Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/01/2020

Saturday, January 18, 2020 1:24:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 17/01/2020

Các Thượng Nghị Sĩ

tuyên thệ chuẩn bị cho phiên xét xử luận tội

Tin Washington DC – Vào thứ Năm, 16 tháng 1, Thượng Viện đã thực hiện các bước đầu tiên để chuẩn bị cho phiên xét xử luận tội Tổng Thống Trump vào tuần tới, cũng là phiên xét xử thứ 3 trong lịch sử Thượng Viện Hoa Kỳ. Tương tự như mọi hoạt động quốc hội, phiên xét xử tại Thượng Viện sẽ bắt đầu với nhiều thủ tục hành chính, và sẽ không có nhiều diễn tiến đáng chú ý cho tới khi hồ sơ luận tội được tranh luận vào tuần sau.
Chánh Án John Robert của Tối Cao Pháp Viện đã tuyên thệ để chủ trì các thủ tục tại Thượng Viện, và sau đó thực hiện nghi thức tuyên thệ cho toàn bộ 100 thượng nghị sĩ đảm nhận vai trò bồi thẩm đoàn. Trước đó trong cùng ngày, 7 công tố viên Hạ Viện, được bổ nhiệm bởi Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, đã có mặt tại trụ sở Thượng Viện. Chánh công tố, Dân Biểu Dân Chủ Adam Schiff của California, đã chính thức đọc văn bản bổ nhiệm họ và 2 nghị quyết luận tội được Hạ Viện phê chuẩn vào tháng trước. Quy định của Thượng Viện nói rằng, tổng thống sẽ vẫn cần được triệu tập và được cho cơ hội để lên tiếng. Tổng Thống Trump chủ yếu sẽ được đại diện bởi 2 luật sư, gồm cố vấn Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone và ông Jay Sekulow, một luật sư tư nhân từng đại diện Tổng Thống Trump trong cuộc điều tra Nga.
Theo dự kiến, việc luận tội sẽ không có tiến triển gì thêm trong tuần này. Các thượng nghị sĩ nhiều khả năng sẽ quay về nhà nhân dịp nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr., và phiên xét xử sẽ bắt đầu vào thứ Ba tuần sau.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-thuong-nghi-si-tuyen-the-chuan-bi-cho-phien-xet-xu-luan-toi/

Luận tội Trump: Các thượng nghị sĩ Mỹ

tuyên thệ làm bồi thẩm đoàn

Phiên tòa luận tội Trump bắt đầu tại Thượng viện Hoa Kỳ
100 nhà lập pháp của Thượng viện Hoa Kỳ đã tuyên thệ hôm 16/1 (theo giờ Mỹ) với tư cách là bồi thẩm cho phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump.
Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts đã tuyên thệ trước các thượng nghị sĩ sẽ “thực thi công lý một cách vô tư”.
Trong những tuần tới, các thượng nghị sĩ sẽ quyết định liệu ông Trump có nên bị truất phế bởi các cáo buộc mà Hạ viện đưa ra hay không, trong phiên tòa dự kiến bắt đầu vào ngày 21/1 tới.
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Luận tội: Nhà trắng từ chối viện trợ cho Ukraine ngay sau cuộc gọi của Trump
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Hạ Viện ra báo cáo dựng nền tảng cho việc luận tội Trump
Chánh án Roberts đã hỏi các thượng nghị sĩ: “Các vị có thề một cách long trọng rằng, tất cả những gì liên quan trong phiên luận tội Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ, các vị sẽ thực thi công lý theo đúng Hiến pháp và pháp luật?”
Các nhà lập pháp đã trả lời: “Tôi thề”, trước khi ký giấy đồng ý.
Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell, thuộc đảng Cộng hòa, sau đó đã hoãn các thủ tục trước phiên tòa và tuyên bố phiên tòa sẽ bắt đầu lúc 13:00 giờ Đông Hoa Kỳ (tức 1:30 sáng theo giờ Việt Nam) thứ Ba ngày 21/1 tới.
Ông Trump bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.
Ông đã phủ nhận thực hiện bất cứ hành vi sai trái nào và coi vụ luận tội này chỉ là “trò lừa bịp”.
Điều gì đã xảy ra vào thứ năm?
Hai điều khoản luận tội ông Trump được chuyển đến từ Hạ viện, đã được ông Adam Schiff – người phụ trách nhóm công tố và là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ – đọc tại Thượng viện.
Ông Schiff là một trong bảy người thuộc nhóm công tố đưa ra cáo buộc chống lại tổng thống. Ông nói rằng, không có tổng thống nào từng tìm cách cản trở một cuộc điều tra luận tội đến như vậy.
Chuck Schumer, nhà lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, một lần nữa kêu gọi triệu các nhân chứng và bổ sung các tài liệu mới.
“Sức nặng của những cáo buộc này là hiển nhiên. Hạ viện cáo buộc tổng thống đã dùng tiền bạc gây sức ép lên một nhà lãnh đạo nước ngoài vì mục tiêu cá nhân”, ông Schumer nói.
Tổng thống Donald Trump bị đưa ra luận tội – việc đó diễn ra thế nào?
Người ta nhìn thấy Thượng nghị sĩ Susan Collins thuộc đảng Cộng hòa, người đang đối mặt với một cuộc đua tái tranh cử khó khăn trong năm nay, lau nước mắt khi các cáo buộc được đọc.
Trước phiên tòa, các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ đã chỉ trích nặng nề ông McConnell sau khi ông này cam kết sẽ “làm việc phối hợp toàn diện” với tổng thống – mà điều này, theo đảng Dân chủ, dường như bỏ qua nghĩa vụ thực thi công lý một cách công bằng mà các thượng nghị sĩ phải tuyên thệ.
Phát biểu sau các thủ tục tố tụng hôm 16/1, ông Schumer nói với các phóng viên rằng: “Ông McConnell nói rằng, ông ấy sẽ nhận tín hiệu từ tổng thống. Còn chúng tôi nhận tín hiệu từ bất cứ ai.”
Ông Schumer cho biết, ông hy vọng các nhân chứng sẽ được triệu trong phiên tòa vào tuần tới. Ông nói rằng, ông chưa thấy điều này trong các quy tắc của phiên tòa luận tội mà các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa đưa ra.
Nhưng ông McConnell không loại trừ việc gọi các nhân chứng. Ông đề nghị tổ chức một phiên tòa tương tự như những gì đã áp dụng với cựu Tổng thống Bill Clinton năm 1999. Khi đó, các thượng nghị sĩ quyết định sẽ gọi nhân chứng nào sau khi mở các cuộc tranh luận và sau một khoảng thời gian chất vấn bằng văn bản.
Hôm 16/1, Tổng thống Trump tuyên bố tại Nhà Trắng rằng: “Tôi nghĩ phiên tòa sẽ diễn ra rất nhanh thôi”.
“Đây hoàn toàn là một trò bịp”, ông Trump nói. “Một trò lừa bịp do đảng Dân chủ đưa ra để họ có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới”.
Bối cảnh cuộc luận tội
Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump lôi kéo một quốc gia nước ngoài để giúp ông về mặt chính trị bằng cách cố gắng buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Bien – ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho chức Thống Mỹ.
Ông Trump là tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội. Hai người trước là Andrew Johnson và Bill Clinton nhưng họ đều không bị phế truất.
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại, Việt Nam hưởng lợi
Facebook gỡ hàng loạt tài khoản giả ‘chống cộng, phò Trump’ của Đại Kỷ Nguyên
Cộng đồng Tin lành ở Mỹ chia rẽ về ông Trump
Ứng cử viên Dân chủ hàng đầu tranh cãi về ‘nữ tổng thống’
Phải cần tới đa số 2/3 thượng nghị sĩ tại Thượng viện đồng thuận để buộc tội và phế truất ông Trump.
Tuy nhiên, khả năng này gần như bằng không, khi đảng Cộng hòa của ông Trump hiện đang kiểm soát Thượng viện.
Đội ngũ bào chữa của ông Trump chưa được công bố chính thức, nhưng hai luật sư của Nhà Trắng Pat Cipollone và Jay Sekulow được cho sẽ lãnh đạo nhóm này.
Tháng 2 tới, giữa khi đảng Dân chủ đang tiến hành bầu ứng cử viên để tham gia cuộc đua tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm nay, tại hai bang Iowa và New Hampshire, thì phiên toàn luận tội vẫn có thể đang diễn ra.
Do vậy, ba trong số các ứng cử viên – Bernie Sanders, Elizabeth Warren và Amy Klobuchar – là các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ sẽ phải giảm quy mô chiến dịch tranh cử xuống để tham dự phiên tòa luận tội.
Hai ứng cử viên hàng đầu khác – Joe Biden và Pete Buttigieg – có kế hoạch tận dụng thời cơ này để tiến hành vận động chớp nhoáng tại Iowa trong vài ngày trước cuộc bỏ phiếu quyết định vào ngày 3/2 tới ở bang này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51145229

Phiên xử luận tội Tổng thống Trump khai diễn

Phiên xét xử của Thượng viện Mỹ về việc có truất phế Tổng thống Donald Trump hay không chính thức bắt đầu hôm 16/1 dù một cơ quan giám sát của Quốc hội phát hiện Tòa Bạch Ốc phạm luật khi giữ lại khoản viện trợ an ninh mà Quốc hội đã chuẩn thuận cho Ukraine.
Đánh giá của Văn phòng Thanh tra Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) là một bước lùi cho Tổng thống Trump dù chưa rõ liệu việc này có đưa vào trong phiên xử tại Thượng viện do phe Cộng hòa dẫn đầu hay không vì các vấn đề chính như nhân chứng có xuất hiện hay không hoặc bằng chứng mới có được xem xét hay không vẫn còn là những dấu hỏi.
Dân biểu Dân chủ Adam Schiff, đứng đầu nhóm 7 thành viên ở Hạ viện đóng vai trò các công tố viên, xuất hiện tại Thượng viện để đọc các cáo trạng đã được Hạ viện thông qua hôm 18/12 tố cáo ông Trump lạm dụng quyền hành và cản trở Quốc hội xuất phát từ các trao đổi của ông với Ukraine.
Chánh án John Roberts được 4 nhà lập pháp cao cấp đưa vào Thượng viện, tuyên thệ để chủ tọa phiên xử và sau đó cho các thượng nghị sĩ tuyên thệ.
99 thượng nghị sĩ có mặt từng người ký giấy đồng ý. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Inhofe đang ở bang Oklahoma vì gia đình có người bệnh, theo văn phòng ông thông báo, nhưng ông sẽ ký sau.
Dự kiến, Thượng viện sẽ tha bổng cho ông Trump vì không một ai trong số 53 thượng nghị sĩ Cộng hòa tán đồng việc truất phế ông Trump. Việc truất phế cần phải có 2/3 đa số đồng ý.
Tổng thống Trump khẳng định không làm gì sai và gọi tiến trình đàn hặc này là một tiến trình dối trá.
https://www.voatiengviet.com/a/phi%C3%AAn-x%E1%BB%AD-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-khai-di%E1%BB%85n/5248718.html

Luận tội: Trump ‘biết rất rõ chuyện gì đang xảy ra’,

trợ lý của Giuliani nói

Một trợ lý của Rudy Giuliani nói rằng Tổng thống Trump “biết chính xác những gì đang diễn ra” liên quan đến nỗ lực gây áp lực buộc Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai.
Lev Parnas, một cộng sự thân cận với luật sư riêng của ông Trump, đưa ra bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC.
Ông Parnas đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự riêng, cho biết ông Giuliani chẳng bao giờ điều tra về tham nhũng.
Áp lực Ukraine là với ý định gây thiệt hại cho ứng cử viên đối thủ đảng Dân chủ có tiềm năng của Tổng thống Trump.
Tổng thống phủ nhận các cáo buộc.
Hạ viện Hoa Kỳ luận tội ông Trump tháng trước, và buộc ông tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Sự việc đã được gửi đến Thượng viện vào thứ Tư, nơi một phiên tòa sẽ được tổ chức.
Ông Parnas nói Tổng thống nói dối và biết rằng trừ khi Ukraine có một cuộc điều tra về ông Biden và Hunter, con trai ông, người là giám đốc của một công ty khí đốt Ukraine, viện trợ quân sự cho nước này sẽ bị giữ lại.
Ông Parnas cũng tuyên bố rằng mục đích cuộc điều tra là để đào bới tin bẩn đối với ông Biden, người đang mong được đề cử là ứng cử viên của đảng Dân chủ, thách thức Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Thượng viện Mỹ lập bồi thầm đoàn cho phiên tòa luận tội Trump
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Đầu tuần này, thư, hồ sơ điện thoại, ghi chú và ổ đĩa flash đã được lấy từ ông Parnas, một doanh nhân người Mỹ gốc Ukraine, trong nỗ lực củng cố cáo buộc ông Trump của đảng Dân chủ tại phiên tòa sắp tới của Thượng viện.
Các tài liệu trên cho thấy doanh gia sinh ra ở Ukraine này liên lạc thường xuyên với ông Giuliani cũng như các quan chức Ukraine và liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra ông Biden.
Lev Parnas nói gì?
Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm thứ Tư, ông Parnas nói rằng ông Trump “biết rõ tất cả các động thái của tôi”.
“Tôi sẽ không dám làm bất cứ điều gì nếu không có sự đồng ý của Rudy Giuliani hoặc của tổng thống. Tại sao những người thân cận của Tổng thống Zelensky, Bộ trưởng [Nội vụ] [Asen] Avakov hay những người này hoặc [cựu] Tổng thống [Petro] Poroshenko phải gặp tôi?
“Tôi là ai? Họ được bảo là phải gặp tôi. Và đó là bí mật mà họ đang cố giữ.” Ông Parnas nói.
Lev Parnas đưa ra chứng cớ mới nào?
Một ghi chú viết tay từ ông Parnas nói: “Bảo Zalensky phải công bố rằng vụ Biden sẽ được điều tra.”
Ngoài ra, tài liệu mới còn có một ảnh chụp màn hình bức thư chưa được tiết lộ trước đó của ông Giuliani gửi ông Zelensky, yêu cầu sắp xếp một cuộc họp.
Thư của ông Giuliani tự mô tả là “cố vấn riêng cho Tổng thống Trump” và nói rằng ông Trump có “biết và đồng ý” về hành động của ông Giuliani.
Cuộc gặp đã không bao giờ diễn ra khi ông Giuliani cuối cùng hủy chuyến đi tháng 5 tới Ukraine.
Một số tin nhắn cho thấy cựu đặc phái viên Hoa Kỳ có vẻ đã bị theo dõi.
Còn cựu đại sứ Mỹ thì sao?
Một số tài liệu thu được cho thấy ông Parnas và ông Giuliani thảo luận về việc loại bỏ Marie Yovanovitch, đại sứ Mỹ lúc đó ở Ukraine.
Một số tin nhắn cho thấy có vẻ cựu đặc phái viên Hoa Kỳ đã bị theo dõi.
Bản ghi điện đàm cho thấy ông Trump hối thúc điều tra về Biden
Luận tội: Nhà trắng từ chối viện trợ cho Ukraine ngay sau cuộc gọi của Trump
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, ông Parnas tuyên bố rằng động lực duy nhất để loại bỏ bà Yovanovitch ra khỏi chức vụ, là vì bà là một cản trở cho nỗ lực ép Ukraine tuyên bố sẽ điều tra về Joe Biden.
Ông Parnas rõ ràng đã được cập nhật thông tin về vị trí của đại sứ và điện thoại di động do một người tên là Robert F Hyde sử dụng.
Ông Hyde là một ứng cử viên quốc hội đảng Cộng hòa ở Connecticut và là một nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Trump.Bà Yovanovitch đang thúc dục một cuộc điều tra các tin nhắn.
“Ý nghĩ rằng công dân Mỹ và những người khác đang theo dõi mọi chuyển động [của bà] là điều… thật đáng lo ngại”, luật sư của bà nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51132904

AWB ‘vác đá vá trời’

để 350 con lai bị kẹt ở Việt Nam sang Mỹ

An Hải
“Lúc đầu chúng tôi ví những việc làm của mình như vác đá vá trời, chúng tôi không can tâm chứng kiến cảnh hơn 350 anh chị em lai bị kẹt lại ở Việt Nam. Cho đến nay chúng tôi đã đưa được 48 người con lai qua Mỹ,” ông Jimmy Willer, sáng lập viên của Hội Tình Lai Không Biên giới (AWB), nói với VOA.
Năm 1988, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Amerasian Homecoming Act (HCA) và cùng với chương trình Orderly Departure Program (ODP), đã mở đường cho những cuộc hành trình rời quê mẹ về quê cha của gần 30.000 con lai Mỹ, sinh ra trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào năm 2013, chính phủ Mỹ đã đóng cửa chương trình HCA – xét duyệt hồ sơ chủ yếu căn cứ vào diện mạo – khiến hàng trăm con lai bị kẹt lại Việt Nam. Ông Willer nói: “Chúng tôi đã vận động để cánh cửa ấy không bị khép lại.”
Ông Jimmy Willer, có tên tiếng Việt là Nhật Tùng, cho VOA biết, ông đã chính thức thành lập AWB vào năm 2010 và bắt đầu phát động chương trình DNA.
Gần đây nhất, tiếp tục nỗ lực để giúp đỡ anh chị em con lai còn kẹt lại Việt Nam, hôm 13/01/2020, AWB, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ, đã vận động dân biểu Hoa Kỳ cứu xét hồ sơ con lai còn lại, sử dụng kỹ thuật DNA.
Theo AWB, tiến trình xét nghiệm DNA giúp xác minh những người được cho là con lai có đích thực có cha là cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam hay không. Phương pháp thử DNA này đã giúp tìm kiếm và truy nguyên lịch sử gia đình, nhờ vậy mà hàng chục người đã được sang Mỹ, ông Willer cho biết.
Ông Jimmy nói: “Hơn 500 mẫu DNA của anh chị em lai được gửi qua Mỹ thử có hơn 400 mẫu cho kết quả là lai.”
VOA có cuộc trao đổi với ông Jimmy Willer về những nỗ lực của AWB trong việc đưa con lai ở Việt Nam sang Mỹ.
VOA: Được biết hồi đầu tuần này ông có cuộc gặp với văn phòng Dân biểu Cathy Mcmorris Rodgers của bang Washington để vận động cho việc đưa những người con lai còn lại ở Việt Nam sang Mỹ, ông có thể cho biết thêm thông tin về cuộc gặp này?
Jimmy Willer:
“Tôi muốn bà Rodgers đề xuất một dự luật với hai điều: 1. Cho phép sử dụng kỹ thuật DNA để xác minh những người lai, không cần biết là họ có tìm được cha hay không, vì việc tìm được cha rất là khó khăn.
“Có đến 58 ngàn quân nhân Mỹ đã mất, và 3 ngàn quân nhân Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam thì việc để tất cả những người con lai tìm được cha là không thể, trừ phi việc DNA có thể cho biết họ có lai hay không mà thôi. 2. Cho phép những người con của họ trên 21 tuổi độc thân được đi cùng với cha mẹ khi hồ sơ được chấp thuận.
“Tôi nói với các phụ tá của bà dân biểu rằng những người con của con lai độc thân trên 21 tuổi sẽ đến Mỹ và sẽ đóng góp vào lực lượng lao động của Hoa Kỳ.
VOA: Cho đến nay thì số người con lai Mỹ còn kẹt lại là bao nhiêu? Và cụ thể ông muốn vận động một nỗ lực pháp lý như thế nào để giúp họ qua Mỹ?
Jimmy Willer:
“Trong bức thư gửi cho văn phòng dân biểu, tôi cũng trình bày chi tiết những hoạt động của AWB cùng danh sách gần 350 người con lai hiện còn ở Việt Nam. Trong đó có 82 người lai đen và 231 người lai trắng, đã thử DNA và hiện chưa tìm được cha trong hội AWB, chưa kể khoảng trên 40 người đang được các hội khác giúp đỡ.
“Vấn đề là phần lớn trong số họ không tìm được cha. Như vậy sẽ phải làm thế nào?
“Khi chúng tôi thực hiện chương trình DNA thì chúng tôi xem tất cả những người này như đang đi trên một chiếc thuyền và chiếc thuyền này đang bị chìm. Tôi muốn cứu hết tất cả mọi người!
“Còn những người mà chúng tôi hiện đang trợ giúp để sang Mỹ là những người bơi gần chúng tôi, chúng tôi kéo họ lên trước. Mục đích của chúng tôi không phải là kéo từng người lên, mà là cứu tất cả mọi người trên chiếc tàu đó.
“Chúng tôi không đòi hỏi một chương trình kéo dài, mà chỉ để hỗ trợ cho 350 người lai này thôi, giúp cho đi trong vòng năm nay, hoặc năm sau phải dứt điểm.
“Do đó chúng tôi cần các dân biểu đề xuất một dự luật, một một tu chính án cho luật hiện hành, áp dụng kỹ thuật DNA.”
“Tôi muốn rằng trong năm nay khi Tổng thống Donald Trump làm việc với Quốc hội về cải cách chính sách di dân, cho DACA… thì bao gồm luôn chính sách cho con lai vào trong gói dự luật ấy.”
XEM THÊM:
Con lai ‘Thiên Thần’ của một cựu binh Mỹ
VOA: Ông có thể cho biết đôi chút về AWB?
Jimmy Willer:
Lúc ban đầu tôi nghĩ sẽ có kế hoạch tìm cách đưa con lai sang Mỹ dù biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mình làm cái việc như vác đá vá trời, trong tay không có tài lực, mà sự hiểu biết của mình cũng hạn hẹp trong các vấn đề thủ tục, giấy tờ, luật pháp…
“Năm 2010 chúng tôi thành lập Hội Tình lai Không biên giới (Amerasians Without Borders). Chúng tôi mất đến 5 năm trời để gom hết tất cả những thông tin, hồ sơ về những người lai tại Việt Nam từ Huế đến Cà Mau, bao gồm miền Trung, miền Nam, miền Tây. Lúc đó chúng tôi chỉ truyền miệng với nhau, người này biết người kia để kết nối với nhau.”
“Đến năm 2012, đầu năm 2013 Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam thông báo rằng Chương trình lai sẽ đóng cửa vào năm 2013 vì đương đơn lai không có đủ chứng từ để nộp hồ sơ. Chúng tôi nghe như vậy thì quyết tâm rằng phải làm sao để cánh cửa đó không bị đóng, mà phải mở ra cho các anh chị em lai.”
Ông Jimmy Willer, có tên Việt Nam là Nhật Tùng, sáng lập viên của AWB. Photo AWB.
VOA: Lý do nào khiến AWB đề xuất kỹ thuật DNA?
Jimmy Willer:
Đa số những người lai tại Việt Nam không chứng minh được nhân thân của họ, họ không chứng minh được rằng người cha của họ là người lính Hoa Kỳ. Họ không còn thực hiện việc chấp thuận dựa trên hình dạng bên ngoài như thời của chúng tôi: nhìn thấy lai là cho đi, thấy lai là cho đi… Sau này thì khó khăn hơn. Khi lớn hơn thì nét lai của chúng tôi phải phai nhạt đi.
“Do đó chúng tôi nghĩ đến giải pháp DNA, nhưng lúc đầu chi phí DNA rất đắc. Khi chúng tôi lập Hội thì chi phí DNA tốn 1.000 đôla/test, sau này còn 350 đôla/test. Số tiền quyên góp từ các sự kiện họp mặt con lai trang trải cho các chi phí DNA, còn dư lại thì hỗ trợ cho các anh chị lai ở Việt Nam bị bệnh hay gặp tai nạn.
VOA: Trong thời gian qua AWB đã hỗ trợ thử DNA cho bao nhiêu người?
Jimmy Willer:
“Mỗi năm chúng tôi chỉ có thể gửi về Việt Nam 100 kit, nhờ bạn bè mang về giúp. Những người trong Hội ở Việt Nam gọi họ lên để thử DNA. Một kit như vậy từ Mỹ về Việt Nam và trở lại Mỹ nhanh lắm cũng mất 2-3 tháng.
“Từ năm 2013 đến nay 2020 chúng tôi đã chuyển đi trên 500 test cho 500 người.”
“Trong 500 kit mà chúng tôi đã thử, số không phải lai, tức hoàn toàn 100% châu Á, là 119 người.”
“Tính đến nay, AWB đã đưa 48 người lai qua Mỹ.”
VOA: Bản thân là một người con lai, ông cảm thấy như thế nào mỗi khi tổ chức của ông kết nối được và đưa được con lai qua Mỹ?
Jimmy Willer:
“Nhật Tùng lớn không có cha, qua Hoa Kỳ năm 1989, và đến năm 1994 thì mới tìm được cha, và hai năm sau, tức năm 1986 thì cha mất.
“Với hoàn cảnh đó, tôi cảm thấy thật vui sướng và xúc động mỗi khi một hồ sơ tìm được cha cho một người con ở Việt Nam. Tôi cảm nhận như tìm lại được người cha của chính mình!”
VOA: VOA xin chân thành cảm ơn AWB và ông Jimmy Willer.
https://www.voatiengviet.com/a/awb-vac-da-va-troi-de-dua-350-con-lai-bi-ket-o-vn-sang-my/5248248.html

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

 chưa đầy một tuần sau cuộc bầu cử

Hãng Reuters thông tin (17/1), một tàu chiến Mỹ di chuyển qua eo biển Đài Loan hôm thứ Năm (16/1), chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử của hòn đảo.
Chiến hạm Mỹ đi về hướng bắc qua tuyến đường thủy nhạy cảm và các lực lượng vũ trang Đài Loan đã theo dõi nó từ đầu đến cuối, Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn vào thứ Sáu (17/1), mô tả đây là một nhiệm vụ thông thường.
“Người dân không cần phải lo lắng”, thông cáo của Bộ cho biết.
Đài Loan là vấn đề ngoại giao và lãnh thổ nhạy cảm nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của mình. Eo biển hẹp Đài Loan ngăn cách hòn đảo khỏi Trung Quốc là một điểm thường xuyên căng thẳng.
Trung Quốc đã đưa tàu sân bay mới nhất của họ, Sơn Đông, đi qua tuyến đường thủy trước cuộc bầu cử Đài Loan vào ngày 11/1. Đài Loan tố cáo rằng động thái đó là nhằm đe dọa.
Hải quân Hoa Kỳ cho biết tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Shiloh lớp Ticonderoga đã hoàn thành hành trình qua eo biển Đài Loan, nhưng không tiết lộ thêm thông tin.
Hoa Kỳ đã thực hiện các nhiệm vụ lẻ tẻ qua eo biển trong hai năm qua.
http://biendong.net/bi-n-nong/32677-tau-chien-my-di-qua-eo-bien-dai-loan-chua-day-mot-tuan-sau-cuoc-bau-cu.html

Ngoại trưởng Pompeo cảnh báo

các công ty Mỹ không được phép trợ giúp TQ

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 13/1 cảnh báo các công ty Mỹ tại thung lũng Silicon về những nguy cơ khi hợp tác với Bắc Kinh, kêu gọi không để công nghệ Mỹ trợ giúp cho “nhà nước giám sát toàn trị” Trung Quốc.
Trong một cuộc họp của Nhóm Lãnh đạo Thung lũng Silicon tại Câu lạc bộ Liên bang ở San Francisco – một hiệp hội của hơn 350 công ty tại trung tâm công nghệ California, Ngoại trưởng Pompeo nêu rõ: “Chúng ta cần đảm bảo rằng các công ty của chúng ta không thực hiện các thỏa thuận giúp củng cố cho quân đội của đối thủ cạnh tranh, hoặc thắt chặt sự đàn áp của chế độ tại các khu vực của quốc gia đó”.
Yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ “cần đảm bảo công nghệ Mỹ không tạo ra sức mạnh cho một nhà nước giám sát đích thực theo kiểu Orwellian toàn trị”, ông Pompeo nhấn mạnh: “Chúng ta cần đảm bảo các nguyên tắc của Mỹ không bị hy sinh để đổi lấy sự phát đạt”.
Những phát biểu của ông Pompeo được đưa ra trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng về việc chính quyền Trung Quốc sử dụng công nghệ tiên tiến để giám sát và kiểm soát người dân trong nước, bao gồm cả mạng lưới rộng lớn các camera quan sát (CCTV camera), một camera giám sát trung bình 4 người, trong đó rất nhiều camera được trang bị công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Theo Epoch Times, các nhà lập pháp và chuyên gia Mỹ gần đây đã thu hút sự chú ý đến vai trò của các công ty công nghệ Mỹ, trong việc xây dựng khả năng giám sát của chính quyền Trung Quốc.
Tháng 12/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, bao gồm các quy định về kiểm soát xuất khẩu công nghệ Mỹ trợ giúp cho việc giám sát của chính quyền Trung Quốc tại khu vực Tây Bắc Tân Cương. Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị giam giữ trong các trại “cải tạo” ở nơi đây.
Một phiên bản dự luật của Thượng viện đã được thông qua vào tháng 9/2019. Các nhà lập pháp hiện đang nghiên cứu chỉnh sửa dự luật để thông qua, và gửi đến tổng thống Mỹ.
Tháng 2/2019, Công ty Sản xuất thiết bị phòng thí nghiệm Thermo Fisher Scientific ở tiểu bang Massachusetts, thông báo rằng họ sẽ ngừng bán bộ giải mã DNA cho Tân Cương, sau khi bị chỉ trích từ
các nhà lập pháp Hoa Kỳ, rằng các sản phẩm của công ty đã được chính quyền Trung Quốc sử dụng để nhận diện người dân trong chiến dịch đàn áp của mình.
Hôm 2/1/2020, ông Ross LaJeunesse, cựu giám đốc điều hành Google, đã phê phán Google đặt lợi nhuận lên trên nhân quyền, dẫn chứng việc Google hợp tác với chính quyền Trung Quốc, bao gồm dự án “Dragonfly”, một công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt đã từng bị loại bỏ, và dự án trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) ở Bắc Kinh.
“Đúng lúc Google cần tăng gấp đôi cam kết về quyền con người, thay vào đó họ quyết định theo đuổi lợi nhuận lớn hơn, và giá cổ phiếu thậm chí còn cao hơn”, ông La Laeunesse chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.
Ngoại trưởng Pompeo đã trích dẫn lời chứng thực của cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ, Đại tướng Joseph Dunford, tại Thượng viện Mỹ trong năm 2019, nói rằng: “Công việc mà Google hiện làm ở Trung Quốc đang gián tiếp mang lại lợi ích cho quân đội Trung Quốc”.
Chính quyền của Tổng thống Trump gần đây đã áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ AI, phân tích hình ảnh vệ tinh để bảo vệ công nghệ mới nổi, có thể mang lại cho Mỹ một lợi thế tình báo hoặc quân sự quan trọng.
Đề cập đến nỗ lực của Bắc Kinh thúc đẩy công nghiệp tư nhân và nghiên cứu tại các trường đại học để phát triển quân đội Trung Quốc, ông Pompeo cho rằng chính quyền Trung Quốc đã ưu tiên cho một chiến lược phát triển quân sự, được gọi là “hợp nhất dân sự – quân sự”.
Ông Pompeo nói rằng, theo luật pháp Trung Quốc, các công ty và các nhà nghiên cứu Trung Quốc phải chia sẻ công nghệ với quân đội Trung Quốc. Nếu vi phạm, họ sẽ bị Bắc Kinh trừng phạt.
“Ngay cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết công nghệ của bạn được giới hạn cho những sử dụng hòa bình, bạn cũng nên biết rằng có nguy cơ rất lớn, rủi ro đối với an ninh quốc gia của Mỹ”, ông Pompeo lưu ý.
 Trung Quốc đánh cắp công nghệ
Ngoại trưởng Pompeo cũng nhấn mạnh “hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan của chính quyền Trung Quốc”, không chỉ gây hại cho các công ty nạn nhân riêng lẻ, mà còn gây nguy hiểm cho sự đổi mới của Mỹ”.
Ông Pompeo cho hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã từng chia sẻ riêng với ông về những lo ngại của mình khi bị gián điệp kinh tế Trung Quốc nhắm đến, rằng họ “lo sợ bị tấn công mạng, lo sợ một công ty được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, làm giảm lợi nhuận của họ; lo sợ rằng một công ty Trung Quốc sẽ đánh cắp ý tưởng của họ để sản xuất nó ở Trung Quốc, và sau đó kiện họ ra tòa, cấm họ kinh doanh vì vi phạm bằng sáng chế”.
Theo ông Pompeo, FBI hiện có khoảng 1.000 vụ sở hữu trí tuệ mở (IP) chưa giải quyết, gần như tất cả chúng đều có liên quan đến Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32680-ngoai-truong-pompeo-canh-bao-cac-cong-ty-my-khong-duoc-phep-tro-giup-tq.html

Ý nghĩa của thỏa thuận Giai đoạn 1 của Mỹ và TQ?

Chính quyền Trump cho rằng dù thỏa thuận thương mại tạm thời có hẹp tới đâu, nó cũng thể hiện một bước đột phá quan trọng.
Sau 18 tháng đối đầu không khoan nhượng, Mỹ và Trung Quốc vừa tiến một bước tới hòa bình hôm 15/1 với việc ký kết thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
“Hôm nay, chúng ta có một bước đi quan trọng, một điều mà chúng ta chưa bao giờ làm với Trung Quốc. Điều này sẽ đảm bảo thương mại công bằng và tương hỗ”, ông Trump phát biểu trước lễ ký thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh Mỹ-Trung sẽ cùng sửa những cái sai trong quá khứ.
Theo thỏa thuận mới ký, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh mua nông sản Mỹ và các hàng hóa khác cùng các điều khoản liên quan tới sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
Trên hết, thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc xung đột vốn làm chậm tăng trưởng toàn cầu, tổn thương các nhà sản xuất Mỹ và tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Trung Quốc suốt gần 2 năm qua.
Nhưng thỏa thuận mới không buộc Trung Quốc phải thực hiện các bước đi lớn như cải cách kinh tế hay giảm trợ cấp không công bằng cho các công ty nhà nước, điều mà chính quyền Trump luôn tìm kiếm khi bắt đầu thương chiến bằng cách áp thuế với hàng hóa Trung Quốc vào tháng 7/2018.
Hầu hết các nhà phân tích cho rằng nếu Mỹ muốn ngăn cản nỗ lực của Bắc Kinh trong việc soán ngôi vương công nghệ của Washington, họ sẽ cần nhiều năm đám phán. Và khó có một giải pháp thỏa đáng vào hiện tại để ngăn tham vọng trở thành người dẫn đầu công nghệ toàn cầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực như xe không người lái và trí tuệ nhân tạo.
Theo ông Eswar Prasad, nhà kinh tế tới từ Đại học Cornell, việc ký kết thỏa thuận Giai đoạn 1 thể hiện sự hoan nghênh của 2 bên, nhưng nó không giải quyết thực chất nguồn gốc gây ra căng thẳng thương mại và kinh tế căn bản giữa cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer trong một bức thư gửi tới Tổng thống Trump mới đây phàn nàn rằng thỏa thuận Giai đoạn 1 dường như tạo ra rất ít tiến bộ trong việc cải cách các hành vi thương mại thô bạo của Trung Quốc.
Các vấn đề gai góc dự kiến sẽ được đưa ra trong các vòng đàm phán tương lai. Nhưng không rõ khi nào chúng sẽ bắt đầu và ít ai mong đợi nhiều tiến bộ sẽ đến trước cuộc bầu cử tháng 11 tới ở Mỹ.
John Veroneau, một quan chức thương mại của Mỹ trong chính quyền George W. Bush nói rằng thỏa thuận giai đoạn 2 có lẽ sẽ là vấn đề của năm 2021.
Theo thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, Trung Quốc cam kết tăng mạnh lượng hàng nhập của Mỹ, cung cấp những bảo đảm cho công nghệ Mỹ và đưa ra các cơ chế mới nhằm thực thi thỏa thuận. Trung Quốc đã nhất trí mua thêm hàng hóa của Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong 2 năm tới, nhiều hơn so với mức của năm 2017, thời điểm trước khi bùng nổ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Cụ thể, Bắc Kinh đã đồng ý mua thêm 50 tỷ USD nông sản, 75 tỷ USD các sản phẩm chế tạo và 50 tỷ USD năng lượng từ Mỹ.
Tuy nhiên, những gì gây chú ý nhất của Thỏa thuận này lại là những gì mà nó không đề cập tới. Đó là mức thuế quan với 360 tỷ USD áp lên hàng hóa Trung Quốc vẫn được duy trì.
Chính quyền Trump lập luận thỏa thuận Giai đoạn 1 là bước khởi đầu vững chắc, bao gồm các cam kết của Trung Quốc về việc họ cần làm nhiều hơn về bảo vệ sở hữu trí tuệ, hạn chế thực tiễn buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ,
Với mức thuế quan vẫn duy trì lên hàng hóa của Bắc Kinh, chính quyền Trump vẫn đang giữ đòn bẩy buộc Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết của mình – điều mà Mỹ khẳng định nền kinh tế thứ 2 thế giới đã thất bại trong nhiều thập kỷ qua.
“Chúng tôi chưa bao giờ trừng phạt họ. Nếu bạn không có thuế quan, bạn có thể viết ra mọi thứ mình muốn, nhưng Trung Quốc sẽ lại lừa dối mà thôi”, chuyên gia Derek Scissors tới từ Viện Doanh nghiệp Mỹ cho hay.
Theo Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 sẽ có tác dụng nếu Trung Quốc muốn điều đó.
“Chúng tôi hy vọng họ sẽ tuân thủ luật. Nếu họ không như vậy, chúng tôi sẽ đưa ra các hành động chống lại họ”, ông Lighthizer cảnh báo.
Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung Quốc tại Capital Economic nhận định Trung Quốc không nhận được mọi thứ họ muốn từ thỏa thuận mới đây và Mỹ dường như cũng không có được những thay đổi cầu trúc của nền kinh tế như họ muốn.
“Nhưng họ có được sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại song phương. Tôi nghĩ rằng chính quyền Trump sẽ coi nó như một chiến thắng”, ông cho hay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32666-y-nghia-cua-thoa-thuan-giai-doan-1-cua-my-va-tq.html

Chưa vội lạc quan về thương mại Mỹ – Trung

Sau quãng thời gian đàm phán kéo dài nhiều tháng trời và có lúc tưởng chừng đổ vỡ, thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc giai đoạn 1 cuối cùng cũng được ký kết vào ngày 15.1 tại Washington D.C.
Trước sự chứng kiến của hơn 200 khách mời, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đặt bút ký vào bản thỏa thuận để giảm bớt căng thẳng thương mại song phương nổ ra từ năm 2018 và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho kinh tế toàn cầu.
Cho đến trước khi thỏa thuận được ký kết vào lúc hơn 0 giờ ngày 16.1 (giờ VN), nội dung của văn kiện vẫn chưa được các bên công bố. Tuy nhiên, Reuters dẫn nguồn tin cho biết Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa của Mỹ trong 2 năm tới nhằm giảm bớt thâm hụt thương mại song phương. Trong số đó, đa phần là hàng hóa máy móc, tiếp đến là năng lượng, dịch vụ và nông sản. Thỏa thuận cũng chưa giải quyết được những vấn đề mấu chốt như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin rạng sáng qua tuyên bố các mức thuế đã được áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc trong 18 tháng qua vẫn sẽ giữ nguyên và chỉ được cân nhắc giảm bớt một phần nếu đạt được thỏa thuận giai đoạn 2.
Tờ The Guardian dẫn lời phân tích viên cao cấp Ipez Ozkardeskaya của Ngân hàng Swissquote (Thụy Sĩ) nhận định việc Trung Quốc bị buộc phải mua lượng lớn hàng hóa Mỹ trong khi vẫn chịu thuế khi xuất khẩu sang nước này khiến thỏa thuận giai đoạn 1 bị coi là văn kiện “tiêu chuẩn kép” và có thể gây tác động tiêu cực đến việc đàm phán thỏa thuận kế tiếp.
Những lo ngại này được thể hiện trực tiếp qua tình hình tại thị trường chứng khoán châu Á. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, các chỉ số chính đều giảm, trong đó: Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 0,5%, Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 0,45%, Hang Seng (Hồng Kông) và STI (Singapore) giảm 0,4%, còn Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,35%.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32665-chua-voi-lac-quan-ve-thuong-mai-my-trung.html

11 binh sĩ Mỹ bị thương

trong cuộc tấn công trả đũa của Iran

Mười một binh sĩ Mỹ đã bị thương trong cuộc tấn công bằng tên lửa do Iran phát động vào ngày 8/1 nhắm vào hai căn cứ Iraq nơi binh sĩ Mỹ đồn trú. Cuộc tấn công này là để trả đũa vụ Mỹ giết chết một tướng lãnh hàng đầu của Iran.
Defense One, trang tin quốc phòng và an ninh quốc gia của Atlantic Media, hôm 16/1 tường thuật rằng các binh sĩ Mỹ bị thương đã được không vận tới Kuwait và Đức, nơi họ được xét nghiệm thêm và điều trị vì chấn thương sọ não.
Đại Tá Myles Caggins, phát ngôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân đội Mỹ ở Baghdad, nói với Defense One:
“Như một biện pháp phòng hờ thận trọng, một số quân nhân Mỹ đã được vận chuyển từ căn cứ không quân Al Asad ở Iraq đến trung tâm y tế khu vực Landstuhl ở Đức, một số người khác được gửi đến trại Arifjan bên Kuwait, để được theo dõi.”
Người phát ngôn này nói một khi đã hồi phục và được coi là có đủ sức khỏe để thi hành nhiệm vụ, các binh sĩ ấy sẽ quay lại Iraq.
“Sức khỏe và an sinh của các binh sĩ của chúng tôi là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi sẽ không thảo luận về tình trạng sức khỏe của bất kỳ cá nhân nào,” ông Caggins nói tiếp. .
Bản tin của đài truyền hình FOX xác nhận rằng nhiều binh sĩ Mỹ đã được điều trị vì chấn thương do vụ nổ, và hiện vẫn đang được khám. Nhưng đài này nói rằng theo thủ tục, tất cả các những ai có mặt gần vụ nổ đều được khám xem có bị chấn thương sọ não hay không, và khi cần, họ sẽ được vận chuyển tới địa điểm điều trị thích hợp.
Vẫn theo Fox News, các vụ nổ tại căn cứ quân sự xảy ra cách thủ đô Baghdad khoảng 177 km về hướng Tây, đã tạo ra nhiều hố sâu và phá sập các hàng rào xi măng cùng các cơ sở nơi cư ngụ của hàng chục binh sĩ Mỹ.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump khẳng định rằng không có thương vong về phía Hoa Kỳ hoặc Iraq trong cuộc tấn công của Iran. Vụ tấn công xảy ra vài ngày sau một cuộc không kích của Hoa Kỳ bên ngoài sân bay quốc tế Baghdad, giết chết tướng Qassem Soleimani, Chỉ huy trưởng các lực lượng Quds của Iran.
Ngỏ lời trước quốc dân sau các cuộc tấn công, Tổng thống Trump nói rằng các lực lượng Iran đã lùi bước và ra dấu hiệu rằng Mỹ sẽ không tiến hành các hành động quân sự tiếp theo, trừ phi bị Iran khiêu khích.
https://www.voatiengviet.com/a/muoi-mot-binh-si-my-bi-thuong-trong-cuoc-tan-cong-tra-dua-cua-iran/5249611.html

Đồng Tâm: EU và dân biểu Úc

nêu quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở VN

Dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, thuộc đảng Lao động, hôm 16/1/2020 đã lên tiếng về vụ Đồng Tâm và cái chết của ông Lê Đình Kính.
Trong một tuyên bố, ông Hayes, dân biểu liên bang đại diện khu vực bầu cử Fowler, tiểu bang New South Wales, đã điểm lại thông tin về vụ đụng độ giữa những người dân làng giữ đất và cảnh sát xảy ra tại Đồng Tâm dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình và ba cảnh sát.
Đảng Lao động Úc, hạt Fowler, New South Wales, phát biểu hôm 16/01
“Tôi được tin ông Lê Đình Kình bị giết trong cuộc tấn công có chọn lọc nhắm vào tư gia của ông. Đã 84 tuổi, ông Kình là nhà hoạt động tích cực, đại diện cho dân làng trong cuộc ̣đối đầu với vụ tịch thu đất mà chính quyền thực hiện. Tôi được biết ông Kình bị tử vọng trong cái chết bạo lực, và con ông, cháu ông bị bắt giữ ở những nơi không rõ,” thư của ông Hayes viết.
“Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam.”
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’?
Đồng Tâm: Tang lễ ba cảnh sát vụ thôn Hoành
Ân xá Quốc tế: ‘VN đàn áp người bàn về vụ Đồng Tâm trên Facebook’
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Ông Hayes, người cũng giữ chức trưởng ban kỷ luật (chief whip) của đảng Lao động Úc, viết:
“Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam.”
Theo ông Hayes, trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng “trở nên tồi tệ hơn” với sự đàn áp của nhà chức trách thì chính phủ Úc phải lên tiếng.
“Chúng ta đã chứng kiến việc những người dám lên tiếng phản đối chính quyền Việt Nam bị áp những bản án nặng nề về tội xâm phạm an ninh quốc gia qua những phiên tòa bất công, mà trong nhiều trường hợp, không được tiếp cận với luật sư. Nghiêm trọng hơn nữa, những người này bị chính quyền cho vào tù với điều kiện giam giữ và bị đối xử rất tồi tệ.”
“Nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy, họ không tôn trọng pháp luật mà tìm cách đàn áp, bỏ tù và trục xuất những người vốn chỉ lên tiếng ủng hộ cho những quyền con người căn bản, gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng trước pháp luật”.
Thư của ông Hayes cũng kêu gọi chính phủ Úc, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc điều tra về vụ việc này. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cùng dồn áp lực lên chính quyền Việt Nam, buộc họ phải xét xử để đưa những thủ phạm gây ra biến cố trên ra chịu trách nhiệm.
Đảng Lao động Úc thuộc phe tả, trong thập niên 1970 đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành phản chiến, đòi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam.
Liên minh Châu Âu yêu cầu gặp Bộ Công an
Bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) về Quan hệ đối ngoại và Chính sách An ninh, khẳng định với BBC News Tiếng Việt qua email rằng, phái đoàn EU tại Việt Nam đang rất quan ngại và theo sát các cuộc đụng độ dữ dội về quyền đất đai xảy ra tại Đồng Tâm.
Đồng Tâm: Mảnh đất tranh chấp gây ra bốn cái chết
Đồng Tâm: Vì sao cần lực lượng đông đảo vào cuộc?
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Bà Battu-Henriksson cho biết: “Vào ngày 9/1, Đại sứ EU tại Việt Nam Aliberti đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Việt Nam, bày tỏ quan ngại và dè dặt trước việc xử lý tình huống của lực lượng an ninh”.
Bà Battu-Henriksson cũng nói rằng:”Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của nạn nhân”.
Bà Battu-Henriksson cho biết là vụ việc này sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới.
“Liên minh châu Âu kỳ vọng nhà chức trách Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào.”
“Phái đoàn EU tiếp tục theo dõi tình hình và đã yêu cầu có một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Công an của Việt Nam”, bà Battu-Henriksson khẳng định với BBC News Tiếng Việt qua email.
Dư luận quan tâm về Đồng Tâm
Trong một diễn biến liên quan, trong một bài viết đăng trên website chính thức của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) hôm 15/1, Claudio Francavilla, thành viên tổ chức này tại châu Âu đã kêu gọi các thành viên Nghị viện châu Âu “không bỏ lỡ cơ hội để thay đổi Việt Nam”.
Kêu gọi này được đưa ra giữa khi Nghị viện Châu Âu chuẩn bị bỏ phiếu đưa ra quyết định thông qua, trì hoãn hoặc bãi bỏ Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) trong những tuần tới.
Các hiệp định này từng được ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, kỳ vọng là “tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam và từ đây người dân hai bên dễ dàng hợp tác, giao lưu, các doanh nghiệp hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau”.
Bài báo nói trên của Francavilla viết: “Nếu chỉ bỏ phiếu đồng ý mà không có bất cứ thay đổi gì từ chính phủ Việt Nam là lãng phí một cơ hội chưa từng có cho sự thay đổi tích cực ở trong nước”.
Trong khi đó, trang facebook ‘Tin mừng cho người nghèo’ cho biết, sáng 16/1, phái đoàn của EU cùng các đại diện các cơ quan ngoại giao các nước Hoa Kỳ, Canada, Đức, Italia, Úc, Anh, và Tây Ban Nha đã có buổi làm việc với Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa, quận Bình Thạnh, ở Sài Gòn.
Tại buổi gặp, Hòa Thượng Thích Không Tánh, đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam, cũng đã trình bày về vi phạm nhân quyền của Việt Nam qua biến cố Đồng Tâm xảy ra gần đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51145237

‘Thành viên đưa lậu người Việt’

bị Anh bắt sau thời gian lẩn trốn

Một người Việt Nam bị Anh cáo buộc tham gia băng nhóm đưa người lậu vào Anh, vừa bị bắt.
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Nghề trồng cần sa lậu ở châu Âu và người Việt
Ông Khanh Chan, 39 tuổi, cũng có tên Khanh Ngoc Nguyen, thuộc mạng lưới quốc tế mà phía Pháp nói đã đưa người lậu vào Anh từ 2015 tới 2017.
Theo cáo buộc, họ đưa người sang Pháp, rồi dùng xe tải chở người vào Anh, hoặc các nước châu Âu khác.
Tháng Chín 2019, ông Chan bị tòa ở Paris kết án vắng mặt về tội đưa người lậu.
Tòa ở Paris tuyên án 8 năm tù với ông.
Các nhà điều tra truy lùng ông Chan, ban đầu tin rằng ông ta sống ở London.
Nhưng vào ngày 16/1/2020, Anh tuyên bố đã bắt được ông ta ở vùng Đông Sussex, Anh quốc.
Anh và Pháp sẽ tiến hành thủ tục dẫn độ để đưa ông Chan sang Pháp thụ án tù.
Steve Reynolds, từ Cơ quan chống Tội phạm Quốc gia của Anh, tuyên bố:
“Chúng tôi tin Chan là thành viên quan trọng của một nhóm tội phạm có tổ chức đưa người lậu khắp toàn cầu.”
Năm ngoái, nước Anh chấn động vì phát hiện 39 người Việt Nam chết trong xe đông lạnh khi tìm đường đi lậu vào Anh.
Thi thể của 39 nạn nhân người Việt được tìm thấy tại Khu Công nghiệp Waterglade, Essex, trong một container đông lạnh, từng được chở qua đường biển từ cảng Zeebrugge ở Bỉ tới cảng Purfleet của Anh vào sáng sớm ngày 23/10.
Danh tính 39 nạn nhân xấu số được Cảnh sát hạt Essex và Bộ Công an Việt Nam đồng thời công bố hôm 9/11.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063284

Pháp : Dân đổ xô đi xe khách vì đường sắt đình công

Thu Hằng
Đình công trong ngành giao thông công cộng tại Pháp đã kéo dài hơn 40 ngày. Trong khi người dân khốn đốn thì dịch vụ xe khách đường dài hoan hỉ « xoa tay được mùa ». Chỉ trong 2 tuần đầu tiên đình công, công ty xe khách tư nhân FlixBus đã chuyên chở hơn 700.000 lượt khách, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Ba bến xe lớn ở Paris, cũng như ở hai sân bay Roissy – Charles de Gaulle và Orly, đông khách hơn trong dịp lễ cuối năm, khi những đoàn tầu vẫn nằm im trên đường ray. Trong lúc chờ xe đi Lille (phía bắc nước Pháp) hôm 10/01/2020 ở bến xe Bercy (quận 12 Paris), anh Madou Kanakomo, sống ở Drancy (ngoại ô Paris), nhận xét với RFI Tiếng Việt :
« Xe khách là phương tiện đi lại dễ dàng nhất hiện nay vì không có tầu hỏa, nên chúng tôi chọn đi xe khách đến thành phố Lille. Dĩ nhiên là tầu cao tốc TGV tiện nghi hơn xe khách và nhanh hơn, nhưng chúng tôi thích chọn xe khách hơn còn vì lý do kinh tế vì vé rẻ hơn. Đúng là để đến Lille, chỉ mất 1 giờ đi tầu cao tốc, còn đi xe khách mất đến 3 giờ. Chúng tôi thường chọn xe khách vì lý do kinh tế, nhưng giờ do đình công, nên cũng không có tầu, hoặc rất nhiều chuyến bị hủy ».
Rẻ hơn, tiện lợi hơn, xe khách được cho là phương tiện làm đảo lộn lĩnh vực chuyên chở hành khách tại Pháp. Và điều này có được là nhờ Emmanuel Macron, khi còn là bộ trưởng Kinh Tế dưới thời tổng thống François Hollande, đã mở cửa thị trường xe khách đường dài, chiểu theo một chỉ thị của Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời phát triển mạng lưới xe khách cạnh tranh với tầu hỏa. Đây là một điểm của Luật về tăng trưởng, hoạt động và bình đẳng cơ hội kinh tế (vẫn được gọi tắt là Luật Macron 2015).
Những chiếc « xe ca Macron » hiện trở thành phương tiện thay thế hữu hiệu của người dân trong khi đình công vẫn liên miên, chưa hồi kết, như giải thích của chị Morgan, sống ở Fontenay-sous-Bois, ngoại ô Paris :
« Tôi cũng từng đi xe khách, nhưng thường tôi thích dùng dịch vụ đi chung ô tô (covoiturage) hoặc đi tầu hỏa hơn, tùy theo giờ tầu xe. Lẽ ra lần này tôi đi chung ô tô nhưng cuối cùng chuyến xe bị hủy vì người đề xuất phải hoãn lại giờ xuất phát do tình trạng tắc đường ở vùng Paris. Tôi không tìm được xe chung khác phù hợp nên tôi chọn xe BlaBlaCar, vì lý do tài chính, rõ ràng là rẻ hơn so với tầu hỏa khi mua vé vào phút chót. Ngoài ra, đường đến bến xe khách Bercy tiện hơn, dễ hơn so với một số bến xe khác ».
Đường sắt Pháp và truyền thống đình công hàng năm từ… 1947
Mức độ kiên nhẫn, sức chịu đựng của hành khách Pháp được tôi luyện từ 73 năm nay. Thực vậy, từ năm 1947, không một năm nào mà nhân viên đường sắt Pháp không đình công ít nhất mỗi năm một lần để phản đối điều kiện làm việc, bảo vệ mức lương và quy chế đặc biệt của họ.
Ngay từ năm 1953, chính phủ đã muốn thay đổi quy chế đặc biệt và hệ thống hưu trí của nhân viên đường sắt. Thế nhưng, hết đời chính phủ này đến chính phủ khác đều lùi bước trước làn sóng biểu tình và đình công của nhân viên đường sắt, khiến người ta có cảm tưởng đây là lĩnh vực « bất khả xâm phạm ».
Người dân Pháp vẫn chưa quên việc một phần đất nước bị tê liệt trong thời gian dài vào năm 1995 do ngành đường sắt đình công. Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) mất 10,5 triệu ngày làm việc (5,82 ngày/nhân viên) vào năm đó. Khoảng 661.000 ngày làm việc đã bị mất trong cuộc đình công mùa Xuân 2018, nhưng chính phủ vẫn kiên quyết xóa quy chế đặc biệt của nhân viên đường sắt trong những hợp đồng tuyển dụng mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, thêm vào đó, ngành đường sắt Pháp sẽ mở cửa cho cạnh tranh.
Như những người sử dụng phương tiện công cộng khác, anh Madou Kanakomo chật vật tìm đường đi làm từ hơn 40 ngày nay :
« Có chứ, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì tình trạng đình công hiện nay trong lĩnh vực phương tiện giao thông công cộng. Thậm chí, tôi không có tầu để đi làm buổi sáng. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi phải nghỉ làm hoặc đến rất muộn, vì không có tầu, thậm chí không có cả xe buýt. Còn những người đến được nơi làm việc thì phải làm thế cả công việc của những người nghỉ ở nhà. Tôi không nhớ là tình trạng này bắt đầu từ lúc nào nhưng đúng là quá vất vả ! »
Giao thông vận tải công cộng là ngành có tỉ lệ thành viên công đoàn cao nhất. Chỉ tính riêng trong Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp, tỉ lệ thành viên công đoàn là hơn 20%, cao hơn hẳn so với các ngành ngân hàng-bảo hiểm (13%), công nghiệp (12%), nhà hàng-khách sạn (4%). Tuy nhiên, Pháp là một trong những nước có tỉ lệ gia nhập công đoàn thấp nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, trung bình là 11%.
Xe « nhà nghèo» phá vỡ thế độc quyền của ngành đường sắt
Cạnh tranh là một tiêu chí của xe khách đường dài. Một phát biểu của bộ trưởng Macron thời đó đã bị diễn giải thành « xe ca chỉ dành cho những người có thu nhập thấp ». Nhưng theo hoàn cảnh hiện tại ở Pháp, phương tiện này trở thành giải pháp phá vỡ thế gần như độc quyền của ngành đường sắt, dù dĩ nhiên năng suất chuyên chở không thể cao bằng.
Anh Madou Kanakomo cho rằng tự do hóa thị trường xe khách là một ý tưởng hay, đặc biệt trong cảnh tầu xe hiếm hoi hiện nay :
« Tôi nghĩ đó là một ý tưởng rất hay. Vì trước đây không có xe khách, tôi thường phải trả khoảng 30 euro vé tầu cao tốc để đi Lille, giờ tôi chỉ phải trả 7 đến 8 euro, hoặc 10 euro. Ta thấy rõ lợi ích về kinh tế dù hành trình sẽ dài hơn, nhưng đáng giá, vì đi xe khách rẻ hơn hẳn. Cho dù không tiện nghi bằng tầu hỏa, nhưng kinh tế hơn ! »
Điểm yếu của các bến xe khách là tiện nghi tối giản. Các bến như Gallieni (đi châu Âu), Bercy (đi Pháp và châu Âu) ở Paris, thường thiếu ánh sáng, ghế chờ chỉ là những băng ghế đơn giản, máy bán bánh và nước tự động thay thế cho những cửa hàng cà phê và nhà hàng như ở các ga tầu. Bến xe Bercy có khoảng 100 vị trí đỗ, được đánh số thứ tự. Hành khách có thể theo dõi thông tin mỗi chuyến xe đến và đi trên màn hình.
Số lượng nhân viên bến bãi bị hạn chế nên công nghệ được tập trung phát triển. Mỗi xe vào bến được nhận dạng ngay từ rào chắn ba-ri-e và tài xế có thể biết được vị trí đỗ xe được hiển thị trên màn hình ngay lối vào. Tài xế cũng kiêm luôn công việc soát vé. Hành khách tự để hành lý vào hầm xe và tự dọn dẹp rác trên xe. Tuy nhiên, bên trong xe lại là hình ảnh trái ngược, tiện nghi và thoải mái. Chị Morgan nhận xét :
« Về mặt tiện nghi ? Đối với tôi, giữa xe khách và tầu hỏa, gần như giống nhau. Nhưng đúng là có thể trong tầu hỏa, chỗ ngồi thoải mái hơn. Ngoài ra, tuyến đường của tôi, nếu đi bằng xe khách dĩ nhiên là lâu hơn so với đi tầu, và điều này khá là khó chịu. Tôi thấy là công việc tổ chức tạm được, có bảng giờ xe về bến và xuất phát và khá đúng giờ. Nhưng đúng là về toàn cảnh, các nhà ga xe lửa dễ chịu hơn là ở bến xe khách ».
Phương tiện du lịch mới
Xe khách đường dài là mô hình phổ biến và phát triển mạnh tại Đức. Còn tại Pháp, từ 13 công ty hoạt động cách đây 5 năm, hiện còn 8 công ty, trong đó có ba công ty có quy mô lớn : FlixBus của Đức là công ty lớn nhất tại Pháp, BlaBlaBus (thuộc BlaBlaCar và đã mua lại chi nhánh Ouibus của công ty SNCF) và Eurolines/isiLines (chi nhánh Transdev và cũng được FlixBus mua lại).
Số lượng người đi xe khách đường dài tăng đều hàng năm : từ 6,2 triệu lượt khách với doanh thu 83,2 triệu euro vào năm 2016 lên thành 8,9 triệu lượt khách với 130 triệu euro doanh thu năm 2018. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng FlixBus đã chở hơn 10 triệu lượt khách tại Pháp trong năm 2019, tăng 43% đặc biệt là « nhờ » hiệu ứng đình công dịp lễ cuối năm.
Giá rẻ, thuận tiện là những tiêu chí thu hút rất nhiều khách mới, chưa từng sử dụng dịch vụ xe khách đường dài bao giờ, như chị Hà Nam, sống ở Paris, một người thường đi chơi cuối tuần kể từ khi biết đến xe khách.
« Khi mà đặt vé trước thì có được vé rất rẻ, như chỉ 0,99 euro thôi và đi được khắp nơi trên nước Pháp, như Honfleur, Deauville, thậm chí Nantes, Lille. Nói chung không đi nhanh bằng xe lửa nhưng tiết kiệm được rất nhiều tiền và mình cũng có đủ thời gian đi thăm một tỉnh, như Dijon hoặc một nơi nào khác, nhờ đó tôi đi được rất nhiều và tiết kiệm rất là nhiều.
Trên đoạn đường 2-3 tiếng đó, trên xe rất tiện lợi, có Internet, nếu bạn khát thì có đồ uống (máy bán tự động) phục vụ rất tận tình và người lái xe cũng rất nhiệt tình, hướng dẫn đầy đủ. Với giá 7 euro, hoặc với giá rẻ hơn nữa như là 1 euro, tôi nghĩ là « săn » được vé rẻ như vậy thì rất là tiện lợi, bởi vì một kỳ nghỉ cuối tuần cũng chỉ tốn 2 euro, bằng một vé métro ở Paris để đi từ quận này đến quận khác, thì với 2 euro, bạn có thể ra ngoài Paris, được hưởng không khí trong lành, ví dụ như vậy ».
Có một quy định mà các công ty xe khách phải tuân thủ, đó là « không được quyền chuyên chở hành khách trên những chặng đường dài dưới 50 km hoặc có thời gian chưa đến một tiếng. Mục tiêu là không để quá cạnh tranh với những tuyến đường sắt địa phương ».
Trong khi đình công tại Pháp, đặc biệt là ở Paris, vẫn chưa dứt, lượng xe ô tô riêng cũng dầy đặc hơn trên những trục đường dẫn vào thủ đô. Thêm một lần nữa, hành khách lại phải… kiên nhẫn chờ tắc đường, mà mức đỉnh điểm là vào tối 04/12/2019 với tổng cộng hơn 550 km bị tắc đường ở vùng Ile-de-France.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200117-phap-xe-khach-duong-sat-dinh-cong

Pháp điều tàu sân bay Charles de Gaulle

đến Trung Đông

Thu Hằng
Ngày 16/01/2020, theo truyền thống đầu năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn chúc tết các lực lượng vũ trang. Tại căn cứ không quân 123 Orléans-Bricy, một trong những căn cứ quan trọng nhất ở miền trung nước Pháp, ông Macron xác định những nhiệm vụ được giao cho quân đội trong năm 2020, đồng thời thông báo triển khai tầu sân bay Charles de Gaulle đến Trung Đông.
Đặc phái viên RFI Franck Alexandre tường trình từ Orléans :
« Trong bài diễn văn chúc tết các lực lượng vũ trang lần thứ ba liên tiếp kể từ đầu nhiệm kỳ, tổng thống Emmanuel Macron, trước tiên, muốn bày tỏ lòng biết ơn của ông đến các quân nhân. Trên đường băng ở căn cứ không quân 123, ông phát biểu : « Cảm ơn vì những việc các bạn đang làm, vì thể hiện cao mầu cờ và tinh thần của Pháp. Tôi rất tự hào ».
Sau đó tổng thống đã xác định khuôn khổ các chiến dịch trong năm, triển khai tầu sân bay Charles de Gaulle đến phía đông Địa Trung Hải trong vài ngày tới để hỗ trợ liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Về vùng Sahel (châu Phi), ông Emmanuel Macron nhấn mạnh Pháp không còn đơn độc khi nhắc đến một lực lượng quốc tế : Chính châu Âu chiến đấu để ổn định một vùng mà không thể để rơi vào vòng hỗn loạn. Giờ đến lượt cộng đồng quốc tế và các tác nhân trong vùng, chứ không riêng mình nước Pháp, đồng hành lâu dài cùng với các đối tác của chúng ta ở vùng Sahara. Mục tiêu đã được đặt ra : trong một năm nữa, lực lượng Barkhane sẽ trở thành một liên quân quốc tế, mà trên thực tế, một phần nào đó đã là liên quân quốc tế nhờ vào những đóng góp của các đối tác châu Âu và Mỹ.
Tại Mali, sau năm 2019 đau đớn cho quân đội Pháp, tổng thống Macron đề ra mục tiêu : Giờ chúng ta đi tìm lại chiến thắng ! »
Nhiệm vụ của tầu sân bay Charles de Gaulle ở Trung Đông
Cụ thể, theo tổng thống Pháp, « đội tầu sân bay sẽ hỗ trợ chiến dịch « Chammal » từ tháng Giêng đến tháng Tư 2020, trước khi được triển khai ở Đại Tây Dương và Biển Bắc. Đội tầu sân bay sẽ là trung tâm các chiến dịch phối hợp với nhiều nước châu Âu khác. Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sẽ tham gia hộ tống tầu Charles de Gaulle thi hành nhiệm vụ ».
Triến dịch « Chammal » được Pháp triển khai từ hơn 5 năm nay trong khuôn khổ liên minh quốc tế chống Daech ở Trung Đông và tham gia bảo đảm an ninh cho Irak. Tổng thống Pháp quyết định đưa tầu sân bay Charles de Gaulle đến khu vực vì « mối đe dọa gia tăng ». Ông cảnh báo « đây không phải là một phát biểu bi quan mà là kết quả quá trình quan sát minh mẫn ».
Trước đó, trả lời đài phát thanh Europe 1 ngày 10/06, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly cho biết hải quân Pháp và nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã « triển khai tầu chiến đến vùng Vịnh Ả Rập – Ba Tư và eo biển Ormuz nhằm bảo đảm an ninh cho lưu thông hàng hải trong vùng », trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200117-ph%C3%A1p-t%E1%BA%A7u-s%C3%A2n-bay-charles-de-gaulle-trung-%C4%91%C3%B4ng

Thụy Sĩ : Quốc gia bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Iran

Minh Anh
Ngày 01/01/2020, Iran triệu tập đại biện lâm thời của Thụy Sĩ để phản đối những tuyên bố « hiếu chiến » của Washington sau loạt oanh kích của không quân Mỹ nhắm vào một căn cứ lực lượng vũ trang thân Iran. Ngày 03/01/2020, Iran một lần nữa triệu mời một đại diện ngoại giao Thụy Sĩ để chuyển một thông điệp đến Hoa Kỳ sau vụ tướng Iran Qassem Soleimani bị drone của Mỹ triệt hạ.
Trong cùng ngày, Thụy Sĩ lên tiếng kêu gọi Iran và Hoa Kỳ nên tránh leo thang căng thẳng. Vậy Thụy Sĩ có vai trò gì trong cuộc khủng hoảng Iran và Hoa Kỳ ? RFI Tiếng Việt tổng hợp một số nguồn tin Thụy Sĩ để giải thích.
*****
Vì sao Teheran lại cho triệu mời đại sứ Thụy Sĩ sau vụ tướng Qassem Soleimani bị bắn hạ ?
Theo giải thích của nhà báo Laurent Burkhalter, trưởng ban Quốc tế đài RTS ở Thụy Sĩ với kênh truyền hình quốc tế TV5Monde, Liên bang Thụy Sĩ là đại diện chính thức cho các lợi ích của Mỹ ở Teheran kể từ năm 1980. Bởi vì, Washington cắt đứt quan hệ với Teheran sau vụ 56 nhà ngoại giao Mỹ bị bắt giữ làm con tin năm 1979 :
« Quả thật, Thụy Sĩ đóng vai trò trung gian giữa 2 nước hay đúng hơn là nước bảo hộ, một thuật ngữ chính xác và đã có từ 40 năm qua. Đây là phương tiện giao tiếp chính thức duy nhất giữa hai nước. Một kênh liên lạc thiết yếu mà cả Washington lẫn Teheran đều tin tưởng do đặc tính trung lập và thận trọng của Thụy Sĩ.
Nếu như Thụy Sĩ không khoe khoang thành tích về các hành động của mình, người ta có thể liệt kê một số thành công như vụ trao đổi tù nhân hồi đầu tháng 12/2019 giữa Mỹ và Iran tại phi trường Jurich. Đó cũng là nhờ vào sự hòa giải của Thụy Sĩ. Cử chỉ hòa giải đều được cả hai nước thù nghịch cùng hoan nghênh ».
Một cách cụ thể, ban phụ trách các lợi ích nước ngoài của sứ quán Thụy Sĩ tại Teheran xử lý toàn bộ các sự vụ của Mỹ tại Iran bao gồm việc xin cấp hộ chiếu, đổi hộ tịch hay bảo vệ lãnh sự đối với các công dân Mỹ.
Vì sao phải ủy quyền bảo vệ lợi ích?
Ông Philippe Welti, cựu đại sứ Thụy Sĩ tại Iran giải thích với Swissinfo như sau : « Khi hai nước giao chiến, việc đầu tiên mà họ sẽ làm là đoạn tuyệt bang giao. Đây là điều ngu xuẩn nhất mà họ có thể làm nhưng lại là điều thường xảy ra nhất. Do vậy, ngay khi hai nước cắt đứt quan hệ, họ cần một đối tác thứ ba để duy trì một kênh liên lạc với kẻ thù của họ. Một dạng ủy nhiệm mà nước Thụy Sĩ trung lập có thể đảm nhiệm ».
Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là một đặc sứ Thụy Sĩ có nhiệm vụ làm sứ giả và mở một kênh liên lạc giữa hai nước. Ông Welti lưu ý là để được ủy nhiệm phải đáp ứng được ba điều kiện : « Phải có khả năng chuyển thông điệp 24/24 ; Tiến trình thực hiện phải hoàn toàn được bảo mật ; Việc chuyển giao thông điệp kể cả truyền miệng hoàn toàn không được thiên vị và trung thành với nội dung thư nhắn. »
Theo quy định, nước được ủy nhiệm còn phải thực thi các mệnh lệnh của nước ủy quyền và không thêm gì khác.
Các thông điệp giữa Mỹ và Iran được chuyển giao như thế nào ?
Kênh truyền hình RTS tóm lược một điều tra của tờ New York Times cho thấy rõ vai trò của Thụy Sĩ trong những tuần qua. Ngày 03/01/2020, sau khi tướng Iran – ông Qassem Soleimani – bị hạ sát, đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran – ông Markus Leitner – nhận được một công hàm được gởi bằng fax có mã hóa. Trong văn bản này, Hoa Kỳ cảnh cáo Iran chớ có leo thang căng thẳng. Thông điệp này được trao tận tay ngoại trưởng Iran.
Bốn ngày sau đó, sau vụ tấn công hai căn cứ quân sự của Irak có lính Mỹ đồn trú, Iran gởi một thông điệp đến đại diện Thụy Sĩ cho biết rõ là chấm dứt tạm thời các vụ trả đũa. Thông điệp này chỉ cần có 7 phút là đã được gởi đến Washington.
Trên đài RTS, ông Tim Guldimann, cựu đại sứ Thụy Sĩ tại Iran khẳng định vai trò người đưa thư của Thụy Sĩ là rất hữu ích và được công nhận. Các nhà ngoại giao Thụy Sĩ đôi khi bị hỏi « Ông nghĩ gì về những gì chúng tôi vừa nhận được ? Nhìn chung, ông đánh giá ra sao tình hình tại Iran ? »
Vẫn theo ông Tim Guldimann, « đó chính là lý do vì sao đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran phải đến Washington một, hai lần trong năm để thuật lại những gì ông ấy thấy, nhất là bởi vì không còn có một quan chức Mỹ nào tại nước này từ 40 năm qua ».
Thụy Sĩ còn tiếp nhận kiểu ủy nhiệm như vậy cho những nước nào ?
Ngoài việc nắm giữ vai trò đại diện các lợi ích của Mỹ ở Iran, Thụy Sĩ còn thực thi ba ủy quyền bảo vệ lợi ích khác. Một là cho Iran tại Ai Cập từ năm 1979, hai là cho Mỹ ở Cuba từ năm 1961 và cuối cùng là cho Cuba ở Hoa Kỳ từ năm 1991. Các ủy quyền này là những dịch vụ mà Thụy Sĩ đề nghị với tư cách là quốc gia trung lập.
Ông Jean-Philippe Jeannerat, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao liên bang (DFAE) nhấn mạnh: Ủy nhiệm được thực thi tại Iran là một ủy quyền toàn diện. Tất cả các sự vụ của Mỹ tại Iran đều do Thụy Sĩ xử lý.
Còn ba ủy quyền nói trên thuộc hạng « chính thức » : Nghĩa là để tạo thuận lợi cho các hoạt động của mình, mỗi nước mở một ban các lợi ích nước ngoài trên lãnh thổ của một nước khác và điều người đến làm việc tại bộ phận này. Nhưng các ban này đều nằm dưới sự bảo vệ của Thụy Sĩ và nằm trong tòa đại sứ Thụy Sĩ.
Hoạt động bảo vệ lợi ích cho các nước khác của Liên bang Thụy Sĩ đã có từ nửa cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ thời chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871. Khi ấy, Thụy Sĩ đại diện cho các lợi ích của vương triều Baviere và Lãnh địa Thái công Bade tại Pháp.
Thụy Sĩ đặc biệt hoạt động tích cực trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến và đã cho thấy rõ là một sứ giả lý tưởng do tính chất trung lập. Trong suốt giai đoạn này, Thụy Sĩ đã đại diện lợi ích cùng một lúc cho 35 quốc gia trong cùng một lúc, trong đó có cả một số cường quốc lớn đang tham chiến thông qua gần 220 ủy nhiệm. Hiện tại, Thụy Sĩ còn được ủy quyền đại diện lợi ích cho một số nước khác như Nga, Gruzia, Canada và Ả Rập Xê Út…
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200117-th%E1%BB%A5y-s%C4%A9-qu%E1%BB%91c-gia-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1i-iran

Ông Putin: Lần đầu tiên

Nga đứng đầu thế giới về vũ khí tiên tiến

ASS ngày 15-1-2020 dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nga trở thành cường quốc quân sự đứng đầu thế giới về các loại vũ khí tiên tiến.
“Chúng ta (nước Nga) không đe dọa bất cứ ai và không tìm cách áp đặt ý chí của mình lên bất kỳ ai. Đồng thời, tôi có thể đảm bảo với tất cả mọi người rằng, những bước đi của chúng ta để tăng cường an ninh quốc gia đã được thực hiện một cách kịp thời và ở mức độ vừa đủ”, Tổng thống Vladimir Putin nói trong Thông điệp Liên bang trình bày trước Quốc hội ngày 15-1.
“Tôi muốn nhấn mạnh là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của tên lửa và vũ khí hạt nhân, gồm cả thời kỳ Xô Viết và lịch sử nước Nga hiện nay, chúng ta không phải bắt kịp bất kỳ ai, mà ngược lại các quốc gia hàng đầu thế giới khác sẽ phải phát triển các loại vũ khí mà Nga đã có”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.
Dù lạc quan về sự phát triển công nghiệp quốc phòng, ông Putin cũng nhắc lại yêu cầu nước Nga phải tiếp tục phát triển để đảm bảo năng lực quốc phòng cho nhiều thập kỷ sắp tới và “không nên ngủ quên trên đỉnh vinh quang”.
“Cần phải chú tâm tiếp tục phát triển, cần theo dõi và phân tích tất cả mọi diễn biến trong lĩnh vực vũ khí tiên tiến trên thế giới và phát triển các hệ thống tác chiến phức hợp và vũ khí cho tương lai”, ông Putin kết luận.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32681-ong-putin-lan-dau-tien-nga-dung-dau-the-gioi-ve-vu-khi-tien-tien.html

Giáo chủ 80 tuổi lên án ‘kẻ thù’ của Iran

và gọi Trump là ‘gã hề’

Xuất hiện để chủ trì lễ cầu nguyện thứ Sáu, Ayatollah Khamenei 80 tuổi của Iran lên án ‘những thế lực thù địch’ đang lợi dụng tình hình để ‘chống phá’ quốc gia theo Hồi giáo Shia.
Sự xuất hiện hiếm có của Ayatollah Khamenei tại Giáo đường Mosalla, Tehran thu hút cả nước Iran và dư luận quốc tế, sau một loạt vụ việc chấn động ở quốc gia này.
Bình thường thì người đứng đầu Giáo hội Shia của Iran ít khi tự tới làm lễ, và chỉ cử những phụ tá là chức sắc của giáo hội đến đại diện.
Lần trước, ngài Khamenei đã xuất hiện ở buổi lễ tương tự năm 2012, để kỷ niệm 33 năm Cách mạng Hồi giáo Iran (1979).
Hôm nay, 17/01/2020, Ayatollah Khamenei xuất hiện trở lại trước công chúng dự lễ ngày thứ Sáu quan trọng của đạo Hồi để lên án “những kẻ thù” đang phát hoại “đoàn kết dân tộc”.
Nhân đó, ngài Khamenei cũng nói Iran “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai, trừ gã hề Trump”.
Tin mới nhất cho hay EU, Anh, Pháp, Đức, vốn bảo trợ cho thỏa thuận nguyên tử với Iran ký thời TT Barack Obama, tuyên bố mở cơ chế khiếu nại về văn bản này.
Mất đi hào quang ‘tinh nhuệ’
Ngài cũng bảo vệ Lực lượng Vệ binh Cách mạng vốn được cho là rất tinh nhuệ và là đội quân đứng trên cả hệ thống quân sự bình thường vì chỉ trung thành với Hội đồng Giám hộ gồm các vị chức sắc tôn giáo cao cấp.
Thời gian qua, Vệ binh Cách mạng Iran bị cho là không “tinh nhuệ” như quảng cáo của bộ máy tuyên truyền tôn giáo Iran.
Vụ “bắn nhầm” phi cơ Boeing hành khách của Ukraine sau khi cất cánh khỏi sân bay quốc tế Tehran làm lộ ra các lỗ hổng trong hệ thống chỉ huy và liên lạc của Vệ binh Cách mạng.
Tệ hơn, nếu một số đồn đoán rằng phòng không Iran bị đối phương làm tê liệt là đúng, thì uy tín của Vệ binh Cách mạng cũng bị sứt mẻ.
Sự cố xảy ra trong đêm các lực lượng vũ trang Iran sợ bị Hoa Kỳ tấn công, sau khi drone của Mỹ giết tướng Qasem Soleimani tại Iraq hôm 03/01/2020.
Trong đêm 08/01, sau khi Iran bắn hơn 20 hỏa tiễn vào các căn cứ của Hoa Kỳ ở Iran để trả thù cho ông Soleimani, một đơn vị phòng không Iran đã bắn hạ phi cơ Ukraine, giết chết cả 176 người trên khoang.
Ban đầu, truyền thông Iran nói phi cơ rơi vì lỗi kỹ thuật, vì bị cháy động cơ, nhưng sau phải thừa nhận sai lầm của một nhóm phòng không.
Nhiều hãng hàng không lớn tránh bay qua Iran
Iran: biểu tình gây sức ép lên giới chức
Truyền thông Mỹ: Iran ‘bắn nhầm máy bay Ukraine’
Nước Nga, Iran và Vầng trăng Shia
Vụ việc khiến hàng nghìn người dân Iran, gồm đông đảo thanh thiếu niên đô thị, giảng viên đại học, giáo chức, nhân viên nhà nước đã biểu tình lên án Vệ binh Cách mạng.
Giới quan sát tin rằng vụ bắn rơi máy bay, giết chết gần 150 người Iran gồm cả một số người song tịch, gây choáng cho tầng lớp ưu tú ở đô thị vốn ít phản kháng chế độ.
Niềm tin của họ với tuyên truyền mà nhà nước luôn vẽ ra về năng lực “bách chiến bách thắng” của Vệ binh Cách mạng đã bị đổ vỡ.
Cái chết của tướng Qasem Soleimani, người hùng của chế độ thần quyền Iran, cũng gây khủng hoảng cho mô hình “xuất khẩu cách mạng Hồi giáo” mà Iran thực hiện trong vùng.
Ông Soleimani được cho là đã dùng hàng tỷ đô la từ tiền dầu khí của Iran vào các công tác bí mật của Lữ đoàn Quds thuộc Vệ binh Cách mạng ở nước ngoài, thực hiện tham vọng xây dựng Vành trăng Lưỡi liềm Shia, một mạng lưới các nhóm vũ trang thân Iran ở Trung Đông.
Hoạt động này đã gây phản ứng mạnh từ Hoa Kỳ và Israel.
Vì thế, sự xuất hiện và bài giảng của vị Ayatollah 80 tuổi có mục tiêu phản bác lại các suy nghĩ trái chiều, và củng cố tinh thần cho phe ủng hộ chính quyền trước bầu cử vào tháng 2 năm nay.
Mô hình thần quyền rạn nứt?
Iran là quốc gia theo thể chế “tôn giáo thống trị dân sự”, hay còn gọi là “chính trị thần quyền” (political theocracy).
Nhà nghiên cứu chính trị học Mỹ gốc Nhật, ông Francis Fukuyama, gọi Iran là thể chế “pha trộn thần quyền và dân chủ có bầu cử”.
Có trên 80 triệu dân, và là nước lớn ở Trung Đông, Iran có hệ thống nhà nước dân cử bình thường như nhiều quốc gia dân chủ.
Nhưng đứng trên đầu toàn bộ các lãnh đạo dân sự, kể cả các bộ trưởng, chủ tịch quốc hội, là Hội đồng Giám hộ (Council of the Guardians) và Lãnh đạo – giáo chủ tối cao.
Cơ chế Hội đồng Giám hộ này không do ai bầu ra mà do chính các giáo sĩ cao cấp (ayatollah – học giả Hồi giáo phái Shia) chọn ra với nhau.
Về nguyên tắc, họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đấng Allah và có thể giải quyết mọi vấn đề dựa trên kinh sách cổ xưa.
Họ cũng chỉ định các thẩm phán của toà án tôn giáo có quyền diễn giải Kinh Koran để phán quyết về mọi lĩnh vực đời sống của người Iran, từ trang phục cho phụ nữ đến luật hình sự.
Hội đồng này có quyền dùng lý luận Hồi giáo để bác bỏ những quyết định của nhà nước.
Đứng trên hết là Lãnh tụ tối cao (Supreme Leader) cũng do một vị ayatollah nắm giữ.
Hiện nay ngài Khamenei giữ chức này, vốn không có nhiệm kỳ.
Tuy thế, cách điều hành đất nước qua nguyên tắc “thần quyền vĩnh cửu” của Iran đang có vấn đề.
Đầu tiên là sự thách thức của các đạo giáo khác đã có mặt hoặc xâm nhập vào Iran, bất chấp sự trừng phạt hà khắc chính quyền áp dụng cho mọi loại tôn giáo khác, bị cho là “thực hành tà đạo”.
Hiến pháp Iran công nhận nhiều tôn giáo ngoài đạo Hồi Shia, nhưng tín đồ Hồi giáo phái Sufi, người theo đạo Baha, và các nhóm Ki Tô du nhập thường xuyên tố cáo họ bị công an tôn giáo Iran ngăn cản, hành hạ.
Bên cạnh đó, lo ngại an ninh khiến chính quyền càng thu hẹp tầm nhìn, trong nhiều lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Hồi năm 2018, lãnh đạo tôn giáo Iran ra lệnh cấm dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học, vì cho đón là cuộc ‘xâm lược văn hóa’ và Iran sẽ đẩy mạnh dạy ngôn ngữ Ba Tư và văn hóa Hồi giáo.
Đầu năm nay, các giáo sĩ ngăn cản nhiều đảng phái, ứng viên không đủ độ thân hữu với họ tham gia tranh cử.
Vừa qua, các giáo sĩ Iran loại bỏ hàng trăm ứng cử viên dân sự vì “tư cách đạo đức”, gây phản ứng từ chính Tổng thống Hassan Rohani, người bản thân là đại diện của Giáo chủ Tối cao trong cơ chế nhà nước.
Hôm 15/01, ông Rohani kêu gọi cần có “sự đa dạng” trong bầu cử đa đảng sau khi Hội đồng Giám hộ cấm tới 800 số ứng viên ra tranh 290 ghế trong Hạ viện vào ngày 21/02 năm nay.
Ông Rohani nói, “đất nước không thể chỉ do một phái chính trị điều hành”.
Cũng có tin từ ban tiếng Iran của BBC rằng nhiều quan chức nhà nước đã chia sẻ trên mạng xã hội tiếng Ba Tư (Persian) bức xúc của họ về “nạn kiêu binh” trong Vệ binh Cách mạng, và về tình hình kinh tế rất khó khăn.
Sinh viên đại học Shahid Beheshti nhất định không chịu giẫm lên cờ Mỹ và cờ Israel để tỏ thái độ phản kháng với chính phủ Iran
Phụ nữ Iran, nhất là trong giới trẻ, bắt đầu lên tiếng phản kháng chế độ kiểm soát tôn giáo quá khắc nghiệt với họ.
Hiện này, phụ nữ Iran chỉ được phép ăn mặc theo một vào kiểu do các giáo sĩ quy định và khi lên đại học cũng bị cấm học một số môn, vì “không hợp với nguyên lý đạo Hồi”.
Dù được phép chơi bóng đá và bóng chuyền, phụ nữ Iran bị cấm xem các môn này khi đội bóng là nam giới.
Bị Hoa Kỳ cấm vận, hiện kinh tế Iran đang tiếp tục sút giảm, và đến cuối 2020 bị teo đi thêm 10% so với cuối 2018.
Lạm phát trong năm 2019 luôn ở mức trên 20%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51150111

Lãnh đạo tối cao Iran:

Vệ binh Cách mạng có thể chiến đấu ở nước ngoài

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có thể chiến đấu bên ngoài ranh giới Iran, lãnh đạo tối cao của Iran tuyên bố hôm thứ sáu 17/1, trong một phản ứng sau khi Mỹ hạ sát Tư lệnh quân đội hàng đầu của Iran, và trong bối cảnh bất ổn chống chính phủ ở trong nước về vụ bắn rơi một máy bay dân dụng của HHK Ukraine.
Trong bài thuyết giảng tại buổi cầu nguyện ngày thứ sáu đầu tiên của ông trong tám năm, Giáo sĩ Ayatollah Ali Khamenei nói với hàng ngàn người Iran đang hô “Nước Mỹ chết đi!” rằng không thể tin cậy các cường quốc châu Âu trong cuộc đối đầu giữa Iran với Washington về chương trình hạt nhân Iran.
Giáo sĩ Khamenei nói: Các lực lượng Quds “bảo vệ các quốc gia bị áp bức trên toàn khu vực”. “Họ là những chiến sĩ không biên giới.”
Ông Khamenei tuyên bố: “Chúng ta phải tiếp tục cưỡng chống lại cho tới khi nào khu vực này hoàn toàn được giải phóng khỏi sự bạo ngược của kẻ thù,” ông yêu cầu quân đội Hoa Kỳ rời nước láng giềng Iraq và rút ra khỏi khu vực Trung Đông.
Năm 2018, chính quyền của Tổng thống Trump rút ra khỏi thoả thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc, đồng thời áp đặt các biện pháp chế tài đã làm tê liệt nền kinh tế Iran, dẫn cuộc xung đột hiện nay giữa Washington và Tehran.
Tổng thống Donald Trump đã hạ lệnh giết Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh chỉ huy lực lượng Quds hôm 3/1/2020. Ông Suleimani là người đã xây dựng các lực lượng dân quân khu vực bị Washington đổ lỗi là phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng Mỹ.
Iran đáp trả bằng cách bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq hôm 8/1.
Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã rơi vào tình trạng bất ổn từ sau cái chết của ông Soleimani, người được coi như một anh hùng dân tộc ở Iran nhưng bị phương Tây cho là một kẻ thù bạo tàn.
Tang lễ của ông Soleimani được tiếp nối bởi thảm họa bắn nhầm máy bay dân dụng của Ukraine giết chết 176 người. Vài ngày sau Vệ binh Cách mạng mới thừa nhận họ đã bắn nhầm chiếc máy bay, mặc dù một viên chỉ huy cho biết ông ta đã báo cho nhà chức trách Iran biết trong cùng ngày.
Sự chậm trễ này đã gây phẫn nộ, đưa đến các cuộc biểu tình trên khắp Iran.dẫn tới những cuộc biểu tình kéo dài bốn ngày lan rộng trên nhiều thành phố, với những người biểu tình hô to “Khamenei chết đi!”
Tổng thống Trump đã lên tiếng hỗ trợ cho người biểu tình trên trang Twitter của ông, với những thông điệp bằng tiếng Farsi (Iran) và tiếng Anh, làm Giáo sĩ Khamenei nổi giận.
Tại buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu, Giáo sĩ Khamenei gọi Tổng thống Trump là “một tên hề” giả vờ hỗ trợ người Iran, nhưng chỉ chực đâm sau lưng họ bằng “con dao tẩm thuốc độc”, theo FOX News.
Lãnh tụ tối cao Khameini kêu gọi dân Iran hãy sát cánh và thể hiện tình đoàn kết bằng cách đi bầu đông đảo trong các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng hai sắp tới.
Ông Khamenei nói rằng Hoa Kỳ đã phơi bày ‘bản chất khủng bố’ khi giết Tướng Soleimani, và nói vụ ‘ám sát’ đó là một vết nhơ của chính phủ Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-toi-cao-iran-ve-binh-cach-mang-co-the-chien-dau-o-nuoc-ngoai/5249884.html

Hoạt động tinh chế uranium của Iran cao hơn trước

Tổng thống Iran Hassan Rouhani loan báo hiện nay Iran tinh chế uranium nhiều hơn trước khi đồng ý ký thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới vào năm 2015 giữa lúc Tehran dần dần rút lại những cam kết theo thỏa thuận này.
“Áp lực gia tăng đối với Iran nhưng chúng tôi tiếp tục tiến bộ,” ông Rouhani nói trong một bài diễn văn truyền hình ngày 16/1. Iran đã gỡ bỏ tất cả những hạn chế trong việc sản xuất uranium tinh chế, có thể được sử dụng để sản xuất thanh nhiên liệu của lò phản ứng nhưng cũng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran đã phá vỡ những giới hạn chính, vượt quá mức cho phép dự trữ nước nặng và chất uranium, vượt về số lượng và thể loại máy li tâm có thể hoạt động để làm giàu và tinh chế uranium, đáp trả những chế tài được Hoa Kỳ áp đặt trở lại sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương bỏ hiệp ước hạt nhân vào năm 2018.
Ông Trump muốn Tehran thương thuyết một thỏa thuận mới có thể ngăn chặn vĩnh viễn chương trình hạt nhân của nước này và hạn chế chương trình phi đạn đạn đạo của Tehran.
Năm thành viên còn lại của hiệp ước—Anh, Pháp và Đức cộng với Trung Quốc và Nga – hứa sẽ vẫn tôn trọng hiệp ước.
Tuy nhiên các đối tác châu Âu đã không thể đề nghị cho Tehran một phương thức bán dầu thô ở nước ngoài bất chấp những chế tài của Mỹ khiến cho giá trị đồng tiền của Iran sụt giảm mạnh mẽ và tỉ lệ lạm phát tăng cao.
Khi loan báo khởi động Cơ chế Công nhận Tranh chấp của thỏa thuận 2015 vào ngày 14/1, Anh, Pháp và Đức cảnh báo là những hành động của Tehran “không phù hợp với những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân” và “có các chỉ dấu phổ biến hạt nhân ngày càng nghiêm trọng và không thể đảo ngược được.”
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif ngày 16/1 tố cáo 3 nước này đã tự cho phép để Hoa Kỳ hiếp đáp.
Chính quyền ông Trump đã đe dọa áp đặt 25% thuế quan lên xe nhập khẩu của châu Âu nếu Anh, Pháp, và Đức không chính thức cáo buộc Iran phá vỡ hiệp ước hạt nhân, Washington Post loan tin hôm 15/1.
Trong một bài diễn văn ngày 15/1, ông Rouhani chỉ trích quyết định của các cường quốc châu Âu và thất bại của các nước này trong việc đảm bảo Iran được hưởng các lợi ích kinh tế của thỏa thuận 2015.
“Bước kế tiếp quý vị cần phải thực hiện là trở lại những cam kết của mình,” Tổng thống Iran nói, trong khi ông Zarif cho rằng thỏa thuận hạt nhân “không chết”.
Theo thỏa thuận 2015, Iran hứa ngưng chương trình hạt nhân tham vọng của mình để đổi lấy việc gỡ bỏ những chế tài quốc tế.
Tehran luôn cho rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ có mục đích dân sự, đã loan báo rằng hạn chế cuối cùng của việc sản xuất uranium tinh chế đã được gỡ bỏ đầu tháng này, vài ngày sau khi Tướng hàng đầu của Iran, Qassem Soleimani, bị giết trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Baghdad.
Để đáp trả, ngày 8/1 Iran phóng 8 phi đạn đạn đạo vào 2 căn cứ tại Iraq có binh sĩ Mỹ đồn trú.
Vài giờ sau vụ tấn công bằng phi đạn, một máy bay chở khách của Ukraine bị phòng không Iran bắn hạ sau khi cất cánh từ Tehran làm tất cả 176 người thiệt mạng.
Trong bài diễn văn ngày 16/1, ông Rouhani nói chính phủ ông “làm việc hàng ngày để ngăn ngừa đối đầu quân sự hay chiến tranh.”
Ông cũng nói đối thoại với cộng đồng quốc tế khó khăn nhưng “có thể được.”
(Nguồn RFF/RL)
https://www.voatiengviet.com/a/ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-tinh-ch%E1%BA%BF-uranium-c%E1%BB%A7a-iran-cao-h%C6%A1n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-/5249290.html

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống thấp nhất

trong ba thập niên

Kinh tế Trung Quốc năm ngoái tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần ba thập niên.
Số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 6,1% năm 2019 – con số tồi tệ nhất trong 29 năm.
Đất nước này phải đối mặt với nhu cầu nội địa yếu và tác động của cuộc chiến thương mại cay đắng với Mỹ.
Bắc Kinh đã đưa ra nhiều biện pháp trong hai năm qua trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng.
Mức tăng trưởng thấp này xảy ra sau gần hai năm căng thẳng thương mại với Mỹ – tuy nhiên dữ liệu cho thấy hy vọng về mối quan hệ tốt hơn với Mỹ đã cải thiện niềm tin sản trong ngành sản xuất.
Tuần này Washington và Bắc Kinh ký một thỏa thuận thương mại ”giai đoạn một”. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn không chắc chắn là những gia tăng sản xuất gần đây sẽ tiếp tục.
Để đối phó với mức tăng trưởng thấp đi, Bắc Kinh hiện đang được kỳ vọng sẽ đưa ra các biện pháp kích thích mạnh hơn nữa.
Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nói TQ ‘vi phạm thỏa thuận’
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại, Việt Nam hưởng lợi
Ký thoả thuận thương mại, ông Trump thắng hay lùi?
Chiến tranh thương mại: VN ‘cần dứt khoát thoát Trung’
Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp kết hợp nhằm giảm bớt tăng trưởng chậm, bao gồm cắt giảm thuế và cho phép chính quyền địa phương bán một lượng lớn trái phiếu để tài trợ cho các chương trình cơ sở hạ tầng.
Các ngân hàng của nước này cũng được khuyến khích cho vay nhiều hơn, đặc biệt là cho các công ty nhỏ. Các khoản vay mới bằng nội tệ đạt mức cao kỷ lục 2,44 nghìn tỷ đôla vào năm ngoái.
Cho đến nay nền kinh tế nhích lên rất chậm, với tăng trưởng đầu tư giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Phát triển kinh tế của Trung Quốc trong lịch sử từng mạnh mẽ hơn nhiều, chẳng hạn mức tăng trong thập niên đầu tiên của Thế kỷ 21 cao hơn 10%.
Nhưng – mặc dù 6,1% là mức tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc trong gần ba thập niên – nó vẫn cao hơn nhiều so với các nền kinh tế hàng đầu khác.
Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, ví dụ, dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,2% trong năm nay.
‘Thương chiến có thể đã giúp cho nền kinh tế Trung Quốc’
Phân tích của Stephen McDonell, phóng viên BBC Trung Quốc
Đối với nhiều quốc gia, mức tăng trưởng GDP chậm nhất trong ba thập niên có thể gây ra sự hoảng loạn – nhưng ở Trung Quốc thì không thế.
Nhu cầu nội địa giảm và thuế quan của Hoa Kỳ đã khiến tăng trưởng chậm đi – nhưng một số nhà phân tích cho rằng cuộc chiến thương mại thực ra có thể đã giúp ích cho nền kinh tế Trung Quốc.
Mức tăng GDP 6.1% cho năm 2019 này không chỉ nằm trong tầm kỳ vọng của chính phủ, mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trong nhiều năm đã cố gắng giảm dần xuống.
Trung Quốc đang cố gắng thoát khỏi những năm tăng trưởng đột phá không bền vững đã phá hủy môi trường tự nhiên và dẫn đến bùng nổ số tiền vay nợ khó đòi.
Chính phủ nước này đã đưa ra một số biện pháp kích thích để đảm bảo tăng trưởng kinh tế không chậm lại quá nhanh. Nhưng câu hỏi quan trọng sẽ là – ai được tiếp cận với các khoản vay này?
Liệu đó có phải sẽ là những người xây dựng các dự án phù phiếm “cầu đến hư không” đã xuất hiện ở nhiều thành phố trong khu vực?
Hay đó sẽ là những công ty khởi nghiệp mới đầy triển vọng được coi là tương lai của sự phát triển hiện đại của Trung Quốc?
Là một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ tăng nhập khẩu của Mỹ thêm 200 tỷ đôla so với mức 2017 và tăng cường các quy tắc về sở hữu trí tuệ.
Đổi lại, Mỹ đồng ý giảm một nửa mức thuế mới mà nước này áp dụng lên các sản phẩm của Trung Quốc.
Phát biểu tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiệp ước này sẽ “biến đổi” nền kinh tế Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51145761

Trung Quốc thừa nhận

ngư dân Hoa Lục xâm phạm vùng biển Indonesia

Trung Quốc thừa nhận ngư dân nước này đã đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm 17 tháng 1.
Tuyên bố được Đại sứ Trung Quốc, ông Tiêu Thiên, đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc gặp với Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh, Mahfud, ngày 16 tháng 1.
Tuy thừa nhận ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển xung quanh đảo Natuna của Indonesia nhưng ông Tiêu Thiên lại cho rằng đây không phải là điều nghiêm trọng và ông tin tưởng chính phủ hai bên có thể xử lý và giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Ông cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc đang chịu sức ép từ ngư dân đòi cho phép họ tiếp tục hoạt động trong EEZ của Indonesia. Phía Indonesia coi đây là hành động phi pháp, xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Trước sự hiện diện đông đảo của tàu cá Trung Quốc tại khu vực đảo Natuna, ngày 30 tháng 12 năm 2019, Jakarta đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia đến để phản đối.
Phát biểu tại họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó và ngư dân hai nước  vẫn có hoạt động đánh bắt cá bình thường tại vùng nước này.
Bộ Ngoại giao chính phủ Jakarta hôm 1/1/2020 tiếp tục lên tiếng phản đối và sau đó điều nhiều tàu chiến, thậm chí cả máy bay chiến đấu tới khu vực, buộc tàu Trung Quốc phải rút lui sau gần 3 tuần có mặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Quần đảo Natuna của Indonesia nằm về phía nam quần đảo Trường Sa và không nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng biển này.
Toà Trọng tài Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc, đồng thời không công nhận quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/China-admits-fishermen-violating-the-indonesia-waters-01172020073956.html

Trung Quốc đàn áp 5.576 nhà thờ vào năm 2019

Cơ đốc giáo ở Trung Quốc đã phải trải qua sự giám sát, kiểm soát và hạn chế niềm tin chưa từng thấy trong năm qua, Christian Headlines dẫn báo cáo năm 2020 của tổ chức nhân quyền Open Door cho hay.
Theo báo cáo của Open Door, Trung Quốc đã tăng 4 bậc, từ 27 lên 23, trong bảng danh sách 50 quốc gia đàn áp Cơ đốc giáo. Triều Tiên vẫn đứng đầu trong bảng danh sách của Open Door, tiếp theo là Afghanistan, Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Sudan, Yemen, Iran và Ấn Độ.
Tính bình quân, vào năm 2019, tại Trung Quốc, có ít nhất 5.576 cuộc tấn công, được chính quyền phê chuẩn, nhắm vào các nhà thờ, tăng mạnh từ mức 171 cuộc tấn công vào năm 2018.
Ở Trung Quốc có khoảng 97.200.000 người tín ngưỡng Cơ đốc giáo, chiếm khoảng 6% dân số, theo ước tính của Open Door.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32678-trung-quoc-dan-ap-5576-nha-tho-vao-nam-2019.html

Truyền thông Trung Quốc phản ứng kỳ lạ

trước thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ

Truyền thông nhà nước Trung Quốc không quá vồn vã trước thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ, dù Tổng thống Trump gọi đây là “thỏa thuận lớn nhất từng thấy”.
Giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự hào hứng khi hoàn thành ký kết thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc, tạm dừng 18 tháng xung đột thương mại mệt mỏi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì bên kia bán cầu, phản ứng của Bắc Kinh có phần im ắng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra những bình luận không mấy tích cực về thỏa thuận tốn nhiều hơi sức đàm phán giữa hai bên, với giọng điệu thận trọng.
“Giai đoạn một của thỏa thuận… chắc chắn vẫn khiến cả hai bên có những hối tiếc và không vui, phản ứng chính xác mà một thỏa thuận công bằng sẽ gợi ra. Tranh cãi ai thua ai thắng chỉ là bề nổi” – Hoàn Cầu thời báo, tờ báo nhà nước Trung Quốc thông thường có những quan điểm khá gay gắt về tranh chấp thương mại viết.
Hôm 16/1, một ngày sau khi ký thỏa thuận, truyền thông Trung Quốc đưa tin nhắc lại những bình luận của ông Tập Cận Bình, mô tả thỏa thuận mới là dấu hiệu Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết khác biệt bằng đối thoại, rằng hai nước “đã có bước tiến” và nên “giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của nhau” để thúc đẩy quan hệ song phương “đi đúng hướng”.
Những bình luận này trái ngược với quyết tâm “chiến đến cùng” trước đó của Bắc Kinh để bảo vệ lợi ích của mình trong chiến tranh thương mại.
“Tổng thể, Mỹ giành được một chiến thắng nhỏ”, chuyên gia kinh tế Shen Hong thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Tianze Bắc Kinh nói. “Nếu cuộc chiến thương mại tiếp diễn, chắc chắn sẽ bất lợi hơn cho Trung Quốc.”
“Như thế này tốt hơn cho Trung Quốc. Có nghĩa là chính phủ Trung Quốc cuối cùng đã nhận ra rằng những thỏa hiệp như vậy là tốt cho Trung Quốc.”
Theo thỏa thuận, Bắc Kinh hứa sẽ mua thêm 200 tỷ USD các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ. Dù thỏa thuận tạm dừng áp thuế quan mới, phần lớn khoản thuế đối với 360 tỷ USD các sản phẩm Trung Quốc vẫn duy trì. Thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với hơn 100 tỷ USD hàng hóa Mỹ cũng không thay đổi.
Các nhà quan sát cho rằng phản ứng dè dặt của Trung Quốc không có nghĩa là Bắc Kinh “đầu hàng”. Nhấn mạnh ý tưởng về “lợi ích chung” và hợp tác “hai bên cùng có lợi” của mối quan hệ là một dấu hiệu
thường thấy trong ngôn ngữ ngoại giao Trung Quốc, thường được sử dụng khi nói về Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Tuy nhiên, phản ứng tương đối im lặng của họ cho thấy lo ngại về việc thỏa thuận sẽ được tiếp nhận trong nước như thế nào”, ông Yun Jiang, biên tập viên China Neican – một bản tin phân tích chính sách Trung Quốc, cho biết.
Mỹ tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán tiếp theo. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, nói với Fox Business Network rằng các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận giai đoạn hai đã bắt đầu.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng những cuộc đàm phán này có thể còn khó khăn hơn. Đài truyền hình CCTV nói: “Càng nhiều vấn đề cần giải quyết, trò chơi càng trở nên dữ dội”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32676-truyen-thong-trung-quoc-phan-ung-ky-la-truoc-thoa-thuan-thuong-mai-giai-doan-mot-voi-my.html

Lỗ hổng

trong thỏa thuận ‘đình chiến thương mại’ Mỹ – Trung

Trung Quốc hứa mua 32 tỉ USD hàng nông sản Mỹ nhưng nói mua được bao nhiêu thì chưa biết vì “tùy vào nhu cầu thị trường”. Để hoàn thành mục tiêu này, Bắc Kinh có thể sẽ phải “phụ cả thiên hạ” nhưng không nhiều người tin vào điều đó.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký rạng sáng 16-1 (giờ Việt Nam) được ví như một hiệp định đình chiến, tạm khép lại cuộc chiến thuế quan đầy tốn kém dài 18 tháng giữa hai nước.
Các nhà đầu tư đón nhận tin tức một cách lạc quan thận trọng bởi có nhiều lỗ hổng trong thỏa thuận khiến tương lai của nó không thực sự ổn định.
Thỏa thuận này không giải quyết được các vấn đề kinh tế cốt lõi dẫn đến xung đột thương mại, không loại bỏ hoàn toàn thuế quan đã làm chậm nền kinh tế toàn cầu và đặt ra các mục tiêu mua hàng khó đạt được, các nhà phân tích nhận định với Hãng tin Reuters.
Văn kiện có chữ ký của cả ông Trump và ông Lưu Hạc ghi rõ Trung Quốc cam kết mua 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong vòng 2 năm. Trong lĩnh vực nông sản, Bắc Kinh hứa mua 12,5 tỉ USD trong năm 2020 và 19,5 tỉ USD trong năm tiếp theo.
Thế nhưng trong bài phát biểu trước lễ ký kết, ông Trump đã tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD nông sản, cao hơn con số trên giấy tờ tận 18 tỉ USD. Phó thủ tướng Lưu Hạc đứng sau đó không thể hiện thái độ gì, ông chờ đến lượt mình phát biểu và tuyên bố việc Bắc Kinh mua bao nhiêu là tùy thuộc vào nhu cầu thị trường trong nước.
Giá đậu nành Mỹ lập tức rớt sau phát ngôn này, xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Hồi năm ngoái, để trả đũa thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đã ngừng mua đậu nành Mỹ và quay sang Brazil cùng nhiều nước khác. Nông dân Brazil đang chuẩn bị thu hoạch đậu nành trong vài tuần nữa, hứa hẹn một vụ trúng mùa lớn.
“Tôi không tin Trung Quốc sẽ thay đổi bạn hàng của họ và việc đạt được các mục tiêu mua hàng như đã hứa là rất thấp”, chuyên gia Jim Paulsen nhận định với Reuters.
Một quan chức Mỹ cho rằng để đạt được mục tiêu đã hứa, Bắc Kinh sẽ phải giảm hoặc miễn thuế đối với nhiều mặt hàng Mỹ. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sắp sửa làm như vậy.
Chế tài đơn giản
Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế quan để buộc Trung Quốc tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận dài 86 trang vừa được ký, bao gồm cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ và tăng cường mua hàng hóa từ Mỹ.
Theo đó, nếu Bắc Kinh thất hứa, Washington sẽ trừng phạt bằng việc áp thuế quan tương xứng với những thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra. Tuy nhiên theo văn kiện được cả hai bên đồng ý, nếu Trung Quốc phản đối chế tài này, họ có quyền đơn phương rời khỏi thỏa thuận. Không có quy định nào cho việc kháng cáo hoặc đánh thuế trả đũa.
“Nếu bên bị khiếu nại cho rằng các hành vi của bên khiếu nại được tiến hành với mục đích xấu, biện pháp giải quyết là rút khỏi thỏa thuận bằng cách gửi văn bản cho bên khiếu nại”, một điều khoản trong thỏa thuận nêu rõ.
Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cho rằng cơ chế thực thi của thỏa thuận 1 như vậy là quá đơn giản và đặt ra nguy cơ một trong hai bên sẽ phá nát toàn bộ thỏa thuận.
Các quan chức Mỹ khẳng định đã thiết lập một quy trình giải quyết tranh chấp hợp lý, trong đó thành lập ở mỗi nước một văn phòng giám sát thực thi và tiếp nhận các khiếu nại về việc tuân thủ.
Những khiếu nại này sẽ được xem xét và giải quyết theo từng cấp, từ thấp lên cao trong thời gian 90 ngày trước khi áp dụng hình phạt. Hai nước cũng nhất trí thiết lập các cuộc tham vấn thường xuyên mỗi tháng như trước đây để kịp thời giải quyết bất đồng.
“Nhưng đến cuối cùng, Tổng thống Trump sẽ là người gọi điện và hỏi rằng vấn đề đó có đủ nghiêm trọng để đánh thuế chưa. Ông ấy sẽ chỉ hạnh phúc khi người Trung Quốc mua hàng Mỹ”, ông Derek Scissors, một học giả về Trung Quốc, chốt vấn đề.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32674-lo-hong-trong-thoa-thuan-dinh-chien-thuong-mai-my-trung.html

Phó thủ tướng Trung Quốc:

Thỏa thuận vừa ký giải quyết lo ngại của hai bên

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết thỏa thuận thương mại vừa ký kết giữa Washington và Bắc Kinh đã “giải quyết đáng kể các mối lo ngại” của cả hai bên. Bộ Tài chính Trung Quốc cũng vừa phát hành văn bản tiếng Trung của thỏa thuận.
Tân Hoa xã trích dẫn lời ông Lưu, dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Bắc Kinh, nói thêm trong cuộc họp báo ngắn với truyền thông Trung Quốc ngày 16-1 rằng thỏa thuận giai đoạn 1 này mang cả ý nghĩa về kinh tế lẫn chính trị.
Ngày 15-1, Mỹ và Trung Quốc đã đặt bút ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Washington, trong đó Trung Quốc đồng ý mua hơn 200 tỉ USD hàng hóa Mỹ trong vòng 2 năm.
Đổi lại, Washington cam kết giảm phân nửa của 15% thuế đang áp lên 120 tỉ USD hàng tiêu dùng Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho biết việc giảm thuế xuống còn 7,5% này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi thỏa thuận được ký kết.
Thâm hụt thương mại lâu năm của Mỹ với Trung Quốc đã khiến Tổng thống Donald Trump không hài lòng và quyết định áp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến biện pháp áp thuế trả đũa từ Bắc Kinh và cuộc thương chiến kéo dài gần 2 năm qua.
Cũng trong ngày 15-1, phó thủ tướng Lưu nói rằng Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực thi các điều khoản trong thỏa thuận và xem đây là nhiệm vụ “cấp bách hàng đầu”. Ông Lưu cho biết Trung Quốc cũng sẽ tiến hành cải cách sâu rộng trong nước đồng thời mở cửa hơn với thế giới.
Với bản dự báo tăng trưởng cả năm của Trung Quốc sẽ được công bố vào ngày 17-1, ông Lưu nói thêm rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này dự kiến đạt trên 6% trong cả năm 2019. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu giữ mức tăng trưởng thường niên trong khoảng 6-6,5%.
Một cuộc thăm dò của hãng AFP với các chuyên gia kinh tế tại 14 tổ chức lớn cho thấy các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng GDP là 6,1% cho cả năm 2019.
Ông Lưu nói thêm rằng dữ liệu tháng 1-2020 cũng chỉ ra một triển vọng kinh tế tốt hơn mong đợi.
Cùng ngày 16-1, như Reuters đưa tin, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành phiên bản tiếng Trung của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký kết tại Washington. Theo phiên bản này, Trung Quốc đồng ý mua thêm ít nhất 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm, bao gồm 32 tỉ hàng nông sản.
Theo cả hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung, Trung Quốc và Mỹ thừa nhận việc mua hàng sẽ được thực hiện dựa trên những cân nhắc thương mại và điều kiện thị trường, đặc biệt đối với hàng nông sản.
Trong một diễn biến liên quan, phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 15-1 (giờ Mỹ) nói với đài Fox News rằng: “Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về thỏa thuận giai đoạn 2″. Tuy nhiên, ông Pence không công bố thông tin chi tiết về vấn đề này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32673-pho-thu-tuong-trung-quoc-thoa-thuan-vua-ky-giai-quyet-lo-ngai-cua-hai-ben.html

Trung Quốc: Còn nhiều vấn đề cốt lõi

cần giải quyết sau thỏa thuận Giai đoạn 1

Chính phủ Trung Quốc hoan nghênh thỏa thuận thương mại tạm thời với Hoa Kỳ nhưng dè dặt cho biết là hai nước vẫn còn phải giải quyết những vấn đề quan trọng hai bên cùng quan tâm.
Tổng thống Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký thỏa thuận ngày 15/11 để giải quyết sự leo thang tranh chấp kéo dài 18 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Giai đoạn 1 thỏa thuận kinh tế và thương mại đã đạt được giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có lợi cho cả hai bên, và cũng có lợi cho toàn thế giới,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo ngày 16/1 tại Bắc Kinh.
Ông Cảnh nói thỏa thuận “chứng tỏ một lần nữa là Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tìm được những cách tiếp cận thích đáng và tìm ra những giải pháp hữu hiệu qua đối thoại và tham khảo trên căn bản bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” và rõ ràng là hai nước “quan tâm giải quyết những vấn đề cốt lõi của nhau.”
Ông Cảnh không cho biết chi tiết về những vấn đề cần quan tâm nhưng Bắc Kinh đã nói là muốn thuế quan áp đặt trước đây lên hầu hết các hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến Hoa Kỳ được gỡ bỏ.
Sáng ngày 16/1, ông Trump viết trên Twitter rằng thỏa thuận vừa đạt được là “một trong những thỏa thuận thương mại tốt nhất trước nay” và thỏa thuận này “cũng tốt cho Trung Quốc và mối quan hệ lâu dài của chúng ta.”
Tại buổi lễ ký kết ở Tòa Bạch Ốc ngày 15/1, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đọc một bức thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết rằng “trong bước kế tiếp, hai nước cần thi hành thỏa thuận một cách nghiêm chỉnh.”
Trong phần phát biểu của mình, ông Lưu nói có những bước lùi trong tiến trình nhưng các nhà thương thuyết của hai nước không bỏ cuộc.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý điều họ gọi là thỏa thuận Giai đoạn 1 vào giữa tháng 12 năm ngoái. Thỏa thuận kêu gọi Trung Quốc tăng cường việc mua hàng hóa của Mỹ, ngưng tập tục buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, và không thao túng tiền tệ để làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.
Ông Trump nói giai đoạn 2 của cuộc thương thuyết sẽ bắt đầu nhanh chóng và sẽ không có giai đoạn 3.
Ông Trump cho biết Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm 200 tỉ đô la hàng hóa Mỹ và dịch vụ trong hai năm tới—50 tỉ đô la trong số này thuộc lãnh vực nông nghiệp.
Ông Tập, trong thư, đề ra con số hàng nông nghiệp là 40 tỉ đô la.
Theo văn bản thỏa thuận, Trung Quốc hứa mua hơn 12,5 tỉ đô la sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong năm đầu tiên và 19,5 tỉ đô la trong năm thứ hai, với thời điểm mua bán tùy theo những điều kiện thị trường. Trong bức thư gởi ông Trump, chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi Hoa Kỳ đối đãi công bằng với những công ty Trung Quốc.
Washington đã rút việc chỉ định Bắc Kinh là thao túng tiền tệ. Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ ngưng kế hoạch áp đặt thuế quan mới đối với nhiều tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc trong khi giảm phân nửa thuế quan lên khoảng 110 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc.
Thuế quan của Mỹ vẫn giữ nguyên đối với khoảng 360 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thuế quan cao làm tổn hại Trung Quốc về mặt kinh tế và khiến Trung Quốc phải ngồi vào bàn thương thuyết, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow nói với các phóng viên hôm 14/1.
“Đây là một thắng lợi không tranh cãi được của đất nước chúng ta và một ngày đáng ghi nhớ trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung,” theo Chủ tịch kiêm giám đốc Hiệp hội Các nhà Sản xuất Toàn quốc Jay Timmons.
Đảng Dân chủ đối lập chỉ trích thỏa thuận là yếu đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi sự kiện ngày 15/1 là “Không có gì hơn là lễ trình diễn trước truyền hình để cố che đậy việc thiếu mất hoàn toàn tiến bộ cụ thể, minh bạch hay có trách nhiệm trong thỏa thuận Giai đoạn Một này.”
Giai đoạn đầu tiên, sẽ đi vào hiệu lực trong một tháng, không giải quyết việc trợ cấp các công ty quốc doanh của Trung Quốc, một vấn đề chắc chắn sẽ được thảo luận trong giai đoạn tới.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer gọi những trợ cấp này là vấn đề lớn khiến cho việc áp đặt thuế quan vẫn tiếp tục.
Trung Quốc không thể áp đặt thuế quan trả đũa nếu Hoa Kỳ hành động chống lại Trung Quốc vì vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, theo một giới chức chính quyền cao cấp giải thích cho các phóng viên sau khi ký thỏa thuận. Giải pháp duy nhất của Trung Quốc là từ bỏ thỏa thuận.
“Tôi nghĩ hai bên đều có lý để hài lòng với thỏa hiệp này, ngay cả khi thỏa thuận không thực sự giải quyết những vấn đề cốt lõi,” ông Edward Alden, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đối ngoại, nói với VOA.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B2n-nhi%E1%BB%81u-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-c%E1%BB%91t-l%C3%B5i-c%E1%BA%A7n-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-sau-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-1/5248843.html

TQ bóp nghẹt truyền thông xã hội trong nước,

nhưng khai thác triệt để ở nước ngoài

Trung Quốc nói các nhà ngoại giao và các giới chức chính phủ của họ sẽ khai thác đầy đủ các diễn đàn truyền thông xã hội của nước ngoài như Facebook và Twitter mà các công dân trong nội địa Trung Quốc bị ngăn chặn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 14/1 nói chính phủ Trung Quốc cũng giống như các cơ quan ngoại giao và các nhà ngoại giao của các nước trong việc dùng những mạng xã hội này để “liên lạc tốt hơn với những người ở bên ngoài và giới thiệu tốt hơn tình hình và chính sách của Trung Quốc.”
Facebook, Twitter và những trang mạng xã hội khác trong nhiều năm qua đã nỗ lực xâm nhập thị trường rộng lớn của Trung Quốc nhưng không thành công. Bắc Kinh đã giúp thành lập mạng lưới chính trị tương tự như Weichat và Weibo. Nội dung những trang này bị theo dõi chặt chẽ bởi các công ty này cũng như các nhân viên kiểm duyệt của chính phủ.
Dù vậy, ông Cảnh nói Trung Quốc “muốn củng cố thông tin với thế giới bên ngoài qua truyền thông xã hội như Twitter để gia tăng hiểu biết lẫn nhau.” Ông cũng cho rằng Internet của Trung Quốc vẫn mở rộng và Trung Quốc có số người sử dụng Internet lớn hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Ông còn nói thêm rằng “Chúng tôi luôn luôn quản lý Internet phù hợp với luật pháp và qui định.”
Việc người biểu tình đòi dân chủ sử dụng truyền thông xã hội tại Hong Kong đã làm Trung Quốc quan tâm sâu hơn tới việc sử dụng các mạng này, khơi mào thêm nhiều cuộc trấn áp hơn tại Hoa lục.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-b%C3%B3p-ngh%E1%BA%B9t-truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nh%C6%B0ng-khai-th%C3%A1c-tri%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%83-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i/5249297.html

Trung Quốc lợi dụng thế yếu của Miến Điện

để thúc đẩy Con Đường Tơ Lụa

Trọng Nghĩa
Trọng tâm hai ngày công du Miến Điện của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu từ hôm nay 17/01/2020 là thuyết phục láng giềng Đông Nam Á này ký kết những thỏa thuận quan trọng về hạ tầng cơ sở, cho phép Bắc Kinh đẩy mạnh thêm đề án Con Đường Tơ Lụa Mới.
Theo các nhà phân tích, thời cơ lúc này đang thuận lợi cho Trung Quốc cả về chính trị và kinh tế, cho dù sẽ vấp phải một số cản lực, kể cả từ phía quân đội Miến Điện, nổi tiếng là có tinh thần dân tộc cao.
Điều cần ghi nhận trước tiên là Miến Điện có một vị trí chiến lược tối quan trọng trong kế hoạch Con Đường Tơ Lụa của ông Tập Cận Bình. Cùng với Pakistan, Miến Điện là một trong 2 nước “thân thiện” có thể mở cho Trung Quốc con đường trực tiếp ra Ấn Độ Dương, tránh được vùng Biển Đông đang có tranh chấp và eo biển Malacca rất bận rộn, nơi mà phần lớn nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc phải đi qua.
Hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện CMEC, là một mắt xích quan trọng trong Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường, nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Giữa Trung Quốc và Miến Điện, quan hệ không phải là lúc nào cũng suôn sẻ, nhất là khi nhiều người Miến Điện lo ngại đất nước nhỏ bé của mình bị lệ thuộc vào láng giềng khổng lồ.
Tranh thủ thế yếu của bà Aung San Suu Kyi
Thế nhưng trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã biết lợi dụng hai chỗ yếu của chính quyền Miến Điện để lôi kéo nước láng giềng về phía mình.
Trước hết bất chấp các phản ứng công phẫn từ khắp nơi trên thế giới nhắm vào quân đội và chính quyền của bà Aung San Suu Kyi sau chiến dịch đàn áp, xua đuổi người Hồi Giáo Rohingya năm 2017 đã buộc hơn 730.000 người phải chạy qua tị nạn ở Bangladesh, Bắc Kinh tuyệt đối tránh lên án Miến Điện.
Không những thế, trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc không ngần ngại bảo vệ chính quyền Naypyidaw trước những cáo buộc của quốc tế. Vai trò này của Bắc Kinh được cho là trở ngại lớn nhất đối với mong muốn truy tố các lãnh đạo Miến Điện ra trước một tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh.
Mặt khác, Trung Quốc cũng biết khai thác việc lãnh đạo Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi đang rất cần tiền để phát triển đất nước, nhằm thuyết phục được người dân tín nhiệm trở lại đảng cầm quyền nhân các cuộc bầu cử sắp tới đây.
Hiện nay, Trung Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư lớn thứ hai ở Miến Điện, chỉ sau Singapore, với thương mại hai chiều vượt mức 10 tỷ đô la. Một chuyên gia phân tích chính trị người Miến, làm việc tại Vân Nam cho rằng hiện “không có quốc gia nào khác đầu tư vào Miến Điện ngoại trừ Trung Quốc” do vậy, Bắc Kinh có thể dễ dàng lôi kéo Naypyidaw.
Nỗi lo ngại sập bẫy nợ
Tuy nhiên, nỗ lực đầu tư của Trung Quốc vào các đề án hạ tầng cơ sở to lớn tại Miến Điện đang vấp phải những phản ứng nghi ngại, đặc biệt là những đề án trong khuôn khổ Con Đường Tơ Lụa.
Lý do trước tiên luôn luôn được giới quan sát nêu bật là hỗ trợ phát triển của Bắc Kinh lại đến từ các khoản vay thay vì viện trợ không hoàn lại và buộc phải dùng công ty Trung Quốc. Điều này dễ dẫn đến trường hợp được gọi là bẫy nợ, khi nước nhận tiền không trả được nợ, phải gán tài sản quốc gia cho Trung Quốc để trả nợ, gây nên tình trạng mất chủ quyền.
Ví dụ về cảng Hambantota ở Sri Lanka là lời cảnh báo cho các nước về những gì có thể xảy ra khi không trả được các khoản vay của Trung Quốc. Sri Lanka bị buộc phải cho phía Trung Quốc thuê cảng của mình trong thời hạn 99 năm, có nghĩa là mất hẳn quyền điều hành cơ sở này.
Riêng trong trường hợp Miến Điện, nếu kịch bản bẫy nợ xẩy ra đối với công trình cảng Kyaukphyu, Bắc Kinh sẽ không chỉ có được một cảng có vị trí chiến lược mà còn có đường sắt và đường cao tốc nối liền với tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc.
Miến Điện đã bắt đầu lo ngại. Gần đây Naypyidaw đã bắt đầu giảm bớt chi phí và sự tham gia của Trung Quốc tại cảng Kyaukphyu và khu kinh tế lân cận.
Tâm lý bài Trung Quốc
Bên cạnh đó, sự hiện diện của Trung Quốc cũng ngày càng không được người dân Miến Điện chào đón, với phong trào phản đối đã nổ ra ở nhiều nơi, như ở Shwe Kokko, một dự án phát triển đô thị lớn của Trung Quốc trên sông Moei ở biên giới với Thái Lan, hay ở một mỏ đồng do Trung Quốc điều hành tại Monywa gần Mandalay, miền trung Miến Điện.
Đó là chưa kể đến đề án đập và nhà máy thủy điện khổng lồ tại Myitsone ở miền Bắc, đã bị dân cư địa phương phản đối dữ dội đến mức chính quyền phải hoãn lại, mặc dù Trung Quốc tiếp tục vận động để khởi động lại.
Sau cùng, giữa quân đội Miến Điện và Trung Quốc, mọi việc không phải hoàn toàn ổn thỏa, đặc biệt là với vai trò mập mờ của Bắc Kinh trong việc giúp hòa giải giữa quân đội đất nước với các nhóm phiến quân thuộc các sắc tộc thiểu số giáp giới với Trung Quốc.
Bắc Kinh không được bên nào xem là một nhà môi giới trung thực, nhất là khi vào lúc các nhà trung gian Trung Quốc hô hào hòa giải, thì một vài nhóm sắc tộc chống lại chính quyền trung ương lại được trang bị bằng vũ khí mới của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200117-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BB%A3i-d%E1%BB%A5ng-th%E1%BA%BF-y%E1%BA%BFu-c%E1%BB%A7a-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BB%83-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C6%A1-l%E1%BB%A5a

Tập Cận Bình thăm Miến Điện

với hàng tỉ đô la cho Con đường tơ lụa mới

Thụy My
Ngày 17/01/2020, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức bắt đầu chuyến công du Miến Điện, đất nước đang bị quốc tế cô lập nhưng rất quan trọng trong kế hoạch « Con đường tơ lụa mới », để ký kết một loạt các dự án hạ tầng trị giá nhiều tỉ đô la.
Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một tuyến đường tàu cao tốc sẽ nối cảng này với khu công nghiệp đại quy mô gần đường biên giới chung. Tuy nhiên người dân địa phương lo sợ dự án này sẽ làm cho nhiều người bị mất đất, không còn phương tiện mưu sinh.
Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã ký với Tập Cận Bình năm 2009, nhưng dự án đã phải ngưng lại do bị dân chúng chống đối : cả một vùng có diện tích bằng Singapore sẽ bị chìm dưới lòng nước, gây ra những thiệt hại vĩnh viễn cho dòng sông Ayeyarwady.
Trước đây bà Aung San Suu Kyi cũng không ủng hộ thủy điện Myitsone, nhưng nay lại kêu gọi dân chúng thay đổi ý kiến về dự án này. Các nhà đấu tranh sẽ biểu tình ngày mai tại Rangoon để phản đối mọi ý định tái khởi động dự án.
Trao đổi thương mại giữa hai nước năm ngoái lên đến 16,8 tỉ đô la, và Bắc Kinh đang nắm 40% nợ công của Miến Điện. Hàng tỉ mét khối khí đốt và hàng triệu thùng dầu khai thác ngoài khơi hàng năm được đưa vào Trung Quốc thông qua Miến Điện.
Không chỉ là đối tác kinh tế quan trọng nhất, Trung Quốc còn nhiều lần bênh vực chính quyền Miến Điện trước cáo buộc diệt chủng người Rohingya của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình cảm chống Trung Quốc ngày càng tăng trong dân chúng, với các cuộc xung đột chủng tộc ở biên giới, tác động môi trường của các dự án hạ tầng do Bắc Kinh đầu tư.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200117-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C6%A1-l%E1%BB%A5a-m%E1%BB%9Bi

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.