Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 15/08/2019

Thursday, August 15, 2019 10:57:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 15/08/2019

Biển Đông:

‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Manila vừa yêu cầu Bắc Kinh giải thích việc Trung Quốc điều các tàu của nước này vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền mà không được phép trong suốt thời gian từ tháng Hai đến tháng Bảy, theo trang tin Thời báo Hải quân (navytimes.com) hôm 14/8/2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana yêu cầu Bắc Kinh giải thích về hoạt động của các tàu nghiên cứu và tàu chiến Trung Quốc trong những gì Philippines tuyên bố là vùng biển của mình mà không được phép của Manila.
Động thái này được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Rodriogo Duterte, tại đó lãnh đạo Philippines cam kết sẽ nhắc lại phán quyết của tòa PCA mà Philippines đã thắng kiện trước Trung Quốc tháng 7/2016.
Bộ trưởng Lorenzana nói hôm thứ Sáu tuần trước rằng Trung Quốc đã không xin phép khi phái một số tàu chiến qua eo biển Sibutu ở mũi phía Nam của quần đảo Philippines tất cả bốn lần trong thời gian trên, và ông cũng nói hai tàu khảo sát của Trung Quốc cũng đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
“Hai tàu chiến Trung Quốc bị phát hiện ở dọc eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines trong tháng Bảy và ba chiếc khác bị phát hiện trong tháng Tám”, Trung tướng Cirilito Sobejana, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tây Mindanao của Philippines được truyền thông nước này dẫn lời, hôm 14/8 tuyên bố thêm.
Manila để đến nay mới phản ứng. Manila muốn có bằng chứng đầy đủ về hành vi xâm phạm chủ quyền này của Trung QuốcTS. Hà Hoàng Hợp
“Trung Quốc từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines…” một nhà nghiên cứu Đông Nam Á và chính trị khu vực bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm về động thái trên.
“Chiến lược của Trung Quốc được tính toán kỹ, có những lúc Trung Quốc đã liều lĩnh, và sẽ còn liều lĩnh,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm trong cuộc phỏng vấn qua bút đàm hôm 15/8 sau đây, trong đó ông cũng bình luận về sự kiện Trung Quốc điều tàu trở lại khu vực bãi Tư Chính lần thứ hai trong mùa Hè này.
Bàn tròn BBC: Cập nhật tình hình Hong Kong và tàu TQ quay lại Bãi Tư Chính
Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?
Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ
Biển Đông: ‘Rủi ro không nhỏ’ nếu TQ quay trở lại Bãi Tư Chính
BBC: Tiến sỹ bình luận thế nào về việc Trung Quốc được cho là điều nhiều tàu vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong tháng Bảy và tháng Tám này, cùng thời gian với sự kiện đối đầu với Việt Nam diễn ra ở khu vực Bãi Tư Chính?
TS Hà Hoàng Hợp: Số tàu chiến (của hải quân) Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines mà không báo trước, là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Philippines mới đây đã yêu cầu Trung Quốc giải thích. Theo luật quốc tế, tàu chiến đi vào vùng biển của một nước nào đó, thì phải xin phép. Nếu không, nước chủ nhà sẽ coi đó là đi qua không vô hại. Gần đồng nghĩa với xâm lấn, xâm lược.
Manila để đến nay mới phản ứng. Manila muốn có bằng chứng đầy đủ về hành vi xâm phạm chủ quyền này của Trung Quốc.
Cách thức phản ứng
BBC: Cách thức phản ứng của phía Philippines có gì đáng nói? Có gì khác biệt không với cách thức mà Việt Nam đã đang phản ứng đợt này?
TSHà Hoàng Hợp: Tất cả các tàu hải cảnh của Trung Quốc đều là tàu thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc. Các tàu đó đi kèm để bảo vệ tàu thăm dò, hoặc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 để quấy rối hoạt động khai thác dầu khí của liên doanh dầu khí VN-Rosneft chính là hành động xâm phạm phi pháp.
Từ ngày 16 tháng Bảy, Việt Nam đã phản đối và sau đó đã nhiều lần yêu cầu các tàu đó rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể hơn về luật pháp quốc tế, tàu cảnh sát biển của bất kỳ nước nào, trước khi vào vùng biển thuộc chủ quyền của một nước khác, cũng phải thông báo trước.
Riêng về vấn đề biển Đông, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết ông Pompeo cảnh báo nghiêm khắc các hành động của Trung Quốc ở biển Đông, nhấn mạnh vụ bãi Tư Chính, vụ quấy phá trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia, và các quấy phá ở vùng biển Philippines.TS. Hà Hoàng Hợp
Tuy nhiên, quy chế thông báo trước áp dụng chặt chẽ hơn đối với tàu chiến (tức là tàu hải quân). Phản ứng của Manila hoàn toàn phù hợp. Phản ứng của Việt Nam vừa qua, cũng hoàn toàn phù hợp.
BBC: Dường như Trung Quốc đang có một tính toán để xuất hiện không chỉ riêng ở một quốc gia đơn lẻ ở vùng Biển và khu vực này, kế hoạch và tính toán của Trung Quốc là gì? Kế hoạch này có khả thi không và có gì mạo hiểm không?
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
TSHà Hoàng Hợp: Trung Quốc từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines. Nghiêm trọng nhất, là vụ Trung Quốc dùng tàu chiến chiếm Scarborough của Philippines năm 2012.
Xin nhắc lại năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma. Chiến lược của Trung Quốc được tính toán kỹ, có những lúc Trung Quốc đã liều lĩnh, và sẽ còn liều lĩnh.
BBC: Ngày 13/8/2019 diễn ra cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, tại Hoa Kỳ, cuộc gặp này có thể có ‎ý nghĩa ra sao với an ninh ở Biển Đông và khu vực?
TS Hà Hoàng Hợp: Theo tôi được biết, cuộc gặp Dương Khiết Trì – Mike Pompeo tại Mỹ có các nội dung: quan hệ Trung – Mỹ (chiến tranh thương mại, Đài Loan, Hong Kong).
Mở rộng các khu vực quan hệ, hai ông đó đã thảo luận các vấn đề: phi hạt nhân hóa Triều Tiên và hành xử của Bình Nhưỡng, vấn đề Hoa Đông, vấn đề biển Đông, Tân Cương, Trung-Ấn.
Riêng về vấn đề Biển Đông, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết ông Pompeo cảnh báo nghiêm khắc các hành động của Trung Quốc ở biển Đông, nhấn mạnh vụ bãi Tư Chính, vụ quấy phá trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia, và các quấy phá ở vùng biển Philippines.
Mỹ nhắc Trung Quốc rằng Mỹ và các nước phương Tây đang theo tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Trung Quốc không thể bất chấp luật pháp quốc tế, và không được phép tiếp tục không coi luật pháp quốc tế ra gì! Đấy là thông điệp rõ rệt nhất.
Sau cuộc gặp kể trên, chúng ta thấy tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ chỉ ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc khi Trung Quốc cư xử tử tế với Hong Kong.
Hiện nay việc tàu thăm dò Trung Quốc tiếp tục có mặt ở vũng bãi Tư Chính, là hành vi đe dọa gián tiếp đến lợi ích của Nga, nếu chỉ nói đến Nga. Không có bất kỳ thỏa thuận nào giữa Trung Quốc và Nga có thể làm thay đổi bản chất của hành vi này của Trung Quốc.TS Hà Hoàng Hợp
Hải quân Nga hiện diện?
BBC: Có tin nói hải quân Nga đang có sự hiện diện ở khu vực gần Bãi Tư Chính, nếu tin này là có cơ sở, thì việc này có ‎ý nghĩa gì?
TS Hà Hoàng Hợp: Về thông tin có các tàu hải quân Nga ở gần bãi Tư Chính, tôi có thể nói như sau. Nga là một cường quốc biển. Hải quân Nga là hải quân mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới.
Vì thế sự có mặt của tàu hải quân, của các máy bay ném bom chiến lược của Nga ở hải phận quốc tế, kể cả vừng hải phận quốc tế gần với Trường Sa, gần với bãi Tư Chính… là việc rất bình thường.
Nếu có tàu hải quân Nga ở gần Bãi Tư Chính, thì đó là một minh chứng rõ rệt thể hiện sự nhất quán của Nga trong việc bảo vệ các lợi ích của Nga. Việc tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc quấy việc khoan của liên doanh Nga – Việt, là trực tiếp đe dọa đến lợi ích của Nga.
Hiện nay việc tàu thăm dò Trung Quốc tiếp tục có mặt ở vũng Bãi Tư Chính, là hành vi đe dọa gián tiếp đến lợi ích của Nga, nếu chỉ nói đến Nga. Không có bất kỳ thỏa thuận nào giữa Trung Quốc và Nga có thể làm thay đổi bản chất của hành vi này của Trung Quốc.
Bàn tròn BBC: Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông
VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
BBC: Ông so sánh ra sao các phản ứng giữa một số cường quốc và khối quốc gia ở khu vực liên quan tới các sự kiện ở Bãi Tư Chính trong hai tháng nay, trong đó có Úc, Ấn Độ, Asean so với Mỹ và Nhật Bản?
TSHà Hoàng Hợp: Tôi xin nói luôn rằng ở đây mà so sánh thì nó hơi khập khiễng. Mỗi nước đều có cách phản ứng của mình, nước phản ứng sớm, nước phản ứng muộn.
Nói chính xác hơn, thì hành xử vô lối của Trung Quốc đang làm Việt Nam xa Trung Quốc nhiều hơn. Năm 2014, Trung Quốc đã làm mất niềm tin chiến lược đối với Việt Nam.TS Hà Hoàng Hợp
Tuy vậy, mọi phản ứng, đều có bản chất lên án các hành động bất tuân thủ luật pháp quốc tế, lên án những việc làm gây ra sự mất niềm tin chiến lược trong khu vực, lên án các hành động làm căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực….
Riêng về ASEAN, đang trong quá trình đàm phán COC với Trung Quốc, quá trình này bắt đầu không còn mặn mà đối với ASEAN, bởi vì Trung Quốc vừa đàm phán, vừa dọa nạt các nước ASEAN.
Về nội dung dự thảo COC, Trung Quốc có 3 đòi hỏi vô lý: 1) Không đưa nội dung UNCLOS 1982 vào COC; 2) Không được tập trận chung với bất kỳ nước nào bên ngoài Asean (cộng Trung Quốc) nếu không được dự đồng ý trước của tất cả các nước Asean + Trung Quốc; và 3) Không được tiến hành các hoạt động kinh tế với bất kỳ nước nào bên ngoài mà không được sự đồng ý của tất cả các nước Asean và Trung Quốc.
Chắc chắn các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không chấp nhận 3 đòi hỏi này. Việt Nam đã nhiều lần nói rằng Việt Nam không để bị động hay bất ngờ. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình, chứng tỏ Việt Nam không mong muốn xảy ra xung đột vũ trang.
Nói đúng hơn, Việt Nam làm mọi cách để ngăn chặn xung đột vũ trang trong khi xử lý các vấn đề Biển Đông. Thế nhưng, nếu Trung Quốc, trong khi coi thường luật quốc tế, gây ra đụng độ vũ trang, thì chắc chắn Việt Nam sẽ buộc phải giáng trả tương xứng!
Mất niềm tin chiến lược?
BBC: Cuối cùng, có người nói sự kiện Dàn khoan HD-981 năm 2014 và Bãi Tư Chính mùa Hè 2019 là hai cuộc khủng hoảng ở Biển Đông đối với Việt Nam và hai cuộc khủng hoảng này có thể sẽ chỉ đẩy Việt Nam lại gần hơn với Hoa Kỳ và sẽ bất lợi với Trung Quốc và do đó Trung Quốc nên nhận thức điều đó, ông có đồng ‎ý không?
Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông
Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông
TS Hà Hoàng Hợp: Nói chính xác hơn, thì hành xử vô lối của Trung Quốc đang làm Việt Nam xa Trung Quốc nhiều hơn. Năm 2014, Trung Quốc đã làm mất niềm tin chiến lược đối với Việt Nam.
Từ đó đến vụ bãi Tư Chính năm nay, mọi nỗ lực để làm cho “canh ngọt” trở lại, nước trà “ngon, đậm trở lại”", đều đã gần như vô ích! Hành xử của Trung Quốc như lúc này, làm cho Việt Nam nhận thức rõ hơn, tích cực hơn về việc Mỹ, trong khi bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này, thì cũng hợp tác và ủng hộ Việt Nam nhiều hơn, khi mà lợi ích của Mỹ và của Việt Nam có các phần chung.
Hy vọng rằng sẽ không có bất cứ nước nào dồn Việt Nam vào thế phải áp dụng chính sách thực dụng (realpolitik) để giáng trả đích đángTS. Hà Hoàng Hợp
Việt Nam luôn chủ động, đúng như người ta vẫn nói, thì đương nhiên, không ai “đẩy” Việt Nam gần lại với Mỹ.
Nhân đây, tôi cũng muốn nói đến Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 24/7/2019, trong đó coi Biển Đông là bộ phận lãnh thổ “không thể bị tách rời” của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông bằng mọi giá, thì chắc chắn Trung Quốc đã tính toán đến các hành động không hòa bình.
Dọa nạt, đe dọa sử dụng vũ lực… là các chỉ dấu màu xám báo hiệu các hành động không hòa bình! Việt Nam đang theo đuổi chính sách thực tiễn (realist), tức là chủ động tránh xung đột, trong khi vẫn giữ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Hy vọng rằng sẽ không có bất cứ nước nào dồn Việt Nam vào thế phải áp dụng chính sách thực dụng (realpolitik) để giáng trả đích đáng. Nói như vậy, ngoài lợi ích quốc gia là bất biến, mọi chính sách đều phải thay đổi sao cho lợi ích quốc gia được bảo đảm!
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49350304

Cộng đồng quốc tế đồng tâm hiệp lực

phản đối TQ điều tàu hoạt động trái phép

trong vùng biển Việt Nam

Kể từ khi Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và hàng chục tàu chấp pháp hoạt động trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, cộng đồng quốc tế đã đưa ra nhiều phản ứng cứng rắn, lên án hành vi phi pháp trên.
Mỹ cứng rắn lên án hành vi phi pháp của Trung Quốc
Giới chức Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn, lên án hoạt động trái phép của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.
Ngoại trưởng Mike Pompeo (1/8) cam kết Mỹ không thay đổi sự ủng hộ đối với “Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” và hoan nghênh Campuchia từ chối để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự. Theo ông Pompeo, dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Mỹ cam kết ủng hộ tính tập trung của ASEAN. Ngoại trưởng Pompeo cũng cho biết, trong hàng thập kỷ, chính sách ngoại giao của Mỹ với ASEAN luôn luôn được chỉ lối bởi mong muốn hợp tác, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và cam kết chung của chúng ta với các quy tắc luật pháp cơ bản, nhân quyền cùng tăng trưởng kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, ông Pompeo cũng hối thúc các nước đối tác ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cần tăng cường thực thi luật pháp. Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ chủ quyền nhằm đối phó với chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. “Campuchia đã phủ nhận những thông tin cho rằng nước này cho phép Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia. Mỹ hoan nghênh chính sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ của Campuchia và chúng tôi hối thúc các nước trong khu vực tiếp bước Campuchia bảo vệ lãnh thổ mình”. Ngoài ra, ông Pompeo cũng bày tỏ mối quan ngại về hành động “ép buộc” của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông Pompeo, 10 nước thành viên ASEAN cần tiếp tục “thẳng thắn bày tỏ quan điểm phản đối trước hành động ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagu (20/7) chỉ trích hành vi can thiệp của Trung Quốc đối với các hoạt động liên quan tới dầu khí trong khu vực, bao gồm các hoạt động thăm dò và khác dầu khí từ lâu của Việt Nam. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu khí ở ngoài khơi đã đe dọa tới an ninh năng lượng trong khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington “kịch liệt phản đối hành vi cưỡng ép trái phép và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách hàng hải hoặc chủ quyền của mình”, đồng thời yêu cầu “Trung Quốc nên chấm dứt các hành động bắt nạt, kiềm chế tham gia vào các hành động khiêu khích và gây bất ổn”. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ dùng nhiều lời lẽ mạnh mẽ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, dùng các tàu dân quân để “áp đảo, ép buộc và đe dọa các nước khác, gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của khu vực”. Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc “ngày càng gây sức ép buộc các nước ASEAN phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các điều khoản giới hạn quyền của các nước hợp tác với các công ty, các nước thứ ba”, và điều này cho thấy ý đồ của Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên dầu khi trên Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (19/7) chỉ trích hành động đe dọa hòa bình và an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương; cho rằng hành vi cưỡng ép của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Đông Nam Á đang phản tác dụng và đe dọa hòa bình – ổn định khu vực.
Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) Đô đốc Karl L. Schultz (24/7) nhận định các hành động của tàu dân quân biển và cảnh sát biển Trung Quốc không phù hợp với trật tự dựa trên luật lệ; nhấn mạnh “đối với tuần duyên Mỹ, hải quân Mỹ, các đồng minh và đối tác cùng những nước láng giềng trong khu vực, chúng ta cần một nỗ lực phản đối quốc tế”; cho rằng “chúng ta cần lên tiếng không chấp nhận những cách hành xử này, những cách hành xử khiêu khích và hung hăng không phù hợp với trật tự dựa trên luật lệ”. Ngoài ra, Đô đốc Karl L. Schultz đánh giá “lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc thể hiện rõ nhất khi gia tăng đáng kể số lượng tàu. Sau đó là quân chủng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của chính phủ. Lực lượng cảnh sát biển từng được đặt dưới sự lãnh đạo dân sự, giờ phải đi qua lực lượng cảnh sát quân đội nhân dân. Bên cạnh đó còn có lực lượng dân quân biển”; đồng thời cho biết USCG sẽ tăng cường hoạt động tại các vùng biển trong khu vực theo yêu cầu hỗ trợ của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) và “sẽ mang đến khu vực hình mẫu về cách hành xử đúng đắn và quản trị hàng hải tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền tiếp cận tự do và mở các tuyến đường hàng hải quốc tế”.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Mỹ Mike Gallagher (25/7) cho rằng các hoạt động gây hấn gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông là không chấp nhận được; kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua một dự luật do ông và Hạ nghị sỹ Jimmy Panetta soạn thảo nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt việc Trung Quốc quân sự hóa và tôn tạo ở khu vực.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L.Engel (26/7) đã ra Tuyên bố về sự can thiệp trái phép của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Tuyên bố cho biết: “Sự hung hăng gần đây ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai coi thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc đã cấu thành việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong EEZ; cho biết, tuần trước, khi có các thông tin về các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng EEZ của Việt Nam, Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã cố tình bỏ qua. Hành vi gây rối này là một mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Cũng quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đã đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động ở khu vực”. Ngoài ra, tuyên bố nhấn mạnh: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khác của chúng ta trong khu vực để lên án hành động hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức bất kỳ và toàn bộ các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng, và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Bob Menendez của bang New Jersey, Thượng nghị sĩ Ed Markey của bang Massachusetts, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy bang Vermont và Thượng nghị sĩ Brian Schatz bang Hawaii (29/7) lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, khẳng định hành động quân sự hóa các thực thể, phớt lờ Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh gây áp lực buộc các nước ASEAN đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) theo hướng có lợi cho mình là các vấn đề mà Mỹ cần ưu tiên lưu tâm vào thời điểm hiện tại. Các hành động hăm dọa, ép buộc, phớt lờ các cơ chế trọng tài ngoại giao hòa bình và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong vài năm qua đang đe dọa tới các lợi ích của Mỹ; khẳng định “việc Trung Quốc dọa nạt, cưỡng ép, chối bỏ việc giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao, hòa bình và cơ chế trọng tài, và đe dọa dùng vũ lực trong những năm gần đây là thách thức nghiêm trọng cho các lợi ích của Mỹ trong khu vực”.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch; Thượng nghị sĩ Bob Menendez; Thượng nghị sĩ Cory Gardner và Thượng nghị sĩ Edward Markey thuộc Tiểu ban các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương (31/7) đã ra tuyên bố lên án các hoạt động phi pháp gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuyên bố, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch cho biết, hoạt động khảo sát của tàu Trung Quốc ở trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và việc triển khai các tàu hải cảnh là bằng chứng mới nhất cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng biện pháp áp chế để khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Theo Thượng nghị sĩ Jim Risch, việc xác định cụ thể các biện pháp để đẩy lùi những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông nên là trọng tâm chương trình nghị sự của Mỹ trong các cuộc gặp với ASEAN tuần này tại Bangkok. Ngoài vai trò của Mỹ, điều quan trọng là các đối tác trong khu vực, nhất là ASEAN cần sát cánh bên nhau và vững vàng trước sự áp chế của Trung Quốc. Nếu không có sự phản đối mạnh mẽ với kiểu hành xử này, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động trái phép ở Biển Đông, làm suy yếu các lợi ích chung của Mỹ trong nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như thượng tôn pháp luật. Thượng nghị sĩ Bob Menendez cho rằng, điều quan trọng là Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành xử của họ ở Biển Đông. Chúng ta cần một chiến lược phản ánh những lợi ích sâu sắc và lâu dài của Mỹ khi hợp tác với các đồng minh và đối tác để giúp xây dựng Biển Đông thành nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, các dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức đa phương trong khu vực là trung tâm và các nước trong khu vực không bị áp chế. Theo Thượng nghị sĩ Cory Gardner, việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và các hành động gây hấn với những quốc gia tuyên bố chủ quyền khác là bất hợp pháp, gây bất ổn và trái với luật pháp quốc tế; nhấn mạnh mong đợi Ngoại trưởng Pompeo sẽ dùng cơ hội này để nhấn mạnh rằng Mỹ luôn sát cánh với các đối tác ASEAN, đồng thời kêu gọi một chính sách phối hợp trong khu vực nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Edward Markey cho rằng, các hành
động của Trung Quốc ở Biển Đông – một trong những vùng biển quan trọng nhất hành tinh – gây bất ổn sâu sắc; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao để duy trì hòa bình tại đây và ủng hộ các đồng minh Đông Nam Á cũng như đối tác thực hiện các nỗ lực của họ, bao gồm cả ở Diễn đàn khu vực ASEAN tuần này. Theo Thượng nghị sĩ Edward Markey, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã ra phán quyết rõ ràng rằng việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, và tất cả phải tôn trọng tự do hàng hải.
Nhật Bản quan ngại sâu sắc
Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsuhito Asano cho rằng, “Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam”. Theo ông Katsuhito Asano, Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam là “hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, cần được cộng đồng quốc tế phê phán”; khẳng định hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gây ảnh hưởng tới an ninh của Biển Đông và khu vực; nhấn mạnh Nhật Bản luôn tôn trọng Luật pháp quốc tế trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông, do vậy, Trung Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc phải tôn trọng UNCLOS. Ngoài ra, ông Katsuhito Asano cho rằng Trung Quốc không những xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà gần đây đang gia tăng những hành động quân sự hóa tại Biển Đông. Điều này kích động chiến tranh, coi thường luật pháp và dư luận quốc tế. Việt Nam có đủ chứng cớ và năng lực để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã từng làm trước đó.
Bộ Ngọa giao Nhật Bản cũng cho biết Tokyo “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông”; khẳng định Nhật Bản “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc liên quan tới vấn đề này”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, “nói chung, chính phủ Nhật Bản tin rằng vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định của khu vực và là một mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản luôn ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh với tất cả các nước liên quan về tầm quan trọng của các nỗ lực tiến tới giải pháp hòa bình dựa trên luật lệ quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép”.
Liên minh Mỹ – Nhật – Australia
Ngoại trưởng Australia, Mỹ, Nhật Bản (2/8) đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về diễn biến tiêu cực cũng như các hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono bên lề Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok , Thái Lan. Trong tuyên bố chung, các ngoại trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm túc đối với các báo cáo tin cậy về những diễn biến tiêu cực ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến ở những thực thể tranh chấp. Theo Tuyên bố chung, các ngoại trưởng phản đối mạnh mẽ những hành động đơn phương mang tính ép buộc có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng như cải tạo đất, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các đảo tranh chấp và những hành động khác làm thay đổi vĩnh viễn môi trường biển ở những khu vực chưa phân định.
Mỹ – Australia phối hợp
Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia – Mỹ (4/8) đã có cuộc gặp thường niên tại thành phố Sydney, Australia để thảo luận về các vấn đề chiến lược nhằm thúc đẩy quan hệ đồng minh. Trong cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về vấn đề Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định, cả Mỹ và Australia đều lo ngại trước những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như những bẫy nợ mà Trung Quốc đang tạo ra với các quốc gia khu vực này. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Maris Payne khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ là đảm bảo an ninh quan trọng đối với khu vực: “Sự hiện diện của Mỹ và quân đội của nước này tại khu vực đã góp phần tạo nên sự ổn định của khu vực trong suốt nhiều thập kỷ và Australia tiếp tục chào đón sự có mặt của Mỹ cũng như quân đội của nước này”.
Philippines lo sợ
Bộ Quốc phòng Philippines (1/8) ra tuyên bố khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông tương đương với hành vi chiếm dụng đất đai bất hợp pháp. Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong, “Philippines có hai tài liệu để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình trong khi Trung Quốc không có. Do đó, sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Tây Philippines gần giống với việc ai đó chiếm dụng mảnh đất thuộc sở hữu của người khác”. Bộ Quốc phòng Philippines viện dẫn
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) khẳng địnhPhilippines có quyền chủ quyền đối với các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, đồng thời nhấn mạnh Manila sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn. Trước đó, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario (31/7) đã đề nghị Manila nên cân nhắc đưa vấn đề tranh chấp ở Bbiển Đông ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. “Tôi nghĩ đã tới lúc chúng ta cân nhắc việc tới Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để có thể đạt đủ số phiếu cần thiết nhằm thuyết phục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016”.
Malaysia tập trận đề phòng Trung Quốc
Từ 23/7 – 10/8, Không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) tiến hành tập trận phóng tên lửa ở bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. RAMF cho biết, trong cuộc tập trận kéo dài 19 ngày, lực lượng này “đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa không đối không và không đối đất tại trường bắn trong không phận của Kota Belud, một huyện thuộc bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. Cuộc tập trận nhằm kiểm tra kỹ năng của phi công trong việc tấn công các mục tiêu bằng cách sử dụng nhiều vũ khí của RAMF. Tham gia tập trận có 232 quân nhân cùng một số chiến đấu cơ do Mỹ và Nga chế tạo. Tuy nhiên, RAMF không nói rõ khi nào tên lửa sẽ được phóng trong cuộc tập trận.
Nga gửi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc
Tổng thống Nga Putin cảm ơn Công ty Rosneft Việt Nam vì những đóng góp trong phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng cho thấy Chính phủ Nga luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa, đồng thời cũng là sự thừa nhận đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, nhất là khu vực Bãi Tư Chính, nơi công ty Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam.
Việc Tổng thống Nga Putin đưa ra lời cảm ơn đối với Công ty Rosneft Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là nhằm mục đích thể hiện thái độ, lập trường ủng hộ Việt Nam trong việc ngăn chặn, đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính nói chung và ở lô 06.1 nói riêng; Truyền tải thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc, các công ty của Nga đang khai thác hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc không có quyền ngăn cản. Nếu Trung Quốc cố tình ngăn chặn và cản trở, hãy cân nhắc xem mình có đủ sức để đối phó với Nga hay không; Cuối cùng, Tổng thống Nga đưa ra lời cảm ơn trên cũng là cách khẳng định quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Nga và Việt Nam.
Ấn Độ cam kết
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar (1/8) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực; đồng thời khẳng định Ấn Độ mong muốn hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
EU lên tiếng
Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Federica Mogherini (2/8) khẳng định bất cứ chuyện gì xảy ra ở Biển Đông đều là vấn đề quan trọng với EU. Theo bà Federica Mogherini, “những đối tác của chúng tôi tại châu Á ngày càng trông đợi EU hiện diện và can dự vào các vấn đề an ninh tại khu vực. Những gì xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hay Biển Đông đều quan trọng với tất cả chúng tôi”; đồng thời khẳng định EU sẽ tăng cường can dự vào các vấn đề an ninh tại châu Á. Tuy không trực tiếp đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Federica Mogherini nói các vấn đề ninh khu vực là lý do khiến bà thúc đẩy hợp tác giữa EU với châu Á “hơn bao giờ hết” trong 5 năm qua. Sự hợp tác đó có thể thông qua các cơ chế đa phương như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hay song phương với từng nước.
Không giống ai, Trung Quốc một mình một kiểu
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (2/8) cảnh báo “các nước bên ngoài” không nên gieo rắc bất hòa giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á bằng việc “phóng đại tranh chấp biển Đông”. Ông Vương nhấn mạnh “những sự khác biệt” chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình giữa các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (2/8) cho rằng Trung Quốc cùng các nước khác “có ý chí tôn trọng hòa bình và ổn định ở khu vực, bao gồm những khác biệt và tranh chấp trên biển Đông”; trong khi đàm phán COC tiến triển, thì các quan chức cấp cao từ Mỹ lần nào cũng sử dụng các cách để reo rắc bất hòa giữa các nước và khuấy động rắc rối ở biển Đông”.
http://biendong.net/bien-dong/29852-cong-dong-quoc-te-dong-tam-hiep-luc-phan-doi-tq-dieu-tau-hoat-dong-trai-phep-trong-vung-bien-viet-nam.html

Nóng: TQ buộc phải rút tàu khảo sát địa chất

Hải dương 08 và nhóm tàu hộ tống

ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam

Theo thông tin mới cập nhật, Trung Quốc tối ngày 7/8 đã bắt đầu phải rút tàu khảo sát địa chất Hải dương 08 và nhóm tàu hộ tống ra khỏi Bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam sau 27 ngày hoạt động trái phép.
TQ buộc phải rút tàu sau 27 ngày hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam
Hãng tin Reuter của Anh dẫn phân tích từ nguồn dữ liệu theo dõi tàu của chuyên gia phân tích Dev Devin Thorne tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (C4ADS) cho biết từ tối ngày 7/8, tàu khảo sát địa chất Hải dương 08 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về hướng đảo Chữ Thập, nhưng ít nhất hai tàu hộ tống bờ biển của họ vẫn ở trong khu vực khảo sát.
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.
Nhìn lại cách TQ phải rút giàn khoan Hải dương 981
Vào 7h sáng 16/7/2014, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ tàu hộ tống về đảo Hải Nam. Hãng thông tấn Tân hoa xã của Trung Quốc loan tin, giàn khoan Hải Dương 981 ngừng hoạt động sau khi khoan hai giếng và phát hiện dấu hiệu có dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc không nói rõ trữ lượng ước tính, chỉ cho biết sẽ “đánh giá các số liệu thu được và quyết định các bước tiếp theo”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phát đi thông cáo xác nhận việc giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất hoạt động khoan gần quần đảo Hoàng Sa. “Các công ty liên quan sẽ cân nhắc về các kế hoạch làm việc cho bước tiếp theo”, Reuters dẫn lời cơ quan này tuyên bố. Trung Quốc tuyên bố không nên coi việc di chuyển giàn khoan là một sự rút lui và ngang ngược cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc và giàn khoan đang hoạt động tại “vùng biển không có tranh chấp” quanh các quần đảo.
Giới phân tích chỉ ra nguyên nhân khiến TQ phải rút tàu
Thứ nhất, Trung Quốc ngay từ đầu đã biết rõ rằng việc đưa tàu vào vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam là hành vi trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm hoàn toàn luật pháp quốc tế, các thoả thuận ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như chính những tuyên bố, cam kết của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Thứ hai, ngay sau khi Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải dương 08 vào vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng khu vực, quốc tế. Liên tục trong các diễn đàn khu vực, song phương và đa phương, Trung Quốc đã bị các nước chỉ trích, phản đối cho rằng TQ đang hành động ngang ngược, bất chấp những chuẩn mực chung của quốc tế, khiến tình hình trở nên phức tạp. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 52 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) vừa qua tại Bangkok, Thái Lan, các nước đã chỉ rõ những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thứ ba, quan điểm chính sách và cách xử lý của Việt Nam đối với các hành vi của Trung Quốc trong vụ việc lần này đã được công đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. Các lực lượng chức năng trên biển của
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
http://biendong.net/bien-dong/29858-nong-tq-buoc-phai-rut-tau-khao-sat-dia-chat-hai-duong-08-va-nhom-tau-ho-tong-ra-khoi-vung-eez-cua-viet-nam.html

Thực trạng và tác động đến khu vực trong cuộc chạy đua

về sức mạnh tên lửa giữa TQ và Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc và Mỹ đang có một cuộc chạy đua quyết liệt về sức mạnh quân sự ở Biển Đông, trong đó tên lửa đạn đạo được coi là loại vũ khí chiến lược mà cả hai bên đều muốn tăng cường, phát triển. Vụ việc Trung Quốc thử các tên lửa đạn đạo Đông Phòng 21 ở Biển Đông và thông tin Mỹ dự định triển khai hệ thống tên lửa ở khu vực đã nói lên phần nào mức độ quyết liệt của cuộc chạy đua này.
Chiến lược phát triển tên lửa của TQ dưới thời Tập Cận Bình
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã nâng tầm các lực lượng tên lửa của họ đến mức nhiều tên lửa trong kho vũ khí của Trung Quốc giờ đây ngang ngửa hoặc vượt trội so với các tên lửa Mỹ. Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 2.000 tên lửa thông thường thuộc phạm vi các điều khoản của Hiệp ước INF về tên lửa, đủ để tiến hành các cuộc tấn công dồn dập vào các căn cứ không quân, cảng hoặc cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Trong số đó là 2 tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu, đó là YJ-12, với tầm bắn 400 km, và YJ-18, với khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 540 km. Năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nâng cấp lực lượng tên lửa lên ngang tầm với một quân chủng, bên cạnh lục quân, hải quân và không quân. Trong một buổi lễ được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, Lực lượng pháo binh hai đã được đổi tên thành Lực lượng tên lửa PLA. Hai nhân vật kỳ cựu thuộc lực lượng này là Tướng Ngụy Phượng Hòa và Tướng Trương Thăng Dân giờ đây là ủy viên Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản, cơ quan kiểm soát quân đội tối cao do Tập Cận Bình làm Chủ tịch.
Trung Quốc tiếp tục cải thiện hỏa lực của mình. Hai bộ ảnh vệ tinh trên Google Earth, được chụp cách nhau 3 năm, cho thấy Lực lượng tên lửa của Trung Quốc thử nghiệm kho vũ khí đang phát triển của mình như thế nào. Trong một bộ ảnh, có thể thấy rõ hình dáng đặc biệt của một chiếc máy bay chiến đấu trên cái có vẻ là một đường băng giả ở vùng sa mạc xa xôi của Trung Quốc. Được chụp vào giữa năm 2013 ở vùng viễn Tây Trung Quốc, những hình ảnh này cho thấy đường viền của một máy bay cánh tam giác ở đầu phía Nam của đường băng. Hình ảnh chụp vào cuối năm 2016 lại kể một câu chuyện khác. Phần cánh và đuôi nằm rải rác ở những góc kỳ lạ trong một đống đổ nát.
Tại triển lãm hàng không được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 11/2018 ở thành phố Chu Hải phía Nam Trung Quốc, nhà sản xuất tên lửa lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước là Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc đã chiếu một đoạn phim cho thấy một “lực lượng xanh” đối địch, bao gồm một tàu sân bay, các tàu hộ tống và máy bay tấn công, tiếp cận lãnh thổ của “lực lượng đỏ”. Trên màn hình khổng lồ, đoạn phim cho thấy một loạt tên lửa của công ty Trung Quốc được phóng từ các tàu chiến, tàu ngầm, khẩu đội pháo bờ biển và máy bay của “lực lượng đỏ” phá hủy các tàu hộ tống xung quanh tàu sân bay. Trong loạt phóng cuối cùng, 2 tên lửa đã lao xuống sàn tàu sân bay và tên lửa thứ ba đâm vào sườn tàu gần mũi tàu.
Số phận của con tàu này là một thông điệp rõ ràng gửi tới Mỹ, vốn từ lâu đã thống trị toàn cầu từ các tàu sân bay hùng mạnh và mạng lưới rộng lớn gồm hàng trăm căn cứ của họ. Quân đội Trung Quốc hiện đang có những bước tiến lớn hướng tới việc thay thế Mỹ trở thành cường quốc tối cao ở châu Á. Với việc cuộc chiến tốn kém kéo dài gần 2 thập kỷ ở Trung Đông và Afghanistan khiến cho Lầu Năm Góc bị phân tâm, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tận dụng một giai đoạn gia tăng ngân sách kéo dài và cải tiến kỹ thuật nhanh chóng để xây dựng và triển khai một kho vũ khí gồm các tên lửa tiên tiến.
Nhiều tên lửa trong số này được thiết kế đặc biệt nhằm tấn công các tàu sân bay và căn cứ, vốn tạo thành xương sống của ưu thế của quân đội Mỹ trong khu vực và trong nhiều thập kỷ đã bảo vệ các đồng minh gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Theo các quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm trong quân đội Mỹ hiểu biết về các vụ phóng thử nghiệm của PLA, các nhà phân tích quân sự Đài Loan và Trung Quốc, và các thông số kỹ thuật được công bố trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, trên hầu khắp tất cả các loại vũ khí này, dù đặt trên đất liền, trang bị trên máy bay
tấn công hay triển khai trên các tàu chiến và tàu ngầm, các tên lửa Trung Quốc đều ngang ngửa hoặc vượt trội so với các tên lửa trong kho vũ khí của Mỹ và các đồng minh.
Trung Quốc cũng đã giành được độc quyền thực sự đối với một loại tên lửa thông thường, tên lửa hành trình đạn đạo tầm trung trên đất liền. Theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một thỏa thuận thời Chiến tranh Lạnh nhằm làm giảm bớt mối đe dọa của một cuộc xung đột hạt nhân, Mỹ và Nga bị cấm triển khai loại tên lửa với tầm bắn từ 500 – 5.500 km này. Nhưng Bắc Kinh, vốn không bị kiềm chế bởi Hiệp ước INF, đang triển khai chúng với số lượng rất lớn.
Theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc và phương Tây, trong số này, có những tên lửa được gọi là “diệt tàu sân bay” như DF-21D, với khả năng nhắm mục tiêu vào các tàu sân bay và các tàu chiến khác đang di chuyển trên biển ở cự li lên tới 1.500 km. Nếu được đưa vào sử dụng, những tên lửa này sẽ đem lại cho Trung Quốc khả năng hủy diệt mà không lực lượng quân đội nào khác có được. Trung Quốc có khả năng vẫn duy trì lợi thế đối với loại tên lửa này trong tương lai có thể thấy trước, bất chấp quyết định hồi tháng 2/2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước Mỹ khỏi Hiệp ước INF sau 6 tháng.
Trung Quốc cũng đã có những bước tiến nhanh chóng trong việc phát triển các tên lửa được gọi là siêu thanh, có khả năng cơ động nhạy bén và di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (thậm chí nhanh hơn). Hiện tại, theo các quan chức Lầu Năm Góc, Mỹ không có hệ thống phòng thủ nào trước một tên lửa như vậy. Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc không trả lời các câu hỏi từ phía Reuters về năng lực tên lửa của Bắc Kinh. Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ và Lầu Năm Góc không đưa ra bình luận gì.
Tương quan về hệ thống tên lửa của TQ so với Mỹ
Kho vũ khí tên lửa ngày càng gia tăng của Trung Quốc chưa từng được thử thách trong một cuộc đụng độ trên thực tế và một số quan chức Trung Quốc đã nói giảm nhẹ khi đề cập tới những tiến bộ của họ. Nhưng dưới thời Chính quyền Trump, Washington đã tiến tới coi Trung Quốc như một đối thủ quyết tâm thay thế Mỹ ở châu Á. Chính quyền Trump tin rằng sự chênh lệch về năng lực tên lửa trong thời hiện đại này đang nổi lên như một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với uy thế quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Lầu Năm Góc hiện đang ráo riết tìm kiếm những vũ khí và chiến lược mới nhằm chống lại kho vũ khí tên lửa của PLA. James Fanell, một thuyền trưởng Hải quân Mỹ về hưu và là cựu sĩ quan tình báo cấp cao thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói: “Chúng tôi biết Trung Quốc sở hữu lực lượng tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất trên thế giới. Họ có khả năng áp đảo các hệ thống phòng thủ mà chúng tôi đang theo đuổi”. Fanell đã bị Lầu Năm Góc gạt ra ngoài lề trước khi nghỉ hưu vào năm 2015, sau khi cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường sức chiến đấu của lực lượng vào thời điểm Tổng thống Barack Obama tìm kiếm sự hợp tác với Bắc Kinh. Hiện tại, chính sách của Lầu Năm Góc rất giống với quan điểm của Fanell rằng Trung Quốc có ý định thay thế Mỹ trở thành cường quốc chi phối châu Á.
Các sĩ quan quân đội Trung Quốc nhất trí rằng giờ đây họ có thể ngăn chặn các tàu sân bay Mỹ. Sáu nhân vật ở Trung Quốc được Reuters phỏng vấn, trong đó có các sĩ quan PLA nghỉ hưu và một người có quan hệ với ban lãnh đạo Bắc Kinh, cho rằng năng lực tên lửa được tăng cường của Trung Quốc là một yếu tố tạo thế cân bằng quan trọng và sẽ giúp ngăn chặn Mỹ tiếp cận quá gần bờ biển Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn, một đại tá PLA nghỉ hưu nói: “Chúng tôi không thể đánh bại Mỹ trên biển. Mỹ có 11 tàu sân bay trong khi Trung Quốc chỉ có 2 tàu. Nhưng chúng tôi có những tên lửa chuyên nhắm mục tiêu vào các tàu sân bay để ngăn chặn họ tiếp cận vùng lãnh hải của chúng tôi nếu xảy ra xung đột”. Một người có mối liên hệ với ban lãnh đạo Trung Quốc và từng phục vụ trong quân ngũ cũng đưa ra thông điệp tương tự: “Nếu các tàu sân bay của Mỹ tiếp cận quá gần đường bờ biển của chúng tôi trong một cuộc xung đột, thì các tên lửa của chúng tôi có thể phá hủy chúng”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người nắm quyền kiểm soát trực tiếp lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cấp lực lượng tên lửa Trung Quốc. Ông đã mang lại sự thúc đẩy mạnh mẽ cho uy tín và tầm ảnh hưởng của đơn vị tinh nhuệ chịu trách nhiệm về các tên lửa hạt nhân và thông thường của Trung Quốc, đó là Lực lượng Tên lửa PLA. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mô tả các lực lượng tên lửa là “yếu tố cốt lõi của sự răn đe chiến lược, một trụ cột chiến lược cho vị thế cường quốc chủ yếu của đất nước và là nền móng xây dựng an ninh quốc gia”. Tập Cận Bình đã đưa các cựu sĩ quan cấp cao trong lực lượng tên lửa vào nhóm cố vấn quân sự nòng cốt thân cận nhất khi ông củng cố sự kiểm soát đối với PLA bằng một cuộc thanh trừng sâu rộng các sĩ quan cấp cao bị buộc tội tham nhũng hoặc bất trung.
Lực lượng tên lửa vẫn luôn được hưởng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng dưới thời Tập Cận Bình, đơn vị bí mật một thời này, trước đây được gọi là Lực lượng pháo binh hai, đã trở thành tâm điểm của sự chú ý. Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012 với cam kết phục hưng Trung Quốc với tư cách một nước lớn, những tên lửa thông thường và hạt nhân mới nhất của Lực lượng tên lửa đã đóng vai trò chính trong một số cuộc diễu binh lớn nhất. Trong một trong những buổi trình diễn này, vào năm 2015, những dòng chữ trắng ghi số hiệu của các tên lửa mới, trong đó có tên lửa “diệt tàu sân bay” DF-21D, được sơn ở mặt bên của tên lửa. Theo các nhà phân tích quân sự phương Tây theo dõi cuộc diễu binh ở Bắc Kinh, việc ghi nhãn táo bạo này trực tiếp nhắm tới các khán giả nước ngoài. Tại một cuộc diễu binh do Tập Cận Bình chủ trì nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập PLA vào năm 2017, những tên lửa cũng được trình diễn một cách nổi bật.
Tín hiệu cảnh báo
Cuộc trình diễn được dàn dựng công phu của những tên lửa mới nhất, mạnh mẽ nhất đã làm nền cho Tập Cận Bình “đánh bóng” tên tuổi của mình với tư cách nhà lãnh đạo quân sự tối cao của Trung Quốc. Những tin tức về các vụ phóng thử nghiệm, các đầu đạn mới và những đột phá kỹ thuật chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông quân sự do nhà nước kiểm soát. Nhưng đó không chỉ là diễn kịch. Sự quảng bá có phối hợp này về khả năng của Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công tầm xa thông thường mà không phải chịu nguy cơ làm tổn hại tới máy bay, tàu chiến hay gây thương vong là một yếu tố then chốt trong chiến lược của PLA dưới thời Tập Cận Bình. Các nhà phân tích quân sự nước ngoài cho rằng điều đó phát đi tín hiệu rằng Trung Quốc có khả năng chống lại sự can thiệp khi nước này mở rộng quyền kiểm soát đối với các vùng rộng lớn ở Biển Đông, tăng cường các lực lượng xuất kích của hải quân và không quân xung quanh Đài Loan và mở rộng hoạt động sang vùng lãnh thổ mà nước này tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Một điều chắc chắn là trong khi việc đội tên lửa của Trung Quốc đã trở nên đáng gờm hơn là điều không thể phủ nhận, thì độ tin cậy, độ chính xác và trọng tải của các vũ khí của nước này vẫn chưa được thử thách trong chiến trận. Trung Quốc chưa từng chiến đấu trong bất kỳ cuộc chiến nào kể từ khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979. Trái lại, kho vũ khí tên lửa phóng từ trên không và trên biển của Mỹ đã được thử thách và chứng tỏ nhiều lần trong các cuộc chiến trong 2 thập kỷ qua. Người ta cũng không rõ liệu các hệ thống tên lửa của PLA có thể sống sót sau các cuộc tấn công điện tử, tấn công mạng và tấn công vũ lực nhắm vào các cơ sở phóng, hệ thống dẫn đường và trung tâm chỉ huy và kiểm soát hay không. Các nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng vẫn còn một số nghi ngờ về việc liệu Trung Quốc đã nắm vững bí quyết để một tên lửa đạn đạo “diệt tàu sân bay” phát hiện, theo dõi và bắn trúng mục tiêu đang di chuyển ở xa bờ biển Trung Quốc hay chưa.
Các chỉ huy quân đội Mỹ và những người theo dõi PLA cũng thừa nhận rằng vẫn có thể có những yếu tố lừa gạt liên quan đến việc công khai thông tin về các tên lửa của Trung Quốc. Theo truyền thống, sự lừa dối là một yếu tố then chốt trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Các chuyên gia ảnh vệ tinh cho biết PLA nhận thức rõ ràng rằng Mỹ và các đối thủ tiềm năng khác sẽ theo dõi chặt chẽ các địa điểm thử nghiệm của họ. Một số sĩ quan PLA đã nghỉ hưu trả lời phỏng vấn của Reuters đã nói giảm nhẹ khi đề cập tới khả năng của tên lửa Trung Quốc. Khi thảo luận về một chủ đề nhạy cảm với truyền thông nước ngoài, một cựu đại tá PLA giấu tên nói: “Tên lửa Mỹ vượt trội so với tên lửa của chúng tôi về chất lượng và số lượng”. Một nhà phân tích quân sự Trung Quốc nói: “Nếu chúng tôi thực sự tiên tiến hơn Mỹ thì chúng tôi đã giải phóng Đài Loan rồi”. Tuy nhiên, các quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm trong quân đội Mỹ cho biết dựa trên việc theo dõi chặt chẽ nhiều vụ phóng thử của Trung Quốc, họ tin chắc rằng các tên lửa của PLA là một mối đe dọa thực sự.
Chạy đua về tầm bắn giữa tên lửa TQ và Mỹ
Theo Robert Haddick, một cựu sĩ quan lính thủy đánh bộ Mỹ hiện là giảng viên cấp cao thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell có trụ sở tại Arlington, Virginia, Mỹ, điều khiến cho các tên lửa của Trung Quốc nguy hiểm đến vậy đối với Mỹ và các đồng minh châu Á là việc PLA đang chiến thắng trong “cuộc chiến tầm bắn”. Trong khi Mỹ đang ở trong cái mà Haddick mô tả là “một kỳ nghỉ dài” trong việc phát triển tên lửa hậu Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đang nhắm tới những mục tiêu ở xa, phát triển các tên lửa có thể bay xa hơn những tên lửa trong kho vũ khí của Mỹ và các đồng minh châu Á của nước này. Lầu Năm Góc đã bắt đầu công khai thừa nhận rằng chí ít là trong lĩnh vực tên lửa, Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Đô đốc Harry Harris, cựu chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban quân lực của Thượng viện Mỹ vào tháng 3/2018: “Chúng ta đang ở thế bất lợi so với Trung Quốc hiện nay ở chỗ Trung Quốc có các tên lửa đạn đạo trên mặt đất đe dọa các căn cứ của chúng ta ở Tây Thái Bình Dương và các tàu của
chúng ta”. Vào thời điểm đó, Harris giải thích rằng Mỹ đã không thể đối chọi bằng những tên lửa tương tự là do Hiệp ước INF năm 1987 với Nga, vốn cấm các loại vũ khí này.
Những ràng buộc của hiệp ước đã khiến Mỹ không còn vũ khí nào tương đương với tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc, vốn có tầm bắn lên tới 4.000 km và có thể tấn công vào căn cứ quan trọng của Mỹ ở Guam. Trung Quốc cho biết tên lửa này có phiên bản diệt tàu sân bay với khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển trên biển. Các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong tầm bắn của một tên lửa khác của PLA, đó là tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10, với tầm bắn khoảng 1.500 km, theo ước tính của Lầu Năm Góc.
DF-16 có tầm bắn 1.000 km và có thể tấn công các mục tiêu ở Đài Loan. DF-21 có tầm bắn 2.150 km và có thể nhắm vào các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, bao gồm cả căn cứ chủ chốt của Mỹ tại Yokosuka. Phiên bản diệt tàu sân bay DF-21D có tầm bắn khoảng 1.500 km. DF-26 có tầm bắn 4.000 km, đe dọa căn cứ chủ chốt của Mỹ trên đảo Guam. Tên lửa này cũng có phiên bản “diệt tàu sân bay”. Tuy nhiên, Chính quyền Trump dường như đang dọn đường để Mỹ cạnh tranh. Ngày 1/2/2019, Trump tuyên bố Washington sẽ rút khỏi INF, cáo buộc Moskva vi phạm thỏa thuận. Trong một tuyên bố, ông nói rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận trong 6 tháng trừ phi Nga tuân thủ trở lại. Trump cũng nói rằng Trung Quốc có hơn 1.000 tên lửa với tầm bắn thuộc phạm vi được bao hàm trong Hiệp ước INF. Ông nói thêm rằng Mỹ giờ đây sẽ phát triển một tên lửa thông thường phóng từ mặt đất, vốn bị hiệp ước này cấm đoán. Các chuyên gia quân sự cho rằng việc này có thể giúp tạo thế cân bằng trước ưu thế của Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ phải mất thời gian, có lẽ là nhiều năm, để phát triển và triển khai những vũ khí này.
Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của Trump, với việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói rằng hiệp ước này có ý nghĩa quan trọng trong việc “bảo vệ sự cân bằng và ổn định chiến lược toàn cầu”. Tuy nhiên, ông Cảnh đã không đề cập đến kho vũ khí loại này của riêng của PLA hay việc chính Trung Quốc không tham gia hiệp ước này. Ông nói rằng Trung Quốc phản đối việc đàm phán một hiệp ước mới mà sẽ bao hàm cả các quốc gia khác cũng như Nga và Mỹ. Sự chênh lệch này trong năng lực tên lửa báo hiệu về một sự biến động quân sự. Một số tên lửa chống tàu mạnh mẽ của PLA giờ đây có tầm hoạt động xa hơn nhiều so với máy bay tấn công được triển khai trên các tàu sân bay của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định quân sự Mỹ đang phải vật lộn với một kịch bản mà cho đến gần đây vẫn chưa hề tồn tại: Các tàu sân bay Mỹ có thể trở nên lỗi thời trong một cuộc xung đột gần Trung Quốc đại lục. Nếu bị buộc phải hoạt động ngoài phạm vi của máy bay của chúng khi tiếp cận Trung Quốc, những con tàu lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân này sẽ kém hiệu quả hơn nhiều. Nếu tiến đến quá gần, chúng sẽ trở nên dễ bị tổn thương.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hải quân Mỹ đã có thể sử dụng các tàu sân bay của mình để giáng đòn tấn công các đối thủ yếu hơn, tiếp cận đủ gần để tiến hành không kích, tự tin rằng không gì có thể chạm tới các tàu chiến khổng lồ của họ. Giờ đây, trong trường hợp xung đột với Trung Quốc ở Đông Á, các nhà hoạch định thuộc Lầu Năm Góc và quân đội các nước khác trong khu vực cho biết họ đang phải vật lộn với cách đối phó với vấn đề mà họ chưa từng gặp phải kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai: sự trở lại của cuộc cạnh tranh cao độ trong chiến tranh trên biển.
Đối với quân đội Mỹ, người ta lo ngại rằng một loạt tên lửa rẻ tiền và có thể bị hy sinh của Trung Quốc có khả năng vô hiệu hóa những tàu chiến đắt tiền nhất từng được chế tạo. Trung Quốc không công bố chi phí sản xuất các tên lửa của nước này. Theo Hải quân Mỹ, một phiên bản hiện đại của Harpoon, tên lửa chống hạm chủ lực cận âm cổ điển thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ và các đồng minh, có giá 1,2 triệu USD. Các quan chức quân sự phương Tây cho rằng chi phí sản xuất thấp hơn của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này có thể sản xuất những tên lửa tương tự nhưng ít tốn kém hơn. Để chế tạo tàu sân bay mới nhất của Mỹ, tàu USS Gerald R. Ford, cần khoảng 13 tỷ USD, gấp khoảng 10.000 lần chi phí sản xuất tên lửa Harpoon.
http://biendong.net/bien-dong/29854-thuc-trang-va-tac-dong-den-khu-vuc-trong-cuoc-chay-dua-ve-suc-manh-ten-lua-giua-tq-va-my-o-bien-dong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.