Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 19/05/2020

Tuesday, May 19, 2020 4:50:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 19/05/2020

Hy vọng gì khi Thường vụ Quốc hội

cho xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải?

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời truyền thông trong nước tại cuộc họp báo ngày 18 tháng 5 về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật vụ án tử tù Hồ Duy Hải.
Trước đó, một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Do đó, ông Phúc cho rằng cần có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.
Trao đổi với RFA vào tối 18/5, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Đai hội đảng XII bày tỏ hy vọng sẽ có phiên xử công bằng trong thời gian tới:
“Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét thấu tình đạt lý là để không xảy ra oan sai, làm dịu tình hình dư luận và thể hiện sự minh bạch đảm bảo quy định của pháp luật nhưng tránh vấn đề nghi ngờ trong dư luận về mặt xét xử của tòa án Việt Nam.”
Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm từng giữ chức nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết trong những năm gần đây, ít nhất là nhiệm kỳ ông còn làm việc đến bây giờ thì ông chưa thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra một phán quyết nào thúc đẩy tòa án.
“Nếu cần thì đưa ra quốc hội và cũng yêu cầu chứ không trao thủ tục gì để Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải họp lại hoặc xét xử vụ án lại. Khả năng đó là có thể ở dạng như thế. Nếu vậy thì là một thiệt hại rất lớn đối với nền tư pháp Việt Nam.”
Vẫn theo Luật sư Trần Quốc Thuận, vụ án Hồ Duy Hải có lẽ là lần đầu tiên có chuyện tính chất gay gắt lên tới trung ương và cũng là lần đầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao họp toàn bộ 17 người biểu quyết.
Luật sư Thuận nhận xét rằng vụ này đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên chứng cứ đơn giản, việc điều tra cũng đơn giản nhưng lại khiến cho dư luận ngỡ ngàng. Ông cho rằng chứng cứ trực tiếp như dấu vân tay của Hồ Duy Hải không có tại hiện trường, đem thớt và con dao mua ngoài chợ rồi cơ quan điều tra cùng nhau nói phù hợp với lời khai là hai chứng cứ không thuyết phục.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 18/5, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định với cử tri rằng kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải có căn cứ và đúng thẩm quyền.
Còn việc Tòa án Nhân dân Tối cao hay Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đúng thuộc về quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời khẳng định ông đang làm đúng trách nhiệm của mình.
Vì vậy, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định những trường hợp có thể xảy ra:
“Vụ án này có thể xảy ra nhiều khả năng nếu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trình ý kiến tới ban lãnh đạo nào mà trên tòa ủng hộ ý kiến này thì có thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ họp nhau lại có một kết luận. Điều người ta đang chờ là kết luận hủy án, điều tra lại từ đầu. Nếu không, có khả năng là đưa lên Chủ tịch nước, Chủ tịch nước sẽ ra phán quyết không tử hình, phạt tù chung thân. Giải quyết cách này không chắc gì được ủng hộ.”
Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, theo thủ tục, trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì cũng chính hội đồng 17 nguời đó xem xét lại lần nữa. Như vậy sẽ khó xảy ra những chuyển biến tích cực. Ông giải thích:
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét lại thì thật ra họ đang kích hoạt Điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Trong đây quy định sẵn cơ quan xem xét lại vẫn là Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng sẽ vẫn là 17 người hôm 8/5 xem xét vụ án này một lần rồi. Tôi nghĩ thời gian ngắn quá thì kết quả không có gì thay đổi nhưng nếu thời gian dài thì những tương quan khác như tác động xã hội, chính trị… may ra có thể có sự thay đổi trong vụ án này.”
Bên cạnh đó, Luật sư Mạnh cũng cho rằng vẫn còn hy vọng cho Hồ Duy Hải nếu được xử ‘tái thẩm’:
“Thủ tục tái thẩm khác giám đốc thẩm ở chỗ tái thẩm chỉ được xem xét khi vụ án có những chứng cứ mới mà những chứng cứ mới này có thể tác động thay đổi bản chất vụ án. Thật ra khả năng pháp lý mà lý tưởng nhất cho các bên là nên có một phiên tòa tái thẩm. Ví dụ như hôm rồi Luật sư Trần Hồng Phong có đưa ra kiến nghị để Chủ tịch nước và Hội đồng Thẩm phán kể cả Viện Kiểm sát Tối cao xem xét lại là Luật sư Phong đặt ra giả thiết có thể thủ phạm gây ra vụ án này thuận tay trái. Nếu được chấp nhận đó sẽ là một tình tiết mới thì có thể mở ra phiên tái thẩm, có thể hủy án và trả về điều tra từ đầu.”
Luật sư Mạnh cho rằng phiên tái thẩm là khả năng rất tốt giúp cho tất cả các bên phần nào giữ được quan điểm của mình, nhất là giúp cho 17 vị thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán có một lối thoát. Tức là trước đây họ vẫn có thể đúng trong phiên tòa giám đốc thẩm nhưng họ có thể tuyên lại vì chứng cứ mới làm thay đổi suy nghĩ của họ. Điều đó cũng bảo toàn danh dự, sĩ diện của họ. Về phía Hồ Duy Hải, tình thế có thể được thay đổi nếu phiên xử tái thẩm được diễn ra.
“Nếu đã chấp nhận tái thẩm thì cơ hội lên tới 100% sẽ có sự thay đổi lớn về kết quả vụ án. Chứ việc kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tôi cho rằng khả năng thay đổi không cao lắm.”
Vụ giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An tại nơi làm việc xảy ra hồi ngày 13 tháng 1 năm 2008.
Ngay sau đó, thanh niên Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh “giết người, cướp tài sản” tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.
Tuy nhiên, bản thân anh Hồ Duy Hải nói với mẹ trong một lần gặp là phải kêu oan cho anh vì anh không phạm tội. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ anh cùng những người thân trong gia đình, suốt hơn 12 năm qua kêu cứu khắp nơi. Luật sư cũng nêu ra những khuất tất của quá trình điều tra vụ án.
Hy vọng của gia đình và cá nhân Hồ Duy Hải được trông mong rất nhiều vào phiên xử giám đốc thẩm ngày 8/5 vừa qua nhưng kết quả đã khiến không chỉ gia đình Hồ Duy Hải, các luật sư tham gia mà cả những nguời dân theo dõi đều thất vọng khi tuyên y án tử hình đối với anh Hải.
Đáng quan tâm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thừa nhận dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án.
Sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân và cả các đại biểu quốc hội đều lên tiếng cần xem xét lại bản án đối với tử tù Hồ Duy Hải.
Hiện, chưa rõ những kiến nghị mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra có thể thay đổi quyết định tử hình đối với anh Hải hay không nhưng dư luận vẫn bày tỏ hy vọng công lý sẽ được phục hồi nếu Hồ Duy Hải vô tội. Cũng như mong muốn của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam:
“Tôi tin rằng tình hình này sẽ có biểu quyết nào đó hướng về lòng dân!”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/any-hopes-when-na-standing-committee-to-reconsider-ho-duy-hai-death-row-inmate-case-05182020141539.html

Gia đình cụ Lê Đình Kinh gửi đơn trình báo

mất cắp tài sản sau vụ việc ở Đồng Tâm ngày 9-1

Hôm 18 tháng 5 năm 2020, chị Nguyễn Thị Duyên là cháu dâu của cụ Lê Đình Kình gửi đơn lần 2 đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra trả lại tài sản cho chị gồm một chiếc xe ô tô và một số đồ trang sức trị giá gần 65 triệu đồng hoặc điều tra “kẻ nào lợi dụng việc thi hành công vụ ăn trộm tài sản cá nhân của công dân trong những ngày niêm phong chỗ ở”.
Chị Nguyễn Thị Duyên là vợ của anh Lê Đình Uy, con ông Lê Đình Công – người bị bắt giam trong sự kiện đụng độ giữa cảnh sát và người dân ngày 9-1 ở xã Đồng Tâm. Chị Duyên cũng bị giữ trong một ngày nhưng phải hai hôm sau chị mới được trở về nhà. Ông Lê Đình Kình – 82 tuổi, là người đã thiệt mạng trong vụ đụng độ. Chị Duyên kể lại vụ việc như sau:
Thực ra thì hôm mùng 9 tháng 1 thì em không hề đoán trước được những cái sự việc nó sẽ xảy ra kinh hoàng như vậy.
Em cũng chỉ để như bình thường thôi, sơ sài lắm! Dây chuyền thì em không có thói quen đeo đi ngủ thì để trên bàn trang điểm, còn các dây chuyền lắc tay các thứ, nhẫn cưới thì em để trong tủ, trong các hộp giấy.
Em để trên bài thôi để trên bàn thôi không kỹ đâu cũng mất. Son, mỹ phẩm của em cũng mất, không hiểu!
Họ chỉ thừa nhận là họ đang giữ một chiếc xe ô tô của em và đang để ở trong mái che một cách đàng hoàng, chứ không để ở bên ngoài trời, nhưng mà em lo.”
Hôm 15 tháng 5, cơ quan cảnh sát điều tra mời chị Duyên lên làm việc và thông báo họ chỉ tạm giữ một chiếc ô tô và một két sắt có giấy tờ bên trong, các tài sản khác họ không tạm giữ và đề nghị người thân cụ Kình viết đơn trình báo vụ mất cắp tài sản.
Trong ngày 18 tháng 5, bà Dư Thị Thành cũng gửi đơn Tố giác tội phạm lần thứ 6 về hành vi giết ông Lê Đình Kình và bắt người trái pháp luật xảy ra rạng sáng ngày 9-1-2020.
Theo người nhà cụ Kình, 5 lá đơn trước họ chỉ nhận được phản hồi của Viện kiểm sát là chuyển đơn sang cơ quan cảnh sát điều tra chứ không thụ lý.
Vụ đụng độ giữa cảnh sát và người dân xã Đồng Tâm liên quan đến một khu đất mà người dân cho rằng thuộc đất canh tác trong khi chính quyền lại nói là đất quốc phòng. Vụ đụng độ đã khiến 4 người chết bao gồm 1 dân thường và 3 công an, 28 người dân xã đã bị bắt giữ với các cáo buộc chống người thi hành công vụ, giết người, sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/le-dinh-kinh-family-sent-complaint-after-police-took-their-belongings-05192020090042.html

8 cán bộ Công ty Đô thị Mỹ Tho lãnh án tù

Toà án Nhân dân tỉnh Tiền Giang hôm 18/5 đã tuyên phạt một loạt án tù dành cho 8 bị cáo là cán bộ thuộc Công ty Đô thị Mỹ Tho trong vụ án tham nhũng với số tiền sai phạm 16 tỷ đồng.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 19/5 cho biết ông Nguyễn Công Khanh (nguyên Phó Giám đốc Công ty Đô thị Mỹ Tho) bị 5 năm tù giam về 2 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bà Trần Thị Thiện Mỹ (nguyên Kế toán trưởng Công ty Đô thị Mỹ Tho) bị 5,5 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Phạm Văn Răng (nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Công ty Đô thị Mỹ Tho), lãnh 4 năm tù; ông Đặng Thế Vinh (nguyên Phó Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Công ty Đô thị Mỹ Tho) lãnh 3 năm với cùng tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh (nguyên Phó trưởng Phòng Kế toán Công ty Đô thị Mỹ Tho) lãnh 1 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”
Ba cán bộ tỉnh là ông Phan Văn Hoàng (nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Đô thị Mỹ Tho, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho), ông Đào Thanh Phong (nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị Mỹ Tho) và ông Lương Văn Luận (nguyên Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND TP Mỹ Tho) mỗi người 3 năm tù (cho hưởng án treo) thời gian thử thách 5 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, ban giám đốc  Công ty Đô thị Mỹ Tho từng có chủ trương đề nghị người lao động góp vốn tích luỹ gửi tiết kiệm mỗi tháng 1 triệu đồng để mua cổ phần khi công ty cổ phần hoá.
Tuy nhiên, 3 cán bộ phòng kế toán tài vụ đã chiếm đoạt khoảng 361 triệu đồng khiến ông Trương Văn Long, đội phó Đội Vệ sinh môi trường, và ông Lâm Thiện Tất, đội phó Đôi Cầu đường, lên tiếng thắc mắc.
Ông Nguyễn Công Khanh ngay sau đó bị nói đã ký lệnh cách chức ông Trương Văn Long và ông Lâm Thiện Tất.
Sau khi hai ông Long và Tất làm đơn tố cáo, Thanh tra tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm khác với số tiền lên tới 16 tỷ đồng. Hai ông Long và Tất được nói nhận bằng khen vì có công trong việc chống tham nhũng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eight-officers-of-my-tho-urban-company-received-prison-sentences-05192020084618.html

Xử phạt giao thông tăng gấp 3 lần

sau ba ngày tổng kiểm tra

Sau ba ngày tổng kiểm soát các phương tiện giao thông trên toàn quốc, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý vi phạm hơn 35.000 trường hợp, cao gần gấp 3 lần so với trước khi tổng kiểm tra.
Theo tin từ truyền thông trong nước, từ 15/5 đến 14/6, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ tiến hành tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông – trật tự xã hội. Trong quá trình thực hiện, lực lượng CSGT được quyền kiểm tra tất cả các phương tiện giao thông đường bộ mà không cần chỉ ra lỗi.
Theo thống kê từ Phòng CSGT đường bộ – đường sắt CATP Hồ Chí Minh, sau ba ngày (15-5 đến 18-5) tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử phạt 4.145 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 639 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 408 trường hợp, tạm giữ 718 phương tiện các loại.
Người vi phạm chủ yếu bị lập biên bản xử phạt các lỗi vi phạm tốc độ, dừng đậu xe không đúng quy định, xe quá khổ quá tải, vi phạm nồng độ cồn…
Đặc biệt trong ba ngày, CSGT toàn quốc  đã kiểm tra xử phạt tổng số vi phạm hơn 13.100 trường hợp với 916 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn và hàng trăm trường hợp không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự xe cơ giới với tổng số tiền phạt hành chính lên tới 7,8 tỷ đồng.
Trước đó với diễn biến phức tạp trở lại của tình hình TTATGT, nhất là sau đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 và việc nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid-19, Cục CSGT ban hành kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/traffic-penalties-tripled-after-three-days-of-general-inspection-05192020083150.html

Thanh Hóa bắt 2 cán bộ xã

bán trái thẩm quyền hơn 16.000 m2 đất

Công an huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 cán bộ xã Xuân Dương là ông Lê Văn Dương – sinh năm 1967, hiện là Bí thư Đảng ủy xã, và Lê Minh Thương – sinh năm 1976, là cán bộ địa chính của xã giai đoạn 2007-2009 vì đã lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Báo trong nước trích thông tin từ Công an huyện Thường Xuân loan tin ngày 19/5.
Tin cho biết, từ năm 2007-2009, ông Lê Văn Dương đã cùng một số cán bộ xã Xuân Dương bán trái thẩm quyền 16.101 m2 đất với số tiền hơn 674 triệu đồng.
Tuy nhiên, do chính quyền xã đã tự ý chi tiêu tiền bán đất mà không nộp vào Kho bạc Nhà nước để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sau hơn 10 năm mua đất, người dân vẫn không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì vậy, nhiều người dân trên địa bàn xã Xuân Dương có đơn khiếu kiện đông người, vượt cấp gửi đến chính quyền để đòi quyền lợi và cương quyết không chấp nhận nộp thêm tiền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hiện vụ việc đang được Công an huyện Thường Xuân mở rộng điều tra.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thanh-hoa-captured-2-communal-officials-who-illegally-sold-more-than-16k-m2-of-land-05192020082329.html

Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

nói trước toà không biết quản lý kinh tế, đất đai

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến hôm 19/5 nói trước phiên toà xét xử rằng ông chỉ được học về chỉ huy quân sự, không được đào tạo về quản lý kinh tế, đất đai, đồng thời phủ nhận cáo buộc là ông đã không kiểm tra việc đưa hơn 7300 m2 đất của Quân chủng Hải quân vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định.
Nguyên đô đốc Nguyễn Văn Hiến cùng 7 bị cáo khác hiện đang hầu toà về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ và tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Truyền thông trong nước hôm 19/5 cho biết, trong ngày xét xử thứ hai, ông Hiến đã trả lời luật sư bào chữa Hoàng Văn Hướng rằng, khi còn là Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ông đã “yêu cầu đến từng khu đất, từng công ty” liên quan đến việc góp đất làm kinh tế, và ông đã chỉ thị rất kỹ. Ông Nguyễn Văn Hiến chỉ thừa nhận là làm chưa đủ sát sao quyết liệt nên mới nhận khuyết điểm.
Cũng trong ngày xét xử thứ hai, đại diện Quân chủng Hải quân cho biết khu đất góp liên doanh ở số 7-9, quận 1, TP Hồ Chí Minh đã bị Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc) và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất, mang thế chấp ngân hàng để xây cầu, đường theo hình thức BOT.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ – nguyên thượng tá quân đội, nguyên Phó tổng giám đốc công ty Thái Sơn của Bộ Quốc phòng bị cáo buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan vụ chuyển đổi đất của Quân chủng Hải quân ở TP. Hồ Chí Minh, trong cùng vụ án có liên quan đến nguyên đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Tuy nhiên, trước toà án quân sự Quân chủng Hải quân, ông Đinh Ngọc Hệ đã kêu oan, không đồng tình với cáo trạng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-defense-vice-minister-said-he-did-not-learn-economic-management-05192020081310.html

Không khởi tố tội làm lộ bí mật nhà nước

đối với vụ án VN Pharma

Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chiều 18/5 nhận thông báo, không khởi tố vụ án đối với kiến nghị của VKS về vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định bảo vệ bí mật nhà nước.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu hôm 19/5 và cho biết thông báo này từ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; theo đó sau khi đã điều tra theo kiến nghị của Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP.HCM, cơ quan này quyết định không khởi tố vụ án với tội danh vừa nêu.
Liên quan phiên xử phúc thẩm vụ VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả, TAND Cấp cao tại TPHCM quyết định nghị án kéo dài, và sẽ tuyên án vào ngày 20/5.
Trước đó vào ngày 1/10/2019, trong phiên xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân đã tuyên án từ 3 năm án treo cho đến 20 năm tù đối với 12 bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc chống ung thư giả tại Công ty cổ phần VN Pharma.
Cụ thể, ông Võ Mạnh Cường, Cựu giám đốc Công ty H&C bị tuyên 20 năm tù và Nguyễn Minh Hùng Cựu chủ tịch, tổng giám đốc VN Pharma bị tuyên 17 năm tù với tội danh buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh theo khoản 4 Điều 157 BLHS.
Theo cáo trạng, các bị cáo đã có hành vi làm giả giấy tờ, chứng từ để nhập lô 9.300 hộp thuốc H-Capita rồi nâng khống giá để bán kiếm lời. Hội đồng xét xử xác định toàn bộ lô thuốc trên bị làm giả, kém chất lượng về nguồn gốc xuất xứ, tạp chất định danh không đủ tiêu chuẩn, hồ sơ thuốc bị làm giả.
Ông Nguyễn Minh Hùng bị xác định là người chủ mưu trong vụ án. Những bị cáo khác có vai trò giúp sức cho ông Hùng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/no-charges-of-revealing-state-secrets-in-the-case-of-vn-pharma-05192020081947.html

Đà Nẵng phản hồi việc

doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu nhà, đất ven biển

Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng hôm 19/5 cho biết để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc “núp bóng” sở hữu nhà đất, Sở đang rà soát các luật có liên quan.
Truyền thông trong nước loan tin trên vào cùng ngày đồng thời cho biết, liên tiếp những ngày qua, dư luận nêu nhiều quan ngại về việc các doanh nghiệp Trung Quốc (TQ) thu mua, thuê đất tại các khu vực trọng yếu ở Đà Nẵng.
Trong đó, theo tờ Thanh Niên online, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển thành phố Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người TQ đang sở hữu, núp bóng và thuê của UBND TP Đà Nẵng. Các lô đất này nằm tại vị trí dọc những khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp (thuộc P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn); khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang (Q.Sơn Trà).
Phản hồi thông tin trên, Sở TN&MT trong công văn phát đi ngày 19/5 cho rằng trên địa bàn Đà Nẵng có 2 doanh nghiệp liên quan đến yếu tố TQ là Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp và Golden Wynn Đà Nẵng. Tuy nhiên hiện 2 công ty này đã chuyển nhượng hết các lô đất sử dụng trước đây cho cá nhân, tổ chức trong nước.
Còn công ty TNHH Thương mại, du lịch và dịch vụ VN Holiday, được dư luận nêu tên là công ty liên quan đến người Trung Quốc, sở hữu nhiều lô đất dọc tường rào sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn), Sở TN-MT TP.Đà Nẵng cho hay, hiện công ty đã thực hiện đăng ký thay đổi và trở thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
Tuy vậy, trong công văn phản hồi, Sở TN&MT cũng cho hay Sở sẽ tiếp tục rà soát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài để sớm làm rõ thêm các thông tin phản ảnh của báo chí và dư luận.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/da-nang-responses-chinese-enterprises-case-owing-coastal-lands-05192020082201.html

“Mua bảo hiểm xe máy chỉ để đối phó với công an!”

Mua bảo hiểm tự nguyện vẫn bị phạt
Trong 4 ngày đầu tiên ra quân của lực lượng CSGT trên toàn quốc, rất nhiều chủ xe máy xuất trình giấy bảo hiểm tự nguyện 20 ngàn đồng/năm đều bị phạt, với lời giải thích là không có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
Báo mạng Vietnamnet.vn, vào ngày 17/5 dẫn Nghị định 46/2016 của Chính phủ, quy định chủ phương tiện không phải xuất trình bảo hiểm tự nguyện, khi CSGT kiểm tra giấy tờ. Trong trường hợp người tham giam giao thông không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực, mặc dù có bảo hiểm tự nguyện vẫn bị phạt từ 80-120 ngàn đồng.
Báo giới quốc nội cũng loan tin trong mấy ngày vừa qua, dân chúng đổ xô đi mua bảo hiểm dân sự bắt buộc cho xe máy và xe mô tô. Bên cạnh đó, bảo hiểm xe máy giá rẻ 10 ngàn đồng được bày bán tràn lan khắp đường phố.
Tuổi Trẻ Online, hôm 18/5 dẫn lời của chị Lê Thị Kim Dung, đại diện một công ty bảo hiểm ở Sài Gòn chia sẻ rằng chị rất ngỡ ngàng trước lượng khách hàng mua bảo hiểm xe máy tấp nập. Chị Dung cho biết từ khi có đợt tổng kiểm soát phương tiện giao thông, nhóm của chị bán hết 150 bảo hiểm xe máy/ngày trong khi trước đó rất ế khách hàng, cả tháng không bán được bảo hiểm xe máy nào.
Hiện nay bảo hiểm xe máy chia làm 4 nhóm sản phẩm gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm mất cắp, bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không bồi thường cho chủ xe. Chủ xe muốn được bồi thường về xe và tính mạng cho chính mình thì họ phải mua một hoặc các loại bảo hiểm còn lại trong 4 nhóm sản phẩm đó
-Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Vào tối hôm 18/5, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, giải thích rõ với RFA về quy định mua bảo hiểm xe máy tại Việt Nam:
“Trong Luật Bảo hiểm, về trách nhiệm dân sự được quy định bởi Thông tư 22/2016 của Bộ Tài chính, tức là chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tham gia bảo hiểm bắt buộc (ở đây dùng chữ ‘bắt buộc’) trách nhiệm dân sự của chủ xe. Trường hợp người điều khiển xe ô tô và xe gắn máy mà không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực thì bị phạt tiền từ 100-200 ngàn đồng, theo quy định của Nghị định số 100 ban hành năm 2019. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhằm giúp cho chủ xe trong trường hợp chẳng may bị tai nạn thì đơn vị bảo hiểm đứng ra bồi thường một khỏan tiền cho nạn nhân.”
Mua bảo hiểm dân sự bắt buộc để “đối phó” với CSGT
Trong cùng ngày 18/5, bản tin của Tuổi Trẻ Online đăng tải cho biết người dân ùn ùn mua bảo hiểm xe máy trong 4 ngày qua chỉ nhằm để “phòng hờ” cảnh sát giao thông.
Đài RFA cũng ghi nhận tương tự qua mạng xã hội và qua một số người dân mà chúng tôi tiếp xúc được đều bày tỏ rằng họ vội vã mua bảo hiểm xe máy chỉ để xuất trình giấy tờ bắt buộc đầy đủ khi CSGT yêu cầu. Nhiều người trong số này nói rằng thứ nhất nhân viên bán bảo hiểm không có thời gian để giải thích quyền lợi của khách hàng, khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và thứ hai họ cũng nhận biết cơ hội được công ty bảo hiểm đền bù khi có sự cố hay tai nạn xảy ra thì hầu như rất thấp.
Liên quan vấn đề vừa nêu, Luật sư Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh rằng theo luật định, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc không bồi thường trực tiếp cho chủ xe cơ giới. Luật sư Nguyễn Văn Hậu trình bày chi tiết:
“Hiện nay bảo hiểm xe máy chia làm 4 nhóm sản phẩm gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm mất cắp, bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không bồi thường cho chủ xe. Chủ xe muốn được bồi thường về xe và tính mạng cho chính mình thì họ phải mua một hoặc các loại bảo hiểm còn lại trong 4 nhóm sản phẩm đó.”
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với anh Hoàng Hải, một đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Minh để tìm hiểu vì sao Thông tư 22 của Bộ Tài chính ban hành từ năm 2016, nhưng đa số chủ xe máy không am tường về các quy định mua bảo hiểm cũng như quyền lợi của khách hàng như thế nào. Anh Hoàng Hải cho biết:
“Nói chung hàng năm công ty cũng có những chiến dịch truyền thông quảng bá và cũng có các băng-rôn quảng cáo…Nhưng người dân thật ra vẫn thờ ơ với loại bảo hiểm này. Khi nào mà có chiến dịch kiểm soát, kiểm tra giấy tờ thì họ mới đi mua thôi.”
Một nhân viên thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, không muốn nêu tên vào tối 18/5 còn nhấn mạnh rằng quy định trách nhiệm dân sự bắt buộc không bồi thường đối với người vi phạm giao thông và chỉ bồi thường cho người bị nạn. Tuy nhiên quy định này còn bị một gút mắc ở chỗ là:
“Bảo hiểm đền khi người khác gây tai nạn cho mình, chứ không phải mình là người gây tai nạn. Cho nên nếu va chạm xảy ra, người kia có bảo hiểm hay không thì chụp giấy bảo hiểm của họ để công ty bảo hiểm của người đó đền bù. Còn nếu người khia không mua bảo hiểm thì gọi công an đến xử để người đó móc túi ra đền.”
Lời giải thích vừa rồi của nhân viên ẩn danh này phần nào lý giải cho rất nhiều tình huống va chạm hay tai nạn xe máy xảy ra hàng ngày ở Việt Nam mà hầu như không được sự can thiệp nào từ công ty bảo hiểm.
Giám định gọi điện thoại báo mà không ra thì tự mình lấy điện thoại quay lại hiện trường, khung cảnh nằm trên con đường nào. Quay lại nhằm mục đích xác định chuyện va chạm nhau do bên nào lỗi. Vừa quay lại, vừa thu âm người nào xác định lỗi người đó và phải ít nhất có 1 người dân đi đường làm chứng. Nếu công an và giám định viên không ra thì clip đó là bằng chứng để giải quyết
-Nhân viên Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Một lưu ý rất quan trọng của nhân viên thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là khi va chạm xảy ra, người gây ra lỗi có mua bảo hiểm thì người bị nạn chỉ được đền khi nào có công an và nhân viên giám định của công ty bảo hiểm chứng nhận vào biên bản về vụ va chạm đó.
Thế nhưng, qua trang fanpage của các báo chính thống, lẫn truyền thông mạng xã hội, không ít người ta thán về tình trạng tắc trách của công an và nhân viên công ty bảo hiểm khi tai nạn xảy ra.
Chúng tôi trích dẫn chia sẻ của Hoài Nguyên “Em gái tôi mua xe mới được 8 tháng, bị tai nạn nát bét. Người thì nằm ở Chợ Rẫy và Quân y 175 gần 3 tháng. Bảo hiểm đùn đẩy trách nhiệm, chạy tới chạy lui sau 5 năm vẫn chưa nhận được một cắc đền bù.” Hay một độc giả lấy tên Cuộc Sống Mới cho biết bản thân bị tai nạn xe, một người gãy chân, và 1 người bị chấn thương sọ não. Tuy nhiên gọi nhân viên của công ty bảo hiểm đến thì không thấy đâu.
Nhân viên thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nói rằng trong thực tế, nếu công an và nhân viên giám định không tới hiện trường thì chủ xe máy phải tự biết bảo vệ mình, bằng cách:
“Giám định gọi điện thoại báo mà không ra thì tự mình lấy điện thoại quay lại hiện trường, khung cảnh nằm trên con đường nào. Quay lại nhằm mục đích xác định chuyện va chạm nhau do bên nào lỗi. Vừa quay lại, vừa thu âm người nào xác định lỗi người đó và phải ít nhất có 1 người dân đi đường làm chứng. Nếu công an và giám định viên không ra thì clip đó là bằng chứng để giải quyết.”
Mặc dù qua đợt tổng kiểm sóat phương tiện giao thông trong vòng một tháng đang diễn ra, nhiều người dân là chủ xe máy bày tỏ rằng họ có thêm thông tin liên quan việc mua bảo hiểm xe máy và quyền lợi của chủ xe. Tuy nhiên, họ phàn nàn rằng đợt ra quân của CSGT lần này không được hợp lý, vì người dân đã gặp nhiều khó khăn do lệnh giãn cách xã hội bởi dịch COVID-19, mà nay còn bị buộc phải cuống cuồng mua bảo hiểm xe máy, chi tiêu thêm một phần gánh nặng cũng chỉ để “đối phó” vớ công an là chính; như bạn Đăng Quang, cư dân ở Sài Gòn vào hôm 13/5 nói với RFA rằng “CSGT chỉ dẹp được cái ngọn mà không thể nào giải quyết tận gốc rể của vấn đề”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/purcahsing-motorcycle-insurance-is-purposed-to-confront-evident-to-police-only-05182020151144.html

Các công ty Trung Cộng

làm chủ nhiều dự án quan trọng ở Việt Nam

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 18 tháng 5 năm 2020 loan tin, các công ty Trung Cộng không chỉ đang sử dụng 162,000 ha đất ở biên giới đất liền, đất ven biển và nhiều nơi là vị trí chiến lược an ninh, quốc phòng quan trọng của Việt Nam, mà họ còn đang thâu tóm nhiều dự án “nhạy cảm” về bất động sản, năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử.
Về năng lượng, hiện các công ty Trung Cộng đang làm chủ các dự án như nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận có công suất 1,240 MW, tổng tiền đầu tư là 1,755 tỷ Mỹ kim. Ngoài ra, tại tỉnh Bình Thuận còn có dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3, do công ty Trung Cộng năm 55% số vốn.
Tại tỉnh Hà Tĩnh thì có nhiệt điện Vũng Áng 2, có công suất là 1,200 MW với số tiền đầu tư là 2,187 tỷ Mỹ kim. Ở phía Bắc thì có nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại tỉnh Quảng Ninh. Về thị trường thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến có các công ty lớn như Tiki, Shopee, Lazada đều là những công ty có vốn đầu tư lớn của Trung Cộng như Alibaba.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-trung-cong-lam-chu-nhieu-du-an-quan-trong-o-viet-nam/

Không ký hợp đồng gạo dự trữ lần trước,

vẫn trúng thầu lần này

Nhiều doanh nghiệp từng không ký hợp đồng gạo dự trữ quốc gia sau khi trúng thầu hồi tháng 3/2020 lại tiếp tục trúng thầu trong lần đấu thầu này.
Hôm 18/5, cổng thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thông báo kết quả đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia vừa mở thầu đợt 2 vào ngày 12/5 cho thấy tình trạng vừa nêu.
Kết quả nêu rõ tại khu vực Nam Tây Nguyên, Công ty cổ phần thực phẩm thiên nhiên King Green trúng gói thầu số 1 cung cấp 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia; Công ty TNHH Phát Tài trúng các gói thầu số 2, 3 và 4 cung cấp 2.800 tấn gạo dự trữ quốc gia.
Cả hai công ty trên nhập gạo vào kho dự trữ của Chi cục dự trữ Nhà nước Đắk Lắk.
Công ty cổ phần Mỹ Tường trúng thầu gói thầu số 5, cung cấp 1.000 tấn gạo; Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh trúng gói thầu số 6 cung cấp 900 tấn gạo.
Hai công ty này sẽ nhập gạo vào kho dự trữ thuộc Chi cục dự trữ Nhà nước Lâm Đồng.
Trong đợt đấu thầu 1 vào tháng 3/2020, Công ty TNHH Phát Tài đã từ chối ký hợp đồng với gần 18.000 tấn gạo nhưng vẫn trúng thầu đầu thầu đợt 2. Tương tự, Công ty Lương thực Hà Tĩnh đã từ chối ký hợp đồng 17.855 tấn gạo ở đợt 1 và vẫn trúng thầu đợt 2.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên yêu cầu các doanh nghiệp trên phải thực hiện hợp đồng thông qua việc ký kết, chậm nhất vào ngày 20/5/2020 đối với gói thầu từ số 1 đến 5. Riêng gói thầu số 6 phải ký hợp đồng chậm nhất vào ngày 21/5/2020.
Ngoài ra, tối đa 50 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực phải thực hiện, đồng thời đảm bảo gạo nhập kho dự trữ quốc gia xong trước ngày 3/6/2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/do-not-sign-the-rice-export-contract-last-time-still-win-this-time-05192020100301.html

Vĩnh Long có nên

xây bảo tàng nông nghiệp 400 tỉ đồng vào lúc này?

Bảo tàng Nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) theo đề án phê duyệt của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long sẽ có diện tích hơn 11 ha tại huyện Vũng Liêm. Ý nghĩa của bảo tàng được nói nhằm tôn vinh sự cần cù, sáng tạo, vai trò to lớn của nông dân.
Nhà nghiên cứu lịch sử, Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18/5, nhận định về dự án này:
“Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một bảo tàng nông nghiệp cũng là một khiếm khuyết. Tuy nhiên, việc một tỉnh đề xuất xây bảo tàng 400 tỷ trong thời điểm này cũng dễ gây ra các ý kiến trái chiều. Đặc biệt với quan niệm khá truyền thống là phú quý rồi mới sinh lễ nghĩa, thì rõ ràng giữa lúc nam bộ đang đứng trước thử thách về thời tiết, biến đổi khí hậu cũng như việc quản lý nước sông Mekong… thì cũng gây ra nhiều suy nghĩ có nên hay không. Tôi tin rằng ngay cả những người phản đối cũng mong rằng khi nào đó có một bảo tàng nông nghiệp, để tôn vinh một lĩnh vực, không chỉ có truyền thống mà hiện nay đang trở thành một nguồn lực rất mạnh của Việt Nam.”
Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một bảo tàng nông nghiệp cũng là một khiếm khuyết. Tuy nhiên, việc một tỉnh đề xuất xây bảo tàng 400 tỷ trong thời điểm này cũng dễ gây ra các ý kiến trái chiều.
-Sử gia Dương Trung Quốc

Theo dự án được UBND tỉnh Vĩnh Long phê quyệt, Bảo tàng Nông nghiệp dự kiến được đưa vào khai thác vào năm 2027, với 4 khu chính gồm: khu phục vụ cho trưng bày và hành chính, khu tái hiện làng quê Nam Bộ xưa, khu tổ chức sự kiện và khu các công trình phụ trợ.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 18/5, Giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nông học nổi tiếng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cho biết ý kiến của mình:
“Hiện nay đã có bảo tàng về nông nghiệp ĐBSCL, ghép vô bảo tàng của tỉnh An Giang. Bảo tàng nông nghiệp ở đó chủ yếu là những nông cụ mà ông bà mình ở ĐBSCL, kể cả người Campuchia ngày xưa sử dụng để canh tác lúa, các loại hoa màu… Tôi có nói là mình gom lại tại An Giang cũng được, ở đó đã làm trước rồi. Tôi biết chắc nước ngoài cũng cho mớ tiền, nhưng không phải hết 400 tỷ… cái này đúng
là rất tốn kém, nếu phải xài tiền của mình thì đúng là trong lúc này tiền bạc đang gặp rất nhiều khó khăn.”
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, mục tiêu của dự án Bảo tàng Nông nghiệp nhằm tạo dựng một thiết chế văn hóa quan trọng, xứng tầm với vai trò và vị thế của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; bảo tồn các di sản văn hóa nông nghiệp… Bảo tàng có tổng kinh phí xây dựng 400 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách và xã hội hóa.
Báo chi nhà nước hôm 18/5 cho rằng, rất nhiều người ủng hộ việc xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long, vì với gần 18 triệu dân, đa số sống bằng nghề nông, tuy nhiên khu vực ĐBSCL, chưa có bảo tàng riêng biệt cho cả ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chưa đến lúc cần thiết xây dựng bào tàng lớn như vậy vì Vĩnh Long chưa phải là tỉnh giàu.
Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 18/5 liên lạc một nông dân trồng lúa ở Huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, và được ông cho biết ý kiến của mình:
“Theo đúng ra thì số tiền đó quá cao, mà bảo tàng đâu có lợi cho nông dân… Đúng ra số tiền đó để giúp cho nông dân mùa màng, thủy lợi, cái này cái kia, rồi đường lộ để chở vật tư cũng được… Hiện giờ nông dân ở các nơi là bị mặn hết trơn rồi đó, cho nên nông dân chịu khổ, không có sạ lúa được. Ở Vĩnh Long mình phía trên thì không có mặn, chứ phía dưới như Trà Ôn, miệt đó là bị mặn hết trơn rồi… khó khăn đó… có chỗ bây giờ sạ lúa chết hết trơn rồi… do nước mặn đó, năm nay nó hạn… quá trời nắng…”
Trước phản ứng của dư luận, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, khi trả lời báo chí trong nước cho rằng, dự án mang tầm cỡ khu vực này là ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc còn sống. Trước đây, cố Thủ tướng cũng đã tặng tỉnh Vĩnh Long một số công cụ nông nghiệp thời xưa… Theo ông, Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL không phải xây dựng lên cho hoành tráng để gây tốn kém, mà còn có nhiều ý nghĩa thiết thực, nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của bà con nông dân từ xưa đến nay, phục vụ cho phát triển du lịch, nên người dân sẽ được hưởng lợi.
Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 18/5, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển ĐBSCL, nhận định:
“Việt Nam đặt du lịch là chiến lược kinh tế quan trọng, muốn có du lịch thì phải có văn hóa, do đó xây dựng các bảo tàng là cần thiết. Trên thế giới có rất nhiều nước có bảo tàng hay, ý nghĩa và đó là điểm hút du lịch. Nói đến VN thì người ta hay nói đến chiến tranh, nên cần bảo tàng chiến tranh, bảo tàng lịch sử. Thứ hai nữa thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, cho xây dựng bảo tàng nông nghiệp tôi cho là một ý hay.”
Tuy nhiên Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng Bảo tàng nông nghiệp nếu làm phải đầu tư bài bản. Hiện nay, trung ương, ngay cả nhà nước, cũng chưa bao giờ đặt vấn đề xây dựng bảo tàng nông nghiệp cho quốc gia cả. Thế còn một tỉnh đặt ra vấn đề xây dựng bảo tàng thì ông nghĩ là khó khăn. Ông nói tiếp:
“Có một điểm cần xác định, nếu bảo tàng gắng với một tour du lịch phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài thì có thể cân nhắc, nhưng tỉnh Vĩnh Long thì không phải là một tỉnh du lịch mạnh mẽ lắm… Chưa nói đến nội dung xây dựng, việc quản lý bảo tàng như thế là một thức với một địa phương. Tôi không thấy một bảo tàng nào ở địa phương mà thành công cả, cho dù không phải bảo tàng nông nghiệp, ngay cà bảo tàng quốc gia hiện nay đầu tư rất nhiều nhưng khai thác rất kém. Chỉ có bảo tàng dân tộc học và bảo tàng di tích chiến tranh Việt Nam ở TPHCM… là đông khách. Loại trừ yếu tố vào thời điểm này, nói chung việc xây bảo tàng nông nghiệp phải cân nhắc rất là cẩn trọng.”
Nếu bảo tàng gắng với một tour du lịch phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài thì có thể cân nhắc, nhưng tỉnh Vĩnh Long thì không phải là một tỉnh du lịch mạnh mẽ lắm…
-TS. Đặng Kim Sơn
Giữa lúc vùng ĐBSCL đang đứng trước thử thách về thời tiết, biến đổi khí hậu cũng như việc quản lý nước sông Mekong… thì Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng 400 tỷ có thể làm nhiều việc giúp nông dân như: xây các công trình giữ nước để giữ nước trong mùa mưa, để có thể sử dụng trong mùa khô, giúp cho các hộ dân xây các bồn chứa dưới nền nhà hay mua bồn chứa nước…
Còn theo Đại biểu Quốc Hội, Sử gia Dương Trung Quốc, vấn đề quan trọng là thời điểm nào thích hợp thích hợp xây dựng bảo tàng và nguồn lực lấy từ đâu? Ông nói tiếp:
“Đặc biệt nhiều trải nghiệm cũng gây băn khoăn cho người dân về tính hiệu quả của các bảo tàng, tạo ra nghi ngại việc chúng ta xây nhiều bảo tàng mà chúng ta không làm tốt các quy trình của nó, dẫn đến việc chỉ có cái vỏ mà không có cái ruột. Nên dư luận cũng dễ nghiên về phía lúc này chưa nên làm. Nhưng cá nhân tôi thì tôi cho rằng, việc triển khai hay chưa và nguồn lực lấy từ đâu nên làm cho minh bạch, vì có cả yếu tố xã hội hóa… tại vì nếu chúng ta làm tốt thì chính bảo tàng sẽ đem lại nguồn lực ở
góc độc du lịch. Và chúng ta cũng thấy việc xây dựng bảo tàng nông nghiệp cũng không phải mới lạ trên thế giới, chúng tôi cũng thấy không ít cái du lịch là đi về nông thôn, để quan sát sinh hoạt đời sống cũng như hoạt động nông nghiệp, để bồi dưỡng nhận thức đặc biệt của giới trẻ đang sống trong môi trường đô thị hóa hiện nay. Và lực lượng chúng ta cần tôi vinh là nông dân, qua hiểu biết trải nghiệm về quá khứ.”
Tóm lại, Đại biểu Quốc Hội, Sử gia Dương Trung Quốc, cho rằng việc xây dựng Bảo tàng Nông Nghiệp vùng ĐBSCL là một ý tưởng văn minh của một tỉnh. Nhưng theo ông, nếu đã làm, thì phải làm sao cho có hiệu quả thật sự, chứ không thể theo lối mòn của các bảo tàng tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam hiện có trên 160 bảo tàng; trong đó 4 bảo tàng cấp quốc gia, 7 bảo tàng chuyên ngành cấp bộ, 34 bảo tàng của các đơn vị trực thuộc bộ, 80 bảo tàng cấp tỉnh và 36 ngoài công lập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có số ít trong các bảo tàng đó là thật sự có nhiều khách tham quan.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-invest-400-billion-to-build-an-agricultural-museum-05182020130900.html

Tham nhũng còn lan tràn,

thu hồi tài sản tham nhũng còn ít

Tin từ Việt Nam: Theo đề nghị của người dân gửi tới Thanh tra trước kỳ họp thứ 9 của quốc hội cộng sản sắp tới thì tình trạng tham nhũng còn lan tràn và việc thu hồi tài sản bị tham nhũng bởi cán bộ còn đạt tỷ lệ thấp.  Nhiều người dân đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thu hồi các tài sản do tham nhũng.
Theo báo Tiền Phong, Thanh tra cộng sản Việt Nam trả lời rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng có tăng, nhưng tỷ lệ thu hồi vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt thực tế, đã xuất hiện tình trạng tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.
Một trong những nguyên nhân được cho là do tội phạm tham nhũng thuộc nhóm tội có độ ẩn cao cả về hành vi phạm tội và tài sản bị chiếm đoạt, và kẻ phạm tội luôn có xu hướng che dấu, tẩu tán, và hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản.
Qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, đề nghị thu hồi 135,816 tỷ đồng (5.78 tỷ Mỹ kim) và hơn 897 ha đất.  Nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng chế độ độc tài không có khả năng kiểm soát tham nhũng. Tham nhũng trở thành cột sống của chế độ, và việc chống tham nhũng hiện nay chỉ phục vụ cho việc đấu đá phe nhóm trong đảng trước các cuộc chia chát quyền lực
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/tham-nhung-con-lan-tran-thu-hoi-tai-san-tham-nhung-con-it/

Có nên giao cho Bộ Công an soạn luật Biểu tình?

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Các nhà hoạt động xã hội và giới quan sát cho rằng trong hoàn cảnh của Việt Nam, giao cho Bộ Công an chủ trì việc soạn luật Biểu tình là điều rất đáng lo ngại.
Dự luật Biểu tình tiếp tục bị trì hoãn khi mới đây, Bộ Công an đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời gian trình dự thảo.
Lý do cụ thể của việc lùi thời hạn là để “có thêm thời gian nghiên cứu kỹ, bảo đảm chất lượng, phù hợp với thực tiễn, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật mà xuyên tạc, hoạt động chống phá”.
Sự trì hoãn quá lâu của Bộ Công an một lần nữa lại làm dấy lên câu hỏi: Việc trao quyền chủ trì soạn luật vào tay cơ quan này có hợp lý không?
Nguy cơ luật ‘hạn chế quyền của người dân’
Vấn đề có nên giao cho Bộ Công an chủ trì việc xây dựng luật Biểu tình từng được nêu lên tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam. Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng nên giao cho Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, Bộ Công an chỉ tham gia phản biện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật này.
Giờ đây, khi dự luật Biểu tình tiếp tục bị hoãn vô thời hạn, vai trò của Bộ Công an một lần nữa bị đặt dấu hỏi.
Luật gia Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập tạp chí Luật Khoa, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 15.5 rằng việc Bộ Công an “đóng một vai trò nào đó trong quá trình xây dựng luật này là hợp lý”.
“Bộ Công an là nơi tham gia rất nhiều vào hoạt động quản lý biểu tình. Việc họ tham gia vào quá trình lập pháp liên quan đến luật Biểu tình, theo tôi, là hợp lý”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Long cũng đặt vấn đề:
“Trong bối cảnh Việt Nam, việc Bộ Công an tham gia với vai trò chủ trì nó phản ánh quyền lực bộ này quá lớn. Và thông qua việc chủ trì xây dựng dự luật này, Bộ Công an cho thấy họ là tiếng nói quyết định trong vấn đề biểu tình nói riêng và các vấn đề liên quan đến nhân quyền nói chung. Đối với bối cảnh chính trị Việt Nam, tôi cho rằng đây là điều không hay ho gì”.
Việt Nam: Biểu tình để làm gì?
Việt Nam: Biểu tình và bắt bớ
VN: Hoãn luật biểu tình vì ‘chưa có hòa bình từ 1975′
Ông Long nhận định rằng Bộ Công an chắc chắn sẽ muốn hạn chế càng nhiều quyền của người dân càng tốt. “Nếu có ra được luật đi chăng nữa, hẳn luật đó cũng tiện cho nhà quản lý hơn là tiện cho người dân thực thi quyền của mình”, ông nói thêm.
Trong khi đó, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt từ Hoa Kỳ, nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho rằng việc Bộ Công an được giao nhiệm vụ để xây dựng luật biểu tình là bất hợp lý.
“Trách nhiệm của bộ này là bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Nay giao cho một bộ vừa bảo vệ vừa ra luật biểu tình chắc chắn sẽ dẫn tới thiếu khách quan”, bà Quỳnh nói.
“Hướng nghiên cứu soạn thảo luật biểu tình của Bộ Công an là lấy kinh nghiệm từ những nước như Trung Quốc, Nga, Thái Lan… thì làm sao có được dân chủ. Hơn nữa, theo trả lời mới nhất của Bộ Công an trong ngày 11/5, vấn đề vướng mắc lớn nhất mà dự luật biểu tình chưa thể trình ra là vì ‘chưa thống nhất cao đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổ chức, tham gia biểu tình, thẩm quyền cho đăng ký biểu tình…’. Từ đây có thể thấy, mục tiêu của Bộ Công an là tìm đủ mọi cách giới hạn đối tượng thụ hưởng khi làm luật chứ không phải đảm bảo quyền con người như cam kết”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung cho rằng “đối với những luật liên quan đến một chuyên ngành thì giao về cho cơ quan quản lý ngành đó soạn”.
“Ví dụ luật về y tế thì giao cho Bộ Y tế, luật về xây dựng thì giao cho Bộ Xây dựng soạn, vì họ là cơ quan chuyên môn. Họ quản lý lĩnh vực đó nên biết rõ hơn cả so với các cơ quan khác. Quốc hội ở đây có vai trò là phải biểu quyết hoặc họ có thể đưa ra những quy định khung, còn soạn chi tiết ra sao thì để cho các cơ quan chuyên môn”, bà Nguyễn Trang Nhung phân tích.
Tuy nhiên, nhà hoạt động này cũng lưu ý “đặc thù là có một đảng lãnh đạo thôi, mà công an lại có nhiệm vụ bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, nên họ chịu trách nhiệm làm luật luôn thì cũng đáng lo ngại thật”.
“Nếu chúng ta là một quốc gia dân chủ, đa đảng, thì dù luật biểu tình có giao cho Bộ Công an cũng không đáng lo ngại lắm. Vì khi đó, công an có nhiệm vụ bảo vệ người dân, họ sẽ đứng trên lập trường bảo vệ điều đúng, chứ không chỉ bảo vệ cho một đảng, một thể chế, một chủ nghĩa gì đấy. Còn ở đây, công an là lực lượng bảo vệ chế độ, nên có thể họ sẽ soạn luật sao cho hạn chế được quyền biểu tình của người dân, để người dân thực hiện việc biểu tình trong một khuôn khổ nào đấy mà họ dễ kiểm soát, thay vì soạn ra một luật để người dân thực hiện quyền đó một cách đầy đủ”, bà Trang Nhung nói thêm.
‘Đại biểu Quốc hội cần chủ động’
Ông Trịnh Hữu Long cũng đặt vấn đề về vai trò của đại biểu Quốc hội:
“Thông thường theo quy trình lập pháp ở các nước, đại biểu quốc hội là nhà lập pháp chuyên nghiệp sẽ phải soạn thảo dự luật. Khi soạn thảo, họ sẽ tham khảo ý kiến của công an và nhiều bên khác và chính những nhà lập pháp đó sẽ trình ra quốc hội. Việc phía chính phủ trình dự luật ra không phải gì xa lạ lắm, nhưng các đại biểu quốc hội cần phải đóng vai trò tích cực hơn rất nhiều. Công an không trình luật thì đúng ra đại biểu quốc hội phải soạn và trình”.
Để xây dựng luật Biểu tình, Bộ Công an cho biết đã tổ chức nhiều hội thảo, khảo sát thực tế, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,… Tuy nhiên, cũng theo bộ này thì dự án luật Biểu tình “vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất cao”.
Từ năm 2011, việc xây dựng luật Biểu tình đã được đưa vào kế hoạch. Sau gần 10 năm, vẫn chưa có một thời hạn cụ thể về việc bao giờ dự luật Biểu tình sẽ được trình Quốc hội xem xét.
Tại phiên họp Ủy ban Pháp luật ngày 16/4, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết có 6 dự án luật đã rút ra khỏi chương trình, gồm: luật Về hội; luật Biểu tình; luật Dân số; luật Quản lý phát triển đô thị; luật Thuế bảo vệ môi trường; luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (còn gọi là luật Đặc khu).
Theo ông Lê Thành Long, Chính phủ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu 6 dự án luật này và chưa đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2020 và năm 2021. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, sớm nhất thì năm 2022 dự luật Biểu tình mới được đưa ra Quốc hội xem xét.
Đánh giá về hành trình dài của Bộ Công an, luật gia Trịnh Hữu Long cho rằng việc soạn dự luật biểu tình không gì khó khăn.
“Thế giới có rất nhiều nước có luật biểu tình rồi, cần thiết thì tổ chức một nhóm đi nghiên cứu và sau đó soạn một cái cho mình”, ông nói.
“Luật An ninh mạng họ soạn nhoáng một cái là xong mà luật này phải đối phó với những vấn đề công nghệ cực kỳ mới mẻ. Trong khi biểu tình là một hoạt động cổ xưa, vậy mà trầy trật không làm được, đây là lỗi ngụy biện. Tôi cho rằng Bộ Công an đang kiểm soát toàn bộ quy trình xây dựng luật này và các đại biểu quốc hội trong hoàn cảnh đó không thực hiện đúng chức trách của mình.”
Luật gia Trịnh Hữu Long còn nêu ra điểm mà ông cho là vô lý:
“Họ hay nói sợ phản động, sợ thế lực thù địch để trì hoãn việc trình dự luật này, tôi cho rằng đó là một lý do vô cùng ‘tào lao’. Và nếu để chất vấn lại, chúng ta sẽ đặt câu hỏi về năng lực thực thi pháp luật của Bộ Công an như thế nào mà lại sợ người dân thực hiện quyền biểu tình như vậy. Trên thực tế, trong vòng khoảng 10 năm qua, biểu tình tại Việt Nam khá nhiều rồi, và các cuộc biểu tình thường tương đối ôn hòa cho đến khi công an can thiệp. Cho nên vấn đề mất trật tự ở đây là do họ, không phải do người dân. Theo tôi, khi mà họ đùn đẩy như vậy, họ đã không công chính trong vấn đề này.”
Giới đấu tranh nói hoãn luật biểu tình ‘đẩy dân vào thế rủi ro’
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Đối với người dân, theo luật gia Trịnh Hữu Long, “việc ra luật không liên quan đến quyền biểu tình của người dân”.
“Người dân vẫn có quyền thực hiện việc biểu tình theo quy định của hiến pháp bất kể chính quyền có ra luật Biểu tình hay không. Việc ra luật này, theo tôi, chỉ nhằm giúp chính quyền quản lý hoạt động biểu tình tốt hơn thôi. Nếu họ không ra luật được, thì đó là việc của họ thôi và khi đó việc biểu tình có thể dẫn đến mất trật tự. Người ta ra luật để lập trật tự, còn anh viện dẫn lý do ra luật có thể gây mất trật tự theo tôi là lý do ngược đời”, ông Trịnh Hữu Long nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52702636

Bộ Quốc phòng ‘sẵn sàng đấu tranh

với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển’

Trả lời câu hỏi của cử tri về vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/5 tuyên bố với những đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng trong những năm qua, các lực lượng của Việt Nam “sẵn sàng đấu tranh với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển”.
Nhắc lại 4 lần Trung Quốc đưa tàu khảo sát và các tàu bảo vệ xâm phạm vùng biển Việt Nam từ ngày 4/7 – 24/10 năm ngoái, Bộ này nói hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bộ này khẳng định chủ trương của Việt Nam là “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vùng 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa, DKI; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý với chuẩn bị phương án quân sự, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo”, theo Dân Trí.
Trước thực tế Trung Quốc “không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông”, tăng cường củng cố sự hiện diện và khả năng kiểm soát trên thực địa, Bộ Quốc phòng cho biết thường xuyên chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác nắm tình hình trên các vùng biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống để không bị động, bất ngờ và kịp thời báo cáo, đề xuất với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng.
Vẫn theo Bộ này, Việt Nam trong những năm qua đã gia tăng mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao để nâng cao khả năng nắm tình hình và quản lý các vùng biển, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, diễn tập… để không bị động và xử lý tốt các tình huống diễn ra trên biển.
Nêu sự kiện Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đến khu vực bãi Tư Chính vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng nhờ “kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa”, nên đã “buộc Trung Quốc phải rút tàu” khỏi vùng biển của Việt Nam trong khi vẫn kiểm soát tốt được tình hình an ninh và trật tự xã hội.
Trong khi đó, theo nhận định của chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, Zhang Mingliang, với tờ South China Morning Post, thì việc tàu Trung Quốc rút lui “không chắc là có liên quan đến những bình luận của Việt Nam”.
Theo chuyên gia này, “lý do chính là nó đã hoàn thành công việc”, như tuyên bố chính thức của Bắc Kinh về việc rút tàu Hải Dương 8. Nhưng cũng có thể xem động thái rút tàu của Trung Quốc “như một nỗ lực để giảm căng thẳng với Mỹ”, chuyên gia Zhang Mingliang nhận xét thêm.
Những tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục thực hiện các động thái gây hấn, lấn áp Việt Nam và các quốc gia láng giềng nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Trả lời cử tri về việc cần có “biện pháp kiên quyết hơn nữa” với hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng đây “vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài”.
“Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần kiên quyết, kiên trì, ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’”, Vietnamnet dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-nh%C3%B3m-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-ph%E1%BA%A1m-v%C3%B9ng-bi%E1%BB%83n-/5424536.html

Điểm tin trong nước chiều 19/5:

Người Trung Quốc‘lợi dụng kẽ hở’

nắm các khu đất ‘trọng y ếu’ ở Việt Nam

Minh Khuê
Mục điểm tin trong nước chiều ngày 19/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Người Trung Quốc ‘lợi dụng kẽ hở’ nắm các khu đất ‘trọng yếu’ ở Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, người Trung Quốc đang nắm trong tay hơn 162.000 hecta đất của Việt Nam, đặc biệt là Đà Nẵng với 22 trường hợp, trong đó có những nơi trọng yếu thuộc vùng “biên giới” hoặc “ven biển”, theo báo VOA, Tuổi Trẻ, Thanh Niên.
Bộ Quốc phòng chỉ ra người Trung Quốc dựa vào 2 cách chính để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng.
Cách thứ nhất, họ thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (phần góp vốn của người Việt chủ yếu là giá trị của đất), sau đó tăng vốn và giành quyền điều hành doanh nghiệp, vì vậy, phần tài sản góp vốn là đất của phía Việt Nam trở nên thuộc quyền sở hữu của phía Trung Quốc.
Cách thứ hai, người Trung Quốc đầu tư tiền cho công dân Việt Nam, chủ yếu là người Việt gốc Hoa, để mua đất.
Hoàn thành những dây văng đầu tiên của cầu Thủ Thiêm 2
Phóng sự ảnh của Gia Minh đăng trên báo Người lao động ngày 18/5, cho thấy nhiều hạng mục quan trọng tại dự án cầu Thủ Thiêm 2 ở trung tâm TP. HCM dần hoàn thành, những dây văng đầu tiên cũng đã thành hình.
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 – cầu bắc qua sông Sài Gòn – nối giữa trung tâm TP HCM và Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau hơn 5 năm khởi công đang dần hoàn thiện. Công trình này được đánh giá có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại TP, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu đông – vốn đang ngày càng quá tải.
Quốc hội ‘xem xét’ hồ sơ vụ Hồ Duy Hải
Tại cuộc họp báo chiều 18/5, phóng viên đã đề nghị Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc gần đây một số đại biểu gửi văn bản về vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có ý kiến đề xuất giám sát tối cao vụ án này.
Theo ông Phúc, ngày 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm, giữ nguyên bản án phúc thẩm, xử phạt tử hình với Hồ Duy Hải về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản.
Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài nhiều năm. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá trước đã thành lập đoàn giám sát tối cao do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn, để giám sát vụ án oan sai.
Đoàn giám sát đã gửi văn bản tới Quốc hội chi tiết vụ án trên. Phía Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng có kiến nghị liên quan.
“Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định pháp luật”, ông Phúc nói.
Sáng cùng ngày, trả lời ý kiến cử tri TP.HCM đề cập đến quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho biết đã thông báo, chờ cấp thẩm quyền kết luận vì “chắc chắn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải không sai”.
Xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với vốn 10.990 tỷ đồng
Hôm nay (19/5), Thủ tướng phê duyệt xây dựng nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, với vốn 10.990 tỷ đồng. Dự án trên do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, theo VnExpress.
Ga T3 được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, với công suất 20 triệu hành khách một năm, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất để giảm tải cho nhà ga T1 đang quá tải.
Dự án nhà ga T3 có nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Dự kiến hoàn thành trong 37 tháng, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-19-5-nguoi-trung-quoc-loi-dung-ke-ho-nam-cac-khu-dat-trong-yeu-o-viet-nam.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.