò hề, thể hiện trình độ nghiệp vụ nghèo nàn của một tờ báo thường phải nói xuôi theo đảng cộng sản. Đây là  nhận định của cựu ký giả Lê Phú Khải đài Tiếng Nói Việt Nam, tác giả cuốn sách Lời Ai Điều bị cáo buộc chống đảng khiến ông gặp bao phen khó khăn như nhà tranh đấu Phạm Đoan Trang hiện nay:

“Xưa nay báo chí quốc doanh vẫn thế thôi, cho nên ở Trung Quốc một ông tướng rất nổi tiếng là ông Liêu Hóa Châu nói “Ở Trung Quốc nơi thiếu thông tin nhất là báo chí”. Việt Nam mình thì cũng thế thôi, thiếu thông tin nhất là báo chí quốc doanh”.

“Cô Đoan Trang chẳng có tội gì cả. Hiến Pháp Việt Nam ghi rất rõ quyền tự do xuất bản, tự do tư tưởng, tự do báo chí. Cô  chỉ viết sách một cách ôn hòa thôi, phát biểu chính kiến của cô,  tư tưởng của cô, mà bắt bỏ tù cô như thế là vi phạm nhân quyền”.

“Hiến Pháp Việt Nam thừa nhận quyền lập hội nhưng chính những người đi tuyên truyền cho Hiến Pháp lại bị bắt bỏ tù đấy”.

Theo báo Công An Nhân Dân, cái gọi là “Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang” hoàn toàn không đảm bảo đầy đủ các yếu tố và không tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Kết luận này của báo Công An Nhân Dân bị nhóm các nhà báo độc lập trong nước cho là nặng phần trình diễn nhưng ý nghĩa thì rỗng tuếch.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pham-doan-trang-club-on-police-radar-11042020195236.html

Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TPHCM

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vào ngày 5/11 cho biết đang làm rõ vụ việc “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc nâng giá thiết bị thuỷ tinh thể nhân tạo xảy ra tại bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh.

Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin cùng ngày, cho biết thêm vụ án đang trong quá trình tố tụng.

Trước đó, công an vào ngày 4/11 đã làm việc và khám xét nơi làm việc của một số lãnh đạo Bệnh viện Mắt TPHCM, trong đó có Giám đốc Nguyễn Minh Khải, cùng Phó Giám đốc, kế toán…

Tin dẫn kết luận thanh tra cho biết BV Mắt TP Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động, quản lý, sử dụng tài chính mang tính hệ thống một cách tùy tiện, buông lỏng trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ, của người đứng đầu và của cấp trên trực tiếp, có biểu hiện không rõ ràng, công khai và minh bạch theo quy định.

Theo đó, BV Mắt TP Hồ Chí Minh vào cuối năm 2018 đã bị UBND TP Hồ Chí Minh buộc phải chuyển nộp vào kho bạc số tiền hơn 395 tỷ đồng tiền chênh lệch thu-chi tại khoa Kỹ thuật cao. Nguyên nhân được nói do đây là số tiền phát sinh từ tài sản nhà nước nhưng bệnh viện không nhập vào báo cáo tài chính của đơn vị mà lập thu-chi riêng.

Bên cạnh đó, theo kết quả thanh tra thuế, BV Mắt TP Hồ Chí Minh phải nộp lại số tiền gần 57 tỷ đồng, bao gồm hơn 38 tỷ đồng tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, hơn 10 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế và xử phạt hành vi kê khai sai với số tiền trên 7 tỷ đồng.

6 cá nhân liên quan trong vụ việc này đã bị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thực hiện kiểm điểm với hình thức rút kinh nghiệm gồm 2 cán bộ thuộc BV Mắt TP Hồ Chí Minh và 4 cá nhân thuộc Sở Y tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-public-security-searched-hcmc-eye-hospital-11052020072142.html

Tòa TPHCM sắp xét xử sơ thẩm nguyên Chủ tịch Petroland

Phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Bùi Minh Chính, nguyên Chủ tịch Petroland, trong vụ án ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26/11.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn tin từ Tòa án Nhân dân (TAND) thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cho biết vào ngày 5/11.

Theo cáo trạng, bị cáo Bùi Minh Chính cùng hai lãnh đạo khác là Ngô Hồng Minh và Trần Hữu Giang (đã bỏ trốn) đã lập 17 hợp đồng ‘khống’ gây thiệt hại cho Petroland hơn 50,6 tỉ đồng. Cùng hầu tòa với ông Chính về tội danh trên còn có 7 bị cáo khác đóng vai trò đồng phạm trong vụ án.

Trong một diễn biến khác, Thanh tra Chính phủ vừa kết luận một loạt sai phạm về đất công, ‘đất vàng’ tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đã kiến nghị Thủ tướng xử lý kỷ luật Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và các Phó chủ tịch tỉnh có liên quan.

Cụ thể theo cơ quan Thanh tra, tất cả 10 dự án nằm trong diện được ưu đãi đầu tư, thì UBND tỉnh Khánh Hòa đã không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tất cả 10 dự án đều chậm tiến độ, thậm chí có 1 dự án chưa thực hiện. Điển hình trong nhóm 10 dự án này là Khu du lịch nghỉ dưỡng Trần Thái ở Bắc bán đảo Cam Ranh.

Ngoài ra, có tới 3 trường hợp là cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước quản lý đã chuyển quyền sử dụng, mà không niêm yết việc bán đấu giá; không thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc bán đấu giá tài sản.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, trong quá trình xử lý, cần làm rõ trách nhiệm, nếu phát hiện cán bộ vi phạm có dấu hiệu tham ô thì phải kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/petroland-s-former-chairman-prepared-to-appear-in-court-11052020072036.html

Trùm xã hội đen Thái Bình cưỡng đoạt tài sản/

giám đốc công ty vàng lừa đảo

Cảnh sát Điều tra công an tỉnh Thái Bình hôm 5 tháng 11 khởi tố ông Vũ Văn Thái, biệt danh ‘Thái Lâm’ người bị cho là trùm xã hội đen liên quan đến việc cưỡng đoạt tài sản trị giá 258 triệu đồng.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin rằng công an Thái Bình đã bắt để điều tra Vũ Văn Thái, ngụ xã An Ninh, huyện Tiền Hải, cùng với Trần Văn Quân và Lại Xuân Hoàn. Theo công an thì nhóm người này thu tiền bảo kê đối với 13 doanh nghiệp lớn, nhỏ trong huyện.

Trước đây vào năm 2016 Vũ Văn Thái bị tuyên án 5 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản” và “tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Ngay sau khi ra tù, Vũ Văn Thái lại qui tụ người thành lập nhóm mới để tiến hành những hoạt động vừa nêu.

Trong một diễn biến khác, Cảnh sát Điều tra công an tỉnh Ninh Thuận ngày 5 tháng 10 đã bắt 1 Giám đốc công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý vì cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Người bị bắt là ông Nguyễn Hữu Vinh, ngụ Tp Phan Rang-Tháp Chàm. Ông này bị cho đã vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng và cá nhân với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng nhưng không có khả năng hoàn lại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-binh-gang-leader-arrested-for-extortion-11052020065130.html

Tòa án chỉ cho luật sư xem cáo trạng

của TNLT Trần Đức Thạch nhưng không cho chụp ảnh

Luật sư Hà Huy Sơn hôm 5-11-2020 cho hay, ông đã được gặp thân chủ của mình là ông Trần Đức Thạch tại trại tạm giam tỉnh Nghệ An – lần đầu tiên sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, tuy nhiên ông không được quyền sao chụp hồ sơ vụ án để làm căn cứ bào chữa mà chỉ được viết lại.

Ông Trần Đức Thạch là một nhà hoạt động nhân quyền, thành viên của Hội Anh em dân chủ, bị bắt hồi tháng 4 năm nay với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109 Bộ luật hình sự 2015.

Luật sư Hà Huy Sơn trình bày sự việc qua điện thoại với phóng viên RFA như sau:

Đã kết thúc điều tra mấy tháng rồi, có cáo trạng đưa sang tòa hơn một tháng rồi.

Hôm nay tôi đến tòa thì họ chỉ cho xem thôi chứ không cho chụp (cáo trạng) , người ta nói rằng vụ án này liên quan tới an ninh quốc gia thành ra đó là bí mật cho nên không cho chụp.

Nếu muốn chụp thì phải có sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Chiều nay tôi chỉ đủ thời gian ghi lại cáo trạng thôi chứ không đủ thời gian để xem các bút lục khác của vụ án.”

Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thêm, trong cuộc gặp với ông Trần Đức Thạch tại Trại tạm giam Nghi Kim, Nghệ An, ông Thạch cho biết, ông bị truy tố về 2 nhóm hành vi có liên quan đến Hội anh em dân chủ từ năm 2013 đến năm 2016 và các bài viết trên mạng.

Ông Thạch thừa nhận về hành vi của mình, tuy nhiên ông cho rằng mình không vi phạm pháp luật.

Ông Thạch cho biết cán bộ Trại tạm giam Nghi Kim cũng đối xử với ông khá hơn so với lần ông bị bắt năm 2008, tuy nhiên ông có vấn đề về sức khỏe như viêm đại tràng, gút và cao huyết áp.

Ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952 ở Nghệ An, là một nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Hồi tháng 10 năm 2009, ông bị TAND TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cùng với hai ông Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội.

Ông Thạch là tác giả của tác phẩm “Hố chôn người ám ảnh” kể lại sự việc lính Bắc Việt khi thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh đã thảm sát hàng trăm thường dân vô tội ở xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ngay trước ngày 30-4-1975. Với những đóng góp của mình, giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện 2020 đã được trao cho ông vào ngày 28/9/2020.

TNLT Trần Đức Thạch cũng là một thành viên của Hội Anh em dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam một cách ôn hòa không được nhà nước công nhận và đã có hàng chục thành viên bị bắt giữ và thụ án trong những năm qua.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-conscience-s-laweyr-says-he-not-allow-to-make-copy-of-indictment-by-prosecutor-11052020073048.html

Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo

 vụ nổ pháo hoa ở Phú Thọ trước 15/11

Văn phòng Chính phủ ngày 5/11 yêu cầu Bộ Quốc phòng Việt Nam khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết đơn của thân nhân trong vụ nổ nhà máy pháo hoa (Z121) tại Phú Thọ trước ngày 15/11.

Mạng báo Pháp Luật loan tin dẫn nguồn từ văn bản nêu rõ, vụ việc tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của một số công dân là người thân của các nạn nhân trong vụ nổ pháo hoa năm 2013.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã yêu cầu Bộ Quốc phòng kiểm tra, kết luận và có biện pháp giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2020. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có báo cáo.

Vào giữa tháng 10/2013, một vụ nổ xảy ra tại kho pháo hoa thuộc phân xưởng A17, xí nghiệp 4, nhà máy Z121 thuộc Bộ Quốc phòng đã làm thiệt mạng 27 người và hàng trăm người bị thương, nhiều nhà bị thiệt hại hư hỏng. Nguyên nhân được vụ nổ được cho là sự cố kỹ thuật chứ không phải do pháo hoa tự cháy như báo chí đưa tin.

Sau bảy năm kể từ ngày xảy ra vụ nổ, người thân các cán bộ bị thiệt mạng vẫn cho rằng vào thời điểm đó họ đang thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quân đội. Tuy nhiên, đến nay những người thân của họ vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-government-office-required-to-report-a-fireworks-explosion-in-phu-tho-before-november-15-11052020081125.html

Dịch tả lợn châu Phi trở lại

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại tại tỉnh Bình Phước và một số huyện ở Hà Nội. Truyền thộng Nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 5 tháng 11 năm.

Theo đó, UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại xã Minh Thành. Quyết định này yêu cầu tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ thịt lợn ra vào vùng dịch; tổ chức kiểm soát việc giết mổ, tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn trong phạm vi vùng có dịch dưới sự giám sát của chính quyền địa phương; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Đối với người chăn nuôi lợn thì cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của chính quyền và cơ quan thú y địa phương.

Trong khi đó, thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội cho hay, một số huyện trong nội thành có lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu huỷ hơn 1,2 tấn lợn.

Huyện Phúc Thọ là địa phương thứ 6 của Hà Nội ghi nhận lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi từ tháng 9 năm 2020 đến nay. Tính tới thời điểm hiện tại, có hai ổ dịch tại xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ) và xã Võng La (huyện Đông Anh) qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh mới.

Theo số liệu thống kê của ngành Thú y, hồi năm 2019, Việt Nam công bố dịch tả lợn Châu Phi bùng phát khắp 63 tỉnh/thành và đã tiêu hủy khoảng 5,9 triệu con lợn. Từ đầu năm 2020 đến thời điểm cuối tháng 6, đã có 34 ngàn con lợn bị tiêu hủy.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/african-swine-fever-returns-11052020130705.html

Sai sót trong sách giáo khoa lớp 1

và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tại phiên thảo luận các vấn đề về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020-2021 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 14 diễn ra sáng ngày 4/11, Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Vũ Đức Đam cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm đối với những sai sót trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, trong đó trách nhiệm theo luật định là thuộc về Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều đang nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận và cả Quốc hội thời gian gần đây vì nhiều sai sót.

Cụ thể, đây là năm học đầu tiên được triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1. Các phụ huynh có con học lớp 1 và nhiều người chỉ ra nhiều sai sót nghiêm trọng về kiến thức và ngôn ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 được đưa vào giảng dạy năm nay.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được quy định rất kỹ trong Luật Giáo dục mới sửa đổi.

Trong đó, Điều 32, khoản 3 của Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định rất rõ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa từ việc hướng dẫn quy trình biên soạn, thành lập hội đồng và quy trình thẩm định, phê duyệt.

Vào ngày 24/10, truyền thông Nhà nước đưa tin cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận trách nhiệm trong việc ‘chỉnh sửa, hiệu đính’ sách giáo khoa lớp 1.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo bị phát hiện có những sai sót trong sách giáo khoa. Trước đó, báo nhà nước Việt Nam ngày 5/9/2019 đưa tin cho biết Bộ Giáo Dục & Đào Tạo yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội làm rõ sai phạm của cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc giáo trình của trường có ‘đường lưỡi bò’ đồng thời thu hồi các giáo trình, tài liệu có nội dung ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Cô giáo H, một giáo viên trường cấp I tại Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do bảo mật danh tính, với hơn 20 năm đi dạy, cho hay cô đã nhiều lần được nghe tin Bộ Giáo dục rút kinh nghiệm, nhưng thực tế không thay đổi:

“Chị thấy bên Giáo dục cứ rút kinh nghiệm chứ không sửa đổi, chỉ là lời nói rút kinh nghiệm vậy thôi, người dân phải chấp hành. Thay đổi nếu không học thì đi đâu học trong khi cả nước đều học như vậy. Mọi người làm sao có đủ khả năng đưa con ra nước ngoài học. Nói vậy, kêu than vậy chứ không thay đổi được gì vì khi Bộ ra quyết định thì phải chấp hành, ý kiến cũng không được gì, không thấy thay đổi thì dân phải chấp nhận. Chị thấy giáo dục Việt Nam ngày càng đi xuống, chỉ có màu mè với công nghệ thông tin nổi trội nhưng chất lượng vừa kiến thức vừa tư cách vừa đạo đức… càng ngày đi xuống.”

Còn theo PGS. TS. Mạc Văn Trang, bên cạnh việc nhận trách nhiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và những người liên quan phải bị truy trách nhiệm.

“Cách làm sách ở đây có nhiều sai lầm, quan điểm chưa rõ ràng, người biên soạn chưa làm hết trách nhiệm; không thực nghiệm; Hội đồng (kiểm duyệt) không làm hết trách nhiệm nên mới xảy ra sai sót; nhà xuất bản biên tập cũng không làm hết trách nhiệm nên biên tập, xuất bản rồi đến khi nhân dân kêu mới nói có những sai sót không tránh khỏi, sách giáo khoa phức tạp, khó lắm… Sai căn bản từ đầu cứ đổ loanh quanh mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị kỷ luật. Nhà nước quản lý như thế thì sao tiến bộ được?”

Báo Nhà nước Việt Nam dẫn lời ông Vũ Đức Đam cho rằng việc cải tiến một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa giúp phát huy sáng tạo, không độc quyền như trước đây.

Tuy nhiên, vẫn theo ông Phó Thủ tướng, dù có một bộ sách giáo khoa hay nhiều bộ sách giáo khoa thì chất lượng ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn ngày xưa.

Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến đưa ra cho rằng nếu yêu cầu chất lượng sách mới ít nhất bằng với sách cũ thì tại sao cần thay đổi?

Chị Ngọc Tú, phụ huynh có con đang học lớp 1 và lớp 6 tại Long An đưa ra quan điểm cá nhân của chị qua Facebook Messenger như sau:

“Nếu muốn đổi thì quan trọng là sách cải cách mới phải dễ hiểu, dễ tiếp thu chứ không lộn xộn, phức tạp về nghĩa và cách giáo viên phải truyền đạt cho học sinh như hiện nay..”

Xác nhận thực tế vừa nêu, cô H., một giáo viên trường cấp I tại Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do bảo mật danh tính cho hay:

“Mỗi một lần đổi sách giáo khoa thì chị thấy chất lượng học trò đi xuống. Chị không đồng ý chuyện đổi sách giáo khoa vì làm cho mặt kiến thức khó hơn, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tốn thêm tiền in ấn… Thay sách tùy theo trình độ, mọi mặt, tức nhiều tác động để có một bộ sách lý tưởng chứ không phải thay thế này.”

Chị Minh Anh, có con đang học lớp 1 tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho biết qua sự việc lần này sẽ cho con học trường quốc tế vào năm sau với hy vọng có thể cải thiện tình hình. Chị nói:

“Việc đổi thế nào là bộ máy chính quyền nhà nước, mình con dân đen nói được gì, người dân nói chẳng ai nghe hết. Chị không tin tưởng vào nền giáo dục Việt Nam nên việc sách giáo khoa ông này bà kia đổi chị không quan tâm. Mục đích cho con chị đến trường để biết đọc, biết viết Tiếng Việt, chỉ đơn giản vậy thôi.”

Với kinh nghiệm hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, từ Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang nhận định với RFA qua điện thoại vào tối 4/11 như sau:

“Vòng lẩn quẩn của quản lý nhà nước. Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều người khác đã lên tiếng. Thứ nhất là muốn thay sách giáo khoa phải đánh giá bộ sách giáo khoa cũ xem nó hỏng chỗ nào, yếu chỗ nào, kém chỗ nào, cần sửa chỗ nào. Thứ hai là trong tất cả mười mấy môn học thì có những quyển rất tốt thì tại sao lại thay? Có những quyển sai sót một chút thì tại sao biên soạn lại quyển sách mới, chỉ cần sửa những chỗ chưa đáp ứng được thôi. Còn những quyển quá lạc hậu, quá sai thì mới phải soạn mới từ đầu. Thay vì cuốn chiếu lại vứt đi hết, biên soạn hoàn toàn mới không hề đánh giá sách giáo khoa cũ mà biên soạn sách hoàn toàn mới rồi gọi tích hợp, nhưng khi biên soạn lại không tích hợp gì. Tích hợp gì mà lớp 1 8, 9 môn thì 8, 9 quyển sách rồi sách đọc thêm.”

Tại phiên hội thảo ngày 4/11, ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thay Giáo sư Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, do những sai sót trong bộ sách Cánh Diều.

Ngoài ra, ông Vũ Đức Đam cũng khẳng định sách Tiếng Việt lớp 1- bộ sách Cánh Diều có sai sót. Tuy nhiên, ông Đam cho rằng để đánh giá được sách giáo khoa sai đến đâu, đến mức nào thì cần phải có cơ quan chuyên môn vì các đại biểu, kể cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm dạy tiếng Việt lớp 1.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/errors-in-grade-1-textbooks-and-responsibilities-of-the-ministry-of-education-11042020152614.html

“Giáo dục VN là một nền giáo dục loay hoay

tìm triết lý, chỉ tạo ra được sản phẩm cóp nhặt!”

“Sách giáo khoa vừa học đã phải thay đổi, sửa chữa vì chưa qua thử nghiệm rõ ràng. Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra sản phẩm như vậy, chỉ biết cóp nhặt, a dua và không nói thật.”

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, phát biểu như vừa nêu tại phiên thảo luận về vấn đề giáo dục của Quốc hội ngày 3 tháng 11 năm 2020.

Loay hoay tìm triết lý giáo dục

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 11 năm 2020, nhận định:

Nói cóp nhặt cũng đã là may, tại vì không phải cóp nhặt cái gì cũng được đâu. Cái quan trọng giáo dục chỉ là một bộ phận của quản trị đất nước, mà quản trị đất nước đã được định sẵn tôn thờ chủ nghĩa Mác Lenin, thế còn nói gì nữa.

-PGS. TS. Hoàng Dũng

“Nói cóp nhặt cũng đã là may, tại vì không phải cóp nhặt cái gì cũng được đâu. Cái quan trọng giáo dục chỉ là một bộ phận của quản trị đất nước, mà quản trị đất nước đã được định sẵn tôn thờ chủ nghĩa Mác Lenin, thế còn nói gì nữa. Đã là giáo dục thì phải là khai phóng tự do, chấp nhận những quan điểm trái ngược, ở Việt Nam không làm được cái đó. Thành ra có thể làm được gì thì họ cứ làm, chứ còn ngay bây giờ mà đặt ra vấn đề triết lý giáo dục, thì tôi cho rằng không thực tiễn chút nào hết, bởi vì không làm được.”

Sau một tháng khai giảng năm học 2020-2021, nhiều phụ huynh, giáo viên phản ánh chương trình học Tiếng Việt lớp 1 nặng và khó, dùng từ địa phương không phù hợp, sử dụng truyện ngụ ngôn bị cho là dạy thói xấu cho học sinh… Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tối ngày 15/10/2020 đã yêu cầu tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều chỉnh sửa nội dung chưa phù hợp, gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 để thẩm định phê duyệt vào ngày 15/11/2020.

Tuy nhiên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, cần có sự phân biệt giữa sai sót của sách giáo khoa và một nền giáo dục không có triết lý rõ ràng:

“Vấn đề sách giáo khoa đã đặt ra nhiều lần bởi nhiều người, chứ không phải chỉ ông Nguyễn Lân Hiếu. Tất nhiên sách giáo khoa có vấn đề của sách giáo khoa, nhưng không thể ngáng sách giáo khoa cho chuyện không có triết lý giáo dục được. Những cái trong sách giáo khoa vừa rồi mà ta cho là khuyết điểm, sai lầm thì thật ra nó không liên quan gì đến triết lý giáo dục. Triết lý giáo dục cao hơn nhiều, và sách giáo khoa nếu có sai đi nữa thì nguyên nhân rất cụ thể, chứ không thể nói thế được.”

Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng:

“Từ sau năm 1975, nền giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa không có triết lý, mà tôi tạm gọi là triết lý mãnh lực đồng tiền. Vì vậy nó là cội rễ làm cho nền giáo dục ngày càng xuống dốc thảm hại, không có gì đáng ngạc nhiên hết và những biểu hiện của việc xuống dốc thảm hại đó có lẽ quá nhiều và không cần phải chứng minh.”

Triết lý giáo dục để xây dựng một con người nhân bản

Giáo sư Lê Xuân Khoa, Thứ trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, có đưa ra giải thích về triết lý giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa:

“Nền giáo dục phải chú trọng đến con người và phát triển con người toàn diện, một con người với giá trị phổ quát của nhân loại. Trong khi nói về tính cách với cơ sở nhân loại như vậy thì vẫn phải có cá tính của Việt Nam, là cá tính dân tộc. Về vấn đề khai phóng, chuyên về khoa học nhiều hơn. Bởi vì Việt Nam trong hoàn cảnh là một quốc gia chậm tiến; do đó khai phóng là mở cửa ra đón nhận tất cả những tinh hoa, đặc biệt về khoa học công nghệ thế giới, nhất là của Tây phương.

Theo Giáo sư Lê Xuân Khoa, đón nhận như vậy thì vừa có có sở nền tảng con người nhân bản, vừa có đặc tính của dân tộc Việt Nam và vừa đón nhận được khoa học tiến bộ của Tây phương thì con người như vậy là con người toàn diện.

Nền giáo dục Việt Nam không phải chỉ lạc hậu mà còn lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.

-GS. Nguyễn Đăng Hưng

Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng, từng giảng dạy nhiều năm tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Ông đồng thời là sáng lập viên và điều phối viên chương trình cao học Bỉ & Việt, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng:

“Nền giáo dục Việt Nam không phải chỉ lạc hậu mà còn lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.”

Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho rằng, cái lạc đường của Việt Nam là do không đánh giá đúng triết lý giáo dục phù hợp với con người. Giáo dục Việt Nam không phục vụ con người theo ý nghĩa con người tự do, con người nhân văn, con người có hiểu biết, con người có tinh thần phê phán và sáng tạo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhận định thêm:

“Đi tìm một sự thay giáo dục Việt Nam ngay tức khắc thì tôi không tin là ta làm được. Tôi đọc một số bài viết mới đây của các học giả quốc tế, có nghiên cứu giáo dục Việt Nam, thì họ có những cái nhìn tương đối lạc quan. Nhưng tôi không chia sẻ những lạc quan đó, vì tôi không tin đầu vào của những số liệu của họ, chắc là họ được nhà nước cung cấp. Nhưng mà trong tương lai, nhất định chúng ta sẽ thay đổi, giáo dục sẽ đóng góp vai trò rất lớn vào con đường thay đổi đất nước.”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết, sở dĩ ông tin tưởng như vậy vì đó là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác. Theo ông, nói thay đổi đất nước mà không đẩy giáo dục lên hàng đầu, thì chỉ là chuyện ảo tưởng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-is-the-vn-educational-philosophy-11042020121647.html

Kiều hối chảy về Việt Nam giảm lần đầu sau mười năm

Lượng kiều hối về Việt Nam giảm lần đầu tiên trong năm nay kể từ năm 2010. Nguyên nhân được cho rằng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 5/11 trích số liệu theo Báo cáo Di cư và Kiều hối được Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố.

Theo WB, lượng kiều hối chảy về Việt Nam năm 2020 có thể giảm hơn 7% so với năm 2019 còn 15,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% GDP.

Tuy nhiên, WB cho biết Việt Nam vẫn nằm trong top 10 những quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất đổ về trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.

WB cho rằng dịch COVID-19 khiến nền kinh tế ảnh hưởng khiến nguồn tiền mà các lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về gia đình sụt giảm. Bên cạnh đó là số lượng việc làm giảm, giá trị đồng tiền tại các quốc gia nhận kiều hối giảm so với đồng USD.

Trên toàn thế giới, lượng tiền mà các lao động di cư gửi về cho gia đình được dự kiến giảm 14% vào năm 2021 so với trước khi có dịch COVID-19.

Bà Mamta Murthi, Phó chủ tịch Phát triển con người tại WB, cho rằng các lao động di cư đang chịu rủi ro lớn về sức khỏe và tình trạng thất nghiệp vì khủng hoảng kinh tế liên quan đến COVID-19.

Ông Michal Rutkowski, Giám đốc Toàn cầu về Bảo trợ Xã hội và Việc làm Toàn cầu tại WB, đề xuất với những nước có lao động di cư cần xem xét các biện pháp hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng về nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/remittances-flowing-into-vietnam-fell-for-the-first-time-in-ten-years-11052020073645.html

Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo trong năm 2020

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 10 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5,4 tấn gạo với trị giá hơn 2,60 tỷ USD. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 5 tháng 11 năm 2020.

Hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 -7,0 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trên 6,3 triệu tấn với trị giá trên 2,8 tỷ USD. Một trong những lý do lượng gạo Việt Nam được xuất khẩu nhiều trong 10 tháng qua được cho là do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ đầu tháng 8, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 80.000 tấn theo hạn ngạch thuế quan mà EU dành cho Việt Nam.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019 đạt hơn 5,9 triệu tấn, thu về 2,6 tỷ USD.

Chỉ tính từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 đã có 10 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng gạo thơm khoảng 6.000 tấn xuất khẩu sang EU để hưởng thuế 0%. Như vậy kỳ vọng xuất khẩu gạo thơm sang EU trong thời gian tới sẽ sáng sủa hơn. Đây cũng là cơ hội rất lớn để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường EU về giá và chất lượng.

Theo Bộ NN & PTNT, Việt Nam đã vượt qua khó khăn của năm 2020, và cho đến cuối tháng 8 đã xuất khẩu 4,6 triệu tấn gạo, trị giá 2,25 tỷ Mỹ kim. Trong đó 15.800 tấn gạo được xuất khẩu qua EU, trị giá xấp xỉ 8,5 triệu Mỹ Kim. Tổng số lượng xuất khẩu gạo tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-exported-more-than-5-million-tons-of-rice-in-2020-11052020131120.html

Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế

trong khi Quỹ phòng chống thiên tai dư trên 1 ngàn tỷ

Khoảng 1,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn, lũ lụt và sạt lở do 5 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào miền Trung trong tháng qua.

Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam đã ước tính con số trên khi tính toán kế hoạch ứng phó với lũ lụt ở Việt Nam trong năm 2020 nhằm huy động 40 triệu USD để hỗ trợ cho 177 ngàn người dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do thiên tai gây ra.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin trên vào ngày 5/11.

Tính đến ngày 28 tháng 10, theo Tổng cục Phòng chống Thiên tai của Việt Nam, hơn 200 người đã bị thiệt mạng hoặc mất tích, gần 390.000 ngôi nhà bị ngập và hơn 300.000 gia đình phải sơ tán khi bão lũ liên tiếp đổ vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Cùng với đó, có khoảng 153.000 trẻ em cũng có nguy cơ phải nghỉ học do trường học bị hư hại và các em khẩn cấp cần được hỗ trợ các đồ dùng giáo dục, bao gồm đồ dùng cho vệ sinh và các thiết bị cho việc học trực tuyến.

Chính phủ VN vừa qua cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ và cứu trợ khẩn cấp của quốc tế nhằm hô trợ ứng phó với lũ lụt.

Trong khi đó, Quỹ phòng chống thiên tai của Việt Nam được Đại biểu quốc hội Nguyễn Lâm Thành thuộc đoàn Lạng Sơn cho biết tại kỳ họp thứ 10 diễn ra ngày 5/11 rằng đang dư 1.692 tỷ.

Theo ông Thành, quỹ này vận hành chưa tốt sau 6 năm thực hiện – quỹ đang dư 1.692 tỉ – đây là con số rất lớn so với yêu cầu hiện nay. Tình trạng nơi thu, nơi không thu, tỉnh thu được nhiều, tỉnh thu được ít và nhiều địa phương là tâm điểm của vùng thiên tai bão lũ mà không lập quỹ này.

Do đó, ông Thành cho rằng Quỹ phòng chống thiên tai phải được huy động và sử dụng hiệu quả hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viet-nam-calls-for-international-supports-while-disaster-prevention-fund-keeps-still-vnd-1bln-11052020072048.html

Việt Nam yêu cầu Google ngưng trả tiền quảng cáo

 cho các kênh Youtube có nội dung nhảm nhí

Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, thuộc Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam, yêu cầu Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh Youtube có nội dung mà Hà Nội cho là nhảm nhí, giật gân.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 5/11, trích dẫn công văn của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử gửi đến tập đoàn Google, ghi rõ “Hiện nay trên Youtube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam”.

Trong công văn này còn nêu lên các kênh Youtube và nhiều video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ súy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực…Và, mặc dù Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử nói đã nhiều lần cảnh báo cũng như yêu cầu xử lý nhưng Công ty Google vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử tiếp tục đề nghị Công ty Google tăng cường rà soát, chấn chỉnh, xử lýqua các biện pháp bao gồm ngưng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh Youtube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi cơ quan này có yêu cầu; tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ. Nếu kênh nào tiếp tục vi phạm, Cục sẽ đề nghị Youtube ngăn chặn, gỡ bỏ kênh.

Cơ quan thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông cho biết thêm rằng hồi trung tuần tháng 10 vừa qua cũng đã gửi công văn đến các MCN (Multi-channel Network), trong vai trò là mạng đa kênh của Youtube tại Việt Nam để yêu cầu tăng cường rà soát, chấn chỉnh các kênh Youtube thuộc mạng lưới quản lý phải tuân thủ theo quy định của luật pháp Việt Nam. Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, đồng thời cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm các đối tượng chủ kênh Youtube và các MCN vi phạm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-requests-google-stop-paying-money-from-advertising-to-bad-contents-youtuber-11052020075813.html

Hoa Kỳ áp thuế đối với lốp xe Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải nhập từ Việt Nam, viện dẫn tiền đồng của Việt Nam ‘bị định giá thấp’.

Thông tin này được Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố hôm 4 tháng 11 và được Bloomberg dẫn lại. Đây là lần đầu tiên Bộ này áp thuế chống trợ cấp căn cứ vào giá trị của một loại ngoại tệ. Mức thuế sẽ dao động từ 6,23% đến 10,08%. Hoa Kỳ nhập khẩu lốp xe từ Việt Nam lên đến 469,6 triệu USD trong năm 2019.

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, quyết định sơ bộ này thể hiện một bước tiến quan trọng đối với phương châm về thương mại ‘Nước Mỹ trên hết’ và chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thực thi những việc như vậy nhằm đảm bảo ngành công nghiệp của Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ thu tiền đặt cọc từ các nhà nhập khẩu lốp xe du lịch từ Việt Nam dựa trên mức thuế sơ bộ. Sau đó sẽ đưa ra quyết định về mức thuế vào ngày 16 tháng 3 năm sau, khoảng thời gian mà Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về trường hợp này.

Cũng theo Bloomberg, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam cho biết trong một cuộc họp báo tại Hà Nội về vấn đề này, rằng Việt Nam đã giải thích cho Hoa Kỳ về các chính sách liên quan của Việt Nam.

Hồi tháng trước, trong cuộc gặp với ông Adam Boehler, người đứng đầu Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam không sử dụng tiền tệ của mình để tạo lợi thế cạnh tranh cho các lĩnh vực sản xuất trong nước. Ộng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu chính quyền cảu Tổng thống Trump nên có đánh giá khách quan hơn về thực tế ở Việt Nam.

Liên quan cuộc điều tra thương mại đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đang xem xét việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp từ quốc gia Đông Nam Á của Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-imposes-duty-on-vn-tirest-cites-undervalued-dong-11052020125759.html

Công ty Đài Loan mời công dân Việt Nam

 tham gia thử nghiệm vaccine COVID-19

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ hai (2 tháng 11), công ty sinh học vaccine Medigen của Đài Loan (MVC) cho biết, họ đã ký thỏa thuận với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để đưa công dân nước này vào tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19.

Công ty này cho biết, vaccine MVC-COV1901 do họ và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ hợp tác phát triển, đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ở Đài Loan vào tháng 9/2020.

Theo thỏa thuận giữa MVC và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Việt Nam, quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 sẽ bắt đầu vào đầu năm 2021 và bao gồm 3,000 người tham gia đến từ Đài Loan và Việt Nam.

Công ty MVC cho biết, bằng cách mời cả công dân Đài Loan và Việt Nam, quá trình thử nghiệm sẽ nhanh hơn và kết thúc vào tháng 6/2021.

Theo tờ Focus Taiwan đưa tin, tại cuộc họp báo công bố thông tin tin tức, ông Chen Tsan-chien, giám đốc điều hành MVC cho biết, họ sẽ chịu trách nhiệm sản xuất vaccine và vận hành thử nghiệm, trong khi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Việt Nam sẽ hỗ trợ công ty trong việc bảo mật các tài liệu liên quan, xin giấy phép sử dụng khẩn cấp và xúc tiến quá trình xem xét vaccine. Công ty MVC có kế hoạch sản xuất 10-20 triệu liều vaccine nếu nó được chấp thuận. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cong-ty-dai-loan-moi-cong-dan-viet-nam-tham-gia-thu-nghiem-vaccine-covid-19/

Nhận hỗ trợ khủng lồ từ Trung Cộng,

Campuchia và Lào lạnh nhạt dần với CSVN

Tin từ Đông Dương: Nhận được hỗ trợ kinh tế khổng lồ từ Trung Cộng trong nhiều năm gần đây, Campuchia và Lào tỏ thái độ lạnh nhạt dần với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cho dù Hà Nội trợ giúp rất lớn cho hai quốc gia này trong nhiều thập kỷ qua.

Theo bài báo của tác giả Derek Grossman trên The Diplomat đăng ngày 02/11, ảnh hưởng của Trung Cộng lên Campuchia và Lào đã lớn hơn cộng sản Việt Nam nhờ vào khoản đầu tư vào hai quốc gia, đặc biệt các dự án cơ sở hạ tầng thuộc đại dự án Một vành đai-Một con đường (BRI).

Cộng sản Việt Nam đã đánh Khmer Đỏ và giúp chế độ của Hunsen cầm quyền ở Campuchia trong nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, gần đây, Hunsen tỏ ra thân thiết với Trung Cộng, và là thủ tướng nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Vũ Hán đầu năm nay. Hiện Trung Cộng là nhà cung cấp hỗ trợ lớn nhất, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia.

Bắc Kinh đã đổ hàng tỷ Mỹ kim vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở Campuchia, bao gồm 5.3 tỷ vào các dự án thuộc BRI.  Phnom Penh còn cho Trung Cộng đầu tư vào nhiều đặc khu kinh tế, căn cứ không quân và hải quân.

Lào không có nguồn lực tài chính để thực hiện dự án cơ sở hạ tầng thuộc BRI, nên Vientiane có món nợ khổng lồ đối với Bắc Kinh để xây dựng xa lộ nối tỉnh Vân Nam và Vientiane cũng như nhiều dự án thuỷ điện trên sông Mekong và hệ thống truyền tải điện. Không có tiền để trả, dường như Lào đã gán một số mảnh đất cho Trung Cộng. Hiện Lào đã trở thành nửa thuộc địa của Trung Cộng.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/nhan-ho-tro-khung-lo-tu-trung-cong-campuchia-va-lao-lanh-nhat-dan-voi-csvn/

Đại biểu Quốc hội Cộng sản sợ bị quay phim,

ghi âm sai phạm vì nhiều người dân cũng có điện thoại

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, tại phiên thảo luận của Quốc hội Cộng sản vào chiều 4 tháng 11 năm 2020, ông Nguyễn Thanh Quang, đại biểu quốc hội Cộng sản tại Đà Nẵng nói rằng, các viên chức, lãnh đạo Cộng sản đang có những áp lực trước xã hội.

Vì viên chức Cộng sản đang sống trong thời đại kỹ thuật thông tin phát triển mạnh mẽ, hầu hết người dân đều có điện thoại di động có chức năng quay phim, thâu hình, và đều sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, khi chứng kiến được sai phạm của các viên chức Cộng sản, người dân đã quay phim, ghi âm để đưa lên mạng.

Hành động này được Quang nói là cả xã hội đã lấy nhóm gây áp lực cho bản thân, và gia đình viên chức Cộng sản đã chà đạp lên luật pháp, ức hiếp đân đen. Vì cũng là viên chức Cộng sản mang danh nghĩa đại diện cho nhân dân nên Nguyễn Thanh Quang đề nghị cấp trên cần có cái nhìn thấu hiểu, động viên, và chia sẽ với những viên chức bị đưa sai phạm lên mạng xã hội.

Ông Quang cho rằng, do một con người khi sống, và làm việc thì cũng có lúc chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, các viên chức cấp cơ sở còn phải chịu nhiều áp lực về tâm lý khi Luật viên chức ở cấp xã có quy định riêng về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách.

Tức là nhiều viên chức Cộng sản ở cấp xã không được gọi là cán bộ, công chức, nên không có lương, chỉ có phụ cấp dưới 2 triệu đồng một tháng. Với mức thu nhập này, viên chức Cộng sản không đủ bảo đảm được cuộc sống của chính cá nhân mình nên không thể giúp đỡ gia đình nuôi con cái. Vì vậy, họ không thể an tâm làm việc. Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều viên chức Cộng sản với chức vụ bé tí như trưởng thôn, hoặc chuyên viên hành chính xã luôn tìm cách để tham nhũng tiền của dân, và doạ nạt người dân thiếu hiểu biết.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/dai-bieu-quoc-hoi-cong-san-so-bi-quay-phim-ghi-am-sai-pham-vi-nhieu-nguoi-dan-cung-co-dien-thoai/

Đề nghị xây dựng tiêu chí đánh giá bí thư:

“Mâu thuẫn quyền lực?”

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, hôm 5 tháng 11 năm 2020 khi phát biểu trước Quốc hội đề xuất ‘Trung ương cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, đặc biệt những người đứng đầu, cụ thể là 63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy’.

Vì sao vấn đề đánh giá các bí thư, chịu sử quản lý và phân bổ của cơ quan trung ương đảng cộng sản Việt Nam, thường chỉ được nêu lên tại các kỳ đại hội đảng, lại được một ĐBQH nêu lên ở nghị trường Quốc hội?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 5 tháng 11 năm 2020, liên quan vấn đề này, nhận định:

“Những người thuộc về đảng chính trị thì phải để cho đảng chính trị làm, đó là công việc của đảng cộng sản Việt Nam, sao Quốc hội lại đá lấn sân sang đảng? Hay là ổng dùng diễn đàn Quốc hội để góp ý cho đảng cộng sản Việt Nam? Tôi nghĩ lẽ ra ổng phải tham dự vào đại hội đảng, rồi phát biểu như thế thì đúng hơn, chứ còn trên diễn đàn Quốc hội mà ổng nói như thế là hoàn toàn lạc sân.”

Hay là ổng dùng diễn đàn Quốc hội để góp ý cho đảng cộng sản Việt Nam? Tôi nghĩ lẽ ra ổng phải tham dự vào đại hội đảng, rồi phát biểu như thế thì đúng hơn, chứ còn trên diễn đàn Quốc hội mà ổng nói như thế là hoàn toàn lạc sân.

-TS. Nguyễn Quang A

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, bộ tiêu chí đánh giá các bí thư phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, chứ không thể đưa ra một tiêu chí chung cho toàn bộ các tỉnh, thành phố. Do đó theo ông, cần phân loại các nhóm địa phương có cùng đặc điểm để xây dựng bộ tiêu chí cho từng nhóm cụ thể.

Từ Sài Gòn hôm 5 tháng 11 năm 2020, Nhà hoạt động Trần Bang cho Đài Á Châu Tự Do biết, ông nghi ngờ có sự mâu thuẫn quyền lực trong đề xuất này:

“ĐBQH mà phát biểu tiêu chí của đảng làm lộ ra điều, chứng tỏ ông bí thư có quyền lực thật trong tỉnh thành mà ổng làm bí thư. Cho nên ông ĐBQH đó vô tình nói ra, vì ổng bị chịu sự chi phối… thậm chí một ĐBQH có thề là chủ tịch hay phó chủ tịch tỉnh, về nguyên tắc là người đứng đầu tỉnh, nhưng vẫn bị bí thư chi phối.”

Theo Nhà hoạt động Trần Bang, thật ra không có một luật nào quy định bí thư là người đứng đầu tỉnh, nhưng trong thực tế ông bí thư có quyền loại bỏ những người có quyền lực cao nhất ở địa phương, từ

ông chủ tịch tỉnh hay chủ tịch HĐND là hai chức danh, mà chính quyền mang ra trình làng là to nhất ở địa phương. Ông nói tiếp:

“Nhưng thực tế ông chủ tịch ký gì đều phải qua ông bí thư, như vậy ông bí thư là người có quyền lực thật trong bóng tối, mà không được pháp luật quy định. Ông bí thư chỉ đạo chủ tịch ký sai, thì không có quy định chế tài, cho nên ông bí thư đứng trên pháp luật là như thế. Do đó ông ĐBQH nói như thế là muốn vén bức màng bí mật, để làm cho rõ ra… Cái đó trong thực tế ai cũng rõ, nhưng trong luật không hề có câu chữ nào rằng ông bí thư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chính quyền tỉnh. Điều này cho thấy quyền lực trong bóng tối của đảng cộng sản, bị bóc trần tại diễn đàn Quốc hội.”

Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, độc đảng. Mặc dù Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam đã ghi rất rõ: ‘Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng’. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng.

Vào ngày 20 tháng 8 năm 2020, chính quyền Việt Nam ban hành Nghị định 90 thay thế hai nghị định 56 và 88, với những thay đổi được nói giúp cải thiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Một trong những thay đổi được nhiều quan tâm nhất là việc công khai, minh bạch đánh giá cán bộ và công nhân viên chức. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có quy định nào trong việc đánh giá các bí thư, người chịu sự quản lý của đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói tiếp:

“Tôi nghĩ đảng không nêu công khai nhưng chắc chắn họ có các tiêu chuẩn để họ đánh giá các bí thư đấy. Trong ban tổ chức trung ương đảng, họ có quyền điều động những người đấy và tôi tin là nó có tiêu chuẩn của nó chứ không phải họ thích làm thế nào thì làm. Còn chuyện đánh giá như thế nào thì mình không biết nội bộ đảng họ làm thế nào, bởi vì đảng này họ nắm quyền. Mà nếu họ đưa công khai các tiêu chí đánh giá cho người dân biết thì cũng là tốt.”

Trong thực tế ai cũng rõ, nhưng trong luật không hề có câu chữ nào rằng ông bí thư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chính quyền tỉnh. Điều này cho thấy quyền lực trong bóng tối của đảng cộng sản, bị bóc trần tại diễn đàn Quốc hội.

-Trần Bang

Nhìn chung nếu minh bạch trong việc đánh giá cán bộ viên chức hay nhân sự đảng, sẽ có động lực cho họ thay đổi. Cho dù cũng sẽ có những người vì đánh giá mà bị công khai thì có thể sẽ không hài lòng. Nhưng nếu làm được việc đánh giá có hệ thống, công khai đối với những công chức hay cán bộ thì có lẽ xã hội sẽ ngày càng phát triển hơn.

Tuy nhiên, theo Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, khi trả Đài Á Châu Tự Do hôm 5 tháng 11 năm 2020 cho biết việc đánh giá đã có từ lâu, nhưng không hiệu quả:

“Từ ủy viên Bộ chính trị đến Ủy viên Trung ương, đến các đảng viên… theo quy định đều có đánh giá xếp loại. Nhưng lâu nay việc đánh giá này chỉ là định tính, chứ chưa có bộ tiêu chí để mang tính định lượng, cho nên nhiều khi đánh giá xếp loại chưa được chuẩn xác. Cho nên nếu có Bộ tiêu chí này thì từ cán bộ cao nhất đến thấp nhất sẽ được đánh giá khách quan hơn.”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng, việc đề xuất tiêu chí đánh giá chẳng có gì khác trước. Theo ông, tất cả những tiêu chuẩn ấy chỉ là vớ vẩn, vì nêu ra nhưng không thể đo đạt để đánh giá. Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, đúng ra là các vị lãnh đạo phải ra tranh cử, để cho đại hội xem xét bầu chọn. Chứ đưa ra hàng chục tiêu chuẩn mà không có gì để đánh giá, thì tất cả những tiêu chuẩn ấy chỉ có tính cách lòe bịp và chẳng có tác dụng gì.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/proposing-to-build-evaluation-criteria-for-secretary-11052020123704.html

Điểm tin trong nước sáng 5/11:

TP.HCM chỉ 68 tỷ chỉnh trang công viên Bạch Đằng;

Container tông hàng loạt ô tô, xe máy chờ đèn đỏ

Mạnh Đức

TP.HCM chỉ 68 tỷ chỉnh trang công viên Bạch Đằng; Container tông hàng loạt ô tô, xe máy chờ đèn đỏ

Mục lục bài viết          

Ảnh hưởng của Bão số 10, miền Trung lại ‘oằn mình’ trong mưa lớn

Thông tin về 2 trường hợp F1 là nhân viên khách sạn ở Hà Nội

Container tông hàng loạt ô tô, xe máy chờ đèn đỏ

TP HCM: 68 tỷ đồng để chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng

Quảng Ngãi: Khẩn cấp di dời hàng trăm người dân vùng sạt lở núi

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ năm (5/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Ảnh hưởng của Bão số 10, miền Trung lại ‘oằn mình’ trong mưa lớn

Tối 4/11, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 10 (Goni) duy trì sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 trong gần 2 ngày qua. Ngày 5/11, tâm bão sẽ nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hoà, duy trì cấp và sức gió.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, từ tối và đêm (4/11), mưa lớn xuất hiện tại Trung Bộ và có khả năng kéo dài đến hết ngày 7/11.

Trọng tâm của đợt mưa là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với tổng lượng phổ biến 250-350 mm/đt. Mưa cũng mở rộng ra khu vực Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên với tổng lượng dao động 100-200 mm/đợt.

Ngày 5-7/11, hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh gây ra đợt mưa 100-200mm ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.

Mưa lớn cũng làm lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên nhiều khả năng lên cao trở lại.

Thông tin về 2 trường hợp F1 là nhân viên khách sạn ở Hà Nội

Chiều 4/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội (BCĐ) thông tin, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Lũy tích đợt 3 (từ ngày 25/7 đến nay), Hà Nội có 45 ca mắc và chưa có ca tử vong. Trong đó, 11 ca ngoài cộng đồng và 34 ca mắc được cách ly ngay khi nhập cảnh.

Đáng chú ý, trong tuần, ghi nhận 1 ca bệnh từ nước ngoài được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Cụ thể, bệnh nhân (BN 1203) SN 1960, là chuyên gia người Israel nhập cảnh ngày 31/10/2020 trên chuyến bay QR976 (ghế 30C) từ sân bay Doha-Qatar. Bệnh nhân được cách ly tại khách sạn Mường Thanh Grand Centre (quận Hoàn Kiếm) ngay sau khi nhập cảnh.

Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 3/11, bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2. Bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị.

Có 2 trường hợp ở khách sạn Mường Thanh Grand Centre là nhân viên phục vụ trong khu cách ly khi tiếp xúc với BN 1203 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Trong 2 nhân viên khách sạn Mường Thanh Grand Centre trở thành F1 của bệnh nhân số 1203, 1 người dùng điện thoại của bệnh nhân để nói chuyện với người khác (nghe hộ điện thoại) trong khoảng 10 giây, một người đổi tiền cho bệnh nhân.

Container tông hàng loạt ô tô, xe máy chờ đèn đỏ

Theo báo Thanh Niên, vụ tai nạn xảy ra xảy ra trên đường giao nhau giữa Quốc lộ 1K và đường Mỹ Phước Tân Vạn, thuộc địa bàn P.Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An).

Vào khoảng 7 giờ ngày 3/11, xe container BS 60C – 287.63 kéo theo đầu kéo, do tài xế Phạm Quốc Hưng (29 tuổi, ngụ Nam Định) điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 1K, theo hướng từ TP.HCM về Đồng Nai.

Khi đến ngã tư giao nhau với đường Mỹ Phước Tân Vạn, xe container bất ngờ tông từ phía sau xe tải BS 61C – 389.65 và xe ô tô đang dừng chờ đèn đỏ, đẩy 2 xe này về phía trước và tông liên hoàn vào 5 xe máy cũng đang dừng chờ đèn đỏ.

Sau khi bị tông từ phía sau, xe tải BS 61C – 389.65 tiếp tục tông vào một xe tải khác trên đường. Còn xe container tông vào phía sau một ô tô, đẩy xe này trượt một đoạn dài và tông vào một xe tải khác trước khi dừng lại.

Vụ tai nạn làm 1 người đi xe máy bị thương. Ngoài ra, tài xế xe tải BS 61C – 389.65 bị kẹt trong cabin hơn 30 phút mới được giải cứu. Tại hiện trường, 5 xe máy và 2 ô tô bị hư hỏng nặng.

TP HCM: 68 tỷ đồng để chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng

Người Lao Động đưa tin, UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc về phương án ý tưởng thiết kế cải tạo chỉnh trang khu công viên bến Bạch Đằng, bổ sung thêm cây xanh, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng, ghế ngồi, lát nền mới… với tổng kinh phí khoảng 68 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được xã hội hóa.

Phạm vi cải tạo, chỉnh trang gồm toàn bộ khu công viên bến Bạch Đằng từ ranh cột cờ Thủ Ngữ đến ranh dự án Khu phức hợp Sài Gòn- Ba Son (18.600 m2). Riêng khu vực trước Bảo tàng Tôn Đức Thắng

UBND TP lưu ý cần phải thiết kế thông thoáng, giữ lại các khẩu súng thần công. Việc chỉnh trang sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, khu vực công viên bến Bạch Đằng được chia thành 3 khu chức năng: khu tưởng niệm lịch sử (khoảng 4.000 m2) sẽ được bố trí lại cảnh quan lối dạo, thiết kế mảng xanh theo dạng bậc cấp thoải dần về phía bờ sông giúp người dân du khách dễ tiếp cận; khu xúc tiến du lịch (khoảng 5.150 m2) là khoảng đệm giữa không gian lịch sử và công viên cộng đồng; khu công viên cộng đồng (khoảng 2.750 m2) sẽ được bổ sung mảng xanh, tăng hệ thống cây xanh tầm cao, nhiều bóng mát, thiết kế lối dạo sinh động đan xen giữa các thảm cỏ và cây bụi.

Quảng Ngãi: Khẩn cấp di dời hàng trăm người dân vùng sạt lở núi

Trao đổi với Tiền Phong chiều 4/11, bà Trần Thị Thanh Thúy, Chủ tịch UBND xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Toàn xã vừa di dời khẩn cấp 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu đến nơi an toàn trước bão số 10 đổ bộ”.

Việc di dời người dân được tiến hành khẩn cấp do vết nứt ở núi điểm Nước Lô và Gò Khôn, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục lan rộng, phát sinh nhiều điểm sạt mới và đe dọa các hộ dân. Đến hiện tại, điểm sạt lở này đã kéo dài đến khu vực điểm trường mầm non Ba Giang tại thôn Nước Lô.

UBND xã Ba Giang đã di dời khẩn cấp 27 hộ dân thôn Nước Lô có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở núi đến khu vực kiên cố để tránh trú. Tại điểm sạt lở núi Gò Khôn đang đe dọa 28 hộ dân và UBND xã Ba Giang cũng đã yêu cầu di dời toàn bộ người dân nơi đây đến khu vực an toàn.

Theo Chủ tịch UBND xã Ba Giang, hiện xã đã tất cả học sinh các trường học trên địa bàn xã Ba Giang đều được nghỉ học do nguy cơ sạt lở núi phía sau trường học. Cùng với đó, chúng tôi đã chuyển toàn bộ 21 cán bộ xã đến nhà dân để làm việc. Trạm Y tế xã Ba Giang cũng phải di chuyển đến địa điểm mới vì nguy cơ sạt lở núi đe dọa.

Trước đó, ảnh hưởng hoàn lưu bão số 9, tại huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi đã xảy ra vụ núi lở đã làm sập 6 nhà dân ở làng Hang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua. Rất may vụ việc xảy ra vào ban ngày, người dân đã sơ tán đến nơi an toàn trước đó vài giờ. Đến nay, vụ lở núi này đang uy hiếp hơn 40 hộ dân.

Còn tại xã Sơn Long, hồi giữa tháng 10 vừa qua, cả quả đồi Le Ngói sạt lở khiến hơn 22.000 m3 đất, đá đổ ập xuống làng. Vụ sạt lở làm 1 người bị thương, gây sập 2 căn nhà và làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống 56 hộ gia đình.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-5-11-tp-hcm-chi-68-ty-chinh-trang-cong-vien-bach-dang-container-tong-hang-loat-o-to-xe-may-cho-den-do.html

Điểm tin trong nước tối 5/11:

Nam sinh viên Hà Nội trúng đạn tử vong:

Tước quân tịch trung úy công an

Tâm Tuệ

Mục lục bài viết          

Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP.HCM

Nam sinh viên Hà Nội trúng đạn tử vong: Tước quân tịch trung úy công an

Bão số 10 tan trên Biển Đông

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Năm (5/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP.HCM

Báo Tuổi trẻ đưa tin, cơ quan công an ngày 5/11 đã khám xét Bệnh viện Mắt TP.HCM để điều tra về những sai phạm của giám đốc bệnh viện Nguyễn Minh Khải.

Theo đó, ông Khải bị nghi ngờ có sai phạm về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn khi được bổ nhiệm làm giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM. Ngoài ra, ông Khải còn thiếu minh bạch trong tổ chức đấu thầu khi ‘ưu ái’ cho một số công ty trong đấu thầu các lô vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép nhân tạo.

Nam sinh viên Hà Nội trúng đạn tử vong: Tước quân tịch trung úy công an

Báo chí nhà nước đưa tin, cơ quan chức năng đã tước quân tịch đối với trung uý Nguyễn Xuân T. (cán bộ Công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội), vì “vô ý” bắn chết một nam sinh viên vào tối hôm 30/10.

Theo công an Hà Nội, trong lúc thử súng hơi tự chế ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, trung uý T. đã để đạn bay lạc trúng vào N.Đ.A, là sinh viên năm 4 trường Đại học Giao thông vận tải, khiến nạn nhân tử vong.

Công an xác định hành vi của T. có dấu hiệu của tội “Vô ý làm chết người”. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để tiến hành các bước tố tụng.

Bão số 10 tan trên Biển Đông

Chiều 5/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 10 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 16h, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Ngãi – Phú Yên 200 km về phía đông.

Như vậy, bão số 10 đã suy yếu nhanh hơn so với dự báo, trước cả khi tiến vào vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ. Hiện, áp thấp nhiệt đới chỉ duy trì sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Đêm nay và ngày mai, hình thái này đi theo hướng tây tây nam, vận tốc 10-15 km/h và tiến vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.

Chiều 6/11, trung tâm vùng áp thấp nằm ngay trên khu vực Tây Nguyên. Sức gió giảm xuống dưới cấp 6.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, từ nay đến đêm 6/11, các tỉnh, thành Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định có mưa lớn với lượng phổ biến 150-250 mm, có nơi trên 250 mm. Khu vực Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, phía bắc Đắk Lắk và Phú Yên cũng hứng lượng mưa 50-100 mm.

Tối và đêm nay (5/10), đất liền ven biển phía nam Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Bắc Phú Yên có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-5-11-nam-sinh-vien-ha-noi-trung-dan-tu-vong-tuoc-quan-tich-trung-uy-cong-an.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.