Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Quốc đưa hai tàu hải cảnh tối tân tới Bãi Tư Chính? – Theo VOAViet

Thursday, August 15, 2019 10:48:00 PM // ,

Trung Quốc đưa hai tàu hải cảnh tối tân tới Bãi Tư Chính? – Theo VOAViet

4/8/2019
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc (ảnh minh họa).
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc (ảnh minh họa).
Một nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh dường như đang đưa hai tàu hải cảnh tối tân nhất tới Bãi Tư Chính, sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 trở lại khu vực từng xảy ra “đối đầu” với tàu cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông.
Ông Ryan Martinson.
Ông Ryan Martinson.
“Dường như hai tàu hải cảnh tối tân nhất của Trung Quốc (31302 và 33111) đang tiến tới hiện trường [Bãi Tư Chính]. Đáng chú ý là cả hai tàu này thường hoạt động ở Biển Hoa Đông [có tranh chấp với Nhật] và năm ngoái không hoạt động ở Biển Đông, nếu không muốn nói là chưa từng”, ông Ryan Martinson, chuyên gia của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, viết trên Twitter.
“31302 thuộc lớp Zhaoduan (nặng hơn 4.000 tấn). 33111 thuộc lớp Zhaojun (nặng 2.700 tấn). Cả hai đều được trang bị các pháo 76 li”.
/**/ /**/ /**/ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị lên thăm một tàu khu trục của hải quân nước này nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hồi tháng Tư năm nay.
XEM THÊM:

Bạch thư TQ nhắc tới VN, ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

Nhà nghiên cứu từng là người đầu tiên công bố thông tin về cuộc “đối đầu” giữa tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam ở Bãi Tư Chính nói thêm rằng việc tàu Hải Dương 8 trở lại sau ít ngày rời đi để tiếp nhiên liệu ở Đá Chữ Thập đánh dấu việc bắt đầu “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
Tới tối ngày 14/8, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều chưa lên tiếng về tin tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 quay lại Bãi Tư Chính.
/**/ /**/ /**/ Giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật hoạt động ở Biển Đông, ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu.
XEM THÊM:

Nhật lần đầu lên tiếng về vụ ‘đối đầu’ giữa VN và TQ ở Bãi Tư Chính

Liên quan tới căng thẳng giữa đôi bên, ông Murray Hiebert, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở thủ đô Washington, nhận định với VOA tiếng Việt rằng tình hình có thể “vượt ra khỏi tầm kiểm soát” nếu “xảy ra một vụ tai nạn” cũng như “phản ứng thái quá” của đôi bên.
Trong khi đó, Stratfor, trang thông tin về tình hình địa chính trị trên toàn cầu, cho rằng việc tàu Hải Dương 8 tái xuất hiện ở Bãi Tư Chính “đồng nghĩa với việc nguy cơ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lại tăng lên”.
Chuyên gia Carl Thayer cho biết rằng tàu Hải Dương 8 trở lại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng đợt các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang họp bàn trong hai tuần ở Bắc Đới Hà cho tới ngày 17/8 với việc bàn thảo 3 vấn đề chính, trong đó chuyện Việt Nam và Philippines tìm cách “đẩy lùi sự xâm phạm của Trung Quốc đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa” của hai quốc gia Đông Nam Á này.
/**/ /**/ /**/ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, tại Hà Nội hôm 5/8.
XEM THÊM:

Việt Nam và EU ‘tăng cường đảm bảo tự do hàng hải’

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đang thăm Hoa Kỳ và chiều ngày 14/8, ông sẽ cùng với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc gặp gỡ với các quan chức ngoại giao nước chủ nhà, trong đó có ông David Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
Tin cho hay, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đang thăm Mỹ và sẽ có các cuộc thảo luận với các quan chức nước chủ nhà.
Tin cho hay, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đang thăm Mỹ và sẽ có các cuộc thảo luận với các quan chức nước chủ nhà.
Hiện chưa rõ vấn đề Biển Đông, nhất là vụ Bãi Tư chính, có nằm trong nghị trình thảo luận của các quan chức Mỹ và Việt Nam hay không.
Mới tháng trước, trong một tuyên bố được cho là nghiêng về phía Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus bày tỏ “quan ngại” về “sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông, trong đó có các hoạt động sản xuất và thăm dò bấy lâu nay của Việt Nam”.
“Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế không có hoạt động gây bất ổn và khiêu khích kiểu này”, bà Ortagus nói.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.