Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 21/02/2020

Friday, February 21, 2020 7:06:00 PM // ,

Đọc báo Pháp – 21/02/2020

Covid-19: Pháp chuẩn bị hạn chế vạ lây

từ dịch bệnh tại Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Phản ứng bàng hoàng tại Đức sau vụ xả súng mang tính chất bài ngoại ở Hanau tối thứ Tư vừa qua làm 9 người thiệt mạng, cũng như cuộc bầu cử quốc hội ngày mai ở Iran với khả năng đưa phe bảo thủ Hồi Giáo trở lại nắm quyền là hai chủ đề nổi bật trên báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 21/02/2020. Tuy vậy, các báo vẫn không quên dành nhiều trang và bài vở phân tích thêm về dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc, và đang trong chiều hướng lan rộng tại hai nước láng giềng Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản
Về dịch Covid-19, dù không chạy thành tựa lớn, nhưng nhật báo kinh tế Les Echos đã nêu bật trên trang nhất nỗi lo ngại của chính quyền Pháp trước các tác hại kinh tế của trận dịch đang hoành hành tại Trung Quốc.
Pháp có thể bị mất 0,1% tăng trưởng vì virus corona
Trong bài “Virus Corona: Bercy (tức bộ Kinh Tế Pháp) bên giường bệnh của các doanh nghiệp”, Les Echos cho biết là một cuộc họp được mở ra vào hôm nay tại trụ sở bộ Kinh Tế Pháp về chủ đề dịch bệnh Covid-19. Nhât báo Pháp nêu rõ mục tiêu của chính quyền là “thẩm định tình hình hiện nay để dự phóng các khó khăn sắp tới”. Chính vì vậy mà cuộc họp sẽ không nhằm mục tiêu đề ra các giải pháp cụ thể, mà chỉ là để lắng nghe các doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải đối mặt với các khó khăn.
Đối với Les Echos, các khó khăn mà các công ty Pháp gặp phải không hề ít trong bối cảnh nước Pháp nhập khẩu đến 53 tỷ euro từ Trung Quốc.
Cho đến thời điểm hiện tại, kể cả sau ước tính vào hôm qua của tập đoàn hàng không Air France, theo đó tác hại của dịch bệnh sẽ lên đến mức từ 150 đến 200 triệu euro, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 trên nền kinh tế Pháp nói chung, còn chưa mạnh lắm. Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, chuyên gia của bộ Tài Chánh đã ước tính rằng con virus corona sẽ làm giảm khoảng 0,1% mức tăng trưởng GDP của Pháp trong năm nay.
Tuy nhiên, theo Les Echos, cần phải thận trọng trước ước tính trên vì nếu cuộc khủng hoảng kéo dài đến giữa tháng 3, thì các vấn đề sẽ trở nên khó quản lý hơn. Một ví dụ rất cụ thể: Một container phải mất bốn đến năm tuần để đi từ Thượng Hải đến Rotterdam (Hà Lan). Tuy nhiên, việc một phần của Trung Quốc bị phong tỏa vì dịch bệnh, kéo theo việc đóng cửa nhiều nhà máy chỉ mới bắt đầu vào ngày 24 tháng Giêng vừa qua.
Pháp bị vạ lây vì 53 tỷ euro hàng nhập từ Trung Quốc
Trong bối cảnh Pháp đã nhập khẩu 53 tỷ euro hàng hóa Trung Quốc vào năm ngoái, các lĩnh vực như ô tô và hàng tiêu dùng đại chúng từ quần áo, hàng điện tử tiêu dùng, cho đến thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, các ngành đều có nguy cơ bị thiệt hại.
Ngành chế tạo xe hơi ở Pháp chẳng hạn, vốn dựa trên nhiều loại linh kiện sản xuất ở Trung Quốc, hiện chưa thấy hề hấn gì, do thời hạn 4 tuần chuyên chở trên biển. Nhưng vài ngày tới đây, khi nguồn hàng đó cạn đi thì tình hình chắc chắn sẽ xấu đi. Tình hình tương tự cũng sẽ xẩy ra với ngành sản xuất dược phẩm và hóa chất.
Ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng cũng bị tác hại trong bối cảnh du khách Trung Quốc từng chi ra gần 4 tỷ euro để đến thăm Pháp. Ngành công nghiệp xa xỉ, với Trung Quốc là một thị trường lớn cũng bị ảnh hưởng.
Cuộc khủng hoảng vì dịch bênh Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng xấu trên nền kinh tế Pháp một cách gián tiếp khi đánh vào Đức, đối tác thương mại hàng đầu của Pháp.
Vấn đề nhức nhối cho Pháp là Đức được cho là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất của các xáo trộn trong dây chuyền sản xuất do dịch Covid 19 gây ra. Cơ quan thấm định tài chính quốc tế S & P chẳng hạn, đã ước tính là Covid-19 sẽ làm Đức mất đến 0,2 điểm tăng trưởng trong năm nay. Khó khăn tại Đức tất yếu sẽ làm cho các công ty Pháp xuất khẩu qua Đức gặp ảnh hưởng.
Chuyên gia Pháp: “Giả thuyết về đại dịch toàn cầu không đứng vững”
Hồ sơ về Covid-19 trên báo Pháp dĩ nhiên cũng đề cập đến các khía cạnh chính trị, xã hội của dịch bệnh.
Les Echos chẳng hạn đã nêu bật ý kiến của chuyên gia Eric Chaney, cố vấn kinh tế tại Viện Montaigne lạc quan cho rằng: “Giả thuyết về đại dịch coronavirus có vẻ khó đứng vững”. Theo chuyên gia này, nếu căn cứ vào tình hình hiện nay, thì khả năng con virus corona từ Trung Quốc chạy ra tàn phá thế giới vẫn còn thấp.
Cho dù vậy, hậu quả của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc là một thực tế. Việc dịch bệnh bùng lên và các gián đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới mà con virus gây ra sẽ thúc đẩy các công ty ngoại quốc di dời các nguồn cung ứng ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Gs Nhật vạch trần sai sót

của việc cách ly trên tàu Diamond Princess

Libération đã phỏng vấn giáo sư Kentaro Iwata, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kobe Nhật Bản, khẳng định rằng “Trên tàu Diamond Princess, tôi thấy rằng các nguyên tắc cơ bản trong việc kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đã không được tôn trọng.”
Theo Libération, trong khoảng vài tiếng đồng hồ khuya thứ Ba, 18/02, giáo sư Iwata đã làm khiến cho các mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông và chính phủ Nhật Bản phải phát cuồng lên bằng một thông điệp video.
Học giả đã từng chiến đấu chống lại bệnh Ebola hoặc dịch tả ở châu Phi, dịch viêm phổi cấp tính Sars và Mers ở Trung Quốc, cho biết là ông thấy kinh hoàng trước tình trạng trên du thuyền Diamond Princess.
Sau khi đã tự cách ly mình vì đã trải qua nhiều tiếng đồng hồ trên du thuyền, giáo sư Iwata đã trả lời câu hỏi của các phóng viên ở Tokyo vào hôm qua, khẳng định rằng trên tàu “Không có sự tách biệt rõ ràng giữa các khu vực màu đỏ [nơi có người bị ô nhiễm] và khu vực màu xanh lá cây [nơi có những người được coi là khỏe mạnh].
Ông cho biết tiếp: “Đối với thủy thủ đoàn, họ không thể tự bảo vệ mình và tôi thấy một số người thậm chí đã xuôi tay nói rằng “dù sao thì tôi cũng đã bị lây nhiễm”. Theo ông, hành khách đã rời tàu nên được theo dõi ít ​​nhất hai tuần.
Sau thông điệp của ông, tình hình trên tàu đã được cải thiện, và giáo sư Iwata đã hoan nghệnh điều này. Thế nhưng ông cho rằng: “Không có gì chắc chắn rằng điều đó sẽ dẫn đến việc xem xét lại cách Nhật Bản tiếp cận những khủng hoảng kiểu này”. Ông kêu gọi: “Đừng để cho giới quan liêu quy định các thủ tục cần thực hiện.

Đức chấn động vì khủng bố cực hữu

Về thời sự quốc tế, báo chí Pháp, như nói ở trên đã dành rất nhiều bài vở cho cơn chấn động tại Đức, sau vụ xả súng vào hai quán ba uống trà và hút thuốc ở Hanau, gần Frankfurt của người thuộc cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan, đã khiến cho 9 người thiệt mạng. Các báo đều nêu bật sự kiện ngành Tư Pháp Đức đã vạch mặt chỉ tên phe cực hữu là thủ phạm vụ tấn công.
Báo Le Monde chạy tít lớn trang nhất: “Đức bị chấn động vì khủng bố cục hữu”, ghi nhận rằng “toàn bộ các tầng lớp chính trị Đức tố cáo đảng cực hữu AfD là nuôi dưỡng một bầu không khí khuyến khích khủng bố kỳ thị chủng tộc”.
Đối với tờ báo Pháp, vụ xả súng ở Hanau đã làm dấy lên lòng đoàn kết dân tộc, và trong khoảng thời gian một phút mặc niệm, 20 lãnh đạo chính trị của đất nước đã gạt bỏ qua một bên các bất đồng, đã nắm tay với nhau dưới cổng Brandebourg ở Berlin, để tưởng niệm 9 người chết trong vụ khủng bố.
Trong bài xã luận, Le Monde đánh giá là “Đức đang đối mặt với nguy khủng bố nâu”, tức là nạn khủng bố của các phần tử phát xít, đang gia tăng một cách đáng ngại nhắm vào giới đại biểu dân cử và người nước ngoài”. Đối với tờ báo, bà Angela Merkel nhất thiết phải hành động.

Iran: Phe Bảo Thủ Tôn Giáo sẽ trở lại cầm quyền

Hồ sơ quốc tế thứ hai được các báo quan tâm là khả năng phe bảo thủ tôn giáo ở Iran quay trở lại cầm quyền ở Teheran, nhân cuộc bầu cử Quốc Hội vào ngày mai.
Trên trang nhất, Le Figaro cảnh báo: “Iran sắp rơi vào tay cánh triệt để của chế độ”. Tờ báo thấy trước là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân có lẽ chứng kiến chiến thắng của các thành phần cực kỳ bảo thủ ở Iran và sẽ là “giai đoạn đầu tiên của tiến trình co cụm trở lại”.
Giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra vào năm tới với cuộc bầu tổng thống, bầu người kế nhiệm ông Hassan Rohani thuộc cánh ôn hòa. Và người kế nhiệm này, theo Le Figaro sẽ là « một nhân vật triệt để, để đối đầu với Donald Trump mà lãnh đạo Iran thấy là sẽ được bầu lại”.
Như vậy là cuộc bỏ phiếu ngày mai phải chăng không có gì đáng chú ý vì kết quả đã an bài. Đối với Libération, yếu tố quan trọng cần theo dõi là tỷ lệ người không đi bầu, phản ánh mức độ thách thức của người dân đối với phe bảo thủ cực đoan ».
Libération cũng cùng nhận định với Le Figaro, cho rằng phe ôn hòa đang cầm quyền và đồng minh của họ sẽ thất bại và “sẽ phải nhường chỗ cho những người chủ trương cứng rắn”.

Tin tổng hợp

( AFP ) – Corona virus : Bắc Triều Tiên hủy Marathon Bình Nhưỡng. 
Theo thông báo ngày hôm nay, 21/02/2020, của các công ty du lịch Koryo Tours và Young Pioneer Tours, Bắc Triều Tiên lo ngại dịch virus corona. Hàng năm, Bắc Triều Tiên vẫn tổ chức cuộc thi Marathon Bình Nhưỡng vào tháng 4, nhân sinh nhật của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Sự kiện thể thao này thu hút rất nhiều người ngoại quốc, và là nguồn thu nhập du lịch lớn nhất trong năm. Năm ngoái đã có gần 5000 người phương Tây tham gia. Phí tham gia có thể lên tới 150 đôla/người.
( AFP ) – Syria : Erdogan yêu cầu « những hành động cụ thể ». 
Hôm nay, 21/02/2020, trong cuộc điện đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi « những hành động cụ thể » để ngăn chận một « thảm họa nhân đạo » tại tỉnh Idleb của Syria, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy đang bị quân chế độ Damas tấn công, với sự yểm trợ của Nga.
( AFP ) – Khai mạc Berlinale lần thứ 70. 
Liên hoan điện ảnh lớn đầu tiên trong năm ở châu Âu, đã mở ra ngày 20/02/2020, chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ thảm sát khiến 9 người chết ở gần Francfort, Đức. Những người dự lễ khai mạc đã dành một phút mặc niệm các nạn nhân của vụ bạo động mang tính kỳ thị sắc tộc, trước khi xem bộ phim mở màn liên hoan ( không tranh giải ) « My Salinger year ».
(AFP) – Holocauste : Vatican sắp mở hồ sơ lưu trữ về giáo hoàng Pio 12. 
Liệu Vatican có vô tâm, thụ động trước chính sách của Đức Quốc xã truy bức người Do Thái và gây tội ác diệt chủng khủng khiếp nhất của lịch sử nhân loại hay không ? Kể từ ngày 02/03/2020, hơn 200 sử gia quốc tế sẽ tìm câu trả lời từ kho hồ sơ lưu trữ của Tòa thánh thời giáo hoàng Pio 1939-1958. Vị giáo chủ này gây nhiều tranh cãi trong lịch sử của giáo hội hoàn vũ. Thái độ im lặng, tức là không bao giờ công khai, mạnh mẽ lên án, tố giác chính sách hủy diệt người Do Thái của Hitler.
(AFP) – Afghanistan : Mỹ và Taliban có thể ký thỏa thuận hòa bình vào ngày 29/02. 
Đang thăm Ả Rập Xê Út, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay cho biết tin này. Đây là một sự kiện quan trọng sau 18 năm chiến tranh. Tuy nhiên, cũng theo ngoại trưởng Mỹ, tất cả còn tùy thuộc vào thái độ của Taliban có tôn trọng lời cam kết xuống thang xung đột từ nay đến cuối tháng Hai này hay không.
(SCMP) -Quan chức Mỹ đòi hỏi phải sẵn sàng cho xung đột quân sự với Trung Quốc. 
« Mỹ phải sẵn sàng chuẩn bị cho đối đầu quân sự với Trung Quốc», trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục bành trướng.Đó là tuyên bố hôm qua 20/02/2020 của ông Chad Sbragia, phó trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng. Ông cho rằng đây là một thách thức rất lớn. Hoa Kỳ cần đối phó một cách khôn khéo, qua việc khai các loại vũ khí mới, củng cố quan hệ với các đồng minh, sử dụng hiệu quả ngân sách.
(AFP) - Trung Quốc thử nghiệm vaccin corona trên người vào tháng Tư. 
Bắc Kinh hôm nay 21/02/2020 loan báo có thể thử nghiệm vaccin chống virus corona trên người lần đầu tiên vào cuối tháng Tư. Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết nhiều ê kíp nghiên cứu đang sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, để tìm cách chế tạo vaccin trong tình hình đã có 75.000 người bị nhiễm bệnh tại Hoa lục.
(AFP) - Bắc Kinh chuẩn bị ngưng đánh thuế 65 mặt hàng Mỹ. 
Trung Quốc hôm nay 21/02/2020 loan báo bắt đầu ngưng đánh thuế hải quan bổ sung lên 65 sản phẩm Mỹ kể từ ngày 28/2 trong vòng một năm, trong khuôn khổ thỏa thuận giai đoạn 1 đã ký với Hoa Kỳ ; gồm chủ yếu là các linh kiện hàng không và thiết bị y tế.
(AFP) - Donald Trump chỉ trích việc trao giải Oscar cho phim Parasite. 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 20/02/2020 trong một cuộc vận động tranh cử ở Colorado, đã chỉ trích việc trao giải Oscar cho phim Parasitecủa đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho, phim đầu tiên không nói tiếng Anh đoạt được các giải thưởng danh giá của Hollywood. Ông Trump cho rằng nên ưu tiên tưởng thưởng cho những phim loại kinh điển kiểu như « Cuốn theo chiều gió ».

Điểm tin thế giới sáng 21/2:

Iraq đóng cửa biên giới với Iran để phòng dịch COVID-19

Lục Du
Sáng nay, thứ Sáu (21/2), Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin thế giới nổi bật đêm qua:
Iraq đóng cửa biên giới với Iran để phòng dịch COVID-19
Iraq đã đóng các cửa khẩu biên giới với Iran kể từ thứ Năm (20/2), vì lo ngại sự lây lan của COVID-19 khi quốc gia láng giềng vào ngày 19/2 xác nhận có 2 trường hợp tử vong vì loại virus nguy hiểm khởi phát từ Vũ Hán, Reuters đưa tin.
Quyết định đóng cửa biên giới đưa ra sau khi hãng hàng không Iraq, Iraqi Airways, ngừng các chuyến bay tới Iran để phòng dịch. Hiện Iraq chưa có trường hợp nào được xác nhận nhiễm COVID-19.
Theo cập nhật mới nhất, Iran có thêm 3 người xét nghiệm dương tính với COVID-19, nâng tổng số ca bị nhiễm chủng mới của virus corona ở quốc gia Trung Đông này lên 5.
Quan chức Lầu Năm Góc bàn về việc Mỹ – Trung đụng độ
Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Trung Quốc bằng cách phát triển vũ khí mới, tăng cường quan hệ với các đồng minh và cải thiện hiệu quả của Lầu Năm Góc, ông Chad Sbragia, phó trợ lý cho bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong vấn đề Trung Quốc đưa ra đề nghị hôm thứ Năm (20/2), theo SCMP.
Ông Chad, người từng là tùy viên quân sự ở Bắc Kinh, nói trong cuộc họp với Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ – Trung rằng quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm khi có tham vọng lớn và nhận được sự đầu tư chưa từng có. Điều này cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng sự hiện diện toàn cầu thách thức nhiều hơn các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Vì thế, ông cho hay, Mỹ cần “nhanh nhạy và sáng suốt” để đối phó với một lực lượng nhiều tham vọng.
Bắc Kinh tuyên bố đang giúp các nước hạ nguồn Mê Kông chống hạn
Trung Quốc hôm thứ Năm (20/2) tuyên bố họ đang giúp các nước láng giềng phía hạ nguồn sông Mê Kông đối phó với hạn hán kéo dài bằng cách xả nhiều nước hơn từ các đập của họ ở phía thượng nguồn,
và cho biết thêm rằng sẽ cân nhắc việc chia sẻ thông tin về thủy văn để hỗ trợ thêm những nước này trong tương lai,  Reuters đưa tin.
Tuyên bố của Bắc Kinh đưa ra sau khi một báo cáo kinh tế mới đây dự báo rằng việc xây dựng các con đập để khai thác thủy điện trên sông Mê Kông sẽ định hình lại nền kinh tế của 5 quốc gia nằm dọc theo dòng chảy của con sông này, gây ra lạm phát dài hạn và phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo Reuters, hạn hán trong năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và nghề đánh bắt thủy sản ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Nhiều người cho rằng hạn hán gây ra bởi 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng phía thượng nguồn chắn ngang dòng chảy của sông Mê Kông, bên cạnh việc biến đổi khí hậu.
Sợ nhiễm virus, dân Ukraine tấn công xe chở người về từ Hồ Bắc
Hôm thứ Năm (20/2), do lo sợ bị nhiễm COVID-19, cư dân của thị trấn Novi Sanzhary ở Ukraine đã biểu tình phản đối đoàn xe chở người di tản từ Hồ Bắc, Trung Quốc, đi ngang qua thị trấn của họ để tới một nhà điều dưỡng cách ly trong ít nhất 2 tuần. Người biểu tình đụng độ với cảnh sát, đốt lốp xe để biểu thị thái độ không ủng hộ và ném dị vật vào đoàn xe, theo Reuters.
Một số người biểu tình và cảnh sát đã bị thương sau vụ đụng độ. Ít nhất hai chiếc xe buýt chở người di tản bị ném vỡ cửa kính.
Mặc dù hiện tại Ukraine chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm COVID-19, và chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trấn an người dân nhưng việc kỳ thị người di tản từ Hồ Bắc vẫn dâng cao.
Ngoài 45 người Ukraine được di tản từ tỉnh Hồ Bắc trên một chuyến bay vào thứ Năm, còn có 27 người nước ngoài, trong đó có công dân Argentina, Dominican, Ecuador, El Salvador, Costa Rica.
Nhóm Lima thúc giục các hành động vì người dân Venezuela
Các thành viên của khối Lima, nhóm những nước phản đối chính phủ thiên tả Maduro, hôm thứ Năm (20/2), nói rằng thời gian đang cạn dần để ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở Venezuela, theo Reuters.
“Thời gian là điều cốt yếu. Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo và khủng hoảng môi trường với mức độ lịch sử”, Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Francois-Philippe Champagne, nói trong một cuộc họp tại Quebec. Ông cũng lưu ý thêm rằng nhóm Lima cần tiếp tục những nỗ lực của mình để khôi phục nên dân chủ ở Venezuela.
“Cộng đồng quốc tế nên kề vai sát cánh với chúng tôi”, ông Champagne đề nghị. Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Peru, ông Gustavo Meza-Cuadra thúc giục không thể chờ đợi lâu hơn nữa, vì cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Venezuela khiến 5 triệu người phải rời bỏ đất nước để tìm kế sinh nhai ở nước ngoài.

Điểm tin thế giới chiều 21/2:

Số người tử vong vì Covid-19 tăng 2.250

Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Sáu (21/2) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Số người tử vong vì Covid-19 tăng 2.250
Theo thống kê của SCMP, tính đến chiều thứ Sáu (21/2), có 76.791 trường hợp nhiễm virus corona trên toàn cầu, 2.250 ca tử vong. Trong đó, Trung Quốc đại lục có 75.465 người nhiễm; 2.236 người chết.
Riêng tỉnh Hồ Bắc ghi nhận thêm 115 ca tử vong, tăng 5,6% so với hôm qua và nâng số người chết tại tỉnh này lên 2.144. Ở Vũ Hán – tâm dịch virus corona – đã ghi nhận 319 người nhiễm mới, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 28/1 và có thêm 99 người tử vong.
Nhật Bản: 727 người nhiễm, 3 người chết. Hàn Quốc có 208 người nhiễm, 1 người chết.
Một người Canada nhiễm Covid-19 chưa từng đến Trung Quốc, nhưng đã đến Iran
SCMP ngày 21/2 dẫn tin giới chức y tế Canada đã công bố “sự cố đặc biệt nghiêm trọng” khi họ phát hiện một người phụ nữ nhiễm Covid-19 nhưng người này chưa từng tới Trung Quốc.
Người phụ nữ này gần đây đã trở về British Columbia (BC) từ Iran – nơi đã thống kê chỉ có 5 trường hợp nhiễm bệnh. Hai trong số những bệnh nhân đã chết.
Người phụ nữ này là trường hợp thứ sáu được phát hiện tại BC, và thứ 9 ở Canada. Người phụ nữ khoảng 30 tuổi, sống ở khu vực Fraser Health, bên ngoài Vancouver, quan chức y tế Bonnie Henry cho biết.
Truyền thông Trung Quốc và Nepal ‘khẩu chiến’
Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích các phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo và bình luận về dịch virus corona và tuyên bố rằng họ có quyền phản bác những tài liệu mà họ coi là “không biết gì” hoặc “gây tổn hại”, theo SCMP ngày 21/2.
Hôm thứ Ba, đại sứ Bắc Kinh tại Nepal đã cáo buộc tổng biên tập tờ Bưu điện Kathmandu, Anup Kaphle, với cáo buộc đã xuất bản các bài viết có quan điểm thiên vị chống Trung Quốc – một khiếu nại dẫn đến một sự khiển trách từ 17 biên tập viên trên các phương tiện truyền thông của người Nepal.
Cuộc cãi vã giữa các biên tập viên Trung Quốc và Nepal đã bắt đầu khi đại sứ Hou Yanqi nói rằng Bắc Kinh “bảo lưu các quyền hành động” sau khi Bưu điện Kathmandu cho rằng việc Trung Quốc giữ bí mật thông tin khiến dịch virus trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà sản xuất vũ khí ký 8 tỷ đô la trong các giao dịch với Ấn Độ
Các nhà sản xuất thiết bị quân sự đang mong muốn ở rộng thị trường Ấn Độ, vốn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới. Sự nhiệt tình của họ thể hiện rõ tại một triển lãm thương mại mới đây, nơi các bản ghi nhớ trị giá 8 tỷ đô la đã được ký, tăng gấp 4 lần so với chỉ hai năm trước, theo Nikkei Asian Review (21/2).
Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) ước tính, chỉ riêng Ấn Độ đã chiếm 9,5% lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong 5 năm qua cho đến 2018, chỉ sau Ả-rập Xê-út. Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ cho năm tài khóa 2019-2020 kết thúc vào tháng 3 ở mức 70 tỷ đô la, tăng 5,2% so với một năm trước.
Ấn Độ sẽ chi mạnh đô la khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến thăm nước này vào tuần tới.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.