Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 19/05/2020

Tuesday, May 19, 2020 4:53:00 PM // ,

thoại di động với ba màu xanh, đỏ, vàng tùy theo vị trí, tình trạng sức khỏe và hành trình đi lại của người dùng. Màu xanh cho phép người dùng đi lại tự do, thoải mái, màu vàng có nghĩa là người dùng phải bị cách ly ở nhà còn nếu là màu đỏ thì họ phải bị cách ly tại một nơi chuyên biệt. Hồng Kông thì sử dụng vòng điện tử có kết nối với điện thoai di động qua Bluetooth và một ứng dụng định vị sử dụng GPS hoặc mạng wifi để theo dõi chuyển động của người đến/trở về từ nước ngoài hoặc trong quá trình bị cách ly 14 ngày.
Theo dự kiến, trong vài ngày tới Apple và Google cũng sẽ cho ra mắt những phiên bản đầu tiên của hệ thống tìm tiếm những người đã tiếp xúc với người nhiễm virus corona. Hệ thống giám sát sẽ được hoàn thiện trong những tháng tới với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google.
Tại châu Âu, công nghệ định vị chính là điều nhiều người không muốn, vì nó có liên quan đến an ninh và sự tôn trọng đời sống riêng tư của các cá nhân. Từ vài tuần nay, nhiều nhà nghiên cứu tham gia vào dự án chung PEPP-PT dựa trên nền tảng công nghệ Bluetooth và sử dụng chung được cho các nước. Công nghệ này cho phép, chẳng hạn, một người Pháp bị nhiễm virus corona khi sang Đức, Ý thì những ai tiếp xúc với người này đều có thể được xác định.
Tuy nhiên, dự án về ứng dụng mới này đang gây nhiều tranh cãi và có khả năng không thể hoàn thành. Ý tưởng của Pháp về việc lưu trữ tập trung thông tin cá nhân người dùng tại một cơ sở dữ liệu chung ngày càng bị phản đối, nước Đức ưu tiên khả năng chỉ lưu trữ dữ liệu ngay trong điện thoại của người dùng. Về vấn đề an toàn, điều khiến nhiều người lo ngại là nguy cơ gián điệp, đánh cắp thông tin từ kẽ hở của các mạng lưới.
Ông Vivien Raoul, giám đốc công nghệ của công ty Pradeo, chuyên về an ninh mạng di động, lưu ý là các nhà xây dựng và khai thác ứng dụng định vị khi thể hiện sự minh bạch thì phải chú ý để không bị các hacker lợi dụng sự minh bạch thông tin đó để đánh cắp dữ liệu, bởi vì đối với ông, điều này giống như các nhà sản xuất két sắt an toàn công khai chi tiết cơ chế bảo mật két sắt.
Pradeo mới đây công bố một kết quả nghiên cứu về các ứng dụng định vị Covid-19 tại khoảng 30 nước, theo đó, hơn 1/2 số ứng dụng mà chính phủ hoặc các cơ quan công quyền ủng hộ lại có biểu hiện vi phạm đời sống riêng tư của người dùng.
Hội Đồng Y Tế Thế Giới : Thế khó xử của Trung Quốc
Về nước Pháp, Le Monde tập trung vào các vấn đề xã hội thời dịch bệnh như « Liệu phương thức làm việc từ xa có dành cho tất cả mọi người ? », « Các trường đại học lo ngại cho thế hệ Covid » hay « Người dân hạ mức cảnh giác quá sớm »… Nhìn ra thế giới, báo Le Monde, phát hành từ chiều hôm trước, lo ngại đất nước Brazil ngập trong khủng hoảng Covid-19, còn tổng thống Bolsonaro chìm trong khủng hoảng chính trị. Tờ báo cũng quan tâm đến sự hình thành nội các mới ở Israel sau 500 ngày vận động…
Tuy nhiên, hồ sơ chính được Le Monde đặc biệt chú ý là Hội Đồng Y Tế Thế Giới diễn ra trong hai ngày 18-19/05, với hai chủ đề đặc biệt nhạy cảm mà Trung Quốc không hề muốn các nước thảo luận lần này : Yêu cầu đánh giá độc lập về khủng hoảng đại dịch và vị thế của Đài Loan ở Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS). Đối với Le Monde, việc Hội Đồng Y Tế Thế Giới thảo luận hai chủ đề nói trên là một minh chứng cho sự thất bại của ngành ngoại giao Trung Quốc vốn từ cuối tháng 02 đến nay luôn nhấn mạnh đã kiểm soát được dịch bệnh và giúp đỡ phần còn lại của thế giới kiềm chế đại dịch.
Lần này, không phải Mỹ mà Úc mới là nước đòi có một cuộc điều tra độc lập về virus corona. Báo chí Úc cho biết có 62 nước ủng hộ WHO tiến hành sớm nhất việc đánh giá dịch bệnh một cách « công minh, độc lập và toàn diện ». Ngoài châu Âu và Úc, còn có nhiều quốc gia khác như New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Brazil, Nhật Bản, Indonesia cũng ủng hộ. Bắc Kinh luôn bác bỏ những lời tố cáo của các nước về đại dịch. Nhưng lần này, theo Le Monde, Trung Quốc lâm vào thế khó, bởi vì Bắc Kinh, vốn luôn tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa phương, không thể từ chối cuộc điều tra của WHO, tổ chức mà Bắc Kinh không ngớt ca tụng.
Bài xã luận ngày 18/05 của Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng Trung Quốc sẽ không phản đối một cuộc điều tra khoa học về nguồn gốc virus corona chủng mới và đặt điều kiện là cuộc điều tra phải do WHO tiến hành chứ không phải là do một quốc gia hay một tổ chức khu vực. Ngoài ra, công tác điều tra phải bảo đảm khoa học, công bằng, không chỉ về các yếu tố liên quan đến Trung Quốc mà cả những yếu tố liên quan đến Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Liên quan đến chủ đề về sự hiện diện của Đài Loan trong Hội Đồng Y Tế Thế Giới, Hoàn Cầu Thời Báo gọi đó là một « trò hề ». Đối với Trung Quốc, hòn đảo 23 triệu dân này chỉ là một « tỉnh của Trung Quốc ». Các nước phương Tây không có « đại sứ », mà chỉ có « đại diện » ở Đài Loan. Năm 2009, Bắc Kinh đã đồng ý để Đài Loan làm quan sát viên ở WHO. Thế nhưng, kể từ khi bà thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến ủng hộ đòi độc lập cho Đài Loan trở thành tổng thống, Đài Loan bị Trung Quốc phản đối, không cho làm quan sát viên ở WHO nữa. Vấn đề là theo ý kiến nói chung, Đài Loan đã quản lý thành công cuộc khủng hoảng Covid-19. Mặc dù nằm sát cạnh đại lục, nhưng ở Đài Loan chỉ có 7 ca tử vong vì virus corona.
Theo Le Monde, được Mỹ ủng hộ, Đài Bắc đã biết khai thác khủng hoảng theo hướng có lợi cho mình, sử dụng ngoại giao khẩu trang như Bắc Kinh, nhưng không tuyên truyền kiểu phản tác dụng như chế độ Cộng Sản Trung Quốc. Hôm 13/05, báo chí Đài Loan không bỏ lỡ cơ hội tiết lộ khẩu trang mà nhiều lãnh đạo Mỹ đeo là do Đài Loan sản xuất. Theo bộ Ngoại Giao Đài Loan, có 29 nước, trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật, New Zealand muốn Đài Loan được hưởng lại quy chế quan sát viên của WHO. Hơn 100 dân biểu châu Âu cũng ký vào một lá thư kiến nghị theo hướng này. Tờ Nhân Dân Nhật Báo cho rằng những người muốn « khu Đài Loan » tham gia WHO đang biến « vấn đề y tế thành chính trị ».
Tuy nhiên, theo Le Monde, sau những năm cô lập đài Loan về chính trị (hiện giờ chỉ còn một số nước nhỏ ở vùng Caribê và Thái Bình Dương vẫn tiếp tục công nhận Đài Loan), giờ đây Trung Quốc chỉ còn cách thừa nhận là Đài Loan đã đạt được một tính chính đáng mới trên trường quốc tế.
Sự ra đi của một tượng đài điện ảnh Pháp
Khác với Le Monde, Les Echos, Le Figaro, La Croix vốn tập trung vào các vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội quốc tế và trong nước có liên quan đến đại dịch Covid-19, báo Libération vốn thường chú trọng đến các vấn đề mang tính văn hóa, nghệ thuật, hôm nay đặc biệt dành trang nhất, bài xã luận và nhiều bài viết ở 6 trang trong để tưởng niệm Michel Piccoli, một trong những tượng đài của nền điện ảnh Pháp. Michel Piccoli từ trần ở tuổi 94 hôm 12/05 nhưng đến hôm 18/05 gia đình mới công bố thông tin. Gia tài điện ảnh của ông là sự góp mặt trong hơn 200 bộ phim.
« Cặp đôi » Pháp – Đức : Cú nhảy vọt về phía trước
Một chủ đề khác được Libération quan tâm là việc tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Đức Merkel bắt tay nhau đề xuất Liên Âu thành lập quỹ tương trợ 500 tỉ euro để hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả Covid-19. Đối với Libération, ngày mà hai lãnh đạo Pháp-Đức ra quyết định nói trên là ngày tang tóc đối với những người có tư tưởng bài xích Liên Hiệp Châu Âu, những người cho rằng cuộc khủng hoảng Covid-19, kéo theo thảm họa kinh tế, sẽ chứng minh sự vô ích của Liên Âu, giúp họ thoát khỏi cộng đồng mà theo họ là « không tưởng », khôi phục tình trạng « ai ở nhà nấy » và nói lời vĩnh biệt Bruxelles.
Thế nhưng, « cặp đôi Pháp – Đức » đã cho thấy điều ngược lại. Dưới sự bảo trợ của cặp đôi Pháp – Đức, mà nhiều người trước đây cho là « không tồn tại », Liên Hiệp Châu Âu đã tái khẳng định mong muốn chung sức hành động chống khủng hoảng Covid-19. Libération nhấn mạnh, đề xuất của hai nhà lãnh đạo Macron và Merkel mang lại cho liên Âu một ngày lịch sử : đây là lần đầu tiên có một sự chuyển giao nguồn tài chính khổng lồ từ các nền kinh tế mạnh nhất sang các khu vực hoặc quốc gia bị dịch bệnh tác động nhiều nhất.
Tất nhiên, Libération lưu ý Liên Âu vẫn còn phải thuyết phục một số quốc gia bắc Âu. Bruxelles cũng phải chứng minh kế hoạch phù hợp với lợi ích tất cả các nước và hệ sinh thái. Nhưng trên hết, đối với Libération, đây là một bước nhảy vọt về hội nhập mà cách nay 3 tháng mọi người coi là hoàn toàn không thể có. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hiểu ra rằng đối mặt với mối đe dọa của chủ nghĩa dân tộc, Liên Âu có nguy cơ sụp đổ và sự thờ ơ của nước Đức cũng đe dọa hất ngã các nước đối tác cần nhất cho nền kinh tế Đức.
Còn đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ý chí xây dựng Liên Âu của ông vốn bị chế giễu nay đã được đền đáp. Liên Âu bị rung chuyển trong cuộc khủng hoảng, nhưng thay vì bị nhấn chìm, con thuyền Liên Hiệp Châu Âu vẫn được chèo lái.
Đức cắt đứt quan điểm truyền thống
Báo La Croix cũng dành bài xã luận « Ngân sách chung » để nói việc Pháp – Đức đề xuất một bước tiến lớn cho Liên Âu. Nhưng khác với Libération, La Croix tập trung lý giải việc thủ tướng Đức Angela Merkel cắt đứt quan điểm truyền thống. Trước đây, bà luôn coi Liên Âu không phải là cơ cấu chính trị để các nước giàu nhất bù đắp sự thiếu hụt ngân sách cho các nước nghèo nhất. Thủ tướng Đức Merkel đã từng rất kiên quyết như vậy thời xảy ra khủng hoảng Hy Lạp.
Thế nhưng, lần này, theo La Croix, lãnh đạo Đức đã « nhảy một bước » để đối phó với nguy cơ Liên Âu tan rã dưới tác động của đại dịch và cú sốc kinh tế do biện pháp phong tỏa. Theo La Croix, lý do là về mặt chính trị, sự thiếu đoàn kết sẽ là cơ sở để các đảng phái dựa vào để đòi rút các quốc gia khỏi Liên Âu, đặc biệt là Ý.
Về kinh tế, các nước năng động nhất cần có một châu Âu mạnh mẽ thì mới có thể tiếp tục thịnh vượng. Về mặt pháp lý, Đức gần đây cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu trong nhiều năm qua đã có chính sách quá dễ dãi, trong khi chính chính sách tiền tệ đã tạo ra sự đoàn kết trong khu vực đồng euro. Chính vì vậy, La Croix kết luận, việc hỗ trợ ngân sách là không thể tránh khỏi.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200519-covid-19-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-h%C3%B3a-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-s%E1%BB%91

Tin tổng hợp
(DT&NLD) - Vụ Hồ Duy Hải : Quốc Hội giao cho các cơ quan chuyên môn xem xét. 
Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc trong cuộc họp báo chiều ngày 18/05/2020 khi trả lời câu hỏi về kết quả phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, cho biết, « để có thời gian xem xét toàn diện và khách quan », Ủy ban Thường vụ Quốc Hội « đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý ». Ông xác nhận việc một số đại biểu Quốc hội đã gởi kiến nghị cho Ủy ban Thường vụ về phiên xử của Tòa án Nhân dân Tối cao vừa qua, bên cạnh đó có những phản đối trên báo chí và mạng xã hội. Trước đó, ông Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong dịp tiếp xúc cử tri vào buổi sáng cùng ngày đã khẳng định việc kháng nghị là theo đúng pháp luật. Nghi can Hồ Duy Hải bị kết án tử hình trong khi tang vật đã bị tiêu hủy, không có dấu tay nghi can tại hiện trường…Dư luận lên án việc « trọng chứng hơn trọng cung », đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.
(Yonhap) – Hàn Quốc phản đối Nhật đòi chủ quyền với quần đảo Dokdo.
Văn kiện về chính sách ngoại giao hàng năm, vừa được chính quyền Tokyo công bố, lặp lại đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Takeshima (tên quốc tế là Liancourt), nằm giữa hai nước, mà Hàn Quốc gọi là Dokdo. Sáng 19/05/2020, ông Kim Jung Han, tổng giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đã triệu mời đại diện đại sứ quán Nhật Bản để phản đối và yêu cầu Tokyo rút tuyên bố. Từ năm 1954, Hàn Quốc đã lập một đồn cảnh sát nhỏ trên đảo Dokdo/Takeshima.
(Yonhap) – Covid-19 : Bắc Triều Tiên nằm trong số 47 quốc gia bị khan hiếm lương thực. 
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), khoảng 183 triệu người tại Bắc Triều Tiên và tại 46 quốc gia khác có thể bị khan hiếm lương thực trầm trọng do các biên giới bị đóng cửa và các dây chuyền cung ứng trên thế giới bị ngưng trệ, làm hạn chế việc tiếp cận các nông sản. Trong báo cáo công bố ngày 18/05/2020, FAO dự báo phải cần đến 350 triệu đôla để hỗ trợ các nước nói trên đối phó với khủng hoảng.
(Reuters) – Trung Quốc – Covid-19 : Thêm 6 ca nhiễm mới.
Ngày18/05/2020, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc thông báo số ca nhiễm mới trong 24 giờ, và cho biết cụ thể là có ba trường hợp nhiễm mới là từ bên ngoài. Một trường hợp được ghi nhận tại tâm dịch Vũ Hán. Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào
(Bloomberg) – Miền đông bắc Trung Quốc : Hàng chục triệu cư dân bị phong tỏa trở lại.
Ngày 18/10/2020, chính quyền tỉnh Cát Lâm (Jilin) quyết định áp dụng trở lại việc phong tỏa, sau khi phát hiện 34 trường hợp nhiễm mới tại tỉnh này. Riêng thị xã Thư Lan (Shulan), với 670.000 dân, cho biết đưa ra thêm các biện pháp mới để hạn chế tốc độ lây lan của virus. Cụ thể là nhiều khu phố bị cô lập, và mỗi gia đình chỉ có một người được phép ra ngoài đi chợ, trong hai giờ, hai ngày một lần.
(AFP) – Pháp : Đảng của TT Macron mất đa số tuyệt đối. 
Ngày 19/05/2020, đảng Cộng Hòa Tiến Bước đã bị mất đa số tuyệt đối ở Hạ Viện và kể từ nay phải trông chờ vào các đồng minh cánh trung. Một nhóm mới gồm 17 dân biểu, gần như toàn bộ là cựu đảng viên Cộng Hòa Tiến Bước, vừa được thành lập, khiến cho khối nghị sĩ của đảng này chỉ còn 288 thành viên, xuống dưới ngưỡng đa số tuyệt đối (289 ghế). Đảng Cộng Hòa Tiến Bước đã được ông Macron thành lập khi ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
(AFP) – Mỹ : Thủ phạm vụ xả súng ngày 06/12/2019 vào căn cứ Pensacola ở Florida có liên hệ chặt chẽ với Al Qaida. 
Ngày 18/05/2020, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Bill Barr cho biết, Mohammed Al Shamrani, quân nhân Ả Rập Xê Út tham gia huấn luyện tại Mỹ, đã giữ liên lạc trong vòng nhiều năm với tổ chức khủng bố Al Qaida, thậm chí cho đến ngày trước khi ra tay tấn công căn cứ của Mỹ, khiến 3 người chết và 8 người bị thương. Những thông tin trên có được là nhờ FBI đã giải mã được những dữ liệu được mã hóa lưu trong các điện thoại cá nhân. Khi bị tấn công, thủ phạm đã cố tình bắn vào một trong số các điện thoại, nhưng không trúng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 19/5:

Trung Quốc chưa thể thiết lập

Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông;

Mỹ triển khai nhiều tàu ngầm trong khu vực

Lục Du Sáng nay, thứ Ba (19/5), mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:
Trung Quốc chưa thể thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm đưa ra tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông trong thời gian tới, Trung Tướng Diệp Quốc Huy của quân đội Đài Loan phát biểu tại một cuộc họp Nghị viện diễn ra hôm thứ Hai, theo CNA.
Trung Quốc trước đó từng nhiều lần úp mở rằng họ có kế hoạch thành lập một ADIZ ở Biển Đông, vùng biển mà họ yêu sách chủ quyền với hầu hết diện tích. Theo tướng Diệp, Bắc Kinh sẽ còn phải tính toán tới nhiều yếu tố trước khi quyết định.
Ông Diệp cho hay, Quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục quan sát diễn biến về vấn đề này.
Mỹ triển khai nhiều tàu ngầm tại Biển Đông
Hôm thứ Hai, American Military News đưa tin, lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố rằng tất cả các tàu của họ đang đồng thời tiến hành “các hoạt động ứng phó dự phòng” ở Biển Đông, xua tan lời đồn rằng hoạt động của Hải quân Mỹ đang bị đình trệ bởi virus Vũ Hán.
Lực lượng này cho biết thêm, các hoạt động đang thực hiện là để hỗ trợ cho chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” của chính quyền Trump, đồng nghĩa với việc chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Ít nhất 7 tàu ngầm, và có khả năng nhiều hơn, bao gồm tất cả 4 tàu ngầm tấn công tại đảo Guam, 1 tàu ngầm USS Alexandria tại San Diego và nhiều tàu ngầm tại Hawaii, đang tham gia vào hoạt động này.
Ông Blake Converse, chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết: “Các hoạt động của chúng tôi là một minh chứng cho sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng tôi theo luật pháp quốc tế”.
Thượng viện Mỹ cất nhắc nghị sĩ chống Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Marco Rubio sẽ tạm thời giữ chức chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, trang tin Politico cho biết thông báo của Thủ lĩnh phe Cộng hòa trong Thượng viện, ông Mitch McConnell hôm thứ Hai.
“Dựa trên những đánh giá, Thượng nghị sĩ Rubio là sự lựa chọn đương nhiên cho nhiệm vụ tạm thời này”, ông McC McCellell nói trong một tuyên bố. “Năng lực lãnh đạo đã được chứng minh của ông về các vấn đề thích hợp đã làm cho quyết định trở nên dễ dàng hơn”.
Ông Rubio là một nghị sĩ Cộng hòa nổi tiếng với những phát ngôn và đề xuất chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc. Ít ngày trước ông đã đề xuất một dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc dính líu tới các hoạt động đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
WHO và Bắc Kinh chấp thuận đánh giá về Covid-19
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, hôm thứ Hai, nói rằng một đánh giá độc lập về phản ứng toàn cầu đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ sớm được thực hiện. Trung Quốc cũng đã tỏ ý chấp thuận việc này, theo Reuters.
Ông Tedros đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp trực tuyến giữa WHO với đại diện các nước. Tại cuộc họp này Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bảo vệ cách xử lý dịch Covid-19 của Bắc Kinh vốn bị Mỹ và nhiều nước khác chỉ trích gay gắt.
Trước đây Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ yêu cầu của quốc tế về việc tìm hiểu nguồn gốc và con đường lây lan của virus Vũ Hán, nhưng trong cuộc họp này ông Tập nói có thể chấp nhận một cuộc khảo sát khách quan vào thời điểm đại dịch được kiểm soát (chi tiết).
Phó Tổng thống Nam Sudan và vợ nhiễm virus Vũ Hán
Phó Tổng thống Nam Sudan, ông Riek Machar, và bà Angelina Teny, phu nhân của ông và cũng là Bộ trưởng quốc phòng, đều cho kết quả dương tính với virus corona, hãng tin Reuters cho biết thông báo của văn phòng phó tổng thống hôm thứ Hai.
Thông báo cũng cho biết, “một số nhân viên văn phòng và vệ sĩ” của ông Machar cũng đã dương tính với COVID-19.
Ông Machar cho biết ông sẽ tự cách ly trong 14 ngày tại nơi ở. Tính đến nay, Nam Sudan đã ghi nhận 349 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 6 ca đã tử vong.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-19-5-trung-quoc-chua-the-thiet-lap-vung-nhan-dang-phong-khong-o-bien-dong-my-trien-khai-nhieu-tau-ngam-trong-khu-vuc.html

Điểm tin thế giới chiều 19/5:

Chính quyền Trung Quốc

phong tỏa thành phố Thư Lan giống Vũ Hán

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Ba (19/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Thư Lan giống Vũ Hán
The Guardian đưa tin, chính quyền Trung Quốc hôm 18/5 phong tỏa toàn bộ thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, nơi sinh sống của 700.000 dân, bằng các biện pháp nghiêm ngặt từng được áp dụng ở Vũ Hán khi ca nhiễm nCoV tăng.
Tất cả ngôi làng và khu phức hợp dân cư ở thành phố đều bị đóng cửa, chỉ một người trong mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài hai tiếng hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.
Ngoài ra, các khu phức hợp dân cư chỉ để một lối vào và một lối ra cho các phương tiện khẩn cấp, cấm người dân và các phương tiện từ nơi khác. Nếu ca nhiễm được xác nhận trong nơi cư trú cộng đồng, không ai có thể vào ra nơi đó.
Tuần trước, giới chức địa phương ra lệnh đóng cửa tạm thời các địa điểm công cộng, trường học và giao thông công cộng.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin trở lại làm việc
Điện Kremlin hôm nay thông báo Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã trở lại làm việc sau khi được chẩn đoán nhiễm nCov.
Điện Kremlin cho biết thêm Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định hủy lệnh tạm thời chuyển nhượng quyền hạn của ông Mishustin cho Phó thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov. Ông Belousov đã đảm nhận vai trò quyền thủ tướng Nga từ ngày 30/4.
Singapore gửi nhầm kết quả xét nghiệm Covid-19
Theo CNA, giới chức Singapore đã xin lỗi 357 người dân do gửi sai kết quả xét nghiệm Covid-19.
Những người này đã được thông báo kết quả dương tính với nCov từ trước. Tuy nhiên, đến 5 giờ chiều 16/5 (giờ địa phương), họ tiếp tục nhận được một tin nhắn báo lại kết quả cũ.
Cuối ngày 18/5, Bộ Y tế Singapore thông báo “những tin nhắn được gửi đi do trục trặc trong hệ thống công nghệ thông tin của bộ phận xét nghiệm và chúng tôi đang cố gắng cải thiện độ chính xác của hệ thống này”.
Bộ Y tế xin lỗi vì “sự bất tiện và lo lắng do tin nhắn gây ra” và nói rằng đã thông báo cho những ai nhận được tin nhắn trong vài giờ.
Rocket rơi gần đại sứ quán Mỹ
Theo AFP, một quả rocket rơi gần đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad rạng sáng nay, nhưng không gây thương vong.
Chưa tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Lần gần đây nhất rocket rơi gần khu nhà đại sứ quán Mỹ là hồi giữa tháng 2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-19-5-chinh-quyen-trung-quoc-phong-toa-thanh-pho-thu-lan-giong-vu-han.html

Tạp chi kinh tế

Thương mại Mỹ – Trung :

Virus corona đổ thêm dầu vào lửa

Thanh Hà
Covid-19 cướp đi hào quang kinh tế của Hoa Kỳ và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu mà Trung Quốc đang là một mắt xích quan trọng bậc nhất. Bắc Kinh khó có thể tôn trọng thỏa thuận thương mại bán phần Mỹ-Trung, Washington càng có cơ hội thúc đẩy trở lại chiến tranh mậu dịch. Mục miêu lần này là triệt tiêu thế thượng phong của một số tập đoàn công nghệ cao Trung Quốc.
Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung không có dấu hiệu « tan băng ». Dịch Covid-19 đang làm suy yếu thêm thỏa thuận ngừng chiến song phương trên mặt trận mậu dịch ký kết ngày 15/01/2020. Cả Washignton lẫn Bắc Kinh cùng lớn tiếng đe dọa đối phương chấm dứt đối thoại.
Mỹ dồn hỏa lực tấn công
Về mặt chính thức, cho đến ngày 08/05/2020 đôi bên cùng tuyên bố tạo « điều kiện thuận lợi thực thi thỏa thuận sơ bộ nhằm đạt được những kết quả tích cực về kinh tế và thương mại », chấm dứt cuộc đọ sức kéo dài từ tháng 3/2018. Chỉ một tuần sau đó, tại Mỹ, dịch Covid-19 đẩy thêm vài triệu người lao động vào cảnh thất nghiệp, những khó khăn kinh tế chồng chất đe dọa thêm khả năng tái đắc cử của Donald Trump, Nhà Trắng dường như đã thay đổi hẳn quan điểm.
Trên đài truyền hình Fox News, Donald Trump dọa Trung Quốc « phải mua (hàng Mỹ), nếu không chấm dứt thỏa thuận », Washington sẽ « đánh thuế vào các doanh nghiệp Mỹ nếu số này sản xuất hàng ở nước ngoài » thậm chí là cũng có thể « cắt đứt giao thương » với Bắc Kinh, tránh được thâm hụt mậu dịch « 500 tỷ đô la ». Sau nhiều lần ca ngợi « bạn hiền » Tập Cận Bình, giờ đây nguyên thủ Mỹ tuyên bố « hiện tại không muốn nói chuyện » với lãnh đạo Trung Quốc.
Cùng lúc, ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách để Hoa Kỳ « độc lập về mặt kinh tế », đầu tiên hết là chấm dứt sự lệ thuộc vào bạn hàng Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến Mỹ dồn dập tấn công Trung Quốc ở vào thời điểm này ? Trả lời RFI Việt ngữ nhà nghiên cứu Jean-François Boittin, cộng tác viên của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) và Trung Tâm  Nghiên Cứu Về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc Tế (CEPII) của Pháp, cho rằng Covid-19 đang đặt ra một thách thức rất lớn cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc do vậy đôi bên cùng vừa phải đối phó với khủng hoảng, vừa tìm cách đổ lỗi cho đối phương để « chạy tội » với công luận trong nước :
Jean-François Boittin : « Có hai chuyện liên hệ chặt chẽ với nhau trong câu hỏi này. Một mặt là nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc tôn trọng những cam kết thương mại đã thông qua với Hoa Kỳ hồi tháng Giêng năm nay, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc cũng đang bị dịch Covid-19 làm chao đảo.
Đành rằng Bắc Kinh cố gắng đưa ra những dấu hiệu cho thấy kinh tế đang từng bước phục hồi, nhưng trên thực tế, bài toán nan giải hơn nhiều. Mặt khác, về phía Hoa Kỳ, chính giới Mỹ và cả chính quyền Trump liên tục có những phản ứng gay gắt với Bắc Kinh, thành thử quan hệ thương mại song phương không được suôn sẻ. Chúng ta có thể đoán một cách dễ dàng là Washington tìm một lối thoát, chuyển hướng bực tức của công luận Mỹ sang phía Trung Quốc, để mọi người quên bớt là chính quyền Trump đã có những chậm trễ và xử lý kém cỏi dịch bệnh lần này.
Cả hai yếu tố vừa nêu cho thấy quan hệ Mỹ – Trung, cả về chính trị lẫn thương mại, đều khá phức tạp trong ít nhất là từ nay cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11 năm nay ».
Vài ngày trước lễ khai mạc kỳ họp thứ 3, khóa 13 Quốc Hội Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng Bắc Kinh nên tranh thủ khủng hoảng kinh tế trong thời điểm này để « đàm phán lại » với Mỹ về thỏa thuận  thương mại mậu dịch bán phần, theo đó Trung Quốc đã cam kết mua vào 200 tỷ đô la hàng của Mỹ từ nay đến năm 2022 và đổi lại Washington ngừng các biện pháp đánh thuế nhập khẩu vào hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ.
Vì sao Bắc Kinh muốn đàm phán lại với Mỹ ? Chuyên gia Jean-François Boittin làm việc tại thủ đô Washington cho rằng câu trả lời của ông không sắc bén bằng các đồng nghiệp đang công tác tại Bắc Kinh, dù vậy virus corona đặt cả cỗ máy kinh tế đồ sộ của Trung Quốc trước thử thách :
Jean-François Boittin : « Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Trung Quốc khó có thể giữ được những cam kết với Mỹ trong giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại. Theo thống kê từ cả hai phía, trong bốn tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ so với phía bên kia – đều giảm sụt.
Có hai yếu tố giải thích cho sự giảm sụt này : Một là Trung Quốc giảm mua hàng của Mỹ vì những lý do nhất thời thí dụ như giảm mua đậu tương của Hoa Kỳ mà thay vào đó là mua đậu tương của Brazil, bởi vì Brazil được mùa và bán nông phẩm với giá rẻ. Nhưng nghiêm trọng hơn là hiệu ứng về lâu về dài. Thí dụ Trung Quốc cam kết mua thêm máy bay Boeing, nhưng trong bối cảnh hiện tại, toàn bộ ngành giao thông hàng không bị tê liệt vì virus corona thì làm sao Bắc Kinh có thể đặt mua thêm máy bay Mỹ được ? »
Theo thống kê của bộ Thương Mại Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc trong tháng 4/2020 giảm 11,1%. Như vậy, Trung Quốc còn đang « đứng rất xa », mục tiêu tăng 6% kim ngạch nhập khẩu với Hoa Kỳ trong năm 2020 như tinh thần của thỏa thuận thương mại bán phần Mỹ – Trung ký kết vào tháng Giêng vừa qua.
Áp thuế : Bản cũ soạn lại ?
Cũng trong cuộc nói chuyện trên đài truyền hình được ông ưa chuộng nhất, Fox News vào tuần trước, nguyên thủ Mỹ một lần nữa lại dùng đòn thuế khóa để dọa Trung Quốc nhưng theo chuyên gia Jean-François Boittin, đây là một biện pháp khó khả thi :
Jean-François Boittin : « Đành rằng đây là một đe dọa từng được tổng thống Donald Trump nêu lên nhưng vấn đề đặt ra là cho đến nay, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng Trung Quốc bán cho các tập đoàn sản suất của Hoa Kỳ. Washington liên tục dùng đòn này từ đầu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và hiện tại, cho dù đôi bên đã đạt được thỏa thuận bán phần để tạm ngừng chiến, nhưng một số các biện pháp trừng phạt đó vẫn tồn tại.
Nếu lại dùng tiếp thủ thuật này, Nhà Trắng bắt buộc phải áp thuế trên các mặt hàng được sử dụng đại trà ở Mỹ. Những nạn nhân đầu tiên sẽ là người tiêu dùng và giới tiểu thương, các dây chuyền phân phối ở Hoa Kỳ. Có điều vì Covid-19 hàng loạt các cửa hàng đã phải đóng cửa, nhân viên bị mất việc. Do vậy, tăng thuế nhập khẩu vào Mỹ đồng nghĩa với việc đánh thẳng vào túi tiền, vào sức mua của các hộ gia đình Mỹ, gây thêm khó khăn cho các cửa hàng ở Hoa Kỳ. Vài tháng trước bầu cử không chắc chính quyền Trump dám sử dụng chiêu bài này. »
Mục tiêu triệt thoái công nghệ cao của Trung Quốc
Thực ra Donald Trump nhắm tới việc « đánh thuế các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ở hải ngoại » và theo ông, một tập đoàn như Apple chẳng hạn, hoàn toàn có khả năng « làm ra sản phẩm 100% » từ trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuyên bố này không hơn không kém là một « lời tuyên chiến » nhắm vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà ở đó Trung Quốc đang chiếm một vị trí « trung tâm ». Mỹ không chỉ khai mào một cuộc khẩu chiến, chính quyền Trump một lần nữa, tấn công vào « điểm nhạy cảm » nhất của Bắc Kinh là tập đoàn viễn thông Hoa Vi.
Bộ Thương Mại ngày 15/05/2020 thông báo: cấm tất cả các nhà cung cấp linh kiện bán dẫn cho Hoa Vi trên thế giới sử dụng phần mềm và công nghệ của Mỹ. Thực ra, từ một năm nay, lệnh cấm chỉ liên quan đến các nhà sản xuất Mỹ như Intel, AMD, Qualcomm… nhưng lần này quyết định nhằm « bóp nghẹt » con chim đầu đàn của nền công nghệ high-tech Trung Quốc được áp dụng luôn cả  đối với các nhà cung cấp cho Hoa Vi như Samsung của Hàn Quốc hay STMicroelectronics, Infineon của châu Âu. Mỹ đang kiểm soát 50% thị trường bán dẫn của thế giới, và phần lớn các công nghệ cũng như phần mềm các hãng của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan và châu Âu đang sử dụng đều có dấu ấn của các tập đoàn Mỹ.
Cũng cần nói thêm là từ trước khi Nhà Trắng viện lý do an ninh trừng phạt Hoa Vi, thì tập đoàn do một kỹ sư từng phục vụ trong quân đội Trung Quốc sáng lập này đã tự lo thân, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện bán dẫn nước ngoài. Hoa Vi đầu tư cho công ty con là HiSilicon. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn IC Insights, nhờ Hoa Kỳ, trong vỏn vẹn 1 năm, HiSilicon đang từ hạng thứ 15 đã chen được vào danh sách 10 nhà sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới.
Đối với Nhà Trắng, việc cả Hoa Vi lẫn HiSilicon vẫn bình an và thậm chí là còn phát triển mạnh hơn so với một năm trước đây là một mối đe dọa đối với « an ninh và chính sách đối ngoại » của Hoa Kỳ như bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Wilbur Ross đã giải thích. Đây mới là cốt lõi trong hồi thứ nhì chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Đương nhiên ở góc đài bên kia, Bắc Kinh hứa hẹn « trả đũa » đích đáng những ai động chạm vào quyền lợi kinh tế của Trung Quốc. Ở đây rõ ràng là dù có dịch Covid-19 hay không thì mục tiêu của Mỹ vẫn là bóp chết đà vươn lên của công nghệ cao Trung Quốc để bảo đảm thế thượng phong của các tập đoàn Hoa Kỳ.
Điều đó không cấm cản, virus corona càng đe dọa chiến dịch vận động tranh cử của ông Donald Trump, chủ nhân Nhà Trắng càng có những tuyên bố quyết liệt nhắm vào Bắc Kinh. Tác động thực sự của những khẩu hiệu bài Trung Quốc đó ra sao ? Đấy lại là một chuyện khác. Thành phần cử tri Mỹ trung thành với Donald Trump không nhất thiết phải hiểu được rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh vào thời điểm này chẳng có lợi ích gì khơi lại ngọn lửa chiến tranh thương mại. Rõ rệt nhất là vào lúc Donald Trump dọa « cắt đứt giao thương » với Trung Quốc, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, Larry Kudlow cũng trên Fox News, đã xoa dịu căng thẳng, qua tuyên bố « thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 vẫn còn hiệu lực và Bắc Kinh đang cố gắng tôn trọng những điều đã cam kết » với Hoa Kỳ. Để đáp lễ, Trung Quốc lập tức công bố danh sách những mặt hàng Mỹ được miễn thuế nhập khẩu.
Trên mặt trận thương mại, virus corona tạo thêm cơ hội để Mỹ – Trung gay gắt hơn với nhau nhằm ghi điểm với công luận trong nước. Dịch Covid-19 không hề làm xáo trộn chiến lược về lâu dài của cả Washington lẫn Bắc Kinh để làm bá chủ thương mại quốc tế.
http://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200519-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trung-virus-corona-%C4%91%E1%BB%95-th%C3%AAm-d%E1%BA%A7u-v%C3%A0o-l%E1%BB%ADa

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.