Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 18/01/2020

Saturday, January 18, 2020 3:59:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 18/01/2020
Thảm sát Dồng Tâm

Đồng Tâm: “Tiếp tục bị bao vây, cô lập và lùng sục”

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tiếp tục đang sống trong không khí ‘căng thẳng bao trùm’, ‘hoang mang’, với việc tiếp tục diễn ra ‘bao vây, cô lập’ địa bàn này, bên cạnh các vụ ‘lùng sục’, ‘triệu tập’ người dân ‘có đe dọa’ diễn ra, một số nhà hoạt động và quan sát từ Việt Nam dẫn lời người dân nói với BBC hôm thứ Bảy.
“Chưa rõ có bắt thêm không, nhưng triệu tập và lùng sục chắc chắn là có… Có triệu tập và đe doa, người dân nói vậy,” nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói với BBC News Tiếng Việt hôm 18/01/2020.
“Tin này nhận được sáng nay, người dân không nói gì về Tết nhất cả, không khí khủng bố bao trùm, người dân bị triệu tập, đe dọa.
Đồng Tâm: Thêm video về ông Kình trong lúc có kêu gọi tẩy chay VCB
Bàn Tròn Thứ Năm về biến cố Đồng Tâm và hướng giải quyết
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình ‘bị phong tỏa’
“An ninh bố trí khắp xã, ngồi kín các ngã tư, các quán xá, không rõ họ thuộc bộ phận nào, họ mặc thường phục.
Thực sự là họ đang phải đối mặt với một sự đàn áp bạo lực đến từ phía nhà cầm quyền Hà Nội, cho nên sự hoang mang và sự lo lắng cao độ đang khiến cho người dân Đồng Tâm đang rất là mệt mỏi và thiếu niềm tin vào công lýNhà hoạt động Trịnh Bá Phương
“Người dân không dám nói công khai họ đã bị đe dọa cụ thể ra sao vì sợ bị truy ra danh tính, sợ bị lộ.
“Điện thoại và mạng internet đã được cấp lại,” nhà hoạt động này cho biết thêm.
Trước đó, hôm 17/01, từ Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, ông Trịnh Bá Phương, một nhà hoạt động xã hội khác trong phong trào ‘dân oan và khiếu kiện đất đai’, nói với BBC:
“Công an vẫn đang truy bức rất là gắt gao, nhiều người lại bị bắt tiếp nữa, chứ không phải chỉ là giới hạn số người bắt như hôm đầu (09/01) đâu. Họ vẫn truy bức đến mức hầu như không thể liên lạc với ai ở Đồng Tâm.
“Người dân nói là cảnh sát cơ động vẫn phong tỏa các chốt ở ngoài làng và cho đi tìm, lùng sục từng nhà để tìm những người được cho là lãnh đạo người dân Đồng Tâm để bắt, chủ yếu là bắt những người trong tổ Đồng Thuận.
“Chiến dịch bổ sung diễn ra ngay sau khi trả xác cho cụ Kình xong thì bắt đầu là họ đưa quân vào làng để bắt, mấy hôm nay họ đi truy bức, hiện tại không thể thống kê là có bao nhiêu người bị bắt, chính người dân làng ở đấy cũng không thể thống kê là những ai bị bắt.
“Một số người đã phải rời bỏ địa phương, nên họ cũng không biết có những ai đi rời khỏi địa phương, hay là có những ai đã bị bắt rồi. Tình hình hiện tại thì người dân Đồng Tâm đang rất là hoang mang.
“Thực sự là họ đang phải đối mặt với một sự đàn áp bạo lực đến từ phía nhà cầm quyền Hà Nội, cho nên sự hoang mang và sự lo lắng cao độ đang khiến cho người dân Đồng Tâm đang rất là mệt mỏi và thiếu niềm tin vào công lý…
“Công an liên tục triệu tập người dân lên đồn, người dân cho biết là công an đang sử dụng những biện pháp đó là đe dọa, và mục tiêu trong việc đe dọa đó là không được nhận tiền, rồi không được liên lạc với bên ngoài.
“Điện thoại thì bị phá sóng, những nhà có sử dụng mạng wifi sau hôm 09/01 thì vẫn có thể vào mạng được, cho đến tận bây giờ vẫn có thể vào mạng và nghe điện thoại bình thường, thế nhưng mà sự theo dõi và giám sát của an ninh, mật vụ ở mức độ rất là gắt gao…”
BBC News Tiếng Việt chưa có điều kiện kiểm chứng được hết các thông tin và phản ánh trên và đang tiếp tục cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin, diễn biến có liên quan.
Mất đất sẽ vô vọng?
Hôm thứ Sáu, 17/01, một nhà hoạt động xã hội khác, kỹ sư Lã Việt Dũng đưa ra đánh giá với BBC về tình hình tương lai gần và tới đây với người dân Đồng Tâm và xã này:
EU và dân biểu Úc quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở Đồng Tâm
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’
Việt Nam: Ngòi nổ bạo động từ khiếu kiện đất đai
“Thứ nhất, khi họ đàn áp như vậy, thì đất của người Đồng Tâm họ đã cưỡng chế được hết rồi.
Thực sự mà nói là khi đã mất đất rồi, thì khiếu kiện ở Việt Nam gần như chưa có một vụ nào thành côngKỹ sư Lã Việt Dũng
“Và tôi cho rằng sắp tới có thể rất nhanh thôi, họ sẽ xây kín lại vùng đất đó, kể cả vùng 59 ha mà người dân Đồng Tâm đang đấu tranh để đòi.
“Thứ hai là chính quyền sẽ tiếp tục khởi tố vụ án và họ sẽ gây sức ép rất lớn đến gia đình nhà ông Lê Đình Kình, để tìm mọi cách khuất phục từ vợ cụ Kình, tới những người con, người cháu, để họ dập tắt được hoàn toàn ngọn lửa đấu tranh của Đồng Tâm…
“Về người Đồng Tâm, thực sự là sẽ rất khó nói, khi mà đã mất đất họ sẽ trở nên rất là đáng thương. Chúng tôi đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân oan thời gian gần đây.
“Khi mà họ còn có đất đai, họ còn có tài sản, thì họ còn làm ra được hoa màu, còn có thu nhập để họ tiếp tục đấu tranh.
“Còn khi mà họ đã mất tất cả rồi, thì cuộc khiếu kiện của họ sẽ gần như là vô vọng, bởi vì là họ không còn tài sản nữa, họ phải lang thang, phải trông đợi vào sự giúp đỡ của cộng đồng để họ đấu tranh.
“Và thực sự mà nói là khi đã mất đất rồi, thì khiếu kiện ở Việt Nam gần như chưa có một vụ nào thành công.
“Tôi nghĩ rằng, về mặt người Đồng Tâm, không biết rằng họ có tiếp tục cuộc đấu tranh theo kiểu gọi là pháp lý với chính quyền nữa hay không, cái đó cũng phụ thuộc vào họ thôi.”
‘Tội phạm’ hay ‘anh hùng’?
Truyền thông Việt Nam các tuần đầu tiên của năm 2020 được cho là đã bị phủ bóng đen bởi tác động và hệ quả được cảm nhận trên dư luận của xã hội và cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước sau vụ bố ráp, tập kích bất ngờ trong đêm tối, rạng sáng ngày 09/1 vào xã Đồng Tâm.
Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm
Đồng Tâm: Việt Nam có biến thảm họa thành cơ hội?
Đồng Tâm: Quốc hội và các ĐBQH ‘chưa làm tròn vai trò’
Báo chí và truyền thông nhà nước dẫn các nguồn của giới chức chính quyền và Bộ Công an đưa tin cho hay một trong những người bị thiệt mạng trong vụ tập kích, ông Lê Đình Kình, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền xã Đồng Tâm, đã bị ‘tiêu diệt’ trong lúc trên tay có ‘cầm lựu đạn’ và vẫn ‘nắm lựu đạn trong tay’ khi đã bị hạ sát.
Truyền thông nhà nước cũng dẫn nguồn từ Bộ Công an cho rằng những người chống đối chính quyền ở Đồng Tâm trong vụ việc đã ‘nhận tiền và chịu sự chỉ đạo’ của một số tổ chức bị nhà nước và chính quyền cáo buộc là ‘phản động, khủng bố’.
Cá nhân ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, khi thiệt mạng, với nhiều dấu vết trên cơ thể dường như gợi ý rằng ông đã bị hạ sát bằng một mức độ và lực lượng sử dụng vũ lực rất cao, được cho là người lãnh đạo nhóm ‘chống đối’ này mà nhiều người sau vụ bố ráp đã bị bắt và khởi tố bị can như những tội phạm vi phạm luật hình sự của nhà nước.
Chính vì sự đối nghịch của ông Lê Đình Kình đối với quan điểm của nhà nước như vậy, nên sẽ không có một hệ thống truyền thông chính thống nào dám vinh danh hay là dám công nhận khí tiết anh hùng, cũng như là những việc làm của ông KìnhKỹ sư Nguyễn Lân Thắng
Bình luận về ông Lê Đình Kình, một số nhà hoạt động trong dịp này, sau cái chết của ông, nêu quan điểm:
“Phía nhà nước coi ông Lê Đình Kình là một tội phạm, truyền thông của nhà nước thay mặt Tòa Án kết tội ông Lê Đình Kình,” nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói với BBC từ Hà Nội.
“Tuy nhiên trong lòng nhân dân, thì người dân lại coi ông Lê Đình Kình là một tấm gương sáng.
“Ông Lê Đình Kình là một người nông dân anh hùng đã dám đứng lên để chống lại lực lượng quan chức tham nhũng.”
Từ Hà Nội, hôm 17/01, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động và quan sát xã hội dân sự nêu quan điểm với BBC:
“Về quan điểm cá nhân của tôi, ông Lê Đình Kình có thể được coi là một anh hùng dân tộc, dĩ nhiên trong giai đoạn hiện nay, những công việc mà ông Kình đã làm để bảo vệ nhân dân, nhưng mà nó lại đối nghịch với lợi ích của nhà nước.
“Cho nên chính vì sự đối nghịch của ông Lê Đình Kình đối với quan điểm của nhà nước như vậy, nên sẽ không có một hệ thống truyền thông chính thống nào dám vinh danh hay là dám công nhận khí tiết anh hùng, cũng như là những việc làm của ông Kình.
“Tuy vậy thì hơn 90 triệu dân, thì cũng có rất nhiều người, tôi nói không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người, khi sự việc chấn động xảy ra, thì họ đã có một sự chú tâm theo dõi.
“Và họ đánh giá rất là cao việc mà ông Kình đã xả thân để vì việc chung của làng, của xóm, của thôn và cũng là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân Việt Nam nói chung.
“Sau này lịch sử sẽ soi xét lại sự việc này và tôi tin là hình ảnh của ông Lê Đình Kình sẽ là một điểm sáng chói trong việc hy sinh thân mình để bảo vệ lợi ích của người dân.”
‘Điều tra tư pháp độc lập?’
Hôm 15/01, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, nghiên cứu viên cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas-Singapore), chia sẻ góc nhìn với BBC về hậu vụ việc 09/1 ở Đồng Tâm:
Ân xá Quốc tế: ‘VN đàn áp người bàn về vụ Đồng Tâm trên Facebook’
Đồng Tâm: Dư luận đặt câu hỏi về thông tin của Bộ Công an
Đồng Tâm: Vì sao cần lực lượng đông đảo vào cuộc?
Đồng Tâm: ‘Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp’
“Hiến pháp Việt Nam và các bộ luật nói riêng ở Việt Nam quy định rất rõ là khi xử lý các sự việc, các sự khác biệt, hoặc các tranh chấp, kể cả xung đột về lợi ích, thì nhất nhất phải đi theo nguyên tắc ôn hòa, phi bạo lực.
“Thế nhưng ngược lại, ở đâu cũng thế thôi, người ta có những nguyên tắc khác và pháp luật quy định rất rõ rằng là một khi đã xảy ra bạo lực từ một phía, thì để chống lại bạo lực ấy, một phía khác có thể sử dụng bạo lực.
Phải điều tra để làm rõ bản chất, sự kiện của vụ việc này, đấy là cái nguyện vọng cao nhất của người Việt Nam ở trong nước. Còn ở bên ngoài người ta có nguyện vọng y hệtTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
“Một khi xảy ra bạo lực rồi thì sau khi chấm dứt chuyện đó, sau khi chuyện ấy đã xảy ra, đã hoàn thành, thì các cơ quan tư pháp phải tìm hiểu rõ rằng là cái đó nó có hợp pháp không?
“Và nếu mà không hợp pháp, thì nó phạm pháp ở điểm nào? Và việc điều tra như thế phải là điều tra tư pháp độc lập…
“Còn ở Việt Nam, người ta cũng mong là phải có chuyện này, người ta phải có tư pháp độc lập và nó là nhằm vào việc không phải là để bảo vệ pháp luật, mà nó nhằm vào việc tìm ra sự thật và bảo vệ công lý.
“Ở quốc tế, ở bên ngoài và ở đâu cũng thế thôi, nhìn thấy một chuyện mà xảy ra chết chóc, người ta đều rất là ngại. Ví dụ như ở một nước A, nước B, bỗng nhiên có người xả súng vào trường học, hay là xả súng vào đám đông chẳng hạn, người ta sẽ rất là ngại và người ta phải tìm hiểu đến cùng bản chất.
“Thì cùng một thái độ như thế, đối với trường hợp của vụ Đồng Tâm này, không những là người ở trong nước, mà đặc biệt là người ở trong nước, cũng như là người ở bên ngoài, người ta đều có một nguyện vọng.
“Và thực chất nguyện vọng ấy đối với người trong nước là một yêu cầu chính đáng nhất, là phải điều tra để làm rõ bản chất, sự kiện của vụ việc này, đấy là cái nguyện vọng cao nhất của người Việt Nam ở trong nước.
“Còn ở bên ngoài người ta có nguyện vọng y hệt, ở Việt Nam nguyện vọng ấy là một yêu cầu, chứ không phải là một cái gì khác cả.”
‘Cái chết rất thương tâm’
Cũng hôm 15/01, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, khóa 12, đại diện cho Hà Nội, Tiến sỹ Phạm Thị Loan bày tỏ quan điểm với BBC về vụ Đồng Tâm và cái chết của ông Lê Đình Kình, bà nói:
“Đi sâu vào chi tiết thì tôi không đi vào, nhưng nếu nó ôn hòa hơn thì sẽ tốt cho cả hai bên, còn tất nhiên là người ta (người dân) bị đặt vào tình huống, có thể người ta bức bách, đường cùng, người ta phải đưa cả thân mạng để người ta đánh đổi, thì cách đấy cũng là một cách quá giới hạn.”
“Cách đấy là một cách quá giới hạn cho cả hai phía.
Cái chết của ông Lê Đình Kình, theo như trên mạng xã hội đưa tin, thì rất là thương tâm, môt cụ già 84 tuổi mà rơi vào thảm cảnh như thế, thực sự tôi thấy rất là thương tâmCựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan
“Nếu mà nó ôn hòa hơn, hoặc là cách đối đáp nhẹ nhàng hơn, hoặc là cũng kiên quyết, nhưng mà phải có một cách gì đấy đỡ gây ra chuyện hai bên đối xử với nhau như vậy.
“Cái chết của ông Lê Đình Kình, theo như trên mạng xã hội đưa tin, thì rất là thương tâm, môt cụ già 84 tuổi mà rơi vào thảm cảnh như thế, thực sự tôi thấy rất là thương tâm, tôi cũng đã xem video mà người ta đưa trên mạng, tôi không thể tưởng tượng được nó lại xảy ra như vây.
“Và việc mà bây giờ hai bên nói, thì cái đó thực ra là một người dân, tôi cũng phải lắng nghe, nhưng mà tôi chưa thực sự tin bên nào cả, tôi chưa thực sự tin hoàn toàn, bởi vì những thông tin đưa ra còn rất là mập mờ.
“Còn đối với phía người dân, thì bây giờ người ta đang rơi vào một cảnh ngộ như vậy, kể cả những lời người ta thú nhận hay những lời người ta giải bày, thì cái thực sự là ở chỗ nào, cái mấu chốt, bản chất ở đâu, cái đấy còn phải có rất nhiều điểm cần phải soi sáng.
“Còn nếu cứ theo như truyền thông đưa ra mà để nói rằng hiện nay dân thú nhận như thế này, rồi tất cả đổ hết cho ông Kình thì tôi không tâm phục, khẩu phục.
“Còn những cái mà thông tin đưa ra chính thống, tôi cũng không tâm phục, khẩu phục. Đấy là ý kiến riêng của tôi như vậy.”
‘Diễn ra suốt nhiều năm’
Sự việc tranh chấp và khiếu kiện đất đai của người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội diễn ra trong suốt nhiều năm.
Sự việc có những diễn biến thăng trầm qua thời gian, trong đó nóng lên vào tháng Tư năm 2017, với biến cố ở Thôn Hoành khi người dân để đánh đổi lại việc ông Lê Đình Kình và một số người khác bị bắt, ông Kình cáo buộc bị ‘đánh gẫy chân’, đã bắt giữ làm con tin hàng chục cán bộ, chiến sỹ cảnh sát của chính quyền xâm nhập địa bàn.
Chính quyền sau đó có sự nhượng bộ, với cảm kết của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trước sự chứng kiến của Đại biểu Quốc hội, cũng như luật sư, hai bên trao trả nhau những người bị bắt, bị giữ.
Diễn biến ngày 09/01/2020 xảy ra đột ngột, gây tranh cãi, làm xôn xao dư luận và cho rằng đây có thể là một vụ việc sử dụng bạo lực vượt quá giới hạn từ cả hai phía.
Trong khi nhà nước và chính quyền, thông qua truyền thông, báo chí chính thống, cáo buộc những người chống đối đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng, chống người thi hành công vụ, chống đói chính sách của đảng và nhà nước, nhận tiền, hỗ trợ và sự chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân phản động, khủng bố hải ngoại, nhiều ý kiến trong công luận cho rằng cần xem xét lại cách thức hành xử của chính quyền, công an, việc ra quyết định từ phía hành pháp trong vụ này.
Trong số các ý kiến, đã có đề nghị Quốc hội Việt Nam mở điều tra độc lập, cũng như Việt Nam cần tiến hành điều tra tư pháp độc lập về vụ việc.
Trên bình diện quốc tế, dân biểu và nhiều tổ chức quốc tế, nước ngoài, kể cả phi chính phủ từ châu Âu, Úc châu và một số quốc gia phương Tây đã lên tiếng quan ngại hoặc phản đối, lên án vụ bố ráp và tấn công với hàng ngàn binh sỹ cảnh sát và các lực lượng vũ trang tham gia hôm 09/01.
Về phía chính quyền và ngành Công An, đã có các thông báo khởi tố vụ án, khởi tố bị can với những người được cho là thuộc thành phần chống chính quyền, chống đối, hàng chục người đã bị bắt, sau khi bốn người trong đó ngoài ông Lê Đình Kình, ba cán bộ, chiến sỹ cảnh sát đã thiệt mạng, vụ việc đang được nhà chức trách tiếp tục ‘điều tra, xử lý nghiêm’ theo ‘pháp luật Việt Nam’, truyền thông, báo chí nhà nước cho hay.
Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm về nhận dạng và hướng giải quyết vụ việc Đồng Tâm và Bàn Tròn Đặc Biệt được phát từ hôm 09/01/2020 đã có trên 4,4 triệu lượt xem từ khán, thính giả quan tâm sau một tuần diễn ra vụ tấn công, bố ráp.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51160688

Đồng Tâm: Thêm video ông Lê Đình Kình

khi có kêu gọi tẩy chay Vietcombank

Video mà BBC News Tiếng Việt mới nhận được cho thấy thi thể của ông Lê Đình Kình có nhiều thương tích giữa lúc cộng đồng mạng lại dậy sóng vụ Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng viếng ông và xuất hiện thêm thông báo hay kêu gọi khác trên mạng về quyên góp mới trên trang gofundme nhằm ‘chung tay giúp đỡ đồng bào’ Đồng Tâm.
Video này hiện cũng đang lan truyền trên mạng xã hội. Trong video, có thể thấy ngoài vết mổ kéo dài từ cổ xuống bụng và vết thủng ở ngực vị trí tim, trên người ông Kình còn có các vết thương và vết bầm khác.
Bàn Tròn Thứ Năm về biến cố Đồng Tâm và hướng giải quyết
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình ‘bị phong tỏa’
EU và dân biểu Úc quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở Đồng Tâm
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’
Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đưa người vào thôn Hoành, Đồng Tâm rạng sáng 9/1.
Hiện chính quyền Việt Nam chưa làm rõ ông Kình thiệt mạng tại nhà hay ở đâu, và vì sao phải mang xác ông đi, nhưng xác nhận việc trả thi thể ông cho người nhà là con gái, chị Lê Thị Nhung, tại UBND xã Đồng Tâm, chiều 10/1.
Đây là video mới nhất được cộng đồng mạng tung ra sau video đầu tiên cho thấy rõ lỗ thủng, mà một số người cho có thể là vết đạn bắn, trên ngực ông Kình, kèm vết mổ dài đã được khâu.
Theo tìm hiểu của BBC, từ khoá “Lê Đình Kình” xuất hiện cao đột biến trên GoogleTrends ở VN từ 10/1 và tiếp tục cao trong các từ khoá tìm kiếm ở nước này cho đến 18/1.
Các video mới xuất hiện hôm 18/1 này được cho là quay lại cảnh thi thể ông Kình sau khi được công an trả về gia đình sau một ngày rưỡi mang đi, kể từ vụ đụng độ chết người xảy ra rạng sáng 9/1.
Trong video, có thể thấy trên khắp cơ thể ông Lê Đình Kình đều có những vết thương tích lớn.
Đi kèm với video là các bức ảnh được cho là chụp tại nhà ông Lê Đình Kình. Trong ảnh, tường, trần và cửa nhà đầy vết thủng lỗ chỗ. Trong một bức ảnh, có thể thấy giường, màn, chăn tung tóe. Tủ và rương gỗ cạnh giường bị mở tung. Sàn nhà loang vết máu.
Video và các hình ảnh này xuất hiện trong bối cảnh cộng đồng mạng đang lên tiếng tẩy chay Ngân hàng Vietcombank đã ‘đóng băng tài khoản’ của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, với lý do mà Bộ Công an Việt Nam nói là ‘chuyển tiền khủng bố’.
Cộng đồng mạng đòi tẩy chay Vietcombank
Dư luận dường như còn chưa nguôi ngoai sau vụ công an đưa người vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1, gây ra đụng độ và làm chết 4 người, thì một làn sóng giận giữ mới lại bùng lên.
Ngay sau thông tin tài khoản tiền phúng viếng ông Kình tại Vietcombank với số tiền hơn nửa tỷ đồng, do nhiều người dân khắp cả nước gửi cho bà Nguyễn Thúy Hạnh bị phong tỏa, nhiều người cho hay trên Facebook họ đã đi rút tiền, khóa tài khoản.
Một số người đăng kèm ảnh dẫn chứng là thẻ ATM bị cắt hoặc bẻ gập.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh cũng tuyên bố trên Facebook cá nhân rằng sẽ khởi kiện Bộ Công an về việc này. Bà cho hay đang làm việc với một số luật sư.
Cuối ngày 17/1, ngay sau khi mạng xã hội bùng lên thông tin tài khoản tiền phúng viếng cụ Kình bị phong tỏa, Bộ Công an chính thức thông báo xác nhận việc này.
Bộ Công an cho hay trong vụ án ‘Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án.”
Do đó, ‘Cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan”, gồm tài khoản ở VCB của bà Nguyễn Thúy Hạnh.
Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an được báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh dẫn lời nói rằng quyết định phong tỏa tài khoản nói trên là vì có “dấu hiệu khủng bố”.
Bốn người trong gia đình ông Kình hiện ‘vẫn chưa có tin tức gì’, bà Dư Thị Thành nói
Kêu gọi mới trên mạng về quyên góp
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm thứ Bảy, 18/01, xuất hiện trên mạng xã hội một thông báo với lời kêu gọi quyên góp ‘giúp đỡ đồng bào’ Đồng Tâm trên trang gofundme.
Thông báo này, mà ở dưới có danh sách gồm năm người đứng ra kêu gọi gồm các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Quỳnh Vi và Phạm Thanh Nghiên, có đoạn viết:
“Một phong trào ủng hộ bà con Đồng Tâm diễn ra ngay sau thảm kịch 09/01. Chỉ trong vòng vài ngày, số tiền người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình đã lên tới hơn nửa tỉ đồng.
“Dưới sức ép của công an, ngày 17/01, Vietcombank (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) tiến hành phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh, trong đó có 528.453.669 đồng tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình. Bộ Công an thậm chí còn cảnh cáo những người muốn ủng hộ tài chính cho gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm…
“Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, ít nhất để những người sống sót còn có thể tiếp tục cuộc đấu tranh đòi quyền của mình, để thuê luật sư bảo vệ tính mạng những người đang bị giam cầm với các tội danh do công an dựng lên.
“Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, để chính quyền công an trị hiểu rằng họ không thể mãi dối trời lừa dân, ngậm máu phun người. Công lý phải được thực thi và nhân quyền phải được bảo vệ trên mảnh đất Việt Nam này.
“Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, như một cách thể hiện lòng dân và thể hiện chính lương tri của mình: Chúng ta phải đứng về phía công lý, về phía những đồng bào chịu áp bức, bất công.
“Chúng tôi cam kết: Toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được dùng cho mục đích giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con dân oan mất đất ở Đồng Tâm, cũng như bảo vệ nhân chứng và góp phần vào các nỗ lực thực thi công lý cho bà con, đặc biệt cho hương hồn người đã khuất. Xin chân thành cảm ơn!,” thông báo này viết.
Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm về nhận dạng và hướng giải quyết vụ việc Đồng Tâm và Bàn Tròn Đặc Biệt được phát từ hôm 09/01/2020 đã có trên 4,4 triệu lượt xem từ khán, thính giả quan tâm sau một tuần diễn ra vụ tấn công, bố ráp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51159467

Xuất hiện những hình ảnh mới

về cụ Lê Đình Kinh với nhiều vết thương

Hôm 18/1, trên mạng xã hội xuất hiện thêm những hình ảnh và video về xác của cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người vừa thiệt mạng trong vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, hôm 9/1 vừa qua.
Trong video trước đó khoảng 1 tuần khi gia đình tiếp nhận xác cụ Kình từ chính quyền, người ta thấy xác cụ có một vết giống như đạn bắn trên ngực và giữa bụng có vết mổ dài giống như mổ tử thi.
Trong video và những hình ảnh mới, người ta thấy lưng cụ Kình có nhiều vết bầm tím giống như bị đánh, chân trái bị đứt lìa từ phần đầu gối và đầu có vết máu.
Cụ Kình được coi như một thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm trong việc bảo vệ 59 ha đất đồng Sênh trong xã mà chính quyền khẳng định là đất quốc phòng. Người dân xã Đồng Tâm một mực khẳng định đây là đất nông nghiệp mà họ đã canh tác từ nhiều đời nay.
Sau vụ tấn công của công an vào xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1, Bộ Công an cho biết đã có 4 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Trong số 4 người có 1 người là dân thường và 3 người là công an.
Bộ Công an nói 3 viên công an bị ngã xuống giếng trời nhà cụ Kình khi truy đuổi những kẻ tấn công lực lượng chức năng và bị người dân ném xăng xuống đốt.
Tuy nhiên, cho đến giờ Bộ Công an chưa hề đưa ra lời giải thích cụ thể nào về cái chết của Kình mà chỉ nói cụ Kình chết khi trong tay có trái lựu đạn. Bộ Công an cũng chưa có lời giải thích nào về những vết thương và gãy chân của Kình.
Những hình ảnh mới từ Đồng Tâm gửi ra cũng cho thấy phòng của cụ Kình bị xáo trộn và có nhiều vết máu.
Trong một diễn biến khác có liên quan, sau khi Bộ Công an ra lệnh cho ngân hàng Vietcombank phong toả tài khoản nhận tiền phúng điếu cụ Kình với số tiền hơn 500 triệu đồng, một trang gofundme đã được mở ra để tiếp nhận tiền phúng điếu giúp cụ Kình. Chỉ trong vòng 1 ngày, trang này đã nhận được khoảng 11.000 đô la Mỹ trong mục tiêu nhằm đạt 20.000 đô la. Những người mở trang này nói họ muốn giúp đỡ gia đình cụ Kình hiện chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Những người đàn ông khác trong gia đình hiện đã bị công an bắt giữ.
Sau vụ tấn công, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ 22 người chống đối và truy tố họ về tội giết người, chống người thi hành công vụ, sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) sau đó đã chiếu những đoạn phim trong đó con trai và cháu cụ Kình thú tội. Đoạn video bị nhiều người chỉ trích là không thật vì những người thú tội có thể đã bị ép cung.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/new-cruel-pictures-about-dongtam-01182020075222.html

Vụ Đồng Tâm phản ánh

‘chính quyền không tự tin và lo sợ dân’

Vụ đụng độ làm chết ông Lê Đình Kình và ba công an ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phản ánh tâm lý ‘không tự tin’ và ‘lo sợ người dân’ của chính quyền, theo ý kiến của một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) chia sẻ với Bàn Tròn Thứ Năm, hôm 16/01/2020.
“Câu chuyện diễn ra dưới góc nhìn của chính quyền thì dường như những phát biểu của ông Lê Đình Kình là ôn hòa, nhưng phát biểu của ông Lê Đình Công dường như là một sự thách thức đối với chính quyền và sự thách thức đó làm cho chính quyền lo sợ, lo sợ rằng bà con nông dân ở Đồng Tâm sẽ thành một nhóm đối lập và chiến đấu lại với chính quyền,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng PLD, trước hết bình luận về một số phát biểu của ông Lê Đình Kình và con trai, trước biến cố ngày 9/1.
Bàn Tròn Thứ Năm về biến cố Đồng Tâm và hướng giải quyết
Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình ‘bị phong tỏa’
EU và dân biểu Úc quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở Đồng Tâm
Việt Nam: Ngòi nổ bạo động từ khiếu kiện đất đai
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’?
“Nhưng nếu có một sự tự tin nhất định về chính trị và đồng thời có một tâm thức xử lý trên tinh thần vì dân, thì tôi nghĩ sự kiện vừa rồi như là ở Đồng Tâm không thể xảy ra được.
“Trong những ngày qua, nếu như để ý chúng ta thấy nhiều bài viết đã lấy lại câu ở Thái Bình để so sánh với câu chuyện ở Đồng Tâm, chúng ta biết là năm 1997, khi xảy ra hiện tượng này, bà con cũng tập trung, cũng kéo lên huyện và thậm chí cũng bao vây trụ sở của huyện, và thậm chí cũng có một số hiện tượng bắt giữ một số cán bộ.
“Thế nhưng khi đó, bằng lời kể của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và ông Phạm Thế Duyệt lúc đó là Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, thì chính quyền lúc đó xử lý vấn đề cũng rất nhẹ nhàng.
“Nếu cứ trước những lời quá bức xúc của người dân mà chính quyền sợ tới mức mà phải vượt quá hành vi như là tự vệ hay là phòng ngừa để mà dập tắt… thì là phương pháp sai hoàn toàn từ phía chính quyền.
“Mà có thể nói là nó sẽ lang lại những hậu quả khôn lường và thực sự nó đã mang lại rồi, chỉ có lời nói của người dân, nhưng mà đã biến thành một cuộc gọi là đàn áp và xảy ra án mạng, án mạng cả từ phía chiến sỹ công an, cho đến án mạng của người dân.
“Thì đây là một điều phản ánh tâm thức của chính quyền là không tự tin và lo sợ người dân.”
‘Cần bình tĩnh trở lại’
Đưa ra lời khuyên với chính quyền tại Bàn Tròn của BBC, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói:
“Lời khuyên của tôi đối với chính quyền là hãy bình tĩnh lại, tìm ra những giải pháp, làm sao cho nó dịu cơn đau Đồng Tâm đi, làm sao để tăng cường thêm nữa lòng tin của người dân và bớt đi những thủ thuật, những cách thức để mà biện minh, biện bạch cho sự kiện ở Đồng Tâm, bưng bít thông tin.
“Ở những mức độ nhất định, cần phải bạch hóa những chuyện này, cũng như xử lý một cách khôn khéo, thì lúc đó mới có lợi cho chính quyền, đó là ý thứ nhất.
“Thứ hai, về lâu về dài, tôi nghĩ rằng câu chuyện gốc gác vấn đề vẫn là câu chuyện về sở hữu toàn dân về đất đai ở trong Hiến pháp Việt Nam, và từ đó nó sang tới luật đất đai và các vị cũng cần phải sửa ngay nội dung này và cần phải có thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai.
Không thể để tình hình hiện nay gọi là đất sở hữu toàn dân, nhưng thực ra lại trao quyền cho một số cán bộ công chức và đồng thời đứng đằng sau là các doanh nghiệp lợi dụng để mà dùng quyền lực hành chính, nhưng mà tước đoạt quyền sở hữu về đất đai của người dânPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
“Chứ không thể để tình hình hiện nay gọi là đất sở hữu toàn dân, nhưng thực ra lại trao quyền cho một số cán bộ công chức và đồng thời đứng đằng sau là các doanh nghiệp lợi dụng để mà dùng quyền lực hành chính, nhưng mà tước đoạt quyền sở hữu về đất đai của người dân.”
Về các trường thiệt hại về nhân mạng trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/1, nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu về chính sách, pháp luật và phát triển nói tiếp:
“Trước hết bình luận về những cái chết, những thiệt hại về nhân mạng của cả hai phía, từ phía của công an, cũng như về phía người dân và đặc biệt cụ Lê Đình Kình, tôi thấy rằng đây là một sự mất mát rất lớn, mất mát rất lớn không chỉ đối với những người thân trong gia đình, mà đây cũng là sự đau xót đối với cá nhân tôi, cũng như là chia sẻ với bạn bè.
“Với cụ Kình thì chúng ta rõ rồi, là một người dân và thậm chí là một người trung kiên với Đảng, 60 năm tuổi đảng, một người đấu tranh một cách ôn hòa vì đất đai mà cụ bị như vậy, rõ ràng là đau xót vô cùng.
“Cái thứ hai, đối với các chiến sỹ công an nhân dân, tôi cũng có một sự cảm động, một sự xót thương cho các chiến sỹ này, những người làm nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ đó lại không đáng làm.
“Cái nhiệm vụ mà đi để mà đàn áp người dân thì lại là nhiệm vụ không đáng làm. Giá như ba chiến sỹ công an này tham gia vào một lực lượng để mà trấn áp một lũ tội phạm buôn bán ma túy hay là mafia mà hy sinh, thì rõ ràng là giá trị vô cùng,
“Thế nhưng mà đây họ lại phải hy sinh một cách, tôi có thể dùng một cái từ là sự hy sinh của họ dường như là không biết nó vì mục đích gì, nó có ý nghĩa hay không? Thì đấy chính là cái mà tôi cảm nhận được sự hy sinh về nhân mạng.
‘Khủng hoảng chồng khủng hoảng’
Cũng tại Bàn Tròn của BBC, Tiến sỹ Trần Tuấn, chuyên gia tư vấn chính sách và phản biện xã hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nêu quan điểm về cách thức giải quyết vụ Đồng Tâm, sau biến cố diễn ra ngày 09/01:
“Về phương hướng giải quyết là phải trong tâm thế luôn luôn phải nghĩ rằng không để khủng hoảng trùng khủng hoảng và thảm họa chồng thảm họa.
“Bởi vì cách giải quyết hiện nay đang đẩy khủng hoảng tiếp tục sâu sắc hơn nữa và thảm họa nặng nề hơn nữa, trên tất cả mọi mặt.
“Tại sao thế, bởi vì rằng cho đến này về phía chính quyền là nơi đứng ra giải quyết vụ việc này, đặc biệt là truyền thông nhà nước của chúng ta (Việt Nam), chúng tôi thấy rằng đưa đến cho dân vẫn là theo hướng cũ.
Tôi cho rằng hướng trong tương lai, trước mắt hiện nay là thay đổi tâm thế, không được dùng vũ lực với dân và phải bằng con đường luật pháp, tòa án, tư pháp.Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn
“Cho rằng dân Đồng Tâm chống đối chính quyền bằng bạo lực, cho nên là phải có tổ chức vụ 09/1 và trấn áp như tội phạm và đồng thời đưa ra xét xử tội phạm, rồi đưa ra các hình thức nhận tội.
“Tất cả những nhận thức đó và các bài viết cũng như là trên truyền hình chỉ để thuyết phục người dân cả nước rằng là hành động của chính quyền là đúng.
“Tuy nhiên như Phó Giáo sư, Luật sư Hoàng Ngọc Giao đã nêu và bản thân tôi cũng nhận thấy, thì những thông tin trên thực tế, ngay từ các thông tin của Bộ Công An đưa ra đã mâu thuẫn.
“Và chúng ta thẩy rằng nó mang tính là pháp luật đã bị bỏ qua một bên và đây đang có hiện tượng là dùng vũ lực đối với người dân khi có bất đồng chính kiến.
“Tôi cho rằng hướng trong tương lai, trước mắt hiện nay là thứ nhất thay đổi tâm thế, không được dùng vũ lực với dân và phải bằng con đường luật pháp, tòa án, tư pháp.
“Và nhanh chóng ổn định, trả lại sự thật về câu chuyện của Đồng Tâm để người dân có thể nhìn đúng ra là sai ở chỗ nào, kể cả về chính quyền hoặc là từ phía người dân.
“Điểm thứ hai, tôi vẫn nghĩ rằng câu chuyện này chắc chắn là thảm họa xảy ra và dẫn đến câu chuyện Đồng Tâm là trên bình diện cá nhân.
“Sẽ có cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức diễn biến hôm 09/01, đưa lực lượng vào khu vực dân cư như vậy.
“Và như thế, tôi mong muốn rằng phải có một giám sát, đánh giá độc lập đối với vụ việc Đồng Tâm và trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng các tầng lớp trí thức ở trong nước hãy cố gắng tham gia một cách cao nhất có thể ở các vị trí của mình.
“Để mà đưa ra sự thật về câu chuyện của Đồng Tâm làm bài học rút kinh nghiệm cho tất cả các bên nếu không thực hiện việc giám sát, đánh giá, điều tra độc lập, thì chúng ta đang tiếp tục đi vào con đường làm trầm trọng thêm khủng hoảng sâu sắc trong xã hội về những mất mát, tổn thất đau lòng suốt thời gian vừa qua.”
‘Nguy cơ là rất cao’
Theo nhà nghiên cứu phản biện, chính sách, toàn bộ hệ thống vận hành quản trị của nhà nước cần phải được xem xét lại, kể cả cách thức sử dụng bạo lực trước dân, nếu không sẽ có những nguy cơ hết sức nguy hiêm, Tiến sỹ Trần Tuấn nói tiếp:
“Và điểm cuối cùng tôi nghĩ rằng sau khi đưa sự thật về Đồng Tâm ra, thì tiếp theo sẽ phải là một sự thực sự tổ chức lại toàn bộ hệ thống vận hành của nhà nước và việc hệ thống vận hành của nhà nước ra sao, thì chúng ta biết rồi, tất cả các nước trên thế giới đã có kinh nghiệm…
“Nhưng không tổ chức lại, không có một cách thay đổi một cách triệt để thì tôi cho rằng đất nước sẽ đi vào nguy cơ của nội chiến.
“Đấy là một điều mà tôi không hề mong muốn một chút nào và mong rằng mỗi người dân Việt Nam hãy tin tưởng rằng chỉ bằng pháp luật giữa chính quyền với dân, giũa dân với dân và giữa Việt Nam và quốc tế, thì chúng ta lúc đó mới có thể có được giải quyết các mâu thuẫn nếu có trong cuộc sống mà thôi.
Để tìm một giải pháp, để lấy lại niềm tin của người dân hay là của người dân Đồng Tâm đối với nhà nước, thì nhà nước cần phải công khai minh bạch tất cả những thông tin liên quan Đồng TâmNhà báo tự do Tường An
“Tôi rất đau lòng về câu chuyện Đồng Tâm và nói rằng là một khủng hoảng không chỉ ở ngoài xã hội mà trong lòng bản thân tôi cũng đang diễn ra đến mức là tôi có thể nói rằng không còn tin tưởng một chút nào nữa, không còn hy vọng một chút nào nữa về vấn đề gọi là tư vấn, phản biện chính sách cho chính quyền hiện tại…
“Nếu không có sự thay đổi thực sự xảy ra vì dân, do dân và bởi dân như mong muốn về một chính quyền mà cả thế giới đang cố gắng xây dựng,” Tiến sỹ Trần Tuấn nói với BBC từ nơi ông đang thăm viếng là Austin, Texax, Hoa Kỳ.
Từ Paris, nhà báo tự do, nhà quan sát xã hội dân sự Tường An đưa ra bình luận của mình:
“Tôi chỉ muốn nói rằng để tìm một giải pháp, để lấy lại niềm tin của người dân hay là của người dân Đồng Tâm đối với nhà nước, thì nhà nước cần phải công khai minh bạch tất cả những thông tin liên quan Đồng Tâm:
“Và những nạn nhân đã lên truyền hình cho chúng ta thấy, vừa qua họ có bị ép cung hay không?
“Tất cả những điều đó phải công khai, minh bạch và sau đó, khi đã công khai, minh bạch rồi thì cần phải có một sự đối thoại giữa nhà nước và dân Đồng Tâm với sự chứng kiến của các luật sư.
“Và những thất thoát của dân Đồng Tâm cần phải được bồi thường thỏa đáng, thì đó là vấn đề Đồng Tâm gần. Nhưng nếu chúng ta (Việt Nam) không giải quyết tận gốc rễ, thì sẽ có một Đồng Tâm khác và sẽ còn một Tiên Lãng khác vân vân,” nhà báo Tường An nói với Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc thảo luận trên tại Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt về chủ đề Đồng Tâm và giải quyết hậu sự kiện ng 09/01/2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51141371

Báo cáo Đồng Tâm: nỗ lực minh bạch thông tin!

Vào ngày 16/1, Nhà Xuất Bản Tự Do đã xuất bản Báo cáo Đồng Tâm bằng tiếng Anh với những thông tin tổng hợp từ các nguồn bao gồm  các Facebooker vẫn giữ liên lạc với người dân Đồng Tâm và cả nguồn của báo chí nhà nước. RFA có cuộc phỏng vấn Nhà báo Phạm Đoan Trang, người cùng tham gia thu thập thông tin và thực hiện bản báo cáo dài 28 trang này chỉ trong hai này.
RFA: Xin chị cho biết chị mong đạt được điều gì khi đưa ra báo cáo này?
Phạm Đoan Trang: Mong là đạt được rất nhiều điều khi viết báo cáo như vậy nhưng thực tế đến đâu thì không biết được. Tóm lại hai mục đích chính: một là nguồn tham khảo, hai là để lưu trữ, ngoài ra tôi nghĩ còn những tác dụng khác.
Đầu tiên mình mong có nguồn tin để các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan đến nhân quyền như Việt Nam có nguồn tham khảo. Như chúng ta đều biết là từ đầu, ngay từ khi chưa xảy ra vụ Đồng Tâm đến tận bây giờ thì Đảng cộng sản Việt Nam, chủ yếu là Bộ Công an rất tự tin về quyền được ban phát thông tin, tức chỉ có thông tin từ họ mới được coi là chính thống. Họ chặn những nguồn khác, phong tỏa làng không cho người dân được tiếp xúc tiếp cận với bất kể người nào ngoài làng, chưa nói đến chuyện báo chí. Họ khống chế độc quyền mọi nguồn tin và gán nhãn phi chính thống, phản động, thù địch cho các nguồn tin khác nên tất cả các nhà báo lề dân ủng hộ người dân Đồng Tâm cũng tìm cách chia sẻ thông tin rất nhiều nhưng ở trên Facebook rất tản mác, không có kho lưu trữ chính thức, đặc biệt rất khó dẫn nguồn. Chúng ta đều biết những báo cáo khoa học, những báo cáo nói chung của giới nghiên cứu hay ngoại giao… của nước ngoài hay các tổ chức nhân quyền quốc tế không thể dựa vào nguồn Facebook, các thông tin dẫn từ status trên Facebook được, phải có nguồn chính thức, tốt nhất là văn bản.
Thứ hai nữa là chúng tôi tin rằng cộng sản Việt Nam nói chung có truyền thống tư duy nhiệm kỳ. Họ không nghĩ gì xa hơn nhiệm kỳ của họ và luôn tìm cách xóa bỏ ký ức dân tộc, xóa bỏ tất cả những gì có thể được lưu trữ lại, làm sao để sau nhiệm kỳ họ hạ cánh an toàn, không còn gì lưu lại. Chính vì họ không muốn nên chúng ta càng phải lưu lại hết những tội trạng của họ, những ngày tháng đen tối này, đặc biệt là vụ án khủng khiếp ở Đồng Tâm. Nó là một vụ tôi nghĩ gọi là tổ chức tấn công dân một cách có quy mô, có bài bản, lớp lang chuẩn bị từ trước nhiều ngày sau đó tìm cách khống chế thông tin, định hướng dư luận.
RFA: Chị đã gặp khó khăn gì trong việc thu thập thông tin cho báo cáo để đảm bảo tính trung thực và công bằng khi luồng thông tin về Đồng Tâm rất hạn chế và chủ yếu đến từ chính phủ?
Phạm Đoan Trang: Thực ra không chỉ riêng trong chuyện Đồng Tâm mà trong mọi vấn đề chính trị xã hội cũng như những biến cố chính trị xã hội ở Việt Nam từ trước đến giờ thì nguồn thông tin luôn hạn chế vì nhà nước này tồn tại dựa vào bạo lực và dối trá. Trong việc tuyên truyền thì nhất thiết phải bịt miệng các bên liên quan để mình được nói, hay nói như nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn là “tắt micro đi để chỉ một bên tranh luận”. Chuyện đó chúng tôi cũng quen rồi, không có gì to lớn, thậm chí chúng tôi nghĩ rằng càng bịt miệng dân thì số người có nhu cầu cất tiếng nói lại càng nhiều nên chúng tôi không lo việc thiếu thông tin từ phía các nạn nhân Đồng Tâm. Cái chúng tôi lo là vấn đề bảo vệ nguồn tin vì công an thật sự áp dụng chính sách khủng bố rất khủng khiếp đến những người tiết lộ thông tin ra bên ngoài nên phải làm sao để không lộ nguồn tin ra để không lộ nguồn tin ra để công an trả thù.
Khó khăn thứ hai là thông tin từ phía nhà nước tưởng nhiều nhưng lại không có gì. Họ tổ chức họp báo, cung cấp chính thống mà chẳng có gì cả, tất cả mang màu sắc bịa đặt, có dấu hiệu dựng chuyện, dựng vụ án lên và thậm chí là tội vu khống, nhất là vu khống cho người đã mất. Thì khó khăn là làm sao lấy được thông tin từ phía thủ phạm, tức Bộ Công an.
RFA: Trong những thông tin mà chị có được cho báo cáo, chị có được thông tin nào mới nhất về số lượng thương vong của người dân Đồng Tâm không, ví dụ như có tin đồn về con ông Lê Đình Kình và cháu ông chết là đúng hay không?
Phạm Đoan Trang: Vì họ bị giam cầm nên chúng ta không thể xác định được họ còn sống hay đã chết và đang ở đâu. Chúng ta cũng không loại trừ khả năng công an tung tin ra nhiều để định hướng dư luận và để thăm dò, truy tìm nguồn tin xem ai tiết lộ ra bên ngoài nên tin giả rất nhiều mà lại do chính công an tung ra.
RFA: Trong báo cáo này, chị đã nêu ra 4 điểm nghi vấn chính về vụ tấn công ở Đồng Tâm. Xin chị có thể vắn tắt lại những nghi vấn này cho độc giả của RFA được biết?
Phạm Đoan Trang: Điểm nghi vấn thứ nhất là về mục tiêu cuộc tấn công đó. Ban đầu chính phía nhà nước nói đây là cuộc cưỡng chế mà rõ ràng sau khi các Facebookers chỉ ra rằng không thể cưỡng chế vào ban đêm mà theo Luật Đất đai 2013 của chính Việt Nam thì chỉ có thể cưỡng chế trong giờ hành chính. Lúc đó kịch bản được xây dựng theo hướng khác là không cưỡng chế, đang xây dựng hàng rào thì bị một nhóm người nhảy ra tấn công. Như vậy chúng ta phải biết được là mục đích cuộc này là cưỡng chế hay bị phục kích? Bị phục kích gì mà lại truy đuổi đến tận nhà dân xong nổ súng bắn theo kiểu vậy, tôi nghĩ chẳng phải bị phục kích.
Nghi vấn thứ hai là những thông tin về phía ‘truyền thông bẩn’. Tôi gọi truyền thông bẩn, truyền thông đen là của phía công an lập ra nhưng lại không nói là của công an (dư luận viên). Ví dụ như tung ra một ảnh xác chết cháy thành than và nói đây là một chiến sĩ bị bọn phản động phóng hỏa giết chết, nghe tiếng thét anh ấy khủng khiếp, đau đớn, căm thù thấu gan bọn phản động, khủng bố. Nhưng chúng ta không khó khăn lắm cũng biết được rằng một con người đang sống mà chết cháy thành than như vậy mất đến 3, 4 tiếng. Trong thời gian đó các đồng đội anh ta làm gì mà không giải cứu anh ta? Ít nhất là dập lửa để không cháy đến như thế. Cũng liên quan đến nghi vấn này thì chúng ta đặt câu hỏi vậy những trang web tung tin như thế là những trang web gì, có nhận chỉ đạo từ công an, thông tin có nhận từ Bộ Công an cấp không?
Nghi vấn thứ ba là cái chết của cụ Lê Đình Kình: cụ chết như thế nào, sao trên người lại có vết đạn thủng, lý do gì một cụ già 84 tuổi đang què chân đêm không ngủ lại đi ra khu vực cách nhà 2,5-3km để chỉ đạo cuộc tấn công khủng bố như vậy?
Nghi vấn thứ tư là công an cáo buộc nhóm này tàng trữ vũ khí. Điều này cho thấy công an có dấu hiệu quá rõ việc vi phạm tố tụng, nguyên tắc chuẩn mực tố tụng trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ của Việt Nam. Tức việc tìm kiếm bằng chứng, thu thập bằng chứng để cáo buộc người nào đấy là tội phạm phải có một quy trình làm chính xác, bài bản. Vấn đề đặt ra là Bộ Công an và công an nói chung đã biết được thời điểm gia đình này nếu có tàng trữ vũ khí từ khi nào. Nếu biết từ lâu tại sao không có những bước khác đúng quy trình hơn? Nếu dùng tất cả những biện pháp khác mà không được mới phải đi đến biện pháp tấn công, tiêu diệt, vậy tại sao không dùng những biện pháp khác? Ví dụ như không báo trước, trinh sát ngoại tuyến, tìm tài liệu, thu thập bằng chứng, chụp ảnh… thì ai phản đối được họ. Nhưng họ không dùng những cách đó, họ không theo một cách nào khác chứ đừng nói đến chuyện khai thác các biện pháp khác không được mới dùng giải pháp này. Tức họ đã dùng vũ khí thái quá ngay từ đầu, dấu hiệu sử dụng vũ khí của họ là bất hợp pháp.
Ngoài ra còn rất nhiều điểm khác nhưng do thười gian làm báo cáo rất gấp, tôi chỉ có 2 ngày để viết 28 trang tiếng Anh nên không thể đưa hết, nhưng chắc sẽ thường xuyên cập nhật báo cáo, bổ sung thêm.
RFA: Theo chị, vụ tấn công của công an vào Đồng Tâm đã vi phạm luật pháp như thế nào?
Phạm Đoan Trang: Vi phạm luật pháp Việt Nam gồm Luật Đất đai, Luật Quản lý vũ khí, những quy định sử dụng vũ khí của ngành Công an. Ngoài ra còn vi phạm hàng loạt các luật liên quan đến xét xử công bằng, tức Luật Tố tụng, như quy trình bắt người, giam giữ người, tra tấn, ép cung, biệt giam, tất cả những điều này vừa vi phạm luật quốc tế và Việt Nam về nhân quyền.
RFA: Việc người dân Đồng Tâm trước đó có video kêu gọi chống trả và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất, theo chị có gây bất lợi gì cho họ?
Phạm Đoan Trang: Theo tôi những lời tuyên bố bằng miệng của một bên trong tình trạng bên đó đang bị đe dọa không thành bằng chứng đe dọa, âm mưu giết người hay giết người được. Chúng ta đều biết tình trạng bà con Đồng Tâm khi đó ở vào tình trạng phải tự vệ, gần như họ phải gồng mình lên theo kiểu ‘có giỏi cứ vào đây, chúng tao giết’ hay ‘cứ vào đây mày biết tay tao’. Đấy là một câu dọa, ở tình huống bình thường thì có thể dính vào đe dọa giết người, cũng là một tội. Nhưng trong bối cảnh này rõ ràng họ nói trong hoàn cảnh tự vệ, phòng vệ và tìm cách ngăn chặn việc có thể bị bên khác tấn công. Nên họ gồng mình nói vậy tôi nghĩ không đúng nguyên tắc về tâm lý cũng như luật pháp không đủ cấu thành đe dọa giết người hay khủng bố.
RFA: Chị nhận xét thế nào về những lời thú tội của những người dân Đồng Tâm được phát trên truyền hình quốc gia thời gian vừa qua?
Phạm Đoan Trang: Trong cuốn sách của tôi năm ngoái, cuốn Cẩm nang nuôi tù có nhắc đến tình trạng ép công dân nhận tội rồi quay phim đưa lên tivi phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Tôi có viết trong sách là công an Trung Quốc và công an Việt Nam rất thích sử dụng chiêu này và coi như điều tra như vậy là xong. Nếu chúng ta hiểu sâu về luật pháp quốc tế cũng như nhân quyền chúng ta đều thấy những lời nhận tội đó không có giá trị pháp lý gì cả vì họ nhận tội trong tình trạng bị ép cung, bị tra tấn, không có luật sư, không có mặt bên thứ ba nào cả thì những lời đó rõ ràng chẳng có hiệu lực. Như chúng ta hay nói câu ‘trói lại mà đánh ai chẳng chết’ tức nhốt người ta lại, đánh đập, sau đó ép nhận tội, thậm chí đánh đập dã man. Những dấu vết trên mặt anh Lê Đình Công khi anh xuất hiện trên truyền hình cho thấy có thể anh bị bỏng, ví dụ họ dí thuốc lá đang cháy vào mặt, hay dùng dùi cui điện chích thẳng vào mặt. Tôi nghĩ ở tình trạng đấy người ta nhận tội cũng không có gì lạ.
RFA: Vụ Đồng Tâm chỉ là một trong nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân địa phương, mà theo nhận xét của nhiều người là bắt nguồn từ việc Hiến pháp không chấp nhận quyền sở hữu đất đai của người dân. Báo cáo đánh giá đây là vụ tranh chấp gây đổ máu nhiều nhất trong khoảng 10 năm qua, chị có nghĩ rằng liệu chính phủ Việt Nam sẽ thay đổi quy định về sở hữu đất đai trong tương lai để giải quyết vấn đề này hay không?
Phạm Đoan Trang: Nhiều người có nói rằng vụ việc bắt nguồn từ vấn đề gây tranh cãi là khái niệm ‘đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước đại diện quản lý’ dẫn đến vụ tranh chấp như thế này. Tôi nghĩ rằng khi Đảng Cộng sản Việt Nam còn cầm quyền thì sẽ không có chuyện thay đổi cả Hiến pháp hay những điều như Điều 53 của Hiến pháp về chuyện đất đai. Bởi vì đất đai, xã hội dân sự, kinh tế tư nhân hay nói chung là nguồn lực đất nước là những thứ Đảng cộng sản bằng mọi cách phải kiểm soát bởi đó là nồi cơm của họ sao họ nhả ra được. Nếu không thì họ lấy đâu ra tiền, quỹ đảng không thể nuôi Đảng cộng sản hay bộ máy nhà nước này nên phải có nguồn lực như vậy. Nên tôi nghĩ không có thay đổi gì trong Điều 53 của Hiến pháp chừng nào Đảng cộng sản còn cầm quyền độc tôn như hiện nay.
RFA: Theo chị, đối với những người dân khác đang gặp rắc rối về những tranh chấp đất đai với chính quyền ở các địa phương khác trên cả nước, vụ Đồng Tâm có thể cho họ bài học gì?
Phạm Đoan Trang: Với những người dân oan tranh chấp đất đai ở những địa phương khác cũng như với người dân Việt Nam nói chung, tôi cho rằng vụ Đồng Tâm để lại một ấn tượng, một bài học không có điểm dừng trong cách hành xử tàn bạo của nhà nước cộng sản công an trị như nhà nước Việt Nam bây giờ. Họ sẽ không bao giờ chọn biện pháp đối thoại chính trị ôn hòa hay vận động một cách lương thiện, thuyết phục một cách đàng hoàng, văn minh mà bao giờ cũng là bạo lực. Họ luôn nghĩ bạo lực trước tiên, bạo lực là đòn mạnh nhất và hiệu quả nhất mà họ nghĩ và dùng luôn trong mọi trường hợp. Tôi nghĩ bài học rút ra là chúng ta không nên mơ hồ về sự tàn bạo và vô nhân của bộ máy nhà nước công an trị. Một bên đã hành xử quá mức như vậy thì bên kia tìm cách đối phó rất khó khăn. Chúng ta đều thấy thuyết phục bên ngoài thì họ không nghe, còn đấu tranh thì bị đàn áp, vậy giải pháp nào vẫn là câu hỏi rất đau đầu.
RFA: Liệu chính quyền Việt Nam có rút ra được bài học gì từ vụ Đồng Tâm này?
Phạm Đoan Trang: Chính quyền Việt Nam chỉ rút ra bài học trong vụ đồng Tâm này nếu họ thất bại. Tức nếu họ thấy cách sử dụng bạo lực không đi về đâu, thậm chí gây thiệt hại to lớn, ảnh hưởng đến nồi cơm, đến tiền và tính mạng của họ thì họ mới rút ra bài học chứ với tình trạng vẫn không làm sao cả thì họ sẽ không rút ra bài học nào. Nguyên tắc của những kể gây tội ác là khi cái ác không bị kiểm soát, những người gây tội ác không bị chịu trách nhiệm thì chẳng có lý do gì để đảng cộng sản dừng khủng bố và đàn áp. Bởi vì họ không bị chế tài, không bị trừng phạt mà lại hiệu quả vì mỗi lần làm như vậy thì nỗi sợ lan rộng, vậy tại sao không làm? Họ sẽ còn dùng tiếp phương pháp bạo lực của họ.
RFA: Báo cáo đề cập đến 4 yêu cầu, chị có hy vọng gì về việc những đề xuất này sẽ được thực hiện hay không?
Phạm Đoan Trang: Tôi nghĩ không có hy vọng gì. Đề xuất yêu cầu chính quyền Việt Nam tổ chức điều tra độc lập hoặc để các phái đoàn quốc tế vào điều tra thì thôi nghĩ chúng ta đều biết không có chuyện đó. Nhưng dù vậy vẫn cần được nêu ra bởi vì cần cho thế giới cũng như dân trong nước thấy sự từ chối hành xử văn minh của nhà nước cộng sản Việt Nam thế nào.
RFA: Chị đã nhận được phản hồi gì từ các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức nhân quyền về báo cáo này?
Phạm Đoan Trang: Họ đang đọc. Tất cả đều cảm ơn và nói rằng thời điểm này họ cực kỳ cần tài liệu như vậy vì họ không có nguồn thông tin nào. Họ cũng như chúng ta nguồn tin đều từ Bộ Công an thì họ cần báo cáo như vậy. Tôi nghĩ họ sẽ có các động thái liên quan trong thời gian tới.
RFA: Tiếp theo, nhóm hành động vì Đồng Tâm có dự định làm gì nữa thưa chị?
Phạm Đoan Trang: Chúng tôi vẫn dự định làm rất nhiều việc những không nói công khai được vì phải bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật chính những việc mình đang làm để công an không phá.
RFA: Theo Ân Xá Quốc Tế đã có 3 facebookers bị bắt giữ vì đưa tin về Đồng Tâm. Công bố bản báo cáo vào lúc này, chị có sợ nguy hiểm gì cho bản thân cũng như những người cùng thực hiện?
Phạm Đoan Trang: Thật ra cũng như những người khác, tôi cũng sợ, tôi cảm thấy được sự căm thù của công an đối với mình lên mức nào nhưng việc thì vẫn phải làm vì sợ hay không sợ thì họ vẫn đàn áp, đâu phải vì mình sợ hãi mà họ buông tha. Tôi luôn nghĩ nỗi sợ hãi ngăn chặn chúng ta làm mọi việc. giả sử bây giờ mười mấy ngàn nhà báo, hơn 1.000 cơ quan báo chí, giá như mỗi cơ quan báo chí chỉ cần một nhà báo dám lên tiếng thì đã có dân chủ lâu rồi. Vấn đề là nỗi sợ đã giết chúng ta, khiến chúng ta không làm được gì. Trước khi công an cộng sản hay nhà nước cộng sản kịp ra tay thì chúng ta đã thúc thủ.
RFA: Cảm ơn chị đã dành thời gian cho RFA.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dong-tam-report-information-transparency-efforts-01172020110018.html

Đồng Tâm :

Công an Việt Nam ngăn chận « tài trợ khủng bố »

Thanh Phương
Sau vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, Hà Nội ngày 09/01/2020, hàng trăm người trong và ngoài nước đã gởi tiền phúng điếu đến gia đình Lê Đình Kình, người đã bị công an bắn chết và vừa được mai táng hôm 13/01/2020. Công an Việt Nam đã phong tỏa tài khoản ngân hàng được mở để nhận tiền phúng điếu này. Đối với công an, đây là tiền « tài trợ khủng bố ».
Theo thông báo của bộ Công An Việt Nam hôm 17/01/2020 khi điều tra vụ án « giết người, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chống người thi hành công vụ » tại xã Đồng Tâm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước « tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án ». Vì xem đây là hành vi « tài trợ khủng bố », cơ quan điều tra đã yêu cầu các ngân hàng phong tỏa một số tài khoản có liên quan.
Trong thông báo, bộ Công An còn đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước « nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý ».
Trước mắt, tài khoản mở tại Ngân hàng Vietcombank, mang tên Nguyễn Thúy Hạnh, đã bị phong tỏa. Theo lời bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động, chỉ trong 2 ngày số tiền quyên góp chuyển tới tài khoản này đã lên tới gần 530 triệu đồng. Trên mạng xã hội Facebook, bà Nguyễn Thúy Hạnh kể lại là hôm 17/01/2020 khi bà ra một chi nhánh của ngân hàng Vietcombank để rút số tiền nói trên thì được nhân viên ngân hàng thông báo rằng tài khoản của bà « đã bị phong toả », mà không nói rõ lý do. Bà Hạnh cho biết thêm : « Tôi sẽ mời luật sư, tiếp tục làm việc với VCB để có được sự giải quyết thoả đáng».
Việc ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản nhận tiền phúng điếu cho gia đình ông Lê Đình Kình đã gây bất bình cho những người gởi tiền đến tài khoản này. Nhiều người đã công khai tuyên bố tẩy chay Vietcombank.
Trước đó, hôm 15/01/2020, công an Việt Nam cáo buộc nhóm người dân khiếu kiện đất đai ở Đồng Tâm, đứng đầu là ông Lê Đình Kinh, đã nhận tiền từ các tổ chức « khủng bố », như Việt Tân, để « gây rối ».
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200118-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-c%C3%B4ng-an-vi%E1%BB%87t-nam-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91

Giới bất đồng chính kiến tẩy chay Vietcombank

sau khi tiền ủng hộ gia đình cụ Kình bị phong toả

Tin từ Việt Nam: Hàng trăm người hoạt động khắp cả nước đã tuyên bố tẩy chay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và đóng tài khoản ở ngân hàng này sau khi Vietcombank đóng băng số tiền đóng góp từ nhiều người vào tài khoản của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh (Hà Nội) để hỗ trợ gia đình cụ Lê Đình Kình.
Sau hơn một tuần bị giam lỏng trong nhà kể từ khi vụ thảm sát Đồng Tâm xảy ra, vào thứ Sáu ngày 17/01, bà Hạnh ra ngân hàng Vietcombank để rút số tiền hơn 528 triệu đồng (khoảng 22.500 Mỹ kim), là số tiền người Việt từ khắp nơi trên thế giới gửi về ủng hộ gia đình cụ Kình, người bị công an Việt Nam giết hại trong vụ tấn công vào tư gia của cụ ngày 09/01. Ngân hàng từ chối chi trả và nói rằng tài khoản của bà đã bị đóng băng.
Sau khi tin này lan truyền trên mạng xã hội, hàng trăm người hoạt động khắp cả nước đã tuyên bố sẽ không sử dụng dịch vụ của ngân hàng này nữa nếu Vietcombank không cho bà Hạnh rút số tiền trên. Nhiều người còn kêu gọi người thân và bạn bè tẩy chay Vietcombank.
Trên trang tin của bộ công an cộng sản, thứ trưởng Lương Tam Quang nói rằng bộ này đã yêu cầu đóng băng một số tài khoản vì có liên quan đến gia đình cụ Kình và người dân Đồng Tâm. Bộ cho rằng tiền
ủng hộ sẽ được sử dụng để mua vũ khí chống lại nhà cầm quyền và coi tiền như vậy là ủng hộ khủng bố.
Theo nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, an ninh Việt Nam đã sách nhiễu nhiều người gửi tiền phúng điếu cụ Kình và ủng hộ gia đình, doạ sẽ trừng phạt họ bằng bắt bớ và tù đày.
Sau khi giết cụ Kình bằng 4 viên đạn ngay tại nhà của cụ, công an Việt Nam khống chế đám tang của cụ, và giờ đây lại cướp số tiền mà hàng trăm người dân ủng hộ gia đình cụ. Hai con và hai cháu nội của cụ đang bị giam giữ và bị cáo buộc giết người.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/gioi-bat-dong-chinh-kien-tay-chay-vietcombank-sau-khi-tien-ung-ho-gia-dinh-cu-kinh-bi-phong-toa/

Tin trong nước

Hàng loạt bệnh viện lập bot thu tiền xe

Tin Vietnam.- Báo Tiền phong ngày 18 tháng 1 năm 2020 loan tin, hầu hết các bệnh viện lớn ở Hà Nội như Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương và một loạt bệnh viện khác đã lập các bot để thu tiền các phương tiện vào bệnh viện.
Theo đó, các xe hơi vào bệnh viện đón bệnh nhân, hoặc người thân sẽ bị phía bệnh viện thu ít nhất là 20,000 đồng/lượt. Tại bệnh viện Việt Đức, nếu các xe hơi cá nhân, và taxi vào bệnh viện quá 5 phút sẽ bị thu tiền. Còn bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì sẽ thu tiền nếu các xe vào quá 15 phút. Điều này khiến nhiều người bất mãn, vì người bệnh đã phải chịu nhiều đau đớn khi bị các căn bệnh hành hạ, vừa phải tốn tiền để điều trị nhưng ngay cả việc một chiếc xe hơi đưa đón mình cũng bị bệnh viện bóc lột.
Không chấp nhận sự việc trên, nhiều tài xế đã đậu trước cổng bệnh viện để bệnh nhân tự đi vào, hoặc tự đi ra để không tốn tiền một cách vô lý. Điều này dẫn đến một số tuyến đường trước cửa bệnh viện bị kẹt xe, gây bất mãn cho người tham gia giao thông.
Việc kẹt xe được đại diện một số bệnh viện thoái thác rằng, vấn đề giao thông thuộc về trách nhiệm của cảnh sát giao thông, của cơ quan cai quản địa phương chứ không phải bệnh viện.
Ông Nguyễn Văn Thanh, cựu Chủ tịch hiệp hội Vận tải xe hơi Việt Nam cho rằng, hành động lập barie thu tiền của bệnh viện chính là đang tận thu tiền của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Việc này khiến nhiều xe không qua chốt, gây kẹt xe, và hậu quả có thể xảy ra là bệnh nhân cấp cứu sẽ chết ngay trước cổng bệnh viện vì không vào được bên trong.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hang-loat-benh-vien-lap-bot-thu-tien-xe/

Việt Nam đã vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc

như thế nào?

Trần Thảo Vy
Chính sách ngoại giao bẫy nợ là gì?
Trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đã cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu.[1] Một trong những hình thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.
“Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra”.[2] Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương.
Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”[3]
Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc.
Việt Nam vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc
Mặc dù báo chí nước ngoài không nhắc tới, báo chí Việt Nam thì không được phép nhắc tới việc này, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu để thấy được thực sự Việt Nam đã và đang trở thành “nạn nhân” của chính sách này hay không.
Với vị trí là một quốc gia có bờ biển chạy dọc biển Đông, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các quốc gia ven biển Đông, và Việt Nam cũng đang là một bên “cứng đầu” chống lại tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông. Chính vì vậy, các quan hệ ngoại giao hay kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc cũng không thể tách ra khỏi bối cảnh này. Và vì thế cũng không có chuyện, Trung Quốc chỉ áp dụng chính sách “ngoại giao bẫy nợ” với các quốc gia khác, mà hơn hết, Trung Quốc hiểu rằng khó có thể dùng biện pháp quân sự với Việt Nam, nhưng dùng các “biện pháp kinh tế cưỡng đoạt” thì dễ hơn nhiều.
Báo chí Việt Nam gần đây đang xôn xao về một loạt sự kiện liên quan đến các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ điểm một số trường hợp cụ thể để xem xét. Tiêu biểu là trường hợp tuyến đường sắt nội ô Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội; Dự án đường sắt Lào cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nhà máy đạm Ninh Bình và Nhà máy gang thép Thái Nguyên.
1.Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Dự án này khởi công từ năm 2011 và đến nay vẫn chưa thể vận hành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.[4]
2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng
Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.
3. Nhà máy đạm Ninh Bình
Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.
Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.
Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.
Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc…
Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay “sập bẫy” và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”[5]
4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2
Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.
Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.
Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký.
Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.
TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”[6]
Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.
Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”[7]
Các khoản vay từ Trung Quốc “lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”[8]
Kết luận
Qua khảo sát 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc…Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.
Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.
[1] U.S. Department of Defense. Summary of the 2018 National Defense Strategy of The United States of America, 19 Jan. 2018.
[2] https://www.belfercenter.org/sites/default/files/files/publication/Debtbook%20Diplomacy%20PDF.pdf
[3] Tillerson, Rex W. “U.S.-Africa Relations: A New Framework.” 6 March 2018, George Mason University, Fairfax, VA.
[4] https://soha.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vay-trung-quoc-14-ngan-ty-chua-biet-bao-gio-xong-20191101152927474rf20191101152927474.htm
[5] https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dam-ninh-binh-nang-no-trung-quoc-sap-bay-the-nao-3317025/
[6] https://plo.vn/thoi-su/sai-pham-khung-tai-du-an-gang-thep-thai-nguyen-876355.html
[7] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html
[8] https://trithucvn.net/kinh-te/1-3-so-du-an-thua-lo-nganh-cong-thuong-co-von-vay-tu-trung-quoc.html
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-vn-got-itself-into-debt-trap-diplomacy-01172020112551.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.