Thử thách mới đòi hỏi bản lĩnh Việt Nam trên Bãi Tư Chính
Hôm 13/8, tàu thăm dò Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã trở lại bãi Tư Chính thuộc vùng thềm lục địa (EEZ) của Việt Nam. Và lần này không chỉ có Hải Dương 8, mà còn có nhiều tàu hộ tống. Có vẻ như Bắc Kinh đã hùng hổ hơn rất nhiều, như chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang, hòng bắt ép phía Việt Nam phải nhượng bộ những đòi hỏi phi lý của họ.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ như những tàu này đang chuẩn bị cho việc thăm dò khai thác dầu khí. Trung Quốc tỏ ra rất ung dung coi Tư Chính là cái “ao” của họ, vì “ao” này nằm trong đường “lưỡi bò” đang ngày ngày muốn nuốt chửng các miếng mồi ngon trên biển. Đoàn tàu chiến sẽ tiếp tục khảo sát trên vùng biển rộng khoảng 36.000 km 2. Theo tài liệu của nước ngoài thì vùng Tư Chính có loại dầu đá phiến, loại dầu nằm sâu trong các lớp đá xốp dưới đáy biển, trữ lượng gấp hàng triệu lần dầu mỏ bình thường.
Rõ ràng tàu Hải Dương 8 rút ra đảo Chữ Thập là cốt để tiếp nhiên liệu , tu sửa,bảo dưỡng máy móc để quay lại với những hành động liều lĩnh, ngang ngược hơn. Đảo Chữ Thập là một trong bảy tiền đồn mà Trung Quốc bồi lấp từ các bãi đá thành đảo nhân tạo rồi xây dựng thành căn cứ quân sự, trang bị vũ khí hiện đại trên đó.
Tàu Hải Dương 8 rút đi cũng là cách để kiểm tra phản ứng của Việt Nam. Hà Nội cũng đã rất tỉnh táo khi không hề tỏ ra hòa hững khi loan tin tàu địc đã rời khỏi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ nói nhà chức trách và người dân Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi hành động của Trung Quốc.
Trung Quốc đang hết sức khó khăn. Nền kinh tế u ám, tụt dốc thảm hại, nhất là trong những ngày chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Quốc khánh (1-10-2019). Nền kinh tế suy thoái chủ yếu do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng. Lúc này ông Tập Cận Bình đang cố gắng lấy lại uy tín của mình bằng việc thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc. Để cứu vãn khó khăn, Tập đã chọn “chiến trường” là vùng Biển Đông của Việt Nam. Càng tạo nhiều áp lực thì Việt Nam càng mệt mỏi, buông xuôi và đến lúc nào đó Trung Quốc tha hồ làm nưa làm giáo trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam cũng như các nước liên quan.
Từ lâu đường lối nhất quán của Việt Nam là luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo lên hàng đầu. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, quân đội, nhất là lực lượng hải quân đặt trong tính trạng chiến đấu cao. Việt Nam cũng đã đầu tư lớn, mua sắm máy bay, tàu chiến, tên lửa và chuẩn bị vũ khí, khí tài hiện đại sẵn sàng khi có chiến tranh xảy ra.
Cùng với việc chuẩn bị chiến đấu lâu dài , bộ đội hải quân cũng chuẩn bị chiến đấu trên thực địa, sát tình huống, sát đối tượng tác chiến. Việt Nam kiên quyết và kiên trì để buộc Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta, giống như Việt Nam đã làm năm 2014.
Cụ thể hiện tại Hà Nội kiên quyết đấu tranh buộc tàu Hải Dương 8 cùng đội tàu của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Một việc cần làm là phải kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế. Dù đây là việc khó khăn,lâu dài, vì Bắc Kinh xưa nay vốn chây ì, nhưng vẫ phải kiện để có đủ hồ sơ, chứng lí, tranh thủ sợ ủng hộ của dư luận quốc tế. Đấu tranh ngoại giao là đúng nhưng phải có cơ sở,phải có những tư liệu xác đáng, chứ không thể hô hào chung chung.
Việt Nam không bao giờ sợ Trung Quốc, như trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, Việt Nam không bao giờ khuất phục. Có điều Hà Nội phải sẵn sàng đối phó với những hành động gây khó khăn,trừng về kinh tế, thậm chí “trả thù vặt” của Bắc Kinh. Chẳng hạn tuần qua Trung Quốc đã ách lại hàng chục nghìn tấn thanh long ở cửa khẩu các tỉnh biên giới phía bắc,với lý do tăng cường kiểm tra chất lượng.
Cho tàu vào quấy nhiễu nhưng Trung Quốc không dễ dàng nổ súng gây hấn trước. Phía Việt Nam cũng như vậy, không bao giờ được mất bình tĩnh để đối phương tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng trước sau Việt Nam cũng phải tìm mọi cách tống cổ những kẻ xâm lược ra khỏi vùng biển của mình!
Kẻ xâm lược là những con tàu cụ thể. Nhưng phía sau là chủ nghĩa bành trướng đại Hán với giấc mơ bác chủ thế giới. Việt Nam chiến đấu bảo vệ chân lý không phải chỉ cho riêng mình. Vì thế dư luận các nước ASEAN, các nước trên thế giới ủng hộ lẽ phải.
0 comments