Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bắc Kinh đang ra sức phá hoại nước Mỹ bằng mọi thủ đoạn

Friday, October 16, 2020 3:08:00 PM // ,

 

Tác giả Hương ThảoNguồnDKNNgày đăng: 2020-10-14


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức ĐCSTQ (ảnh: Reuters)
Theo Báo cáo mới nhất của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã lợi dụng khủng hoảng Covid 19 để thúc đẩy lợi ích của mình, trong khi tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng trước bầu cử Mỹ.
Trong báo cáo đầu tiên về các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ được công bố hôm 6/10, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security – DHS) xác định Bắc Kinh là một tác nhân nhà nước gây ra “mối đe dọa đáng kể”. Trong danh sách các lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc, là các chiến dịch thông tin sai lệch, gây áp lực ngoại giao, và xuất khẩu các sản phẩm y tế giả mạo sang Hoa Kỳ, theo Epoch Times.
Lèo lái dư luận bằng thông tin sai lệch
Báo cáo của DHS nêu rõ, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, chính quyền Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục các chiến dịch làn truyền thông tin sai lệch, nhằm “bôi nhọ” chính quyền Mỹ trong nỗ lực định hình lại câu chuyện về tình hình ở Mỹ theo hướng có lợi cho họ. Các tổ chức trên mạng do nhà nước chỉ đạo từ Trung Quốc, Nga và Iran cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng liên quan đến cuộc bầu cử và gây mất lòng tin trong cử tri Mỹ.
Hôm 22/9, Facebook đã đóng cửa hơn 180 tài khoản, nhóm và trang giả mạo của Trung Quốc, tuyên truyền các luận điểm của Bắc Kinh, từ Biển Đông đến Hồng Kông.
Theo Facebook, các bài đăng từ các tài khoản này, bao gồm các nội dung “ủng hộ hoặc chống lại các ứng viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump”.
Theo Microsoft, một nhóm tin tặc Trung Quốc, được biết đến với cái tên Zirconium, cũng đã thực hiện hàng nghìn cuộc tấn công mạng từ tháng 3 đến tháng 9/2020, nhắm vào các quan chức chiến dịch bầu cử và các cá nhân nổi bật của Mỹ. Các nỗ lực tấn công mạng đã dẫn đến 150 vụ vi phạm an ninh.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ kết luận trong một tuyên bố, rằng chính quyền Trung Quốc “muốn Tổng thống Trump – người mà Bắc Kinh coi là không thể đoán trước – không tái đắc cử”.
Một nghiên cứu hồi tháng 3/2020 cũng đã truy ra hơn 10.000 tài khoản Twitter giả mạo, hoặc đã bị xâm nhập bởi tin tặc, có mối liên kết với chính quyền Trung Quốc, chuyên phát tán các tuyên truyền liên quan đến virus.
Ông Mark Grabowski, phó giáo sư về luật mạng và đạo đức kỹ thuật số tại Đại học Adelphi, cho rằng kết quả báo cáo của DHS “không có gì đáng ngạc nhiên”.
Phát biểu với tờ Epoch Times, ông Grabowski cho hay, sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào bầu cử Mỹ, phần lớn không được báo cáo đầy đủ, quy mô của nó vượt xa báo cáo chi tiết của DHS. Hơn nữa, các chiến thuật mạng của Bắc Kinh trong những năm gần đây đã trở nên có “nhiều sắc thái và tinh vi hơn nhiều so với nhận thức của nhiều chuyên gia”.
Ông Grabowski cho hay ông đã biết về ít nhất 2 diễn đàn trực tuyến theo định hướng chính trị, đã bị “chặn bởi lượng truy cập từ Trung Quốc trong những tháng gần đây”.
“Các tuyên truyền và thông tin sai lệch luôn được đăng tải là ủng hộ Bắc Kinh hoặc chống Trump”, ông Grabowski nhận xét.
Khai thác các thách thức kinh tế
Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc coi những thách thức kinh tế mà Mỹ phải đối mặt, chẳng hạn như sự suy thoái sau cuộc khủng hoảng sức khỏe do virus, là “cơ hội quan trọng để tạo ra sự phụ thuộc” vào Trung Quốc, và tăng cường sức ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh cũng có nhóm chuyên gia cố vấn, tích cực đánh giá các địa phương nào của Mỹ là nhạy cảm, dễ bị khai thác nhất.
Báo cáo ghi nhận cách Bắc Kinh sử dụng mối quan hệ “thành phố kết nghĩa” giữa các thành phố ở Mỹ và Trung Quốc, để có được nguồn cung y tế quan trọng từ Hoa Kỳ, khi đợt bùng phát COVID-19 lần đầu xảy ra ở Trung Quốc.
Vào tháng 2/2020, sau khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa vì là tâm chấn đầu tiên của dịch, và bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, Pittsburgh, thành phố kết nghĩa với Vũ Hán, đã vận chuyển hơn 450.000 khẩu trang phẫu thuật và 1.350 bộ quần áo bảo hộ, đồng thời thành lập tài khoản GoFundMe quyên góp được hơn 58.000 USD để cung cấp các thiết bị y tế cho Vũ Hán. Truyền thông Trung Quốc đã coi vụ này như một mô hình mẫu mực cho mối quan hệ giữa các thành phố kết nghĩa.
“Có một thành phố kết nghĩa cũng giống như có một tình bạn thân thiết. Bạn bè chia sẻ cho nhau cả thành công và bi kịch”, ông Sarah Boal thuộc Quỹ Brother’s Brother, nói với tờ Trung Quốc Nhật báo [China Daily], một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc, vào thời điểm đó. Brother’s Brother là một quỹ từ thiện có trụ sở tại Pittsburgh, đã lập kế hoạch cho sáng kiến kết nghĩa giữa hai thành phố Vũ Hán và Pittsburgh.
Các quan chức Trung Quốc ở Chicago cũng đã gửi email cho một thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin, trong một nỗ lực thuyết phục ông đưa ra một nghị quyết – đã được lãnh sự quán Trung Quốc soạn thảo trước – tuyên bố rằng Bắc Kinh đã thành công trong việc chống lại sự bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, nỗ lực này đã phản tác dụng và dẫn đến việc thượng nghị sĩ Roger Roth giới thiệu một dự luật, lên án sự che đậy đại dịch virus của chính quyền Trung Quốc.
“Thực tế là hầu hết các cơ quan lập pháp của các tiểu bang ở Mỹ, có lẽ đã nhận được một lá thư từ ĐCSTQ giống như email gửi tới Thượng nghị sĩ Roth, như một phần của chiến dịch phối hợp tuyên truyền”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích trong một bài phát biểu hôm 23/9.
Trong khi COVID-19 có thể đã làm đình trệ các kế hoạch đưa các quan chức Mỹ đến thăm Trung Quốc trong các chuyến đi được bao trọn toàn phần – một chiến thuật mà Bắc Kinh đã sử dụng để giành được sự ưu ái từ các quan chức Mỹ – chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các chiêu trò chiêu dụ, mua chuộc khác như đầu tư bất động sản và giảm giá vật tư y tế, báo cáo của DHS chỉ rõ.
Rủi ro chuỗi cung ứng
Các quan chức Mỹ nhận thấy Bắc Kinh, cùng với Điện Kremlin, là những mối đe dọa hàng đầu, đối với an ninh chuỗi cung ứng của Mỹ. Báo cáo DHS cũng chỉ ra Trung Quốc là “nguồn hàng đặc biệt bền vững” đối với các sản phẩm y tế giả mạo trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
Theo báo cáo, khi triệt phá hàng hóa y tế kém chất lượng của Trung Quốc, các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ hơn 1 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm chưa được phê duyệt và 750.000 khẩu trang bị lỗi, được vận chuyển từ Trung Quốc.
Một cuộc đánh giá sản phẩm y tế độc lập gần đây cũng cho thấy, có tới 70% khẩu trang Trung Quốc được đánh giá “kém hơn đáng kể” so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Trong thời gian đại dịch xảy ra, Bắc Kinh cũng thu thập thông tin tình báo về sự yếu kém trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, với hy vọng tận dụng việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu như một điều kiện để giành được sự nhượng bộ của Mỹ đối với các vấn đề mà chính quyền Trung Quốc cho là quan trọng, báo cáo DHS lưu ý.
Nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng y tế đã trở nên rõ ràng trong đại dịch, khi Bắc Kinh tích trữ một lượng lớn hàng tồn kho y tế quan trọng từ khắp nơi trên thế giới, bất chấp sự thiếu hụt toàn cầu.
----------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.