Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 18/05/2019

Saturday, May 18, 2019 6:34:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 18/05/2019

TQ đóng tàu hải cảnh hơn 23 triệu USD

Tàu hải cảnh mới với trọng tải 1.900 tấn và thủy thủ đoàn 50 người có thể được Trung Quốc sử dụng để hoạt động trên Biển Đông.
Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Vũ Xương Trung Quốc vừa nhận hợp đồng trị giá 23,5 triệu USD đóng một tàu hải cảnh, dự kiến hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo trang web của chính quyền tỉnh Hải Nam, tàu hải cảnh này sẽ có trọng tải 1.900 tấn, dài 102 m và có thể chở theo thủy thủ đoàn lên đến 50 người. Tàu có tốc độ hành trình 32 km/h, tốc độ đối đa 41 km/h, phạm vi hoạt động hơn 10.000 km.
Giới quan sát nhận định dự án đóng con tàu này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện của lực lượng phi hải quân tại Biển Đông, phục vụ tham vọng độc chiếm vùng biển này bất chấp luật pháp quốc tế. Dự kiến đến năm 2021, cái gọi là “chính quyền Tam Sa” của Trung Quốc sẽ sở hữu khoảng 20 tàu hải cảnh.
Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson trước đó cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc gần đây thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Washington tại Biển Đông. Đô đốc Richardson cũng cảnh báo hải quân Mỹ sẽ đối xử với các tàu “dân quân” của Trung Quốc, gồm tàu hải cảnh và tàu đánh cá, như các tàu hải quân trong các vụ chạm mặt.
Trung Quốc trong những năm qua ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trái phép, tăng cường hoạt động quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đi
ngược cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa Biển Đông và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận quốc tế.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối các hoạt động quân sự hóa làm gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trong khu vực.

Biển Đông: Mỹ, Đồng Minh Thách Thức TC

Vi Anh
Mỹ và Trung Cộng [TC] đang ở giữa hai cuộc chiến tranh. Một là Chiến tranh Thương Mại, chiến tranh này đang bế tắc trong đàm phán có thể tiếp diễn với cường độ có thể mạnh hơn. Tổng thống Mỹ đã khởi sự thủ tục áp đặt loạt tăng thuế mới với hơn 200 tỷ đô la hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc và có thể tăng lên 300 tỷ. Ông Trump đe dọa, nếu bất đồng kéo dài đến nhiệm kỳ tổng thống mới, Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề gấp bội. Tuy nhiên, theo AFP, phản ứng của phía Trung Quốc cũng cứng rắn không kém, người phát ngôn bộ Thương Mại Trung Quốc nhấn mạnh: Bắc Kinh “sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực”.
Hai là chiến tranh quân sự ở Biển Đông đang thời tiền chiến nóng bỏng sát với chiến tranh có thể xảy ra  hải chiến, không chiến bất cứ lúc nào, giữa TC và Mỹ cùng đồng minh của Mỹ như Nhựt, Phi luật tân, Đài Loan, Úc và Ấn độ.  Hai bên TC và liên minh Mỹ bên nào cũng dương oai diệu võ, chuẩn bị trận đồ và mặt trận.
Một về phía TC. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, vùng biển có tính chiến lược, chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ không có bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào trên vùng biển này.
TC  tập trận hải quân, phản đối mọi hiện diện và tuần tra của các nước, cấm đánh cá ở Biển Đông. Tin VOA hôm 6/5, theo hãng tin Reuters  Bắc Kinh tức giận, phản đối ồn ào khi quân đội Hoa Kỳ cho hai tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường Preble và Chung Hoon tuần tra vào bên trong vùng 12 hải lý các đảo  mà TC đã chiếm cứ và quân sự hoá ở đảo Trường sa Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC Cảnh Sảng tuyên bố các tàu của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần các đảo nhỏ mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc.
Còn Mỹ thì cương quyết, Tư lệnh Clay Doss của Hạm đội 7 của quân đội Hoa Kỳ nói thẳng thừng hoạt động “qua lại vô hại” đó nhằm mục đích “thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá mức và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến hàng hải do luật pháp quốc tế quy định.”
Và Đô đốc John Richardson tư lịnh Hải quân Mỹ hôm 28- 04 cảnh cáo TC, rằng Mỹ sẽ hành xử với cảnh sát biển và lực lượng dân quân biển của Trung Quốc tương tự như cách hành xử với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Trong 9 năm qua, hạm đội tàu tuần tra lớn của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tăng hơn gấp đôi số lượng, lên trên 130 chiếc, trở thành lực lượng cảnh sát biển lớn nhất thế giới. Và lực lượng dân quân biển của Trung Quốc là một lực lượng dân sự vũ trang dự bị được huy động khi cần, bao gồm các ngư dân và tàu cá. Đây là lực lượng duy nhất trên thế giới được chính phủ Trung Quốc ban thẩm quyền hoạt động kiểu này theo nhận định của Bộ Quốc Phòng Mỹ. TC lợi dụng đông người sẽ dùng chiến thuật ‘biển tàu’ trên Biển Đông khi đánh với Mỹ, như TC thời Mao trạch Đông dùng chiến thuật ‘biển người’ đánh với Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
TC tổ chức rầm rộ 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc để khoa trương thế lực của hải quân TC. Đích thân  Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới duyệt cuộc trình diễn hải quân hùng hậu ở khu vực biển ngoài khơi cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
TC hôm 1/5 ra lịnh cấm đánh bắt cá một  loạt  trên  bốn vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông. Cấm hàng năm kéo dài 3 tháng ở khu vực Biển Đông với lý do để bảo vệ nguồn cá phát triển. CSVN đã nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm này, nhưng không có hành động cụ thể bảo vệ vùng biển và tài nguyên của mình.
Hai về phía Mỹ và đồng minh cùng đối tác. Mỹ và đồng minh tập trận rầm rộ giả định tấn công hệ thống quân sự, công sự của TC ở Biển Đông và Ấn độ dương. Tin RFI của Pháp ngày 10/05/2019, “tại Ấn Độ Dương, ngoài khơi bang Goa ở miền tây Ấn Độ, Hải Quân Pháp và Ấn Độ đã khai mạc một cuộc tập trận với quy mô lớn, huy động hai hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc Charles de Gaulle của Pháp đang có mặt tại châu Á. Dù không bị nêu đích danh, nhưng Trung Quốc được cho là đối tượng mà cả Pháp và Ấn Độ đều dè chừng.”
Pháp tung hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, hai khu trục hạm FNS Forbin và FNS Provence, hộ tống hạm FNS Latouche-Tréville, tàu tiếp liệu FNS Marne, và một tàu ngầm nguyên tử không được nêu tên.
Ấn Độ tham dự với hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya, tàu khu trục INS Mumbai, hộ tống hạm INS Tarkash, tàu tiếp liệu INS Deepak và tàu ngầm INS Shankul.
Theo hãng tin Pháp AFP, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cả Ấn Độ lẫn Pháp đều quan ngại trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc, cũng như các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Ngoài ra hồi đầu tháng 4 vừa qua, Pháp cho chiến hạm Vendémiaire đi qua eo biển Đài Loan. TC tức giận phản đối quyết liệt. Nhà cầm quyền TC đã chỉ trích đó là hành động xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, trong lúc Paris xem đấy là việc thể hiện quyền tự do hàng hải.
Gần như cùng thời gian, tin VOA của Mỹ ngày 09/05/2019 cho biết “Thách thức Bắc Kinh, Mỹ, Nhật, Ấn, Philippines tập trận trên Biển Đông”. Trong một hành động mới nhằm phô trương sức mạnh trên biển trong vùng Biển Đông đang trong vòng tranh chấp, một tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường của Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã tiến hành các cuộc tập trận với một hàng không mẩu hạm Nhật Bản, hai tàu hải quân Ấn Độ và một tàu tuần tra Philippines trên tuyến đường thủy nơi mà Trung Quốc đã tuyên bố là thuộc chủ quyền của nước này.
Nhật Bản đã gửi hàng không mẫu hạm Izumo, một trong hai hàng không mẫu hạm lớn của nước này, trong khi Ấn Độ triển khai khu trục hạm INS Kolkata và tàu chở dầu INS Shakti.Kết thúc vào ngày hôm thứ Tư 8/5, cuộc diễn tập hỗn hợp kéo dài một tuần lễ diễn ra sau khi hai tàu chiến khác của Mỹ hôm thứ Hai tiến gần các đảo trong khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, khiến Bắc Kinh lên tiếng phản đối, nói rằng cuộc tập trận vi phạm chủ quyền của họ.
Hải quân Hoa Kỳ nói họ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải như vậy ở các vùng biển quốc tế trên khắp thế giới, ngay cả trong những vùng biển mà các đồng minh của Mỹ tuyên bố chủ quyền, mà không phải cân nhắc tới các vấn đề chính trị.
Trong một thách thức riêng rẽ với Bắc Kinh trên các vùng biển ở châu Á, tàu USS William P. Lawrence và một khu trục hạm khác của Hoa Kỳ đã đi ngang qua eo biển Đài Loan hồi tháng Tư. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh ’thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đòi tách ly ra khỏi Hoa Lục.
Hạ Viện Mỹ hôm 07/05/2019 , tất cả các dân biểu Mỹ cùng biểu quyết cùng thông qua dự luật «Taiwan Assurance Act of 2019», nhằm hỗ trợ Đài Loan và cổ vũ Đài Bắc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Đạo luật lưu ý rằng Washington cần phải «thường xuyên bán vũ khí» cho Đài Loan, và ủng hộ sự tham gia của đảo quốc vào các tổ chức quốc tế. Dự luật này còn phải được trình lên Thượng Viện, nhưng thời điểm hiện chưa rõ.
Quyết tâm của Quốc Hội Mỹ này diễn ra vào lúc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, và Bắc Kinh giận dữ tuyên bố cần phải ngăn chận đạo luật.
Ba về tương quan lực lượng TC và Mỹ cùng đồng minh. TC là một anh khổng lồ cô đơn, một mặt ở Biển Đông vì qua tham vọng đất đai và bành trướng vô pháp, vô thiên. Còn Mỹ có nhiều  đồng minh Anh, Pháp, Ấn, Nhựt, Phi. Hải quân, Không quân của TC thua xa Mỹ. Nội lực kinh tế TC không thể nào chịu nổi một cuộc chiến tranh với Mỹ./.( VA)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.