“Hoa ngôn xảo ngữ” không lừa được ai!
Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 trên thế giới, có tổng diện tích: 9.596.961 km2. Thế nhưng tham vọng bành trướng, âm mưu chiếm đất, chiếm biển, thì không quốc gia nào tranh nổi ngôi thứ nhất của nước này. Thậm chí họ còn tự nhận là "một quốc gia cận Bắc Cực"
Số là, năm 2018, chính quyền Bắc Kinh bất ngờ công bố cái gọi là Chính sách Bắc Cực. Họ xưng xưng nói rằng Trung Quốc là "một quốc gia cận Bắc Cực". Điều này bất chấp khoảng cách quá xa về địa lý. Âm mưu lâu dài của Bắc Kinh là rồi đây họ sẽ tham gia vào các vấn đề trong khu vực như một "cổ đông lớn".
Tạp chí The National Interests của Mỹmới đây đưa tin, hàng chục năm qua, Trung Quốc vung tiền phục vụ các hoạt động ở Bắc Cực, kể cả nghiên cứu khoa học và thương mại. Nước này hy vọng tận dụng các tuyến đường tắt vận chuyển hàng hóa toàn cầu, tận dụng các nguồn tài nguyên đang phát lộ do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Trung Quốc tùy tiện đổi tên nhiều tuyến đường hàng hải ở đây thành "Con đường Tơ lụa Bắc Cực", liên kết với các hoạt động khác trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường" ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ.
Wasinghton đã tỏ thái độ cứng rắn: Mỹ không bao giờ chấp nhận tuyên bố của Bắc Kinh về việc Trung Quốc là một quốc gia cận Bắc Cực. Mỹ đang điều chỉnh các chính sách về Bắc Cực do tham vọng của Trung Quốc trong việc thách thức Mỹ và phương Tây.
Bắc Cực hiện được quản lý bởi 8 nước thành viên Hội đồng Bắc Cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Đến năm 2018, Trung Quốc ngang ngược tự nhận là nước cận Bắc Cực (!)Trung Quốc cho rằng, tài nguyên và môi trường không ngừng thay đổi của Bắc Cực có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, môi trường, nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có ý nguyện chính trị tham gia quy hoạch quản lý Bắc Cực.Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc có 3 trụ cột, đó là tôn trọng, hợp tác và "cùng thắng". Đúng là “hoa ngôn xảo ngữ” không lừa được ai. Chưa bao giời Trung Quốc tôn trọng ai cả! Không có cuộc chiến nào mà hai bên cùng thắng, trừ khi cùng… hòa!
Nhiều quốc gia nhận rõ âm mưu, cùng những hành động trắng trợn của chính quyền Bắc Kinh và đã lên tiếng đấu tranh. Lý lẽ của các các nước liên quan là, Trung Quốc bởi không có lịch sử khám phá khoa học trong khu vực hay căn cứ về biên giới,lãnh thổ. Từ cuối năm 2019, Đan Mạch cùng các cơ quan tình báo quốc phòng của nhiều quốc gia đã nghiêm khắc cảnh báo quân đội Trung Quốc (PLA) sử dụng chương trình nghiên cứu tại Bắc Cực nhằm"mục đích kép". Mục đích ấy là, nhân danh các cơ sở nghiên cứu khoa học nhưng thực chất phục vụ ý đồ quân sự, coi đó là bàn đạp để tấn công khi thời cơ đến, cưỡng đoạt các nước khác.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang đe dọa nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Do vậy các lợi ích màTrung Quốc ngắm tới ở Bắc Cực sẽ vấp phải sự cản trở từ Mỹ và NATO. Theo chuyên gia Anya Gorodentsev của Trường đại học Vermont (Mỹ) không loại trừ khả năng Bắc Cực trở thành "biển Đông" tiếp theo trong quan hệ Mỹ - Trung.
Bất chấp sự tàn phá của đại dịch Covid-19 mà Mỹ đang chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới, suốt mấy tháng qua, Wasinghton đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển Đông. Hành động này do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng được xem là dấu hiệu cho thấy quan hệ hai siêu cườngngày càng băng giá. Biển Đông chỉ là một phần trong quan hệ chung của hai nước đang đi xuống vì thương mại, tấn công mạng, vấn đề Đài Loan, "trật tự quốc tế" và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở châu Á.
Theo các nhà phân tích, khiBắc Kinh phớt lờ những yêu cầu trước đó của Washington về việc chấm dứt mọi hành động ngang ngược trên biển Đông, nhưng không được tôn trọng, thậm chí quay sang tố cáo ngược, thì buộc Mỹ phải có thái độ cứng rắn. Nỗ lực ngoại giao thất bại, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh hoạt động quân sự. Hành động này thay cho lời tuyên bố: Mỹ luôn luôn nghiêm túc trong việcduy trì trật tự quốc tế ở biển Đông. Kẻ ngang ngược và tráo trở nhất chính là Trung Quốc. Gieo gió ắt gặp bão.
0 comments